You are on page 1of 8

Chào cô và các bạn, em/mình là Hoàng Sơn và để tiếp tục phần trình bày

của nhóm thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chủ đề lựa chọn phương
thức thâm nhập.
Chúng ta có thể thấy rằng các công ty thường mở rộng ra quốc tế để ki ếm
lợi nhuận lớn hơn từ các năng lực cốt lõi của họ, bằng cách chuy ển giao
các kỹ năng và sản phẩm có nguồn gốc từ các năng lực cốt lõi của họ sang
các thị trường nước ngoài nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản địa thiếu
những kỹ năng đó. Cách thức thâm nhập tối ưu cho những doanh nghiệp
này phụ thuộc vào bản chất các năng lực cốt lõi của họ. Sự khác biệt có thể
được rút ra giữa các công ty này chính là năng lực cốt lõi của họ thuộc về
bí quyết công nghệ hay thuộc về bí quyết quản lý.

/SLIDE / BÍ QUYẾT CÔNG NGHỆ


Nếu lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp (năng lực cốt lõi) được dựa
trên quyển kiểm soát đối với bí quyết công nghệ độc quyển, nên tránh các
thỏa thuận nhượng quyền và công ty liên doanh nếu có thể để giảm thiểu
nguy cơ mất quyển kiểm soát đối với công nghệ đó. Tuy nhiên, có một
ngoại lệ khác là khi một công ty nhận thức được lợi thế công nghệ của
họ chỉ mang tính tạm thời và họ dự đoán sẽ có sự bắt chước nhanh
chóng đối với công nghệ cốt lõi của họ bởi các đối thủ cạnh tranh. Thì
trong những trường hợp như vậy, công ty có thể sẽ muốn nhượng
quyển công nghệ của mình cho các công ty nước ngoài càng sớm càng
tốt để có được sự chấp nhận toàn cẩu đối với công nghệ của mình
trước khi sự bắt chước xuất hiện. Bằng việc cấp phép công nghệ của
mình cho các công ty nước ngoài, chúng ta có thể ngăn chặn đối thủ
phát triển công nghệ đó cho riêng mình và khiến cho công nghệ của
mình trở thành một mô hình chủ đạo trong ngành công nghiệp đó (ví
dụ như trong những năm 1980, tập đoàn Matsushita của Nhật đã cấp phép
công nghệ VHS của họ cho mọi công ty quan tâm tới sản xuất đầu VCR,
kể cả đối thủ).

/SLIDE / BÍ QUYẾT QUẢN LÝ


Ngày nay, lợi thế cạnh tranh của nhiều công ty trên thế giới đều dựa
dựa trên bí quyết quản lý (ví dụ như McDonald’s, McDonald's đã
phát triển một hệ thống quản lý tập trung và chuỗi cung ứng đa quốc
gia hiệu quả, giúp họ tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu lãng phí và đảm
bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất trên toàn cầu. Và đó chính là lợi
thế cạnh tranh của họ dựa trên bí quyết quản lý khi mở rộng ra quốc
tế). Đối với những công ty như vậy, nguy cơ mất kiểm soát đối với các kỹ
năng quản lý của mình cho bên được nhượng quyển thương mại hoặc các
đối tác liên doanh là rất thấp. Tài sản quý giá của những hãng này là
thương hiệu của họ. Kết quả là, nhiều công ty dịch vụ ưa chuông một sự
kết hợp giữa nhượng quyển thương mại và các công ty con để kiểm soát
việc nhượng quyển thương mại trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế. (Các
công ty con có thể là thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc là công ty liên
doanh, nhưng hầu hết các công ty dịch vụ đã phát hiện ra rằng các
công ty liên doanh với các đối tác địa phương là lựa chọn tốt nhất cho
các công ty con)

/SLIDE / PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP VÀ NHỮNG ÁP LỰC VỀ


CẮT GIẢM CHI PHÍ
Nếu các áp lực vể cắt giảm chi phí càng lớn, một công ty càng có
nhiểu khả năng sẽ muốn theo đuổi một sự kết hợp nhất định giữa xuất
khẩu và chi nhánh sở hữu toàn bộ. Bằng cách sản xuất ở những địa
điểm có điều kiện tối ưu và sau đó xuất khẩu sang phần còn lại của thế
giới thì một công ty có thể gặt hái được nhiều lợi thế kinh tế nhờ địa
điểm và những kinh nghiệm tích lũy được. Công ty này sau đó có thể
muốn xuất khẩu sản phẩm đã hoàn thành tới các công ty con khai
thác thị trường tại nhiều nước khác nhau. Thành lập công ty con để
khai thác thị trường thuộc sở hữu hoàn toàn là thích hợp hơn so với các
thỏa thuận liên doanh vì nó mang lại cho công ty khả năng kiểm soát chặt
chẽ vể tiếp thị. Nói cách khác, các công ty theo đuổi sự chuẩn hóa toàn
cẩu hoặc các chiến lược xuyên quốc gia có xu hướng ưa thích việc thiết
lập các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn.
Hỏi: Mình có một câu hỏi cho lớp là khi nhắc về giày thì đâu là những
thương hiệu đầu tiên mà bạn nghĩ tới? Và ví dụ mình muốn đưa ra ở đây
chính là việc Nike thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng việc thành lập
công ty con ở đây, cụ thể là ở Đồng Nai, nơi có nguồn lao động rẻ và các
nguồn vật liệu đầu vào như da và cao su. Việc thâm nhập này đã giúp Nike
giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể bằng cách tận dụng các nguồn lực
giá rẻ hơn.

/SLIDE / THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI HOÀN TOÀN HAY ĐI


THÂU TÓM?
Một công ty có thể thành lập ra những công ty con thu ộc s ở h ữu b ằng
cách thành lập một công ty con mới hoàn toàn hoặc có thể mua l ại m ột
công ty khác trên thị trường mục tiêu.

/SLIDE / ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC MUA LẠI


Ưu điểm: Những vụ mua lại (những vụ thâu tóm) có 3 ưu điểm chính.
Đẩu tiên, việc thực hiện thâu tóm diễn ra rất nhanh. Mua lại một công ty
đã được thành lập sẽ giúp công ty mẹ nhanh chóng tạo được sự hiện diện
tại các thị trường nước ngoài.Ví dụ như khi công ty ô tô Daimler-Benz c ủa
Đức quyết định cần mở rộng sự hiện diện trên thị trường ô tô Mỹ, họ đã
không làm tăng lên sự hiện diện bằng cách xây dựng những nhà máy mới
tại Mỹ vì quá trình đó sẽ mất nhiều năm. Thay vào đó, công ty đã mua lại
một công ty ô tô đứng thứ 3 tại Mỹ, Chrysler, và sự sáp nhập hoạt động
của 2 công ty đã tạo nên một công ty tên DaimlerChrysler. Trong nh ững
trường hợp đó, công ty đã tiến hành các vụ thầu tóm vì biết đó là cách
nhanh nhất để có thể thiết lập một sự hiện diện đáng kể tại các thị trường
mục tiêu.
Thứ hai, trong rất nhiểu trường hợp, các công ty tiến hành các v ụ thâu
tóm là để chiếm được thị trường trước các công ty đối thủ của nó. Lấy ví
dụ, Công ty Vodafone của Anh đã bỏ ra 60 tỷ $ Mỹ để mua lại công ty
viễn thông Air Touch tại Mỹ để có thể chiếm được thị trường ở nơi này, và
đó cũng là một trong những vụ thâu tóm lớn nhất từ trước tới nay trong
ngành viễn thông.

Thứ ba, những người quản lý tin rằng những vụ thâu tóm thì ít r ủi ro h ơn
là việc thành lập công ty mới hoàn toàn. Khi một công ty tiến hành một v ụ
thâu tóm, họ mua toàn bộ tài sản của công ty và những tài sản này lúc đó
vẫn đang sản sinh ra lợi nhuận và doanh thu. Trong khi đó, doanh thu và
lợi nhuận từ một công ty thành lập mới hoàn toàn là không chắc chắn và
cũng không tổn tại ngay lúc đó. Ngoài ra, khi một công ty tiến hành một
vụ thâu tóm trên thị trường nước ngoài, họ không chỉ mua l ại được những
tài sản hữu hình, như: máy móc, hệ thống hậu cần,... mà còn mua l ại được
những tài sản vô hình bao gồm thương hiệu và khách hàng t ại qu ốc gia đó.
Mình có một ví dụ chính là thương vụ mua lại Instagram của Facebook
vào năm 2012. Thay vì phát triển một sản phẩm mới, Facebook đã quyết
định mua lại Instagram, một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video ngắn n ổi
tiếng với hơn 30 triệu người dùng. Thương vụ này được coi là ít rủi ro h ơn
so với việc thành lập một công ty mới hoàn toàn bởi vì Instagram đã có s ẵ
một lượng người dùng đáng kể, đồng thời đã có một thị trường và một
danh mục khách hàng trung thành.

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì những vụ thâu tóm cũng
thường xuyên cho ra kết quả thất vọng. Và những vụ thâu tóm thất b ại là
do một vài lý do sau. Đẩu tiên, những công ty tiến hành mua lại th ường
xuyên trả nhiểu hơn giá trị tài sản của công ty bị mua lại. Vì giá c ủa công
ty mục tiêu có thể cao hơn giá trị ban đầu nếu có một công ty khác muốn
mua lại. Thêm vào nữa, ban quản lý của những công ty tiến hành mua l ại
thường xuyên quá lạc quan về giá trị và họ cũng sẵn lòng để trả nhiều hơn
mức vốn hóa thị trường của công ty mục tiêu. Ví dụ như Daimler-Benz
mua lại Chrysler vào năm 1998 với giá 40 tỷ $, hơn 40% giá trị th ị trường
của Chrysler trước khi tiến hành mua lại. Daimler đã trả quá nhi ểu b ởi vi
họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng Chrysler để có thể tăng thị phần tại Mỹ.
Tuy nhiên, trong vòng một năm mua lại, DaimlerChrysler đã phải đối mặt
với một cuộc khủng hoảng do việc kinh doanh yếu kém trên thị trường
Mỹ.

Thứ hai, rất nhiều vụ thâu tóm thất bại do có nh ững s ự xung đột v ề v ăn
hóa của công ty tiến hành mua lại và công ty bị mua lại. Sau khi v ụ thâu
tóm hoàn thành, rất nhiểu công ty bị mua lại bị mất đi lực lượng quản lý,
bởi vì những nhân viên của họ không thích nghi được với cách làm việc
của những công ty tiến hành vụ thâu tóm. Điều đó đã xảy ra tại
DaimlerChrysler, rất nhiều chuyên gia quản lý đã rời bỏ DaimlerChrysler
trong năm đầu tiên sau khi thương vụ sáp nhập được tiến hành vì lí do
những người quản lý người Mỹ được trả lương gấp 2 đến 3 lần những
đổng nghiệp người Đức.
Thứ ba, chính là khó khăn trong việc hòa nhập giữa công ty ti ến hành
mua lại và công ty bị mua lại, điểu đó thường xuyên gặp phải những rào
cản. Và sự khác nhau của trong triết lý quản lý và văn hóa công ty c ũng có
thể làm chậm tiến trình hội nhập hoạt động. Qụay trở lại ví dụ tại
DaimlerChrysler, sự khác nhau sáu múi giờ giữa những người ở Mỹ và
những người ở Đức đã làm kế hoạch hòa nhập của công ty bị quá hạn.
Cuối cùng, rất nhiểu các vụ thâu tóm thất bại do những sự sàng lọc trước
khi tiến hành mua lại. Rất nhiều các công ty đã quyết định tiến hành mua
lại một công ty khác mà không phán tích những lợi ích và chi phí ti ềm
năng. Họ thường xuyên tiến hành một vụ thâu tóm quá vội vàng, có lẽ bởi
vì nỗi lo về việc một đối thủ cạnh tranh khác sẽ mua trước trong thương
vụ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong vụ thâu tóm, rất nhiểu công ty đã
khám phá ra rằng họ đã mua phải một công ty có vấn để chứ không phải
một công ty hoạt động tốt.
Một ví dụ thực tiễn là việc tập đoàn dầu khí BP (British Petroleum) mua
lại công ty TNK-BP của Nga vào năm 2013. Trước khi thực hiện thương
vụ mua lại TNK-BP, BP đã bỏ qua việc xem xét kỹ các yếu tố quan tr ọng
như rủi ro chính trị và quản lý tài chính của công ty. Sau khi mua l ại, BP
đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro trong việc quản lý TNK-BP,
bao gồm các tranh chấp với đối tác Nga và phải bán lại các tài s ản không
cần thiết để giảm thiểu rủi ro tài chính. Điều này đã dẫn đến vi ệc BP phải
chịu tổn thất tài chính lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh c ủa
công ty.

/SLIDE/ ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG TY THÀNH LẬP


MỚI HOÀN TOÀN
Ưu điểm: Lợi ích to lớn đầu tiên của việc thành lập một công ty m ới hoàn
toàn ở nước ngoài chính là sẽ đem lại cho công ty khả năng to l ớn để có
thể xây dựng một công ty con như mong muốn. Ví dụ như, việc xây dựng
văn hóa tổ chức từ ban đẩu sẽ dẽ dàng hơn là thay đổi văn hóa của công ty
bị mua lại.
Tương tự như vậy, việc thiết lập nguyên tắc hoạt động hàng ngày của một
công ty mới cũng sẽ dễ dàng hơn là thay đổi những thói quen cũ của công
ty bị mua lại. Ví dụ, khi Lincoln Electric, một công ty sản xuất thiết bị hàn
gắn máy móc tại Mỹ, đã tiến hành các thương vụ đầu tư mạo hiểm ra nước
ngoài đầu tiên vào giữa năm 1980, bằng cách mua lại một công ty sản xuất
thiết bị hàn gắn máy móc khác ở Châu Âu. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh
của Lincoln tại Mỹ là dựa trên văn hóa tổ chức mạnh mẽ và một loạt các
chính sách thưởng để khích lệ, động viên công nhân làm mọi thứ có thể để
tăng năng suất. Qua những trải nghiệm cay đắng, Lincoln đã nhận ra rằng
văn hóa tổ chức và hệ thống lương thưởng đó sẽ không thể được chuyển
giao sang các công ty bị mua lại, nơi đã có sẵn văn hóa tổ chức và các
chính sách động viên nhân sự riêng. Như là một hệ quả, công ty đã bắt đầu
thay đổi những chiến lược của mình và bắt đầu thâm nhập vào các thị
trường nước ngoài bằng cách thành lập các công ty mới hoàn toàn, ch ứ ko
phải bằng việc mua lại một công ty khác.

Nhược điểm: Bên cạnh những lợi thế, thành lập mới hoàn toàn một công
ty cũng có những bất lợi. Công ty thành lập mới hoàn toàn sẽ tốn thời gian
để có thể phát triển và cũng gặp khá nhiều rủi ro. Với công ty thành lập
mới hoàn toàn, doanh thu và lợi nhuận trong tương lai đểu không thể chắc
chắn.
Một bất lợi khác chính là khả năng thị trường bị chiếm trước bởi các đối
thủ cạnh tranh toàn cầu và xây dựng sự hiện diện lớn của họ tới mức hạn
chế tiềm năng thị trường của một công ty thành lập mới hoàn toàn. Ví dụ
như trong những năm 1990, McDonald's đã mở rộng quy mô kinh doanh
của mình vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khi bắt đầu hoạt động tại
Trung Quốc, McDonald's đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ
các đối thủ toàn cầu, điển hình là KFC.

/SLIDE / THÀNH LẬP MỚI HAY MUA LẠI?


Sau khi đã tìm hiểu ưu nhược điểm vậy thì chúng ta nên thành lập một
công ty mới hoàn toàn hay đi mua lại? Để giải đáp được câu hỏi này thì
mời cô và các bạn xem một đoạn video ngắn sau

/SLIDE / THÀNH LẬP MỚI HAY MUA LẠI?


Sự lựa chọn giữa một vụ thâu tóm và một công ty thành lập mới hoàn
toàn là không dễ dàng gì. Bởi cả hai đểu có những lợi thế và những bất lợi
riêng. Nhìn chung, sự lựa chọn phụ thuộc vào trường hợp mà công ty phải
đối mặt. Nếu công ty đang tìm cách để có thể xâm nhập vào một thị trường
nơi đã có các doanh nghiệp hoạt động tốt và nơi mà những đối thủ cạnh
tranh toàn cầu cũng đang muốn xây dựng sự hiện diện, có lẽ công ty nên
tiến hành một vụ thâu tóm. Trong trường hợp đó, công ty thành lập mới
hoàn toàn là quá chậm để có thể thiết lập một sự hiện diện đáng kể. Ví dụ,
vào năm 2017, L'Oréal đã mua lại The Body Shop với giá 1,1 tỷ euro,
nhằm mở rộng kinh doanh và thâm nhập thị trường châu Á, nơi mà The
Body Shop đã có mặt từ lâu. Thương vụ này cho phép L'Oréal sở hữu
thương hiệu nước hoa và mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng trên toàn cầu,
đồng thời mở rộng mạng lưới bán lẻ và tiếp cận khách hàng tại các thị
trường mới.
Nếu một công ty đang cân nhắc để tham gia kinh doanh tại một quốc gia
nơi chưa có một đối thủ cạnh tranh nào thì công ty thành lập mới hoàn
toàn có lẽ là phương thức duy nhất. Thậm chí ngay cả khi những đối thủ
cạnh tranh đó có tổn tại, nếu lợi thế cạnh tranh của công ty dựa vào sự
chuyên đổi cơ cấu tổ chức bao gồm những khả năng, kĩ năng và văn hóa,
thì công ty có lẽ vẫn nên tiến hành thành lập một công ty mới hoàn toàn.
Ví dụ như tập đoàn cà phê Starbucks.
Để tiếp cận các thị trường mới, Starbucks đã chọn phương thức thành lập
mới hoàn toàn thay vì hợp tác với các đối tác địa phương.
Như khi Starbucks mở rộng sang Trung Quốc, họ đã tìm kiếm các địa
điểm chiến lược ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm
Quyến để tiến hành xây dựng các cửa hàng mới hoàn toàn. Điều này cho
phép Starbucks giữ được sự kiểm soát toàn diện về chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và trải nghiệm khách hàng của mình, đồng thời giúp tăng cường
thương hiệu Starbucks tại các thị trường mới.

GAME
Trước khi kết thúc bài thuyết trình thì nhóm em có một trò chơi nhỏ dành cho
các bạn trong lớp. Mình tin rằng trò chơi này chắc chắn ai trong lớp mình cũng
đã từng chơi qua hoặc từng biết tới nó rồi. Đó là Plant and Zombie. Luật chơi
thì cũng đơn giản thôi. Ở đây mình có 5 câu hỏi trắc nghiệm, nếu các bạn trả lời
đúng thì những con plant này sẽ giết đc zombie còn nếu bạn trả lời sai thì
zombie sẽ ăn mấy con plant và bạn sẽ bị thua cuộc ngay lập tức. (Và ko luyên
tha luyên thuyên nữa) Chúng ta sẽ bắt đầu với câu số 1

Rất tuyệt vời, bạn đã trả lời đúng


Chúc mừng bạn, đó là một câu trả lời vô cùng chính xác
Và đáp án là…Chúc mừng bạn đã trả lời đúng câu hỏi này

You might also like