You are on page 1of 4

HỌC PHẦN: THỰC HÀNH ĐIỆN KEO

Đậu Thị Như Quỳnh 46.01.201.102

Trần Đức Thành 45.01.201.047

NHÓM 3 Nguyễn Quốc Thắng 46.01.201.107

Nguyễn Thị Kim Tiến 46.01.201.129

Diệp Thế Toàn 46.01.201.131

Nguyễn Thị Yến Vy 46.01.201.142


Ngày thí nghiệm: Lớp học phần: CHEM141803
13/10/2022
Bài 3: XÁC ĐỊNH SỨC CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐO ÁP SUẤT BỌT

I. Mục đích thí nghiệm:


- Xác định đường kính ống mao dẫn bằng nước cất.
- Xác định sức căng bề mặt của các chất lỏng nguyên chất như ethanol, ethylene glycol
tại nhiệt độ phòng.
II. Hóa chất, dụng cụ
-2 cốc 150ml
-Giấy lọc
-Ethanol, ethylene glicol, nước cất
III. Cách tiến hành
1. Xác định bán kính ống mao dẫn (r)
-Bình trên giá đỡ thí nghiệm chứa khoảng 1/3 thể tích nước, bình dưới chứa khoảng 2/3
thể tích nước. Nước trong áp kế chữ U điều chỉnh để nằm ở vạch số 0.
-Dán 1 pipet pasteur vào ống mao dẫn bằng băng dính. Dán vào sao cho đầu mút của
pipet paster cách đầu dưới của ống mao dẫn khoảng 20 mm.
-Đổ nước cất vào cốc 150 ml đến khoảng ½ thể tích. Đặt cốc nước trên giá đỡ thí nghiệm
rồi dùng núm vặn nâng đỡ lên cao cho tới khi đầu của pipet pasteur gắn với ống mao dẫn
vừa chạm tới mặt nước.
-Đóng khóa 1 chiều, nâng bình thủy tinh có vòi lên bằng cách điều chỉnh giá thí nghiệm.
Nâng thật từ từ, đồng thời quan sát mức nước trong ống mao dẫn. Khi bọt khí trong ống
mao dẫn bắt đầu thoát ra ngoài chất lỏng thì dừng lại và ghi lại độ chênh lệch giữa 2 cột
nước trên áp kế chữ U.
-Xác định bán kính ống mao dẫn r bằng công thức:

r= P max−hρg

2. Xác định sức căng bề mặt của ethanol, ethylene glycol:

- Cách tiến hành tương tự như tiến hành với nước. Từ bán kính r xác định được ở trên
r
và công thức σ = (Pmax - hρg ¿ ta sẽ xác định sức căng bề mặt σ .
2
- Ở 25℃ :
ρ nước = 0,9970.10 kg/m
3 3

ρ ethanol = 0,783.10 kg/m


3 3

ρ ethylene glicol = 1,1088.10 kg/m


3 3

IV. Kết quả thí nghiệm

- hz = 2cm = 2.10-2 m
- Bảng đo độ chênh lệch giữa 2 cột nước trên áp kế chữ U (cm):

Nước cất Ethylene glycol Ethanol


Lần 1 3,9 3,5 2,3
Lần 2 3,9 3,7 2,2

Lần 3 3,9 3,4 2,2


Trung bình 3,9 3,53 2,23
1. Xác định bán kính ống mao dẫn (r) :

σ = 71,99.10-3 N.m-1, h = 2.10-2m, ρ nước = 0,9970.103 kg/m3, g=9,807 m/s2


P max(H2O) = 3,9 .10.9,798 N.m-2 = 382,122 N.m-2

2σ 2.71,99 . 10−3
Suy ra: r= P max−hρg = −2 3
382,122−2. 10 .0,9970 . 10 .9,807
= 7.72.10-4m

2. Tính sức căng bề mặt của ethanol và ethylene glycol:


Số liệu tra từ sổ tay hóa lý:
σ ethanol = 0,02197 N/m
σ ethylene glycol = 0,04799 N/m
ρ ethylene glicol = 1,1088.103 kg/m3
Pmax(ethylene glycol) = 3,53.10.9.798 = 345,87m-1
*Sức căng bề mặt của ethanol:
ρ ethanol = 0,783.103 kg/m3

Pmax(ethanol) = 2,23.10.9,798 = 218,5 m-1


r 7,72.10−4
σ = (Pmax - hρg ¿ = (218,5 - 2.10-2.0,783.103.9,807) = 0,025 N/m
2 2

|σ tt −σ ¿| |0,0 25−0,0 2197|


Sai số: q = .100% = 0,0 2197
.100% = 14%
σ¿

*Sức căng bề mặt của ethylene glycol:


r 7,72.10−4
σ = (Pmax - hρg ¿ = (345,87 - 2.10-2.1,1088.103.9,807) = 0,049 N/m
2 2

|σ tt −σ ¿| |0,049−0,04799|
Sai số: q = .100% = .100% = 2,1%
σ¿ 0,04799

V. Trả lời câu hỏi

1. Sức căng bề mặt là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt?

- Sức căng bề mặt là công cần thiết để làm tăng bề mặt lên 1 đơn vị diện tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt:
+Áp suất hơi bão hòa của phân tử chất lỏng: áp suất bão hòa tăng, sức căng bề mặt giảm.
+ Nhiệt độ: khi tăng nhiệt độ, áp suất bão hòa hơi tăng làm tăng chuyển động giữa các
phân tử, làm giảm tương tác giữa các phân tử trên bề mặt, sức căng bề mặt giảm.
+ Bản chất lực tương tác liên phân tử trong chất lỏng.
+ Áp suất thủy tĩnh của chất lỏng.
2. Nêu nguyên tắc của phương pháp áp suất bọt?

- Nguyên tắc: dựa vào áp suất cần phải tăng để đẩy bọt khí ra khỏi ống mao dẫn, dựa vào
bán kính ống mao dẫn và độ sâu nhúng chìm của ống mao dẫn.

- Để đẩy bọt khí ra ta cần thắng hai áp suất:


+ Áp suất gây ra bởi cột chất lỏng có chiều cao h=2cm
+ Áp suất bọt (gây ra do lực căng bề mặt)

Tổng 2 áp suất này được đo bằng áp kế.


1. Hiện tượng mao dẫn là gì? Nêu ví dụ về hiện tượng mao dẫn trong thực tế.
- Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng tự dâng lên hoặc hạ xuống
bên trong vùng không gian hẹp. Hiện tượng có thể quan sát được trong các ống có tiết
diện nhỏ, các khe rất hẹp giữa 2 tấm kính, nhựa,... Nguyên nhân do trong chất lỏng có lực
giữ lại dung dịch trên bề mặt các chất và sức căng bề mặt. Khi lực lớn hơn sức căng bề
mặt thì dung dịch được kéo lên trên mặt chất lỏng một khoảng.
- Ví dụ:

+ Sự hút nước và các chất dinh dưỡng ở cây. Các mạch nhựa nhỏ trong thân cây đóng vai
trò như các ống mao dẫn, dẫn chất dinh dưỡng nước đi nuôi cây.

+ Làm bút máy: dựa vào một loạt các rãnh mao dẫn trên thân ngòi bút và khe hở nhỏ ở
đầu ngòi bút để vận chuyển mực từ trong ruột bút đến đầu ngòi bút. Khi viết, đầu ngòi
bút vừa chạm vào tờ giấy mực liền đi xuống in trên mặt giấy.

You might also like