You are on page 1of 17

SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU CALO - PROTEIN

HÀNH CHÍNH:

1. Tên môn học: Nhi khoa.

2. Bài giảng: Lý thuyết.

3. Đối tượng: Sinh viên Y4 + Chuyên tu Y3.

4. Thời gian: 2 tiết.

5. Địa điểm: Giảng đường.

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của bệnh SDD.

2. Nêu được ba cách phân loại suy dinh dưỡng và phân tích ưu, nhược điểm của từng
cách.

3. Mô tả được các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm của bệnh suy dinh dưỡng.

4. Trình bày được cách điều trị suy dinh dưỡng.

5. Nêu được biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng.

NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa:

Suy dinh dưỡng là bệnh lý thường gặp ở trẻ < 5 tuổi do cơ thể thiếu Protein -
năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, thường kèm theo tác động của nhiễm khuẩn
97
và ngược lại, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và trí
thông minh của trẻ.

2. Dịch tễ học:

Trên thế giới hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước
đang phát triển trong đó có khoảng 20 triệu là suy dinh dưỡng nặng (theo
WHO/UNICEF 1993). Hàng năm có khoảng 12,9 triệu trẻ em chết vì bệnh tật nói
chung trong đó suy dinh dưỡng chiếm 50%.

Theo điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, số liệu năm 2012 – 2013 cũng
cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở mức hơn 16%. Suy dinh dưỡng về
chiều cao/tuổi ở mức 26.7% và nhóm tuổi dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ em từ 6
tháng đến 24 tháng.

Riêng tại Đăklăk, trẻ dưới 5 tuổi SDD còn khá cao, tỷ lệ SDD cân nặng/ tuổi
chiếm khoảng 23,4%, trong đó SDD nặng vẫn còn tồn tại, chiếm 0,3% trên tổng số
trẻ SDD dưới 5 tuổi.

Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2013).
98
3. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ:

3.1 Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng:

- Mẹ mất sữa hoặc thiếu sữa chỉ nuôi trẻ đơn thuần bằng sữa bò hoặc nước
cháo loãng mà chưa biết hết tác hại của trẻ < 6 tháng không được nuôi bằng sữa mẹ.

- Ăn sam quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn mất cân đối theo ô vuông thức
ăn.Cai sữa quá sớm cho trẻ.

- Trẻ ốm bị ăn kiêng quá mức, chỉ ăn cháo muối, cháo đường kéo dài nhiều
ngày..

3.2 Nhiễm trùng và ký sinh trùng:

- Nhiễm trùng tiên phát: Viêm phổi, ỉa chảy, lao, giun sán..

- Giữa suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn có mối liên quan chặt chẽ:

Suy dinh dưỡng → tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn → suy dinh dưỡng nặng hơn.

VÒNG XOẮN BỆNH LÝ GIỮA SDD VÀ NHIỄM KHUẨN

Giảm số lượng

chất dinh dưỡng.

Nhiễm khuẩn: - Tăng nhu cầu Sụt cân

Pro tein - năng lượng Thiếu hụt miễn dịch

Rối loạn hấp thu.

Ăn kém

99
Tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng

3.3 Yếu tố thuận lợi:

- Bà mẹ ăn quá kiêng khem khi mang thai dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng trong bào
thai, cân nặng lúc sinh thấp.

-Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh.

-Trẻ không được chủng ngừa theo lịch, nhất là với các bệnh bắt buộc.

- Trẻ đẻ thấp cân: Suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ non.

- Dị tật bẩm sinh: Sứt môi, hở hàm ếch, hẹp môn vị, phình đại tràng bẩm sinh; Tim
bẩm sinh; tật đầu nhỏ, não úng thủy, bại não, Hội chứng Down.

- Kinh tế gia đình khó khăn: Bà mẹ phải lao động vất vả không có thời gian cho con
bú đầy đủ và chăm sóc con chu đáo; Mẹ ăn không đủ dinh dưỡng nên thiếu sữa cho
con bú. .

- Gia đình đông con: Thức ăn cho trẻ thiếu cả về chất lượng lẫn số lượng.

- Dịch vụ chăm sóc y tế kém.

4. Phân loại suy dinh dưỡng:

Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng như : phân loại theo Gomez (1956),
phân loại theo Mac Laren, …mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng thông
dụng nhất là 3 cách phân loại : WHO 1981 , Waterlow 1976, Wellcome 1970.

4.1 Phân loại theo mức độ: (WHO 1981)

Dựa vào tiêu chuẩn cân nặng theo tuổi:

* SDD độ I: Cân nặng còn 70 - 80% so với cân nặng của trẻ bình thường. Tương
đương dưới - 2SD - 3SD.

100
* SDD độ II: Cân nặng còn 60 - 70% so với cân nặng của trẻ bình thường. Tương
đương dưới - 3SD - 4SD.

* SDD độ III: Cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng của trẻ bình thường.Tương
đương dưới - 4SD.

4.2 Phân loại theo WaterLow (1976)

Dựa vào 2 chỉ tiêu: Cân nặng so với chiều cao và chiều cao so với tuổi.

Cân nặng/chiều cao > 80% < 80%

Chiều cao/tuổi

> 90% Bình thường Gầy mòn (SDD cấp)

< 90% Còi cọc Gầy mòn + còi cọc

(SDD mãn, di (SDD mãn, tiến


chứng) triển)

4.3 Phân loại theo các thể suy dinh dưỡng nặng (theo Wellcome - 1970):

Đánh giá cân nặng theo tuổi phối hợp với triệu chứng phù.

Tỷ lệ phần trăm Phù


cân nặng theo
Có Không
tuổi

60 - 80% Kwashiorkor suy dinh dưỡng độ I, II

< 60% Marasmus + Kwashiorkor Marasmus

101
* Ưu nhược điểm của từng cách phân loại:

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

WHO - Rất đơn giản. - Không phân biệt được

- Đánh giá nhanh được SDD cấp hoặc mãn.


các mức độ SDD I, II, III. - Không phân loại được

- Áp dụng rộng rãi ngoài các thể SDD nặng.


cộng đồng.

WATERLOW - Phân loại được SDD - Không phân loại được


cấp hoặc mãn, biết được các thể SDD nặng.
diễn tiến của bệnh. - Không đánh giá được
- Áp dụng được ngoài các mức độ SDD.
cộng đồng để bổ sung C1.

WELLCOME - Tiện lợi. - Chưa phát hiện được

- Phân loại nhanh các thể SDD nhẹ và vừa.


SDD nặng. - Không phân loại được
SDD cấp và mãn.

- Không áp dụng được


ngoài cộng đồng.

5. Sinh lí bệnh:

Suy dinh dưỡng kéo dài không những chậm phát triển thể chất mà còn ảnh
hưởng đến chức năng của các bộ phận trên cơ thể.

5.1 Thành phần các chất trong cơ thể:

102
5.1.1 Nước, điện giải và muối khoáng:

Thiếu protein – năng lượng làm tổn thương màng tế bào và bơm natri làm
giảm Natri trong huyết tương, tăng Natri toàn phần trong gian bào và tế bào, dẫn đến
tình trạng kéo nước theo vào gian bào và tế bào, tổng lượng nước trong cơ thể tăng
lên gây phù.

Kali mất chủ yếu do tiêu chảy và các tổ chức cơ thể bị phá hủy. Sự thiếu hụt
Kali dẫn đến thay đổi ở tim, thận, các tế bào biểu mô ống lượn, biến đổi và xơ hóa
ống niệu, giảm khả năng cô đặc và pha loãng nước tiểu của thận.

Calci và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng, magie trong máu đều giảm.

5.1.2 Protein:

Do thiếu protein nên các tổ chức trong cơ thể bị phá hủy để bù đắp sự thiếu
hụt đó, dẫn đến albumin trong huyết tương giảm, các protein vận chuyển giảm theo
làm thiếu hụt các vitamin tan trong mỡ, đặc biệt là Vitamin A.

5.1.3 Mỡ:

Trong chế độ ăn thiếu mỡ làm giảm β lipoprotein – là yếu tố vận chuyển mỡ


từ gan đến các tổ chức gây tình trạng ứ mỡ ở gan, chủ yếu là triglyceride.

5.1.4 Hydrat carbon:

Khi tiêu chảy, hấp thu Hydrat Carbon giảm, hoạt tính Insulin tăng, dự trữ
glycogen ở gan và cơ giảm, dễ gây hạ đường huyết.

5.2 Máu:

Trong suy dinh dưỡng thường có thiếu máu do thiếu sắt, protein, acid folic,
vitamin B12, đồng…và tăng hủy hồng cầu, đồng thời đó cũng là sự thích nghi với
sự giảm nhu cầu oxy của tổ chức.

5.3 Các chức năng của cơ thể:


103
- Hệ miễn dịch: đáp ứng miễn dịch giảm, hoạt tính thực bào giảm nên trẻ hay bị tiêu
chảy và mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác.

- Tim mạch: cơ tim yếu gây giảm cung lương tim, hạ huyết áp, đầu chi lạnh, tưới
máu tới thận giảm. Sự tăng đột ngột khối lượng tuần hoàn có thể gây nguy hiểm cho
trẻ.

- Thận: giảm độ lọc cầu thận và chức năng ống thận.

- Dạ dày, ruột: lượng acid trong dịch vị dạ dày giảm dễ gây nhiễm khuẩn đường tiêu
hóa. Các tế bào hấp thu ở ruột bị thoái hóa, men tiêu hóa của tụy, ruột giảm gây kém
hấp thu, ỉa chảy.

- Nội tiết: Hormon tăng trưởng tăng nhưng hoạt tính Somatomedin thấp, hormone
tuyến giáp giảm nên trẻ chậm lớn.

- Da: do thiếu vitamin, kẽm, các acid amin gây tổn thương da.

- Não: sự phát triển của não bị ngưng trệ, gây thay đổi tâm thần, chủ yếu là thờ ơ
hoặc kích thích.

6. Lâm sàng:

6.1 Suy dinh dưỡng nhẹ:

- Cân nặng còn 70 - 80% (- 2SD - 3SD)

- Mất lớp mỡ dưới da bụng.

- Trẻ còn thèm ăn, chưa có rối loạn tiêu hóa.

6.2 Suy dinh dưỡng vừa:

- Cân nặng còn 60 - 70% (- 3SD - 4SD)

- Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi.

- Rối loạn tiêu hóa từng đợt.

104
- Trẻ có thể biếng ăn.

6.3 Suy dinh dưỡng nặng:

a) Thể teo đét (Marasmus):

Trẻ SDD do đói thật sự, trẻ thiếu tất cả các chất ở múc độ trầm trọng.

- Tinh thần mệt mỏi hay quấy khóc, ít phản ứng với ngoại cảnh.

- Cân nặng còn dưới 60% (< - 4SD)

- Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già, mất lớp mỡ dưới da bụng, mông,
chi, má.

- Cơ nhão, 4 chi khẳng khiu, ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ.

- Thường xuyên rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, phân sống, bụng chướng.

- Gan bình thường hoặc to ít.

b. Thể phù (Kwashiokor):

Trẻ bị suy dinh dưỡng vì ăn quá nhiều bột "no giả tạo".

- Trẻ hay quấy khóc kém vận động.

- Trẻ phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân: phù trắng, mềm, ấn lõm.

- Cơ nhão đôi lúc bị che lấp do phù.

- Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc.

- Da khô, trên da có thể xuất hiện những mảng sắc tố ở bẹn, đùi, tay. Lúc đầu là
những chấm đỏ rải rác, lan dần rồi tụ lại thành đám màu nâu sẫm, vài ngày sau bong
da để lại lớp da non, rit nước và dễ bị nhiễm khuẩn.

- Tóc thưa dễ rụng, bạc màu, móng mềm dễ gãy.

- Răng dễ sâu, dễ rụng, mọc chậm so với tuổi.

105
- Rối loạn hấp thu: Kém ăn, hay nôn, ỉa phân sống, lỏng có nhầy mỡ, bụng chướng
do nhu động ruột giảm..

- Gan to và chắc do thoái hóa mỡ, nếu nặng có thể gây tử vong do suy gan.

c. Thể phối hợp:

- Cân nặng còn dưới 60% (<-4SD).

- Trẻ phù nhưng có thể lại gầy đét, kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa.

* Các triệu chứng kèm theo trong suy dinh dưỡng nặng là thiếu máu, thiếu Vitamin
đặc biệt là Vitamin A làm trẻ dễ khô mắt, mù mắt vĩnh viễn.

7. Cận lâm sàng:

7.1 Máu:

- Hồng cầu, bạch cầu giảm về số lượng lẫn chất lượng; Hb giảm, Hct giảm.

- Protein máu giảm ít hoặc bình thường ở thể teo đét, giảm nhiều ở thể phù (<4g%).
Albumin huyết thanh giảm rõ ở trẻ SDD thể phù.

- Điện giải đồ: K+ thường giảm.

- Chỉ số White Head (acid amin không cần/Acid amin cần) tăng cao trong thể phù.
(Bình thường 0,8 - 2).

- Chất béo trong máu giảm: Lipid, Cholesterol, Triglycerid

7.2 Nước tiểu: Số lượng nước tiểu ít, màu vàng, có thể có ít Albumin.Tỷ số
ure/creatinin giảm.

7.3 Phân: Cặn dư phân có thể thấy các chất chưa tiêu hóa: tinh bột, sợi cơ, hạt mỡ.

7.4 Dịch tiêu hóa: Độ toan toàn phần, độ toan tự do, men Pepsin, lipase, Amylase,
tripsin ở dịch vị, dịch tá tràng, ruột đều giảm.

7.5 Miễn dịch:


106
- Miễn dịch thể dịch: bình thường.

- Miễn dịch tể bào: có tổn thương rõ rệt, tế bào Lympho T giảm.

- Miễn dịch tại chỗ: IgA tiết giảm.

7.6 X quang xương: Có dấu hiệu loãng xương, điểm cốt hóa xuất hiện muộn.

8. Tiến triển và biến chứng:

8.1 Tiến triển:

Ở trẻ em biểu hiện sớm nhất là chậm phát triển cân nặng rồi chiều cao. Khi
suy dinh dưỡng nặng thì xuất hiện thiếu máu rồi phù. Sự giảm đáp ứng miễn dịch
qua trung gian tế bào làm trẻ dễ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết
hóa,…Trẻ chết trong tình trạng suy kiệt, nhiễm trùng.

8.2 Biến chứng:

- Khô, Loét giác mạc do thiếu Vitamin A, có thể mù nếu không điều trị kịp thời.

- Hạ thân nhiệt.

- Hạ đường máu.

- Trụy tim mạch.

9. Điều trị suy dinh dưỡng Protein - năng lượng

* Nguyên tắc điều trị:

- Chế độ ăn giàu năng lượng.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất.

- Điều trị bệnh lý đi kèm.

* Tiêu chuẩn nhập viện:

- Kwashiorkor.

107
- SDD độ III có biến chứng.

9.1 Điều trị tại nhà:

- Điều chỉnh chế độ ăn cân đối, theo ô vuông thức ăn.

- Vẫn cho trẻ bú mẹ đến 18 - 24 tháng.

- Sau khi cai sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

- Theo dõi các bệnh nhiễm khuẩn và điều trị kịp thời.

9.2 Điều trị tại bệnh viện:

Xem như một bệnh cấp cứu, tỷ lệ tử vong của suy dinh dưỡng nặng phụ thuộc
nhiều vào sự chăm sóc trẻ nhất là trong những ngày đầu nhập viện.

a/ Bồi phụ nước và điện giải:

Trẻ SDD nặng hay bị ỉa chảy, nôn nên dễ bị rối loạn nước và điện giải.

* Bồi phụ nước:

- Đánh giá dấu hiệu mất nước của bệnh nhân.

- Ưu tiên đường uống, không bù dịch bằng đường truyền ngoại trừ khi sốc.

- Uống hoặc truyền chậm hơn sơ với bù nước ở trẻ có dinh dưỡng bình thường.

- Đường uống:

+ Cho uống dung dịch Oresol 5ml/kg/ 30 phút/ lần trong 2 giờ đầu, sau đó 5-
10ml/kg/h trong 4 giờ tiếp theo.

+ Đánh giá lại bệnh nhân: Nếu tình trạng bệnh nhân diễn biến tốt thì cho bú sữa mẹ
hay sữa pha loãng.

- Truyền tĩnh mạch chỉ khi :

+ Mất nước nặng có suy sụp tuần hoàn.

108
+ Có sốc

- Truyền Ringerlactac với glucose 5% 15ml/kg/giờ, hoặc Ringerlactac.

Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp mỗi 5- 10 phút/ lần. Nếu cải thiện :

- Lặp lại truyền TM 15 ml/kg/giờ. Sau đó :

- Chuyển sang cho uống hoặc qua sonde dạ dày 10ml/kg/giờ liên tục trong 10 giờ.

- Bắt đầu cho ăn lại.

- Nếu không cải thiện trong liều đầu tiên :

+ Duy trì dịch truyền 4ml/kg/ giờ trong khi chờ máu ( nếu có chỉ định truyền máu).

+ Truyền máu tươi toàn phần 10ml/kg cho chảy thật chậm trong 3 giờ.

+ Bắt đầu cho ăn lại.

- Nếu tình trạng xấu đi trong quá trình bù dịch → Ngưng dịch.

* Bồi phụ điện giải :

Trẻ SDD nặng thường thiếu Kali, Magie.

- Thêm kali : 3- 4 mmol/kg/ ngày.

- Magie : 0,4- 0,6 mmol/kg/ngày.

- Bổ sung thêm bằng đường ăn uống.

- Không thêm muối vào thức ăn khi hạ natri, vì thừa Natri trong cơ thể vẫn xảy ra
mặc dù Na trong huyết trương giảm.

b/ Chế độ ăn: Nuôi dưỡng bằng chế độ ăn có năng lượng cao.

- Tiếp tục cho bú nếu trẻ còn bú và mẹ còn sữa.

- Chia nhiều bữa nhỏ.

+ Ngày đầu : 75 Kcal/kg và tăng dần, đến cuối tuần : 100 Kcal/kg/ngày.
109
+ Dịch : 130ml/kg/ngày, nếu trẻ phù nặng : 100ml/kg/ngày.

- Ăn từ từ, số lượng tăng dần.

CHẾ ĐỘ ĂN TRONG TUẦN ĐẦU.

Ngày Loại thức ăn Số lần ăn ml/kg Kcal/kg

1-2 Sữa pha loãng 1/2 12 150 75

3–4 Sữa pha loãng 2/3 8 - 12 150 100

5 - 7 trở đi Sữa nguyên 6-8 150 150

- Nếu trẻ không ăn được thì cho ăn bằng ống thông, nhỏ giọt dạ dày, thức ăn là sữa
pha, thêm dầu để cung cấp năng lượng cao; hoặc nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch hoàn
toàn.

- Từ tuần thứ 3 trở đi cho trẻ ăn thức ăn thay thế dần cho sữa rồi chuyển dần sang
chế độ ăn bình thường.

c/ Bồi phụ Vitamin và khoáng chất:

- Vitamin A :

+ Trẻ < 1 tuổi: Ngày 1: Vit A 100.000UI (uống)

Ngày 2: Vit A 100.000UI (uống)

Sau 2 tuần: Vit A 100.000UI (uống)

+ Trẻ > 1 tuổi: Dùng liều gấp đôi.

Bệnh nhân có ỉa chảy, nôn nhiều, tiêm Vitamin A: liều tiêm = 1/2 liều uống.

- Nhỏ mắt Vit A, Chloramphenicol 4% ngày 2 - 3 lần.

- Đa sinh tố, acid folic, Zn, Cu,….

d/ Chống hạ đường huyết:

110
Hạ đường huyết khi glucose máu < 3mmol/l hoặc nghi ngờ lâm sàng, thường
xảy ra khi trẻ không ăn uống được trong 4 - 6 giờ.

- Trẻ có thể uống : 50ml Glucose 10% hoặc đường sucrose.

- Nếu hôn mê, tiêm tĩnh mạch 5ml/kg Glucose 10%. Nếu lấy tĩnh mạch không được
→ bơm nhỏ giọt qua sonde dạ dày.

- Hết mê có thể cho uống trở lại.

- Cho ăn 2- 3 giờ cả ngày lẫn đêm.

e/ Chống hạ thân nhiệt:

Hạ thân nhiệt thường đi kèm với hạ đường huyết. Cần ủ ấm cho trẻ, cho trẻ
nằm gần mẹ để chống hạ thân nhiệt.

f/ Chống nhiễm khuẩn:

Cần sử dụng kháng sinh thích hợp, thường là kháng sinh phổ rộng.

g/ Chống thiếu máu:

Truyền máu khi Hb < 4 g/dl, hoặc Hct < 12% với số lượng truyền 10 ml/kg
trong 3 giờ, tốt nhất là truyền khối hồng cầu.

Viên sắt: 03mg Fe/kg/ngày x 3 tháng.

Acid folic: Ngày đầu cho 5mg/ ngày, sau đó 1mg/ ngày.

h/ Chăm sóc da: Những bệnh nhân phù, lở loét ngoài da nặng có thể gây nhiễm khuẩn
huyết. Cần vệ sinh sạch sẽ, bôi dầu cá hoặc Xanh Methylen vào chỗ lở loét 1 - 2
lần/ngày, bổ sung kẽm.

10. Phòng bệnh:

SDD có thể phòng tránh được. Từ nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi đã nêu
ta có thể phòng SDD bằng các biện pháp.

111
10.1 Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ:

- Khám thai định kỳ, theo dõi sự tăng cân của bà mẹ.

- Bổ sung thức ăn kịp thời, bồi phụ thêm Vitamin A, D, viên sắt để phòng chống
thiếu máu cho bà mẹ và tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai.

10.2 Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý:

- Cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 4 - 6 tháng đầu, kéo
dài đến 18 - 24 tháng tuổi. Cho trẻ bú theo nhu cầu.

- Ăn bổ sung bắt đầu từ tháng 4 - 6, theo ô vuông thức ăn. Cho ăn từ ít đến nhiều, từ
lỏng đến đặc để trẻ thích nghi.

10.3 Tiêm chủng phòng bệnh:

- Thực hiện tiêm chủng đúng lịch.

- Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn.

10.4 Theo dõi cân nặng: So sánh với biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm những
trẻ SDD, trẻ giảm hoặc tăng cân bất thường để tư vấn dinh dưỡng đúng cách và kịp
thời.

- Trẻ < 1 tuổi mỗi tháng cân trẻ một lần.

- Trẻ 2 -5 tuổi: 2 -3 tháng cân 1 lần.

10.5 Sinh đẻ có kế hoạch: Bà mẹ tránh đẻ dày, đẻ nhiều. Mỗi gia đình chỉ nên có
từ 1 đến 2 con.

10.6 Giáo dục sức khỏe: Giáo dục cho bà mẹ kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng
trẻ để phòng chống SDD cho con mình.

112
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bài giảng Nhi Khoa tập 1, Bộ môn Nhi trường Đại Học Y Hà Nội, nhà xuất bản
Y học, năm 2013.

2. Bài giảng Nhi khoa tập 1, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ chí
Minh, nhà xuất bản Y Học chi nhánh TP HCM, năm 2013.

3. Kế hoạch bài giảng bộ môn Nhi dự án Việt Nam - Hà Lan 2007.

4. Phác đồ điều trị nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, nhà xuất bản Y học năm 2013.

5. Hướng dẫn xử trí lồng ghép bệnh trẻ em (Chương trình IMCI 2009).
6. Nelson texbook of Pediatrics 2006.

113

You might also like