You are on page 1of 4

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẾN

NỀN ẨM THỰC VIỆT NAM


Bài làm
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ, giữa hai hay
nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông quá giá cả) hay bằng hàng
hoá, dịch vụ khác.

Chiến thắng trong các cuộc kháng chiến cứu quốc, tiếp đến là hàn gắn vết thương chiến tranh và
tìm cơ chế, mô hình phát triển, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trong sự
phát triển kinh tế. Từ một quốc gia thuẩn nông, đại đa số người dân sống ở nông thôn, trình độ
phát triển thấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình
trên thế giới, nước ta đã chủ động hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cho thấy các hoạt động thương mại được đẩy mạnh, thương mại
đã cho thấy sức bật của mình và đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội. Trong đó có nền ẩm thực
Việt Nam.

- Hoạt động thương mại mang lại nhữg mặt tích cực cho nền ẩm thực việt nam:
• Như chúng ta đã biết nền ẩm thực việt nam không chỉ có truyền thống lâu đời, đa dạng
và phong phú, mà còn hội tụ đủ các yếu tố “ Chân - Thiện - Mỹ”
• Phát huy giá trị đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam trong bối cảnh đương đại.
• Định vị lại nhận thức và giá trị ẩm thực Việt.
• Thương mại tạo nên thương hiệu cho nền ẩm thực Việt Nam trên thị trường quốc tế thông
qua phương tiện truyền thông.

• Trong hội thảo marketing tại thành phố hồ chí minh, ông Philp Kotler đc coi là những
nhà sáng lập trường phái Marketing hiện đại của thế giới đã gọi ý “ Việt Nam nên trở
thành bếp của thế giới” điều này cho thấy thương mại đã làm rất tốt nhiệm vụ truyền
thông nền ẩm thực việt.
• Hoạt động thương mại phát triển đã giúp việt nam ta hiện nay có khoảng 200.000 –
300.000 quán ăn và khoảng 15.000 – 20.000 nhà hàng thuần Việt tại nhiều quốc gia trên
thế giới.
• Hiện nay nhờ các hoạt động thương mại mà ẩm thực không còn chỉ là hoạt động đáp ứng
nhu cầu cơ bản của người dân mà nó còn trở thành một ngành du lịch ẩm thực đặc trưng
cho bản sắc dân tộc Việt Nam.
• Thương mại đã giúp cho nền ẩm thực lan nhanh ra ngoài thế giới
• Thương mại giúp du nhập văn hoá các nước phương Tây từ đó làm phong phú nền ẩm
thực Việt Nam.
• Không những thế thương mại giúp mọi người dân trên đất nước dù Bắc – Trung – Nam
đều như một, tiếp cận đến nền ẩm thực từng phương dễ dàng hơn.
• Giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động vì mô hình ẩm thực càng mở rộng.

- Nói đến tích cực thì cũng có tiêu cực, đây là những mặt tiêu cực mà thương mại đem
lại cho nền ẩm thực việt:
• Xuất khẩu văn hoá ẩm thực Việt Nam ra thế giới mới chỉ dừng lại ở những hoạt động đơn
lẻ thiếu chiều sâu. Điều này đã cho thấy sự lãng phí nguồn lực và tài nguyên.
• Tham gia vào thị trường quốc tế, các thương hiệu Việt mang tên rất “ Tây” song thật ra
đều là kết quả từ sự sáng tạo và đầu tư của người Việt như the Coffee House, Fresh
Garden hay Pari Gâteaux.
• Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thức ăn, đồ uống sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với những doanh nghiệp của
nước ngoài trên thị trường nội địa.
• Chính vì sự gia nhập thị trường quốc tế, hoạt động thương mại phát triển khiến cho Việt
Nam phải vất vả đưa ra những chính sách phù hợp để ẩm thực việt có thể đứng vững trên
thị trường nội địa và thế giới.

- Hoạt động thương mại việt nam phát triển nền thực trong nước:
• Việt Nam chúng ta tập trung đi vào phát triển nền nông nghiệp đẩy mạnh dịch vụ và du
lịch.
➢ Trước hết nói về dịch vụ cung cấp thức ăn được thực hiện theo các hình thức:
Tại các khách sạn và khu du lịch có những nhà hàng đa dạng về các món ăn.
Tại các nhà hàng hoặc tập đoàn nhà hàng riêng biệt, tách khỏi hoạt động của khách sạn
Tại các quầy bán thức ăn nhanh ( Fast foods) hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn cung
ứng thức ăn nhanh như KFC, Marc Donal, Phở 24..v.v.
Cung cấp các xuất ăn cho các hãng hàng không quốc tế, các tầu hoả liên vận, xe ô tô
vận chuyển khách du lịch..v.v.
Về dịch vụ cung cấp đồ uống được thực hiện theo các hình thức cơ bản sau :
Trong các khách sạn ( nhà hàng, quán Bar, vũ trường…v.v)
Trong các nhà hàng ( phục vụ ăn kèm uống )
Trong các quầy Bar ( chỉ phục vụ riêng đồ uống)
Trong các cơ sở giải trí ( vũ trường, casino,..v.v)
⇒ cho thấy hoạt động thương mại đã đem lại những hình thức kinh doanh mới lạ để từ
đó đưa ẩm thực gần hơn với người tiêu dùng.
• Chính vì thế mà các nước có ngành du lịch phát triển đều tập trung cho việc tạo hình ảnh
của đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và các món ăn và đồ uống.
• Với địa thế là một đất nước có nhiều thắng cảnh đẹp, việt nam đã thu hút rất nhiều du
khách đến thăm, với định hướng kết hợp ẩm thực với du lịch của hoạt động thương mại
Việt Nam không chỉ thúc đẩy được dịch vụ du lịch phát triển mà còn quảng bá được nền
ẩm thực từng khu vực.
• Khi du khách đến với các danh lam thắng cảnh của việt nam sẽ được thưởng thực các
món ăn đặc trưng của từng nơi. Chính điều này tạo lên sự đặc biệt của nền ẩm thực.
• Hoạt động thương mại phát triển thu nhập của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện, dịch
vu du lịch phát tiển. Tất cả các yếu tố trên là cơ hội tốt để các nhà hàng phát triển không
chỉ ở các thàng phố lớn, các khu du lịch, mà còn ở các thị trấn, các khu dân cư và dọc các
đường quốc lộ.
• Từ đó mà việt nam có những nết đặc biệt mà khách du lịch biết đến đó là: các món ăn
đường phố, các cửa hàng, quán ăn gia đình được mở lên liên tục.
• Dưới tác động của các hoạt động thương mại những món ăn đặc trưng của từng vùng
miền đã được lan rộng ra toàn đất nước. Như cafe là đặc sản tây nguyên, sự phát triển của
thương mại giúp chúng ta ko cần đến tây nguyên mà vẫn có được nhưng muỗng cafe thơm
ngon, trè thái nguyên...
• Từ miền nam ra miền bắc thông qua hoạt động thương mại mà biết đến, ẩm thực cũng
vậy, như là trè Thái Nguyên, cốm Hà Nội, bánh đậu xanh Hải Dương, Bá đa cua Hải
phòng....

- Hoạt động thương mại việt nam phát triển nền ẩm thực vươn ra quốc tế:
• Thương mại phát triển khiến cho ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Úc..v.v, có rất nhiều nhà
hàng của Trung Quốc(Chinese Foods), nhà hàng ThaiLan(Thai Foods), nhà hàng Nhật
Bản ( Japanese Foods), nhà hàng Hàn Quốc( Koeran Foods)..v.v, đó chưa kể những nhà
hàng nổi tiếng của châu Âu và châu Mỹ đã và đang thâm nhập vào các thị trường mới
mẻ. Ngay tại nước ta, từ khi mở cửa và hội nhập nhiều nhà hàng của các nước từ châu Âu
(nhà hàng Italia, nhà hàng Pháp), châu Á ( nhà hàng Trung Quốc, nhà hàng Hàn Quốc,
nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Thai Lan..v.v) đã mở tại các thành phố lớn( Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, ..v.v) và các khu du lịch.

• Việt nam cũng vậy, đưa ẩm thực ra thế giới qua các hoạt động quảng bá, các chuỗi cửa
hàng việt được mở ra khắp các nơi trên thế giới.
• Không chỉ xuất khẩu mà việt nam còn nhập khẩu rất nhiều nguyên nhiên vật liệu phục
vụ cho người dân. Như là nguyên liệu nhập khẩu (teok, matcha)...
• Việt Nam đã tham gia và hội nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO) trong lĩnh vực
ẩm thực nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam thông qua các món ăn Việt (Vietnamess
Food).
• Hoạt động thương mại đã kết nối ẩm thực trong nước với quốc tế, các cửa hàng tiện lợi
liên tục được ra nhập vào thị trường việt nam như: GS25, haidilao, mcdonald., tạo lên sự
cạng tranh khốc liện giữa ẩm thực việt và ẩm thực thế giới.
• Nhờ vào các phương tiện truyền thông mà ẩm thực Việt có chỗ đứng trên thị trường quốc
tế. ⇒ bánh mỳ, phở, cà phê, gỏi cuốn... được đánh giá là một trong những món ngon nhất
thế giới.
• Các nền văn hoá ẩm thực được du nhập vào thị trường Việt Nam:
VD: tiệc buffet có nguồn gốc từ bữa ăn smorgasbord ở Thụy Điển với món khai vị (thường
là thịt và pho mát) được phục vụ trước món chính. Khái niệm smorgasbord ngày nay mở
rộng với nhiều món hơn, từ súp, salad đến đồ tráng miệng và dần phổ biến khắp thế giới,
bao gồm cả Việt Nam.

⟹ Như vậy cho thấy thương mại có ảnh hưởng vô cùng lớn đến với văn hoá ẩm thực Việt
Nam, đưa nền ẩm thực Việt ra ngoài thị trường quốc tế, dần có chỗ đứng trong và ngoài
nước, phát huy được nền ẩm thực lâu đời. Làm rõ nét hơn văn hoá dẫn tộc Việt.

You might also like