You are on page 1of 10

1.

Các bộ phận của hệ tiêu hóa


-Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
-Ống tiêu hóa gồm:
Khoang miệng->hầu->thực quản->dạ dày->ruột non ( tá
tràng, hỗng tràng, hồi tràng)->ruột già ( manh tràng, đại
tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng
sigma, trực tràng)->hậu môn.
-Các tuyến tiêu hóa gồm:
Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy và nhiều tuyến nhỏ
nằm trong thành dạ dày và ruột non.
-Thứ tự thức ăn đi trong ống tiêu hóa:
Hỗng tràng->hồi tràng->đại tràng lên->đại tràng ngang->
đại tràng xuống->đại tràng sigma.
2.Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là phân phình lớn nhất của ống tiêu hóa, ở trên
thông với thực quản , ở dưới thông với tá tràng.Dạ dày
rỗng hình chữ J với 2 thành trước và sau có 2 bờ là bờ
cong lớn và bờ cong bé
Dạ dày chia làm 4 phần : Tâm vị là nơi thức ăn đổ vào dạ
dày, môn vị là nơi thức ăn đổ vào tá tràng, thân vị nối
giữa tâm vị và môn vị, đáy vị. Thượng vị là một phần dạ
dày nằm bên trái nơi thực quản đổ vào dạ dày và nằm cao
hơn đường kẻ ngang qua đó
Thành dạ dày cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn : lớp cơ dọc ở
ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong. Bao phủ dạ dày
là lớp niêm mạc dạ dày có nhiều nếp nhăn .Đồng thời có
các tuyến tiết ra dịch vị . Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm
mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.
3.Chức năng các bộ phận của hệ tiêu hóa
-Khoang miệng (răng, lưỡi, tuyến nước bọt): nhai và nuốt
thức ăn
-Hầu(họng): đón thức ăn và di chuyển thức ăn đến thực
quản.
-Thực quản: đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày.
-Dạ dày: co bóp nghiền trộn thức ăn cho thấm acid dịch
vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong
dịch vị.
-Ruột non: tiêu hóa thức ăn
-Các tuyến tiêu hóa lớn:
+Gan: tham gia vào hoạt động tiêu hóa, khử độc, chuyển
hóa glucide, protide, lipid,...
+Túi mật:dự trữ mật, mật theo ống dẫn mật đi xuống tá
tràng trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất
béo.
+Tụy:vừa là tuyến nội tiết vừa là ngoại tiết
Nội tiết: sản xuất insulin và glucagon
Ngoại tiết: sản xuất và tiết các dịch tiêu hóa.
-Ruột già
+Tiêu hóa thức ăn
+Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất
+Hấp thụ nước và đóng khuân chất bã
-Hậu môn: thải phân nước ra ngoài.
4.Quá trình hấp thu dinh dưỡng trong ống
tiêu hóa. Tại sao nói ruột non là cơ quan tiêu
hóa thức ăn triệt để nhất trong ống tiêu hóa?
Nêu các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ
tiêu hóa
a-Quá trình hấp thu chất dinh dưỡng
Răng nhai nhỏ thức ăn, tuyến nước bọt tiết nước bọt làm
mềm thức ăn. Men bột lọc trong nước bọt sẽ đồng thời
phân giải hydrocarbon. Đầu lưỡi nhiều dây thần kinh vị
giác có nhiệm vụ khống chế thức ăn trong miệng, cắt
chúng thành khối nhỏ để dễ nuốt.
Từ miệng, thức ăn đi qua họng để xuống thực quản, rồi
được chuyển thức ăn xuống dạ dày. Tại đây, thức ăn được
nhào đều với axit clohidric và enzyme pepsin, chất nhầy,
tạo thành một chất bán lỏng, đồng nhất giống cháo bột gọi
là vị trấp do niêm mạc dạ dày tiết ra. Vì vậy, Dạ dày đóng
vai trò tiêu hóa cơ năng thông qua nhu động trộn thức ăn.
Khi thức ăn được chuyển hóa sẽ  lập tức được đưa xuống
tá tràng môn vị với tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa và hấp
thu ở ruột non. Kết quả của quá trình tiêu hóa ở dạ dày là
tạo ra vị trấp trong đó một phần protein được chuyển hóa
thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành
maltose, maltotriose và oligosaccharide. Dầu mỡ, lipid
hầu như chưa được phân giải.
Dịch vị tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra chảy vào ruột non,
dịch tiêu hóa này chứa nhiều enzym tiêu hóa mang đến
tác dụng thúc đẩy phân giải hydrocarbon, mỡ và protein.
Trong ruột non, thức ăn từ chất phân tử lớn phức tạp được
phân giải, tiêu hóa thành chất phân tử nhỏ dễ hấp thu.
Niêm mạc ruột non hút chất dinh dưỡng đưa vào máu và
hệ bạch huyết. Sau giai đoạn này, bã thức ăn cuối cùng
được đưa xuống đại tràng, niêm mạc đại tràng hút phần
lớn thành phần nước trong bã, biến bã chưa tiêu hóa và
thượng bì niêm mạc ống tiêu hóa bong tróc thành phân và
được thải ra ngoài qua hậu môn.
b-Ruột non là cơ quan tiêu hóa và hấp thu
thức ăn triệt để nhất
-Ruột non là cơ quan tiêu hóa thức ăn triệt để nhất vì:
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày
rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản
nhất. Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều
được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch
mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
+Gluxit tạo thành đường đơn
+Prôtêin tạo thành axit amin
+Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
-Ruột non là nơi tiêu hấp thu thức ăn vì:
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa
hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài
của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thụ dưỡng
chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể
5.Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng trong
thức ăn và phân tích vai trò của chúng đối
với cơ thể.Chúng ta cần làm gì để phòng
tránh một số bệnh liên quan đến việc thừa
hoặc thiếu chất dinh dưỡng
a-Các nhóm chất dinh dưỡng và vai trò
*Carbonhydrate(chất bột đường)
 Là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần
kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong
cơ thể làm việc.
 Thành phần cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt
động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết
*Protein(chất đạm)
 Chất đạm cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu,
da, xương, và các cơ quan tổ chức khác của cơ thể
 Protein cũng cung cấp năng lượng
 Là nguyên liệu tạo các men, các hormon trong cơ thể
giúp điều hòa hoạt động của cơ thể
 Nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ
bệnh tật. Vận chuyển các dưỡng chất và thuốc
*Chất béo
 Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan
trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
 Thành phần chính của màng tế bào và nhất là các tế bào
thần kinh giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần
kinh, là thành phần cấu tạo một số loại hormon ví dụ
như testosterone, cortisol...
 Có tác dụng cung cấp năng lượng.
 Chất béo cũng làm cho việc chế biến thực phẩm ngon
và hấp dẫn hơn.
*Vitamin và khoáng chất
-Vitamin:
 Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế
bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của
các tế bào.
 Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
 Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
 Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
 Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng
hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho
các hoạt động của cơ thể.
 Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công
của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá
trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn
thương.
 Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm
cường sức khỏe cho cơ thể.
-Khoáng chất:
Tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống
và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng,
duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ
cho chức năng của hệ thần kinh.
b-Để phòng tránh một số bệnh liên quan đến việc thừa
hoặc thiếu dinh dưỡng
-Ăn uống đủ lượng và đủ chất
- Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến
bệnh viện để khám và chữa trị.
6.Thực phẩm an toàn
a-Thế nào là thực phẩm an toàn
Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất
dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức
khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô
nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra.
b-Dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn
-Đối với rau củ quả
 Nên chọn loại còn tươi, hình dáng còn nguyên vẹn không
bị dập nát, không bị trầy xước hay héo úa. Nên chọn rau
có màu sắc xanh nhạt, vẻ ngoài bình thường thay vì chọn
những loại rau có màu sắc bắt mắt, xanh mướt, kích cỡ to
khác thường.
Ngoài quan sát bằng mắt thường, cảm nhận bằng tay thì
còn có thể kiểm tra thực phẩm thông qua mùi vị. Bạn
không nên mua rau củ quả và trái cây khi có mùi lạ khác
thường như mùi nồng, mùi của các chất bảo vệ thực vật
và mùi của các chất hoá học. Vì một phần có thể người
bán đã ngâm chúng với hoá chất để có thể tươi ngon hơn
và từ đó đánh lừa qua thị giác của bạn.
-Đối với thịt:
Thịt có màu sắc tự nhiên , có độ đàn hồi, không bị nhớt
hoặc có vết bẩn
-Đối với đồ đóng hộp:
 chú ý đến hạn sử dụng, tên sản phẩm, nhà sản xuất, ngày
sản xuất, thành phần cấu tạo, hướng dẫn sử dụng và cách
bảo quản.
c-Chúng ta cần sử dụng thực phẩm an toàn vì:
-Để đảm bảo các vấn đề sức khỏe.
-Có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng

7.Các biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ tiêu hóa


-Vệ sinh răng miệng đúng cách
-Ăn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh và không nên ăn các
thực phẩm quá chua cay...
-Thực hiện khẩu phần ăn cân đối hợp lí, đảm bảo chất
dinh dưỡng

You might also like