You are on page 1of 14

Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

Chƣơng 5

CÁC CHI TIẾT CỦA Ồ GÁ

5.1- CÁC CHI TIẾT ỊNH VỊ CỦA Ồ GÁ


5.1.1- Khái niệm và yêu cầu
1. Khái ni m:
Đồ gá máy cắt kim loại là m t trang bị công ngh đ kèm với máy cắt kim loại, nhằm
để xác định vị trí chính xác của chi tiết gia công so với dụng cụ cắt, đồng thời giữ vững vị
trí đó tr suốt quá trình gia công.
2. Yêu cầu:
Nhiệm vụ của đồ gá là dùng để định vị và kẹp chặt cho chi tiết gia công vì vậy nó cần
có các yêu cầu sau:
- ộ chính xác cao,
- Có thể gá đặt chi tiết một cách nhanh chóng và thuận lợi,
- Giữ đƣợc chi tiết một cách cố định,
- Phải có đủ độ cứng vững,
- Các phần tử định vị, cơ cấu dẫn hƣớng cơ cấu gá dao phải có tính chống mài mòn
tốt, có thời gian sử dụng lâu dài.
5.1.2- Chi tiết định vị của đồ gá
Chi tiết định vị của đồ gá là các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với chuẩn định vị của chi tiết
gia công, nó đƣợc chia ra làm 2 loại:
1.Chi tiết định vị chính: là các chi tiết khống chế một số bậc tự do nào đó của chi tiết
gia công theo yêu cầu.
2.Chi tiết định vị phụ: là các chi tiết có tác dụng duy nhất là làm tăng độ cứng vững cho
chi tiết gia công mà không có tác dụng khống chế một bậc tự do nào, nó cần phải thoả mãn
yêu cầu là không làm phá vở vị trí của chi tiết gia công đã đƣợc định vị trên các chi tiết
định vị chính.
Do tính quan trọng của chi tiết định vị nên khi chế tạo chúng cần phải thoả mãn 1 số yêu
cầu cơ bản nhƣ sau:
- Có độ chính xác và độ nhẵn bề mặt làm việc cao.
- Có tính chống mài mòn tốt .
- ảm bảo đƣợc độ cứng vững tốt tuỳ theo điều kiện làm việc cụ thể

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 58


Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo
- Các chi tiết định vị thƣờng đƣợc chế tạo bằng thép cácbon dụng cụ: Y7A; Y8A,…
thép hợp kim: 20Cr; 40Cr,…sau khi gia công đƣợc đƣợc tôi cứng thƣờng đạt từ 58-
62 HRC. Bề mặt làm việc thấm cacbon hoặc nitơ hoá đạt độ sâu: 0.8-1.2 mm.
5.1.3- ịnh vị khi chuẩn là mặt phẳng
ể định vị khi chuẩn là mặt phẳng ngƣời ta thƣờng dùng các phần tử sau đây:
1.Chốt tỳ cố định: Có 3 loại
- ầu có khía nhám: dùng để định vị khi chuẩn là chuẩn thô
- ầu phẳng: dùng để định vị khi chuẩn là chuẩn tinh
- ầu hình chỏm cầu: dùng để định vị khi chuẩn là chuẩn thô
- ƣờng kính chốt :+ D  12 mm đƣợc chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ có hàm
lƣợng C = 0.7-0.8 % và tôi cứng đạt HRC = 50-60.
+ D > 12 mm thì thép có hàm lƣợng C = 0.15-0.2%, tôi cứng thấm than đạt HRC
= 55-60.
- Số chốt tỳ đƣợc dùng ở một mặt chuẩn định vị bằng số bậc tự do mà nó cần hạn
chế.

Hình 5.1- Các loại chốt tì cố định

4. Chốt tỳ tự phụ: Không tham gia định vị chi tiết gia công, chỉ có tác dụng nâng cao độ
cứng vững cho chi tiết gia công
W
W
4 W
h

W
3
1
2 1

a) b)

Hình 5.4- Chốt tỳ phụ

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

59
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

5. P ế tỳ: Là chi tiết định vị khi chuẩn là mặt phẳng đã đƣợc gia công có diện tích
trung bình và lớn. Về kết cấu có 3 loai:
+ ơn giản
+ Có bậc
+ Xẻ rãnh nghiêng.

Hình 5.5- Các loại phiến tỳ

6. Sai số định vị k định vị bằng mặt phẳng


Sai số định vị xảy ra do sai số chế tạo bề mặt định vị của chi tiết gia công và bề mặt
định vị của chi tiết định vị của đồ gá.
5.1.4- ịnh vị khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài
Chuẩn định vị là mặt trụ ngoài thì các chi tiết định vị thƣờng là: Khối V, cơ cấu định
tâm(mâm cặp, ống kẹp đàn hồi), khối hình đặc biệt.
1. Khối V:
Khối V dùng để định vị khi mặt chuẩn định vị của chi tiết là mặt trụ ngoài hoặc một
phần của mặt trụ ngoài. Ƣu điểm khi định vị bằng khối V là định tâm tốt, tức là đƣờng tâm
của mặt trụ định vị của chi tiết bảo đảm trùng với mặt phẳng đối xứng của hai mặt nghiêng
làm việc của khối V, không bị ảnh hƣởng của dung sai kích thƣớc đƣờng kính mặt trụ ngoài.
Một khối V có thể định vị đƣợc những chi tiết có đƣờng kính khác nhau.

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 60


Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

Hình 5.6- Kết cấu khối V


+ Khối V dài: Tƣơng đƣơng với 4 điểm tiếp xúc và hạn chế 4 bậc tự do (hoặc khối V
có chiều dài tiếp xúc L của nó với mặt chuẩn định vị của chi tiết sao cho L/D >1,5 ; D-
đƣờng kính của chi tiết). Khối V dài định vị những chi tiết có đƣờng kính lớn, thƣờng khoét
lõm nhƣ hình 5.6b. ể giảm bề mặt gia công của khối V, ngƣời ta dùng hai khối V ngắn rồi
lắp trên một đế (hình 5.6c).
+ Khối V ngắn:Tƣơng đƣơng 2 điểm tiếp xúc và hạn chế 2 bậc tự do (hoặc khối V
ngắn là khối V mà mặt chuẩn định vị trên chi tiết gia công chỉ tiếp xúc với nó trên chiều dài
L, với L/D< 1,5) .
Khi định vị theo các mặt chuẩn định vị thô của chi tiết, thì mặt định vị của khối V phải
làm nhỏ, bề rộng từ 2÷5mm hoặc khía nhám.
Vị trí của khối V quyết định vị trí của chi tiết, nên khối V phải đƣợc định vị chính xác
trên thân đồ gá bằng hai chốt và dùng vít để bắt chặt.
Khối V tiêu chuẩn có góc α=60 o , α=90 o và α=120 o .
Khối V định vị đƣợc chế tạo bằng thép 20X, 20; mặt định vị đƣợc thấm các bon sâu
0,8÷1,2mm; tôi cứng đạt RC=58÷62. ối với những khối V dùng làm định vị các trục có
D>120mm, thì đúc bằng gang hoặc hàn, trên mặt định vị có lắp các bản thép tôi cứng, khi
mòn có thể thay thế đƣợc.
-Tính toán chọn khối V.
Khối V đã đƣợc tiêu chuẩn hoá, có thể tra các kích thƣớc liên quan trong các sổ tay
công nghệ chế tạo máy. ối với kích thƣớc H do ngƣời thiết kế quyết định. là kích thƣớc
đo từ tâm o của trục kiểm có đƣờng kính D đến mặt đáy của khối V, kích thƣớc D lấy bằng
kích thƣớc trung bình của kích thƣớc mặt trụ ngoài của chi tiết. Trong sản xuất, thƣờng
ngƣời ta lấy tâm o của trục kiểm (cũng chính là tâm mặt trụ ngoài định vị của chi tiết) để
điều chỉnh vị trí của dao, vì vậy trên thực tế tâm mặt trụ ngoài của chi tiết cũng chính là
chuẩn định vị khi chi tiết lấy mặt ngoài để định vị trên khối V, do đó kích thƣớc H biểu thị
chiều cao kích thƣớc chuẩn định vị, nó cần phải đƣợc ghi trên bản vẽ làm việc của khối V
và dùng làm căn cứ cho việc kiểm tra khi chế tạo và điều chỉnh khối V.
Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

61
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

Từ hình 5.6a, ta có :

Khi α=90 o , ta có : H=h+0,707D-0,5C


Khi góc α= 1, ta có: H=h+1,087D-0,289C.
Trong đó : h và C- chọn theo kết cấu tiêu chuẩn của khối V; D- Kích thƣớc trung bình
của đƣờng kính mặt ngoài định vị của chi tiết .
+ ịnh tâm tốt, tức là đƣờng tâm của mặt trụ định vị của chi tiết bảo đảm trùng với
mặt phẳng đối xứng của 2 mặt nghiêng làm việc của khối V.
+ Không bị ảnh hƣởng của dung sai kích thƣớc đƣờng kính mặt trụ ngoài
+ Một khối V có thể định vị những chi tiết có đƣờng kính khác nhau.
* Khối V dài: Tƣơng ứng với 4 điểm tiếp xúc hạn chế 4 bậc tự do ( L/D > 1,5).
* Khối V ngắn: Tƣơng ứng với 2 điểm tiếp xúc hạn chế 2 bậc tự do ( L/D > 1,5).
Vị trí của khối V quyết định vị trí của chi tiết, nên khối V phải đƣợc định vị chính xác
trên thân đồ gá bằng 2 chốt và dùng vít để bắt chặt.

  60 ;90 ;120
0 0 0
Khối V khi thiết kế có góc

Khối V đƣợc chế tạo bằng thép 20X, mặt định vị đuợc thấm C sâu 0,8-1,2 mm. Tôi đạt
độ cứng HRC = 58-62.
ối với những khối V dùng làm định vị các trục có đƣờng kính D > 120 mm thì đúc
bằng gang hoặc hàn. Trên mặt định vị có lắp các bản thép tôi cứng.
2. Mâm cặp:
Khi chuẩn là mặt trụ ngoài, nếu gia công trên nhóm máy tiện hoặc nhóm máy phay thì
đồ định vị là chấu kẹp của mâm cặp 3 chấu tự định tâm. Mâm cặp là cơ cấu định vị vạn
năng, có khả năng điều chỉnh trong một phạm vi khá rộng tuỳ theo kích thƣớc bề mặt chuẩn
định vị thay đổi. Mâm cặp là cơ cấu định vị nhƣng đồng thời cũng là cơ cấu kẹp chặt.
3.Ống kẹp đ ồi:
Khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài, có độ chính xác nhất định, nếu gia công trên nhóm
máy tiện hoặc máy phay đồ định vị có thể là ống kẹp đàn hồi.
Ống kẹp đàn hồi là cơ cấu tự định tâm có khả năng định tâm (khoảng 0,01÷0,03mm)
cao hơn mâm cắp 3 chấu.
Ống kẹp đàn hồi đƣợc chế tạo từ các thép 20X, 40X, Y7A, Y10A, 9XC, thép 45. Các
bề mặt của chúng phải đƣợc tôi đạt độ cứng 45÷50 HRC.

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 62


Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo
(Trong chƣơng cơ cấu tự định tâm sẽ trình bày kĩ hơn mâm cặp, ống kẹp đàn hồi...)
5.1.5- ịnh vị khi chuẩn định vị là mặt trụ trong
Thƣờng dùng các cơ cấu tự định tâm, các loại chốt trụ, các loại trục gá…
1. Các loại chốt gá:
- Chốt trụ: Gồm có 3 loại kết cấu khác nhau.
- Chốt trụ dài có khả năng khống chế 4 bậc tự do. Về kết cấu chiều dài phần
làm việc L của chốt sẽ tiếp xúc với lỗ chuẩn D có tỉ số L/D>1,5.
- Chốt trụ ngắn khống chế được 2 bậc tự do tịnh tiến theo chiều vuông góc với
tâm chốt. Tỉ lệ giữa L/D≤ 0,33-0,35.
- Chốt trám khống chế được 1 bậc tự do.
Vật liệu chế tạo chốt gá:
+ Khi d c  16 mm chốt gá đƣợc chế tạo bằng thép dụng cụ : Y7A; 10A; 9XC,CD70.

+ Khi d c  16 mm chốt gá đƣợc chế tạo bằng thép 20X, thấm C đạt chiều dày 0,8-1,2
mm, sau đó tôi đạt HRC 50-55.

Hình 5.8- Các loại chốt gá hình trụ


- Chốt côn:
+ Chốt côn cứng: Tƣơng ứng 3 điểm, hạn chế 3 bậc tự do tịnh tiến.
+ Chốt côn tuỳ động: Tƣơng ứng với 2 điểm hạn chế 2 bậc tự do tịnh
tiến. Dùng khi chuẩn định vị là chẩn thô.

Hình 5.9- Chốt côn


Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

63
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

2. Các loại trục gá: Khi gia công trên máy tiện, máy phay, máy mài … với chuẩn là lỗ
hình trụ đã qua gia công, nguời ta còn dùng các loại trục gá khác nhau để định vị thƣờng
khống chế 4 bậc tự do.
a. Trục gá hình trụ: loại này thƣờng phải dùng đai ốc để kẹp chặt chi tiết, lắp
ghép giữa nó với chuẩn định vị là có khe hở nên độ chính xác định tâm không cao.( Thƣờng
dùng mối ghép H7/h7)
b. Trục gá hình côn: ể khắc phục nhƣợc điểm của trục gá hình trụ nguời ta
sử dụng chốt gá hình côn, chốt gá này có độ côn nhỏ( 3 0  5 0 ). Lắp ghép giữa bó với chuẩn
định vị không có khe hở nên độ chính xác định tâm cao. Ngoài ra nó còn có thể truyền đƣợc
moment xoắn khá lớn.
c. Trục gá đàn hồi: Khi gia công các bạc thành mỏng trên máy tiện, máy mài
tròn ngoài… để tránh biến dạng do lực kẹp gây ra, ta dùng trục gá đàn hồi, loại này có khả
năng định tâm tốt (0,01-0,02)mm, lực kẹp không đều.

Hình 5.10- Các loại trục gá


5.2-KẸP CHẶT V CÁC CƠ CẤU KẸP CHẶT
5.2.1- Khái niệm về kẹp chặt:
Kẹp chặt là quá trình tạo ra ngoại lực tác động lên chi tiết gia công nhằm cố dịnh nó
ở vị trí đã đƣợc định vị chống lại lực cắt, rung động, … xảy ra trong quá trình gia công. Kẹp
chặt luôn xảy ra sau định vị và cùng với định vị tạo thành quá trình gá đặt chi tiết gia công.
Kẹp chặt ảnh hƣởng nhiều đến độ chính xác gia công cũng nhƣ năng suất vì thế một cơ cấu
kẹp chặt cần thỏa mãn đƣợc các yêu cầu sau:
- Không làm thay đổi vị trí của chi tiết gia công đã đƣợc định vị.
- Không phá hỏng bề mặt của chi tiết gia công.
- Không làm cho chi tiết gia công bị biến dạng quá mức cho phép.
- Lực kẹp phải có giá trị đủ yêu cầu, không lớn quá làm cho cơ cấu kồng kềnh và
cũng không nhỏ quá vì không thỏa mãn đƣợc yêu cầu kẹp chặt.
- Cơ cấu kẹp gọn, đơn giản, dễ chế tạo, tin cậy, có độ cứng vững tốt. Cần chú ý cơ
khí hóa cơ cấu truyền dẫn lực kẹp.

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 64


Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

- Giải phƣơng trình cân bằng này để xác định gia trị lực cắt.
Lúc bây giờ ta xác định lực cắt thực tế của chi tiết bằng cách nhân lực cắt lí tƣởng với hệ số
an toàn(k).
W  kW lt

với k =1,5-2,6

Ví dụ1: Cho sơ đồ gá đặt nhƣ hình vẽ. Xác định lực kẹp.

Pc
W
W
f1
G Fms1

f2 Fms2
N
Hình 5.14- Ví dụ 1 về tính lực kẹp

Pc  F ms 1  F ms 2
Chiếu lên phƣơng nằm ngang:
Pc  W . f 1  G  W . f 2

Pc  G . f 2
 W lt 
f1  f 2

Pc  G . f 2
 W  k.
f1  f 2

Ví dụ 2: Tính lực kẹp khi tiện chi tiết trục nhƣ hình vẽ: ( Với m là số chấu cặp)

F Mms
n
D1

D2

Py
n
Px Pz
S

Hình 5.15- Tính lực kẹp khi tiện


Ta có: P x  m . F  W . f .m
Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 66
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo
Px Px
 W lt 1   W1  k.
m. f m. f

D2 D1 D1
Ta lại có: Pz   M ms
 m .F .  m .W . f .
2 2 2

Pz . D 2 Pz . D 2
 W lt 2   W 2  k.
m . f .D 1 m . f .D 1

5.4. CÁC CƠ CẤU KHÁC CỦA Ồ GÁ


Ngoài các cơ cấu định vị, kẹp chặt, định tâm, cơ cấu phóng đại lực kẹp, cơ cấu sinh
lực..., tuỳ theo loại gia công, đồ gá gia công còn cần các cơ cấu khác nhƣ: cơ cấu dẫn hƣớng,
cơ cấu gá dao, cơ cấu chép hình, cơ cấu phân độ, thân đồ gá ...
Những cơ cấu này có loại rất đơn giản nhƣng thiếu chúng sẽ ảnh hƣởng đến độ chính
xác gia công, độ nhám bề mặt, năng suất lao động, cƣờng độ lao động...
Sau đây ta nghiên cứu từng loại cơ cấu nói trên.
5.4.1- Cơ cấu dẫn hƣớng và kiểm tra vị trí của dụng cụ cắt
Cơ cấu dẫn hƣớng và kiểm tra vị trí của dụng cụ cắt là một bộ phận quan trọng của
đồ gá gia công cắt gọt. Cơ cấu dẫn hƣớng dụng cụ cắt (bạc dẫn hƣớng) có tác dụng xác định
trực tiếp vị trí của dụng cụ cắt, đồng thời nâng cao độ cứng vững của nó trong quá trình gia
công, đảm bảo hƣớng tiến dao chính xác, giảm sai số gia công.
Cơ cấu kiểm tra vị trí của dụng cắt chỉ nhằm xác định đúng vị trí của dụng cụ cắt
trƣớc khi gia công (ví dụ cơ cấu so dao phay, dƣỡng chỉnh dao bào và xọc).
Nói chung, nếu dụng cụ cắt đủ độ cứng vững thì vị trí của nó đƣợc điều chỉnh ngoài
phạm vi gá đặt phôi thông qua cơ cấu so dao (nhƣ trên đồ gá tiện, phay, bào, xọc, chuốt mặt
ngoài). Nếu dụng cụ cắt kém cứng vững nhƣ khoan, khoét, doa) cần có cơ cấu dẫn hƣớng
dụng cụ cắt nhằm đảm bảo độ cứng vững cần thiết của nó trong quá trình gia công.

1) Bạc dẫn:
Các loại bạc dẫn dùng khi gia công lỗ (khoan, khoét, doa) trên các loại máy khoan,
máy doa có tác dụng dẫn hƣớng trực tiếp dụng cụ cắt. Bạc dẫn hƣớng đƣợc lắp trực tiếp trên
phiến dẫn (tấm dẫn hƣớng). Tấm dẫn hƣớng lắp ghép với thân đồ gá gia công cắt gọt.
Tuỳ theo yêu cầu gia công ngƣời ta có thể sử dụng các loại bạc dẫn sau :
a. Bạc dẫn cố định
Loại bạc này thƣờng đƣợc dùng trong dạng sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ và chỉ qua
một nguyên công với một bƣớc công nghệ hoặc ở nguyên công gồm nhiều bƣớc công nghệ
(khoan, khoét, doa) mà sau mỗi bƣớc công nghệ phải thay phiến dẫn có lắp bạc cố định
(phiến dẫn tháo rời).

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

67
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

Về kết cấu, bạc gồm hai loại là bạc trơn và bạc có vai (hình 6.29a,b). Kết cấu đơn
giản, độ chính xác vị trí tƣơng đối cao, nhƣng thay bạc không thuận tiện.
Bạc đƣợc lắp trực tiếp trên tấm dẫn hƣớng hoặc trên thân đồ gá theo chê độ lắp
H7/n6 hoặc 7/r6. ộ nhám bề mặt trong và ngoài của bạc phải đạt Ra=1.25 hoặc Ra=
0,63μm.
b. Bạc dẫn thay thế
Loại bạc này đƣợc dùng trong dạng sản xuất lớn, hàng khối khi phiến dẫn cố định để
thực hiện các nguyên công gia công lỗ gồm nhiều bƣớc công nghệ, sau mỗi bƣớc phải thay
thế bạc dẫn hƣớng và dụng cụ cắt.
So với bạc cố định, cần thêm một bạc lót giữa tấm dẫn và bạc dẫn. Bạc thay thế lắp
với phiến dẫn thông qua bạc lót. Bạc lót lắp với phiến dẫn theo chế độ lắp H7/n6 và lắp với
bạc dẫn thay thế theo chế độ lắp trung gian H6/g5 hoặc H7/g6. Bạc thay thế đƣợc cố định
nhờ vít hãm (hình 5.29c).
Khi bạc dẫn bị mòn, muốn thay thế ta vặn vít và lấy bạc ra.

Hình 5.29- Các loại bạc dẫn hướng


c. Bạc dẫn thay nhanh:
Kết cấu của loại bạc này về cơ bản giống nhƣ bạc dẫn thay thế, chỉ khác ở chổ có
thêm phần khuyết trên vai bạc. Phần khuyết này có tác dụng giảm thời gian thay bạc, nhờ nó
công nhân đứng máy không cần tháo vít hãm bạc khi thay bạc mà chỉ cần xoay bạc sao cho
phần khuyết trên cả chiều dày vai bạc ứng với vít hãm là có thể rút bạc ra khỏi phiến dẫn để
thay thế (hình 5.29d).
Bạc thay thế nhanh thƣờng đƣợc dùng trong quá trình gia công cần thay dao liên tục.
Ví dụ một lỗ cần gia công qua 3 bƣớc công nghệ khoan, khoét, doa.
Do kích thƣớc đƣờng kính dao tăng dần, nên yêu cầu kích thƣớc đƣờng kính lỗ bạc
phải khác nhau .
Dùng bạc thay thế nhanh có thể giảm thời gian phụ để thay bạc dẫn.

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 68


Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo
Ba loại bạc trên đã đƣợc tiêu chuẩn, có thể chọn trong các sổ tay cơ khí.
d. Bạc dẫ đặc bi t.
Do hình dáng chi tiết và vị trí đặc biệt của lỗ gia công không thể dùng các loại bạc
tiêu chuẩn, ngƣời ta có thể thiết kế các loại bạc đặc biệt.
Ví dụ ở hình 5.30a, b, c, d dùng các loại bạc dẫn hƣớng đặc biệt khi gia công các lỗ
trên bề mặt nghiêng, mặt cầu mà tâm lỗ không hƣớng tâm mặt cầu, hai bên lỗ có mặt cao
hơn, các lỗ có đƣờng tâm quá gần nhau, ...

Hình 5.30- Các loại bạc dẫn hướng đặc biệt


e. Bạc dẫn quay
Dùng để gia công lỗ trên máy doa nhằm tránh hiện tƣợng kẹt phoi gây ra mòn nhanh
lỗ dẫn hƣớng của bạc. Bạc dẫn đƣợc lắp với ổ trƣợt hoặc ổ lăn và các ổ đó lại lắp với phiến
dẫn. Bạc dẫn có lắp then với cán dao để quay theo trục dao trong quá trình gia công.
Các thông số chủ yếu khi thiết kế bạc dẫn
Bạc dẫn dùng để dẫn hƣớng, xác định vị trí và đồng thời để tăng độ cứng vững của
dụng cụ cắt, nhằm giảm độ lệch và rung động trong quá trình gia công.
Vì vậy bạc dẫn ảnh hƣởng rất lớn đến độ chính xác gia công của lỗ, đặc biệt độ chính
xác vị trí tƣơng quan. Khi thiết kế cần chú ý chọn các thông số sau:
(1) Kí t ớc và du sa đ ờng kính trong của bạc
Khi dùng bạc tiêu chuẩn, vẫn do ngƣời thiết kế quyết định, nhƣng cần theo các bƣớc
sau :
- Kích thƣớc đƣờng kính trong của bạc nên lấy bằng kích thứớc giới hạn lớn nhất của
dụng cụ cắt.
- Do mũi khoan, mũi khoét và dao doa đã chế tạo theo tiêu chuẩn, nên chế độ lắp
giữa bạc và dao nên chọn theo hệ trục.
- Dùng chế độ lắp trung gian giữa dao và bạc dẫn để giảm ma sát và dao khỏi bị kẹt.
Nói chung khi khoan và khoét lỗ dùng F7, doa thô dùng G7, doa tinh dùng G6.

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

69
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

Ví dụ: Gia công lỗ  16H8 trên vật liệu bằng thép, quá trình gia công gồm 3 bƣớc
công nghệ khoan- khoét -doa. Kích thƣớc và dung sai của bạc đƣợc chọn nhƣ bảng (6-1).

(2) Chiều cao H của bạc (hình 5-31a)


Chiều cao H là chiều dài tiếp xúc giữa mũi khoan và bạc. Trị số của H ảnh hƣởng rất
lớn đến tác dụng dẫn hƣớng đối với dụng cụ cắt và sự ma sát giữa bạc và mũi khoan. Khi
lớn, tính dẫn hƣớng tốt, nhƣng ma sát giữa bạc và mũi khoan tăng lên; quá nhỏ, tính dẫn
hƣớng giảm. Nói chung ngƣời ta lấy H=(1-1,25)d. Khi lỗ gia công yêu cầu có độ chính xác
cao, hoặc đƣờng kính lỗ gia công nhỏ, tức là độ cứng vững của mũi khoan thấp ta lấy giá trị
lớn, ngƣợc lại lấy giá trị bé

Hình 5.31 – Khoảng cách giữa bạc đến mặt đầu của lỗ gia công
(3) Khoảng thoát phoi h (hình 5.31a):
Khoảng cách giữa bạc và chi tiết, bảo đảm việc thoát phoi. Nếu h nhỏ, thoát phoi khó
khăn, không những bề mặt gia công bị hỏng, có khi làm gãy mũi khoan; nếu h quá lớn, tính
dẫn hƣớng giảm, độ lệch của mũi khoan lớn.
ồ thị hình 5.31b biểu diễn quan hệ giữa h và đƣờng kính d khi gia công thép và
gang
(4) Vật li u chế tạo và nhi t luy n :
Bạc lót đƣợc chế tạo từ thép 45, tôi đạt độ cứng HRC 44÷60.

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 70


Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo
Bạc dẫn hƣớng đƣợc chế tạo từ thép Y10A, Y12A, 9XC, tôi đạt độ cứng HRC
62÷64 ; thép 20, 20X trƣớc khi tôi phải thấm than đạt độ sâu 0,8÷1,2mm.
2) Phiến dẫn:
Bạc dẫn hƣớng đƣợc lắp trên phiến dẫn của đồ gá tạo thành cơ cấu dẫn hƣớng mũi
khoan, mũi khoét, mũi doa để gia công các lỗ có độ chính xác yêu cầu.
Phiến dẫn gồm hai loại là phiến dẫn cố định và phiến dẫn động.
- Phiến dẫn cố định: Phiến dẫn cố định đƣợc lắp chính xác với thân đồ gá.
Nó có thể tháo lắp đƣợc hoặc không tháo lắp đƣợc. Phiến dẫn lắp cố định có thể đạt
độ chính xác vị trí tâm lỗ cao, nhƣng thao tác khi tháo lắp chi tiết gia công phức tạp, thời
gian phụ lớn và phải dùng bạc dẫn thay nhanh khi các lỗ yêu cầu độ chính xác cao phải qua
nhiều bƣớc công nghệ. Chính việc này, nó ảnh hƣởng đến vị trí tâm lỗ.
Hình 5.32 trình bày các loại phiến dẫn hƣớng: a)-có thể đúc liền; b) hàn; c) lắp ghép
bằng vít với thân đồ gá.

Hình 5.32- Phiến dẫn cố định

- Phiến dẫn kiểu bản lề: Loại phiến dẫn này đƣợc chế tạo tách riêng khỏi thân đồ gá
và gắn với nó bằng khớp bản lề (hình 5.33). Một đầu phiến dẫn gia công lỗ chính xác để lắp
với chốt bản lề, đầu thứ 2 đƣợc xẽ rãnh để bắt vít kẹp chặt, tại đây có gối tựa thay đổi để đỡ
phiến dẫn. Loại phiến dẫn này có ƣu điểm là dễ tháo lắp vật gia công. Nhƣng có nhƣợc điểm
độ chính xác định tâm thấp, giá thành chế tạo đồ gá cao.

Hình 5.33- Phiến dẫn bản lề Hình 5.34- Phiến dẫn treo
Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

71
Bài giảng: KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY Bộ môn Cơ khí Chế tạo

- Phiến dẫn treo (hình 5.34), tấm dẫn 2 đƣợc vít bắt chặt cố định với hai trụ trƣợt 1.
Phần đầu hai trụ này lắp liền với đầu khoan, còn phần dƣới trƣợt trong thân đồ gá. Phiến
dẫn sẽ đƣợc nâng lên hạ xuống theo đầu khoan, nó có thể kẹp chặt luôn chi tiết gia công nhờ
lực lò xo lồng ngoài hai trụ, nên giảm rất nhiều thời gian phụ.
Phiến dẫn treo thƣờng đƣợc dùng trên các đầu khoan nhiều trục lắp trên trục chính
của máy khoan và chỉ dùng khi gia công các lỗ chỉ bằng một bƣớc công nghệ.
Chất lƣợng của lỗ gia công chịu ảnh hƣớng của bạc dẫn hƣớng. ộ chính xác vị trí
của lỗ gia công phụ thuộc vào các yếu tố sau :
- Khe hở giữa dụng cụ cắt và bạc dẫn hƣớng.
- Khe hở giữa bạc thay thế và bạc lót.
- Chiều dài dẫn hƣớng hoặc chiều dài tiếp xúc giữa dụng cụ và chi tiết H.
- Khoảng thoát phoi h .

Khoa Cơ Khí – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 72

You might also like