You are on page 1of 11

ÔN TẬP THI THỬ TNTHPT LẦN 1

NĂM HỌC 2022-2023


I. NỘI DUNG
Học sinh cần hiểu kiến thức cơ bản thuộc các đơn vị kiến thức tương ứng sau:
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ( SH 11)
- Cơ chế di truyền và biến dị
- Tính quy luật của hiện tương di truyền
- Di truyền học quần thể
- Di truyền học người
- Ứng dụng di truyền học
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MINH HỌA

Câu 1: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, được điểu chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
B. Vận tốc nhỏ , không được điều chỉnh
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
Câu 2: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở chất nền. B. Ở  màng trong.          
C. Ở tilacôit.  D. Ở màng ngoài.
Câu 3: Chất được tách ra khôi chu trình Canvin đề khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
A. RiDP (ribulôzơ - 1.5 - điphôtphat).   B. APG (axit phốtphoglixêric).
C. AlPG (anđêhit photphoglixêric) D. AM (axit malic).
Câu 4. Trong dinh dưỡng Nitơ ở thực vật nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa có thể xúc
tác giai đoạn chuyển hóa nào sau đây?
A. Chuyển N2 thành NH3 B. Chuyển từ NH4 thành NO3-
C. Từ nitrat thành N2. D. Chuyển chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Câu 5. Các giai đoạn của hô hấp hiếu khí ở thực vật diễn ra theo trật tự nào?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.
B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình crep.
C. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗỉ chuyền electron hô hấp.
D. Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
Câu 6: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hoá nội bào →  tiêu hoá ngoại bào→  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hoá ngoại bào →  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào →  tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hoá nội bào →  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.
D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào →  Tiêu hoá nội bào →  tiêu hoá ngoại bào
Câu 7: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là
A. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động  mạch → tim
B. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim
C. Tim → động mạch → mao mạch →tĩnh mạch → tim
D. Tim → mao mạch →tĩnh mạch → động  mạch → tim
Câu 8: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.
1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với
nhau khi vận chuyển.
5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Có bao nhiêu kết luận không đúng?
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 9. Cơ quan hô hấp nào sau đây chỉ tìm thấy ở động vật hoàn toàn ở nước?
A. Khí quản B. Phổi C. Bề mặt da D. Mang
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
A B

1. Dạ lá sách a- Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

2. Dạ tổ ong b- Tiết Pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ

3. Dạ múi khế c- Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

d- Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật pha cỡ thành tế
4. Dạ cỏ bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.

Hãy ghép cột A với cột B sau cho phù hợp về chức năng các ngăn trong dạ dày của động vật nhai
lại?
A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d B. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d
C. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b D. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a
Câu 11. Sử dụng 3 loại nucleotit A, T, X để tổng hợp nên một phân tử ADN mạch kép, sau
đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Số loại bộ ba mã
hóa các axitamin tối đa của mARN này là bao nhiêu?
A. 7 loại B. 24 loại C. 27 loại D. 8 loại
Câu 12: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời sống cá thể nhờ
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã.
C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. nhân đôi AND, phiên mã và dịch mã.
Câu 13: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polinuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 5’→3’ B. 5’ →  5’. C. 3’ →  5’ .       D.  3’ →  3’ .
Câu 13. Ở sinh vật nhân thực, axit amin lơxin được mã hóa bởi các bộ ba: XUU, XUX, XUG,
XUA. Hiện tượng này thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính liên tục B. Tính phổ biến C. Tính thoái hóa D. Tính đặc hiệu.
Câu 14. Sản phẩm phiên mã nào dưới đây vận chuyển axit amin đến ribôxôm trong quá trình
dịch mã?
A. mARN. B. tARN. C. mARN và tARN D. rARN.
Câu 15. Biến đổi nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 16. Liên kết hiđrô có trong cấu trúc của các phân tử nào sau đây?
A. ADN, tARN, Prôtêin cấu trúc bậc 1.
B. ADN; tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.
C. ADN, tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 1.
D. ADN, tARN; mARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.
Câu 17. Sử dụng 3 loại nucleotit A, T, G để tổng hợp nên một phân tử ADN mạch kép, sau đó sử
dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Số loại bộ ba mã hóa các
axitamin tối đa của mARN này là bao nhiêu?
A. 7 loại B. 24 loại C. 27 loại D. 8 loại
Câu 18: Điều hòa hoạt động của gen chính là
A. Điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra
B. Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra
C. Điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra
D. Điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra
Câu 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây ?
A. Gen → mARN → polipeptit→ protein → tính trạng
B. Gen → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng
C. Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng
D. ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng
Câu 20: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực?
I. Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn với nhau.
II. Các bazơ trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - X và ngược lại.
III. Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng.
IV. Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 21: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G=2/3 . Gen này bị đột biến
mất một cặp nuclêotit (nu) do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường, số lượng từng
loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là
A. A = T = 600 nu; G = X = 899 nu B. A = T = 900 nu; G = X = 599 nu. 
C. A = T = 600 nu; G = X = 900 nu. D. A = T = 599 nu; G = X = 900 nu.
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
1. Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 3’ → 5’
2. Mã di truyền ở đa số các loài là mã gối nhau.
3. Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin.
4. Mã di truyền có tính thoái hóa.
5. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
6. Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba
sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác.
7. Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.
Số phát biểu không đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 23: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần
nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Xét các loại đột biến sau:
 (1) Mất đoạn NST.
(2) Lặp đoạn NST.
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(4) Đảo đoạn NST.
(5) Đột biến thể một.
(6) Đột biến thể ba.
 Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là
A.  (1);(3),(6).  B. (1),(2),(3).    C.  (4), (5), (6).  D. (2), (3). (4).
Câu 25: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình
giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân
li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại
giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số
giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,5% B. 2%. C. 0,25% D. 1%
Câu 26: Cà độc dược có 2n = 24 NST, có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị
mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 5 bị đảo 1 đoạn, có một NST của cặp số 3 bị lặp 1 đoạn.
Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao
tử đột biến chiếm tỉ lệ.
A. 12,5%  B. 75%   C. 87,5% D. 25%
Câu 27: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng ?
(1)    Đột biến gen thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã
(2)   Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3)   Đột biến điểm là dạng đột biến gen có liên quan đến một số cặp nucleotit
(4)   Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
(5)   Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A.  (2),(4),(5) B. (3),(4),(5) C. (1),(2),(3) D. (1,(3),(5)
Câu 28 Phân tử ADN ở vùng nhân của E.coli có tổng số liên kết hidro là 3450 liên kết. Trên mạch
1 có số lượng nuclêôtit loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nuclêôtit loại A trên mạch đó. số
lượng nuclêôtit loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả
lời sai:
A. Mạch 2 có số lượng các loại nucleotit A= 575; T=115 ; G= 345; X= 345
B. phân tử ADN có A=T=G=X=690
C. Số lượng liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN trên là 2758
D.  khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nuclêôtit loại X

Câu 29: Giả sử có 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen  giảm phân bình thường tạo giao tử trong
đó có 100 tế bào xảy ra hoán vị giữa alen B và alen b. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hoán vị gen với tần số 10% B. Giao tử AB chiếm 45%.
C. Tỉ lệ của 4 loại giao tử là 19:19:1:1  D. Có 200 giao tử mang kiểu gen Ab .

Câu 30: Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen  tiến hành giảm phân bình thường.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7:7:3:3.
IV. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1.
A. 1.  B. 3 C. 2 D. 4
Câu 31:
Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1
của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tồng số nuclêôtit của mạch. Có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.
II.Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III Mạch 2 của gen có A/X = 2/3 
IV.Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 32: Hình vẽ sau đây mô tả một tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao hay phát biểu sau đây đúng?
1. Tế bào có thể đang ở kì sau của nguyên phân và kết thúc phân bào tạo ra hai tế bào con có 2n =
6.
2. Tế bào có thể dang ở kì sau của giảm phân I và kết thúc phân bào tạo ra hai tế bào con có 3 NST
kép.
3. Tế bào có thể đang ở kì sau của giảm phân II và kết thúc phân bào tạo nên hai tế bào con có n =
6
4. Cơ thể đó có thể có bộ NST 2n = 6 hoặc 2n = 12
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 32. Trong các kiểu gen sau đây, cơ thể có kiểu gen nào giảm phân hình thành nhiều loại giao
tử nhất?
A. AaBb.  B. AABb.  C. Aabb.  D. aabb.
Câu 33. Một cơ thể có kiểu gen Ab/ab giảm phân bình thường. Loại giao tử Ab được tạo ra với tỉ
lệ 
A. 50%.  B. 9%.  C. 41%.  D. 18%.
Câu 34. Ở người, alen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai bị bạch tạng.
Biết mọi người khác trong gia đình bình thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu
gen của bố mẹ là 
A. Aa AA. B. XAXa XAY. C. Aa Aa.  D. AA AA.
Câu 35. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết
rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: cho đời con có bao nhiêu
loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình? 
A. 2 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình.  B. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
C. 4 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.  D. 1 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình.
Câu 36: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A
qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà
chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình
theo tỉ lệ:
A.1: 2 : 1. B. 1 : 1. C. 3 : 1. D. 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 37.  Ở cà chua, gen quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định quả màu vàng.
Người ta tiến hành lai giữa hai dòng thuần có kiểu hình quả đỏ (bố) với quả vàng (mẹ), thu được
F1. Sau đó cho các cây F1 lai với cây bố gọi là phép lai A và với cây mẹ gọi là phép lai B. Tỉ lệ
kiểu hình mong đợi thu được từ phép lai A và B lần lượt là:
A. 50% quả màu đỏ : 50% quả màu vàng ;   100% quả màu đỏ               
B.100% quả màu đỏ ;   100% quả màu vàng
C.50% quả màu đỏ : 50% quả màu vàng ;   100% quả màu vàng
D.100% quả màu đỏ ;   50% quả màu đỏ : 50% quả màu vàng
Câu 38 .Ở người nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen: IAIA, IAI0; nhóm máu B được quy
định bởi các kiểu gen IBIB, IBI0; nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IAIB; nhóm máu O
được quy định bởi kiểu gen I0I0. Để các con sinh ra có đủ 4 loại nhóm máu thì kiểu gen của một
trong 2 bố mẹ là
A. IAIA.                   B. I0I0.        C. IAIB.                   D. IAI0.             
Câu 39. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu
phép lai giữa các kiểu gen của 2 alen nói trên cho thế hệ lai đồng tính ?
A. 3 phép lai.           B. 4 phép lai.           C. 1 phép lai.           D. 2 phép lai.
Câu 40: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng
không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con
là:
A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy. B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. D. 100% cá chép không vảy.
Câu 41:  Ở một loài thực vật lưỡng bội. alen A1 quy định hoa đỏ. Alen A2 quy định hoa hồng,
A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa trắng. Các alen trội hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3 >
A4 các dự đoán sau đây có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng có thể cho 4 loại kiểu hình.
II. lai cây hoa hồng với cây hoa vàng có thể cho F1 có tỷ lệ: 2 hồng :1 vàng: 1 trắng
III. Lai cây hoa hồng với cây hoa trắng có thể cho F1 không có hoa trắng
IV. Lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng sẽ cho F1 có tỷ lệ hoa vàng nhiều nhất là 25%.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 42: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen:
A.AaBbdd B.AaBbDd C.AABBDd D.aaBBDd
Câu 43: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định
quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác
nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16 ?
A. AaBb x AaBb. B. AaBb x Aabb. C. AaBB x aaBb. D. Aabb x AaBB.
Câu 44: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh;
gen B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li
độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn;
40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp
trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là:
A. 1/4. B. 1/3. C. 1/2. D. 2/3.
Câu 45: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ
hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính
trạng ở F1 là:
A. 3/4. B. 9/16. C. 2/3. D. 1/4.
Câu 46: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có
thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là:
A. 72. B. 256. C. 64. D. 144.
Câu 47: Nếu các gen phân li độc lập, giảm phân tạo giao tử bình thường thì hợp tử AaBbddEe tạo
giao tử abdE chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
A. 6,25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 25%.
Câu 48: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd ; (2) AaBBDd × AaBBDd ;
(3) AABBDd × AAbbDd ; (4)AaBBDd× AaBbDD.
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là:
A.(2) và (3). B.(1) và (4) C.(2) và (4). D.(1) và (3).
Câu 49: Trong trường hợp các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cơ thể có kiểu gen
aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là:
A. 4. B. 2. C. 16. D. 8.
Câu 50: Ở một loài thú, xét 2 gen: gen A quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó alen A là
trội không hoàn toàn so với alen a; Gen B quy định màu mắt gồm 2 alen, trong đó B trội hoàn toàn
so với b; hai gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
(1) Trong quần thể có tối đa 10 kiểu gen.
(2) Trong quần thể có tối đa 6 kiểu hình.
(3) Các cá thể trong quần thể trên có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
(4) Loại kiểu hình trội về tính trạng màu mắt có thể có 7 kiểu gen.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 51: Một loài động vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và
không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe × AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phép lai có 64 kiểu tổ hợp giao tử.
II. Ở F1, loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/64.
III. Ở F1, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 11/32.
IV. Ở F1, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình A-bbD-E-.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 52: Ở 1 loài thực vật, cho biết mồi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn
toàn. Cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây
thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây thân thấp,
hoa trắng chiếm tỉ lệ 16%. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2
giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đứng?
I. Tần số hoán vị gen ở F1 là 20%.
II. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 9%.
III. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất và bằng 66%.
IV. Ở F2, tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ thuần chủng bằng 16%.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 53: Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành

phép lai P:♀ ♂ , thu đươc F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%.
Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40cM.
II. F1 có tối đa 30 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
III. F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 16,5%.
IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 3/59.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 54: Ở một loài động vật, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định
màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội
hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X. Cho con cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với con đực thân đen, cánh cụt, mắt
đỏ (P), thu được F1. Trong tổng số cá thể ở F1, con đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ
2,75%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở F1, cá thể thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 34,5%.
(2) Tần số hoán vị gen là 22%.
(3) Ở F1, cá thể cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 5,5%.
(4) Đời F1 có 16 kiểu gen.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 55. Giới hạn năng suất của “giống" được quy định bởi 
A. điều kiện thời tiết B. kiểu gen. 
C. chế độ dinh dưỡng D. kỹ thuật canh tác. 
Câu 56. Ở người, nhóm máu do 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường quy định. Trong một tế bào
của người bình thường có tối đa bao nhiêu alen về gen này? 
A. 1.  B. 3.  C. 2  D. 6.
Câu 57. Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt
phấn của cây lá đốm thụ phấn cho noãn của cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình
là 
A. 3 cây lá đốm:1 cây lá xanh.  B. 3 cây lá xanh:1 cây lá đốm.
C. 100% cây lá đốm.  D. 100% cây lá xanh.
Câu 58. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của một
cây quả đỏ thụ phấn cho 1 cây quả đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai? 
A. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
B. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
C. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. 
Câu 59. Ớ một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do một gen có 3 alen là A1, A2, A3 quy định,
trong đó A1 quy định quả tròn trội hoàn toàn so với A2 quy định quả bầu dục và trội hoàn .toàn so
với A3 quy định quả dài. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội
giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội có khả năng thụ tinh. Cho cây lưỡng bội quả tròn thuần
chủng lai với cây lưỡng bội quả bầu dục thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội
quả dài thuần chủng được F2. Gây tứ bội hoá F2 bằng hoá chất cônsixin thu được các cây tứ bội
gồm các cây quả tròn và cây quả dài. Cho cây tứ bội quả tròn F 2 lai trở lại với cây F1 thu được F3
có tỉ lệ kiểu hình bao nhiêu?
A. 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 quả dài B. 11 quả tròn : 1 quả bầu dục
C. 9 quả tròn : 4 quả bầu dục : 3 quả dài D. 35 quả tròn : 1 quả bầu dục
Câu 60: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét
một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp 
nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét
A. 108. B. 36. C. 64. D. 144.

Câu 61: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số
tươngđối của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,8; a = 0,2. B. A = 0,2; a = 0,8. C. A = 0,4; a = 0,6. D. A = 0,3; a = 0,7.
Câu 62. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,49AA: 0,3Aa: 0,21aa. Xác định tần số alen A
của quần thể đó? 
A. 0,3.  B. 0,64.  C. 0,36.  D. 0,7.
Câu 63. Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở
trạng thái cân bằng di truyền?
(1) 0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
(4) 0,75AA : 0,25aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 64. Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Tần số
alen A1 là 0,625, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A3 = 0,125.
II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen A.
III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%.
IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 65: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là
0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn
toàn. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F 1, có
bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%.
(3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%.
(4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 66: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị
hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác.
Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.
(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 67: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao
là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp
chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu
hình thân cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.
(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1.
(3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.
(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các
cây thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 68. Giống cừu có thể sản sinh ra prôtêin của người trong sữa được tạo ra bằng kỹ thuật nào? 
A. Công nghệ gen. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến nhân tạo. D. Nhân bản vô tính
Câu 69. Giống dâu tằm tứ bội được tạo ra bằng phương pháp 
A. công nghệ tế bào.  B. gây đột biến.
C. tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp. D. công nghệ gen.
Câu 70: Trong các phương pháp dưới đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra các giống vật nuôi ,
cây trồng mang những đặc tính tốt so với giống cũ?
1. Phương pháp gây đột biến
2. Cấy truyền phôi
3. Công nghệ gen
4. Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân
5. lai tế bào sinh dưỡng
6. Nuôi cấy hạt phấn
7. nuôi cấy invitro tạo mô sẹo
8. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị
A. 7 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 71: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra giống cây tam bội: Loài nào sau đây
phù hợp nhất với phương pháp đó
(1) Ngô
(2) Đậu tương
(3) Củ cải đường
(4) Lúa đại mạch
(5) Dưa hấu
(6) Nho
A. 3,4,6 B. 2,4,6 C. 1,3,5 D. 3,5,6
Câu 72: Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp ?
(1) lai tế bào xôma.
(2) lai khác dòng, khác thứ
(3) lai xa kèm đa bội hóa.
(4) nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thành cây đơn bội
A. (1) và (4) B. (3) và (4).       C. (1) và (3).  D. (2) và (4)
Câu 73: Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả
năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:
(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.
(3) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần.
Thứ tự đúng  là
A. (1) → (2) → (3) B. (2)→(3)→(1).   C. (2) →(1) → (3).  D. (1) →(3) →(2)
Câu 74. Có hai loài cây, loài 1 có kiểu gen là AaBb, loài 2 có kiểu gen là MmNn. Cho các nhận
xét sau, có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1) Chỉ có phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có kiểu gen giống hệt kiểu gen
của mỗi loài ban đầu.
(2) Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra đời con có kiểu gen AaBbMmNn.
(3) Nuôi cấy hạt phấn của loài 1 và loài 2 có thể thu được tối đa là 16 dòng thuần chủng về tất cả
các cặp gen. 
(4) Tất cả các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật liên quan hai loài này đều
cần đến kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào. 
A. 3.  B. 4.  C. 2.  D. 1.
Câu 75: Đánh giá tính chính xác của các nội dung sau
(1) ADN tái tổ hợp phải từ hai nguồn ADN có quan hệ loài gần gũi.
(2) Gen đánh dấu có chức năng phát hiện tế bào đã nhận ADN tái tổ hợp.
(3) Platmit là thể truyền duy nhất được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen.
(4) Các đoạn ADN được nối lại với nhau nhờ xúc tác của cnzim ADN - ligaza
A. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai. 
B. (1) đúng, (2) đúng, (3)sai, (4) sai.
C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
D. (1) sai, (2) đúng, (3)sai, (4) sai.
Câu 76: Trong số các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ tế
bào?
I. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
II. Tạo ra các con đực có kiểu gen giống hệt nhau.
III. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của nguời.
IV. Tạo ra cây lai khác loài.
V. Tạo ra giống dâu tằm tứ bội tứ giống dâu tằm lưỡng bội.
VI. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 77. Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị
hội chứng 
A. Tớcnơ.  B. Đao.  C. Siêu nữ.  D. Claiphento.
Câu 78: Ở người có bộ NST XXX mắc hội chứng gì
A. Đao B. Turner C. Siêu nữ D. Claifento
Câu 79: Bệnh (hội chứng) nào sau đây ở người không phải do đột biển NST gây nên?
A. Hội chứng Claiphento  B. Ung thư máu
C. Hội chứng Patau  D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
Câu 80: Các phương pháp bảo vệ vốn gen loài người:
(1) Tư vấn di truyền. (2) Chọc dò dịch ối. (3) Sinh thiết tua nhau thai. (4) Liệu pháp gen.
Có bao nhiêu phương pháp có thể phát hiện bệnh, tật di truyền ở người?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 81: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên NST thường có 2 alen, alen A quy định tóc
quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b
nằm trên vùng không tương đương của NST giới tính X quy định, alen B trội quy định mắt nhìn
màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ:

 
Biết rằng không phát sinh những đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lý thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1)  Xác định được tối đa kiểu gen về cả hai tính trạng của 6 người trong phả hệ.
(2) Cặp vợ chồng III-10 – III-11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang
alen lặn về hai gen trên là 1 .3
(3) Tất cả nữ giới trong phả hệ đều chắc chắn mang gen gây bệnh mù màu.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng I-1 – I-2 trong phả hệ này sinh con mắc bệnh mù màu là 25%.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 82: Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể
thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được
phả hệ sau:

Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm
máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và 
kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn;
người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người
trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32.
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

You might also like