You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN




CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

CHỦ ĐỀ: THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH HÀNG HÓA:


PHÁI SINH CÀ PHÊ

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3


Lớp Học Phần: Chứng khoán phái sinh(122)_01
Giảng Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Ngọc Trâm

Hà Nội-2022
Thành viên nhóm

HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

Mai Kim Chung 11200667

Đặng Tường Linh 11205723

Nguyễn Sơn Hùng 11205394

Nguyễn Thị Hồng Minh 11206128

Đào Thị Linh Chi 11200572

Nguyễn Thị Hồng Vy 11208519

2
Nội dung
Phần A : Tổng quan về cà phê và thị trường cà phê............................................... 4
1.Giới thiệu, phân loại cà phê ................................................................................. 4
1.1 Cà phê Arabica ( trong nước, thế giới).......................................................... 4
1.2 Cà phê Robusta ( trong nước, thế giới) ......................................................... 4
2.Tình hình phát triển và kinh doanh cà phê ở Việt Nam và thế giới .................... 4
2.1 Nơi trồng trọt ................................................................................................. 4
2.2 Khả năng thu hoạch ....................................................................................... 6
2.3 Chế biến ......................................................................................................... 6
2.4 Tình hình xuất nhập khẩu ( so sánh VN, thế giới ) ....................................... 6
3.Những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá hàng hóa ............................................... 10
3.1 Yếu tố vĩ mô ( lạm phát, cú sốc cung cầu hàng hóa) .................................. 10
3.2 Yếu tố mùa vụ, khí hậu ............................................................................... 14
Phần B : Tham gia thị trường phái sinh cà phê Việt Nam và thế giới ................... 15
1.Đối với cà phê Arabica ...................................................................................... 15
1.1 Quy trình tham gia ....................................................................................... 15
1.2 Đặc tả hợp đồng ........................................................................................... 15
1.3 Tiêu chuẩn chất lượng ................................................................................. 16
1.4 Lịch đáo hạn hợp đồng ................................................................................ 17
2.Đối với cà phê Robusta...................................................................................... 17
2.1 Quy trình tham gia. ...................................................................................... 17
2.2 Đặc tả hợp đồng ........................................................................................... 18
2.3 Tiêu chuẩn chất lượng ................................................................................. 18
2.4 Lịch đáo hạn hợp đồng ................................................................................ 19
Phần C : Rủi ro và lợi nhuận khi tham gia hợp đồng phái sinh cà phê ................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................................... 24

3
Phần A : Tổng quan về cà phê và thị trường cà phê
1.Giới thiệu, phân loại cà phê
1.1 Cà phê Arabica ( trong nước, thế giới)
Cà phê Arabica có tên khoa học là Coffea Arabica. Ở Việt Nam dòng cafe có tên gọi
khác là cà phê Chè. Arabica có hương vị phong phú, chua thanh, vị trái cây, hậu vị
ngọt và thể chất cân bằng. Thành phần caffeine trong hạt cà phê này chỉ chiếm từ 1 – 2
%, thấp hơn nhiều so với Robusta. Cái tên Arabica có nguồn gốc xa xôi từ bán đảo
Arabica Peninsula tại Ả Rập. Nhiều câu chuyện kể lại rằng, loại cafe này xuất hiện lần
đầu tiên tại Ethiopia của Châu Phi. Sau khi du nhập vào bán đảo Arabica của Ả Rập đã
được xem là một thức uống bí truyền. Vì thế, bán đảo này đã dần được biết đến là nơi
độc quyền về cafe Arabica. Có thể, cũng vì thực tế này mà tên gọi của hạt cà phê này
được lấy theo tên của bán đảo Ả Rập.
Cây cà phê Arabica được trồng đầu tiên bởi những người Ả Rập từ thế kỷ 14. Tuy vậy,
đến thế kỷ thứ 17 – thế kỷ 18, giống cà phê này đã được phổ biến nhiều nơi. Cho đến
nay, Arabica chiếm đến 70% sản lượng cafe trên toàn thế giới.
1.2 Cà phê Robusta ( trong nước, thế giới)
Robusta có gốc từ robust – có ý nghĩa là mạnh. Như vậy, Robusta có nghĩa là một loại
cà phê có vị mạnh, giàu caffeine. Cà Phê Robusta có tên khoa học là Coffea robusta
hay còn gọi là cà phê Vối, có hàm lượng caffeine từ 2 - 4 %, có vị gắt hơn, hạt tròn
hơn và nhỏ hơn hạt cà phê Arabica. Thực tế, Robusta là loại cà phê mới được phát
hiện ra gần đây và nhanh chóng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới là nhờ
cây cà phê này dễ chăm sóc, dễ trồng, và khả năng đề kháng sâu bệnh cao. Tại Việt
Nam cà phê Robusta tên tiếng Việt gọi là cà phê vối.
Robusta có nguồn gốc ở Tây Phi, đến từ Belgian Congo, sau đó được người Hà Lan
mang qua vùng Java - Indonesia trồng và phát triển vào năm 1876 thay cho Arabica
Typica hay bị bệnh rụng lá và năng suất kém. Ở Việt Nam Robusta là loại cây cà phê
chủ đạo.
2.Tình hình phát triển và kinh doanh cà phê ở Việt Nam và thế giới
2.1 Nơi trồng trọt
Vùng trồng Arabica trên thế giới:
+ Nhắc đến Arabica là nhắc đến giống cafe có sức tiêu thụ rất lớn trên thế giới.
Với đặc điểm ưa thích sống ở khu vực có đất đai màu mỡ, nhiệt độ khoảng 20 độ C và
lượng mưa trong năm đạt mức tiêu chuẩn. Hiện nay, cà phê Arabica đang được không

4
ít quốc gia trên toàn cầu chọn trồng và trở thành một trong những nơi đứng đầu về
xuất khẩu cà phê.
+ Có thể kể đến như: Brazil với thâm niên hơn 150 năm, Brazil được xem là
đồn điền cà phê trên thế giới. Với diện tích trồng cafe đạt mức 100.000 ha. Mỗi năm,
quốc gia này đạt sản lượng với hơn 2,5 triệu tấn cafe Arabica.
+ Colombia : Ngay cả khi các nhân tố về nhiệt độ cũng như lượng mưa tại
Colombia không đạt tiêu chuẩn thì quốc gia này vẫn có được sản lượng khoảng
810.000 tấn/năm. Đây là một trong những nguồn cung cafe nói chung và cà phê
Arabica nói riêng lớn thứ 3 trên thế giới.
+ Ethiopia: Đây là nơi đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của giống cà phê Arabica.
Với hơn 1000 năm qua, người dân ở đây đã xem việc trồng cafe là công việc chính.
Mỗi năm, sản lượng cafe thu hoạch được ở đây đạt khoảng 384.000 tấn. Đồng thời,
cafe cũng chiếm đến 28% lượng hàng xuất khẩu mỗi năm ở khu vực này.
+ Ấn Độ: ghi nhận đạt sản lượng cà phê khoảng 348.000 tấn/năm. Trong số đó,
80% lượng cà phê trồng được đều xuất khẩu sang Châu u hay Nga. Khu vực trồng
cafe phổ biến nhất ở quốc gia này là phía Nam Ấn Độ.
+ Mexico: được biết đến là quốc gia có khả năng sản xuất ra giống Arabica
chất lượng cao. Sản lượng mỗi năm đạt khoảng 234.000 tấn. Tuy nhiên, đa số cafe
trồng được đều xuất khẩu sang Mỹ.
Vùng trồng Arabica ở Việt Nam
+ Đà Lạt: Được đánh giá là “thiên đường” của cà phê Arabica; Cầu Đất, Đà Lạt
sở hữu cao nguyên trung phần với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn. Bên cạnh đó, ở Đà
Lạt có vị trí cao 1500m so với mặt nước biển. Thời tiết mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ
cao nhất trong năm cũng không quá 33 độ C.
+ Sơn La: Đây là khu vực có hơn 100 năm lịch sử trồng cafe Arabica. Sơn La
có nhiều lợi thế về thời tiết như: lượng mưa trong năm lớn, nhiệt độ không quá cao,
đất đối núi… Chính ưu thế này đã giúp nhiều vùng ở đây có sản lượng cà phê trồng
hằng năm rất lớn như: Chiềng Ban, Sinh Ban…
+ Nghệ An: Nằm ở khu vực Trung Bộ, Nghệ An mặc dù không có kiểu thời tiết
mát mẻ nhưng vẫn là khu vực có sản lượng cafe Arabica lớn trong cả nước. Nổi bật
nhất là ở khu vực Phù Quỳ. Giống cafe Arabica được trồng nhiều nhất ở đây là
Catimor. Dù không có vị ngọt hậu đặc biệt như Bourbon nhưng giống cafe này lại sở
hữu hương vị mặn chát độc đáo cùng hương thơm sâu lắng.

5
Vùng trồng Robusta ở Việt Nam:
+ Các tỉnh trồng cà phê Robusta phổ biến nhất gồm có Đăklăk, Đăk Nông, Lâm
đồng, Gia Lai với diện tích lên đến 90% trên tổng diện tích canh tác cà phê.
+ Những tỉnh nói trên ở Việt Nam sở hữu diện tích lớn đất đỏ bazan trù phú.
Loại đất này có độ tơi xốp cao, khả năng giữ nước tốt. Điều kiện khí hậu, nhiệt độ, ánh
sáng thuận lợi cũng góp phần giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hằng năm, người
ta lại thu hoạch sản lượng lớn hạt cà phê Robusta từ đây và phân phối đến các tỉnh
thành khác tại Việt Nam và trên thế giới.
+ Diện tích trồng cà phê Robusta lớn (khoảng 550,000 ha) đủ để cung cấp cho
thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Giá cà phê Robusta trên thế giới chỉ bằng 1 nửa
so với giá cà phê Arabica cho nên rất cạnh tranh so với các nước xuất khẩu cà phê
khác.
2.2 Khả năng thu hoạch
Khi thu hoạch phải chọn quả chín, với tỷ lệ 90% là đạt yêu cầu. Quả chín đầy đủ có
màu đỏ, cuống quả chỉ hơi xanh, không bị sâu bệnh gây hại thì phẩm chất sẽ rất cao,
khi pha cà phê sẽ càng ngon.
Nếu thu hoạch quả cà phê còn xanh sẽ có nhiều nước, không có lớp nhầy bao bọc ở
bên ngoài… quả chưa đạt yêu cầu, khi chế biến thành sản phẩm sẽ không có mùi
thơm, có vị hăng ngái khó chịu.
Ngoài ra, nếu đầu vào của nguyên liệu có tỷ lệ chín thấp hay tạp chất quá nhiều thì tỷ
trọng đạt được cũng rất thấp, chất lượng cà phê cũng thấp.
2.3 Chế biến
Vào mùa vụ, trái cà phê sẽ được thu hoạch lúc chín vì đây là thời điểm trái cà phê có
đầy đủ dưỡng chất nhất. Tại nhiều vùng nguyên liệu, vì điều kiện khác nhau và khó
khăn về nhân công, người nông dân đã chọn cách hái tuốt – tức là thu hoạch nhanh
toàn bộ trái cà phê trên cùng một cành, bao gồm cả trái xanh và trái chín. Việc này ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của cà phê thu hoạch mỗi năm.
Cà phê sau khi hái sẽ được chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong
nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu trên thị trường. Hạt
cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng
thức uống.

2.4 Tình hình xuất nhập khẩu ( so sánh VN, thế giới )

6
Xuất khẩu cà phê trên thế giới

Theo số liệu của ICO, niên vụ 2020 - 2021, sản lượng cà phê toàn cầu ước tính tăng
1,9% lên 171,9 triệu bao trong đó sản lượng arabica tăng 5,2% lên 101,88 triệu bao.
Tiêu thụ cà phê thế giới dự báo sẽ tăng 1,3% lên 166,63 triệu bao nhờ các biện pháp
giãn cách xã hội vẫn được duy trì, hạn chế tiêu thụ ngoài gia đình và nền kinh tế toàn
cầu phục hồi chậm.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 4 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021
Xuất khẩu toàn cầu trong tháng một năm nay đạt 10,21 triệu bao, giảm so với 10,59
triệu bao vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, xuất
khẩu đã tăng 3,7% lên 41,88 triệu bao so với 40,38 triệu bao trong cùng kỳ niên vụ
2019 - 2020.
Giai đoạn tháng 10/2020 - 1/2021, xuất khẩu cà phê arabica tại các quốc gia khác
ngoài Colombia và Brazil (Other Milds) giảm 11,9% xuống 5,84 triệu bao, tại
Colombia giảm 3,4% xuống 5,1 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê robusta toàn cầu cũng giảm 2,6% xuống 14,88 triệu bao. Trong khi
đó, xuất khẩu arabica của Brazil tăng 21,8% lên 16,06 triệu bao trong cùng kỳ.
Xuất khẩu cà phê của châu Phi trong 4 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021 giảm 13%
xuống 3,81 triệu bao do các lô hàng cà phê tại ba trong năm nước sản xuất lớn nhất
của khu vực này giảm.

7
Uganda là nhà xuất khẩu lớn nhất của châu Phi với 1,73 triệu bao, tăng 6,8% trong 4
tháng đầu niên vụ 2019 - 2020, nhờ khối lượng xuất khẩu cà phê robusta xanh tăng bù
đắp cho xuất khẩu cà phê arabica giảm trong chu kỳ hai năm một lần.
Ngược lại, xuất khẩu của Ethiopia giảm 31,6% xuống 798.000 bao, Côte d'Ivoire giảm
56,2% xuống 245.000 bao và Kenya giảm 13,1% xuống 185.000 bao, một phần do giá
cà phê thấp hơn trong những năm qua.
Bên cạnh đó, xuất khẩu của Tanzania tăng 16,5% lên 458.000 bao nhờ thủ tục xuất
khẩu được cải thiện.
- Châu Á và Châu Đại Dương
Xuất khẩu cà phê của Châu Á và Châu Đại Dương giảm 3,9% xuống 12,19 triệu bao
trong khoảng thời gian tháng 10/2020 - 1/2021.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam giảm 10,4% xuống còn 7,88 triệu bao, do sự chậm
trễ trong thu hoạch và sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất robusta khác.
Xuất khẩu của Indonesia đã tăng 24,2% lên 2,47 triệu bao, do xuất khẩu robusta xanh
của nước này tăng 39,7% bù đắp cho xuất khẩu arabica xanh giảm. Bên cạnh đó, xuất
khẩu cà phê hòa tan của nước này đã tăng 13,8% lên 623.000 bao trong 4 tháng đầu
niên vụ.
Xuất khẩu từ Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ ba của khu vực, giảm 7,1% xuống 1,31
triệu bao. Phần lớn sự sụt giảm này là do xuất khẩu cà phê chế biến nước này giảm
13,9% xuống còn 591.000 bao.
- Trung Mỹ và Mexico
So với 4 tháng đầu niên vụ 2019 - 2020, xuất khẩu từ Mexico và Trung Mỹ giảm
17,5% xuống 2,62 triệu bao do các nước trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi hai
cơn bão Iota và Eta.
Đáng chú ý, các lô hàng cà phê từ Honduras, nước sản xuất lớn nhất của khu vực,
giảm 40% xuống còn 744.000 bao và từ Nicaragua giảm 20,2% xuống 450.000 bao.
Xuất khẩu của Guatemala giảm 15,7% xuống còn 461.000 bao. Ngược lại, xuất khẩu
của Mexico trong khoảng thời gian tháng 10/2020 - 1/2021 đã tăng 22,8% lên 798.000
bao, một phần nhờ khối lượng cà phê sẵn có nhiều hơn so với các nước khác trong khu
vực.
Trong khi xuất khẩu cà phê chế biến của Mexico vẫn ổn định ở mức 347.000 bao, thì
xuất khẩu cà phê arabica xanh của nước này tăng 61,5% lên 415.000 bao.

8
- Nam Mỹ
Trong 4 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu của Nam Mỹ tăng 15,5% lên 23,26
triệu bao. Trong đó, xuất khẩu của Brazil đã tăng 24,3% lên 16,77 triệu bao.
Xuất khẩu arabica xanh của Brazil tăng 26,9% lên 14,03 triệu bao, xuất khẩu robusta
xanh của nước này tăng 26,1% lên 1,43 triệu bao.
Xuất khẩu từ Colombia giảm 2,9% xuống 4,69 triệu bao trong khi sản lượng của nước
này, theo ước tính của Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, đã giảm 3,2% xuống
còn khoảng 5,43 triệu bao trong bốn tháng đầu niên vụ 2020 - 2021.
Mặc dù xuất khẩu cà phê arabica xanh của nước này giảm 3,2% xuống 4,35 triệu bao,
nhưng xuất khẩu cà phê chế biến của nước này lại tăng 1,1% lên 332.000 bao.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8 tiếp tục
giảm 1,2% so với tháng 7 xuống gần 112.500 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lũy
kế từ đầu năm đã đạt 1,49 triệu tấn, tăng mạnh hơn 15% so với cùng kỳ.
Ngoài yếu tố cung-cầu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng
đóng góp không nhỏ giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần
tại EU. Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà phê sang EU vẫn tăng

9
trưởng tốt. Bởi, cà phê là mặt hàng thiết yếu, thức uống không thể thiếu của các nước
phương Tây. Mặt khác, lợi ích thuế quan từ hiệp định EVFTA cũng mang lại động lực
lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Xét theo kim ngạch, EU
đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 38%.
Theo ước tính Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2 đạt
130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so
với tháng 1, so với tháng 2/2021 tăng 5,7% về lượng và tăng 40% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn
tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2021.
Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng
3% so với tháng 1 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước
đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cà phê robusta của Việt Nam được xuất
khẩu tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang các thị
trường thành viên EU (Đức, Bỉ, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan), Anh, Nga, Mỹ,
Philippines. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Đức, Bỉ và Anh
tăng trưởng ở mức cao.

Bảng:
Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2022 (Nguồn: Cục Xuất
nhập khẩu).

3.Những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá hàng hóa


3.1 Yếu tố vĩ mô ( lạm phát, cú sốc cung cầu hàng hóa)
-Phân tích giá cả thị trường trong nước : Trong nhiều năm qua, giá cả cà phê nước ta
có nhiều biến động, cụ thể là:

10
a. Giá xuất khẩu- Tháng 12/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 2.000
USD/ tấn,tăng 3,9% so với tháng 11/2020 và tăng 14,9% so với tháng 12/2019. Năm
2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với
năm2019.
b. Giá cà phê trong nước- Năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6
tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối
năm 2019, giá cà phê vối nhân xô tháng 12 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng nhẹ 500
đồng/kg. Tuy nhiên, giá lại 100-200 đồng/kg so với tháng 11/2020, ở mức
32.500-32.900đồng/kg. Giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại
khu vực tỉnh Lâm Đồng. Giá cà phê Robusta giá FOB giao tại cảng TP HCM ổn định
tại ngưỡng 34.500 đồng/kg. Vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu
hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường. Theo đó, vụ
mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn,
tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê trên thế giới
Ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá hầu hết các loại hàng hóa
tăng đột biến từ cuối tháng 2 đến nay( tháng 9/2022) , kéo theo đó là mức lạm phát cao
ở nhiều quốc gia. Mặc dù vậy, giá cà-phê vẫn duy trì ở mức cao bất chấp việc nhu cầu
tiêu thụ thường sụt giảm mỗi khi thị trường lo ngại về suy thoái kinh tế.
Giá cà-phê Arabica vẫn duy trì mức tăng hơn 20% so cùng kỳ năm ngoái
Kết thúc tháng 8, giá cà-phê Arabica trên Sở ICE US đóng cửa ở mức 5.270 USD/tấn,
tăng mạnh 17,7% so cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá cà-phê Robusta trên Sở
ICE EU cũng tăng 11,7% lên mức 2.247 USD/tấn.
Trái với xu hướng chung của phần lớn thị trường hàng hóa mà dẫn đầu là dầu thô, giá
cà-phê đã thiết lập mức đỉnh 10 năm ngay từ thời điểm trước khi Nga tiến hành chiến
dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine khi nhu cầu được kỳ vọng sẽ cải thiện khi các nước
phương Tây bước ra khỏi “đám mây u ám” Covid-19. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng
ở Biển Đen đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tại Nga, quốc gia nhập khẩu cà-phê lớn
thứ 6 thế giới, và gây sức ép lên giá.

11
Có thời điểm giá cà-phê Arabica đã giảm đến hơn 10% so hồi cuối năm ngoái, trước
khi bật tăng mạnh trở lại từ giữa tháng 7 đến nay. Đáng chú ý là mức tăng 13% chỉ sau
1 tuần trong giai đoạn nửa cuối tháng 8.
Trong cùng giai đoạn phục hồi trên của giá cà-phê, chỉ số Dollar Index vẫn duy trì
vùng đỉnh 20 năm và cũng đạt mức tăng gần 20% so cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự hỗ trợ
từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng mạnh lãi suất, nhằm hạ nhiệt
lạm phát. Thông thường, việc đồng Dollar mạnh lên là yếu tố tác động tiêu cực đến giá
cà-phê, nhưng trước các lo ngại về nguồn cung sụt giảm ở các vùng sản xuất chính,
cà-phê vẫn là mặt hàng có diễn biến tích cực nhất trong 2 tháng trở lại đây.
Sản lượng cà-phê ở Brazil không đạt mức kỳ vọng trong khi tồn kho đạt chuẩn thấp kỷ
lục
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà-phê năm nay của Brazil
đạt mức 64,3 triệu bao, tăng 10% so niên vụ trước. Tuy nhiên, đây là năm được mùa
trong chu kỳ 2 năm của cây cà-phê, nên nếu so sánh cùng các năm được mùa khác
trong 5 năm trở lại đây, thì con số này đang thấp hơn gần 3 triệu bao.
Trên thực tế, thời tiết khô trong suốt giai đoạn tháng 6-7 do ảnh hưởng từ hiện tượng
La Nina năm thứ 3 liên tiếp, cùng với hệ quả kéo dài từ những đợt sương giá hồi cuối
năm ngoái đã khiến mức sản lượng cuối cùng còn thấp hơn dự đoán. Hãng tư vấn
Safras & Mercado ước tính sản lượng cà-phê Brazil năm nay sẽ chưa đến 61,1 triệu
bao.

12
Bên cạnh đó, theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong một
năm trở lại đây mức tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US ghi nhận mức giảm
mạnh. Trong những ngày đầu tháng 9, lượng tồn kho đã giảm hơn 3 lần từ mức 1,9
triệu bao (loại 60kg) xuống còn hơn 630.000 bao. Đặc biệt, trong tháng 8, có thời
điểm tồn kho đã giảm về mức 577.580 bao, thấp kỷ lục trong vòng 23 năm qua.
Tồn kho đạt chuẩn của Robusta trên Sở ICE UK cũng ghi nhận sự suy yếu, tuy đà
giảm không mạnh như Arabica. Dù vậy, mức tồn kho của mặt hàng này cũng đã giảm
xuống dưới mức 100.000 bao, gây ra lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn khi mà
Việt Nam, quốc gia xuất khẩu Robusta số 1 thế giới, chưa bước vào thu hoạch.
Xuất khẩu cà-phê Việt Nam có tháng giảm thứ 5 liên tiếp, nhưng mức lũy kế vẫn tăng
so năm ngoái
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, lượng cà-phê xuất khẩu trong tháng 8 tiếp tục
giảm 1,2% so tháng 7 xuống gần 112.500 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lũy kế
từ đầu năm đã đạt 1,49 triệu tấn, tăng mạnh hơn 15% so cùng kỳ.

Ngoài yếu tố cung-cầu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng
đóng góp không nhỏ giúp ngành cà-phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần
tại EU. Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà-phê sang EU vẫn tăng
trưởng tốt. Bởi, cà-phê là mặt hàng thiết yếu, thức uống không thể thiếu của các nước
phương Tây. Mặt khác, lợi ích thuế quan từ hiệp định EVFTA cũng mang lại động lực

13
lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê vào thị trường này. Xét theo kim ngạch, EU
đang là thị trường tiêu thụ cà-phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 38%.
Thị trường cà-phê toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi
tình hình thời tiết khô hạn tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng. Còn tại Colombia,
nước này cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn cà-phê sau đợt tàn phá của
những cơn mưa lớn.
Trong khi đó, Honduras, Guatemala và Nicaragua đang cạn kiệt nguồn cung từ niên
vụ 2021/22. Với Costa Rica, niên vụ cà-phê tiếp theo cũng được dự báo sẽ khó khăn.
Đồng thời, tình hình hạn hán cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà-phê robusta của
Uganda.
Ngân hàng Citigroup Inc. đã cắt giảm dự báo sản xuất cà-phê tại Việt Nam trong năm
nay và năm sau do các cuộc khảo sát cây trồng địa phương cho thấy việc mở rộng diện
tích cà-phê bị ảnh hưởng bởi giá phân bón tăng cao trong năm nay. Nhìn chung, giá
các mặt hàng cà-phê có thể vẫn duy trì được vùng giá cao từ nay cho đến đầu năm sau.
3.2 Yếu tố mùa vụ, khí hậu
Về thời tiết, khí hậu
Với tình hình thời tiết ngày 1 cực đoan như hiện nay, sản lượng , diện tích, chất lượng
sản phẩm cà phê đang bị tác động 1 cách tiêu cực. Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt
đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất
50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050.

Tình hình thời Tác động đến cà phê


tiết
Nhiệt độ cao • Cà phê chín nhanh , làm giảm chất lượng
• Sâu bệnh có thể tăng trưởng mạnh
• Cây sinh trưởng kém
Mưa lớn, gió • Hư hại cây , rụng trái
mạnh • Rửa trôi đi lớp màu mỡ của đất, dần làm cho đất trở nên kém
dinh dưỡng.
Hạn hán kéo dài • Anh hưởng đến việc cây ra hoa, đậu quả
• Cây sinh trưởng kém, tăng tỉ lệ tỷ vong cây non
• Dễ bị nhiễm một số loại sâu bệnh
Mưa trái mùa • Làm cho hoa ra nhiều đợt
• Khó phơi sau thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.

14
→ Yếu tố thời tiết có thể quyết định đến tình trạng được mùa hay mất mùa trong sản
xuất cà phê Việt Nam. Điển hình là năm 2017 được coi như là một năm thiên nhiên
dành nhiều ưu đãi cho việc trồng cây cà phê, tuy nhiên, việc được mùa cà phê cũng tạo
ra sức ép dư cung quá nhiều, khiến cho giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng, khiến nhà
nước phải thực hiện chính sách áp đặt giá sàn vào thị trường Cà phê trong năm 2017
để bảo hộ sản xuất. Từ đó khiến lượng cung cà phê bị ảnh hưởng, có thể gây đến sự
mất cân bằng giữa cung và cầu.
Hiện nay, thị trường cà-phê toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn
cung bởi tình hình thời tiết khô hạn tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng. Còn tại
Colombia, nước này cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn cà-phê sau đợt
tàn phá của những cơn mưa lớn.
Trong khi đó, Honduras, Guatemala và Nicaragua đang cạn kiệt nguồn cung từ niên
vụ 2021/22. Với Costa Rica, niên vụ cà-phê tiếp theo cũng được dự báo sẽ khó khăn.
Đồng thời, tình hình hạn hán cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà-phê robusta của
Uganda.

Phần B : Tham gia thị trường phái sinh cà phê Việt Nam và thế giới
1.Đối với cà phê Arabica
1.1 Quy trình tham gia
Chuỗi giá trị cà phê chè (Arabica) bắt đầu từ nông dân và sản phẩm họ tạo ra là cà phê
quả tươi. Ở một số vùng (1), sản phẩm này được bán cho đại lý thu gom cho các nhà
máy, sau đó cà phê quả tươi được chế biến thành cà phê thóc. Một số vùng khác (2),
nông dân tự chế biến thành cà phê thóc rồi bán (hoặc ký gửi) cho các đại lý. Những
người xuất khẩu sẽ thu mua, xát vỏ thóc, sàng lọc, phân loại cafe nhân rồi xuất theo
những hợp đồng đã ký trước đó. Ở nhánh (1) cà phê nhân thường được xuất thẳng ra
nước ngoài. Ở nhánh (2) một số lượng nhất định được bán cho các nhà rang xay nội
địa. Những sản phẩm loại thải của nhánh 1 và phần loại thải xuất khẩu ở nhánh 2 cũng
được bán cho các nhà rang xay nội địa.

15
1.2 Đặc tả hợp đồng

1.3 Tiêu chuẩn chất lượng


Cà phê nhân xuất khẩu loại 1, sàng 18 phải đáp ứng ít nhất những tiêu chuẩn xuất
khẩu của cà phê nhân như sau:
Độ ẩm (Moisture) : 12,5% max
Tỷ lệ hạt đen,vỡ (Black& Broken beans) : 2% max
Tỷ lệ tạp chất (Foreign matter) : 0.5 % max
Tỷ lệ hạt lạ ( Other coffee beans) : 0.5% max
Tối thiểu 90% trên sàng ( >90% on Screen No.) : 18 (7.1mm)
Quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu ( Packing) : 60kg trong bao đầy
Tiêu chuẩn xuất khẩu (19.2 tấn/container)

16
1.4 Lịch đáo hạn hợp đồng

2.Đối với cà phê Robusta.


2.1 Quy trình tham gia.
Cây cà phê Robusta lần đầu tiên được phát hiện ở Congo những năm 1800. Sau đó,
giống cây này được tự nhiên hóa tại nhiều quốc gia như Borneo, Polynesia, Costa
Rica, Nicaragua, Jamaica,… Cây cà phê Robusta du nhập đến Đông Nam Á vào năm
1900 và được nhân giống, trồng trọt rộng rãi.
Robusta cũng dần du nhập và được trồng phổ biến tại Việt Nam. Với khí hậu nóng ẩm,
độ cao phù hợp và thổ nhưỡng màu mỡ. Chính vì thế, loại cây này phát triển rất tốt và
cho năng suất cao mỗi năm.
Các tỉnh trồng cà phê Robusta phổ biến nhất gồm có Đăklăk, Đăk Nông, Lâm đồng,
Gia Lai với diện tích lên đến 90% trên tổng diện tích canh tác cà phê.
Những tỉnh nói trên ở Việt Nam sở hữu diện tích lớn đất đỏ bazan trù phú. Loại đất
này có độ tơi xốp cao, khả năng giữ nước tốt. Điều kiện khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng
thuận lợi cũng góp phần giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hằng năm, người ta lại
thu hoạch sản lượng lớn hạt cà phê Robusta từ đây và phân phối đến các tỉnh thành
khác tại Việt Nam và trên thế giới.

17
2.2 Đặc tả hợp đồng
Hợp đồng tương lai cà phê Robusta.
Các thông số cơ bản về hợp đồng giao dịch cà phê Robusta tương lai (LRC).
Giao dịch tại sàn: IEC EU (London - Anh)

Đơn vị tiền tệ USD( 1 USD ~ 23,5VN)


Đơn vị hợp đồng Pound (tấn)
Độ lớn hợp đồng 10 tấn/ lot
Bước giá tối thiểu 1 USD/ tấn
Lời/ Lỗ trên 1 bước giá 10$

Biên độ dao động hàng 40-50 giá tương đương 1 lot có khả năng đem về lợi nhuận
ngày 400-500$
thời gian giao dịch T2-T6
+1 phiên từ 15:00 - 23:30

Các tháng giao dịch 1,3,5,7,9,11


Ký quỹ tối thiểu ~30 triệu
Giá trị hợp đồng ~330 triệu
Vốn an toàn: 80 triệu, Tỷ lệ đòn bẩy 1:4

2.3 Tiêu chuẩn chất lượng


Theo quy định của sản phẩm Cà phê Robusta ICE EU giao dịch trên Sở Giao dịch
Hàng hóa ICE EU.
Cà phê Robusta được chấp nhận giao dịch là cà phê Robusta loại 1, loại 2 và loại 3,
đáp ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE EU. Phân loại cà

18
phê Robusta được đối chiếu với phương thức phân loại cà phê của SCAA như dưới
đây:
Phương pháp phân loại cà phê của SCAA - Specialty Coffee Association of America
Hiệp hội cà phê Mỹ.
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích
cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối
lượng và tính toán tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.
Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân non không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram
cà phê. Không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ
sàng sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị,
mùi thơm hoặc độ chua. Không có hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9%-13%.
Cà phê loại (2): có không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ bản
đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng.
Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị
chua. Không được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9%-
13%.
Cà phê loại (3): có không quá 9-23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt
được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ
sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9%-13%.
Cà phê loại (4): 24-28 nhân lỗi trong 300 gram.
Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram.
2.4 Lịch đáo hạn hợp đồng
Cà phê Robusta thuộc Sở giao dịch Hàng hóa ICE EU là sản phẩm mới vừa được
quyết định bổ sung vào danh mục hàng hóa giao dịch liên thông tại Sở giao dịch Hàng
hóa Việt Nam vào ngày 04/04/2021.
Cà phê Robusta (LRC) thuộc nhóm hàng hóa Nguyên liệu Công nghiệp được Sở giao
dịch nước ngoài ICE EU liên thông với mức giá quý ban đầu là 967 USD/tấn với tốc
độ lớn hợp đồng là 10 tấn/lot kèm bước giá là 1 USD/tấn.
Thời gian giao dịch từ thứ 2 - thứ 6: 15h00 - 23h30.
Tháng đáo hạn là tháng 1,3,5,7,9,11 với số tháng được niêm yết là 10 tháng.
Ngày đăng ký giao dịch nhận từ ngày thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên.

19
Ngày thông báo đầu tiên là ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc đầu tiên của tháng
đáo hạn.
Ngày giao dịch cuối cùng tính từ ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc cuối cùng
của tháng đáo hạn vào lúc 19h30.
Giới hạn vị thế và biên độ giá dựa vào quy định của MXV.
Phương thức thanh toán là giao nhận vật chất.

Phần C : Rủi ro và lợi nhuận khi tham gia hợp đồng phái sinh cà phê

1.Với mục đích Hedging


[Cấu trúc của thị trường hàng hóa cho phép có nhiều chủ thể khác nhau tham gia hoạt
động trong việc giao dịch hàng hóa và các công cụ phái sinh hàng hóa. Do đó, mỗi chủ
thể sẽ tham gia vào thị trường phái sinh cà phê với động lực và động cơ khác nhau,
nhưng nhìn chung thì có thể chia ra làm 2 loại động cơ chính: Hedging và
Trading/Speculating.
Về những chủ thể tham gia với mục đích là Hedging:
Bức hình tóm lược đơn giản dưới đây cho thấy quy trình sản xuất ra cà phê, các bước
trong quá trình này chỉ ra có những chủ thể khác nhau có tiềm năng tham gia vào thị
trường phái sinh cà phê đó là: Producer - người sản xuất ra cà phê dạng thô ( cụ thể ở
đây sẽ là những người nông dân hay những chủ trang trại cà phê - farmer), processors
- người chế biến, roaster - người rang xay cà phê ( tạm dịch) và cuối cùng là consumer
người tiêu thụ.

20
Đây là những đối tượng mà sẽ phải chịu những rủi ro cố hữu do sự nhạy cảm về giá cả
của cà phê ảnh hưởng đến chi phí đầu vào hoặc doanh thu đầu ra. Do đó, động cơ
chính của họ khi tham gia thị trường là để phòng ngừa rủi ro do sự biến động giá.
Về phía các nhà sản xuất cà phê,họ thường phải thực hiện các khoản đầu tư vốn đáng
kể ( phần lớn sẽ được tài trợ bởi các khoản nợ). Các khoản đầu tư này thường phải
được huy động trước khi mà bắt tay vào canh tác. Điều này có nghĩa là người nông
dân được tiếp xúc với biến động giá trong hàng hóa.
Nếu giá cà phê giảm mạnh, thì doanh thu có thể không đủ để trang trải chi phí phục vụ
đầu tư vốn (bao gồm cả việc trả lãi suất cho việc vay nợ). Do đó, xu hướng là các nhà
sản xuất phòng ngừa các cấp độ rủi ro để đảm bảo lợi nhuận đầy đủ thay vì tìm cách
tối ưu hóa lợi nhuận tiềm năng từ lợi nhuận cao hơn. Lí do là việc phải đảm bảo tình
hình tài chính, khả năng chi trả chi phí, nợ vay là chiến lược cần thiết và khôn ngoan
hơn cho các nhà sản xuất trong dài hạn.
Đối với processors và roasters, họ chịu rủi ro từ chênh lệch giá giữa mức chi phí đầu
vào và chi phí đầu ra, ví dụ như chênh giá giữa mức chi phí mua cà phê thô làm đầu
vào và giá cà phê qua xử lý sau khi bán ra. Rủi ro này sẽ thúc đẩy họ tìm đến thị
trường phái sinh.

21
Nhìn chung thì khi tham gia thị trường phái sinh cà phê, những chủ thể này sẽ thu
được lợi ích hoặc rủi ro theo cơ chế như sau:
Một hợp đồng phái sinh có nghĩa là cả người mua và người bán đều biết giá trước thời
hạn. Họ có thể đưa ra quyết định kinh doanh và đầu tư dựa trên nó.
Các nhà chế biến cà phê giao dịch trong thị trường phái sinh tương lai để tận dụng lợi
thế của C price. Khi C price giảm, họ ký hợp đồng tương lai để khóa cà phê trong
tương lai với giá thấp hôm nay.
Với các nhà sản xuất, hợp đồng phái sinh đem lại cho họ giá đảm bảo, có thể có lợi
nếu C price sau đó giảm. Tuy nhiên, điều này đồng thời có rủi ro lớn khi mà chi phí
sản xuất tăng lên vì C price không liên quan đến chi phí sản xuất thực tế. Một nhà sản
xuất có thể lựa chọn khóa lại giá bán cà phê của họ khi họ đang trên đà thua lỗ.

2.Với mục đích Trading/Speculating


Động cơ:
Một vài người giao dịch hoạt động độc lập, giao dịch trên các sàn lớn. Những người
khác thì làm việc cho các công ty sản xuất cà phê.
Người giao dịch hàng hóa làm việc cho công ty sản xuất sẽ cố gắng đảm bảo có được
giá mua tốt nhất nhưng cũng đồng thời đưa ra mức giá cạnh tranh cho khách hàng.
Những người giao dịch hàng hóa khác thì hoạt động độc lập như là một người môi
giới kinh doanh. Những người giao dịch hàng hóa làm việc tại các công ty môi giới sẽ
góp phần tạo ra thanh khoản cho thị trường hàng hóa quốc tế.
Người giao dịch hàng hóa đôi khi cũng hoạt động như một người đầu cơ, kiếm lời từ
những biến động nhỏ trên giá hàng hóa.
Cách thức kiếm lời:
Người giao dịch hàng hoá tìm cách tăng thêm giá trị mối quan hệ giao dịch thuần túy
bằng cách cung cấp các dịch vụ quản trị rủi ro/phái sinh, các dịch vụ tài chính khác
Người giao dịch hàng hoá hoạt động như một người đầu cơ sẽ kiếm lời bằng cách tiếp
cận với hàng hoá thông qua hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn dù họ không thật
sự cần mua cà phê và hiếm khi nhận hàng.
Khi thấy giá trị thị trường có xu hướng tăng, đứng ở vị thế long mua cà phê với mục
đích bán với giá cao hơn

22
Khi thấy giá thị trường có xu hướng giảm, đứng ở vị trí short để vay và mua cà phê và
bán lại chúng với giá thấp hơn.
-> Kiếm được lợi nhuận khi dự đoán của mình chính xác, và ngược lại sẽ lỗ nếu thị
trường đi ngược lại dự đoán.
- Cách thức giảm thiểu rủi ro:
Những người giao dịch hàng hoá có một số hạn chế so với các nhà giao dịch thị
trường khác bởi tổng lợi nhuận của những người giao dịch hàng hoá phụ thuộc vào sự
biến động giá cả của hàng hoá mà họ trao đổi. Vì vậy để có lợi nhuận dương, những
người giao dịch hàng hóa phải thật chính xác trong việc ước tính chỉ số giá cả của cà
phê.
Các người giao dịch hàng hóa có các yêu cầu phòng vệ phức tạp tùy vào các hoạt động
của họ. Khi người giao dịch hàng hóa cung cấp các dịch vụ như hàng hóa phái sinh,
rủi ro thị trường lúc này có cần được phòng vệ hay quản lý.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
https://dautuhanghoa.vn/phan-tich-ky-thuat-ca-phe/
https://giacatloi.net.vn/san-pham-phai-sinh/nguyen-lieu-cong-nghiep/ca-phe-
robusta/#hop-dong-tuong-lai-ca-phe-robusta
https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/3/18/bao-cao-thi-truong-ca-
phe-thang-2-2022-1-164756408350986122537.pdf
https://mekongasean.vn/viet-nam-la-thi-truong-cung-cap-ca-phe-lon-nhat-cho-nhat-
ban-post6691.html
https://nhandan.vn/tai-sao-gia-ca-phe-the-gioi-van-duy-tri-o-muc-cao-
post714229.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/kinh-te-vi-
mo/phan-tich-cung-cau-ca-phe/23701213
https://www.thebalancemoney.com/trading-coffee-futures-809346#toc-coffee-trading-
tips

24

You might also like