You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường. Từ thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động
và người sử dụng lao động ở việt nam hiện nay, đề xuất biện pháp giải
quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích kinh tế trên.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Sáng

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Hà Uyên

Mã học phần: 22C3POL51002401

Phòng học: B2 – 207, tối 3 – 5 - 7

Lớp: K2022 VB1/TP4TATM

MSSV: 88224020195
DẪN NHẬP

Dù là ở thời đại nào, kinh tế vẫn là cở sở và động lực phát triển của xã hội.
Chiều ngày 06/06/2018, Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ (bây giờ là Chủ tịch Quốc
hội), trong kỳ chất vấn với 71 Đại biểu Quốc hội, đã khẳng định: “Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là nền tảng”. Như vậy, đủ
để thấy là ở xã hội đương thời, việc xây dựng và phát triển kinh tế cũng là một nhiệm
vụ quan trọng, không chỉ của toàn Đảng mà là của toàn dân, để tiến tới thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa hàng hóa sức
lao động và hàng hóa thông thường và thực trạng mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa
người lao động và người sử dụng lao động; từ đó đề ra biện pháp giải quyết hợp lý hóa
cho mối quan hệ này chính là một điểm mấu chốt để phát triển kinh tế nhưng vẫn có sự
công bằng và văn minh.

Tiểu luận này là kết quả của quan điểm cá nhân dựa trên quá trình học hỏi môn
học “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” cũng như sự nghiên cứu, tìm tòi các nguồn tài
liệu, sách báo uy tín đã được kiểm chứng của người viết. Mặc dù đã rất cố gắng, song
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Mong quý Thầy
Cô góp ý, hướng dẫn thêm để tiểu luận được hoàn thiện.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022.


CHƯƠNG I: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và
hàng hóa thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm
giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?

1. Định nghĩa

“Hàng hóa thông thường”: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Mọi hàng hóa đều có hai
thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. (theo Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế
chính trị Mác Lênin, phát hành nội bộ năm 2022).

“Hàng hóa sức lao động”: Sức lao động chỉ biến thành hàng hóa sức lao động khi
và chỉ khi thỏa mãn được cả hai điều kiện sau:

 Người lao động được tự do về thân thể và có khả năng chi phối sức lao động
của mình;
 Người lao động bị tước đoạt tư liệu sản xuất dẫn đến không thể tự lao động sản
xuất được.

2. So sánh “hàng hóa sức lao động” và “hàng hóa thông thường”

Giống nhau: “Hàng hóa sức lao động” và “hàng hóa thông thường” đều là hàng
hóa và mang hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Chúng đều được
quy định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết và đều chỉ thể hiện ra khi trong quá
trình tiêu dùng sức lao động, nghĩa là khi con người sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa.

Khác nhau:

Hàng hóa thông thường Hàng hóa sức lao động


Là hàng hóa đặc biệt chỉ tồn tại trong cơ thể
Người mua và người bán hoàn toàn
sống con người, người mua được quyền sử
độc lập với nhau.
dụng nhưng không được quyền sở hữu.
Thuần túy yếu tố vật chất. Bao hàm cả yếu tố lịch sử và tinh thần.
Nguồn gốc của giá trị trao đổi. Nguồn gốc của giá trị thặng dư.

1
Sau một khoảng thời gian sử dụng Khi tiêu dùng, hàng hóa sức lao động tạo ra
nhất định, cả giá trị sử dụng và giá một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân sức
trị của hàng hóa đều tiêu biến. lao động.
Giá cả = giá trị. Giá cả < giá trị.

3. Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?

Giá trị hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi sống con cái ngươi lao động vì: giá trị sức lao động ngang bằng, tương
đương với toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tạo ra sức lao động đó (ví dụ:
đồ ăn, thức uống, nơi ở, quần áo, y tế - sức khỏe, giáo dục, v.v).

Vì vậy, để người lao động có thể duy trì cuộc sống bình thường, lo lắng được
cho con cái ở mức tối thiểu, từ đó có thể tạo ra sức lao động (hàng hóa sức lao động),
cần phải cân bằng các yếu tố trên, nghĩa là giá trị hàng hóa sức lao động phải bao gồm
cả giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiếu để người lao động có thể nuôi sống chính
họ và con cái của mình.

CHƯƠNG II: Thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người
sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay thông qua những dẫn chứng cụ thể.

1. Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động

Có thể thấy, mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng
lao động là một mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với
nhau.

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động
được thể hiện ở chỗ: khi người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong
điều kiện bình thường, họ sẽ thu được lợi nhuận và thực hiện được lợi ích kinh tế của
mình; vì vậy, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động dẫn đến việc người lao động cũng thực
hiện được lợi ích kinh tế là nhận được tiền công, thù lao. Ngược lại, khi người lao

2
động nâng cao năng suất làm việc, tạo ra được nhiều giá trị dẫn đến sự gia tăng lợi
nhuận của người sử dụng lao động, họ sẽ nhận được tiền công tương ứng và người sử
dụng lao động cũng có thể lợi nhuận. Đó là mặt thống nhất của mối quan hệ lợi ích
kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Trái lại, mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao
động cũng mâu thuẫn ở chỗ: Để tối ưu hóa lợi ích kinh tế của mình, người sử dụng lao
động luôn tìm cách cắt giảm tới mức tối thiểu các chi phí để sản xuất hàng hóa, trong
đó có tiền công của người lao động. Khi doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận và
làm ăn phát đạt, phần lương thưởng được trả cho người lao động không tương xứng
với những giá trị họ tạo ra. Ngược lại, khi doanh nghiệp không tạo ra được nhiều lợi
nhuận hoặc tệ hơn là trên bờ vực phá sản, người sử dụng lao động sẽ vin vào lý do đó
để từ chối chi trả các khoản lương, nợ lương, trễ lương, cắt giảm lương, v.v của người
lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người lao động.

Đó cũng là thực trạng chung về mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động
và người sử dụng lao động tại Việt Nam hiện nay, thông qua các dẫn chứng cụ thể ở
phần 2, chương II của tiểu luận này.

2. Dẫn chứng cụ thể về thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động
và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay

2.1 Gần 200 cán bộ, nhân viên (CB-NV) Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan (Ninh
Bình) bị nợ lương hơn 2 tháng

Theo phản ánh, từ tháng 10/2022 tới nay, gần 200 CB-NV tại Bệnh viện Đa
khoa huyện Nho Quan (Ninh Bình) không nhận được đồng lương nào, trong khi hàng
ngày vẫn phải đi làm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc nợ lương này đã được
tập thể CB-NV nhiều lần kiến nghị lên Ban Lãnh Đạo, song đến nay vẫn chưa được
giải quyết.

Nguyên nhân của việc nợ lương của 191 CN-NV này, theo Giám đốc Bệnh
viện, là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiếu ngân sách, dẫn đến việc chưa có
nguồn để trả lương cho CB-NV.

3
(theo báo Lao Động, số đăng ngày 19/12/2022. Chi tiết tại: https://laodong.vn/cong-
doan/can-tet-gan-200-can-bo-nhan-vien-benh-vien-bi-no-luong-1128908.ldo)

2.2 Công ty TNHH Giáo dục Leading Performance quỵt tiền BHXH trong 07 tháng
của gần 30 nhân viên, nợ lương nhân viên hơn 03 tháng

Theo phản ánh từ nhân viên, công ty LPE (đại diện pháp luật là bà La Hạ Giang
Thanh), đã nợ lương của toàn thể nhân viên công ty các tháng 1, 2, 4/2021. Về sổ
BHXH và các quyền lợi khác từ Công đoàn, công ty vẫn trích tiền, trừ vào lương hàng
tháng của nhân viên nhưng không đóng lên các cơ quan BHXH, BHYT, BHTN từ
tháng 10/2021 đến tháng 4/2022 còn Công đoàn là nguyên một năm 2021 và năm
2022.

Điều vô lý là, doanh thu công ty vẫn có, trong giai đoạn dịch Covid-19, các
khóa học hình thức trực tuyến vẫn diễn ra đều đặn và doanh số công ty không bị ảnh
hưởng đáng kể bởi đại dịch toàn cầu này; song công ty vẫn lấy lý do “khó khăn vì dịch
bệnh” để từ chối chi trả lương cho nhân viên và đóng các khoản BHXH theo quy định
và theo Hợp đồng Lao động.

(theo trải nghiệm thực tế của chính người viết, chi tiết vụ việc theo phản ánh của
Trưởng phòng Nhân sự công ty LPE tại:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=7858489894224736&set=a.44550315219015
1)

Hình ảnh: Nhân viên


công ty LPE làm đơn
kiện lên Sở Lao động
Thương binh và Xã hội
TP. HCM về vụ việc.

4
=> Kết luận: Có thể thấy, tại Việt Nam, hiện nay, người sử dụng lao động luôn tìm
cách chèn ép, thậm chí là “lách luật” để bóc lột sức lao động/giá trị lao động của
người lao động, từ đó tối ưu lợi ích kinh tế của chính mình.

CHƯƠNG III: Biện pháp để giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa
người lao động và người sử dụng lao động

Về phía Nhà nước: Cần xây dựng hoàn thiện và thống nhất Bộ Luật Lao động,
bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Tăng
cường tổ chức thanh tra nguồn thu – chi và chi trả BHXH đúng theo pháp luật và Hợp
đồng Lao động của các doanh nghiệp. Có các biện pháp răn đe với các trường hợp
chèn ép, bóc lột sức lao động của các doanh nghiệp.

Về phía người sử dụng lao động: Thực hiện đúng nghĩa vụ và chấp hành đúng
Bộ Luật Lao động và Hợp đồng Lao động đã ký kết. Cần phải ý thức được rằng: khi
lợi ích kinh tế của người lao động được đảm bảo, họ sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn, từ đó
gia tăng lợi ích kinh tế của chính người sử dụng lao động.

Về phía người lao động: Trang bị đầy đủ kiến thức về Bộ Luật Lao động và
Hợp đồng Lao động. Sẵn sàng đấu tranh đòi lại lợi ích kinh tế nếu lợi ích bị xâm phạm
và lợi ích đó được pháp luật công nhận và bảo vệ.

/HẾT/

You might also like