You are on page 1of 10

Đề 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8:


Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không
có thuyền qua bèn kêu rằng " Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” .
Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn " Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! " . Vua
bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng " Thiếp là phận gái, nếu có lòng
phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị
người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù ". Mị Châu
chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua
cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.( Trích Truyện An
Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD
2006)
1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?
2/ Vì sao Rùa Vàng lại nói:
" Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! "?
3/ Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu? Câu ghép đó thể hiện mối quan
hệgì?
4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
5/ Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản?
6/ Xác định chi tiết thần kì trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó.
7/Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị
Châu.
8/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối
với Tổ quốc.
Trả lời:
1/
Ý chính của văn bản trên:
-Bị truy đuổi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng;
-Rùa Vàng hiện lên nói cho vua biết Mị Châu là giặc.
-Vua tuốt kiếm chém Mị Châu. Trước khi chết, Mị Châu có lời khấn;
-Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
2/ Rùa Vàng nói:
" Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! " vì chính Mị Châu đã rắc lông ngỗng để chỉ
đường cho giặc đuổi theo. Trọng Thuỷ đã lần theo vết lông ngỗng để truy sát
hai cha con An Dương Vương đến cùng.
3/
Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu:
-nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi.
-Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để
rửa
sạch mối nhục thù
Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả.
4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm
: Mị Châu chết, máu hoá thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch. Qua đó, nàng đã
được giải oan, thể hiện cái nhìn bao dung, vị tha của nhân dân với Mị Châu.
5/ Ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản:
Thanh kiếm của vua An Dương Vương chính là đại diện cho công lí. Thanh kiếm ấy
một thời đã được vung lên trên chiến trường để giết giặc bảo vệ đất nước và bây giờ
cũng chính thanhkiếm ấy đã hạ xuống chém đầu con gái duy nhất của ông. Còn gì đau
xót, thương tâm hơn khi chính cha lại giết con. Nhưng kẻ có tội thì phải đền tội và
chính hành động dứt khoát, quyết liệt ấy của An Dương Vương đã cho thấy được nét
đẹp trong con người nhà vua, phân minh rạch ròi giữa công – tư, đã đặt quyền lợi quốc
gia lên trên quyền lợi gia đình.
6/ Chi tiết thần kì trong văn bản:
-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt
châu.
-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
Hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó:
-Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu;
-Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của nhân
dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ông vua ấy
phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp khác, không phải trần
gian.
7/Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị Châu.
-Với Mị Châu, nhân dân vừa tỏ thái độ nghiêm khắc, vừa giàu lòng vị tha, bao dung,
nhân ái;
- Với An Dương Vương, nhân dân rất thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ .
8/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối
với Tổ quốc.
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả,
ngữ
pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
-Nội dung: Từ nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của
mình:
Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù
dù bất cứ lúc nào,
giải quyết đúng đắn mối qua hệ
riêng-chung, giữa tình cảm gia đình với nghĩa vụ, trách nhiệm với dân tộc, đất nước.
Đề 2:
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
1/ Nêu nội dung chính và thể thơ của bài ca dao.
2/ Tại sao tiếng chim vịt lại gợi nhớ mẹ?
3/ Người con nhớ mẹ vì những lí do gì
? Từ ngữ nào tả tâm trạng, từ ngữ nào cụ thể hoánỗi nhớ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp của tình mẫu
tử.
Trả lời:
1/
Nêu nội dung chính : Từ âm thanh của tiếng chim vịt vào buổi chiều, bài ca dao gợi
nỗi nhớ mẹ da diết của người con.
Thể thơ: lục bát
2/ Tiếng chim vịt lại gợi nhớ mẹ, bởi vì chim vịt là loài chim hữu sinh vô dưỡng. Chim
vịt thường ăn trứng chim sâu( không ăn hết) rồi đẻ trứng vào tổ chim sâu. Ở đồng quê
thường thấy cảnh chim sâu mớm mồi cho chim vịt con. Chim vịt cứ lớn lên trong sự
nuôi dưỡng của chim sâu. Cho nên trong âm thanh của chim vịt có mang theo nỗi buồn
của kẻ hữu sinh vô dưỡng. Vì thế, âm thanh của tiếng chim vịt nhớ mẹ của nó đã gợi
nỗi nhớ mẹ của người con.
3/
Người con nhớ mẹ vì những lí do:
-Nhớ mẹ vì xa xôi, cách trở
-Nhớ mẹ vì mất mẹ
- Nhớ mẹ vì mẹ bỏ rơi ( mẹ đi lấy chồng khác).
Từ ngữ bâng khuâng tả tâm trạng, từ ngữ ruột đau cụ thể hoá nỗi nhớ.
4/
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả,
ngữ
pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
-Nội dung:
Từ nỗi nhớ mẹ qua bài ca dao, thí sinh suy nghĩ tình mẫu tử là gì? Ý nghĩa của tình
mẫu tử? Phê phán những đứa con bất hiếu. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương."
( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Các từ
đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi
đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc miêu tả cảnh ngày hè?
3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất
ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài họclấy dân làm gốc trong
cuộc sống hôm nay từ văn bản trên
Đề 4
Đọc và trả lời các câu hỏi:      
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi
nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó
mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất
cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái
khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám
lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không
phải làm việc nặng.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của
văn học dân gian.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng
của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình
về mối quan hệ giữa ghẻ và con chồng trong thời đại hiện nay?

Đáp án:
Câu 1 (1,0 điểm) – Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích “ Tấm Cám”
(0,25 điểm) – Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau:Tác giả dân gian;
Người bình dân (0,25 điểm) – Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau:
Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)
Câu 2(1,0 điểm)     Nội dung chính: – Hoàn cảnh  bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và
Tấm phải ở với di ghẻ(0,5 điểm) – Cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi ở
với dì ghẻ(0,5 điểm)
Câu 3(1,0 điểm) – Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ(0,5
điểm): + So sánh “ Tấm và Cám.” + Liệt kê “chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt
bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc”. – Tác dụng của các biện pháp tu
từ: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải sống với dì
ghẻ(0,5 điểm).
Câu 4(1,0 điểm) Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau; nhưng cần có
thái độ nghiêm túc, chân thành khi  đánh giá vê mối quan hệ giữa dì ghẻ và con chồng
trong XH hiện nay. (Lưu ý: Với câu 1, 2 và câu 3 thí sinh có thể viết thành đoạn văn
hoặc trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; với câu 3, thí sinh phải viết thành một
đoạn văn hoàn chỉnh thì mới đtạ điểm tối đa.)

Đề 5:
Đọc và trả lời các câu hỏi:      
Đủ chín tháng mười ngày thì bà đẻ ra một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm
tai nhưng không có mình mẩy chân tay gì cả. Chồng đã mất, lại sinh ra một quái thai,
bà rất buồn phiền. Bà vừa toan vứt đi, thì cục thịt thốt nhiên bảo bà  rằng: “ Mẹ ơi,
con là người đây, mẹ ạ! Mẹ đừng bỏ con đi mà tội nghiệp!”.Bà cảm động, bọc cục thịt
vào lòng, nâng niu và cho con bú.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của
văn học dân gian?
Câu 2: Nhân vật được nói tới là ai? Nhân vật ấy có đặc điểm như thế nào?
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình
về tình mẫu tử?
Đáp án:
Câu 1 (1,0 điểm) – Đoạn trích trên được trích từ văn bản  chuyện cổ tích “ Sọ Dừa”
(0,25 điểm) – Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau:Tác giả dân gian;
Người bình dân (0,25 điểm) – Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau:
Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)
Câu 2 (1,0 điểm) – Nhân vật được nói tới là Sọ Dừa. – Đặc điểm của nhân vật: Là một
cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay,
biết nói.
Câu 3(1,0 điểm)     Nội dung chính: –  Sọ Dừa sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có
đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay nhưng lại biết nói. (0,5
điểm) – Tình thương yêu của người mẹ đối với đứa con(0,5 điểm)
Câu 4(1,0 điểm) Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau; nhưng cần có
thái độ nghiêm túc, chân thành khi thể hiện tình cảm bằng những suy nghĩ về tình mẫu
tử. (Lưu ý: Với câu 1, 2 và câu 3 thí sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc trình bày các
ý theo cách gạch đầu dòng; với câu 3, thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
thì mới đtạ điểm tối đa.)

Đề 6
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Trưa về đến sau đồi
Gọi con như mọi bận
Mà không nghe trả lời
Thì mẹ ơi đừng giận
 
Nhìn vở bài toán đố
Con làm còn dở dang
Bỏ quên bên cửa sổ
Đừng bảo con không ngoan
 
Sân nhà đầy lá rụng
Mẹ đừng trách con lười
Thấy áo con đẫm máu
Đừng, đừng khóc, mẹ ơi !
 
 Giặc Mĩ nó nhằm con
Mà bắn vào tim mẹ
Đừng khóc con, mẹ nhé
Khóc sao hả căm thù !
(Mẹ, Nguyễn Lê, Dẫn theo Maxreading.com)
Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của bài thơ ? (0,25 điểm )
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Nội dung chính của bài thơ ? (0,5 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị) khi
đọc bài thơ ? (0,5 điểm)
Đáp án :

1.Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả.


2.Thể thơ ngũ ngôn
3.Bài thơ là lời an ủi mẹ của một em bé bị giặc Mĩ sát hại, qua đó ngợi ca tình mẫu tử
cao quý, thiêng liêng và lên án chiến tranh tàn khốc…
4. – Bày tỏ được cảm xúc và suy nghĩ chân thành, sâu sắc khi đọc bài thơ. (Chẳng hạn:
xúc động, xót thương trước cái chết của em bé; cảm thông, chia sẻ với nỗi đau mất con
của người mẹ; căm ghét súng đạn, chiến tranh, trân quý và nỗ lực gìn giữ hòa bình…)
– Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, không mắc lỗi chính tả

Đề 7

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu
đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn. Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những
người trẻ – những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị
lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày
hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới
ảo nữa.
ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của
người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới
2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế
giới ảo tăng tới 87%. `Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ
nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là
một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh
hơn cả hạnh phúc và tức giận.
Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận
bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và click chuột bằng sự bao dung, bởi
chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn
hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo.
(Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng, Vietnamnet.vn)
Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 3. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi chế giễu
công khai là một môn thể thao đổ máu? (0,5 điểm)
Câu 4. Theo quan điểm riêng của anh/chị, cần phải làm gì để dừng môn thể thao đổ
máu này? Viết trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm)
Đáp án
Câu 1. Nội dung của đoạn trích: Nói về sự sỉ nhục/ xúc phạm/chế giễu công khai trong
thế giới ảo và những hậu quả đáng báo động của nó, đồng thời kêu gọi mọi người
chấm dứt môn thể thao đổ máu này.
– Điểm 0,5: Nêu đủ 2 vấn đề cơ bản trên, có thể diễn đạt bằng một số từ ngữ gần
nghĩa.

– Điểm 0,25: Nêu được 1 trong 2 ý trên hoặc nêu được vấn đề một cách chung chung.

– Điểm 0: Nêu ý khác không liên quan nội dung hoặc không trả lời.

Câu 2. Đặt nhan đề cho đoạn trích: Hậu quả của sự xúc phạm trong thế giới ảo; Chế
giễu công khai trong thế giới ảo – môn thể thao đổ máu…
– Điểm 0,25: Nhan đề như trên hoặc diễn đạt khác, miễn là gọi được đúng tên vấn đề
chính.

– Điểm 0: Nhan đề không liên quan nội dung đoạn trích hoặc không trả lời.

Câu 3. Tác giả đoạn trích gọi chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu:
Gọi là môn thể thao vì nó hấp dẫn, thu hút đông đảo, đem lại cảm giác mạnh cho
người tham gia; gọi là môn thể thao đổ máu vì nó khiến người bị chế giễu/sỉ nhục bị
tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới một số thảm kịch, thậm chí đưa tới việc tự tử.
– Điểm 0,25: Nêu được các ý trên.

– Điểm 0,125: Nêu được 1/2 các ý trên.

– Điểm 0: Nêu ý khác không liên quan nội dung hoặc không trả lời.

Câu 4. Biện pháp, cách thức để dừng môn thể thao đổ máu này lại: Nêu ít nhất 02 biện
pháp, không nhắc lại nội dung của tác giả. Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục.

You might also like