You are on page 1of 12

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

NGÀNH SẢN XUẤT SẮT THÉP


Mã ngành ICB: 1757 CTCP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT (HPG)
Bloomberg Ticker: HPG VN Equity
NgàyGD đầu tiên: 13/06/2011
Sự cạnh tranh của ngành thép ngày càng lớn khi cung dần vượt cầu nhưng HPG có khả
Hoat đ®ng kinh doanh chính
năng cạnh tranh cao nên có thể mở rộng chiếm lĩnh thị phần. Tháng 5/2011 Hoà Phát
 Sản xuất và kinh doanh thép.
Kinh doanh thiết bị phụ tùng. vươn lên vị trí thứ 1 về thị phần thép xây dựng.

 Kinh doanh nội thất.
 Kinh doanh ống thép. Chiến lược phát triển dựa trên 3 trụ cột là sản xuất công nghiệp - kinh doanh bất động
 Kinh doanh điện lạnh. sản – năng lượng và khai thác khoáng sản, Tập đoàn Hòa Phát đã tạo cho mình chỗ
 Kinh doanh xây dựng và khai thác khu công nghiệp, khu
đô thị.
đứng vững chắc trên thị trường. Nhờ nền tảng nội lực tốt, quy trình sản xuất khép kín,
 Kinh doanh thương mại thép. chủ động trong nguyên liệu đầu Hòa Phát luôn chiếm ưu thế lớn về thị phần trong
 Ủy thác xuất nhập khẩu.
những ngành hàng HPG tham gia.
Chí tiêu th… tru¤ng
Năm 2010 HPG giữ được tốc đột tăng trưởng tương đối tốt với mức tăng trưởng doanh
Giá ngày 9/5/2011 33.700 thu và lợi nhuận sau thuế tương ứng là 75% và 8%. Năm 2011 HPG đặt ra kế hoạch
Khoảng giá 52 tuần 28.600–41.800 doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 17.500 tỷ và 1.865 tỷ tương ứng tăng 21%
Giá trị vốn hoá TT(tỷ vnd) 110.712 và 36% so với năm 2010. 5 tháng đầu năm 2011 HPG đã hoàn thành 47% kế hoạch
KLCPĐLH 317.849.760 doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận cùng với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay
KLGDBQ phiên 3 tháng 251.194 thì nhiều khả năng HPG sẽ vượt kế hoạch đã đạt ra.
KLGDBQ phiên 1 tháng 191.974
HPG là tập đoàn có tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất lớn, sản phẩm có nhiều lợi
KLGDBQ phiên 10 ngày 192.885
thế cạnh tranh, Hoà Phát có thương hiệu lớn, chiếm vị trí số 1 về thị phần thép và nội
Cơ cấu cổ đông:
thất văn phòng. Việc chiến lược phát triển và đầu tư bài bản sẽ giúp HPG ngày càng lớn
Trong nước 63,7%
mạnh. Các chỉ tiêu cơ bản tốt, mặc dù PE, PB cao so với các doanh nghiệp khác nhưng
Nước ngoài 36,3%
Cổ đông lớn: với tiềm năng tăng trưởng thực sự là rất lớn chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể xem
Trần Đình Long 24,09% xét đầu tư vào HPG cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Vũ Thị Hiền 7,38%
Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh
Deutsche Bank and Deutsche Asset
Management 5,30%
CTCP Tập đoàn Hoà Phát tiền thân là CTCP Thép Hoà Phát (thành lập năm 2000) được

Bien đ®ng giá co phieu thành lập trên cơ sở CTCP Thép Hoà Phát mua lại 6 doanh nghiệp độc lập mang thương
hiệu Hoà Phát khác là CT TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát (là công ty đầu tiên mang
thương hiệu Hoà Phát được thành lập vào năm 1992), CTCP Nội thất Hoà Phát (thành
lập năm 1995), CT TNHH Ống thép Hoà Phát (thành lập năm 1996), CT TNHH Điện lạnh
Hoà Phát (thành lập năm 2001), CTCP Xây dựng và Phát triển đô Thị Hoà Phát (thành
lập năm 2001), CT TNHH Thương mại Hoà Phát (thành lập năm 2004) kể từ ngày
9/1/2007. Hiện nay HPG là tập đoàn sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản và
khai thác khoáng sản với 13 công ty thành viên (có tổng vốn điều lệ là 4.721 tỷ trong đó
số vốn điều lệ HPG nắm giữ là 3.682 tỷ) và 5 công ty liên kết (có tổng vốn điều lệ là
2.580 tỷ trong đó HPG nắm giữ là 529 tỷ tính tại thời điểm 31/12/2010). Tổng tài sản gần
Nguồn:VCBS
17.000 tỷ và vốn điều lệ là 3.178 tỷ, số nhân viên là 10.000 cán bộ công nhân viên.
Giá nguyên quặng sắt
Hoà phát là tập đoàn kinh tế công nghiệp kinh doanh đa ngành với các sản phẩm là
200
thép, thiệt bị xây dựng, nội thất, điện lạnh, xây dựng và thương mại. Nguyên vật liệu
150 chính cho các sản phẩm của Hoà Phát là phôi thép.
100
Trong các lĩnh vực HPG đi đầu trong việc đầu tư công nghệ mới tiên tiến hiện đại và đều
50 xây dựng được thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường như: HPG là
0 doanh nghiệp đầu tiên: xây dựng khu liên hợp sản xuất gang thép đồng bộ với đầu vào
là quặng đầu ra là gang - phôi – thép, sản xuất than coke sạch và phát điện nhiệt dư,
kinh doanh mặt hàng thiết bị xây dựng và khai thác đá. Hiện Hoà Phát có thị phần lớn

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

nhất thép xây dựng và nội thất văn phòng.

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

Các chí tiêu tài chính cơ ban


Đầu tư
% +/- Q1/2010
Chỉ tiêu 2010AQ1/2011 2011F
Lĩnh vnc san xuat kinh doanh thép
TTS (tỷ vnd)14.903 16.871 74%
VCSH (tỷ vnd)6.398 6.876 34%
VĐL (tỷ vnd)3.178 3.178 62% Dự án đầu tư khu liên hợp gang thép Hoà Phát (KLH): là dự án lớn nhất, mang tầm
Nợ/VCSH(%)128 139
chiến lược để đưa HPG là tập đoàn sản xuất sắt thép hàng đầu Việt Nam, dự án có 2
DTT (tỷ vnd) 14.493 4.747 89% 17.500 giai đoạn với tổng đầu tư khoảng 5.500 tỷ (GĐ1: 2.400 tỷ, GĐ2: 3.600 tỷ). Đây là dự án
LNTT (tỷ vnd) 1.564 633 89% lò cao đang hoạt động lớn nhất Việt Nam được đầu tư đồng bộ, quy trình khép kín áp
LNST (tỷ vnd) 1.376 553 96% 1.865 dụng công nghệ lò thổi oxy để sản xuất thép tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
LN ròng (%) ROA (%) 9,6% 12%
9,2% 3% Tiếp sau thành công giai đoạn 1, HPG tiếp tục triển khai đầu tư giai đoạn 2 KLH gang
thép với các hạng mục có công suất gấp đôi giai đoạn 1. Dự kiến mẻ than coke đầu tiên
giai đoạn 2 sẽ ra lò ngày 30/8/2011, nhà máy than coke sẽ nâng tổng công suất từ
ROE (%) 21,5% 8%
BV (vnd) 20.129 21.633 350.000 tấn/năm lên 700.000 tấn/năm và KLH sẽ cho mẻ thép đầu tiên vào tháng
EPS (vnd) 4.550 1.656 3/2011 nâng công suất toàn KLH từ 350.000 tấn/năm lên 1,05 triệu tấn thép/năm. Khi đó
Nguồn: VCBS tổng hợp, ước tính sẽ nâng sản lượng thép xây dựng và phôi thép của Hòa Phát lên thành 1,3 triệu
tấn/năm góp phần mang lại doanh thu 1 tỷ đô/năm cho tập đoàn kể từ 2012.
Cơ cấu doanh thu
Trong lĩnh vực sản xuất ống thép HPG có 2 dự án lớn được triển khai năm 2010 là dự
SX cán, kéo thép các loại án đầu tư mở rộng sản xuất thép cán nguội Hoà phát và dự án nhà máy sản xuất thép
mạ kẽm với mục tiêu mở rộng sản xuất thép cán nguội bản rộng 355 - 630 mm với công
KD máy xây dựng
nghệ hiện đại và chủ động cung cấp thép mạ kẽm cho dòng sản phẩm mới là ống thép
11.8% SX hàng nội thất tôn mạ kẽm. Dự kiến tháng 8/2011 cả 2 dự án sẽ có sản phẩm cung cấp ra thị trường.
1.1%

8.7% Nội thất Hòa phát đang đẩy nhanh tiến độ dự án nhà máy sản xuất tủ sắt và két sắt tại
SX ống thép và các sản
phẩm Bình Dương dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2011.
49.1%
SX hàng điện lạnh Các dn án đau tu khu công nghi¾p
13.4%
XD - KD hạ tầng KCN Năm 2010 HPG đã hoàn tất các thủ tục đầu tư mở rộng khu công nghiệp Phố Nối A
4.0%
Hưng Yên từ 390 ha lên 600 ha, dự kiến khu công nghiệp mở rộng sẽ được khởi công
KD thép và các SP liên xây dựng hạ tầng vào quý 2 năm 2011
8.3%
3.5% quan
Năng lượng và khoáng Ngoài ra HPG cũng triển khai các dự án khu công nghiệp khác trong đó có khu công
sản, xi măng nghiệp Đại Đồng - Hưng Yên 500 ha.

Cơ cấu lợi nhuận HPG đay manh đau tu mang bat đ®ng san. Sau đây là các dn bat đ®ng san đang
và sap trien khai cúa HPG:
SX cán, kéo thép các Tòa nhà chung cư cao cấp 257 Giải phóng Hà Nội với 24 tầng, 133 căn hộ chung cư và
loại
KD máy xây dựng 5 tầng văn phòng, vốn đầu tư dự kiến khoảng 318.19 tỷ. Dự án được chào bán tháng
2.9% 8/2010 và đã bán hết trong 2 tháng, dự kiến giao nhà vào tháng 3/2012. Doanh thu lợi
23.3% SX hàng nội thất
35.6% nhuận dự án sẽ bắt đầu được ghi nhận vào năm 2011 và 2012. Lợi nhuận dự kiến
SX ống thép và các sản khoảng 120 tỷ
phẩm
SX hàng điện lạnh Khu phức hợp Mandarin Garden nằm trên đường Hoàng Minh Giám – Hà Nội gồm 4
10.5% XD - KD hạ tầng KCN block nhà cao 25-29 tầng với 1.000 căn hộ trên diện tích là 25.886 m2. Dự án được
3.5% khởi công xây dựng tháng 5/2010, hiện đã hoàn thành thi công phần hầm và đang giới
17.4% 5.8% KD thép và các SP liên
1.0% thiệu căn hộ mẫu và triển khai bán hàng, hiện đã có 600 đơn đăng ký mua trên 1000
quan
Năng lượng và căn. Dự án này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho HPG với khoảng 2.000 tỷ hoạch toán
khoáng sản, xi măng khoảng 300 tỷ trong năm 2011 và năm 2012-2014 sẽ hạch toán nốt phần còn lại

Khu đô thị Đại Mỗ - Tây Mỗ tại phía Tây Nam Hà Nội với quy mô 281 ha, HPG tham gia
góp 20% đầu tư cùng Vinaconex, Viettel, ACB. Dự án nằm trên đại lộ Thăng Long đã
được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:2.000 của dự án, hiện đang

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

lập quy hoạch chi tiết 1/500 và 6 tháng cuối năm 2011 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng và thi công sản lấp mặt bằng hạ tầng của dự án.

Khu đô thị mới Phố Nối A tại Hưng Yên quy mô 300 ha: HPG là chủ đầu tư của dự án, dự án đã được tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch
chi tiết tỷ lệ 1:500 phân khu. Trong giai đoạn 1 HPG sẽ phát triển 124 ha với các sản phẩm nhà ở là nhà liền kề, nhà biệt thự, chung cư và
các công trình tiện ích phục vụ khu đô thị. Dự án sẽ đóng góp 1 phần quan trọng trong doanh thu lợi nhuận của HPG trong giai đoạn 2011-
2015.

Dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, văn hóa thể thao tại 493 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội: đã được UBND chấp thuận đầu
tư, dự án được xây dựng trên khu đất diện tích 13.728 m2 với 484 căn hộ với tổng mức đầu tư hơn 742 tỷ, dự kiến khởi công năm 2011 và
hoàn thành cuối năm 2013

Ngoài ra HPG cũng đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nhiều dự án nhà ở khác là ự án tòa nhà chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh-
Hoàng Mai- Hà Nội, dự án Tổ hợp chung cư Bình Triệu tại quận Thủ Đức – Tp.HCM. Một số dự án khác HPG sẽ tiến hành liên doanh, liên
kết với các đối tác có quỹ đất nhà máy cần phải di dời ra khu vực nội thành để thực hiện đầu tư các dự án bất động sản.

Mang khoáng san là m®t trong nhñng mang hoat đ®ng cot lõi cúa HPG, hi¾n đang đu¤c tích cnc đau tu:

HPG dự kiến sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại CTCP Khoáng sản Hoà Phát (vốn điều lệ 150 tỷ) từ 49% lên 70%.

Để ổn định số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho KLH gang thép Hòa Phát, HPG đã sớm chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
Hai nhà máy chế biến tinh quặng sắt tại Yên Bái đã cung cấp cho KLH 150.000 tấn trong năm 2010 để luyện gang để đúc thành phôi thép.
Nhà máy chế biến tinh quặng sắt Tắc Ái (Lào Cai) quy mô 62 ha, có tổng số vốn đầu tư 130 tỷ đã hoàn thành xong giai đoạn 1 với công
suất là 180.000 tấn quặng tuyển rửa/năm và đạt 80.000 tấn quặng từ hóa/năm. Dự án khai thác và chế biến tinh quặng sắt Tiên Tình, Tiên
Định, Văn Chấn Yên Bái cũng được triển khai trong năm 2010 dự kiến quý 3/2011 sẽ hoàn thành với công suất 60.000 tấn/năm.

Để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu HPG đã tiếp tục đầu tư vào 2 mỏ quặng sắt Tùng Bá trữ lượng 20 triệu tấn và Sàng Thần 31 triệu
tấn ở Hà Giang đồng thời xây dựng nhà máy chế biến tinh quặng tại ngay 2 khu vực này, khi 2 nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ cung
cấp 600.000 - 800.000 tấn tinh quặng sắt/năm cho KLH. CTCP Đầu tư Khoáng sản An Thông, công ty thành viên của HPG đã được chấp
thuận xây dựng nhà máy vê viên quặng sắt có quy mô lớn nhất Việt Nam với công suất 300.000 tấn quặng/năm và tổng vốn đầu tư trên
200 tỷ tại Hà Giang. Theo HPG trữ lượng các mỏ sắt Hòa Phát đang khai thác đủ đáp ứng 100% nguyên liệu cho KLH hoạt động 20 -30
năm.

Ngoài ra, CTCP Khoáng sản Hoà Phát và TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã góp vốn thành lập CTCP Khoáng sản Hoà Phát
Mitraco để triên khai thực hiện dự án nhà máy tuyển và chế biến tinh quặng sắt tại mỏ Thạch Khê quy mô 1 triệu tấn/năm trong đó HPG
nắm giữ 63,5% cổ phần của liên doanh này. Hiện công ty đang xin phép tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng nhà máy, dự kiến lắp đặt thiết bị và đưa
vào sản xuất giữa năm 2012. (HPG mua lại cổ phần của BIDV để tham gia vào CTCP Thép Thạch Khê – TIC với tỷ lệ 5% và hiện HPG
muốn tăng tỷ lệ và nắm quyền kiểm soát tại TIC).

Vi¾c trien khai nhieu dn án l¤n dan đen nhu cau cúa HPG l¤n. Nhu cau von cúa HPG trong năm 2011-2012: Than coc là 1.000 ty,
thép là 3.000 ty, năng lu¤ng là 600 ty, bat đ®ng san là trên 1.000 ty. Nguon von này dn kien se lay tn khau hao, l¤i nhu¾n đe lai và
m®t so nguon khác.

Hoạt động sản xuất kinh doanh


16,000 14,904
14,000
12,000
10,000
8,000
5,991 6,398
6,000
4,000 2,729
2,000 1,927 1,329 1,583
444 222 815385 440 387 190 1,379
0 723 41786
Sản xuất Kinh sản xuất Sản xuất Sản xuất Xây dựng Kinh Năn Toàn tập
g
cán, kéo doanh hàng nội ống thép hàng điện kinh doanh lượng đoàn

thép các máy xây thất và các lạnh doanh hạ nghiệp thép và liên quan
loại dựng sản phẩm tầng khu các sản
công phẩm

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

khoáng sản, xi măng


T
à
i
s

n
V
C
S
H

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

TT +- % +- % ROA ROE
Các chỉ tiêu DTT 2009 LNST 2009 2010 2010
1 Sản xuất cán, kéo thép các loại 8,585 114% 502 -19% 8% 26%
2 Sản xuất ống thép và các sản phẩm 2,325 34% 114 -54% 9% 26%
3 Năng lượng và khoáng sản, xi măng 2,235 404 15% 29%
4 Kinh doanh thép và các sản phẩm liên quan 1,741 145% 43 8% 10% 50%
5 Sản xuất hàng nội thất 1,259 18% 241 17% 30% 63%
6 Sản xuất hàng điện lạnh 604 30% 47 -2% 12% 25%
7 Kinh doanh máy xây dựng 541 -10% 89 -16% 20% 40%
8 Xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN 206 -62% 45 -55% 3% 6%
Toàn tập đoàn 14,267 76% 1,376 8% 9% 22%

Năm 2010 Tập đoàn HPG có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt với 75% nhưng lợi nhuận chỉ tăng trưởng 8% so với năm 2009. Năm
2010 toàn tập đoàn HPG đạt 14.267 tỷ doanh thu tăng 76% so với năm 2009, vượt kế hoạch 17%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.376 tỷ tăng 8%
so với năm 2009, vượt kế hoạch 2%. Chúng tôi cho rằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu của hầu hết các hoạt động sản
xuất kinh doanh là một kết quả khả quan của HPG trong tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế.

Có được sự tăng trưởng mạnh về doanh thu chủ yếu do hoạt động sản xuất cán kéo thép chiếm 49% doanh thu toàn tập đoàn tăng trưởng
mạnh với 114% nhờ khu liên hợp gang thép Hòa Phát giai đoạn 1 đi vào hoạt động. Bên cạnh đó hầu hết các hoạt động khác đều có mức
tăng trưởng tốt.

Toàn tập đoàn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không cao bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu là do hoạt động chính là sản xuất cán, kéo
thép, sản xuất ống thép có lợi nhuận sụt giảm mạnh nhưng nhờ có hoạt động năng lượng, khoáng sản và xi măng bắt đầu đem lại lợi
nhuận và đã có sự đóng góp rất lớn với 23% lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận hoạt động sản xuất
thép là do giá nguyên liệu đầu vào là quặng sắt cũng như phôi thép cùng các chi phí khác đều tăng cao so với năm 2009

Như vậy có thể thấy trong các hoạt động chính là sản xuất thép, ống thép đều tăng trưởng mạnh về doanh thu nhưng lợi nhuận sụt giảm
mạnh so với năm trước, còn kinh doanh máy xây dựng và xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là hai hoạt động sụt giảm cả
doanh thu và lợi nhuận. Hàng nội thất và kinh doanh thép là hai hoạt động có được sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Lĩnh vực
năng lượng, khoáng sản và xi măng là hoạt động đóng góp lớn cho kết quả kinh doanh khả quan của toàn tập đoàn năm 2010.

Sản xuất và kinh doanh thép vẫn là hoạt động cốt lõi của tập đoàn, HPG là một trong ba nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Với việc
dây chuyền sản xuất thép tại khu liên hợp gang thép Hoà Phát giai đoạn 1 đi vào hoạt động giúp sản lượng và doanh thu từ các sản phẩm
thép năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 góp phần lớn vào sự tăng trưởng của toàn tập đoàn. Tổng sản lượng sản xuất thép Hoà Phát
là 600.723 tấn trong đó có 262.000 tấn thép từ nhà máy cán thép tại khu liên hợp Hoà Phát. Mạng lưới tiêu thụ lớn và ngày càng được mở
rộng cả dân dụng lẫn các dự án lớn bởi HPG có thương hiệu lớn, sản phẩm đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng giúp tổng sản
lượng tiêu thụ thép năm 2010 là 580.623 tấn vượt 10% kế hoạch và tăng 62% so với năm 2009. HPG cung cấp thép cho các khu công
nghiệp lớn như khu đô thị Văn Khê, Splendora, Xa La, Time City, Royal City, Ecopark… và các dự án khu công nghiệp như nhà máy
Huyndai Hà Cầu, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, các dự án trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội Lào
Cai … Thép xây dựng là mảng sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn nhất vào doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn với 8.585 tỷ doanh thu
và 502 tỷ lợi nhuận sau thuế chiếm 49% doanh thu và 36% lợi nhuận sau thuế.

Hoạt động kinh doanh thép và các sản phẩm liên quan là hoạt động có mức tăng trưởng cao nhất trong tập đoàn năm 2010. Công ty
Thương mại Hoà Phát với ngành nghề kinh doanh chính là sắt thép công nghiệp, năm 2010 cùng với khó khăn chung của ngành công
nghiệp sản xuất tàu thuỷ công ty đẩy mạnh phân phối thép xây dựng cho các công trình lớn và công trình thuỷ điện bên cạnh các sản phẩm
khác như thép lá, thép tấm… đồng thời năm 2010 công ty cũng bổ sung thêm mặt hàng kinh doanh mới là gang tỏi và than coke (sản phẩm
của khu liên hợp gang thép Hoà Phát), đưa sản phẩm này đến các thị trường như Đài loan, Thái lan, Ấn độ…. Doanh thu từ kinh doanh
thép và các sản phẩm liên quan đạt 1.741 tỷ doanh thu và 43 tỷ lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng 145% và 7,5% so với năm 2009.

HPG là nhà sản xuất và tiêu thụ ống thép hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm ống thép đa dạng và nhiều kích cơ đặc biệt là các kích cỡ lớn.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực sản xuất, HPG cũng chú trọng phát triển mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế. HPG tham gia
xuất khẩu ống thép, tôn nguyên vật liệu sang thị trường các nước khu vực Đông Nam Á và Bắc Mỹ với kim ngạch hàng triệu đô la. Tuy

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

nhiên kết quả kinh doanh không tốt như năm trước khi mà doanh thu đạt 2.325 tỷ tăng 34% so với năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ
đạt 114 tỷ giảm 54% so với năm 2009.

Sản xuất và kinh doanh máy xây dựng sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận so với năm 2009. Năm 2010 sản xuất và kinh doanh máy xây
dựng đạt 541 tỷ doanh thu và 89 tỷ lợi nhuận sau thuế giảm tương ứng 10% và 16% so với năm 2009. Nhà máy mới tại Bình Dương đang
được gấp rút hoàn thiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dự kiến sau khi hoàn thành công suất nhà máy với sản
phẩm cơ khí chế tạo, sản phẩm đúc nâng lên 50-70% so với trước đây.

Sản xuất hàng nội thất Hòa Phát giữ vị trí số 1 trong ngành sản xuất kinh doanh hàng nội thất thương hiệu Việt. Năm 2010 đây là hoạt động
có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất đem lại 1.259 tỷ doanh thu và 241 tỷ lợi nhuận tăng tương ứng 18%, 17% so với
năm 2009. Đây là hoạt động kinh doanh khá ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm, năng lực sản xuất nội thất ngày càng được
nâng cao với sản phẩm mới có chất lượng cao giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và thị trường xuất khẩu. Năm 2010 kim
ngạch xuất khẩu đạt 1,6 triệu USD.

Sản phẩm điện lạnh của HPG mang thương hiệu Finiki là sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao, có chất lượng tốt có thể cạnh tranh hàng nhập
khẩu. Các sản phẩm chủ yếu là điều hòa, tủ lạnh ngoài ra còn có máy giặt, bình nước nóng… Năm 2010 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao, doanh thu đạt 604 tỷ tăng 30% so với năm 2009 nhưng lợi nhuận lại suy giảm nhẹ. Hiện HPG đã cho ra sản phẩm điều hòa
không khí trung tâm để lắp đặt cho những dự án bất động sản cao cấp đầu tiên của HPG tại Hà Nội tạo ra triển vọng tăng trưởng lớn cho
mảng điện lạnh Hòa Phát.

Hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp: HPG cũng cho thuê mặt bằng tại KCN Hòa Mạc Hà Nam từ năm 2010 với quy mô 131 ha
giai đoạn 1 (hiện đã có 4 doanh nghiệp thuê với diện tích 8 ha). Năm 2010 doanh thu từ mảng hoạt động này đến chủ yếu từ xây dựng và
cho thuê khu công nghiệp.

Bên cạnh mảng hoạt động chính là đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp HPG đã triển khai đầu tư kinh doanh bất động
sản trong đó HPG xác định lĩnh vực kinh doanh hạ tầng hạ tầng khu công nghiệp sẽ là nền tảng Hòa Phát đẩy mạnh các dự án bất động
sản. Hiện HPG đã triển khai nhiều dự án chung cư cao cấp và khu đô thị lớn tại Hà Nội và Hưng Yên như tòa nhà văn phòng và chung cư
cao cấp 257 Giải Phóng, dự án khu phức hợp Mandarin Garden, khu đô thị bắc Quốc lộ 5, dự án khu đô thị Tây Mỗ. Dự án đầu tiên là tòa
nhà chung cư cao cấp 257 Giải phóng Hà Nội đã được bán hết trong 2 tháng, doanh thu lợi nhuận dự án sẽ bắt đầu được ghi nhận vào
năm 2011 và 2012, tiếp đó sẽ đến dự án khu phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị Phố Nối A…

Năng lượng khai thác khoáng sản xi măng năm 2010 mới đi vào hoạt động nhưng đã có những đóng góp lớn trong doanh thu và lợi nhuận:

Nhà máy sản xuất xi măng sau 3 năm đầu tư đã cho sản phẩm từ đầu năm 2010 và đã đi vào hoạt động ổn dịnh cung cấp ra thị trường 1
triệu tấn xi măng/năm. Mặc dù thị trường xi măng gặp khó khăn với tình trạng cung vượt cầu tuy nhiên với chất lượng sản phẩm và thương
hiệu Hòa Phát cũng như nhờ hoạt động kinh doanh bất động sản của tập đoàn nên sản phẩm xi măng của nhà máy đã thâm nhập được thị
trường, đến tháng 11/2010 sản lượng tiêu thụ đã đạt 100% công suất thiết kế. Tuy nhiên hoạt động xi măng của Hoà Phát hiện nay là
không hiệu quả do đó vừa qua HPG đã chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của CTCP xi măng Hoà Phát để tập trung cho các hoạt động khác
do thép lỗ có thể ngừng sản xuất do chi phí đầu vào là chính nhưng xi măng lỗ thì vẫn phải sản xuất do chi phí vốn vay và khấu hao lớn.

HPG đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 cho nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện. Nhà máy sản xuất than coke cung cấp 180.000 tấn
than/năm cho KLH, phần còn lại được dùng để xuất khẩu. Nhà máy nhiệt điện đang hoạt động 95% công suất thiết kế, hiện cung cấp trực
tiếp cho toàn bộ hoạt động của nhà máy sản xuất than, chiếm khoảng 25-30% tổng lượng điện sử dụng của KLH. Khi hoàn thành đầu tư
giai đoạn 2 KLH sẽ nâng tổng công suất lên 700.000 tấn than/năm và công suất phát điện là 37MW, nâng khả năng cung cấp điện cho KLH
lên 35-40%.

Hiện nay HPG chủ động khoảng 80% quặng sắt cho KLH gang thép Hoà Phát, phần còn thiếu HPG mua của CTCP Hoàng Anh Gia Lai.
HPG đang triển khai rất nhiều dự án khoáng sản, dự kiến trong vài năm tới sẽ đáp ứng 100% nguyên liệu đầu vào cho KLH gang thép Hoà
Phát. Năm 2010 là năm đầu tiên mang lại doanh thu và lợi nhuận của mảng năng lượng, khoáng sản và xi măng, đạt 2.235 tỷ doanh thu và
404 tỷ lợi nhuận sau thuế góp 12% doanh thu và 27% lợi nhuận của cả tập đoàn.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Hoà Phát trong 5 tháng đầu năm rất khả quan

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

Giá thép tăng mạnh kể từ đầu năm so với cuối năm 2010 nên với việc sản xuất và tiêu thụ tăng nên kết quả sản xuất kinh doanh của HPG
trong 5 tháng đầu năm rất khả quan. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2011, Tập đoàn Hòa Phát đạt 8.357 tỷ đồng doanh thu và 924 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế, qua đó đạt 47% và 50% kế hoạch năm.

Hiện tại khu liên hợp đang phải vận hành vượt công suất thiết kế đồng thời tiến độ đầu tư giai đoạn 2 của khu liên hợp cũng đang được đẩy
mạnh, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong 5 tháng đầu năm 2011 là 293 nghìn tấn. Mặc dù thị trường bất động sản trầm lắng tuy nhiên
5 tháng đầu năm 2011 thép Hoà Phát chiếm vị trí số 1 về sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trên cả nước đạt 297 nghìn tấn, tương đương
14,2% thị phần tăng 40% so với cùng kỳ năm 2010.

Các chỉ tiêu tài chính


Tốc độ tăng trưởng tài sản, nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận: Tài sản, nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận năm 2010 đều tăng
trưởng so với năm 2009. Trong đó sản xuất cán, kéo thép các loại có tốc độ tăng vốn và tổng tài sản cao nhất với sự đầu tư mạnh vào khu
liên hợp gang thép, bên cạnh đó xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, năng lượng khoáng sản và xi măng cũng có tốc độ tăng
tương đối lớn cho thấy sự chú trọng đầu tư cả 3 hoạt động chân kiềng chính của tập đoàn. Trong năm 2010 vốn chủ sở hữu của tập đoàn
tăng từ 2.945 tỷ lên 3.178 tỷ thông qua trái phiếu chuyển đổi và trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu, nguồn vốn, tài sản với nguyên nhân chính là tỷ suất
lợi nhuận của tập đoàn sụt giảm bắt nguồn từ sự sụt giảm tỷ suất lợi nhuận hoạt động chính là sản xuất thép bởi giá nguyên liệu đầu vào
của hoạt động là quặng sắt, phôi thép gia tăng.

Với tốc độ tăng trưởng với 76% HPG đã đạt được năm 2010 đã là thành quả to lớn cho thấy khả năng mở rộng thị phần cùng với việc phát
triển KLH gang thép Hòa Phát, giúp HPG trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất Việt Nam.

Khả năng sinh lời: Năm 2010 giá quặng sắt, phôi thép cùng chi phí điện, xăng dầu, lãi suất tăng cao nên tỷ suất lợi nhuận của hoạt động
sản xuất thép, ống thép sụt giảm mạnh so với năm 2009 tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng ngành thì HPG có tỷ suất lợi nhuận cao
hơn nhờ vào việc đầu tư bài bản, quy trình khép kín đã giảm được sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào, bên cạnh đó HPG còn có tỷ
lệ nợ thấp nên chi phí tài chính cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Hầu hết các hoạt động của tập đoàn đều có tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA sụt giảm so với năm 2010 do tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận
chưa tương ứng tốc độ tăng nguồn vốn và tài sản. Trong đó sự sụt giảm mạnh nhất là hoạt động sản xuất cán, kéo thép các loại, ống thép
và xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. ROA, ROE của hoạt động sản xuất nội thất đạt mức cao nhất tương ứng là 30% và 63%,
xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có ROA, ROE thấp nhất là 3% và 6% (do HPG đầu tư các dự án bất động sản, KCN với số vốn
lớn và chưa hạch toán doanh thu). Mặc dù sụt giảm nhưng ROE, ROA vẫn duy trì ở mức tương đối cao, năm 2010 HPG có tỷ suất lợi
nhuận cao nhất với 17%, ROA, ROE tương đối cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành tương ứng đạt 9% và 22%.

Tình hình thanh toán: Khả năng thanh toán của HPG khá tốt, cao tương đối so với các doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết trên sàn.
Do HPG sử dụng nợ thấp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất thép khác. Các khoản phải thu cuối năm 2010 cao đột biến là do chứng từ
từ hoạt động xuất khẩu than coke chưa về.

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn: So với các doanh nghiệp thép khác thì tài sản cố định của HPG chiếm tỷ lệ khá cao với 31% tổng tài sản
bởi HPG là doanh nghiệp sản xuất kết hợp với thương mại thép đặc biệt là đầu tư KLH gang thép với công nghệ cao, tài sản ngắn hạn
chiếm 53% tổng tài sản trong đó chủ yếu là hàng tồn kho chiếm 30% tổng tài sản và các khoản phải thu chiếm 12% tổng tài sản. Sản xuất
cán, kéo thép các loại, xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, năng lượng khoáng sản và xi măng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của
tập đoàn. Nguồn vốn tài trợ khá vững chắc cho cơ cấu tài sản. Trong năm 2010 vay ngắn hạn tăng và HPG phát hành 800 tỷ để tài trợ chủ
yếu các dự án bất động sản nên nợ phải trả chiếm 55% tổng nguồn vốn trong đó tỷ lệ nợ phải chịu lãi chỉ chiếm 68% tổng nợ phải trả.

Hiệu quả hoạt động: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của HPG khá thấp so với các doanh nghiệp khác do HPG triển khai nhiều dự án lớn
hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu tư (đặc biệt là đầu tư rất lớn tại KLH gang thép) nên hiệu quả hoạt động chưa cao, tốc độ tăng doanh thu
chưa tương ứng với tốc độ tăng vốn, tài sản. Tuy nhiên sau khi dự án đầu KLH gang thép giai đoạn 2 hoàn thành cùng với thương hiệu
mạnh và hệ thống tiêu thụ lớn của HPG khi đó doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh và hiệu quả hoạt động của lĩnh vực thép sẽ tăng lên. Vòng
quay các khoản phải thu, phải trả của HPG tương đối tốt so với các doanh nghiệp trong ngành, số ngày hàng tồn kho của HPG lớn hơn so
với các doanh nghiệp thép khác do HPG phải dự trữ nguyên vật liệu đầu vào như than mỡ, than gầy, quặng sắt, thép phế, gang và phôi
thép để đáp ứng cho hoạt động sản xuất than coke, thép tại khu liên hợp.

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

Phân tích SWOT


Điểm mạnh:

- Khu liên hợp gang thép Hòa Phát sản xuất khép kín từ chế biến quặng sắt, than cốc, luyện gang cho đến thành phẩm đầu ra là phôi
thép thành phẩm và thép xây dựng trở thành lợi thế cạnh tranh đặc biệt của HPG tận dụng được nguồn nguyên liệu sắt dồi dào trong
nước, giảm khâu trung gian, giảm chi phí vận chuyển và rủi ro tỷ giá khi nhập khẩu và chủ động kiểm soát được chi phí các khâu sản
xuất. Là doanh nghiệp đi đầu mạnh dạn đầu tư, tính toán bài bản và kỹ lưỡng nên khu liên hợp đã sớm giúp sản phẩm thép Hòa Phát
có sức cạnh tranh cùng với thương hiệu tập đoàn nên thị phần thép của HPG ngày càng được mở rộng, tháng 5/2011 HPG đã chiếm
lĩnh vị trí thứ 1 trong thị phần thép xây dựng. Ngoài ra, ưu thế của khu liên hợp còn là tạo ra than coke không những đáp ứng nhu cầu
mà còn được dùng để xuất khẩu giúp giảm chi phí nhập khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho tập đoàn, nhà máy nhiệt điện cung cấp
được hiện nay 25-30% (sau khi hoàn thành giai đoạn 2 là 35-40%) tổng điện tiêu thụ của KLH giúp HPG chủ động được nguồn điện
cho sản xuất và giảm chi phí khi mà giá điện ngày càng gia tăng.
- Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đều hỗ trợ cho nhau cho thấy sự đầu tư bài bản của HPG: năng lượng khoáng sản hỗ trợ sản
xuất thép, tiếp đó thép và xi măng, máy xây dựng, nội thất, điện lạnh, cửa … là những sản phẩm hỗ trợ hoạt động xây dựng kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản. Sự hỗ trợ, việc kiểm soát hầu hết các khâu sản xuất giúp sản phẩm của tập đoàn khả
năng cạnh tranh mạnh, từ đó tạo ra lợi thế, sức mạnh của toàn tập đoàn.
- Thương hiệu Hòa Phát ngày càng nổi tiếng cả trong nước lẫn nước ngoài giúp cho các sản phẩm mới cũng như sản phẩm cũ có thể
phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Điểm yếu:

- HPG triển khai đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khá muộn và phân khúc bất động sản của Hòa Phát là chung cư cao cấp nên mặc dù
có vị thế đẹp, chi phí sản xuất thấp nhưng trong tình hình thắt chặt tiền tệ và nhu cầu phân khúc này không lớn sẽ khiến sản phẩm tiêu
thụ chậm.

Thách thức:

- Ngành thép hiện đang đối mật với nguy cơ cung vượt cầu, có nhiều doanh nghiệp ngành thép cũng đã đẩy mạnh đầu tư do đó sự cạnh
tranh của doanh nghiệp trong ngành thép sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó HPG cũng phải đối mặt với các khó khăn khác của ngành thép
như: chi phí điện, xăng dầu tăng, nguy cơ thiếu điện…
- Hiện chính phủ đang đề nghị áp dụng thuế xuất xuất khẩu đối với phôi thép và thép từ 0% lên 3% nếu được thông qua thì tỷ suất lợi
nhuận sản phẩm xuất khẩu của tập đoàn sẽ giảm.
- Việc đẩy mạnh đầu tư đặc biệt là KLH gang thép Hòa Phát, sẽ làm gia tăng chi phí tài chính của các khoản lãi vay trong điều kiện tình
hình lãi suất tăng cao hiện nay.

Cơ hội:

- Mặc dù ngành thép sẽ cạnh tranh gay gắt nhưng với việc sản xuất khép kín sẽ giúp thép của Hòa Phát sức cạnh tranh cùng với
thương hiệu nổi tiếng, thị phần rộng lớn HPG sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, mở rộng thị phần.
- HPG có tiềm lực tài chính lớn nên có thể tiếp cận mua lại hoặc đầu tư vào các dự án bất động sản có tiềm năng với chi phí thấp trong
điều kiện tình hình thị trường tiền tệ thắt chặt.

Triển vọng ngành và doanh nghiệp


Năm 2011 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến
thị trường xây dựng và kinh doanh bất động sản như giảm đầu tư công, đình chỉ dự án không hiệu quả, giảm vốn vào thị trường bất động
sản…. qua đó làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ thép, ngoài ra chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ làm tăng chi phí lãi vay và tỷ giá biến động khó
lường ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp ngành thép đặc biệt là các doanh nghiệp thép thuần tuý kinh doanh thương mại. Thêm vào đó
giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành thép như quặng sắt, phôi thép trên thế giới tăng, chi phí xăng dầu, điện, than cũng tăng trong khi
lạm phát cao, mức độ cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành cao nên giá thép thành phẩm đầu ra không được điều chỉnh tương ứng
theo sự gia tăng chi phí đầu vào. Trong ngắn hạn thì ngành thép còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện khi vào mùa nắng nóng. Trong
các năm tới ngành thép cung sẽ vượt cầu do đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thép trong nước sẽ rất cao bên cạnh sự cạnh tranh
với thép nhập khẩu. Vừa qua Bộ Tài chính có đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu đối với phôi thép và thép, nếu được thông qua thì tỷ suất lợi
nhuận ngành thép sẽ bị sụt giảm.

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

Cùng đối mặt với khó khăn chung của ngành thép như thiếu điện, chi phí lãi suất, chi phí nguyên liệu quặng sắt gia tăng … nhưng Hoà
Phát có những lợi thế cạnh tranh nên mức độ ảnh hưởng của khó khăn chung đến Hoà Phát không nhiều như các doanh nghiệp khác. Hoà
Phát là tập đoàn lớn, đầu tư khép kín, chủ động nguyên liệu đầu vào giúp giảm và hạn chế biến động giá nguyên liệu, chi phí điện, than….
Đồng thời các sản phẩm của Hoà Phát hỗ trợ cho nhau mà mạnh nhất là hoạt động sản xuất thép giúp sản phẩm của công ty có lợi thế
cạnh tranh lớn, cùng với thương hiệu uy tín lớn đã giúp Hoà Phát mở rộng thị phần. Mặc dù ngành thép cung sẽ vượt cầu, mức độ cạnh
tranh sẽ rất lớn tuy nhiên với năng lực sản xuất và hệ thống phân phối lớn cùng thương hiệu uy tín thì khả năng cạnh tranh của Hoà Phát
sẽ là vô cùng lớn. Thực tế đã chứng minh chỉ 5 tháng đầu năm và hoạt động KLH giai đoạn 2 chưa hoàn thành thì Thép Hoà phát đã chiếm
lĩnh vị trí số 1 về thị phần tiêu thụ thép. Trong các năm tới đây khi hoàn thành giai đoạn đầu tư thì hiệu quả hoạt động của HPG sẽ tăng
cao. Mảng bất động sản dự kiến sẽ góp hơn 30% vào lợi nhuận của HPG trong các năm tới.

Trong giai đoạn 2011-2015, Hoà Phát định hướng đẩy mạnh các ngành hàng truyền thống bên cạnh tập trung triển khai các dự án chiến
lược về thép và bất động sản. Theo HPG thì đây sẽ là thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư, các lĩnh vực đều
đi vào tăng trưởng ổn định.

Năm 2011 HPG đặt ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 17.500 tỷ và 1.865 tỷ tương ứng tăng 21% và 36% so với năm
2010. Trong đó

- Sản xuất kinh doanh thép dự kiến doanh thu tăng 15%, lợi nhuận tăng 30% nhờ sự hoạt động ổn định của KLH gang thép Hoà Phát.
- Sản xuất kinh doanh nội thất dự kiến doanh thu tăng 19%, lợi nhuận giảm 10%. Do sản xuất kinh doanh nội thất chiếm tỷ trọng nhỏ
trong cơ cấu lợi nhuận nên không ảnh hưởng nhiều đến tập đoàn
- Sản xuất kinh doanh năng lượng dự kiến doanh thu tăng 50% và lợi nhuận không đổi duy trì ở mức 400 tỷ/năm
- Kinh doanh bất động sản dự kiến doanh thu tăng 600% và lợi nhuận tăng 800% từ việc hạch toán dự án 257 Giải Phóng và khu phức
hợp Mandarin Garden (300 tỷ lợi nhuận)

Với kết quả đạt được của 5 tháng đầu năm hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cùng lợi thế cạnh
tranh của công ty và việc hạch toán 2 dự án bất động sản chúng tôi cho rằng HPG hoàn toàn có thể vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận
đã đặt ra.

So sánh với một số công ty lớn trong ngành đang niêm yết trên sàn
HPG là công ty lớn trong ngành về tổng tài sản, vốn cũng như thị phần. Trong tháng 5 HPG vươn lên đứng vị trí thứ 1 về thị phần thép xây
dựng. So với các doanh nghiệp cùng ngành HPG có tỷ suất lợi nhuận lớn nhờ quy trình khép kín từ nguyên liệu là quặng sắt đến đầu ra là
phôi thép và thép. Mặc dù trong giai đoạn đầu tư nhưng HPG có ROA, ROE tương đối lớn, HPG có tiềm lực tài chính khá mạnh, tỷ lệ nợ
tương đối thấp. Hiện nay PE và PB của HPG tương đối cao so với các doanh nghiệp khác là do triển vọng tăng trưởng và phát triển của
công ty đã được nhà đầu tư nhìn nhận đánh giá.
ROAROENợ/Giá ngày
MãTTS (tỷ)VDL (tỷ)TSLN ròng EPS
BVP/EP/B
Q12011 trailing
20102010Tổng NV13/06/2011
HPG 16,871 3,178 12% 5,310 21,633 6.3 1.6 9% 22% 57% 33,700

HSG 5,563 1,008 2% 590 17,418 19.8 0.7 2% 5% 68% 11,700

NKG 1,426 230 6% 4,940 18,672 5.6 1.5 6% 27% 70% 27,800

POM 8,059 1,874 6% 3,020 15,892 5.9 1.1 9% 23% 63% 17,700

VIS 1,172 300 5% 5,050 18,343 3.9 1.1 7% 19% 53% 19,600

Nguồn: VCBS tổng hợp, dữ liệu cập nhật đến quý 1/2011

Khuyến nghị đầu tư


HPG là tập đoàn có tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất lớn, sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh, Hoà Phát có thương hiệu lớn, chiếm
vị trí số 1 về thị phần thép, nội thất văn phòng. Việc đầu tư bài bản sẽ giúp Hoà Phát ngày càng lớn mạnh. Các chỉ tiêu cơ bản tốt, mặc dù
PE, PB cao so với các doanh nghiệp khác nhưng với tiềm năng tăng trưởng thực sự là rất lớn chúng tôi cho rằng có thể xem xét đầu tư vào
HPG.

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

Bảng cân đối kế toán tóm tắt


Đơn vị: đồng Năm 2010 +/-% 2009 Q1/2011 +/-% Q12010
Triệu
TÀI và
SẢN 7,866,094 45% 9,381,831 74%
Tiền cácNGẮN
khoảnHẠN
tương đương tiền 1,047,177 -29% 1,599,476 101%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 290,231 99% 203,000 -68%
Các khoản phải thu 1,832,703 108% 2,070,682 96%
Hàng tồn kho 4,540,811 99% 5,270,674 -68%
Tài sản ngắn hạn khác 155,172 -55% 237,999 -3%
TÀI SẢN DÀI HẠN 7,037,564 46% 7,489,233 40%
Các khoản phải thu dài hạn 449,009 1034387% 449,229 1034895%

Tài sản cố định 4,603,673 50% 5,046,772 59%


Lợi thế thương mại 963,942 95% 1,040,770 116%
Bất động sản đầu tư 15,189 -22% 14,099 -24%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 708,793 -36% 622,647 -59%
Tài sản dài hạn khác 296,959 92% 315,716 100%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14,903,658 45% 16,871,064 57%
NỢ PHẢI TRẢ 8,165,669 60% 9,582,899 79%
Nợ ngắn hạn 6,136,482 34% 6,908,864 47%
Nợ dài hạn 2,029,187 276% 2,674,034 309%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,398,096 31% 6,876,002 34%
6,398,096 33% 6,876,002 35%
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 -100% 0 -100%
LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 339,893 42% 412,164 68%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14,903,658 45% 16,871,064 57%

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh


Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 +/-% 2009 Q1/2011 +/-% Q12010
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,492,718 76% 4,798,560 88%
Các khoản giảm trừ -225,634 87% -51,053 31%
Doanh thu thuần 14,267,084 76% 4,747,507 89%
Giá vốn hàng bán -11,808,396 92% -3,758,058 83%
Lợi nhuận gộp 2,458,688 24% 989,448 114%
Doanh thu hoạt động tài chính 204,711 55% 114,978 224%
Chi phí tài chính -693,801 147% -317,007 259%
- Trong đó : Chi phí lãi vay -413,090 442% -159,228 162%
Chi phí bán hàng -179,344 44% -44,297 21%
Chi phí quản lý doanh nghiệp -274,509 40% -84,798 65%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,515,746 1% 658,324 104%
Thu nhập khác 256,776 752% 18,497 384%
Chi phí khác -254,361 1537% -21,677 1089%
Lợi nhuận khác 2,415 -83% -3,180 -259%
Lãi lỗ trong công ty liên doanh 45,990 -547% -22,039 -320%
Tổng lợi nhuận kết toán trước thuế 1,564,151 4% 633,106 89%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 208,253 -17% 80,931 59%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -20,418 71% -990 -213%
Lơi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,376,316 8% 553,165 96%
Lơi nhuận sau thuế của công ty mẹ 1,349,314 6% 526,349 89%

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGẮN

KHUYẾN CÁO
Báo cáo này được xây dựng nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Bản thân báo cáo này và/hoặc bất kỳ
nhận định, thông tin nào trong báo cáo cũng không phải là lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài chính, chứng
khoán nào của/liên quan đến công ty được phân tích trong báo cáo. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một
nguồn tham khảo. VCBS không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng
các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán.

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể.
Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VCBS không đảm bảo về
tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật
những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

Báo cáo này và các nhận định, phân tích trong báo cáo thể hiện quan điểm riêng, độc lập của phòng Phân tích. Do đó,
VCBS và/hoặc các bộ phận khác của VCBS có thể có các hoạt động mua/bán chứng khoán thuận chiều hoặc ngược
chiều với những khuyến nghị trong báo cáo này.

Báo cáo này thuộc bản quyền của VCBS. Mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo và/hoặc
xuất bản mà không có sự cho phép bằng văn bản của VCBS đều bị nghiêm cấm.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


Tang 12,17 tòa nhà Vietcombank
198 Tran Quang Khai, Hà N®i

Tel: 84 – 4 – 39 367 516/ 39 360 024


Fax: 84 – 4 – 39 360 262

http://www.vcbs.com.vn – http://info.vcbs.com.vn
PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
Nguyễn Đức Hải
Trưởng phòng: (ndhai@vcbs.com.vn)

Nhóm phân tích đầu tư:

Lê Thị Lệ Dung (ltldung@vcbs.com.vn) Bùi Ngọc Hà (bnha@vcbs.com.vn) Nguyễn Thị Thanh Nga (nttnga_hcm@vcbs.co
Lê Thị Ngọc Anh Trần Minh Hoàng (tmhoang@vcbs.com.vn)
Trần Gia Bảo (tgbao@vcbs.com.vn)
(ltnanh@vcbs.com.vn)

Quách Thuỳ Linh Nguyễn Vĩnh Nghiêm Ngô Mạnh Duy


(qtlinh@vcbs.com.vn) (nvnghiem@vcbs.com.vn) (nmduy@vcbs.com.vn)

Phòng Nghiên cứu và Phân Chuyên viên phân tích: Lê Th… Ngoc Anh Trang |

You might also like