You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN 


DẠY BÀI TẬP SINH HỌC PHỔ THÔNG 

GVHD  :                    TS. Lại Phương Liên  


Họ và tên  : Hà Thủy Linh
MSV                 : 19010081
Mã lớp  : TMT2045
Khóa  : QH – 2019 – S Sư phạm Sinh học
Hà Nội – 01/2022 
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
MỘT SỐ DỊCH BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Sinh học 11
I. Ma trận đề kiểm tra 1 tiết 
1. Ma trận (100 – dưới 200 điểm)
Mức độ nhận thức
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nhớ Hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Nội dung thấp

Chủ đề 1:  Kể tên được 1 -Phân biệt


Một số dịch số bệnh và tác các loại bệnh
bệnh phổ nhân gây bệnh ( do virus gây
biến ở người vi khuẩn, nên
virus,..)
29,17% tổng = 0 câu  2 câu, 1 ý  3  câu = =0 câu
số điểm = =74,29% số điểm 25,71% số
43,75 điểm = (CĐ1) = 32,5 điểm điểm (CĐ1) =
5 câu, 1 ý  11,25 điểm

Chủ đề 2: - Nêu nguyên - Các yếu tố gây - Giải thích


Nguyên nhân nhân lây dịch bệnh hiện tượng
gây dịch nhiễm, gây mắc bệnh
bệnh ở người dịch bệnh ở
ngừoi 

22,5% tổng số 4 câu  = 2 câu = 22,22% số 3  câu = 0 câu  


điểm = 33,75 44,44% số điểm (CĐ2) = 7,5 33,33% số
điểm = 9 câu điểm (CĐ2) = điểm điểm (CĐ2) =
15 điểm 11,25 điểm
Chủ đề 3: Các biện pháp Giải pháp - Các biện
Các biện phòng chống bệnh cụ thể pháp phòng
pháp phòng truyền nhiễm phòng tránh bệnh lao
chống bệnh nhiễm HIV kê người lớn
dịch  và trẻ em
- Các loại
thuốc được
dùng trong
phòng chống
nhiễm bệnh 
48,33% tổng = 0  câu  3  câu = 15,52% số 3 câu, 1 ý  =   4 câu =
số điểm = điểm (CĐ3) = 63,79% số 20,68% số
72,5 điểm = 11,25 điểm điểm (CĐ3) = điểm (CĐ3) =
10 câu, 1 ý  46,25 điểm 15 điểm
150 điểm = = 4 câu = 7 câu, 1 ý = 9 câu, 1 ý = 4 câu
24 câu, 2 ý 

2. Ma trận (200 – dưới 300 điểm)


Mức độ nhận thức
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nhớ Hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Nội dung thấp

Chủ đề 1:  Kể tên được 1 -Phân biệt


Một số dịch số bệnh và tác các loại bệnh
bệnh phổ nhân gây bệnh do virus gây
biến ở người ( vi khuẩn, nên
virus,..)
13,6 % tổng = 0 câu  2 câu = 50 % số 2  câu = 50 =0 câu
số điểm = 34 điểm (CĐ1) = 17 % số điểm
điểm = 4 câu điểm (CĐ1) = 17
điểm
Chủ đề 2: -Nêu nguyên - Các yếu tố gây - Giải thích -Từ tình huống
Nguyên nhân nhân lây dịch bệnh hiện tượng nguyên nhân có
gây dịch bệnh nhiễm, gây mắc bệnh thể suy ra virus
ở người dịch bệnh ở gây bệnh
ngừoi 

41,2 % tổng 1 câu  = 8,25 3 câu = 24,76 % số 2  câu = 16.5 2 câu, 1 ý  =


số điểm = 103 % số điểm điểm (CĐ2) = 25,5 % số điểm 50,49 % số
điểm = 8 câu, (CĐ2) = 8,5 điểm (CĐ2) = 17 điểm (CĐ2) =
1ý điểm điểm 52 điểm
Chủ đề 3: Các biện pháp Giải pháp - Các biện pháp
Các biện phòng chống bệnh cụ thể phòng tránh
pháp phòng truyền nhiễm phòng bệnh lao kê
chống bệnh nhiễm HIV người lớn và
dịch  trẻ em
- Các loại
thuốc được
dùng trong
phòng chống
nhiễm bệnh 
41,8 % tổng = 0  câu  3  câu, 1 ý = 62,39 2 câu =   3 câu = 22,57
số điểm = 113 % số điểm (CĐ3) = 15,04 % số % số điểm
điểm = 8 câu, 70,5 điểm điểm (CĐ3) (CĐ3) = 25,5
1ý = 17 điểm điểm
250 điểm = 20 = 1 câu = 8 câu, 1 ý  = 6 câu = 5 câu, 1 ý 
câu, 2 ý 

3. Ma trận (trên 300 điểm)


Mức độ nhận thức
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nhớ Hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Nội dung thấp

Chủ đề 1:  Kể tên được 1 - Phân biệt


Một số dịch số bệnh và tác các loại bệnh
bệnh phổ nhân gây bệnh ( do virus gây
biến ở người vi khuẩn, nên
virus,..)
13,14 % tổng = 0 câu  2 câu = 50 % số 2  câu = 50 =0 câu
số điểm = 46 điểm (CĐ1) = 23 % số điểm
điểm = 4 câu điểm (CĐ1) = 23
điểm
Chủ đề 2: -Nêu nguyên - Giải thích -Từ tình huống
Nguyên nhân nhân lây hiện tượng nguyên nhân
gây dịch bệnh nhiễm, gây mắc bệnh có thể suy ra
ở người dịch bệnh ở virus gây bệnh
ngừoi 

34% tổng số 2 câu  = 19, 0  câu  2 câu = 19,33 2 câu, 1 ý  =


điểm = 119 33 % số điểm % số điểm 61,34 % số
điểm = 6 câu (CĐ2) = 23 (CĐ2) = 23 điểm (CĐ2) =
điểm điểm 73 điểm
Chủ đề 3: Các biện pháp Giải pháp - Các biện
Các biện phòng chống bệnh cụ thể pháp phòng
pháp phòng truyền nhiễm phòng tránh bệnh lao
chống bệnh nhiễm HIV kê người lớn
dịch  và trẻ em
- Các loại
thuốc được
dùng trong
phòng chống
nhiễm bệnh 
52,86 % tổng = 0  câu  2  câu = 12,43 % 4 câu, 1 ý  =   4 câu = 24,87
số điểm = 185 số điểm (CĐ3) = 62,7 % số % số điểm
điểm = 10 23 điểm điểm (CĐ3) (CĐ3) = 46
câu, 1 ý  = 116 điểm điểm
350 điểm = = 2 câu = 4 câu = 8 câu, 1 ý  = 6 câu, 1 ý 
20 câu, 2 ý 

II. Đề kiểm tra 1 tiết


1. Đề kiểm tra (100 – dưới 200 điểm)
I. Trắc nghiệm 
Câu 1: Bệnh nào dưới đây không phải do virut gây ra?
A. Bại liệt           B. Sốt xuất huyết               C. Viêm não ngựa                 D. Lang ben
Câu 2: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào dưới đây sai? 
A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào
C. Vi sinh vật chỉ có thể gây bệnh khi hội tụ đủ ba điều kiện: mầm bệnh và độc tố; số
lượng nhiễm đủ lớn; con đường xâm nhiễm thích hợp
D. Tác nhân gây bệnh có thể rất đa dạng như: virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh
Câu 3: Ở người nhiễm HIV/AIDS, giai đoạn không triệu chứng kéo dài trong bao lâu?
A. 3 - 5 năm           B. 2 - 3 tháng               C. 1 - 10 năm         D. 1 - 2 tháng
Câu 4: Cho các yếu tố sau: 
1 – Độc lực 
2 – Số lượng nhiễm đủ lớn 
3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ 
4 – Con đường xâm nhập thích hợp  
Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?
A. 1,2,3         B. 2,4,1               C. 1,3,4                          D. 2,3,4
Câu 5: Phòng bệnh lao kê chủ yếu ở trẻ em bằng: 
A. Phát hiện sớm các thể lao phổi. 
B. Phát hiện và điều trị dứt điểm nguồn lây chính. 
C. Tiêm chủng vaccin BCG. 
D. Hóa dự phòng (phòng bệnh bằng Isoniazid). 
E. Cách ly trẻ với nguồn lây chính. 
Câu 6: Bệnh HIV/AIDS không truyền theo con đường nào?
A. Nói chuyện, ăn chung bát với người nhiễm HIV
B. Dung chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
C. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
D. Trẻ bú sữa của mẹ bị nhiễm HIV
Câu 7: Bệnh nào dưới đây có thể phòng ngừa nếu chúng ta ăn uống đảm bảo vệ sinh?
A. Viêm phổi         B. Quai bị              C. Đậu mùa          D. Viêm gan C
Câu 8: HIV chỉ xâm nhập và làm tan tế bào limphô T ở người vì:
A. HIV không thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.
B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số tế bào nhất định.
C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào limphô T ở người.
D. Kích thước của chúng quá nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế bào limphô T ở người.
Câu 9: Khi nói về biện pháp phòng chống các bệnh do virut gây ra, phát biểu nào sau đây
sai? 
A. Tiêm vacxin phòng bệnh định kì
B. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm
C. Vệ sinh các dụng cụ y tế
D. Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia cầm
Câu 10: Virut gây bệnh ...... vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại
vi là:
A. HIV                     B. đậu mùa.                    C. dại.                            D. viêm não.
Câu 11: Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai?
A. Truyền từ mẹ sang con.
B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.
C. Khả năng lây truyền rất cao.
D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
Câu 12: Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở
A. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.   
B. nước tiểu, mồ hôi.
C. đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng.   
D. nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng.
Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người?
A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh
truyền nhiễm đường hô hấp.
B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền
nhiễm đường tiêu hóa.
C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B,
viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục.
D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần
kinh.
Câu 14: Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gồm?
A. Vi khuẩn, nấm, động vật, virut
B. Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut
C. Vi khuẩn, vi nấm, động vật, thực vật
D. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, côn trùng
Câu 15: Bệnh nào sau đây do virut gây ra, thông qua côn trùng sau đó xâm nhập vào
người?
A. Bệnh cúm H5N1                                     B. Bệnh viêm gan B
C. Bệnh sốt rét                                             D. Bệnh sốt xuất huyết
Câu 16: Biện pháp cơ bản để phòng bệnh lao kê ở người lớn là:
A. Phát hiện sớm các thể lao.
B. Cách ly bệnh nhân lao phổi. 
C. Xử lý tốt các chất thải bệnh nhân lao. 
D. Phát hiện và điều trị lao phổi AFB (+). 
E. Tiêm phòng vaccin BCG
Câu 17: Chỉ tiêm phòng vacxin khi:
A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.
C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.
D. Cơ thể khỏe mạnh.
Câu 18: Có bao nhiêu phương thức sau đây là phương thức lây truyền của bệnh truyền
nhiễm? 
1. Lây truyền theo đường hô hấp
2. Lây truyền theo đường máu
3. Lây truyền qua niêm mạc bị tổn thương
4. Lây truyền theo đường tiê hóa
5. Truyền từ mẹ sang con
A. 1, 2                    B. 2, 4, 5                   C. 1, 2, 3, 4, 5                   D. 2, 3, 4, 5 
Câu 19: Theo bạn người nhiễm HIV nên được chăm sóc tốt nhất ở đâu?
A. Tại nhà.                    B. Tại bệnh viện.                   C. Tại khu cách ly.                 D. Tại
các cơ sở y tế.
Câu 20: Cơ chế của việc tiêm vacxin phòng bệnh là: 
A. Đưa kháng thể vào cơ thể, kích thích cơ thể sản xuất kháng nguyên
B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
C. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
D. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
Câu 21: Có hiện tượng, trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây
một loại bệnh nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh. Giải thích nào sau đây là đúng với
hiện tượng này?
A. Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật đó đã bị ngăn chặn
B. Số lượng vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể của người đó không đủ lớn
C. Người đó có khả năng miễn dịch đối với loại bệnh do vi sinh vật đó gây ra
D. Cả A, B và C
Câu 22: Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao
chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?
A. Vì mầm bệnh không đủ động lực
B. Vì số lượng trùng kiết lị trong môi trường không đủ lớn.
C. Vì trùng kiết lị chưa thể vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể.
D. Vì trùng kiết lị lây truyền qua đường tiêu hóa, nên tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây
bệnh
Câu 23: Biện pháp nào thường không sử dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:
A. Tiêm vacxin phòng bệnh
B. Di chuyển hết dân cư ra khỏi vùng dịch
C. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
D. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.
Câu 24: Trong cơ thể người, HIV hoạt động như thế nào?
A. làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
B. gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực
bào)
C. kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu máu, người yếu dần,
các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
D. kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu
II. Tự luận 
Câu 1: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Nêu một số bệnh do virut thường gặp?
Câu 2: Trình bày các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B C C C A B B B C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A A A B D D D C A B
21 22 23 24
D D B B
II. Tự luận 
Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
- Bệnh đường hô hấp: khoảng 90% các bệnh hô hấp là do virut. Các bệnh thường gặp bao
gồm: viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cúm, SARS, ...
- Bệnh đường tiêu hóa: virut xâm nhập vào miệng rồi nhân lên trong mô bạch huyết, một
phần qua máu đi đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Các bệnh thường gặp bao gồm: viêm
gan A, quai bịt, tiêu chảy, ...
 - Bệnh hệ thần kinh: virut đi vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu sau
đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (gây viêm não, viêm màng não, bại liệt) hoặc
tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi (dại).
 - Bệnh lây qua đường sinh dục: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục. Các bệnh thường gặp
bao gồm: viêm gan B, HIV/AIDS, hecpet, ... 
 - Bệnh da: virut xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ
dùng hằng ngày. Các virut này sẽ xâm nhập vào máu và đi đến da, tạo ra những tổn
thương bất thường trên da. Các bệnh thường gặp bao gồm: đậu mùa, mụn cơm, sởi, ...
Câu 2: Người nhiễm HIV trải qua 3 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể là:
   - Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn "cửa sổ"): kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Trong thời
gian này người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc có nhưng nhẹ.
   - Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài từ 1 - 10 năm.
   - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da,
lao, ung thư Kapôsi, sốt kéo dài, sụt cân, ...
2. Đề kiểm tra (200 – dưới 300 điểm)
I. Trắc nghiệm 
Câu 1: Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện:
A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu
B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn
C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn
D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù
hợp
Câu 2: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?
A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh
B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục
C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da
D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua
da
Câu 3: Phòng bệnh HIV lây qua đường tình dục là 
A. Chung thuỷ, chỉ quan hệ tình dục với 1 người
B. Không quan hệ tình dục
C.Không quan hệ tình dục khi nhiễm bệnh khác
D.Tình dục an toàn như là dùng bao cao su
Câu 4: Nguyên nhân gây Sốt xuất huyết
A. Virus Dengue                   B. Vi khuẩn Dengue                 C. Ký sinh trùng Dengue                     
D. Nấm Dengue
Câu 5: Giả sử có một số người có gen kháng virut nên không bị mắc một số bệnh do
virut gây ra. Khi nói về hiện tượng trên, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Gen kháng virut ở những người này có thể quy định tổng hợp một số kháng thể gây
bất hoạt virut
B. Các kháng thể của những người này có gen kháng virut có thể có khả năng liên kết đặc
hiệu với protein của vỏ virut gây trung hòa virut
C. Gen kháng virut ở những người này có khả năng tiêu diệt được tất cả các loại virut khi
xâm nhập vào tế bào
D. Gen kháng virut ở những người này có thể quy định tổng hợp các loại protein trên
màng tế bào làm biến đổi thụ thể trên bề mặt tế bào
Câu 6: Virut HIV có trong máu người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, muỗi đốt
người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao
HIV/AIDS không truyền từ người sang người qua đường muỗi đốt?
A. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut mới xâm
nhập.
B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
D. Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi
Câu 7: Trẻ em dưới 6 tháng tuổi hiếm khi bị mắc bệnh sởi vì nguyên nhân nào sau đây:
A. Trẻ không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
B. Trẻ được miễn dịch nhờ sữa mẹ.
C. Trẻ có kháng thể lưu hành trong máu do mẹ truyền qua.
D. Trẻ có sự kích hoạt của các loại vac xin được tiêm trước đó.
E. Nhờ có hệ thống vi khuẩn chí ở đường ruột ổn định sau sinh
Câu 8: Bệnh viêm não Nhật Bản do virut gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex
hút máu lợn có virut sau đó đốt người sẽ truyền virut sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt
người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao
bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?
A. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut gây bệnh.
B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
D. Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi
Câu 9: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là:
A. Viêm não Nhật bản                       B. Thương hàn                      C. Uốn ván                   
D. Dịch hạch
Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người?
A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh
truyền nhiễm đường hô hấp
B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền
nhiễm đường tiêu hóa
C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B,
viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục
D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần
kinh.
Câu 11: Biện pháp phòng bệnh lao phổi là, ngoại trừ: 
A. Điều trị lao tích cực 
B. Thanh xử lý chất thải 
C. Cách ly giường lao cá nhân 
D. Điều trị nội trú 
Câu 12: Phòng nhiễm HIV cho thai nhi khi mẹ dương tính bằng cách
A. Cho mẹ uống AZT trong thai kì
B. dùng thuốc Nevirrapin trong thời gian sinh nở cho mẹ
C. Dùng ngay thuốc HIV cho trẻ sơ sinh khi trẻ mới sinh ra 
D. Tất cả các biện pháp trên và phải áp dụng đồng thời khi có đủ điêu kiện
E. Chỉ cần dùng 1 trong 3 điều kiện trên là đủ phòng nhiễm HIV cho cháu 
Câu 13: Đường gây bệnh của lao kê là: 
A. Đường phế quản.                         B. Đường tiếp cận.                        C. Đường bạch
huyết.                      D. Đường máu. 
Câu 14: Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có
bản chất là:
A. Kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
B. Tế bào lympho B có khả năng tiết kháng thể
C. Mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay
hoạt tính.
D. Tế bào lympho T
Câu 15: Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao
chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?
A. Vì mầm bệnh không đủ động lực
B. Vì số lượng trùng kiết lị trong môi trường không đủ lớn.
C. Vì trùng kiết lị chưa thể vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể.
D. Vì trùng kiết lị lây truyền qua đường tiêu hóa, nên tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây
bệnh.
Câu 16: Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là
A. Bệnh SARS
B. Bệnh AIDS
C. Bệnh lao
D. Bệnh cúm
Câu 17: Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau đây: Tùy loại vi sinh vật mà
bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền theo các con đường khác nhau theo 2 phương thức
lan truyền là … (1)… và …(2)…
A. 1 - Truyền thẳng; 2 - truyền chéo
B. 1 - Truyền ngang; 2 - truyền dọc
C. 1 - Truyền thẳng; 2 - truyền ngang
D. 1 - Truyền ngang; 2 - truyền chéo
Câu 18: Phòng bệnh lao kê chủ yếu ở trẻ em bằng: 
A. Phát hiện sớm các thể lao phổi. 
B. Phát hiện và điều trị dứt điểm nguồn lây chính. 
C. Tiêm chủng vaccin BCG. 
D. Hóa dự phòng (phòng bệnh bằng Isoniazid). 
E. Cách ly trẻ với nguồn lây chính. 
Câu 19: Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?
A. HIV.                        B. AIDS.                                 C. Ebola.                      D. Cúm gà.
Câu 20: Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gồm?
A. Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut
B. Vi khuẩn, nấm, động vật, virut
C. Vi khuẩn, vi nấm, động vật, thực vật
D. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, côn trùng
II. Tự luận 
Câu 1: Một người bị sốt virus. Anh ấy quyết định ra ngoài tự mua thuốc kháng sinh mà
không theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh. Theo em, nhận định này của anh thanh niên
là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2.
a) Cách hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết là gì?
b)  Có thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? Vì
sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B C D A C D C B A A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D D D C D B B C A A
II. Tự luận 
Câu 1: 
- Nhận định này là sai.
- Bản chất của thuốc kháng sinh chỉ chữa việc nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn nên virus
sẽ không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc kháng sinh.
- Nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, vi khuẩn trên cơ thể sẽ có thể kháng kháng
sinh và con người sẽ bị chết vì nhiễm trùng.
Câu 2.
a) Sốt xuất huyết là bệnh do virut Dengue gây ra. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở Việt
Nam, bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vật chủ trung gian là
muỗi Aedes. Vì bệnh chưa có vacxin ngăn ngừa nên cách phòng chống lây nhiễm sốt
xuất huyết hiệu quả nhất là diệt muỗi với các biện pháp cụ thể như sau:
- Mắc màn khi đi ngủ, bôi thuốc hoặc sử dụng các tinh dầu có tác dụng xua muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi, diệt bọ gậy.
- Vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, loại bỏ các đồ vật chứa nước đọng
lâu ngày (chum, vại, ống bơ, ...) để kiểm soát nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi.
b) Chúng ta không thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn vì đây
là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ có thể nhân lên được trong tế bào sống.
Khi ở môi trường ngoài, virut biểu hiện như thể vô sinh, chúng có thể tách rời hệ gen và
vỏ capsit và tồn tại độc lập nhau như các hợp chất hóa học thông thường.
3. Đề kiểm tra (trên 300 điểm)
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Điều nào sau đây không dung khi nới về cách phòng chống những bệnh virut ở
người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật.
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyên bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn, …
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh.
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut.
Câu 2: HIV có thể tấn công tế bào:
A. thần kinh         B. niêm mặc ruột                C. limpho T4               D. xương 
Câu 3: Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là:
A. muỗi                 B. ruồi                             C. chuột                     D. chim di cư
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm:
A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác 
B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh
C. Khi có con đường cảm nhiễm thích hợp thì tác nhân gây bệnh mới có thể xâm nhập
vào cơ thể vật chủ
D. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên
sinh, …
Câu 5: Mục đích của vuệc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?
A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
B. Đưa kháng thể nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Câu 6: Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao
chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?
A. Vì mầm bệnh không đủ động lực
B. Vì số lượng trùng kiết lị trong môi trường không đủ lớn.
C. Vì trùng kiết lị chưa thể vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể.
D. Vì trùng kiết lị lây truyền qua đường tiêu hóa, nên tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây
bệnh.
Câu 7: Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có
bản chất là:
A. Kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
B. Tế bào lympho B có khả năng tiết kháng thể
C. Mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay
hoạt tính.
D. Tế bào lympho T
Câu 8: Vì sao tiêm vacxin sẽ giúp phòng tránh bệnh lây nhiễm:
A. Vacxin giúp làm tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể
B. Vacxin giúp giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch.
C. Vacxin bổ sung thêm lượng kháng thể cho cơ thể.
D. Vacxin bổ sung thêm lượng tế bào lympho B cho hệ miễn dịch.
Câu 9: Tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động
vật? 
A. Da và miễn dịch đặc hiệu
B. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
C. Miễn dịch đặc hiệu
D. Miễn dịch không đặc hiệu
Câu 10: Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch
thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày, ... Loại tế bào nào sau đây
có khả năng sản sinh ra kháng thể đó? 
A. Tế bào gan
B. Tế bào limpho T2
C. Tế bào limpho B
D. Tế bào limpho T4
Câu 11: Trẻ em dưới 6 tháng tuổi hiếm khi bị mắc bệnh sởi vì nguyên nhân nào sau đây:
A. Trẻ không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
B. Trẻ được miễn dịch nhờ sữa mẹ.
C. Trẻ có kháng thể lưu hành trong máu do mẹ truyền qua.
D. Trẻ có sự kích hoạt của các loại vac xin được tiêm trước đó.
E. Nhờ có hệ thống vi khuẩn chí ở đường ruột ổn định sau sinh
Câu 12: Bệnh viêm não Nhật Bản do virut gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex
hút máu lợn có virut sau đó đốt người sẽ truyền virut sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt
người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao
bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?
A. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut gây bệnh.
B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
D. Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi
Câu 13: Phòng nhiễm HIV cho thai nhi khi mẹ dương tính bằng cách
A. Cho mẹ uống AZT trong thai kì
B. dùng thuốc Nevirrapin trong thời gian sinh nở cho mẹ
C. Dùng ngay thuốc HIV cho trẻ sơ sinh khi trẻ mới sinh ra 
D. Tất cả các biện pháp trên và phải áp dụng đồng thời khi có đủ điêu kiện
E. Chỉ cần dùng 1 trong 3 điều kiện trên là đủ phòng nhiễm HIV cho cháu 
Câu 14: Biện pháp phòng bệnh lao phổi là, ngoại trừ: 
A. Điều trị lao tích cực 
B. Thanh xử lý chất thải 
C. Cách ly giường lao cá nhân 
D. Điều trị nội trú 
Câu 15: Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
A. Bắt tay qua giao tiếp hàng ngày
B. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV
D. Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Câu 16:  Bệnh nào sau đây do virut gây ra, thông qua chim sau đó xâm nhập vào người?
A. Bệnh cúm H5N1
B. Bệnh viêm gan B
C. Bệnh sốt rét
D. Bệnh sốt xuất huyết
Câu 17: Biện pháp dưới đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/ AIDS ngoại trừ?
A. Không sử dụng và tiêm chích ma túy
B. Dùng chung kim tiêm
C. Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế
D. Có lối sống lành mạnh
Câu 18: Khi trong cơ thể số lượng tế bào CDT4/mm3 trong máu tăng cao thì khả năng
miễn dịch của cơ thể sẽ bị giảm mạnh. Một người bị nhiễm HIV được xét nghiệm đếm số
lượng tế bào CDT4/mm3 máu trong các năm 2000, 2005, 2010 như sau:
2000: 300CDT4/ mm3 
2005: 400CDT4/ mm3 
2010: 450CDT4/ mm3 
Nguyên nhân mà chỉ số CDT4/mm3 lại tăng lên từ năm 2000 – 2010 là:
A. HIV tiến hành sự nhân lên trong tế bào hồng cầu và làm vỡ tế bào hồng cầu.
B. HIV xâm chiếm tế bào limpho T (1 tế bào làm chức năng miễn dịch cho cơ thể) và phá
vỡ chúng làm cơ thể bị giảm hệ miễn dịch.
C. Vì tế bào CDT4 là một loại tế bào gây ra bệnh suy giảm miễn dịch và là loại bệnh cơ
hội.
D. Vì CDT4 là tế bào có chứa virut CDT4 - một loại virut độc. Nó kết hợp với virut HIV
để làm suy giảm hệ miễn dịch.
Câu 19: Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh
khác được gọi là?
A. Vi sinh vật cộng sinh
B. Vi sinh vật hoại sinh
C. Vi sinh vật cơ hội
D. Vi sinh vật tiềm tan
Câu 20: Virut có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch
(tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng
miễn dịch của cơ thể là?
A. HIV
B. H5N1
C. Phagơ
D. E.coli
II. Tự luận 
Câu 1: Nêu khái niệm, các con đường lây truyền, các giai đoạn phát triển cuả bệnh và
biện pháp phòng ngừa HIV?
Câu 2: Một bà mẹ không muốn cho con đi tiêm vaccine Covid-19 bởi người mẹ đó nghĩ
rằng: “Tiêm vaccine không khác gì việc tiêm thuốc độc vào người con tôi cả!” Theo em,
nhận định của người mẹ đó là đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C D B B D C B C C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C B D D A A B B C A
II. Tự luận 
Câu 1: 
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
   Đối tượng tấn công chủ yếu của HIV là tế bào bạch cầu lim phô T4. Sự suy giảm số
lượng của loại tế bào này sẽ làm mất dần khả năng miễn dịch của cơ thể, kéo theo đó là
sự xâm nhiễm của các vi sinh vật cơ hội, làm phát sinh hàng loạt các bệnh cơ hội
-  Có 3 con đường lây truyền HIV từ người sang người, đó là:
   + Qua đường máu
   + Qua đường tình dục
   + Từ mẹ sang con
- Ba giai đoạn phát triển của bệnh
   Người nhiễm HIV trải qua 3 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể là:
   + Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn "cửa sổ"): kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Trong thời
gian này người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc có nhưng nhẹ.
   + Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài từ 1 - 10 năm.
   + Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da,
lao, ung thư Kapôsi, sốt kéo dài, sụt cân, ...
- Biện pháp phòng ngừa
   Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV/AIDS nên từ những con đường lây truyền bệnh,
chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc sau để phòng bệnh hiệu quả:
   + Thực hiện lối sống lành mạnh (chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục...)
   + Đảm bảo vệ sinh y tế (không dùng chung kim tiêm, tiến hành xét nghiệm máu trước
khi cho/nhận máu, ...)
   + Bài trừ các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy...)
Câu 2: 
- Nhận định này là sai. 
- Bản chất vaccine là các mảnh virus đã bị bất hoạt, được tiêm vào con người để tạo
kháng thể tự nhiên nhằm chống lại virus. Việc bị sốc phản vệ sẽ xảy ra theo tỉ lệ rất thấp
và thường sẽ được cấp cứu ngay tại nơi tiêm.

You might also like