You are on page 1of 5

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM

BÀI 12 VÀ BÀI 14
Nhóm 2 Lớp 10H Họ và tên thành viên:

1.Nguyễn Võ Kiều Anh

18. Nguyễn Thảo Ngân

20. Nguyễn Hồng Ngọc

25. Nguyễn Ngọc Tú Quyên

Bài 12: THỰC HÀNH: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I – CHUẨN BỊ:

- Dụng cụ: kính hiển vi, lamen, lam kính, kim mũi mác, kim mũi nhọn, ống nhỏ
giọt, giấy thấm.
- Hóa chất: nước cất, dung dịch NaCl
- Mẫu vật: củ hành tím
II – CÁCH TIẾN HÀNH:
Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật
Bước 1: Dùng kim mũi mác (hoặc kim mũi nhọn) bóc một lớp tế bào biểu bì củ
hành tím và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.
Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước tràn ra ngoài (nếu
có).
Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính nhỏ để chọn vùng tế bào phù hợp để dễ quan
sát, sau đó chuyển sang vật kính lớn hơn để quan sát rõ hơn.
Bước 5: Gây hiện tượng co nguyên sinh:
- Nhỏ dung dịch NaCl bằng ống nhỏ giọt vào mép lamen.
- Dùng giấy thấm đặt ở phía đối diện và để hút bớt nước cất và tạo lực hút đưa
nhanh dung dịch NaCl vào vùng có tế bào.
- Quan sát quá trình co nguyên sinh ở tế bào.
Bước 6: Gây hiện tượng phản co nguyên sinh:
- Nhỏ nước cất vào tế bào đã co nguyên sinh để làm loãng nồng độ dung dịch
NaCl.
- Dùng giấy thấm hút bớt lượng nước dư và dung dịch NaCl.
- Quan sát quá trình phản co nguyên sinh ở tế bào.
III – KẾT QUẢ VÀ HIỆN TƯỢNG:
- Khi cho dung dịch NaCl vào tiêu bản, thấy các tế bào hành tím co dần lại và
tách khỏi thành tế bào  Hiện tượng co nguyên sinh  Do dung dịch NaCl là môi
trường ưu trương đối với tế bào thực vật nên khi cho dung dịch NaCl vào tiêu bản, nước
thẩm thấu từ trong tế bào ra ngoài khiến thể tích tế bào chất giảm làm tế bào co lại gây ra
hiện tượng co nguyên sinh.
- Khi cho nước cất vào tế bào đang co nguyên sinh, thấy các tế bào dần dần to
ra, phục hồi lại thể tích gần như bằng ban đầu  Hiện tượng phản co nguyên sinh  Do
lúc này nước là môi trường nhược trương so với tế bào thực vật nên khi cho nước cất vào
tiêu bản, nước từ bên ngoài sẽ thẩm thấu vào bên trong của tế bào khiến thể tích tế bào
chất tăng làm tế bào to ra, phục hồi gần như hoàn toàn về trạng thái ban đầu gọi là hiện
tượng phản co nguyên sinh

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ SỰ VẬN
CHUYỂN CÁC CHÂT QUA MÀNG SINH CHẤT

1. Mục đích thực hiện đề tài

- Chứng minh hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.

- Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme.

2. Mẫu vật, hóa chất

Mẫu vật: Củ khoai tây hoặc khoai lang.

Hóa chất: Các dung dịch hydrogen peroxide (H2O2), sodium hydroxide (NaOH) 10
%, hydrochloric acid (HCl) 5 %, iodine (I2) 0,3 %, nước bọt pha loãng, tinh bột 1 %,
nước cất.
3. Phương pháp nghiên cứu

- Kết hợp của phương pháp quan sát và phương pháp làm việc trong phòng thí
nghiệm.

- Tiến hành các thí nghiệm theo tiến trình SGK trang 70:

+ Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.

+ Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase.
+ Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme amylase.

4. Báo cáo kết quả nghiên cứu


a. Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase
 Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm được đánh số thứ tự 1 và 2. Cho vào mỗi ống
nghiệm 2 dung dịch tinh bột 1%.
Bước 2: Tiến hành thêm các chất vào các ống nghiệm và lắc đều khoảng 2 – 3
phút:
+ Ống 1:Cho thêm 3 mL nước cất.
+ Ống 2:Cho thêm 3 mL nước bọt pha loãng.
Bước 3: Sau 10 - 15 phút, nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch iodine 0,3 % vào mỗi ống
nghiệm.
Bước 4: Quan sát sự đổi màu của mỗi ống nghiệm.
 Kết quả và hiện tượng
+ Ống 1: Có màu xanh đậm. Trong nước cất không có enzyme nên tinh bột không bị
phân giải → Khi nhỏ dung dịch iodine, tinh bột bắt màu với iodine tạo màu xanh đặc
trưng.
+ Ống 2: Có màu xanh tím nhưng nhạt hơn ống 1. Trong nước bọt có chứa enzyme
amylase có hoạt tính phân giải tinh bột → Lượng tinh bột trong ống bị phân giải một
phần hoặc hoàn toàn → Khi nhỏ dung dịch iodine, màu xanh đặc trưng sẽ nhạt dần hoặc
không gây phản ứng màu.
b. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của emzyme amylase

 Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị bốn ống nghiệm được đánh số thứ tự từ 1 đến 4. Cho vào mỗi ống
nghiệm 2 mL dung dịch tinh bột 1%.
Bước 2: Tiến hành thêm các chất vào các ống nghiệm như mô tả dưới đây và lắc đều
khoảng 2 - 3 phút:
+ Ống 1: Cho thêm 2 mL nước cất.

+ Ống 2: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng.

+ Ống 3: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng và 3 - 4 giọt acid HCl 5 %.

+ Ống 4: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng và 3 – 4 giọt NaOH 10 %.


Bước 3: Sau 10 - 15 phút, nhỏ 2 - 3 giọt iodine 0,3 % vào mỗi ống nghiệm.
Bước 4: Quan sát sự đổi màu của mỗi ống nghiệm.

 Kết quả và hiện tượng

 Ống 1: Có màu xanh tím đậm do trong ống nghiệm chỉ có nước cất không có
enzyme nên tinh bột không bị phân giải → Khi nhỏ dung dịch iodine, tinh bột bắt
màu với iodine tạo màu xanh đặc trưng.
 Ống 2: Có màu xanh tím hơi đậm nhưng không đậm bằng ống số 1 vì trong nước
bọt có chứa enzyme amylase có hoạt tính phân giải tinh bột. Lượng tinh bột trong
ống bị phân giải một phần hoặc hoàn toàn nên khi nhỏ dung dịch iodine, màu
xanh đặc trưng sẽ nhạt dần hoặc không gây phản ứng màu.
 Ống 3: Có màu xanh tím đậm. Do trong ống nghiệm có tinh bột, nước bọt và
dung dịch HCl. Dung dịch HCl có môi trường pH acid không phù hợp cho enzyme
amylase hoạt động. Nên tinh bột không bị phân giải. Vì vậy khi nhỏ dung dịch iodine,
tinh bột sẽ bắt màu với iodine tạo màu xanh đặc trưng.
 Ống 4: Không có màu xanh tím. Do trong ống nghiệm có tinh bột, nước bọt và dung
dịch NaOH. Dung dịch NaOH có môi trường pH base thuận lợi cho enzyme
amylase hoạt động. Lượng tinh bột bị phân giải nhiều nhất. Khi nhỏ dung dịch
iodine, không xuất hiện màu xanh tím

2NaOH + I2 → NaI + NaIO + H2O

c. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của emzyme catalase
 Các bước thực hiện

Bước 1: Cắt 3 lát khoai tây dày khoảng 1 cm và đánh số thứ tự từ 1 đến 3
Bước 2: Xử lí các lát khoai tây
+ Lát số 1: Để ở điều kiện bình thường (mẫu đổi chứng)
+ Lát số 2: Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ
+ Lát số 3: Cho vào nước cất và đun sôi khoảng 3 – 5 phút, sau đó để nguội
Bước 3: Lấy 3 lát khoai tây cho vào đĩa petri. Nhỏ lần lượt dung dịch hydrogen
peroxide (H2O2) lên các lát khoai tây
Bước 4: Quan sát hiện tưởng sủi bọt khí ở các lát khoai tây
 Kết quả và hiện tượng
+ Trong peroxisome của các tế bào củ khoai tây có chứa các enzyme catalase thủy phân
hydrogen peroxide thành O2 và H2O làm xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.
H2 O2 → H 2 + O 2
+ Số lượng bọt khí càng nhiều chứng tỏ hoạt tính của enzyme catalase càng mạnh.

Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt khí => Chứa nhiều enzyme catalase
Lát khoai tây ngâm lạnh: Chứa ít bọt khí => hoạt tính enzyme catalase giảm dần trong
điều kiện nhiệt độ thấp
Lát khoai tây chính: không có bọt => không còn enzyme catalase do đã bị phá hủy bởi
nhiệt độ cao

You might also like