You are on page 1of 12

BÀI 4

MÔ HÌNH “QUẢN LÝ LO ÂU, BẤT AN” - TRƯỜNG HỢP DU


HỌC SINH NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM
1. Thông tin cơ bản về du học sinh Nhật Bản
 Họ và tên: 吉田龍 (Yoshida Ryu) - 吉: may mắn, tốt lành; 田: gạo; 龍: rồng
 Tuổi: 20
 Quê quán: Yamanashi, Nhật Bản (một tỉnh của Nhật Bản ở vùng Chubu, trên
đảo Honshu, thủ phủ là thành phố Kofu)
 Chuyên ngành: Du lịch
 Trường: Yamanashi Prefectural University (Đại học tỉnh Yamanashi)
 Lý do chọn chuyên ngành du lịch:
Chuyên ngành của tôi là du lịch, đặc biệt tôi đang tìm hiểu về cách giải quyết
các vấn đề xã hội thông qua các khía cạnh của du lịch. Nhật Bản đang phải đối
mặt với một cuộc suy thoái trầm trọng với tỷ lệ sinh giảm. Những người trẻ
tuổi có xu hướng chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm công việc có thu
nhập tốt trong thời kỳ suy thoái. Mặt khác, các khu vực nông thôn đang mất
dần dân số cần thiết để tạo nên một thành phố bền vững. Có nghĩa là, các vùng
nông thôn Nhật Bản có nguy cơ bị hủy hoại trong vài thập kỷ nữa. Chỉ có các
khu đô thị như Tokyo, Osaka và Kyoto sẽ tồn tại trong tương lai. Nhưng, điều
này sẽ không thể giữ đủ GDP để từ đó duy trì ảnh hưởng trong cộng đồng quốc
tế. Các thành phố lớn có những giới hạn về năng lực và giá trị gia tăng. Do đó,
chúng ta cần kích hoạt vùng nông thôn và tận dụng các nguồn tài nguyên văn
hóa và khu vực đa dạng để tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, chúng tôi cố gắng
hiện thực hóa một “xã hội phân tán tự trị”.
Tuy nhiên, điều đó khá khó khăn, bởi vì hiện nay còn tồn đọng quá nhiều vấn
đề xã hội, chẳng hạn như khoảng cách về thu nhập, giáo dục, thông tin, cơ sở
hạ tầng,... giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là khoảng cách giáo dục và tình
trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn. Con cái của những người được giáo dục
kém sẽ nhận được giáo dục kém (ở một quốc gia dân chủ có chế độ nhân tài cố

1
định về giai cấp xã hội). Cuộc sống của những người dưới đáy xã hội thật tồi
tệ, đặc biệt là ở nông thôn.
Theo tôi, tại thời điểm này, việc thúc đẩy du lịch ở các vùng nông thôn là rất
quan trọng, bởi vì thị trường du lịch đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở
châu Á do sức mạnh toàn cầu hóa và sự tiến bộ của công nghệ. Triển khai du
lịch quốc tế dần trở nên dễ dàng hơn. Điều này có nghĩa là, phát triển du lịch ở
nông thôn có tiềm năng to lớn để thúc đẩy nền kinh tế.
Ví dụ: Quê hương của tôi là tỉnh Yamanashi và nơi đây có rất nhiều núi non và
thiên nhiên tươi đẹp. Một số địa điểm được công nhận là “Khu dự trữ sinh
quyển của UNESCO”. Ngoài ra, có rất nhiều di sản lịch sử. Đây có thể là
những điểm tham quan tiềm năng và thu được lợi nhuận lớn.
Đó là những lý do tôi theo học ngành du lịch ngay chính tại quê hương của
mình. Thực ra, luận án tiến sĩ của cha tôi là một nghiên cứu về “nguyên tắc bổ
trợ” ở EU được áp dụng cho Nhật Bản. Đây là một ý tưởng nghiên cứu rất quan
trọng để kích hoạt các khu vực nông thôn. Vì vậy, sau này, tôi muốn trở thành
một nhà xã hội học và kế thừa nghiên cứu của cha mình.
 Lý do chọn Việt Nam để du học:
Bên cạnh Việt Nam, tôi còn một số lựa chọn trao đổi khác nữa, ví dụ như: Đài
Loan, Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Hàn Quốc, Úc,... nhưng tôi chọn Việt
Nam vì giáo sư của tôi đang quản lý một dự án ở Việt Nam. Tôi là một thành
viên của dự án đó và tôi muốn hỗ trợ thầy. Hơn nữa, chi phí ở Việt Nam hợp lý
hơn so với các nước khác. Chi phí ở Philippines cũng phải chăng nhưng tôi
muốn tìm hiểu về hệ thống cộng sản ở Việt Nam.

2. Các nỗi lo âu, bất an


Câu hỏi: “Sau vài tháng đến Việt Nam, những bất an của bạn cho đến nay là gì?”
và “Bạn có thể so sánh những bất an bạn nêu trên với những điều tương tự tại quê
hương của bạn – Nhật Bản được không?”
2.1. Tiêu chuẩn vệ sinh
Ngay từ khi sinh ra, tôi đã có một số vấn đề về sức khỏe, tôi dễ bị ốm nên việc
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng đối với tôi. Tôi có vấn đề về đường ruột nữa

2
nên việc ăn rau củ và thức ăn tươi sạch cực kỳ quan trọng. Phần lớn tôi sẽ cảm
thấy bình thường nhưng đôi khi, tôi có thể bị ốm nếu ăn phải thực phẩm hoặc rau
củ quả bẩn. Dự án của tôi nằm ở Lạng Sơn với vị trí rất xa Hà Nội nên nếu tôi bị
ốm thì đây sẽ trở thành trở ngại lớn cho tôi khi làm việc.
Về tiêu chuẩn vệ sinh, trong bốn tháng ở Việt Nam, tôi đã phát hiện ra một
điều thú vị, đó là điều kiện nhà vệ sinh ở một số vùng nông thôn ở Việt Nam chưa
được đảm bảo, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tôi cảm thấy ngạc nhiên với
việc khi đi vệ sinh xong, người Việt Nam lại vứt giấy vệ sinh vào thùng rác. Trong
khi đó với người Nhật, họ có thể vứt thẳng giấy vệ sinh vào bồn cầu và sau đó xả
nước như bình thường.
 Chất lượng đồ ăn:
Tôi thắc mắc vì sao có rất nhiều ruồi bay xung quanh tôi khi đang ăn, đặc biệt
ruồi hay đậu ở chanh hoặc rau sống (tôi nghĩ bên cạnh việc nấu nướng và lau
dọn tại quán có thể chưa đảm bảo vệ sinh thì còn do khí hậu ở Việt Nam tạo
môi trường thích hợp cho ruồi sinh sôi nảy nở nên mới có nhiều ruồi như vậy).
Ban đầu, tôi khá e ngại, dè dặt về điều này nhưng bây giờ tôi không quá bận
tâm nữa. Một tháng đầu tiên khi đến Việt Nam, tôi thỉnh thoảng bị tiêu chảy
nhưng gần đây tình trạng này đã được cải thiện vì tôi đã quen với môi trường
nơi đây hơn.
● Chất lượng nước:
Người Nhật có thể tạo ra nước với chất lượng tốt. Ở Việt Nam, tôi không thể
uống được nước máy. Tôi không gặp quá nhiều vấn đề về nước uống vì tôi
thường chọn nước đóng chai để uống. Tôi thường chọn mua các chai bé vì nhỏ
gọn, dễ dàng mang theo bên mình và thậm chí cũng dễ dàng vứt bỏ khi tôi
không sử dụng nữa, còn các bình to thì khá nặng và khó vận chuyển nên đây
không phải sự lựa chọn của tôi.
● Chất lượng nhà ở:
Điểm đặc trưng nhất mà tôi thấy ấn tượng là vật liệu xây dựng nhà ở. Chúng tôi
thường xuyên sử dụng gỗ, cỏ và giấy để xây dựng nhà cửa. Cho tới bây giờ,
không chỉ các công trình lịch sử mà cả các lối kiến trúc hiện đại vẫn được xây
dựng bằng những vật liệu này. Một số lý do có liên quan đến điều kiện khí hậu.

3
Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa, có độ ẩm cao và được bao bọc
bởi biển, thiên tai (bão, sóng thần, động đất,...) thường xuyên diễn ra. Do đó,
thiên tai thường xuyên phá hủy các công trình xây dựng. Kiến trúc bằng đá
kiểu phương Tây không dễ dàng để xây dựng và không phù hợp với điều kiện
môi trường của Nhật Bản. So với Nhật Bản, phong cách xây dựng của Việt
Nam rất thú vị. Có thể nói, cả hai quốc gia đều chịu ảnh hưởng bởi văn hóa
Trung Quốc, vì vậy không có gì lạ khi chúng ta có nhiều điểm tương đồng
trong kiến trúc. Thật vậy, tôi đã thấy một số ảnh hưởng của kiến trúc bằng gỗ
của Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, hầu hết người Việt Nam đều sống
trong những ngôi nhà kiểu phương Tây (kiểu Paris). Mặc dù, cá nhân tôi thấy
phong cách kiến trúc chưa phù hợp với khí hậu cận nhiệt đới và nền tảng văn
hóa của Việt Nam. Điều này tạo ra khung cảnh độc đáo và mang lại cho tôi một
cảm giác mới lạ.
● Chất lượng không khí:
Chúng ta có thể đo lường ô nhiễm không khí từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do
đó, thật không dễ để nói không khí của nước nào tốt hơn. Nhưng, tôi sẽ đưa ra
những số liệu mà tôi đã tìm được. Theo báo cáo của WHO năm 2018 viết về
PM2.5, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm ở khu vực đô thị là 11,8 (μg/m 3)
tại Nhật Bản và 30,1 (μg/m3) tại Việt Nam. Xu hướng gia tăng ô nhiễm không
khí là vấn đề thường thấy ở các nước đang phát triển. Các nguyên nhân chính
được cho là do quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng phụ thuộc vào nhiên
liệu hóa thạch và một lượng lớn dân số đổ vào các thành phố mà chưa có sự
quy hoạch, cũng như sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông
cá nhân.
● Vấn đề xử lý rác thải:
Ở Nhật Bản, thông thường mỗi hộ gia đình phân loại rác thành bốn loại: rác đốt
cháy được, rác không đốt cháy được, rác tái chế được và rác quá khổ (ví dụ: đồ
nội thất) và xử lý chúng theo quy định của từng địa phương. Chúng tôi thường
không để rác trên đường. Điểm đặc trưng nhất là rác được đốt trước khi chôn
lấp. Còn ở Việt Nam, rác thải chưa được phân loại rõ ràng và cũng rất ít nơi có
những thùng phân loại rác và rác thải ở trên đường rất nhiều.

4
2.2. Giao thông
 Trở ngại về thời gian và việc tham gia giao thông công cộng:
Xe buýt thường hay đến trễ nên tôi phải đợi xe buýt mất khá nhiều thời gian.
Tôi cũng gặp khó khăn trong việc xác định được thời gian chính xác mà xe
buýt đến mỗi điểm dừng. Chính vì vậy, đôi lúc khi có hẹn, bạn bè đã phải chờ
đợi tôi vì tôi đến trễ do xe buýt, trong khi người Nhật thường có thói quen đến
trước 5-15 phút mỗi cuộc hẹn. Dạo gần đây tôi cũng đã biết dùng Google Map
để kiểm tra xe buýt và dự đoán trước giờ xe buýt đến để tránh bị muộn. Việc
theo dõi hành trình xe đã giúp ích tôi rất nhiều. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, đặc
biệt là ở Hà Nội – nơi tôi đang sinh sống và học tập, không có nhiều nhà ga
như ở Nhật. Ở Nhật không sử dụng nhiều xe máy, xe buýt,… như ở Việt Nam
mà dùng tàu hỏa nhiều hơn. Tôi cho rằng nếu có nhiều tàu hơn thì sẽ dễ dàng
và thuận tiện hơn cho người nước ngoài. Bởi vì ở trên tàu có thể dùng tiếng
Anh khi mua vé, còn trên xe buýt thì tiếng Anh của tôi lại bị hạn chế do người
bán vé đa phần không biết nhiều tiếng Anh. Hơn nữa, tàu là cả một hệ thống
nên dễ di chuyển, đúng giờ hơn, có lộ trình rõ ràng, bên cạnh đó không bị tắc
đường như xe buýt.
 An toàn khi tham gia giao thông:
Một đến hai tháng trước, khi đang đi bộ đến trường, tôi đã nhìn thấy một vụ tai
nạn giao thông. Một đứa trẻ bị tai nạn nằm dưới đất nhưng bố chỉ biết lắc người
con mà thay vào đó lại không biết làm hồi sức tim phổi cho nạn nhân. Theo
như tôi được biết thì việc lắc người bị tai nạn là không tốt. Sai lầm thường gặp
nhất đó là lập tức bế vác, cõng nạn nhân vào viện hay lắc người nạn nhân.
Trong khi đó, với một số trường hợp như gãy chi thể lại không được nẹp giữ
hay gãy cột sống không được cố định dễ khiến nạn nhân tổn thương nặng nề
hơn, dẫn đến bị liệt toàn thân, thậm chí dẫn tới tử vong. CPR (hồi sức tim phổi
là một quy trình cấp cứu kết hợp giữa ép tim trong lồng ngực và thông khí nhân
tạo (thổi ngạt), được sử dụng để cứu sống một người đã ngừng thở hoặc tim
ngừng đập) chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Rõ ràng rằng, người Việt

5
Nam đa phần chưa nắm được kiến thức cơ bản về hồi sức tim phổi để sơ cứu
ban đầu.
Tôi thấy xe cứu thương ở Việt Nam di chuyển chậm hơn ở Nhật Bản (ở Nhật
xe cứu thương đến chỉ trong vài phút, 3-5 phút hoặc dưới 10 phút). Ở Việt
Nam, xe máy thực sự hữu dụng và cần thiết, đặc biệt đối với sinh viên nhưng
bảo hiểm của tôi không bao gồm các tai nạn nếu như tôi đi xe máy. Điều này có
nghĩa là, nếu tôi đi xe máy mà không may bị tai nạn thì sẽ không nhận được
tiền bảo hiểm từ công ty bảo hiểm mà phải tự chi trả viện phí nếu không may
tôi phải nhập viện.
● Ý thức người dân khi tham gia giao thông:
Về việc phớt lờ tín hiệu đèn giao thông, theo quan điểm của một người Nhật,
tôi thực sự thắc mắc tại sao người Việt không tính đến nguy cơ xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó là việc sử dụng còi xe. Còi xe về cơ bản là một chức năng chỉ
được sử dụng trong trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, trong lúc tắc đường, có
thể nghe thấy tiếng còi ô tô hay xe máy từ nhiều hướng khác nhau nên rất khó
biết ai bấm còi cho ai.
Về phần sang đường dành cho người đi bộ, tôi nghĩ nguyên nhân của việc khó
sang đường được là do người đi bộ ít được ưu tiên.
● Ùn tắc giao thông:
Tình trạng tắc đường ở Nhật Bản không nghiêm trọng như ở Việt Nam vì hệ
thống tàu điện ở Nhật rất phát triển. Còn tại Việt Nam thì vấn đề này khá
nghiêm trọng, do người sử dụng phương tiện cá nhân rất nhiều và ý thức của
một số bộ phận khi tham gia giao thông còn chưa được tốt.

2.3. Thời gian


Văn hóa đúng giờ trong quan niệm của người Nhật không phải là bạn đến sát
nút giờ hẹn mà bạn nên đến trước giờ hẹn khoảng 5-15 phút để có thời gian chuẩn
bị, ổn định và có thể giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.
Ví dụ: Trong quy định của công ty Nhật Bản, bạn nên đến sớm hơn giờ bắt
đầu làm việc. Đặc biệt, nếu bạn là nhân viên mới vào công ty thì việc đến công ty
sớm, đến trước sếp của bạn là một trong những tiêu chuẩn để sếp đánh giá thái độ

6
làm việc của bạn. Trong trường hợp bạn biết trước được mình sẽ đến muộn thì bắt
buộc báo cáo trước cho sếp để sếp nắm được tình hình.
Trong khi đó, ý thức tuân thủ thời gian ở Việt Nam lại chưa được đề cao đúng
mức. Việc đến trễ giờ làm, giờ hẹn từ 5-10 phút được xem là khá bình thường vì
dường như việc này đã ăn sâu vào nếp sống, thói quen của người Việt. Chính vì
vậy, khái niệm giờ dây thun hay giờ cao su được đặt ra dành cho những cá nhân
thường hay đi trễ, không đề cao thời gian. Vậy nên người Việt mới đặt ra câu:
“Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
Ryu Yoshida đã chia sẻ rằng: “Tôi đã khá bất ngờ khi một lần hẹn bạn bè
người Việt Nam đi chơi, trong khi tôi đã phải đợi 30 phút mà mọi người coi đó là
chuyện khá bình thường. Môi trường sư phạm thường có quy định nghiêm ngặt về
giờ giấc như không được đi học muộn hay các tiết học phải được bắt đầu và kết
thúc đúng giờ nhưng tôi thấy rằng không chỉ sinh viên mà cả giảng viên vẫn có
trường hợp đến muộn từ 5-10 phút và dạy quá giờ lên đến 15 phút; song, sau một
khoảng thời gian sinh sống ở Việt Nam tôi đã quen với điều đó”.
Không chỉ vấn đề ngoài xã hội mà tại trường học thì các thủ tục giấy tờ cũng
bị trễ hẹn và kéo dài khá lâu để giải quyết. Ryu cho biết: “Tôi đến Việt Nam từ
tháng 8 nhưng đến giờ mới nhận được thẻ sinh viên (khoảng bốn tháng). Trong khi
ở Nhật chỉ mất một tháng hoặc một vài tuần (khoảng ba tuần) để nhận được thẻ
sinh viên”.

2.4. Kết bạn


● Người Việt Nam thường xởi lởi, vui vẻ quá:
Ở Nhật Bản, trừ những lúc tụ tập liên hoan với bạn bè thì thái độ sống của
người Nhật rất điềm tĩnh trong giao tiếp, giữ thái độ trung lập, trung tính; còn ở
Việt Nam, kể cả các mối quan hệ mới gặp mặt lần đầu thì người Việt phần lớn
đều rất niềm nở và vui vẻ. Lý do giải thích cho điều đó phải nói đến sự hiếu
khách của người Việt đã là truyền thống khá phổ biến, không chỉ riêng với
những người buôn bán tỏ ra niềm nở để bán hàng, mà người đi đường hay trẻ
con gặp du khách nước ngoài cũng thường nở một nụ cười tươi chào hỏi. Chính
thái độ này đã khiến du khách cảm thấy mình được chào đón ở đất nước Việt

7
Nam. Ryu nói rằng, việc người Việt Nam cởi mở, thân thiện quá không hoàn
toàn xấu nhưng điều này thực sự mới lạ đối với bạn.
Đôi khi, tôi cảm thấy ngạc nhiên hoặc thậm chí sợ hãi trước thái độ hay một số
hành động của người Việt, ví dụ như: hát karaoke, nói to, tiếng xe máy quá to
(Người Nhật thường hay giữ im lặng, trật tự, không hay làm ồn vì họ coi đây là
phép lịch sự khi giữ im lặng. Khi người Nhật nghe tiếng ồn thì đó là khi đang
có tai nạn giao thông hoặc có ai đó đang tức giận rồi chửi bới la mắng). Ryu
nói: “Khi mới nhận lớp, tôi cảm thấy khá ngại ngùng và bị choáng ngợp bởi sự
chào hỏi nhiệt tình của các bạn và thầy cô Việt Nam, tiếng Anh tôi chưa được
tốt nên có nhiều chỗ tôi thấy bối rối để diễn giải cho mọi người hiểu”.
● Người Việt trả lời tin nhắn trên mạng xã hội thường xuyên hơn người Nhật:
Khi đã có thể tạo dựng các mối quan hệ tại Việt Nam thì điều tôi thấy chưa thể
thích nghi ngay lập tức đó chính là cách giao tiếp trên mạng xã hội với bạn bè.
Có một sự thật là người Nhật giữa bạn bè với nhau phải mất mấy ngày mới
phản hồi email, hoặc một ngày một email. Người Nhật thường không dành quá
nhiều thời gian cho mạng xã hội và họ thường nghỉ ngơi sau những giờ làm
việc. Ở Việt Nam, mọi người dùng mạng xã hội (ví dụ như: Facebook, Zalo,
Instagram,…) với tần suất thường xuyên hơn ở Nhật Bản. Ryu nói rằng: “Các
bạn Việt Nam hay thắc mắc tại sao tôi không hay trả lời tin nhắn trên mạng xã
hội và tôi đang cố gắng thay đổi thói quen trên mạng xã hội bằng cách cố gắng
phản hồi tin nhắn nhanh nhất có thể”.

2.5. Ngôn ngữ


“Ngôn ngữ là thứ tôi lo lắng nhất trong năm nỗi bất an”, Ryu cho biết. Thực tế rằng, ở
Nhật Bản, người Nhật thường không sử dụng nhiều và thông thạo Tiếng Anh. Chính
vì vậy, khoảng thời gian đầu khi đến Việt Nam, Ryu đã khá khép mình và tự ti vì vốn
tiếng Anh và tiếng Việt hạn hẹp của mình khi khó diễn đạt ý mình muốn nói và chưa
thể kết bạn. Ryu nói: “Trước khi đến Việt Nam, tôi nghe nói tiếng Anh được sử dụng
nhiều ở Việt Nam. Theo tôi nhận thấy, tiếng Anh về cơ bản là không có ích lắm trong
các cửa hàng ở Việt Nam mà có người bán hàng đặc biệt là những người trung niên.
Còn ở trường đại học, tiếng Anh của tôi chưa tốt nên tôi không thể nói những gì mình

8
muốn nói và tôi gặp khó khăn trong việc theo dõi các cuộc thảo luận. Thực ra, khi còn
ở Nhật, so với bạn bè đồng trang lứa, tiếng Anh của tôi khá tốt; song, khi đến Việt
Nam, tôi thậm chí còn không hiểu mọi người đang nói gì. Tôi học tiếng Việt trong
thời gian rảnh rỗi, nhưng tôi nghĩ tôi cần thêm thời gian để tiếp thu ngôn ngữ này”.
Cảm xúc về tiếng Việt: Tiếng Việt đơn giản hơn so với tiếng Nhật và phát âm của
tiếng Việt khác so với tiếng Nhật. Người Nhật không có thói quen dùng ngữ điệu để
biểu lộ như người Việt, giọng người Nhật thường sử dụng giọng trầm, bằng bằng như
nhau (biểu lộ cả cảm xúc vui lẫn buồn). Có một số phát âm của người Việt khá giống
với người Nhật (VD: ký túc xá) nên đôi khi tôi hiểu được một số từ của người Việt vì
có phát âm giống nhau. Tiếng Việt và tiếng Nhật đều chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc
cho nên sử dụng từ Hán Việt, người Nhật có thể học tiếng Việt dễ hơn tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Đức,…. vì chúng ta có cùng nguồn gốc ngôn ngữ (tiếng Trung).

3. Con đường vượt qua nỗi lo âu, bất an


Câu hỏi: “Bạn đã làm gì để vượt qua những nỗi lo âu, bất an của mình?”
Sau gần bốn tháng ở Việt Nam, mặc dù có nhiều thứ tôi phải làm quen và có nhiều
trở ngại trong việc hòa nhập với môi trường nơi đây, nhưng tôi đã có một vài thay đổi
ở bản thân để thích nghi hơn với cuộc sống ở Việt Nam.
Về vấn đề vệ sinh, tôi đã cố gắng chọn những nơi sạch sẽ nhất có thể, ví dụ như tìm
một nhà hàng có vệ sinh tốt, hay đến những bệnh viện có môi trường sạch sẽ và an
toàn. Tôi cũng phải tiết chế các tiêu chuẩn vệ sinh của bản thân khi ở Việt Nam để
phù hợp với cuộc sống ở bên này, tuy nhiên khi trở lại Nhật Bản tôi nghĩ rằng tôi sẽ
quay về những tiêu chuẩn vệ sinh cũ mà tôi đã quen thuộc ở Nhật.
Về những trở ngại liên quan đến giao thông, tôi đang dần thay đổi thói quen thời
gian ở Nhật theo hướng phù hợp hơn với Việt Nam, bởi tôi thấy người Việt Nam quen
với việc đến trễ, vì thế dần dần tôi cũng thấy việc mình đến trễ cũng không phải vấn
đề gì quá lớn đối với người Việt. Tôi sẽ không phải lúc nào cũng vội vàng nếu xe buýt
không may đến trễ hoặc không may đến muộn vì tắc đường. Về chuyện an toàn khi
tham gia giao thông ở Việt Nam, tôi chọn cách không đi xe máy bởi tôi cảm thấy nó
không thực sự an toàn với mình, tôi cũng tránh đi tới những nơi nguy hiểm cũng như

9
không vượt đường lớn như nhiều người, tôi chọn dùng đường dành cho người đi bộ vì
cảm thấy nó an toàn hơn nhiều.
Về thời gian, tôi cũng tạm bỏ thói quen thời gian của người Nhật khi ở Việt Nam.
Ở Nhật nếu đi muộn, bạn sẽ phải rất vội vàng vì sẽ thật thiếu lịch sự nếu như bạn đến
muộn dù chỉ là một chút, nhưng tôi nhận thấy văn hóa đi muộn ở Việt Nam là thường
thấy, nên tôi đỡ thấy áp lực hơn khi đến muộn trong một cuộc hẹn nào đó. Tôi vẫn sẽ
đến sớm trước cuộc hẹn, nhưng không phải là trước 10-15 phút.
Về việc kết bạn, đến giờ đối với tôi vẫn rất khó khăn, bởi người Nhật thường điềm
tĩnh và giữ thái độ trung lập khi mới gặp lần đầu, nhưng đối với người Việt, theo tôi
thì mọi người quá niềm nở và vui vẻ, mặc dù đây không phải áp lực quá lớn nhưng tôi
cũng đang cố gắng cởi mở, mở lòng mình hơn với mọi người xung quanh. Tôi cũng
học cách biểu lộ cảm xúc chân thành nhiều nhất có thể, trái với khi sống ở Nhật thì
bạn thường phải giấu những cảm xúc cá nhân khi giao tiếp, nên có thể nói đây là một
trở ngại mà tôi vẫn đang cố gắng khắc phục. Tôi cũng cố gắng điều chỉnh về không
khí, môi trường tập thể để hòa nhập tốt hơn ở Việt Nam. Ví dụ, khi ở lớp học, thay vì
nói “Yes” hay giơ tay khi điểm danh như các sinh viên ngoại quốc khác, tôi cố gắng
nói “Có” thật to như các bạn người Việt. Tôi cho rằng đây cũng là một cách giúp tôi
làm quen nhanh hơn với môi trường của người Việt. Có một lưu ý riêng khi ở Việt
Nam, đó là tôi phải rất thận trọng khi thể hiện sự tôn trọng đối với người Việt. Cá
nhân tôi thấy, thường thì các nước phát triển thường không đánh giá cao hay không
xem trọng những người từ những quốc gia đang phát triển. Đương nhiên, người Nhật
cũng bị coi thường bởi các nước châu Âu, nhưng người Nhật cũng hay coi thường
người châu Á, dù là có chủ đích hay không có chủ đích. Thỉnh thoảng, tôi nhận thấy
mình đã vô thức đánh giá thấp người khác. Vô thức phân biệt đối xử với người khác là
điều tôi sợ nhất khi ở Việt Nam, điều đó có thể khiến ấn tượng về tôi trong mắt họ bị
xấu đi. Đó cũng là lý do vì sao, nhiều lúc tôi thường phải thận trọng trong lời nói và
hành động để không gây hiểu nhầm với người đối diện.
Cuối cùng, về trở ngại ngôn ngữ, tôi đang cố gắng kết bạn và làm bạn với nhiều
người Việt biết nói tiếng Nhật hơn. Tôi nghĩ rằng điều này vừa có thể giúp các bạn
Việt Nam học thêm tiếng Nhật và cũng giúp tôi tiếp thu tiếng Việt tốt hơn, đây như
một cách học tập trao đổi ngôn ngữ vậy. Tôi cũng tập nói tiếng Việt nhiều hơn khi có

10
cơ hội, như khi sử dụng Zalo hay Facebook, hay khi tôi đi ăn ở nhà hàng hoặc quán ăn
tôi sẽ hỏi chủ quán “món này là gì” và ghi chú một số tên món ăn bằng tiếng Việt.
Thỉnh thoảng, tôi cũng xem một số kênh YouTube có các YouTuber dạy tiếng Việt,
hay đọc sách tiếng Việt. Những cách này giúp tôi cải thiện tiếng Việt của mình tốt hơn
nhiều. Tôi cũng nhận thấy rằng, việc tìm hiểu và học hỏi về văn hóa cũng quan trọng
hệt như việc học ngôn ngữ, bởi khi bạn học một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là
bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ đó. Ví dụ như từ Hán Việt, tôi
biết nó từ một quyển sách lịch sử Việt Nam. Việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam đã giúp
tôi có thêm nhiều gợi ý để có thể tăng khả năng đọc hiểu tiếng Việt của mình, vì văn
hóa được truyền tải bằng ngôn ngữ, cho nên điều này đã giúp tôi rất nhiều trong việc
học tập của mình.

4. Kết luận
Câu 1: Bạn mất bao lâu để kiểm soát được các bất an của mình?
Thực ra, tôi vẫn chưa thể kiểm soát được hết các nỗi lo âu của mình và thậm chí
cho đến bây giờ, tôi vẫn đang gặp khó khăn với một số vấn đề, do đó tôi nghĩ tôi sẽ
mất hơn bốn tháng (tôi đến Việt Nam từ tháng 8 và bây giờ là tháng 12). Phần lớn
những vấn đề tôi đã đề cập đòi hỏi rất nhiều thời gian để giải quyết. Chắc hẳn tôi sẽ
không bao giờ có thể kiểm soát được những nỗi bất an của mình trong khoảng thời
gian du học của mình. Điều này khó khăn, nhưng không thể tránh được.

Câu 2: Theo bạn, việc quản lý bất an đã giúp bạn hòa nhập với văn hoá Việt Nam
như thế nào?
Những nỗi bất an đã thúc đẩy tôi làm việc chăm chỉ hơn và sáng tạo hơn. Ví dụ, tôi
đã cố gắng tìm kiếm những người bạn Việt Nam có thể nói được tiếng Nhật, sau đó
kết bạn và trao đổi ngôn ngữ để học tiếng Việt từ họ, từ đó giải quyết được trở ngại về
ngôn ngữ. Tất nhiên, những nỗi lo âu cùng nỗ lực của mình đã giúp tôi hiểu văn hóa
Việt Nam một cách sâu sắc hơn.

Câu 3: Đánh giá các nỗi bất an của bạn khi du học tại Việt Nam.

11
Các nỗi bất an của tôi bình thường thôi, không có gì quá nghiêm trọng. Khả năng
bị ốm hay bị thương là vấn đề lớn, điều này không tốt; nhưng các nỗi lo âu khác ví dụ
như kết bạn, trở ngại về ngôn ngữ và sự khác biệt về giá trị là những vấn đề tương đối
phổ biến đối với sinh viên nước ngoài ở bất kỳ đâu.

Câu 4: Bạn có lời khuyên nào dành cho du học sinh Nhật Bản nói riêng và du học
sinh nước ngoài nói chung tại Việt Nam không?
Bởi vì tính an toàn và vệ sinh chưa được đảm bảo bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu
tại Việt Nam, vì thế các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trở nên vô cùng quan trọng, ví
dụ như tiêm vắc-xin corona. Bên cạnh đó, các bạn nên học tiếng Việt thậm chí ngay cả
khi trường đại học của bạn không tổ chức các lớp học tiếng Việt. Bạn sẽ có nhiều thời
gian hơn nếu bạn học tiếng Việt trước khi đến Việt Nam.

Câu 5: Sau 3 tháng đến Việt Nam, bạn cảm thấy đất nước này như thế nào? Nếu
bạn có cơ hội, bạn có muốn quay trở lại Việt Nam không?
Vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề thậm chí cho đến bây giờ, nhưng tôi không hối tiếc vì
đã đặt chân đến đất nước này, bởi vì đồ ăn Việt Nam rất ngon và văn hóa Việt Nam
cũng rất thú vị. Và trên hết, người Việt Nam rất hợp tác và thân thiện. Nếu tôi gặp rắc
rối, bạn bè Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi. Đương nhiên, tôi sẽ quay trở lại quốc
gia này sau kỳ du học của mình và sau khi tôi tốt nghiệp.

12

You might also like