You are on page 1of 2

ĐỒNG CHÍ

1) DÀN Ý (BÀI HÓA THÂN)


+ Mở bài:
- Giới thiệu về nhân vật được đóng vai, hoàn cảnh hiện tại của nhân vật
+ Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về việc sẽ kể (địa điểm, hoàn cảnh được kể, khoảng thời
gian,...)
- Giới thiệu về những người đồng đội
- Nói về sự tương đồng: hoàn cảnh xuất thân, lí tưởng chiến đấu,...(những yếu tố
hình thành nên tình cảm đồng chí )
- Kể về sự nhớ nhung, yêu thương đối với làng quê khi ra trân (suy nghĩ về quê
hương khi xa nhà chinh chiến)
- Những biểu hiện của tình đồng chí (những khó khăn đã cùng đồng đội trải qua,
những lúc sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau) – qua chi tiết này kể thêm về sự khó khăn
của thời chiến tranh kháng chiến cứu nước
- Nêu lên những quyết tâm, ý chí giành độc lập cho dân tộc (tinh thần kháng
chiến -> kỉ niệm cùng đồng đội kề vai sát cánh chiến đấu, luôn trong tư thế sẳn
sang chờ giặc đến)
- Nói về ánh trăng -> qua đó kể lại niềm hi vọng về một ngày mai đất nước sẽ
giành được độc lập, thống nhất
+ Kết bài
- Nêu cảm nghỉ của bản thân nhân vật về câu chuyện kỉ niệm vừa kể
- Những lời dăn dò cho thế hệ sau

2) DÀN Ý (BÀI GẶP GỠ):


+ Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ, nhân vật mong muốn gặp gỡ
- Kể sơ về nguyên nhân dẫn đến việc gặp gỡ (gặp trong mơ, được đi thăm người
lính khi về già,….)
+ Thân bài:
- Kể rõ về nguyên nhân được gặp (hoàn cảnh gặp gỡ, thời gian, địa điểm gặp,…)
- Ấn tương khi gặp người lính (ngoại hình, giọng nói, ….)
- Kể lại nội dung, diễn biến của cuộc trò chuyện:
- Được các chú lính kể về câu chuyên hình thành nên tình đồng chí (nói về xuất
thân, những nét tương đồng với nhau,... -> hình thành nên tình đồng chí gắn bó
bền chặt)
- Cảm nhận của bản thân em về tình cảm đồng chí qua lời vừa được kể
- Hỏi về nơi quê nhà của những người lính
- Nghe giới thiệu về quê hương của những người lính, được nghe bày tỏ về tình
yêu đối với quê hương -> động lực tiếp tục chiến đấu mỗi ngày
- Hỏi về những khó khăn nơi chiến trường
- Nghe kể về những khó khăn (thiếu lương thực, không được trang bị vũ khí đầy
đủ, quần áo không lành lặn, chân không có giày, thiếu thuốc men,..) -> những
bệnh thường gặp (sốt rét rừng,…) sự nguy hiểm của bệnh -> nhiều người lính
phải hi sinh vì những căn bệnh và khó khăn trong chiên tranh -> tuy nhiên với
tinh thần, ý chí luôn quyết tâm, lời sẻ chia, động viên nhau cố gắng ( những
việc thể hiện tình đồng chí) -> tiếp tục cống hiến cho kháng chiến
- Cảm nghĩ về sự tàn phá của chiến tranh -> nêu cảm nghỉ của bản thân em về
khó khăn mà những người lính phải trải qua
- Nghe những lời quyết tâm của các chú lính cụ Hồ, luôn hy vọng về một ngày
giành độc lập, tự do cho đất nước.
+ Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ -> qua đó nêu lên suy nghỉ của em về người
lính, tình đồng chí.
- Liên hệ bản thân: nêu ra những cố gắng, lấy câu chuyện gặp gỡ trên làm động
lực cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện,… để là công dân tốt, giúp ích cho đất
nước, nối tiếp công lao, sự cống hiến của những người lính.

You might also like