You are on page 1of 4

TÓM TẮT NỘI DUNG

I. Dân chủ và Dân chủ XHCN:


1. Dân chủ
a. Dân chủ là gì?
Thuật ngữ “dân chủ” được ra đời vào thế kỷ VII-VI TCN. Thuật ngữ dân chủ (demokratos)
được ghép từ chữ nhân dân (demos) và quyền lực cai trị (Kratos). Vì vậy, dân chủ được hiểu là
quyền lực thuộc về nhân dân.
 Là sản phẩm tiến hóa của lịch sử: là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh
giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại
 Là phạm trù lịch sử, chính trị:
-  là sự tổng hợp những hình thức và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, dân
chủ luôn gắn liền với phương thức phân phối lợi ích trong xã hội.
- Là nhu cầu khát vọng cá nhân với tư cách là cái riêng, mà dân chủ trở thành khát
vọng chung.
 Là hệ giá trị, là bình đẳng: Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá
nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và
nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.
 Mang bản chất giai cấp thống trị:
- Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi
giai cấp, siêu giai cấp, “ dân chủ thuần túy”.
- Mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã
hội.  mang tính giai cấp.
b. Các loại dân chủ:
 Nền dâm chủ chủ nô.
 Nền dân chủ tư sản.
 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2. Nền Dân chủ XHCN ở VN:
a) Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ Xã hội ở Việt Nam: (cái này làm timeline
nha bà)
- Cuộc Cách Mạng tháng 8 năm 1945 thành công, chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch
sử dân tộc được hình thành. Từ đó chế độ dân chủ trở thành mục tiêu và động lực
phát triển đất nước.
- Đến 1976, đất nước đổi tên thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Qua mỗi thời kỳ đại hội, dân chủ ngày càng được nhận thức, phát triển và hoàn thiện
đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
b) Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam:
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
- Về chính trị:
+ Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân.
+ DCXHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội:
 Mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,…
 Động lực phát triển: phát huy sức mạnh của toàn dân
 Dân chủ gắn bó với pháp luật
 Dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội
+ Dân chủ được thể hiện qua 2 hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
 Dân chủ trực tiếp: người dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình. 
 Dân chủ gián tiếp: là hình thức người dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông
qua việc uỷ quyền cho người đại diện, người đại diện thực hiện ý chí, nguyện vọng
của nhân dân.
- Về kinh tế: Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Trong nhà nước xã
hội chủ nghĩa không tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột, không tồn tại quan hệ người bóc
lột người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong chế độ dân chủ mới có năm loại kinh
tế khác nhau: kinh tế quốc doanh; các hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ
công nghệ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước.
- Về văn hoá – xã hội: Nhà nước xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
– hạt nhân chính là chủ nghĩa Mác-lê nin, làm nền tảng và giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của xã hội.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
c) Tính tất yếu xây dựng nền Dân chủ XHCN:
- Chũ nghĩa xã hội theo ML mang tính tất yếu khách quan bởi vì:
+  Một là, giữa chủ nghĩa tư bản (và các chế độ xã hội bóc lột khác…) và chủ nghĩa xã
hội là hai kiểu chế độ xã hội khác nhau về bản chất (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội…).
+  Hai là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao hơn các
chế độ xã hội trước đó
+ Ba là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và
phức tạp.
- Tạo điều kiện để phát triển nhân cách, ý thức xã hội, tính tích cực và năng lục tổ chức
trí tuệ của nhân dân.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện
của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:
+ Là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị xã hội, lại là khát vọng muôn thuở của
con người, dân chủ đã xuất hiện từ xa xưa.
+ là một phương tiện tất yếu để con người đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những
năng lực vốn có của mỗi cá nhân.
+ Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng khẳng định chế độ xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng là xã hội “do nhân dân làm chủ”.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát
triển, hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trước hết nó trở thành điều
kiện, tiền đề thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân, là điều kiện cần thiết và
tất yếu để mỗi công dân được sống trong bầu không khí thực sự dân chủ.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình vận động và thực hành
dân chủ, biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
II. Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam:

1. Quan niệm về Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam:


Là một hiện tượng chính trị – pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau.
Là một nhà nước quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo
pháp luật.
Đây là hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp,
từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và
chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ XHCN Nhà nước XHCN
là cơ sở, nền tảng cho xây dựng và hoạt động nhà là công cụ quan trọng thực thi quyền lực của
nước xã hội chủ nghĩa. nhân dân, qua đó thể chế hoá nhu cầu, nguyện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm thì vọng, ý chí của nhân dân bằng hiến pháp, pháp
việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ luật.
bị ảnh hưởng, sẽ không thể thực hiện được Bên cạnh đó còn là công cụ bạo lực để ngăn
chặn những hành vi, xây dựng và phát huy nền
dân chủ XHCN.
 Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi
ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội mới; trên
tất cả các lĩnh vực, là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo Đảng trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội được thực hiện.
3. Đặc điểm Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam:
- Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thể hiện quyền làm chủ của
nhân dân
- Quản lý xã hội bằng pháp luật
- Tôn trọn và bảo vệ quyền con người
- Quyền lực nhà nước là thống nhất
- Là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
4. Phát huy dân chủ xã hội chủ nhĩa, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a. Phát huy dân chủ ở VN
- Xây dựng Đảng trong sạch, vứng mạnh. Luôn đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng,
thườn xuyên tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao năng lực lãnh đạo.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện để
thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
b. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
- Nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch.
- Đấu tranh và phòng chống tham nhũng được cho là nhiệm vụ cấp bách và lấu dài nhằm
tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất nước.

You might also like