You are on page 1of 12

1, Đánh giá về sự cần thiết học tập kinh tế chính trị Mác Lênin Kinh tế chính trị có vai

trò
quan trọng trong đời sống xã hội.

Học tập môn kinh tế chính trị giúp cho người học hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển kinh tế; phát triển
lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan,
giáo điều, duy ý chí.

Kinh tế chính trị cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho sự hình thành đường lối, chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các
quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kỳ nhất định. Học tập kinh tế
chính trị, nắm được các phạm trù và quy luật kinh tế, là cơ sở cho người học hình thành tư duy
kinh tế, không những cần thiết cho các nhà quản lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản lý sản xuất
kinh doanh ở các doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành phần kinh tế.

Nắm vững kiến thức kinh tế chính trị, người học có khả năng hiểu được một cách sâu sắc các
đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chính sách kinh tế cụ thể của Đảng và
Nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học vào đường lối, chiến lược, chính sách đó.

Học tập kinh tế chính trị, hiểu được sự thay đổi của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh
tế – xã hội là tất yếu khách quan, là quy luật của lịch sử, giúp người học có niềm tin sâu sắc vào
con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn là phù hợp
với quy luật khách quan, đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh trên đất nước.

2,Đề xuất giải pháp phát huy ưu điểm nhược điểm khuyết tật trong nền KTTT

*Phát huy ưu điểm:

- thực hiệntái sản xuất mở rộng, áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học- công

nghệ, quay nhanh tiền vốn, đạt tới lợi nhuận tối đa

- Thay đổi mẫu mã sản xuất, tìm mặt hàng mới vàthị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ trong kinh
doanh

- thúcđẩy và kích thích sản xuất hàng hóa phát triển, đề cao trách nhiệm của nhà kinh

doanh với khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

-Áp dụng nhiều những thành tựu khoa học kĩ thuật để tăng năng suất và chất lượng

-Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

-Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của
Nhà nước.

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công
bằng xã hội

-Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
*Khắc phục nhược điểm:

- Thứ nhất: Nhà nước sử dụng các tổ chức kinh tế của như công cụ để khắc

phục và hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường

- Nhà nước đã sử dụng một hệ thống luật pháp điều lệ, mức hình phạt thậm

chí cả mức truy tố để giảm ô nhiễm môi trường.

- Ngoài ra nhà nước còn sử dụng cả chính sách quyền sở hữu công khai

nguồn tài nguyên, nếu gây ô nhiễm sẽ phải chịu chi phí theo giá thị trường

- Nhà nước đã điều hành chính sách tài chính và chính sách tiền tệ một

cách độc lập nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng

tiền

- mở rộng phân công lao động xã hội trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước
ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế, gắn thị trường
trong nước với thị trường thế giới.

- Phải xây dựng quan hệ sản xuất tiến hành từ thấp đến cao, đa dạng hoá hình thức sở hữu và bước
đi thích hợp làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Khắc phục những nhận
thức không đúng về vai trò của sở hữu nhà nước cũng như vai trò của thành phần kinh tế nhà
nước.

3,Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một loại hàng hoá trên cơ sở hiểu biết
về hai thuộc tính của hàng hoá

Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng nhiều mặt hàng ở Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt bởi lượng hàng hóa Trung Quốc về lĩnh vực tiêu dùng, còn lĩnh vực công nghệ cao thì bị
ảnh hưởng bởi Mỹ, Nhật cả về giá cả và giá trị.Có thể kể đến những mặt hàng tiêu biểu như:

• Mặt hàngtiêu dùng (quần áo): Giá cả cao hơn so với hàng Trung còn giá trị có phần tốt hơn

Nguyên nhân: mẫu mã hạn chế, kiểu dáng chưa thể thu hút được nhiều phân khúc khách hàng với
cách thức tiếp cận người tiêu dùng còn kém.

=> Vậy nên, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này cần chú trọng hơn về mẫu mã song song với
chất lượng, tăng cường kêu gọi, khuyến khích người Việt Nam dùng hàngViệt Nam.

Mặt hàng thực phẩm tươi sống (rau, củ,quả): Bị lấn át bởi hãng Trung Quốc chứa chất độc hại, giá
thành đắt đỏ. làm cho hàng Việt Nam bị tụt dốc, giá thành giảm, màu sắc không bắt mắt.

Nguyên nhân: đa phần hàng hóa Việt Nam chưa có loại chất bảo quản giữ được sự tươi mới lâu
dài như Trung Quốc, khi vận chuyển từ Nam ra Bắc cũng như từ Bắc vàoNam trong vài ngày thì
rau quả đôi khi có nhiều vết bầm dập, sần sùi hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến màu sắc. Chính
điều đó dẫn đến việc số lượng lớn rau củ quả trở nên thối rga, gây mất giá.
=> Xuất phát từ tình hình thực tế trên, hai phương án đề ra sẽ giúp giải quyết

.Thứ nhất, giảm thời gian vận chuyển nhưng không thể đưa máy bay vào vận

chuyển. Thứ hai, cần tìm ra chất bảo quản, để giữ hàng hóa lâu hơn.

Mặt hànglương thực(caợc, ngũ cốc): Phần lớn xuất khẩu ra nước ngoài nhưngchưa được các nước
khác chú ý. Chú trọng số lượng hơn chất lượng

Nguyên nhân: hàng Việt Nam ở khâu xửlí còn kém, chất lượng hànghóa khi đến tay người tiêu
dùng không bằng sản phẩm của các nước khác.

=> Biện pháp nêu ra là Nhà nước nên thu mua tập trung các mặt hàngnông sản hoặc có biện pháp
khuyến khích các doanh nghiệp thu mua nông sản để tập trung xửlí nhằm giảm giá thànhkhâu
xửlí, tăng chất lượng hàngnông sản xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ thànhphần trong sản phẩm và
nên có hình phạt thích đáng với những doanh nghiệp sơsảy, chủ quan trong khâu công khai
thànhphần sản phẩm gây mất uy tín hàngViệt Nam trên thị trường hàng hóa quốc tế.

4,Quan điểm của bạn về xu thế phát triển của tiền tệ:

- Trong suốt thời kỳ phát triển của con người, hình thái của tiền tệ liên tục thay đổi nhằm thích
ứng với xã hội và nền kinh tế không ngừng biến chuyển. Tiền mặt (tiền xu, tiền giấy,...) là phương
tiện thanh toán được sử dụng hơn hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, vai trò của tiền mặt dần được
thay thế bởi các hình thức thanh toán điện tử khác.

- Nếu như trước kia, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng là những công cụ chi tiêu nổi bật của người tiêu
dùng nhờ vào tính bảo mật và sự tiện lợi, thì ngày nay ví điện tử tích hợp trong điện thoại thông
minh lại chiếm ưu thế. Với những tính năng nổi trội như khả năng giao dịch tức thì đi kèm với các
hình thức quản lý tài chính hiệu quả, không khó để dự đoán chiếc ví kỹ thuật số này sẽ sớm trở
thành công nghệ thanh toán của tương lai.

Ví điện tử phổ biến nhất nhất trên thế giới hiện nay là Paypal. Ở Việt Nam người dân lại quen
thuộc hơn với việc thanh toán bằng ví Momo, VTC Pay, Bankplus,...

- Thanh toán qua dịch vụ qua mạng tuy tiện lợi nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Kế hoạch loại
bỏ hoàn toàn tiền mặt ra khỏi đời sống của người dân trong tương lai cũng gây ảnh hưởng đến
nhóm đối tượng sống tại các miền hẻo lánh hoặc nhóm dân cư nghèo

- Chuyển đổi toàn cầuTrước thảm kịch của đại dịch, chúng ta đã chứng kiến sự tăng tốc nhanh
chóng của quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế kỹ thuật số. Không nơi
nào điều này rõ ràng hơn trong các dịch vụ tài chính và phương thức thanh toán, với sự sụt giảm
rõ rệt trong việc sử dụng tiền mặt.

- CBDC, xu hướng tất yếu Nền kinh tế kỹ thuật số cần các công cụ thanh toán kỹ thuật số. Các
doanh nghiệp đang sẵn sàng và có thể cung cấp cho các công cụ thanh toán này.

- Tiền số tư nhân phát triển Tiền kỹ thuật số sẽ phát triển mạnh trên toàn thế giới. Bao gồm cả hai
loại là tiền ảo (chẳng hạn như stablecoin: USDT, EURT) và tiền tư nhân (ví dụ Pi, ETH, BTC,…).
- Cạnh tranh tiền tệ xuyên biên giới Sẽ có sự gia tăng cạnh tranh ở từng quốc gia giữa các công cụ
thanh toán công cộng và tư nhân, do đó sẽ có sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các quốc gia và
khu vực tiền tệ.

5, Đề xuất giải pháp để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của quy luật giá trị

“ Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.”

Trước khi nghĩ tới việc ăn nên làm ra, tạo ra khoản lợi nhuận lớn thì doanh nghiệp hay cơ sở sản
xuất phải nghĩ tới việc làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững được cũng như không để bị thua
lỗ trên thị trường đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Để có được điều này, đầu tiên nhà sản xuất
phải biết được tình hình cungcầu về hàng hoá mà họ đang sản xuất. Một điều hiển nhiên là nếu
như có nhữngdấu hiệu về việc hàng hoá đó có thể đang hoặc sẽ dư cung so với nhu cầu xã hội,tức
là giá cả hàng hoá thấp hơn giá trị, thì lựa chọn tiếp tục sản xuất hàng hoá đó là một sai lầm ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Muốn hàng hoá, dịch vụ của mình sinh lãi, thì nhà sản xuất phải đảm bảo rằng giá cả của nó phải
cao hơn giá trị, hay ít nhất phải bằng với giá trị. Như thế thì doanhnghiệp mới có đủ khả năng để
bù lỗ, hoà vốn hay thuận lợi

hơn là có thể mở rộngsản xuất để cung ứng thêm hàng hoá ra thị trường nếu hàng đó đang khan
hiếm.Đây là cách để nhà sản xuất điều tiết quá trình sản xuất của mình.

Thứ hai, doanh nghiệp phải nhìn ra được dòng chảy của hàng hoá. Quy luậtgiá trị đã phát biểu
rằng hàng hoá được điều tiết từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao và từ nơi cung lớn hơn
cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Nhà sản xuất cần nắm được lưu thông hàng hoá, hiểu được hàng
hoá, dịch vụ mà mình đang cung

cấp đang khan hiếm ở nơi nào, dư thừa ở nơi nào, rồi điều chỉnh nguồn cung của

mình cho phù hợp với từng thị trường cụ thể, hoặc có thể xem xét sản xuất mặthàng nào đang
khan hiếm và ngừng sản xuất hàng hoá đang có hiện tượng dư thừa.Hơn nữa, nếu thành công
trong việc điều tiết sản xuất và cung cấp hàng hoá, nhàsản xuất sẽ nằm ở thế chủ động vì họ có thể
cân bằng cung cầu hàng hoá, phânphối lại thu nhập giữa các thị trường, thậm chí điều chỉnh sức
mua của thị trường.Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn và chiếm
lĩnhthị trường mà mình đang hướng đến. Có thể thấy, quan hệ giữa điều tiết sản xuấtvà lưu thông
hàng hoá là vô cùng mật thiết, 2 yếu tố này góp phần không nhỏ quyết định trực tiếp đến tương
lai, số phận của hàng hoá, dịch vụ và cả nhà sảnxuất.

Trong nền kinh tế thị trường, con người luôn có thể tìm thấy cơ hội để thoảmãn mong muốn và
nhu cầu của mình. Nền kinh tế này tạo ra sự phù hợp giữa cơcấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu
nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các nhà quản trịdoanh nghiệp có thể tận dụng đặc điểm này trong
điều kiện kinh tế thị trường đểcung cấp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Tiếp theo, muốn
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi thì nhà quảntrị của nó phải thúc đẩy cải tiến kĩ
thuật, hợp lí hoá sản xuất và tăng năng suất laođộng. Nếu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất qua
nhiều quá trình rườm rà, phức tạpquá mức cần thiết, cộng thêm công nghệ sản xuất yếu kém, lạc
hậu thì năng suất sẽrất thấp, và chi phí bỏ ra để sản xuất cũng sẽ bị nâng lên rất cao. Kế đó, giá cả
củahàng hoá cũng phải được nâng lên cao để có thể bù lại chi phí sản xuất. Kết quả làdoanh
nghiệp sẽ gặp bất lợi, thậm chí thua lỗ, vì giá cả hàng hoá quá cao thì sẽ rấtkhó cạnh tranh với các
đối thủ khác cũng như thu hút người tiêu dùng. Vốn dĩ, đểbán được hàng hoá và dịch vụ đã khó,
nay với giá cả cao “ngất ngưởng” thì thấtbại trên thị trường, hay phải phá sản gần như là chắc
chắn. Vì vậy, để thu được lợinhuận, nhà sản xuất phải tìm mọi cách để cải thiện khâu sản xuất của
mình, làmsao cho giá trị cá biệt hàng hoá luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Giải phápcho vấn
đề này có thể là việc đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, áp dụng nhữngcông nghệ mới hơn, tiên
tiến hơn, đổi mới phương pháp quản trị vận hành… Thêmvào đó, để hàng hoá dịch vụ được biết
đến rộng rãi và tiêu thụ mạnh mẽ, doanhnghiệp nên tăng chất lượng phục vụ, đẩy mạnh quảng cáo
và xúc tiến bán… Chung quy lại, nhà sản xuất đang đầu tư cho chính mình, cải thiện, làm
mớimình nhằm nâng cao tối đa năng suất lao động và phát triển lực lượng sản xuất.Mà nền kinh tế
thị trường – một điều kiện kinh tế mở, thị trường trong nước gắnliền với thị trường thế giới, sở
hữu một ưu thế rất lớn đó là luôn tạo ra nguồn độnglực dồi dào cho sự hình thành ý tưởng, đổi
mới sáng tạo của các chủ thể kinh tế,thì mọi ý tưởng mới trong việc sản xuất kinh doanh và quản
lý đều được hoannghênh. Qua đó trở thành phương thức kích thích hữu hiệu giúp tăng năng suất
lao động, hiệu quả sản xuất, làm cho mô hình sản xuất phát triển lớn mạnh hơn trước.Ngoài ra,
trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệpđều có thể được phát huy,
nếu như họ biết cách để không ngừng nâng cấp và hoànthiện. Tiềm lực và khả năng cốt lõi của
doanh nghiệp sẽ trở nên to lớn, tạo thànhmột nền móng vững chắc để họ có thể đứng vững trong
cạnh tranh, không chỉ tránh khỏi phá sản mà còn tạo bước đà phát triển vượt bậc. Cuối cùng, để có
thể vận hành được bộ máy sản xuất hoạt động trơn tru, có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, có những nghiên cứu thị trường toàn diện và sâu xát thì
doanh nghiệp cần đội ngũ nhân lực có trình độ, tư duy sáng tạo, giàu kinh nghiệm, tâm huyết và
cống hiến hết mình. Đây phải là những con người có năng lực giỏi, luôn nhạy bén với sự thay đổi,
biến động của thị trường, từ đó điều chỉnh mô hình, chiến lược và phương thức kinh doanh sao
cho hợp lý, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh vừa giảm thiểu tối đa chi phí và hạn chế những rủi
ro không đáng có. Các nhà quản trị phải luôn quan niệm cho bản thân và cho đội ngũ nhân viên
loại bỏ cái lạc hậu, lỗi thời, hướng đến sự tiến bộ, khác biệt, tạo nên dấu ấn riêng của mình trên
thương trường. Vì đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động vận hành, nên đây phải là yếu tố
được quan tâm và đầu tư đúng mức cả về chất và về lượng

7)Đề xuất các phương hướng để sinh viên chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho công việc trong tương
lai trên cơ sở hiểu biết về lý luận hàng hoá sức lao động.
Thứ nhất, học sinh; sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Học
sinh, sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học. Học sinh, sinh viên cần
học những ngành nghề mà trong đó có sự đam mê, yêu thích của bản thân và phù hợp với khả
năng của mình. Đồng thời, các giảng viên của nhà trường nên kết hợp cùng với lãnh đạo của các
doanh nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, dựa trên việc
phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích...của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên cho các
em nên chọn ngành nào phù hợp với mình, có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực
cao nhất.
Thứ hai, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nâng cao chất lượng
đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh viên và nhà trường. Việc học
đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể thực hành đến đó để việc giảng dạy không còn mang ý
nghĩa trừu tượng mà còn mang tính ứng dụng thiết thực. Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong
quá trình đi kiến tập, thực tập. Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết môn thì sẽ
không khác gì vẫn chạy theo lý thuyết mà không có thực tế.
Thứ ba, sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự
nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự rèn luyện tính cách, kỹ năng
đồng thời đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc chuyên môn
ngay sau khi ra trường.
8)Đề xuất các phương hướng vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào hoạt
động sản xuất kinh doanh
 Áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng cách tăng năng suất lao độ
Dưới tác động của các quy luật kinh tế, ta cần phải không ngừng ứng dụng những thành tựu khoa
học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, bên cạnh đó cần phải nâng cao trình
độ và chú ý đến đãi ngộ đối với người lao động.
Ngoài ra, việc tích cực hợp lý hóa quy trình sản xuất, tìm hiểu như cầu thị trường, nâng cao trình
độ quản lý sản xuất kinh doanh cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tích cực sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch bằng cách áp dụng công nghệ mới
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn
các xí nghiệp khác, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Doanh nghiệp/ xí nghiệp nào tăng năng suất hoặc cải tiến sản phẩm, đổi mới công nghệ trước thì
sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Đó là một hình thức khác của giá trị thặng dư tương đối,
tuy có tính tạm thời nhưng nó lại là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy doanh nghiệp đánh bại đối
thủ trong cạnh tranh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc khi áp dụng công nghệ mới vì không phải công
nghệ nào áp dụng cũng có thể tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch, ví dụ như : cần phải xem xét công
nghệ mới sẽ tạo ra giá trị như thế nào so với công nghệ cũ, công nghệ mới sẽ đòi hỏi những điều
gì và nên chọn loại công nghệ phù hợp với tính chất công việc của từng khâu trong sản xuất.
9)Đề xuất các giải pháp mở rộng quy mô sản xuất cho doanh nghiệp trên cơ sở lý luận tích luỹ tư
bản
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng
Việc phân chia tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu
của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Đồng thời chúng ta cũng phải khuyến khích tất cả mọi người dân đều ra sức tiết kiệm, tích lũy. Sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác
định rõ từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành
nhằm tạo ra hiệu
quả sử dụng vốn cao hơn.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ nên tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
để doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình và tạo điều kiện cho các chủ doanh
nghiệp phát huy mọi khả năng
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng góp phần giúp đồng vốn được sử dụng hiệu quả. Vì
vậy cần đào tạo những đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao.
Đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ quản lý có thể phát huy
mọi năng lực của mình.
Tích lũy vốn trong nước
Nâng cao hiệu quả tích lũy, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước. Tăng lượng vốn
thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Mặt khác cần tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và
từ những tài sản công còn bỏ phí.
Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường chứng khoán, trước hết chúng ta phải tiến hành cổ
phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và đồng thời phải phát triển hệ
thống ngân hàng thương mại.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cải thiện môi trường đầu tư thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới tạo sức hấp dẫn cho các nhà
đầu tư. Do vậy chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi và bổ sung bộ luật đầu tư nước ngoài phù hợp
cho tình hình mới của nước ta hiện nay đảm bảo cho quyền lợi nhà đầu tư và cho chính chúng ta.

10)Đề xuất hình thức trả công nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực làm việc

Trả công vật chất


Hình thức trả công vật chất bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Trả công vật chất trực tiếp bao gồm:
lương công nhật, lương tháng/lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng. Trả công vật chất gián tiếp bao
gồm các chính sách mà doanh nghiệp áp dụng như: bảo hiểm y tế, các loại trợ cấp xã hội; các loại
phúc lợi: trợ cấp hưu trí, tìm việc, các khoản bù đắp cho công nhân làm việc trong môi trường độc
hại, làm việc ngoài giờ, làm việc vào ngày nghỉ lễ...; các trợ cấp về giáo dục, đau ốm, thai sản…
Trả công phi vật chất
Bên cạnh trả công bằng vật chất doanh nghiệp còn có hình thức trả công phi vật chất (tinh thần) cho
người lao động. Đó chính là việc tạo môi trường, điều kiện làm việc và công việc phù hợp, hứng
thú đối với người lao động; đánh giá, công nhận năng lực, thành tích; động viên, khuyến khích
người lao động, tạo cơ hội cho người lao động phát triển, thăng tiến trong doanh nghiệp. Ngày nay,
khi cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hóa chuyên môn của người
lao động được nâng cao, người lao động đi làm mong muốn không chỉ có các yếu tố vật chất như
lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi mà còn muốn có được những có hội thăng tiến trong nghề nghiệp,
được thực hiện những công việc có tính thử thách, thú vị… Ở một số nước công nghiệp phát triển
trên thế giới đã áp dụng khái niệm trả công lao động để bao hàm cả yếu tố phi vật chất đã mang lại
sự thỏa mãn cho người lao động tại nơi làm việc

14.Nhận xét về cơ hội và thách thức cách mạng 4.0 đưa lại cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Trước tình hình thực tiễn, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội và thách
thức tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới. Cụ thể:
2.1. Về cơ hội
-Một là: Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu
công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và
tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội.
-Hai là: Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới thông
qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ
điều khiển, công nghệ sinh
-Ba là: Cơ hội đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách
và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua tiếp thu, làm chủ và ứng
dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương
thức sản xuất, quản lý) từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bốn là: Lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân tích và điện toán
đám mây (SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt Nam có cơ hội phát triển lĩnh
vực này.
Năm là: Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 có tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng
cây trồng vật nuôi, từ đó, tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam được
đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành Nông nghiệp. Nếu có những sự cải cách về giống cùng cách
thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đối với lĩnh vực y tế, nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư đang trở thành vấn đề sức khỏe mang tính
chất toàn cầu, gây ra những mất mát về người, sự tốn kém về kinh tế trong điều trị và ngăn chặn.
Những công trình nghiên cứu của công nghệ sinh học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt
là trong sản xuất thuốc và trong chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong
giai đoạn tới đây.
2.2. Về thách thức
Một là: Thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm: với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của
công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa. Các hệ thống robot có trí thông minh nhân tạo sẽ
thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong
những ngành sử dụng nhiều lao động. Đây là một trong những thách thức lớn nhất, bởi chuyển
dịch cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với
chuyển dịch cơ cấu GDP. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng
lao động giá rẻ. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Hơn thế, các công nghệ hiện đại châm ngòi
cho cuộc cách mạng mới trong nhiều ngành trong nền kinh tế thế giới như công nghệ in 3D, robot
và tự động hóa lại sử dụng rất ít nhân công. Các loại hình công nghệ này sẽ thách thức mô hình
“sản xuất hàng loạt” bằng mô hình “tùy chỉnh hàng loạt” và tự động hóa với chi phí thấp hơn.
Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp ví dụ như
lao động dệt may, lắp ráp, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lực
lượng lao động của nước ta hiện nay. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực thấp cũng làm cản trở
về nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô
doanh nghiệp, ngành lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt
Nam còn thấp so với nhiều nước.
Hai là: Thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước
ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải
cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Nhà nước đề ra trong thời gian qua thực
hiện không thành công. Bên cạnh đó, những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp
lực lớn nếu Nhà nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.
Ba là: Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm
cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành
tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4 đem lại để giành lợi thế phát triển. Áp lực
lớn cho Việt Nam về sự tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường
nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy
đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát
triển nền kinh tế.
15.Đánh giá về quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc
tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Trong 30 năm đổi mới vừa
qua, từ Đại hội VI đến Đại hội XII, Đảng ta đã đưa ra chủ trương đúng đắn trong việc mở rộng
hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào
tháng 01/2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia
nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ
theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam đã
tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới,
trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước
đối tác của ASEAN.

Tháng 10/2015, Việt Nam đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tham gia vào TPP giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt
hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời có thêm điều kiện, tranh
thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội
nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.

Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu
vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều kiện của Việt Nam
và các nước ASEAN. Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Với
việc tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC,
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao nhất các
biện pháp trong lộ trình AEC…

Những hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế
Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam thực hiện chiến
lược cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu nền
kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp (DN) .

Từ đó, tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại,
các ngành dịch vụ…; Thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng
tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều
hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao
hơn; Thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển.

Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn
thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta
trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và
ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các DN Việt Nam có cơ hội tham gia
chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập
trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị
gia tăng cao hơn…

Những khó khăn, thách thức


Bên cạnh những thành tựu to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta vẫn còn một số hạn chế, như:

Một là, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn trong việc thực hiện
cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn
về hội nhập quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. Các hoạt động hội nhập
kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp
nhàng trong một chiến lược tổng thế. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát
quá trình hội nhập từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập.

Hai là, chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa chuẩn bị tốt
các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung của toàn xã hội để tận dụng tối đa
các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Ba là, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả
xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế
tạo nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào DN có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn còn là nguy
cơ, cơ cấu nhập khẩu còn không ít bất cập.

Bốn là, do tri thức và trình độ kinh doanh của các DN còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và
ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm.

Năm là, năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
còn thấp, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ phía DN nước ngoài, dẫn đến một số ngành trong nước bị
ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, nhập khẩu tăng mạnh. Sự cạnh tranh, đặc biệt
là cả các sản phẩm công nghiệp còn thấp, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và
phát triển các thị trường mới

Sáu là, năng suất lao động tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công và chi phí mặt
bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp đã ảnh hướng nhiều đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
cũng như của DN. Hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, khiến cho hàng
hoá của các DN bị cạnh tranh gay gắt...

12.Nhận xét về đặc trưng riêng có của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam

Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị trường khác phải
nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và nhân dân đã chọn. Mục tiêu của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh
trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.
+ Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân sách
quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài
nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế,
khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.
+ Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội
bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung
ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hóa, xã
hội.
+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy lợi ích và phúc lợi toàn dân làm
mục tiêu. Phát triển kinh tế thị trường để phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mạnh mẽ lực
lượng sản xuất; xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân bằng
việc đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp
đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Kinh tế thị trường bản thân nó là nội lực
thúc đẩy tiến trình kinh tế – xã hội. Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế thị trường
là vì con người, nâng cao đời sống nhân dân, mọi người điều được hưởng thụ thành quả của sự
phát triển.
– Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức
sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo quan điểm tại đại hội XII của Đảng cộng sản
Việt Nam hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh
tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các thành phần kinh tế độc lập với nhau bình đẳng với nhau trước pháp luật. Nhà nước khuyến
khích mọi thành phần kinh tế phát triển.
+ Ngoài ra mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng bên cạnh tính
thống nhất giữa các thành phần kinh tế cũng có sự khác nhau thậm chí có thể có mẫu thuẫn khiến
cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau. Các
thành phần kinh tế khác nhau dựa trên các quan hệ sở hữu khác nhau và thường đại diện cho
những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Do đó trong quá trình cùng phát triển chúng đan xen
đấu tranh mâu thuẫn và phát triển theo những khuynh hướng khác nhau. Vì vậy kinh tế nhà nước
phải giữ vai trò chủ đạo là để giữ vững định hướng xả hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế
– Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội và phải bảo vệ
quyền lợi, lợi ích của nhân dân.
+ Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sự dụng cơ
chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản
xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ
chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội.
– Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân
phối.
+ Mỗi chế độ xã hội lại có hình thức phân phối đặc trưng. Các hình thức phân phối là một bộ phận
của quan hệ sản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng ngược lại quan hệ phân phối là
hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu.
+ Tại Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.
Cơ chế phân phối này tạo động lực để kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động,
sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.
+ Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối.
– Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người
và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
+ Nền kinh tế đó luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển
kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người đều có cơ hội và điều kiện
phát triển toàn diện. Đây cũng là một trong những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực
giàu nghèo, phân hóa xã hội.

You might also like