You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Chương trình Giảng dạy Thạc sĩ 2022

Chương 9. Mô hình phân tích nhân tố khám phá

TS. Phan Bùi Gia Thủy


Khoa Tài chính Kế Toán, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Thiết kế bản câu hỏi
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi
4. Các bước phân tích nhân tố khám phá
5. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)
6. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
7. Ước lượng hồi quy

2
1. Giới thiệu

Hoàn thành chương này, học viên có thể:


- Hiểu được nội dung bản câu hỏi và các bước thiết kế bản câu hỏi
- Nắm vững các bước phân tích khám phá
- Nắm vững và thực hành được kiểm định độ tin cậy thang đo
- Nắm vững và thực hành được phân tích các nhân tố
- Thực hành ước lượng hồi quy có sử dụng bản câu hỏi khảo sát

3
2. Thiết kế bản câu hỏi

Khái niệm bản câu hỏi


Là công cụ dùng để thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Phương pháp điều tra bằng bản câu hỏi
- Là phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên
cứu
- Thu thập dữ liệu được thực hiện cùng một lúc với nhiều người thông qua bản câu hỏi. Người được
hỏi trả lời ý kiến bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước đã được thống nhất.

4
2. Thiết kế bản câu hỏi

Bảy bước thiết kế bản câu hỏi


Bước 1. Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Đảm bảo tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi
nghiên cứu đặt ra
- Đảm bảo tất cả các câu hỏi sẽ giúp thu được những dữ liệu phù hợp, tránh trường hợp thiếu dữ
liệu cần thiết hoặc thừa dữ liệu không cần thiết.
Bước 2. Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
- Xác định rõ và đúng đối tượng khảo sát để thu thập được dữ liệu cần thiết
- Cần xác định số lượng người sẽ khảo sát (mẫu đại diện)
- Mẫu đại diện cần khả thi, trong khả năng khảo sát được và là mẫu có tính đại diện tối thiểu, có giá
trị thống kê, phân tích.

5
2. Thiết kế bản câu hỏi

Bảy bước thiết kế bản câu hỏi


Bước 3. Xác định các cách thức thu thập dữ liệu
- Trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp sẽ có hiệu quả hơn và nguồn dữ liệu thường có độ tin cậy cao, tuy
nhiên mất nhiều thời gian và công sức.
- Gián tiếp: Phỏng vấn online, qua google form ít hiệu quả hơn; dữ liệu thu được có thể thiếu độ tin
cậy, tuy nhiên cách làm này nhanh và không mất nhiều công sức.
Bước 4. Xác định các câu hỏi trong bản câu hỏi
- Cần xác định các câu hỏi cần thiết và phù hợp
- Đâu là những câu hỏi cần thiết?

6
2. Thiết kế bản câu hỏi

Bảy bước thiết kế bản câu hỏi


Bước 5. Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bản câu hỏi
- Cần sắp xết các câu hỏi theo thứ tự phù hợp, logic
- Ví dụ: những câu hỏi chung và tổng quát nên đặt trước những câu hỏi đi sâu vào chi tiết. Những
câu hỏi quan trọng không đặt ở cuối cùng.
Bước 6. Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
- Bản câu hỏi ban đầu dễ gặp các lỗi như: câu hỏi đa nghĩa hoặc không rõ nghĩa, câu hỏi khó hiểu
hoặc dễ hiểu sai.
- Khảo sát thử một nhóm nhỏ để nhận ra những lỗi sai
- Thảm khảo thêm ý kiến chuyên gia để có bản câu hỏi đạt yêu cầu.
Bước 7. Chỉnh sửa và hoàn thiện bản câu hỏi
- Bản câu hỏi có thể mất nhiều lần phỏng vấn thử và điều chỉnh để được bản hoàn chỉnh.
- Sau khi đã có bản câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành khảo sát thực tế.
7
2. Thiết kế bản câu hỏi

Hình thức bản câu hỏi


- Rõ ràng, trang trọng (kiểu chữ, bìa), thẩm mỹ
- Không nên in hai mặt
- Không nén dòng, có đủ khoảng trống cho phần trả lời câu hỏi mở
- Có hướng dẫn trả lời chi tiết cho câu hỏi phức tạp
- Nên có trang màu phân cách từng phần cho bản câu hỏi dài
- Đóng bìa thuận lợi khi lật trang

8
2. Thiết kế bản câu hỏi

Cấu trúc bản câu hỏi


A. Phần giới thiệu
- Giới thiệu bản thân phỏng vấn viên
- Giới thiệu lý do, mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành bản câu hỏi
- Cam đoan bảo mật thông tin, địa chỉ liên hệ của đáp viên
B. Phần sàng lọc
- Chọn đúng đối tượng để thu thập dữ liệu thông qua câu hỏi phân đôi
C. Phần nội dung chính
- Thông tin nhân khẩu học
- Các câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu
Lưu ý: Kết thúc bản câu hỏi cần có lời cảm ơn.
9
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

Tình huống 1: Sự hài lòng của dân cư về sự thay đổi chất lượng cuộc sống và thu nhập do tác động
khu công nghiệp
Mô hình nghiên cứu
SAT = f (INC, EMP, PUS, HEA, HOU, SOL, CUL, GOV)
Trong đó: SAT: hài lòng của dân cư; INC: thu nhập; EMP: việc làm; PUS: dịch vụ tiện ích công; HEA:
sức khỏe; HOU: nhà ở; SOL: gắn kết xã hội; CUL: văn hóa; GOV: chính quyền địa phương.
Sử dụng bản câu hỏi theo thang đo Likert 5 lựa chọn để đo lường các biến (các khái niệm) trong mô
hình nghiên cứu.
Thang đo Likert 5 lựa chọn có dạng: 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-
Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 1 ở Slide sau minh họa thang đo lường các khái niệm có liên quan

10
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

TT Ký hiệu Thang đo

I INC Thu nhập Mức độ đánh giá

1 INC1 Từ khi có KCN, thu nhập của gia đình cao hơn rất nhiều 1 2 3 4 5

2 INC2 Tình trạng thu nhập của gia định hiện nay rất ổn định 1 2 3 4 5

3 INC3 Cơ hội tìm kiếm thu nhập, sinh kế tại địa phương từ khi có KCN là khá nhiều 1 2 3 4 5

II EMP Việc làm Mức độ đánh giá

4 EMP1 Từ khi có KCN, cơ hội tìm kiếm việc làm là rất nhiều 1 2 3 4 5

5 EMP2 Nghề nghiệp và việc làm của gia định hiện nay rất ổn định 1 2 3 4 5

6 EMP3 Cơ hội tìm kiếm việc làm cho phụ nữ ở địa phương là rất nhiều 1 2 3 4 5

7 EMP4 Từ khi có KCN, nghề nghiệp và việc làm của các thành viên trong gia đình đã thay đổi rất nhiều 1 2 3 4 5

III PUS Dịch vụ tiện ích công Mức độ đánh giá

8 PUS1 Hệ thống xe bus đáp ứng nhu cầu 1 2 3 4 5

9 PUS2 Dịch vụ thông tin, truyền thông thuận tiện 1 2 3 4 5

10 PUS3 Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tốt 1 2 3 4 5

11 PUS4 Cơ sở vật chất tại các trường học đáp ứng nhu cầu 1 2 3 4 5

11
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

TT Ký hiệu Thang đo

IV HEA Sức khỏe Mức độ đánh giá

12 HEA1 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, khói bụi đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình là rất nghiêm 1 2 3 4 5
trọng
13 HEA2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình là rất nghiêm trọng 1 2 3 4 5

14 HEA3 Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình là rất nghiêm trọng 1 2 3 4 5

15 HEA4 Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải, rác thải đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình là rất nghiêm trọng 1 2 3 4 5

V HOU Nhà ở Mức độ đánh giá

16 HOU1 Hài lòng với tình trạng nhà ở hiện tại 1 2 3 4 5

17 HOU2 Hài lòng với quy hoạch đất cho xây dựng KCN ở địa phương hiện nay 1 2 3 4 5

18 HOU3 Hài lòng với quy hoạch đất, nhà ở cho CBCNV KCN ở địa phương hiện nay 1 2 3 4 5

VI SOL Gắn kết xã hội Mức độ đánh giá

19 SOL1 Sự giúp đỡ của láng giềng

20 SOL2 Sẵn lòng tham gia vấn đề cộng đồng

21 SOL3 Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng

22 SOL4 Sự tin cậy đối với láng giềng


12
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

TT Ký hiệu Thang đo

VII CUL Văn hóa Mức độ đánh giá

23 CUL1 Hài lòng về đời sống tinh thần 1 2 3 4 5

24 CUL2 Địa phương có nhiều hoạt động và địa điểm vui chơi giải trí lành mạnh cho nhiều đối tượng 1 2 3 4 5

25 CUL3 Các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng mang bản sắc văn hóa đặc thù của địa phương 1 2 3 4 5

26 CUL4 Tình hình an ninh trật tự thường xuyên bất ổn từ khi có KCN 1 2 3 4 5

VIII GOV Chính quyền địa phương Mức độ đánh giá

27 GOV1 Chính quyền thân thiện 1 2 3 4 5

28 GOV2 Tích cực giải quyết các vấn đề 1 2 3 4 5

29 GOV3 Quan tâm đến nhu cầu cơ bản của cộng đồng 1 2 3 4 5

30 GOV4 KCN có tác động tích cực đến dân cư 1 2 3 4 5

31 GOV5 Các tác động tiêu cực của KCN sẽ giảm 1 2 3 4 5

32 GOV6 Hài lòng với cộng đồng địa phương nói chung 1 2 3 4 5

13
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

TT Ký hiệu Thang đo

IX SAT Hài lòng cộng đồng Mức độ đánh giá

33 SAT1 KCN có tác động tích cực đến dân cư 1 2 3 4 5

34 SAT2 Các tác động tiêu cực của KCN sẽ giảm 1 2 3 4 5

35 SAT3 Hài lòng với cộng đồng địa phương nói chung 1 2 3 4 5

Nguồn: Đinh Phi Hổ và Lê Thanh Sơn (2011)

Thang đo lường có 8 thang đo các yếu tố độc lập gồm có 32 câu hỏi (biến quan sát) và một thang đo yếu tố phụ
thuộc gồm có 3 câu hỏi.
Tổng số câu hỏi (biến quan sát) của thang đo lường là 35.

14
4. Các bước phân tích nhân tố khám phá

Thực hiện 3 bước


Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha)
- Cronbach’s Alpha tổng thể > 0.6
- Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) > 0.3
Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Trước tiên các điều kiện phải thỏa Bước 1
- 0.5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu thực tế
- Chỉ số sig Bartlett’s Test < 0.05, các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố
- Trị số Eigenvalue ≥ 1, xác định số lượng nhân tố được giữ lại trong phân tích EFA
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50%, cho biết mô hình EFA là phù hợp

15
4. Các bước phân tích nhân tố khám phá

Thực hiện 3 bước


- Xác định hệ số tải nhân tố
• Giá trị này cho biết mức độ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố.
• Hệ số tải nhân tố càng lớn, tương quan giữa biến quan sát với nhân tố càng cao và ngược lại.
• Hệ số tải từ 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3.
Tuy nhiên, hệ số nhân tố tải tùy thuộc vào cỡ mẫu (n) của nghiên cứu, cụ thể:
• Hệ số tải nhân tố > 0.30 nếu n > 350
• Hệ số tải nhân tố > 0.55 nếu 100 < n < 350
• Hệ số tải nhân tố > 0.75 nếu n < 100
Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính
- Kiểm định các vi phạm giả thiết thống kê của mô hình
- Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy, mức độ giải thích và ý nghĩa kinh tế của mô hình
16
5. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Thực hành kiểm định độ tin cậy thang đo


Mở file KCN. Trong SPSS
1. Chọn Analyze\Scales\Reliability Analysis để kiểm định độ tin cậy
thang đo.
2. Chọn các biến INC1, INC2, và INC3 đưa vào khung Items để kiểm tra
độ tin cậy thang đo như Hình bên.
3. Chọn Statistics, đánh dấu chọn mục Scale if item deleted như Hình
dưới đây. Nhấp chọn Continue, rồi chọn OK.

17
5. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Thực hành kiểm định độ tin cậy thang đo


Đọc kết quả từ kiểm định Cronbach’s Alpha của INC:
- Cronbach’s Alpha = 0.770 > 0.6
- Tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ nhất = 0.566 > 0.3.
Kết quả cho thấy thang đo đo lường khái niệm INC có độ tin cậy.

Tiếp tục sử dụng cách kiểm định độ thang đo cho các biến còn lại là EMP, PUS, HEA, HOU, SOL,
CON, GOV và SAT.

18
5. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Thực hành kiểm định độ tin cậy thang đo


Tổng hợp kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
Số mục Hệ số Cronbach’s Tương quan Hệ số Cronbach's
Nhân tố Alpha tổng biến tổng Alpha nếu loại biến
hỏi
Thu nhập (INC) 3 0.770 0.566 - 0.630 0.662 - 0.734
Việc làm (EMP) 4 0.843 0.612 - 0.742 0.773 - 0.829
Dịch vụ tiện ích công (PUS) 4 0.837 0.595 - 0.754 0.754 - 0.825
Sức khỏe (HEA) 4 0.861 0.472 - 0.854 0.756 - 0.918
Nhàở (HOU) 3 0.824 0.609 - 0.768 0.668 - 0.828
Gắn kết xãhội (SOL) 4 0.848 0.631 - 0.774 0.769 - 0.831
Văn hóa (CUL) 4 0.804 0.558 - 0.669 0.730 - 0.785
Chính quyền địa phương (GOV) 6 0.904 0.660 - 0.824 0.873 - 0.898
Hài lòng cộng đồng (SAT) 3 0.815 0.607 - 0.762 0.641 - 0.804

19
6. Phân tích nhân tố khám phá

6.1 Thực hành phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập
Mở file KCN. Trong SPSS, 1. Chọn Analyze\Dimension Reduction\ Factor
để thực hiện phân tích nhân tố khám phá.
2. Chọn tất cả các biến độc lập (trừ các biến thuộc thang đo SAT) đưa vào
khung Variables như Hình bên.

3. Descriptives, 4. Extraction, chọn Method:


đánh dấu chọn mục Principal components như
KMO and Bartlett’s Hình bên. Nhấp chọn
test of sphericity như Continue.
Hình bên. Nhấp
chọn Continue.

20
6. Phân tích nhân tố khám phá

6.1 Thực hành phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập

5. Rotation, đánh dấu 6. Option, chọn các chức


chọn mục Varimax như năng như Hình bên. Nhập
Hình bên. Nhấp chọn giá trị Absolute value below:
Continue. 0.35 như Hình bên. Nhấp
chọn Continue, rồi chọn Ok.
Tại sao lại chọn 0.35?

Đọc kết quả:


Có 3 bảng kết quả quan trọng cần xem xét
1. KMO and Bartlett's Test
2. Total Variance Explained
3. Rotated Component Matrix
21
6. Phân tích nhân tố khám phá

6.1 Thực hành phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập
1. KMO and Bartlett's Test (Trị số KMO và kiểm định Bartlett)
- Trị số KMO = 0.910 > 0.5. Phân tích nhân tố thích hợp với
dữ liệu thực tế.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%
(Sig. = 0.000). Các biến quan sát có tương quan với nhau
trong nhân tố.
2. Total Variance Explained (Tổng phương sai trích)
- Trị số Eigenvalue = 1.023 > 1. Tương
ứng có 5 nhân tố được rút trích từ dữ
liệu.
- Tổng phương sai trích = 70.2% > 50%.
Mô hình EFA là phù hợp.

22
6. Phân tích nhân tố khám phá

6.1 Thực hành phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập
3. Rotated Component Matrix (Ma trận xoay các nhân tố)
Quy tắc loại biến xấu trong bảng Rotated Component Matrix
- Biến quan sát không đảm bảo hệ số tải tiêu chuẩn. Hệ số nhân
tố tải quá thấp, dưới ngưỡng tiêu chuẩn.
- Biến quan sát chỉ nằm tách biệt một mình ở một nhân tố. Hiếm
khi đại diện cho một khái niệm nhân tố mới của 1 biến quan sát.
- Tải lên nhiều nhóm nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.2.
Kết quả ở bảng ma trận xoay các nhân tố (Hình bên) cho thấy:
- Biến PUS1 bị loại do không thỏa quy tắc 1. Hệ số nhân tải nhỏ
hơn 0.35.
- Biến GOV5 và GOV4 bị loại do không thỏa quy tắc 2.
Có thể loại một lần các biến xấu hoặc loại lần lượt tùy vào dữ liệu
thực tế. Ở đây các biến xấu sẽ loại một lần sau đó chạy lại EFA.
23
6. Phân tích nhân tố khám phá

6.1 Thực hành phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập
Thực hiện lại phân tích EFA sau khi đã loại biến xấu
1. KMO and Bartlett's Test (Trị số KMO và kiểm định Bartlett)
- Trị số KMO = 0.896 > 0.5
- Kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000
2. Total Variance Explained (Tổng phương sai trích)
- Trị số Eigenvalue = 1.019 > 1. Tương ứng có 5 nhân tố được rút
trích từ dữ liệu.
- Tổng phương sai trích = 71.9% > 50%. Mô hình EFA là phù hợp.
3. Rotated Component Matrix (Ma trận xoay các nhân tố)
- Hệ số nhân tố tải đều lớn hơn 0.55
- Các chênh lệch giữa hệ số nhân tố tải đều lớn hơn 0.2.

24
6. Phân tích nhân tố khám phá

6.2 Thực hành phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc
Đưa biến SAT1, SAT2 và SAT3 vào khung Variables vàthực hiện EFA tương tự như thực hiện EFA
cho các biến độc lập.
1. KMO and Bartlett's Test (Trị số KMO và kiểm định Bartlett)
- Trị số KMO = 0.665 > 0.5. Phân tích nhân tố thích hợp với
dữ liệu thực tế.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%
(Sig. = 0.000). Các biến quan sát có tương quan với nhau
trong nhân tố.
2. Total Variance Explained (Tổng phương sai trích)
- Trị số Eigenvalue = 2.190 > 1. Tương ứng có 5
nhân tố được rút trích từ dữ liệu.
- Tổng phương sai trích = 73.0% > 50%. Mô hình
EFA là phù hợp.
Lưu ý: Không có bảng ma trận xoay các nhân tố khi phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc
25
6. Phân tích nhân tố khám phá

Thực hành phân tích nhân tố khám phá


Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá
EFA đối với biến độc lập EFA đối với biến phụ thuộc
Thông số
EFA lần 1 EFA lần cuối EFA lần 1
Trị số KMO 0.910 0.896 0.665
Trị kiểm định Bartlett 0.000 0.000 0.000
Trị số Eigenvalue 1.023 1.019 2.190
Tổng phương sai trích 0.702 0.719 0.730
Hệ số nhân tố tải nhỏ nhất 0.304 0.617 0.664
Số nhân tố rút trích 5 5 1
Số biến bị loại 3 0 0

26
7. Ước lượng hồi quy

Đặt tên lại nhân tố mới


Phân tích EFA là xuất hiện các nhân tố mới, do đó cần hiệu chỉnh mô hình, giả thuyết nghiên cứu và
đặt lại tên nhân tố mới trước khi đi vào các phân tích tiếp theo.
Quy tắc đặt lại tên nhân tố mới:
- Ưu tiên lấy tên nhân tố nhiều biến quan sát hơn
- Tìm điểm chung giữa các nhân tố, hoặc kết hợp tên các nhân tố cũ
Tổng hợp thang đo mới:
Thang đo Các biến quan sát Tên thang đo mới
F1 INC1, INC2, INC3, EMP1, EMP2, EMP3, EMP4 Thu nhập và việc làm
F2 SOL1, SOL2, SOL3, SOL4, CUL1, CUL2 Gắn kết xã hội
F3 HOU2, HOU3, CUL4, HEA3, PUS4, GOV3 Quy hoạch nhà ở, cơ sở vật chất và nhu cầu cơ bản
F4 HEA1, HEA2, HEA4, PUS2, GOV6 Ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khỏe
F5 CUL3, HOU1, GOV1, GOV2, PUS3 Đặt thù tại địa phương

27
7. Ước lượng hồi quy

Thực hành đặt tên lại nhân tố mới


1. Từ SPSS, chọn Transform\Compute Variable.
2. Trong khung Target Variable đặt tên biến F1.
3. Trong khung Function group chọn Statistical.
4. Trong khung Function and Special Variables
nhấp đôi chức năng Mean.
5. Trong khung Numeric Expression nhập
Mean(INC1, INC2, INC3, EMP1, EMP2, EMP3,
EMP4) như Hình bên, rồi chọn OK.
SPSS sẽ tạo ra nhân tố mới có tên là F1.
Thực hiện tương tự cho nhân tố F2, F3, F4 và F5
đồng thời đo lường cho thang đo SAT.

28
7. Ước lượng hồi quy

Thực hành ước lượng hồi quy


Mở file KCN. Trong SPSS
1. Chọn Analyze\Regression\Linear để thực hiện ước lượng hồi quy.
2. Đưa biến SAT vào khung Dependent và các biến F1, F2, F3, F4 và F5
vào khung Independent(s) như Hình bên.
3. Statistics, chọn Collinearity diagnostics như Hình bên dưới. Chọn
Continue, sau đó chọn OK.

29
7. Ước lượng hồi quy

Kết quả ước lượng hồi quy


R2 điều chỉnh = 88.2%, thống kê F =
472.77 và có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 1%. Mô hình ước lượng phù hợp.
VIF lớn nhất = 2.73 < 5. Kết quả cho
thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến
nghiêm trọng.
Hệ số hồi quy của các biến F1, F2, F3, F4,
và F5 đều mang dấu dương và có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết
quả cho thấy 5 yếu tố đều tác động cùng
chiều đến mức độ hài lòng (SAT). Trong
đó, yếu tố F5 tác động mạnh nhất (F5 có
Beta lớn nhất = 0.3514).
Lưu ý: nên chuyển sang file excel, sau
đó sử dụng Eviews để thực hiện hồi quy.
30
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

Tình huống 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch biển đảo Phú Quý
Mô hình nghiên cứu
SAT = f (QLS, LF, CUI, LOT)
Trong đó: SAT: hài lòng của du khách; QLS: chất lượng dịch vụ, LF: ẩm thực địa phương, CUI: tương
tác văn hóa, LOT: giao thông đi lại.
Sử dụng bản câu hỏi theo thang đo Likert 5 lựa chọn để đo lường các biến (các khái niệm) trong mô
hình nghiên cứu.
Thang đo Likert 5 lựa chọn có dạng: 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-
Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2 ở Slide sau minh họa thang đo lường các khái niệm có liên quan

31
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

TT Ký hiệu Thang đo

I QLS Chất lượng dịch vụ Mức độ đánh giá

1 QLS1 Khách sạn, Homestay cung cấp dịch vụ với thái độ phục vụ tốt. 1 2 3 4 5

2 QLS2 Khách sạn, Homestay cung cấp dịch vụ đưa đón miễn phí. 1 2 3 4 5

3 QLS3 Khách sạn, Homestay cung cấp các thông tin dịch vụ (nơi ở tại địa phương, kế hoạch tour). 1 2 3 4 5

4 QLS4 Khách sạn, Homestay cung cấp dịch vụ ăn uống chất lượng (bữa ăn sáng đa dạng và tươi ngon) 1 2 3 4 5

II LF Ẩm thực địa phương Mức độ đánh giá

5 LF1 Thức ăn tại Phú Quý được bao bì và đóng gói cẩn thận. 1 2 3 4 5

6 LF2 Thức ăn tại Phú Quý rất độc đáo 1 2 3 4 5

7 LF3 Thức ăn tại Phú Quý có chất lượng 1 2 3 4 5

8 LF4 Thức ăn tại Phú Quý có tính xác thực 1 2 3 4 5

9 LF5 Thức ăn tại Phú Quý có hương vị ngon 1 2 3 4 5

32
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

TT Ký hiệu Thang đo

III CUI Tương tác văn hóa Mức độ đánh giá

10 CUI1 Tôi thích tìm hiểu về các phong tục, nghi thức và lối sống khác nhau. 1 2 3 4 5

11 CUI2 Tôi càng thấy, nghe và cảm nhận về văn hóa tại Phú Quý, tôi càng muốn trải nghiệm. 1 2 3 4 5

12 CUI3 Tôi muốn tham gia các hoạt động văn hóa tại Phú Quý. 1 2 3 4 5

13 CUI4 Tương tác với nền văn hóa tại huyện đảo Phú Quý là một phần rất quan trọng trong chuyến du lịch của tôi. 1 2 3 4 5

IV LOT Giao thông trên đảo Mức độ đánh giá

14 LOT1 Tần suất của các dịch vụ vận chuyển từ đất liền ra đảo đáp ứng và an toàn. 1 2 3 4 5

15 LOT2 Khả năng tiếp cận các dịch vụ vận tải trên đảo 1 2 3 4 5

16 LOT3 Sự tiện lợi của các dịch vụ vận tải trên đảo 1 2 3 4 5

17 LOT4 Thái độ của các tài xế, tài công trên đảo 1 2 3 4 5

V SAT Sự hài lòng Mức độ đánh giá

18 SAT1 Tôi cảm thấy nhiều lợi ích khi du lịch đến đây. 1 2 3 4 5

19 SAT2 Chuyến đi du lịch rất đáng giá. 1 2 3 4 5

20 SAT3 Chuyến du lịch rất tốt giống như những gì tôi mong đợi. 1 2 3 4 5

21 SAT4 Tổng quát, tôi hài lòng với chuyến du lịch tại Phú Quý. 1 2 3 4 533
3. Minh họa tình huống ứng dụng bản câu hỏi

Yêu cầu thực hiện


1. Thang đo lường có bao nhiêu thang đo?
2. Các yếu tố độc lập có bao nhiêu câu hỏi?
3. Yếu tố phụ thuộc có bao nhiêu câu hỏi?
4. Tổng số câu hỏi của thang đo lường là bao nhiêu?
5. Cho biết có những câu hỏi nào trong Bảng trên không thật sự rõ nghĩa?
6. Thang đo lường đã đạt độ tin cậy?
7. Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc
8. Ước lượng hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

34

You might also like