You are on page 1of 29

EM4212 - PHÂN TÍCH KINH DOANH

Chương 1
Tổng quan về phân tích kinh doanh

Giảng viên: Phạm Mai Chi

Email: chi.phammai@hust.edu.vn

Bộ môn: QTKD – Viện KT&QL

@ThS. Phạm Mai Chi 1


NỘI DUNG

1.1. Khái niệm, vai trò phân tích kinh doanh


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh
1.3. Thiết kế hệ thống đo lường kết quả kinh doanh
1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
1.5. Nguồn tài liệu phân tích kinh doanh
1.6. Nội dung phân tích kinh doanh

ThS. Phạm Mai Chi 2


1.1. Khái niệm, vai trò của phân tích KD

1.1.1. Khái niệm


Phân tích kinh doanh là quá trình
nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm làm rõ chất lượng hoạt động
kinh doanh, những nguyên nhân ảnh
hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai
thác từ đó đề ra các biện pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh ở
doanh nghiệp

ThS. Phạm Mai Chi 3


1.1. Khái niệm, vai trò của phân tích KD
1.1.2. Đối tượng phân tích kinh doanh
● Là các hiện tượng, quá trình, kết quả hoạt động kinh doanh (biểu hiện thông qua
các chỉ tiêu kinh tế)
● Là tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng và kết quả của quá trình
(nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan)
● Nhân tố:
● Nhân tố khách quan: nằm ngoài tầm kiểm soát của DN
● Nhân tố chủ quan: thuộc tầm kiểm soát của DN

ThS. Phạm Mai Chi 4


1.2. Chỉ tiêu phân tích KD
 Chỉ tiêu phân tích là những khái niệm nhất định phản ánh cả số lượng, mức độ,
nội dung và hiệu quả kinh tế của một hiện tượng, một quá trình kinh tế toàn bộ
hay từng mặt cá biệt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Chỉ tiêu bao gồm nội dung kinh tế, phạm vi về mặt không gian và thời gian
 Giá trị về con số của chỉ tiêu biểu thị mức độ đo lường cụ thể - trị số

Ví dụ:

Doanh thu Của c.ty ABC Năm 2020 Là 200 tỷ VNĐ


Nội dung kinh tế Phạm vi không gian Phạm vi thời gian Trị số

ThS. Phạm Mai Chi 5


1.2. Chỉ tiêu phân tích KD
Theo tính chất của chỉ tiêu
● Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh. VD: Doanh thu
bán hàng, lượng vốn...
● Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản
xuất kinh doanh như. VD: tỷ suất sinh lời của lợi nhuận…
Theo phương pháp tính toán
● Chỉ tiêu tuyệt đối: đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không
gian cụ thể
● Chỉ tiêu tương đối: phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận hay xu hướng phát triển
● Chỉ tiêu bình quân: phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu

ThS. Phạm Mai Chi 6


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

 Tiêu đề: Tên chỉ tiêu


 Khái niệm: Định nghĩa cụ thể về chỉ tiêu
 Mục đích: Lý do xây dựng chỉ tiêu
 Ý nghĩa. Các nguyên tắc quy định về việc phát triển và sử dụng chỉ tiêu
 Phương thức đo lường: Các nội dụng cần đo lường của chỉ tiêu
 Tử số. Nội dung phần trên công thức
 Mẫu số. Nội dung phần dưới công thức
 Cách tính. Các bước xác định giá trị của chỉ tiêu

ThS. Phạm Mai Chi 7


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

 Phương pháp thu thập dữ liệu. Phương pháp chung (như điều tra xã hội học,
ghi chép, mô hình hóa, ước lượng…)
 Các công cụ thu thập dữ liệu. Các công cụ cụ thể để thu thập dữ liệu (VD:
phiếu/thẻ khách hàng)
 Tần suất thu thập dữ liệu. Khoảng thời gian mà dữ liệu được thu thập; ví dụ:
hàng quý, hàng năm, hai năm một lần. Tần suất phải phù hợp với phương pháp
thu thập dữ liệu. (Không nên nhầm lẫn tần suất thu thập dữ liệu với tần suất báo
cáo cung cấp cho các cơ quan bên ngoài, đặc biệt là các đối tác tài trợ).
 Phân tách dữ liệu. Các nhóm dữ liệu con có thể tách ra từ dữ liệu được thu
thập để hiểu và phân tích chính xác hơn các sự kiện; VD: giới tính, độ tuổi….
 Hướng dẫn để diễn giải dữ liệu. Khuyến nghị về cách tốt nhất để đánh giá
và áp dụng các phát hiện; ví dụ: phác thảo các ý nghĩa nếu chỉ tiêu cho thấy sự
tăng hoặc giảm một số đo cụ thể.

ThS. Phạm Mai Chi 8


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

 Điểm mạnh và điểm yếu. Một bản tóm tắt ngắn gọn về những trường hợp mà
chỉ tiêu áp dụng được tốt và không tốt.
 Các thách thức. Những vấn đề hoặc thử thách có thể ảnh hưởng tới sự sử
dụng chỉ tiêu hoặc tới tính chính xác của các kết quả được đo lường.
 Nguồn thông tin liên quan. Thông tin hoặc tài liệu tham khảo liên quan đến chỉ
số, bao gồm thông tin cơ bản về sự phát triển của chỉ tiêu, so sánh với các
phiên bản trước của chỉ tiêu và bài học kinh nghiệm từ việc sử dụng chỉ tiêu
hoặc các chỉ số tương tự trong các trường hợp khác nhau.

ThS. Phạm Mai Chi 9


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

 Phương pháp đo lường


● Chỉ tiêu số lượng/Chỉ tiêu kết quả: chỉ rõ liệu các hoạt động đã được lên kế hoạch có được thực
hiện như dự kiến không.
VD: Số người tham dự khóa đào tạo, số người thất nghiệp (theo độ tuổi, giới tính, vị trí công việc), thu nhập
đầu người, chi phí vận chuyen, sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình
● Các chỉ tiêu định tính/Chỉ tiêu hiệu suất: là các chỉ tiêu không biểu diện bằng số liệu định lượng,
thường xác định mức độ đạt được một mục tiêu cụ thể. Dữ liệu định tính thường được đo lường
dựa trên ý kiến, cảm xúc hoặc quan điểm, thay vì là sự kiện hoặc con số. Những chỉ tiêu này được
sử dụng để đo lường những thứ không có hằng số, như cảm nhận của một nhóm đối với chất
lượng sản phẩm
VD: mức độ dễ dàng có được các công cụ phục vụ công việc, quan hệ giữa nhân viên, mức độ hài long về
chất lượng dịch vụ
 Phương pháp tính toán
● Chỉ tiêu tuyệt đối: đo lường kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh trong một khoảng thời gian
và không gian cụ thể
● Chỉ tiêu tương đối: Chỉ rõ mối quan hệ của một phần hoặc một xu hướng phát triển
● Chỉ tiêu trung bình: Chỉ rõ xu hướng trung bình của một hiện tượng

ThS. Phạm Mai Chi 10


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

Chỉ tiêu chủ quan và chỉ tiêu khách quan


Chỉ tiêu khách quan (Objective Indicators): các chỉ số khách quan ánh xạ các biểu hiện thực
nghiệm thành các biểu hiện tượng trưng, như việc lập bản đồ không thay đổi tùy theo chủ đề
Chỉ tiêu chủ quan (Subjective indicators): cung cấp thông tin cơ bản về hành vi và nhận thức
của các cá nhân. Chỉ tiêu này thường được sử dụng trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, nhận thức, và hành vi. VD: Sự hài long của khách hàng về chất lượng của sản phẩm

Đặc điểm các chỉ tiêu theo phương thức đo lường, đánh giá và sự ưa thích (Cecconi et al. 2006, 2007;
Franceschini et al. 2007)

ThS. Phạm Mai Chi 11


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

Chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu phái sinh


Chỉ tiêu cơ bản: thu được thông qua quan sát trực tiếp hệ thống thực nghiệm. Ví dụ: số lượng lỗi
trong dây chuyền sản xuất, số lượng bộ phận được sản xuất, khoảng thời gian giữa hai sự kiện, v.v..
Derived Indicators: thu được thông qua thao tác/tổng hợp/tập hợp/hợp nhất một hoặc nhiều chỉ số
(phụ). Ví dụ: phần không phù hợp của lô nhận được từ nhà cung cấp, tỷ lệ thiết bị tổng thể (OEE) của
hoạt động sản xuất, lợi tức đầu tư (ROI) của hoạt động kinh doanh, chỉ số Hirsch (h) của một nhà khoa
học

Cho ví dụ về một chỉ tiêu phân tích kinh doanh

ThS. Phạm Mai Chi 12


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

Các tính năng của chỉ tiêu


● Kiểm soát: cho phép người quản lý và người lao động đánh giá và kiểm soát
việc thực hiện các nguồn lực mà họ quản lý.
● Truyền đạt thông tin: truyền đạt kết quả hoạt động cho nhân viên và người
quản lý nội bộ cũng như cho các bên liên quan bên ngoài. Ngược lại, các chỉ số
không đầy đủ/không phù hợp có thể tạo ra sự thất vọng và nhầm lẫn.
● Hoàn thiện: nhận diện khoảng trống (giữa mục tiêu và kết quả đạt được) để chỉ
ra con đường cải thiện các hoạt động. Độ lớn và hướng của những khoảng
trống này (ví dụ: tích cực hoặc tiêu cực) có thể được sử dụng để điều chỉnh / lập
kế hoạch cho các hành động khắc phục.

ThS. Phạm Mai Chi 13


1.2. Chỉ tiêu phân tích kinh doanh

Mục đích sử dụng các chỉ


tiêu
● Indicator focus: liên quan
đến nguồn thông tin của chỉ
tiêu
● Indicator tense: cách thức
dự kiến sử dụng chỉ tiêu

ThS. Phạm Mai Chi 14


1.3. Thiết kế hệ thống đo lường kết quả kinh doanh

Khái niệm
● Đo lường KQ kinh doanh là việc theo dõi và báo cáo liên tục các kết quả,
đặc biệt là tiến độ hướng tới các mục tiêu đã được thiết lập trước. Việc
này thường được tiến hành bởi các nhà quản lý.
● Các chỉ tiêu có thể đề cập đến loại hoặc mức độ tiến hành (quá trình), các
sản phẩm và dịch vụ trực tiếp được cung cấp (đầu ra) và / hoặc kết quả
của các sản phẩm và dịch vụ đó
● Các chỉ tiêu hoạt động cho phép nhận diện:
● DN đang làm tốt như thế nào?
● DN có đạt được mục tiêu của mình không?
● Khách hàng có hài lòng không?
● Quy trình được kiểm soát tốt hay không?
● Cần cải tiến quy trình không và cải tiến ở đâu?

ThS. Phạm Mai Chi 15


1.3. Thiết kế hệ thống đo lường kết quả kinh doanh

Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh:


● Kết quả: một đặc tính của quá trình cho biết mức độ mà đầu ra của quá
trình phù hợp với các yêu cầu (“Chúng ta có đang làm đúng không?”);
● Hiệu quả: một đặc tính của quá trình cho biết mức độ tạo ra sản lượng
cần thiết với chi phí tài nguyên tối thiểu;
● Chăm sóc khách hàng: mức độ hài lòng của người sử dụng quy trình.

ThS. Phạm Mai Chi 16


1.3. Thiết kế hệ thống đo lường kết quả kinh doanh

Những vấn đề quan trọng


● Kế hoạch chiến lược
● Quy trình chủ chốt
● Nhu cầu của các bên liên quan

ThS. Phạm Mai Chi 17


1.3. Thiết kế hệ thống đo lường kết quả kinh
doanh
Những vấn đề quan trọng
● Thông tin cần báo cáo?
● Người chịu trach nhiệm thu thập
và báo cáo dữ liệu về việc thực
hiện các quy trình/hoạt động
● Thời điểm và tần suất báo cáo
● Cách thức báo cáo
● Người tiếp nhận báo cáo

ThS. Phạm Mai Chi 18


1.3. Thiết kế hệ thống đo lường kết quả kinh
doanh
Ma trận quan hệ liên quan
tới phòng dịch vụ hỗ trợ

ThS. Phạm Mai Chi 19


1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
Phân tích chiến lược− Phân tích liên quan tới lập kế hoạch thực hiện các công
việc
 Phương pháp hoặc quy trình giải quyết vấn đề, thiết lập chiến lược, các mục tiêu cho quản lý
cấp cao.
 Cung cấp thông tin quản lý giúp việc ra quyết định đạt hiệu quả hơn.
Phân tích chiến thuật − kiến thức về các kỹ thuật phân tích kinh doanh cụ thể có
thể áp dụng vào đúng thời điểm trong một công việc thích hợp.
Phân tích vận hành − các công cụ tập trung vào khía cạnh kinh doanh bằng cách
tận dụng công nghệ thông tin. Đây cũng là một quá trình nghiên cứu các hệ thống
hoạt động với mục đích xác định các cơ hội để cải tiến hoạt động kinh doanh.

ThS. Phạm Mai Chi 20


1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
● Tình hình:
● Bao nhiêu thời gian?
● Bao nhiêu tiền?
● Làm thế nào thực hiện tốt một công việc?
● Tiêu chuẩn địa phương!
● Người sử dụng:
● Hiểu biết về công nghệ
● Tính kiên nhẫn
● Tính quyết đoán
● Nhà phân tích kinh doanh:
● Tính cách
● Sở thích
● Kiến thức
● Trải nghiệm

ThS. Phạm Mai Chi 21


1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
Critical success factors Use case diagram Website navigation model
Context diagram Use case description Process dependency modelling
Rich picture Technical architecture model Object interaction / collaboration
Function hierarchy Functional dependency diagram diagram
Network architecture plan Business scenario modelling Object role models
Workflow diagram Task analysis User conceptual model
Organisation chart Business event model User interface object model
Entity relationship model (high- Business roles definition Screen navigation design
level) Logical data model System event modelling
Business process model Class model State transition diagram
High-level data flow diagram Relational data analysis State machine diagram
Business object model Object dynamic model

SWOT Event analysis Process streamlining


PESTLE Payback calculation Business process redesign
Five Forces DCF/NPV calculation Interviewing
Power/interest grid Internal rate of return Workshops
MOST Benefits management Questionnaires
Resource audit Benefits realisation Document analysis
BCG matrix User acceptance testing Record searching
Balanced business scorecard Swimlane diagrams Special-purpose records
Key performance indicators Business process reengineering Activity sampling
CATWOE Business process management Work measurement
Business activity modelling Prototyping

ThS. Phạm Mai Chi


1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh

Give up yet? Aargh!


Brainstorming Cost/benefit analysis
Round-robin Impact analysis
Columns and clusters Gap analysis
Bodyguards and Standard costing
assassins Marginal costing
Vernissage Absorption costing
Talking wall Ratio analysis
Force-field analysis MoSCoW
Greenfield site Organisation diagram
Transporter Report writing
Prioritisation Presentation techniques
Time beam

ThS. Phạm Mai Chi


1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
10 phương pháp hay sử dụng:
● Mô hình hóa quy trình kinh doanh - Business Process Modeling (BPM)
● Động não - Brainstorming
● CATWOE
● MoSCoW (Must or Should, Could or Would)
● MOST (Mission, Objectives, Strategies, and Tactics) Analysis
● PESTLE
● SWOT
● 6 chiếc mũ tư duy
● 5 Whys
● Phân tích nhu cầu phi chức năng

ThS. Phạm Mai Chi 24


1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
Mục tiêu và Đánh giá
Tinh hình Xem xét các Phân tích Xác định Quản trị
Chiến lược các lựa
đầu tư khía cạnh nhu cầu nhu cầu thay đổi
KD chọn

PESTLE Hình ảnh Quản trị các Phân tích Gap Phân tích Viễn cảnh Mạng văn
phong phú đối tượng liên khả thi hóa
MOST quan Phân tích chuỗi Phân cảnh
Phỏng vấn giá trị Phân tích Chu kỳ học
SWOT CATWOE ảnh hưởng Thử nghiệm tập
Hội thảo PARADE Sơ đồ hóa tổ
Kiểm toán chức Đánh giá MoSCoW SARAH
nguồn lực Sơ đồ ngữ BAMs đầu tư
cảnh Mô hình hóa Hộp thời gian Nhận diện
Mô hình RASCI quy trình Tình huống lợi ích
POP-IT KD
Ma trận CRUD

ThS. Phạm Mai Chi


1.5. Nguồn tài liệu phân tích
 Nguồn tài liệu
● Bảng cân đối kế toán
● Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
● Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
● Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
● Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, cung ứng, kinh doanh
và định hướng phát triển của doanh nghiệp
● Báo cáo thị trường, đối thủ cạnh tranh
●…

ThS. Phạm Mai Chi 26


1.5. Nguồn tài liệu phân tích
 Phân loại công tác phân tích
● Theo thời điểm hoạt động kinh doanh
● Phân tích trước khi kinh doanh
● Phân tích trong quá trình kinh doanh
● Phân tích sau quá trình kinh doanh
● Căn cứ theo nội dung phân tích
● Phân tích toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
● Phân tích chuyên đề
Yêu cầu của công tác phân tích
● Tính đầy đủ
● Tính chính xác
● Tính kịp thời

ThS. Phạm Mai Chi 27


1.6. Quy trình và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
1.6.1. Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh
● Bước 1: Chuẩn bị phân tích
● Xác định đối tượng phân tích, chỉ tiêu, thời gian, thời kỳ phân tích
● Xác định nguồn số liệu
● Xác định phương pháp thu thập số liệu
● Lựa chọn phương pháp phân tích
● Thu thập số liệu
● Bước 2: Tiến hành phân tích
● Tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu
● Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
● Tổng hợp kết quả phân tích
● Đưa ra những đề xuất/ giải pháp cho công tác quản lý
● Bước 3: Viết và trình bày báo cáo kết quả phân tích với cấp quản lý doanh nghiệp (đối tượng cần
thông tin)
● Trình bày kết quả và xu thế của vấn đề phân tích
● Đưa ra những thành tựu, hạn chế của phân tích
● Xác định nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề phân tích.

ThS. Phạm Mai Chi 28


1.6. Quy trình và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
1.6.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
● BSC, KPI và quản lý theo mục tiêu
● Phân tích khách hàng và các bên có liên quan
● Phân tích quy trình nội bộ của doanh nghiệp
● Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
● Phân tích năng lực đổi mới và phát triển của doanh nghiệp

ThS. Phạm Mai Chi 29

You might also like