You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


---------***--------

TIỂU LUẬN NHÓM

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ TRONG THỜI KỲ


QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

NHÓM: 1
LỚP TÍN CHỈ: TRI116(GD2-HK1-2021).3
Khóa: 59

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Tên đề tài: Chế độ hôn nhân tiến bộ trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa

Tên lớp tín chỉ: TRI116(GD2-HK1-2021).3

Thành viên nhóm Phân công công việc


Ngô Thị Ngọc Ánh - 2014610019 – 14 3.3. Giải pháp xây dựng chế độ hôn nhân tiến
bộ ở Việt Nam
Trần Khánh Linh – 2014740060 – 64 2.2.2. Chính trị
Kết luận
Trịnh Thị Nga – 2014120095 – 73 3.1. Bối cảnh tác động đến việc xây dựng chế
độ HNTB
Phạm Thị Nguyệt – 2014420036 – 77 1.1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về
xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt
Nam hiện nay
Tạ Thị Lâm Oanh – 2014740090 – 81 1.2. Một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa
xã hội
2.2.3. Kinh tế - Xã hội
Lê Lan Phương – 2014740091 – 85 1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc cơ bản
Hình thức tiểu luận
Nguyễn Toàn Thắng – 2014510076 – 2.1. Những thành quả trong việc xây dựng
103 chế độ hôn nhân tiến bộ của gia đình Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Nguyễn Thị Thủy – 2014210144 – 106 1.1.3. Cơ sở xây dựng chế độ hôn nhân tiến
bộ trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa
2.2.3. Kinh tế - Xã hội
Hoàng Minh Trang – 1913320063 – 3.2. Phương hướng xây dựng chế độ hôn
108 nhân tiến bộ ở Việt Nam
Trần Minh Trang – 2011110262 – 115 2.2.1. Văn hóa
Mở đầu
1. Thành viên nhóm và phân công công việc
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1


I. VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA ................................................................................................................... 3
1.1 Tổng quan về chế độ hôn nhân tiến bộ.......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc cơ bản .................................................................................. 3
1.1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam
hiện nay ............................................................................................................................... 4
1.1.3. Cơ sở xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa
............................................................................................................................................ 5
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ............................................................ 7
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ................................................ 8
2.1. Những thành quả trong việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ của gia đình Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay ......................................................................... 8
2.2. Những thách thức trong việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam trong
thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ................................................................................... 11
2.2.1. Văn hóa ................................................................................................................... 11
2.2.2. Chính trị .................................................................................................................. 12
2.2.3. Kinh tế - xã hội ....................................................................................................... 13
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHẾ HỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................... 15
3.1. Bối cảnh tác động đến việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ................................ 15
3.2. Phương hướng xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam ............................... 16
3.3 Giải pháp xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam.......................................... 18
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 22
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Các Mác và Ăngghen đã luận chứng rõ về những mối quan hệ thiết yếu của con người
như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó chính là duy trì nòi
giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống. Gia đình “là sản vật của một chế độ xã hội nhất
định, hình thức đó sẽ phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó”. Gia đình của xã hội
văn minh sẽ được hình thành trên nền tảng của tình yêu và hôn nhân, đó cũng là những quyền
hết sức cơ bản của con người - quyền được tự do yêu đương và tự do kết hôn, được cộng đồng
xã hội tôn trọng và bảo vệ. Nhất là trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, không chỉ các
quan hệ xã hội mà cả quan hệ gia đình cũng bị thay đổi, sự yên ấm của từng gia đình cũng có
thể bị phá vỡ theo dòng xoáy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì vấn đề về hôn nhân và gia đình
cần được quan tâm nhiều hơn.

Ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược quốc gia,
từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã
khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi
trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách Nhà nước phải
chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức đối với mọi lớp người”.
Sở dĩ gia đình có vai trò quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người cũng như đối với sự trường
tồn và phát triển của xã hội như vậy, chính là do những giá trị mà văn hóa gia đình mang lại.
Văn hóa gia đình vừa là mục tiêu phải hướng tới, vừa là cơ sở thúc đẩy sự phát triển bản thân
gia đình, nhằm phát triển con người và xã hội. Chính bởi vậy nên vấn đề xây dựng chế độ hôn
nhân tiến bộ ở nước ta chính là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Đây là công việc mang tính toàn diện, đồng bộ, lâu dài nhưng lại rất
cấp bách. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ, từ
đó xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay cần có những giải pháp thật sự thiết thực
và hiệu quả. Nhận thức được vấn đề đó, chúng em chọn đề tài: “CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN
BỘ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu
luận của nhóm mình. Với mong muốn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về hôn nhân và xây
dựng chế độ hôn nhân tiến bộ trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, chỉ ra thực

1
trạng xây dựng hôn nhân tiến bộ tại Việt Nam trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ 2016
đến nay. Trên cơ sở đó, tìm giải pháp xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam có hiệu quả hơn,
phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ trong thời kỳ quá
độ lên xã hội chủ nghĩa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian: Việt Nam
+ Giới hạn về thời gian: Từ năm 2016 đến nay
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Tiểu luận được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XII, XIII về xây dựng
gia đình.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin kết
hợp với một số phương pháp cụ thể như: phương pháp lịch sử và logic; thống kê, tổng hợp và
phân tích đánh giá; so sánh đối chiếu; khái quát hóa…
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục các tài liệu tham khảo, tiểu luận
được chia làm 3 chương, 7 đề mục.

2
I. VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Tổng quan về chế độ hôn nhân tiến bộ
1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc cơ bản
Khái niệm:

Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất được
ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước ta. Ở Việt Nam đã trải
qua rất nhiều lần thay đổi Luật hôn nhân và gia đình, và hiện nay Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 đang là văn bản có hiệu lực thi hành. Với mỗi văn bản luật hôn nhân và gia đình ra
đời sau đều được ghi nhận là phát triển hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn so với luật trước đó.
Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại,
đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ. Đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ. Mặt khác, sự
tiến bộ thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

+ Trước khi kết hôn, đôi nam nữ được tìm hiểu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Việc tìm
hiểu nhau trước khi kết hôn là yếu tố quan trọng giúp hôn nhân được bền vững.

+ Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh
phúc, bình đẳng.

Trong trường hợp cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt
được, pháp luật quy định vợ chồng được phép ly hôn theo một trong hai hình thức là ly hôn
thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.

Nguyên tắc:

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng
sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khoản 1 điều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy
định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.”

3
Đồng thời điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong đó có
quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.

Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao hàm cả hai khía cạnh đảm bảo quyền tự do kết hôn và
tự do ly hôn. Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp
với nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những
trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.

1.1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam hiện
nay
Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về gia đình nói chung và chế
độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam nói riêng xét đến cùng chính là xây dựng một gia đình hạnh
phúc, hạnh phúc của từng cá nhân trong hôn nhân, trong gia đình đến cộng đồng, xã hội. Từ
khi đất nước đổi mới đến nay, quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng chế độ hôn nhân
tiến bộ luôn phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước.

Giai đoạn từ năm 1986 đến 2007 là thời kỳ tập trung phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội,
bắt đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam ta. Trong nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ VI khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia
đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những
quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con
ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình” (Đảng Cộng sản Việt Nam,
2005:773-774). Như vậy, ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước
đã nhìn nhận gia đình là yếu tố quan trọng cấu thành nên xã hội và quyết định đến sự thành
công của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong quan điểm của Đảng, gia đình chính là
nơi lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là nơi sẽ giúp ngăn chặn những tệ nạn
xã hội, những văn hóa xấu xâm nhập vào nước ta.

So với thời kỳ trước, thời kỳ này, vai trò của chế độ hôn nhân tiến bộ trong việc giáo dục
đạo đức, lối sống hình thành nhân cách người Việt Nam và việc gìn giữ phát huy văn hóa gia
đình được nhấn mạnh hơn; hôn nhân phải tập trung thực hiện vai trò, chức năng này, cũng

4
chính là để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển bền vững. Cụ thể hóa đường lối chủ
trương của Đảng về gia đình, nhà nước ta ban hành các chính sách, văn bản cụ thể về gia đình,
tập trung vào mục tiêu xây dựng “gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”
đã quy định trong Nghị định số 02/2013/NĐ-CP (Bộ VHTTDL, 2013). Đảng cũng thực hiện
các chương trình hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, quy chế phối hợp liên
ngành về phòng, chống bạo lực gia đình và quyết định lấy tháng 6 hàng năm là Tháng hành
động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, … Điều này một mặt hoàn thiện hơn chính
sách về gia đình của nhà nước ta, mặt khác thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và nhà nước về tập
trung nguồn lực xây dựng một chế độ hôn nhân tiến bộ, một gia đình hạnh phúc.

Như vậy có thể thấy, xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ, hợp lý để có một gia đình hạnh
phúc thật sự rất quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
như ngày nay. Hiểu được điều đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo và
thực hiện các chương trình, đề án quốc gia để nâng cao chế độ hôn nhân tiến bộ, tạo điều kiện
cho các gia đình tiếp cận các chính sách an sinh xã hội cơ bản và có một cuộc sống hôn nhân
hạnh phúc, bình đẳng, an yên.

1.1.3. Cơ sở xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa
Hôn nhân tự nguyện

Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện. Đây là bước phát
triển tất yếu của tình yêu nam nữ, như Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “...nếu nghĩa vụ của vợ và
chồng là phải thương yêu nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu nhau há chẳng phải là kết hôn
với nhau và không được kết hôn với người khác”. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ
có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất
nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có
nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn.

Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không
còn nữa. Ph. Ăngghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới hợp đạo đức
thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi... và
nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là
điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội”'. Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến
5
khích việc ly hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt
là con cái. Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nỗi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng
lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.

Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết
quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều
kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với
tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi có
sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy. Tuy nhiên, trong các xã
hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ. “Chế độ một vợ
một chồng sinh ra tự sự tập trung nhiều của cải vào tay một người, - vào tay người đàn ông, và
từ nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn ông ấy, chứ không phải của
người nào khác. Vì thế, cần phải có chế độ một vợ một chồng về phía người vợ, chứ không
phải về phía người chồng”. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn
nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang
nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề
riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác v, v...
Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia đình như
ăn, nuôi dạy con cái... nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà
là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không can
thiệp, nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước
vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục
pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng
trong tỉnh tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã
hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết

6
hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá
nhân và gia đình. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết
hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách
đầy đủ nhất.

1.2. Một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội


Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và
thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa xã hội như sau:

- Đặc trưng thứ nhất: Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

- Đặc trưng thứ hai: Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đặc trưng thứ ba: Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.

- Đặc trưng thứ tư: Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công
nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

- Đặc trưng thứ năm: Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Đặc trưng thứ sáu: Chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đảng, đoàn kết giữa các dân tộc và
có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, nói lên tính ưu việt
của chủ nghĩa xã hội. Và do đó, chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của
toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này.

7
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Những thành quả trong việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ của gia đình Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay

Cùng với những thành tựu về chế độ hôn nhân tiến bộ trước đó đã đạt được như Luật hôn
nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2015 hay Nghị định 126/2014/ NĐ – CP (Nghị định 126) có quy định chi tiết
về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, nước ta cũng đạt được những bước tiến đáng kể
trong công cuộc xây dựng hôn nhân tiến bộ giai đoạn từ 2016 đến nay. Với cơ sở một gia đình
hạnh phúc là một tế bào xã hội khoẻ mạnh, là kết quả thu được từ một cuộc hôn nhân tiến bộ,
chúng ta có thể kể đến những thành quả mà Đảng ta và nhà nước cùng với người dân nỗ lực
sau đây:

Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc luôn được đặt ra:

Trong Hội thảo khoa học "Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế" được tổ chức vào ngày 4/10/2019, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung
ương - ông Nguyễn Thanh Long một lần nữa khẳng định quan điểm: "Gia đình là một thiết chế
xã hội quan trọng đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng và mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với
trẻ em, người cao tuổi, người ốm đau, bệnh tật; là môi trường lưu giữ và phát triển các giá trị
văn hóa của dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước luôn khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ
trọng của dân tộc và của thời đại, đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự nghiệp phát triển bền
vững. Trong Cương lĩnh chính trị, Đảng ta đã xác định mục tiêu "Xây dựng gia đình ấm no,
tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp
giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách".

Nhiều văn bản chỉ đạo hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no:

Trong năm 2019, lần đầu tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và tổ chức thí
điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia

8
đình, nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững, cũng như hướng tới sự ổn
định, văn minh cho toàn xã hội. 12 tỉnh, thành đại diện cho các vùng miền trên cả nước được
Bộ lựa chọn thí điểm, nhiều tỉnh/thành khác cũng đã chủ động thực hiện thí điểm theo hướng
dẫn của Bộ và thu được nhiều kết quả tích cực. Từ những kết quả đạt được, năm 2020 Bộ tiêu
chí ứng xử trong gia đình tiếp tục được thực hiện thí điểm tới các tỉnh thành trên cả nước.

Ngày 4/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 08/CT-TTg về Đẩy mạnh công tác
phòng, chống bạo lực gia đình. Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những yêu cầu cụ
thể đối với các Bộ (VHTTDL, Công an, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo…) cùng các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức thành viên Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm đẩy
mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới.

Như vậy có thể thấy công tác gia đình luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của
các cấp, nhằm hướng đến mục tiêu chung là xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

Xu hướng biến đổi giá trị đạo đức, tâm lý và tình cảm của gia đình Việt Nam đương đại:

Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan trọng,
từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Quá
trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan
điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Gia đình Việt Nam trong quá trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa tiếp thu yếu
tố hiện đại. Trong số các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá
trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá cao nhất,
sau đó là đến các giá trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp, có thu
nhập. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 41,6% coi chung thủy là “quan trọng”, và 56,7% coi
chung thủy là “rất quan trọng” trong hôn nhân.

Giá trị tình yêu là một giá trị bảo đảm sự bền vững của hôn nhân, nhất là hôn nhân hiện
đại dựa trên tình yêu để kết hôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt theo giới
9
tính, tuổi, học vấn trong đánh giá tầm quan trọng của tình yêu với sự gắn kết hôn nhân (trong
số người được khảo sát có 89,7% số người được hỏi cho rằng tình yêu là quan trọng và rất quan
trọng). Thực tế khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người đánh giá thấp tiêu chí này nhất thuộc về
nhóm người trẻ nhất, người dân tộc Kinh, người đi làm, người sống ở đô thị, ở các khu vực có
đời sống kinh tế phát triển và mức độ hiện đại hóa cao.

Cùng với việc coi trọng giá trị gia đình, các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người Việt
Nam vẫn nghiêng về các giá trị truyền thống nhưng đang có xu hướng dịch chuyển sang các
giá trị mang tính cá nhân và hiện đại. Có thể thấy, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người dân
được khảo sát ưu tiên các phẩm chất về tư cách, đạo đức hơn là các tiêu chuẩn về ngoại hình
hay tiêu chuẩn về kinh tế. Tiêu chuẩn đầu tiên của lựa chọn bạn đời là người đó “có tư cách
đạo đức tốt” (chiếm 66,7%), tiếp theo là tiêu chuẩn “biết cách ứng xử” (chiếm 45%), tiêu chuẩn
“khỏe mạnh” đứng thứ 3 trong các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời (chiếm 36,1%). Các tiêu chuẩn
liên quan đến điều kiện kinh tế, vật chất được lựa chọn nhưng với tỷ lệ thấp, như biết cách làm
ăn (chiếm 28,6%), có nghề nghiệp ổn định (chiếm 12,9%). Trong các nhóm tiêu chí lựa chọn
bạn đời hiện nay, tiêu chí tình yêu được người trả lời đề cập đến cao nhất. Điều này nói lên
rằng những giá trị về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời đã có sự chuyển đổi rõ nét từ giá trị truyền
thống sang các giá trị hiện đại. Khi cá nhân được giải phóng thì yếu tố tình cảm và sự tự do lựa
chọn hôn nhân được đề cao. Vì thế, hôn nhân đã chuyển dần từ thể chế kinh tế là chính sang
thể chế tâm lý là chính. Bên cạnh đó, nhiều loại hình nghề nghiệp xuất hiện và sự phát triển
của công nghệ thông tin là những yếu tố thúc đẩy việc hình thành hôn nhân giữa các tiểu văn
hóa (dân tộc, vùng, miền) và giữa các nền văn hóa (hôn nhân có yếu tố nước ngoài).

Như vậy, có thể thấy, nếu chia tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời theo nhóm giá trị cá nhân
(tình yêu, hình thức, thu nhập, công việc, học vấn) và giá trị tập thể (gia đình tương đồng, sự
chấp thuận của bố mẹ, cùng địa phương, cùng dân tộc) thì các giá trị cá nhân trong chọn lựa
bạn đời là xu hướng nổi bật hiện nay, nhất là với nhóm có đặc điểm hiện đại, như học vấn cao,
sống ở thành thị.

10
2.2. Những thách thức trong việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam
trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa
2.2.1. Văn hóa
Văn hóa gia đình là một hệ thống giá trị văn hóa được tích hợp từ các giá trị văn hóa
truyền thống và hiện đại của một dân tộc. Ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho
văn hóa xã hội, văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng
nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn bản lĩnh cho con người. Gia đình là tế bào
của xã hội do đó văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Quá trình hình thành văn hóa dân tộc cũng là quá trình hình
thành văn hóa gia đình.

Hiện nay, dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, hệ giá trị
của gia đình Việt Nam đã và đang có những biến đổi, song những giá trị truyền thống của gia
đình vẫn luôn được gìn giữ, trao truyền và lan tỏa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình
hiện đại. Thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều giá trị truyền thống của
gia đình Việt Nam tiếp tục được bồi đắp, gìn giữ, trao truyền và lan tỏa. Tuy nhiên thực tế ta
thấy vẫn còn một số yếu tố liên quan đến văn hóa cổ hủ, lạc hậu làm ảnh hưởng đến công cuộc
xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở nước ta.

Quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa biến mất một cách triệt để mà nó vẫn len lỏi
đâu đó trong các gia đình. Giữa vợ chồng tiếng nói không bình đẳng, việc sinh con đẻ cái cũng
quan trọng sinh con trai hơn, thậm chí có những gia đình cãi nhau hay có xích mích chỉ vì
không sinh được cháu trai trưởng… Chính vì thế hôn nhân gia đình tất yếu bị ảnh hưởng nặng
nề, tổ ấm khong có hạnh phúc, mà mỗi cá nhân gia đình chính là hạt nhân kiến tạo thế giới, vậy
thì hẳn xã hội cũng khó văn minh, tốt đẹp và phát triển.

Các quan niệm như “môn đăng hộ đối”, hay cái truyền thống của văn hóa vẫn chưa thực
sự chấp nhận hôn nhân người đồng giới, hôn nhân chênh lệch về địa vị, kinh tế hay nhan sắc
tuổi tác, dẫn đến hậu quả nhiều gia đình kết hôn nhưng không thực sự có tình yêu, hạnh phúc
bởi họ chỉ an phận, không dám chống lại sự sắp đặt của cha mẹ, họ hàng.

Bên cạnh đó việc đời sống xã hội ở nước ta đang có nhiều biến đổi sâu sắc, toàn diện
trước tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển như vũ bão của
11
khoa học và công nghệ cũng phần nào đem đến mặt tiêu cực. Trước sự tác động đó, giá trị
truyền thống của gia đình cũng không tránh khỏi những biến đổi. Gia đình đang phải lựa chọn
giữa các giá trị văn hóa để thích nghi, tồn tại và phát triển trong bối cảnh đan xen tích cực và
tiêu cực. Điều đáng chú ý là, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự tiếp nhận thiếu
chọn lọc lối sống bên ngoài, một số giá trị truyền thống trong gia đình đang bị mai một và biến
dạng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong một số gia đình đang trở nên lỏng lẻo. Trước tác
động trái chiều của công nghệ thông tin, mức độ gắn kết, giao tiếp trực tiếp của những thành
viên trong gia đình cũng suy giảm cùng với mức độ hiện đại hóa. Xu hướng toàn cầu hoá và
quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến gia đình làm thay
đổi nếp sống gia đình, dẫn đến có biểu hiện coi trọng giá trị vật chất, giá trị đồng tiền, xem nhẹ
giá trị truyền thống, nề nếp, gia phong của gia đình, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia
đình Việt Nam.

Trong bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, sự xung đột giá trị giữa cũ - mới,
truyền thống - hiện đại là một quá trình tất yếu. Tuy vậy, nếu không có đường hướng phù hợp
để điều chỉnh, quản lý sự xung đột này sẽ dẫn đến những hệ lụy hết sức khó lường.

2.2.2. Chính trị


Luật đã tiếp tục góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống
đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, quan hệ cụ thể, hệ thống quy phạm pháp luật về hôn
nhân và gia đình còn chưa kịp thời hoàn thiện, chưa bảo đảm tính bao quát, tính đầy đủ về cơ
sở pháp lý trong giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn.

Bên cạnh những tác động tích cực của luật đến đời sống xã hội, các quan hệ pháp lý về
hôn nhân và gia đình được đảm bảo, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, trong
quá trình áp dụng luật cũng bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, theo quy định, ngoài trường hợp “bạo
lực gia đình” là căn cứ giải quyết cho ly hôn, đối với những hành vi khác, những mâu thuẫn,
xung đột, bất đồng… xảy ra, để được giải quyết cho ly hôn thì gặp nhiều khó khăn trong việc
xác định cơ sở nhận định tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
12
hôn nhân không đạt được. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc cơ quan nào
có thẩm quyền xác nhận cho người có nhu cầu mang thai hộ, việc xác nhận này được chứng
thực trên loại giấy tờ nào, người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế
nào?...

Về nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng sau khi ly hôn, luật quy định người được cấp
dưỡng phải là người khó khăn, túng thiếu và bản thân họ phải có yêu cầu chính đáng… Thế
nhưng, thực tế, quy định này rất khó thực thi. Mặt khác, các quy định về cấp dưỡng chưa cụ
thể và thiếu chế tài. Điều này khiến cho Tòa án khi giải quyết chỉ có căn cứ vào điều kiện thực
tế của từng trường hợp, dẫn đến mức cấp dưỡng có sự khác nhau. Ngoài ra, các quy định về
điều kiện kết hôn được áp dụng chung cho cả quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài mà chưa
có những quy định riêng về điều kiện kết hôn với người nước ngoài. Song song đó, hệ thống
pháp luật cũng không quy định xác lập thông tin về công dân Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài khiến cho việc giúp đỡ người Việt Nam kết hôn ở nước
ngoài gặp hoàn cảnh khó khăn còn nhiều hạn chế. Hệ thống pháp luật còn thiếu những quy
định để giải quyết vướng mắc về hộ tịch cho trẻ em là con chung của phụ nữ Việt Nam và
người nước ngoài khi theo mẹ về cư trú ở trong nước…

Được biết, những bất cập, tồn tại và phát sinh trong quá trình thực hiện luật đã được các
cấp, ngành, địa phương của tỉnh tổng hợp và kiến nghị Trung ương có hướng sửa đổi, bổ sung
phù hợp.

2.2.3. Kinh tế - xã hội


Về khía cạnh kinh tế, trong xã hội hiện đại, toàn cầu hóa, kinh tế phát triển mở ra những
cơ hội mới, nhưng cũng báo hiệu những mối nguy cơ mới. Một thách thức đáng chú ý do toàn
cầu hóa tạo ra liên quan đến các giá trị gia đình là sự trỗi dậy và lan rộng của lối sống được
đánh dấu bằng chủ nghĩa cá nhân, tiêu dùng và coi trọng vật chất. Lối sống cá nhân thúc đẩy
nhu cầu phát triển cá nhân, ưu tiên thực hiện các nhu cầu và mong muốn của cá nhân hơn là
gia đình và cộng đồng. Những nhu cầu của cá nhân không chỉ giới hạn ở giáo dục, giải trí,
không gian làm việc, mà còn định hình lại cách các cá nhân nhìn nhận gia đình và hôn nhân.
Trên thực tế, chủ nghĩa cá nhân coi gia đình (và sự kết hợp hôn nhân) đối lập với hạnh phúc và

13
quyền tự do của cá nhân, thúc đẩy ý tưởng cho rằng việc hình thành gia đình cản trở và hạn
chế sự phát triển và hạnh phúc của cá nhân. Nói cách khác, lối sống thiên về cá nhân có sự
xung đột giữa cá nhân và gia đình, tạo ra niềm tin sai lầm là con người phải hy sinh bản thân
để có gia đình, hoặc hy sinh mong muốn có gia đình để đạt được mục tiêu và nhu cầu cá nhân.

Mặt khác, ở những vùng kinh tế chưa phát triển cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở nước ta hiện nay. Do kinh tế còn chưa ổn định,
vấn đề cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai người vợ, người chồng khiến cho việc xây dựng hạnh
phúc gia đình trở lên khó khăn hơn bao giờ hết.

Cùng với sự chú trọng vào vật chất, đã làm con người chệch hướng trong xây dựng gia
đình hoặc mở rộng các mục tiêu, không chỉ dẫn đến các gia đình nhỏ hơn, mà còn ảnh hưởng
đến việc nuôi dạy con cái. Các giá trị được thúc đẩy bởi phong cách sống đô thị, toàn cầu hóa
cạnh tranh mạnh mẽ với các giá trị và khuôn mẫu gia đình truyền thống, đặc biệt là về việc sinh
con.

Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ
nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân
cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng,
làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ; những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự
thay đổi của gia đình, khiến cho các quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có
điều kiện, cha mẹ mải lo làm ăn, công tác, không có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn
đến con cái hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội.
Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với
từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang
kiếm sống, vi phạm pháp luật… Bạo lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Một trong những nguyên nhân đó là:
do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu hoá, nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình chưa
đầy đủ vì thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm, chưa thấy
hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình.
Tập tục lạc hậu đè nặng lên vai người dân:
Ở một số địa phương hiện nay vẫn tồn tại nhiều tập quán lạc hậu, nhất là những tập quán

14
về hôn nhân gia đình. Cụ thể như dân tộc Tà Ôi (Thừa Thiên-Huế) quy định nhà trai muốn rước
con gái về thì phải tặng nhà gái đủ 9 con vật 4 chân, gồm trâu, bò, dê và lợn. Ngoài ra, lễ vật
còn có vải thổ cẩm, cồng, chiêng, chiếu… Hay trong việc cưới, người Mông ở xã Ngải Thầu,
huyện Bát Xát (Lào Cai) thường dựng vợ, gả chồng cho con khi tuổi đời còn rất trẻ (13-14
tuổi). Bên cạnh đó là tình trạng kết hôn cùng huyết thống, hệ lụy từ việc cưới này thường dẫn
đến bệnh tật, giống nòi chậm phát triển, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ
hôn nhân và gia đình Việt Nam. Việc bùng nổ các thiết bị thông minh khiến cá nhân dễ dàng
chìm đắm trong thế giới ảo và giảm các giao tiếp trực tiếp trong gia đình, trong xã hội, khiến
lối sống, cảm xúc, ứng xử, hệ giá trị của con người và đặc biệt là sự duy trì các quan hệ xã hội
có thể bị đảo lộn. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, một mặt, mang lại tiềm năng lớn giải phóng
sức lao động của con người, mặt khác, tạo nên một thế giới tình yêu, hôn nhân ảo, như hẹn hò
trực tuyến, thậm chí là rô-bốt tình dục,... dẫn đến nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ không cần tình
yêu, không cần gia đình, không cần con cái, từ đó đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và bền vững
của các quan hệ gia đình trong thế giới thực. Thực tế, một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận
hiện tượng nam giới hẹn hò và cưới rô-bốt tình dục hoặc một thế hệ trẻ đắm chìm trong thế
giới công nghệ mà lảng tránh đời sống thực.
Một gia đình hạnh phúc, hòa thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động
tạo ra sự biến đổi và phát triển. Gia đình hạnh phúc bền vững không chỉ có sự "no ấm, bình
đẳng, tiến bộ" mà còn là nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, cộng đồng
và xã hội. Vì vậy xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân,
của các gia đình và của toàn xã hội.

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHẾ HỘ HÔN NHÂN TIẾN
BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Bối cảnh tác động đến việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ
Đất nước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn của thế kỷ 21, đặc biệt kể từ khi là thành
viên WTO 2007, nước ta tăng cường liên kết, hợp tác với quốc tế trên nhiều lĩnh vực về kinh
tế, văn hoá, xã hội. Do đó, ít nhiều chịu tác động từ các nền văn hoá, xã hội hiện đại, luật hôn
nhân và gia đình cũng cần thay đổi để phù hợp với xu hướng chung của quốc tế.

15
Luật hôn nhân trước đó đã không còn phù hợp. Cụ thể, luật Hôn nhân và gia đình 2000
đã được ban hành trong một thời gian dài, phù hợp hơn với xã hội cũ, có phần trọng nam khinh
nữ và giai đoạn mới chuyển đổi nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, về lâu dài, khi đạt đến sự ổn
định và độc lập về mặt kinh tế, người dân quan tâm nhiều hơn tới hạnh phúc cá nhân. Đồng
thời, chính phủ cũng cần có những thay đổi để phù hợp với kế hoạch hoá dân số. Bởi vậy, việc
sửa đổi và ban hành luật 2014 là cần thiết.

Khi trình độ dân trí được nâng cao. Giai đoạn 2009 - 2014 chứng kiến sự bùng nổ của
mạng Internet cũng như các mạng xã hội Facebook, Youtube, Blog,... tại Việt Nam. Người dân
được tự do kết nối, giao tiếp, phá bỏ những suy nghĩ lỗi thời và thoáng hơn, do đó đề cao quyền
của phụ nữ, nâng cao khẩu hiệu tự do bình đẳng trong hôn dân.

Từ 3 bối cảnh trên, có thể thấy rằng, việc thay đổi và chỉnh sửa luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 là điều cần thiết để phù hợp với xã hội hiện đại và phù hợp với định hướng phát triển
của nước ta.

3.2. Phương hướng xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam
Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ phải ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, mạnh
dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nãy sinh, và quan trọng hơn, là biết tiếp thu
những nội dung tiến bộ của thời đại. Xử lý và tiếp thu những vấn đề của thời đại không phải là
cách tân đơn giản mà phải phù hợp với truyền thống của dân tộc, của gia đình và sự phát triển
chung của xã hội.

Một số quan điểm quán triệt của Đảng và Nhà nước trong việc gia đình xây dựng chế độ
hôn nhân tiến bộ:

Thứ nhất, tiếp tục vận dụng sáng tạo những định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới
trong chủ nghĩa xã hội và thực hiện xây dựng gia đình mới ở nước ta. Những quy định ấy phải
xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đang đà đổi mới toàn diện và từ từng dạng hình gia
đình cụ thể khác nhau.

Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người mới Việt Nam với những đặc
tính như Nghị quyêts Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nêu. Bởi

16
thế, gia đình mới ở Việt Nam chính là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở
giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những cái lạc hậu, những
tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, chống lại những ảnh hưởng xấu của chế độ
hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại Đại
hội đại biểu Quốc hội lần X của đảng đã nêu rõ ” Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ
và hạnh phúc, làm cho gia đình thật sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mọi người. phát huy
trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Thực hiện tốt Luật Hôn nhân gia đình”

Trước mắt,” no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là chuẩn mực cần vươn tới
của gia đình mới ở nước ta. Sự no ấm phải là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính
đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ vừa thể hiện tính nề nếp và hòa thuận
giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình tiến bộ trên cơ sở tiến bộ của mọi thành viên và
không thể tách rời sự tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng, tiến bộ tạo nên hạnh phúc
cho gia đình. Gia đình là hạnh phúc không phải là cái trìu tượng mà là tổng hòa những nét đẹp
thường ngày của cuộc sống gia đình.

Thứ hai, xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích của cá nhân và xã hội. Con người mới
của xã hội phải có ý chí vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Từ chuẩn mực trên của gia đình, ta
nhận thấy, sự nghiệp xây dựng gia đình hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc là sự cố gắng chung
của mỗi người. Mỗi gia đình, của mọi lực lượng và tổ chức xã hội trong nước, và còn có sự
giúp đỡ của quốc tế.

Kế hoạch xây dựng và cũng cố gia đình phải gắn với kế hoạch xây dựng và phát triển xã
hội ở từng địa phương cũng như trên phạm vi quốc gia. Nhiều loại chính sách xã hội tác động
thì gia đình mới có thể hình thành. Chính ở đây đã nói lên trọng trách của Nhà nước trong việc
xây dựng gia đình. Từ thực tiễn của vấn đề gia đình Việt Nam, một mặt tiếp tục tuyên truyền
và chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của nnn, mặt khác cần rà soát lại để đề nghị bổ sung,
sửa đổi một số chính sách có liên quan đến gia đình, góp phần củng cố và phát triển gia đình
hiện nay ở nước ta.

Thứ ba, quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ vừa là mục tiêu
vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình hòa thuận – bình đẳng – hạnh
17
phúc ở nước ta. Những quan điểm lớn về giải phóng phụ nữ đã được ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp luật. Cần tích cực hơn nữa để đạt được trong tực tế là những mục tiêu mà kế hoạch
này đưa ra. Qua đó phụ nữ Việt Nam có điều kiện làm tốt công việc gia đình và làm tròn nhiệm
vụ xã hội.

3.3 Giải pháp xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam
Thứ nhất, để xây dựng một hôn nhân gia đình hạnh phúc, ấm no là điều kiện đầu tiên đảm
bảo cho gia đình tồn tại, ổn định và xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tiến bộ. Kinh tế đầy đủ
cũng là yếu tố để đảm bảo cho cuộc sống gia đình ổn định, phát triển và hạnh phúc. Nghèo đói
là điều rất dễ dẫn đến tình trạng bất hòa, lục đục trong gia đình - với thời đại bây giờ hầu như
mọi cãi vã trong hôn nhân đều bắt nguồn từ vấn đề này; cùng với đó nảy sinh nạn thất học, bỏ
học, lang thang và tội phạm ở trẻ em. Trong hoàn cảnh gia đình túng thiếu, mỗi thành viên
trong gia đình phải kiếm sống để tồn tại, lao động phải được ưu tiên lên hàng đầu. Sinh ra tình
trạng người gìa không được chăm sóc, thậm chí phải lao động nặng nhọc; trẻ em không được
đến trường, hoặc không được quan tâm giáo dưỡng đúng mức… Điều này không chỉ có khả
năng phá vỡ các mỗi quan hệ trong gia đình mà còn lây lan, tấn công mạnh mẽ vào xã hội.
Vì vậy, muốn có môt cuộc hôn nhân gia đình ấm no thì phải đẩy mạnh phát triển kinh tế,
đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Nhà nước cần phải có những chính sách năng động và cụ thể
hướng vào việc phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có khả năng tự vận
động, phát triển và vươn lên như hỗ trợ các gia đình, nhất là gia đình nghèo, về định hướng sản
xuất; giúp đỡ vốn và công nghệ; tạo việc làm ổn định cho các gia đình. Phát triển kinh tế gắn
với kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội.
Thứ hai, Xây dựng gia đình bình đẳng là cơ sở để đảm bảo cho hôn nhân gia đình được
cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc, trẻ em có cơ hội thỏa mãn những nguyện vọng, sở thích chính
đáng, những yêu cầu hợp lý của sự phát triển toàn diện. Trước hết là mối quan hệ vợ chồng. Vì
đây là quan hệ cơ bản có ý nghĩa to lớn đối với các quan hệ khác trong gia đình. Do đó, trong
gia đình, vợ chồng phải thương yêu nhau, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn
cảnh cuộc sống. Thủy chung là nghĩa vụ của vợ chồng, phản ánh rõ nhất tình yêu sau hôn nhân.
Sự bình đẳng, do đó, trước hết phải là sự công bằng về trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình, trong đó có những nghĩa vụ, trách nhiệm được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ; có những trách nhiệm, nghĩa vụ do phong tục tập quán, văn hóa truyền thống thừa nhận.
18
Tôn trọng thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình là điều kiện tốt nhất để xây dựng gia đình
văn hóa.
Xây dựng gia đình bình đẳng, nghĩa là quan hệ giữa cha mẹ và con cái phải mang tinh
thần dân chủ, yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm. Cha mẹ không phân biệt đối xử đối với
con cái, nhất là giữa con trai với con gái, tôn trọng những suy nghĩ, nhu cầu chính đáng của
các con. Chăm sóc, nuôi dưỡng các con thành người có ích cho xã hội là nghĩa vụ thiêng liêng
của cha mẹ. Ngược lại, con cái phải biết hiếu thảo, kính trọng, nghe lời cha mẹ, giữ vững truyền
thống tốt đẹp của gia đình. Khi cha mẹ về già, con cái phải yêu thương, chăm sóc phụng dưỡng.
Bên cạnh đó, trong gia đình phải xây dựng quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu gia
đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa ông bà với các
cháu, chắt; giữa bố mẹ với con dâu; giữa cô, gì, chú bác… trên tinh thần bình đẳng, trách nhiệm
để cho mỗi gia đình thực sự trở thành một tế bào thật sự lành mạnh của xã hội.
Thứ ba, Xây dựng gia đình tiến bộ là xây dựng gia đình thực hiện ngày càng tốt các chức
năng của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến chức năng
giáo dục thế hệ trẻ. Một gia đình tiến bộ là một gia đình mà ở đó các thành viên chung sống
với nhau văn minh, nhân ái, khắc phục những tập quán lạc hậu, có ý thức phòng chống tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan; thể hiện sự đồng lòng nhất trí, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Xây dựng gia đình tiến bộ phải gắn liền với kế hoạch hóa gia đình, thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng của cuộc sống gia đình, đồng
thời gia đình biết tạo môi trường văn hóa để cho các mối quan hệ bên trong, bên ngoài ngày
càng tốt đẹp hơn. Sự tiến bộ của gia đình phải gắn liền với truyền thống dân tộc "tương thân,
tương ái", chia sẻ ngọt bùi, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn.
Thứ tư, Xây dựng gia đình hạnh phúc. Trước hết, đòi hỏi mọi thành viên phải được đảm
bảo các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng bầu không khí cởi mở, đầy tình
thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Gia đình hạnh phúc còn được thể hiện ở sự thống
nhất quan niệm về cuộc sống gia đình, tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình
trước gia đình, người thân và xã hội. Đó là gia đình luôn yêu thương, tôn trọng nhau, các thành
viên sống hòa thuận, các mối quan hệ được thực hiện dựa trên các chuẩn mực văn hóa, pháp lý
và đạo đức.

19
Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong việc
xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại là yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa, góp phần vào mục tiêu
chung là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình
thành con người mới Việt Nam với những đặc tính cao đẹp và tiến bộ. Đó là những "gia đình
văn hóa" trên cơ sở gìn giữ và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những
lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, đồng thời tiếp thu những
tiến bộ của văn hóa thời đại. Xây dựng hôn nhân gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục
nếp sống và hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam.

20
KẾT LUẬN
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ suốt đời người,
là môi trường để hình thành và phát triển nhân cách, là nơi để rèn luyện lối sống có đạo lý, có
tình người. Gia đình tiến bộ, hạnh phúc bắt đầu từ hôn nhân mang bản chất tương đương. Với
mỗi chúng ta, gia đình là tổ ấm, là bến đỗ bình yên, là trường học đầu tiên hình thành, phát
triển nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi con người. Để môi trường gia đình thực sự lành
mạnh, an toàn và ấm áp cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện cần có sự chăm lo, vun đắp của
mỗi thành viên gia đình, sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng và sự hỗ trợ, tạo điều kiện của
Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia
đình.Vì vậy, vận dụng sáng tạo những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về gia đình, vị trí
của gia đình trong mối quan hệ cá nhân và xã hội, sự tác động biện chứng của những yếu tố ấy
và sự cần thiết phải giải quyết quan hệ bất bình đẳng trong gia đình là những định hướng có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ đó có những định hướng đúng và biện pháp phù hợp để
giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình
ở nước ta là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững
hiện nay. Đảng ta đã khẳng định thực hiện mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, văn minh” cũng chính là thể hiện quyết tâm cao trong hiện thực hóa các mục tiêu trong
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ở Việt Nam. Để đạt
được mục tiêu lớn lao ấy, sự quan tâm về việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ là vấn đề nên
được ưu tiên hàng đầu!

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS Hoàng Chí Bảo, 2019, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc
đại học – không chuyên lý luận chính trị), NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 135-
137.
2. Vương Hà. (2015). Cơ sở để xây dựng hôn nhân và gia đình tiến bộ. [online].Quân đội
nhân dân. Available at: https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/co-so-de-xay-dung-
hon-nhan-va-gia-dinh-tien-bo-254611
3. PGS, TS. Trần Thị Minh Thi. (2020). Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
và một số khuyến nghị chính sách.[online]. Tạp chí cộng sản. Available at:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/816737/nhung-
bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh-sach.aspx
4. Tinhuykhanhhoa.vn (2019), ‘Cần hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình’,
Báo Khánh Hòa [online]. Available at: https://tinhuykhanhhoa.vn/tin-chi-
tiet/id/5081/Can-hoan-thien-phap-luat-ve-hon-nhan-va-gia-dinh [Accessed 21 Dec
2021].
5. Ban Bí thư. 2011. Thông báo kết luận số 26/-TB/TW ngày 09/5/2011.
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2014. Nghị quyết số 33-NQ/TW Available at:
http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-
uong/khoa-xi/nghi-quyet-so-33-nqtw-ngay-962014-hoi-nghi-lan-thu-9-ban-chap-
hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-ve-xay-dung-va-phat-trien-590.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2016. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Khóa XII của Đảng. Available at:
http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-
dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-1600.

22

You might also like