You are on page 1of 14

KỊCH BẢN SƯ PHẠM

BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ DUNG SAI LẮP GHÉP


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Trình bài được các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép.
- Kỹ năng:
+ Đọc được các kí hiệu về dung sai lắp ghép.
- Thái độ:
+ Tuân thủ quy định chung về cách ghi kí hiệu dung sai lắp ghép.

THỜI
TT NỘI DUNG LỜI GIẢNG
GIAN
Gv: Chào các em
1 Ổn định lớp Cả lớp: Đứng lên chào giảng viên 1 phút
Gv: mời các em ngồi
Sinh hoạt qui chế Gv: Chào các em, thầy xin tự giới thiệu thầy tên 8 phút
Trương Hùng Phát sẽ đảm nhận dạy các em môn học
“Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật”.
Gv: Trước hết thầy điểm danh để nhớ mặt các em
trước nha.
Gv: Hôm nay lớp mình đi học đầy đủ vậy thầy sẽ nói
luôn về cách chấm điểm của môn học này.
Gv: Điểm của môn học gồm 3 phần: 10%, 40% và
50%.
-Điểm 10% sẽ được chấm dựa trên số ngày các em
đi học, vắng mỗi buổi trừ 2 điểm, không vắng mặc
định là 8, nếu có phát biểu sẽ là 10.
-Về điểm 40% thì sẽ là bài kiểm tra giữa kì đề do
thầy làm, có thể trắc nghiệm hoặc tự luận, thời gian
kiểm tra sẽ vào tuần thứ 7 hoặc thứ 8.
-Còn điểm 50% là điểm bài cuối kì.
Gv: Có em nào thắc mắc gì không?
Sv: Dạ vậy đồng phục thì sao thầy?
Gv: Về đồng phục thì tuân thủ theo qui định của nhà
trường.
Gv: Nhờ một bạn trong lớp mình tạo nhóm zalo thầy
sẽ gửi các tài liệu học tập và các tài liệu đọc thêm
vào nhóm cho các em
Gv: Còn thắc mắc gì không các em?
Gv: Vậy thầy bắt đầu môn học.
2 Dẫn nhập bài mới Gv: Trước tiên, thầy xin nói về tầm quan trọng của 5 phút
môn “Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật”, đối
với một người kỹ sư thì môn học này như là nền
móng của chuyên ngành chúng ta hay nói cách khác
đây mà môn học cơ sở. Bản chất của người kĩ sư là
phải biết đọc bản vẽ và thiết kết, chính vì vậy nếu
không học tốt môn học này các em sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc đọc bản vẽ cũng như gia công kích
thước các chi tiết.
Gv: Mục đích của việc thầy nói như vậy để các em
có được thái độ học tập đúng đắn cho môn học.
Gv: Vậy có em nào hiểu dung sai là gì không?
Gv: Mời em.
Sv: Dạ thưa thầy theo em dung sai là các sai số của
các chi tiết.
Gv: Cảm ơn em, câu trả lời rất chính xác.
Gv: Vậy như tên môn học hình có nghĩa sau khi học
môn học này chúng ta sẽ hiểu được những kiến thức,
cũng như những kĩ thuật trong cái sai số của chi tiết
lắp ghép và kĩ thuật đo lường.
Gv: Để bắt đầu bài học hôm nay bài “Các khái niệm
về dung sai lắp ghép” thầy sẽ đưa ra các mục tiêu cụ
thể để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
- Giới thiệu tên bài Gv: Chiếu slide mục tiêu bài học
Gv: Sau khi học bài học hôm nay các em cần nắm
được:
- Kiến thức:
-Mục tiêu bài học + Trình bài được các khái niệm cơ bản về dung sai
lắp ghép.
- Kỹ năng:
+ Đọc được các kí hiệu về dung sai lắp ghép.
- Thái độ:
+ Tuân thủ quy định chung về cách ghi kí hiệu dung
sai lắp ghép.
Gv: Vậy thầy trò chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về các
nội dung sau:
-Nội dung bài học - 1: Kích thước
- 2: Sai lệch giới hạn
- 3: Dung sai
- 4: Lắp ghép
- 5: Sơ đồ phân bố dung sai của lắp ghép

3 Giảng bài Gv: Viết tên bào lên bảng.


Bài 1. Các khái Gv: Viết đề mục lên bảng. 5 phút
niệm cơ bản về Gv: Thầy mời một em bất kì nha, em ngồi bàn đầu.
dung sai lắp ghép. Gv: Theo em hiểu thì kích thước là gì?
1. Kích thước Sv: Thưa thầy kích thước là chiều dài, chiều rộng
của một đối tượng.
Gv: Vậy em có thể cho thầy biết kích thước của
bang giảng viện được không, nhắm chừng thôi
không cần chính xác.
Sv: Dạ kích thước của bàn giảng viên gồm có chiều
dài 1m2, chiều rộng 60cm, và chiều cao 75cm.
Gv: Cảm ơn em.
Gv: Mời em cuối lớp cho thầy biết kích thước của
thanh phấn thầy đang cầm.
Sv: Dạ thanh phấn thầy cầm có hình trụ, chiều cao
khoảng 10cm, đường kính khoảng 1cm.
Gv: Rồi thầy cảm ơn em.
Gv: Như các bạn đã trình bày thì kích thước không
chỉ có chiều dài, chiều rộng, mà còn có chiều cao,
đường kính…
Gv: Vậy thầy có khái niệm chung về kích thước như
sau: Kích thước là Giá Trị Bằng Số của đại lượng đo
CHIỀU DÀI (đường kính, chiều dài…) theo Đơn Vị
Đo Được Lựa Chọn.
Gv: Kích thước lại được phân làm 3 loại là:
- Kích thước danh nghĩa
- Kích thước thực
- Kích thước giới hạn
Vậy để hiểu được các kích thước trên chúng ta sẽ
1.1. Kích thước tìm hiểu phần tiếp theo. 5 phút
danh nghĩa Gv: Theo khái niệm kích thước danh nghĩa là kích
thước dựa vào chức năng và điều kiện làm việc của
chi tiết để tính toán xác định và chọn theo trị số kích
thước tiêu chuẩn.
Gv: Hơi khó hiểu đúng không các em. Để thầy lấy ví
dụ cụ thể. Ví dụ khi tính toán thiết kế xác định được
kích thước của chi tiết cần đạt đến là phi 41,23. Sauk
hi đối chiếu với bảng kích thước tiêu chuẩn chọn
kích thước cho chi tiết cần gia công là phi 42. Phi 42
chính là kích thước danh nghĩa.
Gv: Nói vậy chắc các em đã hình dung được rồi
đúng không.
Gv: Về kí hiệu ta có: D và d. D đối với lỗ hay bề mặt
bao, d đối với bề mặt bị bao.
Gv: Có em nào lấy ví dụ được cho các bạn hiểu về D
và d không. Mời em
Sv: Dạ ví dụ chai nước D chính là phần nắp chai, d
là phần ăn khớp với nắp chai.
Gv: Bạn nói đúng rồi nha các em. Tưởng tượng phần
nắp chai và phần chai không có ren sẽ giúp các em
dễ hiểu hơn.
Gv: Phần này khá đơn giản thầy mời một bạn trình
1.2. Kích thước bày giúp thầy thế nào là kích thước thực. Mời em 5 phút
thực Sv: Dạ thưa thầy kích thước thực là kích thước đo
được trực tiếp trên chi tiết.
Gv: Bạn trình bày đầy đủ luôn nha các em
Gv: Kí hiệu của kích thước thực là Dt ,dt.
Gv: Vậy một bạn lấy ví dụ dùm thầy về kích thước
thực.
Sv: Dạ ví dụ kích thước danh nghĩa của D là 42mm
và d là 41,5mm nhưng khi đo D là 41,95mm và d là
41,47mm thì đây là kích thước thực.
Gv: Cảm ơn em phần này khá đơn giản vậy chúng ta
qua tiếp phần cuối là kích thức giới hạn.
Gv: Kích thước giới hạn như một điều kiện đặt ra
phải tuân thủ. Chi tiết khi tạo ra kích thước phải nằm
trong giới hạn cho phép. 5 phút
1.3 Kích thước giới Gv: Từ đó ta có khái niệm như sau: Kích thước giới
hạn hạn là kích thước lớn nhất và nhỏ nhất giới hạn
phạm vi cho phép của kích thước chi tiết.
Gv: Vậy theo các em nằm trong khoảng cho phép
gồm có kích thước giới hạn nào?
Sv: Dạ gồm có kích thước giới hạn nhỏ nhất và lớn
nhất.
Gv: Cảm ơn em.
Gv: +Kí hiệu của Kích thước giới hạn lớn nhất (Dmax,
dmax)
+ Kích thước giới hạn nhỏ nhất (Dmin, dmin)
Gv: Vậy tóm lại sẽ được công thức như sau:
Dmin ≤ Dt ≤ Dmax
dmin ≤ dt ≤ dmax
Gv: Và như vậy thầy trò mình đã tìm hiểu được về
các khái niệm về kich thước. Tiếp theo chúng ta
cùng nhau tìm hiểu tiếp về “Sai lệch giới hạn”

2. Sai lệch giới hạn Gv: Viết đề mục lên bảng 5 phút
Gv: Thầy có khái niệm sai lệch giới hạn như sau: Sai
lệch giới hạn là hiệu đại số giữa kích thức giới hạn
và kích thước danh nghĩa. Mời một em lên viết
thành công thức giúp thầy.
Sv: Lên bảng ghi Sai lệch giới hạn:
+ Dmax – D
+Dmin - D
+dmax - d
+dmin – d
Gv: Thầy cảm ơn em. Vậy có đến 4 công thức như
vậy khi nào sử dụng công thức nào thì chúng ta đến
phần tiếp theo để tìm hiểu.
Gv: Ta có khái niệm về sai lệch giới hạn trên là hiệu
2.1. Sai lệch giới đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích 5 phút
hạn trên thước danh nghĩa.
Gv: Vậy theo công thức bạn vừa ghi thì theo các em
gồm công thức nào.
Sv: Dạ gồm có Dmax – D và dmax – d
Gv: Vậy thầy có kí hiệu cho 2 công thức trên như
sau:
Đối với lỗ: ES= Dmax – D
Đối với trục: es= dmax – d
2.2. Sai lệch giới Gv: Từ khái niệm sai lệch giới hạn trên thầy nhờ 5 phút
hạn dưới một bạn trình bài thử khái niệm sai lệch giới hạn
dưới.
Sv: Dạ thưa thầy sai lệch giới hạn dưới là hiệu đại số
giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước
danh nghĩa.
Gv: Bạn trả lời chính xác. Vậy có kí hiệu cho 2 công
thức còn lại như sau:
Đối với lỗ: EI= Dmin - D
Đối với trục: ei= dmin – d
Gv: Thầy có một số điểm cần ghi nhớ như sau:
- Sai lệch giới hạn có thể dương, âm hoặc bằng 0.
- Sai lệch giới hạn trên luôn luôn lớn hơn sai lệch
giới hạn dưới.
- Đơn vị của sai lệch giới hạn có thể là mm hoặc m.
Gv: Các em có thắc mắc gì về phần sai lệch
không?... Vậy chúng ta qua tiếp phần 3. Dung sai
3. Dung sai Gv: Viết đề mục lên bảng 5 phút
Gv: Như cách lúc nãy thầy sẽ cho khái niệm như
sau: Dung sai là hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn
nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất. Một em lên
suy luận ra công thức giúp thầy.
Sv: Dung sai = Dmax – Dmin
Dung sai = Dmax – Dmin
Gv: Thầy cảm ơn. Lúc nãy chúng ta vừa học xog
phần sai lệch. Từ 2 công thức bạn vừa viết có bạn
nào suy ra được 2 công thức còn lại không? Mời em.
Sv: ES= Dmax – D, EI= Dmin – D => Dung sai= ES-EI
es= dmax – d, ei= dmin – d=> Dung sai= es-ei.
Gv: Cám ơn em. Lớp chúng ta các bạn học rất tốt.
Gv: Từ hai công thức trên thầy có kí hiệu như sau:
+ Đối với lỗ: TD = Dmax – Dmin = ES – EI
+ Đối với trục: Td = dmax – dmin = es – ei
* Ghi chú:
- Dung sai luôn luôn dương (T>0).
- Đơn vị của dung sai có thể là mm hoặc m.
* Trên bản vẽ, kích thước sẽ được ghi gồm các yếu
tốt sau:
- Kích thước danh nghĩa.
- Sai lệch giới hạn. Tất cả đều phải cùng một đơn vị
là mm.
Gv: Ở phần này các em còn gặp khó khăn ở đâu
không… vậy thầy tiếp tục phần 4. Lắp ghép nha các
em.
Gv: Viếu đề mục lên bảng
4. Lắp ghép Gv: Như tên đề mục các em cho biết lắp ghép là như 5 phút
thế nào?
Sv: Thưa thầy lắp ghép có thể hiểu là sự ăn khớp
hay kết hợp giữa hai hay nhiều chi tiết.
Gv: Cảm ơn em.
Gv: Từ câu trả lười của bạn thầy có khái niệm như
sau: Lắp ghép là sự phối hợp giữa hai hay nhiều chi
tiết với nhau để hình thành một bộ máy hay một máy
có ích.

Gv: Trong một lắp ghép có các khái niệm như sau:
- Bề mặt lắp ghép: bề mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết
lắp ghép với nhau.
- Kích thước lắp ghép: kích thước của bề mặt lắp
ghép.
- Đặc tính của lắp ghép: được xác định bởi hiệu số
giữa kích thước bao và kích thước bị bao.
Dựa vào đặc tính của lắp ghép, các lắp ghép được
phân làm 3 nhóm như sau:
a. Lắp ghép có độ hở.
b. Láp ghép có độ dôi.
c. Lắp ghép trung gian.
Gv: Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về từng
loại lắp ghép nha các em.
Gv: Theo các em như thế nào là lắp ghép có độ hở?
Sv: Thưa thầy lắp ghép có độ hở là giữa bề mặt ăn
4.1. Lắp ghép có độ khớp giữa 2 hay nhiều chi tiết mới nhau có khoảng 5 phút
hở hở.
Gv: Thầy cảm ơn em.
Gv: Trình bày theo một cách khoa học thì lắp ghép
hở là lắp ghép có trong đó kích thước bao luôn luôn
lớn hơn kích thước bị bao để tạo thành độ hở trong
lắp ghép.

Kí hiệu của lắp ghép có độ hở: S


Gv: Đặc trưng của lắp ghép:
+ Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin = ES – ei
+ Độ hở nhỏ nhất: Smin = Dmin – dmax = EI – es
+ Độ hở trung bình: Stb = (Smax + Smin)/2
+ Dung sai độ hở: Ts = Smax – Smin = TD + Td
Gv: Tiếp theo là lắp ghép có độ dôi từ khái niệm lắp
ghép có độ hở thầy nhờ một bạn thử trình bài khái
4.2. Lắp ghép có độ niệm lắp ghép có độ dôi giúp thầy. 5 phút
dôi Sv: Thưa thầy lắp ghép có độ dôi là lắp ghép trong
đó kích thước bao luôn luôn nhỏ hơn kích thước bị
bao để tạo thành độ dôi trong lắp ghép.

Gv: Lắp ghép có độ dôi được kí hiệu là: N


Gv: Đặc trưng của lắp ghép như sau:
+ Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax – Dmin = es – EI
+ Độ dôi nhỏ nhất: Nmin = dmin – Dmax = ei – ES
+ Độ dôi trung bình: Ntb= (Nmax+Nmin)/2
+ Dung sai độ dôi: TN = Nmax – Nmin = TD + Td
Gv: Và cuối cùng là lắp ghép trung gian. Thầy nhờ

4.3. Lắp ghép trung tiếp một bạn trình bày giúp thầy. 5 phút
gian Sv: Thưa thầy lắp ghép trung gian là lắp ghép có thể
có độ hở hoặc độ dôi.
Gv: Phần này thầy sẽ trình bày lại nha. Lắp ghép
trung gian là lắp ghép trong đó có thể có độ hở hoặc
độ dôi tùy theo kích thước thực của cặp chi tiếp lắp
ghép với nhau.
Gv: Đặc trưng của lắp ghép:
+ Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin = ES – ei
+ Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax – Dmin = es – EI
+ Dung sai lắp ghép: TS,N = Nmax + Smax = TD + Td
Gv: Và cuối cùng thầy sẽ trình bày phần 5. Sơ đồ
phân bố dung sai của lắp ghép.
5. Sơ đồ phân bố Gv: Ghi đề mục lên bảng 5 phút
dung sai của lắp Gv: Các em nhìn sơ đồ trên bảng và cho thầy biết
ghép các thông số đã cho.

Sv: Dạ thưa thầy theo sơ đồ ta biết được


-Sai lệch giới hạn trên đối với lổ ES=+25, đối với
trục es= -9
- Sai lệch giới hạn dưới đối với lổ EI= 0, đối với trục
ei= -25
-D=d=∅ 50 mm
Gv: Từ các thông số trên ta sẽ có được
−0,09
D = 50+0,025; d= 50−0,025
+ Kích thước giới hạn của lổ và trục
+ Sai lệch giới hạn của lổ và trục
+ Dung sai của lỗ và trục

4 Củng cố kiến thức Gv: Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong bài học hôm 5 phút
và kết thúc bài học nay thầy có một số câu hỏi trên màn hình các em
xem và trả lời để chúng ta cùng củng cố lại kiến thức
của buổi học hôm nay. Thời gian suy nghĩ là 1 phút
Gv: Kích thước danh nghĩa được kí hiệu bằng chữ
gì?
Sv: Dạ D và d
Gv: Sai lệch giới hạn trên có ký hiệu là?
Sv: Dạ là ES và es
Gv: Một em cho thầy biết hiệu số giữa kích thước
giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa là gì?
Sv: Dạ là sai lệch giới hạn dưới.
Gv: Câu tiếp theo, hãy cho biết độ dôi N max được
tính bằng công thức gì?
Sv: Dạ dmax – Dmin
Gv: Đúng rồi. Câu 3 Độ dôi lớn có thể có giá trị
dương, âm hoặc bằng 0 là đúng hay sai?
Sv: Dạ sai, sai lệch giới hạn mới có giá trị dương,
âm hoặc bằng không.
Gv: Tiếp theo cho một ví dụ về mối ghép có độ hở.
−0,014
Sv: Dạ D= 63+0,030 d= 63−0,025
Gv: Vậy là thầy trò chúng ta đã tìm hiểu xong bài
học hôm nay cũng như đã cũng cố kiến thức, qua
buổi học hôm nay thầy nhận xét các em có thái độ
tích cực trong học tập, mạnh dạn trình bài ý kiến, trả
lời câu hỏi, có em nào còn chưa hiểu chỗ nào
không? Nếu có thì hỏi để chúng ta cùng nhau làm rõ
trong buổi học hôm nay luôn.
5 Hướng dẫn tự học Gv: Vậy là buổi học hôm nay của chúng ta đến nay 4 phút
là kết thúc. Về nhà các em cố gắng làm các bài tập
trắc nghiệm thầy sẽ gửi cho nhóm sau cũng như tìm
hiểu trước bài học tiếp theo để tiết học tiếp theo thầy
trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Gv: Vậy tiết học chúng ta kết thúc tại đây thầy chào
các em.

Nguồn tài liệu tham khảo [1] Trương Công Nghiệp (2010), Giáo trình dung sai kĩ
thuật đo, Trường Đại học sự phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
[2] Ninh Đức Tốn (2014), Dung sai và lắp ghép, NXB Giáo
dục.
[3] www.howautowork.com

You might also like