You are on page 1of 6

5 ví dụ về hợp tác/cộng tác (win-win)

- Ví dụ 1: Một trường học muốn thuê một giáo viên dạy tiếng Anh có kinh nghiệm và
chất lượng cao, nhưng không có đủ ngân sách để trả lương cao.
Một giáo viên tiếng Anh có kinh nghiệm và năng lực giảng dạy đang muốn tìm một
công việc ổn định và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Hai bên có thể hợp tác/cộng tác bằng cách trường học đồng ý trả lương thấp hơn một
chút so với tiêu chuẩn cho giáo viên, đồng thời cung cấp cho giáo viên các khóa đào
tạo nâng cao trình độ và các cơ hội thăng tiến thành trưởng bộ môn trong trường học.
Giáo viên đồng ý làm việc cho trường học với cam kết dạy và gắn bó với trường học
lâu dài.

- Ví dụ 2: Bệnh viện muốn mua một thiết bị y tế mới và hiện đại để nâng cao chất
lượng dịch vụ cho bệnh nhân, nhưng thiết bị có giá rất cao bệnh viện không có đủ chi
phí.
Một công ty sản xuất thiết bị y tế khác muốn bán thiết bị của mình cho nhiều bệnh
viện để tăng doanh thu và thị phần, nhưng công ty chưa có tên tuổi và chưa được biết
đến rộng rãi nên có ít khách hàng.
Hai bên có thể hợp tác/cộng tác bằng cách công ty đồng ý giảm giá cho bệnh viện,
đồng thời hỗ trợ bệnh viện trong việc lắp đặt, vận hành và bảo trì thiết bị. Bệnh viện
sẽ mua thiết bị của công ty, đồng thời quảng cáo cho công ty về chất lượng và hiệu
quả của thiết bị

- Ví dụ 3: Khách sạn muốn thu hút nhiều khách du lịch nhưng khách sạn không có
nhiều tiền để quảng cáo và marketing. Một công ty du lịch muốn tìm nhiều khách sạn
chất lượng cao để cung cấp cho khách hàng của mình. Hai bên có thể hợp tác/cộng
tác bằng cách khách sạn đồng ý cung cấp cho công ty du lịch những vocher ưu đãi, và
khách hàng của công ty du lịch sẽ được ưu tiên các phòng vip, đồng thời cho phép
công ty du lịch sử dụng logo và tên tuổi của khách sạn trong các chương trình du lịch
của mình. Công ty du lịch đồng ý giới thiệu cho khách hàng của mình về khách sạn,
đồng thời tổ chức các tour du lịch kết hợp với khách sạn.

- Ví dụ 4: Trong chương trình shark tank, shark phú có dây chuyền sản suất phần
cứng và linh kiện điện tử để bán chúng ở các siêu thị, nhưng không cạnh tranh được
với các doanh nghiệp nước ngoài, có 1 start up chuyên về sản suất linh kiện điện
thoại lên gọi vốn, sau khi thỏa thuận shark phú chấp nhận bỏ ra số tiền bằng với số
vốn start up cần và cổ phần nhỉnh hơn 5% so với start up yêu cầu, và bên start up phải
sử dụng công nghệ của mình để kết hợp sản suất ra sp có thể cạnh tranh được, bên
start up thì gọi được vốn và có thể sử dụng nhà máy đã có sẵn của shark để ngay lập
tức sản suất sản phẩm của mình mà không cần mất thời gian để set up lại mọi thứ.

- Ví dụ 5: Nông dân ở Bình Phước muốn bán nhiều sản phẩm nông nghiệp của mình
cho thị trường, nhưng nông dân không có nhiều kênh tiếp cận và phân phối. Một lái
buôn ở thị trường đó muốn tìm nhiều nguồn cung cấp sản phẩm nông nghiệp tươi
ngon và an toàn để có thể suất khẩu, nhưng cửa hàng không nắm nhiều và tương tác
tốt với các nông dân. Trưởng hợp tác xã ở đó đã liên hệ và đồng đồng ý thay đổi cách
làm và sẽ bán nông sản sạch với giá hợp lý cho lái buôn, đồng thời cam kết duy trì
chất lượng và an toàn của sản phẩm. Đổi lại lái buôn đồng ý mua sản phẩm của nông
dân trong thời gian nhất định với giá ổn định

Ví dụ về kiểu thỏa hiệp

- Ví dụ 1: Đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Vấn đề của hai bên là
việc cân bằng thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, và
thúc đẩy hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề này không thể giải quyết được một cách
dễ dàng vì có sự khác biệt về quan điểm, lợi ích và pháp luật của hai nước. Do đó, hai
bên đã phải đưa ra các giải pháp thỏa hiệp như
- Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, giảm
thuế quan và các rào cản phi thuế quan, cải thiện môi trường kinh doanh và bảo vệ sở
hữu trí tuệ.
- Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao
năng lực sản xuất và cạnh tranh, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khoa
học và công nghệ.
-> cách tiếp cận Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được
- Ví dụ 2: Một công ty đang tuyển dụng nhân viên cho một vị trí quản lý và A là ứng
viên phù hợp với yêu cầu công việc. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể trả mức lương 12tr
và không linh hoạt trong việc đàm phán về mức lương. A nhận thấy công việc này là
cơ hội tốt và duy nhất cho sự phát triển sự nghiệp của mình, vì vậy A chấp nhận mức
lương đề ra và đạt được thỏa thuận với công ty.
- Cách tiếp cận Chỉ có một lựa chọn duy nhất chú không có giải phápnào khác
- Ví dụ 3: Chị A bị chủ trọ đuổi ra khỏi nhà do gây ồn ào, chị A đi cần tim gấp 1 căn
trọ để ở với yêu cầu và hẻm có hẻm thông để tiện di chuyển thì có gặp được anh B là
môi giới. Anh B tìm cho chị A một căn nhà trong rất vừa ý chị A nhưng lại là hẻm
cụt. Sau nhiều lần thương lương và bị hạn chế thời gian vì không có nhà ở thì chị A
đã đồng ý thuê nhà.
- Cách tiếp cận khi cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian

- Ví dụ 4: Công ty sản xuất đồ điện tử đang gặp khó khăn tài chính do kinh doanh
không thuận lợi. Công ty tiến hành đàm phán với ngân hàng và các đối tác
Trong quá trình đàm phán, công ty và các bên xem xét nhiều phương án như tăng
chiến dịch tiếp thị, cắt giảm chi phí, thay đổi điều khoản hợp đồng với nhà cung cấp
và tìm nguồn tài trợ khác để bổ sung để hoàn thành đơn hàng và trả lãi cho ngân hàng
Cuối cùng công ty đã có được thỏa thuận tạm thời trả lãi và giãn thời gian giao hàng
lại 10 ngày để giúp công ty vượt qua khó khăn trong khi công ty thực hiện các biện
pháp tiết kiệm chi phí và tăng cường sản suất
Tuy nhiên, công ty cần tiếp tục tìm kiếm giải pháp bền vững và lâu dài để cải thiện
tài chính và đảm bảo khả năng sản suất của mình.
- Cách tiếp cận cần đạt được cách giải quyết tạm thời đối với nhữngvấn đề phức
tạp

- Ví dụ 5: Công ty xây dựng muốn giảm thiểu chi phí mua vật liệu để tăng lợi nhuận
từ dự án. Trong khi đó, nhà thầu vật liệu muốn tối đa hóa doanh thu và tiếp cận sau
vào thị trường xây dựng.
Sau nhiều cuộc đàm phán, các bên thỏa thuận công ty xây dựng mua số lượng lớn vật
liệu từ nhà thầu với giá ưu đãi để giảm chi phí và đảm bảo nguồn cung ổn định.
Còn nhà cung cấp vật liệu cam kết cung cấp đúng chất lượng và đảm bảo thời gian
giao hàng đúng thời gian đáp ứng yêu cầu của công trình xây dựng. Cả hai bên đạt
được mục tiêu của mình: công ty xây dựng tiết kiệm chi phí và nhà thầu vật liệu tăng
doanh thu và tiếp cận thị trường mới.
- Cách tiếp cận các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt đượcnhững
mục đích duy nhất

ĐÀm phán Hoàn Giải, Dàn xếp:


- Ví dụ 1: Bên A cung cấp phân hóa học cho nông dân trồng cây lâu năm, sau
thời gian chăm bón thấy cây không phát triển mà có dấu hiệu xuống sức và héo
từ từ. sau khi điều tra các hộ dân thấy phân hóa học mua bên A đã hết hạn.
Bên A đã đàm phán với nông dân cung cấp lại loại phân mới tốt hơn đảm bảo
quy đinh vả giảm giá 50% để nông dân mang về bán lại và những lần mua sau
sẽ được miễn phí vận chuyển đến tận nhà và các công dân sẽ giữ mối quan hệ
tiếp tục sử dụng phân của bên A

 Tiếp cận khi nhận thấymình sai

- Ví dụ 2: A và B đang tranh cãi về việc chia căn nhà thừa kế. A muốn bán nhà
và chia tiền, trong khi B muốn giữ lại. A thu thập các thông tin liên quan đến
thị trường bất động sản và các lợi ích của việc bán căn nhà. A đã sử dụng dữ
liệu và chứng cứ để thuyết phục B rằng việc bán nhà mang lại lợi ích chung rất
lớn cho cả hai. Cuối cùng, A thành công trong việc thuyết phục B và cả hai
đồng ý bán căn nhà và chia tiền.
 Tiếp cận mong muốn được xem là người biết điều

- Ví dụ 3: Anh A muốn bán căn nhà, Anh C là người quen của chủ nhà đồng thời
cũng là môi giới. Anh C đăng tin và được anh B cũng là môi giới đề suất được
dẫn khách đến xem nhà. Anh A và B thỏa thuận sẽ chưa hoa hồng môi giới là
50/50. Nhưng anh B biết được anh C là người quen với chủ nhà nên khi dẫn
khách đến có thể bị luồn cò nên đã đàm phán với anh C viết cam kết chia hoa
hồng khi bán được căn nhà do khách của B dẫn đến.
 Tiếp cận khi muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu

- Ví dụ 4: Anh A là Khách mua nhà và anh B là môi giới. Trước khi 2 bên gặp
nhau để xem nhà anh A có đặt vấn đề gặp các môi giới khác quảng cáo căn đẹp
mà dẫn đến xem căn xấu. Hai bên đã quyết định hẹn gặp nhau để thảo luận và
thiết lập các cam kết cụ thể. Trong buổi gặp, A và B đã trao đổi về các yếu tố
quan trọng trong giao dịch bất động sản.
B đề xuất rằng sẽ cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về tình trạng pháp lý
và tài chính của căn nhà. Anh sẽ đảm bảo bằng văn bản rằng mọi vấn đề liên
quan đến quyền sở hữu và pháp lý căn nhà sẽ được công bố trung thực. Mong
muốn anh A trong thời gian này sẽ sử dụng dịch vụ môi giới của mình và tạm
ngưng các bên khác. Anh B đã đạt được thỏa thuận và tăng tín nhiệm của mình
với anh A
 Kiểu tiếp cận Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đềsau này.

- Ví dụ 5: Bên A cung cấp nguồn nhà và bên B là chuyên môi giới dẫn khách.
Một hôm, Sau khi bán thành công 1 căn nhà thì chủ nhà có thưởng thêm cho A
100tr sau khi thanh toán hoa hồng vì đã bán được nhanh, lúc đó có sự chứng
kiến của B. Sau đó A đã nói chuyện với B và đề suất cho B 50tr, và thỏa thuận
nếu B tiếp tục dẫn khách đến chốt nhanh và được thưởng tiền sẽ được chia đôi.
Cuối cùng, cả hai nhìn thấy tiềm năng của nhau, và tin rằng việc đạt được hòa
thuận này sẽ tạo ra một quan hệ hợp tác bền vững và lợi ích lớn cho cả hai bên.

Kiểu kiểm soát điều khiển.


- Ví dụ 1: A là khách mua nhà. Chủ nhà nợ ngân hàng cần bán nhà để trả nợ.
Chủ nhà đã nhanh chóng đề suất giảm giá thêm 10% và đặt thời hạn 4 tiếng để
A ra quyết định vì biết nêu bán chậm sẽ phải trả lãi nhiều hơn 10% giá căn nhà
và có thể bị siếu nhà. Thỏa thuận sau đó đã thành công và chủ nhà đã nhanh
chóng đưa ra điều kiện để đạt được mục đích
 Hành động nhanh chóng, dứt khoát là vấn đềsống còn

- Ví dụ 2: nhân viên A muốn đàm phán để tăng lương. Thay vì chỉ đơn giản đưa
ra yêu cầu tăng lương thông thường, A đã chuẩn bị một báo cáo tỷ lệ tiền
lương trong ngành, giữa công ty và thị trường lao động. Anh ta trình bày các
dữ liệu và điều tra thị trường để chứng minh rằng mức lương hiện tại không
cân xứng với vai trò của mình.
 Một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải hành động bất thường

- Ví dụ 3: A đi mua nhà và có kiến thức sâu rộng về định giá và thị trường nhà
phố ở TPHCM. Khi chủ nhà đưa ra mức giá cao A biết được những phân tích
của mình chính xác nên đã đưa ra các bằng chứng, phân tích và thể hiện tính
chính xác và tự tin của mình yêu cầu một mức giá phù hợp hơn nếu không chủ
nhà cũng khó bán cho người khác. Sau khi nghe phân tích chur nhà đã đồng ý
giảm giá đúng với giá trị thực của căn nhà
 Tiếp cận khi biết mình đúng

- Ví dụ 4: A đi mua nhà và thấy căn nhà này rất vừa ý mình và có thiện chí mua
và có thái độ hợp tác tốt. Chủ nhà đã lợi dụng điều này để thêm các điều khoản
như cọc nhiều tiền, thời gian thanh toán ngắn để mang lại lợi ích cho mình
 Phía bên kia lợi dụng cơ hội của thái độ hợp tác
- Ví dụ 5: A đi mua nhà có chú làm chủ tích tỉnh, dựa vào điều này A dã đến đề
nghị mua căn nhà của ông B với giá thấp vì phía trước có hàng rào che mặt
tiền. hàng rào đó đang được B xin phép chính quyền để phá bỏ, nhưng A đã
dọa là có chú làm chủ tịch tỉnh nên nếu B không bán cho mình sẽ không thể
phá rào đó được
 Sử dụng mọi thứ để có thỏa thuận tốt kể cả gây sưng đột

Kiểu tránh né

- Ví dụ 1: A bán xe máy của mình nhưng có màu không được ưu chuộng. Người
mua nhận ra rằng màu sơn của xe không phải là một yếu tố quan trọng đối với
họ. Thay vì mất thời gian đàm phán về màu sơn, Người mua tạm thời bỏ qua
vấn đề này và tập trung vào các yếu tố quan trọng khác như giá cả và tình trạng
kỹ thuật của xe.
 Những vấn đề không quan trọng
- Ví dụ 2: người đại diện của hai công ty đang thương lượng một hợp đồng đối
tác lớn. Trong quá trình đàm phán, họ nhận ra rằng một số vấn đề khác cần
được giải quyết ngay lập tức để tiến tới mục tiêu ký hợp đồng. Thay vì tiếp tục
đàm phán về các điều khoản nhỏ nhặt, họ đồng ý tạm thời tạm ngừng cuộc đàm
phán và tập trung vào những vấn đề cấp bách để đảm bảo tiến độ và hiệu quả
của dự án.
 Có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác

- Ví dụ 3: Nam và người yêu đang tranh cãi về nên đi xem phim ma hay phim
hành động. Nam nhận ra rằng việc tranh luận quá mạnh mẽ và không cởi mở
có thể làm xấu đi mối quan hệ. Thay vì tiếp tục đối đầu, Nam chọn cách tạo ra
một không để hòa giải, lắng nghe quan điểm của Người yêu và thỏa thuận dẫn
ny đi ăn trước
 Có khả năng làm xấu đi cuộc đàm phán hơn là đạt được lợi ích

- A và B cùng nhau sửa nhà. Họ tranh luận rất nhiều về các ý tưởng. A nhận ra B
có khả năng sửa nhà rất tốt nên đã để B đảm nhận mà không tranh cải với B
nữa.
- Cty A và B muốn phát triển dự án nhận thấy rằng cần thời gian để thu thập
thông tin về vị trí, quy hoạch và tiềm năng phát triển của mảnh đất. Thay vì vội
vàng đàm phán, họ đồng ý tạm dừng để mỗi bên có đủ thời gian nghiên cứu và
thu thập thông tin cần thiết để đưa ra quyết định thông minh hơn.

You might also like