You are on page 1of 9

[TOPIC ĐẦU TƯ]: HÒA PHÁT TAKE A BIG BATH HAY BAD THẬT SỰ VÀ AI LÀ NGƯỜI

NÊN MUA HPG LÚC NÀY ???

1. CẬP NHẬT KQKD QUÝ 3

Đầu tiên là về kết quả kinh doanh của HPG đang là HOT NEWS trên mọi diễn đàn khi HPG chính
thức có quý lỗ trong vòng 1 thập kỷ gần đây. Mức lỗ quý 3 của HPG là 1,774 tỷ đồng. Vậy thì
nguyên nhân đến từ đâu thì cùng soi chiếu báo cáo tài chính của HPG 1 chút ạ!

(1) Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh


Doanh thu giảm từ 38 nghìn tỷ xuống còn 34 nghìn tỷ, mức giảm doanh thu không quá lớn, chỉ khoảng
hơn 10% thì chứng tỏ doanh nghiệp vẫn bán hàng được chứ không phải là không bán được. Tuy nhiên,
điểm cần lưu ý chính là Lợi nhuận gộp của HPG đã giảm từ 11.8 nghìn tỷ xuống còn 1 nghìn tỷ. Biên
lợi nhuận gộp lúc này chỉ còn khoảng 2.93%, giảm mạnh so với 30.6% ở cùng kỳ năm ngoái!
Biên lợi nhuận gộp HPG nói riêng và cả ngành thép nói chung đều giảm rất mạnh đến từ 2 vấn đề đó
là: Giá bán giảm vì nhu cầu toàn cầu giảm từ thế giới lẫn trong nước gần đây khi mà BĐS có dấu
hiệu đứng yên. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu lại tăng => Giá đầu ra giảm mà giá đầu vào tăng
thì khó khăn bủa vây Hoà Phát lúc này!

(2) Chi phí tài chính tăng mạnh vì lỗ tỷ giá


Đây là giai đoạn gần như xấu nhất của xấu nhất của HPG khi mà lợi nhuận thì giảm mà chi phí lại đội
lên. Nhìn vào chi phí tài chính tăng cao thì chúng ta sẽ nghĩ ngay rằng HPG đang bị ngấm dần câu
chuyện lãi suất tăng thế nhưng nhìn kỹ lại thì chi phí lãi vay của HPG tăng không quá nhiều, chỉ hơn
150 tỷ. Vậy gần 2400 tỷ là đến từ đâu, nó đến từ câu chuyện tỷ giá!
Bên cạnh vốn vay trong nước thì HPG vẫn có vay nợ nước ngoài. Vay bằng đồng tiền nào thì trả nợ
bằng đồng tiền nấy! Vay USD thì trả USD mà trong 3 tháng gần đây, từ 23.200 đồng lên gần 24.800
đồng. Tỷ giá tăng mạnh thì dễ hiểu vì sao chi phí trích lập lỗ tỷ giá của HPG tăng mạnh, từ 981 triệu
năm ngoái lên 1,118 tỷ năm nay!

=> Từ đây có thể thấy HPG gần như hạch toán những thứ xấu xí nhất vào trong quý 3 này. Thu
thì giảm mà chi thì tăng thì lợi nhuận khó tránh khỏi cảnh bị ảnh hưởng nặng nề. Và 2 tác nhân
biên lợi nhuận gộp giảm cùng chi phí tài chính tăng vì áp lực tỷ giá chính là nguyên nhân chính
dẫn đến một KQKD tệ nhất trong 1 thập kỷ gần đây của HPG!

2. GÓC NHÌN ĐẦU TƯ


Với một KQKD xấu và còn khả năng chưa thể cải thiện ngay trong quý 4 hoặc thậm chí đầu năm 2023
thì đứng trên góc độ đầu tư, HPG có thể những câu chuyện như thế nào, có đáng đầu tư hay không và
tuýp nhà đầu tư nào phù hợp với HPG hiện tại!

Suy cho cùng, ngành thép vẫn là một ngành có tính chu kỳ rất cao nên đôi khi hoạt động kinh doanh
không đồng pha với biến động giá của cổ phiếu. Cụ thể là khi lợi nhuận đạt đỉnh thì giá cổ phiếu
không tăng mà lại tạo đỉnh thì khi lợi nhuận xấu nhất cũng vậy, khi lợi nhuận xấu nhất cũng là lúc giá
cổ phiếu tạo đáy! Câu chuyện đó là lợi nhuận của HPG đã tạo đáy chưa khi biến số trước mắt vẫn còn
là:
- Nhu cầu chưa hồi phục khi mà thị trường BĐS trong nước đang đứng yên, chưa có dấu hiệu
được giải thoát hay tình hình vĩ mô thế giới chưa cải thiện!
- Câu chuyện tỷ giá có hạ nhiệt hay không còn tùy thuộc vào lộ trình tăng lãi suất của FED!
Tuy nhiên, đứng ở trên góc độ đầu tư đồng hành cùng doanh nghiệp thì sao, HPG vẫn còn xứng đáng
để đầu tư không thì chúng ta cùng phân tích sâu vào bên trong doanh nghiệp hơn là nhìn vào KQKD!
(1) Lợi thế cạnh tranh
Đầu tiên là lợi thế cạnh tranh của HPG có gì so với các doanh nghiệp cùng ngành! Đầu tiên là biên lợi
nhuận, dù có giảm nhưng vẫn là doanh nghiệp có biên lợi nhuận đầu ngành.

Trong điều kiện tốt nhất, HPG có biên lợi nhuận cao hơn 30%, HSG là hơn 20% và NKG là hơn 10%.
Điều này đến từ việc hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất của từng doanh nghiệp. Đó là lợi thế cạnh tranh
bậc nhất của HPG trong ngành thép tại Việt Nam so với các doanh nghiệp thương mại thép. Và chỉ có
các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt nhất ngành mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn
nhất của ngành nghề!

Để thấy rõ hơn về lợi thế cạnh tranh tương quan đến giá cổ phiếu thì cùng lật lại quá khứ trong giai
đoạn 2018-2019. Giai đoạn này BĐS ở Việt Nam gặp khó khăn và đứng hình khiến cho nhu cầu sắt
thép giảm mạnh trong nước. Trong giai đoạn giảm giá mạnh của ngành thép thì giá cổ phiếu NKG và
HSG giảm 70-80% còn giá cổ phiếu HPG giảm chưa tới 50%. Điều này chỉ cho chúng ta thấy lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ ít bị rủi ro hơn so với các doanh nghiệp khác!

Lịch sử đã chứng minh HPG không phải là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong một con sóng tăng nhưng
HPG sẽ là cổ phiếu giảm ít nhất trong một chu kỳ giảm giá của ngành! Vì rằng nhờ vào lợi thế cạnh
tranh sẽ giúp HPG giữ giá tốt trong chu kỳ giảm giá!
(2) Tình hình tài chính
Tỷ giá trong quý 3 vừa qua rất có thể là quý tăng mạnh nhất trong năm nay mặc dù từ nay đến cuối
năm, Việt Nam vẫn sẽ bị áp lực tỷ giá. Tuy nhiên, chủ trương của NHNN rất rõ ràng là muốn giảm tải
áp lực tỷ giá trong giai đoạn tới => Lỗ tỷ giá quý 3 của HPG là biến số đột biến và trong các quý
sau có thể sẽ giảm tải khi đã trích lập mạnh tay trong quý 3 này!

Dòng tiền của HPG vẫn đang nổi bật so với ngành khi đang có gần 40 nghìn tỷ tiền, trong đó 27 nghìn
tỷ gửi tiết kiệm và gần 12 nghìn tỷ tiền tươi.

Bên cạnh đó, với lợi thế cạnh tranh cao thì công nợ của HPG sẽ thấp so với ngành giúp cho dòng tiền
kinh doanh của HPG sẽ tốt và luân chuyển tiền tệ của HPG không bị âm như HSG - NKG cho thấy
nghiệp vụ bán hàng của HPG tốt hơn hẳn các doanh nghiệp cùng ngành!
=> Từ đây cho thấy sức khoẻ về tài chính của HPG vẫn là tốt nhất trong ngành và trong bối
cảnh khó khăn nhất của ngành nghề, doanh nghiệp nào có sức khỏe tốt sẽ là những doanh
nghiệp đề kháng cao nhất ngành và phục hồi nhanh nhất sau khó khăn!

(3) Định giá cổ phiếu


Trong bối cảnh hiện tại thì định giá theo tài sản có lẽ là phù hợp nhất đối với HPG! Giá trị sổ sách của
HPG đang vào khoảng 17.100 đồng/cổ phiếu và với giá đóng cửa 16.800 đồng/cp thì P/B của HPG
hiện đang là 0.98 < 1.

Trong vòng 1 thập kỷ từ tháng 10/2012 đến nay, vùng P/B hiện tại đang là vùng thấp nhất thập
kỷ của HPG! Thấp hơn cả đợt dịch bệnh COVID mặc dù thị giá vẫn chưa về vùng giá khi xảy ra
biến cố dịch bệnh đó!

(4) HPG phù hợp cho tuýp nhà đầu tư nào hiện tại!
Với KQKD thế này thì chắc chắn hàng loạt các bài viết sẽ chĩa mũi dùi vào HPG. Và thực vậy, khi
một cổ phiếu đi qua khỏi chu kỳ của nó thì thời gian để quay lại chu kỳ mới có lẽ phải tính bằng tháng
bằng năm chứ không thể nào 1 sớm một chiều xảy ra 1 cú rũ bỏ nhảy vào mua là tăng bằng lần ngay
được!

Góc nhìn đầu tư ngay lúc này có lẽ sẽ phải tập trung vào câu chuyện nội tại của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt nhất ngành từ chuỗi giá trị sản xuất ngày càng hoàn thiện,
biên lợi nhuận đầu ngành cùng một sức khỏe tài chính tốt và đang ở một mức định giá tương đối là rẻ.

Bên cạnh đó, một lợi thế vô hình của Hoà Phát đến từ yếu tố ban lãnh đạo! Mr Long chưa hẳn là một
người giỏi nói nhưng ắt hẳn là một người giỏi làm và luôn thành thật với cổ đông khi dám nói ra được
những khó khăn của doanh nghiệp trước khi nó xảy ra cho thấy Bác là một lãnh đạo có tâm và có tầm.
Đây là điều gần như là lợi thế vô hình nhưng hiếm hoi nhất thị trường chứng khoán hiện tại!

Vậy thì từ đó, ai là người phù hợp nhất đối với việc đầu tư HPG hiện tại. Đầu tiên chắc chắn không
phải là nhà đầu tư ngắn hạn. Thứ 2 cũng không phải là nhà đầu tư trung hạn vì thực chất trong vòng 1
năm tới có lẽ chưa mấy sáng sủa với HPG trong bối cảnh hiện tại! Tuýp nhà đầu tư thích hợp nhất
với HPG hiện tại chính là nhà đầu tư tích sản trong dài hạn. Dành cho anh chị chưa biết đầu tư
tích sản là thế nào thì nôm na ra chính là một dạng đầu tư đều hàng tháng hoặc mua vào các
nhịp giảm mạnh của thị trường rồi nắm giữ trong thời gian dài. Việc tích sản HPG phải được
thực hiện đều đặn trong thời gian dài và phải phân bổ tỷ trọng hợp lý trong danh mục!

Link tham khảo phương pháp đầu tư tích sản: https://www.portal.fidt.vn/post/tich-san-va-ly-


do-nen-tich-san

Vì vậy, nếu không phải là tuýp nhà đầu tư tích sản dài hạn thì trên quan điểm cá nhân của em không
nên tham gia HPG giai đoạn khó khăn này và nên đợi chờ cơ hội ở các vùng giá khác! Vậy thì những
anh chị còn hàng HPG với giá vốn không mấy thuận lợi thì có thể nghĩ đến hướng chuyển sang tích
sản HPG. Nếu có áp lực về tài chính hoặc không phù hợp với quan điểm đầu tư tích sản, có thể cân
nhắc cơ cấu lại danh mục khi thị trường hồi phục, ắt hẳn thép sẽ có cú hồi!

3. KẾT LUẬN
Đi qua hết từ góc nhìn kinh doanh sang góc nhìn đầu tư thì chúng ta có thể đút kết ra những kết luận
như sau:
(1) HPG mùa này có thể là BAD thật sự chứ không không hẳn là TAKE A BIG BATH khi
mà với KQKD hiện tại không lường trước được câu chuyện về tỷ giá. Mặc dù cho hàng
tồn kho và nợ vay có giảm so với quý 2 cũng như tiền và các khoản tương đương tiền dù
giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao!
(2) Ở góc độ đầu tư vào nội tại doanh nghiệp, HPG vẫn là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
bậc nhất trong ngành thép và nhờ vào lợi thế cạnh tranh này, HPG sẽ là doanh nghiệp có
sức đề kháng tốt nhất và khả năng phục hồi nhanh nhất khi chu kỳ khó khăn của ngành
nghề qua đi!
(3) Ai nên tham gia HPG lúc này: NHÀ ĐẦU TƯ TÍCH SẢN CỔ PHIẾU! Còn về các góc độ
đầu tư khác có lẽ cần cân nhắc và xem xét thêm KQKD của các quý tiếp theo HPG có cải
thiện được hiệu suất kinh doanh và bối cảnh thị trường có ủng hộ chu kỳ kinh doanh
ngành thép trở lại hay là không!

Trên đây là các quan điểm cá nhân về Hoà Phát hiện tại. Cũng là FAN của Bác Long một thời tuy
nhiên đứng trên góc độ phân tích thì phải đưa ra các góc độ khách quan nhất có thể về doanh nghiệp để
có hướng xử lý danh mục đầu tư hiệu quả nhất! Hi vọng rằng những chia sẻ bên trên sẽ có thể mang lại
một góc nhìn về Hoà Phát hiện tại cho quý anh chị đã, đang và sẽ là cổ đông Hoà Phát!

You might also like