You are on page 1of 2

Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân viết:

Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã
nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước
hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập
lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa
sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.
Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng
luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà
lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra
định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi
chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau
thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc
dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền
đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái
đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ
phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút,
cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.

(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Tr.189-190)

Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách
nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
MB:

- Lời dẫn
- Tác giả Nguyễn Tuân
- Tác phẩm Người lái đò Sông Đà
- Yêu cầu đề: nhân vật ông lái đò, đoạn trích, nhận xét về PCNT của Nguyễn Tuân

TB:

Luận điểm 1: Giới thiệu chung: HCST, nhan đề, lời đề từ

Luận điểm 2: phân tích ông đò trong đoạn trích

- Giới thiệu chung về nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân
- Giới thiệu chung về ông đò
- Tài năng (khi chèo thuyền):
+ Trùng vi thạch trận 1
+ Trùng vi thạch trận 2
+ Trùng vi thạch trận 3
- Tâm hồn (khi ngừng chèo, nghỉ ngơi, nướng cơm lam)

Luận điểm 3: PCNT của Nguyễn Tuân ( chỉ khoảng 7-8 câu văn)

NT với một phong cách NT độc đáo và bậc nhất của văn học VN hiện đại, khiến cho nhà văn có một vị trí riêng, không
dễ dàng thay thế được và đã từng có người tôn vinh ông là một trong mười nhà văn tài năng xuất sắc nhất. NT
không thích những gì đơn điệu, nhợt nhạt, bình thường. Ông thường hướng tới những tính cách khác biệt, những
tình cảm mãnh liệt hay phẩm chất tuyệt mỹ mà gây ấn tượng đậm nét, “đập mạnh” vào các giác quan. Với một kho
tang từ vựng phong phú trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực nhưng quan trọng hơn là ông luôn ý thức nỗ lực
sáng tạo ngôn từ. Ông phát hiện ra phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ ở những con người bình thường nhất, mọi sự vật
được miêu tả dù là ở phương diện ăn uống cũng đều được khám phá ở góc độ văn hóa mỹ thuật. NT luôn có những
phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi song cây cỏ trên đất nước mình… Tác phẩm của NT đều cho thấy một hệ
thống tri thức nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực .. nên tác phẩm có tính tài liệu phong phú đầy đủ giá trị thông tin

Luận điểm 4: Đánh giá chung về ND, NT (5 dòng)

Với lối liên tưởng trùng điệp, so sánh, nhân hóa, biến ảo bất ngờ; ngôn ngữ tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc và ở nhiều
lĩnh vực khác nhau thì tác phẩm NLĐSĐ là một áng văn thật đẹp. Nó được làm nên từ tính yêu ….

KB:

MB: Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn
một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay
nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi, rạo rực, giai điệu của văn chương
bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” chính là khúc nhạc rạo rực, đắm say về tình
yêu thiên nhiên, ca ngợi công cuộc lao động của Nguyễn Tuân. Và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân
cũng được thể hiện một cách rõ nét qua đoạn khắc họa cảnh vượt qua ba trùng vi thạch trận đầy gian nan của ông
đò.

TB: Vào năm 1958, khi miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ cải tạo và
phát triển kinh tế theo con đường XHCN. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn cần khắc phục, đặc biệt là
việc nhiều vùng miền núi còn chưa được khai phá và hoang sơ. Vậy nên chính phủ đã vân động, kêu gọi người miền
xuôi lên khai hoang và phát triển KT. Nhiều nhà văn cũng bắt đầu đi thực tế để quan sát, tìm hiểu, khám phá và lấy
cảm hứng cho văn chương về những sự kiện đời sống mà trước kia do chiến tranh nên đã bỏ bẫng. Và cũng không
thể không nhắc đến Nguyễn Tuân với một phong cách nghệ thuật mà chúng ta có thể tóm gọn trong chữ “ngông”,
với những tác phẩm mà xoay quanh 3 chủ đề mà trong đó là “chủ nghĩa xê dịch”. Là một người thích đi nhiều và
theo "chủ nghĩa xê dịch” thì tác phẩm “ Người lái đò Sông Đà” của ông ra đời là kết quả của nhiều chuyến đi đến Tây
Bắc mà đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Chuyến đó đi là để thỏa mãn cái thú tìm đến miền đất lạ, tìm ra
“chất vàng mười” trong tâm hồn người lao động trên miền sông nước hùng vĩ. Nhan đề “NLĐSĐ” trước hết gợi cho
người đọc về nhân vật trung tâm của tác phẩm đó là ông lái đò – một người lao động tại vùng sông nước Tây Bắc.
Ông lái đò vừa có những vẻ đẹp của người lao động bình thường, vừa có phẩm chất của một người nghệ sĩ tài hoa.
Đồng thời nhan đề cũng nhấn mạnh đến một hình tượng không kém phần quan trọng của tác phẩm: con song Đà. Vẻ
đẹp thiên nhiên của sông Đà hiện lên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng. Qua nhan đề, Nguyễn Tuân muốn
khẳng định vẻ đẹp của con người lao động ở vùng núi Tây Bắc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để kiến thiết
quê hương đất nước. Mở đầu bài tùy bút,… trữ tình.

Tác phẩm “NLĐSĐ” với nhân vật trung tâm là người lái đò bên cạnh con Sông Đà. Những vẻ đẹp, phẩm chất của ông
đò như là một ví dụ điển hình về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân. Thế giới nhân vật …. nghệ sĩ.

You might also like