You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA

(6 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức
- Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ điển hình của
tỉnh Tuyên Quang.
- Tìm hiểu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
trong các lĩnh vực nghề nghiệp hiện có tại tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá được sở thích, năng lực của bản thân và vận dụng lựa chọn nghề có
liên quan đến các nghề nghiệp hiện có ở tỉnh Tuyên Quang.
- Xây dựng được định hướng học tập, rèn luyện bản thân phù hợp với dự định
nghề nghiệp đã chọn.
- Trình bày được một số thông tin cơ bản về một số ngành nghề đào tạo hiện có
ở tỉnh Tuyên Quang.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử
dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bước chuẩn bị để trình bày vấn
đề;
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân khi trình bày vấn đề;
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về quá trình trình học tập;
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh về việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong
tương lai.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, vốn hiểu biết của bản thân thực hiện theo
yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Nghề nghiệp quanh ta
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: GV trình chiếu hình ảnh về 1 số nghề.
* Bước 2,3: HS quan sát và trả lời
* Bước 4: GV nhận xét và vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH
VỤ CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
a. Mục tiêu: HS biết được hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tuyên Quang.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Hoạt động sản xuất: Tỉnh Tuyên Quang có 452 hợp tác xã với nhiều hoạt
động sản xuất khác nhau, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo ra
chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững
2. Hoạt động kinh doanh: ở tỉnh Tuyên Quang cũng rất đa dạng, dựa trên các
sản phẩm của địa phương.
3. Hoạt động dịch vụ: Tuyên Quang có khoảng 500 di tích lịch sử gắn với
những địa danh nổi tiếng, có thể phát triển các loại hình du lịch lịch sử, sinh thái, tâm
linh, du lịch cộng đồng.
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc thông tin, quan sát các hình ảnh trên và thực hiện nhiệm vụ sau: Trao
đổi về một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ điển hình của tỉnh Tuyên
Quang.
GV : Chia lớp thành các nhóm nhỏ
+ Nhóm 1,4: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất.
+ Nhón 2,5: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh.
+ Nhóm 3,6: Tìm hiểu về hoạt động dịch vụ.
- Hãy sắp xếp các hoạt động sau vào các nhóm ngành nghề sao cho phù hợp.
Hoạt động Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ
Trồng và chế biến chè
Sản xuất miến dong
Mua bán sản phẩm nông nghiệp sạch
Vận chuyển hành khách, hàng hoá
Hồ thủy điện Na Hang
Di tích lịch sử Tân Trào
Công ty cổ phần WoodsLand
Nhà máy xi măng Tân Quang
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm bàn nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát và trợ giúp các nhóm.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
NỘI DUNG 2. ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP
a. Mục tiêu: HS biết được biểu hiện của an toàn lao động và sức khỏe nghề
nghiệp
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Khái niệm:
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
2. Thực trạng công tác đảm bảo an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp tại Tuyên Quang
- Các doanh nghiệp đã thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
như thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; thực hiện hoạt
động giáo dục, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động, treo khẩu hiệu, nội quy ở
những vị trí dễ thấy để toàn thể cán bộ, công nhân đều đọc được và nghiêm chỉnh
chấp hành. Ở một số doanh nghiệp, công nhân được huấn luyện về an toàn, vệ sinh
lao động trước khi tuyển dụng.
3. Biện pháp
- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động được áp dụng như:
+ Giám sát, kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động của người lao động;
+ Tổ chức cho người lao động kí cam kết chấp hành an toàn lao động, kiên
quyết xử lí những trường hợp người lao động vi phạm nội quy, quy định trong
quá trình sản xuất.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc thông tin ở mục 3, kết hợp quan sát hình ảnh trong bài và thực tế để trả
lời câu hỏi:
- Nêu khái niệm an toàn lao động.
- Nêu những mặt mạnh và hạn chế của đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ
nghề nghiệp cho người lao động của các doanh nghiệp tỉnh nhà?
- Nếu tham gia hoạt động lao động, sản xuất, em sẽ làm gì để bảo đảm an
toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung tài liệu hoàn thành
câu hỏi ở nhà.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Một HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe.
- Một số cá nhân khác bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
NỘI DUNG 3. TÌM HIỂU BẢN THÂN
a. Mục tiêu
- HS biết được sở thích và năng lực của bản thân.
- Định hướng học tập và rèn luyện bản thân.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu nội dung
kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Sở thích
- Những hoạt động mà bản thân thích làm, có hứng thú để làm.
- Những hoạt động thu hút sự chú ý của bản thân.
- Những điều mà bản thân quan tâm và muốn theo đuổi, luôn dành thời gian.
2. Năng lực của bản thân
- Những việc bản thân có khả năng làm một cách dễ dàng, ít gặp khó khăn trở
ngại.
- Những việc bản thân thường làm thành thạo và đạt kết quả tốt.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc thông tin ở mục 4, 5 và thực hiện nhiệm vụ sau:
- Hãy nêu các sở thích về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai, nghề
nghiệp nào em yêu thích nhất. Tại sao?
- Đưa ra từ 3 đến 5 nghề đang được đào tạo ở Tuyên Quang phù hợp với sở
thích và năng lực của bản thân.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân nghiên cứu nội dung tài liệu hoàn thành nhiệm vụ.
- GV: quan sát và trợ giúp.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày kết quả.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động của học sinh.
NỘI DUNG 4. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN
a. Mục tiêu
- Xây dựng được kế hoạch học tập cá nhân
- Định hướng học tập và rèn luyện bản thân.
b. Nội dung: HS xây dựng được kế hoạch học tập đáp ứng với yêu cầu ngành
nghề lựa chọn
c. Sản phẩm: HS hoàn thành và chia sẻ bản kế hoạch
- Bước 1. Nhận diện sở thích, hứng thú và điểm mạnh của bản thân
- Bước 2. Đưa ra dự định nghề nghiệp
- Bước 3. Xác định ngành học và cơ sở đào tạo phù hợp
- Bước 4. Tìm hiểu các môn học để xét tuyển vào ngành học đó
- Bước 5. Đánh giá kết quả học tập với yêu cầu các môn xét tuyển
- Bước 6. Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp dự định nghề nghiệp
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc thông tin ở mục 4 và thực hiện nhiệm vụ sau:
- Xác định nghề nghiệp mong muốn và ngành học phù hợp.
- Lựa chọn cơ sở đào tạo ngành học đó tại Tuyên Quang hoặc địa phương
khác.
- Chia sẻ với bạn về dự định ngành học và cơ sở đào tạo của bản thân
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân nghiên cứu nội dung tài liệu hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát và trợ giúp.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày kết quả.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động của học sinh.
NỘI DUNG 5. THÔNG TIN CƠ BẢN MỘT SỐ NGÀNH ĐÀO TẠO Ở TUYÊN
QUANG
a. Mục tiêu
- Biết được các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Trình bày được một số thông tin cơ bản về ngành nghề đó
b. Nội dung: Biết được phương thức tuyển sinh và nội dung chương trình đào
tạo của ngành nghề đó và cơ hội tìm việc làm trong tương lai
c. Sản phẩm: Bài báo cáo của học sinh bằng PP hoặc video
1. Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật – Công nghệ Tuyên Quang
2. Trường Đại học Tân Trào
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc thông tin ở mục 5 và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm bằng PP
hoặc video
- Liệt kê những ngành đào tạo ở Tuyên Quang liên quan đến nghề dự định của
em.
- Trình bày thông tin cơ bản về nghề nghiệp dự định của em
- Triển vọng của nghề trong tương lai
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Chia nhóm
- Học sinh tìm hiểu những ngành đào tạo ở Tuyên Quang
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động của học sinh.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về chủ đề nghề nghiệp quanh ta.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã
học để trả lời câu hỏi.
Câu 1. Nghề làm bánh gai Chiêm Hóa thuộc nhóm nghành nghề nào?
A. Hoạt động sản xuất. B. Hoạt động kinh doanh.
C. Hoạt động dịch vụ. D. Hoạt động du lịch.
Câu 2. Hoạt của hợp tác xã vận tải Tuyên Quang thuộc:
A. nhóm sản xuất. B. nhóm kinh doanh.
C. nhóm dịch vụ. D. nhóm tiêu dùng.
Câu 3. Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để giảm thiểu rủi ro khi tham gia lao động?
A.Vệ sinh an toàn lao động. B. Treo khẩu hiệu tuyên truyền.
C. Chấp hành đúng nội quy. D. Huấn luyện về an toàn.
Câu 4. Kể tên các khẩu hiệu về an toàn lao động mà em biết.
An toàn là bạn, tai nạn là thù.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và
kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG IV: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để định hướng phát triển
nghề nghiệp bản thân trong tương lai.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu và vận dụng kiến thức đã
học để trả lời câu hỏi.
Câu 1
a. Để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, bản thân em phải rèn luyện phẩm
chất và năng lực nào?
b. Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân theo gợi ý:
Thời gian Điều kiện
Nội dung Kết quả hiện tại Kết quả dự kiến
thực hiện thực hiện
Môn học
Phẩm chất
Năng lực
c. Chỉ ra những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện kế hoạch ở ý b.
Câu 2. Em hãy chia sẻ với bố mẹ và người thân, thầy cô và bạn bè về kế hoạch
rèn luyện của bản thân.
Câu 3. Tham quan và tìm hiểu thực tế 1 cơ sở đào tạo nghề nghiệp (nếu có điều kiện)
d. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và
kiến thức có liên quan.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
- Hoàn thiện các phiếu học tập trên lớp
- Sưu tầm thêm những ngành nghề của Tuyên Quang mà em biết
- Đọc trước bài: Công tác giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang

You might also like