You are on page 1of 19

ẨN DỤ TRI NHẬN

Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm) – đó là một trong những


hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận biểu hiện và hình thành những khái
niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới.
Về nguồn gốc ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và
tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau. Với
cách tiếp cận chung nhất ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối tượng này
thông qua một đối tượng khác, nói cách khác ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đặt
trên cơ sở tri giác của con người (bao gồm năm giác quan) hoạt động liên tục
nhằm tạo ra những ý niệm mới trong những bối cảnh ngôn ngữ và văn hóa của
người bản ngữ. Theo Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự
vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được
mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ theo
tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật quan niệm chỉ có vài dấu hiệu chung với
sự vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy
mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau”.
Nguyên lí quy định bản chất của ẩn dụ tri nhận là ở sự ý niệm hóa và hiểu
những hiện tượng loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại khác.
Đặc điểm:
- Ẩn dụ tri nhận được biểu hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ thường
nhật của những người bình thường trong giao tiếp thường nhật.
- Ẩn dụ tri nhận hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con
người, nghĩa là cung cấp những tri thức mới theo nguyên lí đã trình bày ở
trên: ý niệm hóa và hiểu những hiện tượng loại này trong thuật ngữ các
hiện tượng loại khác.

HOÁN DỤ TRI NHẬN


Hoán dụ đã được các nhà tu từ học truyền thống nhận diện là thuộc về một
tác giả chưa biết tên, người đã viết trong chuyên luận Rhetorica ad
Herennium rằng: “Hoán dụ là một phép chuyển nghĩa bằng cách sử dụng tên gọi
của những vật gần gũi và kế cận, thông qua đó chúng ta có thể hiểu được về một
thứ không được gọi tên bằng từ riêng của nó.”.
Các học giả Việt Nam cũng có xu hướng coi hoán dụ là một phép chuyển
nghĩa, một phương thức tạo từ, một phương tiện tu từ, tức thuộc phạm vi của
ngôn ngữ, không liên quan gì tới tư duy hay hành động. Như vậy theo quan
điểm truyền thống, hoán dụ chỉ được coi như một phép chuyển nghĩa, một sự
thay đổi tên gọi giữa những vật có mối liên hệ gần gũi, kế cận nào đó, những sự
vật này thường tồn tại và xuất hiện cùng nhau.
So với truyền thống, quan điểm theo đường hướng tri nhận luận cho rằng
hoán dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy và hành
động, là một trong những hiện tượng ý niệm, một quá trình tri nhận nền tảng
nhất định hình năng lực tư duy của con người thực sự có tính cách mạng.

1. Cá thòi lòi-弹涂鱼
 Cá thòi lòi
Phân tích thành phần tên:
- Thòi lòi: Sử dụng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của cá thòi lòi
chính là đôi mắt to, tròn và lồi ở trên đỉnh đầu đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Theo quan niệm người Việt Nam thì mắt là bộ phận quan trọng không chỉ
để quan sát mà qua đôi mắt người khác có thể cảm nhận được tâm trạng
của mình, đôi mắt chứa nhiều cảm xúc, đôi mắt hết sức quan trọng trên
phần đầu.

 弹涂鱼
Phân tích thành phần tên:
- 弹: Đạn, cơ thể cá thòi lòi có hình trụ, phần sau bằng phẳng, nhìn rất
giống một viên đạn.
- 涂: Bùn, lấy môi trường sống đặt tên cho cá vì loài cá này thích sống ở
vùng có bùn, đáy cát.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh hình dáng cá với viên đạn, phương pháp
hoán dụ lấy điểm đặc biệt là thân hình cá như viên đạn đặt tên cho cá, phương
pháp hoán dụ lấy môi trường sống đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 弹: Súng đạn rất quan trọng đối với người lính trong thời chiến cũng như
hiện đại. Với họ súng không chỉ là “người bạn”, là “mạng sống thứ hai”,
mà còn là niềm tin tối cao trong trái tim người lính. Ý nghĩa của khẩu
súng thép trong tay là để canh giữ, nhưng cũng là để gánh vác trách nhiệm
canh giữ biên cương bảo vệ nước nhà. Vì vậy súng và đạn giống như
người đồng đội trung thành, bảo vệ tính mạng và chiến thắng của người
lính.
- 涂:Người Trung Quốc lấy môi trường sống tự nhiên để đặt tên cho cá.
Từ đó cho thấy người xưa sống gần gũi với thiên nhiên.
 Giống: Cả người Việt Nam và người Trung Quốc đều lấy bộ phận đặc
biệt, nổi trội của cá để đặt tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt Nam lấy điểm ấn tượng là đôi mắt đặt tên cho cá vì đối
với người Việt Nam đôi mắt đặc biệt quan trọng trên bộ phận đầu.
- Người Trung Quốc lấy hình dạng của thân hình cá (cái tổng thể) và
môi trường sống để đặt tên cho cá vì họ nghĩ đến những thứ đơn
giản, gần gũi với con người trong cuộc sống.

2. Cá bã trầu-长尾大眼鲷鱼
 Cá bã trầu
Phân tích thành phần tên:
- Bã trầu: Vì màu thân, đầu và đồng tử mắt màu từ hồng tới ánh đỏ
hay trắng bạc nhuốm màu hồng, các vây màu ánh hồng nên người
ta dùng phương pháp ẩn dụ so sánh với màu bã trầu ngày xưa các
cụ hay ăn.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh màu hồng tới ảnh đỏ của cá với màu bã
trầu, phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của màu da đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Bã trầu: người Việt Nam từ xưa đã có nhiều phong tục tộc quán
đậm đà bản sắc dân tộc: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng,.. vì vậy họ
lấy sự vật gần gũi trong đời sống hằng ngày là bã trầu của các cụ
hay ăn đặt tên cho cá thể hiện sự thân thiện của con người với sự
vật xung quanh.

 长尾大眼鲷鱼
Phân tích thành phần tên:
- 长尾: Đuôi dài, một trong những điểm đặc biệt của cá là vây bụng
dài, to và vây đuôi dài.
- 大眼: Mắt to, cá có đôi mắt to đặc biệt nổi trội.
Sử dụng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt là vây bụng dài, to và vây đuôi
dài, lõm hình trăng lưỡi liềm đặt tên cho cá, phương pháp hoán dụ lấy điểm đặt
biệt là đôi mắt rất to của cá để đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 大眼: Như người ta vẫn nói đôi măt là cửa sổ tâm hồn, mắt là một
trong những cơ quan quan trọng trong nhận thức của con người, sự
quan tâm của mọi người về ngoại hình trước tiên là về đôi mắt. Vì
vậy người Trung Quốc cũng rất xem trọng đôi mắt.
- 长尾: Nếu đôi mắt hết sức quan trọng đối với con người thì bộ
phận đuôi rất có ý nghĩa đối với động vật. Sự chuyển động của đuôi
có tác dụng giữ thăng bằng cơ thể cho động vật. Ngoài việc giữ
thăng bằng, một số loài động vật còn sử dụng đuôi làm công cụ
trong cuộc sống hàng ngày ũng có một số loài động vật thường
dùng đuôi để có cảm xúc. Con người có thể quan sát sự lắc lư và
chuyển động của đuôi động vật để hiểu được cảm xúc của chúng.

 Giống:
- Cả người Việt Nam và người Trung Quốc đều lấy bộ phận đặc biệt,
nổi trội của cá để đặt tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt Nam lấy điểm đặc biệt là màu da như bã trầu đặt tên
cho cá vì muốn liên tưởng tới những thứ gần gũi nhất trong đời
sống hàng ngày.
- Người Trung Quốc đặt tên cho cá bằng các bộ phận đi với các tình
từ 长,大 làm cho cá trở nên đặc biệt và đẹp hơn.

3. Cá voi sát thủ-虎鲸


 Cá voi sát thủ
Phân tích thành phần tên:
- Voi: Trên cạn voi được xem là loài động vật lớn nhất nên người
Việt Nam lấy từ voi để đặt tên cho cá vì ở dưới nước loài cá này là
loài cá to nhất, dùng biện pháp ẩn dụ so sánh với sự to lớn của loài
voi.
- Sát thủ: Có thể nói cá voi sát thủ là loài động vật ăn thịt đầu bảng
của đại dương, tức là bản thân chúng không có bất cứ kẻ thù nào
ngoài tự nhiên. Chúng có thể ăn những con cá nhỏ, nhưng cũng có
thể ăn những con cá voi con và cả loài cá mập trắng lớn, vốn là loài
cá hung dữ nhất đại dương bằng cách săn mồi theo bầy. Chúng
thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, và cực kỳ khéo léo. Người Việt
Nam dùng biện pháp ẩn dụ so sánh loài cá này với sát thủ.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh với loài voi, phương pháp hoán dụ lấy thân
hình to lớn như voi đặt tên cho cá, phương pháp ẩn dụ so sánh đặc tính sống của
cá như sát thủ, phương pháp hoán dụ lấy đặc tính nổi trội của nó là săn mồi như
một sát thủ thật sự đặt tên cho nó.
Thông điệp:
- Voi: Voi đã trở thành người bạn thân thiết biểu tượng của sự giàu
sang sung túc, là bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc
bản địa Tây Nguyên, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có
của các vị tù trưởng xưa. Người dân Việt Nam quan niệm rằng con
voi là động vật đứng đầu trong các loài thú rừng. Từ trước đến nay
chỉ có một loài vật tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và
tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi buôn làng hay mọi người, đó là loài
voi.
- Sát thủ: Lấy đặc tính nổi trội của nó là săn mồi như một sát thủ thật
sự đặt tên cho nó, cho thấy người Việt Nam nhìn nhận sự vật một
cách toàn thể.

 虎鲸
Phân tích thành phần tên:
- 虎: Hổ, theo người Trung Quốc hổ là vua của các loài thú trên núi,
còn cá voi sát thủ là hổ dưới nước và chúa tể dưới nước.  Nó có
những hành vi xã hội phức tạp, kỹ năng săn mồi và thậm chí có thể
giao tiếp bằng giọng nói, vì vậy nó là một loài động vật tương đối
thông minh, điều này cũng mang lại sự thuận tiện cho chúng trong
việc thống trị đại dương. Vì vậy người Hán dùng phương pháp ẩn
dụ so sánh loài cá này như hổ.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh đặc tính của cá như hổ, phương pháp hoán
dụ lấy điểm đặc biệt của cá như hổ đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 虎: Người Hán xem hổ là loài vật huyền bí, bất khả xâm phạm. Hoa
văn trên trán hổ tạo thành chữ Hán cho "vua", trên thực tế, chữ
"vua" bắt nguồn từ con hổ. Biểu tượng của hổ nói lên sự uy nghiêm
và quyền lực, thể hiện Vua của muôn loài. Hổ còn là biểu tượng
của sự dũng mạnh, mạnh mẽ và xua đuổi tà ma.

 Giống
Cả người Việt Nam và người Trung Quốc đều được so sánh với sự
oai phong của chúa tể muôn loài.
 Khác
- Người Việt Nam so sánh loài cá này với voi vì voi là họ quan niệm
rằng con voi là động vật đứng đầu trong các loài thú rừng, là biểu
tượng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi dân
tộc, mỗi buôn làng hay mọi người. Ta thấy được sự gần gũi của con
người với sự vật xoay quanh đời sống hằng ngày.
- Người Hán đặt tên cho cá như vậy vì muốn thể hiện sự mạnh mẽ,
sự bất khả xâm phạm khiến cho kẻ địch sợ hãi từ lúc đầu nghe tên.

4. Cá ngựa biển- 虎尾海马


 Cá ngựa biển
Phân tích thành phần tên:
- Ngựa: vì miệng cá nhìn như miệng ngựa nên người ta dùng phương
pháp ẩn dụ so ánh với miệng ngựa.
- Ngựa biển: vì cá như chú ngựa dưới biển nên dùng phương pháp
hoán dụ lấy môi trường sống đặt tên cho cá.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh miệng cá với miệng ngựa, phương pháp
hoán dụ lấy điểm đặc biệt của bộ phận là miệng đặt tên cho cá, phương pháp
hoán dụ lấy môi trường sống là biển đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Ngựa: Lấy hình ảnh của ngựa vằn đặt tên cho cá cho thấy trước kia
con người Việt Nam sống gần gũi với thiên nhiên, bên cạnh đó thể
hiện chúng là động vật khỏe mạnh, nhiều thuộc tính của chúng
trong các nghiên cứu được thiết kế để cải thiện sức khỏe con người.
- Biển có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Biển là
nguồn cung cấp hơi nước để tạo ra mưa cho khí quyển. Mưa đã duy
trì sự sống cho các sinh vật trên đất liền. Biển là kho báu cho ngành
hải sản, ngành sản xuất muối, du lịch biển.

 虎尾海马
Phân tích thành phần tên:
- 虎: Hổ, vì lớp da có màu vàng và đen xen kẽ giống như màu da hổ
nên dùng phương pháp ẩn dụ so sánh da cá với da hổ.
- 虎尾: Đuôi hổ, vì đuôi cá có sọc từ bụng đến đầu đuôi nhìn như
đuôi hổ nên dùng phương pháp ẩn dụ so sánh với đuôi hổ.
- 海:Biển, xem cá như chú ngựa dưới nước nên người Hán dúng
biện pháp hoán dụ lấy môi trường sống đặt tên cho cá.
- 马: Ngựa, vì miệng cá nhìn như miệng ngựa nên người ta dùng
phương pháp ẩn dụ so ánh với miệng ngựa.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh da cá như da hổ, phương pháp hoán dụ lấy
điểm đặc biệt là lớp da đặt tên cho cá, phương pháp ẩn dụ so sánh đuôi cá như
đuôi hổ, phương pháp hoán dụ lấy sự nổi trội của chiếc đuôi đặt tên cho cá,
phương pháp ẩn dụ so sánh miệng cá như miệng ngựa, phương pháp hoán dụ lấy
điểm đặc biệt của miệng cá đặt tên cho cá, phương pháp hoán dụ lấy môi trường
sống đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 马:Đối với người Hán, ngựa là bạn. Trong văn học truyền khẩu
dân gian , ngựa liên quan tới hầu hết những thư quen thuộc trong
đời sống của con người, tạo thành hiện tượng văn hóa “ngựa”.
Trong “Bản đồ điềm lành truyền thống Trung Quốc”, ngựa là đại
diện của sinh khí và mang hàm ý về sức mạnh thần thánh. Ngựa
mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc và phức tạp ở Trung Hoa nên
con người ở đây luôn bày tỏ lòng yêu mến và ngưỡng mộ đối với
ngựa qua các hình thức thơ ca, hội họa,.. Ý nghĩa của loài ngựa ăn
sâu vào tâm khảm người Trung Quốc, trở thành kho báu huy hàng
của văn hóa truyền thống.
- 虎: Người Hán xem hổ là loài vật huyền bí, bất khả xâm phạm. Hoa
văn trên trán hổ tạo thành chữ Hán cho "vua", trên thực tế, chữ
"vua" bắt nguồn từ con hổ. Biểu tượng của hổ nói lên sự uy nghiêm
và quyền lực, thể hiện Vua của muôn loài. Hổ còn là biểu tượng
của sự dũng mạnh, mạnh mẽ và xua đuổi tà ma.

 Giống:
- Cả người Việt Nam và người Hán đều liên tưởng tới con vật gần
gũi với họ trong đời sống hằng ngày, từ đó lấy điểm tương đồng tạo
nên sự đặc biệt của cá đặt tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt Nam lấy điểm đặc biệt của các bộ phận từ con vật quen
thuộc là ngựa đặt tên cho cá cho thấy sự gần gũi, thân thiện và quen
thuộc của con người với sự vật xung quanh trong thiên nhiên, đời
sống hàng ngày của mình.
- Người Hán bên cạnh thể hiện sự gần gũi của mình với thiên nhiên
họ còn muốn thể hiện sự bất khả xâm phạm, mạnh mẽ khi lấy 虎
đặt tên cho cá.

5. Cá tù-羊头鱼
 Cá tù
Phân tích thành phần tên:
- Tù: Vì họa tiết trên da cá như màu áo của tù nhân nên dùng phương
pháp ẩn dụ so sánh với màu áo tù nhân.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh lớp da với màu áo của tù nhân, phương
pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của bộ phận là lớp da đặt tên cho cá.
Thông điệp:
Có thể nói hình ảnh cá tù chính là hiện thực chỉ những việc làm ác sẽ bị báo
ứng, bị quả báo xấu. Qua đó ta thấy từ xa xưa người Việt đã có ý thức chống cái
xấu, cái ác, liên tưởng tới những sự việc gần gũi xảy ra trong cuộc sống.

 羊头鱼
Phân tích thành phần tên:
- 羊头: Đầu cừu, vì miệng và răng cá nhìn giống miệng, răng cừu và
nhìn từ xa trông giống một chú cá mang đầu cừu nên dùng phương
ẩn dụ so sánh với đầu cừu.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh đầu cá với đầu cừu, phương pháp hoán dụ
lấy điểm đặt biệt của bộ phận là đầu đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 羊: Cừu, người Hán lấy những loài vật gần gũi với cuộc sống hằng
ngày đặt tên cho cá thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên.

 Giống:
- Cả người Việt lẫn người Hán đều lấy điểm đặt biệt của bộ phận đặt
tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt lấy bộ phận là lớp da và xem con người là quan trọng
nhất nên lấy sự vật liên quan tới con người đặt tên cho cá.
- Người Hán có cái nhìn riêng biệt, nhìn vào bộ phận nổi trội nhất
ngay từ lúc đầu nhìn vào sự vật. Bên cạnh đó họ lấy sự vật quen
thuộc đặt tên cho cá cho thấy sự gần gũi với thiên nhiên.

6. Cá heo đốm Đại Tây Dương-花斑原海豚


 Cá heo đốm Đại Tây Dương
Phân tích thành phần tên:
- Heo: Vì mắt đặt ngang so với phần khóe miệng, mõm cá dài và
nhọn, phần răng của cá giống với hình nón nên dùng phương pháp
ẩn dụ so sánh miệng cá với mõm heo.
- Đốm: Dùng phương pháp hoán dụ lấy sự đặt biệt của lớp da có họa
tiết đốm nổi bật đặt tên cho cá.
- Đại Tây Dương: Dùng phương pháp hoán dụ lấy môi trường sống
của cá đặt tên cho cá.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh miệng cá với mõm heo, phương pháp hoán
dụ lấy điểm đặt biệt của bộ phận là miệng đặt tên cho cá, phương pháp hoán dụ
lấy sự đặt biệt của lớp da có họa tiết đốm nổi bật đặt tên cho cá, phương pháp
hoán dụ lấy môi trường sống của cá đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Heo: Cha ông ta từ xa xưa đã gắn với ngành nông nghiệp, chăn
nuôi và heo là loài gia súc gắn bó mật thiết trong đời sống hằng
ngày của người dân nông thôn. Và lấy “heo” đặt tên cho cá thể hiện
sự gần gũi với mọi sinh vật trong đời sống hằng ngày.

 花斑原海豚
Phân tích thành phần tên:
- 花斑: Lốm đốm, dùng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt là
lớp da có họa tiết lốm đốm nổi bật đặt tên cho cá.
- 原: Gốc; vốn (từ lúc đầu), dùng phương pháp ẩn dụ để hàm ý nói về
lúc mới sinh loài cá này đã có họa tiết đốm.
- 豚:Lợn. Trong tiếng Trung Quốc cổ đại,豚 để chỉ lợn đặc biệt là
những chú lợn con và chỉ những động vật có vẻ ngoài mập mạp, dễ
thương, 花斑原海豚 nhìn vẻ bề ngoài giống chú heo. Bởi vậy
người Hán dùng phương pháp ẩn dụ so sánh cá với heo.
Sử dụng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặt biệt của bộ phận là lớp da có họa
tiết lốm đốm đặt tên cho cá, phương pháp ẩn dụ hàm ý nói về lúc mới sinh loài
cá này đã có họa tiết đốm từ đó lấy chữ Hán là “原” đặt tên cho cá, phương
pháp ẩn dụ so sánh thân hình cá với heo và phương pháp hoán dụ lấy thân hình
đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 原: Gốc; vốn (từ lúc đầu), người Hán quan trọng gốc gác, cội nguồn và
con người, động vật được sinh ra như thế nào, ngay ban đầu có hình hài,
hình dạng ra sao. Từ đó ta thấy sự quý trọng của họ dành cho mọi sự vật.
- 海豚: Cá heo, người Hán xem cá heo là biểu tượng của sắc đẹp, trí tuệ,
sự lâu dài và tận tâm. Cũng như người Việt, người Hán cũng gắn bó sâu
sắc với ngành nông ngiệp, dùng “豚” để đặt tên cho cá thể hiện sự gần
gũi của con người với sự vật xoay quanh đời sống hằng ngày.
 Giống:
- Cả người Việt và người Hán đều lấy điểm đặc biệt nổi trội của bộ phận
đặt tên cho cá. Đều thể hiện sự gần gũi của con người với thiên nhiên.
 Khác:
- Người Việt lấy sự đặc biệt của những bộ phận miệng, lớp da đặt tên cho
cá và bên cạnh đó còn lấy môi trường sống đặt tên cho cá để thể hiện
riêng biệt của loài cá này.
- Người Hán lấy cái tổng thể là thân hình cá đặt tên cho cá. Việc đặt tên
như vậy cho cá còn thể hiện người Hán quan trọng gốc gác, cội nguồn và
sự vât được sinh ra như thế nào, ngay ban đầu có hình hài, hình dạng ra
sao. Thể hiện sự tỉ mĩ, quan tâm đối với những sự vật xung quanh ta.

7. Cá tên lửa- 红尾道人鱼


 Cá tên lửa
Phân tích thành phần tên:
- Tên lửa: vì thân hình cá có viền đỏ và thon dài nhìn như một qua
tên lửa nhỏ nên dùng phương pháp ẩn dụ so sánh thân hình cá với
tên lửa.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh cá với tên lửa, phương pháp hoán dụ lấy
điểm đặc biệt là thân hình như quả tên lửa đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Để được tự do, độc lập như bây giờ thì dân tộc ta đã trải qua thời
chiến tranh khốc liệt. Vì thế người Việt Nam lấy sự vật quen thuộc
trong thời chiến là tên lửa đặt tên cho cá.

 红眉道人鱼
Phân tích thành phần tên:
- 红眉: lông mày đỏ, cơ thể cá có màu hơi đỏ, các sọc màu đỏ và
đen rõ ràng bắt đầu xuất hiện, cũng chạy qua mống mắt từ
đỉnh mõm xuống ngay trên vây bụng giống như lông mày đỏ vì vây
dùng phương pháp ẩn dụ so sánh da cá với lông mày.
- 道人鱼: nàng tiên cá, cá thuôn dài và có màu sắc bắt mắt nên dùng
phương pháp ẩn dụ so sánh cá với nàng tiên cá.
Phương pháp ẩn dụ so sánh lớp da với lông mày, phương pháp hoán dụ lấy sự
đặc biệt của bộ phận là lớp da đặt tên cho cá, phương pháp ẩn dụ lấy thân hình
cá so sánh với nàng tiên cá, phương pháp hoán dụ lấy sự đặc biệt của thân hình
đặt tên cho cá.

Thông điệp:
- 红眉:Lông mày đỏ, thể hiện sự coi trọng con người của người
Hán nên lấy một trong những bộ phận của con người đặt tên cho cá.
- 道人鱼: Nàng tiên cá là nhân vật nổi bật trong văn học dân gian,
thần thoại Trung Quốc, là một nhân vật đẹp nên người Hán ddajwt
tên cho cá như vậy thể hiện sự yêu cái đẹp của con người dành cho
mọi sự vật xung quanh.

 Giống:
- Cả người Việt và người Hán đều lấy điểm đặc biệt nổi trội của bộ
phận đặt tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt nhìn tổng thể, dựa vào sự đặc biệt của hình dáng cá từ
đó lấy sự vật gần gũi, quen thuộc và tương đối nổi bật, gây ấn
tượng khi gọi tên cá để đặt tên cho cá.
- Người Hán bên cạnh có cái nhìn tổng thể về cá từ đó đặt tên cho cá
thể hiện sự yêu cái đẹp thì người Hán cũng có cái nhìn kĩ càng hơn
khi lấy sự nổi trội của lớp da đặt tên cho cá.

8. Cá Hồng kim-红剑尾鱼
 Cá Hồng kim
Phân tích thành phần tên:
- Hồng kim: vì da cá có màu đỏ tựa như màu hồng ánh kim nên dùng
phương pháp ẩn dụ so sánh với màu hồng kim.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh màu da với màu hồng kim, phương pháp
hoán dụ lấy điểm đặt biệt của bộ phận là lớp da đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Đối với người Việt Nam, màu đỏ là một trong năm màu ngũ sắc
biểu thị tính dương, sự may mắn, sự hạnh phúc và đầy đủ. Màu đỏ
còn là màu của Quốc kỳ nước Việt Nam. Màu đỏ tượng trưng cho
màu của chiến đấu và chiến thắng, còn là biểu tượng cho máu của
các anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc.
 红剑尾鱼
Phân tích thành phần tên:
- 红: Đỏ, sử dụng phương pháp hoán dụ lấy màu da đặt tên cho cá.
- 剑: Kiếm, vì đuôi của cá dài, thẳng, nhọn nên dùng phương pháp ẩn
dụ so sánh đuôi cá với thanh kiếm.
Sử dụng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của bộ phận là lớp da đặt tên
cho cá, phương pháp ẩn dụ so sánh đuôi cá với thanh kiếm, phương pháp hoán
dụ lấy điểm đặc biệt của bộ phận là đuôi đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 红:Đỏ . Ở Trung Quốc, theo truyền thống, màu đỏ tượng trưng
cho lễ hội, chẳng hạn như đám cưới và Lễ hội mùa xuân được
trang trí bằng màu đỏ. Màu đỏ cũng là màu đại diện quan trọng của
Trung Quốc, vì vậy mới có câu nói "China Red". Màu đỏ còn
tượng trưng cho sự thành đạt, thành công, sự nổi tiếng, vận đỏ,
khởi đầu tốt đẹp, tài lộc đầy nhà.
- 剑: Kiếm. Trong lịch sử lâu đời của Trung Quốc, Hoàng đế sử
dụng thanh kiếm như một biểu tượng cho quyền lực và địa vị của
mình. Kiếm còn được dùng làm vật chống đỡ trong nghi lễ, trong
thơ văn nó được làm dùng làm ẩn dụ chỉ đạo đức ngay thẳng.

 Giống:
- Nhìn chung thì Việt Nam lẫn Trung Quốc đều có cái nhìn, suy
nghĩ giống nhau về cách đặt tên cho cá. Họ đều lấy đặc điểm đặc
biệt của bộ phận trên cơ thể cá đặt tên cho cá (lớp da, đuôi,...).
 Khác:
- Người Việt Nam lấy điểm đặc biệt là lớp da bên ngoài màu đỏ tựa
như màu hồng kim để đặt tên cho cá, qua đó thể hiện người Việt có
cái nhìn, suy nghĩ đơn giản đối với sự vật xung quanh.
- Người Hán bên cạnh việc lấy điểm đặc biệt là lớp da họ còn lấy
điểm nổi trội của phần đuôi đặt tên cho cá, qua đó ta thấy được họ
có cái nhìn cụ thể, rõ ràng khi đặt tên cho cá.

9. Cá chó phương Bắc-白斑狗鱼


 Cá chó phương Bắc
Phân tích thành phần tên:
- Chó: Vì cá có mõm to, miệng rộng, mắt có thể chuyển động nhanh
và nhìn được hầu như theo mọi hướng như loài chó, bên cạnh đó
chúng còn bảo vệ lãnh địa kiếm mồi của mình như loài chó. Cá
chó tấn công với tốc độ cực nhanh, nên khó có con mồi nào chạy
thoát. Vì vậy dùng phương pháp ẩn dụ so sánh đặc điểm của cá này
với loài chó.
- Phương Bắc: Vì cá có nguồn gốc xuất xứ, là loài điển hình của
vùng nước lợ và nước ngọt ở Bắc bán cầu, có nguồn gốc từ Bắc
Mỹ và Bắc Âu nên dùng phương pháp hoán dụ lấy nguồn gốc xuất
xứ đặt tên cho cá,
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh đặc điểm của cá với chó, phương pháp
hoán dụ lấy điểm đặt biệt của đặc điểm, đặc tính của cá như loài chó đặt tên cho
cá, phương pháp hoán dụ lấy nguồn gốc xuất xứ đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Chó: Trong quá trình con người chinh phục tự nhiên, con người
thuần hóa rất nhiều động vật trong đó có chó. Chó là loài động vật
rất gần gũi với con người, thông minh và trung thành. Từ việc đặt
tên ta thấy được con người rất quý trọng chó.
- Phương Bắc: Việc lấy nguồn gốc xuất xứ đặt tên cho cá thể hiện
người Việt Nam xem trọng gốc rễ, nơi mỗi sự vật được sinh ra.

 白斑狗鱼
Phân tích thành phần tên:
- 白斑: Đốm trắng. Dùng phương pháp hoán dụ lấy sự đặc biệt của
lớp da là những đốm trắng đặt tên cho cá.
- 狗: Chó. Vì cá có nhiều đặc điểm giống loài chó: đầu nhọn, mõm
dài và dẹt; miệng rộng, dài bằng nửa đầu; bộ răng phát triển tốt và
có tốc độc nhanh nên dùng biện pháp ẩn dụ so sánh cá với loài chó.
Thông điệp:
- 白斑: Da có hoa văn phù hợp với môi trường, giúp ẩn thân và
ngụy trang từ đó cho thấy người Hán luôn đề phòng tránh sự việc
xấu xảy ra.
- 狗: Chó đã sống với con người từ rất xa xưa, giờ đây chúng là một
phần của gia đình như những con vật cưng, người bạn. Cho thấy sự
gần gũi của con người với sinh vật trong tự nhiên.

 Giống:
- Cả người Việt lẫn người Hán đều lấy sự đặc biệt của bộ phận đặt
tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt bên cạnh việc lấy sự nổi bật từ những đặc điểm của cá
đặt tên cho cá còn quan tâm lấy nguồn gốc đặt tên cho cá thể hiện
người Việt quan trọng gốc gác, cội nguồn và sự vât được sinh ra
như thế nào, ngay ban đầu có hình hài, hình dạng ra sao. Bên cạnh
đó còn thể hiện sự tỉ mĩ, quan tâm đối với những sự vật xung
quanh ta.
- Người Hán không những lấy điểm đặc biệt từ những đặc điểm bên
trong lẫn bên ngoài đặt tên cho cá họ còn lấy sự đặc biệt của lớp da
đặt tên cho cá.

10. Cá yêu tinh- 尖牙鱼


 Cá yêu tinh:
Phân tích thành phần tên:
- Yêu tinh: Vì chúng có cái đầu to, miệng rộng hoác và những
chiếc răng nanh dài sắc nhọn, thân hình có màu tối nhìn xấu xí và
kinh dị như 1 “yêu tinh” thật sự nên dùng biện pháp ẩn dụ so sánh
cá với yêu tinh.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh đặc điểm bên ngoài của cá với yêu tinh,
phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của đặc điểm bên ngoài như yêu tinh đặt
tên cho cá.
Thông điệp:
- Thời xưa người dân Việt Nam luôn gắn liền với những câu chuyện
dân gian mà trong đó nhân vật “yêu tinh” là cái tên rất thân thuộc
với tuổi thơ mỗi người. Vì “yêu tinh” được miêu tả nhìn xấu xí và
đáng sợ nên người Việt Nam đã lấy từ yêu tinh đặt tên cho loài cá
này.

 尖牙鱼
Phân tích thành phần tên:
- 尖牙: Răng nanh. Vì so với kích thước của nó, răng của nó có thể
là lớn nhất trong số các loài cá biển, không những thế còn nhọn và
dài nên dùng phương pháp ẩn dụ so sánh răng cá như răng nanh.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh răng cá với răng nanh, phương pháp hoán
dụ lấy điểm đặc biệt của bộ phận là răng đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 尖牙: Răng nanh. người Trung Quốc lấy bộ phận răng đặt tên cho
cá vì nó khá nổi bật và răng nanh là bộ phận chủ đạo làm cho ta
cảm thấy sợ hãi khi nhìn vào ngoại hình.
 Giống:
- Người Việt và người Hán lấy điểm đặc biệt của bộ phận đặt tên
cho cá.
 Khác:
- Người Việt có cái nhìn toàn thể, lấy hầu hết các điểm nổi bật của
đặc điểm bên ngoài đặt tên cho cá.
- Người Hán chỉ nhìn vào bộ phận nổi trội, đáng sợ nhất là hàm răng
đặt tên cho cá.

11. Cá hồng đăng-红灯管鱼


 Cá hồng đăng
Phân tích thành phần tên:
- Hồng đăng: Vì cơ thể cá như hình một quả ngư lôi. Cá hồng đăng
có thân thon dài màu trắng trong, với 1 sọc đỏ nổi bật chạy dọc
theo đường bên từ cuống đuôi qua viền trên của mắt. Dưới điều
kiện ánh sáng thích hợp thì các sọc này phát sáng vì vậy dùng
phương pháp ẩn dụ so sánh cá như ngọn đèn đỏ.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh thân hình cá với hồng đăng, phương pháp
hoán dụ lấy điểm đặc biệt của bộ phận là thân hình cá như ngọn hồng đăng đặt
tên cho cá.
Thông điệp:
- Việc đặt tên như vậy cho thấy từ thời xưa chưa có điện thì những
thứ gần gũi như bếp lửa, ngọn đèn,... rất quan trọng đối với người
dân Việt Nam.

 红灯管鱼
Phân tích thành phần tên:
- 红灯: Ánh sáng đỏ. Vì trục trung tâm của thân trong suốt của cá
ống ánh sáng đỏ có một sọc màu cam kéo dài từ mõm đến vây
đuôi, các vây trong suốt dần dần sẽ xuất hiện các vệt màu cam làm
cho cá sặc sỡ hơn. Trục thân có sọc màu hồng đào chạy qua, khi
được chăm sóc đúng cách trục màu hồng đào bên trong sẽ hơi phát
sáng thành màu đỏ. Vì vậy dùng phương pháp ẩn dụ so sánh lớp da
có vệt đỏ phát sáng như ánh sáng đỏ đặt tên cho cá.
- 管: Ống. Vì cá dài khoảng 4cm, hình trục dài, hai bên phẳng nên
dùng phương pháp ẩn dụ so sánh cá như một chiếc ống nhỏ.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh lớp da có vệt đỏ phát sáng như ánh sáng đỏ,
phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của lớp da đặt tên cho cá, phương pháp
ẩn dụ so sánh thân hình cá như một chiếc ống, phương pháp hoán dụ lấy điểm
đặc biệt của bô phận là hình dáng đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 红灯: Không chỉ nước mà ánh sáng cũng rất quan trọng đối với
con người, giúp chúng ta đảm bảo về các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày như đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, hay phục vụ công việc và ánh
sáng rất cần cho sự sống.
- 管: Ống có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày. Người Hán
đặt tên cho cá như vậy thể hiện sự gần gũi, thân thuộc với những
sự vật xung quanh.

 Giống:
- Trong tiếng Việt và tiếng Hán đều so sánh cá với những thứ tương
đồng với nhau là đèn và ánh sáng thể hiện sự sống, chân lý và
những thứ tốt đẹp trong đời sống.
 Khác:
- Người Việt nhìn một cách tổng thể, lấy sự đặc biệt của cá thân
hình dựa vào những sự vật quen thuộc xung quanh trong đời sống
đặt tên cho cá.
- Người Hán không những lấy điểm đặc biệt của thân hình đặt tên
cho cá, họ còn lấy điểm nổi bật của lớp da như cái ống đặt tên cho
cá.

12. Cá răng cưa-水虎鱼


 Cá răng cưa
Phân tích thành phần tên:
- Răng cưa: Vì cá có bộ răng chắc khỏe và bén nên dùng phương
pháp ẩn dụ so sánh răng cá bén và có hình dạng như lưỡi cưa.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh răng cá như lưỡi cưa, phương pháp hoán dụ
lấy điểm đặc biệt của hàm răng đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Nước Việt Nam từ lâu đã gắn liền với ngành nông nghiệp nên con
trâu, máy cày, lưỡi cưa,.. là những vật dụng không thể thiếu trong
đời sống hàng ngày của người nông dân. Thể hiện sự gần gũi của
con người đối với những sự vật xung quanh.

 水虎鱼
Phân tích thành phần tên:
- 水: Nước. Dùng phương pháp hoán dụ lấy môi trường sống đặt tên
cho cá.
- 虎: Hổ. Tuy có kích thước nhỏ nhưng tính tình lại rất hung dữ và
độc ác như hổ. Một khi con mồi bị cắn tràn ra ngoài, nó sẽ phát
điên và tấn công con người. Vì vậy dùng phương pháp ẩn dụ so
sánh bản tính của cá như hổ.
- 虎: Hổ. Răng cá nhọn và sắc bén nên dùng phương pháp ẩn dụ so
sánh răng cá với răng hổ.
Sử dụng phương pháp hoán dụ lấy môi trường sống đặt tên cho cá, phương pháp
ẩn dụ so sánh răng và bản tính của cá như hổ, phương pháp hoán dụ lấy điểm
đặc biệt của răng và bản tính như hổ để đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 水: Nước tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, sự nuôi dưỡng của
chúng ta.Ý nghĩa biểu tượng thứ hai là tượng trưng cho vô thức,
tiềm thức sâu thẳm, hoặc mong muốn và năng lượng của chúng
ta. Nước còn là nhân tố rất quan trọng không thể thiếu trong đời
sống sản xuất và sinh hoạt của con người.
- 虎: Từ xa xưa người Trung Quốc đã coi nó là loài vật huyền bí, bất
khả xâm phạm. Biểu tượng của hổ nói lên sự uy nghiêm và quyền
lực Vua của muôn loài. Hình ảnh oai vệ của con hổ tượng trưng
cho sự dũng cảm và sức mạnh của người lính từ xa xưa. Trong
truyền thuyết của người Trung Quốc, hổ là loài vật vô cùng mạnh
mẽ và chính trực, có khả năng xua đuổi ba tai họa lớn trong gia
đình: hỏa hoạn, trộm cắp và ma quỷ. Vì vậy, một số gia đình sẽ
treo tranh hổ trong nhà và quay mặt ra cổng để ma quỷ không dám
vào xâm phạm, cầu may tránh dữ.

 Giống:
- Người Việt và người Hán đều lấy điểm đặc biệt của bộ răng sắc
nhọn để đặt tên cho cá để thể hiện sự mạnh mẽ, nguy hiểm.
 Khác:
- Người Việt có suy nghĩ, cái nhìn đơn giản khi nhìn vào điểm nổi
trội của hàm răng đặt tên cho cá.
- Người Hán chú ý, quan tâm kĩ càng hơn từ bộ phận răng cho tới
bản tính của cá từ đó dùng những sự vật tương đồng để đặt tên cho
cá.

13.Cá râu anh đào-红玫瑰鱼:


 Cá râu anh đào
Phân tích thành phần tên:
- Râu: Dùng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt là râu hai bên
miệng đặt tên cho cá.
- Anh đào: Vì lớp da trên cơ thể chúng gồm một dải màu đen mờ và
một dải vàng mờ chạy dọc trên nền cơ thể màu trắng đỏ. Trong
giai đoạn sinh sản, cá anh đào sẽ chuyển sang màu đỏ tươi như
màu quả anh đào. Bởi vậy dùng phương pháp ẩn dụ so sánh màu
của lớp da với màu của quả anh đào.
Sử dụng phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt là râu hai bên miệng đặt tên
cho cá, phương pháp ẩn dụ so sánh màu của lớp da với màu của quả anh đào,
phương pháp hoán dụ lấy sự đặt biệt của lớp da đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- Lấy tên những sự vật gần gũi, xoay quanh con người đặt tên cho cá
thể hiện sự gần gũi của con người đối với thiên nhiên, thực vật
cũng như động vật.

 红玫瑰鱼
Phân tích thành phần tên:
- 红玫瑰: Hoa hồng đỏ. Vì lớp da của ca có màu đỏ nên người ta
dùng phương pháp ẩn dụ so sánh màu đỏ của da cá với màu của
hoa hồng đỏ.
Sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh màu đỏ của da cá với màu của hoa hồng đỏ,
phương pháp hoán dụ lấy điểm đặc biệt của lớp da đặt tên cho cá.
Thông điệp:
- 红玫瑰: Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu nồng cháy và là
biểu tượng của tình yêu. Màu sắc tươi sáng của nó tượng trưng cho
tình yêu và đam mê. Bên cạnh đó màu đỏ còn tượng trưng cho sự
thành đạt, thành công, sự nổi tiếng, vận đỏ, khởi đầu tốt đẹp, tài
lộc đầy nhà.

 Giống:
- Cả người Việt lẫn người Hán đều lấy điểm đặc biệt của bộ phận là
lớp da đặt tên cho cá.
 Khác:
- Người Việt so sánh màu da cá như màu quả anh đào từ đó toát lên
sự xinh đẹp nhẹ nhàng, đằm thắm khi đọc tên cá.
- Người Hán so sánh màu da của cá như màu của hoa hồng đỏ thể
hiện vẻ đẹp nồng cháy, sâu đậm.

You might also like