You are on page 1of 338

GIỚI THIỆU

DỊCH TỄ HỌC

Phạm Nhật Tuấn


Bộ môn Dịch tễ
Khoa Y tế Công cộng
Đại học Y Dược TP. HCM
phamnhattuan@ump.edu.vn

1
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Phân tích được ĐỊNH NGHĨA của


dịch tễ học.

2. Liệt kê được 3 MỤC ĐÍCH, 3 CHIẾN LƯỢC


nghiên cứu, và 3 NỘI DUNG của dịch tễ học.

2
PHÂN TÍCH GỐC TỪ

EPIDEMIOLOGY được tạo nên từ 3 từ có nguồn


gốc từ Hy Lạp

Epi về

Demos người

Logos môn học

3
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

Hippocrates (400 năm trước công nguyên)


• Sự xuất hiện của bệnh dựa trên CƠ SỞ LÝ LUẬN
KHOA HỌC không phải hiện tượng siêu nhiên
• Bài viết “Không khí, nước và nơi chốn”
oÔng đề nghị yếu tố thuộc về TÚC CHỦ VÀ MÔI
TRƯỜNG như là hành vi có thể quyết định đến
sự phát triển của bệnh
4
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

John Graunt (1620 -1674)


 Bài phân tích quan trọng về dữ kiện chết được
xuất bản năm 1662
 Định lượng những mô hình sinh, chết, và sự
xuất hiện bệnh theo
 Giới
 Thành thị/nông thôn
 Mùa
5
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

William Farr (1807 - 1883)


• “Cha đẻ” của giám sát và sinh thống kê hiện đại
• Dựa vào phương pháp của Graunt nhưng thu
thập một cách CÓ HỆ THỐNG và phân tích
Tỉ lệ mắc bệnh phân bố theo tình
trạng hôn nhân, nghề,
Tỉ lệ chết và cao độ

6
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

John Snow (1813-1858)


• Vào giữa những năm 1800, John Snow, một
bác sĩ gây mê, đã tiến hành một loạt các cuộc
điều tra về sự bùng phát của bệnh dịch tả

7
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

John Snow (1813-1858)


• Tiến hành nghiên cứu những vụ dịch tả bùng
phát để
Tìm nguyên nhân gây bệnh
Ngăn ngừa tái phát bệnh

8
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

John Snow (1813-1858)


• Minh họa một cách kinh điển TRÌNH TỰ CỦA
DỊCH TỄ HỌC
oDịch tễ học mô tả để hình thành giả thuyết
oDịch tễ học phân tích để kiểm định giả thuyết
oỨng dụng
“CHA ĐẺ CỦA DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA”

9
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

• 1831-1832:
oLuân Đôn xuất hiện trận dịch tả, đến từ Ấn Độ
qua những cảng biển ở Anh

10
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

• 1848:
oTả xuất hiện trở lại
oSnow quan sát những đặc điểm lâm sàng và sự
phân bố những ca bệnh ở cộng đồng
 HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT tả lây qua nước
hoặc thức ăn bị ô nhiễm

11
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP
Vụ dịch tả ở London năm 1853 – 1854 cho phép
Snow đi từ việc hình thành giả thuyết đến kiểm
định giả thuyết về nguyên nhân gây tả với BA
PHƯƠNG PHÁP
• So sánh tỉ suất chết do tả ở các khu vực
• So sánh tỉ suất chết do tả ở những nhóm phơi
nhiễm với nguồn nước khác nhau
• So sánh đặc điểm những ca mắc và không
mắc tả 12
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh tỉ suất chết do tả ở CÁC KHU VỰC


• Những hộ gia đình ở Luân Đôn vào thế kỷ 19
nhận nước từ những công ty tư nhân và 2 công ty
chính: Southwark & Vauxhall và Lambeth

13
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh tỉ suất chết do tả ở CÁC KHU VỰC


• Tại thời điểm đó, hai công ty đều lấy nước từ HẠ
NGUỒN sông Thames ở Luân đôn
• Trận dịch tả vào năm 1849, số người chết từ 2
công ty XẤP XỈ NHAU

14
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh tỉ suất chết do tả ở CÁC KHU VỰC


• Năm 1852, công ty Lambeth di chuyển về
THƯỢNG NGUỒN sông Thames
• Vụ dịch tã ở London năm 1853, Snow ghi nhận TỈ
LỆ CHẾT CAO HƠN ở những QUẬN có nhận
nước từ công ty Southwark & Vauxhall

15
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh tỉ suất chết do tả ở CÁC KHU VỰC


• Snow HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT
Nước từ công ty Southwark & Vauxhall là
nguyên nhân gây ra dịch tã
• Cách làm này được xem là NGHIÊN CỨU
TƯƠNG QUAN vì số liệu được thu thập trên
TỪNG QUẬN

16
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh tỉ suất chết do tả ở những HỘ phơi nhiễm


với NGUỒN NƯỚC KHÁC NHAU
• Snow thu thập số liệu về những HỘ nhận nước
từ công ty S&V và Lambeth
• So sánh TỈ SUẤT CHẾT giữa các hộ nhận nước
từ 2 công ty

17
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

Công ty cấp nước Dân số Số chết Chết/


1000
Southwark 167.654 844 5,0
& Vauxhall
Lambeth 19.133 18 0,8
Cả hai 300.149 652 2,2

Sự khác nhau này CHỈ DO sự khác biệt của


nguồn cấp nước hay còn do yếu tố khác?

18
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP
Để trả lời câu hỏi này, Snow chỉ tập trung vào
những quận được cung cấp nước bởi CẢ HAI
công ty
Công ty cấp nước Dân số Số chết Chết/
1.000
Southwark 98.862 419 4,2
& Vauxhall
Lambeth 154.615 80 0,5

Snow kết luận công ty S&V là nguyên nhân gây


ra vụ dịch tã và đề nghị dời công ty này 19
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh đặc điểm ở ca mắc và không mắc tả


• Vụ dịch bùng phát vào tháng 8 và tháng 9 năm
1854 tại QUẢNG TRƯỜNG VÀNG, London

20
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh đặc điểm ở ca mắc và không mắc tả


• Snow sử dụng BẢN ĐỒ của thành phố London
oMô tả sự phân bố của các ca bệnh
oĐánh dấu vị trí của những trụ bơm
oTìm MỐI LIÊN QUAN giữa sự phân bố các ca
mắc tả và vị trí của các trụ bơm

21
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh đặc điểm những ca mắc và không mắc tả


• BẢN ĐỒ ĐIỂM cho thấy
oNhiều hộ gia đình mắc tả phân bố xung quanh
giếng bơm A, giếng bơm ở phố lớn so với bơm
B và bơm C

22
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh đặc điểm những ca mắc và không mắc tả


• BẢN ĐỒ ĐIỂM cho thấy
oBơm B bị ô nhiễm và Bơm C ở vị trí không
thuận lợi
 GIẢ THUYẾT: Nước ở giếng bơm A là
nguyên nhân gây tả

23
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh đặc điểm những ca mắc và không mắc tả


• Để KHẲNG ĐỊNH giếng bơm A là nguồn lây tả,
Snow thu thập thông tin về nơi nhận nước
Những người MẮC HOẶC CHẾT DO TẢ
Những người KHÔNG MẮC TẢ

24
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP
So sánh đặc điểm những ca mắc và không mắc tả
• Ở những người MẮC HOẶC CHẾT DO TẢ
o61 người có sử dụng nước từ giếng bơm A ở
phố lớn – Broad Street
o6 người không sử dụng nước ở giếng bơm này
o6 người không rỏ có sử dụng hay không
o2 ca không sống gần khu vực có dịch nhưng
có sử dụng nước từ giếng bơm phố lớn
25
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

So sánh đặc điểm những ca mắc và không mắc tả


• Ở phía đông giếng bơm A, có 2 khu vực
KHÔNG CÓ NGƯỜI MẮC TẢ
oNhững công nhân làm việc tại nhà máy bia
Sử dụng nước tại giếng bơm của nhà máy
Nhận phần rượu mạch nha mỗi ngày
Snow khẳng định nước ở giếng bơm A là
nguồn lây tả
26
NHỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP

Can thiệp
• Thuyết phục chính quyền bỏ giếng bơm A
DỊCH TẢ GIẢM

27
28
29
LỊCH SỮ DIỄN TIẾN

Giữa và cuối 1800s


• Nhiều tác giả khác ở Châu Âu, Mỹ bắt đầu ứng
dụng phương pháp dịch tễ học để điều tra sự xuất
hiện của bệnh
Chủ yếu là BỆNH LÂY CẤP TÍNH

30
LỊCH SỮ DIỄN TIẾN

1930s và 1940s
• Phương pháp dịch tễ học được ứng dụng cho
Bệnh KHÔNG LÂY
Những vấn đề liên quan đến sức khỏe: hành vi,
kiến thức, thái độ

31
LỊCH SỮ DIỄN TIẾN

 Những năm đầu 1950, nghiên cứu hút thuốc lá


và ung thư phổi của Richard Doll và Austin
Bradford Hill
 Nghiên cứu bệnh tim mạch trên những người
sống tại Frammingham, Masachusetts
 Thập niên 60 và 70, phương pháp DTH được áp
dụng để thanh toán bệnh đậu mùa ở toàn thế giới

32
LỊCH SỮ DIỄN TIẾN

 1980s, DTH mở rộng nghiên cứu về lĩnh vực


chấn thương và bạo lực
 1990s, DTH liên quan đến những lĩnh vực về gen
và phân tử
 Hiện nay, nhân viên YTCC khắp thế giới chấp
nhận và sử dụng phương pháp dịch tễ học
oMô tả sức khỏe cộng đồng
oGiải quyết các vấn đề hàng ngày
33
ĐỊNH NGHĨA

DTH là môn học về


• SỰ PHÂN BỐ
• Các YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH của những biến cố
hoặc tình trạng liên quan đến sức khỏe TRONG
NHỮNG DÂN SỐ CỤ THỂ
• Ứng dụng môn học này để KIỂM SOÁT những
vấn đề sức khỏe

34
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

35
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bác sĩ Lâm sàng Dịch tễ học


 Quan tâm từng người  Quan tâm đến dân số
bệnh cụ thể, bệnh bao gồm cả người bệnh,
nhân tìm đến bác sĩ và ngườikhỏe
 Không xếp nhóm  Xếp nhóm
 Dựa vào cơ chế sinh  Dựa vào một phần cơ
bệnh chế bệnh để đưa ra giả
thuyết
36
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

• DTH dựa MỘT PHẦN vào sự hiểu biết cơ chế


sinh bệnh để HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT
• KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT dựa trên dân số
• Dù cơ sinh bệnh KHÔNG RÕ, giả thuyết VẪN
ĐƯỢC GIỮ khi nó đã được kiểm chứng là ĐÚNG

37
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

• Người hút thuốc lá thường mắc bệnh tim mạch


• Bệnh tim mạch sẽ giảm nếu người HTL giảm
hoặc bỏ hút thuốc
• Khi quan sát hiện tượng này, chuyên gia dịch tễ
học có thể kết luận
oCó mối liên quan giữa HTL và bệnh tim mạch

38
MỤC ĐÍCH – CHIẾN LƯỢC – NỘI
DUNG CỦA DTH
Mục đích Chiến lược Nội dung
Mô tả bệnh trạng Mô tả DTH mô tả
để hình thành giả
thuyết
Xác định nguyên So sánh DTH phân tích
nhân

Xác định hiệu quả So sánh DTH can thiệp


can thiệp
39
DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ

AI tuổi, giới, v.v.

Ở ĐÂU
BỆNH

KHI NÀO

WHO ? WHERE ? WHEN ?


3 W’s
Con người Nơi Chốn Thời gian
40
DỊCH TỄ HỌC PHÂN TÍCH
Xác định nguyên nhân gây bệnh - Tiếp Cận Đoàn Hệ

B+
PN+
B-
DÂN SÔ
NGUY
CƠ B+
PN-
B-

To : Bắt đầu T1 : Phát hiện bệnh


41
DỊCH TỄ HỌC PHÂN TÍCH
Xác định nguyên nhân gây bệnh - Tiếp Cận Bệnh Chứng

PN+
BỆNH+

PN-
DÂN SỐ
NGHIÊN
PN+ CỨU
BỆNH-

PN-

T0 : Tìm nguyeân nhaân T1 : Baét ñaàu


42
DỊCH TỄ HỌC CAN THIỆP
Xác định hiệu quả biện pháp can thiệp
HQ+
CT+
HQ-
DÂN SÔ PHÂN
NGHIÊN BỔ
CỨU NGẪU
HQ+
NHIÊN
CT-
HQ-

To: Bắt đầu T1: Phát hiệu hiệu quả


43
KẾT LUẬN

44
Ở đâu?
Hiệu quả
Ai? hay không?
Khi nào?

Tại sao?

DTH Mô Tả

DTH Can Thiệp


DTH Phân Tích
45
BỆNH VÀ
SỰ XUẤT HIỆN DỊCH

Phạm Nhật Tuấn


Bộ môn Dịch tễ
Khoa Y tế Công cộng
Đại học Y Dược TP. HCM
phamnhattuan@ump.edu.vn

1
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Sau khi học xong bài này, học viên có thể
• Liệt kê được 4 giai đoạn trong quá trình phát triển
của một bệnh

• Liệt kê được 3 thành phần của dây chuyền lây

• Mô tả được những ứng dụng của lịch sữ tự nhiên


và dây chuyền lây trong lĩnh vực phòng ngừa.

• Liệt kê được các hình thức của 1 vụ dịch, và cách


xác định một trường hợp bệnh. 2
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH

• Diễn tiến của bệnh trên người theo thời gian

 Bắt đầu với sự phơi nhiễm hoặc tích lũy


những yếu tố có khả năng gây bệnh
 Nếu KHÔNG có sự can thiệp của y khoa,
tiến trình sẽ kết thúc với kết cục
Hồi phục hoặc tàn phế hoặc tử vong

3
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH
• Hầu hết các bệnh đều có 1 lịch sử tự nhiên
đặc trưng

• Tuy nhiên, trong một số bệnh quá trình diễn


tiến vẫn chưa được hiểu rõ

• Hiểu được lịch sử tự nhiên của bệnh sẽ giúp


NVYT đưa ra những biện pháp phòng ngừa
bệnh thích hợp

4
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH

5
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH
Giai đoạn cảm nhiễm
• Giai đoạn phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh
• Kết thúc giai đoạn này khi tác nhân gây bệnh
tích tụ ĐỦ trong cơ thể túc chủ để bắt đầu quá
trình bệnh
• Đối với bệnh mạch vành
Giai đoạn cảm nhiễm tương ứng với thời kỳ
nồng độ cholesterol tăng dần trong huyết thanh
6
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH

Giai đoạn bệnh bán lâm sàng


• Giai đoạn thay đổi BỆNH LÝ bắt đầu
• Tuy nhiên, trong giai đoạn này dấu hiệu hay
triệu chứng lâm sàng KHÔNG CÓ HOẶC
KHÔNG RỎ RÀNG

7
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH

Giai đoạn bệnh bán lâm sàng


• Bệnh lây: thời kỳ ủ bệnh
• Bệnh không lây: thời kỳ tiềm tàng
• Hiện tượng xơ vữa ĐMV XẢY RA TRƯỚC KHI
CÓ triệu chứng lâm sàng của bệnh tim mạch

8
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH

Giai đoạn bệnh lâm sàng


• Các triệu chứng hay dấu hiệu xuất hiện RỎ RỆT
• Khó thở, đau ngực, mệt khi vận động nhiều là
những triệu chứng của bệnh tim mạch xuất hiện
trong giai đoạn này
Giai đoạn kết cục
• Bệnh nhân có thể hồi phục, tàn phế hoặc chết

9
LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA BỆNH
• Trên một người, diễn tiến thông thường của
bệnh có thể BỊ TẠM NGƯNG vào bất kỳ thời
điểm nào do

oHiệu quả của biện pháp phòng ngừa hoặc


điều trị

oSự thay đổi của túc chủ

oDo các ảnh hưởng khác

10
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA

DỰ PHÒNG BẬC 1 DỰ PHÒNG BẬC 2 DỰ PHÒNG BẬC 3

GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN


BÁN LÂM KẾT CỤC
CẢM NHIỄM SÀNG LÂM SÀNG

Leavell và Clark đưa ra 3 chiến lược phòng ngừa


tương ứng với các giai đoạn tự nhiên của bệnh
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA

DỰ PHÒNG BẬC 0

DỰ PHÒNG BẬC 1 DỰ PHÒNG BẬC 2 DỰ PHÒNG BẬC 3

GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN BÁN GIAI ĐOẠN GIAI KẾT CỤC
LÂM SÀNG
CẢM NHIỄM LÂM SÀNG

1978, Strasser đề nghị một biện pháp dự phòng


trước giai đoạn cảm nhiễm để phòng ngừa bệnh tim
mạch và gọi là phòng ngừa bậc 0
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA

Phòng ngừa bậc 0 (Primordial prevention)


• Can thiệp TRƯỚC giai đoạn cảm nhiễm
• Bao gồm các hành động
Thay đổi các yếu tố quyết định sức khỏe của
DÂN SỐ và ngăn chặn sự hình thành các yếu
tố (môi trường, kinh tế, xã hội, hành vi) tăng
nguy cơ mắc bệnh TRONG TƯƠNG LAI

13
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA

Phòng ngừa bậc 0 (Primordial prevention)


• Điều chỉnh các yếu tố quyết định ở mức độ hệ
thống hơn là điều chỉnh các yếu tố nguy cơ ở
mức độ cá nhân
• Thay đổi thái độ, hành vi, và giá trị xã hội: bước
quan trọng để phòng ngừa bậc 0 thành công
• Cấm sản xuất thuốc lá để phòng ngừa ung thư
phổi do hút thuốc lá
14
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA
Phòng ngừa bậc 1 (Primary prevention)
• Can thiệp vào giai đoạn CẢM NHIỄM
• Giảm số mới mắc bệnh bằng cách
Giảm hoặc loại trừ yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nâng cao sức đề kháng
• Tiêm chủng để ngừa các bệnh truyền nhiễm
• Xây dựng chương trình GDSK về tác hại của
thuốc lá trong phòng ngừa ung thư phổi

15
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA

Phòng ngừa bậc 2 (Secondary prevention)


• Phát hiện và ngăn chặn những thay đổi bệnh
lý ở GIAI ĐOẠN CẬN LÂM SÀNG và do đó
kiểm soát sự tiến triển của một bệnh cụ thể
Làm giảm diễn tiến của bệnh
Phòng ngừa sự phát tán bệnh lây
Ngăn chặn bệnh mạn tính và tử vong
• Chụp nhũ ảnh để phát hiện sớm ung thư vú
16
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA
Phòng ngừa bậc 3 (tertiary prevention)
• Can thiệp vào giai đoạn LÂM SÀNG và KẾT
CỤC
• Ngăn ngừa hậu quả xấu hơn
Giảm mức độ trầm trọng của bệnh
Phòng ngừa biến chứng hay giảm tử vong
• Sử dụng thuốc ức chế β cho những bệnh nhân
hồi phục sau nhồi máu cơ tim để giảm tử vong
17
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA

Câu hỏi – Cho biết các biện pháp sau đây áp dụng
bậc phòng ngừa nào?
1. Để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt do mang
thai, phụ nữ có thai phải uống sắt và axít Folic
mỗi ngày
2. Để phòng ngừa TNGT do uống rượu bia, người
đã uống rượu bia không được phép lái xe

18
CÁC BẬC PHÒNG NGỪA
Câu hỏi – Cho biết các biện pháp sau đây áp dụng bậc
phòng ngừa nào?
3. Để giảm tỉ lệ nhiễm HIV qua đường quan hệ tình
dục không an toàn
A.Bộ công an ra quân triệt phá những ổ mại dâm
B.Bộ y tế mở các phòng xét nghiệm để phát hiện
sớm những trường hợp nhiễm HIV
C.Phát thuốc ARV miễn phí cho bệnh nhân có H
19
HIỆN TƯỢNG TẢNG BĂNG

• Sự phân bố ca bệnh trong cộng đồng

• Phần thấy được chiếm MỘT TỈ LỆ NHỎ

• MỘT TỈ LỆ LỚN phần không thấy được, bao gồm

Những ca chẩn đoán sai, không được chẩn đoán

Người mang mầm bệnh, hoặc có yếu tố nguy cơ

20
HIỆN TƯỢNG TẢNG BĂNG

21
HIỆN TƯỢNG TẢNG BĂNG

22
HIỆN TƯỢNG TẢNG BĂNG

1 ca SXHD có sốc
9 ca SXHD nằm viện
80 ca khám SXHD
ở phòng khám tư

150-200 ca SXHD
điều trị tại nhà, chưa
kể thể ẩn

23
TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC
• Có nhiều mô hình nguyên nhân gây bệnh
• TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC, mô hình truyền thống,
đơn giản nhất của bệnh truyền nhiễm
Bệnh: kết quả của SỰ TƯƠNG TÁC giữa TÁC
NHÂN và TÚC CHỦ với SỰ HỖ TRỢ của MÔI
TRƯỜNG giúp đưa tác nhân từ nguồn bệnh đến
túc chủ

24
TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC

CDC (2012). Principles of Epidemiology in Public Health Practice Third Edition


25
TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC
Tác nhân:
• Yếu tố sinh học: vi rút, vi trùng, ký sinh trùng
• Yếu tố vật lý: tư thế làm việc và hội chứng ống cổ
tay
• Yếu tố hóa học: nhiễm L-tryptophan và hội chứng
rối loạn tăng cơ và sụt cân

26
TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC

Túc chủ: người có khả năng mắc bệnh, phụ thuộc vào
• Hành vi nguy cơ:
Hút thuốc lá, uống rượu bia, lối sống tĩnh tại
• Cấu trúc gen
• Tình trạng dinh dưỡng
• Tình trạng miễn dịch
• Những đặc tính khác: tuổi, giới

27
TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC

Môi trường: những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến


tác nhân và cơ hội phơi nhiễm của túc chủ
• Yếu tố vật lý: thời tiết, khí hậu
• Yếu tố sinh học: côn trùng truyền tác nhân
• Yếu tố kinh tế xã hội: điều kiện vệ sinh, sự đông
đúc, và sự sẳn có của dịch vụ y tế

28
TƯƠNG TÁC GIỮA TÁC NHÂN, MÔI
TRƯỜNG VÀ TÚC CHỦ
CÂN BẰNG
• Không bệnh
• Kiểm soát
KHÔNG CÂN BẰNG
A H Môi trường làm thay đổi tác nhân
• Tăng số lượng, tính độc hại
E của tác nhân
H
KHÔNG CÂN BẰNG
A
Môi trường làm túc chủ thay đổi
• Hành vi nguy cơ E
• Suy dinh dưỡng
• Miễn dịch thấp

A H
E 29
PHÒNGofNGỪA
Application triangle ofBỆNH
causationDỰA VÀO
to prevention
of diseases
TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC

Bệnh truyền nhiễm Bệnh không lây


Cúm A H1N1 2009 Ung thư phổi
Túc chủ – tăng cường miễn dịch Túc chủ – HTL
• Cải thiện dinh dưỡng, tập thể • Không HTL
dục, vắc xin Tác nhân – độc chất tar
Tác nhân – virus • Không HTL
• Giảm tối đa số lượng, sự tăng Môi trường – Thông khí kém
trưởng, độc lực: rửa tay, đeo • Thay đổi môi trường
khẩu trang
Environment – Khu vực đông
đúc
• Tránh tập trung ở các khu vực
đông đúc
30
DÂY CHUYỀN LÂY

CDC (2012). Principles of Epidemiology in Public Health Practice Third Edition


31
DÂY CHUYỀN LÂY
Vật chủ (Reservoir): nơi tác nhân gây bệnh khu
trú, phát triển
• Người
oNgười bệnh có triệu chứng
oNgười lành mang trùng
• Động vật
• Môi trường
DÂY CHUYỀN LÂY

Ngõ Ra
Tác nhân gây bệnh ra khỏi vật chủ:
• Đường tiêu hóa: phân, chất ói
• Dịch tiết đường hô hấp
• Máu và các dịch khác
• Dịch xuất tiết ở niêm mạc và da
DÂY CHUYỀN LÂY

Ngõ Ra
• Một tác nhân có thể có NHIỀU ngõ ra cũng như
ngõ vào
• Thông thường, tác nhân có ngõ ra TƯƠNG ỨNG
với ngõ vào
DÂY CHUYỀN LÂY

Cách lây (Mode of Tranmission)

Lây trực tiếp: nguồn bệnh truyền TRỰC TIẾP từ


vật chủ đến túc chủ cảm thụ

Hôn, quan hệ tình dục

 Phơi nhiễm trực tiếp với đất, rau có chứa vi


sinh vật gây bệnh

35
DÂY CHUYỀN LÂY

Cách lây (Mode of Tranmission)

Lây trực tiếp: nguồn bệnh truyền TRỰC TIẾP từ


vật chủ đến túc chủ cảm thụ

Giọt nước bọt: phát tán trong phạm vi RẤT


NGẮN do ho, hắt xì hoặc nói chuyện

36
DÂY CHUYỀN LÂY
Cách lây (Mode of Tranmission)

Lây gián tiếp: Nguồn bệnh vào NHỮNG VẬT


TRUNG GIAN đến túc chủ cảm thụ

Không khí

Vật chuyên chở: thực phẩm, nước, những


sản phẩm sinh học (máu), khăn tay, dao mổ

Véc tơ: muỗi, bọ chét, ve

37
DÂY CHUYỀN LÂY
Ngõ Vào
• Nơi tác nhân VÀO túc chủ cảm thụ
• Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào túc chủ qua
Đường hô hấp
Đường tiêu hoá
Máu, thể dịch
Da và niêm mạc
DÂY CHUYỀN LÂY
Túc chủ cảm thụ (Susceptible Host): tính cảm
thụ của túc chủ cảm thụ phụ thuộc vào

• Cấu trúc gen

• Tình trạng miễn dịch (chủ động, thụ động,


miễn dịch cộng đồng)

• Hành vi nguy cơ

• Tình trạng dinh dưỡng


ỨNG DỤNG DÂY CHUYỀN
LÂY TRONG PHÒNG BỆNH

Kiểm soát bệnh: Can thiệp vào mắc xích NHẠY


CẢM NHẤT

• Loại bỏ tác nhân

• Can thiệp vào cách thức lây

• Bảo vệ ngõ vào

40
ỨNG DỤNG DÂY CHUYỀN
LÂY TRONG PHÒNG BỆNH

Trong mùa dịch Covid19, mắc xích nào của dây


chuyền lây được can thiệp?

• Loại bỏ tác nhân

• Can thiệp vào cách thức lây

• Bảo vệ ngõ vào

41
ỨNG DỤNG DÂY CHUYỀN
LÂY TRONG PHÒNG BỆNH

Để ngăn dịch tả ở London, John Snow yêu cầu


chính quyền đóng giếng bơm A ở phố lớn, mắc
xích nào được can thiệp?

• Loại bỏ tác nhân

• Can thiệp vào cách thức lây

• Bảo vệ ngõ vào

42
SỰ XUẤT HIỆN BỆNH THÀNH DỊCH
Các mức độ bệnh

• Bệnh lưu hành

o Mức độ xuất hiện ca bệnh ỔN ĐỊNH trong


một khu vực địa lý nhất định

o Được xem như MỨC NỀN/MỨC MONG ĐỢI


của một bệnh

43
SỰ XUẤT HIỆN BỆNH THÀNH DỊCH
Các mức độ bệnh

• Bệnh lưu hành

o Trong 4 năm qua số trường hợp bị bệnh X:


4-9 ca

o Giả sử không có sự biến động trong dân số,


số ca bệnh mong đợi được báo cáo trong
năm nay: 5 hoặc 6 ca

44
SỰ XUẤT HIỆN BỆNH THÀNH DỊCH

Các mức độ bệnh

• Bệnh lưu hành có thể trở thành DỊCH khi

o Các điều kiện về túc chủ, tác nhân hay môi


trường thay đổi

45
SỰ XUẤT HIỆN BỆNH THÀNH DỊCH
Các mức độ bệnh

• Ca lẻ tẻ

o Một số ÍT ca bệnh MỚI xuất hiện có liên hệ với


nhau về thời gian và địa điểm gợi ý về 1 vụ dịch

o 4 ca viêm phổi do Pneumocystis carinii ở nam


thanh niên đồng tính GỢI Ý về vụ dịch AIDS

46
SỰ XUẤT HIỆN BỆNH THÀNH DỊCH
Các mức độ bệnh

• Dịch: mức độ xuất hiện các ca bệnh VƯỢT


QUÁ MỨC MONG ĐỢI trong một VÙNG ở một
THỜI ĐIỂM cụ thể trong một DÂN SỐ xác định

• Đại dịch: dịch xảy ra trên nhiều quốc gia, ảnh


hướng đến nhiều người

47
MÔ HÌNH DỊCH
• Dịch bùng phát NGUỒN CHUNG

Tất cả trường hợp bệnh đều PHƠI NHIỄM


CHUNG MỘT NGUỒN trong NHIỀU NGÀY,
NHIỀU TUẦN hoặc LÂU HƠN

Phơi nhiễm có thể liên tục hoặc không

Đường cong dịch cho thấy các ca bệnh tăng


dần, có thể ổn định sau đó giảm từ từ khi phơi
nhiễm kết thúc
48
MÔ HÌNH DỊCH

49
MÔ HÌNH DỊCH

• Trận dịch bệnh bạch cầu sau vụ nổ bom nguyên


tử ở Hirosima

Một thí dụ của trận dịch bùng phát nguồn chung


với các ca bệnh phơi nhiễm trong thời gian dài

50
MÔ HÌNH DỊCH
• Dịch bùng phát NGUỒN ĐIỂM

Các ca bệnh phơi nhiễm chung một nguồn bệnh


trong một khoảng thời gian TƯƠNG ĐỐI NGẮN

Đa số các ca bệnh xảy ra trong một thời kỳ ủ


bệnh

Đường cong dịch cho thấy các ca bệnh tăng


nhanh chóng đến đỉnh và giảm nhanh sau đó

51
MÔ HÌNH DỊCH

52
MÔ HÌNH DỊCH
• NHÂN RỘNG

oVụ dịch KHÔNG có một nguồn chung do dịch


lây từ người sang người

oĐường cong dịch sẽ theo chu kỳ

Mỗi đợt dịch sau sẽ có một đỉnh cao hơn


đỉnh của đợt dịch trước

Các đỉnh dịch sẽ cách nhau bằng một thời


kỳ ủ bệnh
53
MÔ HÌNH DỊCH

54
MÔ HÌNH DỊCH

• HỖN HỢP

oMô hình bao gồm những đặc tính của cả dịch


nguồn chung và nhân rộng

oMô hình của một trận dịch NGUỒN CHUNG


theo sau là một sự lây truyền thứ phát
NGƯỜI-NGƯỜI không hiếm

55
MÔ HÌNH DỊCH
• HỖN HỢP

oMột trận dịch NGUỒN CHUNG lỵ trực trùng


xảy ra ở một nhóm 3000 phụ nữ tham gia buổi
nhạc hội

oVài tuần sau, 1 số trường hợp lỵ lây theo kiểu


NGƯỜI-NGƯỜI từ những người tham dự buổi
nhạc hội được phát hiện thêm ở cộng đồng

56
Endemic (bệnh lưu hành)
Epidemic (dịch bùng phát)
No. of cases of a disease

Endemic Epidemic
Time
ĐỊNH NGHĨA CA BỆNH

• Trong điều tra dịch, định nghĩa ca bệnh là một


bước quan trọng trong các bước điều tra dịch

Một tập hợp những TIÊU CHÍ LÂM SÀNG,


CẬN LÂM SÀNG được giới hạn bởi THỜI
GIAN, NƠI CHỐN, CON NGƯỜI để quyết định
một người có hoặc không có bệnh

58
ĐỊNH NGHĨA CA BỆNH

• Tiêu chí lâm sàng nên ĐƠN GIẢN và ĐO


LƯỜNG KHÁCH QUAN
Sốt cao: ≥ 400C
Tiêu chảy: ≥ 3 lần đi cầu phân lỏng/ngày

59
ĐỊNH NGHĨA CA BỆNH

• Định nghĩa ca bệnh giới hạn bởi


THỜI GIAN: một người khởi phát bệnh trong
2 tháng qua
NƠI CHỐN: người dân ở khu vực quận 4
CON NGƯỜI: người trên 60 tuổi

60
ĐỊNH NGHĨA CA BỆNH

Phân loại
• Ca xác định (confirmed case)
• Ca có khả năng (probable case)
• Ca nghi ngờ (suspect, possible case)

61
ĐỊNH NGHĨA TRƯỜNG HỢP BỆNH
HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG (SARS)
Ca nghi ngờ (possible or suspect case)
Một người, sau ngày 1.12.2002 với bệnh sử
• Sốt cao (>380C)
• VÀ Ho hoặc khó thở
• VÀ trong 10 ngày trước khi có các triệu chứng trên, CÓ MỘT HAY
NHIỀU phơi nhiễm sau
o Phơi nhiễm trực tiếp với chất tiết đường hô hấp của ca nghi ngờ hay
ca có khả năng của SARS
o Du lịch từ vùng có dịch SARS
o Cư ngụ tại vùng có dịch SARS
Ca có khả năng (Probable case)
Một ca nghi ngờ với những bằng chứng thâm nhiễm trên X quang phổi phù
hợp với viêm phổi hay hội chứng suy hô hấp (RDS)
Ca xác định (Confirmed case)
Một ca nghi ngờ có xét nghiệm (+) với SARS Co.V
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đỗ Nguyên, Bài giảng “bệnh và sự
xuất hiện dịch”
2. Trần Trọng Đàm, Bài giảng “bệnh và sự xuất
hiện dịch”
3. Kulaya, handout “Introduction to Epidemiology
and prevention of disease”
4. Sorin Ursoniu, handout “primordial prevention”
5. http://www.iwh.on.ca/wrmb/primary-secondary-
and-tertiary-prevention
6. CDC (2012). Principles of Epidemiology in
Public Health Practice Third Edition
63
CƠ HỘI – SAI LỆCH
GÂY NHIỄU

Phạm Nhật Tuấn


Bộ môn Dịch tễ
Khoa Y tế Công cộng
Đại học Y Dược TP. HCM
1
MỤC TIÊU
Sau khi học xong phần này, học viên có thể

• Xác định được những ảnh hưởng có thể có của cơ

hội, sai lệch, và yếu tố gây nhiễu trên một mối liên

quan tìm thấy trong một nghiên cứu dịch tễ học.

• Nêu được những nguyên tắc cơ bản để kiểm soát

những ảnh hưởng nói trên khi thực hiện một nghiên

cứu dịch tễ học.


2
GIỚI THIỆU

Khi tiến hành nghiên cứu


• KẾT QUẢ CÓ GIÁ TRỊ = SỰ THẬT
• KẾT QUẢ CÓ SAI SỐ = SỰ THẬT + SAI SỐ

3
GIỚI THIỆU

SAI SỐ GỒM
 Cơ hội – Sai số ngẫu nhiên
 Sai lệch
Sai số hệ thống
 Gây nhiễu

4
CƠ HỘI

5
CƠ HỘI

• Xảy ra khi chọn một mẫu ngẫu nhiên từ dân số


CHỌN MẪU
• Tạo ra một ước lượng KHÔNG CHÍNH XÁC về dân
số MỤC TIÊU
• KHÓ tránh và KHÓ kiểm soát
• GIẢM khi chọn một MẪU nghiên cứu ĐỦ LỚN

6
CƠ HỘI

Dân Số Mục Tiêu

Ước CƠ
lượng
HỘIcỡ mẫu
Dân Số Chọn Mẫu Mẫu

Tham số Suy diễn Số thống kê


(Parameter) Ước lượng (Statistic)
7
CƠ HỘI

50
 CỠ MẪU   CƠ HỘI
50

Xác suất bốc được 1 bi xanh = 1/2

P/2 bi đều xanh : (1/2)2 = 25/100

P/5 bi đều xanh : (1/2)5 # 3/100


8
SAI SỐ HỆ THỐNG

9
SAI SỐ HỆ THỐNG
Xảy ra trong quá trình tiến hành nghiên cứu
• Chọn mẫu nghiên cứu KHÔNG ĐẠI DIỆN cho
dân số mục tiêu
SAI LỆCH CHỌN LỰA
• Không đo lường chính xác THÔNG TIN về phơi
nhiễm hay bệnh
SAI LỆCH THÔNG TIN
• Không kiểm soát CÁC YẾU TỐ GÂY NHIỄU
10
SAI LỆCH CHỌN LỰA
Dân số nghiên cứu

Bệnh Không bệnh Nhóm người bệnh và


Phơi nhiễm Phơi nhiễm phơi nhiễm có xác suất
Bệnh Không bệnh
vào mẫu nghiên cứu
Không phơi nhiễm Không phơi nhiễm cao hơn các nhóm khác

Bệnh Không bệnh


Phơi nhiễm
Phơi nhiễm
Một nhóm trong dân số Bệnh Không bệnh
có xác suất vào mẫu Không phơi nhiễm Không phơi nhiễm
lớn hơn các nhóm khác Mẫu nghiên cứu
 Sai lệch chọn lựa
SAI LỆCH CHỌN LỰA

• Trong những nghiên cứu MÔ TẢ, sai lệch chọn


lựa làm cho
 Tỉ lệ có biến cố quan tâm không chính xác
SAI LỆCH CHỌN LỰA

• Trong nghiên cứu PHÂN TÍCH, sai lệch chọn lựa


làm cho mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh
Ở những người tham gia nghiên cứu KHÁC
với người đủ điều kiện NHƯNG KHÔNG THAM
GIA NGHIÊN CỨU
SAI LỆCH CHỌN LỰA
• Các loại sai lệch chọn lựa thường gặp
Sai lệch do người tình nguyện
Sai lệch do đối tượng nghiên cứu từ chối tham
gia nghiên cứu
Sai lệch do mất theo dõi
Sai lệch Neyman
Sai lệch Berkson
Hiệu ứng công nhân khỏe
14
SAI LỆCH NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

• Xảy ra khi thỏa CẢ 2 điều kiện


 Có sự KHÁC BIỆT giữa người tình nguyện và
nhóm còn lại
 Những khác biệt này có ẢNH HƯỞNG đến kết
cục nghiên cứu

15
SAI LỆCH NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

• Ganguli và cộng sự so sánh TỈ SUẤT TỬ


VONG ở 1366 người được chọn ngẫu nhiên
và 315 người tình nguyện
• Người tình nguyện đa số
 Nữ

 Điểm kiểm tra nhận thức và TĐHV cao


 Ít sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

16
SAI LỆCH NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

• Sau 6 đến 8 năm theo dõi


 Tỉ suất tử vong ở nhóm người tình nguyện
THẤP HƠN rất nhiều so với người không
tình nguyện
 Những đặc điểm như nữ giới, điểm kiểm
tra nhận thức và TĐHV, ít sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe có liên quan đến tỉ
suất tử vong
17
SAI LỆCH NGƯỜI TÌNH NGUYỆN

• Tác giả kết luận


 Cần lưu ý sai lệch chọn lựa nếu nghiên cứu
liên quan đến sức khỏe với đối tượng nghiên
cứu là người tình nguyện

18
SAI LỆCH DO TỪ CHỐI THAM GIA
NGHIÊN CỨU

• Xảy ra khi thỏa CẢ hai điều kiện


 Người từ chối tham gia nghiên cứu có đặc
điểm KHÁC với người đồng ý tham gia
 Sự khác biệt này ẢNH HƯỞNG ĐẾN kết cục
nghiên cứu

19
SAI LỆCH DO TỪ CHỐI THAM GIA
NGHIÊN CỨU
Bảng 1. mối liên quan giữa HTL và nguy cơ RLCNT sau 10 năm
với giả định không ai từ chối tham gia nghiên cứu

Số người Nguy cơ RLCNT- sau RR


RLCNT 10 năm
HTL+ 100 10% 2
(n=1000)
HTL- 50 5%
(n=1000)
SAI LỆCH DO TỪ CHỐI THAM GIA
NGHIÊN CỨU
Bảng 2. Mối liên quan giữa HTL và nguy cơ RLCNT sau 10 năm
với 20% người HTL từ chối tham gia nghiên cứu do THA
Số người Nguy cơ RLCNT- sau RR
RLCNT 10 năm
HTL+ 60 7,5% 1,5
(n=800)
HTL- 50 5%
(n=1000)

• Người từ chối tham gia nghiên cứu KHÁC với


người tham gia ở đặc điểm THA
• THA có liên quan đến RLCNT
SAI LỆCH BERKSON

• Xảy ra trong NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG


được thực hiện trong bệnh viện
Sự kết hợp giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh
thường làm cho người ta CÓ NHIỀU CƠ HỘI
nhập viện hơn
SAI LỆCH BERKSON

• Trong một nghiên cứu bệnh chứng


 Ca bệnh được chọn trong bệnh viện có thể có
tỉ lệ phơi nhiễm CAO HƠN so với ca bệnh
được chọn trong dân số

23
SAI LỆCH BERKSON

• Prudenzano và cs (2005) đo huyết áp của những


người nhập viện do đau đầu Migraine tái phát
Tỉ lệ THA là 38% so với 11% trong dân số
chung
 Những người nhập viện thường có nhiều mối
liên quan giữa hai biến cố y khoa hơn so với
những người trong dân số chung

24
HIỆU ỨNG CÔNG NHÂN KHỎE

• Xảy ra trong những nghiên cứu đoàn hệ liên


quan đến NGHỀ NGHIỆP khi chọn
Nhóm phơi nhiễm: CÔNG NHÂN
Nhóm chứng: DÂN SỐ CHUNG
• Biến số phơi nhiễm có khuynh hướng trở thành
YẾU TỐ BẢO VỆ

25
HIỆU ỨNG CÔNG NHÂN KHỎE

Dân số chung
Công
nhân phơi Công Không làm Tổng
nhiễm nhân việc

Chết 50 4500 2500 7000

Thời gian- 1000 90000 10000 100000


người

Tỉ suất chết 0,05 0,05 0,25 0,07


(người-năm)
SAI LỆCH CHỌN LỰA

Hai câu hỏi phán xét sai lệch chọn lựa


1.Đối tượng nghiên cứu trong NHÓM
CHỨNG/NHÓM KHÔNG ĐƯỢC CHỌN có KHÁC
nhóm nghiên cứu hay không?
2.Các yếu tố khác biệt giữa hai nhóm có ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT CỤC nghiên cứu hay không?

27
THÍ DỤ

• Xác định mối liên quan giữa sử dụng thuốc


ngừa thai và K vú ở những người phụ nữ tiền
mãn kinh
• Một nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện
Nhóm bệnh: 500 phụ nữ K vú tiền mãn kinh
Nhóm chứng: 500 phụ nữ THA tiền mãn kinh
cùng tuổi, cùng bệnh viện với nhóm bệnh

28
THÍ DỤ

• 40% phụ nữ K VÚ tiền mãn kinh có sử dụng


thuốc ngừa thai
• 5% phụ nữ ở NHÓM CHỨNG có sử dụng thuốc
ngừa thai
Thuốc ngừa thai là yếu tố nguy cơ gây ra ung
thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh

29
THÍ DỤ

• Sai lệch chọn lựa có xảy ra khi chọn nhóm chứng


là phụ nữ tiền mãn kinh bị THA không?
Nhóm chứng có đặc điểm nào KHÁC nhóm
bệnh hay không?
Có: phụ nữ tiền mãn kinh trong nhóm chứng
KHÁC trong nhóm bệnh ở đặc điểm THA

30
THÍ DỤ

 Những đặc điểm khác biệt có ảnh hưởng đến


việc sử dụng thuốc ngừa thai ở nhóm chứng
hay không?
Có: nhóm chứng có tỉ lệ sử dụng thuốc ngừa
thai thấp
Người THA thường không được chỉ định sử
dụng thuốc ngừa thai do tác dụng phụ của
thuốc ngừa thai
31
THÍ DỤ

• Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để xác


định tỉ lệ SDD ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và mối liên
quan với kiến thức và thực hành nuôi con của bà
mẹ
• Một trong những tiêu chí LOẠI đối tượng nghiên
cứu: mẹ vắng nhà tại thời điểm khảo sát.

32
THÍ DỤ

• Nếu loại những BÀ MẸ VẮNG NHÀ tại thời điểm


nghiên cứu
 Sai lệch chọn lựa có thể xảy ra hay không?
 Nếu có ảnh hưởng như thế nào đến tỉ lệ SDD
của trẻ dưới 6 tháng tuổi ?

33
THÍ DỤ

• Bà mẹ vắng nhà do PHẢI ĐI LÀM SỚM DO KINH


TẾ có thể là một điểm khác biệt so với bà mẹ có
mặt tại thời điểm nghiên cứu
• Điểm khác biệt này có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ
SDD của trẻ dưới 6 tháng tuổi trong mẫu
• Tỉ lệ SDD của trẻ dưới 6 tháng tuổi trong nghiên
cứu sẽ THẤP HƠN so với thực tế

34
SAI LỆCH CHỌN LỰA

KHẮC PHỤC
 HÌNH DUNG TRƯỚC sai lệch chọn lựa CÓ THỂ
và đưa ra cách khắc phục CỤ THỂ dựa vào
 Kỹ thuật chọn mẫu
 Tiêu chí chọn vào và loại ra
 Dân số chọn mẫu

35
SAI LỆCH THÔNG TIN
• Lỗi trong việc đo lường biến số phơi nhiễm hoặc
biến số kết cục làm cho chất lượng thông tin
khác nhau ở các nhóm so sánh
HOẶC
• Xảy ra do một sự khác biệt hệ thống trong việc
đo lường biến số phơi nhiễm hoặc kết cục giữa
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
SAI LỆCH THÔNG TIN

• Những đặc tính quan trọng


 Xảy ra SAU KHI đối tượng nghiên cứu đã
được chọn vào nghiên cứu
 Liên quan đến việc THU THẬP DỮ LIỆU
 XẾP NHẦM NHÓM NGHIÊN CỨU
SAI LỆCH THÔNG TIN
Thông tin thu thập không chính xác có thể do

 Đối tượng nghiên cứu

oCung cấp thông tin không chính xác

 Người thu thập số liệu

oCó kỹ năng thu thập số liệu chưa tốt

 Người nghiên cứu

oChọn những công cụ đo lường kém giá trị


SAI LỆCH THÔNG TIN

Hậu quả

• Đối tượng nghiên cứu bị xếp nhầm nhóm nếu


biến số được đo lường trên thang đo DANH ĐỊNH

Xếp nhầm nhóm

KHÔNG KHÁC BIỆT

KHÁC BIỆT
SAI LỆCH THÔNG TIN

Xếp nhầm nhóm KHÔNG KHÁC BIỆT

• Xảy ra khi sự xếp nhóm phơi nhiễm hoặc bệnh


không chính xác với XÁC SUẤT BẰNG NHAU ở
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng

• Với biến số NHỊ GIÁ, xếp nhầm nhóm không


khác biệt luôn làm số đo kết hợp tiến đến 1
SAI LỆCH THÔNG TIN

Xếp nhầm nhóm KHÁC BIỆT


• Xảy ra khi sự xếp nhóm phơi nhiễm hoặc bệnh
không chính xác với XÁC SUẤT KHÁC NHAU ở
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
• Có thể làm TĂNG HOẶC GIẢM sức mạnh của số
đo kết hợp phụ thuộc vào HƯỚNG của việc xếp
nhầm
SAI LỆCH THÔNG TIN

Xếp nhầm nhóm bệnh do

• Công cụ chẩn đoán bệnh không chính xác

• Bệnh nhân tự khai báo tình trạng bệnh không


chính xác

• Thông tin về tình trạng bệnh được mã hóa không


chính xác trong cơ sở dữ liệu của cơ sở y tế
SAI LỆCH THÔNG TIN
Xếp nhầm nhóm phơi nhiễm do

• Công cụ chẩn đoán phơi nhiễm không chính xác

Bộ câu hỏi được xây dựng để thu thập thông tin
phơi nhiễm không hợp lý

Thiết bị đo lường phơi nhiễm không chính xác

Hồ sơ về tình trạng phơi nhiễm của cơ sở y tế


được ghi nhận không chính xác
SAI LỆCH THÔNG TIN
Xếp nhầm nhóm phơi nhiễm
• Đối tượng nghiên cứu TỰ KHAI BÁO về tình
trạng phơi nhiễm không chính xác
SAI LỆCH BÁO CÁO - Bệnh nhân thường có
khuynh hướng khai báo KHÔNG THẬT
Câu hỏi nhạy cảm
Bệnh nhân nghĩ nếu trả lời thật có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến họ
SAI LỆCH THÔNG TIN

Khắc phục – SAI LỆCH BÁO CÁO


• Giải thích rỏ ràng mục đích nghiên cứu
• Hạn chế câu hỏi nhạy cảm

45
SAI LỆCH THÔNG TIN
• Một nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện để
xác định mối liên quan giữa bệnh lậu và số
lượng bạn tình trung bình tron 2 tháng qua

100 người phụ nữ vừa được chẩn đoán mắc


bệnh lậu

100 người phụ nữ không mắc bệnh lậu trong


cùng bệnh viện được chọn

46
SAI LỆCH THÔNG TIN

• Những người bệnh lậu được tư vấn bệnh có thể


được phòng ngừa nếu điều trị cho cả bạn tình

• Cả hai nhóm được hỏi về số lượng bạn tình


trong vòng hai tháng qua

• Số lượng bạn tình trung bình ở nhóm bệnh lậu


gấp 4 lần so với nhóm không bệnh

47
SAI LỆCH THÔNG TIN

• Sai lệch thông tin có xảy ra không?

• Nếu có, nhóm nào có khả năng khai báo không


chính xác?

Nhóm phụ nữ không mắc lậu có khả năng


khai báo không chính xác số bạn tình

48
SAI LỆCH THÔNG TIN
Xếp nhầm nhóm phơi nhiễm
• Đối tượng nghiên cứu TỰ KHAI BÁO về tình
trạng phơi nhiễm không chính xác
SAI LỆCH HỒI TƯỞNG
Thường gặp trong nghiên cứu bệnh chứng
Người không có biến cố có khuynh hướng
NHỚ KHÔNG CHÍNH XÁC tiền sử phơi nhiễm
so với người có biến cố
SAI LỆCH THÔNG TIN

Khắc phục - SAI LỆCH HỒI TƯỞNG


• Sắp xếp câu hỏi phỏng vấn theo trình tự thời gian
hợp lý, bắt đầu từ những phơi nhiễm gần nhất
• Sử dụng nhóm chứng CÓ BIẾN CỐ KHÁC để
giảm khả năng nhớ không chính xác
• Sử dụng câu hỏi đóng thay vì câu hỏi mở
• Sử dụng thông tin từ hồ sơ bệnh án

50
SAI LỆCH THÔNG TIN

• Xác định nguyên nhân của tật nứt đốt sống, một
nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện
oNhóm bệnh: 100 bà mẹ có con bị bệnh
oNhóm chứng: 100 bà mẹ có con không bệnh
SAI LỆCH THÔNG TIN

o50% bà mẹ nhóm bệnh cho biết có ít nhất một


lần viêm họng trong suốt thai kỳ
o5% bà mẹ nhóm chứng khai báo có có ít nhất
một lần viêm họng trong suốt thai kỳ
oSo với hồ sơ bệnh án, nhóm chứng cung cấp
thông tin KHÔNG CHÍNH XÁC so với nhóm
bệnh
SAI LỆCH THÔNG TIN
DO NGƯỜI PHỎNG VẤN
Xếp nhầm nhóm phơi nhiễm
• Nếu biết được MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, người
phỏng vấn
Có thể GỢI Ý hoặc HƯỚNG DẪN đối tượng
nghiên cứu trả lời câu hỏi phỏng vấn THEO
HƯỚNG giả thuyết nghiên cứu
SAI LỆCH THÔNG TIN
DO NGƯỜI PHỎNG VẤN

K+ K-
HT +++ +

54
SAI LỆCH THÔNG TIN

Khắc phục – sai lệch thông tin do Người Phỏng Vấn


• Tập huấn
• Sử dụng công cụ đánh giá kết cục khách quan
• Làm MÙ người phỏng vấn
Giả thuyết hoặc mục tiêu nghiên cứu
Tình trạng bệnh hoặc phơi nhiễm của đối
tượng nghiên cứu

55
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU

56
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU
Liên quan không nhân quả
C Tuổi

E D VĐTL BMV
Một biến số gây nhiễu phải đáp ứng CẢ 3 TIÊU CHÍ
• Liên quan với biến số phơi nhiễm: phân bố không
đều ở nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm
• Là yếu tố nguy cơ của bệnh
• Không là BIẾN SỐ TRUNG GIAN trong chuổi
nhân quả giữa phơi nhiễm và bệnh 57
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU

Mối liên quan KHÔNG nhân quả xảy ra khi


• Thay đổi biến số phơi nhiễm KHÔNG làm thay
đổi biến số kết cục
• Mối liên quan dương tính giữa số nhà thờ và số
chết do ung thư
Một thí dụ cho mối liên quan không nhân quả
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU

Mối liên quan KHÔNG nhân quả xảy ra khi


• Biến số có thể ảnh hưởng đến số chết là KÍCH
CỠ THÀNH PHỐ - biến số bị che dấu
• Thành phố có DÂN SỐ LỚN có thể có NHIỀU
NHÀ THỜ và NHIỀU NGƯỜI CHẾT HƠN
• Giảm số nhà thờ trong thành phố lớn CŨNG
KHÔNG LÀM GIẢM SỐ CHẾT DO UNG THƯ
ẢNH HƯỞNG
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU
Không có ảnh hưởng của BIẾN SỐ TUỔI

VĐTL BMV
Tổng
Có Không
Có 30 70 100
Không 70 30 100
Tổng 100 100 200

OR = ad/bc = 0,18
60
ẢNH HƯỞNG
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU
Có ảnh hưởng của BIẾN SỐ TUỔI – Tăng OR
VĐTL BMV
Tổng
Có Không
Có 10 70 80
Không 90 30 120
Tổng 100 100 200
Tuổi≥60 ++ Tuổi ≥60 + OR =0,05
OR xa 1 61
ẢNH HƯỞNG
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU
Có ảnh hưởng của BIẾN SỐ GIỚI – Giảm OR
VĐTL BMV
Tổng
Có Không
Có 50 70 120
Không 50 30 80
Tổng 100 100 200
Nam ++ Nam + OR =0,43
OR gần 1 62
NHỮNG CÁCH KIỂM SOÁT
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU

GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

• Phân bổ ngẫu nhiên

• Bắt cặp

• Hạn chế
NHỮNG CÁCH KIỂM SOÁT
BIẾN SỐ GÂY NHIỄU
GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH

• Phương pháp chuẩn hóa

Trực tiếp

Gián tiếp

• Phân tầng

• Những phương pháp hồi quy


KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU
Phương pháp hạn chế

• Phương pháp đơn giản nhất

• Trong mối liên quan giữa VĐTL và BMV

Tuổi: một biến số gây nhiễu tiềm tàng

• Để kiểm soát biến số tuổi, chỉ chọn khảo sát


người ≥ 60 tuổi

• Giảm khả năng khái quát hóa từ mẫu đến dân số

65
KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU
Phương pháp bắt cặp

• Các biến số gây nhiễu tiềm tàng được bắt cặp

Nhóm bệnh và nhóm chứng trong NGHIÊN


CỨU BỆNH CHỨNG

Nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm


trong NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ

66
KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU
Cần bắt cặp khi

• Những biến số gây nhiễu KHÓ ĐO LƯỜNG

Môi trường

Thói quen dinh dưỡng Bắt cặp: anh chị


em, vợ chồng,
Yếu tố di truyền
hàng xóm
Tình trạng kinh tế

• Mẫu nhỏ
67
KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU

Hạn chế của phương pháp bắt cặp

• Không xác định được ảnh hưởng của biến số bắt


cặp

• Tốn thời gian và công sức để nhận diện và tuyển


chọn nhóm chứng nếu bắt cặp nhiều yếu tố

68
KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TẦNG
VĐTL  BMV
ORthô

VĐTL  BMV ở VĐTL  BMV ở


người ≥60 tuổi người < 60 tuổi

OR ở nhóm OR ở nhóm
≥60 tuổi ORkh <60 tuổi 69
KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU

RRMH = 1,5
KJ Jager (2008). Confounding: What it is and how to deal with it 70
KHẮC PHỤC GÂY NHIỄU
Hạn chế của phương pháp phân tầng

• Có thể không kiểm soát hết ảnh hưởng của biến


số gây nhiễu – Gây nhiễu thặng dư

Nếu biến số gây nhiễu là biến số định lượng


được phân nhóm thành biến số định tính với ít
giá trị

• Không thể phân tầng cùng lúc nhiều biến số

71
KẾT LUẬN

Nguyễn Đỗ Nguyên. Sách Dịch tễ học cơ bản. Bộ


Môn dịch tễ, Khoa YTCC, Đại học Y Dược Tp.HCM
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David G. Kleinbaum. ActivEpi Companion
Textbook
2. Moyses Szklo and F. Javier Nieto. Epidemiology
Beyond the Basic, second edition
3. Kenneth J.Rothman. Epidemiology – An
Introduction, second edition
4. Penny Webb and Chris Bain. Essential
Epidemiology, second edition
5. Isabel dos Santos Silva. Cancer Epidemiology:
Principles and Methods
6. Nguyễn Đỗ Nguyên. Sai Lệch – Handout bài
giảng cho học viên sau đại học 73
SUY DIỄN
NGUYÊN NHÂN

Phạm Nhật Tuấn


Bộ môn Dịch tễ
Khoa Y tế Công cộng
Đại học Y Dược TP. HCM

1
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Sau khi học xong bài này, học viên có thể


• Xác định được Ý NGHĨA của NGUYÊN NHÂN
GÂY BỆNH trên quan điểm dịch tễ học
• PHÂN BIỆT nguyên nhân CẦN, ĐỦ, THÀNH
PHẦN
• Liệt kê và áp dụng được CÁC TIÊU CHÍ CỦA
HILL để phán đoán một sự kết hợp trong một
nghiên cứu y học CÓ NHÂN QUẢ
2
GIỚI THIỆU

• Một mục tiêu quan trọng của dịch tễ học


Lượng giá được sự kết hợp giữa phơi nhiễm
và kết cục có TÍNH NHÂN QUẢ

3
GIỚI THIỆU

• Trong ĐIỀU TRỊ một bệnh nhân, bác sĩ quyết


định đưa ra một phát đồ điều trị cho bệnh nhân
DỰA VÀO GIẢ ĐỊNH
Điều trị sẽ cải thiện tình trạng của bệnh nhân

4
GIỚI THIỆU

• Trong QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ, quyết định


cung cấp một loại hình chăm sóc sức khỏe
DỰA VÀO GIẢ ĐỊNH
Dịch vụ được cung cấp sẽ cải thiện tình trạng
sức khỏe của cá nhân và cộng đồng

5
KHÁI NIỆM
NGUYÊN NHÂN

• Khái niệm về nguyên nhân: chủ đề được


tranh luận nhiều trong dịch tễ học
• “The word cause is an
ABSTRACT NOUN and, like beauty, will have
DIFFERENT MEANINGS in DIFFERENT
CONTEXTS” MacMahon và Pugh, 1970

6
KHÁI NIỆM
NGUYÊN NHÂN
• Khái niệm về nguyên nhân: chủ đề được tranh
luận nhiều trong dịch tễ học
• “Nguyên nhân là một danh từ TRỪU TƯỢNG
và, giống sắc đẹp, sẽ có NHIỀU NGHĨA KHÁC
NHAU trong NHỮNG BỐI CẢNH KHÁC NHAU”
MacMahon và Pugh, 1970

7
KHÁI NIỆM
NGUYÊN NHÂN
• Nếu nói rằng HTL là một nguyên nhân gây
ung thư phổi, có thể hiểu
MỌI NGƯỜI hút thuốc lá sẽ mắc ung thư
phổi
HOẶC
ÍT NHẤT MỘT NGƯỜI hút thuốc lá sẽ mắc
ung thư phổi
8
KHÁI NIỆM
NGUYÊN NHÂN
• “A cause of specific disease event as an
ANTECEDENT event, condition, or
characteristic that was necessary for the
occurrence of disease at the moment it
occurred, given that OTHER CONDITIONS
ARE FIXED” Rothman và Greenland, 2005

9
KHÁI NIỆM
NGUYÊN NHÂN
• “Một nguyên nhân của một bệnh cụ thể là một
biến cố, điều kiện, hoặc đặc tính XẢY RA
TRƯỚC cần thiết cho sự xuất hiện của bệnh
nếu những điều kiện khác CỐ ĐỊNH”
Rothman và Greenland, 2005

10
ĐẶC ĐIỂM
CỦA NGUYÊN NHÂN
• Có mối liên quan
X xảy ra với Y
• Có thứ tự thời gian
X đến trước Y
• Có hướng cụ thể
X  Y

11
CÁC KIỂU MỐI LIÊN QUAN
NHÂN QUẢ
• Một chuỗi liên quan nhân quả có thể
TRỰC TIẾP: một nguyên nhân gây bệnh trực
tiếp KHÔNG qua bất kỳ yếu tố trung gian
GIÁN TIẾP: một nguyên nhân gây bệnh
nhưng qua một hoặc nhiều yếu tố trung gian
• Trong sinh học người, những yếu tố trung gian
HẦU NHƯ LUÔN HIỆN DIỆN trong bất kỳ tiến
trình nhân quả 12
CÁC KIỂU MỐI LIÊN QUAN
NHÂN QUẢ

David D.Celentano (2019). Gordis Epidemiology Sixth Edition

13
NGUYÊN NHÂN CẦN VÀ ĐỦ
• Đặc điểm
Bệnh không xuất hiện nếu KHÔNG CÓ
nguyên nhân đang quan tâm (điều kiện CẦN)
Nếu nguyên nhân đang quan tâm HIỆN DIỆN,
bệnh LUÔN XẢY RA (điều kiện ĐỦ)
Quan hệ 1-1, rất hiếm xảy ra
Vi rút dại gây bệnh dại

14
NGUYÊN NHÂN CẦN VÀ ĐỦ

Phơi Nhiễm Bệnh

+ -
+ đúng sai

- sai đúng

David D.Celentano (2019). Gordis Epidemiology Sixth Edition

15
NGUYÊN NHÂN
CẦN KHÔNG ĐỦ
• Đặc điểm
Để bệnh xảy ra phải có NGUYÊN NHÂN gây
bệnh quan tâm
Tuy nhiên, tự nó KHÔNG ĐỦ để gây bệnh
Để bệnh xuất hiện, các nguyên nhân khác
PHẢI KẾT HỢP với NGUYÊN NHÂN CẦN,
thường theo MỘT CHUỖI THỜI GIAN cụ thể

16
NGUYÊN NHÂN
CẦN KHÔNG ĐỦ
• Người mắc ung thư không phải tâm vị dạ dày
phải nhiễm Helicobacter pylori (HP)
• Tỉ lệ nhiễm HP trong dân số khá cao nhưng tỉ
lệ ung thư dạ dày ở dân số này khá thấp. Do
đó, hầu hết những người nhiễm HP SẼ
KHÔNG mắc ung thư
• Các yếu tố KẾT HỢP để phát triển ung thư:
hút thuốc lá, ăn thực phẩm chứa ni-trát 17
NGUYÊN NHÂN
CẦN KHÔNG ĐỦ
Phơi Nhiễm Bệnh

+ -
+ đúng đúng

- sai đúng
David D.Celentano (2019).
Gordis Epidemiology Sixth
Edition

18
NGUYÊN NHÂN
ĐỦ KHÔNG CẦN
• Đặc điểm
Bệnh
Có thể xuất hiện CHỈ DO MỘT nguyên nhân
Cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra
Xảy ra không cần các nguyên nhân này
XUẤT HIỆN CÙNG VỚI NHAU
Nguyên nhân này HIẾM XẢY RA
Tiêu chí ĐỦ HIẾM khi đạt được từ một yếu tố
19
NGUYÊN NHÂN
ĐỦ KHÔNG CẦN
• Bệnh bạch cầu (leukemia) do phơi nhiễm
Phóng xạ
Benzen
• Tuy nhiên, bệnh KHÔNG LUÔN LUÔN xảy ra
ở những người phơi nhiễm với phóng xạ hoặc
Benzen

20
NGUYÊN NHÂN
ĐỦ KHÔNG CẦN
Phơi Nhiễm Bệnh

+ -
+ đúng sai

- đúng đúng
David D.Celentano (2019).
Gordis Epidemiology Sixth
Edition

21
NGUYÊN NHÂN
KHÔNG ĐỦ KHÔNG CẦN
• Đặc điểm
Bệnh
CÓ THỂ KHÔNG XẢY RA nếu nguyên nhân
hiện diện
CÓ THỂ XẢY RA khi yếu tố không hiện diện
Một mô hình phức tạp có thể MÔ TẢ CHÍNH
XÁC NHẤT mối liên quan nhân quả trong hầu
hết các BỆNH MẠN TÍNH
22
NGUYÊN NHÂN
KHÔNG ĐỦ KHÔNG CẦN
• Những TẬP HỢP CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ của
bệnh mạch vành (BMV) - một thí dụ của
nguyên nhân không đủ - không cần
Người có thể mắc BMV nếu có các tập hợp
HTL, ĐTĐ, HDL thấp
Cholesterol HT, THA, Không VĐTL
Mỗi yếu tố trong tập hợp các yếu tố trên là
nguyên nhân không cần – không đủ
23
NGUYÊN NHÂN
KHÔNG ĐỦ KHÔNG CẦN
Phơi Nhiễm Bệnh

+ -
+ đúng đúng

- đúng đúng
David D.Celentano (2019).
Gordis Epidemiology Sixth
Edition

24
BÁNH NGUYÊN NHÂN
ROTHMAN

• Một mô hình NGUYÊN NHÂN ĐỦ được đề nghị


bởi Rothman bao gồm một tập hợp các yếu tố
nguy cơ
• Mỗi yếu tố nguy cơ được xem là một NGUYÊN
NHÂN THÀNH PHẦN

25
BÁNH NGUYÊN NHÂN
ROTHMAN

• Một bệnh có NHIỀU nguyên nhân đủ

26
BÁNH NGUYÊN NHÂN
ROTHMAN

• Các nguyên nhân đủ có thể có CÙNG một vài


nguyên nhân thành phần
• Một nguyên nhân thành phần hiện diện trong
TẤT CẢ nguyên nhân đủ: NGUYÊN NHÂN CẦN

27
BÁNH NGUYÊN NHÂN
Khoâng beänh
ROTHMAN
Beänh Beänh

E A H A J A

D B G B I C
C F F

A Mô hình 1
A
Mô hình 2 Mô hình 3
CÁC LOẠI NGUYÊN NHÂN

R Bonita (2007). Basic Epidemiology Second Edition

29
ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM NGUYÊN
NHÂN – PHÒNG NGỪA

• Ức chế BẤT KỲ NGUYÊN NHÂN THÀNH


PHẦN của nguyên nhân đủ
• Không cần phải xác định tất cả các nguyên
nhân thành phần của nguyên nhân đủ
Không bắt buộc hoặc không thể nghiên cứu
chi tiết về cơ chế sinh bệnh

30
PHƯƠNG PHÁP
SUY DIỄN NHÂN QUẢ

• Bệnh nhiễm trùng  Định đề Koch


• Bệnh không lây  “Tiêu chí” của Bradford Hill

31
ĐỊNH ĐỀ HENLE – KOCH

• 1840 Henle đề nghị những định đề về mối liên


quan nhân quả của bệnh nhiễm trùng
• 1884, Koch mở rộng những định đề này
• Hữu ích trong việc chứng minh MỐI LIÊN
QUAN NHÂN QUẢ TRONG BỆNH NHIỄM
TRÙNG

32
ĐỊNH ĐỀ HENLE – KOCH

• Mầm bệnh
1. Phải được tìm thấy trong tất cả các ca bệnh
2. Không tìm thấy trong các bệnh khác
3. Được phân lập từ người bệnh
4. Được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
5. GÂY BỆNH khi cấy vào ĐỘNG VẬT cảm
nhiễm
6. Được xác định từ kết quả TÁI phân lập
33
ĐỊNH ĐỀ HENLE – KOCH

• KHÔNG THỂ áp dụng trong các trường hợp


Bệnh do NHIỀU yếu tố nguy cơ gây nên
Bệnh do Virus
Virus KHÔNG THỂ NUÔI CẤY như vi trùng
do virus sống trong tế bào và phát triển ở đó
Virus có thể hiện diện KHÔNG CÓ TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG

34
CÁC TIÊU CHÍ HILL

• 1965, Austin Bradford Hill phát triển 9 “tiêu chí”


để phân biệt mối liên quan có và không có nhân
quả
• Các “tiêu chí” này dựa vào những tiêu chí được
đề nghị đầu tiên bởi hiệp hội ngoại khoa Hoa kỳ
năm 1964

35
CÁC TIÊU CHÍ HILL
SỨC MẠNH SỰ KẾT HỢP
• Sự kết hợp tìm được càng mạnh, mối liên quan có
khuynh hướng là mối liên quan nhân quả
Mối liên quan giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh
càng mạnh, mối liên quan CÀNG ÍT CÓ KHẢ
NĂNG DO YẾU TỐ GÂY NHIỄU
• Có thể đo lường bằng thang đo tỉ số hoặc hiệu số

36
CÁC TIÊU CHÍ HILL
SỨC MẠNH SỰ KẾT HỢP
• Kết quả từ nghiên cứu THA VÀ ĐỘT QUỴ dựa
vào dân số Thụy Điển
Người THA mức độ nặng có nguy cơ đột quỵ
cao gấp 5,43 lần so với người không THA
Kết quả này cho thấy có ít hoặc không nghi ngờ
mức độ THA là nguyên nhân gây đột quỵ

37
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TÍNH HẰNG ĐỊNH
• Sự lặp lại kết quả RẤT QUAN TRỌNG trong
nghiên cứu dịch tễ học
• Mối liên quan tìm được có thể là mối liên quan
nhân quả khi nó HẰNG ĐỊNH với kết quả
Trong những loại nghiên cứu KHÁC NHAU, với
những DÂN SỐ, VÀ THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU

38
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TRÌNH TỰ THỜI GIAN
• Tiêu chí CẦN THIẾT để phán xét một mối liên
quan nhân quả
• Mối liên quan tìm được có thể được xem làm mối
liên quan nhân quả
Khi yếu tố được xem là nguyên nhân gây bệnh
phải XẢY RA TRƯỚC khi bệnh phát triển
• Tiêu chí này được xác định dễ dàng hơn trong
NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ 39
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TRÌNH TỰ THỜI GIAN
•Số ca chết/ngày tăng sau
khi mật độ hạt mịn tăng
•Sau khi mật độ hạt mịn
giảm thì số ca chết/ngày
cũng giảm
Dữ kiện sinh thái cho
thấy: ô nhiễm không khí
David D.Celentano (2019).
Gordis Epidemiology Sixth
tăng số chết/ngày
Edition
40
CÁC TIÊU CHÍ HILL
KHUYNH ĐỘ LIỀU ĐÁP ỨNG

• Khi liều phơi nhiễm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng


tăng
• Nếu một mối liên quan có khuynh độ liều đáp ứng
được tìm thấy, có thể có bằng chứng mạnh về
một mối liên quan nhân quả

41
CÁC TIÊU CHÍ HILL
KHUYNH ĐỘ LIỀU ĐÁP ỨNG
• Nghiên cứu về THA VÀ ĐỘT QUỴ cho thấy so
với người có huyết áp bình thường
Người tiền THA có nguy cơ đột quỵ gấp 2,84
lần
Người THA mức độ trung bình có nguy cơ đột
quỵ gấp 3,9 lần
Người THA mức độ nặng có nguy cơ đột quỵ
gấp 5,43 lần 42
CÁC TIÊU CHÍ HILL
KHUYNH ĐỘ LIỀU ĐÁP ỨNG

43
CÁC TIÊU CHÍ HILL
SỰ HỢP LÝ SINH HỌC
• Nếu mối liên quan tìm được có tính nhân quả thì
nó phải PHÙ HỢP với những kiến thức sinh học
hiện hành
• Sẽ khó giải thích mối liên quan nhân quả nếu mối
liên quan tìm được KHÔNG PHÙ HỢP với những
kiến thức về cơ chế sinh học hiện hành

44
CÁC TIÊU CHÍ HILL
SỰ HỢP LÝ SINH HỌC

• Tuy nhiên, mối liên quan tìm được trong nghiên


cứu thỉnh thoảng ĐẾN TRƯỚC những kiến thức
về sinh học hiện hành
• Quan sát của Gregg về mối liên quan giữa
Rubella và đục thủy tinh thể bẩm sinh được phát
hiện TRƯỚC KHI hiểu biết về virus gây quái thai

45
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TÍNH ĐẶC HIỆU
• MỘT PHƠI NHIỄM chắc chắn chỉ gây ra MỘT
BỆNH
Virus Rubella CHỈ GÂY bệnh sởi Đức
• Kết luận về mối liên quan nhân quả được cũng cố
khi mối liên quan được tìm thấy trong những dân
số có
NHỮNG ĐẶC TÍNH RIÊNG BIỆT với những
PHƠI NHIỄM CỤ THỂ 46
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TÍNH ĐẶC HIỆU
• Tiêu chí YẾU NHẤT trong tất cả các tiêu chí
Một nguyên nhân thường gây ra NHIỀU bệnh
Thuốc lá gây
 K phổi, K tụy, K bàng quang
 Bệnh tim mạch
 Khí phế thủng

47
CÁC TIÊU CHÍ HILL
SỰ CHẶT CHẼ CỦA BẰNG CHỨNG
• Tương tự sự hợp lý về mặt sinh học
• Một mối liên quan tìm được có tính nhân quả nên
phù hợp với sự hiểu biết về lịch sử tự nhiên và cơ
chế bệnh sinh
Những mô hình theo TRÌNH TỰ THỜI GIAN
của PHƠI NHIỄM và những ảnh hưởng sinh
học được biết của PHƠI NHIỄM nên phù hợp
với những mô hình BỆNH quan sát được
48
CÁC TIÊU CHÍ HILL
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

• Nếu một yếu tố được xem là nguyên nhân của


một bệnh
Người nghiên cứu mong đợi nguy cơ mắc bệnh
sẽ giảm khi phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
giảm hoặc được loại trừ

49
CÁC TIÊU CHÍ HILL
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
• Nếu những hoạt động phòng ngừa dựa trên bằng
chứng thực nghiệm giúp giảm hoặc loại trừ nguy
cơ mắc bệnh
Kết luận mối liên quan có thể có nhân quả giữa
phơi nhiễm và bệnh được cũng cố
• Theo quan điểm của Hill
Tiêu chí MẠNH NHẤT để hỗ trợ lý giải một mối
liên quan nhân quả 50
CÁC TIÊU CHÍ HILL
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

• Những thực nghiệm ở động vật thí nghiệm cung


cấp bằng chứng mạnh vì động vật được nuôi cấy
Mô phỏng tính nhạy cảm với phơi nhiễm cụ thể
Giám sát sự phát triển của bệnh
Xác định sự thay đổi cơ chế sinh bệnh

51
CÁC TIÊU CHÍ HILL
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

• Thử nghiệm lâm sàng cung cấp bằng chứng về


mối liên quan nhân quả vì thử nghiệm lâm sàng
với kỹ thuật phân bổ ngẫu nhiên
Kiểm soát biến số gây nhiễu và sai lệch cho
phép xác định mối liên quan THẬT giữa biện
pháp phòng chống bệnh và kết cục

52
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TÍNH LOẠI SUY
•Nếu mối liên quan tìm được TƯƠNG TỰ như
những lập luận đã được chấp nhận khác, nó có
tính nhân quả
•Những lập luận tương tự RÕ RÀNG có thể tăng
thêm trọng lượng cho những bằng chứng về
những mối liên quan YẾU

53
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TÍNH LOẠI SUY
•Trong nghiên cứu về mối liên quan giữa HTL THỤ
ĐỘNG và ung thư phổi
Khó khăn khi định lượng phơi nhiễm và đo lường
chính xác tất cả các yếu tố phơi nhiễm
Lý giải nguy cơ K phổi tăng ở người HTL thụ
động TƯƠNG TỰ như nguy cơ K phổi ở người
HTL do có những cơ chế sinh bệnh giống nhau
54
CÁC TIÊU CHÍ HILL
TÍNH LOẠI SUY

•Tuy nhiên, Bradford Hill và những nhà DTH khác


nhận ra khái niệm về tính loại suy
Có thể được bắt đầu từ những CẢM GIÁC
KHÔNG THỰC TẾ và có thể phụ thuộc vào SỰ
TƯỞNG TƯỢNG của người nghiên cứu

55
LƯU ĐỒ SUY DIỄN NHÂN QUẢ

Nguyễn Đỗ Nguyên. Sách Dịch tễ học cơ bản. Bộ Môn dịch tễ, Khoa YTCC,
Đại học Y Dược Tp.HCM 56
KẾT LUẬN
•Hiện tượng sức khỏe
Nhiều yếu tố tác động tương hỗ gây ra
•Phòng bệnh
Can thiệp vào BẤT KỲ nguyên nhân thành phần
của phức hợp nguyên nhân đủ
•Phán xét mối liên quan nhân quả
Tuân thủ tiến trình suy diễn
 Cơ hội, sai lệch, nhiễu
 Định đề Koch, các tiêu chí Hill 57
NHỮNG THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ
HỌC
BM DỊCH TỄ – KHOA YTCC
Mục Tiêu Bài Giảng

▪Sau khi học xong, học viên có thể


•Liệt kê được 9 loại thiết kế nghiên
cứu dịch tễ học.
•Xác định được bản chất của một
loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ.
Định Nghĩa Thiết Kế Nghiên Cứu

▪Một kế hoạch chi tiết những bước cơ


bản để xác định đối tượng nghiên
cứu, phương pháp thu thập, phân
tích, và lý giải những dữ kiện nhằm
mô tả về bệnh trạng, hoặc suy diễn
về nguyên nhân của bệnh, hoặc kết
luận về hiệu quả của một biện pháp
can thiệp sức khỏe.
Phân Loại
MỤC ĐÍCH CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ
QUAN SÁT
Mô tả bệnh trạng Mô tả Mô tả
Hình thành giả thuyết Tương quan
nhân quả Báo cáo một ca
Loạt ca
So sánh Cắt ngang

Xác định nguyên nhân So sánh Phân tích


Bệnh-chứng
Đoàn hệ

Đánh giá biện pháp So sánh Can thiệp


can thiệp Thử nghiệm lâm sàng
Thử nghiệm thực địa
Can thiệp cộng đồng
NGHIÊN CỨU QUAN SÁT

Chỉ đơn thuần quan sát những tính chất tự có của bệnh và
những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trạng, hoàn toàn không có
một tác động nào lên chúng
Nghiên cứu mô tả: mô tả bệnh trạng với các thuộc tính của nó
Nghiên cứu phân tích: xác định mối liên quan hoặc quan hệ
nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh
Có 2 loại
Các nghiên cứu mô tả
Các nghiên cứu phân tích
CÁC NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

1.Nghiên cứu tương quan (Correlational study)


Mô tả mối liên quan giữa bệnh và các yếu tố quan tâm
Hình thành giả thuyết về mối liên quan giữa nguyên nhân
(yếu tố tiếp xúc) với hậu quả (bệnh)
Đối tượng nghiên cứu là từng dân số, biến số là trị số
trung bình của từng dân số đó
VÍ DỤ
§Khi so sánh số người đoạt giải Nobel
và sự tiêu thụ chocolate của các nước
trên thế giới, kết quả cho thấy các
nước có lượng tiêu thụ chocolate bình
quân đầu người càng cao thì càng có
nhiều người đoạt giải Nobel.
Nghiên cứu mô tả
BÁO CÁO MỘT CA – HÀNG LOẠT CA

2. Báo cáo một ca (Case report):


Mô tả những đặc tính bệnh trạng của một bệnh xảy ra trên
một đối tượng nghiên cứu duy nhất
Có thể gợi ý về mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ và bệnh
3. Báo cáo hàng loạt ca (Case series report) :
Mô tả một bệnh lý xảy ra trên cùng một nhóm người
Ghi nhận những đặc điểm của một bệnh.
Có thể giúp phát hiện dịch hoặc một bệnh mới
Báo cáo một ca: Phát ban mề đay là triệu chứng ban đầu
của nhiễm COVID19
Một phụ nữ 54 tuổi bị phát ban ngứa và nổi mề đay trong
3 này sáu đó là khó thở trong 1 ngày. Xét nghiệm SAR-
CoV-2 dương tính.
Phát ban mề đay không được báo cáo là triệu chứng ban
đầu của nhiễm COVID-19.
Báo cáo loạt ca: Các trường hợp trẻ em bị nhiễm
virus Corona năm 2019”: Các đặc điểm lâm sàng và
dịch tễ học.
Mô tả 10 trường hợp bệnh nhi xảy ra ở các khu vực
ngoài Vũ Hán/
Nghiên cứu mô tả
NGHIÊN CỨU CẮT NGANG (Cross-sectional
study)
Đo lường tỷ lệ hiện mắc của một bệnh.
Các số đo về tiếp xúc và hậu quả được ghi nhận ở cùng một thời
điểm khảo sát (dữ kiện từ từng cá thể)
Mô tả tình hình sức khoẻ, bệnh tật với những đặc điểm dân số
hoặc trong điều tra dịch
Có thể được phân tích để tìm sự kết hợp giữa yếu tố tiếp xúc và
bệnh
Đặc điểm: không có điểm xuất phát cụ thể
không có chiều nghiên cứu rõ ràng
Thuận lợi: ít tốn kém, thực hiện nhanh
Hạn chế: không xác định trình tự thời gian giữa nguyên nhân
và hậu quả
Abstract: The purpose of this study was to examine the current utilization of healthcare
services, exploring unmet healthcare needs and the associated factors among people living in
rural Vietnam. This cross-sectional study was conducted with 233 participants in a rural area.
The methods included face-to-face interviews using a structured questionnaire, and
anthropometric and blood pressure measurements. We considered participants to have
unmet health needs if they had any kind of health problem during the past 12 months for
which they were unable to see a healthcare provider.

Nghiên cứu cắt ngang: Các nhu cầu chưa được đáp
ứng và các yếu tố liên quan ở nội thành và ngoai
thành Việt Nam
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH

Là nghiên cứu quan sát thực hiện trên hai nhóm


người để so sánh nguy cơ mắc bệnh
Sự khác biệt về số mắc bệnh ở 2 nhóm có và
không có phơi nhiễm sẽ xác lập được mối liên hệ
giữa bệnh và yếu tố tiếp xúc (phơi nhiễm)
Nghiên cứu phân tích
NGHIÊN CỨU BỆNH - CHỨNG

1. Nghiên cứu bệnh chứng (Case control study)


Quan sát nhóm bệnh và nhóm người không bệnh (nhóm chứng)
Đi ngược về quá khứ để thu thập thông tin về tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở hai
nhóm
So sánh tỷ lệ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm có bệnh và không có
bệnh để tìm mối liên quan
Ưu điểm: Tương đối ít tốn kém về thời gian và chi phí
Hạn chế: Hai biến cố tiếp xúc và bệnh đã xảy ra nên khó xác định trình tự thời
gian giữa nguyên nhân và hậu quả.
Dễ có sai số khi thu thập dữ kiện
Đặc điểm: xuất phát bằng có bệnh , chiều nghiên cứu đi ngược chiều thời
gian
Nghiên Cứu Quan Sát Phân Tích – Bệnh-Chứng

PN+
B+
PN- Dân số
nghiên
PN+ cứu
B-
PN-

t0 : Tìm nguyên nhân t1 : Bắt đầu


Nghiên cứu phân tích
NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ

Từ dân số chưa mắc bệnh, chọn hai nhóm có và


không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
Được theo dõi trong một thời khoảng để ghi
nhận có hoặc không có bệnh mới khởi phát
So sánh tỷ suất mới mắc bệnh giữa nhóm có tiếp
xúc và nhóm không có tiếp xúc
Nghiên cứu phân tích
NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ

Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu (Prospective cohort study):


Khi bắt đầu nghiên cứu, việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở nhóm có tiếp
xúc đã xảy ra trong khi bệnh chưa khởi phát, các trường hợp bệnh mới
xuất hiện được ghi nhận qua theo dõi một thời gian

Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (Retrospective cohort study) :


Khi bắt đầu nghiên cứu, việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và bệnh đều đã
xảy ra, nhưng xác định được thời điểm tiếp xúc đã xảy ra trước khi
phát bệnh.
Để có được dữ kiện, phải đi ngược thời gian từ khi tiếp xúc, sau đó, lần
theo thời gian để ghi nhận những bệnh mới đã xảy ra, cho đến thời điểm
nghiên cứu.
Nghiên cứu phân tích
NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
Ưu điểm:
có thể xác lập mối liên hệ nhân quả giữa tiếp xúc và bệnh vì
trình tự thời gian là rõ rệt
Hạn chế:
tốn kém, kéo dài thời gian
đối tượng bỏ tham gia
Đặc điểm:
xuất phát bằng sự tiếp xúc
chiều nghiên cứu đi cùng chiều thời gian
Nghiên Cứu Đoàn Hệ Tiến Cứu

B+
PN+
B-
Dân số
nghiên
cứu B+
PN-
B-

to : Bắt đầu t1 : Phát hiện bệnh


20
Nghiên Cứu Đoàn Hệ Hồi Cứu

B+
PN+
B-
Dân số
nghiên
cứu B+
PN-
B-
to : Xuất phát = Xếp nhóm t1 : Bắt đầu
Truy tìm bệnh
21
Nghiên Cứu Đoàn Hệ

ĐOÀN HỆ HỒI CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU


Retrospective cohort study Prospective cohort study

Chọn nhóm PN, và không PN Chọn nhóm PN, và không PN


Tìm bệnh đã có từ 2010 đến Phát hiện bệnh từ 2021
2021
2010 2021

Chuùng ta đang ở đây !


22
Material and methods. Based on registers, a Danish population-based cohort of adult,
incident, mixed-site cancer patients diagnosed between 1 October 2007 and 30
September 2008 was established. At 14 months following diagnosis participants
completed a questionnaire including health-related quality of life (EORTC QLQ C-30),
psychological distress (POMS-SF), and unmet needs with regard to physical, emotional,
family-oriented, sexual, work-related, and financial problems. Unmet needs were
assessed through six ad hoc questions.

Nghiên cứu đoàn hệ: Mối liên qua giữa nhu cầu
chưa được đáp ứng và chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư
CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

1.Thử nghiệm lâm sàng (Clinical trials) hoặc


Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát
(Randomizer controlled trials - RCT)
Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân
Mục đích nghiên cứu là xác định hiệu quả của một phương pháp
điều trị.
Chia thành hai nhóm, có và không có can thiệp
So sánh tỷ suất xuất hiện vấn đề nghiên cứu ở hai nhóm
Cần lưu ý vấn đề y đức trong nghiên cứu
CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

2. Thử nghiệm thực địa (Field trials)


Đối tượng nghiên cứu: người không bệnh
nhưng có nguy cơ mắc bệnh
Mục đích: tìm biện pháp phòng ngừa các bệnh
phổ biến hoặc trầm trọng, ảnh hưởng lên sức
khoẻ cộng đồng
Chia nhóm có và không có tiếp xúc với yếu tố
cần nghiên cứu, rồi so sánh kết quả ở hai nhóm
CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

3. Thử nghiệm can thiệp cộng đồng


(Community intervention study )
Đối tượng: cả cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề sức
khoẻ của cộng đồng
Các biện pháp can thiệp: biện pháp dễ áp dụng cho cộng
đồng hơn là cá nhân như cung cấp fluor cho nước sinh
hoạt, giáo dục sức khoẻ . . .
Giới hạn của loại nghiên cứu này là chỉ có thể khảo sát một
số lượng nhỏ các cộng đồng và khó chọn ngẫu nhiên
Thiết Kế Nghiên Cứu
Lựa Chọn

Hiện Tượng Sức Khỏe

1. Bao nhiêu ? Ai ?
Mô tả
Ở đâu ? Khi nào ?

2. Nguyên nhân gì ? Phân tích

3. Biện pháp can


Can thiệp
thiệp có hiệu quả ?
29
Thiết Kế Nghiên Cứu
Xác Định
Đối tượng NC
Dân số Cá nhân

Tương Quan Mục đích NC

Mô tả Tìm nguyên nhân Đánh giá hiệu quả

Một Ca Điểm xuất phát


Chiều NC ~ Chiều thời gian
Loạt Ca
Không rõ Hậu quả Nguyên nhân
Ngược chiều Cùng chiều

Cắt Ngang Bệnh-Chứng Đòan Hệ Can Thiệp


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG

EPI DEPT. – FPH – UMP HCMC

1
1. Phaân bieät ñöôïc yù nghóa cuûa soá hieän maéc vaø
soá môùi maéc.
2. Löïa choïn vaø tính toaùn ñöôïc nhöõng soá ño
beänh traïng, töû vong thích hôïp cho moät
nghieân cöùu dòch teã hoïc.
3. Lyù giaûi ñöôïc yù nghóa cuûa nhöõng soá ño beänh
traïng trong moät nghieân cöùu dòch teã hoïc.

MỤC TIÊU
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG 2
Ca mới mắc

Ca hiện mắc

Chết, khỏi bệnh, di dân


SỐ HIỆN MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG

4
• Tỷ lệ hiện đang bệnh

• Mức độ phổ biến và quy mô của bệnh

• Gánh nặng bệnh tật

• Tính từ khảo sát cắt ngang

• Tính tại một thời điểm hay trong một thời khoảng

• Phản ảnh nhu cầu chăm sóc và điều trị

SỐ HIỆN MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG
 Soá Hieän Maéc Thôøi Ñieåm

Soá beänh hieän coù taïi thôøi ñieåm


Daân soá cuøng thôøi ñieåm

 Soá hieän maéc thôøi khoaûng

Soá beänh hieän coù trong thôøi khoaûng


Daân soá trung bình giöõa thôøi khoaûng

SỐ HIỆN MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG 6
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Ca 4
Ca 5

Ca 7 Ca 6
Kinh phí, nhaân söï cho naêm 2020
Ca 8
01.01.2019 31.12.2019
(120 ngöôøi) (100 ngöôøi)
P (01.01) = 3 / 120 = 25 / 1.000
P (31.12) = 4 / 100 = 40 / 1.000
SỐ HIỆN MẮC THỜI ĐIỂM
SỐ HIỆN MẮC 7
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Ca 4
Ca 5

Ca 7 Ca 6
Ca 8
01.01.2018 31.12.2018
(120 ngöôøi) (100 ngöôøi)

P (2019) = 7 / 110 = 63/1.000

SỐ HIỆN MẮC THỜI KHOẢNG


SỐ HIỆN MẮC 8
Thay đổi tử số:
• Tiêu chí chẩn đoán thay đổi, kỹ thuật tốt hơn
• Điều trị có hiệu quả
• Số bệnh mới tăng hay giảm
• Bệnh hồi phục hoặc tử vong nhanh chóng
• Số lượng lớn người khỏe đi vào hay ra khỏi
dân số

SỐ HIỆN MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG
Số hiện mắc cao?
• Khả năng sống còn cao
• Bệnh phổ biến
Số hiện mắc thấp?
• Tử vong nhanh
• Điều trị hiệu quả nhanh
• Số mới mắc thấp

THAY ĐỔI SỐ HIỆN MẮC


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG
SỐ MỚI MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG

11
• Bệnh mới xuất hiện trong dân số nguy cơ trong một
khoảng thời gian

• Nghiên cứu đoàn hệ

• Đo lường sự xuất hiện của bệnh (nguy cơ)

• Thay đổi khi có sự thay đổi tình trạng quân bình của các
yếu tố gây bệnh

• Quan trọng trong tìm hiểu nguyên nhân

ĐẶC ĐIỂM
SỐ MỚI MẮC
Cummulative Incidence

Soá beänh môùi trong moät thôøi khoaûng

Soá ngöôøi coù töø ñaàu thôøi khoaûng

NGUY CƠ (Risk)

SỐ MỚI MẮC TÍCH LŨY


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG 13
Ngöôøi Naêm 1 Naêm 2 Naêm 3 Naêm 4 Naêm 5 Naêm 6
1 x
2 x
3 BỆNH
4 CHẾT
5
6 x
7
8
9 x
10
11 x
12

Nguy cô = 5 / 12 = 42% trong 6 naêm


14
 Nguy cô = 42% trong 6 naêm

 Lyù giaûi

 ÔÛ nhöõng ngöôøi chöa maéc beänh,


xaùc suaát ñeå maéc beänh trong
voøng 6 naêm laø 42%

SỐ MỚI MẮC TÍCH LŨY


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG 15
 Nhöõng ñieåm caàn löu yù

➢ Thôøi ñieåm khôûi beänh (beänh maïn tính)

➢ Thôøi khoaûng quan saùt (keùo daøi)


➢ Maãu soá (daân soá nguy cô)

➢ Thôøi gian – Ngöôøi (moãi caù nhaân)

SỐ MỚI MẮC TÍCH LŨY


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG 16
Incidence Density

Toång soá beänh môùi


Toång thôøi gian-ngöôøi nguy cơ

TỶ SUẤT (Rate)

TỶ SUẤT MỚI MẮC


SỐ MỚI MẮC 17
Ngöôøi Naêm 1 Naêm 2 Naêm 3 Naêm 4 Naêm 5 Naêm 6 t nguy cô
1 x 2,5
2 x 3,5
3
1,5
4 2,5
5 4,5
6 x 0,5
7 0,5
8 2,5
9 x 2,5
10 2,5
11 x 1,5
12 1,5

Tæ suaát = 5 ngöôøi / 26 ngöôøi-naêm = 192/1.000/ naêm


18
 Tæ suaát = 5 ngöôøi / 26 ngöôøi-naêm
= 192/1.000/ naêm
 Lý giải: hàng năm trong 1000 người theo
dõi, có 192 người không mắc bệnh X mắc bệnh
X

TỶ SUẤT MỚI MẮC


SỐ MỚI MẮC 19
• Lưu ý
• Thời gian nguy cơ: thời gian cá nhân còn ở trong dân
số và chưa mắc bệnh.
• Khó tính được chính xác thời gian nguy cơ của từng
cá nhân. → ước tính tổng thời gian nguy cơ

khoảng thời gian quan sát x


dân số trung bình thời khoảng.
TỶ SUẤT MỚI MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG
LIÊN QUAN HIỆN MẮC – MỚI MẮC
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG
Beänh Suyeãn ôû Hoa Kyø
Tuoåi I haøng naêm P d (naêm)
0–5 6 / 1.000 29/1.000 4,8
6 – 16 3 / 1.000 32/1.000 10,7
17 – 44 2 / 1.000 26/1.000 13,0
45 – 64 1 / 1.000 33/1.000 22,0
65+ 0 36/1.000 33,0
Chung 3 / 1.000 30/1.000 10,0

22
• Số hiện mắc tùy thuộc:
Số người bị bệnh trong quá khứ
Bệnh mạn tính? Bệnh cấp tính?
→ Thời gian bệnh.
Số mới mắc bệnh
• Số mới mắc cao → nguy cơ mắc bệnh cao.
• Số hiện mắc cao → có nguy cơ cao?

LIÊN QUAN HIỆN MẮC – MỚI MẮC


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG
 P ~ I.d

 P=I.d

 d = thôøi gian trung bình cuûa beänh

LIÊN QUAN HIỆN MẮC – MỚI MẮC


SỐ ĐO BỆNH TRẠNG 24
KẾT LUẬN
SỐ ĐO BỆNH TRẠNG

25
Moâ Taû Beänh Traïng

 Tæ Leä Hieän Maéc

MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN của bệnh


tại một thời điểm

 Tæ Suaát Môùi Maéc

NGUY CƠ MẮC BỆNH


trong moät thôøi khoaûng
26
Moâ Taû Beänh Traïng

 Tæ Leä Hieän Maéc

Hiện mắc thời điểm

Hiện mắc thời khoảng

27
Moâ Taû Beänh Traïng

 Tæ Suaát Môùi Maéc

Mới mắc tích lũy = Nguy cơ(Tæ Leä)


Thôøi khoaûng

Tỉ trọng mới mắc (Tæ Suaát)

Ñôn vò = 1 / thôøi gian


28
SỐ ĐO KẾT HỢP

Dịch Tễ Học Cơ Bản

Mai Thị Thanh Thúy

1
Số Đo Kết Hợp
Mục Tiêu Bài Giảng

1. Tính ñöôïc nhöõng soá ño keát hôïp, goàm nguy cô töông ñoái, tæ soá
soá cheânh, tæ soá tæ leä hieän maéc, nguy cô qui traùch, vaø nguy cô
qui traùch daân soá.

2. Lyù giaûi ñöôïc yù nghóa cuûa moät soá ño keát hôïp ñeå xaùc ñònh moät
nguyeân nhaân gaây beänh, vaø ñònh löôïng ñöôïc taùc ñoäng cuûa
moät nguyeân nhaân ñoái vôùi tình traïng söùc khoûe cuûa moät coäng
ñoàng.

2
MỘT SỐ KHÁI NiỆM
● Nguyên nhân - Yếu tố nguy cơ – Phơi nhiễm
● Bảng 2 x 2
Bệnh
Nguyên nhân Có Không Tổng

Có a b a+b
Không c d c+d
Tổng a+c b+d a+b+c+
3
d
Nguy Cơ Tương Đối

4
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Tương Đối

Cholesterol huyeát thanh cao coù taêng nguy cô


maéc beänh maïch vaønh hay khoâng ?

Chol. huyeát Beänh maïch vaønh Toång


thanh (mg%) Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876
5
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Tương Đối
BMV / Chol. cao ~ BMV / Chol. bình thöôøng
Chol. huyeát Beänh maïch vaønh Toång
thanh (mg%)
Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

R1 = 51 / 422 trong 6 naêm


R0 = 16 / 454 trong 6 naêm 6
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Tương Đối

BMV / Chol. cao ~ BMV / Chol. bình thöôøng

R1 : R0 = (51 / 422) : (16 / 454) = 3,4

Ngöôøi coù cholesterol huyeát thanh cao coù


nguy cô maéc BMV gaáp 3,4 laàn so vôùi
ngöôøi coù chololesterol huyeát thanh bình
thöôøng.
7
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Tương Đối

R1 : R0 = RR

RR = Risk Ratio = Tæ soá Nguy cô

RR = Relative Risk
NGUY CƠ TƯƠNG ĐỐI

8
Số Đo Kết Hợp

Möùc ñoä keát hôïp

RR = 1 : Khoâng lieân quan


RR > 1 : Taêng nguy cô
RR < 1 : Baûo veä

9
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Tương Đối

Chol. huyeát thanh BMV Toång


(mg%) Coù Khoâng
Cao a b a+b
Bình thöôøng c d c+d
Toång a+c b+d a+b+c+d

RR = R1 / R0

RR = [a / (a + b)] : [c / (c + d)]
10
Tỉ Số Số Chênh

11
Số Đo Kết Hợp
Tỉ Số Số Chênh

SOÁ CHEÂNH : ODDS

Soá cheânh = Nguy cô / (1 - Nguy cô)

12
Số Đo Kết Hợp
Tỉ Số Số Chênh
Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång
(mg%)
Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

Soá cheânh BMV/Chol. cao = O1


= R1 : (1 – R1)
= (51 / 422) : [1 – (51 / 422)]
= 51 / (422 - 51) = 51 / 371
13
Số Đo Kết Hợp
Tỉ Số Số Chênh
Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång
(mg%)
Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

Soá cheânh BMV/Chol. Bình thöôøng = O0


= R0 : (1 – R0)
= (16 / 454) : [1 – (16 / 454)]
= 16 / (454 - 16) = 16 / 438
14
Số Đo Kết Hợp
Tỉ Số Số Chênh

Cholesterol huyeát thanh cao coù taêng nguy cô


maéc beänh maïch vaønh hay khoâng ?

BMV / Chol. cao ~ BMV / Chol. bình thöôøng

O1 = 51 / 371 O0 = 16 / 438

O1 : O0 = 3,76 Lyù giaûi : ………

15
Số Đo Kết Hợp
Tỉ Số Số Chênh

O1 : O0 = OR

OR = Odds Ratio

TÆ SOÁ SOÁ CHEÂNH

16
Số Đo Kết Hợp

Möùc ñoä keát hôïp

OR = 1 : Khoâng lieân quan


OR > 1 : Taêng nguy cô
OR < 1 : Baûo veä

17
Số Đo Kết Hợp
Tỉ Số Số Chênh

Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång


(mg%) Coù Khoâng
≥ 245 51 (a) 371 (b) 422
< 210 16 (c) 438 (d) 454
Toång 67 809 876

OR = O1 : O0 = (51 x 438) : (371 x 16)

O1 = 51 / 371
OR = ad : bc
O0 = 16 / 438
18
TỈ SỐ TỈ LỆ HIỆN MẮC
HTL Ho và Thở Khò Khè Tổng
Có Không
Có 13 13 26
Không 2 72 74
Tổng 15 85 100
Tỉ lệ ho và thở khò khè ở nhóm HTL +
P1 = 13 : 26
Tỉ lệ ho và thở khò khè ở nhóm HTL-
P2 = 2 / 74
19
TỈ SỐ TỈ LỆ HIỆN MẮC
HTL Ho và Thở Khò Khè Tổng
Có Không
Có 13 13 26
Không 2 72 74
Tổng 15 85 100
PR = P1 : P2
= 18,5
PR (Prevalence ratio) = P1 : P2
PR = [a / (a + b)] : [c / (c + d)] 20
Số Đo Kết Hợp
TỶ SỐ TỶ LỆ HIỆN MẮC

P1 : P0 =PR

PR = Propotion Ratio = Tæ soá Tỷ Lệ


Hiện Mắc

TỶ SỐ TỶ LỆ HIỆN MẮC
21
Nguy Cơ
Qui Trách

22
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách

Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång


(mg%) Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

ÔÛ nhöõng ngöôøi taêng cholesterol huyeát


thanh, coù bao nhieâu ngöôøi bò BMV laø vì
taêng cholesterol huyeát thanh ?
23
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách

Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång


(mg%) Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

R1 – R0 = (51 / 422) – (16 / 454)

= 0,0856 = 856 / 10.000 trong 6 naêm

24
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách

R1 – R0 = 856 / 10.000 trong 6 naêm


Trong soá 10.000 ngöôøi taêng chol. huyeát
thanh coù BMV, trong 6 naêm, chæ coù 856 ngöôøi
bò BMV laø thöïc söï vì taêng chol. huyeát thanh

ÔÛ 10.000 ngöôøi taêng chol. huyeát thanh coù


BMV, neáu chol. huyeát thanh trôû laïi bình thöôøng,
trong 6 naêm coù theå giaûm ñöôïc 856 ngöôøi BMV
25
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách

AR = R1 – R0

= Attributable Risk
NGUY CÔ QUI TRAÙCH

RD = Risk Difference
= Hieäu soá Nguy cô

26
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách
Soá môùi
maéc

AR

Khoâng phôi Phôi nhieãm


nhieãm 27
Số Đo Kết Hợp
Phần Trăm Nguy Cơ Qui Trách

AR% = AR / R1
= (R1 – R0) : R1

28
Số Đo Kết Hợp
Phần Trăm Nguy Cơ Qui Trách

AR% = AR : R1
= 0,708 # 71%
ÔÛ nhöõng ngöôøi taêng chol , chæ
coù 71% caùc tröôøng hôïp BMV laø
thöïc söï vì taêng cholesterol

ÔÛ nhöõng ngöôøi taêng cholesterol, neáu


cholesterol trôû laïi bình thöôøng, tæ leä môùi maéc
BMV seõ giaûm ñöôïc 71%.
29
Nguy Cơ
Qui Trách Dân Số

30
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách Dân Số

Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång


(mg%) Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

Trong toaøn boä daân soá, coù bao nhieâu


ngöôøi bò BMV laø do taêng chol./huyeát
thanh?
31
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách Dân Số

PAR = Population Attributable Risk


= Nguy cô qui traùch daân soá

PAR = (RT – R0)

32
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách Dân Số

Chol. huyeát thanh Beänh maïch vaønh Toång


(mg%) Coù Khoâng
≥ 245 51 371 422
< 210 16 438 454
Toång 67 809 876

PAR = RT – R0
= (67 / 876) – (16 / 454)
= 0,0412 = 412/10.000 trong 6 naêm
33
Số Đo Kết Hợp
Nguy Cơ Qui Trách Dân Số

PAR = 412/10.000 trong 6 naêm


Trong 10.000 ngöôøi cuûa toaøn daân soá, trong
6 naêm, chæ coù 412 ngöôøi bò BMV laø
thöïc söï do taêng chol.

Neáu toaøn daân soá khoâng coøn ai taêng chol.,


trong 6 naêm, cöù moãi 10.000 ngöôøi, seõ
giaûm ñöôïc 412 tröôøng hôïp BMV.
34
Số Đo Kết Hợp
Phần Trăm Nguy Cơ Qui Trách Dân Số

PAR% = PAR / RT

35
Số Đo Kết Hợp
Phần Trăm Nguy Cơ Qui Trách Dân Số

PAR% = PAR / RT = 54%

Trong toaøn daân soá, chæ coù 54% caùc


tröôøng hôïp BMV laø thöïc söï do taêng chol.

Neáu toaøn daân soá khoâng coøn ai taêng


chol., tæ leä môùi maéc BMV seõ giaûm 54%

36
Kết Luận

37
Số Đo Kết Hợp
Số Đo Kết Hợp Tỉ Số

ÑOÄ LÔÙN CUÛA HAÄU QUAÛ maø ngöôøi coù


phôi nhieãm phaûi gaùnh chòu, so vôùi
ngöôøi khoâng phôi nhieãm

38
Số Đo Kết Hợp
Số Đo Kết Hợp Tỉ Số

RR Nguy cô töông ñoái


Döïa vaøo soá môùi maéc
Nghieân cöùu ñoaøn heä

OR Tæ soá Soá cheânh


Nghieân cöùu beänh-chöùng,
ñoaøn heä
PR Tæ soá tæ leä hieän Maéc
Döïa vaøo soá hieän maéc
Nghieân cöùu caêt ngang

39
Số Đo Kết Hợp
Số Đo Kết Hợp Tỉ Số

RR , OR, PR = 1
Yeáu toá PN Khoâng Lieân Quan ñeán beänh

RR , OR, PR > 1
Yeáu toá PN laø Yeáu Toá Nguy Cô

RR , OR, PR < 1
Yeáu toá PN laø Yeáu Toá Baûo Veä

40
Số Đo Kết Hợp
Số Đo Kết Hợp Hiệu Số

TAÙC ÑOÄNG thaät söï cuûa yeáu toá phôi nhieãm

AR , AR% : Nguy cô qui traùch


ôû nhoùm coù phôi nhieãm

PAR , PAR% : Nguy cô qui traùch


trong toaøn daân soá

41
Số Đo Kết Hợp
Số Đo Kết Hợp Hiệu Số

TAÙC ÑOÄNG thaät söï cuûa yeáu toá phôi nhieãm

Số Đo Tác Động
YÙ nghóa SÖÙC KHOÛE COÂNG COÄNG

42

You might also like