You are on page 1of 926

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ


QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
EM 3417

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý Công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất 1


Các tài liệu tham khảo của môn học

Tiếng Việt:
• Nguyễn Thành Hiếu, Trương Đức Lực & Nguyễn Đình
Trung. (2018). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
• Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nguyễn Văn Nghiến. Nhà
xuất bản giáo dục, năm 2009
• Quản trị tác nghiệp. Trương Đức Lực & Nguyễn Đình
Trung. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm
2010. ( Lý thuyết và bài tập)
• Các tác giả khác và các học liệu mở trên internet…

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


Các tài liệu tiếng Anh:
• William J. Stevenson. 2011. Production/ Operation
Management. McGraw-Hill Companies. Xuất bản lần
thứ 11.
• Richarf B. Chase, Nicholas J. Aquilano, F. Robert
Jacobs. 2004. Operations Management for
Competitive Advantage. McGraw-Hill Companies.
Xuất bản lần thứ 10.
Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài khác: Nga,
Pháp, Nhật...
* Các học liệu mở trên internet của các trường đại học
trên thế giới…

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


Các nội dung chính
1.1. Khái niệm về sản xuất
1.2. Phân loại sản xuất
1.3. Khái niệm và mục tiêu của quản trị sản xuất
(QTSX)
1.4. Mối quan hệ giữa QTSX và các chức năng quản
trị khác trong doanh nghiệp
1.5. Kết cấu hệ thống sản xuất
1.6. Năng suất
1.7. Bài tập thực hành chương

4
EM 3417 Quản trị sản xuất
Mục tiêu chương

• Nắm được lý thuyết cơ bản trong chương;

• Giới thiệu một số tình huống thực tế liên


quan đến các nội dung chương;

• Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài


tập cụ thể của chương;

5
EM 3417 Quản trị sản xuất
1.1. Khái niệm về sản xuất

- Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch


vụ đáp ứng nhu cầu xã hội;

- Sản xuất là quá trình biến đổi từ các yếu tố


đầu vào thành các sản phẩm đầu ra;

6
EM 3417 Quản trị sản xuất
Mô hình sản xuất
Các yếu tố đầu
vào:
Các sản phẩm,
dịch vụ đầu ra:
- Lao động;
- Máy móc, thiết Quá trình biến
đổi - Các sản
bị;
(Sản xuất) phẩm, dịch
- Công cụ, dụng
vụ có ích cho
cụ sản xuất;
xã hội;
- Nguyên vật
- Các sản
liệu;
phẩm có hại
- Nhà xưởng;
cho xã hội
- Thông tin;
tin;…

Thông tin phản hồi

7
EM 3417 Quản trị sản xuất
Ví dụ về quá trình sản xuất
(ngành dịch vụ)
Các yếu tố đầu Các sản phẩm,
vào: dịch vụ đầu ra:
- Bác sỹ; y tá,
điều dưỡng, kỹ - Các bệnh nhân
thuật viên Quá trình được chữa khỏi
- Máy móc, thiết khám chữa bệnh (có ích
bị y tế; bệnh tại cho xã hội);
- Công cụ, dụng - Rác thải, nước
Bệnh viện
cụ y tế; thải y tế, các
- Thuốc men, vật bệnh dịch lây
tư y tế; truyền cho xã
- Các phòng hội từ bệnh
khám; viện (có hại
- Thông tin; tin;… cho xã hội)

Thông tin phản hồi

8
EM 3417 Quản trị sản xuất
1.2. Phân loại về sản xuất
Tiêu chí 1: - số lượng sản phẩm sản xuất
(tiêu chí kép) ra
- tính lặp lại của QTSX

TYPES

Sản xuất đại Sản xuất


Sản xuất theo
trà (Mass đơn chiếc
lô (Batch
Production) (Single
production)
Production)

9
EM 3417 Quản trị sản xuất
Hình ảnh minh họa về sản xuất đại trà

Nguồn: Dây chuyền sản xuất - chìa khóa thành công của nền công nghiệp 4.0 | công ty
cổ phần fumee tech
(Ngày 9/6/2020)

Nguồn: Lợi thế của ngành dệt may khi 'xanh hóa' dây chuyền sản xuất (kinhtemoitruong.vn)
(Ngày: 5/9/2021)

10
EM 3417 Quản trị sản xuất
Đặc điểm của sản xuất đại trà
• Số lượng chủng loại sản phẩm rất ít, số lượng
sản phẩm sản xuất lại rất nhiều;

• Quá trình sản xuất lặp lại cao trong thời gian
tương đối dài;

• Quy trình công nghệ được xây dựng tỷ mỉ và


chi tiết đến từng nguyên công;

11
EM 3417 Quản trị sản xuất
• Máy móc thiết bị có mức độ chuyên dụng và tự
động hóa cao;

• Đầu tư ban đầu lớn;

• Tính linh hoạt của hệ thống kém;

• Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ;

• Trình độ chuyên môn hóa công việc của người lao


động cao.

12
EM 3417 Quản trị sản xuất
Minh họa về sản xuất đơn chiếc

Nguồn ảnh: https://vietnambiz.vn/nganh-xay-dung-construction-industry-la-gi-cac-


Nguồn ảnh: http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/786628/hanh-trinh-lay-lai-long-tin dac-diem-chinh-cua-nganh-xay-dung-20191201190032718.htm
16/08/2015
02/12/2019

Nguồn: https://cokhitaithanh.com/dich-vu-san-pham/che-tao-khuon-mau/ Nguồn: https://xuongmocgocongnghiep.com/top-10-mau-thiet-ke-cua-hang-ao-dai-dep.html


Hình ảnh chỉ sử dụng vào mục đích minh họa cho việc học tập của sinh viên Hình ảnh chỉ sử dụng vào mục đích minh họa cho việc học tập của sinh viên

13
EM 3417 Quản trị sản xuất
Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc

• Số lượng chủng loại sản phẩm nhiều nhưng số


lượng mỗi loại rất ít hoặc duy nhất;

• Quá trình sản xuất không có tính lặp lại;

• Mức độ chuyên môn hóa công việc của công


nhân thấp nhưng trình độ tay nghề lại cao;

14
EM 3417 Quản trị sản xuất
• Máy móc thiết bị công nghệ chủ yếu là vạn năng và bố
trí sắp xếp theo từng nhóm công nghệ;

• Đầu tư ban đầu thấp, tính linh hoạt của hệ thống cao.

Nguồn: https://locobee.com/mag/vi/2020/10/11/lam-viec-tai-nhat-ban-dac-
Nguồn: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/song/doc-dao-khuon-banh-trung- diem-nganh-cong-nghiep-dien-anh/
thu-co-hinh-truong-sa-402685.html 11/10/2020
(Ngày: 07/09/2014) Hình ảnh chỉ sử dụng vào mục đích minh họa cho việc học tập của sinh viên

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


Đặc điểm của sản xuất theo lô

• Số lượng chủng loại sản phẩm tương đối nhiều


nhưng số lượng từng loại trung bình;
• Quá trình sản xuất lặp lại theo chu kỳ;
• Trình độ chuyên môn hóa công việc của người
lao động trung bình;
• Máy móc thiết bị công nghệ vừa vạn năng và
vừa chuyên dụng, được bố trí hỗn hợp: vừa
theo nhóm công nghệ và vừa theo hành trình
công nghệ.

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


Minh họa sản xuất theo lô

Sản xuất thuốc Sản xuất ngành cơ khí chế tạo


Nguồn: https://laodong.vn/the-gioi/ben-trong-nha-may-san- Nguồn: CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT WILL (cncbinhduong.com)
xuat-thuoc-chong-covid-19-785838.ldo
21/02/2020

Nguồn: http://www.farmacista33.it/farmaci-la-dipendenza- • Nguồn ảnh: https://congthuong.vn/nha-may-bia-ha-noi-me-linh-10-nam-dau-an-mot-chang-duong-125916.html


delleuropa-dalle-importazioni-di-medicinali/politica-e- • 07/09/2019
sanita/news--52517.html
Sản xuất công nghiệp thực phẩm

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


Dạng (Types) sản xuất sẽ ảnh hưởng tới:

• Trình độ công nghệ;


• Bố trí mặt bằng sản xuất;
• Các phương pháp tổ chức sản xuất để phù hợp với
từng dạng sản xuất trên…
• Chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, giá
bán, thị phần, lợi nhuận…
• Tính linh hoạt của hệ thống sản xuất;
• Mức độ đáp ứng cầu thị trường, mức độ hài lòng
của khách hàng…

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


Lựa chọn dạng sản xuất phụ thuộc vào:

• Tính ổn định và độ lớn của cầu thị trường;

• Năng lực về vốn đầu tư ban đầu;

• Yêu cầu về tuyển dụng và đào tạo nhân công;

• Yêu cầu về công nghệ;

• Yêu cầu về chất lượng sản phẩm;

• Yêu cầu về giá thành và giá bán sản phẩm;

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


Tiêu chí 2: Theo mức độ tự chủ của quá trình sản xuất

sản xuất có thiết kế sản xuất thầu sản xuất gia công

Trên hình cho thấy vị trí


của sản xuất gia công ở
nơi giá trị gia tăng thấp
nhất trong toàn chuỗi
giá trị sản phẩm.
The 'smile curve' in value creation
Hình: Mô hình đường cong nụ cười của STAN SHIN
Nguồn: : Mudambi (2008)

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


Tiêu chí 3: Theo đặc điểm về sự đồng thời của
quá trình sản xuất và thương mại

Sản xuất Sản xuất và Thương mại


trước, thương thương trước, sản
mại sau mại đồng thời xuất sau
Ví dụ: các ngành hàng
Ví dụ: các ngành dịch
gia dụng, sản xuất xe
vụ: Spa, giáo dục, y tế…
Máy, thuốc, thực phẩm…

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


Tiêu chí 4: Theo đặc điểm về mức độ cơ khí hóa
và tự động hóa

5 SX tự động hóa hoàn toàn

4 SX bán tự động hóa

3 SX cơ khí hóa hoàn toàn

2 SX bán cơ khí hóa

1 SX thủ công

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn/lich-su-cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-va-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-a37527.html
04/05/2017

-Từ khoảng năm 1870 -Xuất hiện vào 1969, với


-Bắt đầu vào năm 1784 “Industrie 4.0” kết nối các hệ
đến khi Thế Chiến I nổ sự ra đời của công nghệ
:sử dụng năng lượng thống nhúng và cơ sở sản xuất
ra. sử dụng năng thông tin (CNTT), sử
nước, hơi nước và cơ thông minh để tạo ra sự hội tụ
lượng điện và sự ra dụng điện tử để tự
giới hóa sản xuất. Dấu kỹ thuật số giữa Công nghiệp,
đời của các dây động hóa sản xuất.
mốc quan trọng là việc Kinh doanh. kết hợp các công
chuyền sản xuất -Cuộc cách mạng này
James Watt phát minh ra nghệ lại với nhau, làm mờ ranh
hàng loạt trên quy thường được gọi là cách
động cơ hơi nước năm giới giữa vật lý, kỹ thuật số và
mô lớn. mạng số bởi vì nó được
1784. sinh học. Những yếu tố cốt lõi
-Có sự phát triển của xúc tác bởi sự phát triển
- Phát minh vĩ đại này đã của Kỹ thuật số trong CMCN
ngành điện, vận tải, của chất bán dẫn, siêu
châm ngòi cho sự bùng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo
hóa học, sản xuất máy tính, máy tính cá
nổ của công nghiệp thế (AI), Vạn vật kết nối - Internet
thép, và (đặc biệt) là nhân (thập niên 1970 và
kỷ 19 lan rộng từ Anh of Things (IoT) và dữ liệu lớn
sản xuất và tiêu 1980) và Internet (thập
đến châu Âu và Hoa Kỳ. (Big Data).
dùng hàng loạt niên 1990).

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn/lich-su-cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-va-cach-mang-
cong-nghiep-lan-thu-4-a37527.html

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên
cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến
thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là
lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions…) và công nghệ nano.
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu
Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt: có thể gây ra sự bất bình đẳng

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


Tiêu chí 5: Theo đặc điểm của sản phẩm

Sản xuất hội Sản xuất Sản xuất hỗn


tụ phân kỳ hợp

Quá trình sản xuất có chỗ


Ví dụ: sản xuất lắp ráp, Ví dụ: chế biến thịt, sữa, Hội tụ, có chỗ phân kỳ.
May, xây dựng… Chế biến dầu mỏ… Ví dụ: cơ khí chế tạo máy
phân xưởng gia công cơ
Là phân kỳ, phân xưởng lắp
Ráp là hội tụ…

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


Tiêu chí 6:Theo đặc điểm về tập trung hóa sản xuất

Sản xuất tập trung Sản xuất tập trung


Sản xuất tập trung
theo chuyên môn theo hợp tác hóa
hóa SX theo tổ hợp hóa SX
SX

Bản chất tập trung hóa sản xuất: là tập trung sản xuất
nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một hệ thống sản xuất để có
quy mô lớn hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng
lực cạnh tranh cho hệ thống.

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


Tổ hợp sản xuất sữa tại Kirov, LB Nga
sản xuất ra hơn 80 chủng loại SP từ sữa
Nguồn: https://kmk-milk.ru/about/

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


LỢI ÍCH CỦA TẬP TRUNG HÓA SẢN XUẤT:
- Cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng các công nghệ, máy móc
thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất;

- Nâng cao mức chuyên dụng, chuyên sâu về công nghệ;

- Thúc đẩy sử dụng các phương pháp tổ chức sản xuất hiện
đại;

- Thúc đẩy sử dụng một cách đồng bộ nguyên vật liệu;

- Hướng tới giảm số lao động quản lý;

- Thúc đẩy hoàn thiện và hiện đại hóa sản phẩm sản xuất ra…

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


Chuyên môn hóa là tại một hệ thống sản xuất (trung
tâm sản xuất) có sự hạn chế về:
- số lượng chủng loại sản phẩm;
- hoặc công nghệ sản xuất

CMH quy trình CMH hỗn hợp…


CNH sản phẩm;
công nghệ;
Tại các hệ thống có cả hai
Ví dụ: các dây chuyền Ví dụ: phân xưởng Sơn,
đặc điểm trên như nhà máy
Lắp ráp xe máy, ô tô, Lò nung, Nhiệt luyện.
Cơ khí chế tạo có đầy đủ QTCN
May… Các khoa của các bệnh viện…

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


Hợp tác hóa sản xuất: là hợp tác các quan hệ sản
xuất giữa các hệ thống sản xuất nhằm sản xuất ra
một sản phẩm cuối cùng.

Hợp tác hóa sản xuất theo Hợp tác hóa sản xuất theo sử dụng
phạm vi lãnh thổ: công suất tại cơ sở sản xuất:

- hợp tác sản xuất trong - hợp tác sản xuất trong cơ sở sản
cùng khu vực; xuất hiện đang sử dụng (công suất
- hợp tác sản xuất với bên đang dùng);
ngoài khu vực. - hợp tác sản xuất tại cơ sở sản xuất
đang dư thừa công suất (đang còn
trống)

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


Tổ hợp hóa sản xuất: kết hợp nhiều quá trình
sản xuất khác nhau của một ngành hoặc nhiều
ngành công nghiệp khác nhau nhưng có mối
quan hệ về công nghệ sản xuất trong một hệ
thống sản xuất lớn (hoặc một tổ hợp sản xuất).

Ví dụ: tổ hợp sản xuất Gang- Thép:

Quặng sắt Gang Thép Thép cán


Đây cũng là tổ hợp sản xuất theo chiều dọc: quá trình sản xuất được tiến hành
tuần tự, nối tiếp nhau.

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


Ưu điểm của tổ hợp sản xuất:

• Sử dụng hợp lý và đồng bộ nguyên vật liệu đầu


vào cũng như chế biến đồng bộ các sản phẩm phụ
từ các quá trình sản xuất;

• Tăng tính liên tục của các quá trình sản xuất;

• Giảm giá thành sản phẩm;

• Bảo vệ môi trường;

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


• Tăng hiệu quả sử dụng các máy móc thiết bị
công nghệ: sử dụng một phần máy móc thiết bị
công nghệ ở những tổ hợp khác nhau để sản
xuất các sản phẩm khác nhau;

• Sử dụng chung hệ thống sản xuất phụ và phụ


trợ => giảm suất đầu tư vào cả tổ hợp sản
xuất;
• Tăng nhanh vòng quay vốn;

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


Những nhược điểm của tập trung hóa sản xuất
• Quy mô sản xuất tăng sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về
vốn đầu tư ban đầu; tăng thời gian khấu hao dự
án;
• Tăng nhu cầu về hạ tầng phục vụ sản xuất: vận
tải, điện, nước… => đòi hỏi đầu tư vào phát triển
hạ tầng cho phát triển công nghiệp;
• Tăng các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại các
trung tâm sản xuất lớn;
• Tăng nguy cơ độc quyền sản xuất tại các nhà máy
lớn;

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


Các tiêu chí phân loại khác
Tiêu chí 6: Theo nhóm ngành (hoặc ngành) sản
xuất, chia ra sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp
chế biến…

Trong từng nhóm ngành lại có thể phân biệt


theo từng ngành hàng cụ thể, ví dụ sản xuất chế
biến hóa chất, chế biến gỗ, chế biến cơ khí…

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


• Các tiêu chí khác, ví dụ: theo phương pháp kỹ thuật tác động vào
đối tượng sản xuất hay công nghệ chế biến trong gia công cơ khí
có thể phân ra:
- Sản xuất gia công truyền thống (lấy cứng cắt mềm: tiện, phay, bào,
mài, khoan, doa…);

- Sản xuất gia công tiên tiến với các phương pháp chủ yếu dưới đây:
Phương pháp cơ khí:(lấy mềm cắt cứng như: gia công bằng tia nước,
gia công bằng tia hạt mài, siêu âm, gia công bằng điện hóa, gia công
bằng xung điện hay gia công bằng tia laser,
Phương pháp điện hóa: bao gồm các phương pháp như gia công điện
hóa, mài điện hóa, mài xung điện hóa, khoan bằng dòng chất điện phân,
Phương pháp hóa bao gồm: các phương pháp như gia công quang hóa,
phay hóa;
Phương pháp nhiệt điện: bao gồm các phương pháp như gia công bằng
xung điện, cắt dây xung điện, mài xung điện, gia công bằng dòng điện
tử, gia công bằng tia laze, gia công bằng quang Plasma.....)…
(Tham khảo thêm về công nghệ gia công cơ khí)

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


1.3. Quản trị sản xuất (QTSX)
• QTSX là quản trị quá trình sản xuất (hoặc hệ
thống sản xuất) nhằm đạt được các mục tiêu
mong muốn;

• QTSX là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm


tra, điều chỉnh quá trình sản xuất nhằm đạt được
các mục tiêu mong muốn;

• QTSX là ra các quyết định về quản lý cho hệ


thống SX nhằm đạt được các mục tiêu mong
muốn;

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


Mục tiêu của QTSX

Mục tiêu chung


Mục tiêu của
của quản trị
QTSX
doanh nghiệp
- Nhanh hơn;
Nâng cao năng
- Tốt hơn;
lực cạnh tranh
- Rẻ hơn
cho DN

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


Nhanh hơn: Thời gian thiết kế sản phẩm, đưa vào sản xuất,
sản xuất trong hệ thống sản xuất, phân phối tới khách hàng,
trả lời các khiếu nại của khách hàng nhanh hơn đối thủ cạnh
tranh...
Tốt hơn: chất lượng sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, trong
quá trình sản xuất, trong khâu phân phối, sử dụng sản phẩm
của khách hàng cần hướng tới đáp ứng nhu cầu khách hàng,
tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm…

Rẻ hơn: chi phí cho thiết kế, sản xuất, phân phối, trong sử
dụng của khách hàng cần phải hướng tới giảm thiểu để tăng
năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cũng như để bảo vệ môi
trường trong bối cảnh ngày càng suy giảm nguồn tài nguyên
thiên nhiên…

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


THIẾT KẾ SẢN
SẢN XUẤT PHÂN PHỐI
PHẨM & QTCN

Nhanh hơn; Tốt hơn; Rẻ hơn

Ba mục tiêu chính: NHANH HƠN, TỐT HƠN, RẺ


HƠN là ba mục tiêu vừa mang tính đồng thuận, vừa
mâu thuẫn, đối nghịch nhau, đòi hỏi người quản trị cần
biết dung hòa ba mục tiêu này trong các quyết định
quản trị.a

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


Các quyết định trong hệ thống sản xuất

Các câu hỏi chính: THEO THỜI HẠN QUYẾT ĐỊNH

• Sản xuất sản phẩm gì?


DÀI HẠN
• Sản xuất bao nhiêu?
• Sản xuất ở đâu? Cho ai? TRUNG
• Sản xuất vào thời gian HẠN
nào?
• Sản xuất như thế nào? NGẮN
HẠN

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


Các quyết định trong QTSX

Các quyết định trung và


Các quyết định dài hạn
ngắn hạn

Quản trị vận


Thiết kế hệ
hành hệ thống
thống SX
SX

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


Sản xuất gì? - Thiết kế sản phẩm

Sản xuất bao nhiêu? – Quy hoạch công suất chiến


lược (quy mô sản xuất?)

Thiết Sản xuất ở đâu? – Lựa chọn vị trí sản xuất


kế hệ
thống
Sản xuất vào thời gian nào? – Xác định thời điểm
SX
sẽ đưa sản phẩm mới vào sản xuất?

Sản xuất như thế nào? – Lựa chọn công nghệ phù
hợp và bố trí mặt bằng sản xuất, chọn các nguồn
lực đầu cần thiết theo công nghệ được chọn…

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


Sản xuất gì? - Chọn sản phẩm trong danh mục sản
xuất đưa vào KHSX

Sản xuất bao nhiêu? - Quyết định mức sản xuất


trong kỳ kế hoạch
Quản
trị vận Sản xuất ở đâu? – Lựa chọn phân xưởng, bộ phận
hành sản xuất để sản xuất sản phẩm, chi tiết
hệ
thống Sản xuất vào thời gian nào? – Xác định thời điểm
SX sản xuất trong kỳ kế hoạch.

Sản xuất như thế nào? - Xác định các nguồn lực
đầu vào cần thiết theo công nghệ đã chọn để đảm
bảo thực hiện KHSX, cải tiến kỹ thuật, công nghệ…

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


Toàn bộ các quyết định của QTSX đều phải
hướng tới đạt được 3 mục tiêu chính

Thiết kế Quản trị vận


HTSX hành HTSX

Đạt được các mục


tiêu:
- Nhanh hơn;
- Tốt hơn;
- Rẻ hơn

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


Sản xuất sản phẩm gì?
Trong dài hạn là lựa chọn sản phẩm

Nghiên cứu Lựa chọn sản Thiết kế sản


thị trường phẩm phẩm

Liên tục hoàn Phát triển sản


thiện sản phẩm phẩm

"Ngôi nhà lưỡng cư thích ứng với biến


đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
(Nguồn các ảnh: internet) Nhà chống lũ

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


• Trong dài hạn câu hỏi này là vấn đề mang tính
chiến lược đối với DN vì ảnh hưởng tới một loại
các đặc điểm: tính năng, công dụng, mỹ thuật,
chất lượng, giá thành sản phẩm => ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh sản phẩm trong dài
hạn…

• Căn cứ để trả lời câu hỏi này cần dựa trên: dự


báo nhu cầu thị trường, năng lực của doanh
nghiệp cạnh tranh về vốn, bí quyết công nghệ,
quan hệ với các nhà cung cấp, nhân công, năng
lực phân phối…
EM 3417 Quản trị sản xuất 47
• Ngày nay các DN sẽ chỉ sản xuất những sản
phẩm gì có lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, trên thế
giới đã hình thành các chuỗi sản xuất toàn cầu
để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh
cấp độ toàn cầu ngày càng gay gắt hơn.

• Tuy nhiên, các chuỗi sản xuất này đã bộc lộ


những yếu kém khi đại dịch Covid-19 và chiến
tranh thương mại Mỹ- Trung xảy ra trong thời
gian gần đây và buộc các nước phương tây phải
định hướng lại về tiếp cận xây dựng chuỗi cung
cấp của mình. (đọc thêm về tình huống số 6
trong File các tình huống tham khảo).
EM 3417 Quản trị sản xuất 48
TRONG TRUNG VÀ NGẮN HẠN
(SẢN XUẤT GÌ?)

Đây là các quyết định liên quan đến việc lựa


chọn sản phẩm nào trong danh mục sản phẩm
đang có để đưa vào kế hoạch sản xuất trong
kỳ kế hoạch trung và ngắn hạn, là vấn đề
mang tính chiến thuật cần giải quyết của nhà
quản trị sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


Sản xuất bao nhiêu?
Trong dài hạn:
• Đây là quyết định về lựa chọn quy mô (công
suất chiến lược) và mang tính chiến lược đối với
quản trị hệ thống sản xuất.

• Quyết định này ảnh hưởng tới một loạt các chỉ
tiêu định tính và định lượng về năng lực cạnh
tranh của DN như mức độ đáp ứng nhu cầu thị
trường, mức độ hiện đại hóa của công nghệ được
lựa chọn, chi phí sản xuất, chất lượng sản
phẩm…

EM 3417 Quản trị sản xuất 50


• Trong trung và ngắn hạn: việc lựa
chọn mức sản xuất trong kỳ kế hoạch
trung, ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thị
trường và các đặt hàng đã có.

• Quyết định này cũng ảnh hưởng tới


năng lực cạnh tranh của DN trong kỳ kế
hoạch (tức trong trung và ngắn hạn).

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


Sản xuất ở đâu? Cho ai?
Trong dài hạn: đây là vấn đề về lựa chọn vị trí đặt nhà
máy, phân xưởng, kho sau khi đã quyết định sẽ sản xuất
sản phẩm. Quyết định này mang tính chiến lược đối với
DN vì nó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, vốn đầu tư, thị
trường tiêu thụ…=> ảnh hưởng một cách lâu dài tới năng
lực cạnh tranh chiến lược của DN.
Các căn cứ để ra quyết định lựa
chọn vị trí sản xuất: thị trường tiêu
thụ, các chi phí sản xuất, logistic,
môi trường chính trị, pháp lý tại
những địa điểm xem xét để định vị
nhà máy, phân xưởng, kho bãi…

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


TRONG TRUNG VÀ NGẮN HẠN
(SẢN XUẤT Ở ĐÂU VÀ CHO AI?)

Trong lập các kế hoạch sản xuất trung và ngắn


hạn cần đưa ra quyết định là đơn hàng hay kế
hoạch sản xuất những sản phẩm cụ thể nào đó
sẽ được thực hiện tại nhà máy nào, phân xưởng
nào, hoặc trên máy nào trong hệ thống sản xuất
đang có để tối ưu về sử dụng công suất sẵn có,
tối ưu về chi phí sản xuất và đáp ứng được nhu
cầu thị trường, các đơn hàng đã ký...

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


SẢN XUẤT KHI NÀO?

• Trong dài hạn đây là quyết định lựa chọn


thời điểm đưa sản phẩm mới vào sản xuất.

• Có những sản phẩm công nghệ đột phá, tuy


nhiên vì ra đời quá sớm nên những sản phẩm
này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
từ người dùng. (đọc thêm về tình huống
số 4 trong File các tình huống tham
khảo).
EM 3417 Quản trị sản xuất 54
SẢN XUẤT KHI NÀO?

• Trong ngắn và trung hạn: đây là quyết


định về thời điểm đưa các sản phẩm
đang có trong danh mục sản xuất vào kế
hoạch sản xuất, quyết định về thời điểm
tiến hành sản xuất tại các phân xưởng,
trung tâm sản xuất để thực hiện các đơn
hàng đã ký với khách.

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?

• TRONG DÀI HẠN: Đây là quyết định về lựa


chọn công nghệ sản xuất: lựa chọn về kỹ thuật,
phương pháp, phương tiện sản xuất như máy
móc, thiết bị, công nghệ của các công cụ, dụng
cụ sản xuất, sắp xếp bố trí các máy móc, thiết bị
trong không gian để sản xuất ra sản phẩm. Nói
cách khác đây là các lựa chọn về công nghệ và
thiết kế bố trí mặt bằng sản xuất theo công nghệ
đã chọn.

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


Trong bối cảnh cách mạng KHCN diễn ra như vũ
bão, lựa chọn công nghệ có ý nghĩa sống còn với
sự tồn tại và phát triển của các DN hiện nay.

TRONG TRUNG VÀ NGẮN HẠN: các quyết định


liên quan đến các quyết định về huy động các
nguồn lực cho các kế hoạch sản xuất trung và ngắn
hạn, các quyết định về cải tiến tổ chức quy trình
sản xuất, kỹ thuật sản xuất, công cụ dụng cụ sản
xuất, cải tiến quy trình công nghệ….

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


Hệ thống SX sau khi đã được thiết lập sẽ được các nhà
quản trị SX thực hiện quản trị vận hành (quản trị tác
nghiệp), bao gồm các công việc như lập kế hoạch sản
xuất và thực hiện và kiểm tra theo kế hoạch sản xuất,
điều chỉnh(khi cần) để đảm bảo thực hiện được các mục
tiêu và các kế hoạch đã đề ra.

Thiết kế Quản trị vận


HTSX hành HTSX

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


Các nhà QTSX không tự mình làm hết được các
công việc của các nhà thiết kế.

Vai trò của nhà QTSX là tham gia hoặc đồng


tham gia vào việc đưa ra các quyết định của
QTSX với thẩm quyền của nhà QTSX.

Cần có sự làm việc nhóm với các chuyên gia


khác nhau (kỹ thuật, công nghệ, marketing, tài
chính…) để ra các quyết định về thiết kế HTSX.

EM 3417 Quản trị sản xuất 59


CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO CÁC NHÀ
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Để thực hiện các chức năng của mình, các nhà


QTSX cần sử dụng rất nhiều các công cụ như:
Lý thuyết ra quyết định; lý thuyết phục vụ đám
đông; lý thuyết xác suất thống kê; các mô hình
toán tối ưu, quy hoạch tuyến tính; sơ đồ mạng
lưới, mô phỏng toán học cùng các phần mềm
chuyên dụng hỗ trợ để tăng hiệu quả giải quyết
các nhiệm vụ đặt ra…

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


YÊU CẦU VỚI NGƯỜI HỌC

• Vì vậy, học phần này đòi hỏi người học


phải được trang bị các nền tảng kiến thức
toán để giải quyết nhiều bài tập định
lượng với những tình huống đặt ra trong
sản xuất, được xem xét trong các chương
tiếp theo của học phần.

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


1.4. Mối quan hệ giữa QTSX và các chức
năng quản trị chính khác trong DN

Quản trị Quản trị


nhân lực tài chính
Quản trị
sản xuất
Quản trị Quản trị
MARKETING thông tin

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


Bản chất các mối quan hệ
Vừa có tính MẪU THUẪN nhưng vừa ĐỒNG
THUẬN (trợ giúp cho nhau phát triển):

-Mâu thuẫn: Các chức năng đều có những mục


tiêu riêng và khi thực hiện sẽ cần sử dụng những
nguồn lực hữu hạn của DN => các chức năng sẽ
có thể có xung đột về sử dụng nguồn lực của DN
cho những trong những giai đoạn nhất định để
hoàn thành những mục tiêu riêng của mình;
EM 3417 Quản trị sản xuất 63
Ví dụ:
QTSX MÂU THUẪN QT MARKETING

Tiêu chí QTSX QT


MARKETING
1. Tính ổn định Càng nhiều => Càng thay đổi
trong sản xuất sản càng tốt nhanh sang sản
phẩm xuất sản phẩm mới
=> càng tốt
2. Chất lượng sản Càng cao => càng Càng cao => càng
phẩm khó tốt

3. Giá thành sản Càng thấp => Càng thấp => càng
xuất càng khó sản xuất tốt

EM 3417 Quản trị sản xuất 64


Ví dụ:
QTSX MÂU THUẪN QT MARKETING

Tiêu chí QTSX QT


MARKETING
4. Thời gian sản Càng ngắn => Càng ít => càng tốt
xuất và phản ứng càng khó
với càng đơn
hàng
5. Quy mô của lô Quy mô càng lớn Lô SX càng nhỏ
sản xuất và số và số lượng chủng nhưng chủng loại
lượng chủng loại loại SP càng ít => sản phẩm càng
sản phẩm Càng tốt nhiều => càng tốt

EM 3417 Quản trị sản xuất 65


Ví dụ:
Quan hệ đồng thuận

QT MARKETING QTSX
- Dự báo nhu cầu thị - Quy hoạch
trường; công suất;
- Quản lý các đơn đặt - Lập kế hoạch
hàng; Hỗ trợ sản xuất;
- Kế hoạch tiêu thụ sản - Lập kế hoạch
phẩm R&D…
- Phát hiện những nhu
cầu mới của thị
trường;
EM 3417 Quản trị sản xuất 66
1.5.Kết cấu hệ thống sản xuất
• Kết cấu HTSX là tập hợp các phần tử của HTSX và
mối quan hệ giữa các phần tử đó.

• Trong thiết kế HTSX, các câu hỏi chính cần trả lời:
- Cần những phân xưởng, bộ phận thành phần của HTSX
nào?
- Số lượng các bộ phận, chỗ làm việc trong mỗi phân xưởng, bộ
phận đó?
- Mối quan hệ bên trong mỗi phân xưởng, bộ phận và mối
quan hệ giữa các bộ phân, phân xưởng đó với nhau như thế
nào?

- Đây là quyết định thuộc về thiết kế HTSX.

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


Đặc điểm
chuyên môn hóa
và hợp tác hóa
SX
Năng
lực
Ảnh hưởng tới Chi phí sản
xuất
cạnh
tranh
Kết cấu SX
dài
Thời gian sản
hạn
xuất
của
DN
Mức linh hoạt
của HTSX…

Tầm quan trọng của lựa chọn kết cấu SX


EM 3417 Quản trị sản xuất 68
Theo vai trò đối với quá trình sản xuất, người ta
chia ra: sản xuất chính, phụ, phụ trợ.

Sản xuất phụ trợ

Inputs Sản xuất chính Outputs

Sản xuất phụ

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


Yêu cầu của
Pháp Luật…
Số lượng
chủng loại
Quy mô sản
SP
xuất

Kết cấu sản


xuất
Đặc điểm
thiết kế SP & Chiến lược
QTCN hợp tác với
bên ngoài
Các yếu tố
khác

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu sản xuất

EM 3417 Quản trị sản xuất 70


• Sản xuất chính: bao gồm các phân xưởng, bộ phận
sản xuất tham gia trực tiếp vào quá trình biến đổi các
yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Ví dụ: phân
xưởng may, cắt, bao gói sản phẩm… Sản phẩm đầu ra
của quá trình sản xuất chính là sản phẩm chính.

• Sản xuất phụ: bao gồm các phân xưởng, bộ phận


sản xuất ra các sản phẩm phụ được sử dụng cho quá
trình sản xuất chính. Ví dụ: các phân xưởng, bộ phận
sản xuất ra các dụng cụ sản xuất, sản xuất khí nén,
sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, sản
xuất bao bì…

EM 3417 Quản trị sản xuất 71


• Sản xuất phụ trợ: bao gồm các phân xưởng, bộ
phận tham gia vào các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ cho
quá trình sản xuất chính và phụ. Ví dụ: các hoạt động
vận tải, kho bãi, vệ sinh công nghiệp…

• Ngày nay, chiến lược hợp tác với bên ngoài để đơn giản
kết cấu sản xuất và tập trung vào những hoạt động chính
có sức cạnh tranh cao cũng là xu thế được nhiều DN theo
đuổi, hình thành nên các chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, mặt
trái của chiến lược này là tăng cao sự phụ thuộc vào các
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ bên ngoài,
tăng sự phức tạp trong quản lý và có thể tăng rủi ro cho
chính DN nếu các nhà cung cấp không đủ độ tin cậy.

EM 3417 Quản trị sản xuất 72


1.6. Năng suất (PRODUCTIVITY)
• Năng suất là chỉ tiêu cho phép đánh giá quá trình sản
xuất thông qua sự so sánh giữa kết quả đầu ra với các
chi phí đầu vào của QTSX.
• Công thức: NS = Đầu ra / Đầu vào
(Hay NS = O/I)

• Năng suất cho phép đánh giá về hiệu quả sử dụng


một hoặc nhiều nguồn lực đầu vào của QTSX =>
đánh giá và so sánh về hiệu quả sản xuất giữa các
QTSX khác nhau.

EM 3417 Quản trị sản xuất 73


Phân loại năng suất
-Theo số lượng các yếu tố đầu vào được tính toán trong
chỉ tiêu năng suất, chia ra thành 2 loại:

+ Năng suất đơn yếu tố (single factor productivity): chỉ


tính tới 1 yếu tố đầu vào trong mẫu số để đánh , ví dụ
lao động, máy, nguyên vật liệu…
NS = O/I
+ Năng suất đa yếu tố (multi-factor productivity): tính
từ 2 yếu tố trở lên trong mẫu số.
NS = O/(I1 + I2 …)

EM 3417 Quản trị sản xuất 74


Tử số có thể sử dụng (O):

- Sản lượng sản xuất; đv: hiện vật theo sản


phẩm đầu ra;

- Giá trị sản xuất; đv: giá trị như VNĐ,


USD…

- Giá trị gia tăng, lợi nhuận, đv: giá trị,


VNĐ, USD…

EM 3417 Quản trị sản xuất 75


Mẫu số có thể sử dụng:
Chi phí sử dụng các yếu tố sản xuất, được tính theo đơn
vị hiện vật hoặc theo giá trị của của yếu tố đó.

Vốn
Lao động Máy móc,
thiết bị

Các yếu tố SX
(Inputs)

Nguyên vật
liệu Năng lượng
Mặt bằng, không
gian sản xuất…

EM 3417 Quản trị sản xuất 76


VÍ DỤ:
Đơn vị hiện vật (người, giờ
công, ngày công…)
yếu tố
lao
Đơn vị giá trị (chi phí trả công lao
động
động…)

Đơn vị hiện vật (tấn, mét, mét vuông,


yếu tố mét khối…)
về
nguyên Đơn vị giá trị (chi phí sử dụng các
vật liệu NVL đó)

EM 3417 Quản trị sản xuất 77


Một số giải pháp nâng cao năng suất
Tăng đầu ra (O)

Tăng Giảm đầu vào (I)


Ns

Cùng tăng nhưng tốc độ tăng đầu


ra (O) nhanh hơn tốc độ tăng đầu
vào (I), hoặc cùng giảm thì tốc độ
giảm đầu ra (O) chậm hơn tốc độ
giảm đầu vào (I)

EM 3417 Quản trị sản xuất 78


Giải pháp về tổ chức-quản lý:
CÁC GIẢI
PHÁP
NÂNG Giải pháp về kỹ thuật- công
CAO nghệ
NĂNG
SUẤT
Các giải pháp khác

EM 3417 Quản trị sản xuất 79


1.7. BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG
Bài tập 1.
Trong các phân xưởng sau đây, phân xưởng nào là
phân xưởng CHÍNH?
Tên phân xưởng/ trung tâm SX Tích vào đáp án
đúng

Phân xưởng vận tải


Phân xưởng chuẩn bị sản xuất
Kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm

Phân xưởng chế biến


Phân xưởng lắp ráp?

EM 3417 Quản trị sản xuất 80


Bài tập 2
Trong các phân xưởng sau đây, phân xưởng nào là phân
xưởng PHỤ trong nhà máy gia công cơ khí?
Tên phân xưởng/ trung tâm SX Tích vào đáp án đúng

Chế biến gỗ
Năng lượng
Vận tải
Sửa chữa cơ khí
Các kho
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng sơn

EM 3417 Quản trị sản xuất 81


Bài tập 3 Bảng so sánh ba loại hình SX
Yếu tố SX đơn chiếc SX theo lô SX đại trà
1. Số lượng chủng loại sản
phẩm
2. Tính lặp lại của QTSX
3. Máy móc, thiết bị
4. Bố trí, sắp xếp máy móc
thiết bị
5. Thiết kế QTCN
6. Phân công công việc cho
các máy, chỗ làm việc
7. Trình độ của người lao
động
8. Giá thành SP
Chọn và sắp xếp lại các đặc điểm của mỗi loại hình SX trên từ bảng dưới đây

EM 3417 Quản trị sản xuất 82


1. Số lượng chủng a)Nhiều, không giới hạn; b)chỉ một chủng loại hoặc rất ít;
loại sản phẩm c)Giới hạn bởi các lô sản phẩm
2. Tính lặp lại của a)Lặp lại cao; b)không lặp lại; c)lặp lại theo chu kỳ
QTSX
3. Máy móc, thiết bị a)Vạn năng; chuyên dụng; b)kết hợp vừa có chuyên dụng và
c)vừa có vạn năng
4. Bố trí, sắp xếp máy a)Theo nhóm; b)theo chuỗi (thẳng dòng); c)kết hợp
móc thiết bị
5. Thiết kế QTCN a) cụ thể đến từng nguyên công của từng chi tiết sản phẩm; b)
cụ thể theo từng chi tiết sản phẩm; c) theo sản phẩm chung

6. Phân công công a) Mỗi chỗ làm việc thực hiện 1 nguyên công trên 1 chi tiết sản
việc cho các máy, chỗ phẩm; b) mỗi chỗ làm việc có thể được phân công thực hiện
làm việc các chi tiết và các nguyên công nhất định; c) không cố định các
chi tiết và các nguyên công cụ thể cho từng chỗ làm việc

7. Trình độ của người a)Cao; b)trung bình; c) phần lớn thấp nhưng có một vài vị trí
lao động cao (chuyển đổi máy móc thiết bị; công nhân dụng cụ…)
8. Giá thành SP a) Thấp; b) Cao; c) Trung bình

EM 3417 Quản trị sản xuất 83


Bài tập 4
Tuần Sản phẩm sản Số công Số giờ máy;
xuất được, (SP) nhân/ca; (người) (h.máy)

Tuần 1 1.700 5 25

Tuần 2 2.500 7 32

THÔNG TIN CHUNG

Chi phí/ 1h máy 2 USD/h

Chi phí lương/1h công 10 USD/h

Chế độ làm việc mỗi 2 ca/ ngày; 8h/ ca; 5 ngay/tuan


tuần

a) Tính năng suất của một lao động trong ca và trong mỗi giờ theo từng tuần thống kê?
Cho biết năng suất lao động tuần nào cao hơn và hơn bao nhiêu %?
b) Tính năng suất sử dụng hai yếu tố: lao động và máy mỗi tuần?

EM 3417 Quản trị sản xuất 84


Một số câu hỏi ôn tập
1. Hoạt động cung ứng dịch vụ giống và khác nhau thế nào với các hoạt
động sản xuất truyền thống (cung ứng các sản phẩm vật chất)?

2. Có thể coi hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động sản xuất không?

3. Phân biệt 3 loại hình tổ chức sản xuất: đơn chiếc, đại trà, theo lô
trong bảng so sánh?

4. Giải quyết các mục tiêu của QTSX như thế nào trong các nội dung
chính của QTSX (thiết kế HTSX và QTVHHTSX)?

5. Nhận dạng được kết cấu sản xuất trong các bài tập?

6. Luyện tập tính các loại năng suất

EM 3417 Quản trị sản xuất 85


Mời các bạn tiếp tục theo dõi các nội dung
tiếp theo của chương qua các video và slides
bài giảng.

CẢM ƠN CÁC BẠN!

EM 3417 Quản trị sản xuất 83


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ CÔNG SUẤT


EM 3417

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý Công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất 1


Các nội dung chính

2.1. Khái niệm về công suất và quản trị công suất


2.2. Phân loại về công suất
2.3. Tính công suất của HTSX
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá về sử dụng công suất
2.5. Bài tập thực hành chương

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


Mục tiêu chương

• Nắm được khái niệm cơ bản của chương về công suất;


• Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập trắc
nghiệm và định lượng của chương;

Tài liệu tham khảo

Các sách về QTSX tiếng Việt và tiếng nước ngoài; Slides bài
giảng của giảng viên;

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


2.1. Khái niệm về công suất (Capacity)

Công suất: là khả năng sản xuất của một HTSX (một máy, dây
chuyền, phân xưởng, nhà máy, ngành công nghiệp) trong một đơn
vị thời gian (năm, quý, tháng, tuần, ngày, ca, giờ, phút…).

Công suất cho biết giới hạn về sản xuất của một hệ thống sản xuất
trong một đơn vị thời gian và trong điều kiện xác định.

Công suất là yếu tố đầu vào cần thiết của bất cứ quá trình hoạch
định sản xuất nào.

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


Phương pháp tính
công suất

Tính theo sản Tính theo giá trị Tính theo yếu
phẩm đầu ra đầu ra tố đầu vào

Đơn vị hiện vật theo đầu ra của Đơn vị giá trị (thể hiện cả về chất và Đơn vị theo các yếu tố đầu vào của
HTSX: lượng sản phẩm đầu ra) của HTSX: HTSX, như: người, giờ công, máy,
Chiếc, tấn, mét, mét vuông… VNĐ, USD, EURO… giờ máy, tấn…

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG SUẤT

Hoạch định Kiểm soát sử dụng


công suất công suất

Hoạch định quy mô sản xuất để đáp ứng - Theo dõi, đánh giá về sử dụng công suất;
nhu cầu thị trường và đảm bảo năng lực - Điều chỉnh công suất (khi cần) để thực
cạnh tranh cho HTSX; hiện kế hoạch sản xuất đã đề ra;

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


QUẢN TRỊ CÔNG SUẤT

Hoạch định Dài hạn


công suất

Trung hạn

Kiểm soát sử dụng


công suất
Ngắn hạn

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


KIỂM SOÁT SỬ DỤNG CÔNG SUẤT
100

93 93 93
90
82,05
78,9 78,9 79,72
80 77,07
73,8

70

60

% Thực tế TGMC
50
% Tỷ lệ sử dụng máy
% Mục tiêu TGMC
40
Tỷ lệ thời gian
30 Sử dụng máy
Thấp hơn mục
20
tiêu =>
Xây dựng hành
10
Động khắc phục
0
1 2 3

Báo cáo theo dõi tình hình sử dụng công suất máy ép nhựa
3 tháng đầu năm 2020

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


2.2. Phân loại về công suất
2.2.1. Theo thời gian

Công suất bình


Công suất đầu kỳ Công suất cuối kỳ
quân trong kỳ

Công suất của cả kỳ nhưng Công suất của cả kỳ nhưng


tính theo điều kiện cơ sở tính theo điều kiện cơ sở Công suất bình quân
vật chất sản xuất tại thời vật chất sản xuất tại thời trong suốt kỳ xem xét
điểm đầu kỳ điểm cuối kỳ

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


Ký hiệu:
Cs-đk: là công suất đầu kỳ;
Cs-ck: là công suất đầu kỳ;
Cs-tăng: là công suất tăng trong kỳ do đưa thêm máy móc, thiết bị, nhân
công mới vào;
Cs-giảm: là công suất giảm trong kỳ do đưa ra khỏi sản xuất các máy
móc, thiết bị, nhân công
Cs-tckt: là công suất tăng thêm do áp dụng các biện pháp tổ chức-kỹ
thuật, ví dụ: áp dụng các biện pháp tổ chức-kỹ thuật làm tăng năng suất,
ví dụ áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến hình thức lương,
thưởng…
𝑪𝒔 kỳ: là công suất bình quân kỳ;
Cs-ck = Cs-đk + Cs-tăng - Cs-giảm + Cs-tckt
EM 3417 Quản trị sản xuất 10
Ví dụ 1. về tính công suất bình quân
Sau đây là kế hoạch của phòng công nghệ trong năm 2019
Thời gian Số máy đang có; Biến động tăng(+); giảm Lý do
(đv: máy) (-); (đv: máy)
Đầu năm 100
01.03.2019 + 10 Đưa thêm vào sản
xuất
01.05.2019 +5 Đưa thêm vào sản
xuất
01.09.2019 -3 Đưa đi sửa chữa đến
cuối năm
01.11.2019. -7 Đưa đi sửa chữa đến
cuối năm

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


a) Tính công suất đầu năm?
b) Tính công suất cuối năm?
c) Tính công suất bình quân năm?
d) Nếu 01.12.2019 đưa vào 1 sáng kiến cản tiến kỹ thuật làm
năng suất các máy tăng lên 10 % thì công suất bình quân
năm tăng lên bao nhiêu phần trăm so với trước đây (so sánh
với câu c )?

EM 3417 Quản trị sản xuất 12


HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 1

Số máy
115 115 115 115

112 112
110 110
CS bình quân
105 105

100 100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


a) Công suất đầu năm = Số máy đầu năm = 100 (máy);

b) Số máy cuối năm =105 (máy);

c) Số máy trung bình năm theo tính theo phương pháp bình quân gia
quyền theo số tháng sử dụng máy;
Cs bình quân năm = 109,5 (máy);

d) Cs bình quân năm = 110,375 (máy);

Công suất bình quân năm tăng lên 0,92% so với trước;

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


2.2.2. Theo không gian

Công suất 1 máy (1 Công suất 1 bộ Công suất 1 Công suất 1 nhà
chỗ làm việc) phận SX phân xưởng máy

PX Phôi

PX gia công cơ
Máy tiện khí
(Nguồn ảnh các máy: từ internet)
BP Phay
PX lắp ráp

Bộ phận tiện Phân xưởng gia công cơ

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


2.2.3. Theo năng lực sử dụng công suất

Công suất thiết kế Công suất hiệu quả Công suất thực tế
(Design capacity) (Effective capacity) (Actual output)

là công suất tối đa trong điều là công suất tối đa trong điều kiện là công suất đạt được trong
kiện thiết kế (lý tưởng hoặc lý thực tế nhất định thực tiễn
thuyết);

CS thực tế ≤ CS hiệu quả ≤ CS thiết kế

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


2.3. Tính công suất của HTSX
Nguyên tắc tính:

1. tính theo khâu nút cổ chai(Bottleneck) - là nơi công suất thấp nhất
hệ thống

2. tính từ thấp-> cao theo HTSX (từ 1 chỗ làm việc, 1 máy-> 1 bộ
phận sản xuất -> 1 phân xưởng -> 1 nhà máy -> 1 ngành công nghiệp
về 1 sản phẩm sản xuất nào đó…).

CS PX1 = 1200 CS PX2 =


tấn CS PX3 = 1250 tấn
900 tấn

CS chung của dây chuyền = 900 tấn (PX nút cổ chai)

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


Các nguồn lực đầu vào:

Nhân
lực

Máy móc
Trung Các sản phẩm,
Nguyên
vật liệu
tâm SX dịch vụ đầu ra

….

Nguồn lực đầu vào “nút cổ chai” sẽ


quyết định công suất chung của trung
Nguyên tắc 1: nút cổ chai tâm SX

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


BP PHAY

BP TIỆN

Tính Cs của 1 máy


BP MÀI
Tính Cs của một bộ phận
(PX) sản xuất gồm nhiều
máy cùng chức năng …

Tính Cs của phân xưởng


gồm nhiều bộ phận SX
Nguyên tắc 2: Tính công suất từ mắt xích thấp nhất
=> cao theo hệ thống sản xuất

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


TÍNH CÔNG SUẤT THEO “NÚT CỔ CHAI”
- BOTTLENECK

Tính theo các đầu vào-nút cổ chai lần lượt là:

• MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ;


• NHÂN CÔNG;
• NGUYÊN VẬT LIỆU;
• MẶT BẰNG, KHÔNG GIAN SẢN XUẤT…

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


NÚT CỔ CHAI LÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
• Tính công suất của 1 máy?

Nghỉ lễ, tết, nghỉ thứ Thời gian theo lịch


7, chủ nhật(theo qui Thời gian làm việc theo quy định (TGQĐ) Trong năm
định)

Tg dừng
Thời gian làm việc sẵn sàng
kỹ thuật
(TGLVSS)
(TGDKT)

THỜI GIAN DỪNG KỸ THUẬT CỦA MÁY LÀ CÁC THỜI GIAN PHẢI DỪNG MÁY ĐỂ CHUẨN BỊ
MÁY(ĐƯA MÁY VÀO TRẠNG THÁI HOẠT ĐỘNG SẴN SÀNG, VÍ DỤ: KHỞI ĐỘNG MÁY, LÀM
NGUỘI MÁY, SỬA CHỮA VẶT, THAY ĐỒ GÁ…).

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


KÝ HIỆU:

𝐧ă𝒎
𝐂𝐬máy : công suất máy trong năm tính theo thời gian làm
việc sẵn sàng.

Tsp: là thời gian định mức gia công một sản phẩm.

α: là tỷ lệ thời gian dừng kỹ thuật theo thời gian làm việc quy
định được định mức. α phụ thuộc vào tuổi thọ máy, chế độ vận
hành, bảo dưỡng, sự vận hành của công nhân…

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


𝐧ă𝐦
𝐂𝐬máy = TGLVSS(máy)năm

= TGQĐ(máy) năm – TGDKT(máy)năm

= TGQĐ(máy) 𝑛ă𝑚 x (1- α ); (Nếu tính theo thời gian)

𝐧ă𝐦 𝑛ă𝑚 1
𝐂𝐬máy = TGQĐ(máy) x (1- α )x
Tsp
(Nếu tính theo sản phẩm)

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


NÚT CỔ CHAI LÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Ví dụ 2. Tính công suất 1 máy.

- Chế độ làm việc của 1 thiết bị/ 1 tháng là 26 ngày.


- Mỗi ngày 2 ca, mỗi ca 8h.
- Thời gian dừng kỹ thuật theo tài liệu thiết kế và theo điều kiện thực tế
được định mức lần lượt là 5%; 8% của thời gian làm việc theo quy
định của thiết bị đó.
-Thời gian gia công/1 sản phẩm theo điều kiện thiết kế là 10 (phút)
còn trong điều kiện thực tế được định mức là 12 (phút).
- Biết mỗi ca làm việc theo quy định: 8h.

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


a) Tính công suất theo điều kiện thiết kế và theo điều kiện thực tế
của thiết bị theo thời gian làm việc sẵn sàng của thiết bị trong
tháng?

b) Tính công suất thiết kế và công suất hiệu quả thiết bị theo số sản
phẩm sản xuất ra?

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


GIẢI VÍ DỤ 2
Theo thời gian, giờ Theo sản phẩm, SP

395, 2 . 60 /10 =
Cs theo điều kiện (26. 2. 8). 0,95 =
thiết kế/tháng
2.371,2 (SP)
395,2 (giờ)

382,72 . 60/ 12 =
Cs theo điều kiện 26. 2. 8. 0,92 =
thực tế/tháng
1913,6 (SP)
382,72 (giờ)

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


Ví dụ 3. TÍNH CÔNG SUẤT CỦA PHÂN XƯỞNG?
Máy Tiện Máy phay Máy mài

Thời gian/ SP; (phút/SP) 10 8 15


Định mức thời gian dừng kỹ 5 4 8
thuật của máy; (%)

Số máy hiện có tại Bộ phận 11 15 20


SX; (máy)

Chế độ làm việc Theo quy định chung: 2 ca/ 1ngày; 22


ngày/tháng; 8h/ca

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 3
- Tính Cs từng bộ phận?
Tóm tắt đầu bài ví dụ 4
BỘ PHẬN Tsp = 10 Phút - Tính Cs phân xưởng?
TIỆN: α máy = 5%
Cs PX = Cs BP nút cổ chai
11 máy tiện

BỘ PHẬN
Tsp = 8 Phút Outputs
Inputs PHAY: α máy = 4%
15 máy

BỘ PHẬN
MÀI: Tsp = 15 Phút
20 máy α máy = 8%

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


Ví dụ 4: Tính công suất của một phân xưởng

• Số máy tại PX: 100 (chiếc);


• Trong đó có 30 chiếc công nghệ TQ và 70 chiếc công nghệ HQ;
• Thời gian dừng kỹ thuật của các máy theo định mức (𝜶): TQ: 5%; HQ:
3%;
• Thời gian gia công của máy/1 sản phẩm là 10 (phút/SP) với máy TQ
và 8 (phút/SP) với máy HQ;
• Số ngày làm việc theo quy định/năm: 260 ngày; 2 ca/ngày; 8h/ca.
a) Tính thời gian dừng kỹ thuật (𝛼 TB-M) bình quân /máy và năng suất
giờ bình quân /máy trong PX?
b)Tính công suất của phân xưởng/năm?

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


Ví dụ 5: Tính công suất nhà máy
Nhà máy cơ Chế độ làm việc chung
khí của các PX: 5 ngày/tuần;
8h/ ngày

PX gia công PX bao gói &


PX lắp ráp SP HC
cơ khí hoàn thiện
Lắp theo dây chuyền với Có 10 CN, làm thủ
CS tuần = 2.200 SP
nhịp Takt = 1,5 phút/SP công. Năng suất 1 CN/
=> CS tuần = 1.600 1h đạt 3,75 SP => CS
SP/tuần tuần = 1.500 SP/tuần

Cs nhà máy/tuần = Cs Phân xưởng- nút cổ chai = 1.500 (sản phẩm)

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ CÔNG SUẤT


EM 3417

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý Công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất 1


Công suất toàn phần (overall equitment
effectiveness- OEE thường chỉ tính cho 1 thiết bị).

Nghỉ lễ, Các hệ số đánh giá về


Thời gian làm việc theo quy định (TGQĐ) sử dụng CS theo thời gian
tết

TG dừng kỹ Thời gian làm việc sẵn sàng Hệ số sẵn sàng của
thuật (TGSS) TB

TG dừng TG làm việc năng Hệ số năng suất


công nghệ suất (TGNS) của TB

TG không TG làm việc


chất chất lượng
lượng
Hệ số chất lượng
(TGCL)
của TB

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


Thời gian dừng kỹ thuật: là thời gian dừng máy cần thiết để đưa
máy vào trạng thái làm việc sẵn sàng (khởi động, sửa chữa, làm
nguội, thay dụng cụ sản xuất…);

Thời gian dừng công nghệ: là thời gian dừng máy do lý do thiết
kế công nghệ máy, dây chuyền;

Thời gian làm việc không chất lượng: là thời gian máy (thiết bị) làm
ra các sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


Các hệ số đánh giá về sử dụng CS

• Hệ số sẵn sàng = TGSS/TGQĐ, ký hiệu: A

• Hệ số năng suất = TGNS/ TGSS, ký hiệu: B

• Hệ số chất lượng = TGCL/TGNS, ký hiệu: C

• Hệ số toàn phần (Hệ số OEE) = A. B. C

• Các giải pháp để tăng hệ số OEE: (SV tự thảo luận)


=> Tăng A? Tăng B? Tăng C?

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


VÍ DỤ 6: TÍNH CÔNG SUẤT OEE

• Thời gian làm việc quy định/quý của thiết bị: 22 ngày/tháng;
2 ca/ngày; 8h/ca.
• Thống kê về thời gian dừng máy/quý như sau:
- 12h, lý do: khởi động;
- 8h, lý do sửa chữa vặt;
- 15h, lý do: thay các dụng cụ sản xuất;
- 19h, lý do: đợi bán thành phẩm từ khâu công nghệ trước;

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


Tỷ lệ lỗi sản phẩm là: 15%. Ngoài ra, do thiết bị mới
đi vào khai thác nên được lắp đặt ở tốc độ chậm hơn
tốc độ tiêu chuẩn theo thiết kế, bằng 90%.

Tính:
a) các hệ số A; B; C ?
b) Hệ số toàn phần của thiết bị (OEE)?
c) Công suất toàn phần của thiết bị trong một năm nếu Tsp= 5
phút/SP?

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 6

- Nhận diện được thời gian dừng kỹ thuật của thiết bị gồm những thời gian
nào? (khởi động; sửa chữa vặt; thay các dụng cụ sản xuất); Tính A.

- Nhận diện được thời gian dừng công nghệ của thiết bị? (đợi bán thành
phẩm; lắp đặt ở tốc độ chậm hơn tốc độ tiêu chuẩn); Tính B.

- Nhận diện được các thời gian làm việc không có chất lượng của thiết bị?
(thời gian làm ra các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng); Tính C.

- Tính các hệ số A, B, C, OEE sau các bước trên và công suất toàn phần.

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


Tính công suất cho bộ phận sản xuất phụ trợ (vận
chuyển)

• Đối với bộ phận vận tải trong các nhà máy (nếu có) thì các máy móc,
thiết bị công nghệ của bộ phận này chính là các phương tiện vận
chuyển. Việc tính công suất cho bộ phận (hay phân xưởng) vận tải đó
sẽ theo công suất của ô tô, cẩu, băng tải, robot vận chuyển….

• Công suất vận chuyển cần được tính toán để đảm bảo cho phục vụ cho
các hoạt động sản xuất chính và phụ được tiến hành bình thường,
không tạo ách tắc (nút cổ chai) do chính sự hạn chế về công suất ở
khâu vận chuyển .

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


VÍ DỤ 7: TÍNH CÔNG SUẤT CỦA PHÂN XƯỞNG VẬN TẢI TRONG
NHÀ MÁY XI MĂNG

Phân xưởng vận tải nhà máy xi măng có 15 xe tải, trong đó: 10 xe tải lớn có
trọng tải 12 tấn/xe; 5 xe tải nhỏ có tải trọng 5 tấn/xe. Hệ số sử dụng tải
trọng có ích của các xe trung bình là 0,8. Thời gian dừng xe để chuẩn bị và
sửa chữa vặt được định mức là 15% thời gian sẵn sàng. Mỗi ngày xe chạy 1
ca, 8 giờ/ca. Một tháng làm việc 22 ngày. Hàng ngày các xe xuất phát từ
nhà máy và đi tới bãi đá vôi đang khai thác có khoảng cách 50Km tới nhà
máy. Vận tốc các xe trung bình lúc chạy không tải là 60Km.giờ và lúc có tải
là 40Km/giờ.

Tính công suất phân xưởng vận tải trong một ngày? tháng?

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


Hướng dẫn giải ví dụ 7 Có tải Không tải
Vxe = 40Km/h Vxe = 50Km/h
Nhà máy
Bãi đá
vôi
L = 50 Km

- Tính thời gian xe chạy chiều đi không tải từ nhà máy đến bãi đá/1 lần?
(1 giờ);
- Tính thời gian xe chạy từ bãi đá về nhà máy/1 lần? (1,25 giờ)
- Tổng thời gian xe chạy/1 lần vận chuyển hàng đi và về?(2,25 giờ)
- Thời gian sẵn sàng của xe/ngày làm việc?(6,8 giờ)
- Số lần chạy vận chuyển đá? (3 lần);
- Công suất phân xưởng/ngày? (348 tấn/ngày)
- Công suất phân xưởng/tháng? (7.656 tấn/tháng)

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


VÍ DỤ: 8.
- Mỗi ca làm việc xe điện chở 10 tấn kim loại từ kho
trung tâm nhà máy đến 5 phân xưởng (hành trình
bắt đầu từ kho trung tâm đến lần lượt tới từng
phân xưởng theo thứ tự rồi lại quay về kho trung
tâm lấy hàng và lại tiếp tục hành trình lặp lại). a)Xác định số chuyến (hành
- Tải trọng xe là 1 tấn và tải trọng hàng sẽ giảm dần trình)/ngày của xe điện?
trong hành trình vận chuyển với quãng đường /1
lần là 1(Km). b) Xác định số xe điện cần bố
- Vận tốc xe là: 40(Mét/phút). - Hệ số sử dụng tải trí để thực hiện được nhiệm vụ
có ích là 0,8. sản xuất?
- Hệ số sử dụng thời gian có ích của xe là: 0,85.
c) Tính hiệu suất sử dụng công
- Thời gian bốc hàng từ kho lên xe là 10 phút và dỡ
hàng tại mỗi xưởng là 5 phút; suất xe?

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


Hs- tải trọng có ích = 0,8 T bốc = 10 phút
Hs time = 0,85
Time quy định: 1ca/ngày
Nhiệm vụ/ca: 10 tấn

KHO
TRUNG Tdỡ = 5 phút
TÂM
PX 1
PX 5

T dỡ = 5 phút
T dỡ = 5 phút T dỡ = 5 phút T dỡ = 5 phút
PX 4 PX 3 PX 2

SƠ ĐỒ: MINH HỌA HÀNH TRÌNH VẬN CHUYỂN CỦA XE ĐIỆN TRONG CA LÀM VIỆC

EM 3417 Quản trị sản xuất 12


Nếu nguồn lực đầu vào nút cổ chai là nhân lực
VÍ DỤ 9
Phân xưởng đúc có 25 máy đúc có năng suất đúc 1 giờ là 2
sản phẩm. Định mức phục vụ máy đúc: 1 công nhân/1 máy.
Phân xưởng làm việc 2 ca/ngày. Mỗi ca có 20 công nhân làm
việc. Thời gian làm việc 1 ca quy định là 8 giờ, trong đó quy
định nghỉ 30 phút giữa mỗi ca trong thời gian làm việc. Một
tháng làm việc 22 ngày.
- Tính công suất/ca của phân xưởng?
- Tính công suất/tháng của phân xưởng?

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 9

- Số máy đúc làm việc theo số công nhân phục vụ (nút cổ


chai) là: 20 (máy);
- Công suất của phân xưởng trong một ca với 7,5 giờ làm
việc hiệu quả là: 300 (SP);
- Công suất của phân xưởng trong một tháng là:
6.600(SP);

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


VÍ DỤ 10: SX NHIỀU CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM
Phân xưởng lắp ráp có 100 công nhân cùng lắp các điều hòa nhiệt độ.
Phương pháp lắp thủ công và mỗi công nhân sẽ tự lắp từng sản phẩm.
Tháng 9/2019 có 24 ngày làm việc, 1 ca/ ngày; 8h/ca; đơn đặt hàng từ các
đại lý chỉ lắp 1 model A. Thời gian định mức lắp: 1 giờ/CN/1 SP A.
a) Tính công suất tháng 9/2019 của PX lắp ráp?
b) Nếu sang tháng 10 phân xưởng nhận được đơn đặt hàng với 3 mã sản
phẩm A; B; C. Cơ cấu về số lượng đặt hàng như sau: NA : NB : NC =
3: 4: 5;
Thời gian định mức lắp 1 SP/CN các Models B &C lần lượt là: 1,25
giờ; 1,4 giờ.
Tính công suất tháng 10/2019 của phân xưởng nếu số ngày làm việc của
tháng 10 theo quy định là 25 ngày?
EM 3417 Quản trị sản xuất 15
HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 10

a) Công suất tháng 9 đạt là: 19.200 (SP-A);

b) Thời gian cần để sản xuất 1 cụm 12 chiếc SP theo đúng


cơ cấu: 15(giờ);

Công suất tháng 10 sẽ đạt: 4.000(SP-A); 6.666 (SP-B);


9.334 (SP-C);

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


NẾU NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO NÚT CỔ CHAI LÀ MẶT
BẰNG (S), KHÔNG GIAN SẢN XUẤT (V)
VÍ DỤ 11.
Diện tích kho đựng một loại kim loại của nhà máy là 120 mét vuông.
Hệ số sử dụng mặt bằng cho phép là 0,5. Kim loại được để thẳng
xuống sàn kho với tải trọng cho phép 2 tấn/mét vuông sàn. Thời gian
trữ hàng bình quân trong kho trung bình 20 ngày. Số ngày làm việc
trong năm theo quy định là 260 ngày.
a) Tính công suất của kho/năm?
b) Nếu kim loại được để trên các kệ 1 tầng của kho có kích thước
(dài x rộng x cao) là 1,8 x 1,5x 2 (mét). Hệ số chứa hàng theo thể
tích kệ cho phép là 0,6. Khối lượng riêng của kim loại:
11,4kg/dm3. Thời gian trữ hàng và thời gian làm việc/năm không
thay đổi. Công xuất kho có thay đổi không?
EM 3417 Quản trị sản xuất 17
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI 11
a) Cs của PX trong năm là = Diện tích có ích của sàn kho x Tải trọng sàn
kho x Hệ số vòng quay kho.
b) Tính theo thứ tự:
- Thể tích có ích của 1 kệ ;
- Khối lượng thép có thể xếp tối đa (hay công suất kệ) theo thể tích kệ;
- Kiểm tra tải trọng của kệ trên sàn kho có vượt quá tải? Nếu vượt quá
thì chỉ xếp tối đa theo tải trọng sàn kho;
- Tính công suất mỗi kệ theo điều kiện hạn chế về tải trọng sàn kho
- Tính số kệ có thể bố trí trong kho;
- Tính công suất kho khi để hàng trên kệ là
- Tính mức độ chênh lệch tương đối và tuyệt đối công suất kho khi để
hàng trên kệ so với khi để thẳng xuống sàn kho;
EM 3417 Quản trị sản xuất 18
Ví dụ 12
• Nhu cầu/năm của nhà máy: 380 tấn thép tấn;
• Nhà cung cấp cung theo quý với số lượng như nhau mỗi quý;
• Dự trữ bảo hiểm dự kiến: 20(ngày- làm việc);
• Thép có khối lượng riêng: 7,8(kg/dm3 );
• Thép để trên các kệ có kích thước: 1,8 x 1,5 x 2 (mét);
• Hệ số sử dụng thể tích có ích của kệ: 0,65;
• Thời gian làm việc của kệ trong năm: 260(ngày);
• Tải trọng kho cho phép: 1,8 tấn/m2 ;
a) Tính số kệ cần thiết?
b) Tính nhu cầu diện tích kho cần cho thép tấm nếu hệ số sử dụng mặt
bằng kho có ích là 0,5?

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 12
• Lượng hàng tối đa/quý là: 125,23(tấn)

• Tính thể tích có ích của một kệ là: 3,51 (m3)


• Công suất/kệ là: 27,378 (tấn)
• Tải trọng sàn kho khi chứa tối đa công suất kệ là: 10,14 (tấn/m2) => quá
tải so với khả năng của sàn kho!
• Như vậy tải trọng sàn kho chính là NÚT CỔ CHAI => Công suất của 1 kệ
là: 4,86 (tấn)
• => Số kệ cần bố trí là: 25,77 => làm tròn 26 kệ

• Diện tích chiếm chỗ của các kệ là: 70,2 (m2)


• Tính diện tích sàn kho cần là: 140,4 (m2)

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


NẾU NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO NÚT CỔ CHAI LÀ
NGUYÊN VẬT LIỆU
VÍ DỤ 13
Dây chuyền sản xuất xi măng đen có thiết kế như sau:
Quặng, cao silic Phụ gia, thạch cao…

Đá cục Bột liệu Clinke Xi măng


PX khai PX nghiền PX xi
PX lò nung
thác đá liệu măng

CS - PX ngày CS – PX ngày CS –PX ngày CS – PX ngày


15.000 tấn-đá cục 12.000 tấn bột liệu 6.000 tấn Clinke 9.500 tấn Xi măng

BIẾT HỆ SỐ QUY ĐỔI BÁN THÀNH PHẨM/ THÀNH PHẨM:


1,4 tấn đá cục/ 1 tấn xi măng; 1,3 tấn bột đá/ 1 tấn xi măng; 0,6 tấn Clinke/ 1 tấn xi măng
- Tính: công suất của dây chuyền xi măng theo sản phẩm đầu ra?

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


HƯỚNG DẪN GIẢI VÍ DỤ 13

• Sử dụng hệ số quy đổi các bán thành phẩm thành theo sản
phẩm hoàn chỉnh đầu ra là xi măng;

• Công suất chung của cả chuyền sẽ bằng công suất của phân
xưởng nút cổ chai;

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


VÍ DỤ14.
Dây chuyền File cá basa xuất khẩu có công suất: 5 tấn cá liệu/giờ.
Hệ số quy đổi về khối lượng cá File thành phẩm/cá liệu là: 0,6.
Phế phẩm của dây chuyền này tiếp tục đưa vào dây chuyền sản
xuất bột cá làm thức ăn gia súc.

Chế độ làm việc cả nhà máy: 22 ngày/tháng; 2 ca/ngày; 8h/ca. Thời


gian nghỉ giữa mỗi ca là 30 phút. Giá bán 1 tấn File cá là 3.500
USD.

a) Tính công suất/tháng của chuyền nếu đủ cá liệu đầu vào?


b) Tính công suất/tháng của chuyền nếu nguồn cung chỉ đạt:
- 1.500 tấn cá liệu?
- 2.400 tấn cá liệu?
c) Tính hệ số phụ tải của chuyền này khi cá liệu chỉ đạt 1.500 tấn?

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


Hướng dẫn giải ví dụ 14
a) Tính công suất tháng theo cá liệu đầu vào nếu đủ cá cung cấp cho chuyền:
1.760 (tấn cá liệu)
Công suất tháng theo cá File đầu ra: 1.056(tấn file);
Công suất tháng theo giá trị đầu ra: 3,696 (triệu USD)

b) Khi nguồn cung chỉ đạt: 1.500 tấn cá liệu/tháng thì công suất tháng bằng
1.500 tấn cá liệu hoặc bằng 900 tấn File;
Khi nguồn cung chỉ đạt: 2.400 tấn cá liệu/tháng thì công suất tháng bằng
đáp án câu a.

c) Hệ số phụ tải của dây chuyền khi nguồn cung đạt 1.500 tấn là: 85,2%

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


2.4. Các chỉ tiêu đánh giá về sử dụng công suất

Hai hệ số hay được sử dụng để đánh giá về khai thác và sử dụng


công suất:
• H1= công suất thực tế/công suất thiết kế
=> Hệ số này đánh giá về mức độ khai thác công suất thiết kế nên
được gọi là hệ số sử dụng CS (Utilization)

• H2 = công suất thực tế/công suất hiệu quả


=> Hệ số này đánh giá về hiệu quả khai thác CS trong thực tiễn
nên được gọi là hệ số hiệu quả sử dụng CS (Effeciency)

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


VÍ DỤ 15.
- Cs thiết kế/ngày của dây chuyền sản xuất kẹo cứng là 3
tấn/giờ;
- Ước tính tối đa đạt được trong thực tiễn là 85% công suất
trên;
- Kế hoạch sản xuất dự tính đạt 90% của công suất tối đa
trong thực tế cho tháng 12/2019.
- Số ngày làm việc trong tháng 12 là 26 ngày; 3 ca/ngày; 8
h/ca.
a) Tính Cs thiết kế; hiệu quả; thực tế trong tháng 12?
b) Tính H1? H2?
EM 3417 Quản trị sản xuất 26
Đáp án ví dụ 15

• Tính Cs thiết kế trong tháng 12 là: 1.872 (tấn)


• Cs hiệu quả trong tháng 12 là: 1.591,2 (tấn);
• Cs thực tế trong tháng 12 là: 1.432,08 (tấn);
• H1 = 0,765;
• H2 = 0,9

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


VÍ DỤ 16: KIỂM SOÁT PHỤ TẢI (CONTROL LOADING)
Chủng loại Kế hoạch sản xuất vào từng ngày trong tuần; sản Thời gian định mức/ SP
sản phẩm
phẩm
sản xuất
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 MÁY; NGƯỜI;
h- máy/SP h-người/SP
A 100 200 500 200 300 0,08 0,05
B 300 400 200 500 - 0,1 0,07

- Biết: thiết bị và lao động làm việc độc lập với nhau và đều a) Tính nhu cầu về công suất từng ngày theo
có thể làm bất cứ sản phẩm nào và thời gian dừng máy hoặc máy và lao động để thực hiện được kế hoạch
sản xuất trên?
thiết bị để chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác bằng
0. b) Tính hệ số phụ tải (hay hiệu suất sử dụng
- Một ngày làm 1 ca; 8h/ca; công suất) máy và lao động mỗi ngày? Cho
- Số máy hiện có mỗi ngày là 10 máy và số lao động là 8 biết kế hoạch có khả thi không? Vì sao?
người.
- Hệ số thời gian dừng kỹ thuật của máy là 5%, còn của lao c) Vẽ đồ thị phụ tải theo ngày của tuần kế
động thì cho phép nghỉ 30 phút giữa mỗi ca làm việc. hoạch trên?

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


GIẢI VÍ DỤ 16
Chủng loại Kế hoạch sản xuất vào từng ngày trong Thời gian định mức/ SP
sản phẩm tuần; sản phẩm
sản xuất
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 MÁY; NGƯỜI;
h- máy/SP h-người/SP
A 100 200 500 200 300 0,08 0,05
B 300 400 200 500 300 0,1 0,07
% 100%
NHU CẦU CÔNG SUẤT MÁY THEO NGÀY, ( h-máy)
In control
A 8 16 40 16 24 78,94
86,84

73,68 71,05
B 30 40 20 50 30
∑ 38 56 60 66 54 50

Cs sẵn có 76 76 76 76 76
Hpt-máy, 50 73,68 78,94 86,84 71,05
% Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Thứ
Tương tự làm với phụ tải lao động. Đồ thị phụ tải máy trong tuần

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


Một số phương hướng nâng cao hiệu suất sử dụng công
suất
• Các giải pháp MARKETING: xây dựng các chính sách marketing
(4-P) tốt để hỗ trợ tiêu thụ và đảm bảo có các đơn đặt hàng thường
xuyên, nhu cầu thị trường ổn định;

• Các giải pháp về QTSX: giảm tối thiểu các sai hỏng chất lượng, giảm
thời gian hỏng máy móc, thiếu công nhân, thiếu nguyên vật liệu, hoàn
thiện công tác hoạch định sản xuất, hoàn thiện thiết kế sản sản phẩm
và quy trình công nghệ, hoàn thiện phục vụ các chỗ làm việc, trả công
lao động…
• Các giải pháp khác…
EM 3417 Quản trị sản xuất 30
2.5. BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG
BÀI 1
• Bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa có làm việc theo quy định 24 ngày/tháng; 8
giờ/ngày. Có thống kê về thời gian không khám bệnh trong tháng như sau:
• 4 ngày thứ hai đầu tuần họp giao ban theo quy định;
• 2h hỏng mạng LAN;
• 1,5h bệnh nhân đến trễ hẹn;
• 5h: hỏng thiết bị y tế;
• 0,5h: thiếu vật tư y tế
• 1h: mất điện.
a) Tính: công suất thiết kế? Hiệu quả? Thực tế trong tháng?
b) Tính H1? H2?

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


BÀI 2

• Một cẩu trục điện mỗi ngày vận chuyển 28


sản phẩm. Vận tốc cẩu trục: 30(met/phút).
Chiều dài di chuyển của cẩu trục là
80(mét).
• Thời gian bốc, dỡ 1 sản phẩm/1 lần vận
chuyển: 10 phút.
• Vận chuyển 1 chiều hàng. Hệ số sử dụng Xác định số cẩu trục cần bố
trí để thực hiện nhiệm vụ
thời gian có ích của cẩu: 0,9. Thời gian
sản xuất?
làm việc/ngày là 1 ca.

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


BÀI 3

• Tính số thiết bị sản xuất cần trong năm kế hoạch biết:

• Kế hoạch sản xuất năm tính theo mức thời gian là 50.000 giờ.
• Hệ số thực hiện mức sản phẩm ước tính theo điều kiện mới của năm kế
hoạch so với điều kiện định mức là: 105%.
• Chế độ làm việc của thiết bị: 22 ngày/tháng; 1 ca/ ngày; 8 giờ/ ca.
• Thời gian dừng kỹ thuật của thiết bị được quy định là 4,5% của thời
gian làm việc theo chế độ.

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


BÀI 4
• Xác định công suất của phân xưởng lắp ráp nếu biết rằng:
• Diện tích phân xưởng là: 360 mét vuông;
• trong đó 20 mét vuông dành cho các hoạt động phụ trợ;
• Mỗi sản phẩm lắp ráp chiếm diện tích là 5 mét vuông. Diện tích
dành cho tổ chức chỗ làm việc xung quanh mỗi sản phẩm lắp
ráp ước tính là 20% của diện tích chiếm chỗ mỗi sản phẩm đó.
• Chu kỳ lắp mỗi sản phẩm là 24 giờ.
• Quỹ thời gian làm việc hiệu quả trong năm cho mỗi chỗ làm
việc ước tính là 1960 giờ với chế độ làm việc của phân xưởng là
1 ca/ngày.

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


Bài 5 Khách sạn 4 sao đang lên kế hoạch kinh doanh cho tháng 3/2020

Loại phòng Số lượng Kế hoạch sửa Thời gian Kế hoạch kinh Giá kinh doanh
(phòng) chữa trong tháng; sửa chữa; doanh; cho 1 phòng/1
(phòng) (ngày) (%) ngày; (USD)

Economy 70 15 2 85 100
Deluxe 50 5 1 70 170
Superior 20 - - 60 300

a) Tính công suất thiết kế tháng 3 của khách sạn?


b) Công suất hiệu quả tháng của khách sạn?
c) Công suất thực tế của tháng 3 của khách sạn?
d) Hiệu suất sử dụng công suất tháng 3 của khách
sạn?
Ảnh minh họa từ Internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


Phòng khám chuyên khoa có dây chuyền thiết kế
BÀI 6 như sau:
Bộ phận Bộ phận thu Bộ phận siêu Bộ phận
Đăng ký khám ngân âm khám tư vấn

Số quầy: 1; Số quầy: 2 Số quầy: 3 Số phòng: 5


Tđm/khách = 2 phút Tđm/khách = 8 phút Tđm/khách = 20 phút
Tđm/khách = 15 phút

- Chế độ làm việc của phòng khám: 9 giờ/ngày, Trong đó nghỉ giữa ca 1 giờ;
- Doanh thu 1 khách tại bộ phận siêu âm: 200 ngìn một khách; còn tại bộ phận khám tư vấn: 300
ngìn.

- Quy trình khám và chữa bệnh bắt buộc theo QTCN trên.

a) Tính công suất hiệu quả/ngày của mỗi bộ phận và của cả dây chuyền khám tư vấn? (tính
theo khách và doanh thu).

b) Nếu ngày thứ 6 trong tuần số khách tới khám đạt 78 khách => Thì hiệu suất sử dụng công
suất khách sạn là bao nhiêu?

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


CẢM ƠN CÁC BẠN!
Mời các bạn tham gia giải các bài tập thực hành định lượng và các
bài tập trắc nghiệm để làm sâu sắc hơn lý thuyết của chương.

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁC KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 3
CHU KỲ SẢN XUẤT

PGS.TS Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn: Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG

3.1. Khái niệm về chu kỳ sản xuất


3.2. Kết cấu chu kỳ sản xuất
3.3. Tính chu kỳ sản xuất cho các quá trình sản xuất giản đơn
3.4. Tính chu kỳ sản xuất cho các quá trình sản xuất phức tạp
3.5. Các phương hướng giải pháp giảm chu kỳ sản xuất
3.6. Bài tập chương

• EM3417 BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGÀ NỘI


EM 3417 Quản trị sản xuất 2
2
3.1. KHÁI NIỆM VỀ CHU KỲ SẢN XUẤT

CKSX là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu cho đến
khi kết thúc quá trình sản xuất.

Thời gian xây dựng thực


tế gần 6 năm (3/2009-
1/2015)

Nguồn ảnh: https://www.vntrip.vn/cam-nang/cau-nhat-tan-26170

Cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới
của Hà Nội (tổng chiều dài là 9,17 km, đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5
km )
EM 3417 Quản trị sản xuất 4
Con tàu vũ trụ Soyuz, 26/9/2013 đưa ba nhà
du hành người Nga và Mỹ lên Trạm Vũ trụ
Quốc tế (ISS) trong 6 giờ đồng hồ.

Trước kia, các tàu vũ trụ thường bay quanh


Trái đất 30 lần, theo kỹ thuật cũ được sử
dụng từ thời Xô Viết: thời gian lên đến 30
giờ.

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

Thời gian tiêu chuẩn cho một chuyến đưa


người lên trạm vũ trụ được quy định: 6 giờ
Nguồn ảnh: https://vnexpress.net/rut-ngan-thoi-gian-bay-len-vu-tru-2885657.html

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


Boeing 737 là chiếc máy bay thương mại
thông dụng vào hàng bậc nhất.

Cứ 3 chuyến bay thương mại thì một Một chiếc Dreamliner sắp được
chuyển cho Aero Mixeco.
trong ba chiếc ấy là Boeing 737

Một chiếc 737 chỉ trong vỏn


Trong bất cứ thời điểm nào trong ngày, có
vẹn 9 ngày tại nhà máy sản
khoảng 2.000 chiếc máy bay ấy đang rẽ
xuất máy bay Xuất Renton.
mây trên trời.

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


Kế hoạch tiến độ cho chương trình
sản xuất

Kế hoạch về nhu cầu các nguồn lực


theo kế hoạch tiến độ sản xuất
Lợi ích
của Kế hoạch đặt hàng với các nhà
tính cung cấp
toán
CKSX
Kế hoạch giao hàng cho khách

Kế hoạch tài chính

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


Chu kỳ sản xuất là một trong những chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng nhất
để tổ chức quá trình sản xuất.

Chu kỳ sản xuất còn là chỉ tiêu phản ánh


năng lực cạnh tranh của hệ thống sản
xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


PHÂN LOẠI CKSX
Đơn vị thời gian tính

Tiêu chí
phân loại Đối tượng tính

Thời điểm tính

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


Thời gian lịch
(calendar)

Calendar Days: All days in a


month, including weekends
and holidays

Đơn vị thời gian tính


Thời gian làm việc
(Working)
Working day The
amount of time a person
spends doing their job on a
day when they work

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


(Nguồn ảnh: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/lich-nghi-tet-am-lich-va-cac-ngay-le-lon-nam-2020-601877.html

SỐ NGÀY LÀM VIỆC TRONG THÁNG 1: 20 NGÀY


SỐ NGÀY LỊCH THÁNG 1: 31 NGÀY
(NGHỈ CHỦ NHẬT VÀ CÁC NGÀY LỄ, TẾT)

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


Hình: các ngày nghỉ theo Quy định tại Việt Nam năm 2020.
Nguồn ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 12


Hình: LỊCH LÀM VIỆC VÀ NGHỈ LỄ TẠI ĐỨC NĂM 2020 Nguồn ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


1 Sản
Quá trình phẩm
SX
đầy đủ
Đối tượng
Một lô
tính CKSX
SP
Một công
đoạn sản
xuất
Nhiều
lô SP

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


CKSX KẾ HOẠCH

Tính trước khi tiến hành QTSX

Thời điểm tính


CKSX THỰC TẾ

Tính sau khi QTSX kết thúc

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


CKSX thực tế có thể khác với CKSX kế hoạch và trong
nhiều trường hợp có sai số rất lớn.

- Các căn cứ tính toán CKSX ngay từ kế hoạch thiếu chính xác gây
khó khăn trong chỉ đạo điều hành sản xuất;

- Mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất về thời gian là không đảm
bảo;

- Sự rối loạn trong hoạt động sản xuất hoặc ứ đọng hàng tồn kho;

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


CKSX thực tế có thể khác với CKSX kế hoạch và
trong nhiều trường hợp có sai số rất lớn.

Có thể dẫn đến:


- Giảm chất lượng quản lý điều hành HTSX;
- Tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất;
- Giảm năng lực cạnh tranh của hệ thống sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


CÁC NGUYÊN NHÂN

- Hỏng máy móc, thiết - Thiếu lao động; - Tai nạn lao động;
bị;

- Thiếu nguyên vật liệu; - Lỗi chất lượng; - Chậm trễ ban hàng
các lệnh sản xuất;

- Các căn cứ tính toán - Các điều chỉnh phát - Các trường hợp bất
kế hoạch thiếu chính sinh trong QTSX; khả kháng: thiên tai,
xác; dịch bệnh…

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


Nâng cao chất lượng quản trị điều
hành hệ thống sản xuất

Tính toán CKSX - kế hoạch một cách


khoa học

Nguồn ảnh minh họa: từ internet


Liên tục kiểm soát HTSX

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


3.2. KẾT CẤU CKSX

Trả lời các câu hỏi:


- CKSX bao gồm những loại thời gian nào?
- Mỗi loại thời gian đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

CKSX

Thời gian SX - Tsx Thời gian gián đoạn - Tgđ

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


* Thời gian SX là thời gian thực hiện các quá trình
sản xuất và hỗ trợ sản xuất (có liên quan).

Thời gian SX

Tự nhiên
Công nghệ Phụ trợ
(nếu có)
(Tcn) (Tpt)
(Ttn)

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


- Tcn: là thời gian thực hiện các
nguyên công công nghệ của cả
QTCN.

- Tập hợp các nguyên công công


nghệ tạo thành quá trình công nghệ -
đây là quá trình tạo ra giá trị gia
tăng cho các đối tượng sản xuất
trong quá trình sản xuất.
Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


Thời gian phụ trợ - Tpt là thời gian tiến hành các
hoạt động phụ trợ cần thiết cho QTSX

Chuẩn Vận
Kiểm tra Kho bãi
-Kết chuyển
Tc-k Tkt Tkho
Tvc

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


Vận Thời gian chuẩn kết - Tc-k :
chuyển là thời gian mà người lao động hao
Tvc phí để chuẩn bị và kết thúc công
việc, nhận nhiệm vụ, nhân dụng cụ,
thu dọn dụng cụ…

Kiểm tra
Tkt

Kho bãi
Tkho
Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


Thời gian chuẩn kết chỉ hao phí một lần
cho một loạt sản phẩm không phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm và độ dài thời gian
làm việc.

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


- Thời gian tự nhiên (nếu có) - Ttn: là thời gian cần thiết để các
điều kiện tự nhiên tác động vào đối tượng sản xuất và qua tác
động này các đối tượng sản xuất mới có thể biến đổi thành các
sản phẩm đầu ra mong muốn.

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


Các QTSX lên men đều cần các tác động của điều kiện tự nhiên

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


Thời gian gián đoạn
- Tgđ

Tgđ: là thời gian dừng quá trình sản xuất do các


nguyên nhân khác nhau.

Gián đoạn ngoài thời gian


Gián đoạn trong thời gian sản
làm việc (ngoài các ca sản
xuất ( trong các ca sản xuất)
xuất)

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


Gián đoạn trong ca sản xuất do:

- Nguyên nhân công nghệ: sự mất cân đối về thời gian giữa các
nguyên công (hay giữa các lô SX), các phân xưởng (giữa các
công đoạn của QTSX);

- Nguyên nhân tổ chức SX: tổ chức các lô SX và phối hợp


không hợp lý, hoặc thiếu các nguồn lực để thực hiện QTSX do
lỗi tổ chức - quản lý…

- Nguyên nhân khác: thiên tai

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


Gián đoạn ngoài thời gian làm việc:

- Do các quy định về nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa các ca SX, cuối
tuần…

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


CHU KỲ SẢN XUẤT
Tck
Thời gian SX Thời gian gián đoạn
Tsx Tgđ

Công nghệ Phụ trợ Tự nhiên (nếu có) Trong thời Ngoài thời
Tcn Tpt Ttn gian làm việc gian làm việc

Chuẩn Vận Kiểm Giữa Giữa


Kho bãi Nghỉ Giữa các
-Kết Chuyển Tra các các
Tc-k Tvc Tkt Tkho lô SX PXSX
lễ, Tểt ca,ăn trưa

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


CKSX phụ thuộc vào những yếu tố chính nào?

Tcn? Tvc?
CKSX

Tkt? Tgđ?
Ttn?

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


Đặc điểm thiết kế sản Trình độ công nghệ
phẩm máy móc, thiết bị

Tcn

Trình độ tay nghề Trình độ tổ chức sản


của lao động xuất

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


THỜI GIAN PHỤ TRỢ PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG
YẾU TỐ CHÍNH NÀO?

Tvc: là thời gian cần thiết để vận chuyển các đối tượng sản xuất
trong quá trình sản xuất (QTSX).
Đây là thời gian cần thiết trong QTSX nhưng lại không tạo ra giá
trị gia tăng cho QTSX.

Vận chuyển bằng cẩu trục


Vận chuyển bằng băng tải Vận chuyển bằng xe ô tô điện Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


DC vận chuyển tự động DC vận chuyển thủ công bằng tay

Vận chuyển bằng Robot công nghiệp Vận chuyển bằng cẩu trục

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


Vận chuyển bằng đường ống Vận chuyển bằng băng tải

Vận chuyển bằng Robot Vận chuyển thủ công

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


Lắp ráp máy bay Airbus tại nhà máy ở Toulouse Vận chuyển bằng đường bộ
thuộc miền Nam nước Pháp: Đối tượng lắp ráp
đứng yên tại chỗ

Vận chuyển một số chi tiết lớn bằng đường


Vận chuyển một số chi tiết bằng đường sông
biển
Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào
những yếu tố chính nào?

Số lượng sản phẩm


Trọng lượng, kích cần vận chuyển (quy
thước của các đối mô lô sản xuất);
tượng vận chuyển;
Tvc
Số lượng, trình độ
công nghệ của các
Khoảng cách vận
chuyển; phương tiện vận
chuyển;

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


Tkho: là thời gian liên quan đến các hoạt động chuẩn bị
để sẵn sàng cho quá trình sản xuất theo kế hoạch.

- Tìm kiếm;
- Kiểm tra;
- Tập kết;
- Vận chuyển;
- Xuất giao các nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng từ kho ra
các PXSX)

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


Ảnh minh họa kho & các phương tiện kho

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


Tkho phụ thuộc vào đặc điểm nguyên vật liệu, trình độ công nghệ các trang thiết bị kho,
bố trí mặt bằng kho….

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


Tham khảo
công nghệ
RFID

RFID (Radio Frequency Identification - Tần số xác định vô tuyến)

RFID là công nghệ tiên tiến hơn bằng việc sử dụng sóng vô tuyến để lấy dữ
liệu lưu trữ trong một mạch nhỏ (chip) được gắn liền với sản phẩm.

Ưu điểm: dễ dàng nhận dạng và xác định vị trí của một vật thể (hàng hóa hay tài sản) từ
khoảng cách xa, từ bất cứ nơi nào trong phạm vi đọc của thẻ và hơn hết phương pháp này
còn giúp người dùng đọc nhiều thẻ cùng một lúc, tăng năng suất xử lý hơn so với công nghệ
mã vạch (Barcodes).

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


THAM KHẢO: HỆ THỐNG KHO THÔNG MINH CỦA VINAMILK

Hệ thống kho này được


gọi là kho thông minh,
do Cty Schafer của Đức
xây dựng. Ở đây hệ Hệ thống kho thông minh của nhà máy sữa VN của Vinamilk vừa khánh
thống xếp dỡ và vận thành tại Bình Dương
chuyển palet theo ray Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

định hướng (RGV) với Việc ứng dụng công nghệ tự động và tích hợp trên
370 mét đường ray và giải pháp tự động hóa Tetra Plant Master, và hệ
15 khay tải động, mỗi thống quản lý kho hàng Wamas đã đưa nhà máy
khay có khả năng sữa Việt Nam trở thành nhà máy hiện đại bậc
mang 2 palet. nhất thế giới, ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ
ngành công nghiệp sữa thế giới.

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


Hệ thống kho chứa palet tự động tối ưu hóa không gian, trong đó có
các băng tải hỗ trợ hoạt động bốc xếp của người công nhân, tự động
sắp xếp thứ tự các palet và có khả năng truy xuất palet bất kỳ.

Tại khu vực xuất hàng, hệ thống phân loại palet tự động phân chia
thành 16 làn theo nguyên lý băng tải con lăn trọng lực. Toàn bộ hệ
thống được kiểm soát và quản lý bằng một phần mềm lõi của SSI
Schaefer có tên gọi Hệ thống quản lý kho hàng Wamas.

Nguồn: https://thanhnien.vn/robot-va-kho-thong-minh-o-sieu-nha-may-sua-vinamilk-post87966.html

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


Tkho thông thường được tổ chức thực hiện vào:

- Các thời gian dừng sản xuất (hoặc thời gian nghỉ làm việc);
- Hoặc tiến hành song song với các hoạt động khác của quá trình
sản xuất đang được tính CKSX;
- Hoặc tiến hành song song với các quá trình sản xuất trước quá
trình sản xuất được tính CKSX.

=> Vì vậy trong nhiều trường hợp Tkho không cần đưa vào trong
tính thời gian chu kỳ sản xuất chung.

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


Tkho phụ thuộc vào những yếu tố chính nào?

Trình độ công nghệ


Thiết kế bố trí kho
các thiết bị kho

Tkho
Tổ chức các hoạt
Đội ngũ nhân lực
động kho trong
kho
QTSX

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


Tkt – Thời gian kiểm tra

Tkt: là thời gian để thực hiện


các công việc kiểm tra. Đây Kiểm tra chất lượng
cũng là thời gian không tạo ra
giá trị gia tăng cho QTSX
nhưng là thời gian cần thiết
của QTSX.
Kiểm tra số lượng có hỗ trợ CNTT

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 48


Các phương tiện
kiểm tra;

Lao động kiểm tra


(kiểm tra viên); Tkt

Nhu cầu kiểm tra

Nguồn các ảnh minh họa: từ internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


Tc-k - Thời gian chuẩn kết là thời gian cần thiết để
phục vụ lô sản xuất.

Tc-k chỉ tính 1 lần cho 1 lô sản phẩm sản xuất và không
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm trong lô đó.

Ví dụ: nghe tổ trưởng phân công công việc, nhận các tài liệu kỹ
thuật, tài liệu kế hoạch, làm quen với các bản vẽ kỹ thuật, chuẩn bị
(điều chỉnh) máy móc thiết bị, lắp đồ gá… để bắt đầu công việc và
hoàn trả các thứ kể trên khi kết thúc quá trình sản xuất…

EM 3417 Quản trị sản xuất 50


Tc-k phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Phương pháp tổ chức công việc này, ví dụ tổ chức các công việc chuẩn
bị máy móc, thiết bị vào những thời gian không làm việc như nghỉ giữa
ca, ăn trưa hoặc vào các ngày nghỉ không làm việc…

- Đặc điểm công nghệ của thiết bị, máy móc, công nghệ được ứng dụng
trong sản xuất, ví dụ công nghệ nhóm…

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


Ttn - Thời gian tự nhiên

Ttn: là thời gian cần thiết để các điều kiện tự nhiên tác động vào
đối tượng sản xuất và qua tác động này các đối tượng sản xuất
mới có có thể biến đổi thành các sản phẩm đầu ra mong muốn.

Làm nước mắm – 2 năm


Nguồn các ảnh minh họa: từ VTV New

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


Ttn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đặc điểm của QTSX

Môi trường tự nhiên Ttn

Các giải pháp kỹ


thuật - công nghệ

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


CKSX = Tsx + Tgđ

CKSX = (Tcn + Tpt + Ttn) + Tgđ

CKSX = Tcn + Tvc + Tkt +Tc-k +Tkho +Ttn+Tgđ

CKSX = ƒ(Tcn ; Tvc ; Tkt ; Tc-k ; Tkho ; Ttn ; Tgđ)

EM 3417 Quản trị sản xuất 54


Lưu ý- 1:
Trong TCSK: nếu các nguyên công phụ trợ tổ chức trong thời gian gián đoạn
(dừng sản xuất) thì Tck có thể nhỏ hơn tổng thời gian của tất cả các thành
phần của nó.

Lưu ý-2:
Kết cấu CKSX sẽ khác nhau do đặc điểm QTCN; đặc điểm sản phẩm, tổ chức
sản xuất.
Ví dụ: ngành hóa chất, các ngành luyện kim, các ngành có mức tự động hóa
cao thì tỷ trọng thời gian sản xuất sẽ cao hơn.
Còn các ngành có QTCN rời rạc, gián đoạn, các quá trình SX đơn chiếc hoặc
theo lô nhỏ sẽ có tỷ trọng thời gian gián đoạn cao hơn là các QTSX theo lô lớn
và đại trà.

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


Ttn: tính theo yêu cầu của công nghệ và phương pháp
thống kê kinh nghiệm. Thời gian này có trong một số
QTSX chứ không phải có trong tất cả các QTSX.

Thời gian phụ trợ (Tvc; Tkt; Tc-k ; Tkho): nếu không
được tự động hóa các hoạt động phụ trợ này thì phương
pháp tính chủ yếu vẫn là thống kê kinh nghiệm.

Chính vì phải tính một số thành phần của CKSX bằng phương
pháp thống kê kinh nghiệm nên CKSX- kế hoạch (hay ước
tính) này có sai số so với CKSX - thực tế!
EM 3417 Quản trị sản xuất 56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁC KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 3
CHU KỲ SẢN XUẤT

PGS.TS Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn: Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


3.3. TÍNH CKSX CHO QTSX GIẢN ĐƠN

Phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quá trình sản


xuất theo thời gian phân loại QTSX thành hai
loại:
- QTSX giản đơn;
- QTSX phức tạp;

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


QTSX giản đơn
QTSX giản đơn là quá trình có hai đặc điểm sau:
- Các đối tượng sản xuất là giống nhau;
- Quy trình công nghệ đã xác định sẵn và cần thực
hiện một cách tuần tự từ nguyên công trước =>
nguyên công sau.

Ví dụ: các quá trình SX gia công lô các chi tiết giống
nhau là QTSX giản đơn

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


Tcn của QTSX giản đơn lại phụ thuộc vào
phương pháp tổ chức dòng đối tượng sản xuất
theo thời gian.

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN


XUẤT: tổ chức kết hợp các lô sản xuất theo thời
gian trên các nguyên công của quy trình công nghệ.

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


Có 3 phương pháp tổ chức:
- Nối tiếp;
- Song song;
- Kết hợp
Nếu tổ chức dòng sản xuất theo phương pháp nối
tiếp:
Cả lô chi tiết được gia công liên tục và cần được hoàn
thành xong trên nguyên công trên rồi mới chuyển xuống
nguyên công tiếp theo để gia công.

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


N là số sản phẩm của một lô sản xuất tại nguyên
công i

Ti là thời gian định mức sản xuất 1 sản phẩm


trong lô P tại nguyên công i

Ci là số chỗ làm việc tại nguyên công i

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


Tnc-i là thời gian sản xuất cả lô N chi tiết trên
nguyên công i

Tnc-i = (Ti / Ci ) x N

Thời gian công nghệ của cả QTSX


i=m i=m
Tcn-nt = ∑Tnc-i = N x ∑ (Ti / Ci )
i=1 i=1

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


VÍ DỤ

Ti; Ci; P; Tnc-i = P. (Ti/Ci); phút


máy chiếc/lô
phút/SP
4 1 10 40
4 2 10 20
4 4 10 10

=> Khi bố trí càng nhiều máy trên nguyên công thì
thời gian công nghệ sẽ giảm xuống

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


Ưu điểm:

Tổ chức quá trình sản xuất đơn giản; sản xuất trên từng
nguyên công không có gián đoạn
=> Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, lao
động trong QTSX.

Áp dụng: Khi quy mô lô sản xuất bé hoặc lô sản xuất


không thể chia nhỏ thành nhiều lô bé hơn để tổ chức gia
công đồng thời trên các nguyên công của QTCN.

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


Hạn chế

- CKSX kéo dài;

- Đối tượng sản xuất nằm chờ cả lô sản xuất xong trên
mỗi nguyên công mới cho chuyển xuống NC dưới => tăng
nhu cầu về diện tích mặt bằng sản xuất tại chỗ lam việc, ách
tắc giao thông tại các vị trí sản xuất…;

- Giảm sự hài lòng của khách hàng về tốc độ giao hàng;

GIẢM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN XUẤT

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


Tính thời gian công nghệ cho QTSX khi tổ chức dòng SX theo
phương pháp nối tiếp- Tcn-nt
16 phut
NC1 Тcn= ?
phut
16 phut
NC2
№ ti Сi
1 2 1 То1 = 8∙2/1 = 16 мин NC3 24 phut

То2 = 8∙4/2 = 16 мин 8 phut


2 4 2
То3 = 8∙3/1 = 24 мин
NC4
16 phut
3 3 1 NC5
То4 = 8∙1/1 = 8 мин. 8 phut
4 1 1 NC6
То5 = 8∙2/1 = 16 мин. 24 phut
5 2 1 NC7
То6 = 8∙1/1 = 8 мин.
6 1 1
7 3 1
То7 = 8∙3/1 = 24 мин.
Тcn-nt =8(2/1 + 4/2 + 3/1 +1/1 +2/1+ 1/1 + 3/1)
N = 8 chiếc
Тcn-nt = 112
EM 3417 Quản trị sản xuất 11
CKSX-nối tiếp (T-nt) = ?

T-nt = Tcn-nt + Tvc + Tkt + Tgđ + Ttn (nếu có)

T-nt = N x (Ti /Ci ) + Tvc + Tkt + Tgđ + Ttn (nếu có)

EM 3417 Quản trị sản xuất 12


Tổ chức dòng sản xuất theo hình thức song song

Song song: các đối tượng sản xuất sẽ được chuyển từ


nguyên công trên sau khi đã gia công xong xuống
nguyên công dưới theo những lô bé hơn (mỗi lô có p
chiếc; p là ước của N).
NỐI TIẾP SONG SONG

Tcn-nt = N. (Ti/Ci); Tcn-ss = ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


Thời gian gia công một lô sản phẩm P (chiếc)
tại mỗi nguyên công i là:

Tnc-i = P. (Ti/Ci);

- Ưu điểm: thời gian sản xuất sẽ giảm đáng kể so với


hình thức tổ chức nối tiếp;
- Nhược điểm: tạo các thời gian gián đoạn trên các
nguyên công.
EM 3417 Quản trị sản xuất 14
P là số chiếc sản phẩm gia công trong mỗi lô nhỏ được
sản xuất liên tục tại mỗi nguyên công

Số lô P cần sản xuất để đạt được số lượng mong muốn


là N (chiếc) là: N/P

Ci là số máy, thiết bị công nghệ hay số chỗ làm việc (lao


động) tại nc-i;

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


Tính thời gian công nghệ cho QTSX khi tổ chức
dòng sản xuất theo phương pháp song song
46, phút
0
4 phút
№ ti С¡ NC1
4 phút 4 phút 4 phút
Thời gian gián đoạn
Т, phút

4 phút
1 2 1 NC2
4 phút 4 phút 4 phút

6 phút 6 phút
2 4 2 NC3 6 phút 6 phút

2 phút
3 3 1 NC4 2 phút 2 phút 2 phút

4 1 1 NC5 4 phút 4 phút 4 phút 4 phút

5 2 1 NC6
2 phút 2 phút 2 phút 2 phút

6 1 1 NC7
7 3 1 6 phút 6 phút 6 phút 6 phút

P = 2; N= 8 28 phút

Tcn-ss = 2.(2/1 + 4/2 + 3/1 +1/1 + 2/1 +1/1 + 3/1) + (8-2). 3 = 46 (phút)
EM 3417 Quản trị sản xuất 16
Tcn-ss = p.∑ (Ti/Ci) + (N- p). {Ti/Ci}max
i = m-1

{Ti/Ci}max = Max { Ti/Ci; Ti+1/Ci+1}


i=1

Hình thức tổ chức dòng sản xuất theo song song này được
ứng dụng trong tổ chức sản xuất theo lô lớn và sản xuất đại
trà;

{Ti/Ci}max còn được gọi là NHỊP DÂY CHUYỀN (TAKT)


EM 3417 Quản trị sản xuất 17
CKSX-song song(CKSX-ss) = ?

CKSX-ss = Tcn-ss + Tvc + Tkt + Tgđ + Ttn (nếu có)

Tck-ss = P.∑ (Ti/Ci) + (N- p). {Ti/Ci}max


+ Tvc + Tkt + Tgđ + Ttn (nếu có)

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


Tổ chức dòng sản xuất theo hình thức kết hợp

-Tính nối tiếp: trên mỗi nguyên công cả lô sản xuất được
gia công liên tục, ko có gián đoạn => tăng hiệu suất máy,
lao động trên các nguyên công và trên toàn chuyền;
-Tính song song: chia lô sản xuất lớn ra thành nhiều lô
nhỏ hơn và chuyển từ nguyên công trên xuống nguyên
công dưới các lô nhỏ để tăng thời gian sản xuất đồng thời
các lô trên các nguyên công => tiết kiệm được thời gian
sản xuất hơn so với hình thức nối tiếp. (Nguyên tắc
chuyển)
EM 3417 Quản trị sản xuất 19
Nguyên tắc kết hợp thời gian
• Nếu Ti/Ci ≤ Ti+1/Ci+1 => Chuyển song song với lô P chi tiết đầu tiên:

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Đây là thời gian gia công đồng thời của hai nguyên công

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


- Nếu Ti/Ci ≥ Ti+1/Ci+1 -> Chuyển song song với lô P
chi tiết cuối cùng:

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Đây là thời gian gia


công đồng thời
của hai nguyên công

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


Tổ chức QTSX theo hình thức kết hợp
Т, phút
64 phút
4 phút
NC1

№ ti Сi NC2
4 phút

1 2 1 NC3 6 phút
2 4 2
3 3 1 NC4
1 phút

4 1 1 NC5 4 phút
1 phút
5 2 1 NC6
6 1 1
NC7
7 3 1 N = 8; P =2 6 phút

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


i=m i=m

Tcn-kh = N(Σti/Сi) - (N-P)Σ{ ti/Сi } min


i=1 i =1

i= m-1
{Ti/Ci}min = Min { Ti/Ci; Ti+1/Ci+1}
i=1

Thông thường: Tcn-nt > Tcn-kh ≥ Tcn-ss

Ứng dụng: Hình thức tổ chức kết hợp này trong sản xuất
theo lô lớn và trong dây chuyền gián đoạn.

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


CKSX- kết hợp (CKSX-kh) = ?

CKSX-kh = Tcn-kh + Tvc + Tkt + Tgđ + Ttn (nếu có)

CKSX-kh = N(Σti/Сi) - (N-P)Σ{ti/Сi }min + Tvc +


Tkt + Tgđ + Ttn (nếu có)

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


3.4. TÍNH CKSX CHO QTSX PHỨC TẠP

Đặc điểm QTSX phức tạp

- Các đối tượng sản xuất khác nhau (không đồng nhất)
- Có sự tiến hành đồng thời của một số nguyên công trong
QTSX
Ví dụ
- Sản xuất theo dự án;
- Sản xuất lắp ráp các sản phẩm lớn nhưng số lượng lô
sản xuất lại nhỏ.

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


Sản xuất theo dự án
2
Sơ đồ mạng lưới của dự án

4
1
8 ngày Đường găng
Tck = 15 ngày

CHU KỲ KẾ HOẠCH CỦA DỰ ÁN = CHIỀU DÀI ĐƯỜNG GĂNG CỦA DỰ ÁN

Chi tiết xem chương 8 về kỹ thuật tính đường găng

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


Level 0 Sản phẩm
hoàn chỉnh

60h

Level 1 A B C
30h 10h 20h

Level 2
A11 A12 B11 B12 C11 C12
40h 90h 50h 100h 80h 70h

SƠ ĐỒ LẮP RÁP SẢN PHẨM THEO HÌNH CÂY- (Product Tree)

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


SƠ ĐỒ GANTT: CÔNG CỤ ĐỂ TÍNH CKSX VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO SX
C12-70h
Chế độ: 2 ca/ 1 ngày; 8h/ca; 22
C-20h
ngày -làm việc/tháng; 30 ngày-
C11-80h lịch/tháng
B11-50h
B-10 SPHC-60h CKSX = 180 (giờ- làm việc)
B12-100h
180/(2x8) = 11,25 (ngày -làm việc)
A11-40h
180x30/(8x2x22) =15,34 (ngày-
A12-90h A-30h lịch)
0
T (giờ)
CKSX = 180 h

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


3.5. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG GIẢM CKSX
Lợi ích của giảm CKSX:
✓ Giảm số lượng SP dở dang; ✓ Tăng nhanh vòng quay vốn;
✓ Giảm nhu cầu vốn lưu động; ✓ Tăng sự hài lòng của khách hàng;

✓ Giảm số lượng dự trữ NVL; ✓ Giảm chi phí cố định trong giá
thành;
✓ Giảm diện tích kho cho dự trữ; ✓ Tăng công suất phân xưởng, nhà
máy;
✓ Tăng năng suất lao động; ✓ Tăng cao hiệu quả kinh doanh;

=> Giảm CKSX là một trong những phương hướng quan trọng để tăng
hiệu quả SXKD và tăng năng lực cạnh tranh cho DN
EM 3417 Quản trị sản xuất 29
ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ
TỔ CHỨC QTSX KHOA HỌC -> Giảm CKSX

CÁC NGUYÊN TẮC (5) CÁC NGUYÊN TẮC (5)

CHÍNH: BỔ SUNG:

1-Liên tục; 6-Tự động hóa;


2-Thẳng dòng; 7-Tiêu chuẩn hóa;
3-Nhịp nhàng; 8-Chuyên môn hóa;
4-Song song; 9-Tập trung hóa và
5- Cân đối; tích hợp hóa;
10-Linh hoạt
EM 3417 Quản trị sản xuất 30
CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH TỔ CHỨC QTSX

LIÊN TỤC: Giảm tối thiểu các gián đoạn phát sinh do
các nguyên nhân về tổ chức- kỹ thuật;

THẲNG DÒNG: vận chuyển của các đối tượng lao động
thẳng dòng theo quy trình công nghệ, giảm thiểu quãng
đường di chuyển của các đối tượng lao động theo quy
trình sản xuất;
….

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


….

NGUYÊN TẮC NHỊP NHÀNG:

SỐ SẢN PHẨM SẢN XUẤT RA SAU CÁC KHOẢNG THỜI GIAN


BẰNG NHAU LÀ NHƯ NHAU;

NGUYÊN TẮC SONG SONG:

CÓ SỰ TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI CÁC NGUYÊN CÔNG CỦA QUÁ


TRÌNH SẢN XUẤT ĐÓ;

NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI:

CÂN ĐỐI VỀ NĂNG SUẤT CỦA TẤT CẢ CÁC TRUNG TÂM SẢN XUẤT
(PHÂN XƯỞNG, BỘ PHẬN SẢN XUẤT CHÍNH, PHỤ, PHỤ TRỢ);

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


CÁC NGUYÊN TẮC BỔ SUNG

NGUYÊN TẮC TỰ ĐỘNG HÓA:


TỰ ĐỘNG HÓA TỐI ĐA CÓ THỂ CÁC CHỖ LÀM VIỆC, GIẢI
PHÓNG SỨC LAO ĐỘNG THỦ CÔNG VÀ THAY THẾ BẰNG
CÁC THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA;

NGUYÊN TẮC CHUYÊN MÔN HÓA:

- CHUYÊN MÔN HÓA SẢN PHẨM;


- HOẶC CHUYÊN MÔN HÓA CÔNG NGHỆ;
….

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


…..

NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG HÓA VÀ TÍCH HỢP


HÓA:

TẬP TRUNG TẠI MỘT HOẶC MỘT SỐ TRUNG TÂM SẢN XUẤT CÁC
CÔNG NGHỆ HOẶC QUY TRÌNH SX KHÁC NHAU ĐỂ ĐA DẠNG
CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM.

NGUYÊN TẮC LINH HOẠT:

TĂNG KẾT NỐI CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VỚI CÁC HỆ THỐNG MÁY
TÍNH (HAY SỐ HÓA SẢN XUẤT). SỐ HÓA NÀY LẠI THÚC ĐẨY SẢN
XUẤT NHỊP NHÀNG VÀ CÂN ĐỐI HƠN.

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


……

NGUYÊN TẮC TIÊU CHUẨN HÓA:

THIẾT LẬP VÀ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU


CHUẨN QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT TRONG TỔ CHỨC
QTSX NHẰM GIẢM SỰ ĐA DẠNG TRONG SỬ DỤNG
VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, QUY TRÌNH SẢN XUẤT => GIẢM
THIỂU THỜI GIAN TRONG THIẾT KẾ VÀ LÀM CHỦ
CÔNG NGHỆ MỚI, KỸ THUẬT MỚI.

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


CÁC GIẢI PHÁP GIẢM CHU KỲ
SẢN XUẤT

CÁC GIẢI CÁC GIẢI


PHÁP VỀ KỸ PHÁP VỀ TỔ
THUẬT CHỨC

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:

✓ Tăng mức độ cơ khí hóa, tự động hóa các máy móc, thiết bị công nghệ
và phụ trợ;

✓ Thúc đẩy các quá trình tự nhiên bằng các chất xúc tác;

✓ Hoàn thiện thiết kế công nghệ, thiết kế sản phẩm;

✓ Hoàn thiện trang bị công nghệ;

✓ Thay thế và sử dụng các máy móc, thiết bị, các trang bị công nghệ có
trình độ tiên tiến và công nghệ cao…

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


CÁC GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC:

✓ Thực hiện các nguyên tắc tổ chức sản xuất khoa học:

✓ Tăng tính song song thực hiện các nguyên công, các quá trình công
nghệ với phụ trợ, giữa các phân xưởng;

✓ Hoàn thiện phục vụ các chỗ làm việc;

✓ Hoàn thiện phương pháp trả lương;

✓ Tổ chức các chỗ làm việc;

✓ Tổ chức các thời gian nghỉ, giao ca hợp lý…

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


3.6. BÀI TẬP CHƯƠNG
Bài 1. Tính thời gian công nghệ của một quy trình SX gồm 3 nguyên công
để sản xuất 100 chi tiết máy. Thời gian định mức sản xuất mỗi sản phẩm
trên mỗi nguyên công và số máy trên mỗi nguyên công được đưa ra trong
bảng sau:
STT NC Thời gian định mức Số máy tại Ti/Ci a) Tính thời gian công nghệ
sản phẩm/NC-i-; NC- i; Ci của quá trình sản xuất trên
Ti (phút) (máy) khi và tổ chức quá trình sản
xuất đó theo phương pháp
1 2,2 2 1,1 nối tiếp? Vẽ đồ thị minh
2 0,9 1 0,9 họa?
3 3,6 3 1,2

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


Bài 2
• Dữ liệu về quy trình sản xuất như bài 1. Tổ chức sản xuất theo
hình thức song song. Hãy tính Tcn và vẽ đồ thị? Lấy P =20
• Cho biết thời gian công nghệ đã giảm đi bao nhiêu % và bao
phút so với tổ chức theo nối tiếp?

P =20 => số lô: 5 (lô)


(Ti/Ci)max = 1,2 (phút)
Tcn = (20 x 3,2) + (80 x 1,2) = 64 + 96 = 160 (phút)
=> Tcn theo hình thức song song giảm 160 phút tương đương 50%
so với tổ chức nối tiếp

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


BÀI 3.
Dữ liệu về quy trình sản xuất như bài 1. Tổ chức sản xuất theo
hình thức kết hợp. Hãy tính Tcn và vẽ đồ thị? Lấy P =20
a) Cho biết thời gian công nghệ đã giảm đi bao nhiêu % và bao
phút so với tổ chức theo nối tiếp?
b) Tính tổng thời gian làm việc song song của các nguyên công?

Tcn-kh = Tcn-nt – (N-P)x ∑(Ti/Ci)min = 320 - 80 x (0,9 + 0,9)


= 320 – 160 = 176 (phút)
Kết quả Tcn-kh > Tcn-ss, tuy nhiên tăng Hpt các nguyên công so
với hình thức song song.

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


Bài 4
• Thời gian công nghệ sẽ thay đổi thế nào nếu quy
trình công nghệ được thay đổi bằng cách ghép
nguyên công 1 & 2 lại với nhau thành 1 nguyên
công với thời gian định mức/SP là tổng thời gian
định mức/SP của 2 nguyên công đó và mỗi nguyên
công chỉ có 1 máy.

• Hình thức tổ chức SX cũng vẫn là 3 hình thức đã


biết. Hãy tính toán và vẽ đồ thị minh họa?
EM 3417 Quản trị sản xuất 42
BÀI 5
• Sản phẩm B là một chi tiết lớn của một thiết bị được sản xuất
theo quy trình công nghệ gồm 5 nguyên công trong bảng sau.
• Số sản phẩm B sản xuất một lô là 5 chiếc.
• Thời gian vận chuyển, kiểm tra bình quân giữa 2 nguyên công
liên tiếp nhau là 3 giờ.
• Một tháng làm việc 22 ngày (working days), 1 ca/ngày, 8h/ca.
• Số ngày theo lịch trong tháng là 30 (calendar day).
• Mỗi nguyên công đều có 1 máy.

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


BÀI 5 (Tiếp theo)
(N = 5 (chiếc); Ci = 1
- Tính chu kỳ sản xuất lô sản phẩm B Thứ tự Thời gian định
theo ngày lịch (calendar day) nếu tổ chức
sản xuất lô theo hình thức nối tiếp? nguyên công mức/chi tiết
(ĐV: giờ/ chi tiết)
- Tính chu kỳ sản xuất lô sản phẩm trục 1 22
cán theo ngày lịch (calendar day) nếu tổ
chức sản xuất lô theo hình thức kết hợp? 2 10
(P =1)?
3 9
- Tính chu kỳ sản xuất lô sản phẩm trục 4 20
cán theo ngày lịch (calendar day) nếu tổ
chức sản xuất lô theo hình thức song 5 5
song? (P=1)

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


BÀI 6 • Thông tin về sản xuất sản phẩm A từ bộ
BẢNG DỮ LIỆU VỀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM A phận công nghệ nhà máy trong bảng 1 như
sau:
Tên hạng Các hạng Thời gian
mục mục con định mức để • (Lưu ý: CE là ký hiệu của cụm chi tiết; Di
sản xuất là ký hiệu của chi tiết I trong cụm CE).
(giờ) a) Vẽ sơ đồ cây sản phẩm A để trực
A CE1; 12 quan bằng hình vẽ tất cả các thông tin
CE2; CE3 trong bảng 1?
CE1 D1; D2 8 b) Vẽ hình minh họa chu kỳ (thời
gian) lắp ráp sản phẩm A?
CE2 D3; D4 6
c) Tính chu kỳ sản xuất theo số ngày
CE 3 D4; D2 5 lịch (canlendar day) biết mỗi tháng làm
Di - 5 việc 22 ngày (working day) và 1 ngày làm
i=(1; 4 ) việc 1 ca, tháng đó có 31 ngày theo lịch?

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Slides bài giảng;
- Các sách trong và ngoài nước có liên quan như: Quản
trị sản xuất (Tác nghiệp); Tổ chức sản xuất; Thiết kế hệ
thống sản xuất; Tổ chức lao động; Quản trị nhân lực;
Định mức lao động.
- Các trang WEB học tập và giảng dậy về nội dung có
liên quan.

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


CẢM ƠN CÁC BẠN!

Mời các bạn tham gia giải các bài tập thực hành định lượng,
các bài tập trắc nghiệm để làm sâu sắc hơn lý thuyết của
chương.

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT

EM 3417

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


Mục tiêu chương
• Giới thiệu chung về tổ chức công tác kế hoạch sản xuất
trong doanh nghiệp;
• Phân biệt các loại kế hoạch sản xuất trong doanh
nghiệp;
• Trình bày về các phương pháp lập kế hoạch sản xuất
trung hạn;
• Giới thiệu về quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất
ngắn hạn và tác nghiệp;
• Thực hành một số bài tập chương.
EM 3417 Quản trị sản xuất 2
Các nội dung chính

4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của kế hoạch trong


quản trị sản xuất
4.2. Quy trình chung về kế hoạch hóa sản xuất
4.3. Kế hoạch tổng hợp (kế hoạch sản xuất trung hạn)
4.4. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp
4.5. Bài tập chương

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của kế
hoạch trong quản trị sản xuất
4.1.1. Khái niệm về kế hoạch và kế hoạch sản xuất
• Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc
được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục
tiêu đã đề ra.

• Kế hoạch sản xuất là kế hoạch cho các hoạt động sản


xuất của doanh nghiệp.
EM 3417 Quản trị sản xuất 4
BẢN KẾ HOẠCH LÀ VĂN BẢN BAO GỒM:

MỤC TIÊU
Trả lời câu hỏi: mục tiêu của kế hoạch là gì?

PHƯƠNG ÁN HÀNH ĐỘNG


Trả lời cho câu hỏi cần làm gì để đạt được các mục tiêu
trên?

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC


Trả lời cho câu hỏi: cần những nguồn lực gì để thực hiện
phương án hành động trên?

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


BẢN CHẤT CỦA KHSX
(Nguồn ảnh: từ internet)

Kế hoạch sản xuất trả lời cho các


MỤC TIÊU
câu hỏi:
• Các mục tiêu cụ thể của kỳ kế
hoạch là gì?
• Cần sản xuất sản phẩm gì?
PHƯƠNG ÁN HÀNH • SX bao nhiêu?
ĐỘNG
• SX khi nào?
• SX ở đâu?
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG • Cần các nguồn lực gì để thực
CÁC NGUỒN LỰC hiện?

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


MỤC TIÊU CHUNG ĐÁP ỨNG CẦU THỊ
CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỜNG

KINH DOANH
(mục tiêu định tính, định lượng)

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN

MỤC TIÊU CHUNG


CỦA KẾ HOACH SX KHÁC
(mục tiêu định tính, định lượng)

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


CÁC YÊU CẦU VỀ XÂY DỰNG
MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

KHẢ THI THỐNG NHẤT


CỤ THỂ, RÕ ĐO LƯỜNG VỚI TẦM NHÌN,
CÓ THỜI HẠN
RÀNG ĐƯỢC MỤC TIÊU
CHUNG

(Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


NHU CẦU VỀ CÁC NGUỒN LỰC?

• Lao động: cần những loại lao động nào? Bao nhiêu? Khi nào
cần? Cần đào tạo bổ sung cho người lao động những kỹ thuật
nào để đáp ứng yêu cầu về sản xuất?
• Nguyên vật liệu: cần những chủng loại NVL nào? Định mức sử
dụng trong sản xuất? Số lượng cần cho kế hoạch? Cần khi nào
cho mỗi loại NVL?
• Máy móc thiết bị công nghệ, phụ trợ: cần những loại nào? Bao
nhiêu? Khi nào cần bố trí lắp đặt để sẵn sàng cho thực hiện
KHSX?

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


NHU CẦU VỀ CÁC NGUỒN LỰC?
• Công cụ, dụng cụ sản xuất: cần những loại nào? Định mức sử
dụng? Cần bao nhiêu? Khi nào cần?
• Năng lượng: cần những loại nhiên liệu, năng lượng nào? Khi nào
cần?
• Các hoạt động hỗ trợ (phụ trợ): Cần bao nhiêu phương tiện,
lao động cho các hoạt động vận chuyển, kho bãi, vệ sinh công
nghiệp? Khi nào cần?...
• Các tài liệu hướng dẫn sản xuất: Cần những tài liệu hướng dẫn
sản xuất, kỹ thuật, công nghệ, kế hoạch nào? Khi nào cần cung
cấp các tài liệu đó? Cung cấp cho ai?
EM 3417 Quản trị sản xuất 10
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH
LÀ KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
(PRODUCTION PREPERATION PLAN- 3P)

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT PHẢI BAO GỒM: KẾ HOẠCH


SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CHÍNH & KẾ HOẠCH
CHUẨN BỊ CÁC NGUỒN LỰC CHO SẢN XUẤT (KH
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT)

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


NỘI DUNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
(PREPERATION PRODUCTION- 2P)

✓ CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT KẾ SẢN PHẨM;


✓ BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC, CHUYỀN;
✓ BỐ TRÍ, ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM
MỚI;
✓ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT;
✓ BAN HÀNH CÁC TÀI LIỆU ĐỊNH MỨC;
✓ CHUẨN BỊ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ SẢN XUẤT;
✓ CHUẨN BỊ DANH MỤC NGUYÊN VẬT LIỆU (BOM) VÀ BỐ
TRÍ SẴN SÀNG NGUYÊN VẬT LIỆU…

EM 3417 Quản trị sản xuất 12


4.1.2. VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

- XÂY DỰNG CHO DOANH NGHIỆP PHƯƠNG ÁN HÀNH


ĐỘNG (SẢN XUẤT) ĐỂ ĐÁP ỨNG CẦU THỊ TRƯỜNG
TRONG KHOẢNG THỜI GIAN KẾ HOẠCH;

- KẾ HOẠCH CHÍNH LÀ PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ CHO


DOANH NGHIỆP ỨNG PHÓ VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA THỊ
TRƯỜNG BÊN NGOÀI;

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


ĐÁP ỨNG CẦU THỊ
TRƯỜNG
2 MỤC TIÊU CHÍNH
CỦA KẾ HOẠCH

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN

CÓ THỂ COI KHSX NHƯ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC


ĐỂ HƯỚNG TỚI ĐÁP ỨNG CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ TỐI ĐA HÓA LỢI
NHUẬN => NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DN.

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


QUY TRÌNH QUẢN LÝ:
P - D- C - A
Nguồn ảnh: internet

P- ĐỨNG ĐẦU TIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TOÀN BỘ QUÁ


TRÌNH QUẢN LÝ

P- CÔNG CỤ QUẢN LÝ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG TOÀN BỘ


HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO DOANH NGHIỆP

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


4.2. QUY TRÌNH CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT

MÔ HÌNH VỀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT

CÁC BẢN
KẾ HOẠCH
QUÁ TRÌNH PLANS
CÁC CĂN CỨ PROCESS
(GỒM: CÁC PHƯƠNG
(INPUTS) PHÁP; CÁC NGUYÊN CÁC BÁO
TẮC) CÁO
REPORTS

Thông tin phản hồi (FEEDBACK)

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


CÁC CĂN CỨ
(INPUTS)

THÔNG TIN VỀ MÔI THÔNG TIN VỀ MÔI


TRƯỜNG BÊN NGOÀI TRƯỜNG BÊN TRONG

CÁC THÔNG TIN CÓ


MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG VĨ HỆ THỐNG SẢN LIÊN QUAN KHÁC
NGÀNH MÔ XUẤT TRONG DN

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


THÔNG TIN VỀ MÔI
TRƯỜNG VĨ MÔ

MÔI
MÔI MÔI MÔI TRƯỜNG
MÔI
TRƯỜNG TRƯỜNG TRƯỜNG KỸ
TRƯỜNG
VĂN HÓA- TỰ CHÍNH THUẬT-
KINH TẾ
XÃ HỘI NHIÊN TRỊ CÔNG
NGHỆ

(Thường dùng thông tin về môi trường vĩ mô cho lập các bản kế hoạch SX dài hạn)

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ (NGÀNH)

CÁC ĐỐI CÁC SẢN


KHÁCH CÁC NHÀ
THỦ CẠNH PHẨM
HÀNG CUNG CẤP
TRANH THAY THẾ

Các khách hàng Vốn


(các đơn hàng, Các đổi thủ Máy móc, thiết bị
Dự báo cầu) cạnh tranh hiện tại
Nguyên vật liệu
Các nhà phân Lao động
Phối
Các đối thủ cạnh
(các đơn hàng, Dịch vụ khác
Tranh tiềm ẩn
Dự báo cầu)

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

THÔNG TIN VỀ HỆ CÁC THÔNG TIN KHÁC CÓ


THỐNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN
Định mức; Các chiến lược, chính sách
Thông tin về sản phẩm- BOM Của DN

Đặc điểm HTSX (TYPE); QTCN Thông tin về MARKETING


Năng lực các trung tâm SX
Thông tin tài chính
Tồn kho NVL, BTP, SP
Thông tin về các hoạt động
Báo cáo SX… hợp tác khác…

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


Các định mức:

- mức thời gian/sản phẩm;


- định mức phục vụ máy móc;
- định mức thời gian sử dụng thiết bị công nghệ;
- định mức sử dụng công suất máy (phụ tải máy);
- định mức tiêu hao nguyên vật liệu;
- định mức tiêu hao năng lượng điện..

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


(Tham khảo)

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM- BOM (BILL OF MATERIALS)

CÁC CHỨC NĂNG CỦA SẢN PHẨM:

- Quay lại số của cuộc gọi cuối


cùng;
- Chức năng Flash;
- Thực hiện cuộc gọi rảnh tay (On-
hook dial);
- Chức năng điều chỉnh âm lượng;
- Chức năng quay số nhanh;
Sản phẩm hoàn thiện của mẫu XY-560

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


BẢNG KÊ – BOM LIST:

1. TÊN SẢN PHẨM HOÀN CHỈNH– MÃ SP;


2. MÀU SẮC;
3. MÃ LÔ HÀNG – MÃ PHIÊN BẢN
4. BẢNG CÁC NVL CẤU THÀNH CỦA SẢN PHẨM, BAO
GỒM:

➢ TÊN MỖI HẠNG MỤC NVL;


➢ SỐ LƯỢNG MỖI HẠNG MỤC NVL CẦN;
➢ LEVEL TRONG CÂY SẢN PHẨM;
➢ TÊN HẠNG MỤC BỐ MẸ;
➢ TÊN CÁC HẠNG MỤC CON;
➢ TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT NÀO;
➢ GHI CHÚ (NẾU CÓ)…

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


(Tham khảo)
Mã số:
XY-560 TÊN CÔNG TY
Ngày ban hành

Mã sản
phẩm

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


Bảng nguyên vật liệu đầy đủ của mẫu sản phẩm XY-560

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


(Nguồn ảnh: internet)

Quy trình công nghệ sản xuất một chiếc xe ô tô

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


PROCESS (Quá trình KHH)

- Những bộ phận nào tham gia lập KHSX?


Ai làm? - Phân công trách nhiệm và phối hợp giữa những
bộ phận đó trong quá trình làm kế hoạch như thế nào?
=> Quy trình triển khai công tác KHH?

- Những nguyên tắc (Principles) cơ bản nào cần


Làm như tuân thủ trong quá trình KHH?
thế nào? - Cần sử dụng những phương pháp, công cụ
nào để làm KHSX cụ thể?
27
EM 3417 Quản trị sản xuất
PROCESS (Quá trình KHH)

CÁC NGUYÊN TẮC


QUY TRÌNH TRIỂN CÁC PHƯƠNG PHÁP
KHOA HỌC VỀ TỔ
KHAI CÔNG TÁC CÔNG NGHỆ HỖ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ
KẾ HOẠCH TRỢ
HOẠCH

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


❖ Kế hoạch cần hướng QTSX đáp ứng theo các nguyên
tắc khoa học về Tổ chức sản xuất: liên tục, thẳng
dòng; song song; nhịp nhàng; cân đối…

❖ Cần sử dụng các định mức kinh tế-kỹ thuật tiên tiến
Một số nguyên để tăng độ chính xác và đáp ứng sự phát triển về công
nghệ và tổ chức sản xuất;
tắc cơ bản
❖ Các phương pháp làm kế hoạch cần phù hợp với dạng
trong tổ chức (Type) sản xuất đang được áp dụng tại trung tâm SX;
quá trình làm
❖ Các mục tiêu kế hoạch cần đáp ứng các nguyên tắc
kế hoạch SX khoa học về quản lý: SMART: Specific; Measurable;
Attainable; Relevant; Time- Bound

❖ Kế hoạch cần tối ưu hóa và khuyến khích sự tham


gia của tập thể vào công tác kế hoạch (Bottom- up)

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP:

ĐẶC ĐIỂM KỲ KẾ HOẠCH


PP ĐỊNH TÍNH
ĐẶC ĐIỂM VỀ HTSX
(TYPES)
LỰA CHỌN
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
PP ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TẠI DN LÀM KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT
CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
PP HỖN HỢP
CÁC YẾU TỐ KHÁC…

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


QUY TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH:
Trả lời cho các câu hỏi sau:

✓ Những bộ phận nào trong doanh nghiệp tham gia làm


kế hoạch sản xuất? Chức năng của mỗi bộ phận?
✓ Sự phối kết hợp giữa các bộ phận đó như thế nào?
Bộ phận nào đề xuất? Bộ phận nào phê duyệt?….)
✓ Những văn bản (hay quy định) nào của hệ thống hướng
dẫn công tác này?

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


(Chief experience officer) (Board of Directors)

(Tham khảo) Quy trình triển khai công tác KH tại công ty ABC…)
(Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


KẾ HOẠCH
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

Đối với sản xuất các sản Đối với sản xuất các sản
phẩm đã có trong danh mục phẩm mới (sản phẩm đổi mới
sản xuất và mới hoàn toàn)

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


Nếu sản phẩm là sản phẩm đã có trong danh mục sản xuất

ĐÃ CÓ SẴN:
• Các tài liệu thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ;
các tài liệu hướng dẫn sản xuất khác;
• Công nhân đã được đào tạo kỹ thuật để sản xuất;
• Máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ sản xuất;

=> KHSX sản xuất sản phẩm chính và kế hoạch chuẩn


bị sản xuất (KHCBSX) có thể: làm đồng thời hoặc có
thể theo thứ tự nối tiếp (do thời gian cho KHCBSX
không nhiều).

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐÃ CÓ TRONG
DANH MỤC SẢN XUẤT

KHSX
KHSX KHCBSX
KHCBSX

SẢN XUẤT SẢN XUẤT

KHSX VÀ KH CBSX TIẾN HÀNH THEO TUẦN TỰ (NỐI TIẾP) KHSX VÀ KH CBSX TIẾN HÀNH SONG SONG

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


NẾU SẢN PHẨM LÀ MỚI
(SẢN PHẨM ĐỔI MỚI & MỚI HOÀN TOÀN)

KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM ĐỔI MỚI SẼ PHỨC TẠP HƠN VÀ CẦN
NHIỀU THỜI GIAN HƠN SO VỚI SẢN PHẨM ĐÃ CÓ TRONG DANH MỤC SẢN XUẤT:

✓ CẦN THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỚI & THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
(BAO GỒM CÁC VIỆC NHƯ SẢN XUẤT THỬ SẢN PHẨM MẪU, KIỂM TRA, CHẤP NHẬN
CỦA KHÁCH HÀNG; PHÊ DUYỆT ĐƯA VÀO SX). CÔNG VIỆC NÀY CÒN GỌI LÀ
CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM MỚI.

✓ CẦN PHẢI CHUẨN BỊ NHÂN LỰC CHO CÁC SẢN PHẨM ĐỔI MỚI (TUYỂN DỤNG MỚI
HOẶC ĐÀO TẠO THÊM CÁC KỸ THUẬT CẦN THIẾT CHO CÔNG NHÂN HIỆN CÓ. ĐÂY
CÒN GỌI LÀ CHUẨN BỊ NHÂN LỰC CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐỔI MỚI.

✓ NẾU SẢN PHẨM ĐỔI MỚI CÓ THÊM MỘT HOẶC MỘT SỐ CÁC CHI TIẾT, NGUYÊN VẬT
LIỆU MỚI SO VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐÃ CÓ TRONG DANH MỤC THÌ CÒN CẦN TÌM CÁC
NHÀ CUNG CẤP CÁC HẠNG MỤC ĐÓ ĐỂ ĐẢM BẢO CHO SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM
ĐÓ…

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
(SẢN PHẨM ĐỔI MỚI)

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

ĐƯA VÀO SẢN XUẤT

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


ĐẦU RA: PRODUCTION PLANS

THEO TÍNH THEO


THEO
MỚI CỦA KHÔNG
THỜI GIAN
SẢN PHẨM GIAN
NHÀ MÁY
DÀI HẠN SP ĐÃ SX
PHÂN XƯỞNG
TRUNG HẠN SP ĐỔI MỚI
BỘ PHẬN SX,
NGẮN HẠN & SP MỚI HOÀN CHỖ LÀM VIỆC
TÁC NGHIỆP TOÀN

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN

KH dài KH trung KH ngắn Thực hiện Kiểm


KHSXTN KHSXTN soát
hạn hạn hạn

Kỳ KH: Kỳ KH: Kỳ KH: Kỳ KH: Điều độ SX theo từng ca, ngày


2-5 năm 3 – 24 tháng 4-12 tuần 1-4 tuần

Hoạch định sản xuất tác nghiệp

Hình 1: Hệ thống KHSX theo thời gian

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


Hệ thống KHSX phân cấp theo thời gian
KH dài hạn

KH trung
hạn MPS: MASTER PRODUCTION SCHEDULE
(LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH CHO
TỪNG SẢN PHẨM)
KH ngắn
hạn
(MPS)

KHSXTN Điều độ SX
(Dispatching)
KH nguyên
(Nguồn ảnh: từ internet) vật liệu
(MRP)

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


MỐI QUAN HỆ GIỮA BA CẤP KẾ HOẠCH
THEO THỜI GIAN

❖ Các bản kế hoạch cấp dưới có thể coi là sự cụ thể


hóa từng phần của bản kế hoạch cấp trên.

❖ Việc chia nhỏ và cụ thể hóa từng phần của bản kế


hoạch cấp trên sẽ giúp giảm rủi ro cho kế hoạch cấp
trên và làm cho nó trở nên linh hoạt hơn với các thay
đổi của cầu thị trường bên ngoài.

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


Minh họa về trình tự xây dựng các cấp kế hoạch theo thời gian
Đơn vị thời gian
KHSX cấp 1 1 2 3
Năm

1 2 3 4 Quý
KHSX cấp 2

1 2 3 Tháng
Lưu ý: việc xây dựng
Hệ thống KHSX trong
thực tế phụ thuộc vào 1 2 3 4 Tuần
sự sáng tạo của người
KHSX cấp 3
lập KH và các tình huống
thực tiễn đặt ra. 1 2 3 4 5 Ngày - ca

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


Kế hoạch dài hạn (cấp 1)

• Kỳ kế hoạch: 2 – 5 năm;

• Đơn vị thời gian trong bản kế hoạch: theo từng năm;

• Phạm vi không gian: xây dựng cho cả nhà máy, không xây dựng
chi tiết cho nội bộ từng phân xưởng, trung tâm sản xuất;

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


• Cấp ra quyết định: Quản lý cấp cao (giám đốc điều
hành, có thể cần có sự phê chuẩn của hội đồng quản
trị trong một số trường hợp).

• Vai trò: chuẩn bị các nguồn lực để đảm bảo năng lực
cạnh tranh trong dài hạn cho doanh nghiệp;

• Mức độ ảnh hưởng của kế hoạch: ảnh hưởng lâu dài


và chiến lược tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp;

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


• Các câu hỏi chính: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất ở đâu?
Sản xuất ở đâu? Sản xuất vào thời gian nào? Sản xuất như
thế nào?

➢Sản xuất sản phẩm gì? => xem xét có đưa sản phẩm mới hoàn
toàn vào danh mục sản xuất trong kỳ kế hoạch? Nếu đưa vào sản
xuất thì cần xây dựng tiếp kế hoạch thiết kế và phát triển sản
phẩm này.

➢Sản xuất như thế nào? => xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất
(thiết kế công nghệ sản xuất cho sản phẩm mới, tìm kiếm các nhà
cung cấp, chuẩn bị nhân công….).
EM 3417 Quản trị sản xuất 45
➢Sản xuất ở đâu? => xem xét có phát triển thêm nhà máy
mới, phân xưởng mới hoặc đóng cửa một hoặc một vài nhà
máy, phân xưởng, trung tâm sản xuất đang có, hoặc xem xét
việc mở rộng phân xưởng, trung tâm sản xuất trong không
gian sản xuất đang có…

➢Sản xuất bao nhiêu? => xem xét về quy hoạch mức công
suất dài hạn cho từng chủng loại sản phẩm theo dự báo thị
trường trong dài hạn;

➢Sản xuất vào thời gian nào? => xem xét khi nào sẽ đưa
dòng sản phẩm mới vào sản xuất để đảm bảo năng lực cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
EM 3417 Quản trị sản xuất 46
Kế hoạch trung hạn (cấp 2)

• Kỳ kế hoạch: 3 tháng – 24 tháng (hay 2 năm);

• Đơn vị thời gian trong bản kế hoạch: theo từng quý hoặc
từng tháng;

• Phạm vi không gian: xây dựng cho cả nhà máy, không


xây dựng chi tiết cho nội bộ từng phân xưởng, trung tâm
sản xuất;

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


• Cấp ra quyết định: Quản lý cấp trung (giám đốc sản
xuất, marketing, tài chính… ) hoặc có thể cả quản lý
cấp cao cùng tham gia.

• Vai trò: chuẩn bị các nguồn lực để đảm bảo năng lực
cạnh tranh trong trung hạn cho doanh nghiệp;

• Mức độ ảnh hưởng của kế hoạch: ảnh hưởng tầm


trung hạn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;

EM 3417 Quản trị sản xuất 48


❖ Các câu hỏi chính: Sản xuất sản phẩm gì? Sản
xuất ở đâu? Sản xuất ở đâu? Sản xuất vào thời
gian nào? Sản xuất như thế nào?

- Sản xuất sản phẩm gì? => xem xét đưa sản phẩm
nào trong danh mục sản phẩm đã sản xuất hoặc xem
xét có đưa sản phẩm có tính mới (đổi mới không
nhiều) vào danh mục sản xuất trong kỳ kế hoạch).

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


➢Sản xuất ở đâu? => xem xét đưa kế hoạch sản xuất
các sản phẩm trong kỳ kế hoạch vào nhà máy, phân
xưởng, trung tâm sản xuất nào đang có mà không xem
xét các vấn đề như phát triển thêm mới hoặc đóng cửa
các nhà máy, phân xưởng trung tâm sản xuất đang
có…

➢Sản xuất bao nhiêu? => xem xét về mức công suất
trung hạn hạn cho từng chủng loại sản phẩm theo dự
báo thị trường trong dài hạn;
EM 3417 Quản trị sản xuất 50
➢Sản xuất vào thời gian nào? => xem xét khi nào
(hoặc sắp xếp thứ tự ưu tiên) sẽ đưa vào sản xuất
các sản phẩm trong danh mục của kỳ kế hoạch để
đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

➢Sản xuất như thế nào? => Xây dựng kế hoạch


về chuẩn bị sản xuất (chuẩn bị công nghệ, chuẩn
bị lao động, nguyên vật liệu…) cho sản xuất các
sản phẩm đổi mới nếu đưa vào sản xuất.
51
EM 3417 Quản trị sản xuất
VÍ DỤ: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRUNG HẠN (NĂM ….)
KẾ HOẠCH
NĂM TRONG ĐÓ, THEO TỪNG QUÝ
SẢN (ĐƠN VỊ)
PHẨM
(NGÌN CHIẾC) QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4

A 200 50 70 60 20

B 1.500 500 500 250 250

C 5.000 1.000 1.000 1.500 1.500

……..

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


VÍ DỤ: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NĂM ….

TÊN SẢN SỐ LƯỢNG NĂM GIÁ BÁN SẢN KẾ HOẠCH


PHẨM KẾ HOẠCH PHẨM – KẾ DOANH THU NĂM
(ĐV: HIỆN VẬT, HOẠCH; USD KẾ HOẠCH;
CHIẾC) TRIỆU USD

A 200.000 420 84
B 350.000 250 87,5
……..
Tổng doanh thu năm kế hoạch là: 1.972

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


Kế hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp (cấp 3)

• Kỳ kế hoạch: 1 tuần – 12 tuần;

• Đơn vị thời gian trong bản kế hoạch: theo từng tuần với kế
hoạch ngắn hạn và theo từng ca, ngày với kế hoạch tác
nghiệp;

• Phạm vi không gian: xây dựng cho cả nhà máy với kế hoạch
ngắn hạn và xây dựng chi tiết cho nội bộ từng phân xưởng,
trung tâm sản xuất với kế hoạch tác nghiệp;

EM 3417 Quản trị sản xuất 54


Vai trò: chuẩn bị các nguồn lực để đảm bảo năng lực
cạnh tranh trong ngắn hạn cho doanh nghiệp;

Mức độ ảnh hưởng của kế hoạch: ảnh hưởng tầm


ngắn hạn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;

Các câu hỏi chính: Sản xuất sản phẩm gì? Sản
xuất ở đâu? Sản xuất ở đâu? Sản xuất vào thời
gian nào? Sản xuất như thế nào?

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


• Cấp ra quyết định:
- Quản lý cấp trung (giám đốc sản xuất, marketing, tài chính)
- Quản lý cấp thấp (giám đốc hoặc quản đốc xưởng) hoặc có thể
thêm trưởng các bộ phận trong xưởng như trưởng chuyền, tổ
trưởng bộ phận sản xuất trong các bộ phận của xưởng với kế
hoạch tác nghiệp.

• Các câu hỏi chính:


- Sản xuất sản phẩm gì? => xem xét đưa sản phẩm nào trong
danh mục sản phẩm đã sản xuất hoặc xem xét có đưa sản phẩm
có tính mới (đổi mới không nhiều) vào danh mục sản xuất
trong kỳ kế hoạch ngắn hạn?

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


➢Sản xuất như thế nào? => Xây dựng kế hoạch về chuẩn bị
sản xuất cho các sẽ đưa vào sản xuất trong kỳ để đáp ứng
các mục tiêu kỳ kế hoạch (chủ yếu là các sản phẩm đã từng
sản xuất, có thể đưa vào sản xuất các sản phẩm có mức độ
đổi mới không nhiều).

➢Sản xuất ở đâu? => xem xét đưa kế hoạch sản xuất các
sản phẩm trong kỳ kế hoạch vào nhà máy, phân xưởng,
trung tâm sản xuất nào đang có mà không xem xét các vấn
đề như phát triển thêm hoặc đóng cửa các nhà máy mới,
phân xưởng trung tâm sản xuất đang có…
EM 3417 Quản trị sản xuất 57
➢Sản xuất bao nhiêu? => xem xét về mức công suất
ngắn hạn hạn cho từng loại sản phẩm cụ thể theo dự
báo thị trường và các đặt hàng đã có trong ngắn hạn;

➢Sản xuất vào thời gian nào? => xem xét khi nào sẽ
đưa vào sản xuất từng sản phẩm cụ thể trong danh
mục của kỳ kế hoạch để đảm bảo năng lực cạnh tranh
trong ngắn hạn cho doanh nghiệp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


Kết cấu sản xuất (đầy đủ)

Kết cấu sản xuất phụ

INPUTS PX-1 PX-2 ….. PXHT OUTPUTS

Kết cấu sản xuất phụ trợ

EM 3417 Quản trị sản xuất 59


- Kế hoạch SX cần bao gồm
KHSX THEO KHÔNG GIAN các kế hoạch cho cả nhà máy,
trong đó bao gồm kế hoạch
các xưởng, trung tâm sản xuất
sản xuất chính, phụ và phụ
trợ.

- KHSX cho các PX, trung


Hệ thống sản xuất: tâm sản xuất phụ và phụ trợ
chính, phụ, phụ trợ
được xây dựng từ KHSX
chính (cho các sản phẩm
chính).

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


KHSX cấp nhà
máy (cấp 1)

Nhà máy

KHSX cấp PX
(Cấp 2) …….

PX cắt PX may PX là

KHSX cấp bộ phận


(trung tâm) thuộc
xưởng (cấp 3)

(Nguồn các ảnh minh họa: từ internet) Một chuyền (tổ SX thuộc xưởng) Tổ bao gói hoàn tất SP áo sơ mi

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


Kế hoạch cấp nhà máy (hoặc liênxưởng)-
Đơn vị cấp 1
• Kế hoạch này do phòng kế hoạch và điều độ sản xuất
(hoặc kế hoạch sản xuất) của nhà máy thực hiện,
dùng để điều phối việc thực hiện kế hoạch giữa các
xưởng SX đó.
• Phạm vi không gian của kế hoạch này bao gồm toàn
bộ nhà máy và cho tất cả các phản xưởng sản xuất
chính, phụ, phụ trợ.

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


❖ Kế hoạch sản xuất cấp phân xưởng (trong nội bộ
phân xưởng) – Đơn vị cấp 2

• Là kế hoạch sản xuất trong nội bộ từng phân xưởng,


được cụ thể hóa nhiệm vụ sản xuất đến từng bộ phận
sản xuất, từng chuyền trong phân xưởng đó...

• Kế hoạch này do bộ phận kế hoạch-điều độ sản xuất


của chính phân xưởng làm hoặc do các thợ, các quản
lý sản xuất (quản đốc) tại các bộ phận SX trong
xưởng làm.

EM 3417 Quản trị sản xuất 63


❖Kế hoạch cấp bộ phận, trung tâm - đơn vị cấp 3
thuộc phân xưởng sản xuất (nếu xưởng có nhiều đơn
vị cấp 3)

• Kế hoạch này cho nội bộ mỗi đơn vị cấp 3 thuộc xưởng,


ví dụ: kế hoạch cho các chỗ làm việc của chuyền hoặc
của các bộ phận sản xuất của xưởng.

• Kế hoạch này thường do trưởng đơn vị cấp 3 trong hệ


thống sản xuất xây dựng, ví dụ: trưởng chuyền, tổ trưởng
sản xuất, thợ cả.
EM 3417 Quản trị sản xuất 64
KHSX cấp 1- KHSX cấp 2 KHSX cấp 3:
dài hạn trung hạn ngắn hạn & tác nghiệp

KHSX KHSX tác Điều độ (Kiểm


Nhà
ngắn hạn nghiệp soát thực hiện)
máy
Cụ thể
hóa theo
Nhà máy không Các phân
gian Cụ thể
Năm hóa theo xưởng
không
gian
Các phân Cụ thể
Hình 3: Hệ Các bộ phận hóa theo
xưởng thời gian
thống KHSX SX, chỗ LV
Phối hợp theo
Thời gian & Quý
Không gian Cụ thể Cụ thể Tháng
hóa theo hóa theo
thời gian Tháng thời gian
Tuần

Tuần ngày, ca 65
BÁO CÁO SẢN XUẤT
Báo cáo sản xuất (BCSX):

- Là kết quả của hoạt động thống kê sản xuất nhằm ghi lại
các thông tin về tình hình thực tiễn.

- Là các dữ liệu phản ánh hoạt động sản xuất theo quy định và
được tích lũy, phân loại và hệ thống hóa các dữ liệu đó.

PHÂN TÍCH ĐIỀU CHỈNH


BCSX QTSX QTSX

EM 3417 Quản trị sản xuất 66


• Trên cơ sở các báo cáo sản xuất người quản lý nắm được
tiến độ sản xuất, các nguồn lực đã sử dụng để tính chi phí
và giá thành sản phẩm, phát hiện ra các vấn đề phát sinh
để điều chỉnh quá trình sản xuất trong thực tế sao cho sát
với các mục tiêu đã đề ra.

• Báo cáo còn là thông tin để phản ánh về chất lượng quản
trị sản xuất, về chất lượng lao động, chất lượng các nhà
cung cấp… để từ đó xây dựng những chính sách phù hợp
hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN BÁO CÁO

VĂN BẢN ÂM THANH HÌNH ẢNH

THEO PHƯƠNG THEO HÌNH THEO NỘI


PHÁP NHẬP – THEO VỊ TRÍ THEO TÍNH THỨC THỂ DUNG CẦN
XUẤT DỮ LIỆU BÁO CÁO CHẤT HIỆN KIỂM SOÁT
Tình hình
Thủ công Phiếu Thực hiện KHSX
Sơ cấp Thường xuyên
Nhật ký Tình hình sử
Tự động Tổng hợp Đột xuất dụng các nguồn
Sổ, bảng… lực ...

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


NỘI DUNG MỖI BÁO CÁO GỒM:

• TÊN BÁO CÁO;


• MÃ BÁO CÁO;
• SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO ( VỚI CÁC HỆ THỐNG ISO)
• THỜI GIAN BÁO CÁO;
• VỊ TRÍ/ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO;
• NƠI GỬI BÁO CÁO; NƠI LƯU BÁO CÁO;
• THÔNG TIN CHI TIẾT: SỐ LIỆU THỰC, SỐ LIỆU KẾ HOẠCH, HÌNH
ẢNH KÈM THEO(TRỰC QUAN);
• ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BÁO CÁO VIÊN;
• CHỮ KÝ CỦA CÁC BÁO CÁO VIÊN VÀ CÁC BỘ PHẬN LIÊN QUAN
(XÁC NHẬN TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NỘI DUNG ĐƯỢC BÁO CÁO);
• ĐỀ XUẤT (NẾU CÓ)

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


NGUỒN THÔNG TIN BÁO CÁO:

• BÊN TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT;

• BÊN NGOÀI HỆ THỐNG SẢN XUẤT (CÁC KHÁCH


HÀNG, CÁC NHÀ CUNG CẤP, CÁC CÔNG TY
LOGISTIC, CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, CÁC ĐỐI
TÁC… )

EM 3417 Quản trị sản xuất 70


Phân loại các báo cáo sản xuất theo nội dung

Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch SX, các đơn hàng: theo
số lượng, chất lượng, tiến độ…
Báo cáo về tình hình sẵn sàng, sử dụng, và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực: máy, nguyên vật liệu, nhân công…

Báo cáo về các tình trạng khẩn cấp: thay đổi đơn hàng từ khách;
phát sinh các bất thường trong sản xuất; các thay đổi từ nhà cung
cấp; thiếu nguyên vật liệu cần đặt hàng khẩn cấp…

Báo cáo khác: về các nhà cung cấp; về các cải tiến trong SX, các dự
án đang thực hiện….

EM 3417 Quản trị sản xuất 71


YÊU CẦU VỚI CHẤT LƯỢNG
CÁC BÁO CÁO

CHÍNH XÁC DỄ HIỂU

ĐẦY ĐỦ THỐNG NHẤT

TĂNG MỨC TỰ
KỊP THỜI
ĐỘNG HÓA

EM 3417 Quản trị sản xuất 72


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO:

Bộ máy kiểm soát sản Trang thiết bị kiểm


xuất soát

CHẤT
Ý thức, chuẩn mực nghề
LƯỢNG Chất lượng các định
nghiệp của các kiểm soát
BÁO CÁO mức, kế hoạch
viên (người lập báo cáo)

Các quy định trong quản Mối quan hệ chặt chẽ


lý hoạt động kiểm soát giữa các bộ phận
(gửi, lưu, sử dụng..) kiểm soát

EM 3417 Quản trị sản xuất 73


BÁO CÁO SẢN LƯỢNG THEO TUẦN (TỪ 05/07/2019- 10/07/2019)
Phân xưởng May, chuyền số 3
QUY TRÌNH SẢN PHẨM CỠ SỐ SẢN TÊN NGƯỜI
CÔNG NGHỆ PHẨM/GÓI LẬP
TÊN MÃ
Số 15, ngày Áo sơ 12-111
05/07/2019 mi dài 48 26 Trần Văn A.
SỐ THỨ TỰ tay màu CÔNG NHÂN SỐ LƯỢNG SẢN NGÀY HOÀN
NGUYÊN CÔNG vàng PHẨM THÀNH
Số hiệu Tên Ký
30 90 Nguyễn B (ký) 25 10/07/2019

31 95 Vũ T. (ký) 17 10/07/2019

…… …….. …….
Kiểm soát chất lượng: Họ và tên Ký
Trưởng chuyền: Họ và tên Ký

EM 3417 Quản trị sản xuất 74


(Tham khảo)
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT
CTCP May Ánh Dương CÁC MÃ HÀNG TRONG THÁNG 6/ 2019
Tại chuyền số 3, phân xưởng May
SẢN PHẨM SỐ KẾ HOẠCH/ NGÀY LÀM VIỆC TRONG THÁNG
LƯỢNG, THỰC HIỆN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … … 24
chiếc
KH
ÁO MANGO 850
Mã: 12-144 TH
KH
ÁO SƠ MI NAM 1250
Mã: 12-156 TH
………. ……. ……..
……….. …….. ……..
Trưởng Bộ phận điều độ sản xuất Họ và tên Ký
Hình: Minh họa về báo cáo tháng về sản xuất (Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 75


(Tham khảo)
CÁC PHƯƠNG TIỆN KIỂM SOÁT

MÁY IN MÃ VẠCH
Máy chấm công bằng vân tay
Máy quét mã vạch

Kiểm soát ra vào cửa bằng xác thực khuôn mặt (Nguồn các ảnh: Internet) MÁY ĐO CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

EM 3417 Quản trị sản xuất 76


Hệ thống ERP
(Nguồn ảnh: internet) Khác: SAP-B1..

HỆ THỐNG HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC BÁO CÁO SẢN XUẤT

EM 3417 Quản trị sản xuất 77


CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH

" Chất lượng kế hoạch là tập hợp các thuộc tính


của kế hoạch đáp ứng các nguyên tắc và các tiếp
cận khoa học về kế hoạch hóa đồng thời đảm bảo
độ sai lệch giữa các chỉ tiêu kế hoạch với chỉ tiêu
thực hiện là nhỏ nhất". (Nguồn: R. A. Fatkhutzinov, 2004)

EM 3417 Quản trị sản xuất 78


Tham số phản ánh chất lượng kế hoạch chính là mức độ
sai lệch giữa chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện.
Công thức tính như sau:

Pt − P
K =  100%
Pt (Nguồn: R. A. Fatkhutzinov, 2004)

Trong đó:
K: Độ sai lệch tương đối giữa chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện
P: Chỉ tiêu kế hoạch; Pt là chỉ tiêu thực hiện
Với các kế hoạch dài hạn mức độ sai lệch cho phép đến 15%, với kế
hoạch ngắn hạn, mức độ sai lệch cho phép đến 5%.

EM 3417 Quản trị sản xuất 79


CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH PHỤ THUỘC
VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
(ĐẦU RA)
(ĐẦU VÀO)
CÁC KẾ HOẠCH
CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH XỬ
KẾ HOẠCH LÝ THÔNG TIN
CÁC BÁO CÁO

FEEDBACK

Quy trình làm kế hoạch sản xuất


EM 3417 Quản trị sản xuất 80
MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHSX:

CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG


THÔNG TIN

CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG KẾ


THAM GIA CÔNG TÁC KHH HOẠCH SẢN XUẤT

CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC


CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA

EM 3417 Quản trị sản xuất 81


CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN- CĂN
CỨ LẬP KẾ HOẠCH

• Yêu cầu đối với thông tin- đầu vào quá trình lập kế hoạch:
chính xác, đầy đủ, kịp thời.
• Để phục vụ cho các mục tiêu trên, hiện các doanh nghiệp có xu
hướng sử dụng các hệ thống CNTT về quản trị các nguồn lực
trong doanh nghiệp- ERP.
• ERP cho phép quản lý các dòng thông tin và xử lý thông tin
thống nhất giữa các bộ phận trong tổ chức, chia sẻ thông tin
một cách nhanh chóng, tin cậy và nhất quán trong tổ chức.

EM 3417 Quản trị sản xuất 82


ERP còn nâng cao khả
năng quản lý, điều hành
cho các nhà lãnh đạo.

Sử dụng phần
mềm ERP có thể rút
ngắn đáng kể thủ tục,
tăng năng suất và tiêu
chuẩn hóa các quy trình.
(Nguồn ảnh: internet)

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phiên bản của phần mềm ERP
như: MISA, BRAVO, VINASYSTEM, K- SYSTEM, SAP
Business One, Oracle …
EM 3417 Quản trị sản xuất 83
(Tham khảo)

Tên HTTT

(Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 84


MỘT SỐ BẤT LỢI KHI SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG ERP

- TĂNG VỀ CÁC CHI PHÍ (BẢN QUYỀN, SỬ DỤNG, BẢO TRÌ…);

- TĂNG CHI PHÍ CHO ĐÀO TẠO NHÂN LỰC SỬ DỤNG HỆ THỐNG;

- CÓ THỂ GÂY TỔN THẤT LỚN KHI BỊ LỖI, KHÓ KHẮC PHỤC
HOẶC BẢO MẬT KHÔNG TỐT DỄ BỊ MẤT CÁC BÍ MẬT KINH
DOANH;

- CÓ THỂ BỊ LẠC HẬU THEO THỜI GIAN….

EM 3417 Quản trị sản xuất 85


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT

EM 3417

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


4.3. Kế hoạch tổng hợp (kế hoạch sản xuất
trung hạn) AGGREGATE PLANNING

• KHSX Trung hạn là kế hoạch SX xây dựng cho kỳ trung hạn:


từ 3 tháng đến 24 tháng (độ dài kỳ kế hoạch phụ thuộc vào
đặc điểm của sản phẩm sản xuất, hệ thống kế hoạch trong
doanh nghiệp…).

• KHSX trung hạn là kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực để đáp


ứng với nhu cầu thị trường được dự báo trong trung hạn nhằm
đảm bảo năng lực cạnh tranh trong trung hạn.
2
EM 3417 Quản trị sản xuất
CÁC CÂU HỎI CHÍNH CỦA KHSX TRUNG HẠN
STT CÂU HỎI HÀNH ĐỘNG

1. Sản xuất sản phẩm gì ? - Lựa chọn trong các sản phẩm đang SX để đưa vào kế
hoạch SX trung hạn(không xem xét kế hoạch phát triển SP
hoàn toàn mới trong kỳ kế hoạch trung hạn).

- Kế hoạch trung hạn cần xây dựng cho phạm vi toàn nhà
máy và cho từng phân xưởng sản xuất.
2. Sản xuất bao nhiêu trong kỳ - Xác định sản lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm được
kế hoạch để đáp ứng cầu thị chọn vào danh mục kế hoạch trung hạn?
trường đồng thời đảm bảo năng
lực cạnh tranh trong trung hạn - Căn cứ: các mục tiêu của bản kế hoạch đã chọn, lượng tồn
cho DN? kho sẵn có và phương pháp lập kế hoạch được sử dụng, công
suất sẵn có…
3. Cần những nguồn lực gì để - Xác định nhu cầu sử dụng các nguồn lực cơ bản để thực
thực hiện kế hoạch sản xuất hiện kế hoạch sản lượng trên: nhân lực; máy; thời gian;
trên?

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


CÁC CÂU HỎI CHÍNH CỦA KHSX TRUNG HẠN (TIẾP)
STT CÂU HỎI HÀNH ĐỘNG

1. Sản xuất ở đâu? - Đối với các sản phẩm hoàn chỉnh thì địa điểm kế hoạch để sản
xuất chính là phân xưởng hoàn thiện sản phẩm hay mà tại đó
tiến hành khâu công nghệ cuối cùng.

- Sau khi xây dựng xong kế hoạch trung hạn cho sản phẩm hoàn
chỉnh thì cần tiếp tục xây dựng kế hoạch trung hạn cho các phân
xưởng sản xuất khác (nơi sản xuất các bán thành phẩm trung
gian) trong quy trình công nghệ để đảm bảo KHSX trung hạn với
sản phẩm hoàn chỉnh được thực hiện.
2. Sản xuất vào thời gian - Xác định thời gian đưa vào sản xuất cho mỗi sản phẩm được
nào? chọn vào danh mục sản xuất trong kỳ kế hoạch trung hạn?

- Việc lựa chọn thời gian đưa vào sản xuất này trong trường hợp
hạn chế công suất sẽ đòi hỏi đưa thêm các tiêu chí ưu tiên để
chọn.

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


VÍ DỤ: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRUNG HẠN (NĂM ….)

TÊN SP KẾ TỒN KHO TỒN KHO KẾ TỶ LỆ KẾ HOẠCH


HOẠCH ĐẦU CUỐI HOẠCH KHUYẾT SẢN LƯỢNG
BÁN NĂM; NĂM KẾ SẢN TẬT CHO KHI TÍNH
HÀNG, CHIẾC HOẠCH, LƯỢNG , PHÉP; % ĐẾN TỶ LỆ
CHIẾC CHIẾC CHIẾC KHUYẾT
TẬT; CHIẾC
A 1.700 200 300 1.800 5 1.895
B 2.400 500 100 2.000 10 2.106
…..
……

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP

• PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH;


Nguồn ảnh: internet
• PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG (TOÁN);
• PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP (VỪA ĐỊNH TÍNH VÀ VỪA ĐỊNH
LƯỢNG - CÒN GỌI LÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ SAI);

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH

• Ra các quyết định kế hoạch (sản xuất bao nhiêu? dùng những nguồn
lực như thế nào trong kỳ kế hoạch…) hoàn toàn dựa vào những yếu
tố định tính như kinh nghiệm, sự cảm nhận của người lập kế hoạch
mà không cần dùng tới các tính toán định lượng.

• Làm kế hoạch theo phương pháp này nhanh cho ra kết quả, không
tốn chi phí và thời gian, tuy nhiên mang tính chủ quan, phương án
kế hoạch đưa ra khó có thể là khả dĩ về lợi nhuận. Vì vậy, cần áp
dụng thêm các tính toán định lượng để tối ưu hóa về chi phí.

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG (TOÁN HỌC)

Sử dụng phương pháp toán, mô hình định lượng để tối ưu hóa các
mục tiêu kế hoạch như tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa lợi
nhuận trong phạm vi hữu hạn về các nguồn sản xuất.
Các phương pháp:
• Phương pháp bài toán vận tải;
• Phương pháp quy hoạch tuyến tính;
• Phương pháp mô phỏng toán học…

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


Ưu và nhược điểm của các phương pháp định lượng

- ƯU ĐIỂM

- Các quyết định lựa chọn dựa trên các yếu tố khách quan; có
tính khoa học;

- Có thể hứa hẹn tìm được phương án tối ưu về chi phí hoặc lợi
nhuận;

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


NHƯỢC ĐIỂM:

- Cần chuẩn bị nhiều số liệu đầu vào để sử dụng phương pháp (hoặc mô
hình toán);

- Cần nhân lực hiểu biết về sử dụng các phương pháp (hoặc mô hình) đó;

- Cần các phương tiện khác trợ giúp (phần mềm chuyên dụng), phần cứng
phù hợp khi sử dụng phương pháp mô phỏng toán;

- Không sử dụng được các kinh nghiệm và cảm nhận tốt của người quản lý
trong lập kế hoạch đôi khi cho ra kết quả tốt hơn cả các phương pháp toán
và các phần mềm ứng dụng

=> Vì vậy: đây là các phương pháp tốn kém, khó sử dụng.

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP “THỬ VÀ SAI”
(Trial and Error)

• Do hai phương pháp trên đều có các ưu và nhược điểm riêng


nên xuất hiện phương pháp hỗn hợp để kết hợp các ưu và
nhược của hai phương pháp đó- phương pháp này còn được gọi
là “Thử và Sai”.

• Đây là phương pháp dễ sử dụng và trong thực tế cho kết quả


khả quan nên được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trong thực
tế.

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Do hạn chế về thời gian và các phương pháp toán học khác đã
được giới thiệu trong các học phần khác về toán kinh tế nên
trong phần này chỉ nghiên cứu phương pháp thử và sai.

• Ngoài ra, do những ưu điểm kết hợp của phương pháp này nên
nó cũng được sử dụng nhiều hơn trong thực tế.

• Phương pháp thử và sai xem xét dưới đây được áp dụng cho
lập KHSX trung hạn đối với các sản phẩm hoàn chỉnh.
12
EM 3417 Quản trị sản xuất
CÁC GIẢ ĐỊNH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ
SAI
• Nhu cầu thị trường đã được dự báo và không thay đổi trong
suốt kỳ kế hoạch;
• Các nguồn lực cần cho thực hiện kế hoạch sản xuất luôn đảm
bảo (không có trường hợp thiếu do các lý do chủ quan, khách
quan phát sinh);
• Các chi phí đưa vào tính toán là xác định và không thay đổi
trong suốt kỳ kế hoạch;
• Không tính tới ra các rủi ro hoặc các vấn đề về chất lượng sản
phẩm có thể phát sinh trong thực tế;
EM 3417 Quản trị sản xuất 13
BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP: CÓ HAI
ĐẶC ĐIỂM

❖ĐỊNH TÍNH: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ MANG TÍNH ĐỊNH TÍNH


Sử dụng các quan điểm, kinh nghiệm của người quản trị
trong xây dựng các phương án kế hoạch sản xuất có thể.

❖ĐỊNH LƯỢNG: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ MANG TÍNH ĐỊNH


LƯỢNG
Có sự lựa chọn phương án kế hoạch “tối ưu” dựa trên tiêu chí
tối thiểu tổng chi phí dự kiến của mỗi phương án kế hoạch
trong các phương án đã xây dựng.
EM 3417 Quản trị sản xuất 14
BẢN CHẤT CỦA KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Các mục tiêu cơ bản của KHSX:

• KHẢ THI; CÂN ĐỐI CUNG – CẦU


• ĐÁP ỨNG CẦU THỊ TRƯỜNG;
MIN TỔNG CHI PHÍ
• TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN;

KHSX NHƯ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ


HƯỚNG TỚI CÂN ĐỐI CUNG - CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ TỐI ĐA
HÓA LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT => CÁC BƯỚC
TRONG PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP:
BƯỚC 1: LÊN CÁC PHƯƠNG ÁN CÂN ĐỐI CUNG - CẦU?

BƯỚC 2: LÊN CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NGUỒN LỰC?

BƯỚC 3: TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA PHƯƠNG ÁN KẾ


HOẠCH?

BƯỚC 4: CHỌN PHƯƠNG ÁN CÓ TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT LÀ


MIN

* BƯỚC 1 & 2 CẦN SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG LẬP KẾ


HOẠCH SẢN XUẤT (Production Planning Strategies – PPS)

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


PPS (Production Planning Strategies)

• PPS bản chất là phương án ưu tiên được người quản lý


(người làm kế hoạch) lựa chọn để:
- cân đối cung - cầu;
- sử dụng các nguồn lực cho bản kế hoạch;

• PPS phụ thuộc vào kinh nghiệm của chính người làm kế
hoạch nên chọn PPS như thế nào là yếu tố mang tính
định tính.

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


BƯỚC 1: CÂN
ĐỐI CUNG – CẦU CÂN ĐỐI CUNG CẦU?

(PPS)

ĐIỀU CHỈNH CUNG ĐIỀU CHỈNH CẦU ĐIỀU CHỈNH HỖN


THEO CẦU THEO CUNG HỢP

KHÓ LÀM TRONG THỰC TIỄN


=> ÍT DÙNG
LINH HOẠT Tính được sản lượng SX trong kỳ
(CHASE GIỮ ỔN ĐỊNH HỖN HỢP KH => Xác định phương án sử dụng
CÔNG SUẤT (MIXED)
DEMAND) các nguồn lực?

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


1400
SP 1200 SP
1050
900

700

QUÝ QUÝ
1 2 3 4 1 2 3 4

PRODUCTION CHART: PPS-CHASE DEMAND PRODUCTION CHART: PPS-LEVEL CAPACITY

❖ ƯU VÀ NHƯỢC PPS-CHASE DEMAND:


Sản xuất không ổn định trong kỳ kế hoạch => khó ổn định về chất lượng; quản
trị sản xuất cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, khách hàng hài lòng hơn, tồn kho ít
hơn.
❖ ƯU VÀ NHƯỢC PPS- LEVEL CAPACITY: ngược lại

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


• Có thể sử dụng chiến lược hỗn hợp- Mixed: có những
tháng (hoặc quý) điều tiết theo cầu, có những tháng, quý lại
giữ ổn định công suất trong kỳ kế hoạch. Xem ví dụ sau:
1.000
SP
Tháng Cầu;
sản phẩm
600 Thiếu công suất
1 200 Cần huy động thêm
550
2 300
3 400
4 550 300 Cs-tháng = 400
200
5 600
6 1.000
∑ 3.000 1 2 3 4 5 6
Tháng
Công suất tối đa/tháng = 400 (SP) Đồ thị minh họa về Cầu thị trường

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


SP
• Một phương án sử dụng chiến lược
1.000 hỗn hợp có thể đưa ra:
➢Các tháng 1, 2, 6 dùng chiến lược
đuổi bắt cầu,
➢Các tháng 3 => 5 dùng chiến giữ
500 ổn định mức sản xuất.
400
300 • Đây là một phương án “sáng tạo”
200 sử dụng PPS để cân đối cung – cầu.
Tháng • Trong thực tế còn rất nhiều phương
1 2 3 4 5 6 án sáng tạo khác để đạt được mục
Biểu đồ sản xuất trong kỳ kế hoạch 6 tháng tiêu này.

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


BƯỚC 2: LÊN CÁC PHƯƠNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC ?
ÁN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC

(PPS)

SỬ DỤNG CÁC NGUỒN SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC


LỰC BÊN TRONG NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI

BƯỚC 3: TÍNH TỔNG CHI PHÍ


SẢN XUẤT MỖI PHƯƠNG ÁN
TÍNH CHI PHÍ MỖI PHƯƠNG ÁN
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

BƯỚC 4: CHỌN PHƯƠNG


ÁN TỐI ƯU CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CÓ CHÍ PHÍ SX MIN

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


Các loại nguồn lực có thể huy động cho sản xuất với KHSX trung hạn

NGUỒN BÊN TRONG NGUỒN BÊN NGOÀI


• Thuê các nguồn lực từ bên ngoài vào
• Lao động (thay đổi số lượng; chất lượng) sử dụng trong HTSX (lao động thời vụ,
• Công nghệ (Thay đổi số lượng, chất lượng thuê máy móc, thiết bị công nghệ…)
máy móc, thiết bị; ứng dụng các cải tiến
kỹ thuật, công nghệ…) • Thuê khoán luôn sản xuất (một phần
hoặc toàn bộ đơn hàng do hạn chế về
• Thời gian sản xuất (thay đổi thời gian sản công suất)
xuất);

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


Cây kế hoạch
CÁC PHƯƠNG ÁN
KHSX

(PPS- CÂN ĐỐI CUNG – CẦU )

CHASE DEMAND LEVEL CAPACITY MIXED

PPS- SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PPS- SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PPS- SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC

Các nguồn Các nguồn Các nguồn Các nguồn Các nguồn lực Các nguồn lực
lực bên trong lực bên ngoài lực bên trong lực bên ngoài bên trong bên ngoài

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


CÂY KẾ HOẠCH TRONG PHƯƠNG PHÁP “THỬ VÀ SAI”

• Phương pháp hỗn hợp sẽ cho ra nhiều phương án kế hoạch SX khác


nhau do có thể sử dụng các tổ hợp khác nhau của các PPS để xây dựng
các phương án kế hoạch.

• Mỗi phương án kế hoạch sẽ phản ánh về sự sử dụng các PPS cân đối
cung-cầu và PPS sử dụng các nguồn lực;

• Xây dựng càng nhiều phương án => phương án lựa chọn cuối cùng
càng hứa hẹn tốt hơn (lựa chọn phương án kế hoạch “tối ưu” trong
các phương án đã xem xét), tuy nhiên thời gian và chi phí làm kế
hoạch sẽ cao hơn;
EM 3417 Quản trị sản xuất 25
✓ KHI CUNG < CẦU

• Để tăng cung theo chiến lược đuổi bắt cầu (Chase Demand) có
thể huy động các nguồn lực theo các hướng sau (cũng được gọi là
các chiến lược PPS):
❖ Điều tiết tốc độ sản xuất theo cầu và chỉ sử dụng nguồn lực
bên trong bằng các cách sau:
➢ Tăng thời gian làm việc;
➢Áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao động để
tăng năng suất lao động;

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


❖ Điều tiết tốc độ sản xuất theo cầu và sử dụng kết
hợp cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài :
➢Thuê thêm lao động thời vụ;
➢Thuê thêm máy móc, thiết bị; Điều tiết tốc
độ sản xuất
➢Tăng thêm thời gian làm việc; tăng
➢Áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật;
➢Thuê gia công ngoài (nếu cầu vẫn cao hơn cung
nhiều);

❖ Giữ ổn định tốc độ sản xuất bằng cách chỉ sử


dụng nguồn lực bên trong hoặc sử dụng kết hợp
các nguồn lực bên ngoài;

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


✓ KHI CẦU < CUNG
• Nếu vẫn sử dụng chiến lược đuổi bắt cầu có thể điều
chỉnh giảm tốc độ sản xuất bằng các cách sau:
➢ Giảm thời gian làm việc;
➢ Cho nghỉ việc các lao động thời vụ, giảm bớt lao động cơ
hữu;
➢ Cho thuê máy, bán máy;

• Nếu sử dụng chiến lược giữ ổn định mức sản xuất có


thể giữ nhịp sản xuất bằng các chiến lược điều chỉnh sử
dụng các nguồn lực khác nhau…

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC
SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC

• Thay đổi số lượng lao động cơ hữu để điều chỉnh


tốc độ sản xuất có thể dẫn tới sự không hài lòng
của người lao động do không có cơ hội được làm
thêm giờ để tăng thu nhập hoặc giảm lao động do
cầu thị trường thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự
gắn kết của người lao động với doanh nghiệp, có
thể mất lao động có tay nghề vì vấn đề tâm lý này.

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


• Thuê lao động thời vụ đi kèm với gia tăng chi phí
tuyển dụng, đào tạo, có thể dẫn tới các vấn đề như
mâu thuẫn giữa các lao động cơ hữu và lao động
thời vụ hoặc năng suất lao động thời vụ thấp, chất
lượng sản phẩm thấp…

• Thuê gia công ngoài có thể dẫn tới vấn đề về chất


lượng, mất bí mật công nghệ sản xuất hoặc thời
gian thực hiện đơn hàng không đảm bảo…

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


• Bán máy móc, thiết bị công nghệ ít được các
doanh nghiệp dùng trong trung hạn do vấn đề
phức tạp của mua sắm, lắp đặt máy mới và hạn
chế về vốn.

• Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn lực để thay


đổi mức (hay tốc độ) sản xuất cũng sẽ đem lại
sự phức tạp hơn về quản trị so với phương án
giữ ổn định mức sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


VÍ DỤ 1: Một doanh nghiệp đang muốn lập kế hoạch sản xuất trung hạn
trong 6 tháng 2021 với các thông tin trong bảng sau:
THÔNG TIN TỪ CÁC BỘ PHẬN:

MARKETING Cầu thị trường được dự báo: : quý 1 là 3.000 (SP), quý 2 là 2.500
(SP), quý 3 là 3.400 (SP); quý 4 là 2.100 (SP).
SẢN XUẤT Công suất nhà máy là: 12.000 (SP)/ năm hay công suất bình quân/
quý là 3.000 (SP).

NHÂN LỰC Thông tin về các chính sách sử dụng nhân lực trong SX: Cho phép làm
thêm giờ khi cần thiết là 20% so với thời gian quy định.
KHO Thông tin về tồn kho trong kỳ kế hoạch: Dự tính tồn kho đầu năm kế
hoạch là: 500(SP), tồn cuối kỳ kế hoạch 1300(SP)
KẾ TOÁN Thông tin về các loại chi phí: sản xuất, tồn kho, phạt …

KHÁC Thông tin về hợp đồng phụ (gia công), các chiến lược kế hoạch SX
(PPS)…

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ:
STT TÊN CHỈ TIÊU
1 Chi phí/sản phẩm làm trong thời gian quy định; USD 200
2 Chi phí/sản phẩm làm ngoài thời gian quy định; USD 220
3 Chi phí/sản phẩm thuê gia công ngoài; USD 250

4 Chi phí/sản phẩm dự trữ bình quân/quý; USD 50


5 Chi phí/sản phẩm non tải bình quân/quý; USD 20
6 Chi phí/sản phẩm giao chậm cho khách/quý; USD 300

Phương án 1: PPS như sau: Cân đối cung- cầu theo Chase Demand và thứ tự ưu tiên sử dụng
các nguồn lực là: ưu tiên sử dụng hết công suất trong thời gian quy định, nếu chưa đủ thì sử
dụng thêm công suất ngoài giờ, nếu vẫn chưa đủ thì huy động công suất thiếu bằng hợp đồng
gia công (thuê ngoài).
Phương án 2: PPS: Cân đối cung-cầu theo Fixed Capacity & thứ tự ưu tiên sử dụng các
nguồn lực như phương án 1.

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


GIẢI VÍ DỤ 4
Từ các dữ liệu trên ta lập bảng trình bày các dữ liệu đầu bài theo bảng:

Quý Dự báo Tồn kho Tồn kho Công suất Công suất Công suất
cầu thị Đầu kỳ; cuối kỳ bình quân làm thêm gia công
trường; SP (mong quý; SP giờ tối ngoài tối
SP muốn); đa/quý; SP đa/quý; SP
SP
1 3.000 1.300 3.000 600 1.000
2 2.500 3.000 600 1.000
3 3.400 3.000 600 1.000
4 2.100 500 3.000 600 1.000
∑ 11.000

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


SP
PPS: CHASE DEMAND
3.400

2.600 𝐂𝐬 = 3.000 Lập bảng kế hoạch &


2.500
1.700 Tính chi phí của kế hoạch

a) Quý
1 2 3 4
PRODUCTION CHART
SP
∑ Nhu cầu cần SX/năm =
PPS: LEVEL CAPACITY ∑ Dự báo cầu/năm – Tồn ĐK
2.550 + Tồn CK
𝐂𝐬 = 3.000

Sản lượng SX/Quý =


b) ∑ Nhu cầu cần SX/năm : 4
1 2 3 4
PRODUCTION CHART Quý

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


Phương án 1: PPS như sau: Chase Demand và thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn lực là:
công suất trong thời gian quy định => công suất ngoài giờ => công suất gia công.
Quý Dự báo Tồn kho Tồn kho Tồn kho Công suất Công suất Công
cầu thị Đầu quý; cuối quý; bình quân trong thời làm thêm suất non
trường; SP: SP quý; SP gian làm việc giờ; SP tải; SP
SP quy định; SP

1 3.000 1.300 0 650 1.700 0 1.300


2 2.500 0 0 0 2.500 0 500
3 3.400 0 0 0 3.000 400 0
4 2.100 0 500 250 2.600 0 400
∑; SP 11.000 900 9.800 400 2.200
900 x 50 9.800 x 200= 400 x 220 2.200 x
Chi phí; USD 1.960.000 = 20 =
= 45.000 88.000 44.000
Tổng chi phí; USD 2.137.000

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


Phương án 2: PPS như sau: Level Capacity và thứ tự ưu tiên sử dụng
các nguồn lực giống phương án 1.
Quý Dự báo Tồn kho Tồn kho Tồn kho bình Công suất Công suất
cầu thị Đầu quý; cuối quý; quân quý; SP trong thời gian non tải; SP
trường; SP: SP làm việc quy
SP định; SP
1 3.000 1.300 850 1.075 2.550 450
2 2.500 850 900 875 2.550 450
3 3.400 900 50 470 2.550 450
4 2.100 50 500 275 2.550 450
∑; SP 11.000 2.695 10.200 1.800
2695 x 50 = 10.200 x 200= 1.800 x 20 =
Chi phí; USD 134.750 2.040.000 36.000

Tổng chi phí; USD 2.210.750

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


Kết luận:

Như vậy: phương án kế hoạch 1 có chi phí


nhỏ hơn phương án 2, ngoài ra mức độ đáp
ứng nhu cầu thị trường tốt hơn và nhu cầu về
diện tích kho cũng nhỏ hơn phương án 2 =>
CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH 1.

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


VÍ DỤ 2: Thay đổi dữ liệu đầu bài về dự báo cầu thị trường và
PPS sử dụng để lập kế hoạch sản xuất
Cầu thị trường được dự báo: : quý 1 là 3.000 (SP), quý 2 là
3.500 (SP), quý 3 là 4.400 (SP); quý 4 là 3.100 (SP).
CHIẾN LƯỢC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT(PPS):
PHƯƠNG ÁN 1: - CÂN BẰNG CUNG- CẦU: CHASE DEMAND
- THỨ TỰ ƯU TIÊN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC: CÔNG SUẤT
TRONG THỜI GIAN QUY ĐỊNH => CÔNG SUẤT GIA CÔNG => CÔNG SUẤT NGOÀI
THỜI GIAN QUY ĐỊNH.

PHƯƠNG ÁN 2: - CÂN BẰNG CUNG- CẦU: LEVEL CAPACITY;


- THỨ TỰ ƯU TIÊN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC: CÔNG SUẤT
TRONG THỜI GIAN QUY ĐỊNH => CÔNG SUẤT NGOÀI THỜI GIAN QUY ĐỊNH =>
CÔNG SUẤT GIA CÔNG

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


VÌ SAO KẾ HOẠCH TRUNG HẠN LẠI CÒN ĐƯỢC GỌI
LÀ KẾ HOẠCH TỔNG HỢP?

❖Tên gọi của bản kế hoạch cấp 2 này là “TỔNG HỢP” do


phải sử dụng:
- tổng hợp các thông tin;
- tổng hợp xây dựng các phương án cân đối cung cầu;
- tổng hợp sử dụng các nguồn lực có thể;
- xây dựng cho các sản phẩm “tổng hợp” hay là “sản phẩm
nhóm”.

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


- Ví dụ: sản phẩm “tổng hợp” hay là “sản phẩm
nhóm”.
Ví dụ: Ti vi là tên sản phẩm nhóm, trong đó có thể có
nhiều sản phẩm khác nhau bởi kích thước màn hình hoặc
khả năng kết nối internet và khả năng có hệ điều hành và
bộ nhớ riêng…

❖ Kế hoạch trung hạn này do chưa chi tiết đến từng


sản phẩm cụ thể được nên cần có giả định chi phí
sản xuất đến từng sản phẩm trong từng nhóm sản
phẩm là như nhau. Đây cũng là điểm hạn chế của
phương pháp do điều này trong thực tiễn là có sự
khác nhau giữa các sản phẩm.

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


4.4. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp

• Kế hoạch sản xuất ngắn hạn thường xây dựng cho giai
đoạn không quá 3 tháng mà trong đó lại được chia nhỏ kế
hoạch của cả kỳ theo các đơn vị thời gian nhỏ hơn, thường
là theo tuần để từng bước cụ thể hóa kế hoạch sản xuất
trung hạn đã xây dựng ở trước.

• Đây là bản kế hoạch cấp 3 theo thời gian trong hệ thống kế


hoạch sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


• Nếu kế hoạch trung hạn là xây dựng cho các sản
phẩm tổng hợp (hay sản phẩm nhóm) thì đến kế
hoạch ngắn hạn này xây dựng kế hoạch cho từng sản
phẩm cụ thể nằm trong nhóm sản phẩm đó dựa trên
các đơn đặt hàng, dự báo cầu thị trường và dự báo
hàng tồn kho cho mỗi loại sản phẩm cụ thể trong kỳ
kế hoạch xem xét.

• Kế hoạch sản xuất cấp 3 gồm hai thành phần: kế


hoạch sản xuất ngắn hạn và kế hoạch sản xuất tác
nghiệp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


❖ SỰ GIỐNG CỦA CÁC CẤP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP: DÀI HẠN, TRUNG HẠN, NGẮN HẠN& TÁC
NGHIỆP

➢ Đều là những phương án chuẩn bị các nguồn lực cần thiết


để đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo năng lực cạnh
tranh cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế
hoạch.

➢ Nội dung các bản kế hoạch trên đều trả lời 5 câu hỏi trọng
tâm giống nhau: sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất ở đâu? Sản
xuất bao nhiêu? Sản xuất vào thời gian nào? Sản xuất như
thế nào?
EM 3417 Quản trị sản xuất 44
❖ SỰ KHÁC NHAU

Mức độ chi tiết hóa và yêu cầu về mức độ chính xác hóa khác
nhau.

Kế hoạch sản xuất có kỳ kế hoạch càng dài thì mức độ chi tiết
và chính xác càng giảm.

Lý do: mỗi cấp kế hoạch đều phải đáp ứng nhu cầu thị trường
trong kỳ kế hoạch. Tuy nhiên, việc dự báo cầu thị trường trong
thời gian càng dài thì mức độ chính xác càng thấp.
EM 3417 Quản trị sản xuất 45
• Kế hoạch sản xuất cấp 3 cho kỳ ngắn
hạn và tác nghiệp có mức độ rủi ro về
dự báo cầu thấp nhất nên sẽ được xây
dựng cụ thể và chi tiết nhất theo thời
gian (kế hoạch cho từng ca, từng ngày
sản xuất và theo và không gian (từng
xưởng, chuyền, bộ phận sản xuất)

=> do đó yêu cầu về mức độ chính xác và


Nguồn ảnh: internet
mức độ bắt buộc thi hành phải là cao
nhất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN

No Tên SP Mã SP Khách Bộ Số Ngày Ngày Ghi chú


hàng phận lượng bắt đầu kết thúc
SX SP

1 Điện thoại A3EVN VN Hàn 300 04/05 06/05


A3E

2 Điện thoại A5U2 Cu Ba Hàn 420 04/05 07/05


A5U

3 …… ……. ……. …… ….. …… ……

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn và
tác nghiệp

• Bước 1. Từ kế hoạch trung hạn và các căn cứ khác (dự báo


nhu cầu thị trường ngắn hạn và mức tồn kho thành phẩm,
nguyên vật liệu…) xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ
ngắn hạn với các đối tượng kế hoạch là các sản phẩm hoàn
chỉnh và cũng là sản phẩm cụ thể trong sản phẩm nhóm (nếu
doanh nghiệp sản xuất đa dạng sản phẩm trong mỗi nhóm sản
phẩm).
• Sản phẩm của bước 1 là MPS cho các sản phẩm hoàn chỉnh
cụ thể.
EM 3417 Quản trị sản xuất 48
(Minh họa)
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRUNG HẠN
CÁC SẢN THÁNG 1 THÁNG 2 THÁNG 3 … THÁNG 6
PHẨM
TI VI 3.000 4.000 8.000
TỦ LẠNH 5.000 7.000 5.000

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN XUẤT NGẮN HẠN


CÁC SẢN PHẨM Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 ∑Tháng Tuần
….
TI VI 700 700 800 800 3.000

TỦ LẠNH 1.400 1.400 1.000 1.200 5.000

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN XUẤT CHÍNH CHO TIVI
MPS (NGẮN HẠN CHO TỪNG SP CỤ THỂ)
CÁC SẢN PHẨM Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 …. Tuần 8

TI VI –màn hình Led thường; Trong 200 200 200 200


đó:

- Led thường, 50 inch


50 100 150 0

- Led thường 100, inch 150 100 50 200


TI VI- màn hình Led chấm lượng tử 400 400 400 400 ….

TIVI- OLED (Organic Light-Emiting 100 100 200 200


Diode)
…………..

∑ 700 700 800 800

EM 3417 Quản trị sản xuất 50


Bước 2: Từ MPS cho các sản phẩm hoàn chỉnh (cuối bước
1), xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn cho từng phân
xưởng, trung tâm sản xuất theo quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm hoàn chỉnh để phối hợp sản xuất trong toàn
nhà máy.

Kế hoạch sản xuất thu được là kế hoạch sản xuất các bán
thành phẩm tại từng công đoạn của cả quá trình sản xuất sản
phẩm hoàn chỉnh trong thời gian ngắn hạn.

Kế hoạch này có thể coi là MPS cho các xưởng SX hay


MPS- liên xưởng.

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


• Căn cứ xây dựng bản kế hoạch MPS liên xưởng là quy trình
công nghệ sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, dự báo tồn kho
tại mỗi xưởng trong kỳ kế hoạch với từng loại sản phẩm đầu
ra tại mỗi xưởng (hay là bán thành phẩm) và tồn kho nguyên
vật liệu cho sản xuất….

PX-1 PX-2 PX-Final SPHC


…..
Kế hoạch
MPS MPS MPS
giao SPHC
PX-1 PX-2 PX- Final

Plan SX Plan SX Plan SX Plan SX

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


• Bước 3. Tiếp tục cụ thể hóa một phần kế hoạch sản xuất MPS
của từng xưởng theo thời gian nhỏ hơn nữa (đến từng ngày,
ca sản xuất) và đến từng bộ phận sản xuất (đơn vị sản xuất
cấp 3) trong nội bộ mỗi xưởng (có thể tiếp tục giao kế hoạch
sản xuất đến từng chỗ làm việc trong mỗi đơn vị cấp 3 khi cần
thiết) để tạo sự thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện và kiểm
soát sản xuất.

• Sản phẩm của bước 3 là kế hoạch sản xuất tác nghiệp trong
nội bộ từng xưởng (hay còn gọi kế hoạch điều độ của
xưởng). Sau bước 3 là đưa kế hoạch này vào thực hiện và
kiểm soát liên tục trong quá trình thực hiện.

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


• Các căn cứ quan trọng để xây dựng KHSX tác nghiệp
trong từng phân xưởng (hay kế hoạch sản xuất tác
nghiệp trong nội bộ xưởng) là: đặc điểm tổ chức sản
xuất của xưởng (đơn chiếc, theo lô hay đại trà); năng
lực sản xuất sẵn có, các đơn đặt hàng đã ký kết, các dự
báo cầu trong ngắn hạn, kế hoạch sản xuất cấp trên...

• Nếu trong quá trình lập KHSX tại các xưởng mà gặp
phải vấn đề “nút cổ chai” ở công suất (máy, lao động,
nguyên vật liệu…) tại các xưởng đó thì việc lập KHSX
sẽ phức tạp hơn vì đòi hỏi điều chỉnh KHSX nhiều lần
để KHSX xây dựng ra được phù hợp với năng lực sản
xuất của các xưởng đó.
EM 3417 Quản trị sản xuất 54
• Trong một số tình huống khác khi bị giới hạn công suất
thì nhà quản trị lại cần chọn thứ tự ưu tiên đưa các sản
phẩm vào chương trình sản xuất (hay KHSX) để năng
cao hiệu quả sản xuất.

• Thông thường, chọn các sản phẩm sẽ theo thứ tự ưu tiên


về thời hạn giao hàng đã cam kết cho khách; đặc điểm
cầu thị trường hoặc cầu bên trong hệ thống sản xuất về
sản phẩm đó; mức độ hiệu quả của mỗi sản phẩm khi
so sánh với nhau, nhất là hiệu quả sử dụng nguồn lực
“nút cổ chai”…
EM 3417 Quản trị sản xuất 55
• Trong quá trình kế hoạch hóa sản xuất, phức tạp nhất là ở xây
dựng bản kế hoạch cấp 3 bởi đòi hỏi về mức độ chi tiết và yêu cầu
về mức độ chính xác cao nhất.

• Cụ thể về các phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp cho từng
xưởng sản xuất sẽ phụ thuộc vào các hình thức tổ chức sản xuất
tại xưởng đó. Nghiên cứu tại các chương tiếp theo:
✓Lập KHSX tác nghiệp cho xưởng sản xuất đại trà => chương 5;
✓Lập KHSX tác nghiệp cho xưởng sản xuất theo CMH công nghệ =>
chương 6;
✓Lập KHSX tác nghiệp cho sản xuất đơn chiếc, ví dụ theo dự án =>
chương 8;
✓Lập KHSX tác nghiệp cho hệ thống dịch vụ => chương 7.

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀY TẠI PHÂN XƯỞNG LÀM TÚI BÁNH

(Nguồn ảnh: Internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


(Minh họa) KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG THÁNG 5/2021 TẠI
PHÂN XƯỞNG MAY SƠ MI VỚI 3 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

Sản lượng theo các ngày làm việc trong tháng 5/2021
CHUYỀN (đv: chiếc)

04/5 05/5 06/5 07/5 …. 31/5
No-1E 980 1.000 1.000 1.100 …. 1.100

No-1U 700 750 750 800 ….. 800

No-1W 1.200 1.200 1.200 1.200 ….. 1.200

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


4.5. BÀI TẬP CHƯƠNG

Một số dạng bài tập:


• Lập kế hoạch SX trung hạn (hoạch định tổng hợp) với sản
phẩm hoàn chỉnh;
• Lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp đối với sản
phẩm hoàn chỉnh;
• Hoạch định ngắn hạn và tác nghiệp nhu cầu các nguồn lực
(lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị…) theo kế
hoạch sản xuất ngắn hạn và tác nghiệp;
• Phân tích báo cáo sản xuất;

EM 3417 Quản trị sản xuất 59


Bài tập 1. Trong bảng sau đây là thông tin từ phòng
kế hoạch sản xuất và các bộ phận chức năng khác
trong doanh nghiệp.

Trên cơ sở thông tin tổng hợp trên, hãy tính chỉ tiêu:
- kế hoạch tồn kho đầu năm kế hoạch?
- kế hoạch sản xuất sản phẩm A trong năm kế
hoạch?

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


No Chỉ tiêu Sản phẩm A Nguồn thông tin
1 Nhu cầu trong năm 6000 Phòng Marketing

2 Kế hoạch tồn kho cuối năm kế hoạch, 50 Phòng Marketing


chiếc
3 Lượng tồn kho thực tế được kiểm định 80 Phòng kế toán
vào ngày 01 tháng 10 năm trước năm kế
hoạch
4 Kế hoạch sản xuất quý 4 năm trước năm 1.670 Bộ phận kiểm soát
kế hoạch, chiếc sản xuất
5 Kế hoạch xuất hàng cho khách vào quý 4 1.500 Phòng Marketing
năm trước năm kế hoạch, chiếc

6 Công suất bình quân năm trong năm kế 7.200 Phòng công nghệ
hoạch, chiếc

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP 1

❖ TỒN CUỐI NĂM TRƯỚC NĂM KẾ HOẠCH = TỒN ĐẦU NĂM KẾ


HOẠCH

❖ TỒN CUỐI NĂM TRƯỚC NĂM KẾ HOẠCH = TỒN ĐẦU QUÝ 4


(NĂM TRƯỚC NĂM KẾ HOẠCH) + KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TRONG QUÝ 4 NĂM ĐÓ – KẾ HOẠCH XUẤT BÁN TRONG
QUÝ 4 NĂM ĐÓ ). ĐÁP ÁN: 250 SẢN PHẨM

❖ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NĂM KẾ HOẠCH: 5.800 SẢN PHẨM.

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


BÀI 2. Kế hoạch về lao động cho năm 2020 được dựa trên
số liệu thực tiễn của năm 2019 trong bảng sau.
• Kế hoạch sản xuất được đưa ra theo thời gian công nghệ sản
xuất.
• Hệ số thực hiện mức thời gian sản phẩm cho năm kế hoạch
(2020) ước tính đạt 120% so với năm gốc (2019).
• Chế độ làm việc và quy định về cơ cấu lao động các loại: công
nhân chính- công nhân phụ- công nhân phụ trợ là không thay
đổi so với năm gốc.
=> Tính nhu cầu công nhân tại các PXSX chính, phụ trợ và
của cả nhà máy?

EM 3417 Quản trị sản xuất 63


Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
(THỰC TẾ) (KẾ HOẠCH)

1) Tổng thời gian công nghệ của CTSX; ngìn giờ-công 3.500 Ước giảm 6%
so với 2019
2) Hệ số thực hiện mức thời gian; 1 1,2

2) Chế độ làm việc trong năm; ngày 220


3) Số ca làm việc/ngày; ca 1
KHÔNG
4) Số giờ làm việc/ca; giờ 8 THAY
ĐỔI SO
5) Tỷ lệ số công nhân phụ/Số công nhân chính trong các 15
PXSX chính, % VỚI NĂM
2019
6) Tỷ lệ số công nhân phục vụ trong các PXSX phụ 50
trợ/Tổng số công nhân chính và phụ của các PXSX chính;
%

EM 3417 Quản trị sản xuất 64


Giải thích thuật ngữ
Mức thời gian: là lượng thời gian cần thiết được quy định
để một hoặc một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất
định để hoàn thành một công việc (bước công việc, một sản
phẩm, một chức năng) trong những điều kiện tổ chức- kỹ
thuật nhất định.

Mức thời gian là một trong những định mức lao động để để
người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa
thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và
trả lương cho người lao động
EM 3417 Quản trị sản xuất 65
• Hệ số thực hiện mức thời gian (Hmtg) là hệ số
so sánh giữa năng suất thực tế với năng suất
định mức (hoặc theo tài liệu công nghệ).
Thời gian hoàn thành CV đị𝐧𝐡 𝐦ứ𝐜
• Hmtg = =
thời gian hoàn thành CV theo thực tế

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế 𝐍𝐬 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế


= =
Số lượng sản phẩm hoàn thành theo đị𝐧𝐡 𝐦ứ𝐜 𝐍𝐬 đị𝐧𝐡 𝐦ứ𝐜

(nếu giả sử quỹ thời gian để hoàn thành công việc là


không thay đổi)

EM 3417 Quản trị sản xuất 66


GIẢI BÀI 2

TỔNG THỜI GIAN CÔNG NGHỆ CỦA CTSX NĂM 2020 :


3.500 X 1000 X 0.94 = 3.290.000 (giờ-công)

Thời gian làm việc của 1 công nhân chính/ năm kế


hoạch (2020) là: 220 x 8 = 1.760 (giờ-công)

SỐ CÔNG NHÂN CHÍNH TRONG CÁC PXSX CHÍNH LÀ:


3.290.000/(1.760x 1,2 ) = 1.558 (người)

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


Số công nhân phục vụ trong các phân xưởng sản xuất
chính là: 15% x 1.558 = 234 (người)

Tổng số công nhân cả chính và phục vụ trong các PXSX


chính là: 1.558 + 234 = 1.792 (người)

Số công nhân phục vụ trong các phân xưởng phụ trợ


(phục vụ sản xuất chính và phụ) là:
50% x 1.792 = 896 (người)
Tổng số công nhân cả chính và phục vụ trong cả nhà máy
trong năm kế hoạch là: 1.792 + 896 = 2.688 (người)

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


BÀI 3. Xác định nhu cầu khí nén trong tháng để dùng cho phân xưởng có
các dữ liệu trong bảng sau. Tỷ lệ thất thoát khí nén trong quá trình làm việc
là 50%. Số ngày làm việc: 21; 2 ca/ngày; 8 giờ/ca.

Mã máy Số máy Định mức sử Hệ số sử Số ca làm Hệ số thời


dụng khí nén/ 1h dụng máy việc/ ngày gian ngừng
làm việc (m3/h) theo thời ( ca). máy để sửa
gian sẵn chữa máy.
sàng (%)

Z-01 10 10 0,8 2 5
Z-02 25 12 0,9 1 7
Z-03 12 8 0,7 2 6

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


Dữ liệu đầu vào để tính nhu cầu điện năng tiêu thụ của các
BÀI 4.
máy móc thiết bị tại PX gia công Cơ khí:

Số lượng Công suất lắp Hệ số công suất Hệ số thời gian


Mã máy Tên máy máy, chiếc; đặt của động hữu ích của làm việc của
cơ, KW động cơ-(cos φ) máy
T-01 Tiện 10 40 0,8 0,7
F-01 Phay 8 18 0,75 0,7
B-01 Bào 5 20 0,65 0,6
a) Tính nhu cầu sử dụng điện năng trong tháng của Phân xưởng này? Biết chế
độ làm việc: 22 ngày/tháng; 1 ca/ngày; 8h/ca.
b) Tính chi phí điện năng kế hoạch cho tháng biết chi phí 1 KwH là: 0,1 USD/1
KWh điện năng tiêu thụ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 70


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Hệ số cos phi hay Hệ số công suất là gì và ý nghĩa


của nó?
Công suất truyền từ nguồn đến tải luôn tồn tại 2
thành phần: Công suất tác dụng và công suất
phản kháng.
- Công suất tác dụng đặc trưng cho khả năng sinh ra
công hữu ích của thiết bị, đơn vị W hoặc kW.
- Công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích
nhưng nó lại cần thiết cho quá trình biến đổi năng
lượng, đơn vị VAR hoặc kVAR
EM 3417 Quản trị sản xuất 71
BÀI 5

Doanh nghiệp đang thiếu nhân lực trong tháng và đang cần
sắp xếp thứ tự ưu tiên để đưa các sản phẩm vào chương trình
sản xuất (hay kế hoạch sản xuất).
Tiêu chí xếp hạng các sản phẩm ưu tiên theo chỉ tiêu: Lãi
trên biến phí đơn vị/giờ công
Các số liệu kế hoạch được đưa ra trong bảng.

=> Hãy đưa ra thứ tự ưu tiên nói trên cho doanh nghiệp?

EM 3417 Quản trị sản xuất 72


Sản phẩm
Chỉ tiêu A B C D E
Giá bán buôn/ 1 đơn vị sản
800 1.800 4.500 4.300 600
phẩm (USD)
Chi phí biến đổi/ 1 đơn vị sản
560 1.350 4.000 3.950 490
phẩm (USD)
Giờ công lao động/ 1 đơn vị
1 4 2 1,5 0,5
sản phẩm ( giờ công/SP)
Lãi trên biến phí/ 1 đơn vị sản
phẩm ( USD)
Lãi trên biến phí đơn vị/ 1 giờ
công
Thứ tự ưu tiên

EM 3417 Quản trị sản xuất 73


Giải thích thuật ngữ

Giá bán/SP – AVC = Lãi trên biến phí đơn vị SP


(Marginal Contribution)

Trong lãi trên biến phí đơn vị SP còn: chi phí cố


định đơn vị (AFC) và lợi nhuận đơn vị.

EM 3417 Quản trị sản xuất 74


BÀI 6: PHÂN TÍCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
a) PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA KẾ HOẠCH-
TÊN SẢN SẢN LƯỢNG QUÝ, TRIỆU THỰC HIỆN ĐỂ TÌM CHÊNH LỆCH TUYỆT
PHẨM USD ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI SẢN
PHẨM?
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
A 958 921 b) PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA KẾ HOẠCH-
THỰC HIỆN ĐỂ TÌM CHÊNH LỆCH TUYỆT
B 843 868 ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI VỚI TỔNG SẢN LƯỢNG
457 457 TẤT CẢ CÁC LOẠI SẢN PHẨM SẢN XUẤT
C TRONG QUÝ?
D - 231
c) PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA KẾ HOẠCH-
E 328 - THỰC HIỆN ĐỂ TÌM CHÊNH LỆCH TUYỆT
ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI VỚI TỔNG SẢN LƯỢNG
ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC THEO KẾ HOẠCH CỦA TẤT
ĐƯA RA KẾT LUẬN CHUNG NẾU ĐỘ CẢ CÁC LOẠI SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG
LỆCH CHO PHÉP ± 5% ? QUÝ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 75


GIẢI BÀI 6
SẢN SẢN LƯỢNG; TRIỆU USD CHÊNH LỆCH GIỮA THỰC HIỆN
PHẨM VỚI KẾ HOẠCH;

KẾ THỰC THỰC HIỆN Đv: SẢN Đv: %


HOẠCH HIỆN THEO KẾ LƯỢNG; TRIỆU
HOẠCH USD
A 958 921 921 -37 -3,86
B 843 868 843 +2,97
+25
C 457 457 457 - -
D - 231 - +231 -
E 328 - - -328 -100
∑ 2.586 2.477 2.221

EM 3417 Quản trị sản xuất 76


CHÊNH LỆCH TUYỆT ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI VỚI TỔNG SẢN
LƯỢNG TẤT CẢ CÁC LOẠI SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG
QUÝ?
∆(SL) = 2.477 - 2.586 = -109 (TRIỆU USD)
-∆(%SL) = -139/2586 = - 0,0421 = -4,21(%)

CHÊNH LỆCH TUYỆT ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI VỚI TỔNG SẢN


LƯỢNG ĐẠT ĐƯỢC THEO KẾ HOẠCH CỦA TẤT CẢ CÁC
LOẠI SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG QUÝ?

∆(SL) = 2.221 - 2.586 = -365 (TRIỆU USD)


∆(%SL) = -365/2586 = -0,1411 = -14,11 (%) (%)

EM 3417 Quản trị sản xuất 77


ĐỘ LỆCH TƯƠNG ĐỐI SO KẾT LUẬN
VỚI KẾ HOẠCH; %
A -3,86 CHẬM HƠN KẾ HOẠCH (TRONG GIỚI HẠN CHO PHÉP)

B +2,97 NHANH HƠN KẾ HOẠCH (TRONG GIỚI HẠN CHO PHÉP)

C 0 HOÀN THÀNH ĐÚNG KẾ HOẠCH (TỐT)

D - KHÔNG CÓ TRONG KẾ HOẠCH => KẾ HOẠCH HOÀN


TOÀN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC

E -100 KẾ HOẠCH HOÀN TOÀN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC

TỔNG SẢN LƯỢNG SẢN -4,21 CHẬM HƠN KẾ HOẠCH (TRONG GIỚI HẠN CHO PHÉP)
XUẤT

TỔNG SẢN LƯỢNG SẢN -14,11 CHẬM HƠN KẾ HOẠCH (VƯỢT GIỚI HẠN CHO PHÉP)
XUẤT
THEO KẾ HOẠCH

EM 3417 Quản trị sản xuất 78


BÀI 7: HÃY ĐƯA RA CÁC LÝ DO ĐỂ ĐƯA VÀO CHƯƠNG
TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SẢN PHẨM KHÔNG CÓ LỢI NHUẬN?
STT LÝ DO STT LÝ DO
1 Công suất sử dụng còn non 6 Loại sản phẩm không có lợi nhuận này sẽ không
tải; ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu thụ các sản phẩm khác
2 Hệ số phụ tải công suất hệ 7 Bán sản phẩm trong thời điểm hiện tại dưới giá
thông cao; thành sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường sản phẩm
trong tương lai;
3 Doanh thu cận biện của sản 8 Bán sản phẩm trong thời điểm hiện tại dưới giá
phẩm lớn hơn 0; thành sẽ không ảnh hưởng đến giá thị trường sản
phẩm trong tương lai;
4 Doanh thu cận biện của sản 9 Loại sản phẩm không có lợi nhuận này sẽ ảnh
phẩm nhỏ hơn 0; hưởng tiêu cực đến tiêu thụ các sản phẩm khác

5 Quyết định ngắn hạn; 10 Quyết định dài hạn;

EM 3417 Quản trị sản xuất 79


BÀI 8.
CÓ CÁC SỐ LIỆU BÁO CÁO NĂM CỦA DOANH NGHIỆP VỀ KẾ HOẠCH- THỰC
HIỆN (TRONG BẢNG)

A) HÃY PHÂN TÍCH ĐỘ LỆCH GIỮA KẾ HOẠCH- THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ


CHO BIẾT ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG TỚI LỢI NHUẬN ? (ẢNH HƯỞNG TỐT HAY
XẤU?)

B) TÍNH CÁC CHỈ TIÊU SAU ĐÂY CẢ KẾ HOẠCH LẪN THỰC HIỆN:

- TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT/ 1 SẢN PHẨM?

- TÍNH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ/ 1 SẢN PHẨM?

- LỢI NHUẬN/SẢN PHẨM?

- TỔNG LỢI NHUẬN?


EM 3417 Quản trị sản xuất 80
STT TÊN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1 SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT, CHIẾC 1.100 1.050


2 TIÊU HAO VẬT LIỆU; KG/SP 3,5 2,5
3 CHI PHÍ VẬT LIỆU; USD/KG 300 310
4 CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP/SP; GIỜ/SP 18 12
5 LƯƠNG GIỜ CỦA NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP; 40 45
USD/GIỜ
6 CHI PHÍ BIẾN ĐỔI KHÁC CÒN LẠI BÌNH QUÂN/SẢN 20 20
PHẨM (AVC); USD
7 CHI PHÍ CỐ ĐỊNH TRONG NĂM (FC); NGÌN USD; 300 340
8 CHI PHÍ QUẢN LÝ, BÁN HÀNG TÍNH THEO GIÁ 8,53 10,76
THÀNH SẢN XUẤT; %
9 MỨC LỢI NHUẬN/SẢN PHẨM TÍNH THEO GIÁ 23 25
THÀNH TOÀN BỘ/SẢN PHẨM; % (**)

EM 3417 Quản trị sản xuất 81


BÀI 9. Có những thông tin để lập kế hoạch sản xuất sau:

Tháng/ 1 2 3 4 5 6
2016
Dự báo 1800 1500 800 1500 800 700

Biết số lao động cơ hữu là 25 công nhân với năng suất lao động là
50 SP/người/tháng. Chính sách tồn kho cuối kỳ kế hoạch (cuối
tháng 6) là: 500 sản phẩm. Tồn đầu kỳ kế hoạch ước đạt 100 sản
phẩm.
Công suất làm ngoài giờ tối đa bằng 20% công suất làm trong giờ
quy định.
82
EM3417 Quản trị sản xuất
- Chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm làm trong giờ làm việc quy
định là 30 USD, làm ngoài giờ là 38 USD và thuê gia công ngoài là
42 USD.
- Chi phí tồn kho 1 sản phẩm bình quân/tháng là 5 USD.
- Chi phí non tải cho 1 sản phẩm không dùng hết công là 2 USD/1
sản phẩm.
- Chi phí phạt hợp đồng do giao chậm cho khách là 50 USD/ 1
sản phẩm/tháng.
- Chi phí cho tuyển dụng và đào tạo một lao động thời vụ là 100
USD/người và năng suất lao động thời vụ đạt 40 sản
phẩm/người/tháng.
- Không hạn chế số lao động thời vụ tuyển dụng. Công suất gia
công tối đa/tháng là: 300 sản phẩm.

EM3417 Quản trị sản xuất 83


Có hai phương án kế hoạch xem xét:

❖ Dùng PPS: “đuổi bắt cầu” và PPS về thứ tự ưu


tiên sử dụng các nguồn như sau: công suất trong
thời gian quy định => công suất làm thêm giờ =>
công suất gia công (hay thuê ngoài) => công suất
lao động thời vụ.

EM3417 Quản trị sản xuất 84


❖PPS: giữ ổn định sản xuất các tháng (Capacity
Strategy ) & PPS thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn
lực theo trật tự như sau: dùng công suất trong
thời gian quy định => công suất gia công (hay
thuê ngoài) => công suất lao động thời vụ.

➢Hãy lên hai phương án KHSX & so sánh chi


phí giữa chúng?

EM3417 Quản trị sản xuất 85


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Slides bài giảng;


- Các sách trong và ngoài nước có liên quan như:
Quản trị sản xuất (Tác nghiệp); Tổ chức sản
xuất.
- Các trang WEB học tập và giảng dậy về nội
dung có liên quan.

EM 3417 Quản trị sản xuất 86


CẢM ƠN CÁC BẠN!

Mời các bạn tham gia giải các bài tập thực hành định
lượng và các bài tập trắc nghiệm để làm sâu sắc hơn lý
thuyết (trong File Doc. Đính kèm của chương).

EM 3417 Quản trị sản xuất 87


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 5
TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY
CHUYỀN

PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


Các nội dung chính
5.1. Khái niệm về dây chuyền sản xuất
5.2. Phân loại dây chuyền sản xuất
5.3. Tổ chức sản xuất dây chuyền liên tục
5.4. Tổ chức sản xuất dây chuyền gián đoạn
5.5. Các phương hướng đảm bảo hiệu quả
cho hoạt động của dây chuyền sản xuất
5.6. Các bài tập thực hành chương
EM 3417 Quản trị sản xuất 2
Mục tiêu chương

• Nắm vững bản chất về một loại hình sản xuất đại trà-
sản xuất theo dây chuyền;

• Nắm vững về tổ chức sản xuất dây chuyền một sản


phẩm liên tục và gián đoạn;

• Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập cụ thể của
chương;

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


5.1. Khái niệm về dây chuyền sản xuất

Dây chuyền sản xuất (DCSX) là hình thức tổ chức sản xuất
tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt và
theo lô trong các ngành: dệt may, gia dầy, chế biến thực phẩm,
cơ khí chế tạo, luyện kim, chế biến gỗ…

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


Những đặc điểm của tổ chức sản xuất dây chuyền
Do DCSX là hình thức sản xuất hàng
loạt nên nó đáp ứng cao nhất các
nguyên tắc tổ chức sản xuất khoa học
(chương 3):
- Có tính song song;
- Cân đối; (Nguồn ảnh: từ internet)

- Nhịp nhàng (theo nhịp); => Vì vậy đây là hình


thức SX tiên tiến có rất
- Thẳng dòng;
nhiều ưu điểm vượt
- Liên tục; trội so với các hình thức
- Chuyên môn hóa; khác.

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


✓ Có tính song song: có sự phối hợp thực
hiện song song các nguyên công trong quá
trình sản xuất.

✓ Có tính cân đối: đảm bảo cân đối (cân


bằng) năng suất giữa các nguyên công
công nghệ với các nguyên công phụ trợ
khác;
EM 3417 Quản trị sản xuất 6
✓ Có tính ổn định và lặp lại: sau những khoảng
thời gian nhất định nào đó hoạt động sản xuất
của chuyền lại được nhắc lại hoàn toàn.

✓ Sản xuất theo nhịp: Nhịp là khoảng thời gian


để dây chuyền sản xuất xong 1 sản phẩm hoặc
một lô sản phẩm như nhau của cùng một
chủng loại.
EM 3417 Quản trị sản xuất 7
✓ Có tính chuyên môn hóa: chuyên môn hóa cao
chỗ làm việc và người lao động.

✓ Có tính thẳng dòng: Các chỗ làm việc được bố trí


theo thứ tự công nghệ để các đối tượng sản xuất
được đi thẳng dòng…
✓ Có tính liên tục: do tính cân đối, thẳng dòng, nhịp
nhàng nên dễ tổ chức hơn các hoạt động liên tục
cho các đối tượng trên chuyền.
EM 3417 Quản trị sản xuất 8
ƯU ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN

➢ Tăng năng suất lao động: do cơ khí hóa và tự


động hóa các nguyên công, sử dụng các công nghệ
hiệu quả, các trang thiết bị công nghệ chuyên dụng,
bố trí các chỗ làm việc tối ưu, công nhân có kỹ
năng làm việc do các nguyên công được thực hiện
một cách lặp lại…

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


➢ Giảm chu kỳ sản xuất: do chuyên môn hóa các
chỗ làm việc, phục vụ các chỗ làm việc nhanh theo
nhịp và giảm sự gián đoạn trong chuyển động của các
đối tượng sản xuất tại các chỗ làm việc, giảm khoảng
cách vận chuyển và thời gian vận chuyển, tăng tính
song song của các quá trình sản xuất…

➢ Giảm giá thành sản phẩm: do số lượng sản phẩm


sản xuất lớn và sử dụng đồng bộ các giải pháp hoàn
thiện về tổ chức sản xuất cũng kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến để giảm thiểu chi phí sản xuất…

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


➢ Giảm sản xuất dở dang và tăng nhanh vòng
quay tài sản ngắn hạn do chu kỳ sản xuất
giảm.

➢ Tăng chất lượng sản phẩm: do tăng mức


chuyên môn hóa lao động và các chỗ làm việc,
hoàn thiện về công nghệ, về phục vụ kỹ thuật các
máy móc thiết bị và phục vụ các chỗ làm việc…

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


NHƯỢC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT DÂY
CHUYỀN

✓ Chuyên môn hóa lao động sâu => tăng sự nhàm


chán cho người lao động trên dây chuyền =>
làm giảm tập trung, giảm động lực lao động, giảm
năng suất lao động; Khó thu hút lao động vào làm
việc, tăng nghỉ việc của công nhân do công việc
nhàm chán…
EM 3417 Quản trị sản xuất 12
✓ Chỉ thích hợp với sản xuất ổn định, quy mô lớn,
sử dụng nhiều công nghệ tự động hóa và sản
phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao => ít linh hoạt
với các thay đổi của cầu thị trường;

✓ Suất đầu tư ban đầu lớn lại khó chuyển đổi sản
xuất => hạn chế về hiệu quả đầu tư khi thị
trường thay đổi.

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


Kết cấu đầy đủ của một dây chuyền sản xuất

Các chỗ Các Các Các


làm việc phương phương phương
(máy, lao tiện vận tiện điều tiện khác
động); chuyển; khiển; (nếu có)

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


CÁC LOẠI BĂNG TẢI
CÁC PHƯƠNG
TIỆN VẬN
CÁC ROBOT
CHUYỂN CÁC
ĐỐI TƯỢNG CÁC PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI KHÁC
SẢN XUẤT CỦA
CHUYỀN
THỦ CÔNG

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


http://www.cokhimha.com/san-xuat-bang-tai-mha-a138

Kết cấu chính của băng tải

Mặt băng Bộ điều Động Các bộ


Khung tải bằng khiển
băng belt hoặc băng tải cơ (nếu phận
tải con lăn (nếu có) có) khác

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


Cấu tạo chính của băng tải công nghiệp:

- Khung băng tải: Thường được làm bằng nhôm định hình,
thép sơn tĩnh điện hoặc Inox.

- Mặt băng tải bằng belt hoặc con lăn: Thường là dây băng
PVC dầy 2mm và 3mm hoặc dây băng PU dầy 1.5mm

- Bộ điều khiển băng tải: PLC, Biến tần, Speed controller,


Cảm biến, Rơ-le, Contactor…

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


Con lăn kéo/con lăn chủ động bằng thép mạ kẽm hoặc
nhôm có Ø50, Ø60, Ø76, Ø89, Ø102 …
Con lăn đỡ/con lăn bị động bằng thép mạ kẽm hoặc inox có
Ø25, Ø32, Ø38.
Băng tải truyền động xích hoặc đai.
Động cơ giảm tốc công xuất từ 25W đến 2.2KW.

Băng tải con lăn


(Nguồn các ảnh: từ internet) Băng tải xích

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


Một số hình ảnh về các loại băng tải (conveyor)

Băng tải ngang

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


Băng tải dọc Băng tải dọc và xoắn
(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


Băng tải con lăn

Băng tải xích

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


Băng tải treo (Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN
CHUYỂN KHÁC CỦA CHUYỀN

Cần cẩu
Đường ống vận chuyển Cẩu móc (sử dụng động cơ điện)

Robot công nghiệp Cẩu trục (Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


Một số phương tiện vận chuyển tự do đối tượng sản
xuất trên dây chuyền

Băng tải con lăn tự do

(Nguồn các ảnh: từ internet)

Thang máy Xe điện vận chuyển Vận chuyển một số chi tiết lớn bằng đường biển

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


5.2. Phân loại dây chuyền sản xuất
1.Theo số lượng chủng loại sản phẩm:

- Dây chuyền 1 sản phẩm có đặc điểm: nhu cầu về sản phẩm này
đủ lớn hoặc có sự phức tạp lớn trong việc chuyển đổi máy móc, thiết
bị để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác;

- Dây chuyền nhiều sản phẩm: cho phép cùng một lúc hoặc theo
thứ tự thời gian sản xuất ra một số các sản phẩm có sự giống nhau cao
về các đặc điểm kết cấu, kỹ thuật. Dây chuyền này cho phép chuyển
đổi máy móc, thiết bị trong những khoảng thời gian nhất định để
chuyển đối sản phẩm sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


Ví dụ: Dây chuyền làm bánh nhiều sản phẩm
Silo Trộn Xử lý bột Lên men Định hình Nướng Vận chuyển
và phân loại

Outputs Đóng gói Làm lạnh Làm nguội

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


2. Theo thứ tự đưa Dây chuyền thay đổi
các sản phẩm vào
sản xuất Dây chuyền nhóm

- Dây chuyền thay đổi là dây chuyền mà khi chuyển đổi sản phẩm
cần phải dừng chuyền lại một thời gian để điều chỉnh lại chế độ làm
việc máy móc, thiết bị công nghệ. Với dây chuyền này rất cần thiết tổ
chức hợp lý thời gian chuyển đổi sản phẩm của chuyền.

Sản phẩm A Sản phẩm B

…. ….

Dừng chuyền để chuyển đổi sản xuất

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


- Dây chuyền nhóm:
• Là dây chuyền mà khi chuyển đổi sản phẩm không cần phải
dừng chuyền để điều chỉnh lại chế độ làm việc máy móc, thiết
bị công nghệ do sử dụng công nghệ nhóm.
• Dây chuyền này thường sử dụng cho các đối tượng có kích
thước lớn (hình trụ, cánh quạt, đĩa…) và có hành trình công
nghệ giống nhau hoặc gần giống nhau.
Không phải dừng chuyền để chuyển sản phẩm

….
A A B B B C A A B B B C
2 SP A- 3 SPB- 1 SPC 2 SP A- 3 SPB- 1 SPC

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


3.Theo đặc điểm chuyển động của đối tượng sản xuất
qua các nguyên công trong quá trình sản xuất:

- Dây chuyền liên tục: các đối tượng sản xuất đi qua các nguyên
công công nghệ một cách liên tục (không có thời gian nằm chờ tại
các nguyên công) và với hình thức tổ chức dòng sản xuất là song
song;

- Dây chuyền gián đoạn: có sự gián đoạn của các đối tượng sản
xuất trong QTSX và hình thành các tại chế phẩm nằm tại các chỗ
làm việc của dây chuyền. Hình thức tổ chức dòng sản xuất là kết
hợp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


Dây chuyền gián
đoạn: gia công cơ khí

Dây chuyền liên tục:


ngành chế biến thực
phẩm

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


4.Theo đặc điểm về giữ nhịp dây chuyền:

- Dây chuyền có nhịp xác định(hay dây chuyền cưỡng bức): với
sự cưỡng bức hoạt động của chuyền theo nhịp được xác định
trước bởi băng tải hoặc tín hiệu âm thanh, ánh sáng;

- Dây chuyền có nhịp tự do: thời gian thực hiện các nguyên công
và vận chuyển các đối tượng sản xuất từ nguyên công này sang các
nguyên công kia có thể có thay đổi với sai số không lớn so với nhịp
dây chuyền đã tính toán.

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


5.Theo đặc điểm về điều khiển quá trình vận
chuyển các đối tượng sản xuất trên dây chuyền:

- Dây chuyền vận chuyển cưỡng bức các đối tượng sản xuất
(có băng tải có vận tốc không đổi; hoặc có robot tự động để điều
khiển nhịp chung của cả dây chuyền; có băng tải nhưng do
người điều khiển theo tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng…);

- Dây chuyền vận chuyển tự do các đối tượng sản xuất (dây
chuyền không có sự điều khiển quá trình vận chuyển đối tượng
sản xuất, việc vận chuyển sẽ bằng các phương tiện như băng
lăn, máng trượt, dòng dọc, hoặc bằng tay…

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


6.Theo đặc điểm về chuyển động của đối tượng sản
xuất trong QTCN

- DC có các đối tượng sản xuất đứng yên khi thực hiện
các nguyên công công nghệ;
- DC có các đối tượng sản xuất chuyển động khi thực
hiện các nguyên công công nghệ

DC có các đối tượng SX chuyển động


DC có các đối tượng SX đứng yên
(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 33


(Nguồn ảnh: từ internet)

Dây chuyền có đối tượng sản xuất đứng yên, máy móc,
thiết bị, lao động di chuyển tới chỗ đối tượng sản xuất- Ví
dụ dây chuyền lắp máy bay, tàu…

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


7.Theo đặc điểm về chuyển động của công nhân sản
xuất trong QTCN

- DC có các công nhân sản xuất đứng yên khi thực hiện các
nguyên công công nghệ;
- DC có các công nhân sản xuất chuyển động khi thực
hiện các nguyên công công nghệ

Công nhân di chuyển theo đối tượng SX Công nhân cố định vị trí
(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


8.Theo đặc điểm về chuyển động trong quá trình
công nghệ của đối tượng sản xuất và công nhân:

Dây chuyền có đối tượng sản xuất đứng yên trong lúc tác
nghiệp, công nhân cũng đứng tại chỗ (không di chuyển) để tác
nghiệp;
Dây chuyền có đối tượng sản xuất đứng yên trong lúc tác
nghiệp, công nhân di chuyển để tác nghiệp;
Dây chuyền có đối tượng sản xuất di chuyển trong lúc tác
nghiệp, công nhân đứng yên tại chỗ để tác nghiệp;
Dây chuyền có đối tượng sản xuất di chuyển trong lúc tác
nghiệp, công nhân cũng di chuyển để tác nghiệp;
EM 3417 Quản trị sản xuất 36
9.Theo phương tiện vận chuyển các đối
tượng trên chuyền

Dây chuyền có phương tiện vận chuyển là băng tải;

Dây chuyền có phương tiện vận chuyển không phải


là băng tải.

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


Băng tải làm việc

10.Theo đặc vị trí thực hiện các


nguyên công đối với băng tải
Băng tải phân phối

DC có BT
Làm việc
DC có băng tải
Các dây chuyền DC có BT
Phân phối
DC không có băng tải
EM 3417 Quản trị sản xuất 38
Băng tải phân phối: băng tải Băng tải làm việc: các
chỉ có vai trò vận chuyển các nguyên công được thực
đối tượng sản xuất, các hiện ngay trên chuyền.
nguyên công sẽ thực hiện tại
các chỗ làm việc cố định bên
ngoài, và bên cạnh băng tải.

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


Băng tải làm việc: được sử dụng trong các
trường hợp sau:
Đối tượng sản xuất có trọng lượng, kích thước lớn mà việc nhấc
ra khỏi băng tải sẽ rất khó khăn;

Các máy móc, thiết bị công nghệ hoạt động không cần trong trạng
thái đứng yên, nhiều trường hợp nghiêng về các tác nghiệp với người
lao động;
Các đối tượng sản xuất có thể không lớn về kích thước và trọng
lượng nhưng các tác nghiệp công nghệ rất đơn giản, có thể làm
ngay trên băng tải và không cần nhấc riêng ra ngoài.

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


Với băng tải phân phối được ứng
dụng trong trường hợp sau:

Việc gia công đối tượng sản xuất Băng tải phân phối
cần trong trạng thái đứng yên;

Trọng lượng, kích thước của đối


tượng sản xuất rất lớn => đối tượng
sản xuất cần lấy ra khỏi băng tải để
tác nghiệp); (Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


DC có băng tải phân phối: các nguyên công thực hiện bên ngoài băng tải

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


11.Theo đặc điểm về chuyển động của
băng tải

DC có băng tải vận chuyển với tốc độ ổn định (chuyển động


liên tục);

DC có băng tải vận chuyển theo cơ chế xung điện - PULSE


(chuyển động gián đoạn)
DC có BT chuyển
DC có băng tải động liên tục
Các dây chuyền
DC có BT chuyển
DC không có băng tải động gián đoạn
EM 3417 Quản trị sản xuất 43
TỔNG HỢP BĂNG TẢI CỦA DC

Theo vị trí thực Cơ chế hoạt


hiện các NC động của BT

BT BT
Làm Phân
Liên gián
việc phối
tục đoạn

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


Băng tải của
DC
Băng tải làm Băng tải phân
việc phối

BT chuyển động (Ít dùng)


theo cơ chế xung BT có vận tốc
điện (PULSE) không đổi
(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


Băng tải làm việc chia theo cơ
chế hoạt động

Băng tải làm việc hoạt động với


tốc độ không đổi (hay hoạt động Băng tải làm việc có vận tốc không đổi
liên tục); (Nguồn ảnh: từ internet)

Băng tải làm việc hoạt động với


cơ chế xung điện (hay hoạt động
gián đoạn);
EM 3417 Quản trị sản xuất 46
BĂNG TẢI LÀM VIỆC CHUYỂN ĐỘNG VỚI VẬN TỐC
KHÔNG ĐỔI (HAY LIÊN TỤC): các nguyên công sẽ thực
hiện ngay trên băng tải và trong lúc băng tải chạy.

BĂNG TẢI LÀM VIỆC & HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ


XUNG: Các nguyên công sẽ thực hiện vào lúc dừng băng
tải, khi nào xong thì băng tải hoạt động để đưa các đối
tượng sản xuất tới các chỗ làm việc tiếp theo. (Hay lúc
băng tải hoạt động theo cơ chế xung thì các máy, công nhân
không làm việc)

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


11. Theo đặc điểm về quá trình công nghệ lại chia
thành 2 loại chuyền:
- Chuyền lắp ráp;
- Chuyền gia công (sản xuất các chi tiết để sau đó lắp
ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh);
(Chủ yếu trong các ngành chế tạo)

12. Ngoài ra, có thể phân loại dây chuyền theo ngành
chuyên môn hóa hẹp: dây chuyền may, dây chuyền
chế biến hóa chất, dây chuyền cơ khí…
EM 3417 Quản trị sản xuất 48
DC sản xuất (gia công cơ khí chính xác) Các SP là các chi tiết, linh kiện

Đưa vào lắp ráp

QTSX GIA CÔNG & QTSX LẮP RÁP LÀ HAI


QTSX NGƯỢC CHIỀU NHAU

DC lắp ráp tự động (Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


13.Theo đặc điểm về chuyển động của
công nhân & đối tượng sản xuất

DC có công nhân đứng yên khi thực hiện các nguyên công
công nghệ (các đối tượng sản xuất chuyển động);

DC có công nhân chuyển động theo các đối tượng SX

DC lắp ráp xe máy


(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 50


14.Ngoài ra, dây chuyền còn được phân loại theo bố trí
không gian: dây chuyển thẳng, dây chuyền chữ L, U…

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


Minh họa dây chuyền chữ U

1 2 3 4 5
Inputs

1 2 3 4 5
6 6

11 10 9 8 7

11 10 9 8 7
Outputs

1 2 3 4 5 ….
Inputs Outputs

Dây chuyền thẳng công nhân phục vụ máy Ký hiệu máy

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


15. Phân loại theo đặc điểm về cơ khí hóa và tự động hóa

Dây chuyền thủ công; bán cơ khí hóa; cơ khí hóa hoàn
toàn; bán tự động hóa; tự động hóa hoàn toàn.

DC tự động hóa hoàn toàn DC bán tự động hóa DC thủ công

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


CÁC DÂY CHUYỀN TĐH CAO CÁC DÂY CHUYỀN CÓ TÍNH THỦ CÔNG

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SẢN DÂY CHUYỀN LẮP RÁP SẢN PHẨM
PHẨM ĐỒ UỐNG ĐIỆN TỬ

DÂY CHUYỀN DỆT DÂY CHUYỀN MAY (Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 54


16.Theo hai đặc điểm kết hợp là tính liên tục và số
lượng chủng loại sản phẩm sản xuất của chuyền

- Dây chuyền liên tục một sản phẩm;


Nghiên cứu cứu sâu
- Dây chuyền gián đoạn một sản phẩm;
- Dây chuyền liên tục nhiều sản phẩm;
- Dây chuyền gián đoạn nhiều sản phẩm.

Dây chuyền liên tục 1 sản phẩm Dây chuyền gián đoạn 1 sản phẩm
(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


Lựa chọn kết cấu của dây chuyền và các thành phần của
dây chuyền:
Các đặc điểm về kết cấu Các đặc điểm về công nghệ
của sản phẩm sản xuất của sản phẩm sản xuất
Hình dạng sản Hình dạng Tập hợp các Các trang, thiết Các yêu cầu về
phẩm nguyên vật liệu nguyên công bị công nghệ kỹ thuật của
đầu vào sản phẩm
Kích thước sản Kích thước Phương pháp Các trang, thiết Các yêu cầu về
phẩm nguyên vật liệu thực hiện bị vận chuyển vận hành sản
đầu vào phẩm
Trọng lượng Trọng lượng Thời gian thực Các thiết bị Các tiêu chuẩn,
sản phẩm nguyên vật liệu hiện kiểm tra … quy chuẩn kỹ
đầu vào thuật quốc gia
(nếu có) …

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


Lựa chọn dạng thiết bị cho dây chuyền phụ thuộc vào
đặc điểm của quy trình công nghệ: thành phần các nguyên
công, sự phức tạp của các nguyên công, hình dạng, kích
thước và các yêu cầu của sản phẩm về kỹ thuật và chất
lượng.

Khi thiết kế dây chuyền: mong muốn đạt được dây chuyền
thẳng nếu công suất và các dạng thiết bị, phương tiện vận
chuyển cho phép.
Sự hợp lý trong lựa chọn kết cấu dây chuyền và bố trí sắp
xếp chuyền là điều kiện tiên quyết để thiết kế tối ưu dây
chuyền sản xuất.
EM 3417 Quản trị sản xuất 57
Một số tiêu chí đánh giá về mức độ tối ưu
trong bố trí chuyền:

Tỷ lệ diện tích chiếm chỗ của các thiết bị công nghệ trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm/ 1 mét vuông diện tích sản xuất;
Chiều dài quãng đường mà 1 công nhân phải di chuyển
trong 1 ca sản xuất khi phải phục vụ nhiều máy;
Hệ số phụ tải của các nguyên công; dây chuyền;

Số lượng công nhân cần thiết phục vụ chuyền…

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


5.3. Tổ chức sản xuất dây chuyền liên tục
- Phạm vi nghiên cứu: chỉ xem xét với 1 loại dây
chuyền: liên tục - một sản phẩm.
- Các lý thuyết về dây chuyền sản xuất 1 sản phẩm là
căn cứ lý thuyết để tổ chức dây chuyền liên tục nhiều
sản phẩm.
- Các sản phẩm di chuyển qua các nguyên công là liên
tục.
- Hoạt động của các máy móc, thiết bị công nghệ và
công nhân trên dây chuyền là liên tục hoặc gần như liên
tục.
EM 3417 Quản trị sản xuất 59
Các đối tượng sản xuất được vận chuyển giữa các
nguyên công theo hình thức song song và mang tính
liên tục (thời gian gián đoạn là rất bé).

Để đạt được tính liên tục với hình thức vận chuyển đối
tượng sản xuất là song song cần đảm bảo sự đồng bộ
về các thời gian công nghệ với cả thời gian vận
chuyển.

𝐓𝐢 𝐓𝐢+𝟏
≈ ≈ Takt
𝐂𝐢 𝐂𝐢+𝟏

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN
(Trong thiết kế chuyền)

QTCN của SP
mẫu (hoặc QTCN Các NC Các bước NC
ban đầu)

Ghép các thao tác,


QTCN mới Các thao tác
bước NC thành các
(cân bằng hơn) đơn giản nhất
NC mới

Ti/Ci ≈ Ti+1/ Ci+1 ≈ Takt


EM 3417 Quản trị sản xuất 61
Các nguyên công là một phần của quá trình công
nghệ, được hoàn thành một cách liên tục tại một chỗ làm
việc do một hay một nhóm công nhân thực hiện.

Các bước nguyên công là một phần của nguyên công


tiến hành gia công một hoặc một tập hợp bề mặt bằng một
hay nhiều dụng cụ với chế độ làm việc của máy không đổi.

Các thao tác (động tác) là một hành động của công nhân,
điều khiển máy thực hiện việc gia công hoặc lắp ráp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


Đồng bộ hóa thời gian công nghệ

Được thực hiện trong thiết kế chuyền với việc: chia


quá trình công nghệ thành các nguyên công, nguyên
công chia nhỏ thành các bước thao tác và kết hợp một
cách hợp lý các thao tác thành nguyên công mới, kết
hợp các nguyên công nhỏ thành các nguyên công lớn
hơn để thời gian thực hiện mỗi nguyên công bằng bội
số của nhịp sản xuất (Takt).
EM 3417 Quản trị sản xuất 63
Việc đồng bộ hóa hay cân đối hóa thời gian này còn gọi
là cân bằng chuyền có thể sử dụng thêm sự trợ giúp
của các trang bị công nghệ hoặc các giải pháp về kỹ
thuật hoặc tổ chức khác nhau để đạt được mục tiêu cân
bằng này….

Việc thiết kế chuyền cân đối sẽ ảnh hưởng đến năng


suất, sản lượng, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm,
chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng máy móc thiết
bị, công nhân … => Ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, hệ thống sản xuất.
EM 3417 Quản trị sản xuất 64
Tham khảo QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY CỔ VÀ VE ÁO
VESTON NAM NỮ

Chia nhỏ QTCN ra thành nhiều nguyên công (Nguồn ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 65


(tham khảo)
BẢNG TRÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
MAY ÁO KHOÁC

Chia tiếp tục QTCN => các bước công việc ….


Nguồn: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 66


Ghép các bước nguyên công, các thao tác một cách hợp lý thành các NC mới có
thời gian cân bằng nhau Nguồn ảnh: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


Nguồn ảnh: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


Nguồn: https://www.slideshare.net/garmentabc/bng-thit-k-chuyn-70563679

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


Quy trình tính toán tổ chức dây chuyền(7 bước)
Bước 1. Bước 2. Bước 3.
Tính nhịp dây Tính số chỗ làm Tính hệ số phụ tải
chuyền -Takt việc của các chỗ làm việc,
của toàn chuyền
Bước 4. Bước 5. Bước 6.
Tính số máy và số Tính các tham Tính sản phẩm dở
công nhân phục vụ số của băng tải dang trên chuyền
trên chuyền dây chuyền
Bước 7.
Xây dựng sơ đồ chuẩn
tắc của dây chuyền

EM 3417 Quản trị sản xuất 70


Bước 1: Tính nhịp dây chuyền (Takt) : là
khoảng thời gian tính toán bình quân giữa hai sản
phẩm liên tiếp nhau ra khỏi dây chuyền.

Takt = Thq/Q

Thq là Quỹ thời gian làm việc hiệu quả của chuyền;
Q là số sản phẩm cần sản xuất trong thời gian Thq
EM 3417 Quản trị sản xuất 71
Nếu mỗi lần đưa vào sản xuất đồng thời P (chiếc) chi
tiết trên mỗi nguyên công (hay lô vận chuyển là P
(chiếc) thì khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp
đưa cả lô P chiếc vào sản xuất được ký hiệu là R (R
viết tắt của Rhythm, trong trường hợp này gọi là
nhịp của lô gia công)

R = Takt x P

EM 3417 Quản trị sản xuất 72


VÍ DỤ 1. TÍNH TAKT
• Chương trình sản xuất trong năm của sản phẩm là
59.720 sản phẩm.
• Kế hoạch làm việc trong năm: 307 ngày làm việc,
trong đó 251 ngày làm việc 7 giờ/ca và 2 ca/ngày và
56 ngày làm việc: 6 giờ/ca và 1 ca/ngày.
• Mỗi ca sản xuất quy định dừng chuyển 2 lần và mỗi
lần 10 phút. Việc sửa chữa nhỏ chuyền sẽ thực hiện
vào thời gian dừng chuyền và các ngày nghỉ.
• Xác định Takt của chuyền?
EM 3417 Quản trị sản xuất 73
GIẢI VÍ DỤ 1

• Thời gian làm việc/năm là:


• 2x 251x (7x60 – 2x10) + 56x (6x60 – 2x10) = 200.800
+19.040 = 219.840 (phút)

• Takt = 219.840/59.720= 3,68 ≈ 3,7 (phút/SP)

EM 3417 Quản trị sản xuất 74


Bước 2: Tính số chỗ làm việc trên mỗi nguyên
công của dây chuyền (Ci)

Ci = [Ti/ Takt]
Trong đó: Ti là thời gian định mức gia công 1 chi tiết trên
nguyên công thứ i;
Ci là số chỗ làm việc trên nguyên công i
Chú ý: Ci lấy theo hướng làm tròn tăng
EM 3417 Quản trị sản xuất 75
Bước 3. Tính hệ số phụ tải của nguyên công (Hpt-i) &
dây chuyền (Hpt-dc)

Hệ số phụ tải của nguyên Hpt-i = Ti/(Takt x Ci)


công:
Tính hệ số phụ tải của
toàn bộ dây chuyền: Hpt-dc = ∑(Ti/ Takt) / ∑Ci

- Đối với dây chuyền sản xuất đại trà thì Hpt-i & Hpt-dc có giới hạn dưới
là 80-85%;
- Với dây chuyền sản xuất theo lô lớn thì giới hạn dưới của hai chỉ tiêu
trên là 70—75% .

EM 3417 Quản trị sản xuất 76


Bước 4. Xác định số công nhân trên dây chuyền (Ncn)

Ncn = ∑Ci x Nca/ Kpv


Trong đó:
- Số chỗ làm việc trên dây chuyền (∑Ci );

- Định mức phục vụ (Kpv): số máy hoặc số chỗ làm việc mà một
công nhân phục vụ cùng lúc trong 1 ca sản xuất;

- Số ca làm việc/ngày Nca;

EM 3417 Quản trị sản xuất 77


VÍ DỤ 2.
BƯỚC 2, 3, 4 Một sản phẩm cần gia công qua 3
nguyên công có thời gian và thứ
- Chương trình sản xuất cần tự trong bảng sau:
đạt 7.524 sản phẩm/ tháng;
No NC 1 2 3
- Chế độ làm việc: 22
Tên NC Tiện Phay Chuốt
ngày/tháng; 1 ca/ ngày; 8h/
Ti, phút 2,2 3,1 1,0
ca;
- Thời gian dừng kỹ thuật của a) Tính Takt?
chuyền được định mức bằng b) Ci? Hpt-i? Hpt-dc?
c) Tính số công nhân trên
10% thời gian chế độ.
chuyền nếu định mức phục vụ:
- Tỷ lệ sản phẩm lỗi cho phép 1 máy/ công nhân?
là 5%.
EM 3417 Quản trị sản xuất 78
GIẢI VÍ DỤ 2
a) Số sản phẩm cần sản xuất/tháng khi cho phép tỷ lệ phế
phẩm là 5%:
7.524/ 0,95 = 7.920 (SP)
- Nhịp dây chuyền: Takt?
Takt = 22. 1. 8. 60. 0,9 / 7.920 = 1,2 (phút/SP)
Hay nhịp sản xuất đạt: 60/1,2 = 50 (SP/giờ)

- Các câu b, c, d tính luôn trên bảng (là phần bảng của kế
hoạch chuẩn tắc)
EM 3417 Quản trị sản xuất 79
BẢNG TÍNH THEO CÁC BƯỚC 2, 3, 4
No Tên Ti Takt Ci Hpt-i, Công nhân Máy
NC NC (T) Ti/T [Ti/T] % Số Tên Số No
CN CN máy Máy

1 Tiện 2,2 1,2 1,83 2 91,6 2 A 2 1

B 2

C 4
2 Phay 3,1 1,2 2,58 3 86 3 3
D 5

E 6

3 Chuốt 1,0 1,2 0,833 1 83,3 1 F 1 6


∑= 3 ∑= 6 ∑= 6
NC Hpt-dc = (1,83+ 2,58+ 0,833)/ 6 = 87,33 (%) CN Máy

EM 3417 Quản trị sản xuất 80


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 5
TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY
CHUYỀN

PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


Bước 5. Xác định các tham số của băng tải dây
chuyền (nếu sử dụng băng tải)

BĂNG TẢI
- vận tốc (V);
chiều dài (L);
DÂY
CHUYỀN -
- chiều dài toàn bộ (L );
- Chu kỳ và hệ thống đánh
dấu đánh dấu băng tải:
CÁC TÍNH TOÁN TRÊN LẠI PHỤ THUỘC
VÀO DẠNG BĂNG TẢI SỬ DỤNG
Nguồn ảnh: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


Đặc điểm của băng tải Ti

Ảnh hưởng tới tính toán


Takt
Đặc điểm chuyển động của
công nhân trên chuyền Vbt

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


Với băng tải làm việc &
chuyển động liên tục: Takt = Ti

Ti là thời gian định mức/ 1 sản phẩm trên nguyên công


i.

- Nếu các nguyên công thực hiện với các công nhân thì
Ti sẽ tính theo đặc điểm chuyển động của công nhân
trong quá trình thực hiện nguyên công đó.
EM 3417 Quản trị sản xuất 4
(Nguồn các ảnh: Internet)

- Nếu trong quá trình thực hiện nguyên công i mà công nhân
gần như đứng tại chỗ (tác nghiệp đơn giản hoặc kích thước
sản phẩm bé thì:
Ti = Tcn-i

Trong đó: Tcn-i là thời gian công nghệ tại nguyên công i
EM 3417 Quản trị sản xuất 5
- Nếu trong quá trình thực hiện nguyên công i mà công nhân
phải di chuyển theo đối tượng sản xuất (tác nghiệp phức tạp
hoặc kích thước sản phẩm lớn như ô tô, tủ lạnh…) thì:
Ti = Tcn-i + Tdc-i
Trong đó: Tdc-i là thời gian để công nhân di chuyển quay lại chỗ làm việc
tại nguyên công i sau khi đã hoàn thành nguyên công i.

Nguồn các ảnh: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 6


TỔNG HỢP TÍNH THỜI GIAN CÔNG NGHỆ NGUYÊN CÔNG- Ti

Nếu trong quá trình thực hiện nguyên Nếu trong quá trình thực hiện nguyên
công i mà công nhân gần như đứng công i mà công nhân phải di chuyển
tại chỗ (tác nghiệp đơn giản hoặc kích theo đối tượng sản xuất (tác nghiệp
thước sản phẩm bé thì: phức tạp hoặc kích thước sản phẩm
lớn như ô tô, tủ lạnh…) thì:

Ti = Tcn-i Ti = Tcn-i + Tdc-i

Trong đó: Tcn-i là thời gian công nghệ Trong đó: Tdc-i là thời gian để công
tại nguyên công i nhân di chuyển quay lại chỗ làm việc
tại nguyên công i sau khi đã hoàn
thành nguyên công i.

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


- Với băng tải làm việc & hoạt
động theo cơ chế xung điện: Takt = Ti + Txung

Txung là thời gian chạy băng tải bằng xung điện giữa 2
chỗ làm việc liên tiếp (hay thời gian chuyển động của
băng tải).

Trong thời gian Txung: công nhân và các máy móc, thiết
bị sẽ không làm việc (DỪNG LÀM VIỆC) trong thời
gian băng tải chạy.

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


TỔNG HỢP BẢNG 1. Ti và Takt của băng tải làm việc
Loại băng Băng tải làm việc
tải
Đặc điểm Chuyển động liên tục Chuyển động theo cơ chế
chuyển động xung điện (gián đoạn)
TAKT Takt = Ti Takt = Ti + Txung
Ti = Tcn-i
(công nhân gần như đứng tại chỗ)

T i

Ti = Tcn-i + T dc
(công nhân phải di chuyển theo đối tượng sản xuất)

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


BẢNG 2: Ti và Takt của chuyền có băng tải phân phối
Loại băng tải Băng tải phân phối
Đặc điểm Chuyển động liên tục Chuyển động theo cơ chế
chuyển động xung điện

Ti Ti = Tnhấc-đặt + Tcn-i Ti = Tnhấc-đặt + Tcn-i


TAKT Takt = Ti Takt = Ti + Txung
-Tnhấc-đặt: là thời gian để nhấc đối tượng sản xuất ra khỏi băng tải
Giải thích thuật ra ngoài và đặt lại băng tải sau khi hoàn thành xong nguyên công ở
ngữ bên ngoài băng tải;
-Txung : là thời gian băng tải chuyển động, trong thời gian đó không
thực hiện các nguyên công công nghệ;

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


Tính vận tốc của băng tải Vbt ?

- Gọi l là khoảng cách giữa 2 sản phẩm liên tiếp nhau


(hoặc 2 lô vận chuyển liên tiếp nhau) trên dây chuyền, gọi
là bước băng tải

- Vbt là vận tốc của băng tải


Với dây chuyền làm
việc bước băng tải Vbt
cũng là bước dây … …
chuyền, thông thường
lấy trong khoảng: 1 -
1,2 mét
l- bước băng tải

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


BẢNG 3: VẬN TỐC CỦA BĂNG TẢI
LOẠI Với băng tải chuyển động liên tục (vận Với băng tải hoạt động
BĂNG tốc không đổi) theo cơ chế xung điện
TẢI (hoạt động gián đoạn)

l/ Takt
(nếu lô vận chuyển 1 chiếc)

Vbt l/ (Takt x P) l / Txung


(nếu lô vận chuyển P chiếc)

(* Thông thường lấy Vbt trong khoảng


0,1 - 4 (mét/phút)
Công thức trên dùng cho cả hai trường hợp làm việc và phân
GHI CHÚ
phối
EM 3417 Quản trị sản xuất 12
Txung = l / Vbt

GIẢM Txung ?

GIẢM l TĂNG Vbt

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


TĂNG Vbt

Khó khăn:

- Gây áp lực tới động cơ khi chạy và khi dừng nếu vận tốc
chạy là cao;

- Ngoài ra có thể gây ảnh hưởng xấu đến các đối tượng
sản xuất trên băng tải.

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


GIẢM l
Giảm bước dây chuyền
KHÓ KHĂN:
- Giảm sự thuận lợi trong thực hiện các thao tác của công nhân (các đặc
điểm về nhân trắc học lao động như chiều dài cánh tay, kích thước của
công nhân…);
- Đặc điểm kích thước của đối tượng sản xuất trên chuyền không cho
phép...
- Ngoài ra, giảm bước dây chuyền sẽ làm gia tăng số lượng đối tượng
sản xuất (hay sản phẩm dở dang trên dây chuyền) => gây ra những tác
dụng không mong muốn tới chuyền.

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


Xác định chiều dài của băng tải (L) ?

- Nếu băng tải bố trí các - Nếu băng tải bố trí các
chỗ làm việc 1 phía: chỗ làm việc 2 phía:
L = ∑ Ci x l L = ∑ Ci x l/2

… … … …

Nguồn các ảnh: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


Xác định chiều dài toàn bộ băng tải L
r r: Bán kính tang
•r • r r
quay của băng tải

Với băng tải làm việc

L = 2. L + 2Π. R

Trong đó: Π là số Pi
Π = 3,14 Nguồn các ảnh: Internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


Xác đinh chu kỳ và hệ thống đánh dấu của băng tải phân phối

- Nếu băng tải phân phối không có thiết bị tự động phân chia các đối
tượng sản xuất cho các chỗ làm việc (các nguyên công) thì sử dụng hệ
thống đánh dấu thủ công trên băng tải để tránh nhầm lẫn cho công
nhân khi lấy các đối tượng sản xuất khỏi băng tải ra bên ngoài để tác
nghiệp.

- Các hệ thống đánh dấu có thể bằng: chữ số; chữ cái, hoặc mầu.
- Trên cơ sở thuật toán đánh dấu này về sau xuất hiện các thiết bị tự
động phân chia các đối tượng trên băng tải khi đến các chỗ làm việc
tương ứng bên ngoài chuyền.

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


2 4 6

Inputs A B C D E F A B C ….. Outputs

CKBT Băng tải đánh dấu


bằng các chữ cái
1 3 …
5
Máy Công nhân

1 2 ……. …

Inputs …… Outputs

Chu kỳ băng tải Chu kỳ băng tải

Băng tải đánh dấu bằng các màu

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


NC-1 NC-2 NC-3
Khu vực làm việc bên
1 2 3 4 5 6 ngoài băng tải

Băng tải
6 5 4 3 2 1 6 5 4 3 2 1 6 ….

Để đánh dấu băng tải được cần xác định chu kỳ lặp lại của
băng tải (CONVEYOR PERIOD).

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


Ví dụ 3: Dây chuyền có 3 nguyên công, trong đó:
C1 = 1; C2 =2; C3 = 3. Tổng Ci = 6. Hành trình công nghệ các sản phẩm
qua các máy như sau:

Như vậy: hành trình công nghệ của các SP được lặp lại hoàn toàn theo
một chu kỳ bằng 6 sản phẩm => 6 gọi là một chu kỳ của băng tải
(PERIOD) = BSCNN (Ci)

1 2 3 4 5 6

NC-1
NC-2
NC-3

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


1 2 3 4 5 6

NC-1
NC-2 NC-3
Thứ tự sản Hành trình công Số thứ tự Gắn với thứ tự SP
phẩm nghệ qua các máy máy
1 7 …. 1 -2-4 1 1; 2; 3; 4; 5; 6….
2 8 …. 1–3-5 2 1; 3; 5; 7;….
3 9 …. 1–2-6 3 2; 4; 6; 8;…
4 10 ….. 1–3-4 4 1; 4; 7;…
5 11 ….. 1–2-5 5 2; 5; 8; ….
6 12 …. 1–3-6 6 3; 6; 9;…

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


GIẢI
Dây chuyền có băng tải phân phối được đánh dấu theo chu kỳ : 6

Chu kỳ lặp lại của băng tải là: BCNN (1; 3; 2) = 6.


λ= 6
Băng tải
Vận 6 5 4 3 2 1 6 5 4 3 2 1 6 ….
chuyển

Khu vực
Làm việc 1 2 3 4 5 6
Các NC
NC1 C1=1 NC2 C2= 2 NC3 C3= 3

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


Ví dụ 4: Cho dây chuyền có 4 nguyên công với số chỗ làm
việc tại từng nguyên công như sau:
C1 = 2; C2 =3; C3 =2; C4 =1; (∑Ci = 8)

Xác định chu kỳ của băng tải (λ) và hệ thống đánh dấu
của nó?

GIẢI

Tương tự bài trên, tìm BCNN (Ci) = 6

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


Bảng gắn chỗ làm việc với các số thứ tự theo chu kỳ của băng tải
Số thứ tự nguyên Số chỗ làm việc của Số thứ tự chỗ làm Gắn với các số theo chu kỳ
công nguyên công - Ci việc trên dây của băng tải
chuyền
1 2 1 1; 3; 5; 7; 9… (số lẻ)

2 2; 4; 6; 8… (số chẵn)
3 1; 4; 7; 10…
2 3 4 2; 5; 8; 11…
5 3; 6; 9; 12…
3 2 6 1; 3; 5; 7…
7 2; 4; 6; 8…
4 1 8 1; 2; 3; 4; 5; 6;….
∑ NC = 4 ∑ Ci = 8

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


TÍNH CHIỀU DÀI CỦA BĂNG TẢI PHÂN PHỐI

λ λ

6 5 4 3 2 1 6 5 4 3 2 1 6 ….

Ký hiệu BCNN là bội số chung nhỏ nhất của các chỗ làm việc là λ:

λ = BCNN (C1; C2… Cm) = BCNN (Ci);

=> λ là chu kỳ đánh dấu của băng tải (Period conveyor);

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


Sau những khoảng thời gian bằng λ. TAKT thì hoạt động
của các nguyên công được lặp lại hoàn toàn, thời gian này
còn được gọi là chu kỳ lặp lại của băng tải.

Chiều dài chuyền được tính bằng:

L = 2. L + 2Π. R ≤ l . λ . K

K là số chu kỳ được lặp lại trên toàn bộ chiều dài của


băng tải; K là số nguyên, dương.
EM 3417 Quản trị sản xuất 27
BẢNG 4 -TỔNG HỢP CÁC BẢNG 1, 2, 3
DÂY CHUYỀN CÓ BĂNG TẢI LÀM VIỆC
Chuyển động liên tục Chuyển động theo cơ chế
Xung điện (gián đoạn)
1. Ti Ti = Tcn-i Ti = Tcn-i +Tdc Công thức tính như với chuyển
(nếu công nhân không (nếu công nhân phải động liên tục
phải di chuyển) di chuyển)

2. TAKT Takt = Ti Takt = Ti + Txung


3. Vbt Vbt = l/ Takt
(nếu lô vận chuyển 1 chiếc)
Vbt = l / Txung
Vbt = l/ (Takt x P)
(nếu lô vận chuyển P chiếc)

4. L L = 2. L + 2Π. R

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


BẢNG 4 (TIẾP THEO)
DÂY CHUYỀN CÓ BĂNG TẢI PHÂN PHỐI
Chuyển động liên tục Chuyển động theo cơ
chế Xung điện
1. Ti Ti = Tcn-i + Tnhấc- Ti = Tnhấc-đặt + Tcn-i
đặt

2. TAKT Takt = Ti Takt = Ti + Txung


3. Vbt Vbt = l/ Takt
(nếu lô vận chuyển 1 chiếc)
Vbt = l/ (Takt x P) Vbt = l / Txung
(nếu lô vận chuyển P chiếc)

4. L L = 2. L + 2Π. R ≤ l . CKBT. K
EM 3417 Quản trị sản xuất 29
Ví dụ 5: DÂY CHUYỀN LÀM VIỆC LIÊN TỤC
Lắp ráp máy nghe nhạc trên băng tải một dây chuyền chuyển động
liên tục.
- Chương trình sản xuất: 30 sản phẩm/1 ca.
- Thời gian công nghệ lắp toàn bộ sản phẩm (∑Tcn-i =Tsp) là 5
giờ.
- Bước dây chuyền là 1,5 mét.
- Thời gian dừng kỹ thuật chuyền cho phép là 7%.

a) Xác định Takt?


b) Tổng số chỗ làm việc trên chuyền (∑Ci)? Tính Hệ số phụ tải
của dây chuyền (Hpt-dc)?
c) Vbt ? L ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


Ví dụ 6: DÂY CHUYỀN LÀM VIỆC VÀ THEO CƠ CHẾ XUNG
ĐIỆN (GIÁN ĐOẠN)

Dây chuyền lắp ráp có băng tải làm việc vận hành bằng cơ chế xung điện.
Số chỗ làm việc trên dây chuyền là 20. Vận tốc của dây chuyền(băng tải) là 6
mét/phút. Thời gian vận chuyển đối tượng sản xuất giữa hai chỗ làm việc
liên tiếp nhau bằng 1/5 thời gian thực hiện mỗi nguyên công. Bước của dây
chuyền(hay băng tải) là 1,8 mét. Bán kính tang quay của băng tải bằng 0,3
mét. Chế độ làm việc của chuyền: 2 ca/ngày; 8 giờ/ca. Thời gian dừng giữa
mỗi ca là 30 phút theo quy định của nhà máy.
a) Takt=?
b) L= ? L =?
c) Số sản phẩm sản xuất trong mỗi ngày làm việc (Nngay)?

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


VÍ DỤ 7 : TÍNH CHIỀU DÀI BĂNG TẢI PHÂN PHỐI

Băng tải phân phối có bước các thông số sau:


l (bước băng tải) = 1,5 (mét);
R (bán kính tang quay) = 0,3 (mét)
L (chiều dài băng tài) = 24 (mét)
λ (Kỳ băng tải) = 12

Tính L ?
(chiều dài toàn bộ của băng tải)?
EM 3417 Quản trị sản xuất 32
Bước 6: Tính số sản phẩm dở dang của dây chuyền:

- Sản phẩm dở dang (SPDD) là sản phẩm đã đưa vào


sản xuất nhưng chưa hoàn thành đầy đủ tất cả quy trình
công nghệ.
-Tùy thuộc vào vị trí của SPDD trong QTSX người ta chia ra:
sản phẩm dở dang công nghệ (DDCN); dở dang vận chuyển
(DDVC); dở dang bảo hiểm (DDBH).
- Việc tính toán và kiểm soát đầy đủ số lượng sản phẩm dở
dang trên chuyền sẽ đảm bảo cho chuyền hoạt động liên tục.
EM 3417 Quản trị sản xuất 33
SP dở dang vận chuyển

…..

SP dở dang DDCN: là các sản phẩm gia công dở dang


Công nghệ và nằm tại các chỗ làm việc trên dây
chuyền. Ký hiệu: Zcn
• Có 3 loại sản phẩm dở
dang:
Zcn = ∑ Ci . P
- công nghệ (DDCN);
- vận chuyển (DDVC); Trong đó: P là số sản phẩm gia công cùng
- bảo hiểm (DDBH) một lúc tại mỗi nguyên công.
EM 3417 Quản trị sản xuất 34
- DDVC: là các sản phẩm gia công dở dang và đang trên
đường di chuyển giữa các chỗ làm việc trên dây chuyền.
Ký hiệu: Zvc

Zvc = (∑Ci -1) . P


- DDBH: là các sản phẩm dở dang cần dự phòng thêm cho
các trường hợp xảy ra các trục trặc kỹ thuật (hỏng máy)
hay xảy ra trên một số nguyên công nhất định của dây
chuyền hoặc phòng khi tốc độ sản xuất bị chậm hơn kế
hoạch ở khâu công nghệ trước.
EM 3417 Quản trị sản xuất 35
- Phương pháp tính thông thường sử dụng phương
pháp thống kê kinh nghiệm. Ký hiệu: Zbh

Zbh = (∑Tdừng-i )/ takt


Tdừng-i là thời gian dừng làm việc bình quân tại
nguyên công i do các trục trặc gây ra

Tổng 3 tất cả sản phẩm dở dang trên chuyền: ∑Zdd:


∑Zdd = Zcn + Zvc + Zbh (chiếc)
EM 3417 Quản trị sản xuất 36
SPDD nằm ở các vị trí khác nhau trên dây chuyền sản xuất
nên có mức độ hoàn thành khác nhau.

Tùy thuộc vào đặc điểm của các quá trình sản xuất mà
người ta sử dụng hệ số QUY ĐỔI từ sản phẩm dở dang ra
sản phẩm hoàn chỉnh => để hạch toán chi phí, giá thành sản
phẩm…
Nếu không có phân tích sâu đặc thù QTSX (lắp ráp, gia
công…) thì có thể sử dụng hệ số quy đổi (Hqđ) là 0,5; có
nghĩa cứ 2 SPDD bằng 1 SP hoàn chỉnh
EM 3417 Quản trị sản xuất 37
Như vậy: ∑Zdd sẽ được quy đổi theo SP hoàn
chỉnh: (∑Zdd /2)
Tính sản xuất dở dang theo thời gian sản xuất => để tính
chi phí nhân công trực tiếp hoặc để phân bổ chi phí sản
xuất chung cho sản xuất dở dang.

Nếu tính ∑Zdd tại một công đoạn sản xuất (một phân
xưởng; một dây chuyền…) theo thời gian sản xuất:

Tg SXDD = (∑Zdd /2)x ∑Ti = ∑Zdd x (∑Ti/2)


EM 3417 Quản trị sản xuất 38
Nếu tính ∑Zdd theo thời gian sản xuất
cho cả quá trình sản xuất gồm nhiều
công đoạn:

TG-SXDD = ∑Zdd x [(∑Ti/2) + To]

Trong đó: To là thời gian sản xuất/ 1 SP


tại các giai đoạn công nghệ trước.
EM 3417 Quản trị sản xuất 39
Nếu tính ∑Zdd theo chi phí sản xuất cho cả quá
trình sản xuất gồm nhiều công đoạn:

CPSXDD = ∑Zdd x [(GTSP/2) + CPo]

Trong đó: GTSP: là giá thành sản xuất 1 sản phẩm


tại phân xưởng xem xét;

CPo là chi phí sản xuất cho 1 SP tại các giai đoạn
công nghệ trước.
EM 3417 Quản trị sản xuất 40
Ví dụ 8. MINH HỌA BƯỚC 6- Tính Zdd.
Cho dây chuyền liên tục có 4 nguyên công với số chỗ làm việc tại từng
nguyên công như sau: C1 = 1; C2 =3; C3 =2; C4 =1;
- Mỗi lần đưa vào gia công 2 chi tiết (P =2).
- Chương trình sản xuất 1 tháng là: 13.200 sản phẩm.
- Sản phẩm dở dang bảo hiểm ước tính bằng số lượng chi tiết cần sản
xuất trong 2 giờ.
- Biết một ngày làm việc 2 ca; mỗi ca 8 giờ. Một tháng quy định làm 22
ngày. Trong mỗi ca cho phép nghỉ giữa ca 30 phút phút phút.

Xác định số lượng Zdd trên dây chuyền này?

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


VÍ DỤ 9. Tính Zdd?
• Dây chuyền liên tục 1 sản phẩm tại phân xưởng M có tổng số chỗ làm việc
là 21. Kế hoạch sản xuất mỗi ca sản xuất là 1.400 sản phẩm. Số sản phẩm
mỗi lần đưa vào sản xuất của chuyền là 1 chiếc. Số sản phẩm dở dang bảo
hiểm ước tính bằng 4% sản lượng của ca sản xuất. Thời gian công nghệ
của 1 sản phẩm tại phân xưởng M là: 6,8 (phút).
• A) Tính số sản phẩm dở dang? (chiếc?)
• B) Tính sản xuất dở dang theo thời gian sản xuất tại phân xưởng M? Nếu
thời gian sản xuất 1 sản phẩm tại tất cả các giai đoạn công nghệ trước là
18,7 (phút).
• C) Tính chi phí sản xuất dở dang nếu giá thành sản xuất tại phân xưởng là
520 USD và chi phí sản xuất/ 1 SP tại các giai đoạn công nghệ trước là:
700 USD?
EM 3417 Quản trị sản xuất 42
Bước 7. Xây dựng kế hoạch làm việc của dây chuyền (hay

kế hoạch chuẩn tắc - KHCT của dây chuyền)


KHCT bản chất chính là kế hoạch làm việc của dây chuyền tác
nghiệp hàng ca, hàng ngày…

Do hoạt động chuyền có tính lặp lại nên kế hoạch được chuẩn hóa
và sử dụng nhiều lần, vì vậy còn được gọi là kế hoạch chuẩn hay
kế hoạch chuẩn tắc.

KHCT được sử dụng như công cụ trực quan trong lập kế


hoạch tác nghiệp và kiểm soát dây chuyền.
EM 3417 Quản trị sản xuất 43
KHCT của chuyền

Phần hình:
Phần bảng
-Ti, Takt; Ci, Ncn (số công nhân - thể hiện chế độ hoạt động của
từng nguyên công); Hpt (Hệ số phụ các máy trên chuyền (thứ tự, thời
tải của từng nguyên công); điểm bắt đầu);
- Thời gian làm việc của từng máy
trên chuyền; - Hành trình công nghệ của các
- Phục vụ máy của các công nhân và sản phẩm trên chuyền, quy định
xem xét phương án kết hợp phục vụ cụ thể về phục vụ của công nhân
mỗi công nhân nhiều máy… với các máy...
EM 3417 Quản trị sản xuất 44
KHCT CỦA CHUYỀN

PHẦN BẢNG PHẦN HÌNH

Thời gian định mức


từng nguyên công (Ti) Hành trình công
nghệ của các sản
Nhịp lớn của dây Hệ số phụ tải của từng phẩm trên chuyền
chuyền(Takt) nguyên công (Hpt-i)
Quy định cụ thể về
Số máy từng nguyên Sự phân công phục vụ máy phục vụ: công nhân
công, (Ci) của các công nhân - máy

Thời gian làm việc của Phương án kết hợp phục vụ Các thông tin
từng máy trên chuyền mỗi công nhân nhiều máy khác…

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


No No Thời gian, takt
NC Chỗ
LV 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 SP1
1 2 SP2
3
2 4
5
3 6

0 Tck của sản phẩm đầu tiên = 11. Takt 11 SP1 SP2
Phần Bảng
đơn giản Phần Hình (sơ đồ chuẩn tắc)
Ví dụ 10-A: MINH HỌA KẾ HOẠCH CHUẨN TẮC CỦA CHUYỀN (DẠNG ĐƠN GIẢN)

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


No Tên Ti Takt Ci Phụ tải Công nhân Thời gian, takt
NC NC (T) Ti/T [Ti/T] % Phút Số CN No
CN
0 1 2 3
1
1 Tiện 2,2 1,2 1,83 2 91,6 2,2 2
2
4
2 phay 3,1 1,2 2,58 3 86,1 3,1 3 5 ….
6 ……
3 mài … … … 1 7

Phần Bảng (đầy đủ thông tin hơn) Phần Hình

VÍ DỤ 10-B: MINH HỌA KẾ HOẠCH CHUẨN TẮC CỦA CHUYỀN (DẠNG ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN)

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


No No Thời gian, Takt
NC máy
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

M1 SP1 SP3 SP5

1
M2 SP-2 SP4

M3
2
M4

M5

3
M6
CHU KỲ SẢN XUẤT = 11 TAKT = 2x (∑Ci – 1)x TAKT
Các SP: 1 2 3 4 5
HÌNH SƠ ĐỒ CHUẨN TẮC CỦA VÍ DỤ 2

EM 3417 Quản trị sản xuất 48


DÂY CHUYỀN MAY, LẮP RÁP

(Nguồn các ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


• Các dây chuyền May, Lắp ráp có đặc điểm: quy trình công
nghệ có thể chia ra làm nhiều công việc có thời gian rất nhỏ
(theo phút, giây).

Dễ dàng kết hợp các công việc nhỏ đó với nhau thành
nhưng nguyên công có thời gian tác nghiệp gần như nhau:
Ti ≈ Ti+1
=> Các dây chuyền này sẽ có đặc điểm thời gian các
nguyên công dễ cân đối với nhau => mỗi nguyên công chỉ
cần 1 chỗ, tức Ci =1.
EM 3417 Quản trị sản xuất 50
NC 1 NC 2 NC 3 ……..

T1 T2 T3

Ti ≈ Ti+1 ≈ Takt
Ti ≤ Takt; Ci = 1
Các bước thiết kế chuyền May, Lắp ráp:
1) Phân chia QTCN ra thành các công việc đơn giản, đo thời gian các CV đó;

2) Xây dựng bảng các CV của QTCN (tên, thời gian, thứ tự…). Vẽ sơ đồ
MẠNG LƯỚI để minh họa trực quan QTCN.

3) Ghép các công việc thành các nguyên công sao cho thời gian cân đối nhau và
cân đối với Takt-Time mong muốn đồng thời tuân thủ thứ tự công nghệ;

4) Tính Hpt các nguyên công và toàn chuyền

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


5.4. Tổ chức dây chuyền gián đoạn

• Phạm vi nghiên cứu: dây chuyền gián đoạn 1 sản


phẩm;
• Lý thuyết về dây chuyền này sẽ là căn cứ để tổ chức
cho dây chuyền gián đoạn nhiều sản phẩm;
• Do đặc điểm về thiết kế sản phẩm và đặc tính kỹ thuật
của các máy móc thiết bị công nghệ có sẵn mà không
thể đồng bộ được thời gian công nghệ giữa các nguyên
công.

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


𝐓𝐢 𝐓𝐢+𝟏
• ≠ ≠ Takt
𝐂𝐢 𝐂𝐢+𝟏

Nếu tổ chức vận chuyển các đối tượng sản xuất giữa các
nguyên công theo hình thức song song và cưỡng bức theo
nhịp ổn định như với dây chuyền liên tục sẽ làm giảm hiệu
suất (Hpt) của các nguyên công cũng như toàn dây chuyền.
Vì vậy dây chuyền gián đoạn được tổ chức với NHỊP TỰ
DO.

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


Các đối tượng sản xuất được vận chuyển giữa các nguyên công
theo hình thức gần giống KẾT HỢP để giảm thời gian gián đoạn
trên các nguyên công khi vận chuyển theo hình thức song song
như trong dây chuyền liên tục.

- Chuyển động của các đối tượng sản xuất qua các nguyên công
công nghệ sẽ bị gián đoạn (có thời đối tượng sản xuất phải nằm
chờ tại các nguyên công);

- Hoạt động của các máy trên dây chuyền bị gián đoạn;

- Hoạt động phục vụ máy của các công nhân trên chuyền cũng bị
gián đoạn;
EM 3417 Quản trị sản xuất 54
- Hoạt động của cả dây chuyền được lặp lại hoàn toàn
sau những khoảng thời gian nhất định gọi là chu kỳ
phục vụ chuyền (R).

- Sau mỗi chu kỳ R thì các hoạt động phục vụ máy của các
công nhân được lặp lại hoàn toàn và số sản phẩm làm ra
tại mỗi nguyên công sau mỗi chu kỳ R đều bằng nhau.

- R có công thức tính, tuy nhiên phức tạp nên trong thực tế
người ta lấy R theo đơn vị ca sản xuất.
Ví dụ: R= 1/3 ca; ½ ca; 1 ca.
EM 3417 Quản trị sản xuất 55
No No R- Chu kỳ phục vụ R- Chu kỳ phục vụ
NC máy

1 CN-A
1
CN-B
2
CN-C
3
2 CN-D
4
5 CN-B

3 6 CN-E

Có 6 máy trên chuyền nhưng chỉ cần 5


công nhân là A; B; C; D; E. Hoạt động cả chuyền lặp
CN B phục vụ 2 máy: 2 & 5 => Giảm số lại hoàn toàn sau mỗi R
CN phục vụ chuyền

Ví dụ 9: MINH HỌA SƠ ĐỒ CHUẨN TẮC CỦA CHUYỀN GIÁN ĐOẠN


EM 3417 Quản trị sản xuất 56
Điểm khác biệt tiếp theo của dây chuyền gián
đoạn so với dây chuyền liên tục: do có sự chênh
lệch về năng suất giữa các nguyên công nên
ngoài 3 loại SPDD như với dây chuyền liên tục
thì dây chuyền này còn tạo ra 1 loại sản phẩm dở
dang khác đó là sản phẩm dở dang lưu động
(DDLĐ, ký hiệu Zlđ).

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


VÍ DỤ 10: TÍNH SẢN PHẨM DỞ DANG LƯU ĐỘNG GIỮA 2 NGUYÊN CÔNG

ZDDLĐ
STT Ti; phút
Zddlđ-max = 14 (chiếc) NC
EPURE 1 5

2 2
5
C1 = C2 = 1 (máy)
N = 20 (chiếc);
P = 5(chiếc)
0 70 100 110 Tg (phút)
0 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

25 25 25 25
70 (phút) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4
0
10 10 10 10
1 R1 = 70 (phút) Zddlđ-1 = 70/5 = +14(chiếc)
NX: Trong 110 phút: Zddlđ-1 biến động liên tục: bắt 2 R2=30 (phút) Zddlđ-1 = 30x(1/5-1/2)= - 9
đầu là 0, lên MAX rồi lại về 0 3 R3=10 (phút) Zddlđ-1 = 10x(0 -1/2) = - 5

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


Zddlđ

Zdd max = 14; Zdd min = 0; => Zdd bình


Zdd-max = 14 (chiếc) quân = (S1 + S2 + S3)/110 = 7,27 (chiếc)
Zdd-bq = ½[(70x14)+ (14+5)x30 +(5x10)]/110
EPURE
= 7,27 (SP)
5
S1 S2 S3
0 70 100 110 Tg (phút)
- 70 phút đầu: máy 1 chạy, máy 2 không. Số SP tạo ra tại máy 1:
70/5 = 14 (SP)=> SPDD nằm tại khu vực gần máy 1;
- 30 phút sau: hai máy đều chạy: Số SP dở dang tạo ra:
30 (1/5 – ½) = -9
- 10 phút cuối: máy 1 dừng, máy 2 chạy, số SP DD tạo ra:
10(0 – 10/2) = -5.

EM 3417 Quản trị sản xuất 59


STT Ti; phút
Nếu đổi thứ tự nguyên công ngược lại: NC
1 2

10 10 2 5
10 10 40
10 0 C1 = C2 = 1 (máy)
30 N = 20 (chiếc); P =
110 5(chiếc)
25 25 25 25
Zdd (chiếc) 1 R1 = 10(phút) Z1 = 10 x ½ = + 5 (c)
2 R2 = 30 (phút) Z2 =30(1/2 – 1/5)= + 9(c)
3 R3 = 70 (phút) Z3 = 70 x (0- 1/5) = - 14(c)
14
EPURE Zdd bình quân =
Zdd max = 14;
5 Zdd min = 0 ∑ Si /110 =
S2 S3
S1 (S1 + S2 + S3)/110
0 10 40 110 Tg (phút)

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


R = 240 (phút) = ½ Ca

NC1
100 Zdd bình quân = So/R
+ 109,9 DDLĐ- MAX = So/240
EPURE
= (109,9x220)/2x240
= 50,37 (SP)
So
DDLĐ đầu kỳ 0 0 DDLĐ cuối kỳ
100 220 240
NC2
Zlđ đầu kỳ = Zlđ cuối kỳ
VÍ DỤ 11- Vẽ Epure và tính sản phẩm dở dang lưu động
NC Ti; Ci; máy Ns /giờ/máy 1 R1 = 100 (phút) Z1=100.(1/05-1/1,1) = +109,9
Phút/SP
2 R2 = 120 (phút) Z2=120.(0-1/1,1) = - 109,9
1 0,5 1 60/0,5 = 120 SP/h
2 1,1 1 60/1,1= 54.54 SP/h 3 R3 = 20 (phút) Z3 = 0
Số sản phẩm/ CKPV-R cần sản xuất: 200 sp;
R=1/2 ca ∑Rj = R =240 (P)

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


ഥ lđ-R =?
• Tính 𝒁
• Diện tích nằm dưới đường Epure trong ví dụ 2 là tam giác có
chiều cao là 109,9; đáy là: 220.
∑So = ½. 109,9 x 220 = 12.089
ഥ lđ-R = ∑So/R = 12.089/240 = 50,37 (SP)
𝒁
- SPDDLĐ sẽ thay đổi liên tục: bắt đầu từ 0 đến khi máy 1 chạy 100
phút rồi tắt, lúc đó SPDDLĐ đạt MAX và bằng 109,9 (SP).
- Sau đó máy 2 chạy liên tục 120 phút nữa rồi tắt, SPDDLĐ sẽ giảm
dần và bằng 0 vào thời điểm tắt máy 2.
- 20 phút cuối của CKPV không có máy nào chạy nên SP DDLĐ
không thay đổi và bằng 0

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA SP DDLĐ

Sản phẩm DDLD sinh ra giữa cặp đôi nguyên công 1& 2 do chênh
lệch năng suất và chúng nằm bên ngoài chuyền, khoảng giữa 2
nguyên công trên.

Vai trò của các sản phẩm DDLD cũng là để đảm bảo cho chuyền
hoạt động ổn định trong mỗi chu kỳ phục vụ => nếu có sự thay đổi
bất thường về SPDDLĐ có thể làm cho chuyền dừng hoạt động vì
thiếu nguyên vật liệu tại các nguyên công => cần kiểm soát biến
động của SP DDLĐ theo thời gian.

EM 3417 Quản trị sản xuất 63


Quy trình tính toán (các bước) và các tham số chủ yếu của chuyền
gián đoạn tương tự với dây chuyền liên tục, chỉ có 2 điểm khác:

- Trong bước tính toán sản phẩm dở dang có thêm SPDDLĐ;

- Trong bước vẽ sơ đồ chuẩn tắc cần vẽ thêm các sơ đồ Epure mô


tả về thay đổi Zlđ giữa các cặp đôi nguyên công liên tiếp trong một
chu kỳ R của chuyền gián đoạn.

EM 3417 Quản trị sản xuất 64


SP DDLĐ thay đổi liên tục trong một chu kỳ phục vụ R
theo đường gấp khúc lồi, gọi là đường EPURE.
NC-i
(v
R1 R2 C R3 D
0 R
A
Cách vẽ EPURE: B
NC-i+1

Đánh dấu các điểm mút trong một chu kỳ phục vụ trong mỗi cặp đôi
nguyên công mà tại đó có sự thay đổi chế độ hoạt động của các
nguyên công. (ví dụ: các điểm A, B, C, D)

Chia chu kỳ phục vụ R ra thành chu kỳ nhỏ Rj, trong mỗi chu kỳ Rj
chế độ hoạt động của các nguyên công là không thay đổi. (∑Rj = R).
(Ví dụ: R1; R2; R3 trên hình trên)

EM 3417 Quản trị sản xuất 65


Tính Zlđ tại các điểm mút thông qua tính ZRj – số sản
phẩm DDLĐ trong chu kỳ Rj:

ZRj = Rj . (Ci/Ti – Ci+1/Ti+1)

- Nếu ZRj > 0 có nghĩa số lượng SPDDLĐ đang tăng


giữa cặp đôi nguyên công (i; i+1) trong chu kỳ Rj;

- Nếu ZRj < 0 có nghĩa số lượng SPDDLĐ đang giảm


giữa cặp đôi nguyên công (I; i+1) trong chu kỳ Rj;

EM 3417 Quản trị sản xuất 66


- Số sản phẩm DDLĐ bình quân trong suốt
ഥ lđ-R
chu kỳ phục vụ R ký hiệu: 𝒁

ഥ lđ-R = ∑So/R
𝒁

So là diện tích các hình nằm dưới đường


Epure

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


Tổng sản phẩm dở dang của dây chuyền gián đoạn:

ഥ lđ-R + Zbh
∑Zdd = Zcn + Zvc + 𝒁

3 loại sản phẩm dở dang: công nghệ, vận


chuyển, bảo hiểm được tính như với dây chuyền
liên tục.

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


Số lượng ZLĐ đầu kỳ và cuối kỳ là các điểm cần kiểm soát
trong hoạt động của chuyền. Sau mỗi chu kỳ phục vụ R cần
kiểm soát để Zlđ cuối chu kỳ phải bằng Zlđ đầu kỳ (nếu không
sẽ là dấu hiệu bất bình thường trong hoạt động của chuyền);

ZLĐ-MAX sẽ quyết định nhu cầu về diện tích mặt bằng giữa
nguyên công của chuyền, nhu cầu về phương tiện vận chuyển,
phương tiện lưu trữ (kệ, kho) nếu mặt bằng này không cho phép.

Đồng thời, ZLĐ-MAX sẽ ảnh hưởng đến mức sản phẩm dở dang
bình quân của chuyền, ảnh hưởng đến nhu cầu vốn và hiệu quả
kinh tế của chuyền…

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


KẾ HOẠCH CHUẨN TẮC CỦA DÂY CHUYỀN GIÁN ĐOẠN

No Số No VẼ SƠ ĐỒ EPURE Zlđ-ĐK Zlđ- Zlđ-BQ


NC Máy Máy max
1 1 1 140 127,27 127,27 60,6
R =240
-127,27 +127,27
STT Rj Z Rj STT SRj ∑SRj
1 140 -127,27 +87,27 1 S1=
2 80 +87,27 S3 2 S2= ∑S =…
S1
3 20 +40 0 S2 3 S3=
2 1 2
220

Tương tự như trên Tương tự như trên

3 1 3
Ví dụ: chuyền có 3 NC

EM 3417 Quản trị sản xuất 70


VÍ DỤ 12
• Thay chế độ làm việc của máy 1 trên dây chuyền:
• Máy 1 sẽ bật sau 140 phút kể từ đầu chu kỳ phục vụ, bật
liên tục đến cuối chu kỳ phục vụ.
• Máy 2 vẫn bật từ đầu chu kỳ phục vụ. Vẽ sơ đồ epure và
ഥ lđ-R.
tính 𝒁
• Chu kỳ phục vụ R vẫn không thay đổi.

• SV tự giải

EM 3417 Quản trị sản xuất 71


VÍ DỤ 13
• Thay đổi chế độ làm việc của máy 2: máy 2 sẽ bật sau
20 phút kể từ đầu chu kỳ phục vụ và bật liên tục đến
cuối CKPV.

• Vẽ sơ đồ Epure và tính 𝒁 ഥ lđ-R?


• Các dữ kiện khác vẫn dữ nguyên?
• Trong 3 trường hợp: trường hợp nào Zlđ-Max là
ഥ lđ-R là lớn nhất?
lớn nhất? 𝒁
• SV tự giải

EM 3417 Quản trị sản xuất 72


VÍ DỤ 14

- Giữ nguyên các dữ liệu đầu vào (về số máy và thời gian định
mức/sản phẩm.
- Thay đổi là lấy chu kỳ phục vụ (R) bằng một nửa, tức 120
phút.
- Số sản phẩm sản xuất ra trong CKPV mới bằng 100 SP.
- Chế độ vận hành máy tương tự như trong ví dụ 11 (tức hai
máy cùng chạy ngay từ đầu chu kỳ phục vụ).

ഥ lđ-R ?
Vẽ sơ đồ Epure và tính Zlđ-MAX? 𝒁
SV tự giải
EM 3417 Quản trị sản xuất 73
VÍ DỤ 15

- Giữ nguyên các dữ liệu đầu vào (về số máy và thời gian định
mức/sản phẩm.
- Thay đổi là lấy chu kỳ phục vụ (R) bằng một nửa, tức 120 phút.
- Số sản phẩm sản xuất ra trong CKPV mới bằng 100 SP.
- Chế độ vận hành máy tương tự như trong ví dụ 12 (tức máy 2
chạy ngay từ đầu chu kỳ phục vụ, máy 1 sẽ chạy sau 70 phút kể từ
đầu CKPV cho đến cuối CKPV).

- Vẽ ഥ lđ-R ?
sơ đồ Epure và tính Zlđ-MAX? 𝒁
SV tự giải
EM 3417 Quản trị sản xuất 74
VÍ DỤ 16

- Giữ nguyên các dữ liệu đầu vào (về số máy và thời gian định
mức/sản phẩm.
- Thay đổi là lấy chu kỳ phục vụ (R) bằng một nửa, tức 120 phút.
- Số sản phẩm sản xuất ra trong CKPV mới bằng 100 SP.
- Chế độ vận hành máy tương tự như trong ví dụ 13 (tức máy 2
chạy ngay sau 10 phút kể từ đầu chu kỳ phục vụ, máy 1 sẽ chạy
sau 70 phút kể từ đầu CKPV cho đến cuối CKPV).
a) Vẽ sơ đồ Epure và tính Zlđ-MAX? 𝒁 ഥ lđ-R ?
b) Từ các ví dụ trên hãy đưa ra nhận xét tổng kết rút ra?

EM 3417 Quản trị sản xuất 75


NHẬN XÉT RÚT RA

* Khi chênh lệch thời gian khởi động máy giữa các
nguyên công càng lớn thì Zlđ-MAX và 𝒁 ഥ lđ-R càng lớn =>
làm tăng nhu cầu về vốn và diện tích mặt bằng, nhu cầu về các phương
tiện lưu trữ, vận chuyển các sản phẩm dở dang lưu động giữa các
nguyên công trong quá trình sản xuất.

* Tuy nhiên, đổi lại, sự chênh lệch về thời gian khởi động máy
sẽ tạo điều kiện để công nhân phục vụ nhiều máy trong ca
sản xuất => Tiết kiệm chi phí lương công nhân & tránh nhàm
chán trong sản xuất

EM 3417 Quản trị sản xuất 76


Khi CKPV R càng nhỏ thì Zlđ-MAX và 𝒁 ഥ lđ-R càng nhỏ,
có nghĩa Zlđ nói riêng và tổng Zdd của chuyền nói chung
càng nhỏ, làm giảm nhu cầu vốn và diện tích mặt bằng sản
xuất;

Tuy nhiên, khi R nhỏ đi sẽ làm tăng mức độ nặng nhọc


cho công nhân khi phục vụ nhiều nguyên công trên
chuyền vì tần suất thay đổi đối tượng phục vụ (máy, nguyên
công sẽ tăng lên), tăng việc tắt, khởi động máy của các
nguyên công lên => có thể gây lên lãng phí nhiên liệu, giảm
tuổi thọ máy (trong một số trường hợp).
EM 3417 Quản trị sản xuất 77
5.5. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG ĐẢM BẢO CHO DÂY
CHUYỀN HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ

Cần có nhu cầu đủ lớn trong thời gian tương


đối dài đối với sản phẩm sản xuất;
-Đảm bảo ổn định đầu ra cho chuyền bằng giải pháp
Marketing: không ngừng tìm kiếm đơn hàng và duy trì,
phát triển thị trường cho sản phẩm. Sau những chu kỳ nhất
định cần đưa vào các cải tiến sản phẩm để sản phẩm vẫn
phát triển ổn định và cạnh tranh được với các sản phẩm
đối thủ khác trên thị trường.
EM 3417 Quản trị sản xuất 78
- Tính toán và thiết lập chế độ hoạt động của chuyền
chính xác (lập kế hoạch chuẩn tắc cho chuyền);
- Đảm bảo thường xuyên phục vụ các chỗ làm việc trên
chuyền:

- sửa chữa máy móc thiết bị nhanh nhất có thể;


- đảm bảo các phụ tùng máy;
- nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm dở dang đầy đủ cho các
chỗ làm việc;
- đảm bảo công nhân về số lượng, đáp ứng yêu cầu về tay
nghề và ý thức kỷ luật tốt…);
EM 3417 Quản trị sản xuất 79
Tăng hướng dẫn thao tác công việc cho công nhân để
tránh gây lỗi chất lượng do yếu tố con người bằng đào tạo và
treo các hình ảnh hướng dẫn thao tác trực quan tại các chỗ
làm việc;

Có các phương án dự phòng để ứng phó nhanh được với


các tình huống phát sinh như trục trặc, hỏng máy, tai nạn
lao động ở một hoặc một vài chỗ làm việc trên chuyền, hoặc
chậm cung ứng nguyên vật liệu từ một số nhà cung cấp nhằm
đảm bảo hoạt động của chuyền được ổn định.

EM 3417 Quản trị sản xuất 80


- Áp dụng các biện pháp khen thưởng, kỷ luật
một cách khoa học để khuyến khích công nhân
vận hành máy an toàn và đảm bảo chất lượng sản
phẩm;

Có sự phù hợp giữa chương trình sản xuất với


chiến lược marketing của doanh nghiệp để sản
xuất với số lượng lớn các sản phẩm cùng loại gần
giống nhau về các đặc điểm kết cấu - kỹ thuật; tổ
chức - kế hoạch;
EM 3417 Quản trị sản xuất 81
Có hạ tầng phát triển về công nghệ thông tin
tại doanh nghiệp để lưu giữ các thông tin về các
đặc điểm thiết kế, kỹ thuật, tổ chức, kế hoạch của
các sản phẩm.
Có thể thiết kế phát triển các thế hệ liên tiếp
cho một sản phẩm nhưng vẫn sử dụng số
lượng đủ lớn của cùng các chi tiết (hay bộ phận
cấu thành sản phẩm) để sản xuất chúng được tiến
hành trên cơ sở vật chất kỹ thuật ổn định;
EM 3417 Quản trị sản xuất 82
5.6. PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH

- DÂY CHUYỀN LIÊN TỤC VỚI CÁC LOẠI BĂNG TẢI:

- DÂY CHUYỀN GIÁN ĐOẠN

EM 3417 Quản trị sản xuất 83


BÀI 1:

Một dây chuyền lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt
động liên tục. Thời gian công nghệ lắp ráp 1 sản phẩm trên
chuyền là 85 phút. Takt của chuyền là 5 phút. Chiều dài của
bước dây chuyền là 1,5 mét.

CÂU HỎI
a) Tính vận tốc chuyền?
b) Xác định chiều dài băng tải?

EM 3417 Quản trị sản xuất 84


BÀI SỐ 2
Một dây chuyền lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt
động liên tục. Thời gian công nghệ lắp ráp sản phẩm trên
chuyền(thời gian thực hiện tất cả các công nghệ trên dây
chuyền) là 56 phút. Chương trình sản xuất trong 1 ca là 220
sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút.
a) Tính takt?
b) Tính số chỗ làm việc trên chuyền và hệ số phụ tải của
chuyền?

EM 3417 Quản trị sản xuất 85


BÀI 3
• Một dây chuyền có băng tải phân phối hoạt động liên tục.
Chương trình sản xuất 575 sản phẩm/ ca. Bước băng tải: 1,5
mét.
• Chu kỳ của băng tải bằng 12.
• Số chỗ làm việc trên chuyền là 16 chỗ. Thời gian dừng chuyền
giữa ca là 20 phút. Bán kính tang quay R = 1,43 mét.
a) Xác định vận tốc băng tải?
b) Số chu kỳ lặp lại của băng tải (K=?)?
c) Thời gian công nghệ cho 1 sản phẩm trên chuyền?

EM 3417 Quản trị sản xuất 86


BÀI 4
• Quy trình công nghệ lắp ráp một sản phẩm được phân
chia nhỏ thành 7 nguyên công trong bảng sau. Nhịp dây
chuyền mong muốn (Takt) là 5 phút.
• Có thể thiết kế lại quy trình công nghệ bằng cách kết
hợp các nguyên công trong 7 nguyên công trên:
- Trong đó 5 nguyên công đầu có thể sắp xếp tự do, không
cần tuân thủ trật tự công nghệ.
- Riêng nguyên công 6 và 7 cần thiết phải ở cuối quy trình
công nghệ và cần tuân thủ theo trật tự nối tiếp nhau.

EM 3417 Quản trị sản xuất 87


Số thứ tự 1 2 3 4 5 6 7
nguyên
công

Ti, phút 3,2 2,6 1,7 4,3 2,5 3,2 1,9

a) Hãy cân bằng chuyền và cần bao nhiêu chỗ làm việc
trên chuyền nếu cho phép quá tải thời gian trên mỗi
nguyên công 5%?

b) Xác định hệ số phụ tải của mỗi nguyên công và của


cả chuyền?
EM 3417 Quản trị sản xuất 88
BÀI 5
• Thời gian công nghệ lắp 1 sản phẩm trên dây chuyền có băng
tải làm việc hoạt động theo chế độ xung điện là 80 phút.
• Số chỗ làm việc trên băng tải là: 20.
• Thời gian thực hiện mỗi nguyên công là 3,5 phút. Chế độ làm
việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. Mỗi ca
làm việc 8 giờ.
a) Tính nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Thời gian di chuyển giữa 2 chỗ làm việc liên tiếp nhau
trên chuyền?
c) Xác định chương trình sản xuất trong một ngày của
chuyền?
EM 3417 Quản trị sản xuất 89
BÀI 6
• Băng tải lắp ráp sản phẩm là băng tải làm việc và hoặt động
liên tục.
• Do ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn nên thời gian mỗi nguyên
công được giảm đi 20 phần trăm và tổng thời gian công nghệ
lắp sản phẩm trên chuyền giảm được 120 phút.
• Số sản phẩm sản xuất ra sau cải tiến trong tháng là 4.950 sản
phẩm.
• Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30
phút. Mỗi ca làm việc 8 giờ. Mỗi tháng làm 22 ngày.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (Takt) trước và sau khi cải tiến
công nghệ?
EM 3417 Quản trị sản xuất 90
b) Xác định số sản phẩm sản xuất ra trong tháng trước khi thay
đổi công nghệ?

c) Xác định số sản phẩm tăng lên do đổi mới công nghệ?

d) Xác định số chỗ làm việc trên chuyền?


e) Xác định thời gian công nghệ lắp toàn bộ sản phẩm trên
chuyền trước và sau khi thay đổi công nghệ?

f)Thời gian công nghệ này đã tiết kiệm được bao nhiêu phút do
thay đổi công nghệ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 91


BÀI 7
Lắp ráp một sản phẩm có kích thước không lớn trên dây chuyền
làm việc hoạt động liên tục. Chương trình sản xuất trong một
ngày là 450 sản phẩm.
Sản phẩm này được lắp ráp trên những khu vực làm việc của
chuyền với chiều dài của của mỗi khu vực làm việc này là
800 mm.
Công nhân trên mỗi nguyên công khi lắp ráp phải di chuyển
dọc theo khu vực làm việc và sau khi hoàn thành nguyên công
cần quay trở lại vị trí ban đầu.
Khoảng cách bình quân giữa 2 khu vực làm việc là 700mm.
Lắp ráp sản phẩm trên mỗi nguyên công theo lô 5 chiếc (hay lô
vận chuyển là 5 chiếc).
EM 3417 Quản trị sản xuất 92
Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30
phút. Mỗi ca làm việc 8 giờ.
Đường kính tang quay của băng tải là 0,6 mét. Tổng số chỗ
làm việc trên chuyền là 19.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (Takt) và nhịp của lô sản
xuất (Rhythm)
b) Xác định vận tốc băng tải?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền
nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một phía?
d) Xác định thời gian công nghệ để lắp ráp mỗi lô vận
chuyển 5 chiếc trên dây chuyền?

EM 3417 Quản trị sản xuất 93


BÀI 8.
• Vẽ sơ đồ chuẩn tắc cho 5 sản phẩm đầu tiên trên chuyền liên
tục 1 sản phẩm với: C1 = 2 (máy); C3 = 3 (máy); C3 =
4(máy). ∑Ci = 9(máy).
• Tính thời gian công nghệ của mỗi sản phẩm trên chuyền
nếu Takt = 1,2 phút/SP?
• Tính chu kỳ sản xuất 50 sản phẩm đầu tiên trên chuyền?
• Tính Zdd của chuyền biết mỗi lần đưa vào sản xuất 1 chiếc
và Zbh lấy bằng 50% của Zcn và Zvc?

EM 3417 Quản trị sản xuất 94


BÀI 9 KẾT QUẢ CỦA BƯỚC 1 & 2 TRONG QUY TRÌNH TRÊN:

Tên công việc Thời gian; phút Các công việc trước
A 0,2 -
B 0,2 A
C 0,8 -
D 0,6 C
E 0,3 B
F 1,0 D; E
G 0,4 F
H 0,3 G
Tổng 3,8
Hãy thiết kế dây chuyền có sản lượng 375 sản phẩm/ ca?
Biết 1 ca làm việc 8 giờ và thời gian nghỉ giữa mỗi ca là 30 phút.

EM 3417 Quản trị sản xuất 95


BÀI 10

Quy trình lắp ráp máy hút bụi công nghiệp trong
bảng.

Hãy thiết kế chuyền có sản lượng 45 sản phẩm/ca.


Thời gian nghỉ giữa mỗi ca: 30 phút.

EM 3417 Quản trị sản xuất 96


Công Tên công việc Thời gian, phút Các công việc trước
việc
A Lắp vòng bi vào trục 5 -
B Lắp mô tơ 1 -
C Lăp Ác quy 3 B
D Lắp thiết bị an toàn 4 C
E Lắp bộ lọc bụi 3 B
F Lắp nắp đậy vào trục 2 A; E
G Gắn kết các nhóm chi tiết 3 -
khác
H Kiểm tra các bộ phận 3 D; F; G
I Chạy thử 2 H
J Đóng gói 2 I

EM 3417 Quản trị sản xuất 97


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Slides bài giảng;


• Các sách về: Quản trị sản xuất (tác nghiệp); Tổ chức sản
xuất; Thiết kế hệ thống sản xuất; Tổ chức lao động của các
tác giả trong và ngoài nước, nhất là các tài liệu bằng tiếng
Nga.
• Các bài giảng điện tử và các Video về các dây chuyền sản
xuất trên internet.

EM 3417 Quản trị sản xuất 98


CẢM ƠN CÁC BẠN!

Mời các bạn tham khảo một số tình huống của chương 5
trong File riêng và tham gia giải các bài tập thực hành định
lượng, các bài tập trắc nghiệm để làm sâu sắc hơn lý thuyết
của chương.

EM 3417 Quản trị sản xuất 99


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 6: HOẠCH ĐỊNH TÁC NGHIỆP


SẢN XUẤT

EM 3417

PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


CÁC NỘI DUNG CHÍNH

6.1. Tổng quan về hoạch định sản xuất tác nghiệp

6.2. Các hệ thống hoạch định tác nghiệp sản xuất

6.3. Các phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp tại các
xưởng chuyên môn hóa công nghệ (Job Shop)

6.4. Phần bài tập thực hành chương

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


Mục tiêu chương

• Nắm được lý thuyết cơ bản trong chương;

• Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập cụ


thể của chương;

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


6.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH
SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP

Kế hoạch sản xuất tác nghiệp (viết tắt:


KHSXTN):
- là kế hoạch sản xuất cụ thể nhất theo thời gian (từng
tuần, từng ngày, từng ca) và không gian (đến từng
phân xưởng, bộ phận, chỗ làm việc);
- là căn cứ để triển khai thực hiện và kiểm soát quá
trình sản xuất (hay điều độ sản xuất).
4
3417Quản
EM 3417
EM Quảntrịtrị
sảnsản
xuất
xuất 4
- Hoạch định sản xuất tác nghiệp là quá trình làm
KHSXTN đồng thời điều độ quá trình sản xuất
nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra.

Các thuật ngữ tiếng anh được sử dụng cho kế


hoạch này là: Schedule chart; Job-Shop schedule;
Order Schedule.

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT

KH KH
KH dài
trung KHSXT Thực hiện Kiểm
hạn ngắn
hạn N KHSXTN soát
hạn

Kỳ KH: 2-5 năm Kỳ KH: 3 – 24 tháng Kỳ KH: 4-12 tuần Kỳ KH: 1-4 tuần Điều độ SX theo từng ca, ngày
Sơ đồ 1: Hệ thống KHSX
Hoạch định sản xuất tác nghiệp

KH ngắn
KH dài KH trung Điều độ SX
hạn KHSXTN
hạn hạn (Dispatching)
(MPS)

Sơ đồ 2: Hệ thống KHSX KH nguyên


vật liệu
(MRP) (đã trình bày chi tiết tại chương 4)

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


KHSX cấp KHSX cấp
KHSX cấp 3:
1- 2
trung hạn ngắn hạn & tác nghiệp
dài hạn

KHSX KHSX
Nhà Điều độ (Kiểm
ngắn hạn tác soát thực hiện)
máy
nghiệp

Nhà máy Nhà máy


Cụ thể (hoặc liên
Năm hóa theo
không
xưởng)
Các phân gian
xưởng Nội bộ từng
phân xưởng

Quý Tháng
Cụ thể
Sơ đồ 3: Hệ Tháng hóa theo Tuần
thống KHSX thời gian

Tuần Ngày, ca
(đã trình bày chi tiết tại chương 4)

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


Kế hoạch ngắn hạn & tác nghiệp;
Các định mức kinh tế-kỹ thuật
Báo cáo ca, ngày
Phòng KHSX

Nguyên vật liệu


Kho NVL
Báo cáo ca, ngày
Máy móc, thiết bị công nghệ; công cụ, dụng
cụ SX; các tài liệu công nghệ, kỹ thuật sản Bộ phận Công
Điều độ SX xuất sản phẩm… nghệ
Dispatching Báo cáo ca, ngày

Các thiết bị, dụng cụ bảo hộ LĐ Bộ phận An toàn


lao động
Báo cáo ca, ngày

Chuẩn bị sản xuất; điều phối


Sơ đồ về mối quan hệ quá trình sản xuất
Các phân xưởng
giữa bộ phận điều độ SX
Báo cáo ca, ngày
SX và các bộ phận
khác trong hệ thống Lên kế hoạch và bố trí
nhân lực trong QTSX
SX Phòng nhân lực
Báo cáo ca, ngày

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


Kế hoạch tác nghiệp cấp nhà máy
(hoặc liên xưởng)

Kế hoạch này bao gồm các nhiệm vụ kế hoạch


của cả nhà máy, trong đó bao gồm kế hoạch
cho tất cả các xưởng sản xuất (cả các các
xưởng chính, phụ và phụ trợ) và được xây
dựng từ chương trình sản xuất chung.

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


• Kế hoạch này do phòng kế hoạch và điều độ
sản xuất (hoặc kế hoạch sản xuất) của nhà
máy thực hiện, dùng để điều phối việc thực
hiện kế hoạch giữa các xưởng SX đó.
• Các nhiệm vụ kế hoạch này sẽ được chi tiết
hóa theo các đơn vị thời gian ngắn hơn theo:
tháng; tuần; ngày; ca để điều phối liên phân
xưởng trong quá trình thực hiện kế hoạch sản
xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


Kế hoạch sản xuất trong một ngày 19/9/20.. của toàn nhà máy
may Ánh Dương
Kế hoạch sản xuất Sản lượng Giờ công Hiệu suất Sản
theo mục tiêu, giờ hoàn chuẩn ngày; % lượng,
công; thành chiếc
Tổng tất Cộng dồn theo giờ
cả đơn đến thời công
hàng điểm hiện
tại
9.195 2.707 2128 3.003 70,9 2.861

1.880 1.035 1.042 1.057 98,6 1.235

…… …… …….. …….. …….. ……..

2.070 1.051 1.062 978 108,5 5.310

EM 3417 Quản trị sản xuất 12


Kế hoạch tác nghiệp trong nội bộ phân xưởng
• Là kế hoạch sản xuất trong nội bộ từng phân
xưởng, được cụ thể hóa nhiệm vụ sản xuất đến
từng bộ phận sản xuất, tổ đội sản xuất, chỗ làm
việc, kế hoạch chuẩn bị sản xuất trong phân xưởng
đó...
• Kế hoạch này do bộ phận kế hoạch-điều độ
sản xuất của chính phân xưởng làm hoặc do các
thợ, các quản lý sản xuất (quản đốc) tại các bộ
phận SX trong xưởng làm.
EM 3417 Quản trị sản xuất 13
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO TỪNG NGÀY
TRONG THÁNG 9/20… TẠI PX R-23
Chỉ tiêu Chuyền Thứ tự ngày làm việc trong tháng
số 1 2 …. 22
No-1 72% 80% ….
Hiệu suất/ngày;
No-2 83% 76% ….
% (EFF)
….

No-1 1.221 …..


Sản lượng; No-2 1.114 ……
chiếc
….. …… …..
(Quantity)

Thời gian công No-1 ….. …..


nghệ; giờ (SAH)

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


EM 3417 Quản trị sản xuất 14
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀY 21/9/20… TẠI PHÂN XƯỞNG MAY
MÃ R-25 CỦA NHÀ MÁY MAY

Mã Kế hoạch sản xuất theo Sản lượng Giờ công Hiệu suất Sản
chuyền mục tiêu, giờ công; hoàn chuẩn ngày; % lượng,
trong PX Tổng tất Cộng dồn thành chiếc
cả đơn đến thời theo giờ
hàng điểm hiện công
tại
No1 200 200 179 198 90,4 2.340
No2 …… ……. ……. ……. …….. ……..
….. …… …… …….. …….. …….. ……..

No15 …… ……. ……… …….. ……. ………

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


Như vậy, kế hoạch tác nghiệp trong nội bộ từng phân xưởng là
kế hoạch cụ thể nhất theo thời gian và không gian(vị trí sản
xuất) nhằm tạo sự thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện và
kiểm soát trong phạm vi phân xưởng, nó cho biết chi tiết các
thông tin như:
- tên, mã sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) được sản xuất tại xưởng
và tại từng bộ phận công nghệ trong xưởng (nếu có các bộ phận công
nghệ khác nhau);
- tên và mã các máy móc, thiết bị tham gia sản xuất;
- tên mã số lượng của các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, thời
gian sản xuất…

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


Mối quan hệ giữa dạng sản xuất (Type) và mức độ
chi tiết hóa KHSXTN theo các đơn vị thời gian

SX đơn SX theo SX theo SX theo SX đại


chiếc lô nhỏ lô vừa lô lớn trà

Chi tiết hóa √ √ √ √ -


theo- tuần
Chi tiết hóa - √ √ √ √
theo- ngày
Chi tiết hóa - - - √ √
theo- ca
Chi tiết hóa - - - - √
theo- giờ

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


SCHEDULING
CĂN CỨ LẬP KHTN (INPUTS): ĐẦU RA
(OUTPUTS):
KHSX ngắn hạn (MPS) Phương
pháp
Các đặt hàng đã có (ORDERS) KHSXTN
Các dự báo
Các mục tiêu kế hoạch
Năng lực sản xuất sẵn có Quá trình lập KHTN
Tồn kho thành phẩm, nguyên vật liệu…
Báo cáo
Thông tin về công nghệ sản xuất
Các nguyên REPORTS
Đặc điểm dạng (Type) sản xuất tắc khoa
Các báo cáo sản xuất của ngày, ca trước học

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


Thời hạn thực hiện các đơn hàng (deadline)

Công nghệ thực hiện: hành trình công nghệ qua các
nguyên công; phiếu nguyên công & thời gian định
mức tại mỗi nguyên công

Các thay đổi (nếu phát sinh) của các đơn hàng
Các thông tin cơ bản về các
trong thời gian lập kế hoạch
đơn hàng (ORDERS)

Thứ tự ưu tiên của các đơn hàng tại trung tâm sản
xuất (Độ VIP- của các khách hàng đặt các đơn hàng
đó)

Thứ tự mà các đơn hàng đến trung tâm sản xuất (nơi
đang lập KHTN)…

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


Máy móc, thiết bị công nghệ

Các công cụ, dụng cụ sản xuất

Năng lực
Nguyên vật liệu sản xuất sản xuất

Mặt bằng SX

Nhân lực

Hình: các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


1. Đáp ứng các đơn đặt hàng & nhu cầu thị
trường trong ngắn hạn

2. Góp phần thực hiện được kế hoạch ngắn


hạn đã xây dựng
Các mục
tiêu cơ bản 3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong
của KHTN sản xuất

4. Phản ứng nhanh với các đơn đặt hàng mới


(tức thời)

5. Khả thi

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


Các báo cáo sản xuất (REPORTS)

Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch SX, các


đơn hàng: theo số lượng, chất lượng, tiến độ…

Báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng các


nguồn lực: máy, nguyên vật liệu, nhân công…
Báo cáo về các tình trạng khẩn cấp

Báo cáo khác…


(đã trình bày chi tiết tại chương 4)

24
EM 3417 Quản trị sản xuất
BÁO CÁO CHẬM TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SỐ 24
CODE Ngày kế Ngày kế Lý do Hành động (giải
sản hoạch hoạch mới pháp)
phẩm
17123 10/04/2019 15/04/2019 Hỏng dụng Đưa sang phân xưởng
cụ kẹp dụng cụ sửa chữa và
lấy về ngày
14/04/2019
13044 11/04/2019 24/04/2019 Hỏng mạ Sản xuất lại lô lớn
điện
17655 12/04/2019 19/04/2019 Sai vị trí lỗ Phòng công nghệ thiết
khoan kế lại dụng cụ sản xuất
Họ và tên người lập báo cáo Ký
Ngày/ Tháng/ Năm

Hình: Minh họa về báo cáo sản xuất và phương án khắc phục

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


BÁO CÁO SẢN PHẨM HOÀN THÀNH TỪ 05/07/2019- 10/07/2019
Phân xưởng May, chuyền số 3
HÀNH SẢN PHẨM CỠ SỐ SẢN TÊN
TRÌNH PHẨM/GÓI NGƯỜI
CÔNG LẬP
NGHỆ TÊN MÃ
Số 15, ngày Áo sơ mi dài 12-111
48 26 Trần Văn A.
05/07/2019 tay màu vàng
SỐ THỨ TỰ CÔNG NHÂN SỐ LƯỢNG NGÀY
NGUYÊN Số hiệu Tên Ký SẢN PHẨM HOÀN
CÔNG THÀNH
30 90 Nguyễn B (ký) 25 10/07/2019

31 95 Vũ T. (ký) 17 10/07/2019

…… …….. …….
Kiểm soát chất lượng: Họ và tên Ký
Trưởng chuyền: Họ và tên Ký

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


CTCP May Ánh BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Dương TRONG THÁNG 6/ 2019
Tại chuyền số 3, phân xưởng May
SẢN PHẨM SỐ KẾ NGÀY LÀM VIỆC TRONG THÁNG
LƯỢNG, HOẠCH/ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … … 24
chiếc THỰC
HIỆN
ÁO MANGO 850 KH
Mã: 12-144 TH
ÁO SƠ MI 1250 KH
NAM TH
Mã: 12-156
………. ……. ……..
……….. …….. ……..
Trưởng Bộ phận điều độ sản xuất Họ và tên

Hình: Minh họa về báo cáo tháng về sản xuất
EM 3417 Quản trị sản xuất 27
6.2. CÁC HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH
SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP

Hệ thống kế hoạch bao gồm:

3. Các tiếp cận, phương pháp


1. Các đơn vị kế hoạch; làm kế hoạch;

2. Các văn bản kế


4. Các định mức cơ sở;
hoạch;

* Lựa chọn hệ thống kế hoạch cụ thể sẽ phụ thuộc vào đặc


điểm của từng quá trình sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


SỰ PHỨC TẠP TRONG LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP CHO
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RỜI RẠC (GIÁN ĐOẠN)

Các QTSX gián đoạn (Ví dụ: ngành cơ khí chế tạo) có sự
phức tạp cao về lập KHSXTN do sự gián đoạn giữa các giai đoạn
công nghệ trong suốt QTSX dẫn tới: - tăng phức tạp về chuyển động của
dòng vật chất trong hệ thống SX từ lúc vào cho đến lúc ra(kết thúc);
- tăng thời gian chu kỳ sản xuất;
- tăng sản phẩm dở dang;
- giảm năng suất và hiệu quả SX...

=> Đòi hỏi nâng cao chất lượng hoạch định tác nghiệp (lựa chọn đúng
hệ thống hoạch định) để đảm bảo năng suất và hiệu quả SX.

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO

• Bao gồm nhiều loại công nghệ khác nhau => mất cân
đối về năng suất các khâu công nghệ => tạo gián đoạn;

• Sản phẩm có cấu trúc phức tạp, được tạo bởi từ nhiều
cụm lắp ráp khác nhau, mỗi cụm lại gồm nhiều chi tiết
với các hành trình công nghệ gia công khác nhau (nếu
tự sản xuất) hoặc được cung cấp bởi các nhà sản xuất phụ
trợ khác nhau => Tăng số lượng các đối tượng cần tính
toán trong kế hoạch.
EM 3417 Quản trị sản xuất 30
Minh họa về sự phức tạp về hành trình công nghệ SX
các chi tiết: mỗi xưởng (trung tâm) sản xuất sẽ nhận đầu vào là các
chi tiết từ các phân xưởng (trung tâm) khác để gia công tại xưởng
mình và sau đó lại chuyển các chi tiết hoàn thành tại xưởng đến các
trung tâm sản xuất tiếp theo để tiếp tục quy trình công nghệ.

Xưởng- i Xưởng m

Xưởng -j Xưởng X Xưởng n

Xưởng… Xưởng…
PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CHO XƯỞNG ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


CÁC HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH TÁC NGHIỆP SẢN
XUẤT (NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO)

Theo đơn Theo từng chi tiết Theo các bộ


đặt hàng (hoặc từng sản phẩm) chi tiết

Hoạch Hoạch Hoạch


Hoạch Hoạch
định định định
định định
theo theo theo
theo theo
tồn Bộ - Bộ-
nhịp KANBAN
kho Cụm Nhóm

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


Đặt tên các hệ thống hoạch định như trên là liên
quan đến ĐƠN VỊ LẬP KẾ HOẠCH trong từng hệ thống.

Ví dụ: Trong hệ thống hoạch định theo đơn đặt hàng


thì căn cứ vào đơn vị kế hoạch là đơn đặt hàng để lập kế
hoạch cho cả hệ thống;

Hệ thống hoạch định theo bộ chi tiết: đơn vị lập kế


hoạch là từng bộ chi tiết của mỗi cụm lắp ráp hoặc của nhiều
cụm lắp ráp mà có nhiều điểm tương đồng (cùng thời gian đưa
vào và kết thúc sản xuất, cùng nhịp của lô sản xuất…)
EM 3417 Quản trị sản xuất 33
- Hệ thống hoạch định theo từng chi tiết (hoặc từng sản
phẩm): đơn vị lập kế hoạch tại các xưởng (trung tâm
SX) là theo từng loại sản phẩm hoặc từng loại chi tiết
riêng biệt (không phải là 1 bộ chi tiết).

- Hệ thống này trong thực tiễn lại chia ra thành 3 hệ thống


con: hoạch định theo tồn kho; hoạch định theo
nhịp; hoạch định theo KANBAN.

❖ Lựa chọn hệ thống hoạch định tác nghiệp phụ thuộc chủ
yếu vào: dạng sản xuất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


Dạng (Type) sản xuất

SX theo lô SX đơn
SX đại trà chiếc
SX theo lô lớn SX theo lô vừa SX theo lô nhỏ

-Ví dụ về sản xuất đơn chiếc:


Ví dụ: Các loại kệ dùng trong nhà kho;
Ví dụ: Các thiết bị dầu khí; Trạm biến
Sản xuất các chi tiết, linh áp; đóng tầu; máy móc thiết bị
kiện tiêu chuẩn hóa; ô tô, Ô tô; đồ gia lớn
xe máy, tủ lạnh, đồng hồ; dụng; Chế tạo
ti vi; thiết bị; máy -Ví dụ về sản xuất theo lô nhỏ:
(SX theo lô lớn có các móc; động cơ Kỹ thuật chuyên dụng ngành xây
đặc điểm gần giống với dựng; Các thiết bị điện. (sản
tầu thủy…
xuất theo lô nhỏ gần giống với
đại trà)
đơn chiếc)

Phương pháp hoạch định tác nghiệp như thế nào cho mỗi dạng SX?

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


SO SÁNH VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CỦA BA DẠNG SẢN XUẤT
SX theo lô SX theo lô SX đơn chiếc;
lớn; đại trà vừa theo lô nhỏ

1. Tính lặp lại của Cao Vừa Không lặp lại


QTSX
2. Số lượng ít Trung bình Nhiều
chủng loại sản
phẩm
3. Hành trình Ổn định Tương đối ổn Phức tạp
công nghệ định
4. Bố trí máy Theo chuyên môn Theo CMH công Theo CMH công
móc thiết bị hóa (CMH) sản nghệ hoặc có kết hợp nghệ
phẩm hoặc kết hợp với CMH sản phẩm
với CMH công nghệ

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


Hệ thống hoạch định theo đơn đặt hàng:

Là hệ thống sử dụng cho các nhà máy, phân xưởng


có dạng sản xuất đơn chiếc hoặc theo lô nhỏ.

Nhiệm vụ lập kế hoạch: đảm bảo giao sản phẩm


đúng thời hạn của đơn hàng hoặc của các đơn hàng
(nếu có nhiều đơn hàng cùng được đưa vào thực hiện
theo chương trình sản xuất).
EM 3417 Quản trị sản xuất 37
SỔ ĐĂNG KÝ CÁC ĐƠN HÀNG
STT Ngày Tên Tài Số Tên Số Hợp Dạng Ngày kế
Đơn mở đơn sản liệu kỹ lượng khách đồng ký đơn hoạch
hàng hàng phẩm thuật sản hàng với hàng hoàn
của (No phẩm khách (ghi thành
đơn bản vẽ trong chú) đơn hàng
hàng KT) đơn
….. ….. …… …. …… …. ….. ….
116 03.11.201 Bộ dung 15.12.14 1 CT No 85, …. 15.12.2018
8 cụ 95 TNHH ngày ký
XYZ 30.10.20
18
119 08.11.201 Xi lanh 15.12. 10 CTCP No 92, …. 15.01.2019
8 điện 1497 ABC ký ngày
01.11.20
18
….. ……… ….. …. ……. ….. …… …. ……

Hình: Minh họa về thông tin của các đơn hàng


EM 3417 Quản trị sản xuất 38
Các đơn đặt Năng lực sản
hàng xuất sẵn có

Kế hoạch theo
đơn đặt hàng

Các nguyên tắc khoa


học trong KHH

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


Các bước tính toán thời gian kế hoạch trong
sản xuất đơn chiếc

1)Tính thời gian thực hiện mỗi công việc trong đơn
hàng và vẽ biểu đồ chu kỳ sản xuất của đơn hàng theo sơ
đồ mạng hoặc sơ đồ Gantt;

2)Xác định thời gian cần bắt đầu tại mỗi phân xưởng
(theo chiều ngược chiều với quy trình công nghệ: tính từ
phải sang trái của các sơ đồ chu kỳ trên);

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


3) Xây dựng biểu đồ chu kỳ tổng hợp của tất cả
các đơn hàng cùng được đưa vào sản xuất trong
kỳ kế hoạch;

4) Kiểm tra hệ số phụ tải của các thiết bị, các


trung tâm sản xuất để điều chỉnh và cân đối phụ
tải theo các kỳ kế hoạch.

EM 3417 Quản trị sản xuất 41


SƠ ĐỒ MẠNG LẮP RÁP SẢN PHẨM (ĐƠN HÀNG)
SƠ ĐỒ GANTT

Thời hạn
giao hàng
theo đơn
hàng

Bắt đầu SX Thời hạn giao hàng


1.Tính thời gian thực hiện mỗi công việc trong các sơ đồ trên (Xem chương 3- Tính
chu kỳ sản xuất cho quá trình sản xuất mà các đối tượng SX vận chuyển giữa các
nguyên công theo hình thức NỐI TIẾP)

2. Tính tổng chu kỳ thực hiện cả đơn hàng;

3.Tính thời gian bắt đầu thực hiện từng công việc (tại các xưởng) theo quy trình từ
phải -> trái: SP hoàn chỉnh -> Các cụm lắp ráp lớn -> các đơn vị lắp ráp
(assembly units) …

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


BIỂU ĐỒ CHU KỲ THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG
Code Sản Tên sản Số lượng Sơ đồ chu kỳ sản xuất sản phẩm
phẩm phẩm (dịch
vụ)
Ngày ,Tháng, Năm
… …. …
……. ……… ………

Ký hiệu: Các công việc chuẩn bị sản xuất (chế tạo phôi)

Gián đoạn sản xuất


Các công việc gia công chế tạo các chi tiết

Các công việc lắp ráp, đóng gói, hoàn tất đơn hàng

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


Hpt Quá tải cần điều
chỉnh KH

Phụ tải tối đa 100%

Trung
Trung tâm Trung
Trung Trung tâm SX 1 tâm Trung
tâm SX 3 SX 2 tâm
tâm
SX 1 SX 2 SX 3

Thứ 2 ngày… Thứ 3 ngày… Ngày

Hình minh họa về đồ thị phụ tải các trung tâm SX

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


SP hoàn chỉnh

Cụm lắp ráp cấp 3

Cụm lắp ráp


Cụm 1 Cụm 2 cấp 2 Cụm 3

Cụm
Cụm 1.1. Cụm 1.2 Cụm 2.1 Cụm 2.2 Cụm 3.2
3.1
Cụm lắp ráp cấp 1

1-1 1-2 1-3 1-4 1-5 2-1 2-2 2-3 …. ….

Minh họa quy trình lắp ráp SP


EM 3417 Quản trị sản xuất 45
Cụm chi tiết lắp ráp

Các chi tiết lắp cố định Các chi tiết chuyển động

Chi tiết có thể tháo rời Chi tiết không Chi tiết có thể Chi tiết không
tháo dời tháo rời tháo dời

Hình: Kết cấu cụm chi tiết máy


Nguồn ảnh: internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 43


Mỗi đơn vị lắp ráp sẽ được phân rã ngược đến các chi tiết thành
phần của nó. Các chi tiết khác nhau sẽ có hành trình công nghệ
gia công (qua các xưởng sản xuất) khác nhau, thời gian gia công
có thể khác nhau…

Tay nắm
Vòng nhựa
ổ cắm
Vòng lò so
Phanh hãm tay nắm
Vòng hãm

Vít khóa hình


vuông
Hình: Kết cấu tay nắm cửa Nguồn ảnh: internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


/
https://tez.luyenthithukhoa.vn/threads/cong-nghe-8-bai-24-khai-niem-ve-chi-tiet-may-va-lap-ghep.14739 (Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


(Minh họa về các cụm lắp ráp các chi tiết) Nguồn các ảnh: internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


(Minh họa về các cụm lắp ráp các chi tiết)

(Nguồn các ảnh: internet)

Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô
chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. Hệ thống này được chia
thành nhiều cụm cơ cấu và bộ phận có chức năng riêng biệt hỗ trợ lẫn
nhau: vô lăng, phanh, cơ cấu lái…

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


- Các chi tiết lắp ráp nếu sản xuất riêng theo từng đơn đặt hàng
=> giá thành sẽ cao, thời gian sản xuất lâu…

-Vì vậy, càng sử dụng nhiều các chi tiết được sản xuất tiêu chuẩn hóa,
đồng bộ hóa => giảm giá thành, giảm thời gian sản xuất của đơn hàng.
Đây là xu hướng ổn định trong ngành cơ khí chế tạo trong thời gian dài.

-Các chi tiết tiêu chuẩn hóa thông thường được sản xuất theo lô lớn cho
nhu cầu sử dụng hàng tháng, quý, năm của nhà máy rồi đưa vào kho
(hoặc có thể mua ngoài các chi tiêu tiêu chuẩn hóa nếu không tự sản
xuất).

-Khi đó việc lập kế hoạch cho các chỉ tiêu được tiêu chuẩn hóa này sẽ là:
lập kế hoạch theo tồn kho (xem phần sau).
EM 3417 Quản trị sản xuất 48
Hệ thống hoạch định theo các bộ chi tiết
(ứng dụng cho dạng sản xuất theo lô)
- Kế hoạch sản xuất cấp nhà máy của hệ thống này có
đơn vị kế hoạch là các lô sản phẩm hoàn chỉnh;

- Kế hoạch sản xuất của các xưởng với đơn vị kế hoạch


là các cụm (các đơn vị) lắp ráp. Ổ đỡ chuyển động
Đại ốc
Ổ trục
Nhựa Vòng
đệm

Thân (Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


-Mỗi xưởng sẽ nhận được bản mô tả chi tiết về các cụm
với các chi tiết thành phần của nó và vị trí chịu trách
nhiệm sản xuất ( các xưởng; hoặc các trung tâm SX).

-Kế hoạch SX của các xưởng gia công cơ khí chính là


sản xuất các bộ, hoặc các lô chi tiết để đảm bảo kế
hoạch lắp ráp các cụm theo quy trình lắp ráp.

Nguồn các ảnh: internet

EM 3417 Quản trị sản xuất 50


Hệ thống hoạch định theo bộ chi tiết lại chia
ra thành hai hệ thống con:
-Hệ thống hoạch định theo: Bộ-Cụm(nếu sản xuất
đơn chiếc hoặc theo lô nhỏ);

-Hệ thống hoạch định theo: Bộ-Nhóm(nếu sản xuất


theo lô vừa);

(Nguồn các ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


Các chi tiết của một cụm lắp ráp nhất định nào đó được ghép
vào thành một bộ chi tiết- gọi là Bộ- Cụm.

Đơn vị kế hoạch tại các xưởng(hoặc trung tâm) gia công trong
hệ thống hoạch định theo Bộ-Cụm là các Bộ-Cụm.
Một bộ-
cụm lắp ráp
trong hệ
thống lái
của ô tô
MAZDA
gồm các chi
tiết

(Nguồn các ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


- Tất cả các chi tiết trong một Bộ- Cụm cần được kết thúc
sản xuất tại cùng một thời điểm: trước khi bắt đầu quá
trình lắp ráp cụm đó

- Việc chuyển các chi tiết giữa các phân xưởng(hoặc các
trung tâm) SX không phải theo từng loại chi tiết riêng lẻ mà
theo cả bộ (Bộ- Cụm);

-Thông thường hệ thống này thường áp dụng cho dạng sản


xuất theo đơn đạt hàng và theo lô bé.

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


- Ghép nhóm các chi tiết giống
nhau về đặc điểm kết cấu-công
nghệ, không phụ thuộc vào việc
chi tiết đó thuộc sản phẩm này hay
sản phẩm khác thành một bộ và gọi
là Bộ-Nhóm.

- Hệ thống Bộ-Nhóm: đơn vị kế


hoạch tại các xưởng(hoặc trung
tâm) gia công là các Bộ- Nhóm. (Nguồn ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


• Sau đó, quy trình công nghệ cho một chi tiết cụ thể
nào đó trong nhóm có thể được xây dựng bằng
cách thêm hoặc bớt đi một, vài nguyên công nào
đó, hoặc thêm, bớt vào một số nội dung nào đó so
với quy trình công nghệ nhóm-chuẩn.

• Ưu điểm của QTCN nhóm: có thể sử dụng các ưu


điểm của phương pháp sản xuất theo lô vừa và lô
lớn ngay cả trong trường hợp mà khi sản xuất từng
loại sản phẩm hoặc chi tiết trong nhóm đó có số
lượng là thấp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


Công nghệ nhóm

• Là quá trình để sản xuất ra một nhóm


các sản phẩm có kết cấu khác nhau
nhưng có chung các đặc điểm về công
nghệ.

• Dựa vào các đặc điểm về kết cấu - công


nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị
công nghệ cụ thể, lập một chi tiết đại
diện cho nhóm, xây dựng quy trình
công nghệ chuẩn cho đại diện của nhóm
đó. (Nguồn ảnh: internet. Ảnh chỉ sử dụng với mục đích
minh họa cho việc học tập của sinh viên).

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


A1h Các nhóm công nghệ- GT:
i

Sản phẩm A A2 Nhóm máy I


hi

A3h
i Nhóm máy II

B1hi

Nhóm máy III


Sản phẩm B
B2hi

Lưu ý: mỗi GT có thể có 1 máy


B3hi hoặc nhiều máy cũng chủng loại,
hoặc có thể qua nhiều nhóm máy
Hình minh họa về tổ chức sản xuất theo GT (hình tiếp sau)

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


Mỗi chi tiết cần gia công qua nhiều nhóm máy khác nhau. Mỗi nhóm
máy được bố trí 1 hoặc 1 số máy và cố định theo từng nhóm.

CT1 CT3 CT2


hi hi hi

Nhóm máy I Nhóm máy II Nhóm máy III

CT1-Final CT3-Final CT2-Final

Hình minh họa về tổ chức sản xuất theo GT

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


• Ưu điểm của QTCN nhóm:

➢ Tăng năng suất lao động;


➢ Giảm giá thành sản phẩm do sử dụng các trang thiết bị
công nghệ và quá trình sản xuất tiên tiến hơn;
➢ Giảm số lượng các hành trình của các nguyên công
công nghệ khác nhau;
➢ Giảm công sức và thời gian trong thiết kế QTCN;

=> Đây là phương hướng tiến bộ để tiến tới TIÊU


CHUẨN HÓA các quy trình công nghệ.

EM 4423 Quản lý sản xuất 59


Các chi tiết trong cùng một Bộ-Nhóm sẽ có cùng chu
kỳ lặp lại của quá trình sản xuất, cùng thời gian đưa
vào SX, kết thúc SX và thời gian đưa vào lắp ráp.

Nếu số lượng các chi tiết trong một Bộ- Nhóm là lớn, có
thể chia nhỏ thành các lô chi tiết để dễ hơn trong quan lý
điều hành.

Thông thường thường hệthống này áp dụng xuất theo


dạng sản xuất theo lô vừa.

EM 4423 Quản lý sản xuất 60


59
KHSX cho
KHSX cho các KHSX cho các PX
phân xưởng
SP hoàn chỉnh gia công cơ khí
lắp ráp

Lên KHSX cho Lên KH lắp ráp Lên kế hoạch sản xuất
các lô SP hoàn các lô sản phẩm các chi tiết, hoặc các lô
chỉnh: SP hoàn chỉnh và chi tiết căn cứ theo: các Bộ-
- số lượng SPHC/lô; các cụm lắp ráp Cụm; hoặc các Bộ- Nhóm
- thời gian sản thuộc SP hoàn (tính số lượng các bộ, các lô
xuất? chỉnh. chi tiết, thời gian SX, thời
- Thời gian bắt đầu, Tính chu kỳ lặp lại gian bắt đầu SX…)
kết thúc mỗi lô các lô chi tiết đó.

(Nguồn các ảnh: từ internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


❖ Yêu cầu của hệ thống kế hoạch này: đảm bảo cho sự lặp
lại của các lô sản phẩm hoàn chỉnh.

❖ Các nhiệm vụ của hệ thống kế hoạch này cần tính:

- Quy mô của từng lô sản phẩm(chi tiết) sẽ sản xuất;


- Chu kỳ sản xuất của từng lô và thời gian đưa vào sản xuất các lô
chi tiết;
- Lên kế hoạch tác nghiệp cho mỗi xưởng, mỗi bộ phận sản xuất
và tính lượng tồn kho cần thiết về nguyên vật liệu; công cụ,
dụng cụ SX…
- Tính nhu cầu về công suất máy, thiết bị, mặt bằng SX, lao động…

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


❖ Ngoài ra, quy mô của mỗi lô cần đảm bảo tối ưu về
thời gian chuẩn - kết cho mỗi lô sản xuất; các yêu
cầu khác về tổ chức quá trình sản xuất như tính cân
đối, nhịp nhàng, liên tục…

❖ Hệ thống kế hoạch này sẽ không tổ chức theo mô


hình tập trung hóa kế hoạch(tức từ kế hoạch cấp nhà
máy chi tiết hóa xuống kế hoạch cấp phân xưởng)
mà làm phi tập trung.

EM 3417 Quản trị sản xuất 63


Ưu điểm của hệ thống kế hoạch này:
- Cho phép ghép các chi tiết sản xuất theo các bộ, các lô chi
tiết với số lượng lớn hơn để có thể ứng dụng công nghệ
NHÓM vào sản xuất => sẽ làm giảm chu kỳ sản xuất chung
của sản phẩm, giảm sản phẩm dở dang, giảm nhu cầu vốn lưu
động cho sản xuất, tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất…

- Tạo sự đồng bộ trong SX giữa các khâu công nghệ (sản


xuất theo các bộ), đơn giản hóa tài liệu kế hoạch, giảm sự
phức tạp trong lập kế hoạch cấp nhà máy vì tính chất phi tập
trung trong quá trình lập kế hoạch.
EM 3417 Quản trị sản xuất 64
Nhược điểm của hệ thống kế hoạch này:

Làm tăng sự phức tạp trong lập kế hoạch trong nội


bộ từng phân xưởng do tính chất phi tập trung hóa
trong công tác kế hoạch sản xuất(các phân xưởng phải
tự xây dựng kế hoạch sản xuất cho các bộ chi tiết, các lô
chi tiết để kịp quá trình lắp ráp).
=> Vì vậy sẽ cần thêm sự trợ giúp các phương pháp lập
kế hoạch cho các xưởng CMH CN(xem tiếp phần sau 6.3)

EM 3417 Quản trị sản xuất 65


MINH HỌAVỀ HÀNH TRÌNH CÔNG NGHỆ CÁC BỘ- CỤM
Phân Số lượng chi tiết cần sản Số thứ Hành trình công nghệ tiếp Số lượng
xưởng xuất trong một Bộ-Cụm tự Bộ - theo (hành trình công nghệ hành trình
số: tại phân xưởng Cụm giữa các xưởng) công nghệ
4 ---> 11
4 ---> 9
4 30 1 4 ---> 15 5

4 --> 7
4 --> 6
11 --> 8
11 15 2 3
11 --> 4
11 --> 5
6 --> 4
6 20 3 2
6 --> 2
…. …. …. …. ….

EM 3417 Quản trị sản xuất 66


- Ở bảng trên có thể đọc như sau: phân xưởng số 4 cần sản xuất 30
chi tiết thuộc bộ - cụm chi tiết số 1 để sau đó chuyển tiếp tới 5
phân xưởng tiếp theo là các xưởng số 11; 9; 5; 7; 6 để tiếp tục gia
công.
- Đến lượt mình, phân xưởng số 4 lại nhận các chi tiết từ các phân
xưởng số 11; 6.
- Phân xưởng 4 cần kiểm soát tốt tại các thời điểm chuyển
giao số lượng các chi tiết mà nó sản xuất ra (trong bộ chi tiết số
1) và sẽ giao cho các phân xưởng ngay sau phân xưởng 4 theo 5
hành trình công nghệ tiếp theo.
- Các chi tiết trong cùng một Bộ - Cụm có thể có các hành trình
công nghệ khác nhau => làm khó khăn hơn trong tổ chức sản
xuất để đảm bảo các nguyên tắc khoa học như: nhịp nhàng; tối
ưu hóa về quy mô sản xuất…
EM 3417 Quản trị sản xuất 67
SX tổ chức sản xuất theo lô nhỏ và đơn chiếc có nhiều
điểm tương đồng => vì vậy hai hệ thống kế hoạch này
có thể sử dụng cho cả dạng sản xuất đơn chiếc và cả
theo lô nhỏ.

TUY NHIÊN, CÂU HỎI ĐẶT RA:


Lựa chọn phương pháp nào tốt hơn trong hai
phương pháp cho các dạng sản xuất theo đơn đặt hàng và
theo lô nhỏ:
- lập kế hoạch theo đơn đặt hàng;
- lập kế hoạch theo Bộ-Cụm chi tiết;

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


❖ Thực tiễn cho thấy việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào
tổng thời gian sản xuất sản phẩm (Tck):

✓ Nếu Tck ≤ 1 tháng => phương pháp kế hoạch theo


đơn đặt hàng sẽ hiệu quả hơn;

✓ Nếu Tck = (1; 2) tháng => phương pháp lập kế


hoạch theo Bộ-Cụm chi tiết có hiệu quả hơn;

❖ Cũng từ thực tiễn cho thấy: Phương pháp lập kế hoạch theo
Bộ- Nhóm có hiệu quả hơn cho dạng sản xuất theo lô vừa.

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH TÁC NGHIỆPTHEO TỪNG SẢN
PHẨM(TỪNG CHI TIẾT) DÀNH CHO DẠNG SẢN XUẤT
ĐẠI TRÀ VÀ THEO LÔ LỚN

Đối tượng lập kế hoạch (hay đơn vị kế hoạch) của


hệ thống này là cho từng sản phẩm(chi tiết) cụ thể.
Hệ thống lập kế hoạch theo sản phẩm(chi tiết) chia
thành 3 loại:
- Lập kế hoạch theo tồn kho;
- Lập kế hoạch theo nhịp;
- Lập kế hoạch theo KANBAN
EM 3417 Quản trị sản xuất 70
Phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch trong sản xuất đại trà và theo
lô lớn mang tính ổn định, lặp lại cao nên có thể sử dụng như
các định mức kế hoạch để chỉ đạo sản xuất cho các dây
chuyền sản xuất, các bộ phận sản xuất;

Đặc điểm tổ chức sản xuất của dạng sản xuất đại trà và theo
lô lớn cho phép tự động hóa và tập trung hóa công tác kế
hoạch sản xuất từ nhà máy xuống các phân xưởng, bộ
phận sản xuất
=> làm giảm phức tạp, thời gian và chi phí cho công tác lập
kế hoạch tác nghiệp, tăng chất lượng kế hoạch do sử dụng
tự động hóa tính toán kế hoạch bằng máy tính.
EM 3417 Quản trị sản xuất 71
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH THEO TỒN KHO

-Áp dụng trong dạng sản xuất theo lô lớn đối với các chi tiết,
các cụm lắp ráp (đơn vị lắp ráp) có thời gian sản xuất không
lớn và quy trình công nghệ với số nguyên công không nhiều.

-Lượng tồn kho của các chi tiết sẽ được liên tục kiểm soát để
đảm bảo cho quá trình lắp ráp được diễn ra liên tục. Nếu lượng
tồn kho các chi tiết giảm xuống đến mức điểm đặt hàng
(ROP) thì sẽ đưa vào sản xuất lô chi tiết mới để bổ sung dự trữ
chi tiết đó trong kho.
EM 3417 Quản trị sản xuất 71
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH THEO TỒN KHO

• Hệ thống hoạch định này có 3 mức tồn kho: MAX; MIN,


ROP (Reorder Point: điểm đặt hàng).
• Mức tồn kho MIN tồn kho là lượng tồn kho về chi tiết tối
thiểu để đảm bảo cho hoạt động lắp ráp không bị gián đoạn do
sự chậm trễ của lô chi tiết tiếp theo. Lượng MIN này thường
được tính theo phương pháp thống kê kinh nghiệm.
• Mức tồn kho MAX là lượng tồn kho lớn nhất khi lô chi tiết
vừa nhập vào kho.
• ROP là mức tồn kho để đảm bảo nhu cầu sử dụng trong thời
gian chu kỳ sản xuất lô chi tiết đó.
EM 3417 Quản trị sản xuất 72
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH THEO NHỊP

Hệ thống này có mục đích cân bằng năng suất của các phân
xưởng, các bộ phận sản xuất, các dây chuyền theo NHỊP sản
xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
Hệ thống này thường được áp dụng cho dạng sản xuất đại
trà.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với dạng sản xuất đại trà và
theo lô lớn là đảm bảo cho hoạt động của tất cả các quá trình
sản xuất nhịp nhàng theo NHỊP (TAKT) của một sản phẩm
hoàn chỉnh(hoặc một chi tiết).
EM 3417 Quản trị sản xuất 73
CÁC ĐỊNH MỨC KẾ HOẠCH TRONG HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH THEO NHỊP

• Tính nhịp (TAKT) hoặc nhịp lớn (Rhythm) của một


hoặc một lô sản phẩm(hoặc chi tiết thuộc sản phẩm);

• Lên kế hoạch làm việc cho chuyền (theo sơ đồ chuẩn tắc


cho các dây chuyền tại các xưởng, bộ phận sản xuất;

• Tính các định mức về tồn kho (tồn trong dây chuyền; tồn
giữa các xưởng (tại các kho).
(XEM CHƯƠNG TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT)
EM 3417 Quản trị sản xuất 74
Hệ thống hoạch định theo KANBAN (JIT)

Nguyên tắc chung: mỗi chi tiết hoặc mỗi cụm lắp ráp cần
được cung cấp cho nguyên công tiếp theo đúng số lượng và
đúng thời gian có nhu cầu.
Hệ thống lập kế hoạch theo KANBAN là hệ thống kế hoạch
phi tập trung: khâu công nghệ sau sẽ đặt hàng sản xuất cho
khâu công nghệ trước bằng các phiếu đặt hàng: các KANBAN
để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Tiếp cận lập kế hoạch trong Hệ thống này còn được gọi là:
KÉO (PULL).

EM 3417 Quản trị sản xuất 75


Kanban là các phiếu chứa các thông tin như: tên chi tiết,
code, số lượng, vị trí sản xuất, vị trí tiếp nhận, tên đơn
hàng, mã đơn hàng…

(Nguồn ảnh: Internet)

Trong thực tế KANBAN còn có thể sử dụng theo các hình


thức đơn giản hơn: cờ, bóng, hoặc tín hiệu âm thanh để
báo cần sản xuất cho khâu trước.
EM 3417 Quản trị sản xuất 76
Kanban sẽ được dán vào các hộp hoặc các phương tiện chứa
và vận chuyển chi tiết được sử dụng và kiểm soát giữa hai vị
trí (nguyên công) liên tiếp nhau trong hệ thống sản xuất.

(Nguồn ảnh: Internet)

Dòng vật chất (chi tiết, cụm LR)


BỘ PHẬN BỘ PHẬN
TRƯỚC Dòng thông tin: các Kanban- các lệnh
SAU (TIÊU
(SẢN XUẤT) đặt hàng từ bộ phận sau cho bộ phận THỤ)
ngay trước nó

EM 3417 Quản trịEM


sản xuất 78
3417 Quản trị sản xuất 77
Tổng số Kanban cho từng chi tiết trong hệ thống là
không đổi và cho phép kiểm soát được lượng tồn kho
MAX về chi tiết đó.

Ưu điểm của hệ thống Kanban: là công cụ để


➢ lên kế hoạch chỉ đạo sản xuất theo thời gian ngắn như
theo các ca, ngày;
➢ công cụ hữu hiệu để cân đối năng lực sản xuất giữa các
khâu trong cả quy trình công nghệ;
➢ là công cụ để kiểm soát sản xuất dư thừa, lãng phí.
EM 3417 Quản trị sản xuất 78
Nhược điểm của hệ thống lập kế hoạch theo Kanban:

-Các lô sản xuất tương đối nhỏ => không ứng dụng được dạng SX
theo loạt lớn vào để giảm chi phí, giảm giá thành SP;

-Sự phi tập trung trong lập kế hoạch sẽ làm khó khăn hơn cho
việc tiến tới tự động hóa công tác kế hoạch;

-Ngoài ra, hệ thống Kanban còn chậm chạp phản ứng với thay
đổi đột biến về cầu thị trường hoặc với các đơn đặt hàng đột
xuất…
EM 3417 Quản trị sản xuất 80
6.3. Các phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp
tại các xưởng chuyên môn hóa công nghệ
(Job Shop)
6.3.1. Đặc điểm của các trung tâm sản xuất chuyên
môn hóa công nghệ ảnh hưởng đến lập kế hoạch sản
xuất tác nghiệp

(Nguồn ảnh: Internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 1


VÍ DỤ VỀ XƯỞNG CMH CÔNG NGHỆ
Các thiết bị trong xưởng- nhóm máy: tiện (tròn,
thẳng); phay (tổng hợp, phay đứng); tạo bánh
răng, mài (tròn, phẳng);
Các sản phẩm: trục, kẹp, đai ốc, nửa khớp
nối, các bộ phận tủ, máy bơm, linh kiện…

MINH HỌA CÁC SẢN PHẨM

Hình ảnh minh họa về xưởng gia công cơ khí (Nguồn các ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 2


Trung tâm SX CMH công nghệ

• Các trung tâm sản xuất ở đây có thể hiểu là các


phân xưởng hoặc các bộ phận sản xuất;

• Tại các trung tâm CMH- CN: máy móc thiết bị


được tập trung theo từng nhóm công nghệ riêng,
ví dụ: tiện, phay, đúc, lò nung...

• Thông thường tại các trung tâm này sản xuất


theo lô nhỏ hoặc sản xuất đơn chiếc.
EM 3417 Quản trị sản xuất 3
• Các trung tâm SX này có thể coi là trung tâm chức năng
(thực hiện một hoặc một vài chức năng công nghệ).

• Tất cả các sản phẩm, các đơn hàng cần sử dụng công nghệ
nào sẽ phải qua trung tâm chức năng đó, như vậy số lượng
chủng loại sản phẩm tại mỗi trung tâm SX CMH-CN là
nhiều.

• Hành trình công nghệ của các sản phẩm khác nhau qua các
trung tâm CMH công nghệ này là phức tạp (xem hình) =>
gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp.
EM 3417 Quản trị sản xuất 4
Ưu điểm của trung tâm CMH-CN
-Tạo điều kiện nâng cao hiệu suất sử dụng công suất của trung
tâm;

- Tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho người lao động

- Giảm sự nhàm chán cho công nhân vì công việc đơn điệu so với
CMH theo sản phẩm;

- Có thể đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị tại trung tâm do
công nghệ được tập trung hóa tại một vị trí và không bị xảy ra
trường hợp đầu từ trùng lắp cùng một công nghệ ở các nơi khác
nhau trong một hệ thống sản xuất.
EM 3417 Quản trị sản xuất 85
Các khó khăn trong lập kế hoạch tác nghiệp tại
các trung tâm CMH CN
-Đa dạng về vật liệu sản xuất và đa dạng các chủng loại sản
phẩm sản xuất;

-Gia tăng các yêu cầu khác nhau về lựa chọn máy móc, thiết bị
và các trang bị công nghệ đi kèm để phù hợp với mỗi chủng loại
sản phẩm;

-Đa dạng về các yêu cầu về thời gian gia công & thời hạn cần
hoàn thành của mỗi chủng loại sản phẩm hoặc mỗi đơn hàng
EM 3417 Quản trị sản xuất 86
- Gia tăng áp lực về đảm bảo chất lượng sản phẩm trong
khi có thể cùng lúc có thể phải sản xuất nhiều chủng loại sản
phẩm;

-Gia tăng áp lực lựa chọn nhân lực phù hợp về trình độ tay
nghề;

- Năng lực sản xuất của trung tâm SX là có giới hạn…

=> Cần có các phương pháp trợ giúp cho lập các kế hoạch SX
tác nghiệp tại các trung tâm CMH công nghệ này.

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


6.3.2. Các phương pháp lập kế hoạch SX tác
nghiệp cho các xưởng CMH công nghệ

• Phương pháp sơ đồ Gantt;


• Phương pháp Nguyên tắc ưu tiên;
• Phương pháp Jonhson;
• Phương pháp Hungary

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


Phương pháp sơ đồ Gantt
• Đây là phương pháp trực quan để phân tải và lập kế
hoạch tác nghiệp cho các trung tâm sản xuất .
• Phương pháp này mang tên Henry Gantt, ra đời vào
cuối năm 1800.
• Có hai loại sơ đồ Gantt:
- Sơ đồ tải(LOAD CHART): phân chia các công
việc cho các trung tâm sản xuất;
- Sơ đồ thời gian: phân các công việc theo thời
gian thực hiện.
EM 3417 Quản trị sản xuất 9
Kế hoạch sản xuất trong tuần thứ: 23 năm: 20.. Ký hiệu:

Trung tâm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


SX Ngày/Tháng Ngày/Tháng Ngày/Tháng Ngày/Tháng Ngày/Tháng

Gia công Công việc Công việc 350


kim loại 235
Không làm việc do
Công việc 235 Công việc sửa chữa, định kỳ
Cơ khí 401 bảo dưỡng

Công việc Công việc


Điện 401 235 Công việc
XYZ
Công việc 295 Công việc Công việc
Sơn 401 235 Công việc XYZ
đang gia công
Hình: Minh họa về sơ đồ Gantt - Sơ đồ tải (LOAD CHART)

Nhược của sơ đồ: nếu có phát sinh: hỏng máy, thiếu công nhân... => lại phải
vẽ lại sơ đồ
EM 3417 Quản trị sản xuất 10
Công Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
việc
A

Kế hoạch thực hiện các công việc


Cho 3 công việc A; B; C Thời điểm hiện tại
Ký hiệu:
thực hiện công việc trong
Bắt đầu công việc thực tế

Kết thúc công việc CVA: chậm tiến độ gần 1 ngày;


CV B: đã hoàn thành
Tổng thời gian kế hoạch CV C: vượt tiến độ 1 ngày

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


Phương pháp nguyên tắc ưu tiên (Priority Rules)
-Đây là nguyên tắc được sử dụng để sắp xếp thứ tự
(sequencing) thực hiện các đơn hàng (jobs) đều cần phải
thực hiện tại 1 trung tâm công nghệ với công suất bị hạn chế
(finite loading).

-Các đơn hàng có thời gian gia công khác nhau, thời hạn cần
hoàn thành khác nhau, mức độ ưu tiên cần giao hàng sớm
khác nhau (theo các nhóm khách hàng khác nhau), hành
trình công nghệ sau khi ra khỏi trung tâm công nghệ này
cũng khác nhau…
EM 3417 Quản trị sản xuất 12
CÁC CÔNG VIỆC (ĐƠN HÀNG) CHỜ PHÂN CÔNG
SEQUENCING

JOB A

JOB B ĐIỀU ĐỘ SẢN Thứ tự


XUẤT TẠI thực
JOB C
TRUNG TÂM hiện
CÔNG NGHỆ các
JOB D công
việc tại
JOB E
SCHEDULING trung
………..
tâm

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


BỘ PHẬN - Thời gian hoàn thành bình quân
trên một công việc
ĐIỀU ĐỘ SX
- Thời gian chậm bình quân/ công
việc

- Số công việc bình quân nằm chờ


SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC ĐƠN HÀNG
tại trung tâm
THEO CÁC NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN

TRUNG
CÁC CHỈ TIÊU
TÂM HIỆU QUẢ
JOB JOB JOB
No …. No 2 No1
CÔNG CỦA PHƯƠNG
NGHỆ ÁN SẮP XẾP
(1 máy) THỨ TỰ
N công việc (đơn hàng) nằm chờ

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


- Thời gian hoàn thành các đơn hàng;

- Hệ số vòng quay vốn;

Ảnh hưởng - Chậm trễ bình quân của các đơn hàng
Sự sắp xếp tại trung tâm;
thứ tự các
- Mức độ tạo sản phẩm dở dang tại
đơn hàng
trung tâm;

- Mức độ hài lòng của khách hàng;


- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực (máy,
nhân lực
EM 3417 Quản trị sản xuất 15
Ảnh hưởng
Sự sắp xếp
thứ tự các
Năng lực cạnh tranh của hệ
đơn hàng thống SX

Vì vậy, sắp xếp các thứ tự các đơn hàng luôn được
chú trọng trong công tác điều độ sản xuất tại các
trung tâm công nghệ.

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


Tên công ty: TNHH…

PHIẾU PHÂN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT TẠI PX CẮT


NGÀY / THÁNG / NĂM…

ST Tên sản phẩm Mã (Code) Số cuộn vải Số bộ chi Thời gian


T tiết cắt định mức
Các cắt (giờ)
đơn
1. Áo sơ mi mầu 12-184 17 428 613,05
cam
2. Áo sơ mi mầu nâu 12-186 8 194 272,3
3. …. … … …. …

Người lập: Thợ trưởng Nguyễn Văn A (Ký)

Hình: Minh họa về phân công thứ tự thực hiện các công việc tại xưởng

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


TRUNG TÂM SẢN Ngày/ Tháng/ Năm
XUẤT SỐ: 150 Là ngày thứ 205 trong lịch sản xuất

CODE Tên CV (sản Ngày bắt Thời gian Ghi chú


công phẩm) đầu sản thực hiện,
việc xuất ngày
15130 TRỤC BÉ 201 11,5
15133 PIN 203 20,4
15142 TRỤC LỚN 208 8,5
…. ….. ….. …..
Hình minh họa: Sổ điều độ sản xuất tại trung tâm công nghệ 150
(kế hoạch thực hiện các đơn hàng)

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


10 nguyên tắc ưu tiên hay được sử dụng
STT NGUYÊN Ý NGHĨA ÁP DỤNG
TẮC
1. FCFS First come, Cho các hệ thống dịch vụ: đảm bảo sự công bằng giữa
First served các khách hàng;
->Đến trước, làm
trước
2. SPT Shortest - Sử dụng để giải phóng nhanh các đơn hàng có thời
Processing gian gia công nhanh-> giải phóng ùn tắc đơn hàng; giải
Time phóng nhanh mặt bằng, giảm thời gian gia công, giảm
=>Ưu tiên các thời gian đợi chờ cho tất cả các đơn tại trung tâm.
công việc có thời
Hoặc: - Các siêu thị thường bố trí các quầy thu ngân riêng
gian tác nghiệp
ngắn nhất cho làm
cho các khách hàng mua ít đồ; giảm ùn tắc, đợi chờ
trước. khách hàng tại trung tâm
SOT Shortest
(thuật ngữ - Thời gian ngắn thường gắn với thời gian thu hồi vốn
tương
Operating nhanh => phù hợp với các công ty hạn chế về năng lực
đương) Time tài chính

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


STT NGUYÊN Ý NGHĨA ÁP DỤNG
TẮC
3. LPT Longest Processing Time - Tại các bệnh viện: các bệnh nhân nặng
->Ưu tiên công việc có thời gian dài ưu tiên đưa vào cấp cứu trước;
nhất cho làm trước
- Các công việc phức tạp, thời gian gia công
lâu thường có doanh thu lớn, là các đơn
hàng lớn;
4. EDD Earliest Due Date Ứng dụng trong hầu hết các hệ thống sản
-> Ưu tiên công việc có thời gian cần xuất theo đơn đặt hàng để nâng cao khả
hoàn thành sớm nhất năng hoàn thành đúng hạn cho các đơn
hàng, giảm thời gian chậm trễ và chi phí
phạt hợp đồng do giao muộn.
5. CR Critical Ratio
-> Ưu tiên công việc có hệ số găng thấp
nhất làm trước
CR= Tclkh/ Tcltt - Nâng cao khả năng hoàn thành đúng
Tclkh: thời gian còn lại theo kế hoạch để hạn của các đơn hàng; giảm thời gian
chậm trễ và các chi phí phạt hợp đồng
hoàn thành công việc. Tcltt: thời gian phát sinh
thực tế còn lại để hoàn thành công việc

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


STT NGUYÊN Ý NGHĨA VÍ DỤ VỀ ÁP DỤNG
TẮC

6. ST Slack Time Nâng cao khả năng hoàn thành đúng


Ưu tiên các công việc có thời gian dự hạn của các đơn hàng; giảm thời gian
trữ ít nhất cho làm trước. chậm trễ và các chi phí phạt hợp đồng
ST = (Thời gian còn lại tính đến phát sinh
deadline của công việc – Thời gian cần
thiết để thực hiện công việc)
7. S/O Slack Time per operation Như trên: giảm thời gian chậm, nâng
Ưu tiên các công việc có thời gian dự cao khả năng hoàn thành đúng hạn của
trữ bình quân/nguyên công: ít nhất đơn hàng…
cho làm trước.
S/O = ST/No
Trong đó: No: số nguyên công còn lại
phải thực hiện.
8. RUSH RUSH - Tại các sân bay: có các thẻ VIP
phục vụ các khách hàng có thẻ
Ưu tiên thực hiện các đơn hàng có tính vàng, vé hạng nhất…
khẩn cấp cao cho làm trước (liên quan - Các bệnh viện ưu tiên cấp cứu các
đến tính chất phục vụ với khách hàng) ca tai nạn trước
- Các đơn hàng của các khách VIP ưu
tiên cho làm trước.

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


STT NGUYÊN Ý NGHĨA VÍ DỤ VỀ ÁP DỤNG
TẮC
9. RANDOM Random Khi không có tiêu chí gì đặc biệt để sắp xếp thứ tự phục
Sắp xếp tự do, ngẫu vụ các đơn hàng, khách hàng thì cần sử dụng ngẫu
nhiên nhiên. Ví dụ:
- Việc sắp xếp thứ tự có tính may rủi cho khách hàng:
Trong một số trường hơp Chính phủ Hoa Kỳ cho bốc thăm VISA H-1B người nước
khó ra quyết định sắp ngoài có trình độ cử nhân, thạc sỹ đến Mỹ làm việc…
xếp có thể thử xếp theo
ngẫu nhiên
-Lựa chọn một cách ngẫu nhiên các thí sinh được vào trả
thi trước: giảng viên gọi bất kỳ hoặc do các sinh viên bắt
thăm ngay tại chỗ…

- Lựa chọn thứ tự công việc theo ngẫu hứng của người
sắp xếp hoặc người thực hiện
10. FO Fewest Operation - Ưu tiên các đơn hàng có hành trình công nghệ đơn giản
Ưu tiên công việc có số cho làm trước làm giảm sự phức tạp trong lập kế hoạch,
nguyên công còn lại phải trong quản trị SX cho cả hệ thống. Ngoài ra, FO có thể
thực hiện là nhỏ nhất cho phép giảm số lượng sản phẩm dở dang nằm tại hệ
thống.

EM 3417 Quản trị sản xuất 102


CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ CÁC THUẬT NGỮ
CÁC GIẢ ĐỊNH:

• Tại một thời điểm trung tâm công nghệ (TTCN) chỉ nhận 1 đơn hàng
(gọi là 1 công việc, Job) vào gia công;

• Công việc trước làm xong thì ra khỏi ngay TTCN và công việc tiếp
theo được vào làm ngay;

• Thời gian thực hiện từng công việc đã bao gồm thời gian chuẩn- kết;

• Thời gian thực hiện từng công việc được xác định trước và không
phụ thuộc vào thứ tự thực hiện tại trung tâm;

• Không xẩy ra trục trặc kỹ thuật, thiếu lao động, hỏng chất lượng sản
phẩm trong quá trình SX;
EM 3417 Quản trị sản xuất 23
CÁC THUẬT NGỮ
STT TÊN THUẬT NGỮ CÔNG THỨC TÍNH
1. Là thời gian tác nghiệp tính theo định mức,
Tđmcv-i : (RUN-TIME) được biết trước khi công việc đến TTCN,
Thời gian định mức thực hiện công việc thứ i
không phụ thuộc vào thứ tự thực hiện tại
(đơn hàng i).
trung tâm.
2. Tđợi-cv-2 = Tđmcv-1;
Tđợi-cv-i : (WAIT-TIME)
Thời gian đợi đến lượt gia công của công Tđợi-cv-3 = Tđợi-cv-2 + Tđmcv-2
việc- i (hoặc đơn hàng) tại trung tâm Tđợi-cv-i = Tđợi-cv-(i-1) + Tđmcv-(i-1)
(WAIT TIME)
3.
Tcv-i : (JOB TIME) Tcv-i = Tđmcv-i + Tđợi-cv-i
Thời gian hoàn thành công việc tại trung tâm
4.
Tnhóm cv
Là thời gian để hoàn thành tất cả các công
việc (cả nhóm) đang xếp hàng chờ phân công Tnhóm cv = ∑ (Tcv-i)
tại trung tâm trong ngày (ca SX) xem xét.

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


STT TÊN THUẬT NGỮ CÔNG THỨC TÍNH
5.
𝐓𝐜𝐯 𝐓𝐜𝐯 = ∑Tcv-i / N;
Là thời gian để hoàn thành bình quân 1 Trong đó: N là tổng số công việc (đơn
công việc (đơn hàng) tại trung tâm. hàng) đang đợi tại trung tâm.
6.
Tchậm cv-i Tchậm cv-i = Tkh-cv-i - Tcv-i
Là thời gian chậm trễ hoàn thành của Trong đó, Tkh-cv-i (hay Deadline): là
công việc i so với kế hoạch. thời gian cần hoàn thành công việc i theo
kế hoạch tại trung tâm.
7.
𝐓𝐜𝐡ậ𝐦 𝐜𝐯 𝐓𝐜𝐡ậ𝐦 𝐜𝐯 = ∑Tchậm-cv–i/ N
Là thời gian chậm trễ bình quân của Trong đó: N là tổng số công việc (đơn
một công việc (đơn hàng) tại trung tâm hàng) đang đợi tại trung tâm.
8.
𝐍𝐜𝐯 𝐍𝐜𝐯 = Tnhóm cv / ∑Tđmcv-i

Là số công việc bình quân nằm chờ tại Trong đó:


trung tâm, phản ánh mức tạo sản phẩm ∑Tđmcv-i là tổng thời gian hoàn thành
dở dang của cả hệ thống SX tại một theo định mức của tất cả các công việc
công đoạn, gây ách tắc, tăng như cầu đang chờ phân công tại trung tâm trong
mặt bằng SX, vốn lưu động cho SX… ngày (ca SX) xem xét.

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHỌN NGUYÊN
TẮC ƯU TIÊN TỐI ƯU

• Mỗi nguyên tắc ưu tiên khi được lựa chọn sẽ có các


chỉ số thể hiện tính “hiệu quả” trong việc sắp xếp thứ
tự các công việc(các đơn hàng).

• Có 3 chỉ số như thế: 𝐓𝐜𝐯 ; 𝐓 𝐜𝐡ậ𝐦 𝐜𝐯 ; 𝐍𝐜𝐯

• 3 chỉ số này được coi như 3 tiêu chí để đánh giá, so


sánh “hiệu quả” giữa các nguyên tắc ưu tiên được sử
dụng (10 nguyên tắc cơ bản trên).

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


Hiện chưa có nguyên tắc nào là tối ưu cho mọi hệ thống
sản xuất, tùy vào các trường hợp cụ thể và mức độ quan
trọng của mỗi tiêu chí trong hệ thống để ra quyết định lựa
chọn tiêu chí cụ thể cho phân công thực hiện các công việc
(đơn hàng).
Về nguyên tắc, nếu không có ràng buộc quá vào mức độ
quan trọng của từng nguyên tắc ưu tiên nào trong 10 nguyên tắc
trên, các nhà quản trị có thể thử dùng vài nguyên tắc hoặc tất
cả để sắp xếp thứ tự các công việc(đơn hàng) và sau đó tính toán
các chỉ tiêu “hiệu quả” của việc sắp xếp theo từng nguyên tắc
ưu tiên đó đó, chọn nguyên tắc ưu tiên nào cho ra kết quả
tốt nhất theo các chỉ tiêu hiệu quả sắp xếp.
EM 3417 Quản trị sản xuất 107
VÍ DỤ 1. Có 5 công việc đang đợi tại một trung tâm gia công
(TTGC) trong bảng sau:
Thứ tự đến Tên công việc Thời gian định Thời gian cần
TTGC mức, (ngày) hoàn thành ,
ngày
1. A 6 8
2. B 2 6
3. C 8 18
4. D 3 15
5. E 9 23
a) Sắp xếp thứ tự thực hiện các đơn hàng theo nguyên tắc: FCFS?
b) Sắp xếp thứ tự thực hiện các đơn hàng theo nguyên tắc: SPT?
c) Sắp xếp thứ tự thực hiện các đơn hàng theo nguyên tắc: LPT?
d) Sắp xếp thứ tự thực hiện các đơn hàng theo nguyên tắc: EDD?
EM 3417 Quản trị sản xuất 108
GIẢI VÍ DỤ 1
SẮP XẾP TÊN CÁC Tđmcv-i Tcv-i Tkh-cv-i Tchậm-cv -i
THỨ TỰ: CÔNG (ngày) (ngày) (ngày) (ngày)
FCFS VIỆC
1. A 6 6 8 -
2. B 2 8 6 2
3. C 8 16 18 -
4. D 3 19 15 4
5. E 9 28 23 5
∑ 28 77 11

CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁP SỐ


TÍNH CÁC CHỈ TIÊU 1. Tcv 77/5 15,4
HIỆU QUẢ CỦA SẮP 2. T chậm-cv; ngày 11/5 2,2
XẾPTHỨ TỰ THEO
CÁC CÔNG THỨC 3. Ncv ; công việc 77/28 2,75

EM 3417 Quản trị sản xuất 109


TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY TÍNH NỐT CHO 3 NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN CÒN LẠI KẾT QUẢ
SẮP XẾPTHEO 4 NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN TRÊN

NGUYÊN Tcv ; T chậm-cv; Ncv ; BÌNH LUẬN


TẮC ngày ngày công việc
KHÔNG CÓ TIÊU CHÍ (TC) GÌ
1. FCFS 15,4 2,2 2,75 TỐT NHẤT, NHƯNG TẠO SỰ
CÔNG BẰNG CHO KHÁCH
HÀNG (QUAN TRỌNG)
TỐT NHẤT TRÊN 2 TC
2. SPT 13,0 1,8 2,32
TỒI TỆ NHẤT TRÊN CẢ 3
3. LPT 20,6 9,8 3.68 TC
TỐT NHẤT TRÊN 1 TC: THỜI
4. EDD 13,6 1,2 2,42 GIAN CHẬM BÌNH QUÂN
CÔNG VIỆC

EM 3417 Quản trị sản xuất 110


VÍ DỤ 2.
Hôm nay ngày thứ 25 theo kế hoạch sản xuất. Có 3 công việc cần sắp xếp
thứ tự gia công tại 1 trung tâm. Thông tin trong bảng:
CÔNG VIỆC NGÀY CẦN HOÀN THÀNH THỜI GIAN CÒN LẠI ĐỂ
THEO KẾ HOẠCH SX HOÀN THÀNH CÔNGVIỆC
(ngày) (ngày)

A 30 4
B 28 5
C 27 2
Hãy sắp xếp thứ tự thực hiện các đơn hàng theo nguyên tắc ưu tiên CR và
tính 3 chỉ tiêu hiệu quả của sắp xếp đó?

EM 3417 Quản trị sản xuất 111


GIẢI VÍ DỤ 2
CÔNG TỶ SỐ GĂNG THỨ TỰ ƯU TIÊN
VIỆC

A (30-25)/ 4 = 1,25 2
B (28-25)/5 = 0,6 1
C (27-25)/2 = 2 3

BÌNH LUẬN:
NGUYÊN TẮC CR CÓ ƯU ĐIỂM HƠN SO VỚI 4 NGUYÊN TẮC TRÊN Ở CHỖ
NÓ CHO PHÉP SẮP XẾP “LINH HOẠT HƠN” THEO TÌNH HÌNH THỰC TẾ
THỰC HIỆN VÀ CÁC THAY ĐỔI PHÁT SINH (NẾU CÓ) CỦA CÁC CÔNG
VIỆC TẠI TRUNG TÂM TRONG SUỐT CẢ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN.

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


VÍ DỤ 3. Có 5 ô tô cần sửa tại một trạm sửa chữa mini đang chờ được
sửa chữa. Trạm chỉ có 1 thợ chính và 1 thợ phụ nên tại 1 thời điểm chỉ
1 ô tô được đưa vào sửa chữa. (Labor- Limited Process)
Tên ô tô Thứ tự VIP Thời Thời gian còn Số nguyên Tên các
của đơn gian định lại tính đến thời công còn nguyên công
hàng mức, giờ điểm cần hoàn lại; nguyên còn lại
thành; giờ công
A 2 3 8 3 Sơn, mạ, ghế
B 3 5 9 2 Sơn, phanh
C 1 12 7 3 Phanh, còi, ác
quy
D 4 6 -2 1 Hệ thống điện
E 5 10 -5 1 Hộp số
Hãy lập kế hoạch theo các nguyên tắc ưu tiên: ST; S/O; FO; RANDOM; RUSH.
EM 3417 Quản trị sản xuất 33
NGUYÊN TẮC ST
TÊN CÁC
Tđmcv-i Tkh-cv-i ST Thứ tự Tcv-i Tchậm-cv - i
CÔNG
VIỆC
(giờ) (giờ) (giờ) ưu tiên (Giờ) (giờ)
(Deadline)
A 3 8 8-3=5 5 36 28
B 5 9 9-5=4 4 33 24
C 12 7 7 - 12 = -5 3 28 21
D 6 -2 -2 - 6 = -8 2 16 18
E 10 -5 -5 -10 = -15 1 10 15
∑ 36 123 106

TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁP SỐ
HIỆU QUẢ CỦA SẮP
XẾPTHỨ TỰ THEO
1. Tcv ; ngày 123/5 24,6
CÁC CÔNG THỨC 2. Tchậm − cv ; ngày 106/5 21,2
3. Ncv ; công việc 123/36 3,42

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


NGUYÊN TẮC S/0
TÊN Số S/O Thứ
CÁC
Tđmcv-i Tkh-cv-i ST tự ưu
Tcv-i Tchậm-cv - i
CÔNG (giờ) (giờ) (giờ) NC (Giờ) (giờ)
tiên
VIỆC (No)
A 3 8 8-3=5 3 5/3 = 4 31 23
1.67
B 5 9 9-5=4 2 4/2 = 2 5 36 31

C 12 7 7 - 12 = 3 -5/3= 3 28 21
-5 -1,67
D 6 -2 -2 - 6 = 1 -8/1 = - 2 16 8
-8 8
E 10 -5 -5 - 10 = 1 -15/1 = 1 10 15
-15 -15
∑ 36 125 98

THỨ TỰ ƯU TIÊN CỦA S/O GIỐNG CỦA ST NÊN HAI NGUYÊN TẮC NÀY CÓ CÙNG ĐÁP SỐ

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


NGUYÊN TẮC FO
TÊN CÁC
Tđmcv-i Tkh-cv-i No Thứ tự ưu tiên
CÔNG (4 trường hợp)
(giờ) (giờ)
VIỆC
A 3 8 3 4 5 5 4
B 5 9 2 3 3 3 3
C 12 7 3 5 4 4 5
D 6 -2 1 1 2 1 2
E 10 -5 1 2 1 2 1

Lưu ý: với bài này phải phân nhánh vì có nhiều trường hợp có thể xảy
ra về sắp xếp thứ tự các đơn hàng => Sinh viên luyện tập tính các chỉ
tiêu hiệu quả của sắp xếp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


NGUYÊN TẮC RUSH: THEO THỨ TỰ KHẨN CẤP (HOẶC MỨC VIP)
CỦA CÁC ĐƠN HÀNG
TÊN CÁC
Tđmcv-i Tkh-cv-i Thứ tự Tcv-i Tchậm-cv - i
CÔNG
(giờ) (giờ) VIP của (Giờ) (giờ)
VIỆC đơn hàng
A 3 8 2 15 7
B 5 9 3 20 11
C 12 7 1 12 5
D 6 -2 4 26 28
E 10 -5 5 36 41
∑ 36 109 92

CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁP SỐ


TÍNH CÁC CHỈ TIÊU
1. Tcv ; ngày 109/5 21,8
HIỆU QUẢ CỦA SẮP
XẾPTHỨ TỰ THEO 2. Tchậm − cv ; ngày 92/5 18,4
CÁC CÔNG THỨC
3. Ncv ; công việc 109/36 3,02

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


PHƯƠNG PHÁP JOHNSON
• Yêu cầu:
-Sắp xếp thứ tự thực hiện của N công việc(đơn hàng)
đang nằm chờ tại 1 trung tâm công nghệ gồm có 2 máy
(2 nguyên công) sao cho tổng thời gian thực hiện tất
cả các đơn hàng là MIN?

-Thứ tự công nghệ phải được tuân thủ: tất cả các đơn
hàng buộc phải gia công trên máy 1 trước => đến máy
2).
EM 3417 Quản trị sản xuất 38
• CÁC GIẢ ĐỊNH:
- Thời gian thực hiện mỗi công việc (đơn hàng) đã bao gồm
cả thời gian chuẩn - kết và đã được xác định trước, không
phụ thuộc vào thứ tự sắp xếp thứ tự thực hiện tại trung
tâm;
- Không sử dụng bất kỳ nguyên tắc ưu tiên nào để sắp xếp
các công việc(đơn hàng);
- Tại một thời điểm trung tâm chỉ nhận 1 đơn hàng do hạn
chế về năng lực SX.
- Không xẩy ra trục trặc kỹ thuật, thiếu lao động, hỏng chất
lượng sản phẩm trong quá trình SX;
EM 3417 Quản trị sản xuất 39
BỘ PHẬN
ĐIỀU ĐỘ SX - Tổng thời gian hoàn thành
các đơn hàng

- Tổng thời gian gián đoạn


SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC ĐƠN HÀNG trên máy 2 của trung tâm
THEO METHOD JONHSON

TRUNG TÂM
CÁC CHỈ
CÔNG NGHỆ TIÊU HIỆU
JOB JOB JOB (2 máy) QUẢ CỦA
No …. No 2 No1 PHƯƠNG
ÁN SẮP
N công việc (đơn hàng) nằm chờ M-2 XẾPTHỨ
M-1
TỰ

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


THUẬT TOÁN
• Bước 1: Lập bảng chứa các thông tin: tên công việc; thời gian thực hiện
trên từng máy(hoặc từng công đoạn CN tại trung tâm);

• Bước 2: Chọn công việc có thời gian tác nghiệp là nhỏ nhất. Nếu thời
gian đó là tác nghiệp trên máy 1 thì cho công việc đó vào thứ tự đầu
tiên; còn nếu trên máy 2 thì cho vào thứ tự sau cùng.

• Bước 3: Loại công việc vừa sắp xếp ra khỏi vùng quan sát. Lặp đi lặp lại
bước 2 & 3 cho đến khi các công việc đều được sắp xếp vị trí.

• Bước 4: Tính tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc và thời gian
gián đoạn trên máy thứ 2 của trung tâm.
EM 3417 Quản trị sản xuất 41
VÍ DỤ 4
• Có 4 công việc cần sắp xếp qua 1 trung tâm gia công gồm 2 máy,
thứ tự công nghệ cần đảm bảo qua máy 1 => máy 2. Thời gian
định mức mỗi công việc trong bảng sau:
CÔNG VIỆC Thời gian trên Thời gian trên
Máy 1 Máy 2
A 4 2
B 7 8
C 6 5
D 9 7

Hãy sắp xếp thứ tự các đơn hàng để tổng thời gian thực hiện
4 đơn hàng làm MIN? Tính tổng thời gian chu kỳ 4 đơn qua trung
tâm này và thời gian gián đoạn tại máy 2?

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


GIẢI VÍ DỤ 4
CÔNG Thời gian trên Thời gian trên
VIỆC
Máy 1 Máy 2
A 4 2 (MIN-1)
B 7 (MIN-3) 8
C 6 5 (MIN-2) Thời gian
rỗi có thể
D 10 9 nhận nhiệm
vụ SX mới
B D C A
MÁY 1 B-7 D- 10 C- 6 A- 4
MÁY 2 B- 8 D -9 C-5 A-2

Thời gian để chuẩn bị máy Thời gian gián đoạn Máy 2: 2 (ngày) ∑ Chu kỳ 4 đơn: 33 ngày

EM 3417 Quản trị sản xuất 123


PHƯƠNG PHÁP HUNGARY

• Có N công việc cần phần công thực hiện trên N máy.


(tương quan công việc: máy là 1:1);
• Các máy đều có thể nhận bất kỳ công việc nào vào gia
công;
• Chi phí thực hiện mỗi công việc trên các máy khác nhau
có thể khác nhau
• Nhiệm vụ: tìm phương án bố trí: công việc => Máy tối ưu
để tổng chi phí thực hiện N công việc trên N máy đó là
MIN?

EM 3417 Quản trị sản xuất 124


ĐIỀU ĐỘ SX: BỐ TRÍ CÔNG VIỆC - MÁY TỐI ƯU
(ASSIGNMENT)

Job-1 Job-2 M-1 M-2

MIN ∑ CP
Job-... Job-N … M-N

CÁC CÔNG VIỆC ĐANG TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ


ĐỢI PHÂN CÔNG: N-CV N - MÁY

EM 3417 Quản trị sản xuất 125


THUẬT TOÁN

• Bước 1: Lập bảng(ma trận) chi phí thực hiện N công


việc- N máy;

• Bước 2: tìm số MIN trong mỗi hàng, lấy các số trong


hàng – số MIN của hàng, kết quả ghi ra bảng mới;

• Bước 3: Từ bảng mới tìm số MIN của từng cột, lấy các
số trong cột – số MIN cột, kết quả ghi ra bảng mới;

EM 3417 Quản trị sản xuất 126


• Bước 4: Kẻ các đường thẳng đi qua hàng hoặc cột mà có chứa từ 2 chữ
số 0 trở lên.

Kiểm tra về điều kiện tối ưu của bảng:


- Nếu số đường thẳng chứa các chữ số 0 đó lớn hơn hoặc bằng N thì
bảng đã đạt điều kiện tối ưu, chuyển sang bước 6.
- Nếu số đường thẳng chứa các chữ số 0 nhỏ hơn N thì chuyển sang
bước 5.

• Bước 5: Tìm số MIN từ phần bảng còn lại, không kể số nằm trên các
đường chứa các chữ số 0. Lấy các số trong phần bảng đó – số MIN vừa
tìm được , đồng thời cộng số đó vào chỗ giao điểm của các đường
thẳng chứa các chữ số 0.

EM 3417 Quản trị sản xuất 127


Kiểm tra điều kiện tối ưu của bảng mới: nếu số
đường thẳng chứa các chữ số 0 bằng N thì bảng đạt điều
kiện tối ưu => chuyển sang bước 6.
Nếu chưa đạt thì lặp lại bước 4 & 5 cho đến khi nào đạt
rồi chuyển bước 6.

• Bước 6: Phân công tối ưu công việc - máy vào các vị


trí là chữ số 0 duy nhất của hàng hoặc cột. Sau khi phân
xong các công việc cho các máy thì tính tổng chi phí thực
hiện tất cả các công việc tại trung tâm.

EM 3417 Quản trị sản xuất 128


VÍ DỤ 5
Chi phí thực hiện công việc trên máy tương ứng, đv: USD

CÔNG MÁY
VIỆC A B C
R-110 11 14 6
S-34 8 10 11
T-17 9 12 7

Hãy ứng dụng thuật toán Hungary để phân công tối ưu CÔNG VIỆC-
MÁY nhằm MIN tổng chi phí thực hiện toàn bộ các công việc?

EM 3417 Quản trị sản xuất 129


GIẢI VÍ DỤ 4 CÔNG MÁY MIN
VIỆC HÀNG
A B C
R-110 11 14 6 6
BƯỚC 1: S-34 8 10 11 8
T-17 9 12 7 7

CÔNG MÁY
VIỆC Trừ các
A B C
số trong
R-110 5 8 0 hàng đi
BƯỚC 2: S-34 0 2 3 số MIN-
Hàng
T-17 2 5 0
EM 3417 Quản trị sản xuất 130
MÁY
CÔNG VIỆC A B C
BƯỚC 3 R-110 5 8 0
S-34 0 2 3
T-17 2 5 0
MIN CỘT 0 2 0

CÔNG VIỆC MÁY


A B C
R-110 5 6 0
BƯỚC 4 S-34 0 0 3
T-17 2 3 0
Trừ các số trong cột đi số MIN cột
EM 3417 Quản trị sản xuất 131
BƯỚC 5: CÔNG VIỆC MÁY
Mới có 2
A B C
đường
thẳng chứa R-11 5 6
chữ số 0 => S-34
Tiếp tục
T-17 2 3
biến đổi
bảng Tìm số MIN của phần bảng còn lại: 2

Trừ các số trong CÔNG MÁY


phần bảng còn lại VIỆC
đi số MIN mới A B C
tìm được, đồng
thời cộng nó và vị
R-11 3 4 0
trí giao điểm các S-34 0 0 5
đường thẳng
chứa các chữ số 0 T-17 0 1 0

EM 3417 Quản trị sản xuất 132


Vẽ các đường
thẳng đi qua
CÔNG MÁY
các chữ số 0 VIỆC A B C
của hàng hoặc R-11 3 6 0
cột 0 0 5
S-34
T-17 0 1 0

BƯỚC 6: Kiểm tra điều kiện tối ưu của bảng:


-Số đường chứa các chữ số 0: 4 đường > 3 => Bảng tối ưu. Phân
công tối ưu vào các ô vàng (chứa chữ số 0 duy nhất của hàng hoặc
cột). CV R-11 => Máy C; CV S-34 => Máy B; CV T-17 => Máy A.

- Tổng chi phí thực hiện 3 công việc là: 6 + 10 + 9 = 25


(lấy thông tin từ Bảng 1 khi chưa biến đổi)
EM 3417 Quản trị sản xuất 133
KẾT LUẬN CHƯƠNG

❖ Hoạch định sản xuất tác nghiệp là giai đoạn cuối cùng của
quá trình hoạch định sản xuất và sản phẩm của nó là
bản kế hoạch sản xuất chi tiết nhất, cụ thể nhất theo thời
gian, không gian và theo các đối tượng lập kế hoạch;

❖ Tập hợp các tiếp cận, phương pháp làm kế hoạch tác
nghiệp, các đơn vị tính toán cơ sở trong kế hoạch và
các văn bản kế hoạch sẽ ban hành sẽ tạo thành: HỆ
THỐNG KẾ HOẠCH.

EM 3417 Quản trị sản xuất 134


❖ Lập kế hoạch sản xuất tác nghiệp cho các QTSX có tính gián
đoạn và có đặc điểm chuyên môn hóa công nghệ là phức tạp
nhất, đòi hỏi cần nâng cao chất lượng làm kế hoạch để đảm
bảo hiệu quả cho các quá trình sản xuất đó;

❖ Có ba loại hệ thống kế hoạch sản xuất tác nghiệp: theo đơn


đặt hàng; theo bộ chi tiết và theo từng sản phẩm cụ
thể(hoặc từng chi tiết);

❖ Việc lựa chọn hệ thống hoạch định tác nghiệp sản xuất cần
căn cứ vào đặc điểm tổ chức HTSX (theo dạng HTSX: đơn
chiếc, theo lô, đại trà);
EM 3417 Quản trị sản xuất 55
CÁC TIÊU CÁC DẠNG SẢN XUẤT (TYPES)
CHÍ

ĐƠN CHIẾC THEO THEO LÔ VỪA THEO LÔ LỚN ĐẠI TRÀ


(THEO ĐƠN LÔ BÉ
ĐẶT HÀNG)
Tên hệ -Hệ thống kế hoạch - Hệ thống kế Theo từng sản phẩm (hoặc từng chi
thống theo đơn đặt hàng; hoạch theo tiết)
KHSXTN Bộ- Nhóm Chia thành 3 loại: - Theo Nhịp
-Hệ thống kế hoạch chi tiết; - Theo tồn kho;
theo Bộ- Cụm chi tiết; - Theo Kanban;
- Theo nhịp
Theo từng bộ
Theo chi tiết gần
Tiếp cận từng bộ giống nhau về
& đơn vị Theo đơn chi tiết kết cấu - hành Theo từng sản phẩm riêng biệt (hoặc
kế hàng của các trình công từng chi tiết).
hoạch cụm lắp nghệ của một
ráp cụm hoặc
nhiều cụm lắp
ráp

EM 3417 Quản trị sản xuất 136


6.4. CÁC BÀI TẬPTHỰC HÀNH CHƯƠNG

• Làm các bài tập luyện tập về 4 phương pháp lập


kế hoạch tác nghiệp (điều độ) cho các xưởng CMH
CN trong các sách bài tập về QTTN bằng tiếng Việt
và các bài tập trong File bài tập gửi kèm.

• SV có thể nghiên cứu về các tình huống cụ thể trong


thực tiễn trong lập kế hoạch điều độ SX và trình bày
trên lớp.
EM 3417 Quản trị sản xuất 137
Bài 1. Thợ cả của một trung tâm cơ khí gồm hai bộ máy phay và mài
đang sắp xếp thứ tự thực hiện cho 7 đơn hàng tại trung tâm như sau:
ĐƠN HÀNG PHAY MÀI
Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc

A 0 3 3 6
B 3 7 7 9
C 7 11 11 13
D 11 15 15 21
E 15 17 21 25
F 17 20 25 28
G 20 21 28 33

EM 3417 Quản trị sản xuất 138


• Hãy tìm thử phương án sắp xếp khác để tổng
thời gian chu kỳ thực 7 đơn hàng tại trung tâm
này với chu kỳ sản xuất thấp nhất?

• So với phương án của thợ cả trên thì phương


án mới của bạn tiết kiệm được bao phần
trăm về thời gian chu kỳ thực hiện 7 đơn
hàng đó tại trung tâm?

EM 3417 Quản trị sản xuất 139


Bài 2. Thợ cả tại một trung tâm sản xuất cần sắp xếp thứ tự thực hiện
6 đơn hàng tại trung tâm. Tại một thời điểm chỉ cho phép 1 đơn hàng
vào gia công. Các thông tin về các đơn hàng trong bảng sau:
Tên đơn Thứ tự đến Thời gian định mức Thời gian cần Số nguyên còn
hàng trung tâm thực hiện đơn hàng; hoàn thành; lại cần hoàn
ngày ngày thành

A 1 3,5 9 2
B 2 6,0 16 4
C 3 5.5 11 3
D 4 1,5 27 5
E 5 2,5 18 3
G 6 4,5 19 1
EM 3417 Quản trị sản xuất 140
Hãy sắp xếp thứ tự các đơn hàng theo nguyên tắc sau
đây và đồng thời Tính 3 chỉ tiêu hiệu quả xếp hàng với
nguyên tắc này?
a) FCFS?
b) SPT?
c) LPT?
d) CR?
e) EDD?
f) ST?
g) S/0?
h) Random?
EM 3417 Quản trị sản xuất 141
• i) Nếu có thêm thông tin: đơn L nhất định phải
đưa vào làm ngay đầu tiên do là khách hàng
VIP của trung tâm, hãy sắp xếp thứ tự các đơn
hàng theo nguyên tắc MIX (hỗn hợp): tính tới
ưu tiên VIP trên và nguyên tắc EDD sử dụng
để sắp xếp thứ tự các đơn còn lại?

• k) Đưa tất cả các kết quả sắp xếp (có 3 chỉ tiêu
hiệu quả sáp xếp) theo các nguyên tắc trên vào
một bảng tổng hợp kết quả và đưa ra nhận
xét của bạn?
EM 3417 Quản trị sản xuất 142
Bài 3. Có 5 đơn hàng đang chờ phân công thực hiện vào 5 máy. Máy
nào cũng có thể nhận bất cứ đơn hàng nào trong số đó vào gia công,
thời gian thực hiện đơn hàng/máy trong bảng sau:

Tên đơn Thời gian thực hiện đơn hàng trên từng máy; phút
hàng A B C D E

No 1 4 5 9 8 7
No 2 6 4 8 3 5
No 3 7 3 10 4 6
No 4 5 2 5 5 8
No 5 6 5 3 4 9
Hãy đưa ra lựa chọn tối ưu của bạn để tổng chi phí hoàn
thành các công việc là MIN?
EM 3417 Quản trị sản xuất 143
Bài 4. Bộ phận điều độ sản xuất tại phân xưởng lắp máy hút bụi đang
kiểm tra lại kế hoạch đưa vào sản xuất theo từng ngày của tuần 2/2022
trong bảng dưới đây. Biết công nhân nào cũng có thể lắp ráp bất kỳ
Model sản phẩm nào và họ lắp độc lập theo từng chiếc sản phẩm với
phương pháp thủ công. Thời gian định mức lắp ráp điều hòa cũng
được đưa ra trong cùng bảng 1 dưới.

Mã sản Ngày làm việc, thứ Định mức thời


phẩm
10/1, 11/1, 12/1, 13/10, 14/1, gian lắp ráp; giờ

thứ 2 thứ 3 thứ 4 thứ 5 thứ 6 công/SP

A 200 700 200 - 400 1,2


B 500 - 1500 500 500 1,5
C 400 600 350 800 - 1,8
EM 3417 Quản trị sản xuất 144
Nếu số công nhân có thể bố trí làm việc tại phân xưởng theo thông tin
từ bộ phận nhân sự trong tuần đó đưa ra trong bảng 2.

Ngày làm việc, thứ:


10/1, 11/1, 12/1, 13/1, 14/1,
thứ 2 thứ 3 thứ 4 thứ 5 thứ 6
Khả năng bố trí lao 225 250 350 300 150
động, người
a) Kế hoạch sản xuất tuần 2 có khả thi không? Vì sao?

b)Tính hệ số phụ tải công suất phân xưởng theo các ngày làm
việc trong tuần kế hoạch này?

c)Vẽ đồ thị phụ tải theo từng ngày làm việc trong tuần minh họa
để trực quan hóa kết quả thu được?
EM 3417 Quản trị sản xuất 145
Bài 5. Có 6 đơn hàng cần sắp xếp thứ tự gia công tại một bộ phận sản
xuất với 2 nguyên công cần làm liên tiếp nhau theo thứ tự. Tại một thời
điểm chỉ cho phép 1 đơn hàng vào gia công. Thông tin về các đơn
hàng trong bảng sau:
Nguyên Thời gian thực hiện các đơn hàng trên từng
công số nguyên công; phút
A B C D E F
No 1 18 15 42 60 35 40
No 2 26 30 51 14 26 24

a)Hãy sắp xếp các đơn hàng sao cho tổng thời gian chu kỳ thực hiện
các đơn đó là MIN?
b)Tính tổng thời gian rỗi (không tải) tại cả 2 nguyên công trong cả chu
kỳ thực hiện 6 đơn hàng đó?
149
EM 3417 Quản trị sản xuất
Các CV NC1 NC2
A 18 (Min 3) 26 Thứ tự thực hiện các CV qua các NC như sau
B 15 (Min 2) 30 (thuật toán Johnson)
C 42 51
D 60 14 (Min1) B A C E F D
E 35 26 (Min 5)
F 40 24 (Min 4)

0 15 33 75 110 150 210


B-15 A-18 C-42 E-35 F-40 D-60

0 15 45 71 75 126 152 176 210 224


B-30 A-26 C-51 E-26 F-24 D-14

Tổng chu kỳ thực hiện các đơn hàng qua hai nguyên công là: 224 (phút);
Thời gian lãng phí tải trên nguyên công 2 là: 4 + 34 = 38 (phút)

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Slides bài giảng;


• Các sách về: Quản trị sản xuất (tác
nghiệp); Tổ chức sản xuất của các tác
giả trong và ngoài nước.
• Các bài giảng điện tử trên internet.
EM 3417 Quản trị sản xuất 150
CẢM ƠN CÁC BẠN!

Mời các bạn tham khảo một số tình huống của chương 5
trong File riêng và tham gia giải các bài tập thực hành định
lượng, các bài tập trắc nghiệm để làm sâu sắc hơn lý thuyết
của chương.

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 8: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT


THEO DỰ ÁN - EM 3417

Biên soạn: 1. PGS. TS. Phạm Thị Thu Hà


Bộ môn: Kinh tế công nghiệp
Email: Ha.phamthithu@mail.hust.edu.vn

2. PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn: Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


CÁC NỘI DUNG CHÍNH

8.1. Tổng quan về sản xuất theo dự án


8.2. Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất
theo dự án
8.3. Giảm thời gian chu kỳ dự án PERT/COST
8.4. Điều chỉnh kế hoạch khi bị hạn chế các
nguồn lực
EM 3417 Quản trị sản xuất 2
MỤC TIÊU CHƯƠNG

❖Nắm được các kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất
theo dự án
❖Nắm được nội dung quy trình và các phương pháp lập
kế hoạch sản xuất theo dự án.
❖ Các kỹ thuật phân tích và lập kế hoạch thời gian
❖Nắm được các giải pháp giảm thời gian chu kỳ thực
hiện dự án

3
EM 3417 Quản trị sản xuất
❖ Lập kế hoạch sản xuất theo dự án trong điều kiện
thông tin xác định
❖ Lập kế hoạch sản xuất theo dự án trong điều kiện
thông tin không xác định
❖ Nắm được các giải pháp giảm thời gian chu kỳ sản xuất
thông qua PERT/chi phí
❖ Lập kế hoạch khi bị giới hạn nguồn lực thực
hiện dự án

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


8.1. Tổng quan về sản xuất theo dự án

Khái niệm về dự án sản xuất

Dự án sản xuất có thể hiểu theo nghĩa chung là


một tập hợp các hoạt động, các công việc có liên
quan với nhau theo một logic nhất định, nhằm
mục tiêu nhất định, thực hiện bằng những nguồn
lực nhất định, trong một khoảng thời gian xác
định.

EM 3417 Quản trị sản xuất 5


Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn
để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối
tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng, cải tiến hoặc năng cao chất lượng
của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một
khoảng thời gian xác định.

(Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu)


6
EM 3417 Quản trị sản xuất
Các ví dụ về dự án
• Xây nhà, cây cầu, con đường;
• Đóng tầu, lắp ráp máy bay;
• Sản xuất các bộ phim;
• Trang bị hệ thống CNTT tại doanh nghiệp;
• Phát triển sản phẩm mới, thị trường mới;
• Đào tạo nhân viên….
➢Các doanh nghiệp ngày càng phải đối diện với nhiều
dự án hơn
EM 3417 Quản trị sản xuất 7
❑ Các đặc điểm của dự án sản xuất

❖ Không có tính lặp lại

❖ Có chu trình rõ ràng, logic chặt chẽ


❖Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định

❖ Có tiến độ cụ thể có điểm bắt đầu và kết thúc

EM 3417 Quản trị sản xuất 8


❖ Có yêu cầu chặt chẽ về chất lượng tiến độ và chi phí
❖ Có giới hạn về nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực)
❖ Do những đặc điểm về tính không lặp lại của sản xuất
theo dự án và bị giới hạn thời gian, ngân sách
=> dự án có tính rủi ro cao hơn so với sản xuất có tính lặp
lại nên cần sử dụng kế hoạch như một công cụ quản lý để
giảm rủi ro cho dự án.

EM 3417 Quản trị sản xuất 9


Bản chất của kế hoạch sản xuất cho dự án cũng thống nhất
với kế hoạch sản xuất khác vì cùng bản chất là xây dựng
một kịch bản bao gồm:
❖ Mục tiêu
❖ Nội dung (các hoạt động..)
❖ Phương tiện (nhân lực, vật lực, tài lực)
❖ Tổ chức thực hiện (luân chuyển dòng thông tin)
➢ Như vậy, kế hoạch tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản trị
dự án thành công

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


Chất lượng

3 mục tiêu lớn


của quản trị dự án

Chi phí Thời hạn

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


8.2. Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất theo dự án

Các câu hỏi cơ bản của bất kỳ bản kế hoạch nào

❖ WHAT - Phải làm gì ?


❖ WHO - Ai chịu trách nhiệm?
❖ WHEN - Khi nào làm? Khi nào kết thúc?
❖ HOW - Như thế nào? Phương thức thực hiện? Nguồn lực?
❖ HOW MUCH - Thời gian bao nhiêu? Chi phí bao nhiêu?

12
EM 3417 Quản trị sản xuất
CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC
Do hầu hết các dự án có HIỆN CỦA DỰ ÁN
tính một lần, không lặp (PHÂN TÁCH CÁC CÔNG VIỆC
CỦA DỰ ÁN)
lại nên các công việc của

Dự án thường không
LÊN KẾ HOẠCH VỀ TIẾN ĐỘ
được xác định trước. Vì VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC
vậy, lập kế hoạch cho dự NGUỒN LỰC (LAO ĐỘNG,
NGUYÊN VẬT LIỆU, MÁY …)
án cần xác định

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


❖ PHÂN TÁCH CÁC CÔNG VIỆC TRONG DỰ ÁN CẦN
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

• Dự án gồm những công việc gì? (phân tách các công việc
cụ thể từ dự án)?
• Xác định thứ tự thực hiện, mối quan hệ giữa các công
việc?
• Ai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc?
• Xác định các nguồn lực cần thiết thực hiện mỗi công việc
đó: nhân lực, nguyên vật liệu, chi phí, thời gian?

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


Kết quả của phân tách công việc - tệp công việc

Một tệp công việc là một tập hợp nhiệm vụ đồng


nhất, cùng chứa các thông tin :
❖ Tên
❖ Code
❖ Thời hạn thực hiện
❖ Chi phí
❖ Người chịu trách nhiệm
❖ Mô tả chi tiết các công việc
EM 3417 Quản trị sản xuất 15
Phân tách các công việc của dự án
❖ Bằng kinh nghiệm, cảm tính và sử dụng đội ngũ chuyên gia đa
ngành để hình dung những công việc cần làm của dự án và các
dự tính nhu cầu cần sử dụng để thực hiện các công việc này.

❖ Các phương pháp phân tách cơ bản: PBS, WBS, OBS, RBS. Bản chất
các phương pháp này đều có điểm chung là phân rã dự án thành các gói
công việc theo thứ tự từ trên xuống dưới giống sơ đồ cấu trúc của tổ
chức (Breakdown Structure- BS).

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


Các phân chia cơ bản

❖ PBS phân tách theo các dòng sản phẩm


❖ OBS phân tách theo các đơn vị sản xuất, các tổ chức đội tổ
phân xưởng

❖ RBS phân tách theo các nguồn lực


❖ WBS phân tách theo các công việc => Đây là cách phân
tách chủ yếu được sử dụng trong chương này

EM 3417 Quản trị sản xuất 17


GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

❖ PBS: Product breakdown structure

❖ WBS: Work breakdown structure

❖ OBS - Organization breakdown structure

❖ RBS - Resources breakdown structure


EM 3417 Quản trị sản xuất 18
PBS

Sản phẩm A Sản phẩm B Kiểm tra Logistics


chất lương
Chi tiết A1 Chi tiết B1

Chi tiết A2 Chi tiết B2


Chi tiết A3 Chi tiết B3

Product breakdown structure


EM 3417 Quản trị sản xuất 19
RBS

Vật lực Nhân lực Tài lực

Chuyên gia Chuyên gia


Marketing Nhà quản lý
kỹ thuật tài chính

Resources breakdown structure


EM 3417 Quản trị sản xuất 20
OBS

Công ty A Công ty B R&D Logictics

Phân xưởng A1 R&D B1

Phân xưởng A2
R&D B2
Phân xưởng A3
R&D B3
Organization breakdown structure
EM 3417 Quản trị sản xuất 21
WBS

Công việc A Công việc B Công việc C …

Công việc A1 Công việc-C1

Công việc A2 Công việc-C2


Công việc A3 Công việc-C3

Work breakdown structure


EM 3417 Quản trị sản xuất 22
Xây dựng các BS (WBS; PBS; OBS; RBS)

❖ Các BS do những người hiểu công việc xây dựng;


❖ BS không cần phải chia các công việc xuống cùng một
cấp độ. Thường, dự án được chia đến cấp độ thích hợp để
tính toán ước lượng đến độ chính xác theo yêu cầu (tài
chính, nhân công, thời gian và các nguồn lực khác);

EM 3417 Quản trị sản xuất 23


WBS

❖ WBS là một bước chính trong quá trình lập kê hoạch. Nó


chia dần toàn bộ dự án thành những gói công việc nhỏ hơn
và cứ thế cho đến khi tất cả các công việc có ý nghĩa được
xác định (các hoạt động không bị chồng chéo).
❖ Mỗi công việc có thể được lập kế hoạch, lập dự toán,
được giám sát và kiểm tra.

EM 3417 Quản trị sản xuất 24


❖ Ở tất cả các bước cần đảm bảo việc phân chia là toàn diện
và tách biệt.
❖ Ở mỗi bước không nên chia quá nhỏ (Tốt nhất là từ 5-15
đầu mối).
❖ Ở cấp độ thấp nhất mỗi gói công việc cần xác định phạm
vi, mục tiêu, các chỉ số kỹ thuật, nhu cầu nhân sự chính;
ngân sách; thời gian thực hiện và dự tính các nguồn lực
khác…
EM 3417 Quản trị sản xuất 25
❖ WBS do những người có kinh nghiệm, am hiểu công việc
trong dự án xây dựng nên.
❖ WBS thường được chia đến cấp độ thích hợp để tính toán
ước lượng đến độ chính xác theo yêu cầu (tài chính, nhân
công, thời gian và các nguồn lực khác).

(Nguồn ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


WBS xây dựng một ngôi nhà
Nhà

Nền Các hệ Quản lý


Kết cấu
móng thống con dự án
Hệ thống
Sân
cửa Hệ thống
trước Hệ thống điện
dây điện
Đường Hệ thống
xe ô tô mái Hệ thống Hệ thống
cơ khí nước
Hệ thống
Sân sau khung
Nội thất Hệ thống viễn
Bê tông thông…

EM 3417 Quản trị sản xuất 27


Ví dụ về WBS: giới thiệu sản phẩm mới

➢ Bao bì đóng gói: ➢ Phân phối:


• Thiết kế • Chọn nhà phân phối
• Thương lượng và ký hợp đồng với nhà
• Trang thiết bị bao gói
phân phối
• Hàng vào kho • Chở hàng đã đóng gói đến cho nhà
• Đóng gói phân phối
➢ Lực lượng bán hàng: ➢ Quảng cáo:
• Chỉ định giám đốc bán hàng • Chọn hãng quảng cáo
• Thuê nhân viên bán hàng • Lập kế hoạch chiến dịch quảng cáo
• Đào tạo nhân viên bán hàng • Hãng quảng cáo tiến hành chiến dịch
quảng cáo

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


Yếu tố thành công của WBS

Các gói công việc được coi là rõ ràng, gồm những


đặc tính sau:
❖ Tình trạng và sự hoàn thành của công việc có thể xác
định được;
❖ Gói công việc có những điểm khởi đầu và kết thúc
được xác định rõ ràng;
EM 3417 Quản trị sản xuất 29
❖ Gói công việc phải quen thuộc, thời gian, chi phí và các
nguồn lực khác phải được dự báo một cách dễ dàng;
❖ Gói công việc bao gồm những phần việc nhỏ có thể
quản lý, xác định được và phải tương đối độc lập với các
công việc khác.

❖ Gói công việc thường được thực hiện liên tục.

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trong tổ chức

Có thể dùng ma trận kết hợp để phân công nhiệm vụ thực hiện
các công việc (theo WBS) cho các đơn vị trong tổ chức (theo
OBS)

WBS
OBS

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN CHO
CÁC CÁ NHÂN - BIỂU ĐỒ LRC

❖ LRC là công cụ quản lý và lập kế hoạch về nhân lực thực


hiện dự án. Nó phân công trách nhiệm về các hoạt động (công
việc) của dự án cho các thành viên dự án;
❖ Cấu trúc thông dụng của LRC là một ma trận trong đó cột
dọc ghi các thành viên dự án và hàng ngang ghi các gói
công việc lấy ra từ WBS;

EM 3417 Quản trị sản xuất 32


❖ Các loại quy ước trách nhiệm hay sử dụng: chính, hỗ trợ, phê
duyệt, thông báo, giám sát;
❖ Biểu đồ ma trận trách nhiệm LRC là biểu đồ mô tả, tổng kết
mối quan hệ giữa các thành viên tham gia dự án với trách
nhiệm của họ trong yếu tố của dự án.
❖ Một yếu tố dự án có thể là một hoạt động cụ thể, một quyết
định, hay một báo cáo...

33
EM 3417 Quản trị sản xuất
❖ Cột của biểu đồ giới thiệu người phụ trách, quản lý các
yếu tố của tổ chức.

❖ Dòng tương ứng là các yếu tố thực hiện của tổ chức.

Trong đó:
P: Trách nhiệm
Các ký hiệu A: Phê chuẩn;
chính;
của biểu đồ R: Xét duyệt;
RLC: B: Nhận dạng
O: Đầu ra;
I: Đầu vào;
N: Thông báo
EM 3417 Quản trị sản xuất 34
Ví dụ: BIỂU ĐỒ TRÁCH NHIỆM TRỰC TUYẾN (LRC)
Công việc Kỹ sư Nhà chế Hợp Quản Marketing Đảm bảo
tạo đồng lý chất
lượng
Chung I I O, A P B A

Đàm phán I, N I, N I, R P A
hợp đồng
Thiết kế sơ P A R O, B A
bộ
Thiết kế chi P A R O A
tiết
Thực hiện R P O, B R

Thử nghiệm I I O, B P

Giao hàng N N P A N A

EM 3417 Quản trị sản xuất 35


Đánh giá nhu cầu sử dụng các nguồn lực cho các công việc
(gói công việc) trong dự án
❖Phương pháp chuyên gia: sử dụng các kinh nghiệm của các
chuyên gia để đưa ra các đánh giá về nhu cầu thời gian, các
nguồn lực thực hiện các công việc (gói công việc) trong dự
án nếu như chưa có các dữ liệu quá khứ về các công việc
tương tự, hoặc các công việc cần tính toán có độ phức tạp rất
cao, hoặc là những công việc rất khó lượng hóa chính xác về
nhu cầu sử dụng nguồn lực.
Ví dụ: chi phí để xin giấy phép thực hiện một công việc nào đó hoặc cả dự án) ở những nơi mà
tồn tại các rào cản trong môi trường thể chế và còn tồn tại các chi phí không chính thức.

EM 3417 Quản trị sản xuất 36


❖Phương pháp analog: để đưa ra các đánh giá về nhu
cầu sử dụng các nguồn lực của các công việc (gói công
việc) khi có các dữ liệu về các công việc tương tự;

❖Phương pháp phân tích tính toán: dựa trên các dữ liệu
thứ cấp về các định mức, các giá trị tham chiếu bình quân
trong ngành, các tiêu chuẩn thực hiện công việc trong dữ
liệu thứ cấp và trong hiện tại của dự án, các căn cứ khác
v..v.. để phân tích, tính toán và dự báo về nhu cầu sử dụng
nguồn lực cho công việc hiện tại của dự án.

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


❖ LÊN KẾ HOẠCH VỀ TIẾN ĐỘ VÀ NHU CẦU CÁC
NGUỒN LỰC

• Xác định tổng thời gian thực hiện cả dự án, tổng chi phí
thực hiện dự án?

• Xác định thời gian bắt đầu, kết thúc sớm nhất, muộn nhất
và thời gian dự trữ của mỗi công việc trong dự án để
thực hiện dự án không bị chậm trễ?

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


• Xác định các công việc quan trọng nhất của dự án có
ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành chung của dự án?

• Xác định nhu cầu về các nguồn lực để thực hiện dự


án?

• Nếu kế hoạch về tiến độ hoặc chi phí trong phương


án kế hoạch chưa phù hợp với mục tiêu thì cần điều
chỉnh lại phương án kế hoạch đó để đạt được mục
tiêu đề ra.

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


• Việc kiểm soát thực hiện kế hoạch (theo dõi và điều chỉnh
kế hoạch dự án khi cần thiết) trong suốt quá trình thực
hiện cũng được coi là nhiệm vụ của công tác kế hoạch nói
chung để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã đề
ra.

(Nguồn các ảnh: internet)

EM 3417 Quản trị sản xuất 40


Lập kế hoạch về thời gian cho dự án

➢ Các câu hỏi: (Nguồn ảnh: internet)

-Mỗi công việc, con đường trong dự án và cả dự án


khi nào sẽ hoàn thành?
-Thời gian bắt đầu sớm nhất, muộn nhất, kết thúc
sớm nhất, muộn nhất của mỗi công việc trong dự
án là bao nhiêu?
EM 3417 Quản trị sản xuất 41
- Thời gian dự trữ mỗi công việc là bao nhiêu?
(Nguồn ảnh: internet)

- Đánh giá rủi ro dự án không hoàn thành đúng tiến độ


mong muốn?
Các phương
❖ Sơ đồ ngang (Sơ đồ Gantt) pháp lập kế
hoạch tiến độ
❖ Sơ đồ mạng (Sơ đồ CPM & PERT) cho dự án

EM 3417 Quản trị sản xuất 42


ví dụ biểu đồ Gantt
KẾ HOẠCH THỰ C HIỆN DỰ ÁN QC-1 ZONE T ẠI ITALIAN-THAI

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 100 CĂN HỘ NHÂN VIÊN

ội dung công việc 1996 1997


TT
M ar April M ay June July Aug Sept Oct Nov Dec Jan Feb 100%

1 Công tác chuẩn bị 13-Mar-96 90%


Phần xây dựng
2 Công tác đóng cọc 80%
3 Công tác móng
4 Xây thô tầng 1,2 70%
5 Xây thô tầng 3,4 và mái
Phần hoàn thiện 60%
6 Lát nền
7 Trát tƣờng 50%
8 Dán mái
9 Trát trần 40%
10 Lắp đặt cửa đi và cửa s ổ
11 Laắp đặt k hu vệ s inh 30%
12 Công tác sơn
13 Hệ thống thoát nƣớc 20%
14 Lắp hệ thống điện

M 3417 Quản trị sản xuất


15
16
Làm vƣờn, trồng cây, cỏ
Kết thúc công việc 1 4 -Feb -9 7
10%

0%
hàng tháng 0 4 .9 3 4 .5 9 4 .3 2 7 .4 8 1 0 .2 1 9 .9 8 1 3 .3 7 1 7 .7 4 1 6 .3 2 1 0 .2 0 .8 6
Dự kiến công việc
Tích lũy 0 4 .9 3 9 .5 2 1 3 .8 4 2 1 .3 2 3 1 .5 3 4 1 .5 1 5 4 .8 8 7 2 .6 2 8 8 .9 4 9 9 .1 4 100

PLANNED PROGRESS

EM 3417 Quản trị sản xuất 44 43


VÍ DỤ VẼ SƠ ĐỒ GANTT (HAY SƠ ĐỒ NGANG)

Cho ví dụ thực hiện một dự án với các số liệu sau:

Công việc TG thực hiện Ràng buộc


A 5
B 3
C 8 Sau A
D 7 A,B
E 7
F 4 C,D,E
G 5 F

EM 3417 Quản trị sản xuất 45


Phươngáncơsởvi ÁN 1: Sớmnhất cóthể
PHƯƠNG dụ4.1
Côngviệc

A
B
C
D
E
F
G
Ngày
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Sơ đồ ngang (Gantt)
EM 3417 Quản trị sản xuất 45
(GANTT)
Công việc
Phương án sử dụng
PHƯƠNG
dự trữÁN 2

A
B
C
D
E
F
G
Ngày
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Công việc B sử dụng hết thời giandự trữ tự do (FS) tức l lùi lại 2 ng y.
Do đó
Tiến độ không thay đổi

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


Các kỹ thuật (GANTT)
PhươngánBsửdụngFS, DsửdụngFS
Công
việc
A,C,D,F,G là công việc
tới hạn

A
B
C
D
E
F
G

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Ngày

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


GANTT
CÔNGCông
VIỆC việc hương án sử dụng dự trữ
P
A
B
C
D
E
F

Ngày
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Công việc B sử dụng hết thời giandự trữ to nphần(TS) tức l lùi lại 3 ng y.
Do đó
Tiếnđộ không thayđổi

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


Ưu và nhược của GANTT
❖ Ưu điểm của phương pháp
➢ Đơn giản, dễ hiểu, dễ phân tích.
➢ Trực quan, cho phép tính được thời gian hoàn thành dự án.
❖ Nhược điểm
➢ Khi nhiều công việc (dự án phức tạp sẽ khó thể hiện bằng sơ
đồ đơn giản).
➢ Khó xác định các dự trữ cho các công việc.
➢ Khi có các phát sinh thay đổi lại cần vẽ lại sơ đồ Gantt một
cách thủ công, chưa cho phép tự động hóa các tính toán.

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


Lịch sử phát triển CPM

❖ Critical Path Method (CPM): Sơ đồ mạng


❖ Ra đời vào năm 1957
❖ Các dự án bảo trì nhà máy công nghiệp hóa chất cho công
ty DuPont
❖ Tập trung vào mối quan hệ giữa chi phí và thời gian

EM 3417 Quản trị sản xuất 50


PERT
Lịch sử phát triển PERT
❖ Program Evaluation and Review Technique (PERT): Kỹ
thuật đánh giá và xem xét lại dự án. Đây cũng là sơ đồ
mạng.
❖ Ra đời vào năm 1958.
❖ Cho dự án sản xuất tên lửa Polaris của Hải quân Hoa Kỳ
(US Navy’s). Đây là tên lửa đạn đạo tầm trung được bắt từ
tầu ngầm ở dưới mặt nước.
EM 3417 Quản trị sản xuất 51
Cho đến nay, Polaris vẫn là tên lửa khủng khiếp của thời
đại. Nhờ kỹ thuật PERT mà dự án kết thúc sớm hơn 2 năm
so với kế hoạch.
❖ Tập trung vào dự đoán thời gian không chắc chắn.

SỰ GIỐNG NHAU GIỮA CPM &PERT

❖ PERT vàCPM đều có chung bản chất là sơ đồ mạng


lưới – sử dụng các mũi tên và nút mạng để trình bày
dự án;
EM 3417 Quản trị sản xuất 52
❖ Mũi tên chỉ có một chiều và thể hiện thứ tự
các công việc. Chiều dài của mũi tên không
thể hiện thời gian thực hiện công việc;
❖ Có logic phân tích sơ đồ và tính toán giống
nhau cao.

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


SỰ KHÁC BIỆT SƠ ĐỒ CPM & PERT

❖ Khác biệt về trình bày sơ đồ


➢ CPM: Trong mạng CPM các hoạt động (hay các công việc) được thể
hiện vào NÚT MẠNG (AON);
➢ PERT: các hoạt động (các công việc) được thực hiện vào mũi tên
(AOA);

❖ Khác biệt về tiếp cận tính thời gian thực hiện các công việc và dự
án
➢ CPM xem thời gian thực hiện các công việc là xác định, không đổi.
➢ PERT thời gian hoàn thành công việc dưới dạng phân phối xác suất;

EM 3417 Quản trị sản xuất 54


CPM E3
B3

A3
F1 G3

C1

Minh họa sơ đồ AON: Activities on Nude

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


PERT
3
B3 E3

G3 6
1 2 D0 5
A3

C1
F1
4

Minh họa sơ đồ AOA: Activities on Arrow

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


CPM-PERT

❖ Sử dụng các nút mạng và các con đường ;


❖Con đường (Path) của dự án là đường nối thẳng từ điểm
xuất phát đến điểm cuối mạng (hay điểm kết thúc dự án);
❖Sơ đồ có mũi tên 1 chiều, không có mạch vòng
(không quay trở lại);

❖ Nút mạng được biểu diễn là một vòng tròn;

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


❖ Đường tới hạn (hay đường găng)- Critical Path: là con
đường có độ dài lớn nhất trong tất cả các con đường của
dự án;

❖ Mỗi công việc bao gồm hai sự kiện: bắt đầu và kết thúc;

❖ Các công việc găng: là các công việc nằm trên đường
găng;
EM 3417 Quản trị sản xuất 58
Các điều kiện ràng buộc

❖ Ràng buộc: Điều kiện logic ❖ ASAP ❖ MSO


cần thiết để thực hiện nhiệm ❖ ALAP ❖ MFO
vụ: thời gian, công nghệ, các ❖ FNLT ❖ SS
nguồn lực
❖ SNLT ❖ FF
❖ Điều kiện để bắt đầu một
❖ SNET ❖ FS
nhiệm vụ: hoàn thành tất cả
❖ FNET ❖ SF
các công việc trước nó

EM 3417 Quản trị sản xuất 59


Giải thích các điều kiện ràng buộc
Ràng buộc Viết tắt Đặc điểm
As Late As Possible ALAP Không chặt
As Soon As Possible ASAP Không chặt

Finish No Earlier Than FNET Không chặt

Finish No Later Than FNLT Không chặt

Start No Earlier Than SNET Không chặt


Start No Later Than SNLT Không chặt
Must Finish On MSO Ràng buộc chặt
Must Start On MFO Ràng buộc chặt

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


Giải thích các điều kiện ràng buộc (tiếp)

A B
B
FS- Finish to start
SS- start to start
• SS- start to start: Hai công việc cùng có thời
A điểm bắt đầu như nhau
• FS- Finish to start: Một công việc phải kết
thúc thì công tiệc kia mới được bắt đầu
B • FF- Finish to finish: Hai công việc cùng có
FF- Finish to finish thời điểm kết thúc như nhau

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


Tính toán các thời gian
❖ Thời gian sớm nhất để công việc bắt đầu, kết thúc
một công việc i, ký hiệu EScv-i; EFcv-i
(ES: Earliest Start; EF: Earliest Finish)
QUY TẮC TÍNH:
➢ ĐI – SỚM: Tính từ trái sang phải theo sơ đồ mạng lưới
(theo chiều mũi tên đi) của sơ đồ mạng => tính các thời
gian sớm;
➢ ESCVBĐ = 0; trong đó: CVBĐ: công việc bắt đầu
➢ ĐI – MAX: theo chiều xuôi sơ đồ mạng các tính toán
cần lấy MAX;
EM 3417 Quản trị sản xuất 62
• ES CVBĐ = 0;

• EF CVBĐ =0+T CVBĐ =T CVBĐ

•T CVBĐ là thời gian thực hiện công việc bắt đầu


ES: Earliest Start; EF: Earliest Finish

EFA ESB EFB


EFA = ESB; EFB = ESB + TB
A B

A EFA ESC EFC


ESC = MAX {EFA ; EFB}
C
EFB
B EFC = ESC + TC
EM 3417 Quản trị sản xuất 63
Ví dụ 1: Thời gian thực hiện CVBĐ 1-2 = 8 (ngày);
Ký hiệu Tcv-1-2 = 8. Thời gian thực hiện CVBĐ 1-3 = 10 (ngày);
Ký hiệu Tcv-1-3 = 10. Tcv-2-3 = 6. Tcv-3-4 = 7.
➢ Tính: Thời gian ES; EF của các công việc trong dự án?
ES
EF 2 Tính ES; EF?
EF
ES 7 ngày EF
ES 3 4 ….
EF CV 3-4
1
ES
Bắt đầu tính EFCV 2-3 = 8 + 6 = 14

ES = 0; EF = 8;
CV 1-2 CV 1-2
ESCV 1-3 = 0; EFCV 1-3 = 10;
ES = MAX {EF ; EF }= 14
ESCV 2-3 = EFCV 1-2 = 8; CV 3-4 CV 1-3 CV 2-3

EFCV3-4 = 14 + 7 = 21
Tiếp tục thực hiện quy tắc tính trên cho đến các công việc kết thúc dự án.

EM 3417 Quản trị sản xuất 64


Tính đường găng của dự án
• Chiều dài của một con đường = ∑ thời gian thực hiện các công
việc nằm trên con đường đó;

• Con đường dài nhất được gọi là đƣờng găng (hay đường tới hạn) của
dự án;

• Các công việc nằm trên đƣờng găng được gọi là các công việc
găng;

• Ý nghĩa của đường găng: cho biết thời gian hoàn thành dự án sớm nhất
theo kế hoạch khi giả định tất cả các công việc găng không bị chậm
trễ;

EM 3417 Quản trị sản xuất 65


Tính toán các thời gian muộn: LS, LF
❖ Thời gian bắt đầu muộn nhất của công việc- LS
Là thời gian muộn nhất có thể tiến hành công việc đó để
không ảnh hưởng đến các công việc sau đó và làm chậm cả dự
án;

❖ Thời gian muộn nhất để hoàn thành công việc- LF


Là khoảng thời gian muộn nhất ta có thể hoàn thành công
việc mà không làm ảnh hưởng đến các công việc sau đó

EM 3417 Quản trị sản xuất 66


QUY TẮC:
➢ VỀ - MUỘN: tính từ phải sang trái của sơ đồ mạng;
➢ VỀ - MIN: theo chiều ngược sơ đồ mạng các tính toán cần
lấy MIN
Các CV-IJ; CV-NJ: là các CV kết
thúc của dự án (CVKT) LF
I
LS Bắt đầu
tính
LS LF
LS LF Nút mạng Cuối
……. K M J
cùng
LS LF
LF CVKT = Đường găng; N
LF LS
LSCVKT= Đường găng - TCVKT
LFCV-MI = LSCV-IJ LSCV-MI = LF CV-MI – TCV-MI LFCVKM = MIN {LSCV-MI ; LSCV-MN}
EM 3417 Quản trị sản xuất 67
Tính toán các thời gian dự trữ
❖ Do dự án có tính một lần nên luôn tồn tại rủi ro về các ước đoán
thời gian thực hiện các công việc (theo kế hoạch) của dự án. Chính
vì vậy, việc tính toán thời gian dự trữ mỗi công việc là có ý nghĩa
rất quan trọng để các nhà quản trị có thể sử dụng khi cần thiết
để chống đỡ với các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện các
công việc hoặc để có thể sắp xếp lại thứ tự hoàn thành các công
việc sau cho đảm bảo được tiến độ hoàn thành mong muốn hoặc
giảm chi phí thực hiện dự án.

❖ Có hai loại thời gian dự trữ: dự trữ toàn phần và dự trữ tự do.

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


❖ Thời gian dự trữ toàn phần TS (Total Slack)
Là khoảng thời gian tối đa mà công việc i có thể kéo dài
việc thực hiện hoặc có thể chậm bắt đầu thực hiện mà
không làm ảnh hưởng đến thời gian của các công việc
diễn ra sau đó và thời gian hoàn thành toàn bộ dự án.

TScv-i = LScv-i - ES cv-i = LFcv-i – EFcv-i

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


❖Thời gian dự trữ tự do của công việc FS
(Free Slack)

FScv-i = Min {ES của các cv sau i} – EF cv-i

Là khoảng thời gian tối đa mà công việc i có thể kéo


dài hoặc chậm trễ bắt đầu thực hiện công việc mà
không làm ảnh hưởng đến thời gian của các công việc
diễn ra sau đó.
EM 3417 Quản trị sản xuất 70
VÍ DỤ 2: DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI
STT Tên công việc Ký hiệu Công việc Thời gian;
trước (tuần)
1 Thiết kế bao bì A - 2
2. Lắp đặt các thiết bị sản xuất B A 10
3. Đóng gói C B, D 6
4. Đặt hàng với các kho hàng hóa đến các nhà D C, J 13
phân phối
5. Tuyển giám đốc bán hàng F - 6
6. Tuyển nhân viên bán hàng G F 4
7. Đào tạo nhân viên bán hàng H G 7
8. Lựa chọn các nhà phân phối I F 9
9. Hợp đồng bán hàng với các nhà phân phối J H, I 6
10. Lựa chọn hãng quảng cáo K F 2
11. Lập kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo L K 4
12. Thực hiện chiến dịch quảng cáo M L 10

EM 3417 Quản trị sản xuất 71


Biểu đồ CPM- ví dụ 2 dự án giới thiệu sản phẩm mới
B-10
A-2
E-6

C-6

D-13
J-6
I-9 KT

F-6
H-7
G-4
M-10
K-2 L-4

EM 3417 Quản trị sản xuất 72


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 8: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT


THEO DỰ ÁN - EM 3417

Biên soạn: 1. PGS. TS. Phạm Thị Thu Hà


Bộ môn: Kinh tế công nghiệp
Email: Ha.phamthithu@mail.hust.edu.vn

2. PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bộ môn: Quản lý công nghiệp
Email: ngoc.tranthibich@hust.edu.vn

EM 3417 Quản trị sản xuất


Ví dụ 3: Cho dự án với các công ty trong bảng sau

CV CV trước Thời gian; tuần


A - 5
B - 3
C A 8
D A, B 7
E - 7
F C, D, E 4
G F 5

EM 3417 Quản trị sản xuất 73


Các câu hỏi trong ví dụ 3

a) Hãy vẽ sơ đồ PERT?
b) Tìm đường găng và các công việc găng của dự
án?
c) Tính ES, EF, LS, LF của mỗi công việc trong dự
án?
d) Tính TS, FS của mỗi công việc trong dự án?

EM 3417 Quản trị sản xuất 3


2 GIẢI VÍ DỤ 3

VẼ SƠ ĐỒ PERT
3
1

4 5 G-5 6
F-4

CV 2-3 là công việc ảo: thêm vào để thể hiện thứ tự các CV cho rõ hơn
Các con đường của dự án:
1-2–4–5–6 => Chiều dài con đường: 22 (days) => Đường găng
1 – 2 -3 – 4 – 5 – 6 => Chiều dài con đường: 19 (days)
1–3–4–5–6 => Chiều dài con đường: 21 (days)
1–4–5-6 => Chiều dài con đường: 16 (days)

EM 3417 Quản trị sản xuất 4


❖ Đường găng là con đường dài nhất trong các con
đường của dự án;
❖ Thời gian thực hiện dự án sớm nhất = Đường găng
❖ Công việc găng là các công việc nằm trên đường
găng
❖ Mỗi công việc sẽ tính các tham số thời gian sau:
▪ ES; EF; LS; LF
▪ TSi =LFi - EFi = LSi - ESi
▪ FSi= ESj - EFi (công việc j sau công việc i)
(TSi≥ FSi)
EM 3417 Quản trị sản xuất 5
TÍNH CÁC GIÁ TRỊ TRONG BẢNG


STT CV I,j TG ES LF EF LS TS FS
1 A 1,2 5 0 5 5 0 0 0
2 B 1,3 3 0 6 3 3 3 2
3 C 2,4 8 5 13 13 5 0 0
4 D 3,4 7 5 13 12 6 1 1
5 E 1,4 7 0 13 7 6 6 6
6 F 4,5 4 13 17 17 13 0 0
7 G 5,6 5 17 22 22 17 0 0
8 D1 2,3 0 5 6 5 6 1 0

6
EM 3417 Quản trị sản xuất
VẼ SƠ ĐỒ GANTT CỦA DỰ ÁN

Đường găng: A – C – F -G

EM 3417 Quản trị sản xuất 7


CPM-PERT - Đồ thị

8
EM 3417 Quản trị sản xuất
CPM-PERT các thông tin liên quan
❖ Đường sớm nhất có thể ASAP - As soon as possible
❖ Đường muộn nhất có thể ALAP - As late as possible
❖ Đường thực tế: rất nhiều khả năng có thể
❖ Điểm hai đường gặp nhau: thời điểm tuần thứ 13.
❖ Tổng thời gian của dự án: tuần 22
❖ Các thông tin khác

EM 3417 Quản trị sản xuất 80


Ví dụ 4. Cho dự án có các công việc trong bảng. Các câu hỏi như ví dụ 3?
NV Thời gian CV trước
1 A 2
2 B 2 A
3 C 6
4 D 1
5 E 2 D
6 F 8 A
7 G 3 B,C,E
8 H 10 D
9 I 7 G
10 J 11 G
11 K 3 F,H,I
12 L 8 J,K
13 M 10 F,H,I

EM 3417 Quản trị sản xuất 10


CPM- PERT : Áp dụng 2
STT CV TG I,j ES LF EF LS TS FS
1 A 2 1,2 0 4 2 2 2 0
2 B 2 2,4 2 6 4 4 2 2
3 C 6 1,4 0 6 6 0 0 0
4 D 1 1,3 0 4 1 3 3 0
5 E 2 3,4 1 6 3 4 3 3
6 F 8 2,6 2 17 10 9 7 6
7 G 3 4,5 6 9 9 6 0 0
8 H 10 3,6 1 17 11 7 6 5
9 I 7 5,6 9 17 16 10 1 0
10 J 11 5,7 9 20 20 9 0 0
11 K 3 6,7 16 20 19 17 1 1
12 L 8 7,8 20 28 28 20 0 0
13 M 10 6,8 16 28 26 18 2 2

EM 3417 Quản trị sản xuất 11


PERT lập kế hoạch với thời gian không chắc chắn – PERT xác suất

Thời gian kế hoạch thực hiện từng công việc, từng con
đường và cả dự án nói chung có sai số so với thời gian thực
hiện thực tế do các lý do sau:
➢ Dự án có tính một lần, không lập lại nên hầu hết hoặc rất
nhiều các công việc của dự án có tính một lần, việc ước
đoán thời gian thực hiện chúng sẽ có khó khăn, khó chính
xác;
EM 3417 Quản trị sản xuất 12
➢ Tồn tại những rủi ro khác cũng tác động tới thời gian hoàn thành các
công việc, dự án đến từ các yếu tố bên trong, bên ngoài khác làm cho
thời gian hoàn thành các công việc thay đổi, ví dụ các nhà cung cấp trễ
lịch cung cấp, một số công nhân nghỉ không lý do, thời tiết không
thuận…
➢ Chính vì vậy, nếu dùng một thời gian cố định để đánh giá thời gian
hoàn thành mỗi công việc là không hợp lý, không đúng bản chất thực
tế, nhiều khi việc lập kế hoạch với một giá trị thời gian xác định trước
như vậy sẽ gây ra rủi ro cho dự án về khả năng hoàn thành đúng tiến độ
kế hoạch.

EM 3417 Quản trị sản xuất 13


❖ PERT sử dụng tiếp cận xác suất trong lập kế hoạch về
thời gian thực hiện mỗi công việc, mỗi con đường.
❖ Sử dụng phân bổ xác suất BETA để đánh giá 3 thời gian
hoàn thành mỗi công việc trong những điều kiện khác
nhau: điều kiện tốt nhất, điều kiện tồi nhất, điều kiện
thường và hay xảy ra nhất theo đánh giá của nhóm chuyên
gia tham gia lập kế hoạch.

EM 3417 Quản trị sản xuất 14


❖ Trong đó : Phân bổ BETA
➢ a: thời gian hoàn thành tối ưu (min)
a còn có thể ký hiệu: Top – optimistic
➢ b: thời gian hoàn thành bi quan nhất (max) b còn có thể ký hiệu: Tpec - Pessimistic
➢m: thời gian hoàn thành hay gặp nhất m còn có thể ký hiệu: Tm – most likely
hay có xác suất lớn nhất (mode)
Xác suất Xác suất b>m>a

m m
a b a b
Thời gian Thời gian

Tecv = (a+4m +b)/6


Tecv là thời gian hoàn thành bình quân của công việc

EM 3417 Quản trị sản xuất 15


❖ Thời gian bình quân thực hiện (hay thời gian kỳ vọng) mỗi
công việc Tecv được đánh giá từ 3 giá trị: a, m, b. Thời gian
hoàn thành công việc trong thực tế sẽ giao động quanh giá trị
Tecv này.
❖ Mức độ rủi ro giữa giá trị thời gian hoàn thành trong thực tế
với giá trị bình quân (Tecv) được đánh giá thông qua giá trị
bình phương độ lệch chuẩn bình quân (phương sai), ký hiệu
là δ2 cv

EM 3417 Quản trị sản xuất 16


❖ Phương sai của công việc có công thức sau:

δ2cv = ((b-a)/6)2

➢Phương sai là trung bình số học của bình phương các


sai lệch giữa các giá trị có thể của biến ngẫu nhiên so
với giá trị trung bình của các giá trị đó (Trung bình
của bình phương các sai số, hay bằng sai số chuẩn
bình phương)

17
EM 3417 Quản trị sản xuất
➢ Phương sai của mỗi công việc có thể dùng để đánh giá về
mức độ phân tán của thời gian thực hiện công việc đó
trong thực tế so với thời gian trung bình Tecv đã sử dụng
để lập kế hoạch tiến độ cho công việc đó.

❖Nói cách khác, phương sai càng lớn thì thì giá trị Te-cv đã
được sử dụng làm thời gian kế hoạch của công việc càng
thiếu chính xác hay càng tăng rủi ro về quản lý tiến độ
cho dự án khi các thời gian kế hoạch của các công việc
trong dự án đó có mức độ chính xác càng giảm.

EM 3417 Quản trị sản xuất 18


➢68,27% các giá trị ngẫu nhiên sẽ dao động xung quanh giá trị Te ± δ

➢95,45% các giá trị ngẫu nhiên sẽ dao động xung quanh giá trị Te ± 2.δ

➢99,73% các giá trị ngẫu nhiên sẽ dao động xung quanh giá trị Te ± 3.δ

EM 3417 Quản trị sản xuất 19


• Thời gian hoàn thành bình quân(hay thời gian kỳ vọng)
của một con đường trong dự án được ký hiệu: Tecđ
Te cđ-j = ∑Te cv-i

• Phương sai của con đường cũng đánh giá về mức độ sai lệch
giữa giá trị thời gian hoàn thành thực tế của con đường với
giá trị thời gian bình quân:
δ2cđ-j = ∑δ2cv-i
(Các công việc i là các công việc nằm trên con đường j)

EM 3417 Quản trị sản xuất 20


❖ Ý nghĩa phương sai của con đường cũng tương tự như với
công việc, nó cũng cho biết về mức độ rủi ro của đánh giá
thời gian hoàn thành bình quân con đường đó.

❖ Do dự án có tính một lần và thường mang tính phức tạp hơn


các hoạt động sản xuất được lặp lại, vì vậy mức rủi ro cao
hơn nên cần thiết phải đánh giá mức độ rủi ro về khả năng
hoàn thành mỗi con đường trong dự án và cả dự án trong
giới hạn thời gian cho phép (hay thời gian mong muốn - ký
hiện To, To = const và được chủ đầu tư, các nhà quản trị dự
án tính toán và quy định).

EM 3417 Quản trị sản xuất 21


❖Khi đánh giá cho thấy mức độ rủi ro về tiến độ hoàn
thành so với mục tiêu của mỗi con đường hoặc cả dự
án là cao thì cần tập trung thêm các nguồn lực và các
giải pháp để đảm bảo tiến độ.
.
❖Ngược lại khi mức độ rủi ro thấp có thể rút bớt và
điều chuyển các nguồn lực từ con đường có rủi ro thấp
sang tăng cường cho các con đường có độ rủi ro cao để
tiết kiệm các nguồn lực thực hiện dự án, giảm lãng phí.

EM 3417 Quản trị sản xuất 22


❖ Để giảm rủi ro về tiến độ hoàn thành dự án, khi
lập kế hoạch thực hiện dự án thông thường có hai
cách:
➢Lấy thời gian hoàn thành dự án mục tiêu(hay
mong muốn) lớn hơn hoặc bằng đường găng, nói
cách khác tăng dự trữ thời gian so với đường găng
của dự án;
➢Hoặc tăng cường hơn về các nguồn lực cho dự án
hay dự trữ thêm lên về chi phí để hoàn thành dự án
với thời gian ngắn hơn;
EM 3417 Quản trị sản xuất 23
Tính xác suất để một con đường có thời gian hoàn
thành trong tiến độ mong muốn To
(To = const). Tính P(Tcđ ≤To) ?

Con đường là tập hợp nhiều công việc nằm trên nó.

Thời gian thực hiện con đường bao gồm nhiều giá trị
ngẫu nhiên của thời gian thực hiện các công việc
nằm trên con đường đó => giả định thời gian thực
hiện con đường tuân theo quy luật phân phối
chuẩn tắc.
EM 3417 Quản trị sản xuất 24
Tính P(Tcđ ≤To)
P(Tcđ ≥ To) = diện tích nằm
P(Tcđ ≤ To) dưới đường phân phối chuẩn, bên
phải của To => đây cũng là rủi ro
mà con đường đó không hoàn
thành đúng tiến độ mong muốn
T
Te To
Để tính: P(Tcđ ≤ To)
người ta tính thông qua
0 Z>0 Giá trị tham số chuẩn Z của Con
đường:
Tra bảng phân phối chuẩn với Z sẽ Zcđ = (To – Tecđ)/δcđ
tính ra giá trị xác suất P cần tìm = (To – Tecđ)/√ ∑δ2cv

EM 3417 Quản trị sản xuất 25


BẢNG PHÂN PHỐI CHUẨN TẮC (KHI Z>0)

EM 3417 Quản trị sản xuất 26


VÍ DỤ TRA BẢNG PHÂN PHỐI CHUẨN TẮC KHI Z = 1,58 => P = 0,9429

27
EM 3417 Quản trị sản xuất
Tra bảng phân phối chuẩn: khi z = 1,58 thì P = 0,9429 ≈ 0,9430

S = 0,943

T
Te To

0
Z
Z =1,58

EM 3417 Quản trị sản xuất 28


Khi To < Te => Z < 0

Tra bảng phân phối chuẩn với Z<0 sẽ


P(Tcđ ≤ To) tính ra giá trị xác suất P cần tìm
= 0,2912
T
To Te

Z = -0,55 0
Z<0

EM 3417 Quản trị sản xuất 29


BẢNG PHÂN PHỐI CHUẨN TẮC KHI Z <0

Ví dụ: Khi Z = - 0,55 => P = 0,2912; Khi Z = -2,15 => P = 0,0158

EM 3417 Quản trị sản xuất 30


Tính xác suất để cả dự án có thời gian hoàn thành trong tiến
độ mong muốn To nhất định nào đó - P(Tdự án ≤ To)?
(To = const)

• Do dự án gồm nhiều con đường và giả sử các con đường là


độc lập tương đối (không có hoặc có ít các công việc chung
nhau).
• Xác suất để cả dự án hoàn thành trong tiến độ mong muốn
To sẽ bằng tích xác suất của các con đường trong dự án mà
mỗi con đường trong đó có thể hoàn thành đúng tiến độ
mong muốn.
P (Tdự án ≤ To) = Π P(Tcđ-j ≤ To)

EM 3417 Quản trị sản xuất 31


KHI Z <0 BẢNG PHÂN PHỐI CHUẨN TẮC KHI Z > 0
EM 3417 Quản trị sản xuất 32
Ví dụ 5: Cho dự án với các công việc có các tham số thời gian (a,m, b)
trong bảng Độ lệch chuẩn đường găng √0.86 = 0.93
a m b δ 2
cv
STT CV Top Tm Tpes Te P.sai
1A 3 5 6 4.83 0.25
2B 3 3 4 3.17 0.03
3C 7 8 10 8.17 0.25 Các CV găng

4D 7 7 12 7.83 0.69
5E 6 7 8 7.00 0.11
6F 3 4 5 4.00 0.11
7G 4 5 7 5.17 0.25 = lệch
22.17 0.86 0.93
Teđg = (4.83+8.17+4+5.17) = 22,17
EM 3417 Quản trị sản xuất 33
PERT

EM 3417 Quản trị sản xuất 34


Ví dụ 6
Trong ví dụ 5 với đường găng dài 22,17 (ngày); Phương sai
của đường găng là 0,86, sai số chuẩn của đường găng là 0,93.

Xác suất để đường găng hoàn thành trước 22.17 ngày sẽ được
tính thông qua giá trị tham số chuẩn Z của con đường

Z = (To – Tecđ)/δcđ = (19 – 22,17)/0,93 = -3,41

Tra bảng Phân phối chuẩn tắc khi Z<0 => P = 0,0003
= 0,03%
EM 3417 Quản trị sản xuất 35
=> Xác suất hoàn thành đường găng là 19 tuần rất
thấp, gần như bằng 0.

-Xác suất để đường găng của dự án có thời gian thực


hiện từ 19 ngày đến 22,17 ngày sẽ là: 50%
– 0,03% = 49,97%

-Xác suất để đường găng có thời gian thực hiện vượt quá
19 tuần sẽ là: 100% - 0,03% = 99,97%
EM 3417 Quản trị sản xuất 36
Ví dụ 7
• Cho dự án có các con đường trong bảng sau:
Tên con đường Te con đường; tuần δ con đường
1 19 0,9
2 23 0,8
3 25 0,7

Xác định đường găng của dự án?


▪ Tính P(Tdự án ≤ đường găng)?
▪ Tính P(Tdự án ≤ 19)?
▪ Tính P(Tdự án ≥25)?

EM 3417 Quản trị sản xuất 37


Giải ví dụ 7
• Đường găng của dự án là con đường số 3, chiều dài là 25
(tuần);
• Tính P(Tdự án ≤ đường găng)?
Tên con Te con δ con đường Z (khi To = 25) P
đường đường; tuần

1 19 0,9 (25-19)/0,9 = 6,67 1

2 23 0,8 (25-23)/0,8= 2,5 0,99 =>1


3 25 0,7 0 0,5

P(Tdự án ≤ 25) = 0,5 P(Tdự án ≥25) = 0,5

EM 3417 Quản trị sản xuất 38


• Đường găng của dự án là con đường số 3, chiều dài là
25 (tuần);
• Tính P(Tdự án ≤ 23)?

Tên con Te con δ con đường Z (khi To = 23) P


đường đường;
tuần
1 19 0,9 (23-19)/0,9 = 4,44 1

2 23 0,8 0 0,5
3 25 0,7 (23-25)/0,7 = -2,85 0,0022

P(Tdự án ≤ 23) = 1 x 0,5 x 0,0022 = 0,0011 = 0,11%

EM 3417 Quản trị sản xuất 39


Lưu ý
• Lập kế hoạch tiến độ dự án cần đánh giá các rủi ro có thể xẩy
ra với dự án từ rất nhiều các yếu tố bên trong và bên ngoài
khác nhau;
• Nếu dự án được cho là có mức rủi ro thấp => người ta thường
lấy mức dự trữ về thời gian khoảng 10%;
• Nếu mức rủi ro trung bình thì mức dự trữ thời gian tầm
20-25%;
• Còn nếu mức rủi ro cao thì có thể lấy dự trữ thời gian đến
50%.
(Theo kinh nghiệm của các nhà quản trị về lập kế hoạch tiến
độ cho dự án).
EM 3417 Quản trị sản xuất 40
8.3. Giảm thời gian chu kỳ dự án PERT/Cost

Đặt vấn đề: những trường hợp doanh nghiệp muốn rút
ngắn thời gian hoàn thành dự án

❖ Dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cần đẩy nhanh tiến
độ để ra thị trường trước các đối thủ cạnh tranh;

❖ Có những trường hợp khác ví dụ như các công trình, dự án cần


được hoàn thành vào những mốc thời gian quan trọng (các dịp
lễ, tết) => cần quan tâm rút ngắn tiến độ hoàn thành dự án;
EM 3417 Quản trị sản xuất 41
❖ Hay một công ty quản lý cùng lúc nhiều dự án, để dễ quản
lý các nguồn lực, công ty này có thể quan tâm tới việc
đẩy nhanh tiến độ của một hoặc một số dự án để tập trung
cho các dự án tiếp theo;

❖ Trong thực tế, do các vấn đề phát sinh, một số hạng mục
công việc trong dự án có thể bị chậm trễ cho với kế hoạch
ban đầu, vì vậy, để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ
mong muốn cần phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các
công việc tiếp theo để dự án có thể hoàn thành đúng mục
tiêu thời gian mong muốn…
EM 3417 Quản trị sản xuất 42
Mục đích giảm chu kỳ dự án

• Đáp ứng yêu cầu về thời gian cần hoàn thành dự


án để đảm bảo mục tiêu đặt ra;

• Đảm bảo chi phí tăng thêm khi đẩy nhanh tiến độ
hoàn thành dự án là nhỏ nhất. (Thông thường rút
ngắn tiến độ cần tăng chi phí như thuê thêm lao
động, máy, làm ngoài giờ…)
EM 3417 Quản trị sản xuất 113
Chi phí biên do đẩy nhanh tiến độ công việc

CP (ngàn USD) Giả sử: một công việc i có thời gian hoàn
thành trong phương án bình thường là 7
(ngày) với chi phí được ước tính là: 10 (ngàn
USD).
A Khi đẩy nhanh công việc này đi 2 ngày còn là
16
5 ngày thì chi phí hoàn thành công việc được
B
10 ước đoán là 16 (ngàn USD).
Chi phí tăng thêm ro rút ngắn tiến độ/ngày của
công việc đó là:
0 5 7 TG (ngày)
(16-10)/(7-5)= 3(ngànUSD)/ngày

Chi phí bình quân rút ngắn tiến độ công việc trên 1 đơn vị thời gian được gọi là chi phí
biên do đẩy nhanh tiến độ công việc của dự án

EM 3417 Quản trị sản xuất 44


Rút ngắn tiến độ dự án thì rút ở đâu?

• Dự án có hai loại con đường: các đường không phải


đường găng và các đường găng.

• Rút ngắn tiến độ các đường không phải là đường


găng thì dự án vẫn không được rút ngắn tiến độ. Vì
vậy, cần chọn các đường găng để đẩy nhanh tiến độ.
EM 3417 Quản trị sản xuất 45
• Trong các công việc găng có những công việc găng có chi
phí biên rút ngắn tiến độ nhỏ hơn và cũng có những công
việc găng khác chi phí này lại cao hơn.

• Để đảm bảo tối thiểu chi phí tăng thêm khi rút ngắn tiến độ
hoàn thành dự án cần thiết ưu tiên đẩy nhanh tiến độ các
công việc găng có chi phí biên rút ngắn tiến độ là nhỏ
nhất thì đẩy tiến độ trước.

• Xem quy trình rút ngắn tiến độ dưới đây.

EM 3417 Quản trị sản xuất 46


Các bước giảm thời gian chu kỳ dự án

1.Xác định mục tiêu rút ngắn tiến độ chung của dự án (bao
nhiêu thời gian và ngân sách cho rút ngắn là bao nhiêu?)

2.Tìm đường găng của dự án theo phương án bình thường


(ban đầu), tìm các công việc găng; Xác định chi phí thực hiện
các công việc găng trong phương án bình thường đó;

EM 3417 Quản trị sản xuất 47


3. Xác định tiềm năng đẩy nhanh tiến độ (tối đa) của mỗi
công việc găng và chi phí tăng thêm trong phương án rút
ngắn tối đa (hay còn gọi phương án nhanh);

4.Tính toán chi phí biên do đẩy nhanh tiến độ đối với từng
công việc găng;

5. Chọn các công việc găng có chi phí biên do đẩy nhanh
tiến độ là Min thì đẩy trước. Cứ thực hiện bước 5 này
cho đến bao giờ đạt được mục tiêu thì dừng lại và chuyển
sang bước 6 nếu dự án không xuất hiện đường găng mới.

EM 3417 Quản trị sản xuất 48


Nếu trong quá trình đẩy có thể xuất hiện các đường
găng mới, khi đó muốn rút ngắn tiến độ của cả dự án
thì cần đẩy nhanh tiến độ đồng thời của tất cả các
đường găng trong dự án (cả cũ và mới), đòi hỏi làm
lại bước 3, 4, 5 với tất cả các đường găng mới xuất
hiện.

6. Tính tổng chi phí tăng thêm do đẩy nhanh tiến độ


của dự án.

EM 3417 Quản trị sản xuất 49


Ví dụ 8:
cho dự án với thời gian thực hiện trong phương án bình
thường và thứ tự các công việc trong ví dụ số 3.
Đường găng dự án là 22 tuần. Chi phí
thực hiện 31.000 (USD).
Biết tiềm năng rút ngắn tiến độ mỗi công việc trong dự án và
chi phí rút ngắn tiến độ trong bảng sau.
Hãy rút ngắn tiến độ hoàn thành dự án tối đa? Tính chi
phí hoàn thành dự án khi đó?
50
EM 3417 Quản trị sản xuất
Các thông tin về thời gian – chi phí thực hiện các công việc trong dự án
STT Công Thời gian Chi phí trong Tiềm Chi phí trong phương án nhanh; USD
việc trong phương án năng đẩy
phương án thường, USD tối đa;
thường; tuần tuần

1. A 5 1.500 2 -Đẩy nhanh tuần 1 sẽ tăng 2.000 ;


- Đẩy nhanh tuần 2 sẽ tăng 1.000;

2. B 3 3.000 1 - Đẩy nhanh 1 tuần tăng 2.000;

3. C 8 3.300 2 - Đẩy tuần đầu sẽ tăng 2.000;


- Đẩy nhanh tuần 2 sẽ tăng 1.000;
4. D 7 4.200 2 - Đẩy mỗi tuần sẽ tăng 2.000;
5. E 7 5.700 1 - Đẩy nhanh 1 tuần sẽ tăng 1.000;

6. F 4 6.100 2 - Đẩy nhanh tuần 1 sẽ tăng 1.000;


- Đẩy nhanh tuần 2 sẽ tăng 2.000;

7. G 5 7.200 2 - Đẩy nhanh mỗi tuần sẽ tăng 1.000;

EM 3417 Quản trị sản xuất 51


Dự án có thời gian trong phương án thường được thể hiện
Giải ví dụ 8 trong sơ đồ.

2
Phương án rút ngắn tiến độ các công việc và chi phí tăng thêm
do rút ngắn tiến
Độ được thể hiện trong bảng.
3
➢ Hãy rút ngắn tiến độ tối đa có thể và tính tổng chi phí
khi đó?
1

4 5 G-5 6
F-4

STT Các con đường Chiều dài; tuần Đường găng


1 A- C- F- G 22 √
2 A- D- F- G 21
3 B- D- F- G 19
4 E- F- G 16

EM 3417 Quản trị sản xuất 52


GIẢI

Bước 1: Đẩy 2 tuần công việc G

STT CV Tiềm năng Chi phí Chi phí Chọn đẩy công
găng đẩy; tuần tăng lên khi tăng lên khi việc găng
đẩy tuần 1, đẩy tuần 2; Tuần 1 Tuần 2
USD USD
1 A 2 2.000 1.000
2 C 2 2.000 1.000
3 F 2 1.000 2.000
4 G 2 1.000 1.000 X X

EM 3417 Quản trị sản xuất 53


Kết thúc bước 1:

STT Các con Chiều Đường Chiều dài sau Chi phí
đường dài; tuần găng khi đầy nhanh; tăng
tuần thêm; USD
1 A-C-F-G 22 √ 20
2 A-D-F-G 19 17
3 B-D-F-G 21 19 2.000
4 E-F-G 16 14

EM 3417 Quản trị sản xuất 54


Bước 2: Đẩy 2 tuần công việc F

STT CV Tiềm Chi phí tăng Chi phí tăng Chọn đẩy công việc
găng năng đẩy; lên khi đẩy lên khi đẩy găng
tuần tuần 1, USD tuần 2; USD Tuần 1 Tuần 2

1 F 2 1.000 2.000 X X
2 G -
3 A 2 2.000 1.000
4 C 2 2.000 1.000

EM 3417 Quản trị sản xuất 55


Kết thúc bước 2:

STT Các con đường Chiều dài; Đường Chiều dài sau đẩy Chi phí tăng
tuần găng nhanh; tuần thêm; USD

1 A-C-F-G 20 √ 18
2 A-D-F-G 17 15
3 B-D-F-G 19 17 3.000
4 E-F-G 14 12

EM 3417 Quản trị sản xuất 56


Bước 3: Đẩy 1 tuần công việc A

STT CV Tiềm năng Chi phí tăng Chi phí Chọn đẩy công việc
găng đẩy; tuần lên khi đẩy tăng lên khi găng
tuần 1, USD đẩy tuần 2; Tuần 1 Tuần 2
USD
1 F -
2 G -
3 A 2 2.000 1.000 X
4 C 2 2.000 1.000

EM 3417 Quản trị sản xuất 57


Kết thúc bước 3:

ST Các con đường Chiều dài; Đường Chiều dài sau khi Chi phí tăng
T tuần găng đẩy nhanh; tuần thêm; USD
1 A-C-F-G 18 √ 17
2 A-D-F-G 15 14
3 B-D-F-G 17 17 2.000
4 E-F-G 12 12

EM 3417 Quản trị sản xuất 58


Bước 4: Đẩy 1 tuần các CV A; B. Đẩy 2 tuần các CV: C, D

STT CV Tiềm năng Chi phí tăng Chi phí tăng Chọn đẩy công việc
găng đẩy; tuần lên khi đẩy lên khi đẩy găng
tuần 1, USD tuần 2; USD Tuần 1 Tuần 2
1 B 1 1.000 X
2 D 2 2.000 2.000 X X
3 F -
4 G -
5 A 1 - 1.000 X
6 C 2 2.000 1.000 X X

EM 3417 Quản trị sản xuất 59


Kết thúc bước 4:

STT Các con đường Chiều dài Đường Số tuần đẩy ở Chi phí tăng
găng bước này; thêm; USD
tuần
1 A-C-F-G 17 √ 14
2 A-D-F-G 14 11
3 B-D-F-G 17 √ 14 9.000
4 E-F-G 12 12

EM 3417 Quản trị sản xuất 60


KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH ĐẨY NHANH

STT Thời gian hoàn Tổng chi phí; USD Nếu tiếp tục đẩy nhanh
thành dự án; tuần các công việc còn lại
1 22 31.000 thì chi phí tăng thêm
2 21 31.000 + 1.000 = 32.000 mà tiến độ không được
3 20 32.000 + 1.000 = 33.000
rút ngắn do các đường
găng đã rút hết tiềm
4 19 33.000 + 1.000 = 34.000
năng.
5 18 34.000 + 2.000 = 36.000
6 17 36.000 + 1.000 = 37.000
7 16 37.000 + 2.000 = 39.000
8 15 39.000 + 4.000 = 43.000
9 14 43.000 + 3.000 = 46.000

EM 3417 Quản trị sản xuất 61


VẼ SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA THỜI GIAN – CHI
PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
USD

50.000
46.000
45.000 43.000
39.000
40.000 37.000
36.000
34.000
35.000 33.000
32.000
30.000 31.000

0 Tuần
14 15 16 17 18 19 20 21 22

EM 3417 Quản trị sản xuất 62


Ngìn USD
Đồ thị quan hệ giữa thời gian – chi phí thực hiện dự án
Y
50

45

40

35

30

25
Y

20

15

10

0
0 5 10 15 20 25
Tuần

EM 3417 Quản trị sản xuất 63


8.4. Điều chỉnh kế hoạch khi bị hạn chế các nguồn lực

Vốn Hạn chế

Tài nguyên Cần điều chỉnh kế hoạch


để sử dụng hiệu quả các
Lao động Nguồn lực nguồn lực hữu hạn &
đồng thời đảm bảo tiến
độ dự án không bị kéo
Vật tư kỹ thuật dài quá

Khác

EM 3417 Quản trị sản xuất 130


Cân đối các nguồn lực

❖ Việc lập kế hoạch bao gồm


❖ Vạch tiến độ thực hiện các nhiệm vụ (thứ tự ưu tiên thực
hiện, chỉ rõ từng công việc được thực hiện ở đâu, khi
nào…)

❖ Các ràng buộc phải tính đến:


➢ Yêu cầu công nghệ
➢ Nguồn lực
EM 3417 Quản trị sản xuất 65
❖ Lập danh sách các nguồn lực và tính sẵn sàng để sử dụng;

❖ Vạch đường CPM chưa tính đến các ràng buộc nguồn lực;

❖ Gắn các công việc với các nguồn lực yêu cầu;

❖ Thực hiện các điều chỉnh cần thiết nếu nhu cầu nguồn lực
vượt quá các khả năng cung ứng;
EM 3417 Quản trị sản xuất 66
Các nguyên tắc ưu tiên khi phân bổ các nguồn lực
hạn chế:
❖ Các công việc cần thực hiện trước phải ưu tiên
trước;

❖ Ưu tiên các công việc găng;


❖ Ưu tiên các công việc có thời gian dự trữ tối thiểu;
❖ Ưu tiên các công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất;

EM 3417 Quản trị sản xuất 67


❖ Ưu tiên các công việc đòi hỏi mức độ nguồn lực lớn nhất;
❖ Chỉ đẩy lùi ra sau những công việc không nằm trên đường
tới hạn;
Quy trình thực hiện
❑ Bước 1: xây dựng bảng phân tích các công việc (nội
dung, trình tự, thời gian, điểm bắt đầu, kết thúc của
từng công việc)

EM 3417 Quản trị sản xuất 68


❑ Bước 2 : Vẽ sơ đồ Gantt;
❑ Bước 3 : Xác định hao phí các nguồn lực ứng với từng hoạt
động (công việc) của dự án;
❑ Bước 4 : Vẽ sơ đồ chất tải nguồn lực ở phương án cơ sở;
❑ Bước 5 : Nhận xét đánh giá mức độ chất tải nguồn lực ở từng
thời điểm. So sánh chất tải ở phương án cơ sở với giới hạn các
nguồn lực;
❑ Bước 6 : áp dụng các biện pháp điều hoà nguồn lực;

EM 3417 Quản trị sản xuất 69


Thông thường có hai loại nguồn lực hay được quan tâm về giới
hạn (hay gọi là nguồn lực “nút cổ chai”) khi lập kế hoạch cho
dự án :
❖ Lao động: hao phí tính theo giờ công. Đây là nguồn lực có giới
hạn. Giải pháp khi có quá tải là thuê thêm lao động hoặc làm ngoài
giờ;

❖ Vật tư : tính theo suất tiêu hao. Có những vật tư đặc biệt (ví dụ
phải nhập khẩu) có thể có giới hạn. Phần lớn các vật tư khác không
giới hạn nhưng cần sử dụng tiết kiệm để tăng hiệu quả.

EM 3417 Quản trị sản xuất 70


❖ Điều hoà sử dụng nguồn lực “nút cổ chai” cho các
công việc (chủ yếu là các công việc không găng)
đang cùng sử dụng nguồn lực đó trong thời gian quá
tải có thể bằng các phương pháp sau:

➢ Điều chỉnh thời gian bắt đầu các công việc (sử dụng
thời gian dự trữ của các công việc);
➢ Phân tách thực hiện các công việc;
➢ Giảm sử dụng nguồn lực “nút cổ chai” cho các công
việc
EM 3417 Quản trị sản xuất 71
➢ điều chỉnh thời gian bắt đầu các công việc; sử dụng
thời gian dự trữ của các công việc:
(Ví dụ: xét cho 2 công việc và giới hạn số lao động/ngày là 10 người)
Công việc
Công việc
CV A – 3 ngày CV A – 3 ngày
(8 công nhân) (8 công nhân)

CV B -8 ngày CV B -8 ngày
(7 công nhân) (7 công nhân) Ngày
0 0
Ngày 8 11
Lao động 15 người
Lao động 12 người
12 người
8 người
7 người 7 người

0
3 8 0 8 11

EM 3417 Quản trị sản xuất 138


Phân tách thực hiện các công việc (nếu cho phép và không ảnh hưởng đến chất lượng và
các yêu cầu về công nghệ) nếu giả sử số lao động/ngày không quá 15

Công việc (tách CV A thành A1 & A2)


Công việc
CV A- 3 ngày A1-2 ngày A2-1 ngày
(8 công nhân) (8 CN) (8 CN)
C- 4 ngày
CV C-4 ngày
(5 CN)
(5 công nhân)

CV B - ngày B – 8 ngày

(7 công nhân) (7 CN)

0 2 3 6 8 Ngày 0 2 6 8 Ngày
Công 20 Công nhân
nhân 15 15
12
12 7
7
0 Ngày Ngày
2 3 6 8 0 2 6 8

EM 3417 Quản trị sản xuất 73


➢ giảm sử dụng nguồn lực “nút cổ chai” cho các công việc

Công việc

CV- A – 6 ngày Giảm số lao động sử dụng của CV A đi ½ và giả sử số ngày


(4 công nhân) thực hiện CV A tăng gấp 2

CV-B – 8 ngày
(7 công nhân)

0
6 8 Ngày
Lao động

12 công nhân
11 công nhân
(7 công nhân)
0 Ngày
6 8
EM 3417 Quản trị sản xuất 74
VÍ DỤ 9
Công việc Thời gian; tuần Lao động; người Công việc sau

A 5 8 C, D
B 3 4 D
C 8 3 F
D 7 2 F
E 7 5 F
F 4 9 G
G 5 7 -
a) Hãy xây dựng một phương án kế hoạch cho dự án và tính thời gian
thực hiện cũng như nhu cầu sử dụng nhân lực theo thời gian? (phương
án này gọi là phương án cơ sở)

EM 3417 Quản trị sản xuất 75


VÍ DỤ 9
Câu a.
CV Thời gian, tuần
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

A 8 8 8 8 8

B 4 4 4

C 3 3 3 3 3 3 3 3

D 2 2 2 2 2 2 2

E 5 5 5 5 5 5 5

F 9 9 9 9

G 7 7 7 7 7

∑ 17 17 17 13 13 10 10 5 5 5 5 5 3 9 9 9 9 7 7 7 7 7
Người

EM 3417 Quản trị sản xuất 76


Nhu cầu về sử dụng lao động của dự án trong ví dụ

❖ Tuần 1-3 huy động 17 lao động;


❖ Tuần 4-5 huy động 13 lao động; Nhu cầu sử dụng không
❖ Tuần 6-7 huy động 10 lao động; đều, cao điểm nhất lên tới
17 người, thấp điểm nhất
❖ Tuần 8-12 huy động 5 lao động; còn 3 =>gây khó khăn cho
❖ Tuần 13 chỉ cần huy động 3 lao động; huy động và sử dụng lao
động
❖ Tuần 14 - 17 huy động 9 lao động;
❖ Tuần 18-22 huy động 7 lao động;

EM 3417 Quản trị sản xuất 77


b) Nếu số lượng lao động tối đa trong mỗi tuần có thể huy động là 12 người
=> điều chỉnh phương án kế hoạch?
CV Thời gian, tuần
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

A 8 8 8 8 8

B 4 4 4

C 3 3 3 3 3 3 3 3

D 2 2 2 2 2 2 2

E 5 5 5 5 5 5 5

F 9 9 9 9

G 7 7 7 7 7

∑ 12 12 12 8 8 10 10 10 10 10 10 10 3 9 9 9 9 7 7 7 7 7
Người

EM 3417 Quản trị sản xuất 78


c) Nếu giới hạn về số lao động có thể bố trí trong mỗi tuần là 10
người và có thể dãn tiến độ thực hiện một số công việc trong dự án
liên quan đến điểm quá tải bằng cách điều chỉnh giảm sử dụng
“nguồn lực nút cổ chai” là lao động và thời gian hoàn thành các công
việc đó sẽ phải kéo dài hơn phương án ban đầu.

Ví dụ: giả sử công việc B có thể giảm ½ tổng số lao động so với
phương án cơ sở khi đó thời gian hoàn thành công việc sẽ tăng gấp 2
so với phương án cơ sở.

EM 3417 Quản trị sản xuất 79


Giả định: Công việc B giảm ½ số lao động và thời gian thực hiện công việc đó sẽ tăng gấp đôi.
Số lao động tối đa có thể bố trí/ 1 ngày là: 10.

CV Thời gian, tuần


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

A 8 8 8 8 8

B 2 2 2 2 2 2

C 3 3 3 3 3 3 3 3

D 2 2 2 2 2 2 2

E 5 5 5 5 5 5 5

F 9 9 9 9

G 7 7 7 7 7

∑ 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 5 9 9 9 9 7 7 7 7 7
Người

EM 3417 Quản trị sản xuất 80


Tóm tắt: các phương pháp lập kế hoạch dự án
STT Mục tiêu Công cụ (hay phương pháp)

1 Phân tách dự án thành các công việc (gói công Phương pháp PBS, WBS, OBS,
việc) và xây dựng sơ đồ kết cấu giữa chúng để RBS
thể hiện mối quan hệ trong dự án.
2 Đánh giá nhu cầu sử dụng các nguồn lực cho Phương pháp chuyên gia, phương
các công việc (gói công việc) trong dự án pháp analog, phương pháp phân
tích tính toán;
3 Phân công trách nhiệm nhân sự cho các công Phương pháp LRC; kết hợp ma
việc (gói công việc) của dự án trận OBS & WBS

4 Lập kế hoạch tiến độ cho dự án Phương pháp sơ đồ Gantt, sơ đồ


mạng lưới (CPM, PERT)

5 Điều chỉnh kế hoạch dự án: điều chỉnh về tiến Phương pháp PERT/COST;
độ hoặc chi phí để đảm bảo mục tiêu Điều chỉnh thời gian hoặc chất
lượng khi ngân sách dự án hạn chế

EM 3417 Quản trị sản xuất 81


Các ưu và nhược điểm của phương pháp sơ đồ
mạng lưới

❖ Ưu điểm:
• Sơ đồ khá trực quan, dễ sử dụng, dễ hiểu;
• Sơ đồ mạng cho phép trình bày được dự án với sự phức tạp
trong các mối quan hệ giữa các công việc của dự án;
• Khi có sự thay đổi về thời gian thực hiện của một hoặc
một số công việc thì không cần vẽ lại sơ đồ như đối với sơ
đồ Gantt;

EM 3417 Quản trị sản xuất 82


Ưu –tiếp theo

• Cho phép chỉ ra các công việc “nút cổ chai” để tập trung các
nguồn lực thực hiện hơn so với các công việc không găng và
giảm rủi ro dự án không hoàn thành kế hoạch tiến độ mong
muốn;

• Các tính toán về thời gian thực hiện các con đường, dự án
bằng các công thức toán nên dễ lập trình và đưa vào phần
mềm tính tự động nên sẽ nâng cao năng suất và chính xác
của các tính toán kế hoạch dự án;
EM 3417 Quản trị sản xuất 83
Ưu –tiếp theo

• Cho phép tính toán các nguồn lực kèm theo kế hoạch tiến độ;
• Cho phép sự điều chỉnh kế hoạch tiến độ theo các mục tiêu như
giảm thời gian hoàn thành hoặc kéo dài thời gian thực hiện hơn
để giảm ngân sách cho dự án…

• Cho phép tính toán thời gian bình quân thực hiện các công việc,
con đường, dự án với tiếp cận xác suất (tiếp cận động) => phù
hợp hơn tiếp cận tĩnh của CPM hay Gantt;
84
EM 3417 Quản trị sản xuất
❖ Các nhược điểm: phương pháp PERT cần phải có các giả
định:
• Các công việc trong dự án phải được xác định rõ nội
dung, thứ tự;

• Yêu cầu bắt buộc là các công việc phải được thực hiện hết
thì dự án mới kết thúc;

• Các công việc là độc lập và có thể dự báo trước về thời gian
và các chi phí thực hiện;

EM 3417 Quản trị sản xuất 85


Các nhược điểm (tiếp theo)

• Các công việc không được lặp lại;

• Không phát sinh các công việc hoàn toàn mới, chưa được đưa
vào sơ đồ;

ĐÒI HỎI MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN PHẢI ỔN ĐỊNH VÀ ÍT


THAY ĐỔI, NHƯNG THỰC TẾ LÀ RẤT HAY THAY ĐỔI!

EM 3417 Quản trị sản xuất 86


Những khoảng cách giữa giả định với thực tiễn

• PERT không cho phép làm đi làm lại các công việc trong
dự án, trong thực tế điều đó có thể xẩy ra do các vấn đề rủi
ro, bất khả kháng, ví dụ: tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
(2007) khi đang xây dựng dẫn tới phải làm lại các hạng
mục đã bị hỏng.

Ví dụ 2: khi thực hiện hạng mục làm móng công trình mới
phát hiện ra khâu khảo sát địa chất làm sai => dự án phải
dừng lại và làm lại khâu khảo sát địa chất.

EM 3417 Quản trị sản xuất 87


Dự án có kế hoạch phải làm hạng mục công việc A nhưng
do thay đổi chính sách những công việc như A sẽ không cần
chủ đầu tư tư nhân phải làm mà nhà nước sẽ làm. Ngược
lại, có trường hợp phát sinh những công việc hoàn toàn mới
cần phải thực hiện do các thay đổi về môi trường pháp lý
hay các phát sinh khác.

➢ Điều này có nghĩa là cần đưa thêm xác suất về sự cần


thiết thực hiện mỗi công việc trong dự án chứ không phải
là các xác suất này luôn bằng 1 như hiện nay.

EM 3417 Quản trị sản xuất 88


➢ Như vậy, với mỗi công việc cần đánh giá xác suất cần hoàn
thành và xác suất không cần hoàn thành mà dự án vẫn
hoàn thành bình thường.

➢ Việc đánh giá thêm các xác suất cần thực hiện cho mỗi công
việc sẽ làm tăng sự phức tạp của các tính toán kế hoạch =>
xuất hiện phương pháp sơ đồ GERT (Graphical Evaluation
and Review Technique) vào năm 1966 do Dr. Alan B. Pritsker
of Purdue University and WW Happ.
(https://en.wikipedia.org/wiki/Graphical_Evaluation_and_Revi ew_Technique).

EM 3417 Quản trị sản xuất 89


• Việc xác định thứ tự các công việc ngay từ khi lập kế hoạch
trong một dự án phức tạp là rất khó khăn và nhiều khi có thể
không chính xác nếu các công việc phụ thuộc nhau thì không
thể vẽ đơn giản trên sơ đồ được;

• Các đánh giá về chi phí, thời gian, xác suất xảy ra trong các
điều kiện lạc quan, bi quan, thông thường cũng mang tính
chủ quan của đội ngũ lập kế hoạch và các chuyên gia. Vì vậy,
sự chính xác của kế hoạch và mức rủi ro của kế hoạch vẫn
phụ thuộc vào yếu tố con người trong lập kế hoạch cho dự án;

EM 3417 Quản trị sản xuất 90


• Ngoài ra, tồn tại sự “nguy hiểm” trong PERT khi
những người quản trị thường tập trung cao độ các
nguồn lực vào các hạng mục công việc “nút cổ
chai” mà các hạng mục không phải “nút cổ chai”
nhiều khi không được chú trọng cũng có thể trở
thành “nút cổ chai” khi xảy ra chậm trễ và khi đó
làm tăng rủi ro dự án không hoàn thành đúng tiến
độ;

EM 3417 Quản trị sản xuất 91


Tại sao kế hoạch thất bại

❖ Kế hoạch được xây dựng dựa trên các số liệu không đầy
đủ hoặc thiếu chính xác;

❖ Mục đích dự án không được hiểu thấu đáo ở tất cả các cấp;

❖ Không hiểu những người thực hiện dự án;

EM 3417 Quản trị sản xuất 92


Tại sao kế hoạch thất bại

❖ Các công việc dự án được xây dựng không hợp lý do sự


thiếu kinh nghiệm của nhóm chuyên gia;

❖ Kiểm soát thực hiện yếu kém;

❖ Các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án…

EM 3417 Quản trị sản xuất 93


MỘT SỐ PHẦN MỀM VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

✓ Microsoft Office Project;


✓ Open Plan;
✓ Spider Project;
✓ Lotus;
✓ Primavera;

EM 3417 Quản trị sản xuất 94


(Đọc tham khảo)

PHẦN MỀM PRIMAVERA

• Do công ty Oracle quản lý;


• Đây là phần mềm tổ chức theo dạng EPM (Enterprise Project
Management) để quản lý danh mục các dự án của doanh nghiệp.
• Các chức năng: lập kế hoạch thực hiện, lên các lịch trình sử dụng các
nguồn lực các dự án, tính chi phí các công việc, dự án, lưu trữ các hồ sơ
dự án, phân tích các báo cáo và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho thực hiện
dự án, tạo ra các kênh chia sẻ thông tin giữa những đối tượng liên quan
trên nền web.
• Phần mềm này được sử dụng cho các dự án lớn và phức tạp hoặc quản lý
nhiều dự án cùng lúc của doanh nghiệp.

EM 3417 Quản trị sản xuất 95


VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG LẬP KẾ
HOẠCH CHO DỰ ÁN

❑ Do tính không lặp lại của dự án nên các hoạt động


phân tách các công việc trong dự án (BS, WBS) và dự
đoán về nhu cầu các nguồn lực cho các công việc đo
hầu hết đều do con người thực hiện;

❑ Không thể có những phần mềm nào có thể thay con


người ra các quyết định này;

EM 3417 Quản trị sản xuất 96


❑ Các phần mềm lập kế hoạch dự án cũng là các sản
phẩm của con người;

❑ Việc nhập các số liệu và sử dụng các phần mềm cũng


do con người thực hiện;

❑ Con người lập các kế hoạch và kiểm soát thực hiện các
kế hoạch. Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện kế hoạch cũng do con người điều chỉnh và thực
hiện;

EM 3417 Quản trị sản xuất 97


KẾT LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG
LẬP KẾ HOẠCH CHO DỰ ÁN

• Vai trò của con người trong lập kế hoạch được khẳng định
là đóng vai trò quyết định trong sự thành công của các dự
án.

• Vai trò của các phần mềm chỉ là công cụ trợ giúp để tăng
tính tự động, tăng năng suất và độ chính xác cho các tính
toán kế hoạch dự án.

EM 3417 Quản trị sản xuất 98


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Thu Hà. Tổ chức quản lý thực hiện dự án. NXB Chính trị
Quốc gia 2014.
2. Trương Đức Lực; Nguyễn Đình Trung. Giáo trình Quản trị tác
nghiệp. NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2015. Tái bản lần thứ ba
3. Trần Viết Lâm. Giáo trình phương pháp tối ư u trong kinh doanh.
NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2015. Tái bản lần thứ nhất
4. Quantitative analysis for management. Seventh edition. Prentice
Hall International, Inc.

5. Các trang web liên quan

EM 3417 Quản trị sản xuất 99


CẢM ƠN CÁC BẠN!

Mời các bạn tham gia giải các bài tập thực hành định lượng và các bài tập
trắc nghiệm để làm sâu sắc hơn lý thuyết (trong File Doc. Đính kèm của
chương).

EM 3417 Quản trị sản xuất 100

You might also like