You are on page 1of 76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 3
3.1. Cấu trúc các tầng khí quyển

3.2. Giới thiệu môi trường không khí

3.3. Chất lượng không khí

3.4. Ô nhiễm môi trường không khí

3.5. Ảnh hưởng của chất lượng không khí

3.6. Bảo vệ sức khỏe trước tác động ONKK


Khí quyển bao quanh Trái Đất và có thành phần không
đồng nhất cả theo phương nằm ngang lẫn theo phương
thẳng đứng. Tuy nhiên, sự khác biệt thể hiện rõ nét hơn
theo phương thẳng đứng, đặc biệt về chế độ nhiệt. Theo
phương'thẳng đứng, có thể chia khí quyển thành 5 tầng:
• Tầng đối lưu
• Tầng bình lưu
• Tầng trung lưu
• Tầng nhiệt quyển
• Tầng ngoại quyển
Hình : Cấu trúc các tầng của khí quyển
phân theo độ cao
Tầng đối lưu (Troposphere): là tầng thấp nhất của khí
quyển, chiếm khoảng 70% khối lượng khí quyển, có nhiệt
độ thay đổi giảm dần từ +40°C ở lớp sát mặt đất tới - 50°C
ỏ trên cao.
• Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở
hai cực và 16 – 18 km ở vùng Xích Đạo.
• Trong tầng này luôn có chuyển động đối lưu của khối
không khí bị nung nóng từ mặt đất nên thành phần khí
quyển khá đồng nhất.
• Đây là nơi có nhiều hơi nước, bụi và các hiện tượng
thời tiêt chính như mây, mưa, tuyết...
Tầng bình lưu (Stratosphere): nằm trên tầng đối lưu, với
ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km.
Nhiệt độ không khí của tầng bình lựu có xu hướng tăng
dần theo chiều cao, từ - 56°C ở phía dưới lên - 2°C ở trên
cao. Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các
hiện tượng thời tiết.
Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp
không khí giàu khí ôzôn (O3), thường được gọi là tầng
ôzôn với tác dụng bảo vệ cho Trái Đất khỏi ảnh hưởng độc
hại của tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống.
Tầng trung lưu (Mesosphere):
• Nằm ở bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km.
• Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao, từ -2°C ở phía
dưới giảm xuông -92°C ở lớp trên.
• Tầng trung lưu ngăn cách với tầng bình lưu bằng một
lớp không khí mỏng dày khoảng l km.
Tầng nhiệt quyển (Thermosphere)
• Có độ cao từ 80 km đến 500 km, ở đây nhiệt độ không
khí có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -92°C đến +
1.200°C.
• Nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo thời gian trong
ngày, ban ngày thường rất cao và ban đêm thấp.
• Lớp chuyển tiếp giữa trung lưu và nhiệt quyển gọi là
trung quyển hạn.
Tầng ngoại quyển (Exosphere)
• Bắt đầu từ độ cao 500 km trở lên. Do tác động của tia tử
ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng này bị phân
huỷ thành các ion dẫn điện, các điện tử tự do.
• Nhiệt độ của tầng ngoại quyển nhìn chung có xu hướng
cao và thay đối theo thời gian trong ngày.
• Giới hạn bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông
thưòng người ta ước định vào khoảng từ 1.000 -
2.000km.
• Chủ yếu tập trung ở tầng đối lưu.
• Điểm nổi bật của thành phần không khí là các chất có
thành phần thể tích hầu như không đổi: 78,1% N2,
20,99% oxy, 0,93% Argon (Ar), 0,03% khí carbonic,
0,02% Ne, 0,05% Heli.
• Thành phần này có thể bị biến đổi khi không khí bị ô
nhiễm.
• Hơi nước phụ thuộc vào nhiệt độ rất nhiều. Người ta
chứng minh rằng khi nhiệt độ tăng thì nồng độ hơi
nước bão hòa cũng tăng.
• Ví dụ: ở nhiệt độ 00C thì nồng độ bão hòa hơi nước là
0,6%, ở 100C thì nó là 1,2%, còn khi ở 300C thì nồng
độ lại là 4,2%.
Khi chúng ta xem xét khí quyển dưới góc độ môi trường
thì đó chính là môi trường không khí.
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái đất, với ranh giới
dưới là bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên
là khoảng không giữa các hành tinh.
• Không khí trong tự nhiên là một hỗn hợp bao gồm các
thành phần hóa học sau đối với không khí khô:
Ni tơ 78.09% Ô xy 20.94% Argon 0,93%
cacbonic 0,032% Nêon 18 ppm Hê li 5,2 ppm
Mê tan 1,3ppm Kripton 1,0ppm Hydrô 0,5 ppm
CO 0,1ppm Ni tơ ôxít 0,25 ppm O zôn 0,02 ppm

• Hỗn hợp của không khí khô và hơi nước tạo thành không
khí ẩm.

• Không khí với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 ,…
cần cho hô hấp của động vật cũng như quá trình quang
hợp của thực vật  nguồn gốc của sự sống.
Thông số vật lý của không khí ẩm:
Nhiệt độ: là thông số chỉ mức độ nóng lạnh của không khí.
Nó được đo trên nhiệt kế và biểu thị trên 2 đơn vị đo thường
gặp là độ bách phân (0C), độ F và độ K (trong tính toán kỹ
thuật).
Độ ẩm: mô tả lượng hơi nước tồn tại
trong một thể tích hỗn hợp dạng khí
nhất định.
Độ ẩm tuyệt đối (g/m3): là thước đo
tổng khối lượng hơi nước trong một thể
tích không khí nhất định. Nó là một đại
lượng phụ thuộc vào nhiệt độ không khí
Máy đo độ ẩm không khí
và áp suất hơi nước (mm Hg).
Độ ẩm tương đối (%): là tỷ số giữa khối lượng nước trên
một thể tích hiện tại so với khối lượng nước trên cùng thể
tích đó khi hơi nước bão hòa.
Dung ẩm: là trọng lượng hơi nước chứa trong khối không
khí có phần khô là 1 kg.
Vai trò của khí quyển:
• Cung cấp oxy (cần thiết cho sự sống của trái đất)
• Cung cấp CO2 (cần thiết cho quá trình quang hợp của
thực vật)
• Cung cấp khí nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các
nhà máy sản xuất amoniac để tạo các hợp chất chứa
ni tơ cần cho sự sống.
• Khí quyển là phương tiện vận chuyển nước hết sức
quan trọng từ các đại dương ớ đất liền như một phần
của chu trình tuần hoàn nước.
Sự thay đổi trong thành phần khí quyển trái đất theo thời gian
(Nguồn: www.scientificpsychic.com)
+ Kể từ khi hình thành, bầu khí quyển bị tác động liên tục của
nhiều quá trình, trong đó có 3 quá trình chủ yếu là quang hoá,
quang hợp và oxy hoá:
* Quang hóa là phân ngành hóa học quan tâm đến những hiệu
ứng hóa học của ánh sáng.
 Các phản ứng quang hoá sẽ phân huỷ các phân tử khí dưới
tác động của tia bức xạ vũ trụ.
 Trong tự nhiên, quang hóa có một vai trò rất to lớn, nó là cơ
sở cho quang tổng hợp, thị giác, và sự tạo thành vitamin D với
ánh sáng Mặt Trời
Quang hợp là quá trình
thu nhận năng lượng
ánh sáng Mặt trời của
thực vật, tảo và một số
vi khuẩn để tạo ra hợp
chất hữu cơ phục vụ
bản thân cũng như làm
nguồn thức ăn cho hầu
hết các sinh vật trên Trái
Quá trình quang hợp (Nguồn: dinhnghia.vn)
đất.
Vai trò của Quang hợp:
• Tổng hợp chất hữu cơ
• Tích luỹ năng lượng
• Điều hoà không khí
Trong các chuỗi thức ăn tự
nhiên, các sinh vật quang
dưỡng (sống nhờ nguồn năng
lượng do quang hợp) thường là
những mắt xích đầu tiên; nghĩa
là các sinh vật còn lại đều sử
dụng sản phẩm của quá trình
quang hợp phục vụ nhu cầu
dinh dưỡng của chúng. chuỗi thức ăn tự nhiên

 Quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc
nhất trên Trái đất, vì nó tạo năng lượng cho sự sống trong
Sự Oxy hóa (chất khử) là quá
trình làm cho chất đó nhường
electron hay làm tăng số oxi
hoá của chất đó.

Hiện tượng oxy hóa (Nguồn: s360.edu.vn)


Không khí sạch mà chúng ta hít thở là hỗn hợp các khí tự
nhiên chủ yếu là nitơ (78%), oxy (21%). 1% còn lại chủ yếu là
khí argon (0,93%), khí carbon dioxit (0,032%) và dạng vết các
khí neon, heli, ozon, xenon, hydro, metal, kripton và hơi
nước.
Đặc điểm: Không khí sạch không màu, không mùi, không vị
lạ. Khi trong không khí xuất hiện thêm bất kỳ chất nào khác
dẫn đến ô nhiễm không khí (ONKK) sẽ xảy ra.
 Chất lượng không khí do yếu tố nào
quyết định?
 Chất lượng không khí hiện nay ra
sao?
Được VTC cung cấp Bầu trời Paris phía sau tháp Eiffel thường có sương mù (bên Được VTC cung cấp Bầu trời ở Canary Wharf, London phủ đầy khói bụi vào cuối
trái) và quang cảnh thoáng đãng tại tháp Eiffel, sau khi bị phong tỏa vào ngày 13/3 tháng 2/2019 (bên trái) và hình ảnh buổi sáng trong lành ở Canary Wharf vào ngày
do Covid-19 (Ảnh: Getty Images) 25/3/ 2020. (Ảnh: AP)

Hình ảnh so sánh mức độ khí thải NO2 trong không khí giữa thời điểm dịch Covid 19 gia tăng và
thời điểm 1 năm trước đó nguồn từ cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA)
Mức độ ô nhiễm ở Trung Quốc trong tháng 1 tương phản với
mức độ trong tháng 2. Ảnh: NASA.

Chất lượng không khí ở Trung Quốc (Ảnh: cosmopolitanme.com)


 AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng
không khí hàng ngày.
 Được coi là một thước đo mức độ ô nhiễm không khí
một cách đơn giản.
 AQI hiển thị chất lượng không khí xung quanh ta là sạch
hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào.
 Tác động đối với sức khỏe cộng đồng càng rõ rệt khi chỉ
số AQI càng lớn.
 Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe
người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày
sau khi hít thở không khí ô nhiễm.
EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan
Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với các
thông số ô nhiễm không khí chủ yếu:
 Ozon mặt đất
 Bụi mịn PM 2.5 (Particulate Matter) và PM 10.
 Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu
chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.
 EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng
giá trị AQI để mọi người dễ dàng hiểu được cho mức độ ô
nhiễm không khí trong cộng đồng của họ.
Ô nhiễm không khí (ONKK) là kết quả của việc thải các
chất độc hại vào không khí ở một tỷ lệ vượt quá khả
năng tự làm sạch của khí quyển (ví dụ như quá trình
chuyển đổi, phân huỷ và hoà tan các chất độc này).
ONKK xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc
hại như các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt
chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành
phần tự nhiên của khí quyển trong đó một số loại khí là
những thành phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ
trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không khí khi nồng
độ của nó cao hơn mức bình thường.
Theo nguồn gốc phát sinh
Các chất gây ô nhiễm sơ cấp
Các chất gây ô nhiễm thứ cấp
Dựa vào trạng thái vật lý
Khí như SO2 , SO3, NO, NO2, H2S, NH3, CO, Cl2, HCl…
Hơi (lỏng) như hơi dung môi hữu cơ, mùi hôi
Particulate matter: các hạt như bụi, khói, thường có kích thước từ
0,1 đến 100 m.
Ô nhiễm vật lý: Bao gồm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ồn,
rung, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió...), ô nhiễm chất phóng xạ.

33
 Hoạt động núi lửa
 Cháy rừng
 Bão cát
 Các nguồn khác:
Thực vật, đại
dương, các nguồn
khác…
 Đặc điểm của loại khí thải này
là nguồn thải thấp, di động và
không đều.
 Những chất ô nhiễm đặc trưng
của khí thải giao thông là bụi,
CO, NOx, SOx, chì, CO2 và
VOCs.
Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô
nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn.
Ngoài các chất ô nhiễm sinh ra do các quá
trình đốt nhiên liệu, mỗi ngành công nghiệp
còn sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng.
 Công nghiệp gang thép, năng lượng
 Công nghiệp chế biến dầu mỏ
 Nhà máy xi măng
 Công nghiệp chế biến thực phẩm
 Công nghệ dệt may
 Nhà máy hóa chất….
Sản xuất nông
nghiệp sinh ra các
chất ONKK chủ yếu
từ việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực
vật và phân hóa học,
và quá trình đốt các
phế phẩm nông
nghiệp trên đồng.
Ảnh hưởng của chất lượng
không khí

Sức khỏe Khí hậu


con người Môi trường
toàn cầu
-sinh vật
 ONKK gây ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe con người
và tùy thuộc vào thời gian
tiếp xúc.
 Ảnh hưởng của ONKK tác
động rõ rệt nhất lên hệ hô
hấp, đặc biệt là phổi
 Nhóm người bị ảnh hưởng
rõ nhất là nhóm người bị
bệnh về phổi, trẻ em, người Ô nhiễm môi trường không khí gây tác hại
lên sức khỏe con người
già, và phụ nữ mang thai.
 Các tác động của ONKK trên đường hô hấp phụ thuộc
vào loại và sự pha trộn các chất ô nhiễm với nhau, nồng
độ trong không khí, thời lượng tiếp xúc, lượng chất gây ô
nhiễm được hít vào và lượng chất gây ô nhiễm thâm
nhập vào phổi.

 Trong khi PM10 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích
tụ trên phổi, thì PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng
bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch
phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Bụi PM
2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản
hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi.
 Các triệu chứng có thể được nhìn thấy ngay sau khi tiếp
xúc với mức độ ô nhiễm cao, bao gồm kích ứng đường
hô hấp, khó thở và tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn
 Tiếp xúc với ozon và các hạt bụi, chất ô nhiễm làm giảm
chức năng phổi, đồng thời làm tăng nặng các bệnh phổi
mãn tính. Khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí
trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc
bệnh ung thư phổi.
 Chất lượng không khí thấp dẫn đến bệnh nhân bị viêm
mũi dị ứng, viêm xoang tăng lên. Mũi là cửa ngõ của
đường hô hấp, do đó, đây là cơ quan đầu tiên chịu ảnh
hưởng từ việc thay đổi thời tiết hay môi trường, khí hậu.
 ONKK làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca gãy
xương liên quan. Tác động này tương tự như tác động
của khói thuốc lá đến hệ xương của cơ thể.
 Đau đầu: Trong thời gian mức độ ô nhiễm cao, các
bệnh viện cũng thường tiếp nhận nhiều ca đau nửa
đầu hơn.
 ONKK có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch,
làm tăng nguy cơ đau tim và tỷ lệ đột quỵ.
 ONKK có mối liên quan chặt chẽ với bệnh thận và suy
thận. Nguyên nhân là do ô nhiễm không khí tạo gánh
nặng khiến thận không thể lọc hết các phân tử ô
nhiễm trong máu.
 Lão hóa da: Các chất ô nhiễm có thể phá hủy các tế
bào da và ảnh hưởng đến khả năng tự tái tạo của da,
gây thay đổi sắc tố của da, đẩy nhanh quá trình lão
hóa khiến làn da trở nên xấu đi.
Số liệu do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Kết quả nghiên cứu về chỉ số EPI của Việt Nam Năm
công bố liên quan đến số người tử vong liên 2012 (EPI - Đại học Yale)
quan đến ô nhiễm môi trường
Sự thay đổi màu: nâu tối, đen, màu đỏ không bình
thường hoặc đỏ vết (chấm đỏ) của sắc tố.

Trạng thái cây: Tác hại dạng ẩn có thể biểu hiện trong
quá trình phát triển, sự suy yếu biểu hiện ở kích thước
trong tăng trưởng, ở ngọn biểu hiện dạng xoắn, phình
to; sự trương nở hoặc tàn của hoa thường dẫn đến
sinh ra dị dạng, sự phát triển không đồng đều của
cuống lá và phiến lá gây ra hiện trạng xoắn lá và dị
dạng ở phiến lá.
MƯA AXÍT

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

TẦNG ÔZÔN VÀ LỖ THỦNG TẦNG ÔZÔN


 Là nước mưa có chứa nhiều axit do không khí bị ô
nhiễm nặng gây ra.
 NO2, SO2 rất dễ hoà tan trong nước tạo thành H2SO4,
HNO3 và rơi xuống trái đất cùng các hạt mưa.
 Mưa axít khi nước mưa có pH < 5,6.

Mưa axit hủy hoại rừng cây ở dãy núi blue Mưa axit ăn mòn tượng đá vôi
Ridge, North Carolina
• Làm tổn hại đến sức khoẻ con người
• Gây ra ăn mòn các vật kiến trúc
• Mưa axit làm ô nhiễm nguồn nước trong hồ và phá
hỏng các loại thức ăn, uy hiếp sự sinh tồn của các loài
cá và các sinh vật khác trong nước
• Trở ngại quá trình quang hợp, làm cho chất dinh
dưỡng trong đất bị tan mất, phá hoại sự cố định đạm
của vi sinh vật và sự phân giải các chất hữu cơ, làm
giảm độ màu mỡ của đất, cản trở sự sinh trưởng của
bộ rễ làm suy giảm khả năng chống bệnh và sâu hại.
Hiệu ứng nhà kính: là quá trình nóng lên một cách tự nhiên do sự
có mặt của các khí nhà kính trong khí quyển (giống hiện tượng ấm
lên bên trong các nhà kính nên gọi là hiệu ứng nhà kính - green
house effect).
Các khí nhà kính trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà
kính tự nhiên và các khí phát thải do các hoạt động của con
người.
Một số khí nhà kính tiêu biểu:
 Carbon Dioxit (CO2, đóng góp 60% cho quá trình làm
tăng nhiệt độ khí quyển),
 Hơi nước
 Methane (CH4)
 Ôxit Nitơ (N2O)
 Ozone (O3)
 Chlorofluorocarbons (CFC).
 Các khí nhà kính là các khí có khả năng hấp thu bức
xạ hồng ngoại
 Các khí này không hấp thu các bức xạ của mặt trời
nên các bức xạ hồng ngoại từ trái đất bị các khí nhà
kính hấp thu, ngăn không cho năng lượng thoát ra
ngoài không gian, khiến cho nhiệt độ khí quyển tăng
lên, sinh ra hiệu ứng nhiệt.
Nhiệt độ bề mặt trung bình của trái đất được quyết định bởi
sự cân bằng giữa:
Năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất.
Năng lượng bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất vào vũ trụ.
Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng
xuyên qua lớp khí nhà kính (CO2, NOx, CH4, CFC,..), còn
bức xạ nhiệt từ trái đất là bức xạ nhiệt sóng dài nên không
thể xuyên qua lớp khí nhà kính.
Nhiệt độ khí quyển quanh trái đất nóng lên (+15oC thay vì -
30oC)
 Hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng (theo dự báo) tỷ lệ lưu
giữ năng lượng ở lại tầng đối lưu dẫn đến việc nhiệt độ khí
quyển tăng lên tới mức có hại tới môi trường, khí hậu toàn
cầu.
 Theo dự đoán của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát
triển của Liên hợp quốc, nhiệt độ của trái đất trong thế kỷ
tới sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5oC so với nhiệt độ hiện nay.

February temperatures from 1880 to 2016 from NASA


GISS data. Values are deviations from the base
period of 1951-1980. Stefan Rahmstorf
 Hiện tượng biến đổi khí hậu có quan hệ khăng khít với
hiệu ứng nhà kính, do các tác động trực tiếp và gián tiếp
của con người.
 Biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng
nóng lên của trái đất do hoạt động của con người gây ra
(Trần Thanh Xuân và cộng sự, 2011).
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại
cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên
Trái đất.
 Sự biến đổi của lượng mưa (cường độ mưa) trên Trái đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự
ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Nhiệt độ bề mặt trung bình Thế giới

Mực nước biển trung bình Thế giới

Lớp bao phủ tuyết Bắc bán cầu


Triệu km2

Thay đổi về nhiệt độ, mực nước biển và lớp tuyết bao phủ ở Bắc bán cầu
(Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu, Báo cáo tổng hợp, 2007)
 Lỗ thủng của tầng ozone theo định nghĩa của Cục Môi
Trường (EPA) Mỹ là khu vực có hàm lượng ozone
thấp hơn 220 đơn vị dobson (DU).
 Kỷ lục thấp nhất của tầng ozone là 88 DU được ghi
nhận vào năm 1994.
 Diện tích lớn nhất ở một thời điểm xác định là 26
triệu km2 ghi nhận được vào năm 1996.
 Hàng năm lổ thủng tầng ozone bắt đầu xuất hiện vào
tháng 8, đạt đến cực đỉnh vào tháng 10
 Thủng tầng ozon sẽ gây ra hiện tượng một lượng lớn
tia cực tím sẽ chiếu xuống trái đất.
 Ở vùng Nam Cực lượng mất ôzôn càng trầm trọng,
nhất là vào mùa đông do các nguyên nhân:
 Vì vào mùa đông có sự tạo các đám mây ty do các
sol khí núi lửa. Các đám mây ty chứa các tinh thể
băng rất nhỏ và trên bề mặt các hạt băng này sẽ sảy
ra các phản ứng dị thể giữa CFC, ôzôn và *O* để duy
trì các phản ứng phá huỷ ôzôn. Ngoài ra còn một loạt
phản ứng nữa liên quan đến sự có mặt của NO2
trong tầng bình lưu để tạo ra Cl* và phá huỷ ôzôn.
 Lực quay của trái đất
Nguồn: NASA
 Làm suy giảm sức khỏe và phá hủy hệ thống miễn
dịch của cơ thể người và động vật.
 Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: mất cân bằng hệ sinh
thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của
các loài tôm, cua, cá,… và cũng làm giảm khả năng
sinh sản của chúng.
 Làm giảm chất lượng không khí: Tầng ozon suy giảm
sẽ làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất,
làm tăng phản ứng hóa học từ đó sẽ dẫn đến ô nhiễm
khí quyển.
 Gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng
 Tác động tới vật liệu: Bức xa của tia tử ngoại sẽ làm
giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm mất độ bền
chắc. Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng cường
hiệu ứng nhà kính.
 Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí:
• Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không
khí trên các ứng dụng, phương tiện thông tin truyền
thông chính thống
• Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần
với nước muối sinh lý
• Các Bộ ngành, người dân cần quan tâm công tác
quản lý và bảo vệ môi trường không khí quyết liệt hơn
nữa.
• Tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân
 Đối với không khí trong nhà:
• Vệ sinh cảnh quan sống,
trồng nhiều cây xanh
• Nên bỏ hẳn hoặc hạn chế
hút thuốc, nên tránh xa khói
thuốc;
• Bảo vệ sức khỏe từ bên
trong để tăng cường đề
kháng, nên tập thể dục
thường xuyên.
 Đối với không khí trong nhà:
• Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các
dịp lễ;
• Hạn chế mở cửa khi không khí bên ngoài ô nhiễm
nặng, nhất là những nhà gần đường giao thông, khu
vực ô nhiễm;
• Thay thế nhiên liệu đốt cháy
 Đối với không khí trong nhà:
• Sử dụng máy lọc không khí, máy hút mùi hay chất độc
khác;
• Thiết kế nhà thông thoáng tận dụng dòng khí lưu
thông tự nhiên vào và ra khỏi nhà;
• Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các năng lượng khi
không cần thiết
• Bố trí các kiến trúc hợp lý
 Đối với giao thông:
• Che chắn xe vận chuyển phế thải xây dựng, bùn thải,
các công trình xây dựng; vệ sinh sạch các phương tiện
trước khi ra khỏi công trường;
• Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân chuyển qua
phương tiện giao thông công cộng.
• Thay đổi công nghệ các phương tiện giao thông, sử
dụng nhiên liệu xanh thay thế dần cho nguyên liệu hóa
thạch; bảo trì bảo dưỡng xe thường xuyên; thu hồi, loại
bỏ các xe cũ không đủ điều kiện lưu hành.
 Đối với giao thông:
 Đối với giao thông:
• Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất
lượng
• Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ nếu chờ
lâu
• Thiết kế mạng lưới quan trắc theo dõi
chất lượng không khí trên phạm vi vùng
và quốc gia
• Trồng nhiều cây xanh; phun nước rửa
đường thường xuyên tại các trục đường
giao thông chính để hạn chế bụi phát
tán
Đối với công nghiệp và xây dựng:
• Chế tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện
đại, ít ô nhiễm để thay thế
• Sử dụng các nhiên liệu xanh (nhiên liệu sinh học) thay thế
dần cho các nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, kiểm
soát tốt quá trình đốt
• Quy hoạch lại nhiều khu - cụm công nghiệp, hạn chế tình
trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến khu dân cư
• Lắp đặt các hệ thống chống
rung giảm thiểu tiếng ồn
Đối với công nghiệp và xây dựng:
• Có các quy định và biện pháp chặt chẽ hơn về QC kỹ thuật
và chế tài xử lý đối với các nguồn phát thải công nghiệp.
• Cần xây dựng các hàng rào che chắn cho các công trình
để hạn chế bụi phát tán
• Các nhà máy cần đầu tư cho công
nghệ xử lý khí thải công nghiệp phù
hợp với từng ngành nghề sản xuất
• Trang bị bảo hộ lao động đảo bảm
cho công nhân
 Đối với nông nghiệp:
• Hạn chế quá trình đốt cháy chất thải, tận dụng chất
thải hữu cơ để làm phân bón sinh học thay thế phân
bón hóa học
• Thiết kế và vận hành các trang trại hợp vệ sinh, xử lý
chất thải trước khi đưa vào môi trường
• Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
giúp người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường, thực hiện, chấp hành nghiêm các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi.
 Đối với nông nghiệp:
• Khuyến khích áp dụng các mô hình xử lý sinh học tiên
tiến, hiện đại tại các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi
• Quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng hóa chất, chất
cấm, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh trong
chăn nuôi
• Hướng dẫn người dân sử dụng đúng kỹ thuật các loại
thuốc và phân bón.
1. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí trong nhà.
2. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí từ hoạt động giao thông.
3. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí từ quá trình sản xuất công nghiệp.
4. Phân tích tình hình ONKK tại các thành phố lớn ở Việt
Nam.
5. Trình bày các giải pháp có thể áp dụng nhằm cải thiện
chất lượng không khí tại nơi anh/chị sinh sống.
6. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi tác động của
ONKK, anh/chị cần làm gì?

You might also like