You are on page 1of 5

Bài 6

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂY

Mục tiêu học tập


1. Mô tả được các bộ phận của cây: thân, lá, hoa.
2. Viết được hoa thức và vẽ được hoa đồ của hoa khảo sát.
Nội dung bài học
Vật liệu: Hoa Bụp.
Quan sát:
I. PHÂN TÍCH CÂY
Khi phân tích một cây cần phải mô tả các đặc điểm sau:
1. Dạng sống (thân cây)
1.1. Loại thân
- Cây gỗ to hay nhỏ, đứng hay trườn.
- Cỏ:
1.2. Tiết diện thân
1.3. Màu sắc.
1.4. Các đặc điểm khác như mùi, lông, gai, nhựa mủ, nốt sần…
Chú ý: Đoạn thân non và đoạn thân già có thể khác nhau (ví dụ: thân non có lông
nhưng thân già có nốt sần).
2. Lá
2.1. Kiểu lá
- Đơn.
- Kép: lông chim hay chân vịt? số lần kép? chẵn hay lẻ? số lá chét?
2.2. Cách mọc
- Mọc cách (mọc so le).
- Mọc đối (có hay không có đối chéo chữ thập).
- Mọc vòng (cho biết số lá ở mỗi mấu?).
2.3. Phiến lá
- Hình dạng.
- Kích thước (đo ở những lá đã trưởng thành).
- Bìa phiến.
- Màu sắc (thường khác nhau giữa mặt trên và mặt dưới).
- Hệ gân lá: một gân, song song hoặc qui tụ (lông chim, chân vịt, hình lọng, hình
cung).
1
- Các đặc điểm khác: mùi, lông, đốm, tuyến…
2.4. Cuống lá: hình dạng, kích thước và các đặc điểm khác.
2.5. Bẹ lá.
2.6. Lá kèm: hình dạng, rời hay dính, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm.
Chú ý: Tìm lá kèm ở những lá non phía ngọn cành.
3. Cụm hoa
3.1. Kiểu hoa tự
- Riêng lẻ.
- Đơn: chùm, gié, ngù, tán, đầu, xim hai ngả, xim một ngả hình đinh ốc, xim một ngả
hình bò cạp, xim co (chụm).
- Kép.
- Hỗn hợp.
3.2. Vị trí của cụm hoa: ngọn cành, nách lá hay đối diện với lá?
4. Hoa
4.1. Đặc tính đại cương
Nêu các đặc điểm:
- Tính đối xứng
- Phái tính
- Kiểu mẫu: Mẫu 4-5 (lớp Ngọc lan) hay mẫu 3 (lớp Hành).
- Cuống hoa: Kích thước, màu sắc, lông, đốt,...
- Lá bắc (tìm ở những hoa nụ): Hình dạng, kích thước, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm
trước khi hoa nở?
- Lá bắc con: Cũng tìm ở hoa nụ và mô tả các đặc điểm tương tự như đối với lá bắc.
4.2. Cấu tạo hoa
Làm tuần tự các bước sau đây:
4.2.1. Định hướng hoa
- Tìm lá bắc hay vết tích của lá bắc.
- Quay lá bắc về phía người quan sát.
- Xác định lá đài giữa và cánh hoa giữa:
+ Nếu hoa mẫu 5 thì lá đài giữa là lá đài ở phía trục hoa (phía sau), cánh hoa giữa ở
phía lá bắc (phía trước).
+ Nếu hoa mẫu 3 thì lá đài giữa là lá đài ở phía lá bắc (phía trước), cánh hoa giữa ở
phía trục hoa (phía sau).
- Nếu cuống hoa dài và bị vặn thì phải xoay về vị trí ban đầu trước khi định hướng
hoa.
- Chú ý: Có 2 trường hợp ngoại lệ:

2
+ Phân họ Đậu (Faboideae) và phân họ Vang (Caesalpinioideae) có hoa mẫu 5
nhưng lá đài giữa ở phía lá bắc (phía trước) và cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phía
sau).
+ Họ Lan (Orchidaceae) có hoa mẫu 3 nhưng lá đài ở phía trục hoa (phía sau) và
cánh hoa giữa ở phía lá bắc (phía trước) vì hoa bị vặn 180o khi nở.
4.2.2. Đài hoa
- Số lượng lá đài.
- Đều hay không đều.
- Rời hay dính.
- Hình dạng (nếu lá đài rời thì mô tả hình dạng của từng lá đài, nếu lá đài dính thì mô
tả ống đài và các phiến rời ở phía trên).
- Màu sắc: thông thường lá đài có màu xanh lục, nếu có màu như cánh hoa thì gọi là
đài dạng cánh.
- Các đặc điểm khác như lông, gân, đốm, tuyến…
- Tiền khai lá đài: kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), vặn, lợp (kết lợp), năm điểm.
- Đài phụ? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tương tự như ở đài chính.
4.2.3. Tràng hoa
Nêu các đặc điểm tương tự như của đài hoa:
- Số lượng cánh hoa.
- Đều hay không đều.
- Rời hay dính.
- Hình dạng (nếu cánh hoa rời thì mô tả hình dạng của từng cánh hoa, nếu cánh hoa
dính thì mô tả ống tràng và các phiến rời ở phía trên).
- Màu sắc: thông thường cánh hoa có màu khác xanh lục, nếu có màu xanh lục như lá
đài thì gọi là cánh dạng đài.
- Các đặc điểm khác như lông, gân, đốm, tuyến…
- Tiền khai cánh hoa: kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), vặn, lợp, năm điểm, cờ, thìa.
- Tràng phụ? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tương tự như ở tràng chính.
4.2.4. Bộ nhị
- Số lượng.
- Kích thước: đều hay không đều?
- Vị trí đính: trên đế hoa, trên ống đài, trên ống tràng?
- Vị trí nhị so với cánh hoa: xen kẽ hay đối diện?
- Cách sắp xếp: xoắn ốc hay vòng?
- Liên hệ giữa các nhị: rời hay dính. Nếu các nhị dính nhau thì cho biết dính ở đâu?
- Mô tả chỉ nhị: hình dạng, màu sắc, nhẵn hay có lông…
- Mô tả bao phấn: hình dạng, màu sắc, số ô, cách mở, hướng, cách đính vào chỉ nhị.

3
- Mô tả hạt phấn: cà nhuyễn bao phấn của hoa vừa nở trên phiến kính dày, quan sát
dưới kính hiển vi bằng vật kính X10 rồi mô tả các đặc điểm: hình dạng, màu sắc, rời
hay dính.
4.2.5. Bộ nhụy
- Cắt ngang và cắt dọc bầu noãn để xác định: số lượng lá noãn, lá noãn dính hay rời, số
ô của bầu, số noãn trong mỗi ô, cách đính noãn.
- Vị trí của bầu so sới các bộ phận khác: trên, dưới hay giữa.
- Các đặc điểm khác như hình dạng, màu sắc, có hay không có cuống nhụy, cuống nhị
nhụy.
- Mô tả vòi nhụy: số lượng, hình dạng, vị trí đính so với bầu noãn, màu sắc, lông,
gai…
- Mô tả đầu nhụy: số lượng, hình dạng, màu sắc.
- Sự hiện diện của đĩa mật (vị trí của đĩa mật thay đổi tùy theo vị trí của bầu noãn).
2. HOA THỨC
Hoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa, được viết theo các ký hiệu sau:
* : hoa đều k : đài phụ
 : hoa không đều K : đài hoa

: hoa lưỡng tính C : tràng hoa


P : lá đài và cánh hoa giống nhau
♀ : hoa cái A : nhị
♂: hoa đực G : lá noãn
- Các ký hiệu trên được viết trên một hàng ngang theo thứ tự từ trái sang phải như sau:
tính đối xứng, phái tính, đài phụ (nếu có), đài chính, tràng hoa, nhị và lá noãn.
- Số lượng các bộ phận của mỗi vòng được viết sau mỗi chữ viết tắt. Nếu các bộ phận
của hoa dính liền nhau thì viết số trong dấu ngoặc đơn.
- Nếu bầu trên thì gạch ngang ở dưới chữ G (hay dưới số lượng lá noãn). Nếu bầu dưới
thì gạch ở trên chữ G.
Ví dụ: hoa thức của hoa đậu như sau:
 K(5) C5 A(9)+1 G 1
3. HOA ĐỒ
Hoa đồ là hình vẽ tóm tắt cấu tạo của hoa theo các ký hiệu sau:

: trục hoa : lá bắc và lá bắc con

: lá đài màu xanh lục : cánh hoa màu khác xanh lục

4
B : bao phấn 2 ô D : bao phấn 1 ô
X : bộ phận bị trụy hay bị lép
Bầu noãn thì vẽ đúng dạng cắt ngang và trình bày được các đặc điểm: số ô, số noãn
trong ô, cách đính noãn. Vách bầu vẽ bằng nét đôi, vách ngăn giữa các ô vẽ nét đơn.
Một số qui ước khi vẽ:
- Trục hoa vẽ phía trên.
- Lá bắc vẽ phía dưới.
- Các bộ phận của hoa vẽ ở giữa trục hoa và lá bắc:
• Hoa đều: các bộ phận của hoa được vẽ trên những đường tròn đồng tâm.
• Hoa không đều: các bộ phận của hoa được vẽ trên những đường bầu dục.
• Bộ phận dính nhau được nối lại. Ví dụ:

Lá đài dính Cánh hoa dính

B
B
B
B

Nhị dính ở bao phấn Nhị dính ở chỉ nhị


B

Nhị dính với cánh hoa


Chú ý: Không chú thích trên hoa đồ.

Hình 10. Hoa đồ


1: Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.), 2: Ngọc nữ đỏ (Clerodendrum paniculatum L.)

You might also like