You are on page 1of 2

Con người chúng ta, chắc hẳn trong lòng sẽ có lúc tự nhủ mình phải đối tốt với

người nào đó, chẳng vì


tiền bạc hay mong nhờ vả mà chỉ đơn giản là thấy người đó đối xử quá tốt với mình, đó có thể là người
bố chỉ biết thể hiện tình yêu với con mình bằng cách lao động chân tay hoặc một người bà dùng hết tâm
huyết để nấu cho ta một bữa thật ngon dù đó là món cá mà ta không thích hay được bỏ quá nhiều
đường. Sẽ luôn có người mà ta mang ơn, là ba mẹ, một người bạn cùng lớp, người mình thích hoặc một
người lạ tốt bụng nào đó nhưng ta mang ơn quá nhiều người, ta phải trả họ điều gì nếu đó chỉ là tình
thương trong nồi cá kho mà ta không ăn ? ta phải trả lại tình cảm hết mình, 24/7 mong nhớ về ta ? nhỡ
đâu ta có quá nhiều người theo đuổi ?
Con người chúng ta là một loài sống theo tập thể, trong cơ thể chúng ta luôn được thôi thúc rằng mình
phải giúp đỡ người khác, nhất là những người đối tốt với mình, nếu việc đó bị trì trệ hoặc vì một lý do
nào đó mà không thực hiện được thì chúng ta sẽ có một cảm giác bứt rứt và sự bất mãn không đong
đếm được, nếu việc này kéo dài thì còn có thể khiến ta bị stress, cơ thể hoạt động yếu đi và có nguy cơ
làm hại bản thân
Ánh trăng là một bài thơ hay, nó có những hình ảnh rất đẹp và chứa cảm xúc sâu sắc về tình cảm của
mình đối với người mình mang ơn, việc hiểu rõ tác giả và dụng ý,
nghệ thuật trong bài bài thơ này trong ta còn đẹp hơn nữa.
Ánh trăng của Nguyễn Duy được ông viết trong thời bình, khi mà đất nước đang dần phục hồi và phát
triển, xung quanh ông có đầy đủ tiện nghi, có ánh điện, cửa gương.
Chúng quá tiện nghị và phổ biến, đến nỗi vô tình khiến ông quên mất đi ánh trăng tình nghĩa. Bài thơ
như được viết để sắp xếp lại suy nghĩ của ông, qua lời tự sự và
sự sám hối của ông đối với vầng trăng đã đi theo ông rất lâu.
“Hồi bé sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
Nghĩ về quá khứ, từ hồi bé, trăng đã soi sáng cho ông rồi khi ông lớn lên thành một người lính, trăng lại
nghiêm túc thức trực cho ông. Đó là một thời gian dài. Dù là cậu bé hồn nhiên hay người lính kỷ luật thì
trăng vẫn làm bạn được với ông, trăng vẫn đẹp, vẫn tròn và vẫn rất sáng. Ông chỉ viết hoa chữ cái đầu
của khổ thơ để biến đây thành một dòng tự sự, nó là một khơi gợi nhẹ nhàng cho dòng ký ức, khi ông
vẫn còn an nhiên vì mình vẫn còn xem trăng là bạn tri kỉ.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
Nghĩ đến thực tại,kể trăng tròn ở đây không phải nói về hình dáng, mà là sự thủy chung, một lòng của
trăng, ông nhân hóa trăng thành một người đầy tình nghĩa nhưng ông đã để bản thân
quên mất. "Kể chi người vô tình" cho thấy cách ông nhìn bản thân bây giờ thật hèn mọn, không đáng
nhắc tới, là cảm giác bỏ qua bản thân của người quên ơn
"trăng cứ im phăng phắc
đủ làm ta giật mình"
Khi dằn vặt chạm tới đỉnh điểm, ông tự đặt bản thân vào thế đối nghịch với trăng,mọi điều trăng làm
thật tốt và khác với ông, ông không thể như trăng được, đến lúc trăng chỉ im lặng thì ông lại đưa cảm
xúc của bản thân tới "giật mình", một từ được dùng khi có sự vật bất ngờ ập đến, ở đây có chăng là
lương tâm của ông vừa tỉnh giấc ?
Bài thơ thể hiện cảm xúc sâu sắc về lòng biết ơn, như nhắc nhở ta rằng trên đời có nhiều người ta mang
ơn, chả ai muốn mình quên ơn người khác rồi nặng đầu nhưng ta làm sao để giúp được ánh trăng ? Liệu
ta nên giúp đỡ ai? Ta có thật sự muốn vậy? Việc ta làm là bản chất hay thói quen? ta sẽ tìm kiếm câu trả
lời trong cả đời người nhưng có người đồng cảm và cùng ta cảm nhận nó thì thật đáng quý.

You might also like