You are on page 1of 152

DAO PHẪU THUẬT TRONG

NHÃN KHOA
BSNT. Huỳnh Bá Đông Nhật
Bộ môn Mắt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC

Sơ lược lịch sử dao phẫu thuật

Các yếu tố cơ sinh học cắt

Một số loại dao thường gặp trong nhãn khoa


SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
DAO PHẪU THUẬT
LỊCH SỬ DAO PHẪU THUẬT
• Dao phẫu thuật (tiếng anh: scalpel) là dụng cụ
phẫu thuật đầu tiên xuất hiện.
• Dao đầu tiên sử dụng cho mục đích y khoa xuất
hiện 8000BC – 10000BC, dùng để cắt bao quy
đầu.
• Dao phẫu thuật được sử dụng trong nhiều nền
y học cổ đại
• Làm bằng đá phiến, đá núi lửa, đồng hoặc sắt
Dao làm bằng đá, dùng để cắt bao
quy đầu, được tìm thấy tại Bắc Âu
Bộ dao phẫu thuật của các phẫu thuật viên Hy Lạp cổ đại
Dao và phẫu thuật bụng thời La Mã cổ đại
Dao và phẫu thuật cắt bao quy đầu thời Ai Cập cổ đại
Hoa Đà dùng dao trong phẫu thuật bụng
PHẪU THUẬT NHÃN KHOA CỔ ĐẠI
• Các nhà phẫu thuật cổ đại từ lâu đã mô tả rất nhiều bệnh
lý của mắt và phương pháp điều trị
• Bằng cách dùng dụng cụ để đi vào mắt và đẩy thuỷ tinh rớt
vào buồng dich kính, lệch ra ngoài trục thị giác
• Các dụng cụ này có thể coi là tiền thân của các loại dao
trong nhãn khoa

Bộ dụng cụ phẫu thuật mắt thời La Mã cổ đại


Người Ai cập cổ đại dùng que gỗ để đẩy thuỷ tinh thể đục vào buồng dịch kính
Một số dụng cụ phẫu thuật Ai Cập cổ đại. Dao rạch giác mạc có cấu tạo gần giống với dao hiện đại
SỰ RA ĐỜI CỦA DAO PHẪU
THUẬT HIÊN ĐẠI
• Ngoại khoa hiện đại chịu ảnh hưởng lớn từ Abu Qasim
Khalaf Ibn Abbas Al Zahrawi (936–1013 AD) (được một
số tác giả coi là ông tổ ngành ngoại khoa).
• Qua cuốn Kitab at-Tasrif (tạm dịch: Phương pháp Y
khoa), tổng hợp kiến thức y khoa từ cổ đại đến đương
thời
• Mô tả hơn 200 dụng cụ và chức năng của chúng trong
phẫu thuật. Trong đó hơn 50 dụng cụ là các loại dao
chuyên dụng cho nhiều loại phẫu thuật khác nhau
DAO PHẪU THUẬT
TRƯỚC THẾ KỈ 20
• Amboise Pare, cha đẻ của ngành ngoại
khoa hiện đại, và Andreas Vesalius, cha
đẻ ngành giải phẫu học, tiếp tục cải tiến
các dụng cụ ngoại khoa, mở ra thời kỳ
mới trong can thiệp ngoại khoa.
• Dao được sản xuất bằng gang, mạ
nickel hoặc chrome, cán dao được thiết
kế với nhiều hoạ tiết trang trí phức tạp,
thể hiện tính cách của phẫu thuật viên
DAO PHẪU THUẬT TRƯỚC THẾ KỈ 20

Ambroise Pare thực hiện phẫu thuật đoạn chi


DAO PHẪU THUẬT TRƯỚC THẾ KỈ 20

Bộ dụng cụ phẫu thuật của phẫu thuật viên thế kỉ 19


DAO PHẪU THUẬT TRƯỚC THẾ KỈ 20

Các dụng cụ phẫu thuật thuỷ tinh thể Châu Âu thế kỉ XV


DAO PHẪU THUẬT TRƯỚC THẾ KỈ 20

Điều trị đục thuỷ tinh thể tại Ấn Độ đầu thế kỉ XX


Daviel thực hiện phẫu thuật ngoài bao đầu tiên
Dao phẫu thuật thuỷ tinh thể
Dao Von Graefe thế kỉ XVIII
SỰ RA ĐỜI CỦA DAO PHẪU
THUẬT HIÊN ĐẠI
• Dao phẫu thuật sử dụng hiện nay được phát minh bởi
Morgan Parker, gồm 2 phần lưỡi dao tháo rời và cán dao
• Cùng với Bard, Parker thiết kế nên các lưỡi dao dùng
trong phẫu thuật hiện đại.
• Các lưỡi dao phẫu thuật hiện đại được làm từ hợp kim
thép không rỉ 316L and 440C
• Các lưỡi dao hiện đại được phủ zirconium, kim cương
hoặc polymer giúp tăng độ sắc.
• Nhiều loại vật liệu mới được sử dụng thay thế thép.
SỰ RA ĐỜI CỦA DAO PHẪU THUẬT HIÊN ĐẠI

Các loại lưỡi dao phẫu thuật hiện đại


Dao phẫu thuật nhãn khoa dùng một lần
SƠ LƯỢC VỀ CƠ SINH
HỌC CẮT
CƠ SINH HỌC

Các kĩ thuật phân tách mô


• Các yếu tố cơ sinh học ảnh hưởng đến thiết kế lưỡi dao phẫu
thuật
• Hình dạng lưỡi dao
CƠ SINH HỌC • Cấu trúc mô
• Cấu trúc đường cắt
• Kĩ thuật của phẫu thuật viên
HÌNH DẠNG LƯỠI DAO
Đặc điểm của lưỡi cắt sẽ quyết định
đặc điểm đường đi trong mô
• Một dụng cụ cắt sẽ bao gồm 2 phần: lưỡi cắt và phần mang (carrier)
(thân hoặc cán tuỳ loại dụng cụ).
• Kháng lực đối với dụng cụ (mũi tên màu đỏ) phụ thuộc vào lưỡi cắt và
quyết đinh khả năng cắt của dụng cụ (cắt được hay không).
• Trong khi đó kháng lực với phần mang hay kháng lực bên (mũi tên
màu đen) quyết định khả năng xuyên mô (đi sâu được không)
• Hình chêm càng hẹp, kháng lực bên càng nhỏ, nhưng độ vững của
lưỡi cũng giảm và ngược lại. Lưỡi có 2 cạnh lõm vào vừa có độ sắc cao
và độ vững cao
• Độ vững (stability) là khả năng lưỡi giữ nguyên đường đi trong mô khi
có những dao động trong thao tác của phẫu thuật viên
• Khả năng cắt qua mô, ngoài độ sắc của lưỡi cắt, còn
phụ thuộc vào độ di động và sự mềm dẻo của mô,
gọi chung là khả năng mô bị cắt (sectility)
• Mô di động hoặc mềm, sẽ di chuyển hoặc biến
dạng khi chịu tác dụng của lưỡi cắt. Điều này tạo
cảm giác lưỡi cắt cùn.
• Để sectility của mô, chủ yếu dựa vào việc tạo kháng
lực, ngăn mô bị dịch chuyển
• Trương lực nhãn cầu là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sectility của mô
• Một lưỡi cắt về mặt vật lí sẽ có 3
hướng đi:
• (A) Preferred path: là hướng đi
đặc trưng bởi hình dạng các mặt
vát. Khi không có yếu tố này khác
ảnh hưởng lưỡi cắt sẽ luôn có xu
hướng đi theo hướng này
• (B) Guidance path: là đường cắt
mà phẫu thuật viên mong muốn
• (C) Actual path: là đường đi thực
tế của lưỡi cắt trong mô.
• Trong điều kiện lý tưởng 3 mặt phẳng
này trùng với nhau, khi đó phẫu thuật
viên điều khiển lưỡi cắt dễ dàng và
chính xác.
Hướng đi của lưỡi cắt phụ thuộc vào hình dạng của mặt vát
• Xét trên mặt phẳng chứa lưỡi cắt, khi thực hiện động
tác đâm (thrusting), lưỡi dao có chứa 1 lưỡi thẳng sẽ
có xu hướng đi song song theo hướng điều khiển dao.
• Trong khi đó lưỡi chứa 2 mặt cắt sẽ dễ đi lệch hướng
khi có bất kì dao động nào trong hướng điều khiển
dao
Hình dạng lưỡi dao và kháng lực bên
CẤU TRÚC MÔ
Hướng đi thực tế của dao sẽ bị thay đổi do cấu
trúc lớp của mô
• Lưỡi dao càng bén thì đường đi sẽ càng thẳng và ngược
lại, lưỡi cùn sẽ làm đường đi lệch so với dự định của
phẫu thuật viên.
• Do vị trí đặt tay và hướng đi vào tiền phòng nên lưỡi dao
sẽ luôn có xu hướng đi về phía đỉnh giác mạc.
• Khi lưỡi dao đi trong mô, áp lực bên không cân xứng sẽ
gây biến dạng mô.
• Vấn đề sẽ xuất hiện khi hướng cắt của phẫu thuật viên
không trùng với hướng của lưỡi cắt
• Lưỡi dao lí tưởng sẽ có hướng cắt của phẫu thuật viên
trùng với hướng của lưỡi cắt
• Đặc điểm này cho thấy sectibility càng thấp thì vết cắt
càng có xu hướng đi lệch với mong muốn của phẫu
thuật viên.
• Để giải quyết có thể (1) là tăng độ sắc của lưỡi hoặc (2)
tăng sectibility của mô
CẤU TRÚC ĐƯỜNG CẮT
CẤU TRÚC ĐƯỜNG CẮT
• Tuỳ vào mục đích của việc cắt mà cấu trúc của vết cắt sẽ khác nhau ,vì vậy lưỡi dao
cũng sẽ được thiết kế cho phù hợp.
• Trong nhãn khoa, dao theo công dụng chia thành 3 nhóm
• Tạo rãnh
• Tạo hầm/tạo vạt
• Đâm thủng
CẤU TRÚC ĐƯỜNG CẮT
• Tạo rãnh:
• Các rãnh trong phẫu thuật nhãn khoa cần đáp ứng được một sô tiêu chí:
• Độ sâu xác định và đồng nhất: phẫu thuật viên cần tạo ra các rãnh có độ sâu
chính xác, đảm bảo độ sâu là giống nhau suốt độ dài của đường cắt và không
đâm thủng qua mô. Ví dụ như trong phẫu thuật cắt bè củng mạc, các phẫu
thuật khúc xạ như rạch giác mạc điều chỉnh độ loạn, rạch giác mạc nan
hoa,...
• Hình dạng xác định: các rãnh sẽ có hình dạng tuỳ thuộc vào phẫu thuật và kĩ
thuật của phẫu thuật viên vì vậy lưỡi dao sẽ cần có thiết kế để dễ dàng điều
khiển theo mong muốn của phẫu thuật viên
Để đạt được độ sâu xác định và đồng nhất, lưỡi dao sẽ có thiết kế phần đế (footplate) giúp kiểm soát độ sâu.
Để đạt được hình dạng đồng nhất, phần lưỡi của dao tạo rãnh sẽ được thiết kế để không cắm quá sâu vào mô
giúp cho việc điều khiển dao dễ dàng và chính xác (hình bên trái) . Đồng thời phần đế sẽ được thiết kế để lưỡi
dao có xu hướng cắm vuông góc với bề mặt mô, điều này giúp cho khi chuyển hướng dao sẽ xozy quanh trục
của mặt cắt giúp cho 2 mặt của rãnh song song (hình bên phải)
CẤU TRÚC ĐƯỜNG CẮT
• Tạo hầm/ tạo vạt:
• Hầm và vạt trong phẫu thuật nhãn khoa có nhiều loại. Tuy nhiên thường gặp:
• Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể
• Hầm củng mạc/ giác-củng mạc (scleral/ sclerocorneal tunnel)
• Hầm giác mạc (clear cornea tunnel)
• Phẫu thuật cắt bè củng mạc
• Vạt củng mạc
• Các đường cắt khác nhau sẽ có các
đặc điểm khác nhau
• Đường cắt vuông góc với bề mặt giác
mạc: không kín nước nhưng dễ khâu
đúng 2 mép
• Đường cắt chéo: dài, tại mặt áp kín
nước, nhưng khó khâu đúng 2 mép,
hướng đi của dao sẽ bị lệch đi do cấu
trúc lớp
• Đường cắt 2 mặt phẳng: kín nước, dễ
khâu đúng 2 mép hơn, nhưng do có
phần đi chéo trong mô nên dễ bị lệch
do cấu trúc lớp
• Đường cắt 3 mặt phẳng: kín nước, dễ
khâu đúng 2 mép, về lí thuyết không
bị ảnh hưởng bởi cấu trúc lớp do mặt
phẳng thứ 1, 3 đi vuông góc, mặt
phẳng 2 đi giữa các lớp
Các kiểu bóc tách lớp
Phẫu tích vạt tại chỗ
Ảnh hưởng của độ dày vạt củng mạc lên lưu
lượng thuỷ dịch trong phẫu thuật cắt bè
VẬT LIỆU

• Để đạt được độ sắc bén, lưỡi cắt cần


được mài
• Tuy nhiên độ cứng của vật liệu ảnh
hưởng đến khả năng mài sắc và khả
năng lưỡi giữ được độ sắc khi đi qua

• Theo thang Mohs, đô cứng của kim
cương > sapphire > thép
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của lưỡi dao kim loại khi
mài bằng đia kim cương
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của lưỡi dao kim loại khi
mài bằng đia kim cương
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của một
lưỡi dao bằng đá quý
Sự khác biệt dưới kính hiển vi điện tử giữa
kim cương và kim cương đen
Hình ảnh mô giác mạc bị cắt qua bằng
dao kim cương (trái) và dao thép (phải)
Các đặc điểm của một lưỡi dao phẫu thuật
• Độ sắc:
• material
• sharpness
• durability
• Khả năng điều khiển chính xác:
• precision
• predictability
• mobiltity
• tactility
• Độ linh hoạt:
• flexibility
• Mức độ cho phép sai sót:
• tolerance
• correctability
• Tính nănh an toàn
• safety features
• Giá thành:
• material cost
• manufacturing cost
CÁC LOẠI DAO
TRONG NHÃN KHOA
Dao dùng
trong nhãn
khoa

Dao
Dao đa
chuyên
dụng
dụng

Dao lam Dao #15 Dao #11


Dao chuyên dụng trong nhãn khoa

Công dụng Vật liệu

Tạo
Tạo rãnh Đâm thủng Kim cương Sapphire Thép
hầm/tạo vạt

Scleral
Crescent Slit LRI Slit Side port MVR
Groove
CÁC LOẠI DAO ĐA DỤNG
• Bao gồm các loại dao sử dụng trong nhiều chuyên ngành ngoại khoa
khác.
• Thường gặp nhất trong nhãn khoa:
• Dao #11
• Dao #15
• Ứng dụng trong nhiều phẫu thuật nhãn khoa. Các lưỡi thiết kế đa năng,
phù hợp cho nhiều mục đích khác nhau
DAO LAM
DAO LAM
DAO #15
• Thiết kế gồm 1 mũi nhọn và lưỡi cắt cong.
• Đầu nhọn phù hợp cho động tác đâm, phần lưỡi
cắt cong thuận tiện cho động tác kéo trượt luỡi
dao cắt mô.
• Lưỡi cắt cong giúp điều khiển tốt diện tích tiếp
xúc với mô vì vậy giúp kiểm soát tốt độ sâu.
• Là lưỡi dao đa dụng, ứng dụng trong nhiều phẫu
thuật nhãn khoa.
DAO #11
• Thiết kế gồm 1 mũi nhọn và 1 lưỡi cắt
thẳng.
• Thích hợp cho thao tác đâm.
• Phần mũi nghiêng góc 10 độ thuận lợi
hơn khi cầm dao
#15 VS #11

Khi kéo trượt trên da, dao #11 có


thiết kế mặt cắt thẳng cần một lực
lớn hơn so các lưỡi có thiết kế mặt
cắt cong như dao #10 hay #15.
DAO CHUYÊN DỤNG
• Các loại dao này được thiết kế cho các mục đích chuyên biệt trong phẫu thuật nhãn khoa
• Mỗi loại dao thường được thiết kế dành riêng cho một mục đích nhất định.
• Các loại dao chuyên dụng trong nhãn khoa có thể chia thành 3 nhóm về mặt công dụng:
1. Dao tạo hầm/tạo vạt
2. Dao tạo rãnh
3. Dao đâm thủng
DAO TẠO HẦM/TẠO VẠT
• Thiết kế với mục đích tạo các loại đường và các loại vạt trong phẫu thuật nhãn khoa
• Thường gặp bao gồm:
• Dao slit (slit knife) / Keratome
• Dao Crescent
• Đặc điểm chung về thiết kế bao gồm:
• Lưỡi dao có độ dày tương đối mỏng (≤ 2mm)
• Mặt cắt ở 2 cạnh của lưỡi dao
• Slit knife với phần mũi nhọn có thể sử dụng để đâm thủng
KERATOME/ SLIT KNIFE
• Slit knife thường đường dùng để tạo đường
hầm củng mạc hoặc giác mạc. Lưỡi cắt Khuỷu

• Có nhiều biến thể khác nhau nhưng nhìn chung


thiết kế đều gồm các phần chính:
Thân lưỡi
• Phần cán:
• Giúp phẫu thuật viên cầm và điều khiển lưỡi
dao. Tuỳ hãng phần cán có thể có những chức
năng phụ như phần nắp an toàn che lưỡi lại sau
khi dùng, chỉ dấu giúp định vị mặt dao, rãnh
chống trơn, cán tháo rời phần dao,... Phần
Phần
• Mỗi hãng sẽ có một quy định riêng về màu sắc dao
cán
ứng với loại dao (đối với dao dùng 1 lần)
MỘT SỐ THIẾT KẾ CÁN DAO
KERATOME/ SLIT KNIFE
• Keratome có nhiều biến thể khác nhau nhưng
nhìn chung thiết kế đều gồm các phần chính:
• Phần dao: gồm 3 phần
1. Mũi dao:
• Lưỡi cắt có thể thiết kế 1 mặt vát hoặc 2 mặt vát.
• Phần rộng nhất quyết định bề rộng của đường
hầm
• Trên mũi có thể sẽ có vạch đánh dấu khoảng
cách, giúp phẫu thuật viên ước lượng chiều dài
hầm phù hợp
• Bề ngang rộng nhất từ 1.0mm – 5.1 mm
KERATOME/ SLIT KNIFE
• Keratome có nhiều biến thể khác nhau nhưng
nhìn chung thiết kế đều gồm các phần chính:
• Phần dao: gồm 3 phần
2. Thân dao:
• Có 2 kiểu thiết kế chính: hình thang (thuôn từ
phía mũi đến cán) hoặc hình chữ nhật
• Độ dày 0.1 – 0.2 mm
• Phần mũi và thân dài 4 – 8 mm
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của 9 loại slit knife dùng một lần thường gặp
trên lâm sàng. Hãng (A) Mani; (B) Feather; (C) và (G) Bvi; (D) và (F) Alcon; (E)
Sharpoint; (H) và (I) Kai
Dao ClearCut của Alcon
Các kích thước slit knife của hãng MANI Các kích thước slit knife của hãng BD
Các kích thước slit knife của hãng KAI
Các kích thước slit knife của hãng KAI
Các kích thước slit knife của hãng KAI
Các kích thước slit knife của hãng KAI
Các kích thước slit knife của hãng KAI
Kích thước các loại slit knife của Sharpoint
Một thiết kế keratome thử nghiệm của đại
học Utah Hoa Kỳ
Dao kim cương của ASICO, thiết kế
10 mặt vát, tự động hướng dao vào
mặt phẳng thứ 3 (hướng dao vào
tiền phòng) khi tạo đường hầm 3
mặt phẳng. Thiết kế lưỡi cắt bằng
kim cương, theo nhà sản xuất,
đường hầm sẽ tự kín mà không cần
bơm phù
KERATOME/ SLIT
KNIFE
• Keratome có nhiều biến thể khác
nhau nhưng nhìn chung thiết kế
đều gồm các phần chính:
• Phần dao: gồm 3 phần
3. Khuỷu:
• Thẳng hoặc góc 45
độ
• Một số dao có thể
điều chỉnh được
DAO CRESCENT

• Phần mũi tròn, lưỡi cắt kéo dài dọc theo phần
thân dao
• Bề ngang rộng nhất 1.0 – 2.6 mm
• Dài 4.0 – 6.5 mm
• Độ dày 0.1 – 0.2 mm
• Góc 60 độ hoặc 45 độ
• Thiết kế 1 mặt hoặc 2 mặt vát.
• Dùng để tạo đường hầm củng mạc, tạo vạt
củng mạc.
DAO TẠO RÃNH
• Gồm các loại dao được thiết kế để cắt được các
rãnh với độ sâu xác định
• Độ sâu từ 0.3 – 0.6 mm
• Bề ngang rộng nhất 0.8mm – 1.4mm
• Độ dày 0.1 – 0.2 mm
• 2 loại:
• Độ sâu cố định
• Điều chỉnh được độ sâu
• Điều chỉnh theo bước (step)
• Điều chỉnh liên tục (continuous)
• Dùng để rạch giác mạc điều chỉnh độ loạn (Limbal
Relaxing Incision – LRI), đặt vòng Kera, đặt ICRS,
hoặc tạo rãnh củng mạc.
DAO TẠO RÃNH

Thiết kế gồm 3 phần chính:


• Phần dao (Blade)
• Phần đế (Footplate)
• Phần cán (Handle)
DAO TẠO RÃNH

Các loại dao tạo rãnh thường gặp: Dao LRI (trái) và Dao Scleral Groove (phải)
Dao Scleral Groove
DAO ĐÂM THỦNG
• Thiết kế dùng trong để đâm xuyên qua các cấu trúc mô trong các phẫu thuật nhãn khoa
• Thường gặp bao gồm:
• Dao hầm phụ (sideport knife)/ dao Stab
• Dao MVR
• Đặc điểm chung về thiết kế bao gồm:
• Phần mũi nhọn, dài
• Bề ngang của dao tương đối nhỏ
• Slit knife với phần mũi nhọn có thể sử dụng để đâm thủng
DAO HẦM PHỤ (SIDE PORT KNIFE)
• Lưỡi cắt 15, 22.5, 30 hoặc 45 độ.
• Thiết kế thao tác đâm thẳng
• Bề ngang rộng nhất 1.0 – 2.0 mm
• Độ dày 0.1 mm
• Một số hãng có vạch trên lưỡi dao thể hiện vị
trí 1 mm hoặc 1.2 mm
• Dùng để tạo đường hầm phụ, tạo rãnh củng
mạc.
Wallace Sideport Stabilizing Diamond Knife, thiết kế có 2 cạnh bên dày và không có
mặt cắt, mục đích để giữ nhãn cầu sau khi tạo đường hầm phụ (dao đi vào tiền
phòng xong giữ tại đó, dùng tay kia tạo hầm chính)
DAO MVR
• Thiết kế dạng mũi thương, 2 mặt vát, phần thân dao
hình trụ.
• Khác với các loại dao khác, được phân loại dựa vào
đường kính phần thân dao, đơn vị Gauge (G hoặc Ga).
• Dùng tạo đường hầm phụ, tạo đường hầm củng mạc
trong phẫu thuật dịch kính.
• Đường kính 19G – 27G.
• Thẳng hoặc góc 45 độ.
• Bảng kích thước theo Birmingham
gauge, thường gọi là Gauge, kí hiệu
là G (phân biệt với French Gauge,
kí hiệu Fr).
• Theo tiêu chuẩn ISO, các loại kim
có G khác nhau sẽ tương ứng với
các màu như bảng bên
• Bắt nguồn từ Anh nên tiêu chuẩn
Gauge được được tính theo đơn vị
imperial (inch), bảng bên được quy
đổi sang đơn vị metric (mm).
Một số kích thước dao MVR của hãng Feather
Một số kích thước dao MVR của hãng KAI
MICROKERATOME

Microkeratome
Jaeger Keratome Dao Von Graefe Dao Fukasaku Cystotome

Dao Barkan Dao Paufique Dao Gill


Một số dao nhãn khoa cổ điển
Dao dùng trong phẫu thuật dịch kính võng mạc
DAO PLASMA

Dao Fugo
CẮT DỊCH KÍNH

Một số thiết kế đầu cắt dịch kính


TREPHINE

Một số thiết kế khoan giác mạc


CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE

You might also like