You are on page 1of 4

Họ và tên: Trần Lê Duy An MSSV: 3120030002

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA GLUCOSE


Hoạt động 1: Khởi động:
Ở chương trình lớp 9 ta đã biết được glucose có phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men
rượu vậy ngoài 2 phản ứng trên thì glucose còn có phản ứng hóa học nào đặc trưng không
chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
1) Mục tiêu: Học sinh trình bày được tính chất hóa học của glucose (phản ứng với
copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử tollens, phản ứng lên men của glucose).
2) Nội dung:
- GV cho học sinh làm thí nghiệm Phản ứng giữa glucozo với copper(II) hydroxide,
nước bromine: để rút ra chứng minh phản ứng giữa glucose có tính chất hoá học của
alcohol đa chức (phản ứng với copper(II) hydroxide) và glucose có tính chất hoá học
của aldehid đơn chức ( phản ứng với nước bromine)
- HS xác định được vai trò của Glucozo trong hai phản ứng trên thông qua việc xác
định số oxi hoá
- Phản ứng với thuốc thử tollens và lên men glucose: HS đã được học ở chương trình
KHTN lớp 9 GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học.
- Phản ứng riêng của nhóm –OH hemiacetal khi glucose ở dạng vòng: GV yêu cầu học
sinh xem CTCT dạng vòng và trả lời câu hỏi sau đó giảng cơ chế phản ứng.
3) Sản phẩm:
Glucose có tính chất hóa học của một aldehyde và một alcohol đa chức.
a) Phản ứng với copper(II) hydroxide:
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H12O6)2Cu + 2H2O
(C6H12O6)2Cu: Phức đồng-glucose (màu xanh lam)
b) Phản ứng với nước bromine:

(1)
Đây là phản ứng dùng để phân biệt glucose và fructose, trong phản ứng trên glucose đóng
vai trò là chất khử.
c) Phản ứng với thuốc thử tollens:

(2)
Phản ứng trên glucose đóng vai trò là chất oxi hóa
Từ pư (1) và (2) ta thấy glucose vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
d) phản ứng lên men glucose:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
4) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát bộ dụng cụ, hóa chất kèm theo phiếu hướng dẫn thí
nghiệm, PHT cho học sinh mỗi nhóm
- GV thông báo thời gian làm thí nghiệm……phút
- GV thông báo thời gian trả lời câu hỏi trong PHT……phút
-

 Nội dung 1: Phản ứng với copper(II) hydroxide, nước bromine


-GV đặt vấn đề: Ở tiết trước ta đã biết glucose là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở
phân tử có cấu tạo của aldehyde và alcohol 5 chức vậy nó có phản ứng với copper(II)
hydroxide và nước bormine như một alcohol đa chức và aldehyde mà chúng ta đã
được học ở lớp 11?
 Dụng cụ, hóa chất gồm:
 Dụng cụ: 2 ống nghiệm sạch, ống nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm,
cốc thủy tinh 150ml.
 Hóa chất: Dung dịch copper(II) sulfate 0,5% (CuSO 4), Dung dịch sodium
hydroxide 10% (NaOH), dung dịch bromine, dung dịch glucose 1% .
THÍ NGHIỆM 1: GLUCOSE VỚI COPPER(II) HYDROXIDE:
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
 Bước 1: Điều chế copper(II) hydroxide
Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch CuSO 4 0,5% tiếp tục cho 1ml dung dịch
NaOH 10%.
 Bước 2: Cho thêm vào ống nghiệm đó 2ml dung dịch glucose 1%. Lắc nhẹ ống
nghiệm.
- GV yêu cầu học sinh xem hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau:
 Copper(II) hydroxide có tan không?
 Dung dịch sau phản ứng có màu gì?
 Dự đoán xem phản ứng của glucose với copper(II) hydroxide có giống với phản
ứng giữa glycerol với copper(II) hydroxide không?
 Hãy cho biết tại sao dung dịch glucose phản ứng được với copper(II) hydroxide?
THÍ NGHIỆM 2: GLUCOSE VỚI NƯỚC BROMINE:
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
 Cho vào ống nghiệm sạch 1ml dung dịch nước bromine tiếp theo cho tiếp vào 1ml
dung dịch glucose 1%.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau:
 Dung dịch sau phản ứng có màu gi?
 Dự đoán xem do đâu mà glucose phản ứng được với nước bromine?
- Sau khi HS trả lời hết các câu hỏi GV sửa chửa và bổ sung, GV hướng dẫn HS viết
phương trình phản ứng.
- Từ phương trình phản ứng giữa nước bromine với glucose GV yêu câu HS xác
donh95 số oxh của bromine trước và sau phản ứng, từ đó cho biết vai trò cùa bromine
trong phản ứng (Chất khử hay chất oxh) và suy ra vai trò của glucose?
- GV đưa ra kết luận: Trong phân tử glucose ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của
aldehyde và alcohol 5 chức vì vậy nó tham gia các phản ứng giống với aldehyde và
alcohol đa chức. Trong phản ứng với dung dịch bromine glucose đóng vai trò là chất
khử.
 Nội dung 2: Phản ứng với thuốc thử tollens và lên men glucose:
GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 có kẻ ô như hình:

Ý KIẾN CHUNG CỦA NHÓM


- GV chia nội dung để các nhóm hoàn thành vào giấy:
 Nhóm 1 và nhóm 3: Ghi các nội dung mình biết về phản ứng của glucose với
AgNO3/NH3 mà các em đã được học ở chương trình KHTN lớp 9. Xác định số
oxh của bạc trước và sau phản ứng từ đó suy ra vai trò của AgNO 3 và glucose
trong phản ứng.
 Nhóm 2 và nhóm 4: Ghi các nội dung mình biết về phản ứng lên men glucose
mà các em đã được học ở chương trình KHTN lớp 9.
- Sau 5-7 phút GV yêu cầu 1 thành viên trong các nhóm lên bảng trình bày nội dung
của nhóm mình.
- Sau đó GV sửa chửa bổ sung.
- GV thông báo: Thuốc thử tollens là dung dịch AgNO 3 trong NH3 mà các em đã được
học năm lớp 9.
- GV kết luận: Trong phản ứng giữa glucose với thuốc thử tollens glucose đóng vai trò
là chất khử. Vậy glucose có có tính khử và tính oxi hóa.
Hoạt động 3: Củng cố
1) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của glucose (phản ứng với
copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử tollens, phản ứng lên men của glucose).
2) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời.
3) Sản phẩm:
Câu 1:
a) Phản ứng chứng minh glucose là chất khử:

C.khử C.OXH
b) Phản ứng chứng minh glucose là oxi hóa:

C.OXH C.khử
Câu 2:
Glucose, ethanol, acetic acid
Chất thử glucose ethanol Acetic acid

Thuốc thử
Quỳ tím X X Hóa hồng

Copper(II) hydroxide, lắc Dung dịch xanh X _


nhẹ lam

Chú thích: “X”: không hiện tượng


“_”: đã nhận biết
PT: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H12O6)2Cu + 2H2O
4) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy viết phương trình chứng minh:
a) Glucose là chất khử.
b) Glucose là chất oxi hóa.
Câu 2: Hãy nhận biết các chất sau: Glucose, ethanol, acetic acid.
Hoạt động 4: Vận dụng

You might also like