You are on page 1of 6

I.

KHÁI QUÁT VỀ ÁN LỆ:


1. Khái niệm: 
 Theo định nghĩa của từ điển Black’s Law:
“Án lệ là vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc xét xử các
vụ án sau này mà có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương
tự”
 Trong nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP, khái niệm Án lệ được
giải thích như sau :” Án lệ là những lập luận, phán quyết trong
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một
vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao lựa chọn và được chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố
là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng khi xét xử” 
 Giải thích rõ hơn:
Các luật định cung cấp định hướng, hướng dẫn và quy tắc tổng
thể cho xã hội nói chung, nhưng không thể giải quyết tất cả các
tình huống, vấn đề pháp lý và câu hỏi. Các cơ quan tư pháp có
nhiệm vụ giải thích luật (có thể do luật mơ hồ, luật có lỗ hổng
hay có những quan hệ xã hội chưa được luật quy định cụ thể).
Từ đó ta có án lệ. Án lệ là các bản án, quyết định của tòa án
trước được tòa án sau sử dụng là khuôn mẫu, chuẩn mực để giải
quyết cho các vụ việc tương tự 

2. Tính chất của án lệ:


 Tính mới: sự việc chưa có tiền lệ hoặc chưa có pháp luật quy định
 Tính tương tự (chuẩn mực): Xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết
học Aristotle là "Các trường hợp giống nhau phải được xử lý như nhau”
 Tính thực tiễn cao: giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế
bằng lý luận thực tiễn chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết
chung chung trừu tượng
 Khả năng khắc phục lỗ hổng pháp luật nhanh chóng và kịp thời: Luật
pháp có thể lạc hậu so với đời sống. Việc sử dụng nguồn luật bổ trợ là án lệ
là rất cần thiết

3. Án lệ ở các nước thông luật và dân luật:


Án lệ được sử dụng phổ biến nhất ở các nước như Anh, Mỹ hay nói cách khác là
các nước sử dụng hệ thống thông luật vì hệ thống luật này được xây dựng chủ yếu
từ chính án lệ. Ở những nước sử dụng hệ thống dân luật như Đức, Pháp hay nước
chịu ảnh hưởng từ dân luật như Việt Nam cũng có sử dụng án lệ. Tuy nhiên, cả 2
bên có sự khác biệt cơ bản:
Các nước dùng Dân Luật Các nước dùng thông luật
Án lệ là thứ yếu (các nước này Án lệ là chủ yếu
thường sử dụng văn bản luật)
không phổ biến phổ biến, được công bố rộng rãi trên
phương tiện thông tin đại chúng
việc áp dụng án lệ có những giới án lệ do tòa án lập ra có giá trị pháp lí
hạn nhất định và chỉ mang tính và mang tính bắt buộc đối với các thẩm
tham khảo (tòa án chỉ có vai trò phán khi xét xử các vụ việc tương tự (án
thuần túy là áp dụng pháp luật) lệ là nguồn luật cơ bản)
Án lệ càng mới thì giá trị áp dụng Án lệ được ban hành càng lâu thì càng
càng cao có giá trị áp dụng cao

II. THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM:


1. Tại sao Việt Nam cần án lệ?
 Đặc điểm quan trọng của nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp
luật và hệ thống tư pháp hoàn thiện. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
vẫn còn nhiều quy phạm pháp luật mâu thuẫn, lạc hậu hoặc thiếu hụt các quy
phạm để giải quyết các tranh chấp trong trong xã hội. Điều này sẽ gây ra khó
khăn rất lớn cho hệ thống tư pháp trong việc thực hiện chức năng bảo đảm
công lý. Trước thực trạng này, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong
đó nêu rõ: "Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét
xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ...từng bước
thực hiện công khai hóa bản án”. .

 Tóm lại: Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn
thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này (vì nó được đúc
kết, chọn lọc kĩ càng và mang tính chuyên nghiệp), tạo sự bình đẳng trong
việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ
tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, người tham gia tố tụng,
cơ quan tiến hành tố tụng: Thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán
quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu; các đơn
vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại
biết phòng tránh rủi ro...

2. Thực trạng án lệ ở Việt Nam:


 Như đã nói, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống Dân luật,
tức án lệ chỉ là cái thứ yếu. Hiện nay, Việt Nam có 39 án lệ, con số khó có
thể đáp ứng được tính đa dạng, phong phú của các quan hệ pháp luật. 39 án
lệ được công bố đa phần điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến dân
sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động mà rất ít các vấn đề hình
sự bởi pháp luật hình sự là một loại pháp luật đặc biệt mang nặng tính trừng
trị đối với cá nhân, hành vi sáng tạo pháp luật trong hình sự bị nghiêm cấm
(Vẽ timeline ra các bản án lệ theo từng năm)

 Hiện nay, số lượng án thụ lý mới ở mỗi cấp Tòa án cao hơn qua từng năm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 BLTTDS năm 2015: “Tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”.
Quy định này đòi hỏi Tòa án phải căn cứ vào các loại nguồn khác của pháp
luật như tập quán, án lệ, áp dụng tương tự pháp luật … để giải quyết. Số
lượng án lệ quá ít là khó khăn không nhỏ trong việc giải quyết vụ án dân sự
trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Tính tới hiện tại, đã có hơn
600 bản án, quyết định của Tòa Án viện dẫn, áp dụng án lệ => việc áp dụng
án lệ đã cho thấy hiệu quả xử lý vụ án cao hơn, có căn cứ pháp lí và đúng
quy trình, thủ tục (dựa vào biểu đồ và bài báo: Áp dụng án lệ trong xét xử
các vụ án dân sự, từ thực tiễn của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai)

VẼ BIỂU ĐỒ
Tính đến năm 2018, Chánh án tòa án nhân dân đã kí quyết định công bố
10 án lệ, có 313 bản án, quyết định của Tòa án đã viện dẫn án lệ trong
quá trình giải quyết vụ án, hơn 440000 lượt truy cập vào Trang điện tử
về án lệ.
 2019 công bố thêm 13 án lệ, hơn 600 bản án, quyết định của Tòa án đã
viện dẫn án lệ trong quá trình giải quyết vụ án, hơn 720000 lượt truy
cập vào Trang điện tử về án lệ.
 Năm 2018 biên tập và xuất bản cuốn Án lệ và bình luận án lệ- Tập 1
cấp phát tới tất cả Thẩm phán trên toàn hệ thống
 Năm 2019 “ Án lệ và bình luận- Quyển II”, hoàn thiện giáo trình “ Án
lệ và thực tiễn xét xử
( Trích Báo cáo tổng kết công tác năm 2018,2019 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác 2019,2020 của các tòa án)

 Về việc nâng cao chất lượng quan điểm pháp lý của các Thẩm phán. Việt
Nam vẫn chưa quá quen thuộc với hệ thống án lệ dẫn đến:
 Thẩm phán còn e ngại, lúng túng trong việc áp dụng, khiến việc viện
dẫn án lệ không thống nhất. Điều này cũng một phần do Nghị quyết
chưa hướng dẫn cụ thể như thế nào là vụ việc tương tự cũng như chưa
quy định trường hợp áp dụng cụ thể
 Một vấn đề khác là nhiều Tòa án còn nhầm lẫn yếu tố bắt buộc của án
lệ. Yếu tố này nằm ở “Nội dung án lệ”, là phần có chứa đựng đầy đủ
tình tiết, sự kiện pháp lý và hướng giải quyết, có giá trị bắt buộc đối
với chủ thể áp dụng
 Chúng ta đang tích cực cải thiện, trau dồi để tạo dựng nền vững chắc cho hệ
thống án lệ:

VẼ BIỂU ĐỒ
 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, năm
2019 Đã tổ chức 12 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trực tuyến về các vấn đề
như: cải cách tư pháp ở nước ta trong tình hình mới, Luật Tố tụng hành
chính, pháp luật về giao dịch bảo đảm, áp dụng các quy định tương trợ
tư pháp về dân sự tại Tòa án Việt Nam.... cho hơn 10.000 Thẩm  phán,
Thẩm tra viên, Thư kí; tổ chức 06 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1200
Thẩm phán. Trong năm qua, Tòa án nhân dân các cấp đã phối hợp với
Viện kiểm sát nhân dân tổ chức cho thẩm phán tham gia các “Phiên tòa
rút kinh nghiệm” , mỗi phiên tòa rút kinh nghiệm đều là một bài học
qua đó giúp các Thẩm phán đề cao tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị
xét xử cũng như nâng cao kinh nghiệm tổ chức phiên tòa.( Thêm vào
phần phương hướng)
( Trích Báo cáo tổng kết công tác năm 2018,2019 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác 2019,2020 của các tòa án)

 Tuy có hiệu quả là vậy nhưng có nhiều luồng ý kiến cho rằng để án lệ có chỗ
đứng vững chắc trong hệ thống pháp luật VN. Lập luận được đưa ra là: 
 Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng sửa đổi, bổ sung các quy
định nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật sẽ không
còn giống nhau. Án lệ chính là pháp luật, nhưng để vận dụng phán
quyết của bản án đó áp dụng cho vụ án sau, trong khi quy định của
pháp luật luôn thay đổi khó đảm bảo về tính đúng đắn. 
 Mặt khác, với một nước theo hệ thống luật thành văn như nước ta thì
Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất. Khoản 2 Điều
103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật;…”

**Tóm lại: Việc chấp thuận áp dụng án lệ vào thực tiễn có thể coi là thay đổi đáng
chú ý nhất trong nỗ lực đổi mới nền tư pháp của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên,
án lệ ở VN còn nhiều vấn đề cần cải thiện sẽ được nói cụ thể ở phần sau

3.  Quy định, quy trình đối với án lệ ở Việt Nam: (tham khảo Nghị quyết
03/2015/NQ-HĐTP)
 4 tiêu chí lựa chọn án lệ: (tương đối giống với các tính chất và cách giải
thích ở phần khái niệm)
1. Chứa đựng lập luận làm rõ quy định pháp luật có cách hiểu khác
nhau
2. Phải phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên
tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ
việc cụ thể.
3. Phải có tính chuẩn mực
4. Phải có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử,
bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải
giải quyết như nhau. 

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ:


 Thứ nhất, nhìn vào thực tế, tuy bản thân án lệ mang tính thực tiễn cao song
nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thẩm phán. Các thẩm phán cần phải nâng
cao trình độ của mình, đảm bảo yếu tố tranh luận và đa dạng về lý lẽ khi đưa
ra lập luận, mở rộng nguồn tài liệu là cơ sở đưa các lập luận hay lý lẽ để
thực hiện các quyết định, điều này đòi hỏi các Thẩm phán cần phải biết lắng
nghe, loại bỏ tư tưởng bảo thủ.
 Thứ hai, công tác rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển
thành án lệ nên tiến hành thường xuyên: tại Điều 3 Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tại
khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 03/2015 quy định: “Việc tổ chức rà soát, phát
hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ của các Tòa án
được tiến hành theo định kỳ 6 tháng”. Công việc này nên trở thành công việc
hằng ngày của Tòa án nhằm nâng cao chất lượng của nguồn luật án lệ bởi
công việc này nhằm phát hiện những sai lầm hoặc thiếu sót nếu có của các
bản án, quyết định và phát hiện những bản án, quyết định thỏa mãn các tiêu
chí của án lệ nếu có của bản án, quyết định thuộc Tòa án đó. Có được như
vậy, thì công việc tổng kết kinh nghiệm xét xử nhằm rà soát, phát hiện án lệ
mới đem lại hiệu quả thiết thực
  Thứ ba, về cách thức công bố án lệ, pháp luật nên quy định công bố án lệ
dưới hình thức bản án, quyết định của tòa án có thể kèm theo phần tóm tắt
thay cho hình thức công bố án lệ mẫu như hiện nay nhưng cần phải cải cách
viết phần lập luận trong bản án, quyết định. Ý này cũng một phần giúp
người dân gần gũi hơn, hiểu rõ hơn về án lệ.
 Thứ tư, cần có sự phối hợp tốt với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Tư pháp, Liên Đoàn luật sư Việt Nam trong việc rà soát phát hiện ra
các bản án, quyết định của Tòa án để đề xuất phát triển thành án lệ
 Ngoài ra Việt Nam cũng cần học tập nhiều từ hệ thống của các nước thông
luật để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của án lệ.

IV. NGUỒN THAM KHẢO:


 Black’s Law Dictionary 1102, Bryan A. Garner ed., 8th ed., 2004, trích theo
Stefanie Lindquist & Frank Cross, Empirically Testing Dworkin’s Chain
Novel Theory: Studying the Path of Precedent
 Bài báo:  Áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự, từ thực tiễn của Tòa
án nhân dân tỉnh Đồng Nai
 Báo cáo tổng kết công tác năm 2018,2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác
2019,2020 của các tòa án
 tapchitoaan, thuvienphapluat, luatminhkhue, toaan.gov
 Bài nghiên cứu của ThS Luật học Đỗ Thành Trung (Giảng viên trường ĐH
Luật TPHCM)
 TS. Nguyễn Văn Đại (Giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Vinh)
 ThS. Trần Thị Thu Sương (Kiểm sát viên VKSND tỉnh Đồng Nai)
 Bài báo về án lệ ở nước ngoài: 
 How Employers Violate The Equal Pay Act and What You Can Do
About It
 When Dilution Funders Act as Dealers – Sec Dilution Financing
Actions
 Federal Criminal Defense in Texas
 Marijuana Expungements Can Help Disadvantaged Communities
 Án lệ Nhật Bản (trang điện tử án lệ TANDTC)

You might also like