You are on page 1of 4

ÁNH TRĂNG

1. Dàn ý (đóng vai)


Mở bài:
- Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã truyền dạy cho con cháu các thế hệ mai sau một
đạo lý làm người đó chính là “Uống nước nhớ nguồn”.
- Tôi thấy điều mà ông bà răn dạy rất là ý nghĩa.
- Ta phải biết trân quý những giá trị hiện thực, khắc ghi công ơn của người khác
dành cho ta.
-Bên cạnh đó, tôi có một tình cảm cao đẹp, mối liên kết vô cùng chặt chẽ và đáng
quý với vầng trăng nghĩa tình.
- Tôi chính là người chiến sĩ anh dũng đã tham gia kháng chiến chống Mỹ và
người bạn đồng hành thân thiết của tôi chính là ánh trăng.
Thân bài:
1/ Suy nghĩ về vầng trăng trong quá khứ (khổ 1,2)
-Từ thuở còn bé ở quê hương tôi đã được sống với đồng quê, hồ nước hoà hợp với
thiên nhiên đặc biệt là vầng trăng tròn. Làm sao tôi có thể quên đi được khung
cảnh vừa vui chơi vừa được ngắm nhìn ánh trăng đêm.
-Khi trưởng thành, tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
-Ở trong rừng vào ban đêm, do chưa quen với địa hình gập ghềnh, hiểm trở cho
nên tôi gặp không ít khó khăn. Nhưng ánh trăng đã luôn ở bên và tiếp thêm sức
mạnh cho tôi. Ngoài ra, ánh sáng của vầng trăng còn soi đường, dẫn lối hỗ trợ cho
tôi rất nhiều.
=> Từ đó, trăng trở thành người bạn tri kỉ, đáng tin cậy của tôi.
-Ánh trăng và tôi gắn bó với nhau rất thân thiết, tình cảm vô tư, trong sáng tưởng
như không thể tách rời.
2/ Vầng trăng thời bình (khổ 3,4)
- Khi hoà bình được lặp lại, 2 miền Bắc- Nam được thống nhất. Tôi và những
người chiến sĩ được trở về thành phố và dần quen với cuộc sống sung túc, hiện đại.
Cho nên tôi cũng dần thay đổi và lãng quên đi người bạn xưa chỉ xem như là người
dưng qua ngõ.
-Bỗng dưng, đèn điện tắt, không gian xung quanh tối mịt mù, những toà nhà cao
tầng tối om theo phản xạ tự nhiên tôi vội bật tung cửa sổ ra.
- Ánh trăng xuất hiện bất ngờ và gợi lại trong tôi biết bao những kỉ niệm xưa.
3/ Cảm xúc và suy ngẫm về vầng trăng (khổ 5,6)
- Tôi bất giấc thức tỉnh lại. Ngước mặt lên nhìn vào ánh trăng mờ ảo ấy mà cảm
thấy xúc động, nghẹn ngào vô cùng khi nhớ lại quá khứ, những kỉ niệm tuyệt vời
với ánh trăng
- Ánh trăng vẫn luôn thuỷ chung ở bên cạnh tôi như ngày xưa chỉ có tôi trở nên bội
bạc, vô tình mà quên mất đi ánh trăng tình nghĩa ấy.
- Sau khi nhận ra sai lầm của bản thân tôi cảm thấy vô cùng hối hận, ăn năn vì đã
quên đi lời hứa năm xưa với ánh trăng

Kết bài
- Càng nghĩ lại, tôi càng cảm thấy có lỗi vô cùng với ánh trăng.
- Nhưng cũng nhờ qua sự việc này mà tôi đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân
mình hơn. Tôi nhận ra dù thời thế có thay đổi như thế nào thì chúng ta cũng không
nên lãng quên hay bỏ mặc đi những người bạn thân thiết, luôn kề vai sát cánh bên
cạnh ta lúc gian nan, khó khăn.
- Ta phải biết trân trọng những người đồng đội như vậy.
- Và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn biết ơn ân nghĩa là một đạo lý hoàn toàn
đúng cho nên tôi muốn gửi gắm điều này cho thế hệ trẻ mai sau để đất nước ngày
càng phát triển giàu mạnh và văn minh hơn.
2/ Dàn bài (gặp gỡ)
Mở bài:
- Hôm nay, trên lớp tôi được học một tác phẩm thơ của chương trình ngữ văn
lớp chín. Đó chính là bài “Ánh Trăng” của tác giả Nguyễn Duy
- Bài thơ nói về tình cảm gắn kết sâu nặng giữa ánh trăng và người chiến sĩ
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt
- Bài thơ ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc
- Vào đêm hôm ấy, trong lúc đang ôn lại tác phẩm thì tôi chìm vào giấc ngủ
lúc nào không hay.

Thân bài:
- Miêu tả không gian xung quanh như thế nào và cảm giác lúc đó ra sao?
- Hoàn cảnh gặp gỡ người lính và ấn tượng ( vóc dáng, quần áo,…)
- Kể lại nội dung của cuộc trò chuyện
- Hỏi về tuổi thơ của chú như thế nào?
- Được nghe kể về tuổi thơ của chú gắn liền với thiên nhiên ( đồng, bể, rừng,
hồ,… đặc biệt là vầng trăng )
- Khi trưởng thành, chú trở thành chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ.
- Chú kể những khó khăn khi ở trong rừng như:
+ Chưa quen địa hình rừng núi
+ không gian tối om, đường gập ghềnh khó đi
=>Sự nguy hiểm.
+ Nhưng vầng trăng vẫn luôn bên cạnh-> tiếp thêm sức mạnh cho chú-> soi
đường, dẫn lối, hỗ trợ cho chú rất nhiều
=> trở thành tri kỉ
- Cảm nghĩ về tình cảm của chú và ánh trăng
- Trăng và chú gắn bó với nhau rất thân thiết, tình cảm trong sáng, nghĩa tình
tưởng như không thể tách rời vậy
- Vậy sau khi chiến tranh tình cảm của chú với ánh trăng như thế nào?
- Khi hoà bình lập lại, chú trở về thành phố và dần quen với cuộc sống hiện
đại, sung túc: ánh điện, cửa gương,..
-> Quên mất đi ánh trăng chỉ như người dưng qua đường
- Vậy làm thế nào để chú nhớ lại ánh trăng xưa
- Hôm ấy, bỗng dưng đèn điện tắt, các căn phòng và nhà cao tầng trở nên tối
om. Theo phản xạ tự nhiên, chú bật tung cửa số ra
- Vầng trăng xuất hiện bất ngờ
+ Gợi lại những kỉ niệm
+ ngước lên nhìn mặt trăng
=> xúc động, nghẹn ngào nhớ lại quá khứ gắn bó với ánh trăng, thiên nhiên
- Cảm thấy thế nào khi gặp lại vầng trăng
- Trăng vẫn luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng chú và vẫn cứ tròn như ngày
nào. Nhưng lần này ánh trăng yên ắng đến lạ thường
+ Thể hiện sự nghiêm khắc
+ Nhận ra bản thân bội bạc, vô tình mà quên mất đi người bạn tri kỉ
=> Ăn năn, hối hận, chiêm nghiệm và suy nhẫm lại bản thân
Kết bài
- Qua giấc mơ, tôi nhận ra tình cảm gắn kết giữa người lính và ánh trăng thật
tuyệt vời.
- Dù người lính đã trở nên thờ ơ, vô tâm chạy theo cuộc sống hiện đại mà
quên đi người bạn thân thiết nhưng sau đó chú ấy đã nhận ra sai lầm của
mình mà sửa chửa.
- Từ đó, chúng ta có thể thấy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” không bao giờ là
sai cả.
- Chúng ta phải biết ơn và trân quý những người đã luôn kề vai sát cánh bên
ta, luôn ủng hộ và động viên ta.

You might also like