You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT
VÀ Ý THỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN
CHỨNG. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Nguyên Ký

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Hà Uyên

Mã học phần: 22C3PHI 51002301

Lớp: K2022 VB1/TP4TATM

MSSV: 88224020195
DẪN NHẬP

Triết học Mác – Lênin, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng về vật chất và ý thức
theo chủ nghĩa duy vật biện chứng là cở sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng về vật chất và ý thức theo chủ nghĩa duy vật
biện chứng là cơ sở, phương hướng cho hoạt động thực tiễn và xây dựng xã hội.

Vì vậy, chỉ hiểu về triết học hay cụ thể là triết học Mác – Lênin thôi là chưa đủ.
Là một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sinh viên cần phải biết
vân dụng những kiến thức về triết học, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng về vật chất
và ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay.

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, người viết sử dụng Tài liệu
Hướng dẫn Ôn tập Môn học Triết học Mác – Lênin do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh – Khoa Lý luận Chính trị phát hành năm 2022 làm nền tảng lý thuyết và đối
chiếu. Rất mong nhận được sự đánh giá và đómg góp quý báu và Giảng viên hướng
dẫn để tiểu luận được hoàn thiện nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022.


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THEO CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1. Lý luận về vật chất theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và Triết học Mác -
Lênin

1.1 Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về vật chất

Theo Ăngghen, vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính,
nghĩa là, cần phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học, một sáng
tạo của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực với các sự vật, hiện tượng
cụ thể của thế giới vật chất.

Kế thừa tư tưởng đó, Lênin đã đưa ra định nghĩa về phạm trù vật chất mà có thể
hiểu cơ bản như sau:

- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý
thức;
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người bằng cách nào đó tác động lên các
giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý
thức phản ánh.

1.2 Tính thống nhất vật chất của thế giới

Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới.

Thế giới thống nhất ở tính vật chất, thể hiện ở các khía cạnh cơ bản như bên
dưới:

- Chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất là
tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người;
- Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau,
chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hoặc có
nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy
luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất;

1
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và
không bị mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật
chất đang biến đổi và chuyển hóa cho nhau theo các quy luật của thế giới vật
chất.

2. Lý luận về ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và Triết học Mác - Lênin

2.1 Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng
không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có
tổ chức cao là bộ óc con người. Ý thức không tự sinh ra trong bộ óc của con người mà
là kết quả phản ánh sức tác động của thế giới bên ngoài vào bộ não con người => Bộ
óc con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc chính là nguồn gốc tự
nhiên của ý thức.

Nguồn gốc xã hội của ý thức: Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc
người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Nguồn gốc trực tiếp và quan
trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã
hội và ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
của ý thức con người.

2.1 Bản chất của ý thức

Theo quan điểm của Mác, “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan; là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người”
và có các bản chất cơ bản như sau:

- Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật, chứ
không phải bản thân sự vật.
- Với tư cách là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức vừa có tính
chỉ quan vừa có tính khách quan. Cụ thể, về hình thức thì thì ý thức có tính chủ
quan, còn về nội dung của ý thức có tính khách quan, phụ thuộc vào nội dung
sự vật mà nó phản ánh.

2
- Đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội và
là đặc tính cơ bản cho thấy trình độ phản ánh ý thức người cao hơn phản ánh
tâm lý động vật => Đây chính là đặc trưng bản chất nhất của ý thức.

3. Lý luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

3.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức

Vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.

Tính quyết định của vật chất đối với ý thức (vai trò của vật chất với ý thức):

- Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức:
Ý thức ra đời và tồn tại là nhờ các yếu tố vật chất đóng vai trò nguồn gốc tự
nhiên (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc người) và nguồn
gốc xã hội (lao động, ngôn ngữ). Bởi, nếu không có con người thì ý thức sẽ
không xuất hiện, vì ý thức không thể tách rời hay nằm ngoài, độc lập với con
người. Và, phải có lao động và ngôn ngữ xã hội thì ý thức mới được thể hiện ra
bên ngoài.
- Vật chất quyết định nội dung, bản chất và sự vận động, phát triển của ý thức:
Theo Mác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nội dung của ý
thức do thế giới vật chất khách quan quy định. Vì vậy, chính thực tiễn, trước hết
là hoạt động vật chất cải biến thế giới của con người, là cơ sở hình thành, phát
triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh vừa sáng tạo; phản
ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.

Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vất chất: (vai trò của ý thức
đối với vật chất): Khẳng định vật chất quyết định ý thức nhưng chủ nghĩa Mác không
bao giờ xem thường vai trò của ý thức. Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là
quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Ý thức có tính độc lập tương đối
nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người:
3
- Khi đã ra đời thì ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng; không lệ thuộc
một cách máy móc vào vật chất. Nó có thể thay đổi nhanh, chậm, hay đồng thời
so với hiện thực, song nhìn chung thường có thay đổi chậm hơn so với sự biến
đổi của thế giới vật chất.
- Ý thức tác động đến vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy
luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết
tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu.
- Nếu ý thức phản ánh đúng các dạng vật chất, đúng hiện thực, nó có thể chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người có hiệu quả trong việc cải biến các đối tượng
vật chất. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lầm các dạng vật chất, sai hiện
thực, nó có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải biến
các đối tượng vật chất. Nghĩa là, con người phải có nhận thức đúng, phải có tri
thức khoa học, có các nhân cách – tình cảm đúng với quy luật khách quan và
đạo đức con người để vượt qua được thách thức và hoàn thành mục tiêu mình
đặt ra – đó là vai trò tích cực khi ý thức phản ánh và chỉ đạo có hiệu quả hoạt
động thực tiễn của con người. Trường hợp ngược lại, khi ý thức không phản
ánh đúng hiện thực khách quan ngay từ đầu, hướng hành động của con người sẽ
đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối
với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.

3.2 Bài học rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng khách qua; đồng thời phải phát huy tính năng động của chủ quan.

Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan,
duy ý chí và chủ nghĩa kinh nghiệm.

4
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THEO CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đôi khi sẽ có những trở ngại, khó khăn, hiện thực
khách quan này tác động đến ý thức của chúng ta. Vì vậy để xây dựng và phát triển đất
nước, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng, kiên trì, sáng tạo, thay đổi vật chất, cải biến hiện
thực.

1.Mọi hoạt động đều xuất phát từ quy luật khách quan

Để hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có hiệu quả, con người phải xuất
phát từ thực tế khách quan, đồng thời phát huy cao nhất tính năng động chủ quan của
mình. Trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn, ta luôn phải tôn trọng quy luật
khách quan, các quy luật tự nhiên và xã hội, và đặc biệt là từ điều kiện vật chất. Quan
điểm khách quan còn yêu cầu muốn nhận thức hay cải tạo sự vật phải xuất phát từ
chính bản thân nó. Vì vậy, con người càng phản ánh đầy đủ và chính xác thế giới
khách quan thì sự cải tạo mới càng mang lại hiệu quả cao.

2. Phát huy tính năng động và tích cực của ý thức

Trong tình hình dịch Covid-19, thực tiễn hiện tại là tình trạng khó khăn chung
do đại dịch Covid-19 và thựctại khách quan ấy đã tác động đến bản chất của ý thức, ở
đây là sự sáng tạo trong suy nghĩ để vượt qua khó khăn, thách thức. Sự sáng tạo này
đến từ Đảng, Chính phủ vàngười dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi ngay từ đầu,
chúng ta đã đánh giá đúng tình hình, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguy
cơ lây nhiễm cao và cũng sớm có ca bệnh nhất. Từ đó, các bộ, ngành, các cơ quan
chức năng, luôn tích cực trong việc tổ chức, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ,
sáng tạo các biện pháp phòng chống dịch theo tình hình của mỗi địa phương; đồng thời
thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch có hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế,
xã hội. nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương cụ thể là 2,91% trong tình hình dịch
Covid-19 khó khăn chung của cả thế giới.

You might also like