You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP HÓA LÍ

Bài 1: Xác định hằng số cân bằng


Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật phân bố.

Định luật phân bố : nếu ta thêm một chất thứ ba nào đó có khả năng hòa
tan trong 2 chất kia thì chất đó sẽ phân bố giữa hai chất lỏng tạo thành 2 dung
dịch cân bằng có nồng độ khác nhau

Nếu C1 và C2 là nồng độ của cấu tử chất tan trong hai dung môi 1 và 2,
khi cân bằng ở nhiệt độ không đổi, thì tỷ số C1/C2 là một hằng số và được gọi
là hệ số phân bố K

C1
K= C 2

Câu 2: Chứng minh rằng với cùng một lượng dung môi nếu tiến hành
chiết nhiều lần thì có lợi hơn chiết một lần.

Cùng một lượng dung môi nếu tiến hành chiết nhiều lần thì có lợi hơn
chiết một lần vì:

V0
Chiết một lần lượng chiết được là: m=a.(1- V 0 +KV c )

- Lần chiết thứ nhất: Vc

a−x 1
Nồng độ chất tan trong dung môi chiết: Vc V0,a

x
Nồng chất tan trong dung dịch: V 0
a−x 1
Vc
x1
K= V 0

x 1 a−x1
=
K. V 0 V c

V0
x 1 =a. V 0−K .V c

-Lần chiết thứ 2:

x 1 −x 2
Nồng độ chất tan trong dung môi chiết: V c

x2
Nồng độ chất tan trong dd: V 0

x 1−x 2
Vc
x2
K= V 0

V0
x2=x1. V 0 +K .V c

Thay x1 đã tính được ở trên vào công thức tính x2:

V0
)2
x2=a.( V 0 +K .V c

Sau lần chiết thứ n:

V0
)n
xn=a.( V 0 +K .V c
[( )]
n
V0
1−
V 0 +KV c
Lượng chất chiết được sau n lần chiết là: m=a.

 Chiết n lần có lợi hơn chiết 1 lần.

Câu 3: Viết biểu thức tính K phân bố và K cân bằng, cho biết chúng phụ
thuộc vào những yếu tố nào.

Công thức tính hằng số phân bố:

K=exp
[ μ02 −μ 01
RT ] a1
= a2

Hằng số phân bố chỉ phụ thuộc vào bản chất các chất và nhiệt độ.

Công thức tính hằng số cân bằng đối với pứ trong bài này:

[ KI 3 ]
KCB= [ KI ] [ I 2 ]

Hằng số cân bằng phụ thuộc nồng độ, nhiệt độ, áp suất và bản chất của
các chất.

Câu 4: Tại sao khi chuẩn bị độ I2 trong dung dịch H20 thì không nên cho
hồ tinh bột vào ngay từ đầu và khi chuẩn I 2 trong dung dịch CCl 4 phải thêm
dung dịch KI vào.

-Khi chuẩn độ I2 trong dd H2O thì không nên cho HTB vào ngay từ đầu
vì: HTB có cấu tạo dạng xoắn  hấp thụ I2 gây sai số chuẩn độ.

-Phải thêm dd KI vào để hòa tan I2 vì:

KI + I2  KI3
Khi thêm đ KI vào  [ KI ] tăng cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là
chiều tạo KI3.

Bài 2: Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Câu 1: Năng lượng hoạt hóa là gì?

- Năng lượng họat hóa là năng lượng dư tối thiểu mà hệ phản ứng cần phải có
so với năng lượng trung bình của hệ ban đầu để phản ứng có thể xảy ra.

Câu 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

- Sự ảnh hưởng của nhiêt độ tới vận tốc của phản ứng là: nếu nhiệt độ phản
ứng càng cao thì phản ứng xảy ra càng nhanh.

Câu 3: Nồng độ NaOH có ảnh hưởng gì đến chuẩn độ?

- Sự ảnh hưởng của nồng độ NaOH tới chuẩn độ là : không nên dùng nồng độ
quá loãng vì khó phát hiện điểm tương đương, không nên dùng nồng độ cao dễ dẫn
dến sai số lớn. Nồng độ NaOH hay dùng là 0,1N.

Bài 3: Tính tan hạn chế của chất lỏng

Bài 4: Phương pháp phân tích nhiệt

1, Nhiệt độ eutecti là gì? Điểm eutecti là gì ?

Nhiệt độ eutecti là một hỗn hợp của các hợp chất hoặc nguyên tố hóa học mà
trong đó có một hợp phần hóa rắn ở nhiệt độ thấp hơn các hợp phần khác
trong hỗn hợp đó.

Điểm eutecti giao điểm của nhiệt độ eutecti và hợp phần eutecti trên biểu đồ
pha.
Bài 5: Điều chế dung dịch keo và xác định ngưỡng keo tụ

1)Dung dịch keo là gì? Có mấy cách điều chế dung dịch keo?

-Dung dịch keo là hệ phân tán trong đó các hạt của chất phân tán có đường
kính cỡ 10-7 đến 10-9.

-Có 2 phương pháp điều chế dung dịch keo:

+Phân tán từ hệ phân tán thô.

+Ngưng tụ từ dung dịch thực.

2)Viết cấu tạo hạt keo dương AgI và hạt keo âm H2SiO3?

-Keo dương AgI: [(AgI)m.nAg (n-x)NO3-].xNO3-.

-Keo âm H2SiO3: [(H2SiO3)m.nSiO32-.(2n-x)K+].xK+.

3)Ngưỡng keo tụ là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

-Ngưỡng keo tụ: là nồng độ tối thiểu của dung dịch keo để có thể xảy ra quá
trình keo tụ.

-Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ:

+Nồng độ.

+Nhiệt độ.

+Khuấy trộn.

+Thời gian.

+Chất điện li  quan trọng và có ý nghĩa nhất.

+Yếu tố bên ngoài.


Câu 4: Vì sao khi điều chế dung dịch keo Fe(OH) 3 cần phải đun sôi
nước?

Bài 6: Hấp phụ đẳng nhiệt

Câu 1: Hấp phụ là gì? Có mấy loại hấp phụ ?

-Hấp phụ là quá trình chất chứa các phân tử chất khí,lỏng hay chất hòa tan lên
bề mặt phân cách pha. Bề mặt phân cách pha có thể là khí- lỏng, khí- rắn hay lỏng-
lỏng, lỏng- rắn…

*Phân loại hấp phụ:có 2 loại hấp phụ : là hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa học.

Câu 2: Những thuyết nào đã học về hấp phụ?

*Có 3 thuyết đã học về sự hấp phụ

- Thuyết hấp phụ đẳng nhiệt frendlich

- thuyết của Langmuir

- Thuyết của Bet

Câu 3 : Giải thích cách tính các hằng số k, n?

-Giải thích cách tính các hằng số n, K

+Dựa vào đồ thị phụ thuộc giữa Lg(x/m) và LgC ta biết được tg α .

Lại có : tg α = n.

x
=
-Thay n vào phương trình lg m lgK+n.lgC. Ta rút ra được K.

Câu 4 : Những sai số nào có thể gặp trong quá

trình thí nghiệm?


-Những sai số nào có thể gặp trong quá trình thí nghiệm.

+ Sai số chủ quan : sai số trong quá trình cân, chuẩn độ, đong, tính toán kết
quả.

+ Sai số khách quan : do dụng cụ thí nghiệm, hóa chất…

Ví dụ : Chuẩn độ là quá trình đi xác định điểm tương đương, từ điểm tương
đương ta suy ra nồng độ chất cần xác định. Thế nhưng trong thực tế ta không thể
tìm được chỉ thị thay đổi màu tại điểm tương đương mà chỉ có chỉ thị thay đổi màu
trước và sau điểm tương đương thôi. Như vậy trong quá trình chuẩn độ tất yếu phải
xảy ra sai số chỉ thị.

You might also like