You are on page 1of 3

MẶT BẰNG KINH DOANH

1. Các loại thuế mà Người cho thuê phải nộp bao gồm: thuế
GTGT, thuế TNCN và thuế Môn bài.
2. Biểu thuế
Biểu thuế phải nộp với Người cho thuê bao gồm:
Thuế GTGT = Doanh thu (Tiền cho thuê) x 5%
Thuế TNCN = Doanh thu (Tiền cho thuê) x 5%
Thuế Môn bài:
Trên 500,000,000VND/ năm: đóng 1,000,000VND
Từ 300,000,000 – 500,000,000VND/ năm: đóng 500,000 VND
Từ 100,000,000 – 300,000,000VND/ năm: đóng 300,000 VND
Như vậy, tổng thuế phải nộp được tính theo công thức:
Tiền thuế, phí phải nộp = (Doanh thu x 10%) + thuế Môn bài
3. “Giấy Phép Tạm Thời Sử Dụng Mặt Bằng”
4. “Giấy Phép Xây Dựng”
Khi đi thuê mặt bằng, rất có thể bạn đang ở một trong những
trường hợp bên dưới:
Trường hợp 1
Bạn thuê được căn nhà phù hợp với mô hình ban đầu và hầu như không
cần thay đổi nhiều, chỉ cần đặt để bàn ghế, trang thiết bị và trang trí mà
không thay đổi khả năng chịu lực, kiến trúc và diện tích xây dựng,
không thay đổi kiến trúc bề mặt đường thì đó là điều tuyệt vời. Hãy
nhanh chóng bắt tay vào việc chuẩn bị chạy thử rồi khai trương.
Trường hợp 2
Sửa nhà, nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình.
Bạn cần xin Giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở hoặc công trình. Việc thay
đổi kết cấu công trình khá phức tạp, bạn cần phải có báo cáo thẩm định
kết cấu móng của đơn vị chuyên nghiệp thì mới đủ hồ sơ làm giấy phép.
Trường hợp 3
Xây mới – theo mô hình nhà ở. Có khả năng không cần chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, chỉ cần xin Giấy phép xây dựng.
Trường hợp 4
Xây mới – theo mô hình kinh doanh F&B. Cần chuyển đổi mục đích sử
dụng đất trước khi xin Giấy phép xây dựng.
3.1. Với nhà ở riêng lẻ trong đô thị
Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m2 trở lên hoặc quy
mô từ 3 tầng trở lên thì phải do tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ điều
kiện năng lực theo quy định thiết kế và phải chịu trách nhiệm về chất
lượng thiết kế.
3.2. Đối với công trình Cửa hàng, Nhà hàng ăn uống và công
trình thương mại dịch vụ khác
Nếu thuộc về 2 điều kiện liệt kê bên dưới thì sẽ do Sở Xây Dựng cấp
phép, còn lại là do UBND Quận, Huyện.
Hai trường hợp thuộc Sở cấp phép:
 Tổng diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên
 Hoặc công trình nằm trên các tuyến đường trọng yếu
4. Khi người cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng
Giải pháp phòng ngừa cho từng trường hợp:
Trường hợp 1
Về lý do chính đáng, Người thuê nhà có nghĩa vụ chứng minh được
mình gặp khó khăn về kinh tế hoặc lý do khách quan khác không phải do
lỗi của chính người này và có cam kết hoàn trả đầy đủ tiền thuê nhà thì
khi đó mới có cơ sở để có thể tiếp tục thuê nhà.
Trường hợp 2, 4
Người đi thuê nên để mục đích thuê là ‘Kinh doanh” hoặc “Thương mại
dịch vụ”, tránh trường hợp ghi “Kinh doanh quán cà phê” nhưng sau này
đổi công năng thành “Quán phở” là vi phạm Hợp đồng. Mục đích thuê
để “Kinh doanh” hoặc “Thương mại dịch vụ” bao hàm cả việc Người đi
thuê được phép cho thuê một phần hoặc toàn phần trong thời hạn hợp
đồng trừ khi có điều khoản khác không cho phép Người đi thuê được
làm việc này.
Trường hợp 3
Cần ghi rõ trên hợp đồng Người đi thuê được phép sửa chữa và xây
dựng như thế nào so với hiện trạng ban đầu. Đặc biệt với ngành F&B, để
đảm bảo tiêu chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn cần sửa chữa
nhiều so với công năng nhà ở.
Trường hợp 5
Rất dễ mắc phải khi kinh doanh F&B, đặc biệt là kinh doanh quán nhậu
hay vũ trường, cà phê mở nhạc lớn… Ngoài việc có phương án thực
hành tốt về vệ sinh, môi trường và âm thanh, bạn cần xây dựng mối quan
hệ thật tốt với cộng đồng xung quanh. Rất nhiều chủ đầu tư liên tục bị
lập biên bản về các vấn đề này là nguyên nhân không thể tiếp tục kinh
doanh.

You might also like