You are on page 1of 15

1/ Anh/Chị hãy cho biết tại sao cần phải nghiên cứu hệ thống hiện tại khi xây

dựng
một hệ thống thông tin quản lý
- Những vấn đề về quản lý.
- Những yêu cầu mới của nhà quản lý.
- Sự thay đổi của công nghệ.
- Thay đổi sách lược chính trị.
Những yêu cầu mới của quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát triển
một HTTT mới. Những luật mới của chính phủ ban hành luật về thuế chẳng hạn, việc ký
kết một hiệp tác mới, đa dạng hóa các hoạt động của doanh nghiệp bằng sản phẩm mới
hoặc dịch mới. Các hoạt động mới của doanh nghiệp cạnh tranh cũng có một tác động
mạnh vào động cơ buộc doanh nghiệp phải có những hành động đáp ứng.
Ví dụ một ngân hàng cạnh tranh lắp đặt những quầy giao dịch tự động, thực tế, sữ bắt các
ngân hàng khác phải cùng vượt lên phía trước trong việc tự động hóa.
Việc xuất hiện các cơng nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một số tổ chức phải xem lại
những thiết bị hiện có trong hệ thống thơng tin của mình.
Cuối cùng, vai trò của những thách thức chính trị cũng khơng nên bỏ qua. Nó cũng có thể
là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một HTTT.
Chẳng hạn, khơng phải khơng có những HTTT được phát triển chỉ vì người quản lý
muốn mở rộng quyền lực của mình và khi ơng ta biết rằng thơng tin là một phương tiện
thực hiện điều đó.

2) Trình bày những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng ERP vào doanh nghiệp?

Hệ thống ERP được định nghĩa tổng quát là giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Về hình
thức, một giải pháp ERP là tập hợp các phân hệ quản lý toàn bộ công đoạn trong quy trình sản
xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp gồm: hoạch định, dự báo, kiểm soát quá trình, vật tư đầu
vào, sản phẩm đầu ra, phân phối, kế toán, nhân sự... Đây là dạng sản phẩm đặc biệt kết hợp công
nghệ thông tin hiện đại, tân tiến với kinh nghiệm quản lý.
Vì thế, việc đầu tư cho một giải pháp ERP không đơn thuần chỉ là mua một phần mềm mà còn là
chuẩn hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin.

 Lợi ích của việc triển khai ERP tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài là những đơn vị đầu tiên
ứng dụng hệ thống ERP. Với ngân sách hàng năm dành cho phát triển hệ thống không nhỏ, các
chuyên gia CNTT tại những doanh nghiệp này luôn nắm rõ đặc điểm nghiệp vụ tại công ty mình.

Vì vậy, khi triển khai một phân hệ mới, họ có điều kiện mời chuyên gia nước ngoài có kinh
nghiệm lâu năm về chuyên môn, biết cách ứng dụng những quy trình tốt nhất được sử dụng trên
thế giới vào giải pháp chuyên ngành tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cũng có không ít các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước đã triển khai thành
công hệ thống ERP từ nhiều năm nay. Các dự án được đầu tư một cách nghiêm túc đặc biệt là
yếu tố nhân sự.
Quá trình triển khai có thể kéo dài hàng tháng đến cả năm đòi hỏi sự phối hợp làm việc giữa cả
doanh nghiệp và nhà cung cấp mới có thể tìm ra giải pháp hợp lý để chuẩn hóa quy trình doanh
nghiệp. Kết quả thu được sau triển khai ERP tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có sự đầu tư
công sức, thời gian đúng đắn, ERP đều phát huy được tác động đúng nghĩa của nó.

Những lợi ích mà ERP mang lại có thể không hiển hiện ngay trước mắt, nhưng nó là những lợi
ích lâu dài, bền vững mà doanh nghiệp có được. Một số lợi ích phổ biến các giải pháp ERP đã
mang lại cho doanh nghiệp mà chúng ta có thể thấy một cách khách quan, đó là:

- Giúp truy cập thông tin nhanh chóng với độ chính xác, an toàn và ổn định

- Giúp đồng bộ các nguồn dữ liệu theo quy trình sẽ tránh được sự trùng lặp giữa các công việc

- Giám sát và cân bằng khả năng tài chính và sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

- Giám sát và theo dõi đầy đủ các tiến độ cung cấp hàng hóa cho khách hàng, cũng như việc tiếp
nhận vật tư hàng hóa từ nhà cung cấp

- Tăng cường khả năng tương thích nhanh với quy trình kinh doanh

- Khả năng mở rộng hệ thống sản xuất kinh doanh sẽ đồng bộ và nhanh chóng

- Giảm thời gian lưu chuyển và xoay vòng nhanh tiền hàng và hàng hóa, vật tư

- Đáp ứng yêu cầu thương mại điện tử và kinh doanh số

- Giảm thiểu các chi phí vô lý và giám sát chặt chẽ các khoản chi phí…

Thách thức cho các công ty triển khai ERP tại Việt Nam

Những doanh nghiệp đã triển khai hệ thống ERP hầu hết có quy trình sản xuất và mô hình tổ
chức khá phức tạp, cần sự chính xác trong quản lý. Trên thực tế, ERP không phải dành cho tất cả
mọi người.

Dù nhìn nhận được những lợi ích, hiệu quả khi ứng dụng giải pháp ERP mang lại nhưng riêng
mức giá không hề nhỏ cho một dự án ERP cũng là khoản đầu tư đáng kể cần được cân nhắc. Chỉ
những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, kinh phí đầu tư không còn là một vấn đề cản trở, thời
gian “hoàn vốn” có thể xác định tương đối nhanh mới có thể mạnh dạn với ERP.
Nguyên nhân được lý giải là trình độ nhân sự từ cấp quản lý đến cấp dưới của các doanh nghiệp
Việt Nam chưa đáp ứng được, năng lực nhân sự không đồng đều, quy trình sản xuất chưa được
chuẩn hóa nhiều khi phải thay đổi để thích ứng được với sự phát triển nóng.

Các giải pháp ERP nếu phải “gò ép” hệ thống theo quy trình lạc hậu của doanh nghiệp sẽ không
mang lại hiệu quả mong muốn. Với những quy trình sản xuất nhiều công đoạn thủ công thì việc
hiệu chỉnh giải pháp ERP phù hợp với doanh nghiệp trở thành "cơn ác mộng" đối với nhà cung
cấp. Thậm chí có những doanh nghiệp đã triển khai nhưng không vận dụng hết năng lực của hệ
thống, nhiều nơi chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát.

Một nguyên nhân khác từ phía các công ty triển khai ERP tại Việt Nam đó là số lượng chuyên
gia giỏi trong lĩnh vực này còn quá ít và không phải nhà cung cấp nào cũng sở hữu chuyên gia
giỏi.

Để triển khai hệ thống ERP cho một doanh nghiệp thì 80% khối lượng công việc là tư vấn và chỉ
có 20% khối lượng là công việc kỹ thuật. Tuy nhiên, đa phần các công ty triển khai ERP tại Việt
Nam hiện tại còn “non” kinh nghiệm, trình độ nhân sự yếu, chưa đủ uy tín thì đội ngũ tư vấn
viên của họ cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ triển khai, thiếu khả năng tư vấn cho khách hàng về
những quy trình nghiệp vụ.

Những khó khăn thách thức từ nhiều phía khiến nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng trước ERP dù
những lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý đã quá rõ ràng, và thị trường cũng không
thiếu những đối thủ cạnh tranh đã đi trước một bước lớn khi đã ứng dụng thành công ERP từ
nhiều năm. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần tự trau dồi cho mình những kiến thức về ERP
và quá trình triển khai dự án ERP để nó thật sự mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp thay
vì chỉ phụ thuộc vào các nhà cung cấp.

3/ Mô hình KANO

Nói một cách đơn giản, Kano Model là một công cụ phân tích các tính năng chính của sản phẩm
hoặc dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của khách hàng. Bằng cách này,
các nguồn lực có thể được chuyển hướng tới những tính năng chính sẽ làm tăng sự hài lòng của
khách hàng. 
Người tạo ra Mô hình Kano là Noriaki Kano, người đã giới thiệu nó với thế giới vào năm 1984.
Ông là một chuyên gia quản lý chất lượng của Đại học Tokyo. Về cơ bản, nó là một mô hình
cung cấp giá trị không chỉ đáp ứng mà còn vượt quá mong đợi của khách hàng.
5 loại của Mô hình Kano
Khi sử dụng Mô hình Kano để tạo hoặc cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ, các tính năng chính
được phân loại theo năm cách. Bằng cách phân loại chúng theo cách này, nhóm phát triển có thể
tìm ra những tính năng nào cần bao gồm và những tính năng nào cần loại trừ.
1. Cơ bản 
Các tính năng thuộc danh mục này là những tính năng mà khách hàng mong đợi sản phẩm hoặc
dịch vụ luôn có. Về cơ bản, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ không có chúng, nó sẽ tự động dẫn đến
sự không hài lòng hoàn toàn của khách hàng. Những tính năng này ở đây không phải để làm hài
lòng hoặc gây ấn tượng với khách hàng nhưng dù sao cũng rất quan trọng - chúng cần đạt được
và khách hàng thậm chí không cần nói về chúng.
2. Hiệu suất 
Các tính năng có thể được coi là phần bổ sung - phần mở rộng cho các tính năng cơ bản mà
khách hàng nói đến và muốn tổ chức lắng nghe và thực hiện. Họ không phải là người phá vỡ
thỏa thuận nếu không đạt được, có nghĩa là họ gây ra sự bất mãn phần nào nhưng không hoàn
toàn. 
Tuy nhiên, chúng sẽ làm tăng mức độ thích thú với sản phẩm khi đạt được. Họ thậm chí sẽ cung
cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một lợi thế cạnh tranh nhỏ so với những người khác.
3. Hứng thú 
Đây là những tính năng làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hấp dẫn hơn đối với khách hàng.
Nếu chúng không đạt được, khách hàng sẽ không hài lòng. Lý do chúng tồn tại là để mang lại
cho bạn lợi thế hơn nữa so với đối thủ. Chúng làm cho sản phẩm của bạn dễ phân biệt hơn trong
mắt khách hàng nhưng không bị khách hàng nói xấu.
4. Không quan tâm
Những tính năng này không thêm hoặc bớt bất cứ điều gì về sự hài lòng của khách hàng với sự
hiện diện hay vắng mặt của họ. Trên thực tế, khách hàng khó có thể biết được liệu các tính năng
có làm hài lòng họ hay không.
5. Đảo ngược
Khi có những tính năng này, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng hoàn toàn. Điều quan trọng
là phải loại bỏ những tính năng này nếu không mọi người sẽ không mua sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn và thậm chí có thể tìm kiếm đối thủ cạnh tranh của bạn. Ngoài ra, sự vắng mặt của họ
không gây ra bất kỳ sự hài lòng nào.
 
Với Mô hình Kano, các tổ chức có thể tập trung vào việc tăng sự hài lòng của khách hàng. Điều
này sẽ đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp đều có các tính năng mang
lại giá trị cho khách hàng của họ. Như bạn có thể thấy, đây là một công cụ cực kỳ hữu ích, đặc
biệt là khi việc phân loại được thực hiện tốt.
QUẢN LÝ THƯ VIỆN
QUẢN LÝ BÁN HÀNG QUÁN CÀ PHÊ

You might also like