You are on page 1of 2

QUY LUẬT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA CẢM GIÁC

1. Quy luật về sự tác động qua lại của cảm giác khác nhau
Quy luật này thể hiện là một cảm giác có thể thay đổi tính nhạy cảm do sự ảnh
hưởng của một cảm giác khác.
Có thể phân tích các cơ chế tác động lẫn nhau của cảm giác như:
-Các cảm giác không tồn tại độc lập,mà luôn luôn tác động qua lại với
nhau.Trong sự tác động này,các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và
diễn ra theo quy luật như sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ
làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia,sự kích thích mạnh lên
một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích
kia.
-Chuyển cảm giác cũng là một biểu hiện cụ thể của quy luật này.Cảm giác này tạo
nên một cảm giác khác trong sự tương tác.
Ngoài ra, cũng cần đề cập đến loạn cảm giác (hiện tượng đặc biệt của chuyển cảm
giác). Loạn cảm giác được hiểu là sự xuất hiện một cảm giác đặc trưng cho một cơ
quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của sự kích thích một cơ quan cảm giác kia. Cụ
thể như kích thích âm thanh tạo nên hình ảnh trong cảm giác của con người.
Có thể ứng dụng quy luật này trong dạy học bằng cách giữ gìn vệ một lớp học,
trang hoàng đẹp mắt phòng học để tạo ra sự tương tác tích cực.
2.Quy luật về sự tác động qua lại của cảm giác giống nhau(tương phản)
-Sự tương phản là sự thay đổi cường độ hoặc chất lượng của cảm giác dưới ảnh
hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hoặc đồng thời
Có hai loại tương phản: tương phản đồng thời và tương phản nối tiếp
-Tương phản đồng thời là xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một lúc lên cơ
quan cảm giác
Ví dụ: -Thấy tờ giấy trắng trên nền đen trong hơn khi thấy nó trên nền xám.Đó là
tương phản đồng thời.
-Tương phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên
một cơ quan cảm giác.
Ví dụ:-Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng hơn.Đó là
tương phản nối tiếp
Những quy luật của cảm giác chi phối khá mạnh mẽ đến cảm giác của cá nhân.
Những quy luật này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính nhạy cảm của cảm giác.
Vì vậy, con người cần chú ý đến những quy luật này của cảm giác trong khi nhận
thức cũng như rèn luyện tính nhạy cảm của cảm giác.

You might also like