You are on page 1of 2

Mục đích: Thúc Quy trình xây dựng Chiến lược của các Consultant

Nhằm giữ độ chính xác nhất cho bài viết, có 1 số Thuật ngữ mình sẽ giữ nguyên ở dạng Tiếng Anh.
“ Vì sao các Consultant có thể đưa ra Chiến lược hoàn chỉnh cho Doanh nghiệp chỉ trong vòng 4-8
tuần? Các Consultant họ xử lý như nào với các vấn đề của doanh nghiệp? ” Đó chỉ là số ít trong vô
vàn các câu hỏi mình thường gặp khi tìm hiểu về công việc của 1 Consultant. Trong bài post lần này,
chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên bằng việc tìm hiểu quy trình tiêu chuẩn để giúp các
Consultant xâu dựng Chiến lược cho Doanh nghiệp.
Về cơ bản, quy trình xây dựng Chiến lược của các Consultant không khác mấy so với quy trình
chúng ta giải Business Case hoặc làm Case Interview, tuy nhiên lại có sự khác biệt trong lớn trong
từng khâu nhỏ. Một quy trình sẽ thường bao gồm 5-7 giai đoạn.
GIai đoạn 1: Xác định và hiểu rõ vấn đề (Scoping and understanding the problem)
Ở giai đoạn này, các Consultant sẽ cần tìm hiểu thật kĩ về Doanh nghiệp và khách hàng của mình,
hiểu được vấn đề họ đang gặp phải và mục tiêu của họ. Outcome của giai đoạn này thường sẽ là một
kế hoạch làm việc hoặc 1 bản Kickoff Deck.
Giai đoạn 2: Xây dựng Chiến lược giả định (Hypothesis/ Storylining)
Trong giai đoạn này, dựa trên những thông tin và sự hỗ trợ đến từ phía Client, Consultant sẽ đưa ra
các các Chiến lược giả định/ Giả thuyết để giúp giải quyết vấn đề/ mục tiêu của Doanh nghiệp. Trong
giai đoạn này, Consultant cần sự trợ giúp lớn đền từ các C-level hoặc các bộ phận liên quan trực tiếp
đến Vấn đề/ Mục tiêu của doanh nghiệp. Outcome của giai đoạn này thường sẽ là Issue Tree/
Hypothesis Tree hoặc Story Line.
Giai đoạn 3: Research
Các Consultant sẽ thực hiện Research để tìm các thông tin nhằm chứng minh cho Chiến lược giả
định/ Giả thuyết của họ ở Giai đoạn 2 xem liệu Chiến lược giả định/ Giả thuyết đo đang đúng hay sai
và cần cải thiện ở chỗ nào. Thông qua việc áp dụng Primary Research và Secondary Research, các
Consultant sẽ thu được 2 loại data chính: Client Data và External Data (Data về ngành, về thị trường,
về Đối thủ cạnh tranh, …). Outcome của giai đoạn này thường sẽ là 1 bản Research Paper hoàn chỉnh
dưới dạng Powerpoint/ Excel.
Giai đoạn 4: Phân tích
Khi có đầy đủ data từ Giai đoạn 3, các Consultant sẽ tiến hành phân tích sâu hơn dựa trên Chiến lược
giả định/ Giả thuyết có sẵn của họ. Trong giai đoạn này, các Consultant sẽ dùng hàng loạt các kỹ
năng và công cụ phân tích như tổng hợp định tính (Qualitative Synthesis), dự báo (Forecasting), sử
dụng mô hình tài chính (Financial Modelling), … Thường thì các Chiến lược giả định/ Giả thuyết sẽ
đúng, nhưng nếu có vấn đề, các Consultant sẽ cần có những sự thay đổi hoặc xây dựng các Chiến
lược giả định/ Giả thuyết mới. Outcome của giai đoạn này sẽ là một Chiến lược giả đinh/ Giả thuyết
chi tiết và đầy đủ.
Giai đoạn 5: Xác định Chiến lược (Recommendation)
Sau khi đã hoàn thành xong giai đoạn Phân tích, các Consultant sẽ cùng review lại từ đầu đến cuối và
chốt Chiến lược với team trước. Sau đó các Consultant sẽ present cho Client, Client đưa ra feedback
và team Consultant sửa lại lần cuối cùng. Outcome của phần này sẽ là 1 bản Chiến lược chính thức
dưới dạng văn bản.
Giai đoạn 6: Thực hiện Chiến lược (Implementation)
Thường thì các Consultant sẽ kết thúc công việc của mình ở Giai đoạn 5 khi họ đã hoàn thành xong
Chiến lược cho Client, tuy nhiên vẫn có 1 số trường hợp các Consultant đồng hành cùng Doanh
nghiệp trong giai đoạn Thực hiện Chiến lược (Implementation) nhằm theo dõi độ hiệu quả và thành
công của Chiến lược để có thể có những thay đổi kịp thời hoặc hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc thực
hiện Chiến lược đó.
Trên đây là một quy trình xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn và cơ bản nhất mà mỗi Consultant đều
follow theo, chúng ta cũng có thể dựa trên quy trình này để áp dụng vào việc luyện tập Business Case
hằng ngày. Và quy trình này sẽ có những thay đổi dựa trên các vấn đề hoặc các ngành khác nhau.
tinh thần của nhân viên nhân dịp Giáng sinh

You might also like