You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ

Câu 1: Phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm Pháp luật về Kinh tế quốc tế.
Luật Kinh tế quốc tế được hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc
tế (công pháp và một phần tư pháp) riêng biệt điều chỉnh quan hệ kinh tế mang tính
chất liên quốc gia liên quan đến thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, tiền tệ, đầu tư,
môi trường, quan hệ kinh tế, phát triển kinh tế, các định chế kinh tế, hội nhập kinh tế
khu vực và toàn cầu và các vấn đề kinh tế quốc tế khác giữa các quốc gia và lãnh thổ
hải quan với nhau cũng như giữa các chủ thể này với các chủ thể khác của Luật Kinh
tế quốc tế.
Luật điều chỉnh quan hệ kinh tế xuyên biên giới thường được phân thành ba loại: 1)
các quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa quốc gia với quốc gia; 2) các quy tắc điều chỉnh
quan hệ giữa quốc gia sở tại với các thể nhân, pháp nhân nước ngoài; và 3) các quy tắc
điều chỉnh quan hệ giao dịch giữa các thể nhân, pháp nhân của nước sở tại với thể
nhân, pháp nhân nước ngoài. Các quy tắc thuộc dạng quan hệ thứ ba thường được coi
là đối tượng của luật tư pháp quốc tế. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các thể
nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau được xác định bằng nguyên tắc xung đột
pháp luật và các thể nhân, pháp nhân nước ngoài không được phép kiện trực tiếp nhà
nước. Theo truyền thống, các quốc gia bảo vệ quyền lợi cho các thể nhân, pháp nhân
mang quốc tịch nước mình có hoạt động kinh tế trên lãnh thổ nước khác theo nguyên
tắc bảo hộ ngoại giao và bảo hộ công dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh
tế quốc tế và sự tham gia của nhà nước vào các hợp đồng kinh tế, ranh giới giữa công
pháp và tư pháp quốc tế dần bị xóa nhòa. Các lĩnh vực bảo lưu của luật quốc gia điều
chỉnh quan hệ thương mại giữa các doanh nhân hạn chế dần trong khi phạm vi mở
rộng hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và lãnh thổ hải quan nhằm điều chỉnh quan hệ
kinh tế qua biên giới ngày càng mở rộng.
Đọc thêm giáo trình từ trang 43-50.

Câu 2: Phân tích, làm rõ nội dung các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật về Kinh
tế quốc tế.
2.1. Nguyên tắc chủ quyền về kinh tế
Một trong những thuộc tính chủ quyền quốc gia hoàn toàn tuyệt đối và đầy đủ là chủ
quyền về mặt kinh tế, trong đó quốc gia toàn quyền lựa chọn chế độ kinh tế - xã hội,
chính sách phát triển và phương thức hoạt động kinh tế, chính sách thu hút đầu tư,
thuế khóa, tín dụng, phân phối tài nguyên, sản phẩm quốc dân, kiểm soát các hoạt
động kinh tế của thể nhân và pháp nhân không phân biệt có quốc tịch hay của người
nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia. Khi thực hiện thương mại quốc tế hay bất kỳ hình
thức hợp tác kinh tế nào, mỗi quốc gia tự do lựa chọn các hình thức tổ chức quan hệ
kinh tế với nước ngoài và tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương
phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế và sự cần thiết của hợp tác kinh tế quốc tế.

1
2.2. Nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên
Nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên được hình thành từ
đấu tranh của các nước mới giành được độc lập nhằm khẳng định chủ quyền tuyệt đối,
đầy đủ và vĩnh viễn của mình đối với tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào các
quy định trước đó của chế độ thực dân. Nghị quyết 1893 của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc về chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên 1962, mục 1 tuyên bố: “1.
Quyền của người dân và các dân tộc về chủ quyền vĩnh viễn đối với của cải và tài
nguyên thiên nhiên của họ cần phải được thực hiện vì quyền lợi phát triển quốc gia và
phúc lợi của người dân của các quốc gia liên quan; 2. Khai thác, phát triển và sử dụng
các nguồn tài nguyên này cũng như việc nhập khẩu nguồn vốn nước ngoài được yêu
cầu cho các mục đích trên cần phải phù hợp với các quy tắc và điều kiện mà nhân dân
và các dân tộc tự do xét chúng là cần thiết hay mong muốn khi cho phép, hạn chế hoặc
cấm các hoạt động đó”. Trên cơ sở nguyên tắc này, các quốc gia mới giành được độc
lập có thể thi hành chính sách quốc hữu hóa các tài sản nước ngoài trên lãnh thổ của
mình để thi hành các chính sách kinh tế phù hợp. Tuy nhiên việc quốc hữu hóa phải
tôn trọng nguyên tắc bồi thường đầu tư của các thể nhân và pháp nhân nước ngoài.

2.3. Nguyên tắc không phân biệt đối xử


Nguyên tắc không phân biệt đối xử thể hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia trong
quan hệ kinh tế quốc tế, yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo cho các quốc gia
khác (kể cả các thể nhân và pháp nhân của quốc gia đó) các điều kiện không kém hơn
các điều kiện đã đảm bảo cho một quốc gia khác (kể cả các thể nhân và pháp nhân của
quốc gia đó) trước đó. Theo nguyên tắc này, các thể nhân và pháp nhân của quốc gia
này không bị đối xử ở vị trí thấp kém hơn so với các pháp nhân, thể nhân của quốc gia
khác hay của chính quốc gia sở tại. Nguyên tắc này không mâu thuẫn với quyền dành
ưu đãi đặc biệt hay điều kiện đãi ngộ ưu đãi hơn được quy định trong các thỏa thuận
song phương trên cơ sở có đi có lại hoặc nguyên tắc tối huệ quốc.

2.4. Nguyên tắc tối huệ quốc


Nguyên tắc tối huệ quốc là nguyên tắc theo đó nếu một nước dành cho một nước
thành viên khác một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi
đó cho tất cả các nước thành viên khác có thỏa thuận “tối huệ quốc”. Thông thường
nguyên tắc tối huệ quốc được áp dụng trong các hiệp định song phương thương mại,
hàng hải, thuế quan, quá cảnh, hạn chế và cấm đoán về nhập khẩu, sử dụng cảng biển,
chế độ giao thông, quyền tố tụng của thể nhân và pháp nhân… dưới dạng “điều khoản
tối huệ quốc”. Khi nguyên tắc tối huệ quốc được áp dụng trong hiệp ước đa phương
như hiệp định WTO cho tất cả các thành viên thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình
đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự đối xử ưu đãi
nhất.

2
2.5. Nguyên tắc đãi ngộ quốc dân
Nguyên tắc đãi ngộ quốc dân là quy chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện
pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm và dịch vụ nước ngoài và cả nhà cung cấp những
sản phẩm và dịch vụ đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các
sản phẩm và dịch vụ nội địa và nhà cung cấp nội địa.
Theo nguyên tắc này các pháp nhân, thể nhân, hàng hóa, dịch vụ của quốc gia nước
ngoài được hưởng các quyền đãi ngộ như các pháp nhân, thể nhân, hàng hóa, dịch vụ
của nước sở tại trừ một số ngoại lệ do luật định. Thông thường, quy chế đãi ngộ quốc
gia sẽ được quy định theo từng lĩnh vực cụ thể như quy chế đãi ngộ quốc gia trong
thương mại hàng hoá, quy chế đãi ngộ quốc gia trong thương mại dịch vụ, quy chế đãi
ngộ quốc gia trong đầu tư, quy chế đãi ngộ quốc gia trong sở hữu trí tuệ,...

2.6. Nguyên tắc đối xử ưu đãi


Nguyên tắc đối xử ưu đãi là nguyên tắc theo đó các bên dành cho nhau các ưu đãi (chủ
yếu là ưu đãi về thương mại và hải quan). Đây là ngoại lệ của việc áp dụng nguyên tắc
tối huệ quốc. Theo khuyến nghị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát
triển năm 1964, các nước công nghiệp phát triển phải đơn phương dành cho các nước
đang phát triển một số ưu đãi và thuận lợi đặc biệt trong thương mại và các nước đang
phát triển được quyền dành riêng cho nhau những ưu đãi thuận lợi mà không mở rộng
áp dụng cho các nước công nghiệp phát triển. Các quy định về ưu đãi này được thể
hiện trong hệ thống ưu đãi phổ cập GPS 1968 và Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu
GSTP 1988.

2.7. Nguyên tắc mở cửa thị trường


Nguyên tắc mở cửa thị trường hay tiếp cận thị trường áp dụng trong hệ thống WTO là
việc các quốc gia thành viên cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu
tư nước ngoài. Đây là hệ quả của nguyên tắc tự do thương mại, thể hiện nghĩa vụ thực
hiện các cam kết mà quốc gia thành viên đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.

2.8. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng


Nguyên tắc cạnh tranh công bằng thể hiện nguyên tắc tự do cạnh tranh trong những
điều kiện bình đẳng như nhau.

Câu 3: Phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm Luật lệ Thương mại Hàng hóa quốc
tế + Câu 4: Phân tích, làm rõ nội dung các khái niệm, chế định cơ bản của Luật
lệ Thương mại Hàng hóa quốc tế.
Công ước HS: Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
a. Khái niệm

3
Định nghĩa Luật lệ Thương mại Hàng hóa quốc tế: hệ thống các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật kinh tế quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội quốc tế phát sinh trong lĩnh
vực thương mại hàng hóa quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật kinh
tế quốc tế.
Đến nay chưa có định nghĩa về hàng hóa được các nước trên thế giới thống nhất thừa
nhận. Để xác định sản phẩm nào là hàng hóa thì các nước phải dựa vào các quy định
trong công ước HS. Phần cấu thành quan trọng của công ước HS là danh mục HS. Bất
cứ sản phẩm nào được liệt kê vào, được mô tả và được mã hóa trong danh mục HS
của công ước HS thì sản phẩm đó được thừa nhận là hàng hóa trong giao dịch Thương
mại quốc tế .
Thương mại hàng hóa quốc tế được hiểu là tổng thể các hoạt động thương mại liên
quan đến hàng hóa được các nước tiến hành với nhau. Các quan hệ mang bản chất
thương mại bao gồm những nhưng không chỉ giới hạn các giao dịch sau: mọi giao
dịch nhằm cung cấp trao đổi hàng hóa dịch vụ, các thỏa thuận về phân phối hàng hóa,
về đại diện hoặc đại lý thương mại, các giao dịch về sản xuất kinh doanh mọi sản
phẩm, hoạt động nhờ người khác thuê mua, xây dựng công trình, hoạt động tư vấn,
hoạt động thiết kế kỹ thuật, giao dịch li-xăng, hoạt động đầu tư, tài chính ngân hàng,
bảo hiểm, hợp đồng khai thác hoặc đặt nhượng hợp đồng liên doanh và các hình thức
hợp tác công nghiệp khác; các giao dịch vận tải hàng hóa vận chuyển hành khách
bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ,...
Khái niệm Thương mại hàng hóa quốc tế: là tổng thể các hoạt động thương mại liên
quan tới hóa được các nền kinh tế tiến hành với nhau trên cơ sở các điều ước quốc tế
về thương mại quốc tế trong đó trước tiên là hiệp định GATT/WTO 1994, các hiệp
định WTO về nông nghiệp và thương mại nông sản; hiệp định SPS; dệt may; hiệp
định TBT; hiệp định TRIMS; ADA; CVA; PSI; ARO; ILA; SCM; SGA và các hiệp
định đa phương về mua bán máy bay dân dụng; mua sắm Chính phủ của WTO.
b. Chế định cơ bản của Luật thương mại hàng hóa quốc tế
1. Luật lệ về nông nghiệp và nông sản
Khi ra đời, Hiệp định GATT 1947 vốn dĩ được áp dụng cho cả các sản phẩm
nông nghiệp những hiệp định này cũng có những kẽ hở. Ở vòng đàm phán
Uruguay đã cho ra đời Hiệp định đa biên đầu tiên về lĩnh vực nông nghiệp, đánh
dấu bước phát triển đáng kể hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh
trong lĩnh vực này.
Hiệp định về nông nghiệp cho phép các chính phủ được hỗ trợ ở khu vực nông
thôn nhưng bằng các biện pháp tác động tối thiểu đến cạnh tranh. Các nước đang
phát triển không bị buộc phải giảm trợ cấp hoặc thuế suất bằng với mức của các
nước phát triển và có thêm thời gian để thực hiện các cam kết của mình. Còn các
nước kém phát triển hoàn toàn không bị ràng buộc gì. Có một số điều khoản đặc

4
biệt quy định về lợi ích của các nước bị buộc phải nhập khẩu lương thực thiết
yếu và đề cập như mối quan tâm của các nước kém phát triển.
Đối với những sản phẩm trước kia bị hạn chế bằng hạn ngạch thì sẽ bị đánh thuế;
các nước được phép áp dụng những biện pháp khẩn cấp đặc biệt gọi là " biện
pháp tự vệ đặc biệt" nhằm bảo vệ nông dân trước việc giá cả sụt giảm đột ngột
hay việc hàng nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệp định cũng nêu rõ khi nào
và như thế nào thì các biện pháp khẩn cấp này có thể được áp dụng.
Các biện pháp trợ giá trong nước hoặc trợ cấp sản xuất thường bị chỉ trích là
phương thức sản xuất dư thừa dẫn tới đẩy lùi các sản phẩm nhập khẩu ra khỏi thị
trường nội địa kéo theo trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá trên thị trường thế giới.
Hiệp định về nông nghiệp phân biệt rõ các chương trình hỗ trợ có tác dụng kích
thích trực tiếp sản xuất với các chương trình bị coi là không có tác động trực
tiếp.
Đối với trợ cấp xuất khẩu, Hiệp định về nông nghiệp cấm việc trợ cấp cho xuất
khẩu nông sản trừ khi chúng được nêu rõ trong các danh mục cam kết của các
nước thành viên. Trong trường hợp đó các nước sẽ bị buộc phải giảm đồng thời
mức trợ cấp và khối lượng hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp.

2. Luật lệ về tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm


- Các quy định về an toàn đối với lương thực động vật và thực vật:
Hiệp định SPS cho phép các nước xây dựng cho mình những tiêu
chuẩn riêng xong cũng quy định các tiêu chuẩn này phải có căn cứ
khoa học. Các quy định về vệ sinh dịch tễ chỉ có thể được áp dụng
trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và các loài
động thực vật. Chúng cũng không được gây ra sự phân biệt đối xử tùy
tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau
hoặc tương tự như nhau. Cũng theo hiệp định này, các nước vẫn được
áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau và các phương pháp kiểm hóa khác
nhau nếu nước xuất khẩu chứng minh được rằng các biện pháp mà
nước này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu có cùng mức độ bảo Vệ
Vệ sinh dịch tễ với nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu về nguyên tắc
phải chấp nhận các tiêu chuẩn và phương pháp mà nước xuất khẩu áp
dụng.
Hiệp định SPS còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định
và công nhận độ an toàn. Ngoài ra, hiệp định cũng bổ sung cho hiệp
định về những rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
- Các quy định về kỹ thuật và tiêu chuẩn:

5
Hiệp định về những rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định
TBT) có mục đích làm sao để các quy định pháp luật, tiêu chuẩn và
quy trình thử nghiệm và công nhận không gây ra những trở ngại
không cần thiết.
Hiệp định TBT thừa nhận quyền của các nước được đưa ra những tiêu
chuẩn mà họ cho rằng thích hợp để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của
con người và động vật, để bảo tồn các loài thực vật, bảo vệ môi trường
hay các quyền lợi khác của người tiêu dùng,... Các nước thành viên
Hiệp định này không bị cấm thông qua các biện pháp cần thiết để đảm
bảo việc tuân thủ các chuẩn mực này. Để tránh có sự chênh lệch quá
lớn, Hiệp định khuyến khích các nước áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế
khi chúng tỏ ra phù hợp.

3. Luật lệ về dệt may


Thương mại sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của hiệp định đa sợi
(MFA). Hiệp Định này tạo khung pháp lý cho việc thiết lập các hạn ngạch
nhập khẩu trên cơ sở các thỏa thuận song phương hoặc bằng các biện pháp
đơn phương nhằm hạn chế nhập khẩu vào thị trường các nước mà sản xuất có
nguy cơ bị rối loạn do sự lan tràn và hàng nhập khẩu.

4. Luật lệ về chống bán phá giá trợ cấp tự vệ


- Các biện pháp chống bán phá giá:
Hiệp định GATT năm 1994 quy định về chống bán phá giá (AD) như
sau: Các bên bên ký kết nhận thấy rằng bàn và giá với việc sản phẩm
của một nước này được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một
nước khác với giá thấp hơn giá trị bình thường của sản phẩm này phải
bị lên án nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất đáng
kể cho một ngành kinh tế tại lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự
làm chậm trễ sự thiết lập một ngành kinh tế trong nước. (Điều VI)
- Trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM):
Hiệp định SCM có chức năng kép là thiết lập kỷ cương đối với trợ cấp
của quốc gia và quy định các biện pháp mà các nước có thể áp dụng
nhằm bù đắp các hậu quả của trợ cấp.
Theo điều 1 hiệp định SCM, "trợ cấp" được hiểu là khoản tài chính
được chính phủ hay các cơ quan công quyền cấp cho tổ chức thương
mại hoặc doanh nghiệp thông qua: a) Chuyển kinh phí trực tiếp, b)

6
Miễn giảm khoản thu của Nhà nước, c) Cung cấp miễn phí dịch vụ
hay hàng hóa thay vì cơ sở hạ tầng chung hoặc chi khoản kinh phí để
tài trợ cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các mục a) b) c)
nói trên với điều kiện là trong mỗi trường hợp đó lợi ích thuộc về tổ
chức thương mại hoặc doanh nghiệp nhận khoản tài chính đó.
Hiệp định SCM quy định ba loại trợ cấp:
+ Các trợ cấp bị cấm (hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ) là các khoản trợ
cấp có kèm theo điều kiện buộc người hưởng trợ cấp phải đạt được
một số yêu cầu về xuất khẩu hoặc ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong
nước hơn là hàng nhập khẩu.
+ Các trợ cấp có thể bị đối kháng (hay còn gọi là trợ cấp đèn vàng) tức
là trợ cấp không bị cấm nhưng là đối tượng có thể bị áp dụng biện
pháp đối kháng.
+ Các trợ cấp không thể bị đối kháng (hay còn gọi là trợ cấp đèn
xanh), tức là những trợ cấp không mang tính đặc thù hoặc những trợ
cấp đặc thù nhưng đáp ứng một số điều kiện nhất định như: trợ cấp
nghiên cứu, phát triển; trợ cấp phát triển khu vực; trợ cấp bảo vệ môi
trường.
- Các biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp:
Hiệp định tự vệ của WTO đưa ra khuôn khổ về các thủ tục trong
nước mà theo đó có thể đem lại quyết định hạn chế nhập khẩu hàng
hóa đã hoặc đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất
các hàng hóa tương tự trong nước. Các thủ tục này cơ bản tương tự
các thủ tục trong Hiệp định AD và SCM. Nhìn chung các biện pháp
tự vệ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu bất kể là từ nước nào.
Nước xuất khẩu thông thường được phép phản ứng lại các hạn chế
thương mại của nước xuất nhập khẩu. Một trong số các yêu cầu về
thủ tục của Hiệp định tự vệ là yêu cầu nước thành viên khi xem xét
sử dụng biện pháp tự vệ phải "đưa ra cơ hội thích hợp để tham vấn
trước với các nước thành viên có quyền lợi đáng kể với tư cách là
các nhà sản xuất sản phẩm liên quan".

5. Luật lệ về các rào cản trong thương mại hàng hóa quốc tế
- Thuế quan:
Thuế quan (Customs tariffs) - Thuế quan là loại rào cản quan
trọng trong TMHHQT được cộng đồng TMQT quan tâm.

7
=> Thuế quan thường được hiểu là khoản thu của Nhà nước
đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ Lãnh thổ hải
quan nước này sang Lãnh thổ hải quan nước khác nhằm tăng
nguồn thu ngân sách quốc gia và bảo hộ hàng hóa tương tự,
ngành kinh tế hàng hóa tương tự trong nước.
=> Thuế quan cũng còn được hiểu là Danh mục thuế quan, tức
là Danh mục HS quốc gia được xây dựng trên cơ sở Danh mục
HS quốc tế mà trong đó trên mỗi Dòng HS quốc gia có ghi rõ
các mức thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể của mỗi dòng HS
(Dòng thuế quan /Dòng thuế). - Những vấn đề quan trọng liên
quan tới thuế quan mà các nước thường quan tâm bao gồm:
Danh mục thuế quan, Mức thuế trần và Lộ trình giảm thuế quan
và Phương pháp xác định trị giá Hải quan/ trị giá để tính thuế.
- Các rào cản phi thuế quan: tất cả các rào cản trong TMHHQT
nhưng không phải là thuế quan.

8
9
hđ: hiệp định
đt: đầu tư
tm: thương mại

Câu 5: Phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm Luật lệ Thương mại Dịch vụ quốc tế.
Định nghĩa Luật lệ Thương mại Dịch vụ quốc tế: hệ thống các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật kinh tế quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội quốc tế phát sinh trong lĩnh
vực thương mại dịch vụ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật kinh
tế quốc tê.
GATT không có định nghĩa về dịch vụ. Để xác minh hành vi hay hàng hóa nào là dịch
vụ các nước phải tuân thủ theo quy định của Liên hợp quốc về dịch vụ, đặc biệt là
phải tuân theo quy định tại Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên hợp quốc
(Danh mục PCPC/CPC). Bất cứ hành vi hoặc hoạt động nào được liệt kê vào, được
mô tả và được mã hoá trong Danh mục PCPC/CPC nói trên thì hành vi hoặc hoạt động
đó được thừa nhận là dịch vụ trong giao dịch thương mại quốc tế.
Định nghĩa "thương mại dịch vụ": GATT có định nghĩa khá rõ ràng về thương mại
dịch vụ. Thương mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấp dịch vụ:
- Từ lãnh thổ của nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của nước khác
(nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức "cung ứng dịch vụ qua biên giới" (hay
"phương thức 1" theo ngôn từ của WTO);
- Trên lãnh thổ của nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụ của
bất kỳ nước nào khác theo phương thức "tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài" (phương
thức 2);
- Bởi người - tổ chức - cung ứng dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất
kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức "hiện diện thương mại"
(phương thức 3);
- Bởi người - thể nhân - cung cấp dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại
bất kì nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức "hiện diện của thể
nhân (phương thức 4).

Câu 6: Phân tích, làm rõ nội dung các khái niệm, chế định cơ bản của Luật lệ
Thương mại Dịch vụ quốc tế.
a. Khái niệm
Định nghĩa Luật lệ Thương mại Dịch vụ quốc tế: hệ thống các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật kinh tế quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội quốc tế phát sinh trong lĩnh

10
vực thương mại dịch vụ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật kinh
tế quốc tế.
GATT không có định nghĩa về dịch vụ. Để xác minh hành vi hay hàng hóa nào là dịch
vụ các nước phải tuân thủ theo quy định của Liên hợp quốc về dịch vụ, đặc biệt là
phải tuân theo quy định tại Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên hợp quốc
(Danh mục PCPC/CPC). Bất cứ hành vi hoặc hoạt động nào được liệt kê vào, được
mô tả và được mã hoá trong Danh mục PCPC/CPC nói trên thì hành vi hoặc hoạt động
đó được thừa nhận là dịch vụ trong giao dịch thương mại quốc tế.
Định nghĩa "thương mại dịch vụ" GATT có định nghĩa khá rõ ràng về thương mại
dịch vụ. Thương mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấp dịch vụ:
- Từ lãnh thổ của nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của nước khác
(nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức "cung ứng dịch vụ qua biên giới" (hay
"phương thức 1" theo ngôn từ của WTO);
- Trên lãnh thổ của nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụ của
bất kỳ nước nào khác theo phương thức "tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài" (phương
thức 2);
- Bởi người - tổ chức - cung ứng dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất
kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức "hiện diện thương mại"
(phương thức 3);
- Bởi người - thể nhân - cung cấp dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại
bất kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức "hiện diện của thể
nhân (phương thức 4).

b. Chế định cơ bản của Luật lệ Thương mại Dịch vụ quốc tế.
1. Luật lệ kinh tế quốc tế về các rào cản trong thương mại dịch vụ quốc tế
Có rất nhiều loại rào cản, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là sáu nhóm rào cản sau đây:
- Các hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ dưới các hình thức hạn ngạch số
lượng, độc quyền, các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hay các đòi hỏi kiểm định nhu
cầu kinh tế cần thiết;
- Các hạn chế về tổng trị giá của các giao dịch dịch vụ vay tài sản dưới các hình thức
hạn ngạch số lượng hay các đòi hỏi kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết;
- Các hạn chế về tổng số các giao dịch dịch vụ hay tổng số lượng đầu ra của dịch vụ
thông qua các đơn vị số lượng đã được các định dưới hình thức hạn ngạch hay đòi hỏi
kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết;

11
- Các hạn chế về tổng số thể nhân mà có thể được thuê trong một lĩnh vực dịch vụ cụ
thể hay một nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê và họ là những người cần thiết, và liên
quan trực tiếp tới việc cung cấp một dịch vụ nhất định dưới hình thức hạn ngạch số
lượng hay đòi hỏi kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết;
- Các biện pháp hạn chế hay đòi hỏi phải theo các hình thức thực thể pháp lý nhất
định hay liên doanh thông qua đó một nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp một dịch
vụ; và
- Các hạn chế về sự tham gia góp vốn nước ngoài như hạn chế tỷ lệ tối đa đối với
phần nắm giữ vốn của bên nước ngoài hay tổng trị giá của từng dự án hay tổng số dự
án đầu tư nước ngoài.

2. Luật lệ kinh tế quốc tế về di trú với thể nhân cung ứng dịch vụ
Luật KTQT quy định quyền của các cá nhân được tạm thời xuất cảnh, cư trú, đi lại tại
một nước để cung ứng một DV theo cam kết.
Các quy định này không áp dụng cho những người đang tìm kiếm một việc làm
thường xuyên cũng như không được sử dụng như một điều kiện đã được đáp ứng để
xin quy chế công dân, lưu trú hoặc một công việc thường xuyên.

3. Xu hướng vận động mới


- Dịch vụ tài chính:
Sự bất ổn của hệ thống ngân hàng có thể gây phương hại tới toàn bộ nền
kinh tế. Theo Luật kinh tế quốc tế về dịch vụ tài chính, các chính phủ có
toàn quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn, để bảo vệ các
nhà đầu tư, người gửi tiền và người mua bảo hiểm, để bảo đảm tính
thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính.
=> Chú ý: Luật kinh tế quốc tế của WTO quy định: hiệp định GATS
không áp dụng đối với các dịch vụ được cung cấp nhằm thực thi quyền
lực của CP đối với hệ thống tài chính, ví dụ như các dịch vụ do các ngân
hàng trung ương cung cấp.
- Viễn thông:
Ngành viễn thông đóng một vai trò kép, nó vừa là một ngành hoạt động kinh
tế riêng biệt, vừa là một thành tố của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các
hoạt động kinh tế khác (chẳng hạn như việc chuyển tiền điện tử).

12
Theo Luật kinh tế quốc tế, Chính phủ các nước phải bảo đảm cho các nhà
cung ứng dịch vụ nước ngoài được sử dụng các mạng viễn thông công cộng
mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào.

4. Luật lệ KTQT về Mở cửa thị trường (Các dịch vụ Kinh doanh, Truyền
thông, Xây dựng và kiến trúc liên quan, Phân phối, Giáo dục, Môi trường,
Tài chính, Y tế, Du lịch, Thể dục thể thao, Vận tải và các loại dịch vụ khác)
Bao gồm các quy tắc:
(i) Tôn trọng các cam kết quốc tế;
(ii) Mở cửa thị trường thương mại dịch vụ q tế theo Lộ trình đã thỏa
thuận, trừ ngoại lệ đạt được (Tự vệ; Mất khả năng thanh toán quốc tế; Phá giá
đồng tiền theo kết luận của IMF; Các ngoại lệ chung và các ngoại lệ an ninh
quốc gia…)
(iii) Hiểu, giải thích các nội dung luật k tế dịch vụ quốc tế theo nghĩa
hẹp nhất có thể trên nền tảng án lệ thương mại quốc tế;
(iv) Chỉ được làm cái mà Luật k tế dịch vụ q tế cho phép;
(v) Các quy tắc khác.
Câu 7: Phân tích, làm rõ nội dung các phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp
kinh tế - thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

a. Tham vấn

Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4 DSU). Việc
tham vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các
quyền tiếp theo của các Bên. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và
phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu (trường hợp
khẩn cấp – ví dụ hàng hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là
10 ngày và 20 ngày). Bên được tham vấn có nghĩa vụ "đảm bảo việc xem xét một cách
cảm thông và tạo cơ hội thoả đáng" cho Bên yêu cầu tham vấn.

Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các bên với nhau. DSB được
thông báo về thủ tục này và có trách nhiệm thông báo cho các quốc gia thành viên về
yêu cầu tham vấn nhưng cơ quan này không trực tiếp tham gia vào thủ tục tham vấn.
Các quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc tham vấn này nếu Bên bị tham vấn
thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất” trong việc tham
vấn này.

13
Thông thường các quốc gia đều có gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn tham vấn
nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng thời đảm
bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranh chấp.

Tuy nhiên, các quy định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạn chế nhất
định như: làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện nghĩa vụ
“tham vấn một cách thông cảm” của Bên được yêu cầu tham vấn; trường hợp tham
vấn đạt được một thỏa thuận thì thông báo về kết quả tham vấn cần phải chi tiết đến
mức nào để các Thành viên khác của WTO và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được
tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiện tượng thỏa thuận đạt được đơn
thuần chỉ là sự thỏa hiệp về lợi ích giữa các bên mà không dựa trên các quy định của
WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại,…).

b. Môi giới, Trung gian, Hoà giải

Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn quy định các hình thức giải quyết tranh chấp
mang tính “chính trị” khác như môi giới, trung gian, hoà giải. Các hình thức này được
tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất kỳ thời điểm nào sau khi
phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đã được thành lập và đã tiến hành hoạt
động). Tương tự như vậy, các thủ tục này cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào.
DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) có quyền yêu cầu chấm dứt
nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt các thủ tục
này.

Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm (Điều 5
DSU). Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có qui định về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ
chức có thể đứng ra đảm trách vai trò môi giới, trung gian, hoà giải này không.

Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ hữu hảo
giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này
được DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU), và việc tìm ra được một
giải pháp hợp lý thoả mãn tất cả các bên tranh chấp có lẽ còn được coi trọng hơn cả
việc đạt được một giải pháp phù hợp với các quy tắc thương mại trong Hiệp định.

c. Thành lập Ban hội thẩm

Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bên được tham
vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi
có yêu cầu tham vấn (Điều 6 DSU). Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập
Ban hội thẩm có thể đưa ra trước thời hạn này nếu các bên tranh chấp đều thống nhất
rằng các thủ tục tham vấn, hòa giải không dẫn đến kết quả gì. Văn bản yêu cầu thành

14
lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá trình tham vấn, xác định chính xác biện pháp thương
mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ pháp lý cho khiếu kiện.

Yêu cầu này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lập Ban hội thẩm.
Nhờ có nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyền được giải quyết tranh
chấp bằng hoạt động của Ban hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo.

Thành viên Ban hội thẩm, nếu không được các bên thống nhất chỉ định trong vòng 20
ngày kể từ khi có quyết định thành lập sẽ do Tổng Giám đốc WTO chỉ định trong số
các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật, chính sách
thương mại quốc tế.

Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét
cùng một vấn đề (ví dụ: một biện pháp thương mại của một quốc gia thành viên bị
nhiều quốc gia khác phản đối) thì DSB có thể xem xét thành lập một Ban hội thẩm
duy nhất. Nếu vẫn phải thành lập các Ban hội thẩm riêng rẽ trong trường hợp này thì
các Ban hội thẩm này có thể có chung các thành viên và thời gian biểu sẽ được xác
định một cách hài hoà để các thành viên này hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Bất kỳ quốc gia thành viên nào có quyền lợi thực chất trong vấn đề tranh chấp đều có
thể thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách là Bên thứ ba. Các Bên
thứ ba này được tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng văn bản trước Ban hội thẩm.

d. Trình tự phúc thẩm

Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội
thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản. Khi có yêu cầu
này thủ tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu.

Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp và các Bên thứ ba có quyền đệ
trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan này. Hoạt
động của SAB được giữ bí mật. Việc xem xét và đưa ra Báo cáo phải được thực hiện
với sự tham gia của các Bên tranh chấp.

Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường
hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý
do cho DSB biết). Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và
kết luận pháp lý của Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này.
DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo
cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ
quyết.

e. Trọng tài

15
Thủ tục trọng tài có thể được các Bên tranh chấp thoả thuận sử dụng trong các trường
hợp sau đây:

Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU: trọng tài có thể được sử dụng
trong các thủ tục sau:

- Xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua không thể thực
hiện ngay khuyến nghị;

- Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp Bên thua có kiến nghị về vấn đề này

Trong trường hợp này thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên Ban hội thẩm ban đầu làm
trọng tài viên. Nếu các thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện làm trọng tài viên
thì trọng tài viên (là một cá nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng Thư ký WTO chỉ định.

Trường hợp tranh cãi về mức độ trả đũa, trọng tài không đánh giá về bản chất biện
pháp trả đũa mà chỉ xem xét xem mức độ Bên thắng kiện đình chỉ các nhân
nhượng/nghĩa vụ có tương đương với mức độ thiệt hại mà Bên thắng kiện đã phải chịu
không.

Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU:

Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết
tranh chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (cơ chế sử dụng Ban
hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm…). DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài để giải quyết
các tranh chấp trong đó vấn đề tranh chấp (the issues in conflict) đã được các bên xác
định một cách rõ ràng và thống nhất.

Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc
lập phải được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả các thành viên WTO trước khi
thủ tục tố tụng được bắt đầu. Các thành viên WTO chỉ có thể tham gia thủ tục tố tụng
nếu được các Bên tranh chấp đồng ý.

Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các Bên tuân thủ nghiêm túc. Các Bên
có nghĩa vụ thông báo về quyết định này cho các thành viên WTO, cho Hội đồng hoặc
cho Uỷ ban của Hiệp định có liên quan. Quy tắc giải quyết tranh chấp trong WTO
(DSU) quy định quyết định này của trọng tài phải phù hợp với các hiệp định có liên
quan và không được gây thiệt hại cho bất kỳ thành viên nào khác của WTO. Bất kỳ
thành viên nào cũng có quyền đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết định này.

16

You might also like