You are on page 1of 3

Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM

Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học

TÓM TẮT MÔN HỌC


SHH658 – VI SINH THÚ Y
1. THÔNG TIN CHUNG

Tên môn học (tiếng Việt): Vi sinh thú y


Tên môn học (tiếng Anh): Veterinary Microbiology
Mã số môn học: SHH658
Thuộc khối kiến thức: Đại cương Cơ sở ngành Chuyên ngành
Số tín chỉ: 3
Số tiết lý thuyết: 45
Số tiết thực hành: ….
Số tiết tự học: 90
Môn học bắt buộc hay tự chọn: Bắt buộc Tự chọn định hướng Tự chọn tự do
Các môn học tiên quyết (bắt Sinh học đại cương, Sinh hóa học, Sinh lý học, Di truyền
buộc học trước và phải đậu): học, Vi sinh vật học, Tế bào học

Các môn học song hành: Các kỹ thuật di truyền phân tử, kỹ thuật thực hành VSV ở
phòng thí nghiệm và các môn sinh học khác

Các môn học trước (bắt buộc Sinh học phân tử, Miễn dịch học
học trước, đậu hay rớt vẫn có
thể học tiếp môn này)
Các yêu cầu khác về kiến thức / Kiến thức cơ bản về cấu trúc tế bào, đặc tính sinh lý, sinh
kỹ năng sinh viên cần trang bị hóa của vi sinh vật,
trước khi vào học môn học này: Kiến thức cơ bản về phân loại vi sinh vật

Kỹ năng đọc tài liệu tiếng anh, kỹ năng tự học và làm việc
nhóm

2. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN


Họ và tên: 1. TS. Trần Bích Thư Email: tbthu@hcmus.edu.vn
2. ThS. Đinh Thị Lan Anh Email:dtlanh@hcmus.edu.vn
Số điện thoại (nếu có thể cung cấp cho sinh viên):

Tóm tắt môn học …… Trang 1/3


Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM
Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học

Địa chỉ liên hệ (ghi rõ địa chỉ PTN/ Bộ môn / Khoa/ Trường/ Viên): Bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học &
CNSH, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp. HCM
Lịch tiếp sinh viên (nếu có):

3. MÔ TẢ MÔN HỌC (COURSE DESCRIPTION)


Học phần Vi sinh thú y sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về VSV gây bệnh
(microbial pathogens) để biết được bản chất của các bệnh truyền nhiễm (infectious diseases) ở
động vật, hiểu rõ các phương pháp chẩn đoán phát hiện và biện pháp phòng bệnh do VSV gây ra
nhằm hạn chế những thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi cũng như ngăn chặn các mối nguy cơ lây
nhiễm bệnh từ động vật sang người (zoonosis), làm cở sở cho sinh viên có thể làm việc tốt trong
các các cơ quan, doanh nghiệp thú y và y tế công cộng sau tốt nghiệp.

4. MỤC TIÊU MÔN HỌC (COURSE GOALS)


Sau khi hoàn thành môn học này, sinh viên có khả năng:
 Liệt kê được các đặc điểm sinh học của các nhóm vi sinh vật gây bệnh trong thú y
 Giải thích được các cơ chế lây nhiễm và gây bệnh của vi sinh vật trong thú y
 Trình bày được các phương pháp phân tích (chẩn đoán, phát hiện,…) vi sinh vật trong lĩnh vực
thú y
 Kỹ năng làm việc nhóm
 Kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo khoa học
 Tích cực tham dự lớp, thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng bài học

5. TÀI NGUYÊN MÔN HỌC


Giáo trình
[1] Trần Đình Từ, 1995, Virut học thú y và Vi khuẩn học thú y (Tài liệu biên soạn lưu hành
nội bộ).
Tài liệu tham khảo
[2] Carter,G.R; Chengappa, M.M. and Roberts, A.W., 1995, Essentials of Veterinary
Microbiology, 5th ed. Williams and Wilkie.
[3] Quinn et al, 2003, Veterinary Microbiology and Microbial Disease, Blackwell Science
Publishing.
[4] Quinn et al, 2005, Clinical Veterinary Microbiology, Wolfe.
[5] Trần Đình Từ, 1995, Virut học thú y và Vi khuẩn học thú y (Tài liệu biên soạn lưu hành
nội bộ).

Tóm tắt môn học …… Trang 2/3


Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM
Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học

Tài nguyên khác (phần mềm,…)

6. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN


- Hình thức đánh giá: Tham dự lớp, làm bài thuyết trình báo cáo nhóm, thi trắc nghiệm cuối kỳ
- Phương pháp đánh giá: dựa trên ba tiêu chí : kiến thức, kỹ năng và thái độ
Thang điểm đánh giá: theo thang điểm 10
5 – 10: đạt
< 5: không đạt
Trong đó tỷ lệ điểm cho các nội dung cụ thể như sau:
Nội dung Tỷ lệ điểm số
Seminar (theo nhóm) 30%
Bài thi kết thúc môn học 40%
Tham dự lớp 10%
Tổng cộng 100% (Tương đương10/10)

Tóm tắt môn học …… Trang 3/3

You might also like