You are on page 1of 1

QUY LUẬT VỀ TÍNH Ý NGHĨA CỦA TRI GIÁC

Mặc dù tri giác nảy sinh do sự tác động trực tiếp của vật kích thích vào các cơ quan
nhận cảm, nhưng những hình ảnh tri giác luôn luôn có một ý nghĩa xác định. Tri
giác ở con người được gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự
vật,hiện tượng: nó diễn ra có ý thức, tức gọi được tên của sự vật hiện tượng đang
tri giác ở trong óc, xếp được chúng vào một nhóm, một lớp sự vật, hiện tượng nhất
định, khái quát vào những từ xác định
Như vậy, tri giác là một quá tính tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành
động nhận thức để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Trong quá trình
tri giác có cả những yếu tố của tư duy: phân tích, so sánh các dấu hiệu của sự vật,
hiện tượng, rồi tổng hợp chúng lại... do đó hình ảnh của đối tượng ngày càng được
sáng tỏ.Trong tri giác việc tách rời đối tượng ra khỏi bối cảnh được gắn liền với
việc hiểu ý nghĩa và tên gọi của nó.
Từ quy luật này cho thấy rõ vì sao phải đảm bảo việc tri giác những tài liệu cảm
tính và dùng ngôn ngữ truyền đạt đầy đủ chuẩn xác trong dạy học.
Ví dụ:
Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi tên cùng
như nói được những đặc điểm riêng biệt của quả đó. Chẳng hạn như ta có thể phân
biệt quả cam với quả bưởi, quả bưởi to hơn quả cam: mùi vị cùng khác nhau…
Ứng dụng:
Người ta dùng khả năng tri giác sự vật. hiện tượng của con người để họ nhận biết
được sản phẩm, tính chất sự việc thông qua quảng cáo; nghệ thuật… Tùy thuộc
vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa ra những sản phẩm phù hợp.
Trong học tập: Học từ vựng tiếng anh bằng cách gắn cách phát âm của một từ với
một đồ vật nào đó. Mỗi khi nhắc tới sự vật hiện tượng ta có thể nhớ ra cách phát
âm của từ đó.

You might also like