You are on page 1of 44

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 1


VIẾT TẮT
• CR: Chất rắn
• VL: Vật liệu
• NT: Nguyên tử
• PT: Phân tử
• HCHH: Hợp chất hóa học

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 2


1. CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1.1. NGUYÊN TỬ
Nguyên tử là một hệ thống gồm:
- Hạt nhân: mang điện tích dương
- Các electron: mang điện tích âm chuyển động xung
quanh
Hạt nhân cấu tạo từ:
- Hạt nơtron: không mang điện
- Proton: mang điện tích dương có điện tích bằng điện
tích electron
Ở trạng thái bình thường: NT trung hòa điện
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 3
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 4
1.2. CHẤT HÓA HỌC
Các nguyên tử liên kết nhau tạo nên một phân
tử với hóa tính và lý tính đặc trưng: chất hóa
học
Chất hóa học được đặc trưng bởi 2 tính chất:
• Đồng nhất toàn khối
• Thành phần cố định

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 5


1.3. CÁC TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT
Ở T xác định, các phần tử của chất rắn dao
động quanh vị trí cân bằng với biên độ xác định
T tăng → Biên độ dao động tăng
Khi dao động đủ lớn → liên kết giữa chúng trở
nên yếu → chất rắn không còn giữ được hình
dạng của mình → chuyển sang trạng thái lỏng
→ khí (hoặc rắn → khí): chuyển pha
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 6
1.3.1. Trạng thái khí
Các phần tử cấu tạo liên kết nhau rất yếu, có
thể chuyển động tự do trong không gian
Trạng thái tồn tại của khí phụ thuộc: T, P, V
Khí lý tưởng: các phần tử không tương tác lẫn
nhau, tuân theo định luật khí lí tưởng:
PV= nRT
Khí thực: có sự tương tác lẫn nhau, không
tuân theo định luật khí lí tưởng

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 7


1.3.2. Trạng thái lỏng

Các phần tử liên kết nhau bền vững hơn ở


trạng thái khí
Độ bền liên kết không đủ lớn: các lớp dễ trượt
với nhau, biến dạng với tác dụng trọng lực
Lấy hình dạng của bình chứa

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 8


1.3.3. Trạng thái rắn

Các phần tử liên kết nhau rất chặt chẽ, tự


chúng có hình dạng xác định

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 9


a. Chất rắn tinh thể
Quy ước: nguyên tử, ion, phân tử: chất điểm
Chất rắn tinh thể:
- Các chất điểm sắp xếp theo một quy luật hình học
xác định có tính đối xứng và tuần hoàn trong không
gian tinh thể
- Có T nóng chảy xác định
Theo hướng bất kz, tính đối xứng, tuần hoàn
của các phần tử xảy ra trong toàn bộ không
gian: có trật tự xa

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 10


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 11
Đơn tinh thể
Những phần tử tạo nên chất rắn như một tinh
thể duy nhất (a)
Có tính chất dị hướng

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 12


Đa tinh thể
Chất rắn tinh thể được tạo thành từ nhiều
tinh thể rất nhỏ định hướng khác nhau
Có tính đẳng hướng giả

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 13


b. Chất rắn vô định hình
 Các phần tử không đủ độ linh hoạt để sắp xếp lại
khi chuyển pha L R  CR tạo thành không có
cấu trúc tinh thể: CR vô định hình
 Các chất điểm sắp xếp hỗn loạn hoặc chỉ có tính
đối xứng trong không gian hẹp: trật tự gần
 Không có T nóng chảy cố định, chuyển R → L xảy
ra trong một khoảng nhiệt độ

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 14


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 15
Rắn/Lỏng?

Dùng khái niệm độ nhớt để phân biệt trạng thái


rắn và lỏng của vật chất

≥ 1012 pa.s: vật chất được coi là ở trạng thái rắn

Nhiệt độ ứng với = 1012 pa.s: nhiệt độ đóng rắn

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 16


c. Chất lỏng tinh thể
Phần lớn các chất có cấu trúc tinh thể là chất
rắn trừ tinh thể lỏng
Tinh thể lỏng: chất lỏng hữu cơ nhưng có trật
tự cấu trúc, chiếm vị trí trung gian giữa chất
rắn và lỏng
Có sắp xếp theo trật tự nhất định nhưng có độ
linh động như chất lỏng

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 17


Lưu ý

Phổ nhiễu xạ tia X (XRD):

• Chất rắn tinh thể: có các đỉnh (peak) đặc trưng

• Chất rắn vô định hình: không có

• Tinh thể lỏng: có các đỉnh

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 18


Trạng thái khi chuyển Lỏng → Rắn
Phụ thuộc tốc độ nguội v:
• v > vth: chất rắn vô định hình
• v < vth: chất rắn tinh thể
vth: tốc độ nguội tới hạn, đặc trưng cho từng
chất
vth kim loại  106 – 1012 K/s
vth oxit  1 – 10 K/s

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 19


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 20
2. HÀM THẾ NHIỆT ĐỘNG-CÂN BẰNG
2.1. CÁC KHÁI NIỆM
Hệ
Hệ cô lập
Hệ đồng thể
Hệ dị thể
Hệ cân bằng
Quá trình
Quá trình thuận nghịch/ Quá trình không
thuận nghịch

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 21


2.2. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Trong hệ cô lập, tổng biến thiên nội năng và
công thực hiện bằng tổng biến đổi năng lượng
nhiệt của nó
dU + δW= δQ
W= ∆U + W

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 22


2.3. NGUYÊN LÝ THỨ HAI CỦA
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Trong hệ cô lập, entropy của hệ không đổi
(quá trình thuận nghịch) hoặc tăng (quá trình
không thuận nghịch)
∆S≥ 0

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 23


2.4. HÀM THẾ NHIỆT ĐỘNG
ĐẲNG ÁP G VÀ ĐẲNG TÍCH F
∆G= ∆H - T∆S
∆F= ∆U - T∆S
Các hàm ∆G và ∆F dùng đánh giá chiều quá
trình:
• Quá trình tự xảy ra: ∆G (∆F)< 0
• Quá trình cân bằng: ∆G (∆F)= 0
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 24
3. KHÁI NIỆM VỀ VẬT LIỆU (VL),
KHOA HỌC VẬT LIỆU (KHVL) VÀ
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU (CNVL)
3.1. VẬT LIỆU
VL là các sản phẩm công nghệ với chất liệu và
tính chất cần thiết, có hình dạng và kích thước
phù hợp mục đích sử dụng

Đối tượng nghiên cứu của VL là các chất rắn


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 25
3.2. KHOA HỌC VẬT LIỆU
Là ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ
thống nhất giữa thành phần – cấu trúc – công
nghệ chế tạo – tính chất của vật liệu
Trên cơ sở đó có thể dự báo vật liệu mới
KHVL mang tính chất liên ngành, đối tượng
nghiên cứu: chủ yếu là chất rắn
Các tính chất được nghiên cứu: cấu trúc, tính
chất cơ, điện, từ, quang, nhiệt

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 26


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 27
3.3. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU
3.3.1. Theo công nghệ
Trên cơ sở những quá trình chung nhất về
chuẩn bị nguyên liệu, tạo hình, biến đổi chất:
• Công nghệ đúc
• Công nghệ gốm
• Công nghệ màng mỏng
• Công nghệ nano
• CN bốc bay chân không

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 28


3.3.2. Theo kích thước cấu trúc

Cấu trúc nguyên tử: < 10-9 m

Cấu trúc tinh thể: 10-9 – 10-7 m

Cấu trúc vi mô: 10-7 – 10-3 m

Cấu trúc vĩ mô: > 10-3 m

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 29


Cấu trúc nguyên tử Cấu trúc tinh thể

Cấu trúc vi mô Cấu trúc vĩ mô


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 30
3.3.3. Theo thành phần hóa học

Cách phân loại phổ biến nhất, gồm 4 nhóm:


• VL kim loại
• VL ceramic (thủy tinh, gốm sứ, xi măng, VL phi
kim vô cơ)
• VL polymer
• VL composite

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 31


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 32
a. Vật liệu kim loại

Kim loại nguyên chất

Hợp kim: kết hợp nhiều nguyên tố với nguyên tố


cơ bản là nguyên tố kim loại

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 33


Đặc trưng của VL kim loại
Có liên kết kim loại; hầu hết ở trạng thái tinh
thể với độ xếp chặt cao
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Phản xạ ánh sáng với màu sắc đặc trưng
Thường có khả năng biến dạng dẻo tốt
Thường kém bền vững hóa học

 Sắt, Cu, Al, Ti … và các hợp kim của chúng

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 34


Vật liệu kim loại

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 35


b. Vật liệu vô cơ - ceramic

Hợp chất từ một kim loại và phi kim: oxides,


carbides, nitrides … (SiO2, Al2O3, ZrO2, SiC, TiC,
BN …)

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 36


Đặc trưng của VL vô cơ - ceramic
Liên kết bền vững kiểu ion hoặc đồng hóa trị
Các NT sắp xếp có trật tự hoặc không trật tự
Thường dẫn điện kém
Thường trong suốt
Rất giòn, không biến dạng dẻo được
Bền vững hóa học và nóng chảy ở T cao

 Thủy tinh, gốm, sứ …, ceramic công nghiệp …

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 37


Vật liệu vô cơ - ceramic

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 38


c. Vật liệu polymer

Các nguyên tố thành phần chủ lực: carbon,


hydro, oxy liên kết nhau trong các mạch phân
tử kích thước lớn

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 39


Đặc trưng của VL polymer
Khối lượng phân tử lớn
Liên kết chính: cộng hóa trị, Van der Waals, LK
hydro
Thường có cấu trúc vô định hình
Thường dẫn điện kém
Giòn ở T thấp, có khả năng biến dạng dẻo ở T
cao
Bền vững hóa ở T phòng
Nóng chảy, phân hủy ở T tương đối thấp

 Thường là các sản phẩm tổng hợp 40


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 41
d. Vật liệu composite
Còn gọi là VL kết hợp
Kết hợp giữa 2/nhiều loại VL có tính chất đặc
trưng khác hẳn nhau  một VL với tổ hợp các
tính chất hoàn toàn mới

Một số thí dụ:


- Bê tông cốt thép
- Composite sợi thủy tinh
- Composite nền nhôm cốt SiC

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 42


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 43
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Khái niệm về vật liệu: VL là gì? Thế nào là khoa
học về VL và công nghệ VL? Các loại VL kim loại,
gốm, polymer, composite.
2. Cấu trúc vi mô, vĩ mô.
3. Trật tự xa và trật tự gần.
4. Phân biệt chất rắn, chất lỏng, chất khí. Thế nào
là chất rắn tinh thể? Phân biệt đơn tinh thể và
đa tinh thể. Chất rắn vô định hình. Tinh thể
lỏng. Đặc trưng cơ bản của chất lỏng.

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 44

You might also like