You are on page 1of 93

GIÁO TRÌNH

TUABIN THUỶ LỰC


MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH...............................................................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TUABIN THỦY LỰC ..........................................................7
1.1 Tuabin nước và sự phát triển của nó .................................................................................. 7
1.2 Phân loại tuabin ............................................................................................................. 9
1.2.1. Tuabin phản kích ................................................................................................ 10
1.2.2. Tuabin xung kích ................................................................................................ 11
1.3 Khái quát về cấu tạo tuabin ............................................................................................ 12
1.3.1. Cấu tạo của tuabin phản kích ............................................................................... 13
1.3.2. Cấu tạo của tuabin gáo ........................................................................................ 24
1.4 Các bộ phận phụ của tuabin ........................................................................................... 25
1.4.1. Van phá chân không ........................................................................................... 25
1.4.2. Van xả không tải (van xả bỏ) ................................................................................ 26
1.4.3. Van tuabin ......................................................................................................... 27
1.5 Câu hỏi chương 1 ......................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA TUABIN ......................................................................29
2.1. Khái niệm về chuyển động tương đối và tuyệt đối, hình tam giác tốc độ. .......................... 29
2.2. Phương trình cơ bản của tuabin ................................................................................... 30
2.3. Dòng chảy trong tuabin xung kích ................................................................................ 32
2.3.1. Tam giác tốc độ cửa vào và cửa ra BXCT ............................................................... 32
2.3.2. Phương trình cơ bản của tuabin gáo...................................................................... 33
2.4. Sự tổn thất năng lượng và hiệu suất của tuabin ............................................................. 34
2.4.1. Tổn thất dung tích (ΔQ) ....................................................................................... 34
2.4.2. Tổn thất thủy lực (ΔH) ......................................................................................... 34
2.4.3. Tổn thất cơ khí ................................................................................................... 34
2.5. Điều kiện hiệu suất cao của tuabin ............................................................................... 35
2.4.1. Chảy vào không va .............................................................................................. 35
2.4.2. Chảy ra thẳng góc (hình 2.6) ................................................................................ 36
2.6. Sự điều chỉnh lưu lượng .............................................................................................. 38
2.7. Câu hỏi chương 2 ....................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: THUYẾT TƯƠNG TỰ VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG.............................................................41
QUY DẪN CỦA TUABIN ....................................................................................................................41
3.1. Khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 41
3.2. Các điều kiện tương tự ................................................................................................ 41
3.2.1. Tương tự về hình học .......................................................................................... 41
3.2.2. Tương tự về động học .......................................................................................... 41
3.2.3. Tương tự về động lực học..................................................................................... 42
3.3. Các hệ số vận tốc dòng chảy trong BXCT ..................................................................... 43
3.4. Tương quan giữa số vòng quay, lưu lượng và công suất của hai tuabin cùng kiểu làm việc với
chế độ cùng góc .......................................................................................................... 44
3.4.1. Quan hệ về số vòng quay ...................................................................................... 44
3.4.2. Quan hệ về số lưu lượng ...................................................................................... 44
3.4.3. Quan hệ về cột nước tuabin .................................................................................. 44
3.4.4. Quan hệ về công suất .......................................................................................... 45
3.5. Các đại lượng quy dẫn ................................................................................................ 45
3.5.1. Khái niệm chung ................................................................................................ 45
3.5.2. Các đặc trưng quy dẫn của tuabin ......................................................................... 45
3.5.3. Quan hệ giữa các đại lượng quy dẫn với dạng cánh BXCT và chế độ làm việc của nó .. 46
3.5.4. Sự liên hệ giữa các đại lượng quy dẫn của các tuabin cùng kiểu có hiệu suất khác nhau.
47
3.6. Số vòng quay đặc trưng của tuabin (tỷ tốc ns của tuabin)................................................ 48
3.7. Hiệu suất của hai tuabin tương tự về hình học (cùng kiểu).............................................. 49
3.8. Câu hỏi chương 3: ...................................................................................................... 51
CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ DẪN NƯỚC VÀ THÁO NƯỚC CỦA TUABIN PHẢN KÍCH....................52
4.1. Phân loại, tác dụng và cấu tạo của buồng tuabin............................................................ 52
4.1.1. Tác dụng và phân loại ......................................................................................... 52
4.1.2. Các kiểu buồng tuabin và phạm vi ứng dụng .......................................................... 52
4.1.3. Các thông số cơ bản của buồng xoắn ..................................................................... 54
4.2. Ảnh hưởng của buồng xoắn đến đặc tính tuabin ............................................................ 57
4.2.1. Các loại tổn thất.................................................................................................. 57
4.2.2. Phương pháp tính toán thủy lực. ........................................................................... 58
4.3. Lựa chọn kích thước buồng tuabin cỡ nhỏ .................................................................... 60
4.3.1. Buồng hở chữ nhật dùng cho tuabin trục đứng (hình 4.5) ........................................ 60
4.3.2. Buồng hở chữ nhật dùng cho tuabin trục ngang (hình 4.6)....................................... 60
4.4. Stato tuabin ............................................................................................................... 64
4.5. Công dụng của ống hút ............................................................................................... 66
4.5.1. Tuabin không có ống hút (hình 4.5a). .................................................................... 67
4.5.2. Tuabin có ống hút hình trụ (hình 4.5b). ................................................................. 67
4.5.3. Tuabin có ống hút hình nón cụt (hình 4.5c). ........................................................... 68
4.6. Tổn thất năng lượng của ống hút ................................................................................. 70
4.6.1. Tổn thất thủy lực bên trong ống hút ...................................................................... 70
4.6.2. Tổn thất động năng ở cửa ra ống hút ..................................................................... 71
4.6.3. Hệ số thu hồi động năng của ống hút .................................................................... 72
4.7. Các kiểu ống hút thường dùng ..................................................................................... 74
4.7.1. Ống hút chóp...................................................................................................... 74
4.7.2. Ống hút cong...................................................................................................... 79
4.8. Câu hỏi chương 4 ....................................................................................................... 83
CHƯƠNG 5: KHÍ THỰC VÀ CHIỀU CAO HÚT CỦA TUABIN ......................................................84
5.1. Hiện tượng khí thực và tác hại của nó........................................................................... 84
5.1.1. Nguyên nhân hình thành của hiện tượng khí thực .................................................. 84
5.1.2. Loại khí thực ...................................................................................................... 85
5.1.3. Tác hại của khí thực ............................................................................................ 86
5.2. Hệ số khí thực ............................................................................................................ 87
5.3. Xác định chiều cao hút và cao trình lắp đặt tuabin của trạm thủy điện ............................ 88
5.4. Các biện pháp phòng chống khí thực ............................................................................ 91
5.5. Phương pháp thí nghiệm khí thực ................................................................................ 92
5.6. Câu hỏi chương 5: ...................................................................................................... 93
CHƯƠNG 6: THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH VÀ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH TUABIN .....................................94
6.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thí nghiệm mô hình ................................................................ 94
6.2. Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm .......................................................................................... 94
6.3. Đường đặc tính tuabin ................................................................................................ 97
6.3.1. Đường đặc tính tuyến tính.................................................................................... 98
6.3.2. Đường đặc tính tổng hợp ..................................................................................... 98
6.4. Quan hệ giữa đường đặc tính thường dùng với loại tuabin............................................ 102
6.4.1. Đường đặc tính tổng hợp chính .......................................................................... 102
6.4.2. Đường đặc tính công tác ................................................................................... 102
6.4.3. Đường đặc tính tổng hợp vận hành ..................................................................... 103
6.5. Xây dựng đường đặc tính tổng hợp vận hành của tuabin đã chọn ................................. 104
6.5.1. Tính đổi đường quan hệ hiệu suất. ...................................................................... 104
6.5.2. Tính đổi đường hạn chế công suất....................................................................... 107
6.5.3. Vẽ đường đồng chiều cao hút Hs. ........................................................................ 109
6.6. Các đường đặc tính của trạm thủy điện ...................................................................... 109
6.7. Câu hỏi chương 6 ..................................................................................................... 124
CHƯƠNG 7 CHỌN KIỂU LOẠI VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA TUABIN ..........................125
7.1. Vấn đề tiêu chuẩn hóa tuabin .................................................................................... 125
7.2. Phạm vi sử dụng cột nước của các loại tuabin thường dùng hiện nay ............................. 128
7.3. Chọn tuabin theo đường đặc tính tổng hợp chính (ĐĐTTHC). ...................................... 129
7.3.1. Chọn hệ tuabin và kiểu BXCT ............................................................................ 130
7.3.2. Xác định các thông số cơ bản của tuabin.............................................................. 131
7.3.3. Số vòng quay lồng ............................................................................................. 134
7.3.4. Lực dọc trục ..................................................................................................... 134
7.3.5. Buồng tuabin ................................................................................................... 134
7.3.6. Ống hút ........................................................................................................... 134
7.4. Chọn tuabin theo biểu đồ sản phẩm ........................................................................... 134
7.5. Lựa chọn các thông số cơ bản của tuabin gáo .............................................................. 135
7.4.1. Các thông số thủy lực cơ bản của tuabin gáo. ....................................................... 135
7.4.2. Xác định các thông số cơ bản của tuabin gáo. ....................................................... 137
7.6. Ví dụ về chọn tuabin ................................................................................................. 138
7.7. Câu hỏi chương 7: .................................................................................................... 145
CHƯƠNG 8: ĐIỀU CHỈNH TURBIN NƯỚC ....................................................................................146
8.1. Nhiệm vụ cơ bản của điều chỉnh tuabin ...................................................................... 146
8.2. Cấu tạo và đặc điểm của hệ thống điều chỉnh turbin nước ............................................ 147
8.3. Các sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ turbin .............................................................. 148
8.3.1. Sơ đồ nguyên lý máy điều tốc tác động trực tiếp..................................................... 148
8.3.2. Sơ đồ nguyên lý máy điều tốc tác động gián tiếp. ................................................... 149
8.4. Sự làm việc song song của các turbin. ......................................................................... 152
8.5. Sơ đồ nguyên lý máy điều tốc phản hồi mềm có độ không đều còn dư ............................ 155
8.5.1. Bộ phận thay đổi số vòng quay. ........................................................................... 158
8.5.2. Bộ phận hạn chế độ mở. .................................................................................... 158
8.6. Các sơ đồ nguyên lý điều chỉnh kép ............................................................................ 159
8.8.1. Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh kép của turbin cánh quay. ........................................... 159
8.8.2. Sơ đồ điều chỉnh kép ở turbin tâm trục có cột nước cao.......................................... 160
8.8.3. Sơ đồ điều chỉnh kép của turbin gáo .................................................................... 160
8.7. Thiết bị dầu có áp của máy điều tốc ............................................................................ 161
8.8. Động cơ tiếp lực........................................................................................................ 163
8.8.1. Động cơ tiếp lực để quay cánh hướng nước .......................................................... 163
8.8.2. Động cơ tiếp lực của BXCT turbun cánh quay ...................................................... 164
8.8.3. Động cơ tiếp lực của van xả không tải ................................................................. 165
8.8.4. Động cơ tiếp lực của turbin gáo. ......................................................................... 166
8.9. Lựa chọn hệ thống điều chỉnh .................................................................................... 166
8.9.1. Lựa chọn máy điều tốc ....................................................................................... 166
8.9.2. Lựa chọn thiết bị dầu áp lực (TBDAL) ................................................................. 167
8.10. Tính toán bảm đảm điều chỉnh tô máy phát điện thủy lực ................................... 168
8.10.1. ......................................................... Độ tăng áp lực nước trong quá trình điều chỉnh
168
8.10.2. ........................... Nước va trong hệ thống dẫn nước có tiết diện thay đổi theo chiều dài.
171
8.10.3. ...................................... Sự thay đổi tốc độ quay của turbin trong quá trình điều chỉnh
173
8.11. Câu hỏi chương 8: ........................................................................................... 176
CHƯƠNG 9: PHỤ LỤC.......................................................................................................................177
9.1. Máy phát điện thủy lực ............................................................................................. 177
9.1.1. Kí hiệu máy phát điện ........................................................................................ 177
9.1.2. Bảng tra các loại máy phát điện thủy lực .............................................................. 181
9.2. Tuabin thủy lực ........................................................................................................ 181
9.2.1. Trọng lượng turbin ........................................................................................... 181
9.2.2. Tính nhanh kích thước buồng xoắn .................................................................... 182
9.3. Đường đặc tính tổng hợp chính của tuabin (ĐTTTHC) ................................................ 183
9.4. Máy điều tốc ............................................................................................................ 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................201
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH
Q - Lưu lượng
S - Công suất biểu kiến (kVA); hành trình piston động cơ tiếp lực (ĐCTL)
To - Thời gian mở cánh hướng nước
Ts - Thời gian đóng cánh hướng nước
tf - pha nước va
u - tốc độ vòng
v - Vận tốc tuyệt đối
vo - vận tốc ban đầu khi τo và H = Ho
vr - thành phần vận tốc hướng kính
vu - thành phần vận tốc tiếp tuyến
vz - thành phần vận tốc hướng trục
v3 - vận tốc cửa vào ống hút
v5 - vận tốc cửa ra ống hút
Z1 - số cánh BXCT
Zo - Số cánh hướng nước, số vòi phun của tuabin gáo
α1 - góc nước vào
α2 - góc nước ra
β - góc quay cánh BXCT; mức biến đổi số vòng quay
ϕ - góc đặt cánh BXCT; độ dày ống áp lực (δ)
ζ - độ tăng áp lực nước va; hệ số tổn thất
ζ1 - độ tăng áp lực nước va ở pha thứ nhất
ζm - độ tăng áp lực nước va ở pha cuối cùng
η - Hiệu suất
Δη - Độ hiệu chỉnh hiệu suất
ρ - hằng số đặc tính đường ống áp lực; bán kính tiết diện buồng xoắn kim loại
σ - hệ số khí thực, hằng số đặc tính đường ống áp lực
σgh - hệ số khí thực giới hạn
σct - hệ số khí thực công trình
τ - độ mở tương đối của tuabin
τo - độ mở tương đối ban đầu
τt - độ mở tương đối cuối cùng
ϕmax- góc bao lớn nhất của buồng xoắn
ω - vận tốc góc
W - vận tốc tương đối
Γ - lượng chảy vòng
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TUABIN THỦY LỰC

1.1 Tuabin nước và sự phát triển của nó


Tuabin nước (Tuabin thủy lực) là một trong những thiết bị chủ yếu của Trạm
Thủy Điện, được dùng để biến đổi năng lượng dòng nước (thủy năng) thành cơ năng
làm quay máy phát điện. Tổ hợp tuabin và máy phát đện gọi là tổ máy phát điện thủy
lực.
Nó có hàng loạt các ưu điểm sau:
- Hiệu suất của tổ máy phát điện thủy lực có thể đạt rất cao so với tổ máy nhiệt điện.
- Thiết bị đơn giản, dễ tự động hoá, có thể điều khiển từ xa.
- Ít sự cố và cần ít người vận hành.
- Có khả năng làm việc ở phần phụ tải thay đổi.
- Thời gian mở máy và thời gian dừng máy ngắn.
- Không làm ô nhiễm môi trường.
Đặc điểm thủy năng là một dạng năng lượng tái tạo được và có khả năng lợi
dụng tổng hợp, do đó giá thành cho 1kWh điện do TTĐ phát ra rẻ hơn rất ngiều lần so
với trạm nhiệt điện. Tuy vậy việc sử dụng thủy năng cũng có nhược điểm là điện lượng
phát ra phụ thuộc vào sự phân bố dòng chảy theo thời gian, hơn nữa nhà máy thường
xây dựng ở những nơi xa các trung tâm công nghiệp và các khu đô thị lớn nên đường
dây tải điện dài, vốn đầu tư dựng TTĐ lớn, thời gian thi công dài nhưng nói chung về
mặt kinh tế thủy điện vẫn tối ưu hơn.
tuabin nước là loại máy thủy lực đầu tiên loài người dùng để sử dụng năng lượng thiên
nhiên phục vụ đời sóng và sản xuất. Ở Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc vào khoảng
1000 năm trước công nguyên đã sử dụng bánh xe nước với các dạng: bánh xe nước tác
động dưới, bánh xe nước tác động giữa và bánh xe nước tác động trên dưới dạng biến
đổi năng lượng. Đến nay ở nước ta bánh xe nước vẫn được sử dụng trên các suối vùng
núi và trung du.

Hình1-1: Các dạng bánh xe nước.


Tuy nhiên mãi tới thế kỷ 16 thì việc sử dụng năng lượng nước mới tương đối rộng
rãi và bánh xe nước mới có những cải tiến lớn. Nhưng từ bánh xe nước đến tuabin
nước loài người phải trải qua tìm kiếm và nghiên cứu khá dài.
Động cơ nước đầu tiên làm việc theo nguyên lý tác dụng phản kích của dòng nước
do Beckeca người Anh (1745) và Xênhêra người Hung ga ri (1750) sáng chế. Kết cấu
của loại động cơ này rất còn thô sơ nên hiêu suất rất thấp (khoảng 35÷40%).
Trên cơ sở nghiên cứu và cải tiến động cơ nước của Xênhêra, nhà bác học Nga Ơle
(1707-1783) đã thiết kế một loại động cơ nước khác, trong đó bộ phận hướng nước có
cấu tạo giống bộ phận hướng nước của tuabin thường dùng hiện nay. Đến năm 1826
một giáo sơ người Pháp tên là Budena đã tìm ra một loại động cơ nước mới, được gọi
là tuabin, tiếng La tinh, Tuabinens có nghĩa là các động cơ dạng xoắn ốc. Loại động cơ
này cũng có đầy đủ các bộ phận như các bộ phận của các tuabin phản kích thường
dùng hiện nay. Nhưng hình dạng cánh bánh xe công tác còn quá thô sơ và hiệu suất
thấp nên vẫn chưa được ứng dụng trong thực tế. Trên cơ sở tiếp tục cải tiến tuabin của
mình, khoảng thời gian 1827 – 1834 Budena đã sáng chế ra loại tuabin li tâm (hình
1.2a) có bộ phận hướng nước của tuabin gồm các cánh hướng nước cố định vòng
quanh BXCT. Lưu lượng được điều chỉnh nhờ van hình trụ đặt giữa bộ phận hướng
nước và BXCT.
Cho đến đàu thế kỷ 18 vì chưa có cơ sở lí luận cũng như thiết kế nên công việc nên
việc chế tạo động cơ nước mang tính thô sơ, riieng lẻ.
Tuabin nước được chế tạo đầu tiên ở Liên Xô (1837) do U.E.Xaphônô sáng chế, đó
cũng là loại tuabin phản kích li tâm với các cánh hướng nước cố định. So với các kiểu
tuabin nói trên, tuabin của Xaphônô có hiệu suất và tốc độ cao so với điều kiện sản
xuất lúc bấy giờ (khoảng 70%).
Từ đầu thế kỷ 19 các tuabin hiện đại có cấu tạo hoàn chỉnh đã thay thế cho bánh xe
nước và các động cơ nước trên đây. Những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu và chế
tạo tuabin phát triển rất nhanh, thời kì sau đó các tuabin hiện đại được xuất hiện.
Tuabin tâm trục do kỹ sư Frăngxit (người Pháp) chế tạo năm 1830. Cùng với việc
nghiên cứu phát minh loại tuabin phản kích, năm 1880 Pentơn đã sáng chế ra tuabin
xung kích.
Đến năm 1900 bộ phận hướng nước của tuabin này được cải tiến thành vòi phun và
van kim giống như tuabin gáo ngày nay.
Tuabin cánh quạt xuất hiện năm 1918, đến năm 1919 tuabin cánh quay ra đời (do
kỹ sư Kaplan (người Mỹ) tìm ra). Đồng thời năm 1918 tuabin xung kích 2 lần do
Bunki (người Hung ga ri) phát minh. Còn tuabin cánh chéo mãi đến năm 1950 mới
xuất hiện (do giáo sư Liên Xô V.C.Kvalopki) sáng chế, nó là loại trung gian giữa
tuabin tâm trục và cánh quay.
Từ giữa thế kỷ 19 đến nay ngành sản xuất tuabin phát triển rất nhanh.
Ngày nay việc chế tạo tuabin phát triển theo hướng nâng cao các thông số kỹ thuật
như: tăng tỷ tốc và công suất của một tổ máy, giảm hệ số khí thực.
Hình 1.2a: Tuabin ly tâm của Budena Hình 1.2b: Tuabin Pentơn
Ở nước ta hiện nay đã có nhiều cơ sở đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật cho việc chế
tạo tuabin nước. Chúng ta đã chế tạo được một số tuabin nhỏ. Trong tương lai chúng ta
sẽ chế tạo tuabin loại lớn hơn phục vụ cho công cuộc điện khí hoá và phục vụ sản xuất
ở các địa phương xa lưới điện quốc gia.

1.2 Phân loại tuabin


Dựa vào việc xây dựng các công trình thủy công người ta có thể tạo ra các cột nước
của TTĐ rất khác nhau từ 1÷2m cho đến hàng nghìn m, lưu lượng nước cũng biến đổi
rất lớn từ vài chục l/s đến hàng trăm m3/s nếu như điều kiện dòng chảy và địa hình cho
phép. Yêu cầu đối với tuabin là có đủ khả năng đảm bảo sử dụng năng lượng dòng
chảy với hiệu suất cao mà không bị hạn chế bởi bất kỳ cột nước và lưu lượng nào. Do
đó cần có đủ các loại tuabin khác nhau về cấu tạo, kích thước cũng như quá trình làm
việc của chúng. Khảo sát các thành phần năng lượng của dòng chảy chúng ta thấy năng
lượng của dòng nước truyền cho bánh xe công tác cuả tuabin bằng độ chênh năng
lượng của dòng chảy ở cửa vào và cửa ra.

⎛ p1 − p2 ⎞ α1V12 −α2V22
H = (Z1 − Z2 ) + ⎜ ⎟+
γ 2g
14442⎝4443⎠ 142 4 43 4
ThÕ n¨ng §éng n¨ng

Vậy năng lượng dòng chảy gồm hai phần: Thế năng và động năng. Tùy theo dạng
năng lượng của dòng chảy qua bánh xe công tác mà chia tuabin nước thành hai loại
khác nhau: Tuabin xung kích và Tuabin phản kích.
Tuabin phản kích là loại tuabin lợi dụng cả hai phần thế năng và động năng mà chủ
⎡ ⎛ pă − pâ ⎞⎤
yêu là thế năng của dòng chảy ⎢(Ză − Zâ ) + ⎜⎜ ⎟⎟⎥ >0. Trong hệ tuabin này áp lực ở
⎣ ⎝ γ ⎠⎦
cửa vào luôn lớn hơn áp lực cửa ra. Vì tiết diện ướt của BXCT co hẹp dần nên vận tốc
dòng chảy qua tuabin tăng dần. Vì vậy BXCT của tuabin phản kích bao giờ cũng làm
việc trong môi trường chất lỏng kín và liên tục và sự chênh lệch về áp lực ở cửa vào và
cửa ra của BXCT quyết định đặc tính công tác của loại tb này.
Tuabin xung kích là loại tuabin chỉ lợi dụng phần động năng của dòng chảy tác
dụng lên BXCT còn phần thế năng bằng không. Ở tuabin này dòng chảy khi ra khỏi
vòi phun thì toàn bộ thế năng dòng chảy biến thành động năng truyền năng lượng cho
BXCT. Vì chảy trong môi trường khí quyển nên chuyển động của dòng chảy trên các
cánh BXCT là chuyển động không áp nên còn gọi là tuabin dòng phun tự do.
Tuabin phản kích và tuabin xung kích có tính năng và phạm vi sử dụng khác nhau.
Tuabin dùng cho TTĐ có cột nước thấp và trung bình, lưu lượng lớn còn tuabin xung
kích dùng cho TTĐ có cột nước cao, lưu lượng nhỏ.
1.2.1. Tuabin phản kích
Tuabin phản kích là hệ tuabin được sử dụng rộng rãi nhất với phạm vi cột nước từ
1,5m đến 500m. Nó chuyển động do phản lực (lực phản tác dụng) của dòng nước lên
cánh bánh xe công tác hình thành mômen quay của bánh xe công tác làm cho tuabin
quay. Trong quá trình làm việc bánh xe công tác ngập toàn bộ trong dòng chảy áp lực
vì thế nên còn gọi là dòng phun có áp.
Theo sự khác nhau về hướng chảy của chất điểm dòng chảy trong bánh xe công tác
có thể chia tuabin phản kích thường dùng ra làm ba loại: tuabin hướng trục (hình1-2a,
1-2d), tuabin tâm trục (hình1-2c) và tuabin cánh chéo (hình1-2b).

Hình 1-3: Sơ đồ các phần qua nước của tuabin phản kích.
a) Hướng trục trục đứng; b) Cánh chéo;
c) Tâm trục; d) Hướng trục trục ngang; e) Gáo
a. Tuabin tâm trục (hình 1-2c): Đặc điểm của tuabin tâm trục là dòng nước chảy
vào bánh xe công tác theo mặt nằm ngang thẳng góc với trục sau đó đổi hướng dòng
chảy song song với trục và ra khỏi BXCT. Tuabin còn được gọi là tuabin Franxit, nó
được sử dụng ở các TTĐ có cột nước cao H = 30 ÷ 500m.
b. Tuabin hướng trục (hình 1-2a, d): Tuỳ theo đặc điểm về cấu tạo và phương thức
lắp trục, tuabin hướng trục có thể chia thành: Kiểu cánh quạt, kiểu cánh quay và kiểu
chảy thẳng.
Kiểu cánh quạt và kiểu cánh quay có dòng chảy vào và dòng chảy ra khỏi BXCT
song song với trục tuabin. Chỉ khác nhau ở chỗ: tuabin cánh quạt thì cánh tuabin được
gắn chặt với bầu BXCT còn ở tuabin cánh quay thì cánh tuabin có thể quay quanh trục
cánh. Loại tuabin này thích hợp với cột nước thấp từ 3 ÷ 40m (cá biệt có cột nước H
tới 80m). Do đặc tính công tác kém nên tuabin cánh quạt thường dùng cho TTĐ nhỏ
còn tuabin cánh quay có hiệu suất cao trong phạm vi điều chỉnh vòng nên được sử
dụng với các TTĐ lớn và trung bình.
Đối với tuabin chảy thẳng thường sử dụng phương thức lắp trục ngang và có năng
lượng tương đối tốt ở những TTĐ có cột nước thấp, do đó trong tương lai sẽ được áp
dụng rộng rãi để khai thác năng lượng thủy triều.
c. Tuabin hướng chéo (hình 1-2b): Đây là loại tuabin được kết hợp giữa tuabin
tâm trục và tuabin cánh quay. Loại này được sử dụng trong phạm vi H = 30 ÷ 150m. Ở
nước ta các loại tuabin này chưa được sử dụng.
1.2.2. Tuabin xung kích
Tuabin xung kích gồm các kiểu chủ yếu sau:
- Tuabin gáo (hình 1-4)
- Tuabin tia nghiêng (hình 1-3a)
- Tuabin xung kích hai lần (hình 1-5)

Hình 1.4: Turrbin gáo


1. Vòi phun; 2. Cánh BXCT; 3. Miệng phun; 4. Van kim; 5. Vỏ máy
Hình 1.5: Tuabin xung kích hai lần
a. Tuabin gáo (hình 1-4)
Tuabin gáo là loại tuabin xung kích có tính năng công tác tốt nhất và được sử
dụng nhiều nhất với các loại TTĐ và vừa có cột nước cao (từ 300 ÷ 2000m) và lưu
lượng nhỏ. Ở nước ta TTĐ Đa Nhim dùng tuabin gáo có H = 800m và công suất một
tổ máy N = 40MW.
b. Tuabin tia nghiêng (hình 1-3a)
Tuabin này có trục tia nước tạo với mặt phẳng BXCT một góc nghiêng. Loại
này hiện nay hầu như không còn sử dụng nữa vì hiệu suất và tính năng làm việc kém.
c. Tuabin xung kích hai lần (hình 1-5)
Với tuabin nay dòng chảy hai lần tác động lên cánh bánh xe công tác. Tuabin
này thường được dùng cho các TTĐ cỡ nhỏ có N = 5 ÷ 100KW.
Trong tất cả các loại tuabin hiện tại trên, ngày nay được sử dụng rộng rãi nhất
và có lịch sử lâu dài nhất là:
Tuabin gáo dùng với cột nước cao (200 ÷ 2000m)
Tuabin tâm trục dùng với TTĐ có cột nước vừa (30 ÷ 700m)
Tuabin cánh quay dùng ở TTĐ loại lớn và vừa có cột nước thấp (6 ÷ 80m).
Tuabin cánh quạt dùng ở TTĐ vừa và nhỏ có cột nước thấp (6 ÷ 80m).
Bốn loại tuabin này đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp lợi dụng thủy
năng thiên nhiên. Trong cuốn sách này chủ yếu giới thiệu về bốn loại tuabin nói trên.

1.3 Khái quát về cấu tạo tuabin


Trong tuabin nước bộ phận ảnh hưởng lớn đến hiệu suất tuabin đó là phần dẫn
dòng. Phần dẫn dòng gồm ba bộ phận chính là:
- Buồng dẫn Tuabin
- Bánh xe công tác
- Ống hút tuabin

Hình 1.6: Mặt cắt dọc tổ máy


Các bộ phận phụ của tuabin gồm trục tuabin, ổ dẫn hướng, các thiết bị bôI trơn cho
ổ trục, trục tuabin và trục máy phát, thiết bị điều chỉnh sự làm việc đồng bộ của tuabin
và máy phát.
Sau đây trình bày tỉ mỉ hơn kết cấu của các loại tuabin được sử dụng rộng rãi hiện
nay.
1.3.1. Cấu tạo của tuabin phản kích
Tuabin phản kích gồm có hệ tuabin tâm trục, cánh quay và cánh quạt, BXCT của
tuabin phản kích làm việc trong môi trường chất lỏng liên tục và áp lực nước ở phía
trước BXCT thường lớn hơn phía sau của nó. Xét về mặt cấu tạo, bất kì một hệ tuabin
phản kích nào cũng gồm những bộ phận chính sau đây: Buồng tuabin, stato, bộ phận
hướng nước (BPHN), BXCT, buồng BXCT, ống hút, trục, ổ trục và các thiết bị phụ
của nó. Sáu bộ phận đầu hình thành bộ phận dẫn dòng (hay bộ phận qua nước) của
tuabin còn trục và ổ trục là bộ phận kết cấu có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền mômen
quay từ BXCT đến rôto của máy phát điện. Trong các bộ phận nước qua thì BXCT là
bộ phận trực tiếp biến đổi thủy năng thành cơ năng chuyển động quay. Bộ phận hướng
nước có tác dụng làm thay đổi trị số và hướng vận tốc dòng chảy trước khi đi vào
BXCT, còn ống hút được dùng để tháo nước từ BXCT về hạ lưu TTĐ.
Dưới đây là cấu tạo các hệ tuabin phản kích.
a. Tuabin tâm trục
Như trên đã nói, chiều dòng nước lúc chảy vào BXCT tuabin tâm trục là hướng tâm
(thẳng góc với trục quay) còn chảy ra khỏi BXCT thì theo hướng trục bởi thế hệ tuabin
này gọi là tâm trục (ở một số nước còn gọi là tuabin Franxit). Phạm vi sử dụng cột
nước của tuabin này từ 30 ÷ 550m. Hiện nay tuabin tâm trục lớn nhất được lắp ở TTĐ
Kraxnôia (Liên Xô cũ) có công suất 50800KW và đường kính D1 = 7,5m. Hình 1.12
biểu thị mặt cắt dọc của tuabin tâm trục. Sau đây ta nghiên cứu cấu tạo các bộ phận
chủ yếu của tuabin tâm trục.
a.1. Buồng tuabin
Buồng tuabin có tác dụng dẫn nước đều đặn vòng quanh bộ phận hướng nước của
tuabin, gồm các kiểu: hở, chính diện, xoắn bê tông và xoắn kim loại. Buồng hở có cấu
tạo đơn giản, thường được dùng ở các TTĐ có cột nước H < 10m, đường kính D1 <
1,6m. Còn đối với các tuabin có kích thước và cột nước lớn hơn thì BXCT không bố trí
trong buồng hở mà trong buồng kín có mặt bằng hính xoắn ốc (còn gọi là buồng xoắn)
nhờ đó sẽ đảm bảo cho phần dưới nước lẫn phần trên nước của TTĐ sẽ có kích thước
nhỏ hơn. Trong chương 5 sẽ giới thiệu tỉ mỉ về buồng tuabin.
a.2. Stato tuabin (vòng bệ)
Sau khi qua buồng tuabin, nước sẽ chảy đến stato tuabin rồi vào bộ phận hướng
nước. Stato tuabin có tác dụng truyền toàn bộ tải trọng phần trên nhà máy gồm trọng
lượng toàn bộ tổ máy, sàn và bệ máy phát điện, áp lực nước dọc trục tác dụng lên
BXCT và khối bê tông phủ trên nó xuống móng nhà máy. Stato tuabin gồm một số cột
chống (2) với tiết diện ngang hình đường dòng liên kết với vành đỡ trên (1) và vành đỡ
dưới (3) (hình 1.4). Có hai kiểu stato: kiểu cột riêng rẽ (hinh 1.4a) và kiểu vòng (hình
1.4b). Tất cả các tuabin tâm trục và phần lớn tuabin cánh quay đều sử dụng stato kiểu
vòng để tăng độ cứng, còn kiểu cột riêng rẽ chỉ sử dụng cho buồng xoắn bê tông cốt
thép và ở đó ổ trục chặn không lắp trên nắp tuabin. Stato là kết cấu chịu lực và là chi
tiết chuẩn của tuabin được lắp ráp đầu tiên, do đó nó phải có đủ độ cứng cũng như hình
dạng hình học chính xác. Số lượng các cột chống của stato bằng nửa số cánh hướng
nước Z0.

Hình 1.7: Các kiểu stato tuabin


1. Vành trên; 2. Cột; 3. Vành dưới

a.3. Bộ phận hướng nước hay bộ phận dẫn dòng


Sau khi qua stato nước chảy vào bộ phận hướng nước. Bộ phận này có tác dụng
sau đây:
− Thay đổi trị số và hướng tốc độ dòng chảy giữa cơ cấu hướng nước và BXCT.
Đồng thời tạo điều kiện tốt cho dòng nước chảy vào cánh tuabin.
− Điều chỉnh công suất tuabin bằng cách điều chỉnh lưu lượng vào tuabin.
− Ngăn toàn bộ dòng nước vào BXCT của tuabin
Bộ phận hướng dòng gồm có hai bộ phận chính: các cánh hướng nước với số cánh
Z0 = 16 ÷ 32 cánh (được bố trí quanh chu vi BXCT) và cơ cấu quay hướng. Mỗi cánh
hướng có thân và trục cánh. Đầu trên trục cánh được lồng vào các lỗ khoét ở nắp
tuabin (hình 1.9) còn đầu dưới thì được lắp vào vành dưới, nhờ đó các cánh có thể
quay quanh trục của nó để thay đổi độ mở a0 của bộ phận hướng nước. Độ mở a0 được
tính bằng khoảng cách nhỏ nhất giữa hai cánh kế tiếp nhau(mm) (hình 1.8).
Ở vị trí đóng hoàn toàn thì đầu mút của các cánh tiếp xúc nhau (a0 = 0) và nước
không thể đi qua vào BXCT (hình 1.10). Còn ở vị trí mở hoàn toàn (a0 = a0max) thì các
cánh có hướng kính, lúc đó lưu lượng chảy vào BXCT lớn nhất. Khi các cánh có
hướng ở vị trí đóng hoàn toàn, muốn giảm bớt rò rỉ, tại đầu trên c và dưới a mỗi cánh
cũng như mép giữa các cánh phải có các đệm chống thấm làm bằng cao su (hình 1.9).

Hình 1.8: Cách biểu thị độ mở Hình 1.9: Đệm chống thấm của
bộ phận hướng nước cánh hướng nước
Nếu các đệm nói trên tốt thì khi sửa chữa máy có thể chỉ cần đóng bộ phận hướng
nước (BPHN) mà không cần phải đóng van trước tuabin (bảo đảm cho việc mở máy
lần sau nhanh chóng hơn).

Cơ cấu quay cánh hướng nước


Muốn quay được các cánh hướng nước, cơ cấu này phải có đủ lực để thắng được
áp lực nước P tác dụng lên các cánh hướng nước và lực ma sát trong các chi tiết của
BPHN. Đồng thời phải bảo đảm khả năng quay các cánh hướng nước theo các trị số độ
mở a0 bất kì trong phạm vi từ a0 ÷ a0max. Hình (1.11) là sơ đồ cơ cấu hướng nước điều
chỉnh bên trong được sử dụng trong các tuabin phản kích cỡ nhỏ. Trong đó đặc điểm
của sơ đồ này là chi tiết của cơ cấu quay bố trí bên trong tuabin và ngập trong nước.

Hình 1.10: Cánh hướng nước Hình 1.11 Cơ cấu quay cánh hướng nước
ở vị trí đóng hoàn toàn
Bộ phận hướng dòng điều chỉnh trong gồm các chi tiết: nắp tuabin (1), vòng dưới
(9), các cánh hướng nước (2), trục cánh hướng (10) và cơ cấu quay. Đầu dưới mỗi
cánh hướng có khớp (3) nối với thanh truyền (4), còn đầu kia của thanh truyền nối với
vành điều chỉnh (8). Như vậy khi quay trục điều chỉnh (5) thì vòng điều chỉnh sẽ quay
và làm cho các cánh hướng quay quanh trục của nó với một góc nhất định. Vành điều
chỉnh liên hệ với trục điều chỉnh qua tay đòn (6) và thanh kéo (7). Nhược điểm của bộ
phận hướng nước loại này là các chi tiết cơ cấu quay nằm trong nước nên chúng nhanh
chóng bị han gỉ và tổn thất thủy lực lớn. Bởi lẽ đó nên đối với các tuabin cỡ vừa và lớn
người ta thường sử dụng cơ cấu hướng nước điều chỉnh bên ngoài tuabin (hình 1.12).
Bộ phận hướng nước kiểu này khác với kiểu nói trên ở chỗ các đầu trục của mỗi
cánh hướng đều nhô ra phía trên nắp tuabin và các chi tiết của cơ cấu quay cánh hướng
đều bố trí ở nơi không có nước. Ở đây, vòng điều chỉnh (11) liên hệ với các cánh
hướng qua khớp nối, khớp nối này có tay quay (9) (tay ép chặt với trục cánh hướng
nhờ chốt hình bán nguyệt (26), tâm (6), chốt an toàn (12), thanh truyền (10), thanh này
gồm chạc nối, vít tiện đầu ren trái và ren phải và chốt nối, trong đó chốt phía trái được
nối với tâm (6), còn chốt phía phải nối với vòng điều chỉnh.
Hình 1.12: Mặt cắt dọc tua bin tâm trục

Hình 1.13: Sơ đồ liên hệ giữa động cơ Hình 1.14: Dạng ngoài của bánh xe
tiếp lực với bộ phận hướng nước công tác của tuabin tâm trục
a) BXCT tuabin tâm trục cột nước trung
bình
b) BXCT tuabin tâm trục cột nước cao
Hình (1.12) biểu thị mặt cắt dọc của cơ cấu quay này. Chốt an toàn (12) có tác
dụng bảo vệ cho BPHN không bị hư hỏng, và một số cánh hướng không bị kẹt (do các
vật nổi như gỗ v.v…). Vì chốt có ứng suất cắt nhỏ hơn ứng suất cắt của tất cả các chi
tiết của cơ cấu quay cánh hướng nên khi bị kẹt thì các chốt này (ở các cánh hướng bị
kẹt) sẽ bảo đảm cho các cánh hướng khác vẫn có thể đóng bình thường.
Vòng điều chỉnh của BPHN sở dĩ có thể quay được quanh trục tuabin là nhờ có
một hoặc hai động cơ đặc biệt goi là động cơ tiếp lực (hoặc bộ tiếp lực) bằng dầu có áp
(hình 1.13).
Động cơ tiếp lực là hệ thống thủy lực gồm xilanh và pittông, pittông có cần (3) nối
với vòng điều chỉnh (2). Tuỳ thuộc dầu có áp lấy từ thiết bị dầu áp lực đi vào một ngăn
nào đó trong xilanh (1) sẽ làm chuyển dịch pittông (4) và tạo nên mômen ngẫu lực
quay vòng điều chỉnh. Động cơ tiếp lực quay bộ phận hướng nước của tuabin thường
bố trí phía trong hầm (giếng) tuabin hoặc ở trên nắp tuabin.
a.4. Bánh xe công tác
Sau khi qua khỏi bộ phận hướng nước, nước chảy vào BXCT (20) hình ( 1.12)
,BXCT của tuabin tâm trục gồm có 12 đến 24 cánh, dạng mặt cong không gian và
được cố định (bằng hàn hay đúc) với vành trên (18) và vành dưới (19). Vành trên của
BXCT được nối với mặt bích dưới của trục tuabin (21), còn phía dưới của vành này
được nối với chóp thoát nước (22). Ngoài ở vành trên có lắp các tấm giảm áp (27) và
các lỗ để giảm bớt áp lực nước dọc trục tác động lên BXCT. Kích thước hình học của
tuabin tâm trục được đặc trưng bằng đường kính tiêu chuẩn D1 của BXCT và được quy
ước là đường kính lớn nhất tại vị trí mép
vào các cánh BXCT. Hình dạng BXCT
phụ thuộc vào cột nước H, nói chung cột
nước H càng tăng thì số lượng cánh
D2
BXCT tăng còn tỉ số đường kính
D1
cũng như độ cao tương đối cánh hướng
b0
sẽ giảm (hình 1.14). Còn tuabin tâm
D1
trục dùng cho cột nước thấp thì ngược lại
để tăng tiết diện ướt của tuabin. Hình 1.15: Các kiểu vòng bít của tuabin
Để giảm bớt lượng nước rò rỉ qua các a) Kiểu khe hở; b) Khe hở có rãnh nhỏ;
khe hở giữa phần động và phần tĩnh của
c,d) Kiểu răng lược; e) Răng lược có khe hở
tuabin cần bố trí thiết bị chống rò rỉ. Đó
là các vòng chống rò được lắp ở bề mặt
ngoài của vành trên và vành dưới BXCT
(hình 1.15), ở vị trí tương ứng với phần cố định của nắp tuabin và vành dưới BPHN.
Các kiểu vòng chống rò rỉ (vòng bít) khác nhau được thể hiện ở hình (1.15), trong đó
kiểu rãnh được dùng với H < 100m, kiểu cài răng lược dùng với H ≥ 100 ÷ 150m.
BXCT của tuabin có thể được chế tạo thành BXCT hoàn chỉnh hoặc từng bộ phận
(2÷3) phần, tùy thuộc vào điều kiện vận tải và công nghệ chế tạo. Thông thường vận
chuyển bằng đường sắt chỉ cho phép BXCT hoàn chỉnh có đường kính D1 < 4,75m.
Nếu đường kính to hơn thì phải chọn các biện pháp vận chuyển thích hợp hơn như
đường thủy…, hoặc gia công BXCT thành từng phần để chuyển theo đường sắt và tổ
hợp thành bánh xe hoàn chỉnh (bằng hàn, bằng vành đai v.v…). ở công trường xây
dựng Braskaia (Liên Xô cũ) sử dụng tuabin tâm trục có D1 = 5,5m, ở đó BXCT được
ghép từ hai phần bằng phương pháp hàn nối.
a.5. Trục và ổ trục
Trục và ổ trục là kết cấu truyền và chịu lực chủ yếu của tuabin.
- Trục tuabin
Trục tuabin được dùng để truyền mômen xoắn từ BXCT đến rôto của máy phát
điện, trục tuabin trục đứng là đoạn ống thành mỏng và có bích ở hai đầu, phía trong
rỗng để lắp ống dẫn dầu (cho tuabin cánh quay) hoặc để dãn không khí xuống phía
dưới BXCT (để phá chân không cho tuabin tâm trục).
Tùy thuộc vào cách bố trí nhà máy và kết cấu nhà máy, trục tổ máy có thể gồm
hai phần: trục tuabin và trục máy phát điện, hay 3 phần: trục tuabin, trục trung gian và
trục máy phát điện.Trong một số kết cấu hiện nay thì tổ máy chỉ có một trục chung nối
liền rôto máy phát điện với BXCT tuabin. Ưu điểm của kiểu trục này là giảm bớt chiều
cao tổ máy và nhà máy.
Đường kính ngoài của trục tuabin
phụ thuộc vào công suất NT, số vòng
quay n của tuabin và có thể tính sơ bộ
theo công thức:
NT
dt = α (m) (1-7)
n
Trong đó:
α - hệ số kinh nghiệm, α = 0,11 ÷
0,12. Hệ số lớn dùng cho tuabin cỡ nhỏ
và ngược lại.
NT – Công suất định mức của
tuabin (kW)
n – số vòng quay đồng bộ (v/ph)
Hình 1.16a: Ổ trục bôi trơn bằng nước
Kích thước trục tuabin vừa và lớn
1. Trục; 2. Nồi trục; 3. Tấm bạc trục; 4.
đều được tiêu chuẩn hoá với các trị số Nắp; 5. Vòng chặn; 6. Ống dẫn nước làm
sau: mát bạc trục; 7. Ống xả nước; 8. Bơm
dt = 600, 650, 700, 750, 800, 850, nước rò trên nắp turrbin; 9. Vòng bít.
900, 950, 1000, 1100, 1200, 1300, 1400,
1500, 1600, 1700, 1800, 1900, 2000, 2100, 2200, 2300, v.v…
Hình 1.16b: ổ trục hướng bôi trơn bằng dầu
1. Trục; 2. Nồi trục; 3. Vòng ép; 4. Vít điều chỉnh khe hở bạc trục;
5. Tấm ngoài bạc trục; 6. Tấm cách điện; 7. Nắp che; 8. Tấm cách điện;
9. Vòng che; 10. Ống dẫn dầu; 11. Ống xả dầu; 12. Lỗ lấy dầu.
Chiều dài của trục thì tuỳ điều kiện bố trí cụ thể của từng TTĐ mà xác định.
- Ổ trục hướng
Ổ trục hướng của tuabin có hai loại: ổ trục hướng bôi trơn bằng dầu, và ổ trục
hướng bôi trơn bằng nước (hình 1.16a,b)
Ổ trục hướng bôi trơn bằng nước thường bố trí ở trên nắp tuabin. Các tấm bạc làm
bằng cao su cứng và được bôi trơn bằng nước. Ở một số tuabin cỡ nhỏ, các tấm bạc có
thể được làm bằng gỗ dán và bôi trơn cũng bằng nước. Cấu tạo ổ trục hướng bôi trơn
bằng nước cho ở (hình 1.16a). Đối với ổ trục hướng bôi trơn bằng dầu khoáng thì các
tấm bạc của ổ trục làm bằng hợp kim babít (hình 1.16b).
b. Tuabin hướng trục
Tuabin hướng trục có hai loại: cánh quạt và cánh quay.
Hướng chảy của nước trong phạm vi BXCT theo hướng trục quay của tuabin. Ở
nước ngoài còn gọi tuabin cánh quay là tuabin Kaplan. Tuabin hướng trục được sử
dụng cho cột nước thấp từ 3 ÷ 5m đến 35 ÷ 40m. Gần đây có nơi sử dụng cho cột
nước đến 60 ÷ 70m.
b.1. Bánh xe công tác của tuabin cánh quạt
Gồm có 3 ÷ 10 cánh (tăng theo cột nước), được gắn chặt vào bầu BXCT, BXCT
đặt trong buồng hình trụ, buồng có kích thước lớn hơn mép ngoài cánh BXCT khoảng
một vài mm. Đường kính buồng đó được coi là đường kính tiêu chuẩn BXCT D1. Loại
này kết cấu thì đơn giản nhưng hiệu suất cao chỉ ứng với một chế độ làm việc. Vì thế
loại tuabin này không dùng cho TTĐ có công suất lớn vì không kinh tế (hình 1.17a).
Hình 1.17a: Hình ngoài của Hình 1.17b: Cắt dọc tuabin cánh quạt
Bánh xe công tác tuabin cánh quay điều chỉnh cánh
1. Bầu BXCT (thân BXCT); 2. Cánh BXCT;
3. Bu lông; 4. Chốt chịu lực cắt;
5. Chóp bầu BXCT hình lưu tuyến
b.2. Bánh xe công tác của tuabin cánh quay
Gồm có: bầu, cánh, chóp thoát nước và bộ
phận quay cánh BXCT. Bầu BXCT có hai phần
(hình 1.20) phần cầu và phần trụ. Tâm của phàn
cầu trùng với tâm của trục quay cánh BXCT. Bầu
phải có hình cầu để giảm bớt khe hở giữa cánh
với bầu khi quay cánh. Ở tuabin cánh quạt vì
cánh cố định nên không có phần cầu này. Chóp
thoát nước (3) hình (1.18) có tác dụng làm cho
nước chảy khỏi BXCT thuận dòng hơn và giảm
được tác dụng mạch động.
Số cánh từ 3 ÷ 10 cánh (tăng theo cột nước) Hình 1.18: Sơ đồ cơ cấu quay cánh
được gắn vào bầu nhờ trục cánh. Khác với tuabin BXCT tuabin cánh quay
cánh quạt, các cánh của BXCt có thể quay được
quanh trục của nó nhờ cơ cấu quay nằm trong bầu
BXCT.
Hình (1.18) là sơ đồ nguyên lí chuyển vận của bộ phận quay cánh BXCT, còn hình
(1.19) là mặt cắt dọc BXCT của tuabin cánh quay.
Hình 1.19a: Mặt cắt dọc tuabin cánh quay có vành sao
1. Bầu; 2. Buồng BXCT; 3. Stato; 4. Bánh hướng; 5. Tay quay; 6. Bơm nước rò nắp
tuabin; 7. Hầm tuabin; 8.,9. Động cơ tiếp lực; 10. Giá đỡ; 11. Trục; 12. ổ hướng; 13.
Nắp tuabin; 14. Tittông; 15. Cánh BXCT; 16. Cổ buồng BXCT; 17. Cổ trục; 18. Vòng
bít cánh; 19. Chóp thoát nước.
Bộ phận cánh quay gồm: trục cánh (6), động cơ tiếp lực (4), hệ thống thanh
truyền (7). Ở đây tay quay (8) được nối với trục cánh (6), còn thanh truyền có chốt nối
liền pittông (5) của động cơ tiếp lực làm 2 ngăn: trên và dưới. Dầu có áp từ thiết bị dầu
áp lực qua hai ống dẫn dầu đồng tâm đặt lồng vào nhau nằm bên trong trục tổ máy (ở
đây không vẽ). Khi dầu có áp vào một ngăn nào đó của xilanh còn ngăn kia thông với
lỗ dầu xả thì pittông lẫn thanh truyền (7) sẽ xê dịch lên trên hoặc xuống dưới do đó
làm quay các cánh theo các góc quay như nhau.
b.3. Buồng bánh xe công tác
Hình 1.19b: Mặt cắt dọc tuabin không có vành sao
1. Bầu; 2. Cánh BXCT; 3. Trục cánh; 4. Tay quay;
5. Thanh truyền; 6. Pittông; 7. Nắp xilanh

Hình 1.20: Buồng BXCT tuabin cánh quay


Khác với tuabin tâm trục, ở đây BXCT được bố trí thấp hơn BPHN và đặt bên
trong buồng BXCT (hình 1.20) gồm có hai phần: phần trên của trục quay có dạng hình
trụ, còn phần dưới có dạng hình nửa cầu. Đường kính lớn nhất của buồng được xem là
đường kính tiêu chuẩn của tuabin cánh quay D1. Phần nửa cầu có tác dụng giảm bớt
khe hở giữa các cánh với bầu khi quay cánh, còn phần trụ cho phép nhấc BXCT ra
ngoàI khi sửa chữa máy. Chiều cao buồng nói chung bằng khoảng Hb và Hb = (0,5 ÷
0,53)D1. Buồng BXCT (tình từ vòng dưới của BPHN trở xuống) gồm một vài vòng
bằng thép dạng vỏ mỏng (2) và nối với nhau bằng bulông. Phía ngoài buồng có các
móc để néo chặt buồng với bê ông. Buồng BXCT bị rung động mạnh do tác dụng
mạch động nên công việc lắp ráp cũng như gia công buồng phải làm chu đáo. Tại giao
điểm của phần nửa cầu với phần dưới của buồng có tiết diện nhỏ nhất, đường kính Dk
ở đó bằng khoảng (0,94 ÷ 0,98)D1. Đầu dưới của buồng BXCT nối với ống hút qua
doạn ống chuyển tiếp (3). Khi lắp ráp BXCT, bánh xe được đặt trên vòng móng nằm
dưới stato tuabin.
1.3.2. Cấu tạo của tuabin gáo
Tuabin gáo còn dược
gọi là tuabin Pentơn (tên
một người Mỹ hoàn thiện
nó vào năm 1884). Nước
từ thượng lưu theo đường
ống áp lực qua cửa van,
đoạn ống chuyển tiếp rồi
vào vòi phun (1), BXCT
(2) và truyền năng lượng
dòng nước dưới dạng
động năng cho BXCT.
Sau khi đi ra khỏi BXCT
nước được tháo xuống
kênh xả hạ lưu của TTĐ
(hình 1.24).

Hình 1.24: Tuabin gáo


1. Vòi phun; 2. Cánh BXCT; 3. Miệng phun
4. Van kim; 5. Vỏ máy
a. Vòi phun

Hình 1.25: Bộ phận cắt dòng


Vòi phun gồm miệng phun (2) và van kim (3) để điều chỉnh lưu lượng, nằm giữa
van tuabin và BXCT. Khi kim áp sát với miệng vòi phun thì tiết diện ướt vòi phun
bằng 0, dòng nước không thể chảy vào BXCT (ứng với độ mở a0 = 0) còn lúc kim rời
khỏi miệng vòi phun xa nhất (hành trình kim S lớn nhất, S = Smax) thì tiết diện ướt vòi
phun lớn nhất, lức đó lưu lượng dòng tia lớn nhất ứng với độ mở a0 = a0max. Như vậy
vòi phun và kim có tác dụng điều chỉnh lưu lượng tuabin thông qua việc điều chỉnh tiết
diện dòng tia vào BXCT. Vòi phun gồm có miệng phun (2) dạng ống co hẹp dần, van
kim (3) trượt trong vòi đó. Kim có trục nhô ra ngoài vòi phun, trục này chuyển động
lui tới nhờ có động cơ tiếp lực của hệ thống điều chỉnh (nói rõ ở chương 6) hay điều
khiển bằng tay (ở các tuabin cỡ nhỏ). Lưu lượng vào tuabin sẽ nhanh chóng giảm
xuống tuy vẫn đóng van kim từ từ và sẽ giảm được áp lực nước va xảy ra trong đường
ống khi cần điều chỉnh lưu lượng tức thời.
Ứng với các tuabin gáo có máy điều tốc tự động thì sự chuyển động có phối hợp
giữa van kim và bộ phận cắt dòng được thực hiện nhờ bộ liên hợp nằm trong máy điều
tốc (xem chương 6).
b. Bánh xe công tác
BXCT gồm có 14 ÷ 60 cánh gắn chặt lên đĩa và gắn lên trục tuabin. Cánh BXCT có
dạng gáo, giữa có sống nhỏ (dao) chia gáo thành hai phần bằng nhau và tách dòng
nước thành hai phần khi chảy ra theo hướng mặt phẳng BXCT. Để tránh cánh gáo
trước ảnh hưởng đến dòng nước xung kích và cánh gáo sau.
c. Vỏ máy
Mặt ngoài của BXCT được bọc bởi một lớp vỏ máy, tác dụng của nó là để ngăn
ngừa dòng nước trên BXCT bắn ra sàn nhà máy và để đỡ miệng vòi phun. Trong vỏ
máy là trạng thái áp lực không khí.

1.4 Các bộ phận phụ của tuabin


Để đảm sự làm việc bình thường của tuabin, phải có các bộ phận phụ bố trí
cạnh tổ máy, đó là: van phá chân không, van xả tải, van trước tuabin, thiết bị tháo nước
rò rỉ trên nắp tuabin, thiết bị dầu bôi trơn v.v…
1.4.1. Van phá chân không
Khi đóng nhanh cơ cấu hướng nước của tuabin phản kích thì trong buồng BXCT
áp suất bị giảm xuống. Đối với những TTĐ có ống xả dài và đường ống áp lực tương
đối ngắn thì hiện tượng giảm áp suất này càng lớn, nước từ ống xả chảy ngược vào
BXCT với tốc độ khá lơn (sóng ngược) có thể gây nên sự va đập vào rôto tổ máy có
thể làm hư hại tuabin và máy phát. Có thể ngăn ngừa hiện tượng nói trên bằng cách đặt
ở trên nắp tuabin một hay hai van phá chân không, van này có lỗ thông với phía dưới
BXCT tuabin. Khi đóng nhanh cơ cấu hướng nước van này sẽ tự động mở và cho
không khí vào buồng BXCT.
Hình (1.27) là kết cấu van phá chân
không ứng với vị trí đóng van. Vỏ van
(1) được gắn trên nắp tuabin, bên trong
vỏ có xilanh (2), và được giữ chặt ở vị
trí đóng nhờ lò xo (3). đầu dưới của
xilanh này được nối với cần (14) của
đĩa van (5), phía trong xi lanh có
pittông (6) và cần (7) xuyên qua nắp
van (8). Đầu trên cần (7) có lắp ròng
rọc (9) tỳ vào nêm (10) (nêm nối với
vòng điều chỉnh của BPHN). Pittông (6)
lẫn ròng rọc (9) bị nâng lên trên, nhờ lò
so (11). Ở đáy píttông có van tiết lưu
(12) và van 1 chiều (13), van1 chiều
này bị ép chặt vào đáy Pittông nhờ lò so
(4). Ngăn trên của xilanh luôn luôn
thông với khí trời qua van tiết lưu (16),
còn ngăn dưới của nó cũng vậy qua lỗ
(17). Không khí đi và BXCT qua cửa sổ
(18). Khi cắt tải đột ngột, bộ phận
hướng nước sẽ xê dịch nêm (10) sang
trái, làm cho ròng rọc, cần pittông và
pittông (6) bị ấn xuống dưới, lúc đó vì Hình 1.27: Van phá chân không
dầu trong xilanh
chưa kịp qua van tiết lưu để chảy lên ngăn trên nên dầu ở phía dưới xilanh bị nén lại
nên đẩy cả xilanh (2) lẫn cần và đĩa van (5) xuống dưới nhờ đó không khí có thể từ nắp
trên tuabin qua lưới chắn rác xuống phía dưới BXCT. Sau đó do có một ít dầu chảy
qua van tiết lưu đi lên ngăn trên của pittông, nên áp lực trong đó giảm xuống, lò xo (4)
giãn ra và đẩy xilanh (2) và đĩa van (18) đóng lại.
Cần chú ý là khi cần mở to BPHN thì van phá chân không vẫn nằm ở vị trí đóng
(vị trí cho ở hình vẽ) và không khí không thể chui qua van này xuống phía dưới
BXCT.
Thật vậy, từ hình (1.27) ta thấy, khi BPHN chuyển động về phía mở thì nêm (10)
dịch từ trái sang phải, nên ròng rọc (9) không chịu nén nữa và lò xo (8) sẽ giãn ra kéo
cần (7) và pittông (5) lên trên.
Lúc này nhờ van một chiều (13) (van này chỉ cho phép dầu chảy một chiều từ trên
xuống dưới) nên dầu ở ngăn trên của xilanh (2) dễ dàng xuống ngăn dưới của nó bảo
đảm cho xilanh (2) vẫn ở vị trí ban đầu.
1.4.2. Van xả không tải (van xả bỏ)
Van xả bỏ được sử dụng ở các tuabin cột nước cao. Hình (1.28) là sơ đồ van xả bỏ
lắp phía dưới buồng xoắn kim loại. Khi đóng nhanh BPHN do cắt phụ tải đột ngột, thì
ngoài hiện tượng giảm áp như đã nói ở trên xảy ra ở phía sau BPHN, còn có hiện
tượng nước va ở trong hệ thống dẫn nước của tuabin. Trị số lưu lượng trong tuabin
dQ
càng thay đổi đột ngột ( lớn) thì áp lực nước va càng lớn.Van xả bỏ có tác dụng
dt
giảm áp lực nước va kể trên. Khi tuabin đang làm việc bình thường thì van xả bỏ đóng.
Trong trường hợp hệ thống điện có sự cố,
máy phát điện bị tách khỏi lưới điện, lúc đó
BPHN đóng và van xả bỏ mở để xả bớt một
phần lưu lượng qua van này xuống hạ lưu
TTĐ. Như vậy có thể giảm bớt áp lực nước
va trong đường ống áp lực của TTĐ bằng
cách giữ cho lưu lượng trong đường ống
thay đổi chậm hơn so với độ mở của BPHN.
Khi BPHN đóng lại, van xả bỏ sẽ từ từ trở
về vị trí ban đầu, và sau thời gian nhất định,
van này sẽ đóng oàn toàn. Từ hình (1.28) ta
Hình 1.28: Sự thay đổi lưu
nhận thấy nhờ van xả bỏ mà sự thay đổi lưu
lượng tuabin khi có van xả bỏ
lượng trong đường ống theo thời gian
(đường 1) sẽ chậm hơn nhiều so với trường
hợp không có van xả bỏ (đường 2).
Sơ đồ nguyên lý chuyển vận của van xả bỏ, xem hình (1.28). Ngoài hai loại van xả
bỏ và van phá chân không còn có van bổ sung không khí lắp ở phía trên trục máy phát
hay dưới trục tuabin, van này có tác dụng bảo đảm cho tuabin làm việc ổn định khi làm
việc với cột nước thấp.
1.4.3. Van tuabin
Van tuabin được bố trí giữa đường ống áp lực và tuabin, ở các TTĐ sử dụng ống rẽ
nhánh hoặc TTĐ cột nước cao H > 200 ÷ 300m. Đối với các tuabin cỡ lớn thường
dùng ba loại van: đĩa, cầu và van kim dùng ở các TTĐ có cột nước rất cao.
Van đĩa (hình 1.29)
hoặc van bướm có cấu tạo
đơn giản gồm vỏ (1) và đĩa
van (2) quay quanh trục
của nó nhờ động cơ tiếp
lực dầu cao áp. Trước khi
mở van ta phải mở van
cạnh (3) để cân bằng áp
lực nước hai bên đĩa van. Hình 1.29: Sơ đồ các kiểu van tuabin
Van đĩa sử dụng ở các
TTĐ có cột nước H , 150m với đường kính ống áp lực bằng 7 ÷ 8m.
Khi cột nước H > 150m thì phải sử dụng van cầu.
Van cầu hình (1.29b) gồm có vỏ (1) và rôto hình cầu (2), đường kính trong của rôto
bằng đường kính của đường ống áp lực. Rôto có thể quay được góc 900 nhờ động cơ
tiếp lực dầu cao áp. Van cầu có cấu tạo phức tạp hơn van đĩa. Người ta đã snả xuất van
cầu có đường kính đạt tới 3m và dùng cột nước cao. Van cầu và van đĩa chỉ làm việc
bình thường ở độ mở hoàn toàn, còn các độ mở khác thì trạng thái thủy lực sẽ kém đi.
Van kim (hình 1.29c) gồm có vỏ (1), chóp thoát nước (2) (nối với vỏ nhờ các trụ)
và pittông kiểu hình trụ (3). Pittông này xê dịch được nhờ áp lực nước ở trong buồng A
và B. Van kim có đặc tính thủy lực tốt, kín, dễ thao tác và có thể làm việc ở độ mở bộ
phận, tuy nhiên khuyết điểm của nó là có cấu tạo phức tạp, kích thước lớn và giá thành
cao.

1.5 Câu hỏi chương 1


1. Hãy kể tên các loại tuabin nước và nêu phạm vi ứng dụng của các loại tuabin
đó. Tuabin cánh quay thuộc tuabin phản kích hay tuabin xung kích?
2. Trình bày cấu tạo các bộ phận chính của tuốc bin gáo. Chỉ rõ thông số cơ bản
đường kính chuẩn D1 của tuốc bin gáo
3. Trình bày cấu tạo các bộ phận chính của tuốc tâm trục, tuabin hướng trục.
4. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu hướng dòng trong tuabin
phản kích.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA TUABIN

2.1. Khái niệm về chuyển động tương đối và tuyệt đối, hình tam giác tốc độ.
Cấu trúc dòng chảy trong tuabin rất phức tạp. Ở đó, các phần tử chất lỏng một
mặt men theo bề mặt cánh dạng cong không gian, mặt khác chảy vòng quanh trục quay
tuabin. Vì vậy, chuyển động của chất lỏng không phải chuyển động phẳng mà là
chuyển động không gian ba chiều. Sự thay đổi vận tốc (cả hướng lẫn trị số) dòng chảy
sẽ làm thay đổi các yếu tố thủy động lực học của tuabin như lưu lượng Q, số vòng
quay n, hiệu suất η v.v...Bởi thế, muốn hiểu được quá trình làm việc của tuabin trước
hết cần phân biệt các khái niệm về chuyển động tương đối và tuyệt đối của chất lỏng
trong bánh xe công tác của tuabin.

Hình 2.1: Dòng chảy trong bánh xe công tác cua tuabin phản kích
Xét chuyển động của dòng nước chảy qua khe cánh BXCT. Nếu lấy mặt đất làm
chuẩn nước từ cơ cấu hướng nước chảy vào cửa vào cánh BXCT (điểm 1 trên hình 2.1)
với tốc độ tuyệt đối v1, nước chảy men theo cánh với tốc độ tương đối w1 và đồng thời
quay cùng với cánh với tốc độ vòng u1. Theo cơ học lý thuyết thì tốc độ tuyệt đối v1
bằng tổng véc tơ của tốc độ tương đối và tốc độ vòng:
r r
V1 = w1 + u1
r r
Có nghĩa 3 véc tơ V1 , w1 , u1 hợp thành một tam giác tốc độ. Cũng tương tự ở điểm
r r
2 (cửa ra của cánh BXCT) ba véc tơ V2 , w2 , u 2 cũng hợp thành một tam giác tốc độ
cửa ra (hình 2.1). Góc kẹp giữa tốc độ tuyệt đối và tốc độ vòng ký hiệu là α, Góc kẹp
giữa tốc độ tương đối và tốc độ vòng ký hiệu là β.
Và như vậy các góc tạo thành hình tam giác vận tốc nói trên gồm có góc α1 (là góc
r r
tạo thành bởi vận tốc tuyệt đối v1 và vận tốc vòng u1 ) và góc β1 (góc tạo thành bởi tốc
r r
độ tương đối w1 và tốc độ vòng u1 ). Nếu ở cửa vào của BXCT hình thành tam giác vận
tốc gồm có các góc α1 và β1, thì ra của BXCT thì hình tam giác vận tốc gồm có các
góc α2 và β2, còn ý nghĩa của các góc này đã được giới thiệu trên. Góc β1 và β2 phụ
thuộc vào cấu tạo và hình dạng cánh.
Nếu giả thiết bánh xe công tác gồm vô số các cánh cực mỏng hợp thành thì khe
cánh (tạo bởi khoảng trống giữa hai cánh kế tiếp nhau) sẽ rất hẹp, lúc đó quỹ đạo
chuyển động tương đối của chất lỏng trùng với trung tuyến AB của cánh (hoặc đường
dòng 1-2).
Theo thủy lực học, nếu dòng chảy trong tuabin là dòng ổn định thì đường dòng sẽ
trùng với quỹ đạo chuyển động của chất lỏng. Giả thiết này cho phép ta tìm được vị trí
và hình dạng các đường dòng trong tuabin.
Đồng thời trị số các vận tốc kể trên (v, u, w) của phần tử chất lỏng trong phạm vi
BXCT đều được tính theo vận tốc bình quân trong tiết diện dòng chảy đang xét (hướng
dòng chảy thẳng góc với tiết diện đó).
Từ các giả thiết trên ta nhận thấy, đường cong 1-2 là quỹ đạo chuyển động tương
đối của chất lỏng xuất phát từ điểm 1 đến điểm 2; đó cũng là trung tuyến AB của cánh;
AB là quỹ đạo chuyển động tuyệt đối của chất lỏng chảy từ điểm A đến điểm B; véctơ
tuyệt đối V1 , V2 tiếp xúc với quỹ đạo chuyển động tuyệt đối AB’ tại điểm đầu và điểm
r r
cuối của quỹ đạo này, còn vận tốc tương đối w1 và w2 thì tiếp xúc với quỹ đạo chuyển
động tương đối 1-2 tại điểm 1 và 2.
Sau đây là quá trình suy diễn phương trình nguyên lí cơ bản của tuabin hoặc
phương trình cơ bản của tuabin.

2.2. Phương trình cơ bản của tuabin


Phương trình cơ bản của tuabin xác lập mối liên hệ giữa mômen lực tác dụng của
nước vào bánh xe công tác với các thành phần vận tốc cửa vào và cửa ra của nó.
Trước khi đi vào cánh bánh xe công tác, nước chảy qua các rãnh giữa các cánh
hướng nước. Các cánh này được sắp xếp với các khoảng cách như nhau vòng quanh
bánh xe công tác và làm với mặt kinh tuyến (mặt phẳng đi qua trục quay) các góc α0
bằng nhau (hình 2.2). Góc α0 tỉ lệ thuận với độ mở a0 của cánh hướng nước, như vậy,
dòng nước ở trước trong và sau BXCT là dòng chảy chuyển động xoay quanh trục
tuabin (dòng chảy xoáy) và đối xứng với trục đó.
Hình 2.2: Sơ đồ suy diễn phương Hình 2.3: Sự biến đổi của mômen
trình cơ bản của tuabin động lượng

Khi dòng nước chảy qua các rãnh giữa các cánh BXCT, cánh BXCT bắt dòng
nước phải thay đổi hướng và độ lớn tức là cánh tuabin đã gây một lực tác dụng lên
dòng nước, ngược lại dòng nước có một lực phản tác dụng lên cánh tuabin làm BXCT
phải quay ngược chiều dòng nước chỗ cửa ra. Đó là quá trình công tác của tuabin phản
kích và nhà bác học Nga - Ơle vào giữa thế kỉ 18 đưa vào định luật biến thiên mômen
động lượng.
Biến thiên mômen động lượng trong một đơn vị thời gian trên lưu tuyến 1-2
bằng mômen phản lực tác dụng lên cánh.
dL
M =
dt
Trong đó:
M - mômen phản lực tác dụng lên cánh
L - mômen động lượng của nước
Xét dòng chảy giữa hai cánh tuabin. Tốc độ tuyệt đối bình quân của dòng nước
ở cửa nước vào của tuabin là v1, ở cửa ra là v2. Trong thời gian Δt khối lượng nước
γ γ
chảy qua cửa vào giữa hai cánh tuabin là q1 Δt và cửa ra của cánh tuabin là q 2 Δt .
g g
Giả thiết khối nước đang xét là liên tục và không thể co ép nên q1 = q2 = q và như vậy
γ
động lượng theo hướng tiếp tuyến vòng tròn tại cửa vào là q1 Δtv1 cos α 1 , mômen
g
γ
động lượng tại cửa vào là q1ΔtV1 cos α1 R1 (hình 2.3)và tương tự tại cửa ra mômen động
g
γ
lượng là q2ΔtV2 cos α 2 R2 , tất cả các thành phần vận tốc v1 và v2 đều lấy giá trị bình
g
quân. Biến thiên mômen động lượng tại cửa vào và cửa ra là:
dL γq
= (v 2 R2 cos α 2 − v1 R1 cos α 1 )
dt g
Suy rộng ra cho toàn bộ dòng nước chảy qua bánh xe công tác ta có mômen M của
BXCT tác dụng lên dòng nước
γ ∑q
M = (v2 R2 cos α 2 − v1 R1 cos α 1 )
g
γQ
↔ M= (v2 R2 cos α 2 − v1 R1 cos α1 )
g
Q - Lưu lượng chảy qua BXCT (m3/s)
Theo nguyên lí lực và phản lực tác dụng ta có mômen của dòng nước Mn tác
dụng lên BXCT sẽ là Mn = -M.
γQ
Mn = M = (v1 R1 cos α1 − v2 R2 cos α 2 )
g
Ta có công suất thu được trên BXCT là
γQ
N = M nϖ = (v1 R1 cos α1 − v2 R2 cos α 2 )ϖ (2.1)
g
γQ
N = M nϖ = (v1u1 cos α1 − v2 u 2 cos α 2 ) (2.1’)
g
Mặt khác ta biết công suất của dòng nước cung cấp cho BXCT, N = γηtlQH (2.2)
Từ (2.1’) và (2.2) ta rút ra
v1u1 cos α 1 − v 2 u 2 cos α 2
η tl H = (2.3)
g
Trong đó:
ηtl – hiệu suất thủy lực của tuabin.
H - cột nước công tác của tuabin.
u - tốc độ vòng, u = Rω
Phương trình cơ bản của tuabin cho thấy quan hệ giữa các chỉ tiêu năng lượng
của tuabin và điều kiện chuyển động của dòng nước trong BXCT. Đối với một điều
kiện nhất định (Q, H, η, n nhất định) nhờ phương trình này có thể thiết kế được hình
dạng cánh BXCT.

2.3. Dòng chảy trong tuabin xung kích


2.3.1. Tam giác tốc độ cửa vào và cửa ra BXCT
Qua phân tích về cấu tạo của tuabin xung kích trong chương 1 ta thấy, các phần
nước qua và quá trình làm việc của tuabin gáo khác hẳn với các phần nước qua và quá
trình làm việc của tuabin phản kích. Bộ phận hướng nước của tuabin gáo là vòi phun
và kim. Nước từ vòi phun chảy vào BXCT theo các tia tròn. Sau khi qua khỏi miệng
vòi phun, toàn bộ năng lượng dòng nước (cột nước H) trừ đi tổn thất vòi phun đều biến
thành động năng với vận tốc v0 = ϕ 2gH . Khi đi đến gáo, tia nước bị tách ra hai
phần bằng nhau nhờ dao phân chia của gáo. Tiếp đó cả hai phần tia chảy vào hai nửa
gáo dạng cong elip. Dòng nước rời khỏi gáo với vận tốc tuyệt đối v2 rất nhỏ, còn vận
tốc tương đối w2 thì gần như ngược chiều với w1 (β2 = 1800).
Nếu bỏ qua tổn thất ma sát giữa nước với gáo thì w1 = w2. Dòng tia đã trao gần
như toàn bộ động năng của nó cho bánh xe công tác. Dao phân chia của gáo rất sắc nên
góc β1 nhỏ, β1 coi bằng 0 và khi đó hình tam giác vận tốc ở mép vào đã kéo dài thành
đường thẳng.
W1 = v1 – u1 = v0 – u
ở đó: u - vận tốc chuyển động của gáo theo chiều trục x (hình 2.4). Hình 2.4 biểu thị
hình tam giác vận tốc ở mép vào và mép ra của gáo, ở đây v0 = v1; w0 = w1.

Hình 2.4: Sơ đồ dòng chảy và tam giác vận tốc của tuabin gáo

2.3.2. Phương trình cơ bản của tuabin gáo


Phương trình Ơle được áp dụng tính toán trong tuabin phản kích đồng thời cũng có
thể áp dụng trong tuabin xung kích gáo.
Căn cứ vào tam giác tốc độ cửa vào và cửa ra của tuabin gáo (hình 2.4) cho cự ly
từ vị trí của dòng chảy trên cửa vào và cửa ra của gáo đến trục chính là bằng nhau thì
u1 = u2 = u
Thực tế α1 là rất nhỏ, coi α1 = 0 thì v0 = v1 = u + w1
Giả thiết dòng chảy khi qua gáo không bị tổn thất năng lượng thì
w 2 = w1 = v 1 – u
Đồng thời v2cosα2 = u2 + w2cosβ2 = u + (v1 – u)cosβ2, thay vào phương trình ơle
ηtlgH = v1u1cosα1 – v2u2cosα2 ta có
ηtlgH = uv – u[u + (vo – u)cosβ2] ↔ ηtlgH = u(vo – u)(1 - cosβ2)
2.4. Sự tổn thất năng lượng và hiệu suất của tuabin
Tổn thất trong tuabin gồm có tổn thất thủy lực, tổn thất dung tích và tổn thất cơ khí.
Sau đây ta xét các dạng tổn thất chính.
2.4.1. Tổn thất dung tích (ΔQ)
Dòng chảy qua tuabin có một phần lưu lượng rò rỉ qua khe hở giữa phần động và
phần tĩnh (stato). Phần lưu lượng này không tham gia vào việc biến đổi năng lượng.
Lưu lượng qua khe hở có thể xác định theo công thức
ΔQ = μF 2gH , trong đó
F - diện tích khe hở tính theo D1, F = mD12
μ - hệ số lưu lượng
Vậy ΔQ = μmD12 2gH = K Q D12 H , K Q = μm 2g
Nếu lưu lượng toàn phần của tuabin là Q thì lưu lượng thức chảy vào BXCT là
QB = Q - ΔQ = ηqQ
Q − ΔQ ΔQ
Trong đó: ηq = = 1− , gọi là hiệu suất dung tích.
Q Q
2.4.2. Tổn thất thủy lực (ΔH)
Tổn thất này bao gồm tổn thất do hiện tượng va đập thủy lực ở mép vào BXCT; tổn
thất do ma sát thủy lực trên các phần nước qua của tuabin (tổn thất dọc đường); tổn
thất do sự thay đổi trị số và hướng vận tốc dòng chảy (tổn thất cục bộ) và một phần
đáng kể tổn thất động năng ở cửa ra của ống thoát nước của tuabin.
Tổn thất thủy lực thể hiện ở sự giảm cột nước làm việc H của tuabin. Nếu H là cột
nước làm việc của tuabin thì cột nước thực tế của tuabin là H - ΔH, vậy ηtl bằng:
H − ΔH ΔH
η tl = = 1−
H H
Như vậy ΔNtl bằng: ΔN tl = 9,81(1 − η tl )ηq QH

2.4.3. Tổn thất cơ khí


Tổn thất cơ khí là tổn thất năng lượng do ma sát cơ khí ở các ổ trượt, ổ đỡ, trong
các đệm chống thấm giữa bộ phận chuyển động và bộ phận không chuyển động của
tuabin. Đồng thời ma sát giữa các bộ phận quay với nước ở phần dẫn dòng (gọi là ma
sát đĩa).
Ta có: Công suất hữu ích của tuabinN, N = 9,81ηq η tl ηcg QH , trong đó
ηcg- là hiệu suất cơ giới
Hiệu suất toàn phần η của tuabin bằng
N N
η= = = η q η tl η cg
N n 9,81QH
2.5. Điều kiện hiệu suất cao của tuabin
A- Điều kiện hiệu suất cao của tuabin phản kích
Hiệu suất thủy lực của tuabin (phương trình 2.3) là cao nhất nếu dòng chảy thảo
mãn hai điều kiện sau đây:
1- Điầu kiện chảy vào không bị va
2- Điều kiện chảy ra khỏi BXCT theo hướng pháp tuyến
2.4.1. Chảy vào không va
Ta kí hiệu:
O- Điểm nằm ngay trước cửa vào BXCT
1- Điểm ở cửa vào BXCT
2- Điểm ở cửa ra BXCT (hình 2.1)
Dòng nước chảy vào bánh xe công tác được gọi là không bị va nếu vận tốc tuyệt đối
v1 luôn bằng vận tốc tuyệt đối v0 ở cửa ra cánh hướng nước, còn phương của vận tốc
r
tương đối w1 trùng với tiếp tuyến của phần tử cánh ở mép vào của nó, có nghĩa là:
r r r r
v1 = v0 ; w1 = w0 và α 0 = α 1
Thoả mãn điều kiện đó dòng nước sẽ bao lượn mép vào cánh BXCT. Ngược lại thì
dòng nước sẽ tách khỏi mép vào cánh và hình thành vùng xoáy ngược ở đó. Nếu gọi
r
β1' là góc tạo bởi u1 và tiếp tuyến cánh tại mép vào 1, thì có thể xảy ra 3 trường hợp
như sau:
- Nếu β1 < β1' vùng xoáy xảy ra ở phía lồi của cánh;
- Nếu β1 > β1' thì vùng xoáy xảy ra ở phía lõm của cánh;
- Nếu β1 = β1' thì không có vùng xoáy.
Hình 2.5: Sự xuất hiện vùng xoáy ở cửa vào BXCT
Rõ ràng, sự xuất hiện của vùng xoáy tách dòng này sẽ tăng thêm tổn thất cục bộ ở
cửa vào cánh (tổn thất do va đập thủy lực). Tổn thất này sẽ làm giảm hiệu suất của
tuabin nên phải tìm cách loại trừ nó. Tuy vậy không thể bảo đảm điều kiện chảy vào
không va trong mọi chế độ làm việc của tuabin.
Đối với tuabin cánh quạt và tuabin tâm trục có cánh cố định ( β1' không đổi), khi lưu
lượng Q và cột nước H thay đổi thì hướng của tam giác tốc độ cửa vào thay đổi dẫn tới
β1 ≠ β1' . Do đó đối với các loại tuabin này chỉ khi làm việc với Q và n phù hợp với
thiết kế thì β1 = β1' .
Ngoài trường hợp ấy ra thì điều kiện chảy vào không va sẽ không còn duy trì được
nữa gây ra việc hạ thấp ηT.
Với tuabin cánh quay do cánh BXCT quay được (góc β1' thay đổi) nên khi lưu
lượng Q thay đổi có thể điều chỉnh cánh tuabin ăn khớp với độ mở cánh hướng nước
nên thông thường thoả mãn điều kiện β1 = β1' như vậy khi phụ tải thay đổi vẫn bảo
đảm dòng chảy bao lượn lấy cánh nên hiệu suất η của tuabin loại này cao hơn hai loại
tuabin trên.
Trị số góc cánh β1' phụ thuộc vào kiểu tuabin. Nói chung với tuabin cột nước cao thì
góc β1' < 900 còn với tuabin cột nước thấp thì góc β1' > 900.
2.4.2. Chảy ra thẳng góc (hình 2.6)
Từ phương trình (2.3) chúng ta thấy: Khi Q, H = const, nếu cosα2 = 0, α2 = 900, v2
chảy theo hướng pháp tuyến (v2 vuông góc u2) thì dòng chảy đi thẳng xuống không
sinh ra dòng chảy xoáy ở ống hút do đó làm tăng hiệu suất của tuabin.
Đối với tuabin tâm trục, góc β 2' không đổi nên chỉ ở trạng thái làm việc bình thường
của tuabin mới đảm bảo góc α2 = 900. Vậy khi lưu lượng hay số vòng quay của tuabin
thay đổi (chẳng hạn n thay đổi thì u2 cũng thay đổi) do đó mà góc α2 ≠ 900. Hình tam
giác biểu thị vận tốc cửa ra cánh BXCT, trên hình (2.6a), từ hình vẽ ta nhận thấy, khi
lưu lượng bằng lưu lượng tính toán Q thì vận tốc v2 vuông góc u2, còn khi Q tăng hoặc
giảm thì v2 sẽ không thẳng góc với u2 nữa, có nghĩa là v2u2cosα2 ≠ 0, nước chảy ra
khỏi bánh xe công tác có xoáy và hiệu suất thấp.
Đối với tuabin cánh quay khi lưu lượng nước chảy qua tuabin thay đổi thì do cánh
bánh xe công tác quay được cùng với độ mở a0 của BPHN nên cánh có thể nằm ở các
vị trí khác nhau (có vị trí 1, 2 ,3 của hình 2.6b). Kết quả là vận tốc v2 trong cả ba
trường hợp nói trên đều có thể vuông góc với u2 (v21, v22, v23 đều vuông góc u2). Như
vậy trong cả ba trường hợp ở cửa vào và ở cửa ra của BXCT của tuabin cánh quay đều
bảo đảm dòng chảy lợi nhất. Điều này cũng chứng tỏ tính ưu việt của tuabin cánh quay
so với hai loại tuabin đầu.
Tuy vậy thực nghiệm cho biết, nếu cho rằng muốn tăng hiệu suất thì cần bảo đảm
góc α2 = 900 là không hoàn toàn đúng đắn. Người ta làm thí nghịêm và xác định rằng
dòng chảy ở cửa ra của bánh xe công tác nên bảo đảm có một lượng chảy vòng sao cho
v2u2cosα2 = 0,2gH thì chẳng những có thể làm tăng hiệu suất thủy lực của tuabin mà
còn có thể cải thiện được trạng thái dòng chảy ở cửa vào của ống hút. Khi đó, do có
dòng chảy xoay quanh trục vừa phải nên lực li tâm sinh ra do sự chảy xoay này sẽ làm
cho các phần tử chất lỏng ở cửa vào ống hút bám sát vào thành ống nên khắc phục
được hiện tượng tách dòng trong ống hút mở rộng, đồng thời cũng giảm được vận tốc
tương đối của dòng nước chảy men theo cánh BXCT do đó mà giảm tổn thất thủy lực
trong BXCT.

Hình 2.6: Tam giác vận tốc ở cửa ra của BXCT


Cũng vì lí do trên mà hiện nay khi thiết kế hệ thống cánh BXCT người ta không
những không loại bỏ điều kiện chảy ra không thẳng góc mà ngược lại, khi tính toán đã
cố ý thoả mãn điều kiện này. Nói cách khác hầu hết các tuabin hiện nay đều được thiết
kế với góc α2 vào khoảng 800.
Bây giờ ta hãy xét với điều kiện chảy ra thẳng góc;
Từ hình tam giác vận tốc cửa ra BXCT ta có:
( ) (
vu 2 = u 2 − wu 2 = u 2 − w2 cos 180 0 − β 2 = u 2 − v m 2 cot g 180 0 − β 2 ) (2.4)

Trong đó: Vm2- thành phần vận tốc kinh tuyến; v m 2 = v r22 + v z22 . Ở cửa ra dòng chảy
theo chiều trục cho nên:
Q
vm2 = v z 2 = (2.5)
F2
ở đây: F2- diện tích tiết diện ngang ở mép ra của BXCT
Do đó, vu 2 = u 2 − K 1Q cot g (180 0 − β 2 ) (2.6)
Từ phương trình (2.6) ta thấy điều kiện bảo đảm nước chảy ra khỏi bánh xe công tác
theo phương pháp tuyến là:
(
u 2 = K1Q cot g 1800 − β 2 ) (2.7)
B- Điều kiện hiệu suất cao của tuabin xung kích
Từ phưng trình ηtlgH = u(vo – u)(1 - cosβ2)
dη tl dη tl 1
ηtl đạt giá trị max khi =0 ↔ = (1 − cos β 2 )(v0 − 2u ) = 0 (2.8)
du du gH
vậy muốn ηtl = ηtlmax thì cần phải thoả mãn hai điều kiện sau đây
r
• 1-cosβ2 = 0 hay β2 = 1800 như vậy độ cong của cánh gáo là 1800, w2 ngược
r
chiều với u 2 , dòng nước ở cửa ra sẽ va vào lưng của cánh gáo phía sau không thể tháo
nước đi thuận dòng. Thực tế β2 vào khoảng 1760 ÷ 1770.
1
• v0 – 2u = 0, u = v0 (2.9)
2
1
Nếu β2 là góc cố định ηtl = ηtlmax khi u = v0
2
2
ηtlmax =
1
(1 − cos β 2 )⎛⎜ v0 − v0 ⎞⎟ v0 = 1 (1 − cos β 2 ) v0 (2.10)
gH ⎝ 2 ⎠ 2 gH 4
1
Vì v 0 = ϕ 2 gH nên ηtlmax = (1 − cos β 2 )ϕ 2 2 gH = 1 (1 − cos β 2 )ϕ 2 (2.11)
4 gH 2
Trong quá trình chứng minh ta giả thiết bỏ qua tổn thất thủy lực trong gáo và β1 = 0,
thực ra w1 ≠ w2 và β1 = 10 0 ÷ 12 0 do đó thường u = (0,44 ÷ 0,48)v0 và hiệu suất thủy
lực lớn nhất cũng chỉ bằng tlmax 0,88 ÷ 0,90 hơi thấp hơn hiệu suất của tuabin phản
kích.

2.6. Sự điều chỉnh lưu lượng


Trong các tuabin tâm trục và cánh quạt, lưu lượng được điều chỉnh bằng các cánh
hướng nước, còn trong tuabin cánh quay thì được điều chỉnh bằng sự quay đồng thời
của cánh hướng nước và cánh bánh xe công tác.
Ta hãy xác định sự liên hệ giữa lưu lượng nước chảy qua tuabin với các thông số
của bộ phận hướng nước và bánh xe công tác.
Từ hình 2.7 ta nhận thấy, lưu lượng Q bằng:
vu 0 a0 b0 Z 0
Q = v0 a0 b0 Z 0 =
cos α 0
vu 0 r0 a0 b0 Z 0
Q= (2.12)
r0 cos α 0
Ở đây: v0- vận tốc cửa ra cánh hướng; Z0- số cánh hướng; α0- góc tạo bởi v0 và u.
Do khoảng cách giữa mép ra cánh hướng và mép vào cánh BXCT rất nhỏ nên r0 = r1' ;
vu 0 = vu1 .
vu 0 r1 a 0 b0 Z 0
Do đó: Q =
r0 cos α 0
Thế trị số vu 2 trong công thức (2.6) và vu1 r1 vào công thức (2.3) ta có:
Qr0 cos α 0 η gH
a0 Z 0 b0
( (
− u 2 r2 + K1Qr2 cot g 180 0 − β 2 = tl
ω
))
η tl gH
+ u 2 r2
Q= ω (2.13)
r0 cos α 0
a 0 Z 0 b0
(
+ K 1 r2 cot g 180 0 − β 2 )
Từ phương trình trên ta thấy, lưu lượng
nước chảy qua tuabin quyết định bởi trạng
thái dòng chảy ở mép ra của bộ phận hướng
nước (b0, a0, α0) và bánh xe công tác (góc β2)
và phụ thuộc vào vận tốc góc quay (ω) của
BXCT. Buồng xoắn và ống hút chỉ làm thay
đổi hiệu suất mà không có ảnh hưởng mấy
đến khả năng thoát nước của tuabin.
Hình 2.7: Dòng chảy trong cánh
hướng nước
Từ phương trình (2.12) ta thấy, khi số vòng quay của BXCT và chiều cao b0 của
BPHN không đổi, lưu lượng qua tuabin Q có thể thay đổi bằng các biện pháp sau:
1- Chỉ quay cánh hướng nước, tức chỉ thay đổi a0 và α0 còn góc β2 không đổi (điều
chỉnh tuabin tâm trục và cánh quạt).
2- Chỉ quay cánh BXCT tức thay đổi góc β2 còn a0 và α0 không đổi (điều chỉnh
tuabin cánh quay với các cánh hướng không quay quanh trục của chúng).
3- Cùng quay cả cánh hướng lẫn cánh BXCT, tức thay đổi α0, a0 và β2 (điều chỉnh
tuabin cánh quay).
Trong các tuabin cỡ nhỏ, lưu lượng thường điều chỉnh theo cách sau đây:
a) Thay đổi chiều cao BPHN b0 bằng cách xê dịch nắp tuabin hoặc van hình trụ
đặc biệt (thùng chụp). Ở cách này muốn giữ cho góc α0 không đổi thường phải bố trí ở
phía trước BXCT các cánh hướng nước không quay được. Khi không có cánh hướng
nếu lúc đầu ta giảm b0 thì lưu lượng giảm chậm và chỉ khi b0 khá nhỏ, lưu lượng mới
giảm rõ rệt do tác dụng tiết lưu tạo nên.
b) Dùng một cánh hướng (van lưỡi gà) đặt ở trong buồng xoắn hoặc quay “răng”
buồng xoắn. Ở dây thực chất chỉ thay đổi góc α0.
Sự điều chỉnh trong các tuabin có cánh hướng nước quay được khác với sự điều
chỉnh lưu lượng bằng van tiết lưu về nguyên tắc. Ở trường hợp sau, lưu lượng thay đổi
nhờ sự hình thành tổn thất thủy lực trong các thiết bị tiết lưu (thùng chụp, van phẳng
v.v...), còn điều chỉnh lưu lượng bằng cách quay cánh hướng thì tổn thất thủy lực trong
đó rất nhỏ và không ảnh hưởng rõ rệt đến lưu lượng nước chảy qua tuabin nhất là trong
vùng độ mở bình thường của nó. Quay cánh hướng làm thay đổi trạng thái dòng chảy ở
trước cửa vào BXCT do đó mà làm thay đổi lưu lượng.
Nếu các cánh hướng quay ở vị trí hướng kính thì tiết diện ra của chúng lớn nhất. Khi
đó, nếu tiếp tục quay cánh hướng về phía mở thì từ phương trình (2.8) ta thấy lưu
lượng Q còn có thể tăng lên (lúc này cosα0 có tị số âm) cho dù lúc đó tiết diện ra của
BPHN giảm.
Ta xem xét khi điều chỉnh lưu lượng Q phụ thuộc vào số vòng quay (hoặc vận tốc
góc ω) như thế nào nếu độ mở a0 không đổi. Muốn vậy ta lấy đạo hàm của Q theo ω và
dQ
xét dấu của đạo hàm . Nếu kí hiệu biểu thức ở mẫu số của phương trình (2.8) là A

(A > 0), ta có:
dQ gH gH dη tl dQ u 22 − η tl gH gH dη tl
A = −η tl 2 + r22 + ↔ A = +
dω ω ω dω dω ω2 ω dω
dη tl
ở đây, có thể cho = 0 (hiệu suất thủy lực ít phụ thuộc vào ω khi số vòng quay

thay đổi bé). Do đó:
dQ u 22 − η tl gH
A =
dω ω2
Như vậy, trong trường hợp a0 không đổi thì:
a) Khi u 2 = η tl gH , lưu lượng không phụ thuộc vào số vòng quay;
b) Khi u 2 > η tl gH , lưu lượng Q tăng khi tăng n.
c) Khi u 2 < η tl gH , lưu lượng Q giảm khi tăng n.
Trường hợp đầu đặc trưng cho các tuabin tâm trục tỉ tốc trung bình; trường hợp
giữa đặc trưng cho các tuabin tâm trục tỉ tốc lớn, còn trường hợp sau – tỉ tốc bé.
2.7. Câu hỏi chương 2
1. Khái niệm về chuyển động tương đối, tuyệt đối, tam giác tốc độ của dòng chảy
trong bánh xe công tác của tuabin?
2. Thành lập phương trình cơ bản của tuabin phản kích, nêu ý nghĩa của phương
trình?
3. Thành lập phương trình cơ bản của tuabin xung kích, nêu ý nghĩa của phương
trình?
CHƯƠNG 3: THUYẾT TƯƠNG TỰ VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG

QUY DẪN CỦA TUABIN

3.1. Khái niệm cơ bản


Thiết kế tuabin cũng như bất kì một loại máy năng lượng nào, nói chung đều phải
đạt được những yêu cầu kỹ thuật nhất định như có đủ độ bền cơ học, kết cấu hợp lí,
hiệu suất cao, bền chắc và dễ gia công. Riêng đối với tuabin, cần đảm bảo những yêu
cầu sau đây:
1. Trong mọi chế độ làm việc đều phải đảm bảo chỉ tiêu năng lượng và khí thực
cao, nói cách khác máy phải có hiệu suất cao còn hệ số khí thực σ bé.
2. Với cột nước làm việc đã cho, tuabin phải phát đủ công suất yêu cầu còn kích
thước và trọng lượng của nó nhỏ.
3. Tuabin phải có kết cấu hợp lí, gọn nhẹ để dễ bố trí các thiết bị của chúng trong
nhà máy.
4. Máy làm việc tin cậy và tuổi thọ dài.
Những vấn đề này hiện nay thường được giải quyết bằng con đường tính toán thủy
lực và tính toán độ bền các chi tiết máy kết hợp với nghiên cứu bằng thực nghiệm, với
các tuabin thu nhỏ gọi là mô hình tuabin. Để đảm bảo độ tin cậy giữa kết quả nghiên
cứu trên mô hình và trên tuabin thực ta cần có các điều kiện, các tiêu chuẩn về quan hệ
tương tự giữa mô hình và nguyên hình. Sau đây sẽ trình bày những khái niệm rất cơ
bản về thuyết tương tự của mô hình thủy lực nói chung và tuabin nói riêng.
3.2. Các điều kiện tương tự
Hai mô hình thủy lực được coi là hoàn toàn tương tự về cơ học khi chúng thoả
mãn ba điều kiện sau đây:
3.2.1. Tương tự về hình học
Điều kiện này đòi hỏi sự tương tự về hình dạng ngoài của các phần nước qua của
tuabin. Hai tuabin thực (T) và mẫu (M) được coi là tương tự về hình học khi:
- Toàn bộ các kích thước dàI, bề mặt các phần nước qua tại các điểm tương ứng
của chúng tuân theo một tỉ lệ:
D1T b
= 0T = λ1 = const
D1M b0 M
- Các bề mặt tại các điểm tương ứng của chúng phải được bố trí với một góc độ
như nhau
β 1T = β 1M , β 2T = β 2 M , ϕ T ` = ϕ M
Các tuabin có kích thước khác nhau nhưng tương tự về hình học làm thành một
kiểu tuabin.
3.2.2. Tương tự về động học
Hai tuabin thực (T) và mẫu (M) được coi là tương tự nhau về động học khi: điều
kiện tương tự này đòi hỏi sự tương tự về trường vận tốc dòng chảy tại các điểm tương
ứng trong các phần nước qua của các tuabin cùng kiểu.
Điều này có nghĩa là hình tam giác vận tốc tại các điểm tương ứng của dòng chảy
phải động dạng với nhau. Chế độ làm việc của tuabin đặc trưng bởi sự tương tự về
động học được gọi là chế độ “cùng góc”.
uT w v
= T = T = λ2 = const
u M wM v M
α T = α M , βT = β M
3.2.3. Tương tự về động lực học
Điều kiện này đòi hỏi sự tương tự về lực tác dụng lên hai tuabin thực (T) và mẫu
(M) là tương tự động lực học khi các tỉ số lực cùng tên (thuộc về một đơn vị thể tích
chất lỏng) tác dụng lên các thành phần tương ứng của tuabin thực và mẫu phải bằng
nhau.
Lí thuyết tương tự về mô hình thủy lực đã chứng minh rằng với hai hệ thống thủy
lực tương tự về hình học, nếu các các đại lượng không thứ nguyên sau đây của chúng
bằng nhau thì sẽ thoả mãn tương tự về cơ học (tương tự về động học và động lực học):
vL
- Số Râynôn Re = đặc trưng cho lực nhớt của dòng chảy;
υ
v2
- Số Frút Fr = đặc trưng cho lực trọng trường;
gL
p
- Số Ơle Eu = đặc trưng cho áp lực.
ρv 2
v
- Số Strakhala S h = đặc trưng cho lực quán tính
nL
Yêu cầu:
ReM = ReT , FrM = FrT , EuM = EuT , S hM = S hT
trong đó:
L, n – kích thước dài và số vòng quay;
ρ, υ - mật độ và độ nhớt động học của chất lỏng;
v, p – vận tốc và áp lực của dòng chất lỏng.
Các đại lượng không thứ nguyên kể trên gọi là các chuẩn số tương tự cơ học.
Trong thực tế làm thí nghiệm thường chỉ bảo đảm được sự giống nhau về chuẩn số
Sh và Eu của tuabin thực và mẫu, khó đảm bảo được sự cân bằng về chuẩn số Fr và
không bao giờ tuân thủ được điều kiện cân bằng về số Re. Nói cách khác trong thực tế
thí nghiệm mô hình không thể đảm bảo điều kiện tương tự về động lực học, vì rằng
kích thước của mẫu bao giờ cũng nhỏ hơn nhiều (khoảng từ 10 ÷ 40 lần) so với tuabin
thực, và cột nước thí nghiệm cũng bé hơn cột nước làm việc thực tế của tuabin HT =
(10 ÷ 100)HM. Bởi thế, số Râynôn Re của tuabin thực cũng lớn hơn từ 50 ÷ 100 lần số
Re của tuabin mẫu. Tuy nhiên, thực nghiệm cho thấy, đa số thí nghiệm mô hình đều
quan sát thấy số Râynôn ReM = 105, với trị số này thì sự thay đổi của Re sẽ không có
ảnh hưởng mấy đến trạng thái dòng chảy trong tuabin nữa. Sự khác nhau về số Re cũng
⎛ Δ ⎞
như độ nhám tương đối ⎜⎜ ⎟⎟ của mẫu và thực dẫn đến sự khác nhau về tổn thất tương
⎝ D1 ⎠
đối, do đó hiệu suất sẽ được tính nhờ các công thức kinh nghiệm xác định độ hiệu
chỉnh hiệu suát của tuabin. vấn đề này sẽ được đề cập ở chương sau.

3.3. Các hệ số vận tốc dòng chảy trong BXCT


Ta hãy xác định tương quan giữa các trị số vận tốc tương đối, tuyệt đối và theo
các góc α1, α2, β1, β2 và cột nước của tuabin tại cửa vào và cửa ra của BXCT.
Từ tam giác tốc độ ta có
V W U
= = (3.1)
sin β sin α sin(β − α)
Tương ứng với tam giác vận tốc cửa vào và cửa ra ta có:
U 1 sin β1 U 2 sin β 2
V1 = , V2 =
sin(β1 − α 1 ) sin(β 2 − α 2 )
D2
Thay trị số V1, V2, U2 = k.U1, k = vào phương trình (2.3) ta được
D1
U 12 sin β1 cos α 1 k 2 U 12 sin β 2 cos α 2
ηtl gH = −
sin(β1 − α 1 ) sin(β 2 − α 2 )
sin(β1 − α 1 ) sin(β 2 − α 2 )
Vậy U 1 = η tl gH
sin β1 cos α 1 sin(β 2 − α 2 ) − k 2 sin β 2 cos α 2 sin(β1 − α 1 )
U 1 = K U ηtl gH (3.2)
Tương tự ta rút ra được biểu thức V1 = K V ηtl gH (3.3)

W1 = K W ηtl gH (3.4)
D2
Các hệ số K U , K V , K W phụ thuộc vào góc của tam giác tốc độ và tỷ số , ta
D1
gọi là hệ số vận tốc dòng chảy trong BXCT tuabin. Từ các công thức (3.2), (3.3), (3.4)
ta thấy nếu hai loại tuabin cùng kiểu (tương tự nhau về hình học) và làm việc với chế
độ cùng góc (tương tự về động học) thì α 1 , β1 , α 2 , β 2 của tam giác tốc độ cửa vào và
cửa ra của BXCT bằng nhau thì hệ số vận tốc bằng nhau. Từ đó suy ra mối tương quan
giữa các thông số của tuabin tương tự.
3.4. Tương quan giữa số vòng quay, lưu lượng và công suất của hai tuabin cùng
kiểu làm việc với chế độ cùng góc
Ta kí hiệu cột nước, đường kính, số vòng quay, lưu lượng, công suất, hiệu suất của
tuabin thứ nhất lần lượt là HM, DM, nM, QM, NM, ηM, ηtlM, ηqM, ηcgM, còn tuabin thứ hai
HT, DT, nT, QT, NT, ηT, ηtlT, ηqT và ηcgT. Hai tuabin này tương tự nhau ta có:
3.4.1. Quan hệ về số vòng quay
Trước hết ta hãy tìm mối liên hệ về số vòng quay của hai tuabin tương tự này. Vận
tốc vòng tại cửa vào của tuabin mẫu là:
πD1M n M
U M = K UM η tlM gH M =
60
πD 1T n T
Còn tuabin thực là: U I = K UT ηtlT gH T =
60
Ở chế độ làm việc cùng góc thì: KUM = KUT nên sau khi chia phương trình thứ nhất
cho phương trình thứ hai thì ta được:
n M D 1T H M η tlM
= (3.5)
n T D 1M H T ηtlT
3.4.2. Quan hệ về số lưu lượng
Lưu lượng nước chảy vào BXCT tỉ lệ với diện tích tiết diện ướt của BXCT và vận
tốc tương đối, tức:
Qb = ηbQ = F.w (3.6)
Ở đây: F- diện tích tiết diện ướt thẳng góc với vận tốc tương đối w, w có thể lấy
bằng vận tốc tương đối bình quân ở cửa vào BXCT, vậy:
η qM Q M = F1 M w 1 M = FM K WM η tlM gH M

η qT Q T = FTM w TM = FT K WT η tlT gH T
Đối với các tuabin cùng kiểu thì tỉ số diện tích tiết diện F tỉ lệ với bình phương
đường kính nghĩa là:
F1 M D 12M
=
F1T D 12T
Từ đó ta có liên hệ giữa hai tuabin tương tự như sau:
Q M D 1 M H M ηqM ηtlM
2

= 2 (3.7)
QT D 1T H T ηqT ηtlT
3.4.3. Quan hệ về cột nước tuabin
2 2
H ⎛n ⎞ ⎛ D 1 M ⎞ ηtlT
Từ (3.5) ta có: M = ⎜⎜ M ⎟⎟ ⎜⎜ ⎟⎟ (3.8)
HT ⎝ nT ⎠ ⎝ D 1T ⎠ ηtlM
3.4.4. Quan hệ về công suất
Công suất của tuabin mẫu M: NM = 9,81QMHMηM
Công suất của tuabin thực T: NT = 9,81QTHTηT
QM
Thế tỉ số trong công thức (3.7) vào phương trình trên ta được:
QT
N M D 1M H M H M η M ηqM ηtlM
2

= (3.9)
NT D 12T H T H T η T ηqT η tlT
Các công thức (3.5), (3.7), (3.8), (3.9) chỉ sự liên hệ giữa các thông số công tác đối
với chế độ tương tự (chế độ cùng góc) gọi là các công thức tương tự của tuabin.
Trong thực tế tính toán thiết kế người ta chọn tuabin ở bước ban đầu thường tính
gần đúng, bỏ qua sự khác nhau về các dạng hiệu suất của mô hình và thực. Ta có quan
hệ gần đúng sau:
n M D 1T H M
=
n T D 1M H T
2
Q M D1M H M
= (3.10)
Q T D 12T H T
2
N M D1M H M H M
= 2
NT D 1T H T H T
3.5. Các đại lượng quy dẫn
3.5.1. Khái niệm chung
Trong thiết kế tuabin, các thông số của tuabin (H, Q, n, N) không thể đặc trưng cho
các tuabin cùng loại tương tự với nhau.
Để đặc trưng cho cùng một loại tuabin tương tự với nhau người ta dùng các đại
lượng quy dẫn. Các đại lượng này mang tính chất ước lệ không phải là giá trị thực của
một loại tuabin. Các đặc trưng quy dẫn của tuabin là các trị số vòng quay quy dẫn n 1' ,
lưu lượng quy dẫn Q 1' và công suất quy dẫn N 1' của một tuabin có đường kính BXCT
D1 ≈ 1m, làm việc với cột nước H = 1m.
3.5.2. Các đặc trưng quy dẫn của tuabin
Từ công thức (3.10) nếu D1M = 1m, HM = 1m, gọi nM, QM, NM là n1' , Q1' , N 1' , và bỏ
các chỉ số T tức là viết D1T, HT, QT, nT, NT thành ra D1, H, Q, n, N, ta có các công thức
tính các đại lượng quy dẫn.
nD1
n1' = (3.11)
H
Q
Q1' = (3.12)
D12 H
N
N 1' = (3.13)
D12 H H
Như vậy các tuabin tương tự nhau thì có cùng một đại lượng quy dẫn. Vậy khi thiết
kế tuabin nếu chọn được một mô hình nào đó có đường kính D1M = 1m, HM = 1m và
các đại lượng quy dẫn n1' , Q1' , N 1' thì có thể xác định các thông số của tuabin sẽ thiết
kế theo công thức
n1' H
n=
D1
Q = Q1' D12 H (3.14)

N = N 1' D12 H H = 9,81ηQ1' D12 H H


3.5.3. Quan hệ giữa các đại lượng quy dẫn với dạng cánh BXCT và chế độ làm
việc của nó
Ta hãy xét xem các đại lượng quy dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào đối với các
tuabin cùng kiểu làm việc với chế độ “cùng góc”.
Từ (3.2) ta có:
πD1 n
u1 = K u gη tl H =
60
nD1 60 K u gη tl
Do đó: n1' = = (3.15)
H π
Còn lưu lượng qua BXCT là: Qb = FK w gη tl H
Sau khi thế F = αD12 với (α - hệ số tỉ lệ) ta có:
1
Q= αD12 K w gη tl H
ηq
Q αK w gη tl
Do đó : Q1' = = (3.16)
D12 H ηq
Công suất quy dẫn N1' bằng:
9,81α
N1' = 9,81Q1'η = K wη gη tl (3.17)
ηq
Công thức (3.15), (3.16) và (3.17) cho thấy, các đại lượng quy dẫn phụ thuộc vào
hiệu suất thủy lực, hiệu suất dung tích và hiệu suất toàn phần; vào hệ số vận tốc Ku,
F
Kw, và α = trong đó hệ số vận tốc Ku, Kw lại phụ thuộc vào các góc α1, β1, α2, β2.
D12
3.5.4. Sự liên hệ giữa các đại lượng quy dẫn của các tuabin cùng kiểu có hiệu
suất khác nhau.
Chúng ta xác định sự liên hệ giữa số vòng quay quy dẫn của các tuabin cùng kiểu
làm việc với chế độ “cùng góc” khi có xét đến sự khác nhau về hiệu suất.
Từ phương trình (3.5) ta có:
nM D1M nT D1T η tlM η tlM
= hoặc n1' M = n1' T (3.18)
HM HT η tlT η tlT
Lưu lượng quy dẫn tính theo công thức (3.7) ta được:
QM QT η qT η tlM η qT η tlM
= hoặc Q1' M = Q1'T (3.19)
D12M H M D12T H T η qM η tlT η qM η tlT
Còn công suất tính theo công thức (3.9) ta được:
NM NT η Mη qT η tlM
= (3.20)
D12M H M H M D12T H T H T ηTη qM η tlT
η Mη qT η tlM
hoặc N1' M = N1'T (3.21)
ηTη qM η tlT
Qua các công thức (3.18), (3.19), và (3.20) ta thấy các đại lượng quy dẫn của
tuabin thực bao giờ cũng lớn hơn mẫu của nó vì có sự khác nhau về hiệu suất. Khi làm
thí nghiệm ta thường chỉ tìm được hiệu suất toàn phần nên để chính xác hơn ta giả thiết
như sau: Giả thiết rằng, hiệu suất dung tích của tất cả các tuabin cùng kiểu đều bằng
nhau, còn tỉ số hiệu suất thủy lực đối với chế độ làm việc đang xét bằng tỉ số hiệu suất
toàn phần, tức:
η qT η η
= 1 ; tlT = T
η qM η tlM η M
Với giả thiết trên, công thức tính các đại lượng quy dẫn theo giả thiết gần đúng lần
thứ hai có dạng như sau:
⎛η ⎞
n1' T = n1' M ⎜⎜ T ⎟⎟ (3.22)
⎝ηM ⎠
⎛η ⎞
Q1'T = Q1' M ⎜⎜ T ⎟⎟ (3.23)
⎝ηM ⎠
⎛η ⎞ ηT
N1'T = N1' M ⎜⎜ T ⎟⎟ (3.24)
⎝ηM ⎠ ηM

3.6. Số vòng quay đặc trưng của tuabin (tỷ tốc ns của tuabin)
Trong ngành máy thủy lực để biểu thi đặc trưng tổng hợp của các thông số cơ bản
của máy H, Q, N, n người ta dùng một hệ số gọi là số vòng quay đặc trưng hay hệ số tỷ
tốc, ký hiệu là ns.
Đối với tuabin nước số vòng quay đặc trưng ns là số vòng quay của tuabin khi làm
việc ở cột nước H = 1m, phát ra công suất N = 1 mã lực (1 mã lực = 0,736 kW).
Từ công thức (3.5) và (3.9) về quan hệ tương tự của các thông số.
nM D1T H M ηtlM
=
nT D1M H T ηtlT
N M D1M H M H M η Mη qT η tlM
2

= 2 (3.25)
NT D1T H T H T ηTη qM η tlT
Nếu tuabin thực có thông số nT = n, HT = H, NT = N, D1T = D1, QT = Q còn tuabin
mô hình tương tự của nó có thông số HM = 1m, NM = 1 mã lực thì nM = ns.
Coi hiệu suất của hai tuabin bằng nhau ta có:
n
1= N (3.26)
ns2 H 2 H
n N (m· lùc)
ns = 5
(3.27)
H 4

Nếu tính N bằng kW thì công thức (3.27) sẽ có dạng:


n N (kw)
ns = 1,167 5
(3.28)
H 4

Công thức (3.27) và (3.28) để xác định tỉ tốc ns của tuabin khi công suất N và cột
nước H đã biết. Nếu chỉ biết các đại lượng quy dẫn n1' và Q1' thì công thức tính ns nên
viết dưới dạng sau:
n1' H
Vì: n = còn N (mã lực) = 13,33 Q1' η D12 H H
D1

n1' H 13,33Q1'ηD12 H H
Nên: ns = = n1' N1'
D1 H H
4

ns = n1' 13,33Q1'η = 3,65n1' Q1'η (3.29)


Trong đó: Q1' - lưu lượng quy dẫn (m3/s)
Số vòng quay đặc trưng (ns) là hệ số tổng hợp có tính chất đặc trưng cho các thông
số chính của tuabin. Nó không phải là số vòng quay thực tế của tuabin.
Nếu cho trước các thông số của tuabin H, Q, N, n và đặc tính ns theo công thức
(3.27) thì giá trị ns tính được sẽ là số vòng quay của mô hình tương tự với tuabin (sẽ
thiết kế) làm việc với cột nước HM = 1m phát ra công suất NM = 1 mã lực.
Mỗi kiểu tuabin do phạm vi làm việc về cột nước H và công suất N khác nhau nên
ns cũng khác nhau. Loại tuabin hướng trục có cột nước thấp, công suất lớn mặc dù số
vòng quay thực tế nhỏ nhưng lưu lượng lớn nên số vòng quay đặc trưng lớn (ns = 500
÷ 950). Loại tuabin gáo làm việc với cột nước H cao, công suất nhỏ, lưu lượng nhỏ nên
số vòng quay đặc trưng cũng nhỏ (ns = 5 ÷ 70) (hình 3.1).
Các tuabin tương tự thì đều có chung một số vòng quay đặc trưng không phụ thuộc
vào đường kính và các thông số khác như H, Q, N. Nếu hai tuabin có cùng công suất N
tuabin nào có ns lớn hơn thì D1 bé hơn và n cao hơn dẫn đến kích thước máy phát điện
nhỏ hơn và kích thước nhà máy cũng giảm nhưng hệ số khí thực lại lớn hơn.
Hiện nay, một số nước định nghĩa hệ số tỷ tốc là tốc độ quay của tuabin khi làm
việc ở H = 1m phát ra công suất 1kW. Vì vậy nếu tính tỷ tốc theo công thức
n N (Kw)
ns = 5
thì sẽ nhỏ hơn trị số ns tính theo công thức (3.28)
H 4

3.7. Hiệu suất của hai tuabin tương tự về hình học (cùng kiểu)
Qua sự phân tích trên đây ta nhận thấy, nói chung hai tuabin cùng kiểu nhưng kích
thước hình học to nhỏ khác nhau và làm việc với cột nước khác nhau thì hiệu suất của
chúng không bằng nhau. Đường kính BXCT và cột nước làm việc càng tăng thì hiệu
suất càng tăng lên.
Hiện nay, để đánh giá hiệu suất của các tuabin phản kích khi làm việc ở điều kiện
có hiệu suất cao nhất (chế độ tối ưu) thường sử dụng các công thức tính đổi sau đây.
1. Với các tuabin mà khi làm thí nghiệm mô hình ta chỉ có thể xác định được kiệu
suất toàn phần η thì:
a) Nếu cột nước làm việc H ≤ 150m:
D1M
ηTt − = 1 − (1 − η Mt − )5 (3.33)
D1T
b) Nếu cột nước làm việc H > 150m:
D 1M H M
ηTt− = 1 − (1 − ηMt− )5 20 (3.34)
D 1T H T
2. Với các tuabin mà khi làm thí nghiệm mô hình ta có thể xác định được hiệu suất
thủy lực với mọi trị số cột nước làm việc thì:
⎡ R ⎤
ηtlT = 1 − (1 − ηtlM )⎢ε + (1 − ε )6 eM ⎥ (3.35)
⎣ R eT ⎦
ở đây: ηTtư, ηMtư – hiệu suất toàn phần tối ưu của tuabin thực và tuabin mẫu;
ηtlT, ηtlM – hiệu suất thủy lực của tuabin thực và tuabin mẫu;
HT, HM – cột nước làm việc của tuabin thực và tuabin mẫu;
ReT, ReM –số Râynôn của tuabin thực và tuabin mẫu;
ε - số phần trăm hiệu suất không thể tính đổi được, ε phụ thuộc vào chế độ làm
việc của tuabin. Với trạng thái làm việc tối ưu của tuabin thì ε = 0,5. Còn theo mục 3.2
thì:
R eM D 1M HM
=
R eT D 1T HT
D1T, D1M - đường kính BXCT của tuabin thực và tuabin mẫu.
Thế trị số ε và Re, ta tính được hiệu suất của tuabin làm việc với chế độ tối ưu theo
công thức sau đây:
⎛ D H ⎞
ηtlTt− = 1 − 0,5(1 − ηtlMt− )⎜⎜ 1 + 6 1M 12 M ⎟ (3.36)

⎝ D 1T H T ⎠
Công thức (3.35) được xác lập trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các dạng
tổn thất năng lượng trong tuabin, nên nó là công thức có cơ sở lí luận hơn cả. Còn các
công thức (3.33) và (3.34) có tính chất gần đúng vì rằng khi suy diễn các công thức
này, người ta giả thiết tổn thất chủ yếu trong tuabin là tổn thất do ma sát giữa chất lỏng
với thành kênh dẫn (tổn thất dọc đường). Giả thiết trên không hoàn toàn chính xác vì
trong thực tế có một phần tổn thất còn phụ thuộc vào số Râynôn. Nói chung số Râynôn
của tuabin mẫu khác của tuabin thực nên tổn thất tương đối cũng như hiệu suất sẽ thay
đổi khi chuyển từ mẫu sang tuabin thực tế. Ngược lại, còn một phần tổn thất khác (như
tổn thất do dòng chảy bị co hẹp trong BXCT, tổn thất ở cửa ra của ống hút và các tổn
thất khác) thì không thay đổi cho cả tuabin mẫu và tuabin thực, đó là phần không thể
tính đổi được.
Trên đây chỉ đề cập đến việc tính đổi hiệu suất của tuabin theo hiệu suất của tuabin
mẫu khi cả hai đều làm việc với chế độ lợi nhất. Công việc tính đổi nói trên với các
chế độ làm việc không tối ưu sẽ được giới thiệu ở chương sau.

3.8. Câu hỏi chương 3:


1. Trình bày các điều kiện tương tự của hai tuabin thực và tuabin mẫu
2. Khái niệm về các thông số dẫn xuất của tuabin? Viết công thức tính các thông
số dẫn xuất về số công suất (NI’), lưu lượng (QI’), số vòng quay (nI’) của tuốc bin? Giải
thích rõ các thành phần trong công thức?
3. Khái niệm về tỷ tốc của tuabin? Viết và giải thích các thành phần trong công
thức tính tỷ tốc của tuabin?
CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ DẪN NƯỚC VÀ THÁO NƯỚC CỦA TUABIN
PHẢN KÍCH
Tuabin phản kích có thiết bị nước vào vỏ máy (hoặc buồng tuabin) và thiết bị tháo
nước – ống hút có công dụng đặc biệt. Vỏ máy và ống hút là những bộ phận chủ yếu
không thể tách rời được trong tuabin phản kích. Buồng tuabin lắp ở mặt ngoài cùng
của tuabin, ống hút lắp ở mặt sau cùng của tuabin. Hình dạng bề mặt ngoài và kích
thước của chúng đều ảnh hưởng rất lớn đến kích thước, cách bố trí và kết cấu của
buồng máy thủy điện, đồng thời cũng ảnh hưởng đến độ sâu đào và khối lượng đào
móng buồng máy. Đặc biệt là ở những nhà máy thủy điện vừa và lớn thì buồng tuabin
và ống hút là một trong những thành phần chủ yếu của bộ phận dưới nước của buồng
máy (thuộc bộ phận chôn sẵn của tuabin). Thông thường khi thi công buồng máy thì
chôn sẵn chúng vào khối bê tông lớn của bộ phận dưới nước. Vì vậy hình thức và kết
cấu của chúng lựa chọn có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến kỹ thuật và chỉ tiêu
kinh tế, động năng của nhà máy thủy điện. Trong chương này chúng ta sẽ lần lượt tìm
hiểu về tác dụng, loại hình điều kiện ứng dụng, cấu tạo và tính toán kích thước chủ yếu
của buồng tuabin và ống hút.

PHẦN I: BUỒNG TUABIN


4.1. Phân loại, tác dụng và cấu tạo của buồng tuabin
4.1.1. Tác dụng và phân loại
Buồng tuabin làm nhiệm vụ dẫn nước từ đường ống áp lực vào bánh xe công tác và
hình thành đặc tính của dòng chảy trước mép vào cánh hướng dòng. Yêu cầu của
buồng tuabin phải thoả mãn các điều kiện chủ yếu sau:
- Đảm bảo phân bố đều dòng chảy theo chu vi trước các mép vào cánh hướng nước
để tạo nên dòng chảy đối xứng với trục tuabin.
- Đảm bảo tổn thất trong buồng tuabin là nhỏ, ảnh hưởng ít đến đặc tính năng lượng
của tuabin.
- Ngoài ra trong trạm thủy điện thì buồng tuabin là bộ phận có kích thước ngang lớn
nhất vì vậy buồng phải có kích thước ngang nhỏ.
- Kinh nghiệm cho thấy kích thước và hình dạng (chỉ chiều rộng mặt bằng B, chiều
cao tiết diện vào, góc bao ϕ của buồng) của buồng tuabin có ảnh hưởng đến tổn thất
năng lượng trong buồng và các phần nước qua tiếp theo của tuabin (stato, bộ phận
hướng nước và bánh xe công tác). Nói chung buồng tuabin có kích thước lớn thì có
hiệu suất cao hơn, mặt khác kích thước buồng quyết định khối tuabin và kích thước
phận dưới nước của nhà máy, do đó mà nó có liên quan trực tiếp đến giá thành xây
dựng của TTĐ. Sau đây là các kiểu tuabin và phạm vi sử dụng chúng.
4.1.2. Các kiểu buồng tuabin và phạm vi ứng dụng
Dựa vào sự phụ thuộc vào cột nước và công suất của TTĐ mà buồng tuabin gồm các
kiểu: hở, chính diện và buồng xoắn. Hình 4.1 biểu thị phạm vi ứng dụng của các kiểu
buồng tuabin.
Buồng tuabin kiểu hở dùng cho cột nước H < 5 ÷ 6m với tuabin cỡ nhỏ có đường
kính D1 ≤ 1,2m. Vận tốc nước V trong kiểu buồng này không được vượt quá 1m/s.
Ưu điểm của loại buồng này là dòng được dẫn đều vào cánh hướng, tổn thất nhỏ.
Nhược điểm là khoảng cách giữa các tổ máy phải đủ lớn, bề rộng trạm lớn B ≥ 4D1,
không dùng được cho các trạm có cột nước và kích thước tuabin lớn.

Hình 4.1: Phạm vi ứng dụng của các kiểu buồng tuabin
Buồng chính diện (hình ống) hoặc
buồng kim loại dẫn nước theo hướng
chính diện được sử dụng với cột nước 5,5
÷ 25m trong các tuabin trục ngang (tâm
trục) với đường kính D1 = 0,1 ÷ 1,0m. Các
kích thước cơ bản của hai kiểu buồng nói
trên giới thiệu ở phần cuối của chương
này.
Buồng xoắn là kiểu buồng tuabin được
dùng phổ biến nhất hiện nay. Kiểu buồng
này bảo đảm dẫn nước vào tuabin với kích
thước mặt bằng của tuabin nhỏ nhất. Hình 4.2: Sơ đồ buồng xoắn

Phụ thuộc vào cột nước, buồng xoắn có thể làm bằng bê tông hoặc kim loại.
Buồng xoắn bê tông: thông thường loại này có tiết diện hình thang, góc ôm nhỏ
dùng cho các trạm có cột nước trung bình và nhỏ (H = 3 ÷40m) với các thông số chủ
yếu sau B = (2,5 ÷ 3,5)D1, ϕ = 1800 ÷ 2250.
Buồng xoắn kim loại có tiết diện tròn hoặc elíp dùng cho trạm có cột nước trung
bình và cao H >45m, B = (2,5 ÷ 4)D1, ϕ = 3450 ÷ 3600.
Ngoài các kiểu buồng nói trên, hiện nay có một số trạm cột nước khoảng 200 ÷
300m dùng buồng xoắn hỗn hợp hỗn hợp bê tông và kim loại.
Buồng tuabin của tổ máy Capxun.
Buồng này dùng cho cột nước H =3 ÷ 15m. Buồng có dạng vành, trục buồng xoắn
trùng với trục tổ máy. Tiết diện vào của buồng, chỗ nối với bộ phận lấy nước của TTĐ
là hình chữ nhật sau đó chuyển dần sang tiết diện hình tròn.
Phạm vi sử dụng của các kiểu buồng tuabin phụ thuộc vào cột nước và công suất
(hình 4.1).
4.1.3. Các thông số cơ bản của buồng xoắn
Các thông số cơ bản của buồng xoắn gồm có: góc bao ϕmax, vận tốc bình quân của
dòng nước tại cửa vào buồng xoắn vv và hình dạng tiết diện buồng xoắn. Ta hãy tìm
hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến các thông số nói trên và cách lựa chọn chúng.
Góc bao của buồng xoắn ϕmax và diện tích tiết diện vào của nó:
Kết quả thí nghiệm mô hình cho thấy, tổn thất năng lượng trong tuabin, vòng bệ và
bộ phận hướng nước (khi chiều rộng gian máy đã cho) phụ thuộc vào quan hệ giữa
diện tích tiết diện vào Fv buồng xoắn đã chọn với góc bao. Khi kích thước tiết diện vào
của buồng đã chọn, nên tăng góc bao ϕmax, một mặt sẽ làm cho dòng chảy phân bố đều
chu vi bộ phận hướng nước, bảo đảm được điều kiện dòng đối xứng trong tuabin,
nhưng lại làm tăng vận tốc dòng nước trong phần xoắn và hình thành dòng chảy xoáy.
Kết quả là làm tăng tổn thất năng lượng trong bộ phận hướng nước. Vì vậy khi chiều
rộng buồng xoắn B = B1 + B2 (hình 4.2) đã biết, cần chọn quan hệ giữa Fv và ϕmax sao
cho tổn thất năng lượng trong tuabin là nhỏ nhất. Phương án buồng xoắn lợi nhất được
lựa chọn trên cơ sở các thí nghiệm mô hình BXCT đã chọn với các kiểu buồng xoắn
khác nhau.
Kinh nghiệm cho thấy, chiều rộng gian máy là nhỏ nhất khi chọn buồng xoắn với
góc bao ϕmax = 1800. Vì vậy đối với các trạm thủy điện cột nước thấp, lưu lượng lớn
(TTĐ kiểu lòng sông) để giảm bớt giá thành xây dựng TTĐ nên chọn buồng xoắn với
góc bao ϕmax = 1800 ÷ 1920. Đồng thời với kiểu buồng này, khoảng cách từ bên thành
bên phải buồng đến trục tổ máy B2 = (1 ÷ 1,2)D1. Nếu lấy nhỏ quá sẽ làm giảm hiệu
suất của tuabin.
Đối với các TTĐ có cột nước trung bình và cao do lưu lượng tương đối nhỏ, nên góc
bao ϕmax có thể lấy trị số lớn hơn: ϕmax = 2700 ÷ 3450. Với các TTĐ này (đường dẫn và
sau đập), chọn buồng xoắn với góc bao lớn cũng sẽ tiện cho việc nối tiếp đường ống áp
lực với buồng xoắn.
Trong giới hạn cột nước H < 80m và góc bao ϕmax = 2700 ÷ 3150 có thể sử dụng
buồng xoắn với tiết diện hình tròn hoặc chữ T. Buồng xoắn kim loại thường có góc
bao ϕmax = 2700 ÷ 3450.
Khi tính toán kích thước buồng xoắn thường sử dụng các kết quả nghiên cứu bằng
thực nghiệm và các kinh nghiệm thiết kế phần nhà máy của TTĐ. Cũng có thể sử dụng
số liệu cho ở bảng 4.1 để chọn góc bao ϕmax.
Bảng 4.1: Góc bao ϕmax của các kiểu tuabin
Hệ tuabin Phạm vi cột nước ϕmax(0)
Cánh quay 3 ÷ 30 180 ÷ 200
Cánh quay và tâm trục 30 ÷ 50 200 ÷ 225
Cánh quay, tâm trục và chéo trục 50 ÷ 75 200 ÷ 225
Tâm trục và chéo trục 95 ÷ 310 315 ÷ 330
Tâm trục 310 ÷ 700 345 ÷ 360

Thực nghiệm cho thấy, khi góc bao ϕmax giảm từ 1800 đến 1350 thì hiệu suất tuabin
giảm đi từ 0,5 ÷ 1,0%.
Vận tốc và hình dạng tiết diện vào buồng xoắn.
Vận tốc dòng nước tại cửa vào buồng xoắn vv chọn quá lớn thì tổn thất thủy lực
trong buồng xoắn sẽ tăng, làm giảm hiệu suất tuabin. Nhưng nếu vv chọn quá lớn sẽ
làm tăng kích thước buồng xoắn. Theo kinh nghiệm của Liên Xô, vv nên chọn theo cột
nước (tra đường quan hệ vv – H) hoặc tính theo công thức kinh nghiệm sau đây:
vv = kx H
Trong đó:
H – cột nước tính toán;
kx – hệ số kinh nghiệm xét đến tổn thất thủy lực và kích thước kinh tế của
buồng xoắn.
Theo tài liệu gần đây, hệ số kx lấy trong phạm vi kx = 0,8 ÷ 1,1, trong đó cột nước
lớn tương ứng với hệ số vận tốc nhỏ, còn cột nước nhỏ thì lấy hệ số kx lớn. Kinh
nghiệm cho thấy vận tốc vv thường dao động trong khoảng vv = 2 ÷ 9m/s. Như vậy vận
tốc kinh tế trong đường ống áp lực thường nhỏ thua vận tốc ở cửa vào buồng xoắn. Do
đó, giữa ống áp lực và cửa vào buồng xoắn có đoạn ống chuyển tiếp với tiết diện thu
hẹp dần.
Hình dạng tiết diện vào buồng xoắn. Đối với tuabin dọc trục cột nước thấp và vừa
thường dùng buồng xoắn có tiết diện hình chữ T (thường hình thang), còn đối với TTĐ
cột nước cao (H = 50 ÷ 80m) thì tiết diện là hình tròn. Hình dạng tiết diện buồng xoắn
còn phụ thuộc điều kiện cụ thể xây dựng nhà máy của TTĐ. Trong cùng điều kiện góc
bao ϕmax nhau, buồng có tiết diện hình thang bảo đảm kích thước mặt bằng của gian tổ
máy nhỏ nhất, còn tiết diện hình tròn sẽ lớn nhất (hình 4.3) và tỉ số trên chiều rộng b/a
của tiết diện càng lớn thì mặt bằng gian máy càng nhỏ. Tỉ lệ giữa chiều cao và chiều
rộng của tiết diện hình chữ T nên chọn theo cấu tạo của buồng xoắn, có thể chọn tiết
diện với các kiểu trần bằng; kiểu phát
triển lên trên so với trục của BPHN; kiểu
phát triển xuống dưới hoặc kiểu sàn bằng.
Các kích thước của tiết diện cho ở hình
(4.4). Các trị số m và n chủ yếu dựa theo
yêu cầu bố trí phần dưới nước của nhà
máy mà chọn, nó không có ảnh hưởng
mấy đến điều kiện thủy lực. Khi n = 0
(hình 4.4d) (trần bằng) hoặc m > n (hình
4.4c) thì có thể giảm thể tích khối bê tông
Hình 4.3: Kích thước ngoài các kiểu
buồng xoắn
phần dưới nước của nhà máy và dễ bố trí động cơ tiếp lực và có thể rút ngắn khoảng
cách giữa các trục tổ máy.
Tiết diện chữ T phát triển lên trên so
với trục BPHN (hình 4.4b) chỉ nên dùng
khi ở phía dưới buồng xoắn có bố trí
đường hầm xả nước của TTĐ và nếu
động cơ tiếp lực đặt ở ngay trên nắp
tuabin mà không bố trí trong hầm tuabin.
Các góc γ và δ không nên quá nhỏ vì
nếu lấy quá nhỏ thì điều kiện thủy lực
trong buồng xoắn sẽ kém và khó bố trí
động cơ tiếp lực, nếu quá lớn thì tăng
khoảng cách trục tổ máy. Kiến nghị
dùng như sau: δ = 200 ÷ 350 và thường là
300. Nói chung, khi m ≤ n, thì γ = 200 ÷
350; còn lúc m > n thì γ = 100 ÷ 200. khi n
= 0, γ = 100 ÷ 150. Các trị số khác kiến
Hình 4.4: Các dạng tiết diện ngang của
nghị chọn như sau:
buồng xoắn
Khi m = 0 hoặc n = 0 thì b/a = bv/av = 1,5 ÷ 1,85 (v – chỉ số cho tiết diện cửa vào
b−n b−m
buồng xoắn); khi m và n ≠ 0 thì và = 1,2 ÷ 1,85 và
a a
m + n + b0
< 2 ÷ 2,2.
a
Theo quan điểm thủy lực thì tiết diện chữ T đối xứng hoặc gần đối xứng có tốt hơn
chút ít. Buồng xoắn bê tông thường có tiết diện hình đa giác, mặt ngoài buồng là mặt
cong tạo bởi đường sinh (là những đoạn thẳng song song với trục tuabin). Đỉnh ngoài
(trên, và dưới) của mỗi tiết diện đó của buồng thay đổi theo quy luật nhất định. Các
đỉnh đó có thể nằm trên hai đường thẳng xuất phát từ vành trên và vành dưới của vòng
bệ. Lúc đó, tiết diện buồng xoắn thay đổi theo quy luật đường thẳng, hoặc theo quy
luật đường cong parabol hoặc hypebol.
Trường hợp cá biệt, đối với tuabin tâm trục có cột nước thấp (H = 30 ÷ 60m) cũng
có thể dùng buồng bê tông tiết diện chữ T.
Muốn xác định kích thước buồng tuabin cần cho trước các kích thước D0, Da, Db cho
ở bảng 4.5.
4.2. Ảnh hưởng của buồng xoắn đến đặc tính tuabin
4.2.1. Các loại tổn thất
Ảnh hưởng của buồng xoắn đến đực tính năng lượng của tuabin gồm: tổn thất trong
bản thân buồng xoắn và ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy. Tổn thất chủ yếu
trong buồng xoắn chủ yếu là tổn thất dọc đường tính theo công thức:
1 V2
hbx = λ
4R 2g
Các tiết diện trong buồng xoắn có độ nhám lớn, hệ số Re lớn (Re > 106) vì vậy hệ số
tổn thất thủy lực dọc đường tính theo công thức Đácxy và tổn thất sẽ tính theo công
thức:
V2
hbx = ξ bx
2g
Tính V theo vận tốc tiết diện vào;
Q1' D12 H
Vbx = kx H = ϕ
360 Fcv
Thay vào biểu thức tính hbx và chia cho H ta có:
2
hbx 2 ϕ bx ϕ bx ⎛ Q1' D12 ⎞ ⎛ϕ2 ⎞
= kx = ⎜ ⎟ ⎜⎜ 2 ⎟⎟ (*)
H 2 g 2 g ⎝ 360 ⎠ ⎝ Fbx ⎠
Từ biểu thức (*) ta thấy tổn thất trong buồng xoắn phụ thuộc vào góc ôm ϕ, vào sự
thay đổi của vận tốc dọc theo chiều dài xoắn và hình dạng của tiết diện buồng xoắn.
V2
Thực nghiệm cho thấy động năng của buồng xoắn không lớn, vào khoảng (2 ÷
2 gH
4)% và tổn thất năng lượng trong buồng không lớn. Các hệ số tổn thất xác định theo
thực nghiệm, đối với buồng xoắn tiết diện hình thang và ϕ = 1800 ξbx = 0,07 ÷ 0,09.
Đối với buồng xoắn kim loại ϕ = 3450 ξbx = 0,22 ÷ 0,24. Tổn thất năng lượng trong
buồng xoắn của tuabin hướng trục làm việc ở chế độ tính toán vào khoảng (0,26 ÷
0,41)%, phụ thuộc vào H. Tổn thất năng lượng trong buồng xoắn của tuabin tâm trục
có H = 400 ÷ 500m, ϕ = 3450 vào khoảng (0,22 ÷ 0,25)%, H = 45m ϕ = 3450 vào
khoảng (0,60 ÷ 0,67)%.
Ảnh hưởng của buồng xoắn đến việc hình thành dòng chảy và gián tiếp đến hiệu
suất tuabin phụ thuộc vào kích thước và hình dạng buồng xoắn, dòng chảy ra khỏi
buồng xoắn có lượng chảy vòng nào đó tính theo công thức Γ = 2πRV. Lượng chảy
vòng này phụ thuộc vào góc ôm ϕ và tiết diện vào. Nếu tăng diện tích và giảm góc ôm
thì hiệu số giảm dòng chảy sẽ hướng tâm điểm làm việc tối ưu lệch sang phải (vùng
tăng lưu lượng). Nếu giảm diện tích tiết diện vào đối với buồng xoắn thiết kế theo quy
luật Vu.R không đổi sẽ làm giảm hiệu suất tuabin. Nếu đồng thời giảm cả diện tích và
giảm cả góc ôm thì làm giảm hiệu suất của tuabin và đồng thời gây xâm thực.
Tuy nhiên khi thiết kế phải chú ý: nếu tăng kích thước buồng xoắn thì tăng hiệu suất
của tuabin nhưng tăng giá thành xây dựng. Cần chọn phương án tối ưu của hai vấn đề
trên.
ϕ r
Qử = QT = ∫ dQϕ = ∫ Vu bdr (*)
360 rb

K ϕ r K r b
Mà Vu = cho nên Qử = QT = ∫ bdr = K ∫ dr (**)
r 360 r r r r
b b

Lưu lượng nước chảy qua tiết diện vào buồng xoắn ứng với góc ϕmax sẽ là:
ϕ max rv
b
Qv = Qmax = QT = K ∫ dr (***)
360 rb r
4.2.2. Phương pháp tính toán thủy lực.
a. Tính toán buồng xoắn kim loại bằng phương pháp giải tích.
*) Tính toán mặt cắt cửa vào: Đối với buồng xoắn kim loại mặt cắt hình tròn kích
thước mặt cắt cửa vào do bán kính ρbx của mặt cắt quyết định. Dựa vào công thức
QT ϕ max QT ϕ max
(***) ta có: ρ cv2 = Fv = từ đó suy ra ρ cv =
Vv 360 360Vcvπ
Trong đó: QT - Lưu lượng qua tuabin;
Vcv - Vận tốc dòng chảy tại cửa vào tính theo công thức (4.1)
*) Tính toán các mặt cắt khác của buồng xoắn.
ϕ r b
Từ công thức (**) ta có: Qϕ = QT = K ∫ dr
360 rb r
Để đơn giản hoá việc tính toán tích phân trong công thức trên đã bỏ đoạn hình chữ
nhật của ra – rb do ảnh hưởng đối với diện tích mặt cắt buồng xoắn không lớn. Từ hình
vẽ ta có:
R = ra + 2ρφ , a = ra + ρϕ
2
⎛b⎞
ρ ϕ = ⎜ ⎟ + (r − a ) , b = 2 ρ ϕ2 − (r − a )
2 2 2

⎝ 2⎠
Từ đó ta có:
Lưu lượng nước chảy qua tiết diện hình tròn bất kỳ của buồng xoắn tính theo công
thức:
2 ρ 2 − (r − a )
( )
2
R R
Q = ∫ Vu b(r )dr = K ∫ dr = 2πK a − a 2 − ρ 2
r a ra r
2
⎛b⎞
Ở đây, theo hình (4.2) ta có: ⎜ ⎟ + (r − a ) = ρ 2
2

⎝2⎠
Trong đó: ρ- Bán kính của tiết diện tròn đang xét;
a- Khoảng cách từ tâm tiết diện đến trục tuabin.
Thay trị số tích phân tìm được ở trên vào phương trình trên ta có:
[
ϕ = C ra + ρ − ra (ra + 2 ρ ) ]
720 Kπ
Trong đó: C =
Qtt
Cũng như hằng số K, hằng số C có thể xác định theo điều kiện biên khi đã biết các
kích thước của tiết diện vào ϕmax và ρv. Lúc đó, hằng số C tính theo công thức sau đây:
ϕ max
C= ;
ra + ρ v − ra (ra + 2 ρ v )
Fv Qtt ϕ max
ở đây ρv - bán kính tiết diện vào buồng xoắn: ρ v = =
π 360 0 πVv
Như vậy, bán kính của mỗi tiết diện tròn bất kỳ ứng với tọa độ ϕ sẽ là:
ϕ ϕ0
ρ= + 2ra
C C
Sử dụng công thức trên cho phép tính được bán kính tiết diện tròn ủ của buồng xoắn
ứng với góc ϕ0 bất kỳ, từ đó mà xác định được bán kính r theo quan hệ:
r = ra + 2ρ
Kết quả tính toán nên ghi thành bảng (4.2)
Bảng 4.2: Bảng dùng để tính toán thủy lực buồng xoắn kim loại

ϕ ϕ ϕ
ϕ 2ra 2ra ρ 2ρ R = ra + 2ρ
C C C
Theo số liệu ở bảng này có thể vẽ được đường viền ngoài của buồng xoắn cũng như
các kích thước của mỗi tiết diện bất kì. Riêng với các tiết diện nằm trong phạm vi ử =
0 ÷ 1200, nếu tính theo bảng này sẽ có sai số chút ít so với kết quả tính toán của nhà
máy chế tạo, bởi vì ở đoạn này, nhà máy thường tính theo tiết diện hình elíp.

4.3. Lựa chọn kích thước buồng tuabin cỡ nhỏ


4.3.1. Buồng hở chữ nhật dùng cho tuabin trục đứng (hình 4.5)
Nên lấy kích thước như sau: L = B = (3 ÷ 4)D1, nhưng phải lớn hơn 2m, h1 ≥ (0,90 ÷
1,0)D1 và phải lớn hơn 0,7m (ứng với mực nước thấp nhất trong buồng); h2 = (0,60 ÷
0,75)D1, vận tốc trung bình lớn nhất vo = 0,5 ÷ 1,0m/s.
4.3.2. Buồng hở chữ nhật dùng cho tuabin trục ngang (hình 4.6).
Nên lấy kích thước như sau:
1. Đối với buồng dẫn nước theo hướng trục tuabin và có khuỷu ống hút nằm ngoài
buồng (hình 4.6a):
L = B = (2,5 ÷ 3,0)D1
Còn nếu có khuỷu ống hút nằm trong buồng (hình 4.6b):
L = (4 ÷ 5)D1; B = (2,5 ÷ 3,0)D1

Hình 4.5: Sơ đồ buồng hở dùng cho tuabin trục đứng


Hình 4.6: Sơ đồ buồng tuabin hở chữ nhật dùng cho tuabin trục ngang
2. Đối với buồng dẫn nước theo hướng vuông góc với trục tuabin có khuỷu ống hút
nằm ngoài buồng (hình 4.6c):
L = (3 ÷ 3,5)D1; B = (2,0 ÷ 2,5)D1
Còn nếu có khuỷu ống hút nằm trong buồng (hình 4.6d):
L = (3 ÷ 3,5)D1; b1 = 1,5D1 b2 = (2,5 ÷ 3,0)D1
Những kích thước còn lại nên lấy như sau:
h1 = (1,7 ÷ 2,0)D1; h2 = (1,27 ÷ 1,7)D1
Buồng xoắn hở (hình 4.7)
Góc bao ϕmax nên lấy trong khoảng ϕmax = 1800 ÷ 2250 và chiều sâu nhỏ nhất
h1 = 0,423 HD12 ; vận tốc trung bình trong buồng vo = (0,5 ÷ 0,7) H tt . Ta có thể xác
định được diện tích của một tiết diện bất kì nào theo công thức:
Q Qϕ Qϕ
Fi = i ; trong đó: Qi = v i còn Qv = tt max . Chiều rộng các tiết diện ứng với góc ϕ
vo ϕ max 360 0
cho ở bảng (4.3).

Bảng 4.3: Quan hệ giữa chiều rộng B với góc ϕ


ϕ(o) 0 45 90 135 180 225 270
B(m) bo 0,875bo 0,75bo 0,625bo 0,5bo 0,375bo 0,3bo
a)

h'

h
h"
c)

TiÕt diÖn vμo

Bbx
b)
TiÕt diÖn vμo B

6
Bbx

B1 B5 5
4
B

2
D2 B3 4

B
D1

B3
2
4
B

2
B

3
B1

Hình 4.7: Buồng tuabin xoắn hở.


Buồng chính diện: Kích thước của buồng nên lấy như sau: đối với loại có một bánh
xe công tác thì đường kính buồng (chỗ có tiết diện lớn nhất) Db = (2,8 ÷ 3,5)D1 và
chiều dài buồng Lb = (2,5 ÷ 3,0)D1; đối với loại có hai bánh xe công tác thì Db = (3,0 ÷
4,0)D1 còn Lb = (4,0 ÷ 4,5)D1 (hình 4.8).
Sau đây giới thiệu một số ví dụ cụ thể về tính toán buồng xoắn tiết diện hình đa giác
theo nguyên tắc vbq = const.
Cho biết: Cột nước tính toán Htt = 8m; lưu lượng tính toán Qtt = 8,6m3/s; đường
kính BXCT D1 = 1,6m; chiều cao cánh hướng nước bo = 0,415D1 = 0,664m. Xác định
kích thước buồng xoắn.
1. Tính tiết diện vào buồng xoắn.
Theo yêu cầu bố trí nhà máy, chọn buồng xoắn kiểu trần bằng với góc bao ϕmax =
2250.
Vận tốc vv tính theo công thức (5-1), k = 1, do đó vv = 8 = 2,83 m/s, còn lưu
lượng Qv tính theo công thức (5-4):
8,6 × 225
Qv = = 5,38 m3/s
360
Diện tích tiết diện vào tính theo công thức (5-16):
5,38
Fv= = 1,90 m2
2,83

Hình 4.8: Buồng chính diện


2. Xác định kích thước tiết diện vào
Q
Chọn góc γ = 150 , nên tgγ = 0,268. Mặt khác Q1 = = 1188 l/s nên chọn tỷ
D 12 H
số Rv = 1,55D1 = 1,55x1,6 = 2,48m nên acv = Rv – ra = 2,48 – 1,35 = 1,13m.
(b cv − b o )2 tgγ
Mặt khác ta có: Fcv = acv.bcv - (bỏ qua phần diện tích (ra – rb)bo.
2
Thay số vào phương trình trên ta được: 0,134 b cv2 − 1,308b cv + 1,959 = 0 , giải ra được
b cv 1,85
bcv = 1,847 ≈ 1,85m. Khi đó tỷ số = = 1,635 và m = bcv – bo = 1,85 – 0,664 =
a cv 1,13
1,18m.
3. Xác định kích thước các tiết diện tiếp theo.
a) Vẽ đồ thị bổ trợ F =f(R). ở đây chọn quy luật thay đổi các tiết diện tiếp theo nằm
trên đường thẳng. Cho một loạt bán kính R1 = 2,28; R2 = 2,08; R3 = 1,88; R4 = 1,68; R5
= 1,48 và đo được trị số b tương ứng: b1 = 1,64; b2 = 1,43; b3 = 1,22; b4 = 1,01; b5 =
0,8, rồi dựa theo quan hệ ai = Ri – ra; mi = bi – bo sẽ tính được trị số ai và mi.
Kết quả tính toán cho ở bảng (4.4) dưới đây. Từ bảng này ta vẽ được quan hệ F
=f(R).
Bảng 4.4: Bảng tính toán quan hệ F = f(R).
m 2 tgγ
R ra a b m m2 ab m2tg F = ab −
2
(m) (m) (m) (m) (m) (m2) (m2) (m2) (m2)
2,48 1,35 1,13 1,85 1,19 1,41 2,09 0,38 1,90
2,28 1,35 0,93 1,64 0,98 0,95 1,53 0,26 1,40
2,08 1,35 0,73 1,43 0,77 0,59 1,04 0,16 0,97
1,88 1,35 0,53 1,22 0,56 0,31 0,65 0,08 0,61
1,68 1,35 0,33 1,01 0,35 0,12 0,33 0,03 0,32
1,48 1,35 0,13 0,8 0,14 0,02 0,10 0,00 0,10
b) Vẽ đường quan hệ F = f(ϕ), vì vận tốc bình quân trong các tiết diện của buồng
xoắn không đổi (vbq = const) nên quan hệ F = f(ϕ) là quan hệ đường thẳng (hình 4.9).

Hình 4.10: Sơ đồ tính toán buồng xoắn


Hình 4.9: Tính toán buồng xoắn bê tông bê tông
bằng cách đồ giải với quy luật vu =
const.
c) Sau khi có được hai đường quan hệ nói trên, ta có thể tìm được quan hệ giữa bán
kính ngoài R của buồng xoắn với góc ϕ.
4.4. Stato tuabin
Để tính toán buồng xoắn cần biết hình dạng hình học và các kích thước cơ bản của
stato tại những nơi nối tiếp với buồng xoắn: Các só liệu cần thiết này có thể xem ở
hình (4.10) và bảng 4.4.

Hình 4.10: Kết cẫu stato tuabin


a) Dùng cho buồng bê tông; b) Dùng cho buồng kim loại
Bảng 4.4: Các kích thước cơ bản của tuabin (đơn vị - mm)
Cho buồng xoắn bê tông Cho buồng xoắn kim loại
D1 Do Zo
Db Da D4 R h1 h2 Db Da D4 R h
1800 2200 16 2600 3050 3300 200 210
2000 2400 16 2850 3350 3600 200 230
2250 2750 16 3200 3750 4000 200 230
2500 2900 24 3400 3900 4000 280 320 230 3300 3900 4150 250 250
2800 3250 24 3820 4380 4480 300 350 250 3720 4380 4630 250 250
3200 3750 24 4370 5000 5100 300 400 300 4260 5000 5350 300 320
3600 4200 24 4850 5000 5700 350 400 300 4800 5550 5900 350 350
4000 4650 24 5420 6200 6300 350 450 350 5320 6150 6500 350 410
4500 5250 24 6100 7000 7100 400 450 350 6000 6950 7350 400 410
5000 5800 24 6750 7770 7800 400 500 400 6600 7650 8050 400 460
5500 6400 24 7450 8550 8050 500 500 400 7300 8450 8850 500 460
6000 7000 24 8750 9350 9450 500 550 450 8000 9250 9650 500 500
6500 7500 24 8850 10100 10200 600 550 450 8700 10000 10400 600 500
7000 8100 24 9200 10550 10650 600 550 500 9320 10750 11500 600 500
7500 8750 24 9850 11300 11400 600 550 500 10000 11500 12000 650 550
8000 9300 24 10450 11950 12050 600 550 500 10650 12300 12750 650 550
8500 9850 24 11150 12700 12800 600 550 500 11350 13100 13600 650 550
9000 10500 32 11800 13500 13600 600 600 550 - -
9500 11000 32 12450 14250 14350 600 600 550 - -
10000 11500 32 13100 15000 15150 600 600 550 - -
10500 12000 32 13750 15850 15850 600 600 550 - -
PHẦN II: ỐNG HÚT CỦA TUABIN PHẢN KÍCH
4.5. Công dụng của ống hút
Tất cả các loại tuabin phản kích đều có ống hút, còn các loại tuabin xung kích
không có ống hút vì theo điều kiện công tác của chúng thì mực nước trong kênh tháo
phải thấp hơn cánh BXCT. Ống hút (ống xả) của tuabin phản kích có những công dụng
sau:
- Bảo đảm tháo nước từ BXCT xuống hạ lưu theo một quy luật nhất định với tổn
thất năng lượng là nhỏ nhất.
- Sử dụng cột nước hình học Z3 (đó là độ cao từ vị trí đặt BXCT đến mực nước hạ
lưu) nếu bánh xe công tác của tuabin bố trí ở trên mực nước hạ lưu.
- Thu hồi một phần cột nước động năng của dòng nước sau BXCT. Muốn vậy ống
hút phải có dạng mở rộng (khuyếch tán) nghĩa là tiết diện ngang của ống phải tăng dần
đều từ cửa vào đến cửa ra của ống hút.
Trị số động năng dòng nước ở cửa ra của BXCT phụ thuộc vào kiểu tuabin, tỉ tốc ns
và chế độ làm việc của nó (cho ở bảng 4.3):
V32
Bảng 4.3: Tỉ động năng sau BXCT của các hệ tuabin.
2gH

V32
Hệ tuabin Tỉ tốc ns 100%
2gH

Tâm trục 70 ÷ 125 2÷4


Tâm trục 125 ÷ 200 4÷6
Chéo trục 200 ÷ 300 6 ÷ 10
Chéo trục 300 ÷ 450 10 ÷ 14
Cánh quay 450 ÷ 600 16 ÷ 27
Cánh quay 600 ÷ 800 27 ÷ 34
Cáp-xun 800 ÷ 1000 34 ÷ 50
Cáp-xun 800 ÷ 1400 >50
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy, đối với các tuabin tỉ tốc bé thì cột nước động năng
(giá trị tương đối) sau BXCT chiếm từ (2 ÷ 6)% cột nước công tác, còn đối với các
tuabin có tỉ tốc lớn thì con số đó có thể đạt tới hơn 50%. Nếu không dùng ống hút hay
dùng ống hút có tiết diện không đổi (hình trụ) thì cột nước động năng sau BXCT sẽ bị
tổn thất, do đó hiệu suất của tuabin của loại này sẽ rất thấp. Như vậy, ống hút phải có
dạng mở rộng dần sao cho tiết diện ngang của ống hút tăng dần theo chiều dòng chảy.
Để đánh giá tác dụng của ống hút đối với quá trình làm việc của tuabin, chúng ta xác
định áp lực ở dưới BXCT và trị số cột nước của tuabin có thể sử dụng được cho ba
trường hợp sau đây: tuabin không có ống hút; tuabin có ống hút hình trụ; tuabin có ống
hút hình mở rộng.
4.5.1. Tuabin không có ống hút (hình 4.5a).
Chọn mực nước hạ lưu làm mặt chuẩn và viết phương trình Becnuli qua mặt nước
trong buồng tuabin (tiết diện 1-1) và mặt cắt 3-3 (ở cửa ra BXCT). Nếu bỏ qua tổn thất
năng lượng trong đường dẫn thì cột nước tuabin có thể sử dụng được sẽ bằng:
H = Eo – E3 (4.1)
Ở đây: Eo - tỉ năng dòng nước tại tiết diện 1-1, nếu bỏ qua cột nước lưu tốc thì:

Hình 4.5: Sơ đồ để giải thích tác dụng của ống hút


p at
Eo = + Zo ;
γ
E3 - tỉ năng dòng nước tại tiết diện 3-3:
p 3( a ) V32( a ) 2
p a V3( a )
E 3( a ) = + + Z3 = + + Z3
γ 2g γ 2g
Thế trị số E0 và E3 vào (4.1) ta có:
V32
H a = Zo − Z3 − (4.2)
2g
Trong đó: Zo - Khoảng cách tự mực nước thượng lưu đến mực nước hạ lưu.
Như vậy, trong trường hợp không có ống hút, tuabin không thể sử dụng được động
V32
năng dòng chảy và cột nước hình học Z3.
2g
4.5.2. Tuabin có ống hút hình trụ (hình 4.5b).
Ở đây, nước từ BXCT theo xuống hạ lưu qua ống hình trụ. Nếu bỏ qua tổn thất
trong thiết bị dẫn nước thì Eo bằng:
p at
Eo = + Zo ;
γ
p 3( b ) V32( b )2
p 5 V5( b )
Còn E3 sẽ bằng: E 3( b ) = + + Z3 = + − Z 5 + h 3− 5 ( b )
γ 2g γ 2g
Trong đó: h 3−5 - Tổn thất năng lượng trong ống hút.
2
p 5 p at p at V3( b )
Vì V3( b ) = V5( b ) và = + Z 5 thì E 3( b ) = + + h 3−5 ( b )
γ γ γ γ
Áp suất dưới BXCT trong trường hợp này là:
p 3( b ) p at
= − Z 3 + h 3− 5 ( b )
γ γ
Cột nước hữu ích trong trương hợp này là
⎞ ⎛⎜ p at V3( b ) ⎞
2
⎛ p at
H b = E o − E 3( b ) = ⎜⎜ + Z o ⎟⎟ − + + h 3− 5 ( b ) ⎟
⎝ γ ⎠ ⎜⎝ γ 2g ⎟

V32( b )
H b = Zo − − h 3−5( b ) (4.3)
2g
Như vậy, nếu ống hút là hình trụ và BXCT đặt trên mặt nước hạ lưu thì tuabin có thể
V32
lợi dụng thêm cột nước Z3. Nhưng cũng như trường hợp đầu, cột nước động năng
2g
ở cửa ra BXCT đã bị tổn thất hoàn toàn và tổng tổn thất trong ống hút theo sơ đồ là:
V32( b )
∑h w (b) = h 3− 5 ( b ) +
2g
4.5.3. Tuabin có ống hút hình nón cụt (hình 4.5c).
Trong trường hợp này, tỉ năng ở cửa vào tuabin Eo bằng:
p at p 3( c ) V32( c ) 2
p 5 V5( c )
Eo = + Z o ; Còn E3 sẽ bằng: E 3( c ) = + + Z3 = + − Z 5 + h 3− 5 ( c )
γ γ 2g γ 2g
(4.4)
Ở đây vận tốc dòng nước tại cửa ra ống hút V5 nhỏ hơn vận tốc cửa vào ống V3,
p p
còn áp lực ở cửa ra ống hút 5 = at + Z 5 nên ta có:
γ γ
p 3( c ) p at ⎡ ⎛ V32( c ) − V52( c ) ⎞⎤
= − ⎢ Z 3 + ⎜⎜ − h 3−5( c ) ⎟⎟⎥ (4.5)
γ γ ⎢⎣ ⎝ 2g ⎠⎥⎦
Tức là khi Z3 > 0 thì dưới BXCT hình thành chân không có trị số bằng tổng độ
V32( c ) − V52( c )
chân không tĩnh Z3 và độ chân không động − h 3−5( c ) . Từ (4.4) và (4.5) ta
2g
có:
p at V32( c ) V52( c ) V3( c ) p V5( c )
E 3( c ) = − Z3 − + − h 3− 5 + + Z 3 = at + − h 3− 5 ( c )
γ 2g 2g 2g γ 2g
Như vậy, cột nước tuabin có thể lợi dụng được trong trường hợp này là:
Hc = Eo − E3
2
p at p at V5 ( c ) V52( c )
Hc = + Zo − − + h 3−5 = Z o − − h 3−5 ( c )
γ γ 2g 2g
So sánh cột nước sử dụng trong ba trường hợp trên ta thấy:
Đối với ống hút hình trụ (trường hợp b) cột nước sử dụng tăng thêm là:
V32( b ) V3( a )
ΔH b − a = H b − H a = Z o − − h 3− 5 ( b ) − Z o + Z 3 + = Z 3 − h 3−5 ( b )
2g 2g
Đối với ống hút hình nón cụt (trường hợp c) cột nước sử dụng tăng thêm là:
V52( c ) V3( a ) V32( a ) − V52( c )
ΔH c − a = H c − H a = Z o − − h 3−5 ( c ) − Z o + Z 3 + = Z3 + − h 3−5 ( b )
2g 2g 2g
Ở đây lưu lượng và tiết diện đầu ra của BXCT trong cả ba trường hợp đều như
nhau nên tổng quát hơn ta bỏ các chỉ số a, b, c vì V3a = V3b = V3c.
Áp suất chân không tăng thêm ở phía dưới BXCT bằng trị số cột nước tăng thêm
nói trên. Như vậy, khi BXCT bố trí ở trên mặt nước hạ lưu thì áp suất chân không ở
V32 ⎛ V52 ⎞
sau BXCT bằng tổng áp suất chân không thủy động − ⎜⎜ − h 3−5 ⎟⎟ với áp suất
2g ⎝ 2g ⎠
chân không thủy tĩnh Z3. Trong trường hợp, vì điều kiện khí thực (sẽ nói ở chương 5)
không cho phép BXCT đặt bên trên mặt nước hạ lưu, lúc đó áp suất chân không toàn
V2 ⎛ V2 ⎞
phần ở phía dưới BXCT sẽ bằng: 3 − ⎜⎜ 5 − h 3−5 ⎟⎟ − Z 3 .
2g ⎝ 2g ⎠
Hình 4.6: Các kiểu ống hút của tuabin phản kích
Qua sự phân tích trên ta thấy, ống hút của tuabin cần đảm bảo sao cho trong quá
trình biến đổi động năng dòng chảy sau BXCT thành áp năng, tổn thất năng lượng
trong đó phải nhỏ nhất, đồng thời kích thước của nó phải hợp lí (dài, rộng và chiều
sâu) để vốn đầu tư xây dựng nhà máy nhỏ nhất.
Trong các tuabin phản kích hiện nay thường dùng các kể ống hút sau đây: ống hút
chóp dùng cho tuabin phản kích cỡ nhỏ và tuabin chảy thẳng (hình 4.6a); ống hút cong
(hình 4.6b) dùng cho hầu hết các tuabin phản kích hiện có, ống hút hình loe (hình
4.6d), ống hút khuỷu cong dùng cho tuabin phản kích trục ngang (hình 4.6c).
4.6. Tổn thất năng lượng của ống hút
Trong quá trình biến đổi động năng của dòng nước ở phía dưới sau BXCT thành áp
năng không tránh khỏi tổn thất năng lượng. Tổn thất năng lượng có thể chia làm hai
loại:
1. Tổn thất thủy lực bên trong ống hút.
2. Tổn thất động năng ở cửa ra ống hút.
4.6.1. Tổn thất thủy lực bên trong ống hút
Tổn thất này bao gồm tổn thất do ma sát giữa các phần tử chất lỏng và chất lỏng
với thành ống, tổn thất do tiết diện dòng chảy bị mở rộng và do chảy xoáy (trong ống
hút cong). Sự vận động của dòng nước trong ống hút tương tự như dòng chảy trong
ống mở rộng. Khi qua ống này, trạng thái chuyển động của chất lỏng đã thay đổi nhiều
ngay cả với ống có độ loe nhỏ và thể hiện ở sự xuất hiện dòng chảy rối kể cả khi số Re
còn rất nhỏ.
Kết quả của sự tăng nhanh dòng chảy rối sẽ làm cho các phần tử chất lỏng dao
động mạnh thêm và như vậy tổn thất năng lượng càng lớn. Thực nghiệm còn cho thấy,
góc mở rộng của ống càng lớn thì sự phân bố vận tốc tại các tiết diện của ống càng
không đồng đều. Khi góc loe θ lớn hơn 80 ÷ 100 thì tầng biên (chỗ tiếp giáp với thành
ống) sẽ bắt đầu xuất hiện dòng chảy xoáy ngược và tách rời khỏi thành ống. Năng
lượng dòng chảy sẽ bị tổn thất và biến thành nhiệt năng (tại những nơi dễ xuất hiện
dòng chảy xoáy).
So với tổn thất do sự mở rộng của tiết diện dòng chảy thì tổn thất do ma sát nhỏ
hơn nhiều. Thực ra, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nghiên cứu tổn thất thủy lực
bên trong ống hút thật hoàn hảo để xác định được trị số tổn thất năng lượng, chủ yếu
vẫn phải kết hợp với phương pháp thực nghiệm.
4.6.2. Tổn thất động năng ở cửa ra ống hút
Trị số tổn thất năng lượng ở cửa ra ống hút phụ thuộc vào kiểu và kích thước ống
hút, vào hình dạng BXCT và cả chế độ là việc của tuabin. Các trị số ảnh hưởng trên sẽ
làm tăng mức độ không đồng đều phân bố vận tốc V5 tại tiết diện ra của ống - hệ số
động năng dòng chảy (Kơriôlit).

∫ Fv
2
5 v 5 n dF
α5 =
v 52bq Q
ở đây: v5n – thành phần vận tốc pháp tuyến tai điểm cho trước trong tiết diện ra F5;
v5bq - vận tốc bình quân dòng chảy ở tiết diện cửa ra ống hút.
Hệ số α5 càng nhỏ thì sự phân bố vận tốc tại tiết diện ra ống hút càng đều đặn, do
v 52
đó tổn thất động năng tại cửa ra ống hút càng nhỏ (tức α 5 càng bé). Hệ số α5 nói
2g
chung phụ thuộc vào kích thước tương đối và hình dạng ống hút, vào dạng cánh BXCT
và vào chế độ làm việc củatuabin. Nó có những giá trị sau:
Loại ống hút và điều kiện công tác Giá trị α5
Ống hút chóp cụt 1,2 ÷ 1,5
Ống hút cong khi sự kết hợp giữa ống hút và BXCT tốt nhất 1,2 ÷ 1,5
và trong điều kiện chế độ công tác có lợi nhất
Ống hút cong khi sự kết hợp giữa ống hút và BXCT bình 1,5 ÷ 2,5
thường và khi chế độ công tác có lợi nhất
Ống hút cong khi chế độ công tác không có lợi 3÷7
Khi xác định kích thước ống hút, nên chọn trước trị số V5 (hoặc tổn thất tương đối
v52
α5 ) sao cho với diện tích tiết diện ra ống hút tính được (theo lưu lượng tính toán
2 gH
QTT), Có thể bảo đảm tổn thất động năng cửa ra ống hút không vợt quá trị số cho phép
. Chẳng hạn với tuabin tâm trục (PO) thì hW5 =0,02 ÷0,4%, còn với tuabin dọc trục
hW5≤2%;
v52
HW5 = α 5
2 gH
Như vậy tổn thất chung trong ống hút bằng tổng tổn thất thuỷ lực bên trong và tổn
2
v3 v52
thất cửa ra của ống hút ∑ h = ξ n + α5
2g 2g
4.6.3. Hệ số thu hồi động năng của ống hút
Như trên đã nói, ống hút đã tạo thành ở phía dưới BXCT vùng áp lực thấp tức áp
suất chân không: áp suất đó bằng áp suất chân không thuỷ tĩnh Z3 công với áp suất
chân không thuỷ động, nếu không có tổn thất năng lượng ở ống hút (tức không có tổn
thất thuỷ lực bên trong và tổn thất động năng ở cửa ra ống hút) thì áp suất chân không
thuỷ động nói trên sẽ bằng động năng (cột nước vận tốc) của dòng nước chảy ra khỏi
2
v3
BXCT . Nhưng như trên đã phân tích, trong quá trình thoát nước từ trong BXCT
2g
xuống hạ lưu không tránh khỏi sự mất mát năng lượng xảy ra trong ống hút nên áp suất
2
v3
chân không thuỷ động thực tế sẽ nhỏ thua cột nước vận tốc ở cửa ra BXCT.
2g
Để đặc trưng cho chất lượng của ống hút ta dùng đại lượng vật lý gọi là hệ số thu
hồi động năng của ống hút ηh (có khi gọi là hiệu suất ống hút), ηh bằng tỷ số độ chân
không thuỷ động thực tế do ống hút tạo nên ở phía dưới BXCT với cột nước lưu tốc
v32
sau BXCT α 3 .
2g
v32 ⎛ v52 ⎞
α3 − ⎜⎜ α 5 + h3−5 ⎟⎟
H ckd 2g ⎝ 2g ⎠
ηh = = (6-9)
v32 v 2
α3 α3 3
2g 2g
Tổn thất năng lượng của ống hút so với động năng ở cửa vào của ống được xác
định theo công thức sau đây :
v52
α5 + h3−5
2g
ξ h* = 1 − η h = (6-10)
v2
α3 3
2g
Để tiện so sánh, ta dùng tỷ số tổn thất ξ h* so với cột nước làm việc H của tuabin
(tổn thất tương đối) và kí hiệu là ζh :
⎛ v 52 ⎞ v 32
⎜ α + h ⎟ / α
ξ * ⎜ 2g
5 3−5 ⎟ 3
2g (1 − η h )
ξh = h = ⎝ ⎠ = (6-11)
H H H
Như vậy, áp suất chân không thuỷ động lớn nhất theo lý thuyết có được chỉ khi tổn
⎛ v 52 ⎞
thất ống hút h3-5 =0 và tiết diện ống hút vô cùng lớn ⎜⎜ α 5 = 0 ⎟⎟ . Lúc đó, áp suất tuyệt
⎝ 2g ⎠
đối ở phía dưới BXCT sẽ có giá trị bé nhất (tức chân không lớn nhất) :
P3 Pat ⎛ v2 ⎞
= − ⎜⎜ Z 3 + α 3 3 ⎟⎟ (6-12)
γ γ ⎝ 2g ⎠

v32
ở đây, Z3 – áp suất chân không tĩnh ; α 3 - áp suất chân không động ở sau BXCT.
2g
Trong mục 2.5 đã trình bày, do có hiện tượng chảy vòng ở sau BXCT và sự phân
bố vân tốc dòng chảy ở đó không đều nên thực tế tổn thất năng lượng còn lớn hơn.
muốn xác định hiệu suất ống hút một cách chính xác hơn thì phải biết được áp lực và
vân tốc tại mọi điểm ở tiết diện vào của ống hút. Trong điều kiện đó, hiệu suât ống hút
sẽ được xác định theo công thức sau:

∫H ckd v z 3 dF
ηh = F3
(6-13)
v 32
∫ 2g v z3dF
F3

ở đây:
Hckd - áp suất chân không động tại điểm đang xét của tiết diện vào ống hút;
vz3 – thành phần vận tốc dọc trục;
v3 – vận tốc tuyệt đối của dòng chảy tại điểm đang xét trong tiết diện nói trên
Vận tốc tuyệt đối dòng nước sau BXCT gồm hai thành phần : Kinh tuyến vm3 và
vòng vu3 . Góc α2 sẽ có trị số lớn nhất, với trị số đó sẽ cho trị số hiệu suất tuabin lớn
nhất.
Tổn thất năng lượng của ống hút còn phụ thuộc vào hệ tuabin. Chẳng hạn, với hiệu
suất của ống hút ηh như nhau ( Ví dụ ηh =75%) , nhưng tổn thất tương đối trong các
ống hút sẽ khác nhau tuỳ theo từng hệ tuabin ; với tuabin dọc trục ζh =1,0÷1,2 % , còn
với tuabin tâm trục thì ζh=0,12÷0,25% . điều đó giải thích vì sao nên dùng tổn thất
tương đối ζ h để biểu thị chất lượng ống hút sẽ hợp lý hơn . Mặt khác từ đó ta cũng
thấy tổn thất năng lượng của ống hút ( dùng cho tuabin dọc trục ) sẽ có trị số lớn hơn
cả.
Qua đó cũng thấy được tầm quan trọng đối với ống hút của các hệ tuabin có tỉ tốc
lớn ( cánh quay) . Thực nghiệm cho biết, ống hút chóp có hiệu suất nên ζh=0,75÷0,85;
còn của ống hút cong ζh =0,60÷0,80.

4.7. Các kiểu ống hút thường dùng


Theo hình dạng của ống hút, có thể chia ống hút ra hai loại : ống hút thẳng và ống
hút cong . Theo hình dạng đường sinh tạo nên bề mặt ngoài của ống hút lại có thể chia
ống hút thẳng ra hai kiểu: ống hút chóp và ống hút loe ( hình 4.6) ống hút khuỷu cong
gồm đoạn khuỷu 900 và đoạn ống hình chóp cụt. Sau đây giới thiệu hai loại ống hút
thường thấy ở các trạm thuỷ điện : ống hút chóp và ống hút cong.
4.7.1. Ống hút chóp
Xét về mặt thuỷ lực ống hút chóp là loại ống hút tốt hơn cả so với các loại ống hút
kể trên, nhưng hiện nay nó chỉ thường dùng ở các tuabin phản kích trục đứng cỡ nhỏ
và tuabin chảy thẳng nó thuộc loại ống hút mở rộng dạng chóp cụt với góc loe θ. Loại
ống hút này có tổn thất h3-5 nhỏ nhất nên ηh cao; tổn thất năng lượng trong đó gồm tổn
thất thuỷ lực bên trong và tổn thất động năng ở cửa ra ống hút. Như trên đã nói, tổn
thất thuỷ lực bên trong hnb có thể thành tổn thất dọc đường Δhd và tổn thất do mở rộng
Δhr tức hnb = Δhd+ Δhr. Theo thuỷ lực học, thì tổn thất dọc đường bằng :
1 v2
Δh d = λ .
D 2g
Trong đó: λ- Hệ số ma sát;
L – chiều dài ống ;
D- đường kính ống
v - vận tốc dòng chảy trong ống
Giả thiết vân tốc phân bố dều trong các tiêt diện ống hút. Vì ống có dạng hình loe nên
v và D thay đổi theo chiều dài l của ống, do đó tổn thất dọc đường bằng :
0
λ v2
Δh d = ∫ dx (6-15)
1
D 2g
trong đó : dx – chiều dài nguyên tố ( hình 4.7)
Hình 4.7: Sơ đồ để xác định ηh ống hút chóp
Q 4Q θ
vì v = = ; D = D 3 + 2xtg
F πD 2 2
Thay v và D vào công thức (6-15) ta được:
⎡ ⎤
⎢ ⎥ ⎡ ⎛ D 3 ⎞⎤
λQ 2 ⎢ D 34 ⎥= λQ 2
Δh d =
θ ⎢
1− 4
⎥ θ ⎢1 − ⎜⎜ 5 ⎟⎟⎥ (6-16)
gπ 2 D 34 tg ⎢ ⎛⎜ D + 2ltg θ ⎞⎟ ⎥ gπ 2 D 34 tg ⎣ ⎝ D ⎠⎦
2 3
2⎠ ⎦ 2
⎣ ⎝
F3 v 3 ⎛ D3 ⎞
đặt = = n do đó ⎜⎜ 5 ⎟⎟ =n
F5 v 5 ⎝D ⎠
λ
Thế n vào (6-16) ta có : Δh d =
θ
1− n
v 32
2g
( 2
(6.17) )
8tg
2
Theo kinh nghiệm, khi góc θ < 400 thì tổn thất do mở rộng Δhr trong ống hút bằng:
1, 25
⎛ θ⎞ v 32
Δh r = 3,2⎜ tg ⎟ (1 − n )
2

⎝ 2⎠ 2g
và tổn thất thủy lực bên trong ống hút bằng:
Δhnb = Δhd+ Δhr = h3-5.
Như vậy hệ số phục hồi của ống hút chóp sẽ là:
v 32 v 52
α3 − α5 − h 3− 5
2g 2g α 5 v 52 2gh 3−5
ηh = = 1 − −
v 32 α 3 v 32 α 3 v 32
α3
2g
⎡ ⎤
⎢ λ (1 − n )
2
⎛ θ ⎞ (1 − n ) α 5 n ⎥
1, 25 2 2

ηh = 1 − ⎢ + 3,2⎜ tg ⎟ + ⎥ (6.18)
θ α3 ⎝ 2 ⎠ α α
⎢ 8tg 3 3 ⎥
⎣ 2 ⎦
Lấy đạo hàm của ηh đối với n và cho bằng 0 ta có thể tìm được n lợi nhất:
2(1 − n )
1, 25
dη h λ ⎛ θ⎞ α n2
= 2n + 3,2⎜ tg ⎟ − 2n 5 = 0
dn 8α tg θ ⎝ 2⎠ α3 α3
3
2
F
do đó ta tìm được tỉ số n = 3 tối ưu bằng:
F5
1, 25
⎛ θ⎞
3,2⎜ tg ⎟
ηtu = ⎝ 2⎠ (6.19)
1, 25
⎛ θ⎞ λ
α 5 + 3,2⎜ tg ⎟ −
⎝ 2⎠ θ
8tg
2
2
⎛D ⎞ θ L ⎛ 1 ⎞ 1
Mặt khác vì: n = ⎜⎜ 3 ⎟⎟ D 5 = D 3 + 2Ltg nên =⎜ − 1⎟ (6.20)
⎝ D5 ⎠ 2 D3 ⎝ n ⎠ 2 tg θ
2
L
Thay (6.20) vào (6.19) ta được tỉ số lợi nhất:
D3

⎛ L ⎞ ⎛ 1 ⎞ 1
⎜⎜ ⎟⎟ = ⎜ − 1⎟ (6.21)
⎝ D 3 ⎠ tu ⎜⎝ n tu ⎟
⎠ 2tg
θ
2
Từ công thức (6.21) ta có trị số ntu, thay vào công thức (6.18) sẽ tìm được ηhmax
tương ứng với một góc loe θ nhất định theo công thức:
⎡ ⎤
⎢ λ ⎛ θ ⎞
1, 25

ηh max =1− ⎢
θ
(1 − n 2tu ) + 3,2⎜ tg ⎟ (1 − n tu ) + n 2tu ⎥ (6.22)
2

⎢ 8tg ⎝ 2⎠ ⎥
⎣ 2 ⎦
Giả thiết λ = 0,015, α3 = 1,1 và α5 = 1,4, và thế vào (6.22) ta tìm được các trị số n,
L
và ηh tối ưu ứng với các góc θ khác nhau ( bảng4.4)
D3

Bảng 4.4: Các giá trị tối ưu của ống hút chóp
θ0 ntu ⎛ L ⎞ η h (%) L
⎜⎜ ⎟⎟ max
khi hiệu
⎝ D 3 ⎠ tu D3
suất giảm 1%
8 0,077 18,6 87,7 10,6
10 0,10 12,4 86,7 9,5
12 0,121 8,95 83,25 6,5
16 0,168 5,08 77,3 3,8
Từ công thức (6.22) ta thấy, tổn thất tương đối và hệ số hồi phục của ống hút chóp
không có liên quan tới kích thước tuyệt đối của ống hút mà chỉ phụ thuộc vào chiều dài
L
tương đối và góc loe θ.
D3
Hình (4.8) biểu thị liên hệ giữa tổn
thất thành phần với góc θ của ống hút
L
(với λ = 0,015 và = 3 ). Từ hình
D3
(4.11) ta thấy, trị số tổn thất do ma sát
(đường 1) rất nhỏ so với tổn thất do mở
rộng (đường 3), tổn thất cửa ra (đường
2), mặt khác ta cũng thấy, góc θ tăng thì
tổn thất mở rộng tăng còn tổn thất cửa ra Hình 4.11: Liên hệ giữa tổn thất và góc
L ⎛ L ⎞
sẽ giảm xuống. Do đó với mỗi trị số loe của ống hút chóp ⎜⎜ = 3 ⎟⎟
D3 ⎝ D3 ⎠
của ống hút tồn tại một góc θ nhất định, 1. Tổn thất ma sát; 2. Tổn thất cửa ra;
với trị số θ này sẽ có tổng tổn thất trong 3. Tổn thất do mở rộng; 4. Tổn thất tổng
ống hút (đường 4) nhỏ nhất.Chẳng hạn
L
ứng với = 3 thì góc θ = 130 ÷ 140 sẽ
D3
cho ξh nhỏ nhất.
L
Hình (4.9) cho thấy các trị số góc θ tối ưu và ηh lớn nhất ứng với các trị số khác
D3
nhau. Khi L = (3 ÷ 4)D3 thường gặp trong một số TTĐ cỡ nhỏ, thì η h max
= 77 ÷ 82% và
góc θ tương ứng là θ = 12 ÷ 140. Còn khi dùng kiểu ống hút có chiều dài ngắn, chẳng
hạn L = (1,5 ÷ 2)D3 thì hệ số hồi phục ηh sẽ giảm đột ngột (ηh = 68 ÷ 72%). Do đó,
kiến nghị không nên sử dụng ống hút với chiều dài ngăn như thế.
Cũng từ bảng trên ta thấy, chiều dài lợi nhất (chiều dài tương đối) của ống hút khá
lớn, nếu chế tạo với ống dài như thế không những giá thành bản thân ống rất cao mà
⎛ L ⎞
giá thành xây dựng nhà máy cũng rất đắt. Do đo, tỉ số ⎜⎜ ⎟⎟ thường dùng trong thực
⎝ D3 ⎠
tế ngắn hơn so với lý thuyết.
Theo kinh nghiệm, nên lấy góc loe θ
L
khoảng θ = 10 ÷ 160 thì = 3 ÷ 5, lúc
D3
đó ηh = 0,6 ÷ 0,85.
Vì đường kính D3 phụ thuộc vào đường
kính D1 của BXCT (D3 ≈ D2, D3 - đường
kính mép ra BXCT) nên khi đã chọn
tuabin thì D3 không đổi. Do đó các thông
số cơ bản của ống hút chóp là chiều dài Hình 4.9: Liên hệ giữa chiều dài tương
L L
tương đối và góc loe θ. Theo quan đối lợi nhất và góc loe θ.
D3 D3
L
điểm năng lượng thì ứng với tỉ số , Đường1: L = 16 ; Đường2: L = 2 ;
D3 D3 D3
nên chọn góc θ tương ứng (bảng 4.9), L L
với trị số θ sẽ cho hiệu suất ống hút cao Đường3: D = 3 ; Đường4: D = 4 .
3 3
nhất.
Cần chú ý một điều là trong quá trình suy diễn công thức tính ηh ống hút chóp ta giả
thiết dòng chảy trong ống hút là dòng chảy dọc trục và với giả thiết vận tốc phân bố
đều nhau trong mọi tiết diện ngang của ống hút. Trên thực tế, dòng nước khi ra khỏi
BXCT còn có thành phần chảy vòng (theo mục 2.3), do đó vu2 ≠ 0.
Sự có mặt của thành phần vận tốc vòng ở sau BXCT (tức ở tiết diện vào ống hút) sẽ
có ảnh hưởng hai mặt đối với sự tổn thất năng lượng trong ống hút. Một mặt do
chuyển động vòng của điểm chất lỏng mà xuất hiện lực li tâm làm cho dòng nước chảy
bám sát vào thành ống tránh được hiện tượng tách dòng, do đó mà làm giảm tổn thất
thủy lực trong ống mở rộng. Nhưng mặt khác, với các ống hút chóp thông thường thì,
v2
động năng của dòng chảy vòng u 2 này hầu như không thể biến thành áp suất chân
2g
không thủy động trong ống hút mà thực chất là phần năng lượng bị tổn thất.
Thực nghiệm cho thấy nếu bảo đảm có lượng chảy vòng vừa phải (Γ2 > 0) sao cho
π v
góc xoay δ = − α 2 = arctg u 2 = 80 ÷ 10 0 thì hiệu suất ống hút có thể tăng thêm một
2 vz2
vài phần trăm. Nhưng khi tăng δ đến 300 thì ηh giảm chỉ còn 30 ÷ 35%.
Trình tự chọn kích thước ống hút chóp như sau. Trước hết quyết định vận tốc cửa ra
ống hút v5. Chọn v5 lớn hay bé có liên quan đến tổn thất năng lượng. Bởi thế v5 nên
chọn trị số nhỏ nhất cho phép. Nói chung, tổn thất tương đối ở cửa ra ống hút bằng
v 52
khoảng: = 0,3 ÷ 2,5% , do đó vận tốc v5 = (0,235 ÷ 0,7) H (m/s), trong đó H - là
2gH
cột nước tính toán. Đối với các TTĐ nhỏ có cột nước thấp v5 thường khoảng 1,0 ÷
4Q tt
1,5m/s. Sau khi đã quyết định v5 thì đường kính cửa ra ống hút chóp D 5 = . Mặt
πv 5
F5
khác, căn cứ góc θ để quyết định chiều dài L, thông thường nếu tỉ số lớn thì nên
F3
chọn góc θ tương đối nhỏ và ngược lại nên chọn θ lớn hơn.
Cuối cùng quyết định kích
thước kênh xả hạ lưu (hình
4.10). Kênh xả cần có kích
thước đủ lớn để nước dễ thoát
từ ống hút xuống hạ lưu TTĐ,
các kích thước sau đây ít nhất
phải bằng:
h 1 = (1,1 ÷ 1,5)D 3 ⎫

b = (1,0 ÷ 1,2 )D 3 ⎬ Hình 4.10: Kích thước kênh xả ống hút chóp cụt
c = 0,85B ⎪

Để tránh không khí chui vào ống hút, cần đảm bảo mép dưới ống hút ngập sâu cách
mặt nước hạ lưu trong kênh xả ít nhất từ 0,3 ÷ 0,5m.
4.7.2. Ống hút cong
Ống hút cong gồm có ba đoạn: đoạn chóp cụt A, đoạn khuỷu B và đoạn mở rộng
nằm ngang C. Trước hết ta phân tích tổn thất năng lượng trong các đoạn ống nói trên.
Đoạn chóp cụt (gọi tắt là đoạn chóp):

Hình 4.11: Ống hút cong của tuabin tâm trục Hình4.12: Ống hút cong của tuabin
cánh quay
Quá trình biến đổi động năng dòng nước thành áp năng chủ yếu xảy ra ở đoạn này
của ống hút. Do đó, việc chọn chính xác kích thước đoạn chóp có ý nghĩa rất lớn đên
đặc tính năng lượng của tuabin nhất là đối với tuabin có tỉ tốc lớn. Cũng như ống hút
chóp, tổn thất năng lượng trong đoạn chóp phụ thuộc vào góc loe θ, độ cao tương đối
h3
và độ mở rộng của đoạn ống này (hình 4.12).
D3
Việc chọn chính xác kích thước đoạn chóp không những bảo đảm tổn thất trong
đoạn này nhỏ nhất, mà còn có ảnh hưởng đến tổn thất trong đoạn khuỷu và đoạn mở
rộng nằm ngang nữa.
Thực nghiệm cho thấy, góc θ của đoạn chóp của ống hút cong nên lấy: θ ≥ 14 ÷ 180
h
và tỉ số 3 = 0,4 .
D3
Đoạn khuỷu
Đoạn khuỷu là đoạn ống quá độ nối liền đoạn chóp với đoạn mở rộng nằm ngang.
Tiết diện vào của đoạn khuỷu có dạng hình tròn sau đó biến đổi dần sang tiết diện hình
chữ nhật tại tiết diện ra của nó (quay góc 900).
Trị số tổn thất năng lượng trong đoạn khuỷu không lớn hơn so với tổn thất trong
đoạn chóp và đoạn mở rộng nằm ngang. Tổn thất ở đây phụ thuộc vào sự phân bố
dòng chảy ở tiết diện vào của khuỷu vàhình dạng của nó. Lực li tâm sinh ra khi dòng
nước chảy vòng trong đoạn khuỷu sẽ gây nên sự tách dòng và tăng thêm tổn thất. Bán
kính chuyển động xoay của dòng nước càng lớn thì lực li tâm và građiên áp lực trong
dòng chảy càng nhỏ. Dựa theo kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm, kiến nghị sử
dụng các bán kính của đoạn khuỷu (hình 4.13) như sau: R6 ≥ 1,0D1, R7 ≥ 0,66D1 (bảng
4.5).
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến tổn thất trong
đoạn khuỷu là tỉ số diện tích tiết diện ra và tiết
diện vào của đoạn này và sự thay đổi diện tích
tiết diện ống men theo chiều dài của nó. Để xác
định diện tích khuỷu lợi nhất, ở Liên Xô cũ
(LB Nga) đã tiến hành nghiên cứu với 3 dạng
khuỷu khác nhau sau đây: khuỷu có diện tích
tiết diện ngang tăng dần; khuỷu có diện tích
tiết diện không đổi và khuỷu với tiết diện
ngang tăng dần rồi đến đoạn nằm ngang gần
tiếp giáp với đoạn mở rộng gần tiếp giáp với
đoạn mở rộng nằm ngang thì giảm dần. Thí
nghiệm cho thấy, loại khuỷu sau cùng tốt hơn
hai loại trên. ở Liên Xô cũ, người ta quy định Hình4.13: Khuỷu cong số N04
dạng khuỷu sau thuộc loại tiêu chuẩn số N04 (hình 4.13).
Đoạn mở rộng nằm ngang
Ở đoạn này, ống hút vẫn tiếp tục biến đổi động năng thành áp năng, như trên đã chỉ
rõ, tác dụng phục hồi năng lượng ở đây nhỏ hơn so với đoạn chóp. Tiết diện ngang của
đoạn mở rộng có dạng hình chữ nhật. Sự mở rộng dòng chảy ở đoạn này được thực
hiện nhờ biện pháp nâng cao dần trần của nó theo góc nghiêng α = 10 ÷ 130 (hình4.11)
và hình (4.12), còn chiều rộng B5 không đổi.
Lựa chọn kiểu và kích thước ống hút cong
Ở Liên Xô, trong thực tiễn của ngành thiết kế tuabin. Khi xác định kích thước ống
hút cong người ta thường sử dụng các tài liệu chuẩn, ở đó với mỗi kiểu BXCT đã
chọn, kiến nghị nên sử dụng một kiểu ống hút tương ứng kèm theo các kích thước
chính của nó như: chiều cao h, chiều cao Lh, kiểu khuỷu, góc θ đoạn chóp, góc α
tương đương của đoạn mở rộng nằm ngangv.v…
Các kiểu khuỷu số N04 thường dùng có đủ các kích thước hình học cần thiết (bảng
4.5 và bảng 4.6). Hình dạng khuỷu số 4 được nghiên cứu tỉ mỉ qua các kết quả thí
nghiệm mẫu tuabin tiến hành trong nhiều năm trước đây ở Liên Xô.
Khi chọn chiều cao của ống hút cong h cần xét đến những tính chất sau đây. Tăng h
một mặt sẽ làm tăng hiệu suất của tuabin nhưng mặt khác sẽ làm tăng giá thành xây
dựng nhà máy của TTĐ. Do đó việc chọn chiều cao h nên tiến hành dựa trên cơ sở tính
toán kỹ thuật và kinh tế. Thông thường đối với tuabin cánh quay, kiến nghị h ≤ 2,6D1;
đối với tuabin tâm trục, h ≥ 2,6D1. Đôi khi, vì muốn giảm giá thành xây dựng TTĐ có
thể chọn chiều cao h bé hơn, như sau: h = 1,915.D1 cho tuabin cánh quay và h = 2,3.D1
cho tuabin tâm trục. Đối với các TTĐ ngầm, chiều cao h không nhỏ hơn 3,5D1.
Chiều dài ống hút nên chọn: đối với tuabin cánh quay Lh ≥ (4,0 ÷ 4,5)D1; với tuabin
tâm trục, Lh ≥ (4,0 ÷ 5,0)D1. Còn chiều rộng của ống hút B5 nên lấy như sau: B5 ≥ (2,5
÷ 2,7)D1 (cho tuabin cánh quay) và B5 ≥ (2,7 ÷ 3,3)D1 (cho tuabin tâm trục), còn góc θ
của đoạn chóp nên lấy như sau: θ = 160 ÷ 200 (Πậ); θ ≤ 160 ÷ 180 (PO);
(Tính theo D1 = 1m)

Bảng 4.5: Kích thước cơ bản của khuỷu số 4, đơn vị - m


Kiểu
khuỷu D4 h4 B4 Lk h6 a R6 a1 R7 a2 R8
4A 1,1 1,1 2,2 1,417 0,55 0,305 0,94 1,205 0,66 0,087 0,637
4C 1,17 1,17 2,38 1,5 0,584 0,922 1 1,275 0,703 0,093 0,677
4E 1,23 1,23 2,5 1,59 0,617 0,446 1,06 1,35 0,745 0,097 0,71
4H 1,352 1,352 2,74 1,75 0,67 0,487 1,16 1,478 0,875 0,107 0,782
20 1,04 1,04 2,17 1,41 0,51 0,369 0,879 1,135 0,84 0,08 0,59
Bảng 4.6: Các kích thước cơ bản của ống hút cong dùng cho tuabin cánh quay, đv: m
Kiểu h
D1 h L B5 D4 h4 h6 Lk h5 Kiểu BXCT
ống hút D1

4A 1,915 1 1,92 3,5 2,2 1,1 1,1 0,55 1,417 1 ΠЛ30,ΠЛ50


4C 2,3 1 2,3 4,5 2,38 1,17 1,17 0,584 1,5 1,2 ΠЛ30,ΠЛ20
4D 2,5 1 2,5 4,5 2,5 1,23 1,23 0,617 1,59 1,2 ΠЛ10,ΠЛ20

Bảng 4.7: Các kích thước cơ bản của ống hút cong dùng cho tuabin tâm trục, đv: m
Kiểu
ống Kiểu
hút D1 h L B5 D4 h4 h6 Lk h5 BXCT
20 2,3 1 2,3 3,5 2,17 1,04 1,04 0,51 1,41 0,937 PO170,
PO230,
PO310
4E 2,3 1 2,3 4,5 2,5 1,23 1,23 0,617 1,59 1,2 PO115,
PO170
4H 2,5 1 2,5 4,5 2,74 1,352 1,352 0,67 1,75 1,31 PO45,
PO75,
PO115,
PO170
Kích thước ống hút, kiểu khuỷu và các kích thước của nó nên chọn theo kiểu BXCT
đã chọn (bảng 4.4). Đối với khuỷu số 4, kiến nghị h4 = D4.
Với góc β và chiều cao h đã chọn và h4 = D4 thì đường kính tiết diện vào của đoạn
khuỷu được xác định theo công thức sau đây:
D 3 + (h − S)2 tgβ
D4 =
1 + 2 tgβ
Ở đây: S = h1 + h2 (hình 4.10 và 4.11) – khoảng cách từ mặt dưới của bộ phận
hướng nước đến cửa vào đoạn chóp, h1 và h2 xem phần phụ lục; β - góc loe của đoạn
chóp; β = 80 ÷ 100;
Khi h4 ≠ D4 thì:
D 4 = 2tgβ(h − h 4 − s ) + D 3
Chiều dài đoạn khuỷu chọn bằng Lk ≤ (1,3 ÷ 1,6)D4.
Đối với các tuabin tâm trục có cột nước cao (H > 200m) có thể dùng ống hút có
dạng đơn giản bảo đảm chiều rộng B5 nhỏ. Ở đó, khuỷu ống hút của tuabin (có cột
nước H = 230 ÷ 270m) có thể làm bằng ống khuỷu cong 900 với tiết diện hình tròn
không đổi.
Chiều dài đoạn mở rộng nằm ngang phụ thuộc vào chiều dài ốn hút đã chọn và kiểu
khuỷu: Kích thước tiết diện vào và tiết diện ra của nó đã biết (tiết diện vào quyết định
bởi khuỷu đã chọn còn tiết diện ra – theo v5 đã chọn). Góc loe tương đương của đoạn
mở rộng nằm ngang có thể lấy từ 10 ÷ 140. Nếu đáy của đoạn nàylà đáy bằng và chiều
rộng B5 không đổi thì góc nghiêng (nâng) của trần α lấy bằng góc loe (tức α = 10 ÷
140). Nếu đáy của đoạnnày không phải bằng mà đặt nghiêng thì góc nâng α không
được lớn quá 6 ÷ 120.
Khi chiều rộng B5 > 10 ÷ 12m, để giảm nhẹ kết cấu phần trần, ống hút, thì ở giữa
đoạn mở rộng nằm ngang có bố trí 1 ÷ 2 trụ pin với chiều rộng mỗi trụ b5 = (0,1 ÷
0,15)B5. Khoảng cách từ mép vào của trụ pin đến trục tuabin không được nhỏ hơn
1,4D1.

4.8. Câu hỏi chương 4


1. Trình bày phân loại, cấu tạo và phạm vi sử dụng các loại buồng tuabin?
2. Trình bày các quy luật tính toán thủy lực buồng xoắn? Trình bày các bước tính
toán buồng xoắn Kim loại theo quy luật mômen tốc độ không đổi?
3. Trình bày các bước tính toán thủy lực buồng xoắn bêtông theo quy luật vận tốc
trung bình không đổi?
4. Trình bày công dụng ống hút của tuabin phản kích?
CHƯƠNG 5: KHÍ THỰC VÀ CHIỀU CAO HÚT CỦA TUABIN
Khí thực là một hiện tượng hoá lý phức tạp xảy ra trên bề mặt phần dẫn dòng khi
dòng chảy qua tuabin. Chương này chúng ta không đi sâu vào quá trình biến đổi tính
vật lý và các phản ứng hoá học của hiện tượng khí thực mà chỉ giới thiệu những khái
niệm cơ bản. Nội dung chủ yếu là nghiên cứu nguyên nhân hình thành, tác hại, phương
pháp phòng ngừa hiện tượng khí thực đối với tuabin thủy lực.
5.1. Hiện tượng khí thực và tác hại của nó
5.1.1. Nguyên nhân hình thành của hiện tượng khí thực
Ở một vùng nào đó vì áp lực hạ thấp trong dòng chảy xuất hiện những bọt khí và
hình thành dòng nước sôi có tác dụng xâm thực bề mặt kim loại đó là hiện tượng khí
thực.
Dòng nước chảy sôi sục là do dòng nước hoá thành hơi, nó liên quan tới nhiệt độ và
áp lực khí quyển tại nơi ấy. Khi áp lực là 1 atmôtphe (tương ứng với 10,33m cột nước)
nước hoá hơi ở 1000C nhưng nếu áp suất giảm xuống 1,26m cột nước, nước hoá hơi ở
500C. Như vậy dưới một nhiệt độ nhất định nào đó áp lực làm cho nước bắt đầu hoá
thành hơi gọi là áp suất hoá hơi. Quan hệ giữa nhiệt độ và áp suất hoá hơi cho ở bảng
(5.1).
Bảng 5.1: Trị số áp lực bốc hơi của nước phụ thuộc nhiệt độ
t0C 0 10 20 40 60 80 100
ph
(m) 0,06 0,12 0,24 0,75 2,03 4,83 10,33
γ

Nhiệt độ nước sông thiên nhiên thường từ 00 ÷ 200C.


Dòng chảy qua phần dẫn tuabin luôn thay đổi vận tốc và áp suất. Tại một số vùng
nhất định áp suất sẽ hạ rất thấp đến giá trị áp suất hoá hơi – nước sôi – tạo thành các
bọt hơi nước và không khí có tác dụng xâm thực bề mặt kim loại mà chủ yếu là tác
dụng cơ học thứ đến là tác dụng hoá học và tác dụng điện hoá.
a. Tác dụng cơ học.
Trong bộ phận nước qua của tuabin tồn tại áp lực chân không cục bộ. Đó là điều
kiện cơ bản hình thành khí thực. Khi dòng nước đi qua BXCT, lưu tốc rất lớn nếu mặt
ngoài cánh nhám, không nhẵn hoặc hình dạng cánh tuabin không hợp với hình đường
chảy đều có thể làm cho dòng chảy bị phá hoại. Dựa vào phương trình Bécnuly, lưu
tốc tăng lên thì áp lực hạ xuống. Nếu áp lực hạ xuống tới áp lực hoá hơi thì dòng nước
bắt đầu sôi. Chỗ cục bộ nào đó trong tuabin do áp lực thấp sinh ra bọt hơi có chứa hơi
nước và không khí. Khi bọt hơi xê dịch tới vùng áp suất cao, hơi nước lập tức ngưng tụ
lại thành nước, hình thành vùng chân không trong bọt khí. Dưới áp lực cao nước ở
xung quanh ép vào trung tâm bọt khí với tốc độ rất mạnh tạo nên áp lực nước va rất
lớn (hình 5.1) làm cho bọt hơi bị co ép mãnh liệt. Sau đó cũng tại tâm các bọt khí này
nước nước bị nén đột ngột lại có xu thế muốn dãn nở, sau đó lại tái diễn quá trình ép
co dãn nở. Thực
nghiệm cho thấy bọt khí tồn tại là 0,003 ÷
0,006 giây (gần bằng tần số dao động của
sóng âm), áp lực trong bọt hơi có thể đạt
tới mấy trăm hoặc mấy nghìn átmốtphe
và truyền vào các bộ phận của tuabin làm
bề mặt các phần nước qua của tuabin bị
ăn mòn dần do tác động xâm thực. Kim
loại càng giòn và gia công càng kém (độ
nhám lớn) thì tác dụng phá hoại do khí H×nh 5.1: Bät khÝ h×nh thµnh vµ vì ®i
thực càng mạnh.

b. Tác dụng hoá học.


Khi bọt khí bị nén ở vùng áp lực cao sẽ có tảo nhiệt. Người ta đã làm thí nghiệm và
đo được nhiệt độ trong các bọt khí khi bị nén đạt tới 2300C. Tác dụng hoá học làm ăn
mòn kim loại là do phản ứng ôxy hoá khi không khí (chứa ôxy) bị tách ra khỏi nước.
Nhiệt độ nước càng lớn thì quá trình ôxy hoá càng mạnh. Nhưng nguyên nhân chính
làm cho kim loại bị ăn mòn chủ yếu vẫn là do tác dụng cơ học thể hiện ở sự chấn động
diễn ra trên bề mặt phần qua nước của tuabin: Bởi vì ngay cả đối với các vật liệu có
tính ổn định hoá học tốt như thủy tinh v.v... vẫn bị phá hoại bởi tác dụng khí thực.
c. Tác dụng điện hoá:
Khi bọt khí bị nén trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao làm cho giữa các bộ phận
nước qua của tuabin có sự chênh lệch về nhiệt độ (do khí thực) hình thành các pin
nhiệt điện. Dưới tác dụng của hiện tượng điện phân xẩy ra trên bề mặt kim loại và hiện
tượng phóng điện trong các bọt khí sẽ gây nên sự ăn mòn kim loại.
5.1.2. Loại khí thực
Tuỳ theo vị trí xuất hiện khí thực người ta chia khí thực tuabin ra ba loại: khí thực
vùng cánh tuabin, khí thực cục bộ và khí thực khe hở.
a. Khí thực vùng cánh.
Trong kết cấu của tuabin những vùng thường xảy ra xâm thực là những vùng có áp
suất thấp: xâm thực xảy ra mạnh nhất vẫn là trên cánh bánh xe công tác ( hình 5.2).
w w w

a b c

H×nh 5.2: X©m thùc trªn c¸nh b¸nh c«ng t¸c turbin
Bằng thực nghiệm người ta đo được biểu đồ phân bố áp suẩt trên bề mặt cánh tuabin
(hình 5.2c). Vùng áp suất thấp là vùng gần mép ra về phía bụng lưng cánh nơi mà vận
tốc tương đối w rất lớn. Ngoài ra, đối với tuabin tâm trục có thể xảy ra xâm thực ở ỏ
đĩa dưới hoặc ở phần vào của buồng hút tuabin (hình 5.3). Đối với tuabin gáo hiện
tượng khí thực không nghiêm trọng lắm. Nhưng nếu không thiết kế tốt đường cong của
van kim trong vòi phun thì sẽ sinh ra khí thực ở bên trong gần miệng vòi phun và ở
đầu nhọn của van kim. Đường sống phản nước của cánh gáo (vùng có dấu o ở hình
5.4).

Hình 5.3: Phạm vi khí thực của Hình 5.4: Phạm vi khí thực của
tuabin gáo tuabin tâm trục

b. Khí thực cục bộ ( khí thực vùng trống)


Khí thực vùng trống sinh ra cùng với sự hình thành và ngưng hơi của bọt khí trong
dòng nước. Tuabin làm việc ở trạng thái phụ tải từng phần, dòng nước chỗ cửa ra của
BXCT có tốc độ vòng rất lớn vì sự chảy xoáy đó ở trung tâm ống hút sinh ra áp lực
chân không hình thành khí thực vùng trống.
c. Khí thực khe hở.
Khi đóng kín cánh hướng nước nếu cánh tuabin chưa kịp khép kín sẽ hình thành khe
hở, khe hở giữa rãnh vòng chống đỡ của BXCT, cửa van xả nước và van cánh bướm
khép không thật kín còn có khe hở, phần qua nước của vòi phun và van kim của tuabin
gáo cũng có khe hở. Tại những chỗ đó lưu tốc rất lớn áp lực hạ thấp dần đến khí thực
khe hở.
5.1.3. Tác hại của khí thực
Hiện tượng khí thực trong tuabin thường dẫn đến các tác hại sau đây:
- Làm giảm hiệu suất và công suất tuabin. Sự giảm công suất tuabin không những
chỉ do sự giảm hiệu suất mà còn do cả sự giảm khả năng thoát nước của tuabin.
- Làm hư hỏng các phần nước qua của tuabin. Nếu hư hỏng với mức độ nghiêm
trọng sẽ buộc phải dùng máy để sửa chữa và làm giảm lượng điện phát ra của TTĐ.
- Máy rung và có tiếng ồn, hiện tượng rung động có thể lan sang cả phần nền
móng của nhà máy TTĐ.
Để có biện pháp hiệu nghiệm ngăn ngừa khí thực ta hãy xác định điều kiện phát sinh
khí thực và đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ khí thực lớn hay bé của tuabin.
Xét về mặt khí thực thì đặ tính khí thực của các tuabin phản kích có tỉ tốc ns lớn là
kém nhất, bởi vì dòng chảy trong BXCT của những tuabin này có vận tốc lớn và vùng
áp lực thấp do tác dụng ống hút tạo nên. Áp suất chân không trong phạm vi BXCT phụ
thuộc vào các yếu tố như áp suất chân không tĩnh Z3 = hx, vận tốc ở cửa ra ống hút, tổn
thất năng lượng trong ống hút và áp suất chân không cục bộ tạo bởi dạng cánh BXCT
và bề mặt các phần nước qua khác của nó.
5.2. Hệ số khí thực
Để xác định hệ số này ta hãy tìm hiểu điều kiện phát sinh khí thực trong tuabin.
Muốn vậy ta tính áp lực nước tại một điểm bất kỳ x trên đường dòng và giả thiết áp
suất ở điểm đó là nhỏ nhất và xảy ra khí thực sớm hơn cả trong BXCT của tuabin (hình
5.3 và 5.4).
Ta viết phương trình Bécnuly cho dòng chảy qua điểm x và điểm k với mặt chuẩn
0-0 được chọn là mặt nước hạ lưu.
px Vx2 p k Vk2
+ Zx + = − Zk + + hw
γ 2g γ 2g
Trong công thức hw là tổn thất đầu nước từ x đến k .

Hình 5.3: Sự phân bố áp lực ở cánh BXCT


trong đó: đường 1 biểu thị áp lực nước ở
mặt lõm cánh; đường 2 biểu thị ở mặt lồi Hình 5.4: Sơ đồ để xác định hệ số khí
cánh. Tại vùng xuất hiện khí thực, áp suất ở thực của tuabin
đó nhỏ nhất.
Zx = hx biểu thị chiều cao hút ra của điểm x.
pk p
− Zk = a .
γ γ
pa px ⎛ V2 V2 ⎞
Vậy độ chân không của điểm x bằng H k = − = h x + ⎜⎜ x − k − h w ⎟⎟
γ γ ⎝ 2g 2g ⎠
Trong đó: hx là chân không của trạng thái tĩnh của điễm.
⎛ Vx2 − Vk2 ⎞
⎜⎜ − h w ⎟⎟ là chân không trạng thái động.
⎝ 2g ⎠
Dựa vào phương trình Ơle thì:
Vx2 Vk2
− và hw của cùng hệ bánh xe đều tỷ lệ với η và H do đó có thể nói chân
2g 2g
không động lực tỷ lệ với cột nước hữu ích đồng thời coi hằng số tỷ lệ của chúng là hệ
số khí thực σT của tuabin tức là:
Vx2 − Vk2
− hw
2g
σT =
H
pa px p p
Vậy − = h x + σ T H hoặc x = a − h x − σ T H
γ γ γ γ
5.3. Xác định chiều cao hút và cao trình lắp đặt tuabin của trạm thủy điện
Nếu điểm x sinh ra khí thực thì áp lực tuyệt đối của điểm x phải nhỏ hơn áp lực hoá
hơi tức là:
p x p hh p p
≤ . Như vậy a − h x − σ T H ≤ hh
γ γ γ γ
p a p hh
Vậy để đảm bảo không sinh ra khí thực thì: h x ≤ − − σ T H (5.1)
γ γ
Trong thực tế, do khó biết được một cách chắc chắn vị trí điểm x, nên khi làm thí
nghiệm khí thực cũng như khi xác định chiều cao đặt BXCT tuabin so với mức nước
hạ lưu, ta thường quy ước điêm x là điểm có áp lực nhỏ nhất nằm ở các vị trí sau đây
của tuabin (hình 5.5).
Hình 5.5: Cách biểu thị chiều cao hút Hs.
1. Mặt đầu dưới của cánh hướng nước (tuabin tâm trục và chéo trục).
2. Điểm cao nhất của BXCT (hoặc khuỷu ống hút), đối với tuabin trục ngang.
3. Trục quay cánh BXCT (đối với tuabin dọc trục, trục đứng).
Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt nước hạ lưu đến các cao trình nói trên gọi là
chiều cao hút và kí hiệu Hs. Chiều cao hút được coi là dường (+Hs) nếu mặt nước hạ
lưu thấp hơn cao trình nói trên và là âm (-Hs) nếu mặt nước hạ lưu cao hơn các cao
trình nói trên.
Sau khi thay hx có trong phương trình (5.1) bởi Hs, đồng thời để đảm bảo mức độ
an toàn nhất định của chiều cao hút ta thêm Δσ; σT = σM + Δσ; cuối cùng ta được công
thức tính chiều cao hút Hs:
p at p hh
Hs ≤ − − (σ M + Δσ )H (5.2)
γ γ
Trong đó:
pa
- áp suất khí quyển ở cao độ mặt biển và trong điều kiện bình thường thì
γ
pa
= 10,33 m cột nước.
γ
σM - hệ số khí thực của tuabin mẫu ở chế độ làm việc đang xét;
Δσ - độ hiệu chỉnh xét đến sự khác nhau giữa σT và σM.
p hh
Ở nhiệt độ bình thường, áp suất bốc hơi = 0,09 ÷ 0,24 cột nước; như vậy, nếu
γ
p p
TTĐ xây dựng ở cao trình bằng mặt biển thì hiệu số: at − hh ≈ 10,0 m cột nước.
γ γ
Nếu mặt nước hạ lưu của TTĐ cao hơn mặt biển là ∇(m) thì áp suất khí quyển sẽ
∇ p p ∇
giảm , lúc đó: at − hh = 10,0 − (5.3)
900 γ γ 900
Trong các điều kiện kể trên công thức tính chiều cao hút Hs sẽ có dạng như sau:

H s = 10,0 − − (σ M + Δσ )H (5.4)
900
Ở đây: Δσ- độ hiệu chỉnh tra trên hình
(5.6), Δσ phụ thuộc vào cột nước H;
H - cột nước công tác của tuabin.
Riêng đối với tuabin dọc trục, Hs cũng
có thể xác định theo công thức sau đây:
∇ Hình 5.6: Quan hệ Δσ = f(H)
H s = 10,0 − − kσH (5.4’)
900
Trong đó: k - hệ số an toàn, k = 1,1
Trong thực tế tính toán, thường dùng chiều cao hút cấu tạo H s' thay cho chiều cao
hút H s . H s' được quy ước bằn khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt nước hạ lưu đến
trung tâm chiều cao cánh hướng nước (đối với tuabin trục đứng) hoặc đến trung tâm
trục tuabin (của tuabin trục ngang), đến trung tâm cánh hướng nước (của tuabin dọc
trục); cụ thể với mỗi loại tuabin như sau:
1. Đối với tuabin tâm trục:
b0
H s' = H s + ; (5.5)
2
2. Đối với tuabin trục ngang:
D1
H s' = H s + ; (5.6)
2
3. Đối với tuabin dọc trục, trục đứng:
H s' = H s + χD1 (5.7)
Trong đó: χD1 = (0,41 ÷ 0,46)D1 - khoảng cách thẳng đứng tính từ trung tâm cánh
hướng nước đến trục cánh BXCT.
Cao trình lắp đặt tuabin (còn gọi là cao trình lắp máy) bằng cao trình mực nước hạ
lưu thấp nhất cộng với H s' . Cách xác định cao trình lắp máy sẽ được giới thiệu ở
chương sau.
5.4. Các biện pháp phòng chống khí thực
Muốn loại trừ hoặc hạn chế tác hai do khí thực đến mức thấp nhất, trong thực tế
ngành tuabin thường sử dụng các biện pháp sau đây:
1. Xác định chiều cao hút H s hợp lí. Chiều cao hút tính toán của tuabin phải xác
định sao cho bằng chiều cao hút cho phép. Với chiều cao hút đó, một mặt sẽ đảm bảo
tuabin làm việc không xảy ra khí thực hoặc chỉ có khí thực ở mức độ nhẹ cho phép,
đồng thời đảm bảo tuabin không lắp đặt ở độ sau quá thấp so với mực nước hạ lưu ( H s
kinh tế). Chẳng hạn, ở Liên Xô cũ, chiều cao hút H s nên chọn sao cho độ sâu lớn nhất
của tuabin so với mực nước hạ lưu thường khoảng: 6 ÷ 8m tức H s' = -(6 ÷ 8)m. Nếu
chọn H s' nhỏ hơn phạm vi nói trên sẽ làm tăng khối lượng xây dựng và giá thành phần
dưới nước của TTĐ.
2. Nghiên cứu và hoàn thiện các kiểu BXCT sao cho có thể giảm hệ số khí thực σT.
Thiết kế dạng cánh hợp lí bảo đảm áp lực phân bố đều theo chiều dài sải cánh. Việc
giảm bớt hệ số khí thực σT theo công thức (5.4) có nghĩa là bảo đảm tuabin đó có chiều
cao hút lớn. Đồng thời việc giảm hệ số khí thực σT sẽ cho phép tăng phạm vi cột nước
sử dụng của các kiểu tuabin. Chính vì vậy ngày nay người ta có thể sử dụng tuabin
hướng trục - trục đứng với cột nước Hmax = 80m và tuabin tâm trục: Hmax = 700m.
3. Một trong các biện pháp bảo vệ các bộ phận của phần nước qua của tuabin khỏi bị
phá hoại do tác dụng khí thực là chọn hợp lí các nguyên vật liệu chế tạo. Chẳng hạn,
đẻ chế tạo phần nước qua của tuabin cột nước vừa và cao ( cánh BXCT, buồng BXCT
tuabin dọc trục, BXCT tuabin tâm trục, cánh hướng nước) có thể sử dụng kim loại sau
đây: thép ít cácbon có phủ ngoài một lớp hợp kim có tính ổn định về mặt khí thực;
cánh BXCT làm bằng thép không gỉ. Thép hợp kim mang nhãn hiệu (kí hiệu của Liên
Xô) 20ΓCЛ chứa các thành phần sau đây:
C = 0,16 ÷ 0,22%; Mn = 1 ÷ 1,3%; Si = 0,6 ÷ 0,8%;; hoặc dùng thép không gỉ mang
nhãn hiệu 20 x 13H-ậ (C = 0,17 ÷ 0,23%; Cr = 12 ÷ 14%; Ni = 0,6 ÷ 1%; Mn = 0,5 ÷
0,8%; Si = 0,7%).
Hiện nay ở Nga các ngành chế tạo tuabin dùng rộng rãi thép không gỉ và thép chứa
ít các bon: 0 x 12HÄ ( C ≤ 0,1%; Cr = 12 ÷ 13,5%; Ni = 1 ÷ 1,5%; Cu = 1 ÷ 1,3%; Mn
= 0,2 ÷ 0,64%; Si = 0,4%). Thép không gỉ 20 x 13H- ậ có ưu điểm là tính chất hoá họ
tốt, chống khí thực tốt nhưng khó hàn, còn thép hợp kim 0 x 12HД thì dễ hàn hơn nếu
dùng để chế tạo BXCT kiểu hàn.
4. Biện pháp hạn chế khí thực trong vận hành TTĐ.
- Duy trị tuabin làm việc ở chế độ không khí thực hoặc khí thực chỉ biểu hiện ở
mức độ nhẹ.
- Dẫn không khí vào phía dưới BXCT để làm giảm bớt khí thực xoang và giảm áp
lực mạnh động. Nếu không khí được dẫn đúng nơi và số lượng không khí vừa phải thì
có thể làm giảm độ rung máy.
5.5. Phương pháp thí nghiệm khí thực
Mục đích thí nghiệm khí thực mô hình là xác định hệ số khí thực giới hạn σgh của
tuabin với các chế độ làm việc khác nhau của nó. Thông qua hệ số σgh có thể tính được
trị số chiều cao hút Hs cho phép bảo đảm cho tuabin làm việc không xảy ra khí thực.
Thí nghiệm khí thực thường được tiến hành sau khi đã làm xong thí nghiệm năng
lượng và vẽ đường đặc tính tổng hợp chính. Do đó các đại lượng như độ mở a0, góc đặt
ϕ của cánh BXCT, và n 1' của mẫu thí nghiệm đều đã biết. Nói cách khác các điều kiện
và chế độ thí nghiệm khí thực đều đã được xác định. Phương pháp chung để tìm σgh là
liên tục giảm hệ số khí thực công trình cho đến lúc đạt tới hệ số khí thực giới hạn của
tủbin σgh. Thật vậy từ công thức:
p at p
− Hs − h
γ γ
σ gh =
H
ta nhận thấy, muốn giảm σgh ta có thể thay đổi một trong các đại lượng cho ở công
p p
thức trên như: áp suất khí quyển at ; cột nước thí nghiệm H hay áp suất bốc hơi h
γ γ
của nước. Vì điều kiện kỹ thuật không cho phép nên trong thực tế thí nghịêm với các
giá kiểu kín người ta thường thay đổi áp suất hạ lưu (ở thí nghiệm khí thực thì áp suất
đó tương đương với áp suất khí trong thùng chân không 3).

Hình 5.7: Sơ đồ hệ thống thí nghiệm khí thực kiểu kín.


Hình 5.7 là sơ đồ hệ thống thí nghiệm khí thực kiểu kín. Ở đó, nước từ máy bơm 4
qua đường ống áp lực 1, mô hình tuabin 2, thùng chân không 3 rồi trở về bơm 4 theo
vòng khép kín.
Nước sau khi chảy ra khỏi ống hút được dẫn vào một thùng kín 3, phía trên thùng
này có lắp một bơm chân không 9 để hút không khí ở phần trên của thùng chân không
3. Áp suất chân không Hck được đo bằng ống chữ U , 7. Trình tự thí nghiệm khí thực
được tiến hành như sau. Ta giữ cho cột nước H (cột nước H ở đây được đo bằng ống
đo áp chữ U, 6) và mô men trục của mẫu thí nghiệm không thay đổi và xác định điểm
thí nghiệm a0 và n 1' (vì H và mô men hãm không đổi nên số vòng quay quy dẫn n 1' lúc
đầu là hằng số). Sau đó khởi động bơm chân không 9 và hút dần không khí trong thùng
3. Ứng với mỗi trị số Hck tiến hành đo các đại lượng H, Q, n, và mô men xoắn Mx
(cách đo như ở thí nghiệm năng lượng mô tả ở ) và tính đổi các đại lượng η, n 1' , Q 1' ,
σCT. Cũng với trị số H và Mx nói trên, tiếp tục giảm áp suất chân không Hck, làm thí
nghiệm, đo và tính các trị số nói trên, đem các số liệu thu được vẽ thành các đường
quan hệ: η =f(σCT); n 1' =f(σCT); Q 1' =f(σCT), các đường này được gọi là đường đặc tính
gián đoạn (hoặc phá hoại) (hình 5.8).

Hình 5.7: Đường đặc tính gián đoạn


Từ các đường cong này ta nhận thấy, khi tuabin chưa bị khí thực thì số vòng quay và
Mx không thay đổi và đường cong η =f1(σCT) chưa bị gãy, và đến lúc σCT = σT thì số
vòng quay ( n 1' ) giảm mặc dù mô men hãm trên trục tuabin không đổi (tức phụ tải P
không đổi). Nếu tiếp tục giảm Hck thì hiệu suất η còn giảm nữa. Trị số σCT bắt đầu làm
giảm hiệu suất η của mẫu thí nghiệm, nó được coi là hệ số khí thực giới hạn σgh ở chế
độ làm việc đã cho.
5.6. Câu hỏi chương 5:
1. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống khí thực
trong tuabin phản kích?
2. Công thức xác định chiều cao hút Hs và cao trình lắp máy cho tuabin tâm trục,
hướng trục trục đứng, trục ngang?

You might also like