You are on page 1of 307

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, bên cạnh những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội là tình
trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
con người, hệ sinh thái… cũng như mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi hệ
thống quản lý môi trường tương thích và hiệu quả.
Môi trường có thể được bảo vệ bằng nhiều hình thức với nhiều mức độ khác
nhau: biện pháp tổ chức-chính trị, giáo dục, công nghệ, kinh tế và pháp lý.
Trong đó, hệ thống pháp lý về môi trường được xem là biện pháp tiên quyết,
đảm bảo phần lớn sự thành công của các biện pháp khác có liên quan. Chính
sách, pháp luật - với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi của
con người- có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói
chung.
Giáo trình Luật và chính sách môi trường được biên soạn nhằm trang bị cho
người học, đặc biệt là sinh viên, học viên cao học ngành môi trường kiến thức
cơ bản về luật và chính sách môi trường, tăng cường khả năng tra cứu, phân tích
và áp dụng.
Giáo trình gồm 7 chương, trình bày các nội dung chính sau đây
 Những vấn đề chung về luật và chính sách môi trường
 Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Việt Nam
 Luật và chính sách môi trường Việt Nam
 Pháp luật Việt Nam trong (1) Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên; (2) Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, biển, hải đảo; và (3)
Bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, đô thị và khu
dân cư.
 Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường
Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho người học.
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trương Thanh Cảnh, PGS.TS Lê
Văn Khoa, PGS.TS Võ Lê Phú và TS. Tô Thị Hiền đã đóng góp những ý kiến
chuyên môn quý báu. Bên cạnh đó, tác giả mong nhận được những ý kiến phản
hồi của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Địa chỉ liên hệ:
TS. Lê Ngọc Tuấn
Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Tp.HCM
227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TpHCM
Email: lntuan@hcmus.edu.vn

i
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................viii
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI
TRƯỜNG................................................................................................................. 1
1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN..................................1
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của môi trường..................................................1
1.1.2. Hiện trạng môi trường.....................................................................................3
1.1.3. Quản lý môi trường trong phát triển..............................................................10
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN VÀ TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..........11
1.2.1. Vai trò của pháp luật và chính sách trong quá trình phát triển KTXH...........11
1.2.2. Vai trò của pháp luật và chính sách trong hệ thống quản lý môi trường........13
1.3. PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG....................................................................16
1.3.1. Khái niệm pháp luật môi trường....................................................................16
1.3.2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp điều chỉnh và nguồn của pháp luật môi
trường...................................................................................................................... 17
1.3.3. Nguyên tắc của pháp luật môi trường............................................................19
1.4. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG..................................................................26
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển khoa học chính sách...................................26
1.4.2. Khái niệm về chính sách................................................................................28
1.4.3. Cấu trúc và phân loại chính sách...................................................................31
1.4.4. Chu trình chính sách......................................................................................37
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT
NAM....................................................................................................................... 49
2.1. KHÁI NIỆM.................................................................................................49
2.2. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG. .49
2.2.1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung.................................................49
2.2.2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.......................................53
2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
.............................................................................................................................. 56
2.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
BVMT, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường..................................57

-ii-
2.3.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy
hoạch, kế hoạch về BVMT......................................................................................63
2.3.3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường................................................................66
2.3.4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt các báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường,
ĐMC, ĐTM, kế hoạch BVMT................................................................................74
2.3.5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn ĐDSH; quản
lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường..........................86
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
môi trường............................................................................................................... 97
2.3.7. Các công tác khác........................................................................................103
CHƯƠNG 3: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM...........106
3.1. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.........................................106
3.1.1. Khái quát sự phát triển của pháp luật môi trường Việt Nam........................106
3.1.2. Luật bảo vệ môi trường năm 1993...............................................................109
3.1.3. Luật BVMT sửa đổi năm 2005....................................................................110
3.1.4. Luật BVMT 2014........................................................................................113
3.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM...........................................122
3.3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA............................................................130
3.3.1. Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững (2012).....................................130
3.3.2. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (2012).........................................133
3.3.3. Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường (2012)......................................135
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN..........................................................................139
4.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC............................139
4.1.1. Sơ lược về Luật tài nguyên nước 2012........................................................139
4.1.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về tài nguyên nước.........................142
4.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN.............150
4.2.1. Khái niệm....................................................................................................150
4.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam trong hoạt động khoáng sản.......152
4.3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (ĐDSH)
............................................................................................................................ 157
4.3.1. Khái niệm....................................................................................................157
4.3.2. Pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH........................................................159
4.4. BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG.........168
4.4.1. Khái niệm tài nguyên rừng..........................................................................169
iii
4.4.2. Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng.........................................................169
4.4.3. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng........................................................172
4.4.4. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất........174
4.4.5. Pháp luật về bảo vệ động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm......................177
CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT,
NƯỚC, KHÔNG KHÍ, BIỂN,HẢI ĐẢO...........................................................179
5.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT..............179
5.1.1. BVMT đất, xử lý, cải tạo, phục hồi suy thoái và ô nhiễm đất......................180
5.1.2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành các hoạt động trên đất................187
5.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC..........188
5.2.1. Những vấn đề chung....................................................................................188
5.2.2. Bảo vệ môi trường nước sông......................................................................190
5.2.3. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác.....................................................191
5.2.4. Các hành vi bị nghiêm cấm..........................................................................194
5.3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ195
5.4. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
............................................................................................................................ 199
5.4.1. Những vấn đề chung....................................................................................199
5.4.2. Bảo vệ môi trường biển và hải đảo..............................................................201
5.4.3. Quản lý nhà nước về BVMT biển, hải đảo..................................................205
CHƯƠNG 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ VÀ ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ...................208
6.1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT............208
6.1.1. Công nghiệp.................................................................................................208
6.1.2. Nông nghiệp................................................................................................210
6.1.3. Làng nghề....................................................................................................212
6.1.4. Nuôi trồng thủy sản.....................................................................................214
6.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM...................................................................................................215
6.2.1. Hoạt động y tế.............................................................................................215
6.2.2. An toàn thực phẩm.......................................................................................216
6.3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ GIAO
THÔNG VẬN TẢI............................................................................................219
6.4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI, DU LỊCH221
6.4.1. Nghĩa vụ nhà nước về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động du lịch..............222

-iv-
6.4.2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kiểm soát ô nhiễm hoạt động du lịch. 222
6.4.3. Bảo vệ môi trường về di sản văn hóa...........................................................223
6.5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ...............................225
CHƯƠNG 7: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG...........................228
7.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG..........................................................................................................228
7.1.1. Lịch sử hình thành Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường........................228
7.1.2. Những sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành Pháp luật quốc tế về bảo
vệ môi trường........................................................................................................229
7.1.3. Nền tảng của Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường.................................231
7.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG..........232
7.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG....................233
7.3.1. Pháp Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển.................................................233
7.3.2. Pháp luật quốc tế về BVMT biển.................................................................248
7.3.3. Pháp luật quốc tế quản lý nguồn nước xuyên biên giới...............................253
7.3.4. Pháp luật quốc tế về đa dạng sinh học.........................................................257
7.3.5. Pháp luật quốc tế về kiểm soát các phế thải độc hại và các chất độc hại khác
............................................................................................................................... 261
7.3.6. Pháp luật quốc tế về di sản...........................................................................262
7.3.7. Pháp luật quốc tế về kiểm soát hoạt động hạt nhân......................................264
7.4. THỰC THI CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT
NAM..................................................................................................................266
7.4.1. Thực thi Công ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone và BĐKH.......................269
7.4.2. Thực thi Công ước quốc tế về ONMT biển.................................................276
7.4.3. Thực thi công ước về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên/liên biên giới. 280
7.4.4. Thực thi Công ước về đa dạng sinh học - CBD...........................................281
7.4.5. Thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy
cấp - Công ước CITES..........................................................................................285
7.4.6. Thực thi Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt như là nơi cư trú của loài chim nước - Công ước Ramsar...............................286
7.4.7. Thực thi Công ước quốc tế về kiểm soát CTNH xuyên biên giới và việc tiêu
hủy chúng..............................................................................................................288
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................290

v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hiện tượng băng tan do biến đổi khí hậu toàn cầu...............................3
Hình 1.2. Trận sóng thần Tsunami ở Nhật Bản 2011...........................................4
Hình 1.3. Cấu phần của phát triển bền vững.......................................................21
Hình 1.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (United Nations General
Assembly, 2000).....................................................................................................23
Hình 1.5. Vòng đời của một chính sách (Vũ Sỹ Cường, 2014)...........................34
Hình 1.6. Chu trình chính sách (Vũ Sỹ Cường, 2014).........................................38
Hình 1.7. Bản chất liên tục và biến động của chính sách (Nguyễn Vinh Quy,
2012)........................................................................................................................ 45
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công tác quản lý môi trường (Bộ TNMT, 2015)..........52
Hình 2.2. Một số báo cáo môi trường quốc gia của Việt Nam............................73
Hình 2.3. Mối quan hệ thứ bậc của ĐTM và ĐMC trong mối liên hệ với các
công cụ đánh giá (Phạm Ngọc Đăng, 2006)..........................................................84
Hình 3.1. Quy trình soạn thảo chính sách, luật pháp của Việt Nam (Lê Văn
Khoa, 2011)..........................................................................................................123
Hình 4.1. Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên.................................................140
Hình 4.2. Một số khoáng sản ở Việt Nam..........................................................151
Hình 4.3. Minh họa sự đa dạng sinh học ...........................................................158
Hình 7.1. Các biểu hiện của BĐKH toàn cầu.....................................................238
Hình 7.2. Một số khí nhà kính (Live & Learn and Plan in Vietnam)..............242
Hình 7.3. Nguồn gốc và nguyên nhân phát thải khí nhà kính nhân tạo..........243
Hình 7.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu do IPCC công bố..............................248
Hình 7.5. Một số di sản được công nhận là di sản thế giới ở Việt Nam.................264

-vi-
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân Biệt Pháp Luật Môi Trường Và Luật Bảo Vệ Môi Trường.....17
Bảng 1.2: Đối Tượng Và Phương Pháp Điều Chỉnh...........................................18
Bảng 1.3: Phân Biệt Nguyên Tắc Người Gây Ô Nhiễm Phải Trả Tiền Và Hành
Vi Gây Ô Nhiễm Bị Xử Phạt Hành Chính...........................................................24
Bảng 1.4: Phân Loại Các Chính Sách Của Nhà Nước........................................35
Bảng 1.5: Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách..............................................44
Bảng 1.6. Nội Dung Và Phương Pháp Phân Tích Chính Sách...........................47
Bảng 2.1: Những Nội Dung Chỉnh Sửa Và Bổ Sung Chủ Yếu.........................116
Bảng 3.1: Một Số Văn Bản Pháp Luật Về Môi Trường......................................57
Bảng 3.2: Khái Niệm TCMT Và QCKTMT........................................................59
Bảng 3.3: Cập Nhật Một Số Quy Chuẩn Việt Nam Về Môi Trường.................60
Bảng 3.4. So Sánh ĐTM Với ĐMC.......................................................................83
Bảng 4.1: Trách Nhiệm QLNN Về Khoáng Sản Của Chính Phủ, Bộ, Cơ Quan
Ngang Bộ Và UBND Các Cấp.............................................................................152
Bảng 7.1: Quá Trình Phát Triển Của Luật Quốc Tế Về BĐKH......................243
Bảng 7.2: Một Số Công Ước Quốc Tế Quan Trọng Mà Việt Nam Là Thành
Viên....................................................................................................................... 267

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu


BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CCN Cụm công nghiệp
CQNN Cơ quan nhà nước
CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước
CSSX - KD – DV Cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ
CSSX – KD Cơ sở sản xuất – kinh doanh
CSSX Cơ sở sản xuất
CT – XH Chính trị - Xã hội
CTCN Chất thải công nghiệp
CTNN Chất thải nông nghiệp
CTNH Chất thải nguy hại
CTSH Chất thải sinh hoạt
CTR Chất thải rắn
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐTVHD Động thực vật hoang dã
GTVT Giao thông vận tải
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
KCN Khu công nghiệp
KCNC Khu công nghệ cao
KCX Khu chế xuất
KTXH Kinh tế xã hội
KHBVMT Kế hoạch bảo vệ môi trường
KHCN Khoa học công nghệ
LHQ Liên Hợp Quốc
Luật TNMTB&HĐ Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo
LVS Lưu vực sông
-viii-
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NTTS Nuôi trồng thủy sản
ONMT Ô nhiễm môi trường
PPP Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
PTBV Phát triển bền vững
QCĐP Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường
QCKT Quy chuẩn kỹ thuật
QCKTMT Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
QLNN Quản lý nhà nước
QLTH Quản lý tổng hợp
SCMT Sự cố môi trường
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TNN Tài nguyên nước
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
VH – TT – DL Văn hóa – Thể thao – Du lịch

ix
1
CHƯƠNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT VÀ


CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN

1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của môi trường

Theo Khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 (Luật
BVMT 2014) "Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường sống và môi trường sống của con người là một phạm trù hẹp hơn
của khái niệm môi trường. Theo chức năng, môi trường sống được chia làm
03 loại (Nguyễn Thế Chinh, 2003):

- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách
quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh
sáng mặt trời, động thực vật,... Bên cạnh việc cung cấp các nguồn tài nguyên
tự nhiên, môi trường tự nhiên còn là nơi chứ đựng, đồng hóa các chất thải,
cung cấp cho con người cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý của con người.

- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định,... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,
gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sự
thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng
dân cư.

- Môi trường nhân tạo: là các nhân tố do con người tạo nên và chịu sự
chi phối của con người, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống như: nhà ở,
môi trường khu đô thị, khu công nghiệp, môi trường nông thôn,….

Chức năng (tầm quan trọng) của môi trường:

- Môi trường là không gian sống của con người

Mỗi người đều có nhu cầu về số lượng không gian cần thiết cho các
hoạt động sống như: nhà ở, đất dùng cho sản xuất lương thực, thực phẩm, tái
tạo chất lượng môi trường sống (rừng, biển…). Nói cách khác, môi trường là
không gian sống của con người.
1
Diện tích không gian sống bình quân trên Trái đất đang bị thu hẹp - là
kết quả của việc dân số ngày một gia tăng trong khi diện tích đất có thể sinh
sống hầu như không đổi. Điều này được minh chứng bằng các số liệu về diện
tích đất bình quân đầu người đang có chiều hướng suy giảm. Nhu cầu về
không gian sống của con người thay đổi theo trình độ kỹ thuật và công nghệ
sản xuất, như nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm khi trình độ phát
triển của loài người càng được nâng cao. Con người luôn cần một không gian
riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng môi trường…, có
thể gia tăng không gian sống bằng cách khai thác và chuyển đổi chức năng sử
dụng như khai hoang, cải tạo các vùng đất và vùng nước mới… Tuy nhiên,
việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể
dẫn đến chất lượng không gian sống trên Trái đất không thể phục hồi được.

- Môi trường là nguồn tài nguyên của con người

Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng
cần thiết cho hoạt động sinh sống và sản xuất như: đất, nước, không khí,
khoáng sản, các dạng năng lượng như nắng, gió, thủy triều…. Mọi sản phẩm
công, nông, lâm, ngư nghiệp, văn hóa, du lịch của con người đều bắt nguồn từ
các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất. Với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai
thác các dạng tài nguyên mới cũng gia tăng số lượng khai thác, qua đó tác
động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường, trong đó có nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên.

- Môi trường là nơi chứa đựng chất thải

Chất thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng
thường được đưa trở lại môi trường. Tại đây, nhờ hoạt động của vi sinh vật và
các thành phần môi trường khác, chất thải sẽ biến đổi trở thành các dạng ban
đầu trong một chu trình sinh địa hóa phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân
hủy chất thải của môi trường được gọi là khả năng nền của môi trường. Khi
lượng chất thải lớn hơn khả năng nền, chất lượng môi trường sẽ suy giảm và
có thể bị ô nhiễm.

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên Trái đất

Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ tập
hợp các điều kiện môi trường đặc biệt: nhiệt độ không khí không quá cao,
nồng độ oxy và các khí khác tương đối ổn định, cân bằng nước ở các đại
dương và trong đất liền…. Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái
đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần môi trường như khí quyển,
thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.

-2-
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin

Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và
sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Cung cấp các
chỉ thị không gian và báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh
vật như: các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến
thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất,… Lưu trữ
và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật,
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có gia trị thẩm
mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

1.1.2. Hiện trạng môi trường

Môi trường hiện đang có những diễn biến bất lợi cho con người với
nhiều cấp độ khác nhau, đặc biệt là những yếu tố tự nhiên như đất, nước,
không khí, hệ động thực vật… trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi
mỗi quốc gia.

Một số biểu hiện chủ yếu trên phạm vi toàn cầu:

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau
như: rừng bị tàn phá, đặc biệt là các khu vực rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và
châu Á; gia tăng phát thải khí nhà kính; gia tăng dân số và tác động có liên
quan đến các thành phần môi trường... góp phần làm không khí nóng lên, dẫn
đến những thay đổi bất thường của khí hậu, băng tan (Hình 1.1), nước biển
dâng…

Hình 1.1. Hiện tượng băng tan do biến đổi khí hậu toàn cầu

3
- Sự suy giảm của tầng ôzôn dẫn đến những biến đổi xấu của môi trường
trái đất.

- Thảm họa thiên nhiên trong cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI: động
đất, sạt lở, địa chấn gây sóng thần (Tsunami ở Đông Nam Á và Đông Á) Hình
1.2… đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Núi lửa trào phun ở
lòng đại dương có thể lan truyền độc tố trong nước biển, gây nguy cơ hủy
hoại hoặc nhiễm độc các loại hải sản. Dịch bệnh do những thảm họa thiên
nhiên cũng chứa đựng các nguy cơ lớn đối với động thực vật trên cạn...

Hình 1.2. Trận sóng thần Tsunami ở Nhật Bản 2011

- Chất thải: Sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu sản xuất - tiêu dùng dẫn
đến sự gia tăng chất thải. Vấn nạn xuất khẩu chất thải từ một số quốc gia phát
triển sang các quốc gia nghèo, đặc biệt là chất thải rắn - trong đó có chất thải
nguy hại.

- Suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH): Môi trường là tổng hợp các hệ
sinh thái có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự tồn tại của hệ sinh thái này là
điều kiện tồn tại của hệ sinh thái khác. Tuy nhiên, nhiều loài động thực vật
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do sự khai thác quá mức của con người:
đàn voi châu Phi đã giảm đến mức báo động; tê giác còn không đáng kể ở
Việt Nam; nguy cơ tuyệt chủng của loài hổ ở Ấn Độ...

Hiện trạng môi trường Việt Nam có những nét chung của môi trường
thế giới cũng như những nét riêng do hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của
đất nước - đang đối mặt với mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường
(BVMT). Mỗi thành tố của môi trường chịu sự tác động của một (vài) yếu tố

-4-
cũng như tác động trực tiếp lẫn nhau. Trong đó, cần phải kể đến việc gây ô
nhiễm, đô thị hóa, công nghiệp hóa, phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi…

Hiện trạng môi trường tại Việt Nam trong những năm gần đây được ghi
nhận như sau:

(1) Biến đổi khí hậu (BĐKH), sự cố môi trường

Diễn biến thời tiết, khí hậu ở nước ta trong những năm qua cho thấy sự
biến đổi rất phức tạp và thất thường. Nhiệt độ đang có xu thế tăng lên, giá trị
phân hoá mạnh theo cả không gian và thời gian. Trong 50 năm qua, nhiệt độ
trung bình năm tăng khoảng 0,5oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với
mùa hè; nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn so với vùng ven biển
và hải đảo. Dự báo vào cuối thế kỷ 21, với kịch bản phát thải trung bình, nhiệt
độ trung bình năm có mức tăng từ 2 – 3 oC trên phạm vi cả nước (nơi có dấu
hiệu tăng nhiều nhất là phía Đông Bắc Bộ và Nam Tây Nguyên). Lượng mưa
ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu - nhất là trong những năm
gần đây; xu thế diễn biến lượng mưa năm cũng dao động tương ứng - giảm ở
các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Khu vực
Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng
mạnh nhất, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa khô (tháng
11 - 4) tăng ít hoặc thay đổi không đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và
tăng mạnh ở phía Nam. Lượng mưa mùa mưa (tháng 5 - 10) giảm từ 5 - 10%
trên đa phần diện tích phía Bắc và tăng từ 5 - 20% ở phía Nam. Theo đó, khí
hậu ở Việt Nam có xu hướng biến đổi ngày càng tiêu cực (Kịch bản BĐKH
và nước biển dâng cho Việt Nam, 2012).

(2) Môi trường không khí

Không khí chịu tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá. Tại Việt Nam, ô nhiễm bụi tiếp tục là vấn đề nổi cộm nhất, chưa được
cải thiện so với giai đoạn 2003 – 2007. Đối với các chất khí khác như NO x,
SO2, CO… hầu hết các giá trị vẫn nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.
Ngoại trừ một số khu vực như ven các trục giao thông chính, khu vực sản
xuất công nghiệp..., nồng độ các chất này có xu hướng tăng lên. Ô nhiễm
tiếng ồn tại các đô thị và khu vực sản xuất cũng là vấn đề tồn tại từ nhiều năm
nay chưa được khắc phục. Ngoài ra, ô nhiễm mùi cũng là một trong những
vấn đề bức xúc (mặc dù chỉ mang tính chất cục bộ). Trong thời gian gần đây,
một số nghiên cứu cho thấy Việt Nam có nhiều nguy cơ bị tác động bởi một
số nguồn ô nhiễm không khí xuyên biên giới (ô nhiễm bụi mịn, thủy ngân,
lắng đọng axit và khói mù quang hóa..). Môi trường không khí tại các đô thị
chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn thải. Trong khoảng 5 năm trở lại
đây, chất lượng không khí đô thị chưa có nhiều cải thiện. Chỉ số chất lượng
không khí AQI vẫn duy trì ở mức tương đối cao: điển hình tại Hà Nội, số

5
ngày có AQI ở mức kém (AQI = 101 ÷ 200) giai đoạn 2010 - 2013 chiếm tới
40 - 60% tổng số ngày quan trắc trong năm, có những ngày chất lượng không
khí suy giảm đến ngưỡng xấu (AQI = 201 ÷ 300) và nguy hại (AQI > 300).
Nhìn chung, nồng độ bụi cao vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, đặc biệt là đối
với môi trường không khí tại các đô thị. Tại các điểm quan trắc cạnh đường
giao thông, số ngày có giá trị AQI không đảm bảo ngưỡng khuyến cáo an
toàn với sức khỏe cộng đồng do nồng độ bụi PM10 vượt ngưỡng QCVN
05:2013/BTNMT vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, nồng độ NOx trong
không khí cao vượt mức cho phép QCVN cũng góp phần đáng kể trong
những ngày giá trị AQI vượt ngưỡng 100 (Báo cáo Môi trường quốc gia 2013
– Môi trường không khí).

(3) Môi trường đất

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đã được lồng ghép trong các
văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH),
song việc triển khai thực hiện còn hạn chế nên môi trường ở Việt Nam vẫn
chưa được cải thiện đáng kể, trong đó môi trường đất đang có xu hướng bị ô
nhiễm và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng
phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu
tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi
trường. Ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường
đất cũng bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ
có 60% khu công nghiệp có có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải
sinh hoạt đô thị đều không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm
lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu
chuẩn cho phép.

Đặc biệt, môi trường đất ở một số nơi đang bị ô nhiễm do chất độc hóa học
tồn lưu sau chiến tranh. Cụ thể như tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng
Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định) vẫn còn tồn dư hàng trăm nghìn m 3 đất
và bùn bị nhiễm chất độc da cam với hàm lượng dioxin gấp hàng trăm, thậm
chí hàng nghìn lần so với nồng độ cho phép, tiếp tục tác động xấu đến sức
khỏe con người và môi trường tại các khu vực lân cận. Ngoài ra còn có 335
điểm tồn lưu thuốc BVTV trên cả nước đã được xác định, nhưng chưa giải
quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, đất canh tác nông nghiệp nhiều nơi đang bị suy
thoái do sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa.

Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với lượng đất bị xói mòn
hàng năm lên tới 33,8 - 150,5 tấn/ha. Đồng thời còn có khoảng 9,3 triệu ha
đất, chiếm 28% diện tích tự nhiên có liên quan đến hoang mạc hóa, trong đó 2

-6-
triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha khác đang có nguy cơ
thoái hóa cao. Thêm vào đó là dải hoang mạc cát ven biển từ Quảng Bình đến
Bình Thuận lên đến 419.000 ha; hiện tượng mặn hóa, phèn hóa, xâm thực
mặn ở các cửa sông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trở
lên gay gắt trong những năm gần đây do ảnh hưởng của BĐKH (Trung tâm
khí tượng thủy văn quốc gia, 2012).

(4) Môi trường nước mặt

Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng bị suy
thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự gia tăng dân số,
gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất lượng cuộc sống, đô thị hoá cũng
như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu
bền vững đang là mối đe doa an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo
nhiều hệ luỵ khó lường. Nhiều sông, hồ, kênh, rạch ở các thành phố lớn, các
khu dân cư tập trung đang dần biến thành nơi chứa các chất thải đô thị, chất
thải công nghiệp chưa qua xử lý. Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm
môi trường nước mặt từ nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi và sản xuất của các làng nghề cũng đang cần sự quan tâm kịp thời.
Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề cấp bách,
không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà còn
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội (Báo cáo quốc gia
2012 – Môi trường nước mặt).

(5) Môi trường nông thôn

Nhìn chung, chất lượng các thành phần môi trường vẫn còn khá tốt với hầu
hết giá trị của các thông số nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép. Tuy
nhiên, ô nhiễm cục bộ môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất, môi
trường đất đã xuất hiện tại một số nơi. Đối với môi trường không khí, đáng
chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Bên cạnh đó, ô nhiễm do khí thải NH 3, SO2,
NO2 và ô nhiễm mùi cũng đã được ghi nhận tại một số khu sản xuất công
nghiệp, làng nghề. Đối với môi trường nước mặt, vấn đề phổ biến là ô nhiễm
hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Đối với nước dưới đất, ô nhiễm cục bộ vi
sinh, kim loại nặng và ô nhiễm chất hữu cơ cũng đã được ghi nhận. Đối với
môi trường đất, quá trình thoái hóa đang ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất
nông nghiệp. Tình trạng sử dụng bất hợp lý phân bón, hóa chất BVTV cũng
như ô nhiễm đất do các chất độc hóa học tồn lưu đang trở thành vấn đề đáng
báo động ở một số tỉnh thành. Vấn đề phát sinh, thu gom và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt (CTRSH) nông thôn, chất thải rắn làng nghề và chất thải trồng
trọt, chăn nuôi cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do
các hoạt động sản xuất ở các vùng nông thôn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ,
công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp, mặt bằng sản
xuất hạn chế cùng với nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa

7
thực sự được phát huy. Trong những năm gần đây, các cụm công nghiệp có
xu hướng chuyển dần về khu vực nông thôn. Thực chất đây chỉ là xu hướng
dịch chuyển ô nhiễm từ vùng này sang vùng khác. Các yếu tố này đã tạo sức
ép lên môi trường và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường
(ONMT) ở một số vùng nông thôn (Báo cáo đánh giá môi trường quốc gia
2014 – Môi trường nông thôn).

(6) Chất thải rắn (CTR)

Trong những năm qua, tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển KTXH của đất nước. Kèm
theo đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề CTR phát sinh từ sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp, y tế, xây dựng, đặc biệt là chất thải nguy hại
(CTNH)…

Lượng CTR phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm. Theo nguồn gốc
phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh từ đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự
báo đến năm 2025, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn
tiếp tục tăng lên tương ứng 51% và 22%. Theo mức độ độc hại, lượng CTNH
chiếm từ 18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực.

Việc quản lý CTR đã được triển khai ở các cấp, các ngành, nhiều biện pháp,
giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường
do CTR. Tỷ lệ thu gom CTR tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ các khu
đô thị, các KCN, KCX khoảng 80-82% (tỷ lệ này là 83-85% ở khu vực đô thị
và khoảng 40-55% ở khu vực nông thôn) (Báo cáo môi trường quốc gia 2011
– Chất thải rắn).

(7) Môi trường khu công nghiệp (KCN)

Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam
đề cập đến 3 vấn đề chủ yếu:

- Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ
lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số
hơn 1 triệu m3 nước thải/ ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp
nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng
nước mặt tại những khu vực chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy
thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ - sông
Đáy.

-8-
- Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các
KCN cũ bởi công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí
thải.

- Lượng CTR từ các KCN có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất
tại các KCN trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam. Trong đó thành phần CTR
nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ CTR có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá
cao....

So với nhiều nước khác, vấn đề môi trường ở Việt Nam cấp bách hơn -
điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Hậu quả của chiến tranh - từ những cuộc ném bom hủy diệt hay việc rải
chất độc màu da cam do Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam…

- Xu hướng xuất khẩu tài nguyên để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa
hoặc trả các món nợ nước ngoài. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch cũng như
xem xét khả năng tái sinh trong khai thác đã dẫn đến những hủy hoại nghiêm
trọng về môi trường.

- Sự hạn chế về tài chính và công nghệ kéo theo những hạn chế trong xử
lý chất thải (CTCN, CTSH …), dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe
cộng đồng.

- Ý thức bảo vệ môi trường của phần lớn các tầng lớp dân cư còn thấp.
Những khó khăn kinh tế, nhu cầu sinh hoạt trước mắt đã hạn chế nhận thức và
hành vi vì môi trường.

- Cho đến cuối thế kỉ XX, hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa thực sự
chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đến nay, tuy Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật về môi trường song việc triển khai thực hiện chưa
triệt để và còn nhiều hạn chế.

- Sự gia tăng và bùng nổ dân số: Vào những năm 1970s, dân số nước ta
có hơn 30 triệu người, song đã tăng hơn 3 lần - 90 triệu người vào cuối 2013,
tạo nên những mâu thuẫn với diện tích đất và tài nguyên thiên nhiên có hạn;
cùng với sự thiếu định hướng và kiểm soát cần thiết đối với hoạt động của
con người, dẫn đến sự gia tăng các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường.

Vấn đề BVMT nói riêng và phát triển bền vững (PTBV) nói chung
đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong Chiến lược PTBV
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng
4/2012, vấn đề môi trường được nhấn mạnh: “PTBV là yêu cầu xuyên suốt

9
trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa
phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo
đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. PTBV là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các
cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người
dân”.

1.1.3. Quản lý môi trường trong phát triển

Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhu cầu
thiết yếu (vật chất và phi vật chất) thông qua việc tích lũy vốn cộng đồng và
đầu tư hiệu quả trong sự tiến bộ của một nền kinh tế, bao hàm việc nâng cao
chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, phát triển còn bao
gồm khía cạnh bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên con người và tài nguyên văn hóa (Nguyễn Thế Chinh, 2003).

Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ: Môi trường
là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân dẫn
đến các biến đổi môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa được di
chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân
chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm và phế thải. Các thành phần
trên luôn ở trong trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội
của hệ thống môi trường đang tồn tại trong cùng địa bàn. Khu vực giao nhau
giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.

Tác động qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan
hệ hai chiều giữa hệ thống KTXH và hệ thống môi trường. Tác động của hoạt
động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi
trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể
gây ra ONMT tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng
thời cũng tác động đến sự phát triển KTXH thông qua sự suy thoái nguồn tài
nguyên – đang là đối tượng của hoạt động phát triển, hoặc các thảm họa, thiên
tai…

Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến
hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn
giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển nhưng giữ sao cho
phát triển không tác động tiêu cực tới môi trường.

Quản lý môi trường (QLMT) là một trong những công tác quan trọng
phục vụ mục tiêu phát triển bền vững (PTBV), giữ được sự cân bằng giữa phát
triển KT, XH và BVMT. Nói cách khác, phát triển KTXH tạo ra tiềm lực kinh
tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho
công cuộc phát triển KTXH trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự
-10-
nhiên, KTXH, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc
gia, mục tiêu QLMT có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng
đối với mỗi quốc gia.

Ðể đáp ứng cao hơn đòi hỏi khách quan của sự nghiệp BVMT và
PTBV, cần tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước (CQQLNN)
về BVMT (tổ chức, bộ máy, nhân lực và các nguồn lực khác) nhằm điều phối
hiệu quả các mối quan hệ giữa phát triển KTXH và môi trường. Hội nghị Rio
cũng như các hội nghị khác đã chỉ ra rằng các tổ chức phi chính phủ đóng vai
trò quan trọng trong lĩnh vực BVMT và PTBV. Các tổ chức phi chính phủ ở
Việt Nam đã được thành lập và cũng đóng góp tiếng nói trong sự nghiệp
PTBV của đất nước như Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

1.2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN VÀ TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.2.1. Vai trò của pháp luật và chính sách trong quá trình phát triển
KTXH

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự
phát triển của mỗi quốc gia không thể chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý… mà còn xuất phát từ các chủ trương, chính sách đúng đắn
và những định hướng phát triển mang tính chiến lược. Bên cạnh đó là sự phụ
thuộc vào tầm nhìn, tư duy, năng lực của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý,
nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia giỏi cũng như trình độ của
nền khoa học và công nghệ… Trong lịch sử nhân loại, hoạt động quản lý từng
được hình thành sớm. Cùng với sự phát triển của các tổ chức xã hội, nhà
nước…, yêu cầu về tổ chức, quản lý cũng được đặt ra như một vấn đề thiết
yếu. Quản lý và chính sách có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ. Chính sách có
thể được coi là công cụ để thực thi hoạt động quản lý - là phương tiện hữu
hiệu của quản lý. Mặt khác, nhà quản lý thực hiện mục tiêu của mình bằng
các chính sách và thông qua việc hoạch định, ban hành chính sách để đạt
được kế hoạch đề ra. Hiện nay, khi khoa học đã trở thành một thiết chế, chuẩn
mực xã hội, mọi quyết định, đặc biệt là các quyết định chính sách càng phải
dựa trên những luận cứ khoa học khách quan, chính xác. Yêu cầu đặt ra là
việc hoạch định, ban hành chính sách phải gắn với thực tiễn đồng thời tạo
dựng được niềm tin, có vai trò định hướng, phá bỏ rào cản, tạo động lực mạnh
mẽ cho sự phát triển.

Chính sách có vai trò định hướng cho các chủ thể khác nhau trong xã
hội cùng hành động vì mục tiêu chung và thể hiện thái độ chính trị của Nhà
nước với các biến cố kinh tế - xã hội nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển.
Vai trò của chính sách được thể hiện như:

11
- Định hướng cho các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua mục tiêu và
cách thức hành động;

- Khuyến khích các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng như:
Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư phát triển, khuyến khích tăng cường
trang thiết bị kỹ thuật trong các đơn vị kinh tế để tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động;

- Phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nền
kinh tế thị trường;

- Tạo lập và cân đối trong phát triển bằng cách khuyến khích các tiềm
năng trong tương lai của những ngành, lĩnh vực và vùng kém phát triển để
nhanh chóng cân bằng;

- Kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển;

- Tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội, giúp
các thực thể vận động và phát triển theo đúng quy luật;

- Dẫn dắt và hỗ trợ các thành phần, các bộ phận trong xã hội vận động
phát triển theo định hướng;

- Phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành để tạo nên tính đồng bộ,
hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của nền kinh tế.

Cùng với đó, pháp luật cũng có vai trò vô cùng quan trọng -là một
trong những công cụ không thể thiếu của nhà nước để tổ chức và quản lý xã
hội, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát
triển xã hội. Đặc biệt, pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của các quan hệ xã hội – trong đó có quan hệ kinh tế - xã hội. Pháp luật
là hệ thống các quy tắc ứng xử do nhà nước ban hành và đảm bảo thực thi, thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan
hệ xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với kinh tế: Kinh tế là tổng thể các mối quan
hệ tương tác lẫn nhau của con người -liên quan trực tiếp đến việc sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của con người với một nguồn lực có giới hạn. Pháp
luật và kinh tế tương ứng với kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng của xã
hội, theo đó, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, quy định của pháp luật không
được cao hơn hoặc thấp hơn trình độ của nền kinh tế sinh ra nó. Thông qua
việc điều tiết nền kinh tế, pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi
những quy định của nó phù hợp, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh
tế. Ngược lại, pháp luật cũng có thể kìm hãm sự phát triển của kinh tế khi

-12-
những quy định không tương thích với trình độ của nền kinh tế. Ở một khía
cạnh khác, nếu chỉ chú trọng phát triển nền kinh tế, không xem xét toàn diện
các vấn đề, việc xây dựng, ban hành pháp luật có khả năng dẫn đến lợi ích
nhóm. Thực tế cho thấy nhiều chính sách được ban hành vì lợi ích nhóm, lợi
ích tập đoàn đã bị dư luận chỉ trích gay gắt.

Vai trò của pháp luật đối với xã hội: Là phương tiện điều chỉnh các quan
hệ xã hội, nên pháp luật trước hết phải bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của xã
hội. Bảo đảm ổn định xã hội nghĩa là luật phải ghi nhận, điều chỉnh các quan
hệ xã hội đến mức đủ để duy trì trật tự công cộng và bảo đảm công lý thực
thi. Điều này đòi hỏi công tác làm luật, xây dựng luật phải có một triết lý về
luật pháp. Bảo vệ sự ổn định xã hội tức mọi bất bình đẳng, mọi xâm phạm trật
tự công cộng mà luật pháp đã quy định phải được xử lý chế tài.

Vai trò của pháp luật đối với chính trị: Luật pháp phải bảo đảm thực
hiện nền dân chủ, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội
(Nguyễn Quốc Vinh, 2014).

1.2.2. Vai trò của pháp luật và chính sách trong hệ thống quản lý môi
trường

Quản lý môi trường (QLMT) là tổng hợp các biện pháp khoa học, luật
pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng
môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế-xã hội của quốc gia.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác QLMT: (i) Hướng công tác
QLMT tới mục tiêu PTBV KTXH, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT;
(ii) Kết hợp các mục tiêu quốc tế-quốc gia-vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc QLMT; (iii) QLMT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và
công cụ tổng hợp thích hợp; (iv) Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái
môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để
gây ra ONMT; (v) Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho những tổn thất do
ONMT gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường đã bị ô nhiễm; (vi)
Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây
ra ô nhiễm đó (Nguyễn Thế Chinh, 2003).

Theo đó, nhằm mục tiêu PTBV, công tác QLMT phải được xem xét,
lồng ghép trong quá trình phát triển KTXH quốc gia. Để thực hiện công tác
QLMT cần có hệ thống các công cụ hỗ trợ. Công cụ QLMT là các biện pháp
hành động nhằm thực hiện công tác QLMT của Nhà nước, các tổ chức khoa
học và sản xuất. Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất
định, có mối liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Theo bản chất, có thể chia công cụ
QLMT thành các nhóm cơ bản như: Công cụ luật pháp và chính sách; Công
cụ kinh tế; Công cụ kỹ thuật quản lý; Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức
(công cụ truyền thông) (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
13
Cơ sở khoa học của công tác QLMT bao gồm: cơ sở triết học, cơ sở
khoa học – kỹ thuật – công nghệ, cơ sở kinh tế và cơ sở luật pháp.

- Cơ sở triết học:

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn liền với tự
nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống “Tự nhiên-Con người-Xã hội”,
trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất của hệ
thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hóa của 05 thành phần
cơ bản: Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh); Sinh vật tiêu thụ; Sinh vật phân
hủy (vi khuẩn, nấm); Con người - xã hội loài người; Các chất vô cơ và hữu cơ
cần thiết cho sự sống. Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên-Con người-Xã
hội” đòi hỏi việc giải quyết các vấn đề môi trường và thực hiện công tác
QLMT phải toàn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội nguồn sự thống
nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn
nảy sinh. Để đánh giá chất lượng môi trường sống, cần xét đến tiêu chuẩn/quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, trạng thái các hệ sinh thái tự nhiên và sức khỏe
của dân cư trong khu vực. Như vậy phải kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu
môi trường trong việc hoạch định các chính sách kinh tế.

- Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ:

Như đã đề cập, QLMT là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa
học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm BVMT sống và PTBV kinh tế-
xã hội. Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện việc giám sát chất
lượng môi trường, các phương pháp xử lý ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở
sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường. Nhờ kỹ thuật và công
nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm nhân sinh đang được nghiên cứu, xử lý
hoặc phòng tránh, ngăn ngừa.

- Cơ sở kinh tế

QLMT được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và
thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Trong nền kinh tế thị
trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất đều diễn ra dưới sức
ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị (trong mối quan hệ giữa chất lượng và
giá thành). Vì vậy, các phương pháp và công cụ kinh tế có thể được sử dụng
để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác
BVMT (các loại thuế, phí và lệ phí, quota ô nhiễm, ký quỹ-hoàn trả, trợ cấp
kinh tế, nhãn sinh thái…).

-14-
- Cơ sở pháp lý (luật pháp- chính sách)

Cơ sở pháp lý của QLMT là các văn bản về Luật quốc tế và Luật quốc
gia về lĩnh vực môi trường. Nói cách khác, cơ sở pháp lý của QLMT chính là
công cụ luật pháp - chính sách.

Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế
trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường. Các văn bản
Luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ 19
và đầu thế kỷ 20 giữa các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Từ Hội
nghị quốc tế về “Môi trường con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thụy Điển
và Hội nghị thượng đỉnh Rio-92, có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được
soạn thảo và ký kết. Đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về
môi trường, trong đó có nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam tham gia
ký kết.

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua (năm 1993, 2005, 2014) là văn bản quan
trọng nhất. Hàng loạt các thông thư, quy định, quyết định của các ngành chức
năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía
cạnh BVMT được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản
(2010), Luật Dầu khí (1993, sửa đổi bổ sung năm 2008), Bộ Luật Hàng hải
Việt Nam (2015 – thay thế cho Luật Hàng hải 2005, có hiệu lực vào ngày
1/7/2017), Luật Lao động (2012), Luật Đất đai (2013), Luật Bảo vệ và phát
triển rừng (2004), Luật Bảo vệ sức khỏe của nhân dân (1989), Luật di sản văn
hóa (2013), Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo (2015), Pháp lệnh về
đê điều (2000), …

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước
Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà
nước về môi trường.

Trong lĩnh vực BVMT, là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật, pháp
luật môi trường cũng có các vai trò của pháp luật nói chung bên cạnh những
vai trò riêng của nó: (i) là cơ sở pháp lý quy định cơ cấu tổ chức của các
CQQLNN trong lĩnh vực BVMT; (ii) là cơ sở pháp lý quy định hoạt động của
các CQQLNN trong lĩnh vực BVMT; (iii) là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra,
kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường;
(iv) là cơ sở pháp lý cho xã hội hóa công tác BVMT…

Chính sách BVMT giải quyết những vấn đề chung nhất về quan điểm
QLMT, về các mục tiêu BVMT cơ bản cần giải quyết trong một giai đoạn dài
15
10 - 15 năm và các định hướng chiến lược thực hiện mục tiêu, chú trọng việc
huy động các nguồn lực cân đối với các mục tiêu về BVMT. Chính sách
BVMT phải được xây dựng đồng thời với chính sách phát triển KTXH. Chức
năng quan trọng nhất của chính sách môi trường là tạo điều kiện gắn kết các
mục tiêu PTBV vào hoạt động phát triển của từng ngành, từng vùng; tạo liên
kết giữa các ngành và các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu BVMT
(Nguyễn Thế Chinh, 2003).

Trong hoạt động quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa công cụ luật và
chính sách là vô cùng cần thiết. Công cụ pháp luật tạo ra hành lang, môi
trường pháp lý để xã hội vận động, phát triển theo định hướng và mang tính
chất bắt buộc. Trong khi đó, chính sách khuyến khích các hoạt động kinh tế –
xã hội, định hướng đi đến mục tiêu. Sự phối hợp hoài hòa hai công cụ giúp
các đối tượng quản lý có thêm nội lực để phát triển. Pháp luật đôi khi cản trở
việc hoạch định và thực thi chính sách mới và ngược lại, việc hoạch định
chính sách mới cũng thách thức sự nhất quán của hệ thống pháp luật quốc gia.
Theo Đinh Dũng Sỹ (1998), chính sách được hiểu rộng hơn nhiều so với khái
niệm pháp luật. Nếu xét thuộc tính chung trong mối quan hệ với chính trị và
pháp luật, khái niệm chính sách cần được tìm hiểu ở khía cạnh: Chính sách là
cơ sở nền tảng để xây dựng nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết
quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp
hóa (thể chế hóa) hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa (vì
không được lựa chọn khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay
đổi của thực tiễn) nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật
ngoài chính sách. Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung
của pháp luật; còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính
sách khi nó được thừa nhận/ ban hành bởi Nhà nước theo một trình tự luật
định. Vì vậy, chính sách và pháp luật là hai phạm trù rất gần gũi, có những
điểm giao nhau, là cơ sở tồn tại của nhau trong một chế độ nhà nước pháp
quyền.

Tình trạng môi trường bị ô nhiễm và suy thoái trên bình diện quốc gia,
quốc tế là hậu quả của việc chưa quan tâm đầy đủ đến nhiệm vụ BVMT trong
các quy hoạch phát triển KTXH, phát triển đô thị và khu công nghiệp, phát
triển các ngành / lĩnh vực kinh tế…. Vấn đề môi trường chỉ có thể được giải
quyết ổn thỏa khi có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng ngay từ
khi xác định các vấn đề môi trường, xác định các biện pháp, cách thức giải
quyết cụ thể cũng như việc xây dựng chính sách, luật pháp về BVMT.

1.3. PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

1.3.1. Khái niệm pháp luật môi trường

-16-
Như đã trình bày, khái niệm môi trường khá rộng – bao gồm tất cả các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường, hệ sinh thái tự nhiên và nhân
tạo… trong khi lịch sử phát triển của Pháp luật môi trường chưa lâu, do vậy,
phạm vi điều chỉnh ngày càng được mở rộng. Nhìn chung, Pháp luật Môi
trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý
và bảo vệ các yếu tố môi trường. Cần lưu ý rằng, bởi tính thống nhất của môi
trường, nên khi đề cập đến Pháp luật môi trường phải đề cập đến cả luật quốc
gia và quốc tế về môi trường.

Pháp luật Môi trường và Luật BVMT được phân biệt theo các tiêu chí trình
bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Phân biệt Pháp luật Môi trường và Luật Bảo vệ Môi trường
TT Tiêu Luật BVMT Pháp luật Môi trường
chí
Một văn bản pháp Một lĩnh vực pháp luật
Hình luật do Quốc hội
1
thức ban hành theo trình
tự, thủ tục luật định
Điều chỉnh các Điều chỉnh các quan hệ xã hội
quan hệ xã hội phát phát sinh trong (1) lĩnh vực
2 Nội dung sinh trong lĩnh vực BVMT và (2) lĩnh vực hoạt
BVMT động quản lý, khai thác và sử
dụng các yếu tố môi trường
Văn bản nguồn của Phạm vi rộng hơn Luật BVMT
3 Phạm vi Luật Môi trường vì quy định hai nhóm quan hệ
xã hội

1.3.2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp điều chỉnh và nguồn của pháp
luật môi trường

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội
phát sinh trực tiếp trong hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các
yếu tố môi trường.

Về việc xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật môi trường:

- Cần xác định các yếu tố cấu thành môi trường - gồm hệ thống những
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật (Khoản 1, Điều 3 Luật BVMT 2014).

17
- Cần xác định những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc quản
lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố môi trường liên quan đến các quy
phạm pháp luật môi trường. Khi xem xét các quan hệ xã hội này, pháp luật
môi trường chú trọng các yếu tố như địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể trong từng mối quan hệ cụ thể. Ví dụ về nguồn nước, trên khía
cạnh quyền sở hữu, chủ sở hữu nguồn nước có quyền quyết định tối cao. Tuy
nhiên, điều này không thỏa đáng trong quan hệ pháp luật môi trường, việc sử
dụng nguồn nước của chủ sở hữu phải phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật
môi trường, phải có những nghĩa vụ nhất định ở góc độ BVMT - nếu có nguy
cơ gây ô nhiễm, dù không vi phạm quyền của bất kỳ chủ thể nào, chủ sở hữu
nguồn nước vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Pháp luật môi trường được
trình bày trong Bảng 1.2.

Phương pháp Bình đẳng - Thỏa thuận: Trong quan hệ pháp luật, các
chủ thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, do vậy bên vi phạm phải
chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm. Trong quá trình bàn bạc, chủ thể có
quyền bày tỏ ý chí và bảo vệ lợi ích của mình. Chủ thể tự thực hiện hòa giải,
thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp. Mức độ và phương thức chịu tránh
nhiệm dựa trên cơ sở quy định pháp luật.

Phương pháp Quyền uy - dùng quyền lực Nhà nước tác động vào các
quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường theo một
trật tự nhất định mà không bị cản trở hay phụ thuộc vào hành động của cá
nhân, tổ chức nào. Người vi phạm phải chấp hành đầy đủ những biện pháp mà
Nhà nước áp dụng, trách nhiệm của người phạm tội là trách nhiệm trước nhà
nước.

Bảng 1.2: Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều


chỉnh

Quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Bình đẳng - Thỏa
quốc tế về môi trường: việc thực hiện các Công ước, thỏa thuận
thuận đa phương, song phương về tầng ozone, lưu vực
sông, vùng trời, vùng biển…

Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ Phương pháp
quan nhà nước với tổ chức, cá nhân: đánh giá tác động Quyền uy
môi trường (ĐTM), thanh tra, xử lý vi phạm…

Quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau: bồi thường thiệt Bình đẳng - Thỏa
hại, hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hay
-18-
sự cố môi trường, giải quyết tranh chấp, phối hợp đầu tư thuận
vào các công trình BVMT…

Nguồn của pháp luật môi trường

Trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý về BVMT cũng như thực
hiện các quy phạm pháp luật về BVMT, cần xác định nguồn của pháp luật
môi trường - là hệ thống những văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo những thủ tục, trình tự và hình
thức nhất định với nội dung thể hiện những quy phạm pháp luật BVMT. Các
quy phạm pháp luật môi trường được ban hành trong văn bản pháp luật chung
cũng như được hệ thống hoá và ban hành trong văn bản pháp luật riêng về
môi trường. Do vậy, việc xác định nguồn của luật môi trường có ý nghĩa
trong việc xác định hiệu lực của các quy phạm. Trên thực tế, chỉ xem xét
những văn bản có hiệu lực thi hành ở thời điểm nghiên cứu.

- Nguồn của Pháp luật môi trường Việt Nam: Hiến pháp, Luật BVMT,
Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật
di sản văn hóa, các Nghị định, thông tư hướng dẫn…

- Nguồn của Pháp luật quốc tế về BVMT: Các điều ước quốc tế về môi
trường hoặc liên quan đến môi trường quốc tế, tập quán quốc tế, các phán
quyết của Tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế, các văn bản pháp lý quốc tế như
các nghị quyết, quyết định của các tổ chức và hội nghị quốc tế…

1.3.3. Nguyên tắc của pháp luật môi trường

1.3.3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống
trong một môi trường trong lành

Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành

Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền được sống
trong một môi trường không bị ô nhiễm (theo QCKTMT), đảm bảo cuộc sống
được hài hòa với tự nhiên.

Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người năm 1972 được xác
định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau là quyền con người và môi trường. Trong tuyên bố Stockholm,
Nguyên tắc 1 nêu rõ “Con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và
điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, cho phép một cuộc sống
có phẩm giá và hạnh phúc mà con người có trách nhiệm bảo vệ và cải thiện
môi trường cho các thế hệ hiện tại và tương lai”. Tuyên bố Rio de Janeiro về
môi trường và phát triển (1992) cũng khẳng định: “Con người là trung tâm

19
của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được
hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên”.
Nguyên tắc này chi phối việc xây dựng pháp luật và chính sách của các quốc
gia. Việt Nam là quốc gia ký hai tuyên bố này - có trách nhiệm chuyển quyền
được sống trong môi trường trong lành thành nguyên tắc pháp lý. Yêu cầu cơ
bản của nguyên tắc này là mọi quy phạm và chính sách pháp luật về môi
trường phải ưu tiên hàng đầu việc đảm bảo điều kiện sống của con người,
trong đó có điều kiện môi trường.

Cơ sở xác lập

- Tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong lành - là
quyền quyết định vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói
chung.

- Sự suy thoái chất lượng môi trường đang ngày càng xâm phạm quyền
tự nhiên này: biến đổi khí hậu, suy giảm ĐDSH, suy thoái tầng ozone, nguồn
nước ngọt, tài nguyên đất, môi trường và tài nguyên biển, suy giảm số lượng
và chất lượng rừng…

- Những cam kết quốc tế và xu hướng thể chế quyền này trong pháp luật
quốc gia của các nước trên thế giới (Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De
Janeiro): không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng ràng buộc về chính trị, đạo
lý buộc phải thực hiện.

Hệ quả pháp lý

- Nhà nước có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo
vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm bảo đảm quyền được sống trong
môi trường trong lành của người dân - Đây không chỉ là nguyên tắc mà còn là
mục đích của Pháp luật môi trường.

- Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi
trường trong lành thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân -
“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường” (Điều 43, Hiến pháp 2013) như: Quyền khiếu nại, tố cáo;
Quyền tự do cư trú; Quyền được bồi thường thiệt hại; Quyền tiếp cận thông
tin...

1.3.3.2. Nguyên tắc Phát triển bền vững

Khái niệm

Báo cáo Brundland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy
ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland)
cũng như Khoản 4, Điều 3, Luật BVMT 2014 ghi rõ PTBV là đáp ứng nhu cầu
-20-
phát triển liên tục của con người hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và chất lượng môi trường. Theo
Nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, để đạt được việc quản lý hợp lý tài
nguyên, tiến đến cải thiện môi trường, các quốc gia phải áp dụng phương
pháp tiếp cận tích hợp và phối hợp để quy hoạch phát triển vì lợi ích của nhân
dân các nước. Nguyên tắc 4 của tuyên bố Rio De Janeiro nêu rõ “Để thực
hiện được sự phát triển lâu bền, sự bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là một bộ
phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá
trình đó”.

Một cách khái quát, PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của
thế hệ tương lai trên cơ sở liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT và các
giá trị xã hội khác (Hình 1.3)

Hình 1.3. Cấu phần của phát triển bền vững

PTBV là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp
luật quốc tế về BVMT, được phần lớn các quốc gia đưa vào hệ thống pháp
luật, trong đó có Việt Nam -“Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát
triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát
triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm
quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành" (Khoản 2 Điều 4
Luật BVMT năm 2014).

Cơ sở xác lập

- Tầm quan trọng của môi trường và phát triển

- Mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển.

21
Yêu cầu của nguyên tắc

- Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường.

- Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất - cụ thể ở lĩnh vực khai thác tài
nguyên và xả thải (trong khả năng tự làm sạch của môi trường).

1.3.3.3. Nguyên tắc phòng ngừa

Khác với các hiện tượng xã hội khác, khả năng phục hồi hiện trạng môi
trường hoặc là không thể hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Vì vậy, ngăn ngừa những hành vi gây hại cần được chú trọng hơn so với việc
áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác. Pháp luật môi trường coi phòng
ngừa là nguyên tắc chủ yếu, hướng việc ban hành và áp dụng pháp luật vào
việc ngăn chặn các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường. Nói
cách khác, bản chất của các biện pháp phòng ngừa là triệt tiêu các lợi ích vốn
là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường đồng thời nâng cao ý thức
người dân trong công tác BVMT (Lê Hồng Hạnh và nnk, 2008).

Cơ sở xác lập

- Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.

- Có những tổn hại đối với môi trường là không thể khắc phục mà chỉ có
thể phòng ngừa (tuyệt chủng).

Mục đích của nguyên tắc

Ngăn ngừa những rủi ro - đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn
- mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi trường.

Yêu cầu của nguyên tắc

- Lường trước những rủi ro tự nhiên và nhân tạo đối với môi trường.

- Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu, loại trừ rủi ro.

1.3.3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle)
và Người hưởng lợi ích phải trả tiền (Beneficiary Pays Principle)

Cơ sở xác lập

- Coi môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt – cả người gây hậu quả, tác
động tiêu cực đến môi trường lẫn hưởng lợi từ môi trường (như khai thác, sử
dụng tài nguyên) phải trả tiền.

-22-
- Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT

Hình 1.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (United Nations
General Assembly, 2000)

Theo nguyên tắc này, người phải trả tiền là người gây ô nhiễm hoặc
hưởng lợi từ môi trường - hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, xả thải vào môi trường, tác động tiêu cực tới môi
trường so với quy định của pháp luật.

Mục đích của nguyên tắc

- Định hướng hành vi của các chủ thể đối với môi trường theo hướng
khuyến khích những hành vi có lợi thông qua việc tác động vào lợi ích
kinh tế.

- Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.

- Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT.

Yêu cầu của nguyên tắc

Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm / khai thác, sử dụng tài nguyên
phải tương xứng với tính chất và mức độ tác động, đồng thời đủ sức tác động
đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.

Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc

23
- Thuế tài nguyên (Luật Thuế tài nguyên 2009): tiền phải trả cho việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên như nước, rừng, khoáng sản, thủy sản… hoặc
chi phí mua quyền độc quyền khai thác một loại thủy sản nào đó.

- Thuế bảo vệ môi trường (Luật thuế BVMT 2010) quy định về đối
tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế,
khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế BVMT). Thuế BVMT là loại thuế
gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử
dụng gây tác động xấu đến môi trường như xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá;
HCFC; túi nilon; thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc
khử trùng thuộc loại hạn chế sử dụng…

- Phí bảo vệ môi trường (Điều 148 của Luật BVMT 2014) - được quy
định trên cơ sở Khối lượng chất thải thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng;
Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại với môi trường; Sức chịu tải
của môi trường tiếp nhận chất thải): Nộp phí BVMT đối với nước thải theo
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, khai thác khoáng sản theo Nghị định số
74/2011/NĐ-CP (Dự kiến vào tháng 11-2015, Bộ Tài chính sẽ trình Chính
phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP)...

- Phí dịch vụ: sử dụng dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải
nguy hại...

- Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng: thuê hạ tầng trong khu
công nghiệp, hệ thống xử lý chất thải tập trung...

- Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên: Khoản 1 Điều
35 của Luật BVMT 2014 về Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt
động khai thác tài nguyên thiên nhiên – “… xác định giới hạn cho phép khai
thác, mức thuế tài nguyên, phí BVMT, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi hoàn
ĐDSH, bồi thường thiệt hại về môi trường,…”.

Bảng 1.3 phân biệt giữa PPP và xử phạt hành chính hành vi gây ô
nhiễm.

Bảng 1.3: Phân biệt nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và hành vi
gây ô nhiễm bị xử phạt hành chính

Nguyên tắc người gây ô nhiễm Hành vi gây ô nhiễm


phải trả tiền bị xử phạt hành chính

- Hành vi còn trong giới hạn cho - Hành vi đã vi phạm pháp luật
phép của pháp luật

- Phải có hậu quả là gây tác động - Hành vi dù gây tác động xấu đến môi

-24-
xấu đến môi trường trường hay không vẫn phải chịu phạt

(Võ Hoàng Yến, 2014)

Như vậy, PPP trao quyền chủ động điều chỉnh hành vi cho người gây ô
nhiễm – hoặc trả phí, hoặc đầu tư kiểm soát chất thải phù hợp với QCMT. Ở
quy mô quốc tế, sự trợ giúp tài chính đối với một khu vực ô nhiễm chỉ có thể
thực hiện trong khoảng thời gian cố định với các chương trình được hoạch
định rõ ràng và tránh biến dạng trong mậu dịch quốc tế.

PPP đòi hỏi người gây ô nhiễm trả tiền cho việc kiểm soát chất thải ở
mức chấp nhận được, chứ không phải trả tiền cho những tổn hại môi trường
bởi lượng chất thải chấp nhận được đó. Nói cách khác, PPP cho phép những
người gây ô nhiễm quyền xả thải một lượng chất thải ở mức chấp nhận được
mà không phải trả lệ phí ô nhiễm.

1.3.3.5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất

Như đã phân tích, môi trường là một thể thống nhất, cấu thành từ nhiều
yếu tố vật chất khác nhau, theo đó, đòi hỏi sự thống nhất trong quản lý, khai
thác và bảo vệ - được xem là nguyên tắc của Pháp luật môi trường, thể hiện
tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 (Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý), Điều 140
(Trách nhiệm QLNN về BVMT của Chính phủ), Điều 141 (đối với Bộ trưởng
Bộ TN&MT), Điều 142 (đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ),
Điều 143 (đối với UBND các cấp) - Luật BVMT 2014.

Sự thống nhất của môi trường được thể hiện ở 2 khía cạnh

- Sự thống nhất về không gian: Môi trường không bị chia cắt bởi biên
giới quốc gia, địa giới hành chính.

- Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành môi trường: Giữa các
yếu tố cấu thành môi trường luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này
thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác: sự thay đổi của rừng đầu nguồn
dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng nước trong lưu vực.

Yêu cầu

- Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành
chính – tức ở quy mô toàn cầu, cần có sự hợp tác giữa các nước để BVMT. Ở
quy mô quốc gia, việc khai thác, BVMT cần được quản lý nhất quán và hệ
thống với cơ chế liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.
25
- Cần bảo đảm có sự tương tác giữa các ngành, các quy phạm pháp luật
trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với
bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ:

o Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước (QLNN) giữa các
ngành, lĩnh vực cần đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của môi trường theo
hướng quy định hoạt động quản lý môi trường về một đầu mối dưới sự quản
lý thống nhất của Chính phủ. Hệ thống CQQLNN về môi trường ở Việt Nam
được xây dựng và hoàn thiện đáng kể trong những năm gần đây - vai trò,
chức năng và quyền hạn được xác định và phân công tương đối hợp lý.

o BVMT là sự nghiệp của toàn dân. Mọi công dân, tổ chức đều phải tham
gia BVMT thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường,
thực hiện các hành động chung của cộng động nhằm BVMT.

o Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật
BVMT, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước... phải đặt
trong một chính thể thống nhất, ban hành với sự cân nhắc toàn diện các yếu tố
môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này được tập
trung và đồng bộ - tránh việc ban hành nhằm giải quyết một hiện tượng cụ thể
trước mắt mà không tính đến hệ lụy đối với các hiện tượng xã hội khác.

o Các tiêu chuẩn môi trường, quy trình ĐTM cũng như thẩm định báo
cáo ĐTM… cần được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong phạm
vi cả nước.

1.3.3.6. Nguyên tắc hợp tác

Các nhân tố cơ bản cho sự PTBV là có một hệ thống xã hội phát huy
hợp tác, tương trợ trong các cộng đồng, nhằm huy động một cách có hiệu quả
nguồn nhân lực để cùng giải quyết những vấn đề về môi trường (Nguyễn Vinh
Quy, 2012). Hơn thế nữa, nguyên tắc hợp tác trong pháp luật môi trường còn
được thể hiện ở quy mô toàn cầu, nói khác hơn là hợp tác quốc tế. Phát triển
hợp tác quốc tế sâu rộng trong lĩnh vực BVMMT được đánh giá là môt trong
những cách tiếp cận  hiệu quả nhất giúp đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật môi trường, nâng cao kinh nghiệm quản lý môi
trường, ứng dụng công nghệ, tạo nguồn đầu tư tài chính…cho các hoạt động
BVMT. Nguyên tắc của hợp tác quốc tế là bảo đảm lợi ích quốc gia, các bên
cùng có lợi, bằng nhiều hình thức khác nhau (hợp tác song phương, đa
phương, chính phủ, phi chính chủ, các tổ chức quốc tế,...), phương thức khác
nhau (thông qua các dự án nghiên cứu KHCN, các dự án đầu tư phát triển, các
khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn, trao đổi thông tin KHCN…).

1.4. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

-26-
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển khoa học chính sách

Theo DeLeon (1994), “Nghiên cứu chính sách có một lịch sử dài và
một quá khứ ngắn” - mặc dù chính sách của Nhà nước là vấn đề nghiên cứu
từ rất lâu nhưng chỉ trở thành vấn đề được xem xét hệ thống từ vài thập kỷ
gần đây. Sự phát triển của khoa học chính sách được mệnh danh là một cuộc
“cách mạng khoa học” trong quá trình phát triển của khoa học xã hội sau
chiến tranh thế giới thức hai. Khái niệm “khoa học chính sách” được
Lasswell đề cập lần đầu tiên từ năm 1951. Cuốn sách “The Policy Sciences:
Recent Trends in Scope and Method” (Lerner & Lasswell 1951) giới thiệu
một phương pháp tiếp cận mới về “sự định hướng chính sách”, với khái
niệm khoa học chính sách được xem như là một phương pháp giải quyết các
vấn đề xã hội. Đến nay, khoa học chính sách đã có những phát triển mạnh mẽ,
trở thành một trong những nội dung trọng tâm của khoa học xã hội. 

Theo Vũ Sỹ Cường (2014), có thể nói, khoa học chính sách có nguồn
gốc từ thuở ban đầu của nền văn minh nhận loại, bởi từ khi loài người có
những hoạt động tập thể đã xuất hiện sự quản lý (các hoạt động chung đó)
theo một chủ đích rõ rệt gắn liền với các cách thức (dự định) để đạt được mục
tiêu. Các hoạt động và dự định thực hiện đó là hình thức sơ khai của hoạt
động chính sách. Phương pháp luận xây dựng chính sách của chủ nghĩa Mác –
Lênin là đóng góp quan trọng, tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học chính
sách. Sự phát triển của khoa học xã hội trong thế kỷ XIX đặt nền tảng vững
chắc cho sự ra đời của khoa học chính sách với những tên tuổi lớn như Hegel,
Marx, Rouseau,... Các ngành khoa học tạo tiền đề là kinh tế học, chính trị
học, hành chính học, xã hội học... Những kiến thức liên quan đến chính sách
được tích lũy trong các ngành học này cùng với những lý luận hình thành
trong việc nghiên cứu chính sách là cơ sở cho sự ra đời khoa học chính sách.

Khoa học chính sách ra đời từ nhu cầu (thực tiễn cũng như lý luận) phải
cung cấp được một hệ tri thức giúp con người hiểu và giải quyết có hiệu quả
các vấn đề. Những bước thăng trầm của chính sách phát triển cũng như bản
chất của các thành công hay thất bại trên thế giới cho thấy không có con
đường đi chung cho các nước. Vai trò của Chính phủ phụ thuộc vào hàng loạt
nhân tố, từ năng lực hành chính, trình độ phát triển của đất nước đến các điều
kiện ngoại tác. Vai trò đó thể hiện ở khả năng tìm kiếm và ban hành các chính
sách phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia. Nói khác hơn, vận
mệnh của mỗi quốc gia, dân tộc ngày càng gắn liền với chất lượng của chính
sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều vấn đề, khía cạnh. Theo đó,
khoa học chính sách được thúc đẩy phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Ngày nay, khoa học chính sách thường được gọi là ngành Phân tích
chính sách (Policy Analysis), hướng đến mục đích nâng cao hiệu lực và hiệu
quả quản lý, duy trì sự phát triển không ngừng nền kinh tế - xã hội của một

27
quốc gia. Ở Việt Nam, trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và
Hiến pháp năm 2013, nhà nước hiến định hàng loạt các chính sách như: Chính
sách phát triển kinh tế, chính sách dân tộc, chính sách đối ngoại, chính sách
bảo vệ môi trường,... - khơi dậy nội lực, tạo đà phát triển cho đất nước. Thực
tiễn là thước đo giá trị nhất cho sự đúng đắn của mỗi chính sách.

1.4.2. Khái niệm về chính sách

Đến nay, nhiều khái niệm về chính sách được đưa ra với các tiếp cận
khác nhau để phân tích và thống nhất khái niệm chung nhất về chính sách (Vũ
Sỹ Cường, 2014). Một số cách tiếp cận có thể được nêu ra như:

Tiếp cận chính trị học: Theo Michael G.Roskin, “Chính trị học là khoa
học về đấu tranh và sự cạnh tranh quyền lực chính trị”. Trong cuộc đấu tranh
đó, công cụ chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng tới sự thành bại của
đường lối chính trị, theo đó “Chính sách là tập hợp biện pháp mà một chủ thể
quyền lực đưa ra để định hướng xã hội thực hiện mục tiêu chính trị của chủ
thể quyền lực”.

Tiếp cận xã hội học: “Chính sách là tập hợp các biện pháp do chủ thể
quản lý đưa ra nhằm tạo lợi thế cho một (hoặc một số) nhóm xã hội, giảm lợi
thế của một (hoặc một số) nhóm xã hội khác, để thúc đẩy việc thực hiện một
(hoặc một số) mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hướng tới” -điều
này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội liên quan đến
việc bất bình đẳng xã hội.

Tiếp cận khoa học pháp lý: “Chính sách là tập hợp biện pháp được thể
chế hóa (về mặt pháp lý) để phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, điều
chỉnh động cơ hoạt động của các nhóm hướng theo mục tiêu phát triển của xã
hội”…

Dù theo cách tiếp cận nào, tất cả các biện pháp chính sách cũng được
công bố dưới dạng một văn bản pháp lý, chẳng hạn cao nhất là Đạo luật của
Quốc hội (Hiến pháp), thấp hơn là các Nghị định và Quyết định của chính
phủ, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ hoặc các văn bản hướng dẫn của địa
phương. Có thể nói, các văn bản quy phạm pháp luật là những phương tiện
truyền tải chính sách, đảm bảo các chính sách không lệch khỏi khuôn khổ
pháp luật.

Các định nghĩa về chính sách trong lịch sử qua nhiều cách tiếp cận
khác nhau có thể kể đến:

- Chính sách “thiết kế sự lựa chọn quan trọng nhất (đã) được thực thi” đối
với các tổ chức, cũng như đời sống cá nhân (Lasswell 1951); (điểm lưu ý ở

-28-
đây là chính sách phải là quyết định đã được lựa chọn thực hiện, không phải
một dự định);

- Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm và sự khác biệt nó


tạo ra (Dye 1972);

- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm
giải quyết một vấn đề (Anderson 1984);

- Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử
dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994);

- Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục bởi những nhóm
hoạch định nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt
giá trị họ theo đuổi (Considine 1994);

- Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta
được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của
cuộc sống (Colebatch 2002).

- Chính sách là một hành động có mục đích mà một cá nhân hay tổ chức
theo đuổi một cách kiên định trong giải quyết công việc (James Anderson,
2003).

- Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua không làm (Klein
& Marmor 2006);

- Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt
buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan
2011);

Với các cách tiếp cận và sự phát triển qua các giai đoạn, khái niệm
chính sách có thể được khái quát như sau: Chính sách là những hành động
ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát
triển nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Vấn đề chính sách là những mâu
thuẫn nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động cần được giải quyết bằng chính
sách để thỏa mãn những nhu cầu nhất định trong xã hội.

Theo đó, chính sách là công cụ quan trọng trong quản lý. Mọi tổ chức /
cấp quản lý đều phải sử dụng các công cụ quản lý như chính sách, chiến lược,
kế hoạch và quyết định để tác động lên đối tượng quản lý theo một cách nào
đó nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn.

Nhìn chung, có rất nhiều loại chính sách khác nhau - tùy thuộc vào nội
dung và lĩnh vực KTXH. Trong các loại chính sách chung (như Chính sách
đối ngoại của Nhà nước, Chính sách kinh tế, Chính sách xã hội, Chính sách
29
tiền tệ…) có các chính sách đối với từng lĩnh vực cụ thể (như Chính sách kinh
tế bao gồm các chính sách mậu dịch tự do, chính sách bảo hộ thuế quan, chính
sách tài chính...).

Các chính sách có thể được hoạch định và thực thi ở các cấp độ khác
nhau: Chính sách của Liên Hiệp Quốc, Chính sách của một Đảng, Chính sách
của Chính phủ, chính quyền địa phương, Chính sách của một tổ chức, đoàn
thể, hiệp hội, doanh nghiệp. Bởi sự khác nhau về loại và cấp độ của chính
sách nên cấp phê duyệt và nguồn chính sách cũng khác nhau. Như vậy, ở khía
cạnh hình thức, chính sách thường rộng hơn pháp luật. Một số phương tiện
thể hiện chính sách do các cấp khác nhau ban hành như (Viện Chiến lược,
chính sách tài nguyên và môi trường; Vũ Sỹ Cường, 2014):

- Nghị quyết Đảng, Nghị quyết, ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đưa ra
định hướng chính sách phát triển KTXH. Để thực hiện các định hướng này
cần phải nghiên cứu và ban hành hàng loạt các chính sách cụ thể có liên quan
như chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế…

- Hiến pháp: Hiến pháp đưa ra một số chính sách mang tính định hướng,
như chính sách dân tộc, đối ngoại, kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Các chính sách cụ thể sẽ được ban hành ở các văn khác khác có liên quan.

- Nghị quyết của Quốc hội đưa ra những chính sách mang tính định hướng
để các ngành, các cấp nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể áp dụng
trong từng ngành và lĩnh vực, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Ví dụ Nghị
quyết số 51/2005/QH11 về Nhiệm vụ năm 2006, Nghị quyết số
47/2005/QH11 về Dự toán ngân sách nhà nước...

- Luật: Là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất sau Hiến pháp, do Quốc hội
ban hành. Chính sách được công bố dưới dạng Luật của Quốc hội là chính
sách ở tầm một văn bản có giá trị pháp lý cao, có hiệu lực trong một thời gian
dài

- Thông tư: Là một văn bản được ban hành bởi các Bộ hoặc liên Bộ nhằm
hướng dẫn thực hiện một Nghị định (hoặc Quyết định/Nghị quyết/Chỉ thị) của
Chính phủ

- Cam kết quốc tế: Các cam kết trong các điều ước quốc tế song phương, đa
phương mà Việt Nam là thành viên là những chính sách mang tính định
hướng hoặc cụ thể. Việc thực hiện những chính sách này có thể được thực
hiện bằng việc nội luật hoá vào pháp luật Việt Nam hoặc áp dụng trực tiếp.

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành: Một số chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành có quy định về định hướng chính
sách hoặc chính sách cụ thể cho phát triển ngành.

-30-
Từ khái niệm chung về chính sách, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
những khái niệm cụ thể về chính sách môi trường. Một số khái niệm đơn giản
và phổ biến được tổng hợp như: Chính sách môi trường là tập hợp các nguyên
tắc và dự định về môi trường được tư liệu hóa một cách chính thức (Casio et
al. 1996; Brunkhors 2001). Chính sách môi trường là tổng thể các quan điểm,
các biện pháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu BVMT và PTBV
của quốc gia, của ngành kinh tế hoặc một công ty. Cụ thể hóa chính sách môi
trường trên cơ sở các nguồn lực nhất định để đạt các mục tiêu do chính sách
môi trường đặt ra là nhiệm vụ của chiến lược môi trường (Phan Như Thúc,
2002). Một cách tổng quát, Chính sách môi trường là những chủ trương, biện
pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ BVMT
cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định. Mỗi cấp quản lý hành chính
đều có những chính sách môi trường riêng. Sự đúng đắn và thành công của
chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành
công của chính sách cấp trung ương (Tổng cục môi trường, 2009). Chính
sách môi trường đòi hỏi phải được thiết kế để tối đa hóa lợi ích tổng thể cho
xã hội bằng cách đạt được mức độ lý tưởng về chất lượng môi trường; thể
hiện các dự định và các nguyên tắc tổng thể về các hoạt động môi trường
trong một tổ chức, được xây dựng và thông qua bởi bộ phận hành pháp trong
tổ chức đó (Nguyễn Vinh Quy, 2012).

Nguyên tắc chủ đạo của việc ban hành và thực thi chính sách môi
trường là: Hợp hiến, hợp pháp, hệ thống và thống nhất; PPP và BPP; Phòng
ngừa; Hợp tác giữa các đối tác; Sự tham gia của cộng đồng.

1.4.3. Cấu trúc và phân loại chính sách

1.4.3.1. Cấu trúc của chính sách

Cấu trúc của chính sách:

Cấu trúc chính sách là những đường lối cụ thể (nhằm thực hiện đường
lối chung), biện pháp và kế hoạch thực hiện. Chủ thể ban hành chính sách là
các chính đảng, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, công ty,… Theo đó, cấu
trúc của chính sách bao gồm 2 bộ phận hợp thành quan trọng và thống nhất
với nhau (Trần Thị Cúc, 2003):

- Mục tiêu của chính sách: là những giá trị hoặc kết quả mà cơ quan ban
hành mong muốn đạt được bằng chính sách; thể hiện ý chí, thái độ tiêu cực
hoặc tích cực của cơ quan ban hành trước vấn đề. Hơn thế nữa, mục tiêu của
chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước.

- Các giải pháp giải quyết vấn đề: Giải pháp là cách thức đặt ra để đạt được
mục tiêu của chính sách. Trên cơ sở mục tiêu của chính sách, chủ thể ban
hành xác định các giải pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đó; nói cách khác,
31
giải pháp chính sách phải phù hợp với mục tiêu chính sách. Tuy nhiên, mục
tiêu chính sách được thể hiện ở nhiều cấp độ -từ tổng quát đến cụ thể. Vì thế,
các giải pháp cũng đi từ giải pháp chung đến giải pháp cụ thể. Những giải
pháp cụ thể phải bao hàm những công cụ được sử dụng để thực hiện chính
sách, các nguồn lực cần thiết, dự kiến tổ chức thực hiện, hay nói cách khác là
việc xây dựng các chương trình, đề án, dự án cụ thể.

Mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách là mối quan hệ
biện chứng lịch sử được thể hiện trên các phương diện: Quan hệ tương đồng
(để thực hiện một mục tiêu mang tính chất nào đó cần sử dụng hệ thống biện
pháp mang tính chất đó), quan hệ tập hợp (để thể hiện một mục tiêu cần có
một hệ thống biện pháp hỗ trợ nhau) và quan hệ vận động (để thể hiện một
mục tiêu ở các thời kỳ trong các điều kiện khác nhau cần sử dụng những hệ
thống các biện pháp khác nhau) (Vũ Sỹ Cường, 2014).

Nội dung của chính sách:

Theo Vũ Sỹ Cường (2014), một chính sách bao gồm những yếu tố cơ
bản sau:

- Căn cứ xây dựng chính sách

- Các mục tiêu của chính sách

- Chủ thể và đối tượng

- Các nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách

- Các chính sách bộ phận (Các phân hệ của chính sách)

- Các giải pháp và công cụ thực hiện mục tiêu

Căn cứ xây dựng chính sách: Các chính sách được xây dựng đều phải
dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn vững vàng, hợp hiến và hợp pháp.
Thực tế trong một văn bản chính sách, căn cứ pháp lý luôn được khẳng định.
Căn cứ lý luận và thực tiễn được khẳng định thông qua đề nghị của chủ thể
chịu trách nhiệm chính với bản dự thảo chính sách -là sản phẩm của quá trình
phân tích chính sách trong hoạch định.

Mục tiêu của chính sách: Bất kỳ một chính sách nào cũng có những
mục tiêu riêng nhưng đều góp phần thực hiện mục tiêu bậc cao hơn. Hệ thống
các mục tiêu của chính sách bao gồm mục tiêu chung của từng loại chính sách
và mục tiêu riêng của từng chính sách.

-32-
 Mục tiêu chung được xem xét và phân loại theo lĩnh vực tác động của
chính sách -với một số nhóm chính sách cơ bản như chính sách văn hóa,
chính sách xã hội, chính sách đối ngoại, chính sách an ninh – quốc phòng,...

 Mục tiêu riêng của từng chính sách: Mỗi chính sách đều có những
mục tiêu nhất định -có thể là mục tiêu chiến lược lâu dài, mục tiêu trung hạn
hoặc/và mục tiêu ngắn hạn. Hệ thống mục tiêu này đều hướng đến việc thực
hiện mục tiêu chung nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội; các
mục tiêu ngắn hạn hướng vào việc thực hiện các mục tiêu dài hạn... Tuy
nhiên, giữa các mục tiêu có thể có mâu thuẫn và nguồn lực của các hệ thống
luôn bị hạn chế, theo đó, các nhà phân tích chính sách phải xem xét và đánh
giá đúng đắn nhằm lựa chọn những mục tiêu ưu tiên trong các giai đoạn thực
hiện chính sách.

Chủ thể và đối tượng của chính sách: Chủ thể của chính sách là những
người hay tổ chức tham gia vào quá trình ban hành và quản lý chính sách -là
những người có thẩm quyền quyết định chính sách, chịu trách nhiệm chính
đối với việc tổ chức thực thi chính sách, là người giám sát, đánh giá chính
sách,... Đối tượng của chính sách là những người thực hiện chính sách và
chịu tác động của chính sách.

Các nguyên tắc thực hiện mục tiêu chính sách: Nguyên tắc thực hiện
mục tiêu chính sách là những quan điểm chỉ đạo hành vi của các chủ thể
chính sách trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi. Việc xác định các
nguyên tắc dựa trên cơ sở nhận thức yêu cầu của các quy luật khách quan chi
phối quá trình và mục tiêu chính sách.

Các chính sách bộ phận (các phân hệ của chính sách): Mỗi một chính
sách là một hệ thống phức tạp bao gồm các mục tiêu, giải pháp và công cụ tác
động lên những đối tượng khác nhau trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Do
vậy, cần áp dụng phương pháp phân chia chính sách thành các bộ phận, các
phân hệ vừa mang tính chất độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ hữu cơ với
nhau trong một tổng thể, từ đó giúp quá trình phân tích, hoạch định và tổ chức
thực thi chính sách được thành công. Cơ sở xác định các phân hệ của chính
sách có thể dựa trên lĩnh vực tác động chính sách, đối tượng chính sách hay
mục tiêu chính sách.

Các giải pháp và công cụ thực hiện mục tiêu: Mỗi một chính sách
hoạch định nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau, theo đó, cần xây dựng
một hệ thống các giải pháp và công cụ thực hiện. Các giải pháp của chính
sách là những phương thức hành động nhằm đạt được mục tiêu chính sách.
Trong mối quan hệ với mục tiêu, các giải pháp chính sách có thể phân thành 2
nhóm chính: giải pháp tác động trực tiếp và gián tiếp lên mục tiêu chính sách.
Khác với giải pháp, các công cụ chính sách được xem xét theo quan điểm

33
thống nhất tương đối -với những nhóm công cụ cơ bản như công cụ kinh tế;
công cụ hành chính – tổ chức; công cụ tâm lý – giáo dục; công cụ kỹ thuật –
nghiệp vụ,...

Vòng đời của một chính sách

Hình 1.5. Vòng đời của một chính sách (Vũ Sỹ Cường, 2014)

Mỗi một chính sách ra đời, phát huy tác dụng đều theo những quy
luật nhất định và trong những giới hạn nhất định. Thông thường ở giai đoạn
đầu, chính sách chưa phát huy đầy đủ tác dụng do còn mới lạ, chi phối, san sẻ
lợi ích của nhiều đối tượng và còn do những người thực thi chính sách chưa
đủ kinh nghiệm và hiểu biết. Tiếp theo, chính sách sẽ phát huy được hiệu quả
mong muốn của nhà hoạch định và thực hiện tốt vai trò của mình. Sau giai
đoạn này, khi chính sách trở nên quen thuộc với những người thực thi, khả
năng tác động không còn đáng kể, đòi hỏi phải có những hình thức mới thay
đổi, nếu không sẽ trở nên lỗi thời. Sang giai đoạn thứ tư, những cố gắng điều
chỉnh không mang lại kết quả như mong muốn, chính sách gần như mất hiệu
lực và cần phải thay thế bằng một chính sách mới.

1.4.3.2. Phân loại chính sách

Chính sách là công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước đối với mọi
lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, do đó rất đa dạng. Theo Nguyễn Duy
Gia (1998), có thể phân loại các chính sách của Nhà nước căn cứ vào những
chỉ tiêu khác nhau (Bảng 1.4).

-34-
Bảng 1.4: Phân loại các chính sách của Nhà nước

Xét theo thời gian phát huy tác dụng

1 Chính Là những chính sách được áp dụng lâu dài, xây dựng cho kế
sách dài hoạch trên 10 năm, điều tiết những mối quan hệ lớn trong
hạn đời sống KTXH nhằm tạo ra sự phát triển ổn định trong lĩnh
vực thực thi chính sách.

2 Chính Là những chính sách được áp dụng trong khoảng thời gian từ
sách 3 - 5 năm, tập trung vào những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ
trung hạn đến đời sống KTXH nhưng có thể giải quyết được trong một
thời gian nhất định: chính sách xóa đói giảm nghèo, chính
sách chống lạm phát…

3 Chính Là những chính sách được áp dụng trong khoảng thời gian
sách ngắn không lâu (dưới 3 năm) đối với những vấn đề phát sinh có
hạn thể giải quyết tương đối nhanh chóng: chính sách thả nổi lãi
suất, chính sách tăng giá nông sản…

Xét theo cấp độ của chính sách

1 Chính gồm những chính sách do Chính phủ và các Bộ ban hành có
sách của tác dụng điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trên phạm
Trung vi quốc gia, có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều địa phương,
ương nhiều nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.

2 Chính do chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã xây dựng và ban hành
sách của trong phạm vi thẩm quyền của mình nhằm giải quyết các vấn
địa đề KTXH, văn hoá có tính đặc thù của địa phương. Các
phương chính sách không được trái với pháp luật và những chính
sách của Trung ương

Xét theo phạm vi trong nước và ngoài nước

1 Chính là các chính sách liên quan đến pháp luật, các chương trình
sách đối của Chính phủ, các quyết định hành chính có liên quan trực
nội tiếp đến tất cả các vấn đề/ hoạt động trong phạm vi quốc gia;
bao gồm cả kinh doanh, giáo dục, năng lượng, y tế, thực thi
pháp luật, tiền tệ, các khoản thuế, TNTN, phúc lợi xã hội,
quyền nhân thân và quyền tự do…

35
2 Chính Là những chính sách hướng dẫn và điều tiết các quan hệ đối
sách đối ngoại của Nhà nước với các quốc gia trên thế giới; là bộ
ngoại phận rất quan trọng trong hệ thống chính sách của Nhà nước.

Xét theo các lĩnh vực

1 Chính Là những chính sách phát triển nền văn hóa với tư cách là
sách văn nền tảng tinh thần của xã hội, hình thành hệ giá trị và chuẩn
hóa mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và
yêu cầu của thời đại. Các chính sách văn hóa bao gồm chính
sách trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo
chí, xuất bản, phát thanh truyền hình…

2 Chính Là những chính sách điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
sách phát trong lĩnh vực kinh tế nhằm tạo ra những động lực phát triển
triển kinh kinh tế. Chẳng hạn chính sách phát huy nhân lực, chính sách
tế phát huy và sử dụng nguồn nội lực, chính sách thu hút vốn…

3 Chính Là những chính sách khuyến khích phát triển giáo dục – đào
sách giáo tạo, phát huy nhân tố con người, phát triển KHCN, triển khai
dục và ứng dụng KHCN trong đời sống KTXH.
KHCN

4 Chính Là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã hội, làm
sách xã cho xã hội phát triển theo hướng công bằng, văn minh: chính
hội sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, chính sách đền ơn đáp
nghĩa…

Xét theo phạm vi ảnh hưởng

1 Chính Là những chính sách nhằm giải quyết những vấn đề KTXH
sách vĩ lớn của quốc gia, có tác động đến sự cân đối vĩ mô của nền
mô kinh tế, chi phối nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng đến lợi ích
quốc gia và lợi ích của đông đảo nhân dân. Các chính sách vĩ
mô thường có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước.

2 Chính Là những chính sách chỉ có tác dụng điều tiết đối với các
sách vi đơn vị cơ sở hoặc một nhóm người riêng biệt trong xã hội:
mô chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách thi tuyển công
chức…

3 Chính Tác động đến tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội


sách
trung mô

-36-
Xét theo khu vực

1 Chính Là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay
sách công không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến
người dân (Ulrich Karpen, 2004) - một trong những công cụ
quan trọng nhất của Nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt
động KTXH theo mục tiêu xác định. Chính sách công được
phân thành 02 loại:
- Chính sách dọc: được phát triển trong một tổ chức có
quyền lực và tài nguyên để thực hiện - theo chiều dọc từ
trên xuống: Trung ương  Địa phương  Tư nhân.
- Chính sách ngang: được xem như một chính sách tổng
hợp, phát triển bởi hai hay nhiều tổ chức khác nhau, được
thực hiện theo chiều ngang - tức có sự phối hợp giữa các
cơ quan liên ngành. Tính phức tạp của chính sách ngang
tăng dần từ chính sách ngành đến chính sách đa ngành và
cuối cùng là chính sách tổng hợp.

2 Chính Các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể…có thể đề
sách tư ra những chính sách riêng biệt để áp dụng nội vi nhằm giải
quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức. Do vậy, chính
sách tư chỉ có hiệu lực thi hành trong mỗi tổ chức với đặc
thù riêng biệt.

Ngoài ra, còn có một số cách phân loại theo tính chất ứng phó của chủ
thể (Chính sách chủ động và chính sách bị động), theo tính chất tác động
(chính sách thúc đẩy – kìm hãm, chính sách điều tiết – tạo lập môi trường,
chính sách tiết kiệm – tiêu dùng,...)

Việc phân loại chính sách có ý nghĩa tương đối vì một chính sách có
thể vừa ở loại này vừa ở loại khác, như chính sách đối nội có thể áp dụng cho
cả khu vực công và khu vực tư của một quốc gia, như vậy chúng thuộc hai
nhóm phân loại. Hiện nay, nhiều quốc gia thực hiện việc phân loại chính sách
theo mục tiêu tác động nên chỉ bao gồm ba loại cơ bản: Chính sách phát triển
con người, chính sách đối nội và chính sách đối ngoại.

1.4.4. Chu trình chính sách

Chu trình chính sách (hay quy trình chính sách) được hiểu là quá trình
luân chuyển các giai đoạn từ khởi sự đến khi xác định được hiệu quả của
chính sách trong đời sống xã hội. Các giai đoạn của chu trình chính sách có
liên hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: Giai đoạn trước là nền tảng cho

37
giai đoạn tiếp theo; kết quả của giai đoạn trước là thông tin cần và đủ cho giai
đoạn tiếp theo.

Thực tế, khó mô tả quy trình chính sách một cách đơn giản và rõ ràng
bởi tính liên tục và biến động của chính sách. Quá trình đó là liên tục bởi các
chính sách thường bắt nguồn từ những ý niệm hay quyết định đã tồn tại trong
quá khứ. Chính sách không chấm dứt đột ngột, luôn là tiền đề cho những ý
tưởng hoặc chính sách mới trong tương lai –nói cách khác, khó có thể tìm
được sự khởi đầu cũng như kết thúc của hầu hết chính sách.

Chính sách luôn được xem xét dưới góc độ một chu trình, bao gồm một
loạt các hoạt động trong một khoảng thời gian cần thiết từ khi vấn đề nảy sinh
đến khi được giải quyết bởi các chủ thể tham gia vào chu trình. Có thể minh
họa các giai đoạn trong quy trình chính sách như sau (Hình 1.2):

Hình 1.6. Chu trình chính sách (Vũ Sỹ Cường, 2014)


Trên thực tế, tuy các mô hình chu trình chính sách có khác nhau về chi tiết,
song nhìn chung có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản:

 Hoạch định chính sách.

 Thực thi chính sách.

 Đánh giá chính sách.

Tuy vậy, không nhất thiết các giai đoạn đó tiến hành theo một trật tự
nhất định. Trong quá trình này, việc phân tích và đánh giá chính sách có thể
được tiến hành đan xen với hai giai đoạn trên. Ngay trong giai đoạn hoạch
định chính sách, những phương pháp phân tích cần thiết đã được sử dụng để
lựa chọn các giải pháp tối ưu cho chính sách. Trong giai đoạn thực thi chính
sách, việc phân tích và đánh giá chính sách là những bước đan xen để không
-38-
ngừng sửa đổi bổ sung và hoàn thiện chính sách. Nói cách khác, phân tích
chính sách là quá trình bao trùm toàn bộ chu trình chính sách.

Trong thực tiễn áp dụng chính sách, chu trình chính sách có thể bao
gồm đầy đủ các bước: (1) Nghiên cứu vấn đề chính sách; (2) Xác định chính
sách; (3) Đặt mục tiêu cho chính sách; (4) Phân tích, lựa chọn, hoạch định
chính sách; (5) Thực thi, điều hành chính sách; (6) Phân tích, đánh giá chính
sách; (7) Quyết định tiếp tục duy trì chính sách hay dừng lại. Tuy nhiên, trong
những trường hợp cấp thiết hoặc do không đủ thời gian và nguồn lực, hoặc do
tính đơn giản của chính sách mà cơ quan nhà nước có thể rút gọn các bước
trong chu trình chính sách.

1.4.4.1. Giai đoạn 1: Hoạch định chính sách

Theo Nguyễn Duy Gia, 1998, hoạch định chính sách bao gồm việc
nghiên cứu đề xuất các chính sách (do các nhà hoạch định chính sách, các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện) và
Nhà nước phê chuẩn, ban hành công khai. Quá trình đề xuất chính sách bao
gồm:

- Xác định vấn đề cần ra chính sách;

- Xác định mục tiêu mà chính sách cần đạt được;

- Xác định các giải pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Trên cơ sở lựa chọn các phương án chính sách, CQNN có thẩm quyền
phê chuẩn một phương án tối ưu nhất và ban hành thành một chính sách để
đưa vào thực hiện. Sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách không phải
là những kết quả của các hoạt động thực tế. Đây chỉ là một sản phẩm dưới
dạng văn bản đã được cấp có thẩm quyền thông qua để đưa vào áp dụng
trong thực tiễn.

Hoạch định chính sách là một giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với
toàn bộ chu trình chính sách, bởi:

- Đây là giai đoạn mở đường cho cả chu trình chính sách - định ra mục tiêu,
cách thức và biện pháp đạt tới mục tiêu đó. Nói cách khác, giai đoạn này là cơ
sở để tiến hành các giai đoạn sau của chu trình chính sách.

- Sản phẩm của giai đoạn này là căn cứ để đánh giá toàn bộ chu trình chính
sách. Sau khi thực hiện chính sách, việc đánh giá chính sách được thực hiện
trên cơ sở so sánh các kết quả thực tiễn với mục tiêu và các yêu cầu đề ra, so
sánh quá trình thực hiện chính sách với các biện pháp, nguồn lực và thời hạn
đã được nêu trong văn bản của Nhà nước.

39
- Việc định ra một chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tế phần
lớn dựa trên các kết quả tích cực trong thực tiễn. Ngược lại, việc đề ra một
chính sách sai sẽ gây ra những hậu quả lớn trong đời sống xã hội.

Các bước hoạch định chính sách:

Giai đoạn hoạch định chính sách bao gồm những bước sau đây:

 Xác định vấn đề: Nghiên cứu, xác định một vấn đề bức xúc có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển đất nước nói chung và các lĩnh vực nói riêng.
Mặc dù vấn đề đã tồn tại nhưng nếu nhà hoạch định chính sách không nhận
thức được tình hình thực tế và xác định được vấn đề thì vấn đề đó không hoặc
chưa có khả năng đưa thành chính sách.

Nhà hoạch định chính sách đối sánh tình hình thực tế và kết quả mong
muốn đạt được, nếu giữa chúng không có sự chênh lệch thì vấn đề nảy sinh
trong thực tế không được phát triển thành chính sách. Ngược lại, nếu sự
chênh lệch là đáng kể, tình hình thực tế có thể phát triển thành chính sách.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là khả năng. Muốn khả năng được thực hiện, những
nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn và xác định rõ vấn đề - Đó là căn cứ
cơ bản cho việc hình thành chính sách.

 Xác định mục tiêu: Xác định những mục tiêu cần đạt trong tiến trình
giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên. Mục tiêu là các chuẩn đích mà chính sách
hướng đến. Các mục tiêu chính sách cũng như mục tiêu quản lý nói chung
phải có tính xác đáng - nghĩa là tại một thời điểm nào đó trong tương lai có
thể nhận thấy quá trình chính sách đã đạt được các mục tiêu đề ra.

Một chính sách có thể có nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, điều này đồng
nghĩa với việc phân tán sự điều hành cần thiết, thậm chí có thể gây tổn thất
cho các mục tiêu chủ yếu bởi sự chú trọng quá mức các mục tiêu thứ yếu của
chính sách. Vì vậy, mỗi chính sách không nên đề ra quá nhiều mục tiêu. Số
lượng mục tiêu phụ thuộc vào khả năng thực thi chính sách của cấp dưới, đặc
biệt là khả năng quản lý, điều hành, giám sát và kiểm tra của CQNN chịu
trách nhiệm thi hành chính sách đó. Mục tiêu chính sách có thể được xác định
định tính và định lượng; lẽ dĩ nhiên mục tiêu sẽ rõ ràng và xác đáng hơn khi ở
dạng định lượng. Nói chung, xác định mục tiêu là công việc khó khăn: Các
mục tiêu không cụ thể có thể dẫn đến không cần phải thực thi chính sách hoặc
-40-
hành động tùy ý ở cấp dưới; Các mục tiêu quá hẹp sẽ tạo khuôn khổ nhỏ bé
cho việc thực hiện, không phát huy tính năng động và sáng tạo của cấp dưới...
Do vậy, mục tiêu đưa ra phải hợp lý, tương ứng với đòi hỏi của vấn đề đang
đặt ra và khả năng giải quyết vấn đề đó.

 Đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu: Tìm kiếm những giải pháp hữu
hiệu và có tính khả thi để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

 Lựa chọn và thông qua chính sách: Quá trình xây dựng chính sách cho
một vấn đề nào đó thường dẫn đến nhiều phương án chính sách khác nhau.
Lựa chọn chính sách là quá trình xem xét, so sánh, đánh giá các phương án
chính sách để tìm ra phương án tối ưu/ hợp lý nhất - là khâu quan trọng trong
quá trình hoạch định chính sách. Trên cơ sở đó, Nhà nước thông qua và ban
hành rộng rãi để đưa chính sách đó vào thực thi trong cuộc sống. Lựa chọn và
thông qua chính sách được thực hiện ở cấp cao nhất, có thẩm quyền giải quyết
vấn đề mà chính sách đề cập đến.

Tóm lại, hoạch định chính sách là quá trình liên tục lựa chọn: từ lựa
chọn vấn đề cần ra chính sách, mục tiêu chính sách, các biện pháp giải quyết
vấn đề trên cơ sở những căn cứ và phân tích cần thiết, đến lựa chọn phương
án chính sách hợp lý nhất để thông qua và đưa vào thực thi. Có thể nói, việc
quyết định đưa ra một phương án chính sách là khâu lựa chọn những “sản
phẩm” đã được lựa chọn. Sự lựa chọn này không mang tính bộ phận, chi tiết
mà mang tầm bao quát toàn bộ chính sách, khả thi và thích ứng tối ưu với
những điều kiện đặt ra. Theo đó, chính sách được lựa chọn phải đáp ứng các
yêu cầu sau:

- Có ảnh hưởng mạnh nhất tới mục tiêu đề ra; Phải là phương án tạo ra
những thay đổi nhỏ nhưng liên tục, do đó, khả năng được chấp nhận của
nó tăng lên.

- Có khả năng thành công nhất và đem lại kết quả nhanh nhất; Phải là
những phương án theo phương pháp tiếp cận tăng dần.

- Tác động vào nguyên nhân của vấn đề; tuy nhiên, điều này không phải lúc
nào cũng thực hiện được.

- Có chi phí thấp.

- Có phạm vi tác động phù hợp và có tính linh hoạt.

- Tối đa hóa những ảnh hưởng gián tiếp có lợi về chính trị, xã hội.

- Có khả năng tạo ra được sự hưởng ứng tích cực nhất từ người dân.

41
Sau khi đã lựa chọn được một phương án đáp ứng cao nhất những tiêu
chuẩn trên đây, phương án được lựa chọn sẽ được trình lên cấp có thẩm quyền
thông qua để trở thành một chính sách có hiệu lực thực thi.

-42-
1.4.4.2. Giai đoạn 2: Thực thi chính sách

Thực thi chính sách là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính sách trên
thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước
để đạt được các mục tiêu chính sách – biến chính sách thành những kết quả
thực tế. Tuy vậy, giai đoạn này thường chịu tác động của nhiều yếu tố - khách
quan lẫn chủ quan, bao gồm những yếu tố chưa dự đoán được trong giai đoạn
hoạch định chính sách - tạo ra sự dao động của tiến trình thực thi so với dự
định ban đầu và ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách (Nguyễn Duy Gia,
1998).

Trong quá trình thực thi chính sách, các nguồn nhân lực, vật lực và tài
chính được đưa vào các hoạt động, bao gồm sự tham gia của nhiều tổ chức và
cộng đồng xã hội khác nhau. Nói cách khác, đây là quá trình kết hợp giữa con
người với các nguồn lực vật chất, tài chính nhằm đạt được những mục tiêu đề
ra. Việc tổ chức thực thi và duy trì chính sách là yếu tố quan trọng hàng đầu
để bảo đảm sự thành công của chính sách. Có nhiều chính sách đề ra tốt,
nhưng việc thực thi không hiệu quả, dẫn đến thất bại. Vì vậy, giai đoạn này
phải được triển khai một cách nghiêm túc.

Các công việc chính trong giai đoạn thực thi chính sách:

- Cấp thông qua chính sách chỉ định và tổ chức các cơ quan thực thi
chính sách, phổ biến chính sách rộng rãi tới mọi đối tượng liên quan đến việc
thực thi chính sách.

- Các cơ quan thực thi chính sách xây dựng đề án công tác của mình căn
cứ vào những nhiệm vụ được giao, trình cấp trên xét duyệt.

- Triển khai thực hiện chính sách nhất quán từ Trung ương đến cơ sở.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo hai chiều đều đặn, phục vụ cho việc quản
lý điều hành việc thực thi chính sách.

- Kiểm tra, theo dõi, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tế để
điều hành và điều chỉnh chính sách cho phù hợp và kịp thời.

Trên thực tế, thực thi chính sách được coi là giai đoạn tổng hợp của cả
quá trình chính sách (hoạch định chính sách, thực thi chính sách, phân tích
chính sách và đánh giá chính sách). Nhiều chính sách do các cơ quan Trung
ương đề ra và giao cho địa phương thực hiện; khi đến địa phương, chính sách
được nghiên cứu lại để áp dụng phù hợp với tình hình thực tế - cho thấy giai
đoạn thực thi bao hàm nội dung hoạch định chính sách. (Điều này lý giải tại
sao nhiều chính sách của Trung ương không được thi hành triệt để). Bên cạnh
đó, trong quá trình thực thi, chính sách được phân tích và đánh giá để có thể
điều chỉnh kịp thời - phù hợp với mục tiêu đề ra; do vậy, giai đoạn thực thi
43
chính sách bao gồm những công việc thuộc giai đoạn phân tích và đánh giá
chính sách.

Các hình thức thực thi chính sách:

- Hình thức từ trên xuống: Hình thức này coi quá trình thực hiện chính
sách như một chuỗi mệnh lệnh, trong đó các nhà chức trách thể hiện sự đòi
hỏi của họ đối với cấp dưới trong việc thực thi chính sách đề ra. Nhược điểm
của hình thức này là chỉ chú trọng đến các nhà chức trách ra quyết định cấp
cao trong khi vai trò của họ trong việc thực thi chính sách hạn chế hơn các
cán bộ cấp thấp và quần chúng nhân dân.

- Hình thức từ dưới lên: Hình thức này bắt đầu từ các chủ thể tham gia
vào việc thực hiện chính sách, nhấn mạnh tính chủ động của cơ sở trong việc
phát hiện các vấn đề, đề xuất chính sách từ dưới lên trước khi được thể chế
hóa ở cấp cao.

- Hình thức kết hợp: Ở hình thức này, các chính sách đưa ra có thể xuất
phát từ chủ ý của cấp trên hoặc sáng kiến của cấp dưới nhưng phải được cấp
có thẩm quyền ra chính sách nắm bắt và đưa ra thành chính sách chung. Đối
với giai đoạn thực hiện, các mệnh lệnh từ trên đưa xuống phải xuất phát từ
tình hình thực tế, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và các mối quan
hệ của các cơ quan trực tiếp thực thi chính sách. Ở nước ta, việc thực thi
chính sách được thực hiện theo hình thức kết hợp.

1.4.4.3. Giai đoạn 3: Đánh giá chính sách

Đánh giá chính sách là giai đoạn quan trọng trong quy trình chính sách.
Trong giai đoạn này, các kết quả của chính sách được so sánh với các mục
tiêu đề ra, phân tích hiệu quả KTXH đạt được thông qua việc thực thi chính
sách trong thực tế dựa trên một số kỹ thuật đánh giá và các tiêu chí KTXH
nhất định. Theo đó, Nhà nước quyết định việc tiếp tục duy trì hay cần sửa đổi,
bổ sung chính sách để hiệu quả và phù hợp hơn với thực tiễn.

Tiêu chí đánh giá chính sách: là những chuẩn mực để các nhà phân
tích, các nhà quản lý xem xét, đánh giá chính sách. Để đánh giá một chính
sách, cần dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau (Bảng 1.5).

-44-
Bảng 1.5: Một số tiêu chí đánh giá chính sách

Tính công bằng

Về bản chất, chính sách là công cụ điều chỉnh những chênh lệch, bất
công trong xã hội. Tuy vậy, khi một chính sách ra đời, sẽ xảy ra các
trường hợp như: nhóm người này được hưởng nhiều lợi ích hơn nhóm
người khác, hoặc nhóm người khác bị thiệt thòi... Một chính sách được
đánh giá là tốt (công bằng) khi đáp ứng được quyền lợi của đại đa số
quần chúng, phù hợp với nguyện vọng toàn dân, bảo vệ quyền lợi quốc
gia, dân tộc. Tính công bằng của chính sách được thể hiện ở sự công
khai, rõ ràng để mọi thành viên trong xã hội được “hưởng thụ”, tham gia
chính sách theo đúng tiêu chuẩn, đối tượng quy định. Tính công bằng còn
thể hiện rõ ở vai trò, chức năng điều tiết các lợi ích thông qua các chính
sách cụ thể (còn gọi là các công cụ điều tiết vĩ mô) như thuế, lãi suất, lợi
nhuận, giá cả, tỷ giá,… của Nhà nước.

Tính hiệu quả

Một chính sách được xem là đúng đắn, phù hợp chỉ khi nó đem lại hiệu
quả cao trong đời sống KTXH - được đánh giá thông qua Hiệu quả tổng
hợp; Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả KTXH; Hiệu quả chính trị - xã hội; Hiệu
quả trước mắt; Hiệu quả lâu dài. Tính hiệu quả của chính sách thường đi
liền với hiệu lực thi hành bởi đó là những chính sách mang tính thiết thực
của quyền lực Nhà nước, được sự ủng hộ của nhân dân, được nhân dân
chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh và kịp thời.

Tính tối ưu

Chính sách là những nội dung, biện pháp, những phương án cụ thể triển
khai thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà nước. Tính tối ưu của
chính sách thể hiện bằng những phương án tối ưu thực hiện các mục tiêu
của chính sách. Phương án tối ưu là phương án có chi phí thấp nhất
nhưng đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, đây mới chỉ xét mặt định
lượng; nếu xét một cách toàn diện (cả định lượng và định tính), phương
án tối ưu của một chính sách phải đáp ứng những yêu cầu sau: Giảm
thiểu chi phí; Giảm thiểu những rủi ro, những tác động xấu, những hậu
quả không mong muốn khi thực hiện chính sách; Thời gian thực hiện phù
hợp; Được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân; Những điều kiện thực
hiện chính sách thuận lợi (có đủ nguồn tài chính, kỹ thuật, nhân lực),…
Trong thực tế, khó tìm được phương án tối ưu, tuyệt đối – thay vào đó là
các phương án phù hợp. Đặc biệt, trong các giải pháp tình huống, có khi
buộc phải chấp nhận chi phí cao để đạt được mục tiêu, hiệu quả chung đã
đề ra.
45
Lợi ích đặc thù và lợi ích công cộng

Mọi chính sách đều nhằm đem lại lợi ích cho toàn xã hội (lợi ích công
cộng, lợi ích chung) hoặc cho từng nhóm người, từng địa phương (lợi ích
đặc thù). Tiêu chí đánh giá chính sách theo hai nhóm lợi ích này sẽ giúp
nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn những quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước trong những năm qua - đảm bảo và kết hợp hài
hoà lợi ích đặc thù với lợi ích công cộng. Vì vậy, khơi dậy được sức
mạnh của quốc gia, tạo nên những thành tựu to lớn trong công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Quy trình chính sách cũng biến động do tác động của rất nhiều yếu tố
tham gia vào việc tạo ra chính sách. Thực tế cho thấy, một số chính sách thay
đổi nhiều và thường xuyên hơn một số chính sách khác, cũng như rất khó xác
định một chính sách hoàn toàn ổn định trong một thời gian dài. Vì vậy, chính
sách cần được xem xét ở trạng thái tương đối ổn định. Bản chất liên tục và
biến động, tiến hóa của chính sách có thể minh họa như Hình 1.3:

Thay đổi sự điều tiết Áp lực quốc tế Áp dụng công nghệ


của Nhà nước mới

Thay đổi trong hiến Mối quan tâm mới


Sự không hài lòng của xã hội
của công chúng pháp

Hình 1.7. Bản chất liên tục và biến động của chính sách (Nguyễn Vinh Quy,
2012).
1.4.4.4. Phân tích chính sách

Phân tích chính sách là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn để
nghiên cứu, xem xét về mục tiêu, nội dung chính sách cũng như toàn bộ quá
trình thực thi, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những chỗ chưa phù
hợp để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hoặc đề ra chính sách mới. Hoạch
định và thực thi chính sách là hai giai đoạn cơ bản trong tiến trình chính sách;
song, để đạt hiệu quả cao cũng như để có những chính sách phù hợp, việc
phân tích chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy không trực tiếp tạo
ra sản phẩm cụ thể nhưng phân tích chính sách là phương tiện hữu hiệu góp
phần nâng cao năng lực Nhà nước trong việc ban hành và thực thi chính sách.

Nguyễn Duy Gia (1998) cho rằng phân tích chính sách là một công việc
phức tạp, mang tính khoa học và thực tiễn cao. Theo đó, đòi hỏi nhà phân tích
chính sách phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế và kiến
-46-
thức hành chính. Các nhà khoa học quản lý và các nhà hành chính đồng thời
sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích chính sách.

Nguồn thông tin trong phân tích chính sách

Để phân tích chính sách, đòi hỏi phải có đủ nguồn lực về nhân sự, tài
chính, phương tiện kỹ thuật và thông tin…; trong đó, thông tin là tài liệu quan
trọng nhất để phân tích, so sánh, đánh giá chất lượng và hiệu quả chính sách.
Nhà phân tích chính sách phải biết khai thác các nguồn thông tin, hiểu được
tính chất, công dụng của các nguồn thông tin đó trong tiến trình chính sách.
Những nguồn thông tin quan trọng nhất bao gồm:

- Thông tin kinh tế: Là các số liệu phản ánh diễn biến và thực trạng kinh
tế trong đời sống KTXH hàng ngày, có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp tới
tiến trình chính sách – như tình hình giá cả thị trường, tình hình cung cấp về
một mặt hàng nào đó, sản lượng khai thác dầu khí, cán cân thanh toán xuất
nhập- khẩu...

- Thông tin về chính trị- xã hội: Là những sự kiện, diễn biến chính trị- xã
hội có liên quan hoặc ảnh hưởng đến quá trình phát triển mà Nhà nước cần
đưa ra chính sách mới để điều chỉnh quá trình đó.

- Thông tin về KHCN: KHCN luôn giữ vai trò quyết định trong quá trình
phát triển KTXH của mỗi quốc gia. Vì vậy, thông tin này là những chất liệu
quan trọng trong việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển. Các nhà
hoạch định và phân tích chính sách phải luôn luôn tiếp cận những thông tin
mới nhất về KHCN để xử lý, phân tích, đánh giá hiệu quả chính sách một
cách chính xác hơn.

- Thông tin quy phạm: Là hệ thống những văn bản pháp quy có hiệu lực
điều chính các mối quan hệ KTXH - căn cứ để hoạch định các chính sách
mới, khởi thảo các quyết định quản lý phù hợp với các hệ thống quy định hiện
hành, đồng thời là cơ sở cho quá trình phân tích, so sánh, đánh giá và kết luận
về hiệu quả chính sách.

- Thông tin dự báo: Là yếu tố quan trọng trong phân tích và hoạch định
chính sách. Khai thác và xử lý thông tin một cách hiệu quả sẽ đẩy nhanh tốc
độ phát triển, tạo được thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Thông tin phản hồi: rất cần thiết cho quá trình phân tích ở giai đoạn
thực thi và đánh giá chính sách, phản ánh thái độ của quần chúng đối với
những chính sách đã ban hành, biết được uy tín lãnh đạo của Chính phủ và
các CQQLNN khác, biết được tiến độ cũng như hiệu quả thực hiện chính
sách. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý, lãnh đạo và các nhà chính trị sẽ nâng
cao hiệu quả chính sách và hiệu lực QLNN.
47
Trong thực tế, việc phân tích chính sách cũng như việc xây dựng các
chương trình và kế hoạch… là những công việc phải sử dụng hàng loạt các dữ
liệu, thông tin dự báo như: dự báo tốc độ và mức tăng dân số, tốc độ đô thị
hoá, sản lượng khai thác dầu thô, nhu cầu tiêu dùng, sự cạn kiệt một nguồn tài
nguyên nào đó... - là nguồn tư liệu quan trọng để xây dựng chính sách phát
triển KTXH của đất nước hiện tại và tương lai.

Nội dung và phương pháp phân tích chính sách (Nguyễn Duy Gia, 1998):
được tóm tắt trong Bảng 1.6.

Bảng 1.6. Nội dung và phương pháp phân tích chính sách

Phân tích tiến trình chính sách

Quá trình phân tích cần phải đi sâu vào những yếu tố ảnh hưởng đến tiến
trình, chất lượng và hiệu lực thực thi chính sách. Các yếu tố ảnh hưởng
bao gồm: Nhóm yếu tố về cơ cấu quyền lực; Nhóm yếu tố về thể chế
hành chính; Nhóm yếu tố về môi trường - kinh tế - xã hội và những yếu
tố ngoại sinh khác.
Phân tích tiến trình chính sách, về lý thuyết là phân tích theo các bước
của chu kỳ chính sách. Mỗi chính sách đưa ra đều phải trải qua một trật
tự chung, một chu kỳ khép kín trong khuôn khổ nền hành chính. Ở mỗi
bước, cần phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến hệ thống chính sách,
hệ thống chính trị và bộ máy hành chính như: Yếu tố Đảng lãnh đạo; Cơ
cấu quyền lực; Bộ máy hành chính và cơ chế vận hành; Hệ thống hiến
pháp, pháp luật; Các tổ chức xã hội và địa vị pháp lý tham gia vào hoạt
động của nền hành chính.

Phân tích ở giai đoạn hoạch định chính sách

Được thực hiện chủ yếu ở tầm vĩ mô, có liên quan tới những phạm trù
thuộc thượng tầng kiến trúc. Vì vậy, những yếu tố trên có ảnh hưởng rất
lớn tới việc hình thành chính sách.

Phân tích ở giai đoạn thực thi chính sách

Ngoài những yếu tố trên cần phân tích các yếu tố KTXH, điều kiện địa
lý, tự nhiên như: Cơ cấu dân cư; Yếu tố về dân tộc tôn giáo; Trình độ dân
trí; Mức thu nhập của dân cư; Kết cấu hạ tầng; Điều kiện địa lý…

Phân tích ở giai đoạn đánh giá, điều chỉnh chính sách

Được thực hiện trên cơ sở kết quả phân tích ở những bước trên - phân
tích các mục tiêu chính sách đã đề ra, mối quan hệ giữa đầu vào - đầu ra,
giữa chi phí với kết quả,… từ đó tổng hợp, so sánh và quyết định kịp

-48-
thời. Ở từng giai đoạn phân tích, các thông tin phân tích cần chính xác,
trung thực, đầy đủ và phù hợp với yêu cầu nội dung phân tích.

Phân tích tổng hợp

Là phương pháp phân tích chung hiệu quả KTXH của một chính sách -
dựa vào các mục tiêu đã đề ra và kết quả thực hiện chính sách.

Phân tích vĩ mô

Điều tiết vĩ mô thể hiện vai trò quan trọng của Nhà nước can thiệp vào
các lĩnh vực hoạt động trong đời sống KTXH của đất nước. Sự can thiệp
đó đến đâu, hiệu quả như thế nào được thể hiện ở những chính sách vĩ
mô mà Nhà nước ban hành. Chất lượng, hiệu quả QLNN ở tầm vĩ mô
phụ thuộc trước hết ở những chính sách vĩ mô. Vì vậy, phân tích chính
sách vĩ mô có vai trò rất quan trọng trong điều hành QLNN, trong khoa
học hành chính và đặc biệt trong hoạch định chính sách.

49
2
CHƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

2.1. KHÁI NIỆM

Quản lý nhà nước về môi trường là toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý
nhà nước (CQQLNN) có thẩm quyền tác động đến hoạt động của con người
bằng các hình thức, công cụ và phương tiện khác nhau nhằm hài hoà mối
quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe
nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành
(Nguyễn Thị Tịnh Ấu, 2010).

2.2. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung

Chính phủ: thống nhất QLNN về BVMT trong phạm vi cả nước (Điều
140 – Luật BVMT 2014).

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: chủ trì, phối hợp với Bộ
trưởng Bộ TN&MT xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch về BVMT
trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý; thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại
Luật BVMT 2014 và phối hợp với Bộ trưởng Bộ TN&MT tổ chức triển khai
thực hiện pháp luật về BVMT thuộc phạm vi quản lý của mình; hằng năm báo
cáo Chính phủ các hoạt động QLNN về BVMT trong lĩnh vực thuộc bộ,
ngành quản lý. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với
Bộ trưởng Bộ TN&MT, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ hữu
quan khác và Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện các trách nhiệm sau (Điều
142 – Luật BVMT 2014):

- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: bảo đảm yêu cầu BVMT trong
chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển KTXH của cả nước,
vùng và dự án, công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thu hút đầu tư và tổ chức triển khai việc
thực hiện pháp luật về BVMT trong lĩnh vực quản lý;

- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về


BVMT trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc BVTV,

-50-
thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp và các hoạt động khác
trong lĩnh vực quản lý;

- Bộ trưởng Bộ Công Thương: xử lý các cơ sở công nghiệp ONMT


nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công nghiệp môi
trường và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật BVMT trong lĩnh vực quản
lý;

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về
BVMT trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử
lý CTR và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, CSSX vật liệu
xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung và hoạt động khác
trong lĩnh vực quản lý;

- Bộ trưởng Bộ GTVT: tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về BVMT
trong xây dựng hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện GTVT và hoạt động
khác trong lĩnh vực quản lý;

- Bộ trưởng Bộ Y tế: tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về BVMT
trong hoạt động y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động mai táng, hỏa
táng; tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất
thải của bệnh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;

- Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL: tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về


BVMT trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch và hoạt động khác
trong lĩnh vực quản lý;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về
BVMT trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của pháp luật; huy động lực
lượng tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định
của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT trong
lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý;

- Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động


phòng chống tội phạm về môi trường và bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh
vực môi trường; huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó với sự cố
môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra công tác BVMT trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.

UBND cấp tỉnh:

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về BVMT;

- Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ BVMT;
51
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù
hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;

- Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến,
giáo dục chính sách và pháp luật về BVMT;

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch BVMT, báo cáo ĐTM, xác
nhận hoàn thành công trình BVMT, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận
kế hoạch BVMT theo thẩm quyền;

- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về BVMT theo thẩm
quyền;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật; phối
hợp với UBND cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ONMT nghiêm
trọng trên địa bàn.

UBND cấp huyện:

- Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về
BVMT;

- Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về


BVMT;

- Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BVMT theo thẩm quyền;

- Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác BVMT;

- Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về BVMT;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về BVMT theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;

- Phối hợp với UBND cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi
trường liên huyện;

- Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp xã;

- Chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trên địa bàn.

-52-
UBND cấp xã:

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ sinh môi
trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung BVMT trong
hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí BVMT vào đánh giá thôn, làng, ấp,
bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;
- Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BVMT theo ủy quyền;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT của hộ gia đình, cá nhân;
- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về BVMT
hoặc báo cáo CQQLNN về BVMT cấp trên trực tiếp;
- Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định
của pháp luật;
- Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố
và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, BVMT trên địa bàn;
- Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác BVMT;
- Chủ trì, phối hợp với CSSX, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức
công khai thông tin về BVMT của CSSX, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng
dân cư;
- Chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trên địa bàn. (Điều 143 – Luật BVMT 2014)
Bộ máy QLNN về môi trường tại Việt Nam có thể được sơ lược (các cơ
quan chính) như Hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công tác quản lý môi trường (Bộ TNMT, 2015)

53
Ngoài ra, ở cấp độ liên vùng, một số tổ chức/Ủy ban lưu vực sông đã
được thành lập và tiếp tục được kiện toàn như: Ủy ban bảo vệ môi trường các
lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy và lưu vực hệ thống sông Đồng Nai...

2.2.2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Bộ trưởng bộ TN&MT: chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
thống nhất QLNN về BVMT và có trách nhiệm:

- Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy
phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
đề án quốc gia về BVMT.

- Chủ trì xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm
quyền, QCKT quốc gia về môi trường; ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật
theo thẩm quyền.

- Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải
quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc
gia, thông tin môi trường và báo cáo môi trường; chỉ đạo, tổ chức đánh giá
hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền hoạt động
xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch BVMT; thẩm định báo cáo ĐMC;
thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; xác nhận kế hoạch BVMT; kiểm tra, xác
nhận hoàn thành công trình BVMT.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc cấp, gia
hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về BVMT.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn ĐDSH, an
toàn sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi
trường.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chương trình, mô
hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện với môi trường;
hướng dẫn, chứng nhận sản phẩm, cơ sở thân thiện với môi trường; chỉ đạo,
hướng dẫn hoạt động cải thiện sức khỏe môi trường.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến BVMT theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc lồng ghép nội dung về BVMT trong quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước

-54-
và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về
điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá, theo dõi tình
hình thực thi pháp luật về BVMT trên phạm vi toàn quốc; truyền thông, phổ
biến, giáo dục pháp luật BVMT.

- Trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập
điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT
(Điều 141 – Luật BVMT 2014).

Sở TN&MT: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về TN&MT.
Theo Thông tư liên tịch 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ trưởng Bộ
TN&MT, Bộ trưởng Bộ Nội vụ  ngày 28/08/2014 về hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN&MT thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, phòng TNMT thuộc UBND huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở TN&MT được quy
định như sau:

- Trình UBND cấp tỉnh các dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch; dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với
Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc UBND cấp huyện trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh các dự thảo các văn bản thuộc thẩm
quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về lĩnh vực TN&MT; dự thảo
quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các tổ chức, đơn
vị của Sở TN&MT; dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công
tác giữa Sở TN&MT với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp
huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án về TN&MT sau khi được phê duyệt; thông
tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật
và nâng cao nhận thức cộng đồng về TN&MT trên địa bàn.

- Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng
chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý theo phân công, phân cấp
hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý về các lĩnh vực
như: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường (ĐDSH,
quản lý chất thải, phòng ngừa và cải tạo môi trường,....); khí tượng thủy văn;
BĐKH; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo (đối

55
với các tỉnh có biển, đảo); viễn thám; thông tin tư liệu và ứng dụng công nghệ
thông tin.

- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về
TN&MT đối với Phòng TN&MT thuộc UBND cấp huyện, công chức chuyên
môn về TN&MT thuộc UBND cấp xã.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của
Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của
UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công
nghệ (KH-KT&CN) về TN&MT. Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề tài,
đề án, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH-KT&CN có liên quan đến
TN&MT của địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực TN&MT của
địa phương. Giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động
của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực TN&MT thuộc thẩm
quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực TN&MT theo quy định của
pháp luật và phân công, ủy quyền của UBND cấp tỉnh.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối
quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở; quản lý biên chế công chức, số
lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ
và chính sách,... thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND cấp tỉnh.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Sở theo quy định
của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh.

- Thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ TN&MT tại địa phương
theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao
hoặc theo quy định của pháp luật.

-56-
2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT
NAM

Chương XIV Luật BVMT 2014 đề cập đến Trách nhiệm của CQQLNN
về BVMT, theo đó, điều 139 đã chỉ rõ 11 nội dung quản lý nhà nước về
BVMT bao gồm:

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án,
quy hoạch, kế hoạch về BVMT.

- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch BVMT; thẩm định báo cáo
ĐMC; thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và kiểm tra, xác nhận các công
trình BVMT; tổ chức xác nhận kế hoạch BVMT.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn ĐDSH;
quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.

- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT; thanh tra trách
nhiệm QLNN về BVMT; giải quyết khiếu nại, tố cáo về BVMT; xử lý vi
phạm pháp luật về BVMT.

- Đào tạo nhân lực khoa học và QLMT; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về BVMT.

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
BVMT.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nước cho các hoạt động BVMT.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT.

So với Luật BVMT năm 1993 (Điều 37), Luật BVMT năm 2014 (Điều
139) phát triển hơn về phần nội dung QLNN về BVMT (bổ sung các hoạt
động Bảo tồn ĐDSH; Quản lý chất thải; Kiểm soát ô nhiễm, quy hoạch
BVMT; Thẩm định báo cáo ĐMC; Tổ chức xác nhận kế hoạch BVMT; Xây
dựng và chỉ đạo chương trình, đề án, quy hoạch; Xây dựng và ban hành các

57
Quy chuẩn kỹ thuật). Luật BVMT năm 2005 không quy định nội dung QLNN
về BVMT trong một điều riêng.

Theo đó, một số nội dung chính được phân tích và trình bày dưới đây.

2.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về BVMT, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

2.3.1.1. Ban hành Luật và các văn bản dưới luật

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm:

 Hiến pháp – do Quốc hội ban hành

 Luật hoặc Bộ luật – do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết
định ban hành.

 Văn bản dưới luật gồm: Pháp lệnh, Lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên
tịch, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch.

 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (Nghị quyết),
UBND (Quyết định, Chỉ thị).

Một số văn bản pháp luật về môi trường được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Một số văn bản pháp luật về môi trường

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004


Các văn - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010
bản luật về
môi trường - Luật Tài nguyên nước ngày 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013
- Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014…

- Pháp lệnh Bảo hộ lao động ngày 9/9/1991


- Pháp lệnh phòng chống lụt bão (số 27/2000/PL-UBTVQH10) ngày
24/8/2000
Các pháp
lệnh về môi - Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003 ngày 26/7/2003
trường - Pháp lệnh về dân số số 6/2003 ngày 9/1/2003
- Pháp lệnh thú y số 18/2004 ngày 29/4/2004
- Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004 ngày 24/3/2004
- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004 ngày 24/3/2004…

-58-
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về Thi hành Luật bảo vệ
và phát triển rừng
- Nghị định 111/2009 của Chính phủ ngày 11/12/2009 về Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Thay thế cho
nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ).
- Nghị định 35/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 về Tổ chức và hoạt
động của thanh tra TN&MT.
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 Quy định chi tiết thi
Các nghị hành một số điều của Luật khoáng sản.
định của
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/ 2013 về xử phạt vi phạm
chính phủ
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
về môi
trường - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Quy định chi tiết và thi
hành một số điều của luật BVMT.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và
phế liệu.
- Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 về quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản.
- Dự thảo nghị định thay thế nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 74/2011/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 25/8/2011 về Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản…

- Thông tư 107/2010/TTLT/BTC-BTNMT sửa đổi bổ sung hướng


dẫn thủ tục kê khai mức Phí BVMT đối với nước thải.
Các quyết - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Thông tư về ĐMC, ĐTM và kế
định, chỉ hoạch BVMT.
thị, thông - Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định đề án bảo vệ
tư về môi môi trường chi tiết, đề án BVMT đơn giản (Thay thế Thông tư
trường 01/2012/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt
và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng
ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản).…

2.3.1.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường ban hành trước đây đã kịp thời
cụ thể hóa các quy định của Luật BVMT, là bước đệm để thúc đẩy các quy
định và chính sách của nhà nước đi vào đời sống, mang lại hiệu quả tích cực
59
cho xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường tại Việt Nam bộc lộ nhiều khuyết
điểm như chưa phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, nhiều bất cập
trong quá trình áp dụng..., đòi hỏi sự xem xét, bổ sung và thay đổi kịp thời để
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội quốc gia. Gần đây, Bộ Tài nguyên và
Môi trường (Bộ TN&MT) ban hành một số "Quy chuẩn kỹ thuật môi trường"
(QCKTMT) – thường được gọi là "Tiêu chuẩn môi trường" (TCMT) trước
đây.

(1) Khái niệm

Khái niệm TCMT và QCKTMT được trình bày trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Khái niệm TCMT và QCKTMT

Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Khoản Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
5 & 6, điều 3) môi trường 2006 (Khoản 1&2, Điều 3)

Tiêu chuẩn môi trường là mức giới Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ
hạn của các thông số về chất lượng thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn
môi trường xung quanh, hàm lượng để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng
của các chất gây ô nhiễm có trong chất hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối tượng khác trong hoạt động KTXH
được các CQNN và các tổ chức công nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp của các đối tượng này.
dụng để BVMT. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới
dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức
giới hạn của các thông số về chất giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
lượng môi trường xung quanh, hàm quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,
lượng của các chất gây ô nhiễm có quá trình, môi trường và các đối tượng
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật khác trong hoạt động KTXH phải tuân
và quản lý được CQNN có thẩm thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi
buộc áp dụng để BVMT. trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc
gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các
yêu cầu thiết yếu khác.

Theo khái niệm trên, sự khác nhau cơ bản của QCKTMT và TCMT là
quy mô áp dụng. TCMT là dạng văn bản tự nguyện được áp dụng trong phạm
vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn (Khoản 3, Điều 119 Luật BVMT
2014), trong khi QCKTMT được CQQLNN có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để BVMT có quy mô cấp tỉnh hoặc cấp quốc
gia. Tiêu chuẩn quy định về “đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý”, còn Quy
-60-
chuẩn kỹ thuật quy định về “mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý”. Lưu ý: Toàn bộ hoặc một phần TCMT trở thành bắt buộc khi được
viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, QCKTMT (Khoản 2, Điều 119
Luật BVMT 2014).

(2) Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Theo Điều 113 Luật BVMT 2014, hệ thống QCKTMT bao gồm: QCKT
về chất lượng môi trường xung quanh; QCKT về chất thải; và các QCKT môi
trường khác. Ngoài ra có thể phân loại hệ thống QCKTMT theo cấp ban hành
bao gồm: QCKT cấp quốc gia (do Bộ TN&MT ban hành) và QCKT cấp địa
phương (Do UBND cấp tỉnh/thành phố ban hành).

- QCKT về chất lượng môi trường xung quanh gồm: (i) đất; (ii) nước
mặt và nước dưới đất; (iii) nước biển; (iv) không khí; (v) âm thanh, ánh sáng,
bức xạ; (vi) tiếng ồn, độ rung.

- QCKT về chất thải gồm: (i) nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải
từ chăn nuôi, NTTS, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động
khác; (ii) khí thải của các nguồn di động và cố định; (iii) CTNH.

- Nhóm QCKTMT khác.

Một số Quy chuẩn Việt Nam về môi trường (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Cập nhật một số Quy chuẩn Việt Nam về môi trường
Một số quy chuẩn Việt Nam về nước thải
QCVN 25:2009/BTNMT QCKTQG về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn
QCVN 28:2010/BTNMT QCKTQG về nước thải y tế
QCVN 29:2010/BTNMT QCKTQG về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
QCVN 38:2011/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống
thủy sinh
QCVN 39:2011/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
QCVN 40:2011/BTNMT QCKTQG về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN
5945:2005)
QCVN 01-MT:2015/BTNMT QCKTQG về nước thải công nghiệp chế biến cao
su thiên nhiên
QCVN 08-MT:2015/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước mặt (Thay thế cho
QCVN 08:2008/BTNMT)
QCVN 09-MT:2015/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước dưới đất (Thay thế
cho QCVN 09:2008/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước ngầm)

61
QCVN 10-MT:2015/BTNMT - QCKTQG về chất lượng nước biển (Thay thế
cho QCVN 10:2008/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước biển ven bờ)
QCVN 11-MT:2015/BTNMT QCKTQG về chất lượng nước thải công nghiệp
chế biến thuỷ sản (Thay thế cho QCVN 11:2008/BTNMT)
QCVN 12-MT:2015/BTNMT QCKTQG về NTCN giấy và bột giấy
QCVN13-MT:2015/BTNMT QCKTQG về NTCN dệt nhuộm
Dự thảo QCVN 14-MT:2015/BTNMT QCKTQG về nước thải sinh hoạt (Thay
thế cho QCVN 14:2008/BTNMT)
QCVN 60-MT:2015/BTNMT - QCKTQG về chất lượng nước thải sản xuất cồn
nhiên liệu…
Một số quy chuẩn Việt Nam về nước cấp
QCVN 01:2009/BYT QCKTQG về chất lượng nước ăn uống (bao gồm cả nước
dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm)
QCVN 02:2009/BYT QCKTQG về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho
mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng
cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)…
Một số quy chuẩn Việt Nam về giới hạn ô nhiễm trong đất
QCVN 03:2008/BTNMT QCKTQG về giới hạn cho phép của KLN trong đất
QCVN 15:2008/BTNMT QCKTQG về dư lượng hoá chất BVTV trong đất…
Một số quy chuẩn Việt Nam về khí thải & tiếng ồn
QCVN 19:2009/BTNMT QCKTQG về khí thải công nghiệp đối với bụi và các
chất vô cơ
QCVN 26:2010/BTNMT QCKTQG về tiếng ồn (thay thế TCVN 5949:1998)
QCVN 02:2012/BTNMT QCKTQG về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
QCVN 30:2012/BTNMT QCKTQG về lò đốt chất thải công nghiệp
QCVN 05:2013/BTNMT QCKTQG về chất lượng không khí xung quanh
QCVN 51:2013/BTNMT QCKTQG về khí thải công nghiệp sản xuất thép…
Một số quy chuẩn Việt Nam về chất thải rắn và chất thải nguy hại
QCVN 07:2009/BTNMT QCKTQG về Ngưỡng chất thải nguy hại
QCVN 31:2010/BTNMT QCKTQG về môi trường đối với sắt thép phế liệu
nhập khẩu
QCVN 32:2010/BTNMT QCKTQG về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập
khẩu
QCVN 33:2010/BTNMT QCKTQG về môi trường đối với phế liệu giấy nhập
khẩu

-62-
QCVN 41:2011/BTNMT QCKTQG về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi
măng
QCVN 02:2012/BTNMT QCKTQG về lò đốt chất thải rắn y tế (thay thế QCVN
02:2010)
QCVN 30:2012/BTNMT QCKTQG về lò đốt chất thải công nghiệp (thay thế
QCVN 30:2010)…

Như đã đề cập, phạm vi và hiệu lực của tiêu chuẩn, quy chuẩn chỉ mang tính
tương đối, luôn được bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện theo yêu cầu của quá
trình phát triển và BVMT. Theo đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu trên chỉ có
tính tham khảo và áp dụng trong một thời điểm nhất định.

(3) Xây dựng, công bố và áp dụng

a. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Nguyên tắc xây dựng: QCKTMT phải đáp ứng mục tiêu BVMT; phòng
ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái/sự cố môi trường; Có tính khả thi, phù
hợp với mức độ phát triển KTXH, trình độ công nghệ của quốc gia và đáp
ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phù hợp với đặc điểm của khu vực,
vùng, ngành sản xuất. QCKTMT địa phương phải nghiêm ngặt hơn so với
QCKTMT quốc gia hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường có tính đặc thù
(Điều 114 Luật BVMT 2014).

Cách ký hiệu của QCKT quốc gia và địa phương về môi trường: (i)
QCKT quốc gia về môi trường, ký hiệu là QCVN số thứ tự MT: năm ban
hành/BTNMT; (ii) QCKT địa phương về môi trường, ký hiệu là QCĐP số thứ
tự MT: năm ban hành/tên viết tắt tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều
115 Luật BVMT 2014).

Yêu cầu đối với QCKT môi trường xung quanh: QCKT về chất lượng
môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số
môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường gồm: (i)
Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển
bình thường của con người, sinh vật; (ii) Giá trị tối đa cho phép của các thông
số môi trường để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình
thường của con người, sinh vật. QCKT về chất lượng môi trường xung quanh
phải chỉ dẫn phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định
thông số môi trường (Điều 116 Luật BVMT 2014).

Yêu cầu đối với QCKT về chất thải: QCKT phải quy định cụ thể hàm
lượng tối đa của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải bảo đảm không gây
ONMT -được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát

63
sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận. QCKT về chất thải phải có chỉ
dẫn phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định hàm
lượng các chất gây ô nhiễm (Điều 117 Luật BVMT 2014).

Xây dựng, ban hành QCKTMT: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây
dựng, ban hành và chứng nhận hợp quy QCKTMT quốc gia, địa phương phải
thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
Bộ TN&MT ban hành QCKTMT quốc gia; UBND cấp tỉnh ban hành
QCKTMT địa phương (Điều 118 Luật BVMT 2014).

b. Tiêu chuẩn môi trường

Tiêu chuẩn được dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của đối tượng. Như đã đề cập, TCMT gồm tiêu chuẩn
chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn về chất thải và các tiêu chuẩn
môi trường khác - mang tính tự nguyện và được áp dụng trong phạm vi quản
lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn (Điều 119 Luật BVMT 2014). Tiêu chuẩn
mang tính chất tài liệu hướng dẫn, còn TCMT là văn bản quản lý và thường
được xây dựng, ban hành trên cơ sở của tiêu chuẩn.

Điều 120 Luật BVMT 2014 quy định như sau: (i) Thẩm quyền, trình tự,
thủ tục xây dựng, thẩm định TCMT phải thực hiện theo quy định của pháp
luật về tiêu chuẩn và QCKT; (ii) Bộ trưởng Bộ TN&MT tổ chức xây dựng dự
thảo, đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường; (iii) Bộ trưởng Bộ
KH&CN tổ chức thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi
trường; (iv) Cơ quan, tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về môi
trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Ngoài ra, quy trình xây dựng, ban hành và áp dụng TCMT, QCKTMT
còn được quy định cụ thể trong chương II & III của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật (Số 68/2006/QH11).

2.3.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề
án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT

Chính sách BVMT

Như đã đề cập ở Chương 1 và 2, chính sách BVMT giải quyết những


vấn đề chung nhất về quan điểm QLMT, về các mục tiêu BVMT cơ bản cần
giải quyết trong một giai đoạn dài 10 - 15 năm và các định hướng lớn thực
hiện mục tiêu, chú trọng việc huy động các nguồn lực cân đối với các mục
tiêu về BVMT. Chính sách BVMT phải được xây dựng đồng thời với chính
sách phát triển KTXH với chức năng quan trọng nhất là tạo điều kiện gắn kết
các mục tiêu PTBV vào hoạt động phát triển của từng ngành, từng vùng, tạo
liên kết giữa các ngành và các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu BVMT

-64-
(Nguyễn Thế Chinh, 2003). Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính
sách môi trường riêng. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa
phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp
trung ương (Tổng cục môi trường, 2009).

Chính sách BVMT Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 5, Chương
I, Luật BVMT 2014. Theo đó, Nhà nước tạo mọi điều kiện và có những
chương trình khuyến khích cho cộng đồng tham gia hoạt động BVMT; tuyên
truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác
để xây dựng kỷ cương và văn hóa BVMT; ưu tiên xử lý các vấn đề môi
trường bức xúc; chú trọng việc bảo tồn đa dạng sinh học; đa dạng hóa các
nguồn vốn đầu tư cho BVMT; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, phát triển
khoa học, công nghệ; gắn kết các hoạt động BVMT, bảo vệ tài nguyên với
ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường; mở rộng, tăng
cường hợp tác quốc tế về BVMT; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về môi
trường.

Chiến lược BVMT

Chiến lược BVMT là định hướng cơ bản cho các hoạt động QLMT cụ
thể của nhà nước, được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược
phát triển KTXH, thường được hoạch định trong khoảng 10, 20 năm, thể hiện
những mục tiêu về môi trường trong từng giai đoạn lịch sử, lợi ích môi trường
hiện tại và yêu cầu môi trường trong tương lai. Theo Nguyễn Thế Chinh
(2003), chiến lược BVMT cụ thể hóa chính sách ở một mức độ nhất định.
Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách
xác định và các nguồn lực để thực hiện chúng; trên cơ sở đó lựa chọn các mục
tiêu khả thi, xác định phương hướng, biện pháp thực hiện mục tiêu.

Đề án BVMT, kế hoạch BVMT

Đề án và kế hoạch BVMT là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh


nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật, thể hiện mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và cơ quan môi trường. Việc lập đề án, kế hoạch BVMT là để theo
dõi, đánh giá diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án, mức độ tác
động của nguồn ô nhiễm, từ đó, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Đề án BVMT bao gồm đề án chi tiết và đề án đơn giản. Cả hai loại đề


á4n này được áp dụng khi doanh nghiệp chưa thực hiện lập các hồ sơ môi
trường như báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch môi trường nhưng đã đi vào hoạt
động. Đề án BVMT được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tác động của
nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án, từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp;
ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong vấn đề

65
BVMT nơi hoạt động của dự án. Sự khác nhau về đối tượng của các đề án
BVMT được quy định như sau:

Đối tượng của đề án BVMT chi tiết: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm
2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo ĐTM
được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng
không có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và được quy định chi tiết tại
Phụ lục 1a ban hành kèm theo thông tư này (Điều 3, thông tư 26/2015/TT-
BTNMT).

Đối tượng của đề án BVMT đơn giản: Cơ sở đã đi vào hoạt động trước
ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng
quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có
bản cam kết BVMT và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm
theo Thông tư này (Điều 10, thông tư 26/2015/TT-BTNMT).

Đề án BVMT Kế hoạch BVMT

Quy định tại: Quy định tại:


- Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày - Điều 29, Luật BVMT 2014.
29/04/2014 quy định các CSSX, kinh doanh, - Nghị định 18/2015/NĐ-CP
dịch vụ phải lập đề án BVMT đơn giản và quy định về quy hoạch BVM,
nộp cơ quan chức năng thẩm định, phê ĐMC, ĐTM và kế hoạch
duyệt trước ngày 31/12/2014. BVMT
- Điều 3, 10, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT - Thông tư 27/2015/TT-
quy định đề án BVMT chi tiết, đề án BVMT BTNMT ngày 29/05/2015
đơn giản. hướng dẫn về ĐMC, ĐTM
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về và kế hoạch BVMT.
quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM và kế hoạch
BVMT.

Quy hoạch BVMT

Quy hoạch BVMT là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,
phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT gắn với hệ thống giải
pháp BVMT trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển
KTXH nhằm bảo đảm PTBV (Khoản 21, Điều 3 Luật BVMT 2014).  Quy
hoạch BVMT được lập phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH với kỳ đầu
cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là
quy hoạch BVMT cấp quốc gia và quy hoạch BVMT cấp tỉnh (Khoản 1, Điều
3 NĐ 18/2015/NĐ-CP). Các nguyên tắc, nội dung, việc thẩm định, phê duyệt,
công khai thông tin, rà soát, điều chỉnh về quy hoạch BVMT cấp quốc gia và
-66-
cấp tỉnh được quy định chi tiết tại các Điều 3 – 7 NĐ 18/2015/NĐ-CP, Điều 8
– 12 Luật BVMT 2014.

Để ứng phó và quản lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường,
các tỉnh, thành tại Việt Nam đều lập báo cáo quy hoạch môi trường. Tuy
nhiên, các báo cáo gần như có chung một hướng về nội dung quy hoạch -được
gói gọn trong từng tỉnh thay vì thực hiện quy hoạch liên tỉnh, liên vùng để
BVMT hiệu quả hơn. Điều này có thể dẫn đến những mâu thuẫn về trách
nhiệm quản lý. Quy hoạch môi trường là công cụ được kỳ vọng nhiều nhất để
phân vùng môi trường tạo điều kiện nhận diện và pháp lý hóa các vùng phát
triển, bảo vệ, bảo tồn và cải thiện môi trường. Quy hoạch môi trường cũng
xác định ngưỡng chịu tải của các thành phần môi trường nhằm đề ra cơ chế
giám sát, quan trắc, QLMT và xây dựng các chế tài, công cụ kinh tế môi
trường để kiểm soát, cân bằng sự phát triển giữa các khu vực dựa trên các
quan điểm về quản lý và BVMT. Luật BVMT 2014 mới chỉ tiếp cận quy
hoạch BVMT chứ chưa phải là quy hoạch môi trường -chưa phải là công cụ
phòng ngừa. Trước mắt, Việt Nam phải xây dựng hiệu quả quy hoạch BVMT
của cả nước và cấp tỉnh để hoàn thiện mạng lưới quan trắc và giám sát môi
trường –bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu môi trường nền toàn quốc theo
thời gian có tính đến các biến động của các thành phần môi trường. Từ đó,
từng bước đưa ra các công cụ, chế tài, nguyên tắc cho các hoạt động phát triển
theo phân vùng môi trường và ngưỡng chịu tải nhằm quản lý và BVMT mang
tính phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế tác động ngay từ giai đoạn quy hoạch
hoặc chuẩn bị đầu tư (Tô Văn Trường, 2015).

2.3.3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

2.3.3.1. Quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường (QTMT) là quá trình theo dõi có hệ thống về
thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường (Khoản 20 Điều 3
Luật BVMT 2014). QTMT nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn
biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường - là một
trong những công cụ hữu ích nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về
BVMT. QTMT mang tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động BVMT, thể
hiện những yếu tố cơ bản sau: (i) Là công cụ kiểm soát chất lượng môi
trường; (ii) Là công cụ kiểm soát ô nhiễm; (iii) Là cơ sở thông tin cho công
nghệ môi trường; (iv) Là cơ sở thông tin cho QLMT; và (v) Là mắt xích quan
trọng trong ĐTM.

(1). Hoạt động quan trắc môi trường

Theo Điều 3 Nghị định 127/2014/NĐ-CP – Quy định điều kiện của tổ
chức hoạt động dịch vụ QTMT, hoạt động QTMT bao gồm hoạt động quan
67
trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Hoạt động quan trắc
tại hiện trường bao gồm các hoạt động lấy mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích
các thông số ngay tại hiện trường hoặc bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về
để phân tích tại phòng thí nghiệm. Hoạt động phân tích môi trường bao gồm
các hoạt động xử lý mẫu và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm…

Điều 121 Luật BVMT 2014 quy định về hoạt động QTMT của các cơ
quan/ tổ chức BVMT có liên quan và các CSSX - KD - DV như sau: (i) Cơ
quan, tổ chức về BVMT tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh;
(ii) Bộ TN&MT ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc phát
thải đối với CSSX - KD - DV có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường; (iii)
CSSX - KD - DV không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc phát thải
phải bảo đảm tuân thủ QCKTMT và quy định của pháp luật có liên quan.

Về trách nhiệm QTMT, Điều 125 Luật BVMT 2014 quy định: (i) Bộ
TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động QTMT trên phạm vi cả
nước; tổ chức thực hiện chương trình QTMT quốc gia; (ii) UBND cấp tỉnh tổ
chức chương trình QTMT trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp
và Bộ TN&MT về kết quả QTMT; (iii) KCN, KCX, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, làng nghề, CSSX - KD - DV phải thực hiện chương trình quan
trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo CQQLNN về BVMT
theo quy định của pháp luật.

(2). Thành phần môi trường và chất thải cần được quan trắc

Các thành phần môi trường và chất thải cần được quan trắc được quy
định tại Điều 122 Luật BVMT 2014, bao gồm 8 đối tượng chính sau:

 Môi trường nước gồm nước mặt lục địa (Thông tư 29/2011/TT-
BTNMT), nước dưới đất (Thông tư 19/2013/TT-BTNMT), nước biển
(Thông tư 31/2011/TT-BTNMT).

 Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời
(Thông tư 28/2011/TT-BTNMT)

 Tiếng ồn (Thông tư 28/2011/TT-BTNMT), độ rung, bức xạ, ánh sáng .

 Môi trường đất, trầm tích (Thông tư 33/2011/TT-BTNMT).

 Phóng xạ (Thông tư 27/2010/TT-BKHCN).

 Nước thải, khí thải (Thông tư 40/2015/TT-BTNMT), CTR.

 Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.

 Đa dạng sinh học.


-68-
(3). Chương trình quan trắc môi trường

Nhìn chung, chương trình QTMT có thể phân làm 3 loại theo quy mô
quan trắc. Cụ thể, Điều 123 Luật BVMT 2014 quy định:

 Chương trình QTMT quốc gia gồm chương trình QTMT lưu vực sông
và hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới và tại các
vùng có tính đặc thù.

 Chương trình QTMT cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành
phần môi trường trên địa bàn.

 Chương trình QTMT của KCN, KCX, KCNC, CCN, làng nghề và CSSX
- KD - DV gồm quan trắc phát thải và quan trắc các thành phần môi trường
theo quy định của pháp luật.

Điều 5 Thông tư 21/2012/TT-BTNMT - Quy định việc bảo đảm chất


lượng và kiểm soát chất lượng trong QTMT - có đề cập đến những yêu cầu cơ
bản đối với một chương trình quan trắc như sau: (i) Phù hợp với chiến lược,
chương trình, kế hoạch BVMT quốc gia; (ii) Thực hiện đầy đủ các quy định
về thiết kế chương trình QTMT; (iii) Bảo đảm đáp ứng mục đích sử dụng số
liệu; thời gian, tần suất, thành phần và thông số quan trắc hợp lý, tối ưu; (iv)
Tuân thủ các quy định về quy trình, phương pháp cho từng thành phần và
thông số môi trường cần quan trắc; (v) Thường xuyên được rà soát, điều
chỉnh, bổ sung.

Chương trình QTMT được thiết kế và thực hiện theo Điều 6, Thông tư số
21/2012/TT-BTNMT về quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong QTMT. Sau khi thiết kế chương trình quan trắc, việc thực hiện
quan trắc môi trường phải đảm bảo chất lượng, luôn kiểm soát chất lượng
quan trắc tại hiện trường và phòng thí nghiệm nhằm đưa ra kết quả quan trắc
chính xác và có hiệu quả nhất (xem Điều 7 - 11, Thông tư 21/2012/TT-
BTNMT). Báo cáo kết quả QTMT phải được lãnh đạo của các tổ chức thực
hiện QTMT xác nhận trước khi nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Cấu trúc và
nội dung báo cáo QTMT được quy định tại Phụ lục IV, Thông tư 21/2012/TT-
BTNMT.

Ngoài ra, Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ QTMT;
Thông tư 19/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt
động dịch vụ QTMT và mẫu giấy chứng nhận. Theo đó, quy trình thẩm định
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gồm có những bước cơ bản
sau: (i) Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức; (ii) Đánh giá, kiểm tra
thực tế tại tổ chức; (iii) Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định trong
trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định; (iv) Quy trình thẩm định phục
69
vụ việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung hoặc cấp lại Giấy chứng nhận được
trình bày tại Phụ lục 2 – 3, Thông tư 19/2015/TT-BTNMT; (v) Cơ quan có
thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động QTMT cho các tổ
chức (Phụ lục 1, Thông tư 19/2015/TT-BTNMT).

(4). Hệ thống quan trắc môi trường

Hệ thống QTMT phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo
thành mạng lưới thống nhất và toàn diện (Điều 124 Luật BVMT 2014), bao
gồm: QTMT quốc gia; QTMT cấp tỉnh; QTMT tại CSSX - KD - DV.

Các tổ chức tham gia hệ thống QTMT gồm: Tổ chức lấy mẫu, đo đạc
mẫu môi trường tại hiện trường; Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi
trường; Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị QTMT; Tổ chức quản lý, xử
lý số liệu và lập báo cáo kết quả QTMT.

(5). Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

Tổ chức có đủ kỹ thuật viên về chuyên ngành QTMT và trang bị kỹ


thuật cần thiết được tham gia hoạt động QTMT (Điều 126 Luật BVMT 2014).
Tham khảo Nghị định 127/2014/NĐ-CP – Quy định điều kiện của tổ chức
hoạt động dịch vụ QTMT.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT
được quy định cụ thể cho 2 lĩnh vực: Quan trắc tại hiện trường và Phân tích
môi trường (Điều 4 NĐ 127/2014/NĐ-CP).

Lĩnh vực quan trắc tại hiện trường Lĩnh vực phân tích
MT

Phải đáp ứng 03 điều kiện về QTMT Phải đáp ứng 03 điều
- Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt kiện về QTMT
động KH&CN hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh Trong đó, đối với
doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do CQQLNN có điều kiện nhân lực
thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động QTMT. thực hiện hoạt động
- Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi
quan trắc hiện trường: người đứng đầu của tổ chức trường, người đứng
phải có trình độ từ đại học trở lên; có đủ số lượng đầu của tổ chức phải
người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường có trình độ từ đại học
theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc trở lên; người quản
đề nghị chứng nhận; phải có người trực tiếp phụ trách lý phòng thí nghiệm
đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở phải có trình độ đại
lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, học trở lên với một
hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt trong các chuyên
-70-
nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 ngành về hóa học,
tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực QTMT.Người thực môi trường, sinh học,
hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ thổ nhưỡng, vật lý
sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp hạt nhân, phóng xạ,
TNMT; trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm địa lý, địa chất và
không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại phải có tối thiểu 5
hiện trường. năm kinh nghiệm đối
- Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ với trường hợp có
sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trình độ đại học, 3
trường: phải có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất năm kinh nghiệm đối
đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử với trường hợp có
nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số trình độ Thạc sỹ, 2
QTMT của các thành phần môi trường đề nghị chứng năm kinh nghiệm đối
nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp với trường hợp có
do Bộ TN&MT quy định; có quy trình bảo quản, sử trình độ Tiến sỹ
dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn trong lĩnh vực phân
thiết bị theo quy định của CQNN có thẩm quyền hoặc tích môi trường
theo quy định của nhà sản xuất;… (Điều 8 NĐ (Điều 9 NĐ
127/2014/NĐ-CP). 127/2014/NĐ-CP).

(6). Quản lý số liệu quan trắc môi trường

Số liệu của hoạt động QTMT được quản lý bởi Bộ TN&MT, UBND
cấp tỉnh, và các cơ quan/tổ chức có nhiệm vụ thực hiện trách nhiệm QTMT -
quy định cụ thể tại Điều 127 Luật BVMT 2014: (i) Bộ TN&MT quản lý số
liệu QTMT; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về QTMT; công bố kết quả
QTMTquốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu
QTMT; (ii) UBND cấp tỉnh quản lý số liệu QTMT và công bố kết quả QTMT
của địa phương; (iii) KCN, KCX, KCNC, cụm công nghiệp, CSSX - KD - DV
quản lý số liệu QTMT và công bố kết quả QTMT theo quy định của pháp
luật.

2.3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường

(1) Báo cáo hiện trạng môi trường

Theo Điều 2, Thông tư 08/2010/TT-BTNMT, báo cáo hiện trạng môi


trường là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi
trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và tác động tới sức
khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, từ đó
phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các
chính sách đó (Lưu ý: Thông tư 43/2015/TT-BTNMT thay thế cho TT
08/2010/TT-BTNMT không đề cập định nghĩa này).

71
Báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm (i) báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia, (ii) báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia, (iii) báo cáo hiện
trạng môi trường địa phương và (iv) báo cáo chuyên đề về môi trường địa
phương (Khoản 2 Điều 3 TT 43/2015/TT-BTNMT). Trong đó, báo cáo
chuyên đề về môi trường là báo cáo hiện trạng môi trường tập trung và đi sâu
vào một chủ đề môi trường hay một thành phần môi trường đang nhận được
nhiều sự quan tâm của xã hội và của CQQLMT (Khoản 2 Điều 3 TT
43/2015/TT-BTNMT).

Phương pháp xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường (Điều 5, TT
43/2015/TT-BTNMT):

- Báo cáo hiện trạng môi trường được xây dựng theo mô hình Động lực -
Sức ép - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (mô hình DPSIR).

- Sử dụng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Mục 2 Chương này để thu thập
thông tin, dữ liệu. Thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo hiện trạng môi
trường được quy định cụ thể tại Điều 6, TT 43/2015/TT-BTNMT

Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường (Điều 137 Luật BVMT 2014):

- Bộ TN&MT lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần;
hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.

- UBND cấp tỉnh lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm
một lần; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương,
quyết định lập báo cáo chuyên đề về môi trường.

Căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường và công tác QLNN về môi
trường, việc đề xuất và phê duyệt chủ đề báo cáo chuyên đề về môi trường
được quy định như sau (Điều 10 TT 43/2015/TT-BTNMT):

- Quốc gia: Tổng cục Môi trường đề xuất, trình Bộ TN&MT phê duyệt chủ
đề báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia trước năm lập báo cáo.

- Địa phương: Sở TN&MT đề xuất, trình UBND cấp tỉnh quyết định việc
lập báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương trước năm lập báo
cáo.

Ngoài ra, trách nhiệm của Tổng cục Môi trường là trình Bộ trưởng Bộ
TN&MT phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên
đề về môi trường quốc gia. Sở TN&MT trình UBND cấp tỉnh phê duyệt báo
cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của
địa phương (Điều 12 TT 43/2015/TT-BTNMT).

-72-
Nội dung cơ bản của Báo cáo hiện trạng môi trường (Điều 138, Luật BVMT
2014):

- Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội.

- Các tác động môi trường.

- Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường.

- Những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân.

- Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội.

- Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi
trường.

- Dự báo thách thức về môi trường.

- Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

Một số báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia: Năm 2005: Đa dạng
sinh học. Năm 2006: Môi trường nước. Năm 2007: Môi trường không khí đô
thị. Năm 2008: Môi trường làng nghề. Năm 2009: Môi trường khu công
nghiệp. Năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Năm 2011: Chất thải
rắn; Năm 2012: Môi trường nước mặt lục địa; Năm 2013: Môi trường không
khí; Năm 2014: Môi trường nông thôn (Hình 2.2).

73
a. Báo cáo HTMT về ĐDSH b. Báo cáo MTQG về môi c. Báo cáo MTQG về môi
2005 trường nước 2006 trường không khí đô thị
2007

d. Báo cáo MTQG về môi e. Báo cáo MTQG về môi f. Báo cáo MTQG về tổng
trường làng nghề 2008 trường khu công nghiệp quan môi trường Việt Nam
2009 2010

g. Báo cáo MTQG về chất thải h. Báo cáo MTQG về môi i. Báo cáo MTQG về môi
rắn 2011 trường không khí 2013 trường nông thôn 2014
Hình 2.2. Một số báo cáo môi trường quốc gia của Việt Nam

(2) Báo cáo công tác BVMT


-74-
Trách nhiệm báo cáo công tác BVMT hằng năm được quy định cụ thể
tại Điều 134 Luật BVMT 2014. Theo đó, UBND cấp xã báo cáo Hội đồng
nhân dân cùng cấp và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện báo cáo Hội đồng
nhân dân cùng cấp và UBND cấp tỉnh; Ban quản lý khu kinh tế, KCN, KCX,
KCNC, CCN báo cáo UBND cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân
dân cùng cấp và Bộ TN&MT về công tác BVMT trên địa bàn; Bộ, ngành báo
cáo Bộ TN&MT về công tác BVMT trong lĩnh vực quản lý; Bộ trưởng Bộ
TN&MT hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác BVMT và báo cáo Chính
phủ, Quốc hội về công tác BVMT trên phạm vi cả nước.

Nội dung báo cáo công tác BVMT gồm 7 phần chính:

(i) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường;

(ii) Quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát thải;

(iii) Tình hình thực hiện pháp luật về BVMT, kết quả thanh tra – kiểm
tra;

(iv) Danh mục cơ sở gây ONMT nghiêm trọng và tình hình xử lý;

(v) Nguồn lực về BVMT;

(vi) Đánh giá công tác quản lý và hoạt động BVMT;

(vii) Phương hướng và giải pháp BVMT (Điều 135 Luật BVMT 2014).

Ngoài ra, Điều 136 Luật BVMT 2014 quy định Báo cáo KTXH hằng
năm của Chính phủ và UBND các cấp phải đánh giá việc thực hiện các chỉ
tiêu về BVMT và công tác BVMT.

2.3.4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt các báo cáo quy hoạch bảo vệ môi
trường, ĐMC, ĐTM, kế hoạch BVMT

2.3.4.1. Quy hoạch bảo vệ môi trường

Như đã đề cập, Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi
trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT gắn
với hệ thống giải pháp BVMT trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng
thể phát triển KTXH nhằm bảo đảm PTBV (Khoản 21 Điều 3 Luật BVMT
2014).

Kỳ quy hoạch BVMT là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm và phải bảo đảm
các nguyên tắc sau: (1) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH; chiến lược,
quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh; chiến lược BVMT
quốc gia bảo đảm PTBV; (2) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất;

75
thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT; (3) Bảo đảm
nguyên tắc BVMT quy định tại Điều 4 Luật BVMT 2014 (Điều 8 Luật
BVMT 2014). Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 về quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT. Theo đó,
quy hoạch BVMT được lập phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH với kỳ
đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Nội dung quy hoạch BVMT:

 Quy hoạch BVMT cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau (Điều 9
Luật BVMT 2014): Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự
báo xu thế diễn biến môi trường và BĐKH; Phân vùng môi trường; Bảo tồn
ĐDSH và môi trường rừng; Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực
sông; Quản lý chất thải; Hạ tầng kỹ thuật BVMT; hệ thống QTMT; Các bản
đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm phía trên; Nguồn lực
thực hiện quy hoạch; Tổ chức thực hiện quy hoạch.

 Quy hoạch BVMT cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể
của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng
thể phát triển KTXH.

Trách nhiệm lập quy hoạch BVMT được giao cho Bộ TN&MT và
UBND các tỉnh thành trực thuộc TW (gọi chung là UBND tỉnh) theo Điều 10
Luật BVMT 2014. Theo đó, Bộ TN&MT tổ chức lập quy hoạch BVMT cấp
quốc gia; UBND tỉnh tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch BVMT
trên địa bàn.

Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch BVMT, Điều 11 Luật BVMT
2014 quy định: Bộ TN&MT lấy ý kiến các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh bằng
văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập
quy hoạch BVMT cấp quốc gia; UBND cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành,
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND huyện)
bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá
trình xây dựng quy hoạch BVMT cấp tỉnh.

Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường: Bộ TN&MT tổ
chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch BVMT cấp quốc gia; UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt
báo cáo quy hoạch BVMT cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ TN&MT bằng văn
bản (Điều 11 Luật BVMT 2014).

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch BVMT: Theo Điều 12 Luật BVMT 2014,
quy hoạch BVMT phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực
hiện (05 năm/lần kể từ ngày được phê duyệt) để kịp thời điều chỉnh phù hợp
với tình hình phát triển KTXH trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy
-76-
hoạch BVMT được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển
KTXH, quốc phòng, an ninh của quốc gia, của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và được thực hiện theo quy định tại các Điều 8-11 Luật BVMT
2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan

2.3.4.2. Đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo tác
động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra
giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được
tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục
tiêu PTBV (Khoản 22 Điều 3 Luật BVMT 2014).

Vị trí của ĐMC: ĐMC có vị trí quan trọng trong quá trình hình thành
một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Ở mỗi quốc gia trên thế giới, quá trình phát triển KTXH nói chung, phát
triển ngành, lĩnh vực nói riêng thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau.
Với các công cụ quản lý và BVMT hiện có, quá trình phát triển này được
phân thành 3 giai đoạn (Trương Việt Trường, 2012):

 Giai đoạn 1: Xây dựng và ra các quyết định mang tính chiến lược
(chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình)

 Giai đoạn 2: Xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư

 Giai đoạn 3: Vận hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
thực tế (cơ sở đang hoạt động)

Để thiết lập và xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả, ĐMC được
thực hiện trong giai đoạn 1-khi xây dựng và ra các quyết định mang tính
chiến lược nhằm hạn chế những tác động bất lợi đến môi trường trong quá
trình thực hiện chương trình, dự án.

Mục tiêu: ĐMC có thể được sử dụng trong việc lập chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch (Phạm Ngọc Đăng, 2006): (i) Là công cụ kết hợp hay cơ
cấu hỗ trợ, tạo điều kiện và cải thiện sự phát triển, rà soát lại các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch về mặt môi trường; (ii) Là phương thức kiểm nghiệm
tính bền vững của môi trường của các chiến lược, quy hoạch hay kế hoạch đã
77
được đề xuất; (iii) Là phương tiện kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch, đồng thời nắm được các thông tin phản hồi từ các chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch đó.

Các mục tiêu cụ thể của ĐMC bao gồm: (i) Xác định tác động môi
trường tiềm ẩn đáng kể của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ
trương…; đề xuất các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng bất lợi và tăng thêm tác
động tích cực; (ii) Tiến hành xem xét, đánh giá, dự báo hiệu quả của các hoạt
động được đề xuất cũng như các tác động đến môi trường; (iii) Chỉ ra những
rủi ro, những vấn đề còn chưa chắc chắn khi đánh giá các hoạt động của chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch; (iv) Thu thập các thông tin cần thiết để hoạch định
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có cơ sở pháp lý và cân đối; (v) Đảm bảo
rằng các hoạt động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển được đề
xuất và triển khai phù hợp với những nguyên tắc hay chính sách đã được công
nhận về PTBV.

Đối tượng phải thực hiện ĐMC (Điều 13 Luật BVMT 2014), bao gồm:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng KTXH, vùng
kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;

- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

- Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, KCN, KCX, KCNC;

- Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng TNTN quy mô từ 02 tỉnh trở
lên;

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;

- Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng kể trên.

Quy trình: Theo Rob Verheem (Ủy ban ĐTM Na Uy) trích dẫn trong
tài liệu của Phạm Ngọc Đăng (2006), quá trình ĐMC có thể tóm tắt thành 4
giai đoạn cơ bản sau:

- Giai đoạn 1- Làm sáng tỏ vấn đề: (i) Thông báo bắt đầu ĐMC; (ii) Tạo sự
nhất trí cho các bên liên quan về vấn đề, mục tiêu và phương án lựa chọn;
(iii) Tìm ra các mục tiêu hiện có trong nước/khu vực/theo lĩnh vực và có
các mục tiêu mới nào phù hợp với các mục tiêu cũ không.

- Giai đoạn 2 - Đánh giá kĩ thuật: (i) Thiết lập điều khoản tham chiếu đánh
giá kỹ thuật; (ii) Tiến hành đánh giá, chuẩn bị và công bố tài liệu in ấn,
đồng thời tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng tốt.
-78-
- Giai đoạn 3 - Sử dụng các thông tin để ra quyết định: Các bên liên quan
cùng thảo luận về các kết quả và khuyến cáo cho những người ra quyết
định.

- Giai đoạn 4 - Kiểm tra và đánh giá chất lượng cuối cùng

Khác với ĐTM, quy trình của ĐMC không có điểm bắt đầu và điểm kết
thúc rõ ràng. Đối với ĐMC, sau mỗi bước tiến hành, nếu thấy xuất hiện
những vấn đề bất ổn, phải quay lại các bước trước đó để xem xét và đánh giá
lại rồi triển khai các bước tiếp theo.

Thực hiện ĐMC: Theo Điều 14 Luật BVMT 2014, các đối tượng phải
thực hiện ĐMC có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo
ĐMC. Trên cơ sở thực hiện ĐMC, các đối tượng này có trách nhiệm lập báo
cáo ĐMC gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định. Việc ĐMC phải được
thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Kết quả của việc thực hiện ĐMC phải được xem xét, tích hợp vào nội dung
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Nội dung chính của báo cáo ĐMC (Điều 15 Luật BVMT 2014): (i) Sự
cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch; (ii) Phương pháp thực hiện ĐMC; (iii) Tóm tắt nội dung chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch; (iv) Môi trường tự nhiên và KTXH của vùng chịu sự tác
động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (v) Đánh giá sự phù hợp của chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về BVMT; (vi) Đánh giá,
dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường
hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (vii) Đánh giá, dự báo xu
hướng tác động của BĐKH trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch; (viii) Tham vấn trong quá trình thực hiện ĐMC; (ix) Giải pháp duy trì
xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề
môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (x)
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.

Thẩm định báo cáo ĐMC: Trách nhiệm của các tổ chức thẩm định báo
cáo ĐMC được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật BVMT 2014: (i) Bộ TN&MT
tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; (ii) Bộ, cơ quan
ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình; (iii) UBND cấp tỉnh tổ chức
thẩm định báo cáo ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm
quyền phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc thẩm
định báo cáo ĐMC được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do thủ
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC thành lập. Cơ

79
quan thẩm định báo cáo ĐMC tổ chức điều tra, đánh giá thông tin trong báo
cáo ĐMC; lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan.

Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC:
Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê
duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Theo Điều 17 Luật BVMT 2014, (i)
Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có
trách nhiệm hoàn chỉnh báo cáo ĐMC và dự thảo văn bản chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm
định; (ii) Cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC báo cáo bằng văn bản kết quả
thẩm định cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành ĐMC: Ở nước ta hiện nay, các văn
bản pháp lý hướng dẫn thực hiện ĐMC như Luật BVMT 2014, Nghị định
18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM và kế hoạch
BVMT, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT…
khá rõ ràng, cụ thể - được xem là thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện
ĐMC. Tuy nhiên, các khó khăn, tồn tại có thể kể đến như: thiếu chuyên gia,
phương tiện kỹ thuật đánh giá môi trường, kinh phí dành cho ĐMC, nhận
thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về ĐMC còn
nhiều hạn chế.

3.3.4.3. Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo tác
động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp BVMT khi
triển khai dự án đó (Khoản 23 Điều 3 Luật BVMT 2014). Hiện nay, ĐTM là
khâu tất yếu phải có trong các thủ tục xét duyệt các dự án phát triển và quản
lý các CSSX đang hoạt động.

Mục đích: ĐTM góp phần cung cấp tư liệu khoa học cần thiết cho các
quyết định liên quan đến các hoạt động phát triển (giúp các cơ quan có thẩm
quyền xét duyệt và đưa ra quyết định cho phép triển khai dự án hay không).
Pháp luật quy định các dự án phát triển KTXH bắt buộc phải có báo cáo ĐTM
trong hồ sơ xét duyệt kinh tế, kỹ thuật của dự án. ĐTM cùng với các nhân tố
kinh tế - kỹ thuật trong dự án cần thống nhất, không phủ quyết nhau, hướng
tới mục tiêu PTBV (Lê Xuân Hồng, 2006).

Mục tiêu: ĐTM được xem xét nhiều phương án thực hiện khác nhau
của các hoạt động phát triển, đối chiếu, so sánh mặt tích cực, hạn chế của tác
động trong hoạt động phát triển, trên cơ sở đó, kiến nghị lựa chọn phương án
tối ưu. Mục tiêu chính của quá trình ĐTM cần đạt được gồm: (i) Chỉ danh
một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
của một dự án; (ii) Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm phòng
ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; (iii) Xác định chương
-80-
trình quản lý và giám sát môi trường nhằm đánh giá hiệu quả của các giải
pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế (Tổng cục môi
trường, 2010). Vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ QLMT hữu hiệu đồng
thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi
trường vào nội dung dự án.

Đối tượng phải thực hiện ĐTM: được quy định tại Điều 18 Luật BVMT
2014, cụ thể như sau: (i) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (ii) Dự án có sử dụng đất
của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu
di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp
hạng do chính phủ quy định cụ thể; (iii) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến
môi trường do chính phủ quy định cụ thể.

Nội dung: Nội dung ĐTM cụ thể phụ thuộc vào nội dung và tính chất
của các dự án phát triển hay các công trình xây dựng cơ bản. Những hoạt
động phát triển tác động vào các yếu tố môi trường đòi hỏi yêu cầu và mức độ
đánh giá khác nhau. Văn bản chính thức ĐTM là bản báo cáo ĐTM với bố
cục được quy định trong Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng
dẫn về ĐMC, ĐTM, kế hoạch BVMT. Theo Điều 22 Luật BVMT 2014, báo
cáo ĐTM gồm 11 nội dung chính: (1) Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp ĐTM; (2) Đánh giá việc lựa
chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ
tác động xấu đến môi trường; (3) Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên,
KTXH nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa
điểm lựa chọn thực hiện dự án; (4) Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác
động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; (5) Đánh giá, dự báo,
xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng; (6) Biện pháp xử lý chất thải; (7) Các biện pháp giảm thiểu tác động
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; (8) Kết quả tham vấn; (9) Chương
trình quản lý và giám sát môi trường; (10) Dự toán kinh phí xây dựng công
trình BVMT và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; (11)
Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT.

Thực hiện ĐTM: Các chủ dự án thuộc đối tượng quy định phải lập
ĐTM sẽ tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ĐTM. Việc ĐTM phải thực hiện
trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kết quả thực hiện ĐTM thể hiện dưới hình
thức báo cáo ĐTM. Chi phí lập, thẩm định báo cáo ĐTM thuộc nguồn vốn
đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm (Điều 19 Luật BVMT 2014)

Lập lại báo cáo ĐTM: Điều 20 Luật BVMT 2014 quy định các trường
hợp phải lập lại báo cáo ĐTM như sau: (1) Không triển khai dự án trong thời
gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; (2) Thay

81
đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được
phê duyệt; (3) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động
xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.

Tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM: nhằm hoàn thiện báo cáo
ĐTM, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo
đảm sự PTBV của dự án (Điều 21 Luật BVMT 2014). Chủ dự án phải tổ chức
tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Các
dự án không phải thực hiện tham vấn gồm: (1) Phù hợp với quy hoạch của
khu sản xuất, KD - DV tập trung đã được phê duyệt báo cáo ĐTM cho giai
đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; (2) Thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 23 Luật BVMT 2014):

 Bộ TN&MT tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với (1) Dự án thuộc thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; (2) Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng có sử dụng đất của
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di
sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp
hạng hay có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ những dự án thuộc bí
mật quốc phòng, an ninh; (3) Dự án do Chính phủ giao thẩm định.

 Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc
thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối
tượng quy định tại (2), (3).

 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự
án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án
thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

 UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư trên
địa bàn không thuộc đối tượng quy định ở trên.

Thẩm định báo cáo ĐTM: Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan
được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hội
đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên
quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định. Thành viên
hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm
trước pháp luật về ý kiến của mình. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định
tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên
gia để thẩm định báo cáo ĐTM. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu
cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn
bản cho chủ dự án để thực hiện (Điều 24 Luật BVMT 2014).

-82-
Phê duyệt báo cáo ĐTM: Theo Điều 25 Luật BVMT 2014, trong thời
hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa theo yêu
cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm
định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM; trường hợp không phê duyệt
phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau: (i)
Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều
18 Luật BVMT 2014 trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết
định chủ trương đầu tư; (ii) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép
khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản; (iii) Phê
duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai
thác dầu khí; (iv) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng
mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng; (v)
Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại
các điểm trên.

Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo ĐTM được phê
duyệt: phải thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Trong trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động
xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự án phải giải
trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp
thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM (Điều 26 Luật BVMT 2014).

Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành: phải tổ
chức thực hiện biện pháp BVMT theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết
quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành dự án đối với dự án
lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những
dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm
tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT (Điều 27 Luật BVMT 2014).

Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM: Theo Điều 28 Luật
BVMT 2014, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình BVMT
của chủ đầu tư dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính
phủ quy định, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải tổ chức kiểm tra và cấp
giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án. Trường hợp phải phân
tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn
thành công trình BVMT của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

83
So sánh quá trình thực hiện ĐTM và ĐMC: Quá trình thực hiện ĐTM,
ĐMC cũng như mục tiêu, phương pháp, nội dung đều có sự khác biệt (Hình
2.3, Bảng 2.4).

Bảng 2.4. So sánh ĐTM với ĐMC (Phạm Ngọc Đăng, 2006)

Đánh giá tác động môi Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
trường (ĐTM)

Đối Dự án phát triển cụ thể Chiến lược, quy hoạch/kế hoạch,


tượng với những tác động có chương trình phát triển KTXH vùng, địa
tính đặc thù, tính địa phương, đô thị ... đa dạng về loại hình
phương và có thể giảm phát triển, tác động môi trường có tính
thiểu bằng giải pháp kỹ tổng hợp và tích lũy trên phạm vi rộng.
thuật.

Mục Nhận dạng, dự báo, Nhận dạng, dự báo và đánh giá tổng hợp
tiêu phân tích và ĐTM của các hậu quả môi trường của việc thực
dự án, đề xuất các biện hiện các chiến lược, quy hoạch, kế
pháp phát huy các tác hoạch nhằm lồng ghép xem xét các vấn
động tích cực và hạn đề môi trường sớm nhất trong quá trình
chế tác động tiêu cực. hoạc định chiến lược, quy hoạch kế
hoạch nhằm hướng tới PTBV

Quy Quá trình xem xét, đánh Tiến hành song song với quá trình xây
trình giá về môi trường đối dựng, hoạch định các chiến lược, quy
thực với một dự án phát triển hoạch, kế hoạch, lồng ghép việc xem
hiện đã được đề xuất cụ thể. xét, cân nhắc môi trường trong suốt quá
trình và ở bất kì thời điểm nào của quá
trình hoạch định nhằm điều chỉnh, sửa
chữa nội dung của chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV

Tính Chi tiết, cụ thể, mang Có tính tổng hợp, chủ động cao, thể
chất tính ứng phó với các tác hiện ở việc rà soát, lựa chọn các phương
động môi trường tiêu án tối ưu nhất, phân tích, hồi cố quá
cực của dự án. khứ, dự đoán tương lai để xây dựng kịch
bản dựa trên tầm nhìn toàn diện, dự
đoán hậu quả môi trường có thể xảy ra.

Phương Ma trận, bảng kiểm tra, Nghiên cứu tất cả các tác động môi
pháp liệt kê, dự báo bằng mô trường trực tiếp, gián tiếp hay tích lũy
đánh hình tính toán ... và tác động tương hỗ của các chiến
giá lược, quy hoạch, kế hoạch. Các phương
pháp thực hiện: chuyên gia, ma trận, liệt
-84-
kê, mạng và sơ đồ hệ thống, phân tích
xu hướng, chồng ghép bản đồ ...

Chỉ thị Dựa trên các trị số, giới Đánh giá ở mức khái quát, định tính và
đánh hạn chỉ thị môi trường phi kỹ thuật. ĐMC thường lấy sự bền
giá, so cho phép theo Quy vững về môi trường để làm chỉ thị đánh
sánh chuẩn kỹ thuật môi giá và so sánh.
trường.

Sản Đưa ra các biện pháp Đưa ra các đề xuất có tính định hướng
phẩm giảm thiểu ô nhiễm phát triển, điều chỉnh hoạch định chiến
chủ yếu trong suốt quá trình thực lược, quy hoạch, kế hoạch và lồng ghép
hiện dự án. các mục tiêu môi trường vào quá trình
thực hiện.

Hình 2.3. Mối quan hệ thứ bậc của ĐTM và ĐMC trong mối liên hệ với các
công cụ đánh giá (Phạm Ngọc Đăng, 2006).

2.3.4.4. Kế hoạch bảo vệ môi trường

Mới đây, Luật BVMT 2014 quy định thực hiện Kế hoạch BVMT
(KHBVMT) thay thế cho thực hiện Cam kết BVMT (quy định tại Luật
BVMT 2005) dành cho các dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô nằm ngoài
Phụ lục II và thuộc phụ lục IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP chưa thi công
85
xây dựng và hoạt động. Việc lập Kế hoạch BVMT như một sự ràng buộc
trách nhiệm giữa doanh nghiệp và cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan hữu
quan nhằm đảm bảo tương lai PTBV.

Đối tượng phải lập KHBVMT bao gồm: Dự án đầu tư không thuộc đối
tượng phải thực hiện ĐTM; Phương án sản xuất, KD-DV không thuộc đối
tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Ngoài ra,
chính phủ quy định chi tiết về đối tượng phải lập kế hoạch BVMT (Điều 29
Luật BVMT 2014).

Nội dung KHBVMT: Theo Điều 30 Luật BVMT 2014, KHBVMT gồm
6 nội dung chính: (1) Địa điểm thực hiện của dự án; (2) Loại hình, công nghệ
và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (3) Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng;
(4) Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường; (5)
Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; (6) Tổ
chức thực hiện các biện pháp BVMT.

Thời điểm đăng ký, xác nhận KHBVMT: Điều 31 Luật BVMT 2014
quy định chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập
KHBVMT gửi cơ quan có thẩm quyền (quy định tại Điều 32 của Luật BVMT
2014) xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện xác nhận KHBVMT (Điều 32 Luật
BVMT 2014):

- Cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh xác nhận
KHBVMT của (1) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên; (2) Dự án trên
vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý; (3) Dự án có quy mô lớn và
có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của
Bộ trưởng Bộ TN&MT.

- UBND cấp huyện xác nhận KHBVMT của dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ các dự án chịu trách nhiệm xác nhận của
UBND cấp tỉnh (đã được đề cập bên trên); UBND cấp huyện có thể ủy quyền
cho UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã) xác nhận KHBVMT
đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình
nằm trên địa bàn một xã.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được KHBVMT, cơ quan có


thẩm quyền phải xác nhận đăng ký KHBVMT; trường hợp không xác nhận
đăng ký KHBVMT phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trách nhiệm của chủ dự án, chủ CSSX – KD - DV sau khi KHBVMT
được xác nhận:

-86-
- Tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT theo KHBVMT đã được xác
nhận.

- Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện
biện pháp khắc phục và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cấp huyện nơi thực
hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh, cơ
quan có liên quan.

- Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho CQQLNN về
BVMT kiểm tra, thanh tra.

- Lập và đăng ký lại KHBVMT cho dự án đầu tư, phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ khi (1) Thay đổi địa điểm; (2) Không triển khai thực
hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày KHBVMT được xác nhận.

- Trường hợp dự án, phương án sản xuất, KD - DV có thay đổi tính chất
hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự
án, chủ CSSX – KD – DV phải lập báo cáo ĐTM và gửi cho cơ quan có thẩm
quyền thẩm định, phê duyệt (Điều 33 Luật BVMT 2014).

Trách nhiệm của cơ quan xác nhận KHBVMT: Kiểm tra việc tổ chức
thực hiện các biện pháp BVMT theo KHBVMT đã được xác nhận; Tiếp nhận
và xử lý kiến nghị về BVMT của chủ dự án, chủ CSSX – KD – DV và tổ
chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, KD - DV; Phối hợp
với chủ đầu tư dự án, chủ CSSX – KD – DV và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án,
phương án sản xuất, KD - DV (Điều 34 Luật BVMT 2014).

2.3.5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn ĐDSH;
quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường

2.3.5.1. Bảo tồn đa dạng sinh học

Khoản 4 Điều 13, Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học 2008: Bộ
TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn trách nhiệm, chế độ bảo tồn, lập, phê duyệt và thực hiện chương
trình bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ. Hoạt động bảo tồn quy định cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cơ quan, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan
đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam (xem thêm
Mục 4.3 Chương 4 Pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH).

87
2.3.5.2. Quản lý chất thải

Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Khoản 15,
Điều 3, Luật BVMT 2014).

Điều 85 Luật BVMT 2014 (là điểm mới so với Luật BVMT 2005) yêu
cầu: Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu,
phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Chất thải
thông thường có lẫn CTNH vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại
được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý CTNH. Tổ chức,
cá nhân có thể là chủ nguồn thải, vận chuyển, hành nghề xử lý, tiêu hủy
CTNH phải thực hiện các trách nhiệm tương ứng theo quy định tại Các điều
7, 12 - NĐ 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu.

Dựa trên các tính chất khác nhau, chất thải được phân loại như sau:

- Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải: chất thải rắn (CTR), chất thải
lỏng, khí thải.

- Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải: chất thải sinh hoạt (CTSH), chất
thải công nghiệp (CTCN), chất thải nông nghiệp (CTNN), chất thải của các
hoạt động khác.

- Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải: chất thải nguy hại (CTNH)
và chất thải thông thường. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính
nguy hại khác (Khoản 13, Điều 3, Luật BVMT 2014).

Chương IX, Luật BVMT 2014 về quản lý chất thải, theo đó việc quản
lý chất thải bao gồm các loại: CTNH; CTR thông thường; quản lý nước thải;
quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

(1). Quản lý chất thải nguy hại

(Điều 90 - 94 Luật BVMT 2014, TT 36/2015/TT- BTNMT, Nghị định


38/2015/NĐ-CP)

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
theo đó là sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng các ngành nghề sản xuất như năng
lượng, chế biến, hóa chất… cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người -
vừa là động lực phát triển quốc gia, vừa tiềm ẩn các mối đe dọa cho môi
trường phát sinh từ chất thải, đặc biệt là CTNH, đòi hỏi sự quan tâm, quản lý
tương thích. Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 về QLCTNH thay thế cho Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT - áp

-88-
dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ
chức, cá nhân nước ngoài.

Danh mục các nhóm chất thải có nguồn hay dòng thải chính như sau:
Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than;
Từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ / hữu cơ;
Từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác; Từ ngành luyện kim và đúc kim
loại; Từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh… (Tham khảo tại Phụ
lục 1, TT 36/2015/TT-BTNMT).

Tổ chức, cá nhân có thể là chủ nguồn thải, vận chuyển, hành nghề xử
lý, tiêu hủy CTNH phải thực hiện các trách nhiệm tương ứng theo quy định
tại Các điều 7, 12 - NĐ 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải
đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở TN&MT nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm thực hiện theo trình tự và thủ tục đăng
ký tại Chương III, Điều 14, TT 36/2015/TT-BTNMT. Trong thời gian từ khi
nộp hồ sơ đến khi được cấp Sổ đăng ký, chủ nguồn thải CTNH được coi là đã
thực hiện trách nhiệm đăng ký về việc phát sinh CTNH với cơ quan chuyên
môn về BVMT cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật BVMT
2014. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH được quy định chi tiết tại Điều
7, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, theo đó chủ nguồn thải có trách nhiệm: Giảm
thiểu phát sinh chất thải; có nơi lưu trữ; sử dụng biện pháp tái chế, xử lý đảm
bảo an toàn về sức khỏe và môi trường; báo cáo định kỳ (6 tháng) về việc lưu
trữ tại cơ sở;....

Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, việc thu gom, vận
chuyển CTNH chỉ được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép
xử lý CTNH. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển
CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và
các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động xử lý
CTNH) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định. Ngoài ra,
việc vận chuyển CTNH xuyên biên giới cũng được quy định tại Điều 23, TT
36/2015/TT-BTNMT về Hồ sơ đăng ký; trình tự và thủ tục đăng ký; việc vận
chuyển CTNH trong nội địa đến cửa khẩu và các văn bản chấp thuận của
Tổng cục Môi trường về việc xuất khẩu CTNH theo mẫu quy định của Công
ước Basel. Điều 92 Luật BVMT 2014 quy định về việc vận chuyển CTNH:
CTNH phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù
hợp, tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao
thông quy định; Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển CTNH
mới được thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm về tình trạng rò rỉ, rơi vãi, xảy
ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ; Phương tiện vận
chuyển phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do CTNH gây ra.

89
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH
phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu
cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động vận chuyển CTNH
trong trường hợp không đồng thời có Giấy phép hành nghề vận chuyển
CTNH) và thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu
huỷ CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép
hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động
quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ xử lý, tiêu
hủy CTNH theo Khoản 6 Điều 36 TT 36/2015/TT-BTNMT. Điều kiện của cơ
sở xử lý CTNH được quy định trong Điều 93 Luật BVMT 2014 như sau: Địa
điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt; có khoảng cách bảo
đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người; công nghệ,
phương tiện, thiết bị chuyên dụng đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có công
trình, biện pháp BVMT; nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ
thuật có trình độ chuyên môn phù hợp; quy trình vận hành an toàn; có phương
án BVMT và kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động; có
báo cáo ĐTM được Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt.

Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng CTNH phát sinh trong
khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng
ký chủ nguồn thải CTNH được quy định tại Điều 26 TT 36/2015/TT-
BTNMT. Trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu
hồi năng lượng từ CTNH, phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản
lý quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo TT 36/2015/TT-BTNMT và
đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Việc đăng ký chủ nguồn
thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý,
thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH, thời
hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể tại Khoản 3, Điều 14 TT
36/2015/TT-BTNMT. Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời CTNH được
quy định tại Điều 91 Luật BVMT 2014: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm
phát sinh CTNH phải tổ chức lưu giữ tạm thời CTNH trong thiết bị chuyên
dụng, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường; có kế hoạch,
phương tiện phòng, chống sự cố do CTNH gây ra; không được để lẫn CTNH
với chất thải thông thường; phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao
cho bên thu gom CTNH.

Bãi chôn lấp (BCL) CTNH được phân loại theo đặc thù chất thải, gồm:
BCL các chất có tính dễ cháy, dễ nổ; BCL các chất có tính độc; BCL các chất
có tính ăn mòn; BCL hỗn hợp các chất thải. Quy mô BCL CTNH được quy
định dựa trên diện tích: nhỏ (< 1ha), vừa (≥ 1 – 3 ha) và lớn (≥ 3 – 6). Một số
yêu cầu về khu đất xây dựng và tổng mặt bằng BCL CTNH được quy định tại
TCXDVN 320:2004.

-90-
Theo Điều 94 Luật BVMT 2014, nội dung QLCTNH trong quy hoạch
BVMT được quy định như sau: đánh giá, dự báo nguồn phát sinh và lượng
phát thải CTNH; khả năng thu gom, phân loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế
và thu hồi năng lượng; vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế, xử lý và công
nghệ xử lý CTNH; nguồn lực, tiến độ thực hiện và phân công trách nhiệm.

Nhìn chung, kế thừa Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 đã quy định
rõ hơn về điều kiện của cơ sở xử lý CTNH. Điểm mới và đáng ghi nhận về
QLCTNH là Bộ TN&MT quy định danh mục CTNH, cấp phép xử lý CTNH,
chủ trì xây dựng nội dung QLCTNH trong quy hoạch BVMT và trình Thủ
tướng phê duyệt. Theo đó, Bộ TN&MT quản lý thống nhất chất thải, cấp tỉnh
không còn được cấp phép xử lý CTNH.

Một vài nhận định về Thông tư 36/2015/TT-BTNMT so với Thông tư


12/2011/TT-BTNMT quy định về QLCTNH

Hiện nay, các văn bản pháp luật có liên quan đến QLCTNH khá đa
dạng, tạo hành lang pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả quản lý. Thông tư
36/2015/TT-BTNMT góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định
về QLCTNH, phù hợp với điều kiện KTXH, tình hình BVMT nói chung và
QLCTNH nói riêng. Thông tư có những điểm mới, phù hợp hơn so với các
quy định trước đây (TT 12/2011/TT-BTNMT):

- Thay đổi tên gọi của chủ hành nghề QLCTNH sang Chủ quản lý
CTNH.

- Không quy định về thời gian được phép lưu giữ CTNH (Thông tư
12/2011/TT-TT-BTNMT là < 6 tháng).

- Tách riêng qui định về khu vực lưu giữ CTNH/thiết bị lưu chứa/bao bì
của Chủ nguồn thải CTNH và Chủ xử lý CTNH.

- Báo cáo định kỳ hàng năm: 1 năm/1 lần (Thông tư 12/2011/TT-TT-


BTNMT là 1 năm/2 lần)

- Có quy định riêng về CTNH y tế.

- Chủ nguồn thải không phải đăng ký CNT khi thời gian hoạt động <1
năm hoặc tổng số lượng chất thải nguy hại <600 kg/năm (trừ các loại chất thải
theo công ước Stockholm).

- Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH được quy định rõ ràng
hơn là không quá 06 tháng.

- .....

91
(2). Quản lý CTR thông thường

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTR bấy lâu là một bài
toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt thách thức
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Báo cáo môi trường quốc gia
2011 về CTR cho thấy tổng lượng CTR đô thị tăng trung bình 10-16% mỗi
năm, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 83 - 85%, nhưng chỉ khoảng 60% được xử lý
bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, làm phân compost, tái chế nhựa,...
Bên cạnh đó, CTR phát sinh từ sinh hoạt ở nông thôn, từ hoạt động chăn nuôi,
trồng trọt, từ các làng nghề… ngày càng gia tăng cả về khối lượng lẫn tính
độc hại. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR ở khu vực này còn thấp (khoảng 40-
55%), vấn đề xử lý CTR nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được quan tâm
đúng mức, chưa được xử lý triệt để.

Nghị định 59/2007/NÐ-CP về QLCTR ban hành ngày 9/4/2007, áp


dụng đối với hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có
hoạt động liên quan đến CTR trên lãnh thổ Việt Nam (Trừ điều 7, 8, 9, 10, 11,
13, 15, 16, 17, 18) đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2015 khi Nghị định
38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực thi hành.

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, CTR thông thường bao gồm:

- CTR sinh hoạt (còn được gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người bao gồm: Nhóm hữu cơ dễ
phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); Nhóm
có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni
lông, thủy tinh); Nhóm còn lại.

- CTR công nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.

Điều 95, Luật BVMT 2014 quy định chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh CTR thông thường
có trách nhiệm phân loại tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế,
thu hồi năng lượng và xử lý. Sau đó, CTR thông thường phải được thu gom,
lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên
dụng. CQQLNN về BVMT có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận
chuyển CTR thông thường trên địa bàn quản lý (Điều 96, Luật BVMT 2014).
Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTR thông thường được thực hiện bởi các
đơn vị hoặc hộ gia đình thông qua hợp đồng. CTR thông thường tại các đô thị
phải được thu gom theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy
hoạch QLCTR đã được phê duyệt. Trên các trục phố chính, các khu thương
mại, công viên, quảng trường, điểm tập trung dân cư, đầu mối giao thông và
các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ CTR. Dung
tích các thùng chứa phải phù hợp với thời gian lưu giữ, tiêu chuẩn kỹ thuật và
-92-
bảo đảm tính mỹ quan. Thời gian lưu giữ CTR không được quá 02 ngày.
Phương tiện vận chuyển CTR phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các
yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, được kiểm định và cấp phép lưu
hành. Trong quá trình vận chuyển, không được làm rò rỉ, rơi vãi chất thải,
phát tán bụi, mùi (NĐ 38/2015/NĐ-CP). Các chủ xử lý CTNH đã được cấp
Giấy phép xử lý CTNH được phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn công
nghiệp thông thường (NĐ 38/2015/NĐ-CP).

Quy định tại Điều 97 Luật BVMT 2014, chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh CTR thông
thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.
Trường hợp không có khả năng thực hiện, phải chuyển giao cho cơ sở có
chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý. Để xử
lý CTR thông thường và nguy hại hiện nay, Việt Nam thường sử dụng các
công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTR, với quy mô nhỏ, giải quyết được một
phần nhu cầu xử lý. Tuy vậy, công nghệ xử lý CTR, đặc biệt là CTRNH, nhìn
chung còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Hệ lụy của việc quản lý CTR không
hiệu quả, xử lý CTR không hợp vệ sinh là những tác động tổng hợp tới môi
trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi trường
do CTR cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột về môi trường - điển
hình là xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm với cộng đồng bị
ảnh hưởng, xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề… Theo quy định,
cơ sở xử lý CTR thông thường phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
bảo đảm yêu cầu BVMT trước khi chính thức hoạt động xử lý CTR. Trước
khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử lý CTR thông thường phải báo cáo
cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu BVMT đối với cơ sở xử lý
CTR thông thường về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử
nghiệm xử lý CTR thông thường không quá 06 tháng. Trường hợp cơ sở xử lý
CTRSH (trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 12 Điều 21 Nghị định
38/2015/NĐ-CP) và CTRCN đã được phê duyệt báo cáo ĐTM trước ngày
Nghị định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa được kiểm tra, xác nhận
hoàn thành công trình BVMT thì được thay thế bằng việc xác nhận bảo đảm
yêu cầu BVMT. Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xác nhận hoàn thành
công trình BVMT và có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu BVMT đối với cơ
sở xử lý CTRSH thì nộp hồ sơ theo quy định.

Nội dung QLCTR thông thường trong quy hoạch BVMT được quy
định tại Điều 98 Luật BVMT 2014 bao gồm: Đánh giá, dự báo nguồn phát
sinh CTR thông thường và lượng phát thải; Khả năng thu gom, phân loại tại
nguồn, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; Vị trí, quy mô điểm thu
gom, tái chế, xử lý và công nghệ xử lý CTR thông thường; Nguồn lực, tiến độ
thực hiện và phân công trách nhiệm.

93
(3). Quản lý nước thải

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo vệ,
phát triển tài nguyên nước diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, đòi hỏi phải có
sự điều chỉnh bằng pháp luật. Những vấn đề đó đã đặt ra cho Nhà nước nghĩa
vụ quản lý tài nguyên nước, trong đó quản lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm
các nguồn nước là những hoạt động đặc biệt quan trọng. Hiện nay, hầu hết
nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng
nước thải được xử lý; trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại,
chỉ 4% lượng phân bùn được xử lý, công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các
thành phố còn yếu kém; vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và XLNT đến nay
hầu hết đều dành để xây dựng công trình xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào
cũng có mạng lưới thu gom phù hợp (Ngân hàng thế giới, 2013); việc quản lý
nước thải ở các khu vực nông thôn và các đô thị đang phát triển vẫn chưa
được quan tâm đúng mức… Vì lẽ đó, công tác quản lý nước thải ngày càng
trở nên cấp thiết.

Công tác quản lý nước thải được quy định chủ yếu trong Luật BVMT
2014 và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, như:
nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm QCKTMT; Nước thải có yếu tố
nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về CTNH
(Điều 99 Luật BVMT 2014).

Việc thu gom, xử lý nước thải được quy định tại Điều 100 Luật BVMT
2014 cho từng đối tượng cụ thể:

- Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và
nước thải; NTSH phải được xử lý đạt TCMT trước khi đưa vào môi
trường.

- Nước thải của cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải
được thu gom, xử lý đạt TCMT.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) được quản lý theo quy
định của pháp luật về QLCTR; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng
quy định phải được quản lý như CTNH.

Theo Điều 101 Luật BVMT 2014, những đối tượng phải có HTXLNT
bao gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Khu, cụm công nghiệp
làng nghề; CSSX, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống XLNT
tập trung. Trong đó, HTXLNT phải có quy trình công nghệ phù hợp với loại
nước thải, đủ công suất XLNT, XLNT đạt TCMT, vận hành thường xuyên và
cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc
kiểm tra, giám sát. Chủ quản lý HTXLNT phải thực hiện quan trắc định kỳ
nước thải trước và sau khi xử lý, lưu giữ số liệu quan trắc phục vụ kiểm tra,
-94-
giám sát hoạt động của HTXLNT. Đối với các CSSX, kinh doanh, dịch vụ có
quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường, luật quy định tổ
chức quan trắc nước thải tự động và chuyển số liệu cho CQQLNN có thẩm
quyền theo quy định của Bộ TN&MT.

Một vài nhận định về Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước
thải

Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải ban hành


ngày 6/8/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thay thế cho Nghị định
88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
Việt Nam. Nghị định gồm 49 Điều - quy định về hoạt động thoát nước và xử
lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,
khu công nghệ cao (gọi tắt là khu công nghiệp - KCN), khu dân cư nông thôn
tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động
liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy định một số nguyên tắc trong quản lý thoát nước thải và xử lý
nước thải (Điều 3) bao gồm: Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm;
nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và
tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước; nước thải phải được xử lý đạt
QCKT theo quy định. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo
quy định về QLCTNH và các quy định pháp luật có liên quan; ưu tiên sử
dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường và phù hợp với
điều kiện KTXH của địa phương. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát
nước nước có liên quan đến kết cấu hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ
phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ
và hoàn trả nguyên trạng hoặc khôi phục lại nếu làm hư hỏng công trình giao
thông;…

Quy định rõ QCKT về nước thải (Điều 4) bao gồm: Nước thải từ các
nhà máy trong KCN xả vào hệ thống thoát nước tập trung của KCN phải tuân
thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường KCN và các quy định của
cơ quan quản lý thoát nước trong KCN (Khoản 2). Nước thải từ các hộ thoát
nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực
nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về BVMT khu dân cư nông
thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương
(Khoản 3)...

Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống thoát
nước, Nghị định cũng quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư
(Điều 15): các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông
thôn tập trung do các tổ chức, cá nhân đầu tư được hưởng ưu đãi về tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; Được hỗ trợ đầu tư xây

95
dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn của ngân
sách địa phương; Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành.

Về việc quản lý, vận hành thoát nước thải (Điều 12): Định kỳ kiểm tra,
đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước;
độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả
năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa
chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước; định kỳ thực
hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với
pháp luật về BVMT; thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định; đề xuất các
phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực.

Quy định cụ thể vai trò của cộng đồng (Điều 8) nhằm thực hiện chức
năng giám sát về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
thực hiện việc đấu nối vào hệ thống thoát nước theo quy định, đồng thời, phát
hiện, ngăn chặn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp
luật trong hoạt động thoát nước.

Nghị định cũng quy định các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước
thải (Điều 16); quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (Điều 22); đấu nối hệ
thống thoát nước (Chương IV – Điều 30-35); giá dịch vụ thoát nước (Chương
V – Điều 36-44); và trách nhiệm quản lý nhà nước về thoát nước và XLNT
(Chương VI – Điều 45-46);....

Lưu ý rằng Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu
có hiệu lực thi hành từ 15/6/2015, theo đó, Khoản 4, 6 Điều 4 và Khoản 3
Điều 45 của NĐ 80/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành.

(4). Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013, Việt Nam là quốc gia có
địa hình đa dạng, tỷ lệ che phủ rừng hơn 40% diện tích lãnh thổ cùng với quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã chi phối rất lớn đến chất lượng môi trường
không khí –công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số đô thị, phương tiện
vận chuyển cá nhân, phát triển cơ sở hạ tầng, các hoạt động khai thác khoáng
sản, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề… Vấn đề ô nhiễm bụi
tại các thành phố lớn vẫn ở mức cao. Môi trường đô thị -nơi tập trung dân cư
cũng như các hoạt động phát triển kinh tế xã hội - đang chịu nhiều áp lực. Ô
nhiễm không khí tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, ô
nhiễm khói mù do đốt rơm rạ ở khu vực nông thôn… cũng đang trong tình
trạng báo động – đòi hỏi sự quan tâm quản lý đúng mực.

Đối với việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, Điều 102, Luật BVMT
2014 quy định tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
-96-
phát sinh bụi và khí thải phải kiểm soát và xử lý đạt TCMT. Đối với phương
tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phải có bộ phận lọc,
giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu phát
tán bụi bảo đảm QCKTMT. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy
định phải được quản lý như CTNH.

Đối với tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, tổ chức, cá nhân gây ra
các yếu tố trên phải kiểm soát, xử lý bảo đảm QCKTMT. Cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong khu dân cư phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không
làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường
có mật độ giao thông cao phải có biện pháp giảm thiểu các yếu tố trên, đáp
ứng QCKTMT. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng
pháo nổ. Đối với pháo hoa, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ (Điều 103 Luật BVMT 2014).

2.3.5.3. Kiểm soát ô nhiễm, cải thiện và phục hồi môi trường

Bởi sự ưu tiên phát triển kinh tế cũng như hạn chế nhất định về nhận
thức nên việc gắn kết giữa phát triển và BVMT tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh chưa được chú trọng, diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, tất
yếu dẫn đến tình trạng ONMT, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng, nhất là dân cư lân cận với các khu công nghiệp, làng nghề sản
xuất…đòi hỏi sự quản lý cũng như các chế tài phù hợp đối với các đối tượng
gây ONMT.

Điều 104 Luật BVMT 2014 quy định cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, CTR, tiếng ồn,
độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt QCKTMT ở mức độ nghiêm
trọng; phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa
vào danh sách cơ sở gây ONMT nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý
ONMT.

Khắc phục ONMT là hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến
môi trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi
trường bị ô nhiễm. Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 3 mức
độ, gồm: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm
môi trường đặc biệt nghiêm trọng (Điều 105 Luật BVMT 2014). Theo Điều
106 Luật BVMT 2014, việc xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm gồm:
phạm vi, giới hạn của khu vực môi trường bị ô nhiễm; mức độ ô nhiễm, đánh
giá rủi ro; nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; các giải pháp xử
lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; các thiệt hại đối với
môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường.

Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai ở nước ta có chiều hướng
phức tạp, không chỉ trực tiếp gây thiệt hại về người và của mà còn là một
97
trong những nguyên nhân gây thoái hoá đất, hoang mạc hoá, ô nhiễm, sự cố
môi trường… Cùng với thiên tai là các sự cố do con người tạo ra như tràn
dầu, rò rỉ hóa chất, cháy, nổ… ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT 2014). Theo Điều 108 Luật
BVMT 2014, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có
nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó;
lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần thiết; đào tạo, huấn luyện, xây dựng
lực lượng tại chỗ; thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;....Về trách nhiệm
ứng phó sự cố môi trường, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực
hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức
cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ
quan chuyên môn về BVMT nơi xảy ra sự cố.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
do sự cố môi trường được thực hiện theo quy định của Luật BVMT 2014 và
quy định của pháp luật có liên quan (Điều 109 Luật BVMT 2014). Ngoài ra,
việc xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường (Điều 110 Luật BVMT
2014) và xác định thiệt hại do sự cố môi trường (Điều 111 Luật BVMT 2014)
cũng đã được cụ thể hóa. Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn
liên tỉnh, việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ (Điều 112 Luật BVMT 2014).

Chương X Luật BVMT 2014 đề cập đến vấn đề xử lý ô nhiễm, phục


hồi và cải thiện môi trường thay thế Chương IX về phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường của Luật BVMT
2005, bổ sung mục xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và quy
định rõ hơn về phòng ngừa sự cố môi trường, ứng phó sự cố môi trường, xây
dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường, xác định thiệt hại do sự cố môi
trường và trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân và các
cơ quan quản lý có liên quan. Với quy định tại Điều 104, Luật BVMT 2014
đã luật hóa một số nội dung quan trọng của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng”, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc
biệt là Bộ TN&MT và UBND cấp tỉnh. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết
Điều này (Bộ TN&MT, 2014).

2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về môi trường

(1) Thanh tra là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được
tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ nhằm xác định các vi phạm, nguyên nhân
và hậu quả. Thanh tra nhà nước về (trong lĩnh vực) môi trường là việc xem
xét, đánh giá, xử lý của các CQQLNN về môi trường đối với việc thực hiện
-98-
các quy định pháp luật về môi trường; đóng vai trò quan trọng trong việc kịp
thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường để có hướng
xử lý phù hợp (tham khảo Điều 159 của luật BVMT 2014; Nghị định
35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra TN&MT).

Hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành về môi trường:

- Thanh tra Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh thanh tra về vấn
đề BVMT, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản (Khoản 5
Điều 38 Luật BVMT 2014).

- Thanh tra Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ
TN&MT, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch UBND cấp
tỉnh thanh tra về công tác BVMT trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền
quản lý (Khoản 3.h Điều 142 Luật BVMT 2014).

- Thanh tra UBND cấp huyện thanh tra việc xây dựng và triển khai phương
án BVMT tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, công tác
BVMT làng nghề và các vi phạm pháp luật về BVMT (Khoản 3.a Điều 67 và
5.a Điều 70 Luật BMVT 2014).

- Thanh tra Bộ trưởng Bộ TN&MT thanh tra về BVMT theo quy định của
pháp luật trên phạm vi cả nước (Khoản 1 điều 159 Luật BVMT 2014).

- Thanh tra Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thanh tra về


BVMT đối với cơ sở, dự án, công trình thuộc phạm vi bí mật nhà nước về
quốc phòng, an ninh, công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang
thuộc thẩm quyền quản lý (Khoản 2 Điều 159 và 3.i Điều 142 Luật BVMT
2014).

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh thanh tra về BVMT theo quy định của pháp luật
trên địa bàn (Khoản 3 điều 159 Luật BVMT 2014).

Thẩm quyền của đoàn thanh tra và thanh tra viên: quy định tại Điều
38, 67, 70, 141-143, 159 Luật BVMT 2014, Nghị định 35/2009/NĐ-CP …

(2) Xử lý vi phạm pháp luật về BVMT là hoạt động nhằm chất dứt tình
trạng gây ONMT của các cơ sở đồng thời ngăn chặn các đối tượng khác gây ô
nhiễm. Các hình thức xử lý được quy định cụ thể trong Nghị định
179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT.

- Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền tối đa đối với một hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá
nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 4
99
Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ
thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt đối
với hành vi đó

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với
các loại Giấy chứng nhận, Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng
đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực
thi hành. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, cá nhân, tổ chức vi


phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT còn có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau theo quy định tại Khoản 3 Điều
4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban
đầu; tháo dỡ các công trình không đúng quy định; thực hiện các biện pháp
khắc phục tình trạng ô nhiễm; tái xuất hàng hóa hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ
trong một số trường hợp quy định; tiêu hủy phương tiện, hàng hóa, máy móc
vi phạm.

Đối với việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
(gồm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về sức khoẻ,
tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do
hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra… -
Điều 163 Luật BVMT 2014), các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại bao gồm: có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp
luật; phải có lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người gây thiệt hại; có mối liên hệ nhân
quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật (Mục I.1. Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005).
Điều 164 Luật BVMT 2014 quy định nguyên tắc xử lý trách nhiệm với tổ
chức, cá nhân gây ONMT. Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường; và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được quy
định tương ứng tại Điều 165-167 Luật BVMT 2014.

Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường: Các hành vi vi phạm các
quy định về KHBVMT, báo cáo ĐTM, đề án BVM; các hành vi gây ONMT;
vi phạm các quy định về quản lý chất thải; hành vi vi phạm các quy định về
BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện GTVT,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; vi phạm các
quy định trong hoạt động du lịch, khai thác và sử dụng tài nguyên; các hành
vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học; cản trở hoạt động quản lý của nhà
nước (Khoản 2 Điều 1 Nghị định 179/2013/NĐ-CP); các vi phạm các quy

-100-
định về BVMT đối với chủ tái sử dụng CTNH; vi phạm trong nhập khẩu, sản
xuất phế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; vi phạm các quy định về sử
dụng túi ni lông thân thiện môi trường...(Tham khảo dự thảo thay thế nghị
định 179/2013/NĐ-CP). Ngoài ra, Điều 7 Luật BVMT 2014 quy định 16
nhóm hành vi bị nghiêm cấm.

Trách nhiệm pháp lý:

- Trách nhiệm hành chính: áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp
luật môi trường, gây hậu quả song chưa đến mức xử lý hình sự (Điều 104
Luật BVMT 2014, Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản; Nghị định 142/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản …).

- Trách nhiệm dân sự: áp dụng đối với cá nhân có hành vi gây tổn hại
đến môi trường, không tuân theo sự huy động của CQNN có thẩm quyền khi
có sự cố môi trường, không thực hiện quy định ĐTM gây thiệt hại cho cá
nhân, tổ chức, cộng đồng… (Điều 624 Luật dân sự 2005...).

- Trách nhiệm kỷ luật: áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật môi trường - áp dụng độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ
yếu đối với cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về
môi trường (Khoản 2 Điều 160 Luật BVMT 2014).

- Trách nhiệm hình sự: áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật môi trường gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 182 – 191 Chương XVII Bộ
Luật hình sự sửa đổi 2009 và Điều 160 Luật BVMT 2014).

(3) Tranh chấp môi trường: Theo Khoản 1 Điều 161 Luật BVMT 2014,
nội dung của tranh chấp môi trường bao gồm: Tranh chấp về quyền, trách
nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;
Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trường; Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

Giải quyết tranh chấp môi trường là hoạt động của các CQNN có thẩm
quyền nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, cá nhân, tìm ra
các giải pháp phục hồi quyền lợi của các chủ thể bị xâm phạm, phục hồi tình
trạng môi trường và truy cứu trách nhiệm. Việc giải quyết tranh chấp về môi
trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp
dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan (Khoản 3 Điều
161 Luật BVMT 2014).

101
Đặc điểm của tranh chấp môi trường: Tranh chấp phát sinh từ các quan
hệ pháp luật có nội dung khác nhau thì khác nhau. Tranh chấp môi trường có
phạm vi chủ thể rất rộng với nhiều loại chủ thể -thường không được xác định
một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh chấp. Đối tượng của
tranh chấp môi trường thường là các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường
của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại. Tranh chấp môi trường có
thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích
hợp pháp về môi trường. Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường
rất lớn và các lợi ích bị xâm hại thường rất khó xác định (Võ Hoàng Yến,
2014).

Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường:
Nguyên tắc công quyền can thiệp (trong lĩnh vực BVMT, sự can thiệp của
công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là loại trách nhiệm
công vụ hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp); Nguyên tắc phòng
ngừa; Nguyên tắc phối hợp (thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên
kết tất cả các bên tham gia); Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền;
Nguyên tắc tham vấn chuyên gia (Những bằng chứng phải được xây dựng
trên cơ sở tham vấn tập thể các chuyên gia, các nhà khoa học trong nhiều lĩnh
vực, như: kinh tế học, y học, sinh học, hoá học, vật lý, khoa học quản lý và
BVMT...)… (Lê Hồng Hạnh và nnk, 2008).

(4) Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Các tổ chức, cá nhân có
quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật về BVMT với
cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan. Thời
hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt
hại phát hiện được thiệt hại (Điều 162, Luật BVMT 2014). Công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo được những kết quả nhất định, góp phần khôi phục lại những
quyền và lợi ích chính đáng của công dân; kịp thời phát hiện và xử lý những
hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tạo lòng tin, động viên nhân dân
tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt
các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

Phương thức giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo:

- Thương lượng: thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện – Đại diện cho lợi
ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại; Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích;
người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường.

- Hòa giải: tiến hành khi tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã xảy ra; các bên
nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả nhưng vẫn mong
muốn tìm kiếm sự thỏa thuận. Trong phương thức này, trung gian hòa giải

-102-
thường được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa
phương (Khoản 3d Điều 143, Luật BVMT 2014), các CQQLNN về TN&MT,
các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi
chính phủ (NGOs), các luật gia... So với thương lượng, hòa giải có mức độ
thành công cao hơn bởi sự hỗ trợ của trung gian với kiến thức chuyên môn
nhất định. Tuy vậy, khó khăn trong phương thức này lại bắt nguồn từ tính
chất đa thành phần của các nhóm trung gian.

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan có thẩm quyền:
Bộ máy các CQQLNN về môi trường tham gia giải quyết tranh chấp môi
trường được tổ chức ở cả 4 cấp: cán bộ địa chính cấp phường, xã; các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Sở
TN&MT; Cục BVMT.

Trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo (Trang thông tin
hướng dẫn nghiệp vụ):

- Bước 1: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Cơ quan giải
quyết cần xác định xem vụ việc có đủ điều kiện thụ lý hay không để phân
công cán bộ thụ lý (Điều 11 của Luật Khiếu nại). Tiến hành nghiên cứu xác
định các vấn đề, tiếp xúc với đương sự để biết rõ nội dung, yêu cầu, căn cứ
mà người gửi đơn cung cấp; đồng thời xác minh các thông tin, làm sáng tỏ nội
dung trong đơn.

- Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vụ việc. Cơ quan thụ lý lập kế hoạch
giải quyết bao gồm các nội dung như: mục đích, yêu cầu của việc giải quyết;
những nội dung cần nghiên cứu, bổ sung; những nội dung khiếu nại cần phải
thẩm tra, xác minh; những yêu cầu mà đối tượng bị khiếu nại phải giải trình;
địa điểm, các đối tượng cần xác minh; dự kiến các tình huống phát sinh trong
quá trình giải quyết; dự kiến lịch làm việc, tiến độ thời gian; các điều kiện bảo
đảm cho việc giải quyết khiếu nại (nhân lực, phương tiện, kinh phí….). Tuy
nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần phải lập kế hoạch giải quyết, tùy
vào tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc cụ thể mà cơ quan có thể đưa
ra kết luận ngay khi đã có đủ chứng cứ, tài liệu rõ ràng.

- Bước 3: Tiến hành thẩm tra, xác minh. Thẩm tra, xác minh là nhằm
mục đích thu thập chứng cứ, tài liệu làm cơ sở cho Cán bộ thụ lý nhận xét
chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc, từ đó mới ra quyết định
giải quyết khiếu nại được chính xác, đủ căn cứ, bảo vệ được lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Để tiến hành xác minh
đạt kết quả tốt, cần phải vận dụng khéo léo, linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ
nhằm thu thập thông tin, chứng cứ. Sau khi đã xác minh, thẩm tra hết các nội
dung, đối tượng liên quan, Cán bộ thụ lý cần so sánh, đối chiếu với các văn
bản pháp luật hiện hành, các quy định của cơ quan, đơn vị người bị khiếu nại;

103
so sánh, đối chiếu giữa các chứng cứ thu thập được để phân tích, đi đến nhận
định rõ việc khiếu nại đúng hay sai, từ đó kết luận từng vấn đề và đưa ra
phương hướng giải quyết cụ thể.

2.3.7. Các công tác khác

- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về BVMT

Bộ TN&MT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
theo thẩm quyền việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về
BVMT (Khoản 6 Điều 141 Luật BVMT 2014), UBND các cấp là đơn vị trực
tiếp thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hổi giấy phép, giấy chứng nhận về
BVMT theo thẩm quyền (Khoản 1e Điều 143 Luật BVMT 2014).

- Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức, pháp luật về BVMT.

Nguồn nhân lực được đào tạo và đảm bảo chất lượng là khâu then chốt
quyết định mọi thành công của từng ngành, từng quốc gia. Việc truyền thông,
phổ biến kiến thức pháp luật, lĩnh vực quản lý về môi trường do bộ, cơ quan
ngang bộ, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các cơ quan truyền thông cũng
được đẩy mạnh kèm theo các chế độ khen thưởng cho các tổ chức, các nhân
có thành tích xuất sắc (Điều 154 Luật TN&MT 2014).

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
BVMT

Với vai trò là nền tảng để phát triển bền vững kinh tế, xã hội và BVMT,
khoa học và công nghệ (KHCN) được đặc biệt coi trọng. Đẩy mạnh nghiên
cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên
và BVMT cũng là một trong 5 giải pháp cơ bản trong chủ động ứng phó với
BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số
24-NQ/TW). Hoạt động KHCN phục vụ BVMT được xác định là một trong
05 nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển KHCN đến năm 2020
(Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012). Cụ thể: Phát triển công nghệ
xử lý nước thải, CTR, CTNH, khí thải với tính năng, giá thành phù hợp với
điều kiện Việt Nam. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện
môi trường trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính. Phát triển công nghệ tái chế chất thải (Bộ TN&MT, Hội nghị
môi trường toàn quốc lần thứ 4, 2015). Khoản 1 Điều 152 Luật BVMT 2014
đề cập những chiến lược nhằm khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân nghiên
cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng KHCN về BVMT sẽ được hưởng
các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Một số lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu cũng được
quy định rõ tại Khoản 2 Điều 152 Luật BVMT 2014.

-104-
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nước cho các hoạt động BVMT

(Tham khảo Dự thảo thông tư liên tịch về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường thay thế thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT)

Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp được quy định chi tiết
tại Khoản 2 Điều 3 của Dự thảo, theo đó kinh phí thực hiện nhiệm vụ BVMT
được phân bổ như sau: (i) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho nhiệm
vụ BVMT do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện; (ii) Ngân sách địa
phương bảo đảm kinh phí cho nhiệm vụ BVMT do các cơ quan, đơn vị ở địa
phương thực hiện theo phân cấp; (iii) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền
bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của
ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm.  

Ngân sách được sử dụng cho các hoạt động: Xây dựng chiến lược, kế
hoạch, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật,chương trình, đề án về BVMT thuộc
nhiệm vụ; xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch BVMT cấp vùng và
toàn quốc; hoạt động thẩm định báo cáo ĐMC; hoạt động quan trắc, phân
tích môi trường; kiểm soát, khắc phục, ứng phó, phòng ngừa ô nhiễm và quản
lý chất thải; bảo tồn ĐDSH; hỗ trợ công tác xử lý ô nhiễm; hoạt động hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; quản lý các công trình và thiết
bị công cộng; hỗ trợ việc thanh tra, kiểm tra;.... ở từng quy mô tương ứng với
ngân sách trung ương hoặc địa phương (Khoản 1 Điều 4 dự thảo thay thế
thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT).

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT

  Công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực BVMT luôn được chú trọng và
phát triển. Nghị quyết 24/NQ-TW xác định “coi trọng hợp tác, hội nhập quốc
tế về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT”. Bên cạnh đó, Bộ
TN&MT đã và sẽ xúc tiến hàng loạt các hoạt động hợp tác, tiêu biểu như:
Tham gia 3 điều ước quốc tế đa phương, bao gồm Nghị định thư Nagoya về
Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích phát sinh từ việc
sử dụng nguồn gen của Công ước Đa dạng sinh học; Nghị định thư bổ sung
Nagoya - Kuala Lumpur về Nghĩa vụ pháp lý và Bồi thường trong khuôn khổ
Nghị định thư Cartagena và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Sử dụng các
nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy năm 1997. Phối
hợp với các đối tác phát triển thực hiện Tuyên bố Chung về “Hệ thống Quản
lý môi trường hiệu quả hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc tế cho Việt Nam”… (Bộ TN&MT, Cục Viễn thám quốc gia,
2014). Chương XVII Luật BVMT 2014 đề cập những quy định cụ thể hợp tác
quốc tế về BVMT. Việc ký kết và gia nhập các điều ước có lợi, phù hợp với

105
tình hình của đất nước sẽ được ưu tiên xem xét (Điều 156 Luật BVMT 2014).
Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc
tế về BVMT được nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước tham gia; từ đó nâng cao trách nhiệm của các
bên trong việc phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường, đặc
biệt là môi trường nước (Điều 157, 158 Luật BVMT 2014).

-106-
3
CHƯƠNG

LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG


VIỆT NAM

3.1. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1.1. Khái quát sự phát triển của pháp luật môi trường Việt Nam

Pháp luật môi trường là ngành khoa học mới với phần lớn các quốc gia
đang phát triển, được hình thành và hoàn thiện song hành với nhu cầu xã hội
– đặc biệt liên quan đến vấn đề môi trường. Lịch sử phát triển cho thấy, bảo
vệ tài nguyên – môi trường không phải là vấn đề được ưu tiên hàng đầu khi
kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia. Hàng loạt áp lực đến từ việc
phát triển, bùng nổ dân số cũng như sự cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh
thái, thiên tai, ô nhiễm…, dẫn đến một thách thức mới của xã hội - vấn đề
BVMT, theo đó là sự ra đời của Pháp luật môi trường như một nhu cầu tất
yếu. Pháp luật môi trường sớm hình thành tại các nước phát triển – nơi tồn tại
những thách thức khắc nghiệt về môi trường bởi tốc độ công nghiệp hoá cũng
như các vấn đề ô nhiễm liên quan.

Ở Việt Nam, Pháp luật môi trường hình thành khá muộn – được xem là
lĩnh vực mới nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành, theo đó, lịch sử phát
triển không phân kì phức tạp như một số lĩnh vực luật khác.

Trước năm 1993 (thời điểm ban hành Luật BVMT đầu tiên của Việt
Nam), hầu như không có văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường,
chủ yếu là những vấn đề có liên quan đến công tác BVMT nhưng chưa thể
hiện đậm nét cũng như việc thể chế hoá chưa toàn diện. Nói cách khác, các
quy định của pháp luật chỉ liên quan một số khía cạnh của lĩnh vực BVMT -
xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước, chưa nhắm trực tiếp việc bảo vệ các
yếu tố môi trường. Hơn nữa, các quy định của pháp luật môi trường chưa
phản ánh và đáp ứng những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong BVMT.
Mối liên kết giữa các quy định pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế
còn hạn chế…

Ngoài Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày


21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ rừng - được xem là văn bản pháp luật sớm nhất liên quan lĩnh vực
môi trường– còn có một số văn bản liên quan khác như: Nghị quyết 36/CP

107
ngày 11/03/1961 của Hội đồng chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên
dưới lòng đất; Chỉ thị 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về
công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị 07/TTg
ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị
quyết 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng, đặc biệt là
Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/09/1972. Đáng lưu ý là việc xem
BVMT như một đòi hỏi hiến định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp
tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính
sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, cải
tạo môi trường sống” (Điều 36 Hiến pháp năm 1980). (Đến nay Việt Nam có
05 bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013).

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội cuối 1970s, đầu 1980s,
những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc - thay thế cơ chế tập trung bao cấp bằng
cơ chế kinh tế thị trường có định hướng - làm thay đổi đáng kể các lĩnh vực
kinh tế xã hội, mang lại nhiều thành tựu cũng như những hiện tượng tiêu cực,
trong đó có suy thoái môi trường: khai thác tài nguyên bừa bãi, áp lực môi
trường trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, giao thông, nông
nghiệp… Các tác động thường xuyên hơn của thiên tai, các vấn đề môi trường
toàn cầu (thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, bão Linda, El Nino…) càng
cho thấy tính cấp thiết của BVMT, không chỉ là đòi hỏi cục bộ. Nhằm mục
tiêu PTBV, BVMT được xem là một trong những ưu tiên chiến lược, một lĩnh
vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trở thành nguyên tắc
hiến định. Một số sự kiện chính có thể ghi nhận như:

- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) đưa việc BVMT thành
điều khoản riêng biệt (Điều 34 - Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách
nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để BVMT trong quá trình hoạt
động) - là văn bản luật đầu tiên có đề cập vấn đề bảo vệ môi trường trong hợp
tác sản xuất, sau đó là Bộ luật hàng hải 1990, Luật đất đai 1993, Luật dầu khí
1993... đều quy định BVMT là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc
khai thác các yếu tố môi trường.

- Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII (24-
27/06/1991) xác định BVMT là bộ phận trong chiến lược phát triển KTXH
của đất nước đến năm 2000 – mang ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá vị trí và
tầm quan trọng của BVMT, tạo điều kiện thể chế hoá BVMT trong quá trình
xây dựng các chính sách KTXH cũng như ban hành văn bản pháp luật.

- Bên cạnh đó, việc Hiến pháp 1992 đưa BVMT thành nghĩa vụ hiến
định là một trong những sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của luật
BVMT (Điều 17, 29). (Hiến pháp là văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất,
là nền tảng của các văn bản pháp luật khác). Điều 17 Hiến pháp 1992 “Đất
đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở

-108-
vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư
vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản
khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Điều 29 Hiến pháp 1992 “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi
hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”.

Một cách tổng quát, trong giai đoạn này, những hạn chế của hệ thống
pháp luật nói chung (luật kinh tế, ngân hàng, tài chính…), pháp luật môi
trường nói riêng, đặc biệt là việc chưa ban hành Luật BVMT được giải thích
bởi hoàn cảnh lịch sử - tập trung cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, sau
khi giải phóng miền Nam là việc hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển
kinh tế, chống lại sự khủng hoảng kinh tế xã hội cũng như cơ chế bao cấp
trong giai đoạn này. Hơn nữa, các biến động tiêu cực của môi trường như
thiên tai, sự cố, ô nhiễm… chưa đến mức báo động, mối quan tâm đến BVMT
theo đó cũng không đáng kể.

Từ năm 1993 trở lại đây, sự kiện Quốc hội thông qua Luật BVMT ngày
27/12/1993 là bước phát triển nổi bật nhất của pháp luật môi trường, một lần
nữa khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực BVMT - điều
kiện tất yếu của PTBV. Bên cạnh đó, xu hướng quốc tế hóa BVMT trên thế
giới đã tác động tích cực tới quá trình phát triển pháp luật môi trường Việt
Nam thông qua việc tham gia các Công ước quốc tế cũng như đẩy mạnh các
hoạt động hợp tác trong lĩnh vực môi trường. Nhìn chung, hệ thống pháp luật
môi trường Việt Nam đến nay đã có bước phát triển vượt bậc cả về lượng và
chất, quy định tương đối đầy đủ những vấn đề và yếu tố khác nhau của môi
trường - thể hiện qua Luật BVMT năm 2005 và sau đó là Luật BVMT năm
2014. Tại Hiến pháp 2013, BVMT là nghĩa vụ hiến định, chính sách phát
triển của đất nước: Điều 43 - Mọi người có quyền được sống trong môi
trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT; Điều 63 - Nhà nước có chính sách
BVMT; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn TNTN; bảo tồn thiên
nhiên, ĐDSH; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH. Nhà
nước khuyến khích mọi hoạt động BVMT, phát triển, sử dụng năng lượng
mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ONMT, làm suy kiệt TNTN và
suy giảm ĐDSH phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại”.

Có thể thấy nội dung của các quy định pháp luật về môi trường toàn
diện, hệ thống và trực tiếp hơn, đề cập hầu hết các yếu tố, vấn đề môi trường
và BVMT. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống CQQLNN về môi
trường cũng như quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong công tác
BVMT được xác định cụ thể và chi tiết trong nhiều quy định pháp luật, kể cả
109
các quy định của Hiến pháp 2013. Vấn đề môi trường dần được lồng ghép
trong các chính sách phát triển KTXH nhằm mục tiêu PTBV. Nhà nước ban
hành đạo luật riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi
trường. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cũng được ban hành - là
cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật môi trường. Bên cạnh đó, tính toàn cầu của vấn đề môi
trường đã được xem xét và chú trọng trong các quy định pháp luật về môi
trường, nâng cao tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trường
Việt Nam với các quy định trong Công ước quốc tế về môi trường, khẳng
định tính ưu tiên của các quy định trong Công ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia so với các quy định của pháp luật quốc gia trong việc giải quyết các
vấn đề cụ thể. Hiệu lực của các quy định pháp luật môi trường được nâng
cao, phát huy tác dụng trong thực tế là điều kiện tiền đề thuận lợi cho việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực môi trường.

3.1.2. Luật bảo vệ môi trường năm 1993

Được Quốc hội thông qua vào ngày 27/12/1993, chính thức có
hiệu lực từ ngày 10/01/1994 là qui định pháp luật cao nhất của Nhà nước
về môi trường, gồm 7 chương và 55 điều. Luật BVMT Việt Nam 1993 là bộ
luật khung của Nhà nước Việt Nam về các vấn đề BVMT, theo thời gian sẽ
được bổ sung và hoàn thiện thông qua các quy định dưới luật của Bộ
TN&MT và các cơ quan quản lý nhà nước khác. Cấu trúc của Luật BVMT
1993 bao gồm:

Chương I. Những quy định chung (9 điều)

Chương II. Phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự
cố môi trường (20 điều).

Chương III. Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự
cố môi trường (7 điều)

Chương IV. Quản lý nhà nước về BVMT (8 điều)

Chương V. Quan hệ quốc tế về BVMT (4 điều)

Chương VI. Khen thưởng và xử lý vi phạm (4 điều)

Chương VII. Điều khoản thi hành (3 điều)

Nhìn chung, Luật BVMT và các bộ luật khác của một quốc gia hay
Luật BVMT giữa các quốc gia khác nhau cũng như so với Luật quốc tế có thể
tồn tại các khác biệt, thậm chí mâu thuẫn do thời điểm và quan điểm xây dựng
luật khác nhau. Việc xem xét và khắc phục mâu thuẫn là nhiệm vụ của cơ

-110-
quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực thi pháp luật và đàm phán
hợp tác về môi trường giữa các quốc gia.

Luật BVMT 1993 ra đời đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống
pháp luật môi trường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi
trường, BVMT được định nghĩa một cách rõ ràng, quyền và nghĩa vụ BVMT
của các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể. Qua hơn 10 năm thực hiện
Luật (đến 2005), công tác BVMT ở nước ta đã có những chuyển biến tích
cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý
thức BVMT trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái
và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên
và bảo vệ ĐDSH đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của
tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự diễn biến sôi
động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật BVMT
1993 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi (Thông tin pháp luật
dân sự, 2008).

3.1.3. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005

Được Quốc hội Khoá XI chính thức thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ
họp thứ tám. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Luật
BVMT 2005 là một bước phát triển về chất trong quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật BVMT Việt Nam, bao quát hầu hết các hoạt động BVMT với
các quy định chi tiết và cụ thể, bao gồm: 15 chương, 136 điều (tăng 8 chương,
81 điều so với Luật BVMT 1993):

- Chương I. Những quy định chung (7 điều).

- Chương II. Tiêu chuẩn môi trường (6 điều).

- Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), ĐTM và cam kết
bảo vệ môi trường (14 điều chia thành 3 mục).

- Chương IV. Bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (7 điều).

- Chương V. BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (15
điều).

- Chương VI. BVMT đô thị, khu dân cư (5 điều).

- Chương VII. BVMT biển, nước sông và các nguồn nước khác (11 điều
chia thành 3 mục).

- Chương VIII. Quản lý chất thải (20 điều chia thành 5 mục).

111
- Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố, khắc phục và phục hồi môi
trường (8 điều chia thành 2 mục).

- Chương X. Quan trắc, thông tin về môi trường (12 điều).

- Chương XI. Nguồn lực BVMT (12 điều).

- Chương XII. Hợp tác quốc tế về BVMT (3 điều).

- Chương XIII. Trách nhiệm BVMT của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể (4 điều).

- Chương XIV. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt
hại về môi trường (10 điều chia thành 2 mục).

- Chương XV. Điều khoản thi hành (2 điều).

Luật BVMT sửa đổi 2005 chủ yếu gồm 03 nội dung chính:

- Quy định hoạt động BVMT;

- Chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT;

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong BVMT.

Nhìn chung, phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT 2005 bao quát hơn
Luật BVMT 1993. Các nội dung sửa đổi có thể tóm tắt như sau:

- Tiêu chuẩn môi trường: bổ sung thêm chương II (Điều 8-13) đề cập cụ
thể hơn về các TCMT, cụ thể là quy định về nguyên tắc xây dựng và áp dụng
TCMT, nội dung và hệ thống TCMT quốc gia, ban hành công bố áp dụng các
TCMT, giới hạn các chất, vi sinh vật và các yếu tố khác trong môi trường
xung quanh, trong chất thải hoặc nguồn thải - là căn cứ quan trọng để quản lý
môi trường, phục vụ quan trắc, đánh giá hiện trạng, quản lý chất thải, kiểm
soát nguồn thải….

- Phòng ngừa và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường: Luật BVMT
2005 quy định thực hiện ĐMC đối với các dự án chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch (Điều 14) nhằm điều chỉnh hoặc hoạch định các giải pháp phòng ngừa
cần thiết; quy định rõ và cụ thể hơn về ĐTM (Điều 18) đối với dự án đầu tư;
quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác phải lập bản cam kết
BVMT (Điều 24); quy định các biện pháp quản lý phù hợp đối với việc nhập
khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu cũng như
hoạt động quá cảnh hàng hóa, phương tiện..

- BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Luật BVMT 2005
xác định trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất,
-112-
kinh doanh, dịch vụ; khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề,
bệnh viện, cơ sở y tế; hoạt động xây dựng, GTVT, nhập khẩu, quá cảnh hàng
hoá, phế liệu, khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hoạt
động mai táng; quy định biện pháp xử lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

- Quản lý chất thải: Luật BVMT 2005 quy định cụ thể trách nhiệm, quy
trình, biện pháp quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại (CTNH) (Điều
70-76); bổ sung quy định về trách nhiệm, quy trình, biện pháp quản lý các
loại chất thải rắn, lỏng, khí; kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, bức xạ (Điều 66); khuyến khích phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái
chế chất thải (Điều 85).

- Xã hội hoá hoạt động BVMT: Luật BVMT 2005 nhấn mạnh việc xã hội
hoá hoạt động BVMT thông qua việc quy định các nguyên tắc chung BVMT -
là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân (khoản 2, Điều
4); những hành vi được khuyến khích (khoản 1, Điều 5), tham vấn cộng đồng
khi thẩm định báo cáo ĐTM (khoản 8, Điều 20, khoản 6 Điều 21, khoản 2
Điều 22); tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và
BVMT; phát triển các loại hình dịch vụ và hình thức tự quản về môi trường
(Điều 54); cung cấp, công khai thông tin, đối thoại về môi trường (Điều 105)

- Trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong BVMT: Luật
BVMT 2005 quy định BVMT là công việc chung của Nhà nước và xã hội, có
tính liên ngành, liên vùng rất cao: trách nhiệm BVMT của Nhà nước (Điều 5),
tổ chức, cá nhân (Điều 6), thẩm quyền, trách nhiệm BVMT của Bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (Điều 121), UBND các cấp (Điều 122),
Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và cộng đồng dân cư (Điều 124); quy định cơ
quan chuyên môn, chuyên trách quản lý môi trường ở Bộ, ngành, địa phương,
tổng công ty, tập đoàn kinh tế, ban quản lý KCN, KCX, dịch vụ có CTNH
hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố môi trường (Điều 123).

- Các chế tài cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực BVMT: quy định những
hành vi nghiêm cấm và giao Chính phủ quy định cụ thể việc xử phạt vi phạm
hành chính (Điều 7); quy định chỉ được phép phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây
dựng, khai thác khoáng sản sau khi đã được CQQLNN có thẩm quyền thẩm
định báo cáo môi trường chiến lược hoặc ĐTM (khoản 6 Điều 17, khoản 4
Điều 22); chủ các dự án đầu tư chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ĐTM kiểm tra và xác nhận đã thực
hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM (điểm D, khoản
1 Điều 23); trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường (Điều 39, 41, 42, 50, 55,
58, 86, 90); trách nhiệm phục hồi khi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
(Điều 93); nghĩa vụ nộp thuế và phí BVMT (Điều 112, 113); trách nhiệm ký

113
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên (Điều
114).

Luật BVMT năm 2005 được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật
BVMT Việt Nam, quy định những nguyên tắc chung, biện pháp và cách thức
BVMT. Các văn bản pháp luật chuyên ngành dựa trên các nguyên tắc pháp lý
và nguyên tắc chung đó để cụ thể hóa việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như:
đất, nước, khí quyển, rừng, biển, khoáng sản, động thực vật…

Song song với sự phát triển của xã hội là sự suy thoái và ONMT khi
không có các biện pháp giảm thiểu, khắc phục phù hợp và hiệu quả các vấn
đề môi trường hiện nay (BĐKH, tai biến thiên nhiên, hiện tượng nước biển
dâng, ô nhiễm xuyên biên giới, suy thoái ĐDSH, môi trường biển, cạn kiệt tài
nguyên…). Các vấn đề này đã trở thành trở ngại cho sự PTBV và là mối quan
tâm ngày càng lớn của quốc gia. Có thể nói, Luật BVMT 2005 (có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/07/2006) và các văn bản hướng dẫn đã đóng góp rất lớn
vào công cuộc giảm thiểu và khắc phục các sự cố ONMT, vừa là cơ sở pháp
lý, vừa là kim chỉ nam cho mọi hành động BVMT.

Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau, Luật BVMT 2005 cũng
còn tồn tại những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế đời sống xã
hội, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều điều khoản chưa phù hợp với
các Luật mới ban hành: phân công trách nhiệm QLNN về môi trường của các
bộ ngành và địa phương chưa rõ ràng; bất cập trong quản lý CTNH; thiếu quy
định về trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm môi trường của các CSSX
kinh doanh; thiếu chế tài xử phạt vi phạm môi trường; thiếu các điều khoản
thích ứng đối với sự hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề bức xúc môi
trường quốc tế và khu vực;... Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm và suy thoái
môi trường gia tăng cũng đặt ra yêu cầu phải xem xét lại các điều khoản để
nâng cao hiệu lực của Luật BVMT. Điều 3 Chỉ thị 29/CT-TW của Ban Bí thư
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ban hành ngày
21/1/2009 có đề cập đến việc “Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”. Vì vậy, việc sửa đổi Luật
BVMT 2005 nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLMT, phù hợp với yêu
cầu PTBV KTXH của đất nước, các thay đổi về môi trường của thế giới và
khu vực là điều cấp thiết (“Điều tra, khảo sát, tổng kết, đánh giá thực trạng
thi hành Luật BVMT năm 2005 và xây dựng Luật BVMT (sửa đổi)”, 2012)

3.1.4. Luật bảo vệ môi trường 2014

Luật BVMT sửa đổi (Luật BVMT 2014) đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7,
thông qua ngày 23/6/2014 sau hai kỳ họp của Quốc hội và các phiên họp của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi

-114-
trường, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan có liên quan. Luật BVMT 2014 gồm
20 chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2015. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 kế thừa những nội dung cơ bản
của Luật Bảo vệ Môi trường 2005; khắc phục những hạn chế của những điều
khoản thiếu tính thực thi; luật hóa những chủ trương, chính sách mới về Bảo
vệ Môi trường.

- Chương I. Những quy định chung: gồm 7 điều - Phạm vi điều chỉnh;
Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc BVMT; Chính sách của
Nhà nước về BVMT; Những hoạt động BVMT được khuyến khích; Những
hành vi bị nghiêm cấm trong BVMT.

- Chương II. Quy hoạch bảo vệ môi trường, ĐMC, ĐTM và kế hoạch
BVMT: gồm 27 điều chia thành 4 mục - Quy hoạch BVMT; ĐMC; ĐTM; Kế
hoạch BVMT.

- Chương III. BVMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
(TNTN): gồm 4 điều - BVMT trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử
dụng TNTN; BVMT trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng TNTN
và ĐDSH; BVMT trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng
sản; Bảo vệ và PTBV tài nguyên rừng.

- Chương IV. Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH): gồm 10 điều - Quy
định chung về ứng phó với BĐKH; Lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH
vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH; Quản lý phát thải khí
nhà kính; Quản lý các chất làm suy giảm tầng ozone; Phát triển năng lượng tái
tạo; Sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường; Thu hồi năng lượng từ chất
thải; Quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH; Phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó BĐKH; Hợp tác quốc tế về
ứng phó với BĐKH.

- Chương V. BVMT biển và hải đảo: gồm 3 điều - Bảo vệ môi trường
biển và hải đảo; Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; Phòng
ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.

- Chương VI. BVMT nước, đất và không khí: gồm 13 điều chia thành 4
mục - BVMT nước sông, các nguồn nước khác, đất và không khí

- Chương VII. BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
gồm 15 điều.

- Chương VIII. BVMT đô thị, khu dân cư: gồm 5 điều - BVMT nơi công
cộng; Yêu cầu BVMT đô thị, khu dân cư; Yêu cầu BVMT đối với hộ gia
đình; Tổ chức tự quản về BVMT; BVMT trong mai táng, hỏa táng.

115
- Chương IX. Quản lý chất thải: gồm 19 điều chia thành 5 mục - Quản lý
chất thải; Quản lý chất thải nguy hại; Quản lý chất thải rắn thông thường;
Quản lý nước thải; Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, bức xạ.

- Chương X. Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường: gồm 9


điều chia thành 3 mục - Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
Xử lý, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm; Phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục và xử lý sự cố môi trường.

- Chương XI. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường:
gồm 8 điều - Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) môi trường; Nguyên tắc
xây dựng QCKT môi trường; Ký hiệu QCKT môi trường, Yêu cầu
đối với QCKT về chất lượng môi trường xung quanh; Yêu cầu đối với QCKT
về chất thải; Xây dựng, ban hành QCKT môi trường; Tiêu chuẩn môi trường
(TCMT); Xây dựng, thẩm định và công bố TCMT.

- Chương XII. Quan trắc môi trường: gồm 7 điều - Hoạt động quan trắc
môi trường; Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc;
Chương trình quan trắc môi trường; Hệ thống quan trắc môi trường; Trách
nhiệm quan trắc môi trường; Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường; Quản
lý số liệu quan trắc môi trường

- Chương XIII. Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi
trường và báo cáo môi trường: gồm 11 điều chia thành 3 mục - Báo cáo môi
trường; Chỉ thị môi trường và thống kê môi trường; Thông tin môi trường.

- Chương XIV. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT:
gồm 5 điều - Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của Chính phủ; của Bộ
trưởng Bộ TN&MT; của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; của
UBND các cấp.

- Chương XV. Trách nhiệm của mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong
BVMT: gồm 3 điều - Trách nhiệm và quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư.

- Chương XVI. Nguồn lực BVMT: gồm 9 điều - Chi ngân sách nhà nước
cho BVMT; Phí BVMT; Quỹ BVMT; Phát triển dịch vụ môi trường; Ưu đãi,
hỗ trợ hoạt động BVMT; Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ về
BVMT; Phát triển công nghiệp môi trường; Truyền thông, phổ biến pháp luật
về BVMT; Giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực BVMT.

-116-
- Chương XVII. Hợp tác quốc tế về BVMT: gồm 3 điều - Ký kết, gia nhập
điều ước quốc tế về môi trường; BVMT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế; Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT.

- Chương XVIII. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường: gồm 4 điều - Trách nhiệm tổ chức và
chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về BVMT; Xử lý vi phạm; Tranh chấp
về môi trường;  Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường.

- Chương XIX. Bồi thường thiệt hại về môi trường: gồm 5 điều - Thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với
tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; Xác định thiệt hại do ô nhiễm; suy
thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

- Chương XX. Điều khoản thi hành: gồm 3 điều - Điều khoản chuyển
tiếp; Hiệu lực thi hành; Quy định chi tiết.

Theo Lê Kế Sơn, Tạp chí Môi trường, số 7/2014, Luật BVMT 2014
gồm 20 chương và 170 điều so với 15 chương và 136 điều của Luật BVMT
2005, kế thừa nội dung và cấu trúc cơ bản, khắc phục hạn chế của những điều
khoản thiếu khả thi, luật hóa những chủ trương, chính sách mới về BVMT,
mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT, xử lý những trùng lặp và
mâu thuẫn với các luật khác, tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các nghị định về
BVMT cũng như các luật về bảo vệ các thành phần môi trường trong tương
lai. Những nội dung chỉnh sửa, bổ sung chủ yếu được tóm tắt và trình bày
trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Những nội dung chỉnh sửa và bổ sung chủ yếu

Nội dung Mô tả

1. Phạm vi - Làm rõ khái niệm lãnh thổ - gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
điều chỉnh và vùng trời- để phù hợp với khái niệm lãnh thổ trong Luật
và đối tượng Biển.
áp dụng - Xác định rõ đối tượng áp dụng - mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Giải thích - Bổ sung khái niệm về quy hoạch BVMT, khí nhà kính, ứng
từ ngữ phó BĐKH, an ninh môi trường…
- Chỉnh sửa, bổ sung các khái niệm về môi trường, ô nhiễm
môi trường, sức chịu tải của môi trường, ĐMC, ĐTM, phế
liệu…

117
Nội dung Mô tả

3. Nguyên - Có 8 nguyên tắc (so với 5 nguyên tắc của Luật BVMT 2005).
tắc BVMT - Bổ sung: BVMT phải gắn kết với bảo tồn ĐDSH, ứng phó
BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải, gắn
kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm
quyền được sống trong môi trường trong lành.

4. Chính Bổ sung chính sách về nguồn vốn đầu tư, yêu cầu bố trí khoản
sách BVMT chi riêng cho BVMT với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng
chung; các nguồn kinh phí BVMT được quản lý thống nhất và
ưu tiên cho các lĩnh vực trọng điểm (Khoản 5 Điều 5); gắn kết
các hoạt động BVMT, bảo vệ tài nguyên với ứng phó BĐKH,
bảo đảm an ninh môi trường; Nhà nước ghi nhận, tôn vinh
những đóng góp tích cực trong BVMT.

5. Những - Không kế thừa Khoản 16 Điều 7 của Luật BVMT 2005


hành vi bị (“Các hành vi bị nghiêm cấm khác về BVMT theo quy định
nghiêm cấm của pháp luật”) nhằm hạn chế sự lạm dụng nghiêm cấm trong
quản lý BVMT.
- Cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc
thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái về
quản lý môi trường (Khoản 16 Điều 7). Như vậy, hành vi bị
nghiêm cấm bao gồm cả đối tượng của quản lý nhà nước và
chính quản lý nhà nước.

6. Quy hoạch - Nội dung hoàn toàn mới của Luật BVMT 2014, gồm 5 điều
BVMT (Điều 8-12) với những nội dung cơ bản, có tính nguyên tắc
như cấp độ, kỳ quy hoạch, nội dung quy hoạch, trách nhiệm
lập quy hoạch, tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, rà
soát và điều chỉnh quy hoạch.
- Quy hoạch BVMT có 2 cấp độ: quốc gia và cấp tỉnh.

7. Đánh giá - Giao Chính phủ quy định danh mục các đối tượng phải lập
môi trường ĐMC.
chiến lược - Cụ thể hơn về thực hiện ĐMC (Điều 14).
- ĐMC gồm 10 nội dung (so với 5 nội dung chung của Luật
BVMT 2005)
- Lược bỏ một số nội dung về tổ chức, trách nhiệm, phương
thức hoạt động của hội đồng thẩm định ĐMC tại Điều 17 Luật
BVMT 2005

-118-
Nội dung Mô tả

8. Đánh giá - Quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM (Điều 18)
tác động môi nhằm hạn chế lạm dụng yêu cầu ĐTM và tính lý thuyết của
trường một số ĐTM. Giao Chính phủ quy định danh mục các dự án
phải lập ĐTM.
- Quy định rõ về lập lại báo cáo ĐTM (Điều 20). Đối với
những dự án có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm
tăng tác động xấu đến môi trường, Luật giao Chính phủ quy
định cụ thể - khắc phục hạn chế (lạm dụng yêu cầu ĐTM lại)
của Khoản 4 Điều 19 Luật BVMT 2005.
- Quy định cụ thể hơn về nội dung của báo cáo ĐTM (Điều
22). Lược bỏ những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách nhiệm
của hội đồng thẩm định.
- Khắc phục tính thiếu thực thi của Điểm d Khoản 1 Điều 23
Luật BVMT 2005 bằng Khoản 2 Điều 27 và Điều 28 Luật
BVMT 2014. Như vậy, chỉ có những dự án do Chính phủ quy
định mới có hậu thẩm định và hậu thẩm định bị ràng buộc
trong thời gian nhất định.
- Chưa quy định về giấy phép môi trường.

9. Kế hoạch - Để khắc phục tính thiếu thực thi về cam kết BVMT quy định
BVMT trong Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 quy định 6 điều
mới về kế hoạch BVMT.
- Giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng phải lập kế hoạch
BVMT, 6 nội dung của kế hoạch BVMT, trách nhiệm tổ chức
xác nhận kế hoạch BVMT của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,
UBND cấp huyện (có thể ủy quyền cho UBND cấp xã với điều
kiện cụ thể).

10. Ứng phó Lần đầu tiên luật hóa những quy định về ứng phó với BĐKH
với BĐKH trong mối liên quan chặt chẽ với BVMT (Chương IV gồm 10
điều).

11. BVMT Luật BVMT 2005 có mục BVMT biển. Luật BVMT 2014 có
biển và hải chương riêng về BVMT biển và hải đảo. Hiện nay, Bộ
đảo TN&MT được giao xây dựng Luật Bảo vệ TN&MT biển - sẽ
thống nhất và cụ thể hóa các quy định trong Luật BVMT
2014.

12. BVMT - Mục 2 Chương VII, Luật BVMT 2005 đã được biên soạn lại
nước sông (Mục 1 Chương VI Luật BVMT 2014), quy định rõ hơn về
119
Nội dung Mô tả

BVMT nước sông, nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi


trường nước lưu vực sông (LVS), trách nhiệm của các cơ quan
hữu quan.
- Không quy định về tổ chức và hoạt động của các Ủy ban
BVMT LVS Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy;
không giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Vì
vậy, Bộ TN&MT và các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện, đặc biệt là nội dung kiểm soát và xử lý ô
nhiễm môi trường LVS tại Điều 53.

13. BVMT - Luật BVMT 2005 không có điều khoản riêng về BVMT đất.
đất Luật BVMT 2014 có mục về BVMT đất, gồm 3 điều, quy định
chung về BVMT đất, quản lý môi trường đất và kiểm soát
ONMT đất.
- Vì tính phức tạp của ô nhiễm môi trường đất, những quy
định về kiểm soát vấn đề này nên được xây dựng thành một
nghị định riêng - là tiền đề hình thành Luật BVMT đất.

14. BVMT - Luật BVMT 2005 có mục về quản lý và kiểm soát bụi, khí
không khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (Điều 83-85). Luật
BVMT 2014 có mục riêng về bảo vệ môi trường không khí
(Mục 4, Chương 6, Điều 62-64), quy định chung về BVMT
không khí, quản lý chất lượng và ô nhiễm môi trường không
khí.
- Tương tự cách tiếp cận với BVMT đất, BVMT không khí
cần được xây dựng thành một nghị định riêng.

15. BVMT Bổ sung các đối tượng quy định trong Điều 36 Luật BVMT
tại các khu 2005 (khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), Luật
kinh tế, BVMT 2014 quy định về BVMT khu kinh tế (Điều 65), KCN,
KCN, CCN, KCX, khu công nghệ cao (Điều 66), cụm công nghiệp, khu
khu kinh kinh doanh dịch vụ tập trung (Điều 67). Giao Bộ trưởng Bộ
doanh, dịch TN&MT quy định chi tiết các điều này.
vụ tập trung

16. BVMT - Điều chỉnh định nghĩa phế liệu bởi tính thiếu thực thi. Theo
trong nhập đó, chỉ có những loại phế liệu đã có quy chuẩn kỹ thuật môi
khẩu phế trường mới thuộc danh mục phế liệu do Thủ tướng Chính phủ
liệu quy định.
- Quy định cụ thể các yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân nhập

-120-
Nội dung Mô tả

khẩu phế liệu.


- Để khắc phục tình trạng lạm dụng nhập khẩu phế liệu, Luật
không quy định việc mua bán phế liệu nhập khẩu; chỉ có tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
mới được phép nhập khẩu phế liệu.

17. BVMT Biên soạn lại theo hướng quy định rõ các điều kiện về BVMT
làng nghề mà làng nghề, các CSSX thuộc ngành nghề được khuyến
khích phát triển và các đối tượng khác trong làng nghề phải
thực hiện (Điều 70).

18. Nhập Theo Khoản 3 Điều 75, tàu biển đã qua sử dụng muốn được
khẩu tàu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
biển đã qua không đề cập mục đích nhập khẩu (phá dỡ làm nguyên liệu
sử dụng hay để sử dụng). Luật giao Chính phủ quy định cụ thể đối
tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu cũ.

19. Thu hồi, Để khắc phục tính bất thực thi, Luật BVMT 2014 quy định rõ
xử lý sản trách nhiệm của chủ cơ sở, người tiêu dùng, các cơ quan quản
phẩm thải bỏ lý và giao Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể; không quy
định cụ thể loại sản phẩm nào cần thu hồi trong Luật để bảo
đảm tính linh hoạt và thực thi.

20. Quản lý - Quy định rõ hơn về điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy
chất thải hại.
nguy hại - Điểm mới là Bộ TN&MT quy định danh mục CTNH và cấp
phép xử lý CTNH; Xác định rõ nội dung quản lý CTNH trong
quy hoạch BVMT do Bộ TN&MT chủ trì xây dựng, trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.

21. Xử lý ô - Thay Chương IX Luật BVMT 2005 bằng Chương X Luật


nhiễm, phục BVMT 2014, bổ sung mục xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi
hồi và cải trường nghiêm trọng, quy định rõ hơn về phòng ngừa, ứng
thiện môi phó, xây dựng lực lượng ứng phó, xác định thiệt hại và trách
trường nhiệm ứng phó sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân và các
cơ quan hữu quan.

22. Quy Luật BVMT 2005 quy định về TCMT (Chương II). Để phù
chuẩn kỹ hợp với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc
thuật môi hội khóa XI ban hành ngày 29/6/2006, Luật BVMT 2014 quy
trường định bổ sung quy chuẩn kỹ thuật tại Chương XI.

121
Nội dung Mô tả

23. Quan Luật BVMT 2005 quy định Quan trắc môi trường và Thông
trắc môi tin về môi trường trong Chương X. Luật BVMT 2014 có một
trường chương riêng về Quan trắc môi trường (Chương XII) - quy
định các thành phần môi trường và chất phát thải cần được
quan trắc, chương trình quan trắc, các loại tổ chức và hoạt
động thuộc hệ thống quan trắc.

24. Thông Quy định tại Chương XIII Luật BVMT 20014
tin, chỉ thị,
thống kê và
báo cáo môi
trường

25. Trách Luật BVMT 2005 quy định trong một chương cùng với trách
nhiệm của nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
các cơ quan viên (Chương XIII). Để nhấn mạnh trách nhiệm quản lý nhà
quản lý nhà nước về BVMT, Luật BVMT 2014 tách nội dung trách nhiệm
nước về của các CQQLNN thành một chương riêng (Chương XIV)
BVMT

26. Trách Trách nhiệm của MTTQVN và các tổ chức thành viên được
nhiệm của quy định tại Điều 124 Luật BVMT 2005. Điều 105 Luật
MTTQ, tổ BVMT 2005 quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT.
chức CT - Luật BVMT 2014 tích hợp các nội dung trên, mở rộng đối
XH, tổ chức tượng và nội dung về trách nhiệm, quyền hạn của MTTQVN,
XH -NN và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
cộng đồng và đặc biệt là cộng đồng dân cư tại 1 chương riêng (Chương
dân cư trong XV).
BVMT

27. Chi ngân - Có những điều chỉnh để không quy định lại và quy định trái
sách nhà với các luật, pháp lệnh có liên quan, bảo đảm tính thống nhất
nước cho của hệ thống pháp luật.
BVMT - Có những quy định mới như sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt
động BVMT, bổ sung các hoạt động cần được chi từ ngân
sách sự nghiệp BVMT.
- Có khoản quy định chi đầu tư phát triển cho các hoạt động
khác có liên quan đến BVMT (Khoản 2 Điều 147), theo đó,
tránh sự lạm dụng ngân sách từ sự nghiệp BVMT cho một số
hoạt động liên quan đến BVMT.

-122-
Nội dung Mô tả

28. Thanh - Các quy định về thanh tra môi trường được biên soạn lại để
tra về môi phù hợp với Luật Thanh tra và Luật Xử lý vi phạm hành
trường chính.
- Luật BVMT 2005 quy định thanh tra BVMT thuộc Bộ
TN&MT phối hợp với thanh tra chuyên ngành BVMT của Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc BVMT
của các đơn vị trực thuộc. Luật BVMT 2014 quy định Bộ
trưởng Bộ TN&MT tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về
BVMT theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ
đạo kiểm tra, thanh tra về BVMT đối với cơ sở, dự án, công
trình thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

29. Xử lý Quy định mới về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức
trách nhiệm và cá nhân gây ONMT (Điều 164), trong đó quy định rõ trách
đối với tổ nhiệm của người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu
chức, cá trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
nhân gây
ONMT

30. Thời hiệu Không như quy định chung của pháp luật (điều 136 của Bộ
khởi kiện Luật dân sự 2005, điều 159 của Bộ Luật Tố Tụng dân sự
2011) về thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ khi xuất hiện hành
vi bị khởi kiện, thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ
thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại
do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá
nhân khác – tức không có giới hạn về thời hiệu khởi kiện.

3.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

 Chính sách quốc gia (Chính sách môi trường Việt Nam)

Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ: (i) môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và (ii)
kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo
hướng ngày càng tốt hơn. Vì vậy, phát triển kinh tế gắn với BVMT là một
trong những vấn đề quan trọng và ưu tiên bậc nhất đối với mỗi quốc gia. Mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế và BVMT cũng được Việt Nam đặc biệt quan
tâm, thể hiện qua những chương trình, chính sách hướng tới phát triển nền
kinh tế xanh.

123
Quy trình soạn thảo chính sách, luật pháp của Việt Nam được trình bày
ở Hình 3.1

Hình 3.1. Quy trình soạn thảo chính sách, luật pháp của Việt Nam (Lê Văn
Khoa, 2011)

Theo Lê Văn Khoa (2011), chính sách môi trường của Việt Nam được
xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc
PPP (Polluter Pays Principle – Người gây ô nhiễm phải trả tiền) hay nguyên
tắc hợp tác với mục đích nâng cao tính tự nguyện trong nền kinh tế thị trường
xã hội định hướng sinh thái, sử dụng những khuyến khích kinh tế để mang
đến đổi mới trong phương thức quản lý. Đối tượng của chính sách môi trường
là duy trì tình trạng môi trường theo những cách sau:

- Những thiệt hại môi trường hiện hữu được giảm và loại trừ.

- Những tác động có hại cho con người và môi trường phải được ngăn
chặn.

- Những hiểm họa cho con người, động thực vật, thiên nhiên, môi trường:
đất, nước, không khí được giảm thiểu.

Những vùng, không gian dự trữ được đảm bảo cho sự phát triển của thế
hệ tương lai, cho tính đa dạng của các loài và vùng nông thôn.

-124-
Chính sách môi trường Việt Nam được đề cập tại Điều 5 Luật BVMT
2014 như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt
động BVMT. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động BVMT theo quy
định của pháp luật.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện
pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa BVMT.

- Bảo tồn ĐDSH, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN, phát triển
năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm
thiểu chất thải.

- Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ONMT nghiêm trọng, ô nhiễm
nguồn nước. Chú trọng BVMT khu dân cư, phát triển hạ tầng kỹ thuật
BVMT.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho BVMT, bố trí khoản chi riêng
cho BVMT trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung. Các
nguồn kinh phí BVMT được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các
lĩnh vực trọng điểm trong BVMT.

- Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động BVMT, CSSX - KD
thân thiện với môi trường.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về BVMT.

- Phát triển KHCN môi trường, ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp
dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi
trường. Áp dụng TCMT đáp ứng yêu cầu tốt hơn về BVMT.

- Gắn kết các hoạt động BVMT, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với
BĐKH, bảo đảm an ninh môi trường.

- Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có
đóng góp tích cực trong hoạt động BVMT.

- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT; thực hiện đầy đủ cam
kết quốc tế về BVMT.

 Chính sách môi trường vùng

Theo Hoàng Ngọc Phong (2014), Chính sách vùng là bộ phận quan
trọng của chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, là nhân tố chủ yếu tạo ra sự

125
PTBV của đất nước. Trên cơ sở đó, có thể định hướng phân loại chính sách
vùng như sau:

- Về đầu tư: Phải có chính sách đầu tư phù hợp với quy hoạch vùng, coi đó là
một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế, là hệ thống các biện pháp xác
định quy mô, cơ cấu và phương hướng đầu tư vào một vùng nào đó.

- Về cơ cấu vùng: Là hệ thống các biện pháp đảm bảo sự phát triển cân bằng
và hiệu quả kinh tế tổng hợp nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện cơ cấu sản
xuất của vùng.

- Về an sinh xã hội: Hệ thống các biện pháp và hoạt động có chủ đích của
Nhà nước để điều tiết các mối quan hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau nhằm
nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, sử dụng hợp lý
nguồn lực lao động… Trên cơ sở tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh tế,
BVMT và PTBV.

- Về phát triển nguồn nhân lực (sự chưa hợp lý về dân số của các vùng theo
hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực): Chính sách này có tính hai mặt,
hoặc là kích thích sự gia tăng dân số, hoặc là kìm hãm sự gia tăng đó.

- Về không gian vùng: Là việc sử dụng có hiệu quả lãnh thổ (tài nguyên lãnh
thổ) của một vùng cụ thể thông qua phân bố lực lượng sản xuất, hệ thống giao
thông liên lạc và các điểm dân cư trên cơ sở tính toán đến các nhân tố và điều
kiện tự nhiên, kinh tế, kiến trúc, xây dựng, địa chất…

Ngoài ra, còn có thể kể đến chính sách môi trường, chính sách khoa
học công nghệ… Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi
trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp
cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của
chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công
của chính sách cấp trung ương. Chính sách BVMT phải được xây dựng đồng
thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện gắn kết các mục
tiêu PTBV các hoạt động phát triển của từng ngành, từng vùng; tạo liên kết
giữa các ngành và các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu BVMT (Nguyễn
Thế Chinh, 2003).

Chính sách vùng có lợi thế là tăng thêm giá trị của vùng cũng như trở
thành một khối thống nhất. Cách tiếp cận này cho phép thực hiện các chính
sách một cách phù hợp, bổ trợ và hài hòa, cải thiện việc phân công trách
nhiệm, quyền hạn và vai trò giữa các bên liên quan (-có thể thông qua các
cam kết). Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách vùng thường gặp nhiều khó
khăn, đôi khi nảy sinh cạnh tranh hoặc mâu thuẫn bởi sự khác biệt về mức độ
thực hiện hoặc khả năng, nguồn lực giữa các bên (đặc biệt là ở khía cạnh thể
chế, pháp lý, kỹ thuật và tài chính) và các vấn đề ưu tiên (ô nhiễm môi
-126-
trường, chất thải nguy hại...). Do vậy, để đảm bảo tính toàn diện và khả thi,
chính sách môi trường vùng cần đáp ứng các tiêu chí sau (IUCN, 2013):

- Sự tham gia trong quá trình soạn thảo -cơ sở cho mọi thành công: Quá trình
soạn thảo chính sách môi trường vùng cần có sự tham gia của các bên liên
quan để đảm bảo việc hiểu một cách rõ ràng về chính sách môi trường vùng;
Việc tuân thủ tối đa có thể của các bên liên quan trong việc phát triển các
chính sách đó; Sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quá trình ra
quyết định; Chia sẻ kinh nghiệm từ các chương trình và dự án môi trường;
Phối hợp của các bên liên quan trong giai đoạn thực hiện.

- Pháp luật môi trường -một công cụ quan trọng: Pháp luật môi trường và
chính sách môi trường liên quan chặt chẽ vì thực tế pháp luật môi trường quy
định những ràng buộc trong khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Việc
nghiêm túc tuân thủ, thực thi pháp luật môi trường là yếu tố quan trọng thúc
đẩy việc thực hiện hiệu quả các chính sách môi trường.

- Nguồn tài chính và cơ chế thích hợp, bền vững: Khuyến khích các địa
phương tìm kiếm nguồn tài chính ổn định và bền vững từ ngân sách địa
phương trước khi xin hỗ trợ.

- Cơ chế thực hiện rõ ràng và chia sẻ: Công cụ chủ yếu để thực hiện chính
sách môi trường là xác định rõ các hoạt động và xây dựng sức mạnh tổng hợp
giữa các bên liên quan, gồm: Có phản ứng thực tế và dễ tiếp cận với các vấn
đề liên vùng; Đưa ra các vấn đề và giải pháp tương thích để cùng thực hiện,
đảm bảo hài hòa/hội nhập giữa các vùng/khu vực; Tăng cường nhận thức về
môi trường và khả năng hợp tác về nguồn nhân lực, các tổ chức và các công
cụ; Kết nối và tăng cường tầm nhìn của các tổ chức môi trường trong khu
vực; Công bố và chia sẻ rộng rãi những điển hình về thực hiện chính sách môi
trường cần được học tập.

- Cải thiện giao tiếp trong hỗ trợ hành động: Việc thiếu nhận thức và tầm
nhìn chiến lược sẽ cản trở quyền sở hữu và hiệu quả của các chính sách môi
trường vùng. Theo đó, chiến lược truyền thông là cần thiết nhằm: Phổ biến
rộng rãi các văn bản được soạn thảo và các mục tiêu; “cảm hóa” các bên liên
quan bằng các chính sách và việc thực hiện; Có được sự cam kết và hỗ trợ
tích cực của các bên liên quan; Phổ biến các kết quả thu được và tiến độ thực
hiện.

- Đo lường hiệu quả: Việc đánh giá, đo lường là không thể thiếu đối với bất
kỳ chính sách và chương trình môi trường môi trường nào. Cấu trúc của một
hệ thống giám sát và đánh giá tốt nên bao gồm những điều sau đây: Xác định
mức độ giám sát và đánh giá (đầu vào, hoạt động, kết quả, tác động/ảnh
hưởng); Xác định các chỉ số nhiệm vụ; Tổ chức giám sát và đánh giá (các bên
liên quan tham gia, vai trò và trách nhiệm); Cơ sở dữ liệu /thông tin (thu thập
127
dữ liệu, xử lý và phân tích); Đưa ra các báo cáo và phổ biến thông tin (loại,
chu kỳ, các kênh phân phối và tiếp nhận…). Việc tăng cường cơ chế giám sát
và đánh giá sẽ tạo ra sự tín nhiệm về mặt quản lý cũng như tạo điều kiện huy
động vốn để thực hiện các dự án, chương trình.

“Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương" là một tiếp cận đã được áp
dụng cho các hoạt động môi trường trong nhiều thập kỷ, khuyến khích các địa
phương xây dựng chính sách, chiến lược BVMT như: bảo tồn, tái chế, hạn
chế ONMT và giảm phát thải khí nhà kính... Tiếp cận này cũng được cụ thể
hóa ở quy mô quốc gia khi các chính quyền địa phương đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ môi trường trong cộng đồng.
Theo EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ), chính quyền địa phương có
thể tác động đến chính sách môi trường thông qua 05 khía cạnh
(www.care2.com):

- Khí hậu và Năng lượng: Chính quyền địa phương có thể giảm phát thải
khí nhà kính trong cộng đồng bằng cách thực hiện các chính sách nâng cao
hiệu quả năng lượng. Theo EPA, có thể giảm 1/3 lượng năng lượng sử dụng
cho các hoạt động của chính phủ bằng cách áp dụng các chiến lược bảo toàn
năng lượng. Tại nhiều nơi, các nhà máy xử lý nước thải chiếm đến 40% lượng
năng lượng sử dụng trong đô thị, theo đó, một trong những lĩnh vực quan
trọng nhất cần hướng đến là xử lý nước thải cộng đồng. Chính quyền địa
phương cũng có thể phát triển các chính sách và chương trình nhằm giảm nhu
cầu năng lượng dân dụng bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng
trong nhà.

- Giảm thiểu ô nhiễm: Chính quyền địa phương cần nhận thức được
những ô nhiễm độc hại phá hủy môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức
khỏe và phúc lợi của cộng đồng. Ở Hoa Kỳ, chính quyền địa phương có thể
xin các khoản tài trợ của chính phủ nhằm tăng cường nguồn lực, giảm thiểu ô
nhiễm độc hại thông qua chương trình EPA Community Action for Change
(CARE).

- Phương tiện vận chuyển: Theo EPA, các động cơ diesel cũ là nguồn
gây ô nhiễm không khí do khí thải chứa oxit nitơ và bụi, góp phần làm trầm
trọng hóa các vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tim, phổi.
Chính quyền địa phương có thể giải quyết sự ô nhiễm do động cơ diesel trong
cộng đồng bằng cách cộng tác với các nhóm môi trường và doanh nghiệp
công nghiệp tư nhân nhằm hình thành và phát triển các dự án chế tạo diesel
sạch cũng như vận động các nhà lập pháp nhà nước về chất lượng không khí.
Tại Hoa Kỳ, Chiến dịch Quốc gia Diesel sạch (The National Clean Diesel
Campaign) cung cấp các công cụ và nguồn lực cho các cán bộ quản lý nhà
nước tại địa phương nhằm cải thiện chất lượng không khí và đảm bảo sức
khỏe cộng đồng thông qua việc cắt giảm lượng khí thải động cơ diesel.

-128-
- Tái chế: Chính quyền địa phương có thể làm giảm lượng chất thải bằng
cách thực hiện các chính sách tái chế, bao gồm thiết lập một chương trình tái
chế khu vực dân cư; hỗ trợ tái chế trong khu vực công cộng như công viên,
sân vận động và trung tâm mua sắm; sử dụng vật liệu tái chế cho các hoạt
động của chính phủ…

- Thảm họa thiên nhiên: Công tác chuẩn bị, ứng phó đối với các thảm
họa thiên nhiên như lũ lụt, bão lốc… là một trong những hoạt động quan
trọng của các chính quyền địa phương, vùng, liên vùng. Nhiều cộng đồng gặp
khó khăn để khôi phục đời sống và sản xuất sau thiên tai vì không có kế
hoạch khôi phục. Theo đó, việc hoạch định các chương trình phòng chống,
thích ứng và phục hồi sau thiên tai là chính sách môi trường quan trọng và
cần thiết, có thể giúp giảm thiệt hại, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, chi phí làm
sạch môi trường...

 Chính sách môi trường doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh là nhóm hoạt động gây tác động mạnh
đến môi trường, do đó trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp không chỉ dừng
lại ở ý thức mà còn là nghĩa vụ luật định.

Hệ thống luật pháp, chính sách môi trường quốc gia cùng với việc thực
thi có hiệu quả là yếu tố quyết định hành vi của doanh nghiệp theo hướng
BVMT, đặt ra cho doanh nghiệp sự lựa chọn giữa (i) đầu tư, thực hiện các
biện pháp BVMT theo luật định để được tiếp tục sản xuất và (ii) đóng cửa,
chấm dứt hoạt động. Doanh nghiệp hiện đang đối mặt với những sức ép từ thị
trường trong và ngoài nước, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
BVMT.

Mỗi doanh nghiệp có những chính sách môi trường riêng, phù hợp với
đặc thù của doanh nghiệp. Chính sách môi trường cho doanh nghiệp thường
được hình thành qua 5 bước: (i) Cam kết, (ii) phối hợp, (iii) hành động, (iv)
kiểm toán, (v) giám sát và truyền thông -giúp các doanh nghiệp có hướng đi
rõ ràng, cụ thể và thực hiện hiệu quả hơn hoạt động BVMT. Chính sách môi
trường của doanh nghiệp cần được áp dụng cho cả nhân viên, khách hàng và
nhà cung cấp (www.duport.co.uk):

 Cam kết: là hành động tiên quyết trong việc xây dựng chính sách doanh
nghiệp –với mục tiêu: Giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm nhẹ
tác động đối với môi trường; Đáp ứng hay thực thi tốt nhất các quy định về
BVMT ở tất cả các địa điểm; Đầu tư công nghệ không gây ô nhiễm và tiết
kiệm năng lượng bất cứ nơi nào có thể; Thiết lập các tiêu chuẩn và mục tiêu
riêng cho doanh nghiệp nếu không có các quy định liên quan của Chính phủ;
Thiết lập kế hoạch hành động gắn với việc thường xuyên đánh giá tiến độ

129
thực hiện; Đo lường sự cải tiến so với chỉ tiêu đề ra cho mục tiêu sử dụng
hiệu quả tài nguyên và giảm ô nhiễm; Hỗ trợ các nhà cung cấp và khách hàng
để quảng bá sản phẩm và dịch vụ xanh; Báo cáo đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn các
hoạt động môi trường của tổ chức cho các bên liên quan và cộng đồng thông
qua báo cáo hàng năm.

 Phối hợp: bố trí điều phối viên (đối với doanh nghiệp nhỏ) hoặc một
bộ phận (đối với doanh nghiệp quy mô lớn) chịu trách nhiệm việc liên hệ với
chính quyền, các bộ phận khác trong doanh nghiệp để thực hiện chính sách
môi trường.

 Kế hoạch hành động: Là việc xây dựng và thực hiện kiểm toán môi
trường. Nói cách khác là chi tiết hóa các mục tiêu thành những hành động cụ
thể được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

 Giám sát và truyền thông: Khi kế hoạch hành động được đặt ra, việc tổ
chức giám sát, lắng nghe phản hồi từ nhân viên và những người thực hiện rất
cần thiết để kịp thời điều chỉnh, từ đó có những hành động hiệu quả hơn.

Sự quan tâm, đầu tư cho hoạt động BVMT của doanh nghiệp có thể
được thúc đẩy bởi khung chính sách của nhà nước (Vũ Xuân Nguyệt Hồng,
2008):

- Chính sách tác động tới hành vi của doanh nghiệp theo hướng thân
thiện với môi trường – thông qua 3 nhóm (công cụ) chính sách chủ yếu như:

 Nhóm luật lệ về BVMT và kiểm soát ô nhiễm: bao gồm việc ban hành
và thực thi hệ thống luật pháp, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về BVMT nhằm
điều chỉnh các hoạt động có tác động tới môi trường của chủ thể (doanh
nghiệp) như các quy phạm pháp luật đối với quy trình sản xuất, loại sản
phẩm; quy chuẩn đối với nước thải, khí thải...

 Nhóm chính sách nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng: hướng đến việc
cung cấp thông tin về các tác động môi trường của doanh nghiệp nhằm tăng
cường sự quan tâm, nâng cao nhận thức, thay đổi tích cực thái độ và hành vi
của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường.

 Nhóm chính sách sử dụng công cụ kinh tế: chính phủ can thiệp làm
thay đổi hành vi doanh nghiệp thông qua các công cụ kinh tế: Sử dụng
nguyên tắc thị trường (Thuế/phí ô nhiễm, kỹ quỹ – hoàn trả), công cụ kinh tế
nhằm tạo lập thị trường (chế độ trao quyền sở hữu hay tạo thị trường mua bán
quyền và giấy phép ô nhiễm).

- Chính sách khuyến khích tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho
BVMT: như quỹ môi trường; các chương trình cụ thể tài trợ riêng cho doanh
-130-
nghiệp (ODA,...); các dự án hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ
sạch...; chính sách khuyến khích tài chính khác (cung cấp tín dụng ưu đãi,
miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư có lợi cho môi
trường...); chính sách hỗ trợ gián tiếp (đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ mới...).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhận thức về môi trường ngày càng cải
thiện, các đối tác và người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các sản
phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Các hoạt động gây ô nhiễm môi
trường, suy thoái tài nguyên của các doanh nghiệp cũng đang dần bị người
tiêu dùng lên án. Mặt khác, BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp dẫn đến giá
tài nguyên tăng cao, hiệu quả công việc thấp hơn trong những khu vực bị ô
nhiễm… đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do
vậy, để tồn tại và PTBV, các doanh nghiệp buộc phải quan tâm tới các khía
cạnh môi trường, hiệu quả sinh thái và năng lượng của từng hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Theo đó, các lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi tư duy,
nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, xây dựng và chuyển đổi hệ thống quản
lý với kế hoạch hành động xanh, tạo lập cơ sở vững chắc đảm bảo yếu tố môi
trường, tính hiệu quả về sinh thái và sử dụng năng lượng, hạn chế phát thải
nhà kính… (Minh Hải 2013).

3.3. CÁC CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

3.3.1. Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững (2012)

Để thực hiện mục tiêu PTBV và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính
phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt chiến lược PTBV (Quyết định số
432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát
triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ban hành ngày 12/04/2012).
Đây là chiến lược khung, bao gồm những định hướng làm cơ sở pháp lý để
các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và các cá nhân liên quan triển khai
thực hiện và phối hợp hành động nhằm thực hiện PTBV đất nước trong giai
đoạn 2011 – 2020 với quan điểm con người là trung tâm của PTBV, PTBV là
yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ
quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân
(Khoản I.1 Điều 1, Quyết định 432/QĐ-TTg).

Mục tiêu tổng quát

Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã
hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, về tài nguyên môi trường

131
cũng được đề ra làm cơ sở giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả trong quá
trình phát triển.

Qua đó, các định hướng ưu tiên trong từng lĩnh vực cũng được đề cập nhằm
cụ thể hóa mục tiêu cần đạt:

- Về kinh tế: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện
tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện
sản xuất và tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông
nghiệp, nông thôn bền vững; PTBV các vùng và địa phương, tập trung ưu tiên
phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm.

- Về xã hội: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, tạo
việc làm bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hội; ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng
dân số; phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát
triển gia đình Việt Nam; PTBV các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố
hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát
triển đất nước, vùng và địa phương; phát triển về số lượng và nâng cao chất
lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn thực phẩm, cải
thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động; Giữ vững ổn định chính trị -
xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

 Về tài nguyên và môi trường: Đẩy mạnh việc chống thoái hóa, sử dụng
hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; BVMT nước và sử dụng bền vững tài
nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên
khoáng sản; BVMT biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo
vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và
khu công nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; bảo
tồn và phát triển ĐDSH; giảm thiểu tác động và ứng phó với BĐKH, phòng
chống thiên tai.

Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, quyết định cũng đưa ra các nhóm giải
pháp:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế PTBV; nâng cao chất lượng quản trị
quốc gia đối với PTBV đất nước

- Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện PTBV

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về PTBV

- Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện PTBV

-132-
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng
doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện PTBV.

- Phát triển nguồn nhân lực cho thực hiện PTBV.

- Tăng cường vai trò và tác động của KH&CN, đẩy mạnh đổi mới công nghệ
trong thực hiện PTBV

- Mở rộng hợp tác quốc tế

Ngoài ra, trách nhiệm của các cơ quan ban ngành có liên quan được
quy định cụ thể trong việc tổ chức thực hiện như sau:

- Trách nhiệm của Hội đồng Quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh và
PTBV: Tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công
tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Chiến lược và giám sát, đánh giá các
mục tiêu, chỉ tiêu nêu trong Chiến lược; đề xuất các biện pháp, giải pháp, cơ
chế chính sách đảm bảo phối hợp các hoạt động của các Bộ, ngành, địa
phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng
đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược.

- Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên
quan:

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng các chương trình/kế hoạch hành
động của quốc gia, phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo nguồn lực thực hiện
mục tiêu; xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý, hướng dẫn và hỗ trợ thực
hiện chiến lược; Phối hợp và hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan
tổ chức có liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động; Xây dựng hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu về PTBV; Bổ sung, điều chỉnh bộ chỉ tiêu
PTBV quốc gia phù hợp với từng giai đoạn phát triển; Khẩn trương nghiên
cứu,trình thành lập Quỹ Hỗ trợ PTBV; Đánh giá, sơ kết kết quả thực hiện
định kỳ hàng năm.

 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Xây dựng
chương trình/kế hoạch hành động của ngành, thành lập Ban chỉ đạo phát triển
bền vững ngành, bố trí nguồn lực và chủ động tham gia để tổ chức thực hiện
có hiệu quả Chiến lược; Lồng ghép các nội dung của Chiến lược trong quá
trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch phát triển của ngành mình; Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư xây dựng các chỉ tiêu PTBV ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù
phát triển của ngành; Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức
về tinh thần và nội dung của Chiến lược; Xây dựng báo cáo kết quả định kỳ

133
hàng năm gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.

 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Phối hợp với các
Bộ, ngành Trung ương xây dựng chương trình/kế hoạch hành động của địa
phương, thành lập Ban chỉ đạo và bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện có
hiệu quả tại địa phương; Lồng ghép các nội dung của Chiến lược trong quá
trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển của địa phương; Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức,
viên chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; Tổ chức giám sát, đánh giá
các mục tiêu, chỉ tiêu PTBV trên địa bàn tỉnh, thành phố; Xây dựng và triển
khai các mô hình thí điểm; Báo cáo định kỳ hàng năm.

 Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi
chính phủ, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự PTBV Việt Nam thuộc Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Chủ động xây dựng kế hoạch hành
động và tham gia triển khai thực hiện; Tuyên truyền, vận động, huy động sự
tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; Báo cáo định
kỳ hàng năm.

3.3.2. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (2012)

Chiến lược tăng trưởng xanh là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu
trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài
nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng
cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó
góp phần ứng phó với BĐKH, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền
vững (Khoản I.1, QĐ 1393/QĐ-TTg). Tại Việt Nam, chiến lược tăng trưởng
xanh đã được xác định là chiến lược quốc gia, là xu hướng tất yếu để phát
triển KT -XH bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 25/9/2012
Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Quyết định số 1393/QĐ-TTg về việc ban
hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050 để có những định hướng rõ hơn.

Mục tiêu

Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các
ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả
năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu ứng dụng ngày
càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn TNTN, giảm
cường độ phát thải KNK, góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH. Nâng cao
đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo
nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư
vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

-134-
Nhiệm vụ chiến lược: Giảm cường độ phát thải KNK và thúc đẩy sử dụng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất; Xanh hóa lối sống và
thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Giải pháp thực hiện:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện

- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao
năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại

- Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và GTVT

- Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng
tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia

- Giảm phát thải KNK thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững,
nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những
ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo
điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên

- Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm,
nâng thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên

- Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông,
năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị

- Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn

- Đô thị hóa bền vững

- Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường

- Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh

- Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Nghiên cứu phát triển KH&CN, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ
thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh

- Hợp tác quốc tế

135
Việc tổ chức thực hiện chiến lược cũng được chia thành các giai đoạn cụ
thể:

- Giai đoạn 2011 – 2020: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực; Xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy quản lý thực hiện
chiến lược; Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu và công cụ quản lý, bộ chỉ số
tiêu chuẩn, quy chuẩn về tăng trưởng xanh; Xác định các dự án trọng điểm về
tăng trưởng xanh/các-bon thấp, xanh hóa các ngành sản xuất, một số dự án thí
điểm về quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KTXH “định hướng tăng
trưởng xanh” cấp tỉnh, thành phố.

- Giai đoạn 2021 – 2030: Tiếp tục hoàn thiện thể chế và chính sách
tăng trưởng xanh, điều chỉnh và nâng quy mô triển khai trên cơ sở định kỳ
theo dõi, đánh giá; Mở rộng quy mô thí điểm và nhân rộng các quy hoạch
tổng thể, các chương trình, dự án trọng điểm; Mở rộng đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực cho phát triển nền kinh tế xanh; Tiến hành kiểm toán môi
trường ở các cấp độ (quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp) và thực
hiện hạch toán xanh trong các doanh nghiệp; Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu
kinh tế theo mô hình nền kinh tế xanh.

- Giai đoạn 2031 - 2050: Căn cứ vào kết quả việc thực hiện chiến lược
tăng trưởng xanh giai đoạn 2012 - 2030 và tình hình kinh tế - xã hội của đất
nước và bối cảnh quốc tế để xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.

Việc thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành và phân công thực hiện chiến lược
được quy định cụ thể tại Điều 1, Khoản IV.2 – IV.3 của quyết định này.

3.3.3. Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường (2012)

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định phương hướng phát triển cơ bản
là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh
tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020 nêu quan điểm “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi
trọng bảo vệ và cải thiện môi trường”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, cần
tăng cường công tác quản lý nhà nước trong BVMT. Ngày 05/9/2012, Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc ban hành
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại”.

Mục tiêu

Đến năm 2020: Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ONMT,
suy thoái tài nguyên và suy giảm ĐDSH; tiếp tục cải thiện chất lượng môi

-136-
trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, hướng tới mục
tiêu PTBV đất nước.

Tầm nhìn đến năm 2030: Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng
ONMT, suy thoái tài nguyên và suy giảm ĐDSH; cải thiện chất lượng môi
trường sống; chủ động ứng phó với BĐKH; hình thành các điều kiện cơ bản
cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, carbon thấp vì sự thịnh vượng và PTBV đất
nước.

Định hướng nội dung, biện pháp BVMT:

- Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ONMT: Nhóm nội dung, biện
pháp hướng tới mục tiêu không để phát sinh cơ sở gây ONMT mới; Giảm các
nguồn hiện đang gây ONMT; Giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường tại các
KCN, lưu vực sông, làng nghề và vệ sinh môi trường nông thôn; Bảo đảm an
toàn hóa chất, an toàn bức xạ, hạt nhân; Nâng tỷ lệ khu đô thị, khu, cụm công
nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu; Giảm
tác động lên môi trường từ khai thác khoáng sản; Nâng tỷ lệ CTR được thu
gom, tái chế, tái sử dụng, giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân
hủy; Nâng tỷ lệ CTNH, chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy đạt quy chuẩn kỹ
thuật, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy.

- Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; đẩy
mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường: Hướng tới mục tiêu
cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái
trong các đô thị, khu dân cư; Xử lý, cải tạo các vùng đất bị nhiễm độc, tồn dư
dioxin, hóa chất, thuốc BVTV và các chất gây ô nhiễm khác; Phục hồi, tái
sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn; Cải
thiện chất lượng môi trường không khí trong các đô thị, khu dân cư; Cải thiện
điều kiện vệ sinh môi trường khu vực đô thị và nông thôn;

- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn TNTN; bảo tồn thiên
nhiên và ĐDSH: Hướng tới mục tiêu sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền
vững; khắc phục tình trạng mất đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử
dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa; Nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên nước, giảm nhẹ tình trạng thiếu nước theo mùa và cục bộ theo vùng;
Hạn chế mức độ suy giảm nguồn lợi thủy sản; Nâng tỷ lệ che phủ của rừng và
nâng cao chất lượng rừng; Bảo vệ các vùng đất ngập nước tự nhiên, thảm cỏ
biển, rạn san hô và các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù khác; Nâng số lượng,
tổng diện tích và chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên; Kiềm chế tốc độ suy
giảm số loài và số cá thể các loài hoang dã, suy thoái các nguồn gen quý,
hiếm.

- Xây dựng năng lực ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK: Hướng
tới mục tiêu nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về BĐKH, thích nghi,
137
sống chung với BĐKH trong nhân dân; Lồng ghép nhiệm vụ ứng phó với
BĐKH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát
triển; Nâng khả năng chống chịu, thích nghi của các hệ sinh thái, các công
trình BVMT trước tác động của BĐKH, nước biển dâng; Góp phần giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính.

Giải pháp tổng thể:

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành,
doanh nghiệp và người dân trong BVMT

- Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp
luật về BVMT

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo
vệ môi trường

- Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải
quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm

- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho BVMT

- Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT

Việc tổ chức thực hiện cũng được quy định cụ thể tại Điều 1, Khoản IV của
Quyết định này. Theo đó, trách nhiệm của các tổ chức có liên quan như sau:

- Trách nhiệm thực hiện Chiến lược

 Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm điều
phối, giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện Chiến lược; xây
dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược
theo 2 giai đoạn: 2012-2015 và 2016-2020.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách
Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của Chiến lược.

 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các mục tiêu, nội dung, biện pháp và giải pháp của Chiến lược,

 Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức
quần chúng khác và cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia BVMT, giám
sát hoạt động BVMT của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược

-138-
 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu
BVMT trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của mình; định kỳ
hàng năm tổ chức tổng kết tình hình thực hiện, gửi Bộ TN&MT để tổng hợp.

 Bộ TN&MT có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Chiến lược; định kỳ tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.

Kèm theo đó, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 166/QĐ-TTg
ngày 21/01/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về
BVMT nhằm cụ thể hóa những hoạt động cần thực hiện, xác định nhóm các
nhiệm vụ để triển khai các nội dung, biện pháp và giải pháp của Chiến lược;
làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch
BVMT hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm đạt được các chỉ
tiêu của Chiến lược.

139
4
CHƯƠNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM


TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Theo Điều 35 Luật BVMT 2014, các nguồn TNTN và ĐDSH phải
được điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn
cứ lập quy hoạch sử dụng hợp lý; xác định giới hạn cho phép khai thác, mức
thuế tài nguyên, phí BVMT, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi hoàn ĐDSH,
bồi thường thiệt hại về môi trường, các biện pháp khác để bảo vệ tài nguyên
và môi trường.

Việc điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng TNTN phải tuân thủ
quy hoạch đã được CQQLNN có thẩm quyền phê duyệt. Trên giấy phép phải
có nội dung về BVMT theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển
khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về BVMT; phải phục
hồi môi trường theo quy định của Luật BVMT 2014 và quy định của pháp
luật có liên quan (Điều 37 Luật BVMT 2014).

4.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

4.1.1. Sơ lược về Luật tài nguyên nước 2012

Theo nghĩa rộng, tài nguyên nước (TNN) bao gồm mọi dạng tồn tại của
nước (rắn, lỏng, khí), luân chuyển tạo thành chu trình nước (Hình 4.1). Theo
Khoản 1 Điều 2 Luật TNN 2012, TNN bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới
đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ 3 (20/5/1998), Quốc hội khoá X đã thông qua Luật TNN
(hiệu lực từ 01/01/1999) - là bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài
nguyên nước (QLTNN), thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chiến
lược phát triển liên quan đến TNN; bước đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của
thế giới về quản lý tổng hợp TNN; đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt trong
khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn nước bên cạnh những khó khăn, bất cập
trong quá trình thực thi. Ngày 21/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa
XIII thông qua Luật TNN 2012, gồm 10 Chương, 79 Điều (39 điều mới hoàn
toàn, 40 điều được sửa đổi, bổ sung từ Luật TNN 1998) - khẳng định Chính
phủ thống nhất QLNN về TNN; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ
TN&MT, các bộ - ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp (đến

-140-
cấp xã); mở rộng đối tượng QLTNN đến việc quản lý cả lòng sông, bờ bãi;
thiết lập các công cụ, biện pháp kinh tế trong QLTNN.

Hình 4.1. Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên

Những nội dung mới nổi bật trong Luật TNN 2012:

- Những quy định chung: bổ sung quy định một số dự án liên quan đến khai
thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến của cộng
đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm minh bạch hóa thông tin về
những tác động tiêu cực có thể xảy ra; quy định phân loại lưu vực sông,
nguồn nước làm căn cứ phân công, phân cấp quản lý; bổ sung quy định về
phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.

- Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch TNN: bổ sung quy định về quy
hoạch tổng thể điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch TNN chung của cả
nước, quy hoạch lưu vực sông, TNN của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; bổ sung quy định trách nhiệm, thẩm quyền trong điều tra cơ bản, chiến
lược, quy hoạch TNN; quy định điều kiện của đơn vị thực hiện điều tra cơ
bản, tư vấn lập quy hoạch TNN.

- Bảo vệ tài nguyên nước: quy định cụ thể về các biện pháp phòng chống ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm
nguồn nước; quy định giám sát TNN, các hoạt động khai thác, sử dụng nước
và xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; quy
định hành lang bảo vệ nguồn nước, các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy....

141
- Khai thác, sử dụng TNN: bổ sung các quy định về sử dụng nước tiết kiệm,
hiệu quả; các quy định về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng nước
của hồ chứa, điều hòa, phân phối TNN; các biện pháp hạn chế khai thác nước
dưới đất, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu các nguồn nước.

- Tài chính về TNN: quy định việc thu tiền cấp quyền khai thác TNN đối với
một số hoạt động khai thác nước – thể hiện nước là tài sản của quốc gia, bảo
đảm lợi ích của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu TNN, đồng thời
nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Trách nhiệm quản lý TNN: bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm QLNN về
TNN của Bộ TN&MT, các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp;
thẩm quyền cấp phép về TNN; điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử
dụng, bảo vệ TNN và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

Chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa trong
Luật:

- Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về TNN đồng thời bảo đảm
quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng TNN.

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ TNN bảo đảm tính bền
vững.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và áp dụng KHCN, đầu tư
công trình, các biện pháp khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, tiết
kiệm và hiệu quả.

- Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch
vụ nước; khuyến khích và huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành
phần kinh tế, cộng đồng dân cư trong bảo vệ TNN và phòng chống tác hại do
nước gây ra.

- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ hiệu quả TNN
thông qua các hoạt động điều tra cơ bản TNN; xây dựng hệ thống quan trắc,
giám sát, cảnh báo, dự báo TNN; hệ thống thông tin dữ liệu; quy hoạch TNN,
kế hoạch phòng chống ô nhiễm, khắc phục hậu quả do nước gây ra; kế hoạch
điều hòa, phân phối nguồn nước.

- Tăng cường các công cụ, biện pháp kinh tế, tài chính trong quản lý, bảo vệ,
khai thác, sử dụng TNN nhằm đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và bảo
đảm công bằng trong khai thác, sử dụng TNN (Trịnh Văn Đại, Chi cục Biển
và Hải đảo).

-142-
4.1.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về tài nguyên nước

4.1.2.1. Nghĩa vụ của Nhà nước đối với tài nguyên nước
(1). Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước

Đánh giá hiện trạng TNN nhằm xác định trữ lượng, chất lượng nước,
nguyên nhân của những tác động tiêu cực đến TNN, tình hình khai thác, sử
dụng và bảo vệ - được quy định ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành (Điều
10-13 Luật TNN 2012; khoản 2 Điều 6, 8 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật TNN; Điều 37 Luật BVMT năm 2014).

Đánh giá hiện trạng TNN đóng vai trò rất quan trọng - cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn để CQQLNN xây dựng, thực hiện các biện pháp quản
lý, bảo vệ, phát triển TNN; giúp các tổ chức, cá nhân có kế hoạch đầu tư, khai
thác, sử dụng nước hợp lý, bảo đảm tiêu chuẩn, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và
thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, thông tin về
hiện trạng TNN được xem là yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường, ảnh
hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư (TNN tại địa điểm thực hiện dự án), sử
dụng sản phẩm (nguồn gốc của các loại nước đóng chai)… góp phần không
nhỏ vào việc hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT.

Để thực hiện hiệu quả công tác này, Nhà nước cần quản lý tốt việc điều
tra cơ bản TNN nhằm đánh giá tổng quan tiềm năng TNN, làm cơ sở cho việc
định hướng các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển các
nguồn nước. Ngoài ra, các CQQLNN có thẩm quyền phải thực hiện các hoạt
động kiểm kê, phân tích mẫu, đánh giá chất lượng các nguồn nước, theo dõi
tình hình khai thác, sử dụng, các tác động phát sinh từ sản xuất kinh doanh,
sinh hoạt cộng đồng...

Hiện nay, Bộ TN&MT có trách nhiệm tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, kiểm
kê, đánh giá, dự báo TNN và cung cấp thông tin, dữ liệu về TNN; tổ chức,
thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống ô nhiễm nguồn nước, khôi phục
nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt trên các khu vực sông thuộc phạm vi quản
lý của Bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt (Quy định
chi tiết tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT -
Thay cho NĐ 25/2008/NĐ-CP). UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra cơ
bản TNN trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ
TN&MT tổng hợp (Điều 13 Luật TNN).

(2). Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về
khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước

(Tham khảo Điều 11-53 Luật TNN 2012)

143
Chiến lược bảo vệ, phát triển TNN là những nhiệm vụ, mục tiêu tổng
thể, được Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện trong thời gian dài nhằm
tăng cường công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển TNN, phòng chống
tác hại do nước gây ra, góp phần bảo đảm PTBV. Ngày 14/5/2006, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
quốc gia về TNN đến năm 2020 - Chiến lược đầu tiên của quốc gia đề cập
một cách toàn diện về quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển TNN, phòng chống tác hại
do nước gây ra, cùng với 18 đề án, dự án ưu tiên thực hiện Chiến lược.

Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển TNN là hoạt động của
CQQLNN có thẩm quyền nhằm xác định, phân loại, đánh giá trữ lượng, chất
lượng, sự vận động của các nguồn nước trong phạm vi từng khu vực, từng địa
phương và trong cả nước để khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển một cách
hợp lý, hiệu quả.

Việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
phát triển TNN phải tính tới tiềm năng, yêu cầu, mục đích sử dụng trong mối
quan hệ hài hòa với phát triển KTXH nhằm đảm bảo PTBV nguồn nước. Quy
hoạch lưu vực sông, khu vực khai thác nước, khu vực xả nước thải không
nhất thiết chia cắt theo ranh giới hành chính mà phải dựa vào sự vận động,
khả năng ổn định của nguồn nước cũng như tác động có liên quan của các
hoạt động KTXH. Việc quy hoạch các khu vực lấy nước phục vụ sinh hoạt
phải dựa trên kết quả khảo sát, thăm dò nguồn nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật có liên quan, đảm bảo tính kinh tế trong quá trình xử lý nước thành nước
sinh hoạt cũng như sức khỏe con người trong quá trình sử dụng.

Về thẩm quyền xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ TNN, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang
bộ có liên quan tổ chức lập và trình Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy
hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về việc bảo vệ,
phát triển, khai thác, sử dụng nước (Điều 2 Nghị định 21/2013/NĐ-CP ngày
04/03/2013; Điều 21 Luật TNN 2012).

Nhiều chương trình, chiến lược về bảo vệ, phát triển TNN đã được xây
dựng, tổ chức thực hiện: “Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam
đến 2020” (Quyết định 35/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999); “Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-
2015” (Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 31/03/2012), phấn đấu đến cuối năm
2015 đạt được những mục tiêu chủ yếu như: 85% dân số nông thôn được sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt QCVN 02-
BYT với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, 65% số hộ gia đình ở nông thôn
có nhà tiêu hợp vệ sinh, 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ
sinh, 100% các trường mầm non, phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước

-144-
sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; “Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020” (Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003)
đặt ra mục tiêu đến năm 2020 100% các khu đô thị, 100% khu công nghiệp,
khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt TCMT, 100% dân số
đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh - là
bước phát triển mạnh mẽ trong việc bảo vệ, phát triển TNN của Nhà nước, cải
thiện đáng kể chất lượng môi trường nước, bảo đảm bảo vệ, phát triển hơn
nữa TNN trong tương lai, đáp ứng tốt nhu cầu của cộng đồng.

(3). Xây dựng và sử dụng tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài
nguyên nước

Bảo vệ TNN là hoạt động khó khăn, phức tạp, chi phí tài chính cao, đòi
hỏi thực hiện thường xuyên với sự đóng góp không chỉ của CQQLNN mà của
toàn xã hội. Luật BVMT 2014 (Điều 148, 149) cũng quy định các nguồn tài
chính cho hoạt động BVMT nói chung, bảo vệ TNN nói riêng. Nguồn tài
chính này bao gồm ngân sách nhà nước; vốn của tổ chức, cá nhân để phòng
ngừa, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vốn
vay ưu đãi và tài trợ từ Quỹ BVMT.

Tài chính về TNN được quy định tại Chương 6 Luật TNN 2012. Nguồn
thu ngân sách nhà nước từ hoạt động TNN được quy định tại Điều 64 Luật
TNN 2012 gồm thuế TNN, các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai
thác TNN, bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực TNN theo quy định của pháp luật. Điều 65 Luật TNN 2012 quy
định các tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN khi khai
thác nước để phát điện có mục đích thương mại, khai thác nước phục vụ sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp,
chăn nuôi gia súc, NTTS tập trung với quy mô lớn. Tiền cấp quyền khai thác
TNN được xác định trên cơ sở chất lượng, loại nguồn nước, điều kiện, quy
mô, thời gian khai thác và mục đích sử dụng.

Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 về việc thành lập, tổ


chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam (vốn điều lệ do ngân sách nhà
nước cấp là 200 tỉ đồng cùng vốn từ các nguồn khác) và Quyết định số
78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 về tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT
Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý TNN.

Chính sách thu phí BVMT đối với nước thải là nguồn tài chính đáng kể
cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Phí BVMT đối với nước thải
(Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013) là khoản thu thuộc ngân sách
Nhà nước: một phần số phí được để lại cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí
nhằm trang trải cho hoạt động thu phí, phân tích mẫu nước thải, đánh giá…

145
phục vụ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với NTCN theo quy định của Bộ
Tài chính và Bộ TN&MT; nộp phần còn lại vào ngân sách nhà nước, trong đó
50% cho ngân sách trung ương để bổ sung vào quỹ BVMT Việt Nam, 50%
cho ngân sách địa phương để BVMT, bảo vệ và phát triển TNN địa phương.

Nguồn tài chính dành cho hoạt động bảo vệ, phát triển TNN được sử
dụng cho các mục đích chủ yếu sau: điều tra cơ bản TNN, tình hình ô nhiễm,
suy thoái nguồn nước ở các địa phương, các KCN...; hoạt động thu phí, lấy
mẫu, phân tích, đánh giá nước thải; thực hiện các biện pháp phòng chống,
khắc phục ô nhiễm, suy thoái nước (phòng chống tác hại của lũ lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn, ô nhiễm...); thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển TNN, đầu
tư nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong kiểm soát ô nhiễm nguồn nước (trang
thiết bị, phương tiện…); xây dựng các công trình khai thác, bảo vệ TNN (nhà
máy cấp nước, XLNT đô thị, công trình thoát nước, đê, đập, kè, cống, rãnh,
hồ chứa…)…

(4). Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước

Điều 70, 71 Luật TNN 2012 quy định CQQLNN có thẩm quyền có
quyền cấp và thu hồi giấy phép TNN nhằm kiểm soát, quản lý toàn bộ các
hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, bảo vệ các công trình thủy lợi
cũng như quá trình xả thải vào nguồn nước… - không những giúp Nhà nước
quản lý hiệu quả TNN mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân khai thác, sử dụng nước.

Theo Điều 44 Luật TNN 2012, các trường hợp khai thác, sử dụng TNN
không phải đăng ký, không phải xin phép bao gồm: khai thác, sử dụng nước
cho sinh hoạt của hộ gia đình, các hoạt động văn hóa, tôn giáo, NCKH, phòng
cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường
hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; khai
thác, sử dụng nước quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khai thác,
sử dụng nước biển để sản xuất muối.

Đối với các đối tượng phải xin phép khai thác, giấy phép TNN -chứng
thư pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác định rõ các quyền, nghĩa vụ
liên quan- bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử
dụng TNN, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép đối với một số
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi (Điều 15 Nghị định
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013).

Căn cứ xét cấp giấy phép TNN: Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương; Quy hoạch tài nguyên
nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì căn cứ vào khả năng
nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; Hiện
-146-
trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng; Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về hồ sơ xin phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả
nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép (Điều 19 Nghị định
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013).

Theo Điều 73 Luật TNN 2012 và Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày


27/11/2013 quy định thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi
giấy phép về TNN bao gồm Bộ TN&MT và UBND cấp tỉnh với trình tự, thủ
tục do Chính phủ quy định cụ thể:

- Bộ TN&MT cấp giấy phép đối với các công trình quan trọng quốc gia
(được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền); các công trình thăm dò, khai thác
nước dưới đất tập trung với lưu lượng từ 3000 m 3/ngày đêm trở lên; công
trình lấy nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi và sinh
hoạt với lưu lượng từ 2 m3/s trở lên; khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện
với công suất từ 2000 kW trở lên và cho các mục đích khác với lưu lượng từ
50.000 m3/ngày đêm trở lên; xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ
5000 m3/ngày đêm trở lên (Điều 2 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013).

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép đối với các
hoạt động có lưu lượng dưới mức quy định trên.

Thời hạn của giấy phép TNN: 20 năm đối với khai thác, sử dụng nước
mặt, 15 năm đối với khai thác và sử dụng nước ngầm (hết thời hạn này cơ
quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào khả năng ổn định của nguồn nước và các
điều kiện cần thiết khác để cấp tiếp với thời hạn không quá 10 năm); không
quá 10 năm đối với việc xả nước thải vào nguồn nước và được xem xét gia
hạn không quá 5 năm (Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013).

Thu hồi hoặc đình chỉ giấy phép TNN (khoản 3 Điều 25 Nghị định
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013):

- Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các
nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội
dung của giấy phép.

- Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị toà án tuyên bố phá sản; cá
nhân là chủ giấy phép bị chết, bị toà án tuyên bố đã chết, bị mất năng lực
hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích.

- Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái
phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép.

147
- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.

- Khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì
lý do lợi ích quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài
chính và nhận giấy phép.

Cơ quan quản lý TNN có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có
quyền thu hồi giấy phép loại đó.

(5). Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước
bị ô nhiễm, cạn kiệt

Kiểm soát ô nhiễm nước không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chất lượng,
trữ lượng các nguồn nước mà còn phải thực hiện các biện pháp phòng chống,
khắc phục sự cố môi trường do nước gây ra như lũ lụt, sóng thần, hạn hán...
Điều 27 Luật TNN 2012 quy định công tác ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm
nguồn nước được thực hiện như sau:

- CSSX, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây sự cố ô nhiễm nguồn nước có


trách nhiệm xây dựng phương án, phương tiện, thiết bị và thực hiện các biện
pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây
ra;

- CQQLNN có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên
nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại; giám sát,
đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu
cầu bồi thường;

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn,
hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi
quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan
trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ TN&MT;

- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt


còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước
mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do
mình gây ra.

Đối với công tác ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước
liên quốc gia:

- UBND các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi,
phát hiện sự cố ô nhiễm; trường hợp xảy ra sự cố, phải chủ động tiến hành
ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm
-148-
thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, báo cáo UBND cấp tỉnh để tổ chức chỉ
đạo xử lý và báo cáo với Bộ TN&MT;

- Bộ Ngoại giao, Bộ TN&MT và các bộ, cơ quan ngang bộ hữu quan có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan tại quốc gia xảy ra sự cố tiến hành
ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật và
các điều ước quốc tế liên quan.

Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp
khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Đối với công tác phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt:

- Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn
kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi;

- Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt và tổ chức
thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; UBND cấp
tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục
hồi nguồn nước nội tỉnh.

(6). Thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, giải quyết tranh
chấp về tài nguyên nước

Điều 75 Luật TNN 2012 quy định thanh tra chuyên ngành TNN là
thanh tra Bộ TN&MT, thanh tra Sở TN&MT và cơ quan thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về TNN. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về TNN là hoạt
động do CQQLNN có thẩm quyền tiến hành theo thủ tục, trình tự nhất định
nhằm phát hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nước, đặc biệt tại các
KCN-KCX – nơi vừa khai thác, sử dụng vừa xả thải một lượng lớn nước thải
và các chất ô nhiễm khác. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về TNN là sự
kết hợp biện pháp pháp lý và biện pháp KHKT: Cơ quan thanh tra phải có
phương tiện, thiết bị kỹ thuật, chuyên gia có trình độ pháp lý, KHKT về môi
trường nhằm thực hiện công tác đo đạc, phân tích, đánh giá cũng như phát
hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ TNN. Thanh
tra việc thực hiện pháp luật TNN đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trên cơ sở xác định nguồn ô nhiễm, các hành
vi trái pháp luật về kiểm soát nguồn nước, kiến nghị các biện pháp xử lý phù
hợp…

Tranh chấp TNN là những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật TNN (khai thác, sử dụng, xả thải, bảo vệ, quản lý
TNN) khi họ cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
hoặc đe doạ bị xâm hại. Giải quyết tranh chấp về TNN do CQNN có thẩm
quyền tiến hành nhằm khôi phục, bảo vệ quyền lợi của các bên, góp phần

149
khôi phục, bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước vì lợi ích chung của cộng đồng.
Giải quyết tranh chấp về TNN được quy định tại Điều 76 Luật TNN 2012 như
sau:

- Hòa giải tranh chấp về TNN: Nhà nước khuyến khích các bên (cá nhân, hộ
gia đình) tự hòa giải tại cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
UBND cấp xã tổ chức hoà giải khi có đề nghị của các bên tranh chấp.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về khai thác, sử dụng
TNN, xả nước thải vào nguồn nước thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy
phép. Khi không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp, các bên có
quyền khiếu nại đến UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định
của pháp luật.

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết tranh chấp đối với các trường hợp
thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình (khi không đồng ý với quyết định
giải quyết tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định
của pháp luật); giải quyết tranh chấp TNN giữa UBND cấp huyện với nhau;
các tranh chấp đã có quyết định giải quyết của UBND cấp huyện nhưng các
bên không đồng ý.

- Bộ TN&MT có trách nhiệm giải quyết tranh chấp đối với các trường hợp
thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình (khi không đồng ý với quyết định
giải quyết tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định
của pháp luật); giải quyết tranh chấp khác về TNN giữa các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.

- Yêu cầu về bồi thường thiệt hại liên quan đến giải quyết tranh chấp về TNN
được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của nhà nước.

4.1.2.2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài
nguyên nước

Bảo vệ, phát triển TNN là nghĩa vụ không chỉ của các CQQLNN mà
còn của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội – đối tượng chính đảm bảo tính
hiệu quả trong thực thi các chiến lược, chính sách, quy hoạch về TNN quốc
gia. Tác động đến TNN của các lĩnh vực hoạt động khác nhau là khác nhau,
theo đó nghĩa vụ bảo vệ, phát triển TNN cũng khác nhau (nghĩa vụ của CSSX
công nghiệp khác với nghĩa vụ của cá nhân sử dụng nước sinh hoạt) - pháp
luật quy định những đòi hỏi riêng đối với các chủ thể liên quan nhằm bảo vệ,
phát triển TNN một cách hợp lý nhất.

Điều 25 Luật TNN 2012 quy định trách nhiệm bảo vệ TNN như sau:
Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ TNN; thường xuyên bảo vệ

-150-
nguồn nước do mình khai thác, sử dụng; có quyền giám sát những hành vi,
hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân
khác. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ TNN tại địa
phương. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an
toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa
phương nơi gần nhất để kịp thời xử lý; trường hợp chính quyền địa phương
không xử lý được, phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương cấp trên
trực tiếp hoặc CQNN có thẩm quyền.

Bảo vệ, phát triển TNN bao gồm cả việc trực tiếp bảo vệ trữ lượng,
chất lượng nước và xây dựng, phát triển, bảo vệ các công trình thủy lợi, công
trình khí tượng thủy văn, các công trình liên quan khác (rừng phòng hộ, công
trình cấp thoát nước …) (tham khảo Điều 57 Luật BVMT 2014, Điều 16, 31,
40 Luật TNN 2012)

4.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

(Tham khảo Luật khoáng sản 2010, Nghị định 15/2012/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật khoáng sản)

4.2.1. Khái niệm

Khoáng sản - vàng, sắt, kẽm, than đá, dầu khí, nước khoáng thiên
nhiên... có giá trị lớn và đóng vai quan trọng trong đời sống xã hội. Tính phức
tạp trong các quan hệ liên quan đến quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế
biến khoáng sản tất yếu hình thành nhu cầu quản lý khoáng sản bằng pháp
luật. Theo Điều 2 Luật khoáng sản 2010, Khoáng sản là khoáng vật, khoáng
chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí tồn tại trong lòng đất,
trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Khoáng
sản là dầu khí; nước thiên nhiên không phải là nước khoáng, nước nóng thiên
nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản 2010.

Hoạt động khoáng sản bao gồm thăm dò và khai thác khoáng sản.
Thăm dò khoáng sản nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các
thông tin khác phục vụ khai thác. Khai thác khoáng sản nhằm thu hồi khoáng
sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt
động khác có liên quan. Các hoạt động này có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường, đòi hỏi phải kiểm soát phù hợp - không chỉ nhằm bảo vệ các
thành phần môi trường mà còn bảo vệ trữ lượng, chất lượng khoáng sản, đặc
biệt trong bối cảnh cạn kiệt tài nguyên và nhu cầu ngày càng cao của con
người.

Đến nay (2015), Việt Nam đã tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò và
phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ (Hình 4.2). Trong đó, một số
loại khoáng sản có giá trị công nghiệp đã được đánh giá như dầu – khí (1,2 tỷ
151
– 1,7 tỷ m3), than (240 tỷ tấn), sắt (2 tỷ tấn), đồng (1 triệu tấn kim loại), titan
(600 triệu tấn khoáng vật nặng), bauxit (10 tỷ tấn), chì kẽm, thiếc, apatít (2 tỷ
tấn), đất hiếm (11 triệu tấn) và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng (52 tỷ
m3) (Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường – khai thác, chế
biến khoáng Titan ven biển miền Trung). Bên cạnh những lợi ích kinh tế đạt được là nguy cơ
ONMT (đặc biệt là ô nhiễm bụi), giảm diện tích rừng, tăng diện tích đất trống đồi trọc, nguy cơ xói lở, bồi
lắng, suy thoái môi trường đất….

a. Than đá b. Dầu khí

c. Quặng sắt d. Bauxit

Hình 4.2. Một số khoáng sản ở Việt Nam

4.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam trong hoạt động khoáng
sản
-152-
4.2.2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản

Điều 80 và 81 Luật Khoáng sản 2010 quy định cụ thể trách nhiệm
QLNN về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các
cấp (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Trách nhiệm QLNN về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan
ngang bộ và UBND các cấp
CQQLNN Trách nhiệm
Chính phủ Thống nhất QLNN về khoáng sản
Bộ TN&MT + Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình CQNN có thẩm
quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về
khoáng sản; ban hành QCKT, định mức, đơn giá trong điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
+ Lập, trình Thủ tướng phê duyệt chiến lược khoáng sản, quy
hoạch khoáng sản theo phân công của Chính phủ;
+ Khoanh định, công bố khu vực khoáng sản; khoanh định,
trình Thủ tướng quyết định khu vực không đấu giá quyền
khai thác khoáng sản;
+ Phổ biến pháp luật về khoáng sản; đào tạo nguồn nhân lực
cho việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động
khoáng sản;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai
thác khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép, trả lại một phần
diện tích khu vực thăm dò, khai thác; tổ chức đấu giá quyền
khai thác khoáng sản;
+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ
lượng khoáng sản;
+ Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, tình hình hoạt
động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng
sản;
+ Công bố tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản;
+ Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc
gia;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Bộ, cơ quan Thực hiện QLNN, trong đó có việc lập và trình phê duyệt quy
ngang bộ có hoạch khoáng sản theo phân công của Chính phủ; phối hợp

153
liên quan với Bộ TN&MT trong QLNN về khoáng sản.
UBND cấp + Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện
tỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và
quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;
+ Khoanh định và trình Thủ tướng phê duyệt khu vực cấm,
khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; quyết định khu
vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm
quyền;
+ Lập, trình CQNN có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm
dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương;
+ Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ
lượng; thống kê, kiểm kê trữ lượng thuộc thẩm quyền cấp
giấy phép;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò, khai thác, khai
thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép, trả lại
một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác; tổ chức đấu
giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
+ Giải quyết việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng
hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức,
cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương;
+ Thực hiện các biện pháp BVMT, khoáng sản chưa khai
thác, TNTN khác; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực có
khoáng sản;
+ Báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn cho
CQQLNN về khoáng sản ở trung ương;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản theo thẩm
quyền.
UBND cấp + Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng
huyện, cấp sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan
xã cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa
phương;
+ Thực hiện các biện pháp BVMT, khoáng sản chưa khai
thác, TNTN khác; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực có
khoáng sản;
+ Báo cáo UBND cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động
khoáng sản;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;

-154-
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản theo thẩm
quyền.

Một số hoạt động chủ yếu trong QLNN về khoáng sản:

- Đánh giá thực trạng khoáng sản, hiện trạng môi trường trong hoạt động
khoáng sản của quốc gia:

Hiện nay, Bộ TN&MT, Sở TN&MT đảm nhiệm trách nhiệm này (trước
đây thuộc Bộ công nghiệp và các Sở công nghiệp) – thực hiện thường xuyên,
liên tục và được công bố hàng năm nhằm theo dõi, đánh giá tổng quan trữ
lượng, chất lượng, phân bố, tiềm năng khoáng sản cũng như tác động của hoạt
động khoáng sản tới các thành phần môi trường, tạo cơ sở hoạch định các
biện pháp xử lý chủ thể gây ONMT, biện pháp BVMT, sức khỏe người lao
động và đời sống nhân dân địa phương - là nội dung quan trọng đề cập trong
báo cáo hàng năm về hiện trạng môi trường quốc gia do Bộ TN&MT công bố.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch về khai thác, sử dụng, bảo vệ khoáng sản:

Nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản về bảo vệ
khoáng sản, BVMT trong hoạt động khoáng sản ở từng giai đoạn cụ thể, cân
nhắc vị trí, quy mô, cách thức, thời gian tiến hành hoạt động khoáng sản trên
cơ sở đáp ứng các yêu cầu về PTBV.

- Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến
khoáng sản

Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo
việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ONMT của cơ sở khai thác,
chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về
BVMT của các cơ sở này (Khoản 5 Điều 38 Luật BVMT 2014).

- Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt
động khoáng sản

Hoạt động này giúp Nhà nước quản lý đầy đủ và toàn diện nội dung
của hoạt động khoáng sản (loại khoáng sản, quy mô, phạm vi khai thác, loại
thiết bị, công nghệ được sử dụng, các tác động đến môi trường, tính khả thi
của các giải pháp BVMT trong hoạt động khoáng sản…). CQQLNN có thẩm
quyền tổ chức thẩm định các đề án trước khi quyết định cấp giấy phép khảo
sát, giấy phép thăm dò.

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản

155
Giấy phép hoạt động khoáng sản - chứng thư pháp lý xác định quyền và
nghĩa vụ của chủ thể hoạt động khoáng sản- bao gồm giấy phép thăm dò
khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản và giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản (Khoản 2, Điều 82 Luật khoáng sản 2010).

Hoạt động cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép về hoạt động khoáng sản là
những biện pháp pháp lý giúp Nhà nước theo dõi, kiểm soát chặt chẽ quá
trình khai thác và sử dụng khoáng sản, góp phần bảo vệ TNTN, hạn chế khai
thác bừa bãi, tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp
cho những chủ thể hoạt động khoáng sản.

Điều 82 Luật khoáng sản 2010 quy định thẩm quyền cấp Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản như sau: Bộ TN&MT
cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không
thuộc trường hợp do UBND cấp tỉnh cấp. UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán,
nhỏ lẻ đã được Bộ TN&MT khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận
thu khoáng sản. CQQLNN có thẩm quyền cấp giấy phép nào thì có quyền gia
hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần
diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng
quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản.

Việc quy định thẩm quyền cấp phép của địa phương - theo khoanh định
và công bố của Bộ TN&MT- thể hiện tính chuyên môn hóa và phân cấp phù
hợp, giúp các địa phương cấp phép đúng thẩm quyền, đúng chuyên môn và
phù hợp với năng lực thực tế. Việc cấp phép cho những khu vực khác -quy
mô, trữ lượng lớn,  khoáng sản quý, quan hệ sâu sắc và trực tiếp đến nền kinh
tế- sẽ phù hợp với tầm nhìn, khả năng và trình độ chuyên môn của Bộ
TN&MT.

- Thanh tra chuyên ngành hoạt động khoáng sản

Điều 83 Luật khoáng sản 2010 quy định CQQLNN về khoáng sản thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản với tổ chức và hoạt
động theo quy định của Luật khoáng sản 2010 và pháp luật về thanh tra.

4.2.2.2. Nghĩa vụ BVMT của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng
sản

BVMT trong hoạt động khoáng sản là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá
nhân, đặc biệt đối với các chủ thể tham gia hoạt động khoáng sản bởi những
tác động trực tiếp đến tài nguyên và chất lượng môi trường.

-156-
Điều 30 Luật Khoáng sản 2010 quy định việc BVMT đối với các tổ
chức, cá nhân hoạt động khoáng sản như sau: phải sử dụng công nghệ, thiết
bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa,
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; thực hiện các giải pháp và chịu
mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường - được xác định trong dự án
đầu tư, báo cáo ĐTM, bản cam kết BVMT được CQQLNN có thẩm quyền
phê duyệt; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ
trước khi tiến hành khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó, công tác BVMT trong hoạt động thăm dò, khai thác và
chế biến khoáng sản cũng được quy định tại Điều 38 Luật BVMT 2014: thu
gom, xử lý nước thải, CTR theo quy định; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế
việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung
quanh; có kế hoạch và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá
trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; ký quỹ phục hồi môi trường
theo quy định; khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển
bằng thiết bị chuyên dụng, tránh phát tán ra môi trường; việc sử dụng máy
móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của CQQLNN
về BVMT; việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, khoáng sản
khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện quy
định của Luật BVMT 2014 và pháp luật về an toàn hóa chất, an toàn bức xạ,
an toàn hạt nhân.

Tổ chức, cá nhân có khai thác khoáng sản phải nộp phí BVMT theo
quy định là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng
sản không kim loại. (tham khảo Dự thảo nghị định về phí BVMT đối với khai
thác khoáng sản ngày 3/9/2015 thay thế cho Nghị định số 74/2011/NĐ-CP
ngày 28 tháng 5 năm 2011). Việc thu phí bảo vệ, phục hồi môi trường, đặc
biệt là việc ký quỹ phục hồi môi trường là cần thiết, bảo đảm khắc phục
nhanh nhất những thiệt hại về môi trường, nâng cao ý thức BVMT trong hoạt
động khoáng sản của các chủ thể có liên quan.

Vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động khoáng sản là các hành
vi trái pháp luật do chủ thể thực hiện hoạt động khoáng sản gây ra, xâm hại
các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và thường gây hậu quả
ô nhiễm, suy thoái môi trường. Việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường trong
hoạt động khoáng sản nhằm bảo vệ các thành phần môi trường có liên quan
cũng như bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả.

Vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động khoáng sản có thể bị xử
lý ở các dạng trách nhiệm pháp lý sau:

157
- Trách nhiệm hành chính: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
quy định tại Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bao gồm: vi phạm các
quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng
sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, sử dụng thông tin về khoáng sản,
quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản
được quy định tại Chương III Nghị định này. Nghị định 142/2013/NĐ-CP
thay thế Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, số 77/2007/NĐ-CP ngày
10/5/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 150/2004/NĐ-CP
ngày 29/7/2004.

- Trách nhiệm hình sự: Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thường
gây ô nhiễm môi trường hoặc hủy hoại tài nguyên rừng, khu bảo tồn thiên
nhiên… Những hành vi đó nếu gây hậu quả nghiêm trọng và có đủ yếu tố cấu
thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định ở các Điều 182-184, 189-191
Bộ Luật hình sự năm 1999 và khoản 17-19, 21-23 Điều 1 Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự, ban hành 19/06/2009.

- Trách nhiệm dân sự: Chủ thể vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt
động khoáng sản phải chịu trách nhiệm dân sự bằng cách bồi thường thiệt hại
cho người bị thiệt hại và chịu mọi chi phí khôi phục hiện trạng môi trường
theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật khoáng sản năm 2010.

4.3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

4.3.1. Khái niệm

Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ
sinh thái trong tự nhiên (Điều 3 Luật ĐDSH 2008). Theo Điều 2 Công ước về
ĐDSH 1992, ĐDSH là tính biến thiên (đa dạng) giữa các sinh vật sống của tất
cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh
thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa
dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa
dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ
sinh thái).

-158-
Hình 4.3. Minh họa sự đa dạng sinh học

- Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền
của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; giữa các quần thể.

- Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh
thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau trên
cạn cũng như dưới nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao
gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần
hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.

ĐDSH có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự PTBV của nhân
loại:

- Giá trị sinh thái và môi trường: Các quần xã sinh vật, hệ sinh thái là cơ sở
sinh tồn của sự sống trên trái đất, đảm bảo các chu trình địa hóa, thủy hóa,
điều hòa khí hậu duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các
vùng trên trái đất, phân hủy chất thải, giảm nhẹ ô nhiễm, thiên tai...

- Giá trị kinh tế: giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng hợp lý các
tài nguyên ĐDSH (động vật, thực vật, dược liệu, cảnh quan…); đảm bảo cơ
sở cho an ninh lương thực và PTB, góp phần xóa đói giảm nghèo…; cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; góp phần nâng
cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản…

- Giá trị xã hội và nhân văn: một số loài động thực vật được xem là biểu
tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc hội họa, điêu khắc…
159
4.3.2. Pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH

Sự phát triển của pháp luật về ĐDSH gắn liền với pháp luật về môi
trường. Tuy nhiên, pháp luật về ĐDSH trước đây chưa được xây dựng thành
lĩnh vực riêng, độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật môi trường mãi đến
khi vấn đề ĐDSH trở thành mối quan tâm của các quốc gia và cộng đồng thế
giới.

Ở Việt Nam, các quy định về ĐDSH có thể tìm thấy trong các văn bản
pháp luật những năm 1960, 1970 và chủ yếu vào đầu những năm 1990. Các
quy định này chưa được tập hợp thành lĩnh vực riêng biệt về ĐDSH: Chỉ thị
134/TTg ngày 7/7/1960 về việc cấm bắn voi, Quyết định 72/TTg ngày
7/7/1962 về khu rừng Cúc Phương (sau đó nhiều vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên khác được công bố), Nghị định 39/CP ngày 5/4/1963 về điều
lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng, Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng
1972, Hiến pháp 1980 (Điều 36), Nghị quyết 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của
Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp
lý tài nguyên và BVMT, Hiến pháp 1992 (Điều 29), Chỉ thị số 36-CT/TW của
Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác BVMT thời kỳ CNH-
HĐH trong đó có vấn đề bảo tồn ĐDSH. Các quy định gần đây như. Pháp
lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001, Luật Thủy sản 2003, Luật bảo vệ
và phát triển rừng 2004 (thay thế Luật BVPT rừng 1991), Pháp lệnh về giống
cây trồng 2004, Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004, Pháp lệnh về thú y 2004,
Sách đỏ Việt Nam 2004 (trước đó là Sách đỏ Việt Nam phần động vật năm
1992 và phần thực vật năm 1996), Nghị định 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh
học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật
biến đổi gen (trước đó là Quyết định 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/8/2005 về
quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm,
hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen), Quyết định 79/2007/QĐ-
TTg ngày 31/5/2007 về phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước ĐDSH và
Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” (trước đó là Quyết định
845/TTg ngày 22/12/1995 phê duyệt Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH Việt
Nam), Luật BVMT 2014 (thay thế Luật BVMT 2005 và 1993).... Trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động về môi trường, thiên
nhiên, Việt Nam đã tham gia rất nhiều các công ước quốc tế về bảo tồn
ĐDSH như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,
đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước - Công ước Ramsar 1971 sau đó
là Nghị định thư Paris 1982 bổ sung công ước Ramsar 1971, Công ước về
buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa - Công ước
CITES 1973, các công ước của Liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường
(tham gia ngày 26/8/1980), Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc
diệt côn trùng - Công ước FAO 1985, Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng

-160-
ozone, Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozone,
Công ước về ĐDSH 1992, Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH
1992, Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học 2000, … Việc phê chuẩn
Công ước quốc tế về ĐDSH đã tạo tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực pháp
luật về ĐDSH thành một bộ phận quan trọng của pháp luật Việt Nam về môi
trường – Luật ĐDSH 2008 được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 có hiệu
lực từ ngày 1/7/2009, sau đó là Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010
về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐDSH 2008.

4.3.2.1. Những quy định chung về bảo tồn ĐDSH

Điều 3 Luật ĐDSH 2008 quy định Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự
phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện;
BVMT sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh
quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo
quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Những quy định chung về bảo tồn ĐDSH có thể tìm thấy trong nhiều
lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là môi trường: Luật BVMT 1993 đề cập những
quy định khái quát; Luật BVMT 2005 định nghĩa ĐDSH ở Điều 3, quy định
một số nguyên tắc chung về bảo vệ ĐDSH ở Điều 30, một số điều khoản liên
quan đến ĐDSH như Điều 29 về bảo tồn thiên nhiên, Điều 87 về an toàn sinh
học, Khoản Điều 7 về những hành vi bị nghiêm cấm; Luật BVMT 2014 quy
định nhiều điều khoản có liên quan đến ĐDSH và bảo tồn ĐDSH: Điều 5 -
Chính sách của Nhà nước về BVMT, Điều 6 - Những hoạt động BVMT được
khuyến khích, Điều 9 - Nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT, Điều 35 -
BVMT trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng TNTN và ĐDSH,
Điều 36 - Bảo vệ và PTBV tài nguyên rừng, Điều 52 - Quy định chung về
BVMT nước sông, Điều 122 - Thành phần môi trường và chất phát thải cần
được quan trắc, Điều 139 - Nội dung QLNN về BVMT, Điều 141 - Trách
nhiệm QLNN về BVMT của Bộ trưởng Bộ TN&MT, Điều 147 - Chi ngân
sách nhà nước cho BVMT và Điều 152 - Phát triển và ứng dụng KHCN về
BVMT - phản ánh tầm quan trọng và sự quan tâm của pháp luật về vấn đề
ĐDSH.

Một số nguyên tắc và giải pháp chung cho bảo vệ ĐDSH được nêu
trong Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH của Việt Nam ban hành theo Quyết
định 845/TTg ngày 22/12/1995 – khẳng định bảo vệ ĐDSH là một nhiệm vụ
lâu dài, đòi hỏi tiến hành trong nhiều kế hoạch 5 năm với một số hành động
cấp bách liên quan đến Chính sách và luật pháp, Xây dựng ngay và quản lý
tốt các khu bảo vệ, Nâng cao nhận thức chung, Tăng cường tiềm lực, đào tạo
cán bộ, Nghiên cứu khoa học, Vấn đề kinh tế xã hội của kế hoạch và Phát
triển hợp tác quốc tế.

161
Bên cạnh đó, các giải pháp bảo vệ ĐDSH cũng được thể hiện trong một
số lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật hình sự, pháp luật hành chính. Vấn
đề BVMT và ĐDSH được quy định tại chương XVII “Các tội phạm về môi
trường” - Bộ luật hình sự 1999 với các nội dung liên quan trực tiếp đến bảo
tồn ĐDSH như: Điều 188 - Tội hủy hoại nguồn lợi thuỷ sản, Điều 189 - Tội
hủy hoại rừng, Điều 190 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang
dã quý hiếm, Điều 191 - Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo
tồn thiên nhiên - cho thấy tầm quan trọng của ĐDSH cũng như sự nghiêm túc
của Nhà nước đối với các cam kết quốc tế (Công ước ĐDSH).

Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và PTBV ĐDSH (Điều 5 Luật
ĐDSH 2008):

- Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho
một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây
dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH và quy hoạch bảo tồn ĐDSH; đầu tư cơ sở vật
chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH của Nhà nước; bảo đảm
sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện
quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

- Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu
tư, áp dụng tiến bộ KHCN, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, PTBV
ĐDSH.

- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn
định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo
tồn; PTBV vùng đệm của khu bảo tồn.

- Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và PTBV ĐDSH.

Trách nhiệm QLNN về ĐDSH (Điều 6 Luật ĐDSH 2008):

- Chính phủ thống nhất QLNN về ĐDSH.

- Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ĐDSH.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện QLNN về ĐDSH theo phân công của Chính phủ.

- UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
QLNN về ĐDSH theo phân cấp của Chính phủ.

-162-
Điều 7 Luật ĐDSH 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với
tổ chức, cá nhân có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến ĐDSH. Chế tài xử
lý được quy định trong Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính hoặc quy
định của Bộ luật hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Các hành vi bị
nghiêm cấm bao gồm:

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt của khu bảo tồn ngoại trừ mục đích NCKH; lấn chiếm đất đai, phá hoại
cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm
hại trong khu bảo tồn.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu
bảo tồn ngoại trừ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở
trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia
cầm quy mô trang trại, NTTS quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây
ONMT trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái
của khu bảo tồn.

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua,
bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc
Danh mục nêu trên.

- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động
thực vật hoang dã thuộc Danh mục nêu trên.

- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền
của sinh vật biến đổi gen; Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục nêu trên.

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

4.3.2.2. Nội dung cơ bản của Luật ĐDSH 2008

Luật ĐDSH 2008 quy định về bảo tồn và PTBV ĐDSH; quyền và trách
nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân
cư trong bảo tồn và PTBV ĐDSH (Hình 4.3). Luật gồm 8 chương và 78 điều,
khái quát như sau:

- Chương I. Những quy định chung, gồm 7 điều (Điều 1 – 7).


- Chương II. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH, gồm 8 điều (Điều 8 – 15).

163
- Chương III. Bảo tồn và PTBV hệ sinh thái tự nhiên, gồm 21 điều (Điều 16
– 36).
- Chương IV. Bảo tồn và PTBV các loài sinh vật, gồm 18 điều (Điều 37 –
54).
- Chương V. Bảo tồn và PTBV tài nguyên di truyền, gồm 14 điều (Điều 55 –
68).
- Chương VI. Hợp tác quốc tế về ĐDSH, gồm 2 điều (Điều 69 – 70).
- Chương VII. Cơ chế, nguồn lực bảo tồn và PTBV ĐDSH, gồm 5 điều (Điều
71 – 75).
- Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 3 điều (Điều 76 – 78).

Một số nội dung chính:

a. Bảo tồn đa dạng sinh học

Nguyên tắc bảo tồn và PTBV ĐDSH được quy định cụ thể tại Điều 4
Luật ĐDSH 2008 như sau:

- Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH; giữa
bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH với việc xóa đói, giảm nghèo.

- Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
(Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của
chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường
sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng. Bảo tồn
chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường
xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có
giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các
cơ sở KH&CN hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền
– Điều 3 Luật ĐDSH 2008).

- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng ĐDSH phải chia sẻ
lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước
với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh
vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH.

-164-
Việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn -
là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn
ĐDSH, bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài -
sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan – Điều 3, Điều 16, Luật ĐDSH 2008)
được nhà nước đặc biệt quan tâm và quy định cụ thể tại Điều 21, Luật ĐDSH
2008.

- Vườn quốc gia là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít
nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ,
có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại
diện cho một vùng sinh thái tự nhiên, có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc
đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái và có giá trị đặc biệt về khoa học,
giáo dục (Điều 17, Luật ĐDSH 2008).

- Theo Điều 18, Luật ĐDSH 2008, khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện
cho một vùng sinh thái tự nhiên, có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Khu bảo tồn loài, sinh cảnh là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc
theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ (Điều 19, Luật ĐDSH 2008).

- Khu bảo vệ cảnh quan được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh (Điều 20,
Luật ĐDSH 2008). Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia được thành lập dựa
trên các tiêu chí như: có hệ sinh thái đặc thù, cảnh quan môi trường, nét đẹp
độc đáo tự nhiên, và có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng… Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn
ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo vệ
cảnh quan trên địa bàn.

Dự án thành lập khu bảo tồn phải nêu rõ mục đích bảo tồn ĐDSH, việc
đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo tồn, thực trạng các hệ sinh thái tự
nhiên, các loài thuộc Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ, các loài hoang
dã khác, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, diện tích và
hiện trạng sử dụng đất, mặt nước, đất ở, dân sinh hợp pháp trong khu bảo tồn,
phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kế hoạch quản lý khu bảo tồn, vị
trí, ranh giới, diện tích vùng đệm... Hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và
quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh theo quy định tại
Điều 22-24 Luật ĐDSH 2008. Căn cứ vào mức độ ĐDSH, giá trị ĐDSH, quy
mô diện tích, khu bảo tồn thiên nhiên được phân cấp thành khu bảo tồn cấp
quốc gia và khu bảo tồn cấp tỉnh. Thủ tướng quyết định thành lập khu bảo tồn
cấp quốc gia, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau
khi có ý kiến của UBND các cấp có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân sinh

165
hợp pháp và ý kiến chấp thuận của CQNN có thẩm quyền quản lý khu bảo
tồn.

Theo Điều 26, Luật ĐDSH 2008, khu bảo tồn có 3 phân khu chức
năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu
dịch vụ, hành chính. Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ
chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công phân cấp của Chính phủ (Điều
27, Luật ĐDSH 2008). Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được
giao quản lý khu bảo tồn, của các hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp
trong khu bảo tồn và của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu
bảo tồn được quy định tương ứng tại Điều 29, 30, 31 Luật ĐDSH 2008.

b. Bảo tồn và PTBV hệ sinh thái

Điều 34, Luật ĐDSH 2008 quy định các hệ sinh thái tự nhiên phải được
điều tra, đánh giá và xác lập chế độ PTBV. Hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh
thái tự nhiên trên biển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ PTBV
theo quy định của pháp luật về BVPT rừng, pháp luật về thủy sản và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. Vùng đất ngập nước tự nhiên là vùng
đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hay tạm thời, kể cả vùng
biển có độ sâu không quá 6m khi ngấn nước thủy triều thấp nhất được thống
kê, kiểm kê theo quy định pháp luật về đất đai. UBND cấp tỉnh phải tiến hành
điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng ĐDSH và xác lập chế độ PTBV hệ sinh
thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ
sinh thái rừng.

c. Bảo tồn các loài sinh vật

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý, bảo
vệ loài nguy cấp, quý, hiếm; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ. Điều 37, Luật ĐDSH 2008 quy định loài được xem xét
đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:

- Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

- Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý,
hiếm.

Việc đề nghị, thẩm định và quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra
khỏi Danh mục nêu trên được thực hiện theo Điều 37-40, Luật ĐDSH 2008.

Bên cạnh việc bảo tồn ĐDSH trong các khu bảo tồn thiên nhiên hay
bảo tồn nội vi, các biện pháp bảo tồn ngoại vi cũng được chú trọng - di dời
các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của
chúng và thành lập các cơ sở bảo tồn ĐDSH. Cơ sở bảo tồn ĐDSH bao gồm:

-166-
cơ sở nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ; cơ sở cứu hộ loài hoang dã; cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi
sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học,
y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở
lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về diện tích, chuồng trại, cán bộ kĩ thuật, năng lực tài chính, khả năng
quản lý … quy định tại Điều 42, Luật ĐDSH 2008.

d. Kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn
không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng (Khoản 18, Điều 3, Luật
ĐDSH 2008). Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống
hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại
nơi chúng xuất hiện và phát triển (Khoản 19, Điều 3, Luật ĐDSH 2008).

Kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên
ngoài của loài ngoại lai được quy định tại Điều 51, Luật ĐDSH 2008, trách
nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong việc nhập khẩu thuộc cơ
quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền tại các cửa khẩu. UBND cấp tỉnh phối
hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng xâm
nhập của loài ngoại lai để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát loài ngoại lai
xâm hại.

Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành
sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại
đối với ĐDSH và được UBND cấp tỉnh cấp phép (Điều 52, Luật ĐDSH
2008). Kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại được quy
định tại Điều 53, Luật ĐDSH 2008. Nhà nước đầu tư, khuyến khích tổ chức,
cá nhân đầu tư thực hiện các chương trình cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh
mục loài ngoại lai xâm hại. UBND cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực
phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai
xâm hại tại địa phương.

e. Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền

Điều 55, Luật ĐDSH 2008 quy định Nhà nước quản lý toàn bộ nguồn
gen trên lãnh thổ Việt Nam, giao cho một số tổ chức, cá nhân quản lý nguồn
gen như: BQL khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý
nguồn gen trong khu bảo tồn; chủ cơ sở bảo tồn ĐDSH, cơ sở
NCKH&PTCN, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen, quản lý nguồn gen thuộc
cơ sở của mình; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất,
rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
UBND cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn.

167
Trách nhiệm lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền được quy định tại
Điều 62, Luật BVMT 2014. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di
truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu, nhân giống, lai tạo giống,
ứng dụng và phát triển nguồn gen. Tổ chức, cá nhân phát hiện, lưu giữ mẫu
vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có trách nhiệm báo cho UBND cấp
xã; sau đó, UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan chuyên
môn về TN&MT của UBND tỉnh để có biện pháp xử lý. Nhà nước khuyến
khích tổ chức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài  mẫu vật di truyền
để hình thành ngân hàng gen phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH và phát triển
KTXH.

f. Hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học

Hợp tác quốc tế về bảo tồn và PTBV ĐDSH được thực hiện trên
nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau vì mục đích bảo tồn và PTBV ĐDSH, bảo đảm cân bằng sinh
thái ở Việt Nam và trên trái đất. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ
chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về ĐDSH
(Điều 69, Luật ĐDSH 2008).

g. Cơ chế bảo tồn và PTBV ĐDSH ở Việt Nam

Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản hệ sinh thái tự nhiên, loài
hoang dã, giống cấy trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm, nguồn gen có
giá trị phục vụ công tác bảo tồn và PTBV ĐDSH; đầu tư và khuyến khích tổ
chức, cá nhân đầu tư NCKH phục vụ công tác bảo tồn, PTBV ĐDSH và phát
triển KTXH. Thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả NCKH về ĐDSH phải
được thu thập và quản lý thống nhất trong Cơ sở dữ liệu về ĐDSH quốc gia.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến ĐDSH có trách nhiệm cung cấp
thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả NCKH theo yêu cầu của Bộ
TN&MT và được chia sẻ thông tin về ĐDSH theo quy định của pháp luật
(Điều 71, Luật ĐDSH 2008).

Điều 74, Luật ĐDSH 2008 quy định Dịch vụ môi trường liên quan đến
ĐDSH như: tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến
ĐDSH có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ; Chính
phủ quy định cụ thể về dịch vụ môi trường liên quan đến ĐDSH.

-168-
4.4. BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG

Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng được Ủy ban thường vụ Quốc hội
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 06/9/1972 được xem là
một trong những hoạt động đầu tiên nhằm bảo tồn thiên nhiên nói chung và
bảo vệ rừng nói riêng -“Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài sản
quý báu của nước ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân và văn hoá
công cộng. Việc bảo vệ rừng phải do Nhà nước và toàn dân cùng làm…”, quy
định: Cấm phá rừng; rừng tự nhiên và rừng trồng đều phải được bảo vệ
nghiêm ngặt (Điều 3); Cấm mọi hành động chặt cây rừng trái với các điều
quy định của Nhà nước (Điều 4); Cấm phát rừng, đốt rừng để làm nương rẫy
(Điều 6); Cấm đốt lửa trong rừng và ven rừng để dọn đường, hạ cây, lấy củi,
săn bắt thú rừng (Điều 7);… Hội đồng Chính phủ quy định những loài động
thực vật rừng quý hiếm cần phải bảo vệ đặc biệt và chế độ bảo vệ tương ứng
(Điều 10). Đặc biệt là việc thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
(Kiểm lâm nhân dân)(Điều 14).

Trên cơ sở của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng 1972, Quốc hội
thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 (Luật BVPT rừng 1991) - một
trong những luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ,
xây dựng, phát triển, khai thác và sử dụng rừng; BVMT, cảnh quan thiên
nhiên; bảo tồn ĐDSH và góp phần phòng chống thiên tai: “Rừng là tài
nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của
môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền
với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc, nghiêm cấm mọi hành
vi huỷ hoại tài nguyên rừng”. Việc khai thác động thực vật rừng phải tuân
theo quy định của Nhà nước; những loài động thực vật rừng quý hiếm phải
được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt (Điều 19) theo danh mục và chế độ
quản lý, bảo vệ do Hội đồng bộ trưởng quy định. Nghiêm cấm mọi hành vi
phá rừng, đốt rừng; lấn, chiếm rừng, đất trồng rừng; khai thác, mua bán, vận
chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy
định của pháp luật (Điều 20). Việc nhập nội giống thực vật rừng, động vật
rừng phải bảo đảm những nguyên tắc sinh học và những quy định về kiểm
dịch quốc gia, không gây hại đến hệ sinh thái và phải được Bộ Lâm nghiệp
cho phép (Điều 25).

Hơn mười năm thực hiện, vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có nhiều
chuyển biến tích cực (giảm tàn phá rừng, phủ xanh nhiều đất trống đồi trọc,
phục hồi nhiều khu rừng…), tuy nhiên nhiều quy định của Luật BVPT rừng
1991 không còn phù hợp với tình hình phát triển KTXH, đổi mới đất nước
cũng như công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, Luật BVPT
rừng 2004 được Quốc hội thông qua ngày 03/12/ 2004 (thay thế Luật BVPT
rừng 1991) với 8 chương, 88 điều - góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan

169
trọng như giao rừng cho cộng đồng thôn, bản quản lý, cho thuê rừng và đất
lâm nghiệp, xác định chủ rừng và quyền lợi, trách nhiệm tương ứng, triển khai
thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác BVPT rừng, trấn áp các hành vi phá
hoại rừng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT, TNN, bảo tồn thiên nhiên,
PTBV nông lâm nghiệp…

Điều 36 Luật BVMT 2014 quy định mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tác động đến môi trường đất, nước,
không khí và đa dạng sinh học liên quan đến rừng phải thực hiện theo quy
định của Luật BVMT 2014, Luật ĐDSH 2008, Luật BVPT rừng 2004 và các
quy định có liên quan.

4.4.1. Khái niệm tài nguyên rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể động thực vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ
0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (khoản 1, Điều 3, Luật BVPT rừng 2004).

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại
sau:

- Rừng phòng hộ - nhằm bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc
hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần BVMT: rừng phòng hộ đầu
nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển, rừng phòng hộ BVMT.

- Rừng đặc dụng - nhằm bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng
quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; NCKH; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,
danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần
BVMT: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên, khu
bảo tồn loài - sinh cảnh), khu bảo vệ cảnh quan (khu rừng di tích lịch sử, văn
hoá, danh lam thắng cảnh), khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

- Rừng sản xuất - nhằm sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp
phòng hộ, góp phần BVMT: rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng
giống (rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận).

4.4.2. Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng

4.4.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng

Theo Điều 8 Luật BVPT rừng 2004, các CQQLNN đối với rừng bao
gồm: Chính phủ thống nhất QLNN về BVPT rừng, quy định tổ chức, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp từ trung ương đến cấp
-170-
huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng; Bộ
NN&PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về BVPT
rừng trong phạm vi cả nước; Bộ TN&MT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các
bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện QLNN về BVPT rừng; UBND
các cấp thực hiện QLNN về BVPT rừng tại địa phương theo thẩm quyền.

4.4.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng


(1). Quy hoạch, kế hoạch BVPT rừng (Mục 1, Chương II Luật BVPT rừng
2004)

Quy hoạch rừng bao gồm các nội dung cơ bản như: nghiên cứu, tổng
hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, KTXH, quốc phòng, an ninh, QHSDĐ, hiện
trạng tài nguyên rừng; đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch BVPT rừng kỳ
trước, dự báo nhu cầu về rừng và lâm sản; xác định phương hướng, mục tiêu,
diện tích, phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch, các biện pháp quản lý,
bảo vệ, sử dụng và phát triển, các giải pháp thực hiện và dự báo hiệu quả của
quy hoạch BVPT rừng.

Kế hoạch BVPT rừng gồm: phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
BVPT rừng kỳ trước; xác định nhu cầu về diện tích, các sản phẩm, dịch vụ
lâm nghiệp, các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch BVPT
rừng; triển khai kế hoạch 5 năm và hàng năm.

(2). Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

(i). Giao rừng

Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các
Ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng, tổ chức NCKH&PTCN, đào tạo, dạy nghề
về lâm nghiệp để quản lý, BVPT rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã
được phê duyệt, quyết định.

Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các
BQL rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình,
cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, BVPT rừng phòng hộ theo quy
hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng
phòng hộ theo quy định của Luật đất đai.

Nhà nước giao rừng sản xuất (rừng tự nhiên và rừng trồng) có thu tiền
sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đầu tư thực hiện dự án lâm nghiệp. Không thu tiền sử dụng rừng đối với
hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù
hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đất

171
đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử
dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; BQL rừng phòng hộ
trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ. Chính phủ
quy định cụ thể việc giao rừng sản xuất (Điều 24 Luật BVPT rừng 2004).

(ii). Cho thuê rừng

Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để
BVPT rừng kết hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường; thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ
cảnh quan trả tiền hàng năm để BVPT rừng kết hợp kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê
rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, kinh
doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần hoặc trả tiền
hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp
luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh
quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường; việc cho thuê rừng tự nhiên
được Chính phủ quy định (Điều 25 Luật BVPT rừng 2004).

(iii). Thu hồi rừng

Theo Điều 26 Luật BVPT rừng 2004, Nhà nước thu hồi rừng khi:

- Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy
hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

- Tổ chức được Nhà nước giao rừng bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác,
giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng.

- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng; sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý
không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy
định BVPT rừng; khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp
luật

- Rừng được giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;
được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

- Sau 12 tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng, chủ rừng không
tiến hành các hoạt động BVPT rừng; Sau 24 tháng liền kể từ ngày được giao,

-172-
được thuê đất, chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế
hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 26 Luật BVPT rừng 2004 cũng quy định các trường hợp được bồi
thường và hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần
rừng.

(iv). Chuyển mục đích sử dụng rừng

Việc chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất sang mục
đích sử dụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang
loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch BVPT rừng đã được phê
duyệt và được phép của CQQLNN có thẩm quyền. Việc chuyển rừng tự nhiên
sang mục đích sử dụng khác phải dựa trên tiêu chí và điều kiện chuyển đổi do
Chính phủ quy định (Điều 27 Luật BVPT rừng 2004).

Điều 28 Luật BVPT rừng 2004 quy định thẩm quyền giao, cho thuê, thu
hồi rừng như sau: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định giao, cho
thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. UBND quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao, cho thuê rừng đối với hộ gia đình,
cá nhân. UBND có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi
rừng đó.

Đối với thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng: Thủ tướng Chính
phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do
Thủ tướng xác lập; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định
chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW xác lập.

4.4.3. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng

Về nguyên tắc tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý (Khoản 1 Điều 6 Luật BVPT rừng 2004). Chủ rừng (tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân) cũng có quyền sở hữu (mang tính tương đối) đối
với rừng sản xuất là rừng trồng (Khoản 5 Điều 3 Luật BVPT rừng 2004)
(không sở hữu đất rừng, động vật rừng hoang dã,...). Theo đó, quyền và nghĩa
vụ của chủ rừng cũng được quy định cụ thể trong một số điều của luật BVPT
rừng 2004.

Chủ rừng: Khoản 4, Điều 3, Điều 5 Luật BVPT rừng 2004 quy định chủ rừng
bao gồm:

173
- BQL rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức NCKH&PTCN, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao
rừng, giao đất để phát triển rừng.

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng,
cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền
sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền
sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước
giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng. Tổ chức,
cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho
thuê đất để phát triển rừng.

Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng: Quyền và nghĩa vụ chung của chủ
rừng được quy định tại Điều 59, 60 Luật BVPT rừng 2004.

Quyền của chủ rừng: được công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối
với rừng được giao, được thuê; sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời
hạn giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất; sản xuất lâm - nông -
ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng; kết hợp
NCKH, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường
theo dự án được CQQLNN có thẩm quyền phê duyệt; được hưởng, được bán
thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê cho
người khác và được bồi thường khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng;
được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn để BVPT rừng và hưởng lợi từ các công
trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng.

Nghĩa vụ chung của chủ rừng: bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng
bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định và theo
quy chế quản lý rừng; bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự
án, phương án đã được phê duyệt; định kỳ báo cáo CQQLNN có thẩm quyền
về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; giao
lại rừng khi có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạn sử dụng; thực hiện
nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; thực
hiện quy định của Luật BVPT rừng và các quy định khác của pháp luật;
không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng được quy định tại
Điều 61- 78 Luật BVPT rừng 2004, bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của BQL
rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ, chủ rừng là tổ chức kinh tế, chủ rừng là
hộ gia đình, cá nhân, các chủ rừng khác.

-174-
4.4.4. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
xuất

4.4.4.1. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ

(1). Giao, cho thuê rừng phòng hộ

Điều 46 Luật BVPT rừng 2004 quy định những khu rừng phòng hộ đầu
nguồn có diện tích từ 5000 ha trở lên hoặc diện tích dưới 5000 ha nhưng có
chức năng phòng hộ quan trọng hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải
có BQL khu rừng phòng hộ - là tổ chức sự nghiệp do CQQLNN có thẩm
quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phòng hộ không
thuộc quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật BVPT rừng 2004, Nhà nước giao,
cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá
nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

(2). Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy
chế quản lý rừng, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, bảo
đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng (Điều 47 Luật BVPT rừng
2004).

Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được phép khai thác cây đã
chết, cây sâu bệnh, cây ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế
quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác
theo quy định của Chính phủ. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định
như sau: được phép khai thác các loại măng, tre nứa khi đã đạt yêu cầu phòng
hộ theo quy chế quản lý rừng; các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm
ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ.

Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được phép khai thác cây phụ trợ,
chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế
quản lý rừng; các cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương
thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai
thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ
trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

4.4.4.2. Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng

(1). Giao, cho thuê rừng đặc dụng

Các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải
có BQL khu rừng đặc dụng - là tổ chức sự nghiệp do CQQLNN có thẩm
175
quyền thành lập. Đối với những khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan,
CQQLNN có thẩm quyền thành lập BQL; trường hợp không thành lập BQL
thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng. Đối với những khu rừng đặc dụng
là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, giao cho tổ chức
NCKH&PTCN, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý (Điều 50
Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004).

(2). Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành
chính của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

Điều 51 Luật BVPT rừng 2004 quy định việc khai thác lâm sản phải
tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồn và
cảnh quan của khu rừng: được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực
vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai
thác theo quy định của Chính phủ; không được săn, bắt, bẫy các loài động vật
rừng.

(3). Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc
dụng

BQL khu rừng đặc dụng được tiến hành các hoạt động, dịch vụ NCKH
theo kế hoạch đã được phê duyệt, báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản
lý cấp trên. Việc NCKH, giảng dạy, thực tập của cơ quan NCKH, cơ sở đào
tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong nước phải có kế hoạch hoạt động
trong rừng đặc dụng được BQL chấp thuận; chấp hành nội quy, hướng dẫn,
kiểm tra của BQL; tuân thủ các quy định về KHCN, BVPT rừng, ĐDSH,
giống cây trồng, vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
thông báo kết quả hoạt động cho BQL khu rừng đặc dụng. Đối với việc
NCKH của cơ quan NCKH, nhà khoa học, sinh viên nước ngoài, phải có kế
hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được CQQLNN có thẩm quyền phê
duyệt và BQL khu rừng đặc dụng chấp thuận; tuân thủ các quy định như đối
với các đối tượng trong nước; việc sưu tầm mẫu vật, sinh vật rừng phải tuân
theo quy chế quản lý rừng (Điều 52 Luật BVPT rừng 2004).

(4). Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -
môi trường trong rừng đặc dụng

Theo Điều 53 Luật BVPT rừng 2004, việc tổ chức hoạt động kết hợp
kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong phạm
vi khu rừng đặc dụng phải có dự án được CQQLNN có thẩm quyền phê
duyệt, tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảo vệ khu rừng, pháp luật về
du lịch, di sản văn hoá, BVMT và các quy định pháp luật khác có liên quan.

-176-
(5). Ồn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm
của các khu rừng đặc dụng

Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng. BQL phải lập dự án
di dân, tái định cư trình CQQLNN có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; trong trường hợp chưa có
điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực, BQL giao khoán ngắn hạn rừng đặc
dụng cho hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ. Đối với phân khu phục hồi sinh thái,
BQL khoán rừng để BVPT rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại chỗ.
Đối với vùng đệm của khu rừng đặc dụng, UBND cấp có thẩm quyền giao
rừng, cho thuê rừng của vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử
dụng theo quy chế quản lý rừng (Điều 54 của Luật BVPT rừng 2004).

4.4.4.3. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất

(1). Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất

Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại khoản 3
Điều 24, khoản 3-4 Điều 25 Luật BVPT rừng để cung cấp lâm sản, kết hợp
sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm - nông - ngư nghiệp, cảnh
quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường. Việc khai thác, sử dụng phải
bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng rừng và tuân theo
quy chế quản lý rừng. Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện
tích chưa có rừng, sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp; có biện pháp khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi, làm giàu và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng
(Điều 55 Luật BVPT rừng 2004).

(2). Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Về tổ chức quản lý: đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung,
Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh; đối
với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán, Nhà nước giao, cho thuê cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh. Về điều
kiện sản xuất, kinh doanh: Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã có
chủ được CQQLNN có thẩm quyền công nhận; chủ rừng là tổ chức phải có hồ
sơ được phê duyệt (dự án đầu tư, phương án quản lý, bảo vệ, sản xuất và kinh
doanh rừng), khai thác rừng phải có phương án điều chế rừng đã được phê
duyệt; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ, sản
xuất và kinh doanh rừng theo hướng dẫn của UBND xã, phường, thị trấn hoặc
kiểm lâm và được Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
phê duyệt; chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác, trừ các loài thực vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ. Việc
khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy

177
trình kỹ thuật BVPT rừng. Sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng,
làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau (Điều 56 Luật BVPT rừng 2004).

(3). Rừng sản xuất là rừng trồng

Chủ rừng phải có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng rừng mới, bảo
vệ rừng, kết hợp kinh doanh lâm - nông - ngư nghiệp, cảnh quan, nghỉ dưỡng,
du lịch sinh thái - môi trường phù hợp với quy hoạch BVPT rừng từng vùng,
quy chế quản lý rừng. Trường hợp tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi
dưỡng, bảo vệ rừng, chủ rừng được tự quyết định việc khai thác rừng trồng:
các sản phẩm được tự do lưu thông trên thị trường; nếu là cây gỗ quý, hiếm,
khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp rừng
trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Trồng lại rừng
vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái
sinh tự nhiên trong quá trình khai thác (Điều 57 Luật BVPT rừng 2004).

(4). Rừng giống

Theo Điều 58 Luật BVPT rừng 2004, Bộ NN&PTNT và cơ quan


chuyên ngành về lâm nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc TW có nhiệm vụ
quy hoạch, chỉ đạo việc xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia và khu vực để
chọn lọc, lai tạo, nhân giống, nhập nội các loại giống cần thiết, bảo đảm cung
ứng giống tốt cho việc trồng rừng. Việc bình tuyển, công nhận rừng giống,
sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp phải tuân theo quy định của pháp
luật về giống cây trồng.

4.4.5. Pháp luật về bảo vệ động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động thực vật có giá trị
đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên
hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc danh mục do Chính phủ quy định chế
độ quản lý, bảo vệ (Khoản 14 Điều 3 của Luật BVPT rừng 2004).

Chế độ quản lý, bảo vệ đối với động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm,
gồm: theo dõi diễn biến, bảo vệ, khai thác, phát triển, chế biến, kinh doanh,
xử lý vi phạm, xử lý các trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm
hại hoặc đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân…tham khảo tại Nghị định
32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý động thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm (hiện đã có Dự thảo thay thế nghị định này).

Nhận xét sơ lược về Luật BVPT rừng 2004: (Trích lược từ báo cáo “Đánh
giá 10 năm thực hiện Luật BVPT rừng năm 2004” biên soạn bởi Phạm Xuân
Phương và cộng sự, 12/2013).

-178-
Về khía cạnh lập pháp, Luật BVPT rừng 2004 tạo được nền tảng luật
định khá toàn diện cho hoạt động lâm nghiệp, khá nhiều quy định luật hóa
một số yêu cầu của kinh tế thị trường - liên quan đến giao rừng, cho thuê
rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, vai trò của cộng đồng, khai thác, sử
dụng rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng; nội luật hóa một số quy phạm,
nguyên tắc của công ước quốc tế liên quan đến BVPT rừng và BVMT. Về
mặt thực tiễn, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khuôn khổ pháp
lý thuận lợi cho công tác quản lý ngành, từng bước thực hiện những chuyển
đổi quan trọng: từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm trọng sang nền lâm
nghiệp có nhiều thành phần kinh tế tham gia; chuyển từ hình thức chủ yếu
khai thác rừng tự nhiên sang bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng rừng; thực hiện
phân cấp QLNN về lâm nghiệp và từng bước quản lý rừng theo nguyên tắc
bền vững. Bước đầu xây dựng một số chính sách có tính đột phá: chính sách
hỗ trợ trồng rừng sản xuất, chi trả dịch vụ môi trường rừng, thử nghiệm cơ
chế đồng quản lý rừng, hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng tại cấp xã…. Việc mở rộng
và được Nhà nước đảm bảo các quyền của chủ rừng đã giúp chủ rừng yên tâm
đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp. Công tác QLNN về BVPT rừng có nhiều chuyển biến, hệ thống tổ
chức ngành lâm nghiệp từng bước được củng cố, tăng cường.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu, Luật cũng còn nhiều hạn chế:

(i) Luật vẫn mang tính định hướng, thiếu cụ thể, theo đó là gần 100 văn
bản dưới luật để cụ thể hóa, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về BVPT rừng đa
tầng, cồng kềnh và không ít mâu thuẫn và chồng chéo.

(ii) Tính minh bạch, tính khả thi chưa cao thể hiện ở việc chưa làm rõ
cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ
sở hữu rừng tự nhiên và cơ chế thực hiện các quyền của chủ rừng. Các quy
định về khai thác rừng chưa phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh
của chủ rừng; cơ chế chính sách hưởng lợi chưa rõ ràng; cơ chế, chính sách
đầu tư, tín dụng, tài chính chưa phù hợp với đặc thù sản xuất lâm nghiệp;
thiếu các quy định về phát triển chế biến và thương mại lâm sản. Một số quy
định khó áp dụng - liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, cơ chế
quản lý rừng đặc dụng.

(iii) Tồn tại khá nhiều mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật BVPT rừng
với một số luật chuyên ngành khác như Luật đất đai, Luật ĐDSH về các nội
dung như: phân loại đất, phân loại rừng, phân loại phân khu bảo tồn ĐDSH
với rừng đặc dụng, quy chế pháp lý về khu bảo tồn trong Luật ĐDSH và các
qui định về quản lý rừng đặc dụng. Luật BVPT rừng nói riêng và pháp luật
BVPT rừng nói chung vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp hoặc thiếu cụ
thể với một số công ước quốc tế như CITES, RAMSAR, Công ước về
ĐDSH…

179
Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung Luật BVPT
rừng 2004.

-180-
5
CHƯƠNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ


MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ,
BIỂN,HẢI ĐẢO

5.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người, thường có 02 nghĩa:
đất đai – nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng – mặt
bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Tại Việt Nam, tổng diện tích đất cả nước
ước khoảng 33.097 triệu ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 26.372 triệu
ha, 3.777 triệu ha phục vụ mục đích phi nông nghiệp và 2.948 triệu ha đất
chưa sử dụng (Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng
Bộ TN&MT).

Với đầy đủ các thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh, bên cạnh
những nguyên nhân tự nhiên, đất thường bị ô nhiễm và suy thoái bởi các hoạt
động của con người. Dựa vào nguồn gốc phát sinh, ô nhiễm đất có thể phân
loại như sau: (Lê Văn Khoa, 2010).

 Tác nhân hoá học: phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) (Clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ…),
chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit...).

 Tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun,
sán...). Sự ô nhiễm này xuất hiện là do việc đổ bỏ chất thải mất vệ sinh hoặc
sử dụng phân bắc tươi, bùn ao, bùn kênh, dẫn chất thải sinh hoạt bón trực tiếp
vào đất.

 Tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy chất thải của
sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

Các nguồn gây ô nhiễm đất chủ yếu:

 Sử dụng phân bón và thuốc BVTV không hợp lý trong nông nghiệp -
không cân đối, không đúng liều lượng, thời điểm... Bộ TN&MT ban hành
QCVN 15:2008 nhằm kiểm soát và đánh giá mức độ ô nhiễm hoá chất BVTV
trong tầng đất mặt.

181
 Chất thải, chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng, dân sinh và y
tế... Chất thải gây ô nhiễm đất được chia làm 4 nhóm: chất thải xây dựng, chất
thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ (Báo cáo môi trường
quốc gia 2012 - Môi trường Đất).

 Các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh như dioxin trong chiến tranh
Việt Nam ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Việc
phục hồi môi trường đất bị nhiễm chất độc hóa học sau chiến tranh là rất khó
khăn và tốn kém. Chính phủ cũng đã xây dựng những kế hoạch, phương án cụ
thể nhằm hạn chế những tác động tiêu cực này.

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát suy thoái môi
trường đất: Luật BVMT 2014, Luật đất đai 2013, Luật bảo vệ và kiểm dịch
thực vật 2013, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất BVTV
trong môi trường đất - QCVN 15/2008/BTNMT, Nghị định số 102/2014/NĐ-
CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Dự thảo Nghị định
thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
BVMT... Việc chuyển toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là
đại điện chủ sở hữu phản ánh cao nhất tính thống nhất giữa lợi ích của Nhà
nước với lợi ích của toàn xã hội và lợi ích lâu dài của người lao động. Chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai cùng với việc sử dụng đất hợp lý giúp hạn chế tối
đa sự tác động của con người làm suy thoái tài nguyên đất. Theo đó, Nhà
nước đã ban hành nhiều quy định nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cho các
chủ thể sử dụng đất, như giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử
dụng ổn định, lâu dài đồng thời đảm bảo những điều kiện cần thiết để bảo vệ
(Điều 54, Hiến pháp 2013). Bên cạnh đó, nhiều quy định nhằm kiểm soát suy
thoái tài nguyên đất, BVMT đất, tăng khả năng sinh lợi của đất dưới góc độ
môi trường… được ban hành.

5.1.1. BVMT đất, xử lý, cải tạo, phục hồi suy thoái và ô nhiễm đất

(1). Bảo vệ môi trường đất

BVMT đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên
đất. Lập quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải
xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp BVMT đất. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm BVMT đất, xử
lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất trong trường hợp gây ÔNMT đất (Điều
59, Luật BVMT 2014).

Điều 61, Luật BVMT 2014 quy định về kiểm soát ONMT đất như sau:

 Các yếu tố có nguy cơ gây ONMT đất phải được xác định, thống kê, đánh
giá và kiểm soát.

-182-
 CQQLNN về BVMT có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ONMT đất.

 CSSX, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát
ONMT đất tại cơ sở.

 Vùng đất, bùn bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong
chiến tranh, thuốc BVTV tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra,
đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về BVMT.

Bên cạnh đó, chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá,
phân loại, quản lý và công khai thông tin đối với tổ chức, cá nhân có liên
quan. Việc phát thải chất thải vào môi trường đất không được vượt quá khả
năng tiếp nhận. Vùng đất có nguy cơ suy thoái phải được khoanh vùng, theo
dõi và giám sát, vùng đất bị suy thoái phải được cải tạo, phục hồi. CQQLNN
về BVMT có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về
chất lượng môi trường đất (Điều 60, Luật BVMT 2014).

Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác
định nhóm nhiệm vụ, biện pháp hướng tới mục tiêu sử dụng tài nguyên đất
hiệu quả và bền vững, khắc phục tình trạng mất đất nông nghiệp do chuyển
đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa như:

 Cân đối, hài hòa giữa nhu cầu sử dụng đất và tiềm năng đất đai, thúc đẩy
xu hướng dồn điền đổi thửa, kết hợp các thửa đất trong sản xuất nông nghiệp
và chỉnh trang đô thị.

 Đưa tiêu chí môi trường vào quy hoạch sử dụng đất, hạn chế đến mức thấp
nhất tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến môi trường.

 Hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng đầu
nguồn, đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác, rà soát, xem xét, bố trí
hợp lý việc đầu tư phát triển các dự án sân gôn, thủy điện, khai thác khoáng
sản.

 Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng đất bền vững, hạn
chế sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, chống xói
mòn, rửa trôi, suy thoái đất.

 Thúc đẩy phát triển mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái
hóa, bạc màu, hoang mạc hóa nhằm cải tạo chất đất, thu hẹp quy mô, mức độ
thoái hóa, bạc màu.

Vấn đề chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
được đề cập trong chiến lược PTBV quốc gia giai đoạn 2011-2020 theo Quyết
định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 như sau:

183
 Tăng cường hiệu quả sử dụng các loại đất. Đảm bảo cân đối hài hòa nhu
cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và bảo đảm an ninh lương thực. Phát
triển quỹ đất phục vụ phát triển KTXH bền vững. Đổi mới công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo quy hoạch sử dụng đất đồng bộ, phù
hợp với quy hoạch phát triển KTXH, tránh chồng chéo giữa quy hoạch đô thị,
quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp với quy hoạch
sử dụng đất, tránh chồng lấn quy hoạch các công trình kiên cố trên diện tích
đất có khoáng sản. Xây dựng hệ thống chính sách tài chính đất đai và giá cả
minh bạch và hiệu quả.

 Gia tăng năng suất các hệ sinh thái đất đai và đặt sản xuất nông nghiệp bền
vững lên làm vấn đề ưu tiên, thông qua các chính sách hỗ trợ giảm nghèo dựa
trên quan điểm thích ứng với BĐKH và bảo vệ ĐDSH, áp dụng các biện pháp
kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học và hóa chất
BVTV. Tăng cường nghiên cứu KH&CN kết hợp với bảo tồn kiến thức bản
địa trong việc chống thoái hóa đất và cải tạo đất bị suy thoái. Xây dựng cơ
cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng địa bàn ưu tiên, bảo đảm sử dụng
bền vững tài nguyên đất, BVPT rừng.

(2). Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái và ô nhiễm đất

Khoản 2 Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định sử dụng đất phải đảm bảo
“tiết kiệm, có hiệu quả, BVMT và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng
của người sử dụng đất xung quanh”. Ngoài ra, người sử dụng phải thực hiện
các biện pháp bảo vệ đất, tuân theo các quy định về BVMT, không làm tổn
hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất có liên quan.

Các yếu tố có nguy cơ gây ONMT đất phải được xác định, thống kê,
đánh giá và kiểm soát, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có
trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất tại cơ sở. Vùng đất, bùn bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất
diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại
khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về
bảo vệ môi trường (Điều 64, Luật BVMT 2014).

Như đã đề cập, BVMT đất là một trong những căn cứ quan trọng để xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả, khai thác hợp lý TNTN và BVMT theo quan điểm PTBV.

Bên cạnh đó, đất còn được bảo vệ với tư cách là thành phần quan trọng
của môi trường ngay trong các quy định pháp luật về các loại đất cụ thể,
chuyển dần từ tính khái quát và nguyên tắc sang các quy định chi tiết cũng
như đặt ra các yêu cầu cao hơn:

-184-
 Đất chuyên trồng lúa nước: Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, sử
dụng có hiệu quả, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất. Canh tác đúng kỹ thuật,
thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tạo, làm tăng
độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Người sử dụng đất trồng lúa
thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan
(Điều 6, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa).

 Đất có mặt nước ven biển: các chủ thể sử dụng để NTTS, sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, làm muối phải tuân theo các quy định của pháp luật như:
sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo vệ
đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển cũng như bảo vệ hệ sinh thái, môi trường,
cảnh quan... (Thông tư 02/2015/TT-BTNMT)

 Đất chuyên dùng: các chủ thể sử dụng đất trong các mục đích chuyên dùng
như xây dựng CSSX kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm... đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc bảo
vệ tài nguyên đất.

 Đất làm mặt bằng xây dựng CSSX kinh doanh: các chủ thể cần xây dựng
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị,
điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt cũng như các quy định về bảo vệ
đất với tư cách là một nguồn tài nguyên.

 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: các chủ thể phải tuân theo các quy
định của pháp luật về bảo vệ và cải tạo đất - quy định tại Luật khoáng sản
2010, Luật BVMT 2014... Khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản,
người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định
trong hợp đồng thuê đất.

 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: quy hoạch tập trung, xa khu dân cư, thuận
tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm
tài nguyên đất...

 Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị, xây dựng khu chung cư: các chủ thể
sử dụng đất cần tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất,
BVMT, bảo đảm vệ sinh môi trường và theo hướng cảnh quan hiện đại.

(3). Các hoạt động làm tăng hiệu quả sử dụng đất

Trong bối cảnh xã hội hoá công tác BVMT nói chung và BVMT đất nói
riêng, Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao
động, vật tư, tài chính, áp dụng thành tựu KHKT&CN vào việc: Bảo vệ, cải
tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện
185
tích đất trống đồi núi trọc, đất có diện tích đất hoang hóa vào sử dụng, phát
triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất (Điều 9 Luật đất đai 2013).

Để các chủ thể -những người trực tiếp canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp,
NTTS, làm muối yên tâm đầu tư vào các hoạt động làm tăng hiệu quả sử dụng
đất, Nhà nước có các chính sách đảm bảo đất sản xuất; ưu đãi đầu tư, đào tạo
nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn phù hợp với
quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hóa; khuyến khích các chủ thể đầu tư nghiên cứu,
sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít gây
độc hại cho đất và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp; giao đất mà
không thu tiền sử dụng đất (Điều 54, Luật đất đai 2013) đối với một số trường
hợp cụ thể.

(4). Sử dụng hóa chất và chế phẩm vi sinh trên đất

Sử dụng thuốc BVTV phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng
thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian
cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối
đa ONMT, bảo vệ hệ sinh thái. Phòng, chống sinh vật gây hại theo phương
châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại
theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây
trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành
nông nghiệp tốt (Khoản 2, 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
41/2013/QH13 ngày 25/11/2013).

Khoản 1b và c điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định
Thuốc BVTV có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật
nuôi, hệ sinh thái, môi trường và Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong
thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về
phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc BVTV sinh học, thuốc
BVTV dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối gây hại
công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không
dùng làm thực phẩm và dược liệu sẽ không được đăng ký hoặc bị loại khỏi
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Việc sản xuất, gia
công, sang chai, đóng gói, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, sử dụng
và tiêu huỷ thuốc BVTV phải bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi
và cho môi trường đất. Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam được ban hành theo TT 03/2015/TT-
BNNPTNT ngày 29/01/2015 (Thay thế thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT).

Các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
bao gồm Chính phủ, Bộ NN&PTNN, các bộ, cơ quan ngang bộ (Điều 7 Luật
bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013); UBND các cấp (Điều 8 Luật bảo vệ và

-186-
kiểm dịch thực vật 2013); cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
(Điều 9 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013). Ngoài ra, các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp có thể tham gia ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật để nâng cao ý thức của người dân
trong phòng, chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật (Điều 10 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013), góp phần hạn chế
tác hại đối với tài nguyên đất.

(5). Cải tạo đất, phục hồi suy thoái và ô nhiễm đất

Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân, các hộ gia đình tiến hành
mọi biện pháp có thể nhằm tăng khả năng sinh lợi trên đất đồng thời bảo vệ,
cải tạo đất khi tiến hành các hoạt động của mình; khuyến khích, hỗ trợ phát
triển canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững, sản xuất và sử dụng các loại
phân bón hữu cơ, các loại thuốc BVTV thân thiện môi trường đất; điều tra,
đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế của đất tạo cơ sở lập quy
hoạch sử dụng phù hợp; khắc phục suy thoái, ô nhiễm đất ở các khu vực do
thiên tai hoặc không rõ nguồn gốc.

Trong trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái đất, các tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm cải tạo, phục hồi:

 Xác định nguyên nhân, áp dụng biện pháp hạn chế hoặc loại bỏ nguyên
nhân chính.

 Thực hiện ngay các biện pháp cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất và các
biện pháp khác để phục hồi môi trường đất; bồi thường thiệt hại và phải chịu
mọi chi phí khắc phục môi trường. Trong trường hợp không phải do lỗi của
mình, kinh phí khắc phục được lấy từ các khoản đóng góp, bồi thường của các
tổ chức, cá nhân gây ra, các khoản thu phí BVMT, Quỹ BVMT Việt Nam,
Quỹ BVMT ngành, địa phương nơi phải khắc phục (Lê Hồng Hạnh và nnk,
2008).

Mức độ suy thoái và ô nhiễm đất có thể được chia thành 3 cấp độ - bị ô
nhiễm; bị ô nhiễm nghiêm trọng; bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Tiêu chí
phân biệt 03 cấp độ nêu trên không được đề cập trong Luật BVMT 2014. Một
cách tổng quát, theo Điều 92 Luật BVMT 2005, căn cứ để xác định khu vực
môi trường bị ô nhiễm như sau:

 Ô nhiễm: Khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu
chuẩn chất lượng của thành phần môi trường đó.

187
 Ô nhiễm nghiêm trọng: Khi hàm lượng một hoặc nhiều hóa chất, kim loại
nặng vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm
lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi
trường từ 5 lần trở lên.

 Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng: Khi hàm lượng một hoặc nhiều hóa chất,
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc
hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn chất lượng
môi trường từ 10 lần trở lên.

Trên cơ sở đó, các tổ chức, cá nhân và CQNN hữu quan có thể áp dụng
các phương pháp phục hồi phù hợp và hiệu quả nhất; các cơ quan thông tin
đại chúng TW và địa phương định kỳ đưa tin về các khu vực bị ô nhiễm, suy
thoái nghiêm trọng...

Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012) xác định các nội dung, biện pháp
hướng tới mục tiêu xử lý, cải tạo các vùng đất bị nhiễm độc, tồn dư dioxin,
hóa chất, thuốc BVTV và các chất gây ô nhiễm khác như sau:

 Điều tra, đánh giá, xác định các vùng đất bị nhiễm độc, có dấu hiệu bị
nhiễm độc, tồn dư hóa chất, thuốc BVTV, các chất gây ô nhiễm, tồn dư
dioxin do chiến tranh để lại; thực hiện việc lập bản đồ, khoanh vùng cảnh báo.

 Lập kế hoạch và từng bước thực hiện việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi
trường, ưu tiên đối với các vùng đất trong hoặc gần KDC, đầu nguồn nước,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

 Ưu tiên hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn, công ty
nước ngoài trong việc tìm kiếm nguồn lực, công nghệ xử lý, máy móc, thiết
bị, hóa chất xử lý nhằm cải tạo vùng đất bị nhiễm độc, tồn lưu hóa chất, các
chất gây ÔNMT.

 Gắn việc huy động nguồn lực xử lý, cải tạo, phục hồi các vùng đất bị nhiễm
độc với chính sách ưu tiên giao, cho thuê đối với vùng đất đã được cải tạo,
phục hồi.

Các quy định khác có liên quan như việc nhập khẩu các chế phẩm sinh
học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động thực vật, nguồn gen, vi
sinh vật có liên quan tới BVMT đất phải được sự đồng ý bằng văn bản của
CQQLNN về môi trường nhằm hạn chế tối đa sự tác động tùy tiện trong quá
trình sử dụng đất.

-188-
5.1.2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành các hoạt động trên đất

Những hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu về bảo vệ môi trường đất:

 Chôn lấp, thải vào đất các chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy
hại khác chưa được xử lý đạt QCKTMT (khoản 4, 5 Điều 7 Luật BVMT năm
2014).

 Sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân bón hoá học, các loại hóa chất, thuốc
BVTV trong canh tác nông nghiệp gây ONMT đất.

 Sử dụng những biện pháp BVTV có khả năng gây nguy hiểm cho người,
sinh vật có ích, hủy hoại môi trường đất.

 Sản xuất, gia công, buôn bán các loại thuốc trong danh mục thuốc BVTV
cấm sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam.

 Hủy hoại đất, làm biến dạng địa hình, gây ô nhiễm đất; làm mất hoặc làm
giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Mọi hành vi cố ý
hủy hoại đất - nếu là người được nhà nước giao đất - đều bị thu hồi đất theo
quy định của pháp luật.

 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm
của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý và bảo vệ tài
nguyên đất (Nguyễn Thị Tịnh Ấu, 2010).

Nhằm bảo vệ tài nguyên cũng như kiểm soát suy thoái và ô nhiễm đất,
Nhà nước ban hành nhiều quy định đối với các chủ thể sử dụng đất:

Đối với hoạt động nông nghiệp: liên quan đến việc lạm dụng chế phẩm
vi sinh, phân bón hóa học, hoá chất BVTV, thâm canh, tăng vụ làm đất bạc
màu, biến chất, suy thoái ĐDSH nông nghiệp…: Khoản 6 Điều 13 Luật bảo
vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử
dụng thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam;
thuốc BVTV giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; thuốc BVTV không có
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này…

Đối với hoạt động công nghiệp: Không được hoặc hạn chế phát triển mới
các ngành công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây hại môi trường đất, các ngành
công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, phát sinh nhiều chất thải, gây nguy hại,
thoái hoá và ô nhiễm đất…

189
Đối với các hoạt động khác: nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai,
không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã được công bố…

5.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

5.2.1. Những vấn đề chung

Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái
đất, “là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản” (Viện sĩ Xiđorenko),
“vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không
thành được…”(Lê Quý Đôn), tham gia vào chu trình sống (chiếm 99% trọng
lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng cơ thể con
người), các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, điều hòa khí hậu, là
chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng), vật liệu…

Các vấn đề môi trường liên quan tới TNN toàn cầu có thể phân loại như
sau:

 Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất: Lượng mưa trung bình ở sa
mạc dưới 100mm/năm so với khoảng 5.000mm/năm ở nhiều vùng nhiệt đới
(Ấn Độ) dẫn đến tình trạng nhiều nơi thiếu nước, khô hạn trong khi nhiều
vùng mưa nhiều và ngập lụt hàng năm. Thêm vào đó, BĐKH đang dần làm
trầm trọng thêm sự phân bố không đều TNN ngọt của Trái đất.

 Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều TNN hơn: lượng nước
ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 (Đinh Văn
Khương, 2009), tạo nguy cơ suy giảm trữ lượng nước ngọt cũng như các thay
đổi mạnh mẽ cân bằng nước tự nhiên.

 Các nguồn nước trên trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con
người: ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như kim
loại nặng, anion (CN-, F-, NO3-, Cl, SO42-), một số hóa chất độc (thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, dioxin), các sinh vật gây bệnh… Do vậy, vấn đề đảm bảo
nguồn nước sạch là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức môi trường quốc tế và
các quốc gia.

Trong phạm vi quốc gia, tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt,
nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam (Khoản 1,
Điều 2, Luật TNN 2012). Vai trò sống còn của nguồn nước đối với con người
cùng các quan hệ xã hội phức tạp phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng
tất yếu dẫn đến yêu cầu bảo vệ nguồn nước bằng pháp luật. Bảo vệ TNN là
phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm chất lượng, an toàn
nguồn nước và khả năng phát triển TNN - nâng cao giá trị, khả năng khai
thác, sử dụng bền vững TNN. Bảo vệ TNN phải căn cứ vào sự vận động của
-190-
nước, nhu cầu khai thác, sử dụng cũng như ảnh hưởng của từng lĩnh vực
(công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông, sinh hoạt…).Chính sách của
Nhà nước về TNN được quy định tại Điều 4 Luật TNN 2012:

 Bảo đảm TNN được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu PTBV KTXH và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 Đầu tư, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch TNN; xây dựng hệ
thống quan trắc, giám sát TNN, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN, nâng
cao khả năng dự báo TNN, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển
nguồn nước, phát triển cơ sở hạ tầng về TNN.

 Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu
đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản
xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện KTXH khó khăn, đặc biệt khó khăn,
vùng khan hiếm nước ngọt.

 Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng
dụng KHCN tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai
thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNN, XLNT đạt tiêu chuẩn, QCKT để tái sử
dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước mưa,
bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

 Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch và bảo vệ
TNN, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

Bên cạnh đó, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012) xác định các giải pháp
hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng TNN, giảm nhẹ tình trạng
thiếu nước theo mùa vụ và cục bộ theo vùng như sau:

 Thúc đẩy quản lý tổng hợp (QLTH) TNN các lưu vực sông, kết hợp quy
hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực -đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều
nước với quy hoạch tìm kiếm và khai thác TNN. Tăng cường kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông và nguồn
nước xuyên biên giới.

 Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm, đặc biệt là
vào mùa khô, nghiên cứu áp dụng các hạn ngạch khai thác nước ngầm cho
từng khu vực, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH, phát triển cây
công nghiệp phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nước mặt, nước ngầm của
từng khu vực.
191
 Nghiên cứu, đổi mới cơ chế cấp nước tưới tiêu trong nông nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,
nhân rộng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái nhằm
bảo vệ các nguồn nước.

Công tác BVMT nước và sử dụng bền vững TNN được xác định trong
chiến lược PTBV quốc gia giai đoạn 2011-2020 (Quyết định 432/QĐ-TTg
ngày 12/4/2012) như sau:

 Bảo vệ, khai thác hiệu quả và sử dụng bền vững TNN quốc gia trên cơ sở
QLTH, thống nhất TNN, bảo đảm an ninh về nước cho phát triển KTXH và
thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng trong việc chia sẻ các nguồn nước
xuyên biên giới. Sử dụng tiết kiệm và tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng
TNN. Coi nước là tài sản quan trọng quốc gia và tăng cường hiệu lực, hiệu
quả trong quản lý TNN. Chú trọng BVMT các lưu vực sông. Xây dựng và
thực hiện các chương trình, dự án QLTH các lưu vực sông, các vùng đầu
nguồn, nước ngầm.

 Tăng cường xây dựng hệ thống thu gom và XLNT ở các đô thị và KCN.
Tăng cường nghiên cứu các biện pháp XLNT từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp và NTTS. Ngăn ngừa suy thoái và phục hồi chất lượng các nguồn
nước, đặc biệt là phục hồi chất lượng nước ở các lưu vực sông chính.

5.2.2. Bảo vệ môi trường nước sông

Theo Chương VI, Luật BVMT 2014, vấn đề BVMT nước được tiếp cận
theo 2 nhóm chính: nước sông và những nguồn nước khác (ao hồ, kênh rạch,
nước dưới đất, nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện). BVMT nước sông
là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử
dụng nước sông. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với
sức chịu tải của sông. Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi,
đánh giá. BVMT lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn ĐDSH, khai thác và
sử dụng nguồn nước sông. Chủ CSSX, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải
vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật (Điều 52, Luật BVMT 2014).

Kiểm soát và xử lý ô nhiễm nước sông bao gồm: thống kê, đánh giá,
giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào lưu vực sông; quan trắc định kì và đánh
giá chất lượng nước sông và trầm tích;điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông;
công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải;
xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; xử lý ô nhiễm và cải thiện môi
trường dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm; quan trắc và đánh giá chất lượng
môi trường nước sông, trầm tích xuyên biên giới, chia sẻ thông tin trên cơ sở
luật pháp và thông lệ quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án BVMT lưu

-192-
vực sông; công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực
sông cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông (Điều 53, Luật
BVMT 2014).

Đối với công tác QLNN về BVMT nước lưu vực sông, Bộ TN&MT có
trách nhiệm: Đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực
sông liên tỉnh và xuyên biên giới; Điều tra, đánh giá sức chịu tải, xác định hạn
ngạch xả nước thải phù hợp với mục tiêu sử dụng nước và công bố thông tin;
Ban hành, hướng dẫn thực hiện QCKT môi trường nước và trầm tích lưu vực
sông; Ban hành, hướng dẫn đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông, hạn ngạch
xả nước thải vào sông liên tỉnh, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
các dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm; Tổ chức và chỉ đạo hoạt động BVMT
lưu vực sông liên tỉnh; Tổ chức đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm, mức độ
thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông liên tỉnh; Tổng hợp thông tin
về chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông, hằng năm báo cáo
Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án BVMT lưu vực sông liên tỉnh (Điều 55, Luật BVMT 2014). UBND cấp
tỉnh cần công khai thông tin các nguồn thải vào lưu vực sông; Chỉ đạo, tổ
chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực
sông; Tổ chức đánh giá sức chịu tải của sông; ban hành hạn ngạch xả nước
thải vào sông; công bố thông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp
nhận chất thải; Tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi
trường lưu vực sông; Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện đề án bảo vệ
môi trường lưu vực sông (Điều 54, Luật BVMT 2014).

5.2.3. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác

Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ
lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước. Hồ, ao, kênh, mương,
rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ. Tổ
chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở
trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hạn
chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư. UBND cấp tỉnh có
trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập kế hoạch
bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện
kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh,
mương, rạch gây ÔNMT, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập
nước và làm mất mỹ quan đô thị (Điều 56, Luật BVMT 2014).

Các giải pháp hướng tới mục tiêu cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương,
đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái trong các đô thị, KDC cũng được đề cập

193
trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012), bao gồm:

 Tập trung bảo vệ, duy trì, nâng cấp các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông
trong đô thị, khu dân cư; hạn chế thực hiện các dự án san lấp, hạng mục san
lấp, làm thu hẹp diện tích mặt nước; đẩy nhanh tiến độ kè bờ, xác định ranh
giới diện tích các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, KDC,
chấm dứt tình trạnglấn chiếm, san lấp trái phép.

 Đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên vay vốn hỗ trợ phát triển (ODA)
thực hiện các chương trình,dự án cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn
sông trong các đô thị, KDC, đặc biệt là các dự án thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

 Gắn quy hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát
nước thải, nước mưa, xây dựng các hệ thống XLNT tập trung với kế hoạch,
chương trình, dự án cải tạo, phục hồi các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông
trong các đô thị, khu dân cư.

Hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện

Đối với hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện, Điều 57
Luật BVMT 2014 quy định việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa phải
gắn với BVMT. Không được lấn chiếm diện tích, đổ thải CTR, đất, đá, nước
thải chưa được xử lý đạt QCKTMT vào hồ. Cơ quan quản lý hồ chứa có trách
nhiệm quan trắc môi trường nước hồ định kỳ tối thiểu 03 tháng một lần.

Nước dưới đất

Nước ngầm nói riêng và nước dưới đất nói chung là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Theo
đó, ô nhiễm nước dưới đất ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con
người. Theo Điều 3 Quy định bảo vệ TNN dưới đất (Ban hành kèm theo
Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
TN&MT), (1)Ô nhiễm nguồn nước dưới đất là sự biến đổi chất lượng về thành
phần vật lý, hóa học, sinh học làm cho nguồn nước không còn phù hợp với
tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam
cho phép áp dụng. (2) Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất là sự suy giảm
về số lượng và chất lượng so với trạng thái tự nhiên của nó hoặc trạng thái
quan trắc được trước đó. (3) Quan trắc nước dưới đất là quá trình đo đạc,
theo dõi một cách có hệ thống về mực nước, lưu lượng và các chỉ tiêu chất
lượng phục vụ việc đánh giá hiện trạng, diễn biến số lượng, chất lượng và các
tác động khác đến nguồn nước dưới đất. Kỹ thuật quan trắc TNN dưới đất
được quy định chi tiết tại TT 19/2013/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày
18/7/2013 bao gồm chế độ và yếu tố quan trắc, thiết bị - dụng cụ quan trắc,
-194-
duy tu bảo dưỡng công trình quan trắc, chỉnh lý, ghi số, lập bảng biểu kết quả
quan trắc, xử lý số liệu, lập báo cáo và công bố kết quả quan trắc TNN dưới
đất. (4) Hoạt động bảo vệ nước dưới đất là hoạt động phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu tới số lượng, chất lượng, giữ cho nguồn nước dưới đất không
bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt; phục hồi, cải thiện nguồn nước dưới đất bị ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước
dưới đất.

Hoạt động bảo vệ nước dưới đất cần đảm bảo các nguyên tắc sau (Điều 4
- Quy định bảo vệ TNN dưới đất 2008):

 Gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả TNN dưới đất; gắn với các
hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt, BVMT, rừng và các TNTN khác có liên
quan; gắn kết hoạt động bảo vệ nước dưới đất của các địa phương liền kề và
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển KTXH của từng vùng trong
từng giai đoạn.

 Thực hiện ngay từ khâu lập các quy hoạch phát triển và trong quá trình
nghiên cứu, lập các dự án đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn
nước dưới đất hoặc có các hoạt động ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng
nguồn nước dưới đất.

 Lấy phòng ngừa làm chính, kết hợp với khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đối với các tầng chứa nước quan trọng và
tại các khu vực nhạy cảm; chú trọng bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị, KCN,
CCN, làng nghề, KDC tập trung.

 Bảo vệ nước dưới đất là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của CQNN và mọi tổ
chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
dưới đất phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến nguồn nước dưới đất: Thăm
dò, khai thác, sử dụng TNN dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất trái với
các quy định của pháp luật về TNN; Chôn lấp chất thải vào các lỗ khoan,
giếng khoan, giếng đào hoặc các công trình thu nước dưới đất khác; Thải
nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, QCKTMT tràn lan trên mặt đất,
xuống giếng thấm, ao thấm, hồ thấm, mương thấm và không đúng nơi quy
định; Đưa nước thải, chôn lấp các chất độc, chất phóng xạ, xác động vật dịch
bệnh và CTNH khác vào trong các tầng chứa nước hoặc vào trong lòng đất
không đúng quy định, tiêu chuẩn, QCKT về BVMT; Hủy hoại nguồn nước
dưới đất; che dấu hành vi hủy hoại nguồn nước dưới đất, cản trở hoạt động
bảo vệ nước dưới đất, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả nghiêm
trọng đối với số lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất; Không trám, lấp

195
giếng theo quy định của pháp luật... (Điều 5- Quy định bảo vệ TNN dưới đất
2008).

Một cách tổng quát, để BVMT nước dưới đất, các chủ thể khai thác, sử
dụng cần tuân thủ các quy định sau: chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong
danh mục cho phép của CQNN có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước
dưới đất; có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng
khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai thác nước dưới đất có
trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan
thăm dò, khai thác không còn sử dụng phải được trám lấp theo đúng quy trình
kỹ thuật; CSSX, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng
xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán vào nguồn nước dưới
đất; kho chứa hóa chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp CTNH phải được xây dựng
bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hóa chất độc hại ngấm vào
nguồn nước dưới đất theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân gây ô
nhiễm nước dưới đất phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm (Điều 58, Luật
BVMT 2014).

5.2.4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Các hành vi bị nghiêm cấm nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến
môi trường nước (Điều 9 Luật TNN 2012):

 Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và
các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

 Xả nước thải, chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh
hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, QCKT vào
nguồn nước.

 Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất
thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước
thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải.

 Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái
phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.

 Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác
khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các
hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối,
kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn
định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

 Phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát TNN,
công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
-196-
 Cản trở hoạt động điều tra cơ bản TNN, quyền khai thác, sử dụng TNN hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.

 Thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước và hành
nghề khoan nước dưới đất trái phép.

 Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.

 Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch TNN.

5.3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Ô nhiễm không khí là hiện tượng mà bất kỳ một chất nào (ngoài thành
phần của nó) ở dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với
nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu
đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm
giảm cảnh quan môi trường (Đinh Xuân Thắng, 2007). Có rất nhiều nguồn
gây ô nhiễm không khí, được phân thành nguồn tự nhiên và nhân tạo. Các
nguồn tự nhiên như núi lửa phun, cháy rừng, bão bụi… với tổng lượng tác
nhân ô nhiễm thường rất lớn, phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới
và thực tế, con người, động thực vật cũng đã thích nghi với nồng độ của các
tác nhân đó. Song song với quá trình phát triển kinh tế năng động, hiệu quả
tăng trưởng tích cực, các hoạt động phát triển cũng là nguồn phát thải gây ô
nhiễm không khí đáng lo ngại - các nguồn nhân tạo - với các nguồn chính
như GTVT, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề,dân
sinh, chôn lấp và xử lý chất thải.

GTVT được xem là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không
khí, đặc biệt ở các khu đô thị và KDC tập trung. Cùng với nhu cầu vận
chuyển của con người là sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, số
lượng phương tiện và khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách…, tất yếu gia
tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí - chủ yếu từ khí thải của quá
trình đốt nhiên liệu động cơ bao gồm CO, NOx , SO 2 , hơi xăng dầu (HmCn,
các chất hữu cơ dễ bay hơi – Volatile organic compounds VOC), PM10... và
bụi từ mặt đất (bụi lơ lửng tổng số - Total Suspended Particulates TSP).

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp với đa dạng loại hình và
quy mô sản xuất cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể tại Việt Nam,
điển hình là ngành khai thác và chế biến than. Đối với mỗi ngành công
nghiệp, số lượng và thành phần chất thải phụ thuộc vào loại và công nghệ đốt
nhiên liệu cũng như trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất. Các tác nhân
gây ô nhiễm phát sinhchủ yếu từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật
liệu, khí thải từ quy trình sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò
hơi, hóa chất bay hơi… được phân thành các nhóm bụi, nhóm chất vô cơ và
197
nhóm các chất hữu cơ với các chất ô nhiễm phổ biến như SO 2, NO2,
TSP,VOCs, các hóa chất và kim loại.

Hoạt động nông nghiệp: Theo thống kê, ngành chăn nuôi gia súc, gia
cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn chất thải/năm. Tỷ trọng khí thải trong quá
trình chăn nuôi như sau: 65% NOx, 37% CH4 (chủ yếu từ quá trình lên men
thức ăn ở dạ cỏ của động vật nhai lại và phân của gia súc), 9% CO 2 (phát sinh
từ việc đốt nhiên liệu vận hành máy móc chế biến và phân phối thức ăn…)
còn lại là các khí khác (H2S, NH3… với nồng độ cao hơn TCCP 30-40 lần)
(Báo cáo môi trường quốc gia 2013 - Môi trường không khí, Bộ TN&MT).

Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2013 - Môi trường không khí, Bộ
TN&MT, ô nhiễm bụi tiếp tục là vấn đề nổi cộm nhất và chưa được cải thiện
so với giai đoạn 2003 – 2007. Nồng độ các khí NOx, SO2, CO… hầu hết vẫn
đạt TCCP ngoại trừ xu hướng gia tăng tại một số trục giao thông chính, khu
vực sản xuất công nghiệp... Ô nhiễm tiếng ồn tại các đô thị và khu vực sản
xuất cũng như ô nhiễm mùi cục bộ là các vấn đề bức xúc, chưa được khắc
phục. Ngoài ra, thời gian gần đây nổi lên nguy cơ ô nhiễm không khí xuyên
biên giới (ô nhiễm bụi mịn, thủy ngân, lắng đọng axit và khói mù quang
hóa…).

Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô
hấp là cao nhất - mà ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân, đặc
biệt tại các làng nghề, khu vực sản xuất công nghiệp, nút giao thông…Ô
nhiễm không khí còn tác động đáng kể đến kinh tế, các hệ sinh thái tự nhiên,
là một trong những nguyên nhân sâu xa của BĐKH, ấm lên toàn cầu, nước
biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai.

Trong những năm qua, công tác BVMT không khí tiếp tục được đẩy
mạnh và đạt được những thành tự nhất định: Hành lang pháp lý về BVMT
không khí đã và đang tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống tổ chức QLNN hữu
quan vận hành ổn định; các ngành, lĩnh vực có những hoạt động cụ thể, mang
lại những kết quả tích cực trong kiểm soát và BVMT không khí - tăng cường
quản lý hoạt động giao thông, từng bước kiểm soát và khắc phục ô nhiễm từ
hoạt động làng nghề, sản xuất công nghiệp, duy trì và đẩy mạnh hệ thống
quan trắc không khí tự động; triển khai nhóm các giải pháp xanh (chi trả dịch
vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và phát triển phát thải carbon thấp) -
góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính, ứng phó hiệu quả với BĐKH.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập trong công tác quản lý và thực thi:
thiếu các quy định đặc thù cho môi trường không khí; tính hiệu quả, hiệu lực
thực thi chính sách, pháp luật chưa cao và thiếu gắn kết; đặc biệt, chưa thực
hiện được việc kiểm soát khí thải tại nguồn; ý thức tuân thủ pháp luật BVMT
của các chủ nguồn thải còn hạn chế... - càng cho thấy tính cấp bách của công

-198-
tác kiểm soát và bảo vệ hiệu quả môi trường không khí. CQQLNN về BVMT
có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung
quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung
quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời (Điều 63 Luật BVMT
2014).

Điều 62 Luật BVMT 2014 quy định các nguồn phát thải khí vào môi
trường phải được đánh giá và kiểm soát; tổ chức, cá nhân có hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách
nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo
quy định của pháp luật.

Về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: Nguồn phát thải khí
phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải; Việc xem
xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải
của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và
môi trường; CSSX, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp
lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng
cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải; trường hợp có lưu
lượng khí thải công nghiệp lớn, phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động,
liên tục và được CQQLNN có thẩm quyền cấp phép xả thải (Điều 64, Luật
BVMT).

Tính phức tạp của ô nhiễm không khí đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các
giải pháp kiểm soát và giảm thiểu tương thích. Việc xây dựng các giải pháp
chung, lựa chọn các giải pháp ưu tiên để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí
cần thực hiện theo lộ trình chặt chẽ. Một số kiến nghị từ Báo cáo môi trường
quốc gia 2013 – Môi trường không khí như sau:

 Đối với Quốc hội và Chính phủ: (1) Rà soát, sửa đổi, ban hành bổ sung các
văn bản chính sách, pháp luật đặc thù về môi trường không khí; xây dựng
Pháp lệnh về không khí sạch; Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng không
khí… (2) Hoàn thiện tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ của các CQQL
môi trường không khí từ TW đến địa phương; theo đó, khẳng định vai trò của
Bộ TN&MT thống nhất QLNN về môi trường không khí. (3) Xây dựng các
cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng
dân cư trong quá trình triển khai các biện pháp BVMT không khí.

 Đối với các Bộ ngành và địa phương: (1) Xây dựng, trình Chính phủ, tổ
chức thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả các chương trình, đề án quốc gia
nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường không khí trong phạm vi
quản lý. (2) Sớm xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia quản lý chất
lượng không khí và Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cho từng địa
phương. (3) Xây dựng các chương trình, kế hoạch và triển khai giải quyết

199
hiệu quả vấn đề ô nhiễm bụi tại các đô thị. (4) Đẩy mạnh hoạt động kiểm kê
nguồn thải, quan trắc, kiểm soát môi trường không khí đô thị. (5) Tăng cường
giám sát nhằm kiểm soát hiệu quả các nguồn thải; triển khai giám sát ô nhiễm
không khí xuyên biên giới. (6) Tăng cường nguồn lực cho công tác giám sát
chủ nguồn thải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về BVMT không
khí. (7) Tăng cường đẩy mạnh các giải pháp xanh nhằm giảm thiểu khí nhà
kính, ứng phó hiệu quả với BĐKH.

Đối với khu đô thị và KDC, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012) đề xuất
một số nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi
trường không khí như:

 Tiếp tục thắt chặt các quy định, yêu cầu, biện pháp phòng, chống ô nhiễm
từ các công trình xây dựng, từ hoạt động vận chuyển các loại chất thải, vật
liệu xây dựng trong các đô thị, KDC, kiên quyết dừng hoặc không cho phép
triển khai các công trình không đảm bảo yêu cầu về BVMT.

 Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến về khí thải đối với các
phương tiện GTVT, thực hiện chế độ đăng kiểm, kiểm soát khí thải và xử lý
nghiêm khắc với các phương tiện vi phạm. Hạn chế, tiến tới loại bỏ các
phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn nghiêm trọng,
chuyển đổi cơ cấu tham gia giao thông theo hướng PTBV, phân tán giao
thông tránh ùn tắc, ô nhiễm cục bộ, thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm tiếng ồn đô thị.

 Nghiên cứu áp dụng lộ trình điều chỉnh tiêu chuẩn đối với nhiên liệu theo
hướng từng bước thân thiện hơn với môi trường, phù hợp với tiến trình hội
nhập quốc tế và trình độ phát triển quốc gia.

 Hoàn thiện hệ thống các trạm quan trắc chất lượng không khí tại đô thị, bảo
đảm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời tình trạng ô nhiễm không khí trên
các tuyến phố, các điểm nóng giao thông để có biện pháp kịp thời can thiệp.

 Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bố trí đất cho công viên, cây xanh,
không gian thoáng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển, chỉnh trang đô
thị, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu này đối với các
dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, KDC, kiên quyết xử lý các trường hợp vi
phạm.

Công tác giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và KCN
được xác định trong chiến lược PTBV quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết
định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012) như sau:

-200-
 Đẩy mạnh các hoạt động quan trắc, kiểm kê, kiểm soát môi trường không
khí đô thị. Kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi từ các hoạt động
xây dựng và giao thông. Tăng cường các biện pháp kiểm soát và giảm phát
thải ô nhiễm không khí, tiếng ồn do hoạt động GTVT, sản xuất công nghiệp
và dân sinh.

 Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý môi trường
không khí đô thị và KCN.

5.4. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
ĐẢO

5.4.1. Những vấn đề chung

Biển và đại dương chiếm 71% diện tích trái đất, độ sâu trung bình
3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km 3 với đa dạng tài nguyên -được chia
thành nguồn lợi hóa chất và khoáng chất, nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch (chủ
yếu là dầu và khí tự nhiên), nguồn năng lượng sạch (khai thác từ gió, nhiệt độ
nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều), nguồn lợi sinh vật biển cùng các
thuận lợi khác như giao thông thủy, tiềm năng phát triển du lịch, tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí… Tuy vậy, đang tồn tại không ít các vấn đề môi trường nổi
cộm liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển trên thế giới:khai
thác quá mức tài nguyên sinh học biển; ô nhiễm biển từ các hoạt động khai
thác dầu khí, vận tải biển, đổ thải chất thải độc hại, chất phóng xạ, nước thải
từ lục địa…

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km
(không kể bờ các đảo), có vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km 2,
gấp 3 lần diện tích đất liền. Các tỉnh và thành phố trực thuộc TW ven biển
chiếm 51% tổng diện tích và gần 50% dân số cả nước. Biển Việt Nam có điều
kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, giàu tài nguyên, mức độ ĐDSH cao với
nhiều hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho khu vực và thế giới. Tuy nhiên, quá
trình khai thác, sử dụng và bảo vệ còn nhiều hạn chế - được chỉ ra trong
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013):

 Hiểu biết về biển chưa đầy đủ, thiếu toàn diện; thông tin, dữ liệu về biển
cònthiếu, không đồng bộ, chưa được quản lý thống nhất, cơ chế cung cấp,
chia sẻ chưa hợp lý;

 Chưa thực hiện phân vùng chức năng các vùng biển nên còn xảy ra xung
độtgiữa khai thác, phát triển kinh tế với bảo vệ, bảo tồn, cùng với việc thiếu
quy hoạch tổng thể nên không gian phát triển vùng ven biển bị bó hẹp ở nhiều
nơi, thiếu kết nối với không gian biển khơi, khu vực và toàn cầu;

201
 Đất đai, tài nguyên vùng ven biển, trên các đảo bị khai thác, sử dụng
chưahiệu quả và thiếu bền vững ở nhiều địa phương; nguồn lợi hải sản, một
số tài nguyên bị khai thácquá mức, suy thoái nhanh và đang bị cạn kiệt;

 Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, rừng ngập mặn, các rạn san
hô,thảm cỏ biển giảm cả về diện tích lẫn chất lượng, nhiều loài sinh vật biển
bị đe dọa tuyệt chủng, ĐDSH biển suy thoái nhanh; chậm thiết lập hệ thống
các khu bảo tồn thiên nhiên trên biển bên cạnh một số khu bảo tồn đã có
nhưng chưa được đầu tư vàquản lý đúng mức;

 Nguồn thải từ đất liền ngày càng lớn, ô nhiễm trên biển gia tăng, sự cố
môitrường xảy ra thường xuyên hơn cùng với tác động mạnh của tình trạng ô
nhiễm xuyên biên giới;

 Tài nguyên và môi trường biển, đặc biệt là các hệ sinh thái biển tiếp tục
chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế biển, KTXH vùng ven biển, BĐKH và
nước biển dâng.

Một số nguyên nhân chính của những bất cập, tồn tại nêu trên:

 Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/NĐ-CP về QLTH tài nguyên và
BVMT biển, hải đảo ngày 6/3/2009, thành lập Tổng cục biển và Hải đảo Việt
Nam, phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm
2020 (Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010), Chiến lược khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 (Quyết định 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013)... Tuy nhiên, hệ thống chính
sách, pháp luật, tổ chức quản lý tài nguyên, môi trường biển vẫn trên cơ sở
tiếp cận đơn ngành, phân tán, chồng chéo, trùng lặp, thậm chí mâu thuẫn -
Luật BVMT 2014, Luật Đa dạng Sinh học 2008, Luật Thủy sản 2003, Luật
Du lịch 2005, Luật Hàng hải 2005, Luật Dầu khí sửa đổi và bổ sung 2008,
Luật Khoáng sản 2010… Ngày 25/6/2015, trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa
XIII đã chính thức ban hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
(Luật TNMTB&HĐ 2015) số 82/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2015 là một bước tiến mới trong việc quản lý và BVMT biển, đảo và quần
đảo ở nước ta.

 Cơ chế QLTH và thống nhất biển chưa được quy định rõ và chưa được vận
hành thông suốt; thiếu định hướng chiến lược, quy hoạch, các quy phạm pháp
luật, hệ thống tiêu chuẩn, QCKT, định mức, các công cụ hỗ trợ...; thiếu cơ chế
giám sát tổng hợp các hoạt động trên biển, vùng ven bờ và trên các đảo;

 NCKH&PTCN, tổ chức, nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, quản lý tài
nguyên, BVMT, QLTH và thống nhất biển còn nhiều bất cập; chức năng,

-202-
nhiệm vụ quản lý phân tán, mâu thuẫn, chồng chéo; còn nhiều khoảng trống
trong QLNN về tài nguyên và môi trường biển;

 Đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, cơ chế huy động và sử
dụng nguồn lực tài chính cho QLTH và thống nhất biển còn nhiều bất cập;

 Việt Nam đã ký kết các văn bản pháp lý quốc tế về BVMT biển như Công
ước Luật biển UNCLOS1982- United Nations Convention on Law of the Sea
(ký kết ngày 23/6/1994), Công ước ĐDSH 1992 (ký kết ngày 16/11/1994,
Khoản 2 – Điều 22 Các Bên ký kết khi thực hiện Công ước này về phương
diện môi trường biển sẽ tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia theo
luật biển), Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra MARPOL -
Marine Pollution 73/78 (tham gia năm 1991), Công ước về an toàn sinh mạng
con người trên biển SOLAS - Safety of Life at Sea - 1974 (tham gia năm
1991), Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển năm
COLREG - Collision Regulations - 1972 (ký kết năm 1990)… Tuy nhiên,
hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường biển còn thụ động, chưa phát huy
hiệu quả, chưa phối kết hợp hiệu quả với các nước trong khu vực (Chiến lược
khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030).

5.4.2. Bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Điều 49 Luật BVMT 2014 quy định chung về BVMT biển đảo như:
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh liên
quan đến biển và hải đảo phải có nội dung về BVMT, ứng phó với BĐKH.
Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được
kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo phải có sự phối
hợp chặt chẽ của các CQQLNN, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân
có liên quan khác. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo phải chủ
động và có trách nhiệm phối hợp với CQQLNN, tổ chức, cá nhân có liên quan
khác ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo. Chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, hải đảo, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng
ngập mặn, khu di sản tự nhiên và hải đảo phải phù hợp với chiến lược, quy
hoạch BVMT.

Về nguyên tắc, QLTH tài nguyên và BVMT biển, hải đảo  phải được
quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và
BVMT biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng
thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc
gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh (Luật TNMTB&HĐ 2015):

203
 Phải dựa trên tiếp cận HST, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai
thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn
chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo. Có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ
chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản
lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Khoản 2, 3 Điều 5 Luật
TNMTB&HĐ 2015).

 Quy hoạch sử dụng tài nguyên và BVMT biển, hải đảo phải phù hợp với
chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT và hải đảo, quy
hoạch sử dụng biển. Bảo đảm hài hòa trong khai thác, sử dụng tài nguyên,
BVMT và phát triển bền vững vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Lồng ghép các yêu cầu phòng, chống thiên tai, ứng phó
với BĐKH, nước biển dâng. Việc quy hoạch phải công khai, minh bạch, có sự
tham gia của cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, phù
hợp với nguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi (Khoản 1 Điều 26 Luật
TNMTB&HĐ 2015). Kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên vùng bờ được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm. (Điều 27
Luật TNMTB&HĐ 2015).

 Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên
biển và hải đảo phải được CQNN có thẩm quyền cấp phép căn cứ quy định
của pháp luật, quy hoạch sử dụng tài nguyên và BVMT biển, hải đảo, quy
hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt. CSSX, kinh doanh, dịch vụ trên vùng
đất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chất
thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra
biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ TN&MT (Khoản 3, Điều 46 Luật
TNMTB&HĐ 2015).

 Quy định cụ thể trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, Bộ TN&MT, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh có biển trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quan trắc, đánh giá
tình trạng ONMT biển và hải đảo, hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các
HST và ĐDSH của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại,
đánh giá các nguồn thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển và hải đảo
theo quy định của pháp luật về BVMT (Chương IX Luật TNMTB&HĐ
2015).

 Về phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo: Chủ phương
tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các
chất khác có nguy cơ gây ra SCMT biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng
phó SCMT; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng,
dầu, hóa chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra
-204-
SCMT. CTR phát sinh từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, công
trình và thiết bị khác trên biển phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của
pháp luật; bùn nạo vét luồng hàng hải, cảng biển phải được vận chuyển về đất
liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật TNMTB&HĐ 2015 và pháp luật
có liên quan (Điều 45 Luật TNMTB&HĐ 2015).

Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lập,
trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình trọng
điểm, thanh tra, kiểm tra trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển và hải đảo (Điều 73 Luật TNMTB&HĐ 2015); UBND các cấp
ứng phó, khắc phục SCMT, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải
đảo trên địa bàn quản lý (Điều 74 Luật TNMTB&HĐ 2015); MTTQ
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp với các CQQLNN
tuyên truyền để nhân dân tham gia việc khai thác, sử dụng, tài nguyên,
BVMT biển và hải đảo hiệu quả, bền vững và nghiêm chỉnh chấp hành các
quy định của pháp luật (Điều 75 Luật TNMTB&HĐ 2015); Nguyên tắc, nội
dung phối hợp trong QLTH tài nguyên và BVMT biển và hải đảo (Điều 76
Luật TNMTB&HĐ 2015).

Với mục tiêu hiểu rõ hơn về biển -tiềm năng, lợi thế cũng như các tác
động bất lợi từ biển, thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững các nguồn TNTN
biển, gìn giữ chất lượng môi trường nước biển, duy trì chức năng sinh thái và
năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển, Chiến lược khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được phê duyệt theo Quyết định 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013:

 Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản: sa khoáng, các kim
loại quý (Sn, Au), dầu khí…

 Nghiên cứu khả năng xảy ra các tai biến tự nhiên: Tai biến địa động lực
(động đất, hoạt động các đứt gãy, phun trào, sóng thần, sụt lở đáy biển, thay
đổi kiến tạo nền đáy biển), các tai biến khí tượng, thủy hải văn (bão, tố, lốc,
nước dâng, xói lở, bồi tụ bất thường, biến đổi địa hình đáy biển, luồng lạch,
sóng cát di động) và các tai biến liên quan đến sự cố, thảm họa môi trường.

 Phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của BĐKH: Nâng
cấp, từng bước hiện đại, tự động hoá các trạm quan trắc khí tượng hải văn
biển, liên kết với các trạm quan trắc môi trường; hiện đại hóa hệ thống dự báo
áp thấp nhiệt đới, bão trên biển đủ độ chính xác; nghiên cứu quy luật diễn
biến, hướng đi, các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng; thiết lập hệ thống cảnh
báo sớm sóng thần liên thông với hệ thống cảnh báo khu vực và thế giới; điều
tra, quan sát, lập sơ đồ dòng chảy, hướng di chuyển các dòng hải lưu trên
Biển Đông theo mùa và trên các vùng biển; xác định các điểm, khu vực nước

205
xoáy nguy hiểm thường xuyên hoặc theo mùa và thông báo để ngư dân, các
phương tiện hàng hải phòng tránh.

 Thiết lập cơ chế đồng quản lý, quyền khai thác và hưởng lợi từ mặt nước
biển ven bờ, ven các đảo: theo các tiếp cận thị trường có sự định hướng và
điều tiết của Nhà nước trên nguyên tắc không gian, mặt nước, tài nguyên biển
thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Rà soát cơ cấu sử
dụng đất vùng ven biển, xem xét việc đáp ứng các yêu cầu môi trường, sự phù
hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, độ mở ra biển để có hướng điều
chỉnh dài hạn; lập quy hoạch sử dụng đất ven biển bảo đảm sử dụng đất hiệu
quả, hợp lý, phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, bảo vệ các vùng đất
ngập nước, các khu rừng ngập mặn, rừng chắn sóng, chắn cát.

Điều 50 Luật BVMT 2014 quy định chung về kiểm soát, xử lý ONMT
biển và hải đảo như sau: Chất thải từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển và
hải đảo phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa,
giảm thiểu, xử lý đạt QCKTMT; Dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu,
hóa chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động trên biển
và hải đảo sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý
theo quy định về quản lý chất thải; Việc nhận chìm, đổ thải ở biển và hải đảo
phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại chất thải và phải được phép của
CQQLNN có thẩm quyền;Kiểm soát, xử lý ONMT biển và hải đảo phải tuân
thủ các điều ước quốc tế về biển và hải đảo mà Việt Nam là thành viên.

Về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo: Tổ
chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo có nguy cơ gây sự cố môi trường
phải có kế hoạch, nguồn lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thông
báo cho CQNN có thẩm quyền; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm cảnh báo, thông báo kịp thời về sự cố môi trường trên biển và tổ chức
ứng phó, khắc phục hậu quả (Điều 51 Luật BVMT 2014).

Công tác BVMT biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển
được xác định trong chiến lược PTBV quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết
định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012) như sau:

 Bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển, phấn đấu đến
năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đảm
bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và PTBV đất nước.

 Bảo đảm tài nguyên và môi trường biển được QLTH, thống nhất và hiệu
quả thông qua việc xác lập cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp, đặc biệt là Luật Tài
nguyên và Môi trường Biển, Chiến lược Tài nguyên và Môi trường Biển và

-206-
các điều kiện cần thiết cho việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ bền
vững tài nguyên và môi trường biển.

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên và môi trườngvùng biển nước ta; xác lập luận cứ khoa học để tăng
cường QLNN, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, vùng ven biển và hải đảo.

5.4.3. Quản lý nhà nước về BVMT biển, hải đảo

Chương IX Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định
trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý tài nguyên và BVMT biển, hải
đảo, trong đó có Nguyên tắc, nội dung phối hợp trong QLTH tài nguyên và
BVMT biển và hải đảo bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng,
phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển, hải đảo của Bộ
TN&MT, các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố ven biển
trực thuộc Trung ương:

a. Chính phủ quy định chi tiết cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa
phương trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải
đảo. (Khoản 3 Điều 76, Luật TNMTB&HĐ 2015)

b. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược khai thác,
sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo: Bộ TN&MT chủ trì,
phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và UBND tỉnh có biển lập
chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo và
trình Chính phủ phê duyệt (Khoản 1 Điều 11, Luật TNMTB&HĐ 2015).

 Đối với chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo:  căn cứ nhu cầu của ngành, lĩnh vực, địa phương và các dự
án, đề án, Bộ TN&MT có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng chương trình trọng
điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; đồng thời tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
(Khoản 1, 3 Điều 14, Luật TNMTB&HĐ 2015)

 Trong chương trình KH&CN cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo: Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh và CQNN khác ở trung
ương, Bộ KH&CN chủ trì tổng hợp, xây dựng, đặt hàng thực hiện đề tài, dự
án, nhiệm vụ thuộc chương trình (Khoản 3 Điều 18, Luật TNMTB&HĐ
2015).

 Trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo:
Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quan trắc, đánh giá
tình trạng ONMT biển và hải đảo, hiện trạng và xác định các vùng ô nhiễm

207
nghiêm trọng; tiến hành xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi và cải
thiện chất lượng môi trường biển, hải đảo (Điều 44, Luật TNMTB&HĐ
2015). Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối kiểm soát ONMT biển xuyên biên
giới, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ
KH&CN và các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh có liên quan xác định
nguồn gây ô nhiễm, xây dựng phương án xử lý, khắc phục; phối hợp, hợp
tác với các nước và các tổ chức có liên quan trong việc xử lý, khắc phục
ONMT biển xuyên biên giới (Khoản 2 và 3 Điều 47, Luật TNMTB&HĐ
2015).

 Công tác ứng phó, khắc phục SCMT trên biển: Bộ TN&MT chủ trì, phối
hợp với Bộ Công thương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành có
liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động
ứng phó sự cố; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc
phục và giải quyết hậu quả sự cố; Phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu
nạn và bộ, ngành, địa phương có liên quan để ứng phó sự cố (Khoản 2 Điều
56, Luật TNMTB&HĐ 2015).

 Đối với vấn đề BVMT bờ biển: Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan và UBND các tỉnh ven biển xây dựng chiến lược quốc gia về
BVMT bờ biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Khoản 3 Điều 19, Nghị
định 25/2009/NĐ-CP).

 Về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, khai thác tài
nguyên và BVMT biển, hải đảo: Bộ TN&MT phối hợp với các cơ quan liên
quan giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên
quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và BVMT biển, hải đảo liên ngành,
liên tỉnh (Khoản 2 Điều 73, Luật TNMTB&HĐ 2015).

 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường
trực của các Ban Chỉ đạo liên ngành để điều phối thực hiện chương trình, kế
hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển, hải đảo (Khoản 2 Điều 14,
Nghị định 25/2009/NĐ-CP).

c. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh ven biển

 Theo Luật TNMTB&HĐ 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các
tỉnh ven biển có trách nhiệm rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chiến lược của
ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và
BVMT cho phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,
BVMT biển và hải đảo (Khoản 2 Điều 11); đề xuất các dự án, đề án, nhiệm
vụ gửi về Bộ TN&MT tổng hợp dựa trên nhu cầu điều tra cơ bản và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện (Khoản 1 và 2 Điều 14); thống kê các loại tài

-208-
nguyên biển và hải đảo do mình quản lý theo quy định của pháp luật về thống
kê, gửi báo cáo kết quả về Bộ TN&MT (Khoản 1 Điều 16); có nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây
SCMT trên biển (Điều 55); đánh giá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý gửi Bộ
TN&MT định kỳ hằng năm (Khoản 3 Điều 73).

 Các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ TN&MT điều tra, đánh giá
hiện trạng ô nhiễm biển, hải đảo; xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực
hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển,
hải đảo phát sinh từ hoạt động của ngành; tạo điều kiện thuận lợi để cộng
đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả
trong quá trình quản lý (Khoản 2 và 3 Điều 17, Luật TNMTB&HĐ 2015)

 UBND các tỉnh ven biển có trách nhiệm xây dựng, ban hành theo thẩm
quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLTH tài
nguyên và BVMT biển và hải đảo; tổ chức thực hiện chiến lược khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế
hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên vùng bờ; lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình QLTH tài
nguyên, môi trường vùng bờ trong phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện các
hoạt động NCKH, điều tra cơ bản, thống kê tài nguyên biển và hải đảo; xây
dựng, quản lý hệ thống thông tin, CSDL tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo của địa phương; kiểm soát ONMT biển và hải đảo; ứng phó, khắc phục sự
cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; quản lý việc nhận chìm ở biển; thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý, khai thác tài nguyên và
BVMT ven biển, hải đảo thuộc phạm vi QLNN của mình (Khoản 1 Điều 74,
Luật TNMTB&HĐ 2015).

209
6
CHƯƠNG

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ


HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH,
DỊCH VỤ VÀ ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

6.1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

6.1.1. Công nghiệp

Giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước kéo theo sự gia tăng
mạnh mẽ các cơ sở sản xuất và cung ứng dịch vụ - đa dạng quy mô và loại
hình sản xuất – hoạt động trong các khu kinh tế, KCN, KCX, khu công nghệ
cao… hoặc xen kẽ trong các khu dân cư.

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định (Khoản
3, Điều 2, NĐ 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế)

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định (Khoản 1, Điều 2, NĐ
29/2008/NĐ-CP)

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu công nghiệp (Khoản 2, Điều 2, NĐ 29/2008/NĐ-CP)

Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới
xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu -
phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,
đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ
cao. Trong Khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu
bảo thuế và khu nhà ở (Nghị định số 99/2003/NĐ-CP Về việc ban hành Quy
chế Khu công nghệ cao)

Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, CSSX công
nghiệp - TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - TTCN; có ranh
-210-
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ
yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các CSSX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do
UBND, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh)
quyết định thành lập. Có quy mô diện tích không quá 50 ha, mở rộng không
vượt quá 75 ha (Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg Quy chế quản lý cụm công
nghiệp).

Nhằm kiểm soát những tác động tiêu cực đến môi trường của hoạt động
sản xuất công nghiệp, pháp luật Việt Nam quy định một số điều khoản cơ bản
như sau:

Điều 65 Luật BVMT 2014 quy định Khu kinh tế phải có công trình hạ
tầng BVMT theo quy định của pháp luật, trong đó, Ban quản lý khu kinh tế
phải có bộ phận chuyên trách về BVMT, phối hợp với CQQLNN về BVMT
trên địa bàn tổ chức thực hiện các hoạt động BVMT, đồng thời báo cáo công
tác BVMT trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

Công tác BVMT tại các KCN, KCX, khu công nghệ cao cũng được quy
định tương tự tại Điều 66 Luật BVMT 2014. Đồng thời, chủ đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng KCN, KCX, khu công nghệ cao phải bảo đảm quy
hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phù hợp với các hoạt động
BVMT, đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT
và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có thiết bị đo lưu lượng
nước thải, bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ BVMT
(Điều 66 Luật BVMT 2014).

Ở quy mô nhỏ hơn - cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung- chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp phải xây
dựng phương án BVMT, đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt
QCKTMT, tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật, bố trí
nhân sự phụ trách về BVMT. Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
phải xây dựng phương án BVMT, đầu tư hệ thống thu gom nước thải, CTR
đạt QCKTMT, bố trí nhân sự phụ trách về BVMT. UBND cấp huyện có trách
nhiệm kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và triển khai phương án BVMT tại
cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung và báo cáo với CQNN có
thẩm quyền về công tác BVMT tại đây (Điều 67 Luật BVMT 2014)

Các CSSX, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT sau:
thu gom, xử lý nước thải bảo đảm QCKTMT; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử
lý, thải bỏ CTR theo quy định của pháp luật; giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi,
khí thải theo quy định của pháp luật, bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc
hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh
hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động; bảo đảm nguồn

211
lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường,
xây dựng và thực hiện phương án BVMT. CSSX hoặc kho tàng thuộc các
trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với
khu dân cư: có chất dễ cháy, dễ nổ, có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh, có
chất độc hại đối với người và sinh vật, phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm nguồn nước. CSSX, kinh doanh, dịch
vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về BVMT, phải
được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ
(Điều 68 Luật BVMT 2014).

Ngoài ra, một số quy định về BVMT trong hoạt động sản xuất cũng
được quy định tại Điều 21c Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về
KCN, KCX và KKT và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Bên cạnh đó, ngày
30/06/2015 Bộ TN&MT ban hành Thông tư 35/2015/TT-BTNMT thay thế cho
Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 08/2009/TT-BTNMT, quy định về quản lý và BVMT đối với các khu kinh
tế, khu kinh tế cửa khẩu, KCNC, KCN, KCX và CCN - áp dụng đối với
CQNN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đầu
tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại đây.

6.1.2. Nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa, duy trì phát triển hầu hết các ngành sản xuất, vững
chắc an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu, vừa đảm bảo phát
triển kinh tế ổn định, vừa đáp ứng nhu cầu đời sống người dân. Tuy nhiên,
việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc BVTV và các chất kích thích sinh
trưởng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, việc xử lý chất thải trong chăn
nuôi, nước thải trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) chưa triệt để đã và đang
làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
cộng đồng cũng như mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Do đó,
trong lĩnh vực này, pháp luật Việt Nam có những quy định với mục tiêu
BVMT, đảm bảo chất lượng sống của người dân: Luật Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 quy định về hoạt động phòng, chống
sinh vật gây hại thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc BVTV; Điều 69
Luật BVMT 2014 (tham khảo chi tiết tại Chương 7, mục Sử dụng hóa chất và
chế phẩm vi sinh trên đất); Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam ban hành theo TT 03/2015/TT-
BNNPTNT ngày 29/01/2015...

Một cách tổng quát, Điều 69 Luật BVMT 2014 quy định: Tổ chức, cá
nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y

-212-
phải thực hiện quy định về BVMT tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 78, Luật
BVMT 2014; Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử
dụng, dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y sau khi sử
dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải; Khu chăn nuôi tập
trung phải có phương án BVMT, bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân
cư, thu gom, xử lý nước thải, CTR theo quy định về quản lý chất thải, chuồng,
trại phải được vệ sinh định kỳ, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh, xác
vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về QLCTNH
và vệ sinh phòng bệnh.

Đối với việc quản lý dịch bệnh trên thực vật, Luật Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật 2013 (BV&KDTV) quy định một số nội dung đối với tổ chức, cá
nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sử dụng tài nguyên thực vật và các hoạt động khác có liên quan đến
BV&KDTV trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời, triệt để; bảo đảm hiệu
quả phòng, trừ sinh vật gây hại, an toàn sức khỏe cho người, hạn chế ONMT,
giữ gìn cân bằng sinh thái.

Kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung
của toàn xã hội, áp dụng tiến bộ KH&CN, kết hợp giữa KH&CN hiện đại với
kinh nghiệm trong nhân dân.

Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch
BV&KDTV, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về BV&KDTV. Tổ chức theo dõi, phát hiện, xác minh sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật, chỉ đạo việc ngăn chặn, dập tắt dịch gây hại tài nguyên thực
vật. Quyết định/bãi bỏ quyết định công bố dịch, tổ chức thực hiện công tác
kiểm dịch thực vật, đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc BVTV. Cấp, thu
hồi giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV mới, giấy phép nhập khẩu thuốc
BVTV hạn chế sử dụng hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng,
giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV,
giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV, giấy chứng chỉ hành nghề
xông hơi khử trùng. Tổ chức NCKH, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
BV&KDTV. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về BV&KDTV.
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh
vực BV&KDTV. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BV&KDTV.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày
09/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật
nuôi, thức ăn chăn nuôi cũng quy định nhiều điều khoản về vệ sinh môi
trường như: Buộc tiêu hủy xác động vật, khắc phục tình trạng ONMT đối với
hành vi vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm không đúng nơi quy định

213
(Điều 8a); Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ONMT khi xây
dựng chuồng trại không đúng yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng đến vệ sinh thú y,
môi trường trong chăn nuôi (Khoản 2 Điều 31). Đối với giống vật nuôi, Nghị
định 119/2013/NĐ-CP có những quy định về khảo nghiệm, kiểm định giống
vật nuôi mới (Điều 24), vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi (Điều
25), sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng (Điều 26), nhập
khẩu giống vật nuôi (Điều 27), chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh
(Điều 28) hay vi phạm quy định về an toàn sinh học trong chăn nuôi (Điều
31). Bên cạnh đó, Pháp lệnh giống vật nuôi 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày
24/03/2004 cũng quy định cụ thể về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi,
nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định và công nhận giống vật nuôi
mới, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, quản lý chất lượng giống vật nuôi.

Điều kiện vệ sinh thú y được điều chỉnh theo Nghị định 12/VBHN-
BNNPTNT ngày 25/02/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của
pháp lệnh thú y: đối với chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân (Điều 6), cơ sở
chăn nuôi tập trung (Điều 7), thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, bãi chăn
thả, chất thải động vật (Điều 8). Thẩm quyền vệ sinh thú y của Bộ
NN&PTNT, Bộ Thủy sản, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng và các cơ quan
có liên quan khác được quy định cụ thể tại Điều 43 của Nghị định. Đối với
dịch bệnh trong chăn nuôi, Nghị định quy định trách nhiệm của chủ vật nuôi
trong việc phòng bệnh cho động vật (Điều 11), cách ly động vật trước khi đưa
vào nuôi tại cơ sở (Điều 9), phòng bệnh bắt buộc cho động vật (Điều 10)…

6.1.3. Làng nghề

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số
làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông tư 46/2011/TT-BTNMT
ngày 26/12/2011 định nghĩa Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp
thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa
bàn một xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay đang bị
suy thoái trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sản xuất và sinh hoạt
của người dân. Theo hình thức sản xuất và tiềm năng gây ONMT, các cơ sở
trong làng nghề được phân thành 3 nhóm: nhóm A - tiềm năng gây ONMT
thấp, nhóm B - tiềm năng gây ONMT trung bình và nhóm C - tiềm năng gây
ONMT cao (Điều 4 TT 46/2011/TT-BTNMT). Các làng nghề được công nhận
phải đáp ứng các điều kiện BVMT theo Điều 7 của Thông tư này:

 Có phương án BVMT làng nghề.

-214-
 Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất
thải đạt QCKTMT.

 Có tổ chức tự quản về BVMT.

 Không xảy ra việc xả nước thải, khí thải, CTR và CTNH hoặc phát sinh
tiếng ồn, độ rung không đúng quy định.

 Tất cả các cơ sở trong làng nghề đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt, xác nhận Báo cáo ĐTM, Bản cam kết BVMT (nay là kế hoạch
BVMT), Đề án BVMT chi tiết, Đề án BVMT đơn giản.

Các cơ sở thuộc Nhóm B hoặc Nhóm C (nếu có) phải phải đầu tư, áp
dụng các biện pháp xử lý chất thải tại chỗ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường tương ứng hoặc đã có kế hoạch cụ thể để di dời ra khỏi khu dân
cư.

Nhằm tăng cường kiểm soát tình trạng ONMT tại các làng nghề, Điều 70
Luật BVMT 2014 quy định:

 Phải có phương án BVMT làng nghề, có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom,
phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải đạt QCKTMT, có tổ chức tự quản
về BVMT – tương tự Điều 7 TT 46/2011/TT-BTNMT.

 CSSX thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề do
Chính phủ quy định phải xây dựng và thực hiện các biện pháp BVMT theo
quy định của pháp luật, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ, thu gom,
phân loại, lưu giữ, xử lý CTR theo quy định của pháp luật.

 UBND cấp xã có làng nghề có trách nhiệm lập, triển khai thực hiện phương
án BVMT cho làng nghề, hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản và hằng
năm báo cáo UBND cấp huyện về công tác BVMT làng nghề.

 UBND cấp huyện có làng nghề có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra công tác BVMT làng nghề trên địa bàn và hằng năm báo cáo
UBND cấp tỉnh.

 UBND cấp tỉnh có làng nghề có trách nhiệm quy hoạch, xây dựng, cải tạo
và phát triển làng nghề gắn với BVMT, bố trí ngân sách cho các hoạt động
BVMT làng nghề; chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ONMT
làng nghề trên địa bàn, chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải,
khu tập kết, xử lý CTR thông thường, CTNH cho làng nghề; Quy hoạch
KCN, CCN làng nghề, có kế hoạch di dời cơ sở gây ONMT nghiêm trọng ra
khỏi khu dân cư.

215
6.1.4. Nuôi trồng thủy sản

Thuỷ sản là từ gọi chung cho tất cả các loài sống chủ yếu trong môi
trường nước. NTTS là ngành có quá trình sản xuất mang đặc thù riêng biệt -
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện môi trường, ngoại cảnh và tác động của
con người trong suốt quá trình nuôi. Vì vậy, BVMT NTTS là rất quan trọng,
quyết định tỷ lệ sống và năng suất nuôi - nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn
với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính ĐDSH, BVMT và
cảnh quan thiên nhiên (Điều 4 Luật Thủy sản 2003).

Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có
giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi
trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất -
nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Điều 2 Luật Thủy sản 2003)

Đối với việc BVMT trong hoạt động NTTS, Điều 71 Luật BVMT 2014
quy định:

 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa
chất trong NTTS phải thực hiện quy định của pháp luật về BVMT và quy
định của pháp luật có liên quan.

 Không được sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng
hoặc ngoài danh mục cho phép trong NTTS.

 Thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong NTTS đã hết hạn sử dụng; bao
bì (sau khi sử dụng); bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao
nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

 Đối với khu NTTS tập trung: phải phù hợp với quy hoạch; chất thải phải
được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật; phục hồi môi trường sau khi
ngừng hoạt động NTTS; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa
dịch bệnh thủy sản, không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại;
không xây dựng khu NTTS tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa
sông ven biển; không phá rừng ngập mặn để NTTS.

Điều 6 Luật Thủy sản 2003 cũng nghiêm cấm hành vi xả thải vào môi
trường xung quanh những chất thải, nước thải từ CSSX giống thủy sản, cơ sở
NTTS, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa
đạt tiêu chuẩn quy định….

Tham khảo thêm tại Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003,
có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 - điều chỉnh các hoạt động của tổ chức, cá

-216-
nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo và vùng nội
thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Việt Nam,
gồm 10 Chương, 62 Điều:

 Chương 1: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6)


 Chương 2: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (từ Điều 7 đến Điều
10)
 Chương 3: Khai thác thủy sản (từ Điều 11 đến Điều 22)
 Chương 4: Nuôi trồng thủy sản (từ Điều 23 đến Điều 36)
 Chương 5: Tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sản (từ Điều 37 đến
Điều 42)
 Chương 6: Chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản (từ Điều 43
đến Điều 46)
 Chương 7: Hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản (từ Điều 47 đến Điều
50)
 Chương 8: Quản lý nhà nước về thủy sản (từ Điều 51 đến Điều 56)
 Chương 9: Khen thưởng và xử lý vi phạm (từ Điều 57 đến Điều 59)
 Chương 10: Điều khoản thi hành (từ Điều 60 đến Điều 62)

6.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ AN TOÀN


THỰC PHẨM

6.2.1. Hoạt động y tế

Điều 72 Luật BVMT 2014 quy định những nguyên tắc BVMT đối với
bệnh viện và cơ sở y tế như sau:

 Bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện: Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt
QCKTMT; Phân loại CTR y tế tại nguồn, thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu
giữ và xử lý CTR y tế bảo đảm QCKTMT; Có kế hoạch, trang thiết bị phòng
ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; Chất thải y tế phải
được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về
nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung; Xử lý khí thải đạt QCKTMT.

 Cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp


ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

 Chủ đầu tư bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây
dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng
yêu cầu BVMT.

217
 Người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu
BVMT quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 72 này và quy định pháp luật
liên quan.

Đối với những loại hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y, Điều 78 Luật
BVMT 2014 quy định:

 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển,
lưu giữ, chuyển giao và xử lý hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y phải thực
hiện quy định của pháp luật về VCMT và quy định của pháp luật có liên quan.

 Hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền,
tích tụ trong môi trường, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người
phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý
rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.

 Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Bộ trưởng Bộ NB&PTNT quy định chi tiết Điều này.

6.2.2. An toàn thực phẩm

Trong những năm gần đây, vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành một
trong những vấn đề nóng của xã hội. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh không
tuân thủ các quy tắc vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm dẫn đến những bức
xúc trong xã hội. Hiện nay, khá nhiều biện pháp giáo dục, tiến bộ KHKT
được áp dụng trong công tác bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều luật,
điều lệ, thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành nhưng
các bệnh liên quan đến chất lượng vệ sinh thực phẩm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Trong Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12 ban hành ngày


17/06/2010 cũng có những khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 2

 Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc
lá và các chất sử dụng như dược phẩm

 An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người.

 Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủ động
cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.

 Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm
nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

-218-
 Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội,
không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến
sự phát triển của giống nòi, tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến
kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm sẽ nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan
hệ quốc tế. Vì vậy, Điều 49 Mục 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về
đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm trong đó đề
cập đến yếu tố môi trường của CSSX, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ ô
nhiễm. Người tiêu dùng cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về BVMT
trong quá trình sử dụng thực phẩm (Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010). Các
CSSX kinh doanh thực phẩm phải có hệ thống xử lý chất thải và được vận
hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về BVMT (Điều 19, 23 Luật
an toàn thực phẩm 2010), đảm bảo an toàn trong bảo quản thực phẩm cũng
như tránh các tác động gây ONMT (Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010).

Trách nhiệm quản lý và thanh tra nhà nước về an toàn thực phẩm được quy
định tại Mục 1 Chương X. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:

Bộ Y tế:

Trách nhiệm chung:

 Chủ trì xây dựng, trình CQNN có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm.

 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn
đối với sản phẩm thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

 Yêu cầu các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công
tác quản lý an toàn thực phẩm.

 Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với CSSX,
kinh doanh thực phẩm.

 Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an
toàn thực phẩm, cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm.

 Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu,
kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết.

Trách nhiệm trong quản lý ngành:

219
 Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình CQNN có thẩm quyền ban hành và
tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quy
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

 Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng
thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của
Chính phủ.

 Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý.

 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh
vực được phân công quản lý (Điều 63 Luật an toàn thực phẩm 2010).

Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương (Điều 64 Luật an toàn thực phẩm 2010).

UBND các cấp (Điều 65 Luật an toàn thực phẩm).

Những điều kiện và biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được quy
định tại chương III của Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

 Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (Điều 10 Luật an
toàn thực phẩm 2010): Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy
định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc BVTV, dư lượng thuốc
thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm
có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Tùy từng loại thực phẩm,
ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một
hoặc một số quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; bao gói và ghi nhãn thực phẩm; bảo
quản thực phẩm.

 Ngoài ra Luật an toàn thực phẩm 2010 còn quy định cụ thể về điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm cho thực phẩm tươi sống (Điều 11); thực phẩm đã
qua chế biến (Điều 12); thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (Điều 13);
thực phẩm chức năng (Điều 14); thực phẩm biến đổi gen (Điều 15); phụ gia
thực phẩm (Điều 17); dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (Điều
18)

 Thanh tra, kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định
tại Mục 2 Chương X của Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

-220-
 Thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành. Thanh tra an
toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành NN&PTNT, ngành công thương thực
hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra (Điều 66).

 Nội dung thanh tra: việc thực hiện các QCKT, quy định về an toàn thực
phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do
CQQLNN có thẩm quyền ban hành.Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên
quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối
với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. Hoạt động
quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý. Hoạt động
chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Việc thực hiện các quy
định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm (Điều 67).

Ngoài ra, nội dung về kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định tại Mục
3 Chương X của Luật an toàn thực phẩm 2010, trong đó có quy định các cơ
quan chịu trách nhiệm kiểm tra tại Điều 68 và Quyền hạn và nhiệm vụ của
CQQL an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm. Hoạt động kiểm
tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc: Khách quan, chính xác, công
khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết
quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; Không được sách
nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.

6.3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ


GIAO THÔNG VẬN TẢI

Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao
thông vận tải” và Điều 73, 74 Luật BVMT 2014 quy định BVMT trong hoạt
động xây dựng và giao thông vận tải được quy định như sau:

a) BVMT trong hoạt động xây dựng (Tham khảo điều 73 Luật BVMT 2014)

 Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về BVMT.

 Trong thiết kế xây dựng và dự toán của các CSSX, kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải tác động xấu đến môi trường phải có hạng mục công trình
xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

 Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu BVMT như:
có biện pháp đảm bảo không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung... vận
chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, nước thải, CTR và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử
lý.
221
b) BVMT trong hoạt động GTVT (Điều 74 Luật BVMT 2014)

 Quy hoạch giao thông phải tuân thủ quy định về BVMT

 Phương tiện giao thông cơ giới phải được cơ quan đăng kiểm xác nhận đạt
QCKTMT mới được đưa vào sử dụng

 Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn,
không để rơi vãi gây ONMT trong khi tham gia giao thông

 Tổ chức, cá nhân hoạt động GTVT hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng
đủ điều kiện, năng lực về BVMT theo quy định của pháp luật

 Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải
bảo đảm các yêu cầu như: sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo
đảm không rò tỉ, phát tán ra môi trường; có giấy phép vận chuyển của CQQL
có thẩm quyền; vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định
trong giấy phép.

 Các nhiệm vụ cơ bản trong Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011


của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi
trường trong hoạt động giao thông vận tải”:

 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính
sách, bộ máy quản lý về BVMT trong GTVT. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
QLNN về môi trường từ cấp Bộ đến cấp cơ sở.

 Kiểm soát chất thải do hoạt động GTVT: Tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải
phương tiện cơ giới đường bộ; tổ chức quản lý phát thải khí gây ô nhiễm, khí
nhà kính. Quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm, đặc biệt quan tâm
quản lý nước dằn tàu của các phương tiện vận tải biển, NTSH vận tải đường
sắt, đường thủy nội địa, nước thải từ hoạt động y tế GTVT. Quản lý, xử lý
đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh CTR: CTRSH, CTR trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông, rác thải y tế GTVT. Quản lý các thành phần gây ô nhiễm
khác: bụi (PM10, PM2.5), tiếng ồn, độ rung,… đặc biệt là kiểm soát bụi
PM10 và tiếng ồn do hoạt động GTVT tại các đô thị.

 Tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực quản lý về môi trường trong
GTVT: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về
BVMT trong GTVT, tăng cường phổ biến kỹ năng lái xe sinh thái cho các đối
tượng tham gia giao thông và toàn xã hội, sử dụng triệt để và có hiệu quả các
phương tiện truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao
nhận thức về BVMT của ngành. Tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý
về công tác BVMT cho cán bộ chủ chốt ngành GTVT. Tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về BVMT đối với các hoạt động GTVT trên phạm vi toàn quốc.
-222-
 Ứng dụng KHCN trong GTVT nhằm kiểm soát và giảm thiểu ONMT:
Thực hiện các chương trình, đề tài NCKH về BVMT; triển khai các đề án, dự
án về sử dụng năng lượng, vật liệu, công nghệ thân thiện môi trường trong
GTVT. Tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu, tư vấn về môi
trường thuộc ngành GTVT để có đủ chuyên gia kỹ thuật, trang thiết bị cần
thiết thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường. Phát triển ứng dụng
công nghệ tái chế vật liệu phế thải trong GTVT. Nghiên cứu, ứng dụng các
giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong GTVT nhằm ứng phó với BĐKH và nước
biển dâng. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ về xử lý chất thải do hoạt động GTVT; khuyến khích các tổ chức,
cá nhân tham gia đầu tư sản xuất trang thiết bị phục vụ công tác BVMT ngành
GTVT.

 Hợp tác quốc tế về BVMT trong hoạt động GTVT: Xây dựng và tổ chức
thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước tiên tiến nhằm
triển khai một cách có hiệu quả các biện pháp BVMT trong hoạt động GTVT.
Thu hút các nguồn lực của các quốc gia phát triển tham gia vào các hoạt động
BVMT ngành GTVT. Tham gia các chương trình hành động về môi trường
của quốc tế, khu vực về BVMT trong GTVT.

6.4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI, DU LỊCH

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung và du lịch nói riêng hiện nay,
toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch đang là một xu hướng phát triển, tác
động mạnh mẽ đến các quốc gia có ngành du lịch và tiềm năng du lịch. Ngành
du lịch ngày càng đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
tạo việc làm, nguồn thu nhập cho người dân cũng như quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Có 2 loại hình du lịch chính:
Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Tuy nhiên, du lịch cũng được phân loại
tùy theo hình thức, thời gian, thành phần du khách,... (Trần Văn Thông,
1999). Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động du lịch, giải trí cũng gây ra
tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường, nhất là ô nhiễm do rác thải,
ONMT nước, không khí, tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ, đường
thủy,... Ngoài ra, du lịch còn ảnh hưởng đến tài nguyên và hệ sinh thái.

Trong BVMT nói chung và sự nghiệp phát triển du lịch nói riêng, pháp
luật BVMT giữ một vai trò hết sức quan trọng (Lê Hồng Hạnh và nnk, 2008):

 Pháp luật môi trường là cơ sở để bảo vệ một cách hiệu quả nguồn tài
nguyên du lịch.

 Pháp luật môi trường tạo điều kiện đảm bảo sự ổn định cho phát triển du
lịch.

223
 Pháp luật môi trường góp phần đảm bảo các điều kiện cho việc thiết lập các
mối quan hệ hợp tác quốc tế và phát triển du lịch.

 Pháp luật môi trường góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững

6.4.1. Nghĩa vụ nhà nước về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động du lịch

Bên cạnh những phương thức tác động phổ biến trong lĩnh vực môi
trường như xây dựng TCMT, thẩm định báo cáo ĐTM, giải quyết tranh
chấp... Nghĩa vụ của CQQLNN về môi trường trong lĩnh vực cụ thể này có
những nét đặc thù sau:

 Quản lý môi trường sinh thái: Thực hiện chức năng này, các CQQLNN về
du lịch phải thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường song song với việc quản
lý các hoạt động phát triển du lịch, sao cho các hoạt động du lịch không gây
ảnh hưởng xấu đến chất lượng vốn có của môi trường tại nơi tiến hành hoạt
động du lịch cũng như môi trường xung quanh.

 Đảm bảo phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái:
Đây là loại hình du lịch thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa BVMT với du lịch.
Thực hiện tốt chức năng này, ngành du lịch cũng góp phần đảm bảo hiệu quả
chung của công tác BVMT trên phạm vi cả nước.

 Bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch: Tài nguyên
du lịch là yếu tố hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Quản lý tốt
nguồn tài nguyên này, các CQQLNN về du lịch không chỉ đảm bảo những
điều kiện bền vững cho hoạt động của ngành mình mà còn góp phần BVMT
sinh thái.

 Có biện pháp thích hợp để kiểm tra, quản lý đối với các hoạt động dịch vụ
dễ gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan du lịch nhằm kịp
thời phát hiện và ngăn chặn những hoạt động dịch vụ du lịch có nguy cơ gây
ONMTnghiêm trọng, giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môi trường (Lê
Hồng Hạnh và nnk, 2008).

6.4.2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kiểm soát ô nhiễm hoạt động
du lịch

Điều 77 Luật BVMT 2014 quy định việc BVMT trong hoạt động lễ hội,
du lịch quy định tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích,
khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú phải thực hiện niêm yết quy định về
BVMT tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn
thực hiện; lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất
thải; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường.

-224-
Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu
trú và lễ hội phải tuân thủ nội quy, hướng dẫn về BVMT của khu di tích, điểm
di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú; bỏ chất thải đúng nơi quy
định; giữ gìn vệ sinh công cộng; không xâm hại cảnh quan di tích, các loài
sinh vật tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú.

Điều 81 Luật BVMT 2014 cũng quy định các tổ chức, cá nhân quản lý
công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến
cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm bố trí nhân lực thu
gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; bố trí công trình
vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu
giữ gìn vệ sinh môi trường; niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công
cộng.

6.4.3. Bảo vệ môi trường về di sản văn hóa

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Tuy nhiên, nhiều hoạt
động nhân sinh -đặc biệt là du lịch đang tác động mạnh mẽ đến chất lượng
các di sản này như tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác tài nguyên, du
lịch, chuyển đổi sử dụng đất… Ngoài ra, việc trùng tu, tôn tạo không đúng
phương pháp khoa học và không tôn trọng những yếu tố nguyên gốc của di
tích, cổ vật cũng làm phá vỡ cảnh quan, giảm giá trị của di tích… Do vậy,
trong công tác bảo tồn các di sản, cũng cần thiết đánh giá tác động môi trường
và có những giải pháp triệt để, nhằm bảo vệ môi trường và phát huy di sản
văn hóa.

(1) Định nghĩa

Di sản văn hóa: bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa
vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Điều 1 của Luật DSVH 2001).

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được xem là hai bộ phận hữu cơ
cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc, luôn gắn bó mật thiết, có tác động
tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng có tính độc lập tương đối:

 Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác (Khoản 1, Điều 4 của luật DSVH 2001 – sửa
đổi bổ sung năm 2009, số: 32/2009/QH12).
225
 Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia (Khoản 2, Điều 4 của Luật DSVH 2001).

(2) Bảo vệ môi trường tại các khu di sản văn hóa

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu di sản văn hóa đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng. Tình trạng phát triển du lịch không hợp lý, mức độ ô
nhiễm đáng báo động của nguồn nước, nguồn đất và nguồn không khí cùng
với sự khai thác, sử dụng quá tải các nguồn TNTN tại các di sản đã đặt chính
những khu vực này trước nguy cơ xuống cấp, cảnh quan di tích bị tàn phá.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy kết hợp với
bảo vệ môi trường, Việt Nam đã tham gia Công ước Bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể (2003), trở thành Ủy ban di sản thế giới (2013), ban hành một loạt
các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến
việc bảo tồn và bảo vệ môi trường như Luật Di sản, Luật BVMT, Luật Du
lịch,...

Khoản 1 Điều 36, Luật Di sản (2001) quy định về việc yêu cầu phải có ý
kiến của cơ quan Nhà nước trước khả năng đe dọa đến môi trường di tích của
các công trình xây dựng. Điều 77 của Luật BVMT 2014 yêu cầu các tổ chức,
cá nhân quản lý, khai thác và các cá nhân thăm quan khu di tích, điểm du
lịch… đều phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đối với
các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di
tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh
lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải thực hiện ĐTM (Khoản 1b Điều 18,
Luật BVMT 2014).

Điều 32-39, Mục 1, Chương IV của Luật DSVH 2001 - sửa đổi bổ sung
năm 2009, số: 32/2009/QH12 quy định việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử
- văn hóa. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

 Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu
thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng;

 Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể
xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng
không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường -
sinh thái của di tích.

Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác
định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp
tỉnh quyết định; đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quyết định; đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính
phủ quyết định. Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di
-226-
tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đối với di tích cấp tỉnh phải có
sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Các khu vực bảo vệ
được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo biên bản khoanh vùng bảo vệ
và phải được các CQNN có thẩm quyền xác nhận trong hồ sơ di tích (Quy
định tại Điều 32 Luật DSVH 2001 - sửa đổi bổ sung năm 2009).

(3) Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan:

 Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có
trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm,
hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và
thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, UBND địa phương hoặc
CQNN có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch nơi gần nhất.

 UBND địa phương hoặc CQNN có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du
lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy
hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay
với cơ quan cấp trên trực tiếp.

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy
hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn CQNN
có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp
ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ
tướng Chính phủ (Điều 33 Luật DSVH 2001 - sửa đổi bổ sung năm 2009).

Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối
đa những yếu tố nguyên gốc của di tích. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (Điều 34
Luật DSVH 2001 - sửa đổi bổ sung 2009).

Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được
thực hiện theo Luật DSVH 2001 - sửa đổi bổ sung 2009 và các quy định của
pháp luật về xây dựng. Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của CQNN có thẩm quyền về văn
hóa - thông tin (Điều 35 Luật DSVH 2001 - sửa đổi bổ sung 2009).

6.5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

Môi trường hiện là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên
tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng - được kiểm soát
chặt chẽ cũng như hình thành trong ý thức của mỗi người - nên việc xả rác và
nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Tuy nhiên, ở nước ta nói riêng và
nhiều quốc gia đang/kém phát triển nói chung, hiện tượng vứt rác bừa bãi ở
227
đường phố, nơi công cộng… rất phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng môi trường cũng như mỹ quan đô thị.

Nơi công cộng là nơi diễn ra hoạt động của nhiều người và có ảnh hưởng
đến lợi ích chung của cộng đồng. Vệ sinh nơi công cộng là những điều kiện
và biện pháp để đảm bảo sự trong lành, sạch đẹp. Việc giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lợi ích kinh tế cho xã hội, nâng
cao chất lượng cuộc sống cũng như quảng bá hình ảnh quốc gia cho bạn bè
quốc tế. Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định những nghĩa vụ của công dân
trong việc giữ gìn vệ sinh chung cũng như những biện pháp chế tài cho các
hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Điều 80 Luật BVMT 2014 quy định việc BVMT đô thị, khu dân cư như
sau:

 BVMT đô thị thực hiện theo nguyên tắc PTBV gắn với việc duy trì các yếu
tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy
hoạch.

 Có kết cấu hạ tầng về BVMT đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đô thị, khu
dân cư tập trung đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.

 Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập
trung CTRSH phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng
tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu
dân cư.

 Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí
công trình vệ sinh nơi công cộng.

 Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu
cầu về BVMT quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

 Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác
thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường
xanh, sạch, đẹp và an toàn.

Đối với việc BVMT nơi công cộng, Điều 81 Luật BVMT 2014 quy định:

 Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy
định về BVMTvà giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải
vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải;
không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

-228-
 Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ,
nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có
trách nhiệm bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong
phạm vi quản lý; Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu
gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường; Niêm yết quy định
về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Đối với hộ gia đình: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển
rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; Giảm thiểu, xử lý và xả NTSH đúng
nơi quy định; Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động
khác vượt quá QCKTMT, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung
quanh; Nộp đủ và đúng thời hạn phí BVMT; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử
lý chất thải theo quy định của pháp luật; Tham gia hoạt động BVMT công
cộng và tại khu dân cư; Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn (Điều 82 Luật BVMT 2014).

Đối với việc an táng người qua đời, Điều 84 Luật BVMT 2014 quy định:
Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch, có vị trí, khoảng cách
đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô
nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh; Việc quàn, ướp, di chuyển,
chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường; Việc
mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ
Y tế; Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy
định của pháp luật về BVMT và vệ sinh phòng dịch; Nhà nước khuyến khích
việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục
gây ONMT.

229
7
CHƯƠNG

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

7.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG

Tính toàn cầu của các vấn đề môi trường (ô nhiễm biển, không khí,
mưa acid, suy thoái tầng ozone, sa mạc hóa, BĐKH…) tất yếu hình thành và
phát triển công pháp Quốc tế - Pháp luật quốc tế (PLQT) về BVMT. PLQT về
BVMT đến nay vẫn chưa thống nhất về khái niệm. Nhìn chung, khung pháp
lý quốc tế về môi trường nhằm BVMT, bảo tồn tự nhiên đồng thời là cơ sở
pháp lý cho các quốc gia hợp tác, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và
BVMT. PLQT về BVMT là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm cơ bản và
đặc thù của luật quốc tế, điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong phòng
ngừa, giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục thiệt hại đối với môi trường
bên trong cũng như bên ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia (Nguyễn Thị
Tịnh Ấu, 2010)- tiến hành ở cấp toàn cầu, khu vực và hợp tác hai bên. Các
yếu tố môi trường (khíquyển, môi trường biển, tài nguyên - nước, đất, tài
nguyên tái tạo, không tái tạo, sinh vật) lần đầu tiên được bàn thảo ở cấp độ
pháp luật quốc tế trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (LHQ) về các vấn đề
môi trường 1972. Sau đó là “Chiến lược toàn cầu về bảo vệ thiên nhiên”tại
khóa họp 37 năm 1982 và Nghị quyết “Trách nhiệm lịch sử của các quốc gia
về bảo vệ thiên nhiên Trái Đất cho các thế hệ hiện nay và mai sau” năm 1989
của Đại hội đồng LHQ.

7.1.1. Lịch sử hình thành Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường

Lịch sử hình thành và phát triển PLQT về BVMT có thể tóm tắt như
sau:

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các vấn đề môi trường - chủ yếu về
nguồn nước, quyền đánh bắt cá ở sông, hồ quốc tế, giao thông thủy… ở Châu
Âu - bắt đầu được giải quyết thông qua một số điều ước song phương và đa
phương với các điều khoản còn khá đơn giản như Công ước 1902 về bảo vệ
các loài chim hữu ích cho nông nghiệp, Hiệp ước 1909 về vùng nước biên
giới giữa Anh và Mỹ, Hiệp ước 1911 về giữ gìn và bảo vệ loài hải cẩu có
lông, Công ước Luân Đôn 1933 về việc bảo tồn và giữ gìn hệ động thực

-230-
vật,Công ước Washington 1940 về bảo vệ tự nhiên và giữ gìn đời sống hoang
dã ở Tây Bán cầu. Đến những năm 50, các điều ước trách nhiệm quốc gia đối
với thiệt hại do tai nạn hạt nhân và Công ước quốc tế 1954 về ngăn chặn ô
nhiễm biển do dầu ra đời. Tiếp đó là các điều ước liên quan đến trách nhiệm
dân sự đối với ô nhiễm dầu, kiểm soát ô nhiễm dầu ở biển Bắc cuối những
năm 60, Công ước Châu Phi 1968 về bảo tồn thiên nhiên và các nguồn
TNTN…

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường con người, Stockholm 1972,
được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của PLQT về BVMT với sự ra
đời của nhiều Công ước quốc tế quan trọng (Công ước về di sản tự nhiên thế
giới 1972, Công ước Luân Đôn về việc thải chất thải ra biển 1972, Công ước
quốc tế về mua bán các loài đang bị đe dọa 1973,...) và sự mở rộng phạm vi
tiếp cận của các Công ước về môi trường, từ xử lý các vấn đề ô nhiễm tại biên
giới đến quy mô toàn cầu, từ bảo tồn các loài động thực vật cụ thể đến bảo tồn
các hệ sinh thái, từ việc kiểm soát xả thải vào các sông hồ quốc tế đến việc
quản lý toàn diện cả hệ thống hoặc lưu vực sông quốc tế…: Công ước Viên về
bảo vệ tầng ozon 1985, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
ozon 1987, Nghị định thư về bảo vệ môi trường bổ sung cho Hiệp ước Nam
Cực 1991, Công ước Basel về việc vận chuyển qua biên giới các chất thải độc
hại 1989, Công ước về việc thông báo sớm tai nạn hạt nhân 1986, Công ước
về việc viện trợ trong trường hợp tai nạn hạt nhân hoặc tình trạng phóng xạ
khẩn cấp 1986...

7.1.2. Những sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành Pháp luật
quốc tế về bảo vệ môi trường

7.1.2.1. Hội nghị Stockholm 1972 về môi trường và con người

Tuyên bố Stockholm 1972 được thông qua trong phiên toàn thể lần thứ
21 ngày 16/6/1972 Hội nghị LHQ về môi trường và con người gồm 7 điều và
26 nguyên tắc quan trọng, dẫn đến việc thành lập chương trình môi trường
của LHQ, tạo cơ sở cho chính sách toàn cầu về bảo vệ và cải thiện môi
trường.

Nội dung cơ bản của Tuyên bố Stockholm 1972:

Sau hội nghị Stockholm 1972, vấn đề môi trường nhận được sự quan
tâm, nhận thức đúng mức của cộng đồng quốc tế, theo đó, PLQT về BVMT
cũng dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ - trở thành một ngành luật độc lập
của công pháp quốc tế. Đáng lưu ý, tuyên bố Stockholm là kết quả thỏa hiệp
giữa các nước phát triển và đang phát triển, trong đó nhấn mạnh:

 Các quyền con người, môi trường sinh thái, PTBV và hòa bình là phụ thuộc
lẫn nhau và không thể chia cắt.
231
 Sự suy giảm về môi trường do các điều kiện kém phát triển gây ra chỉ có
thể khắc phục bằng phát triển và sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật.

 Vai trò và trách nhiệm của con người trong vấn đề BVMT, định hướng cho
hành động bảo vệ TNTN, ngăn ngừa ô nhiễm.

 Bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là điều kiện thiết yếu để có chính
sách tốt về môi trường (Tường Duy Kiên, 2010).

7.1.2.2. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển năm 1992

Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) diễn ra
ngày 3-14/6/1992 tại Rio de Janeiro, Brazil với sự tham dự của 179 quốc gia
và khoảng 30 ngàn người. Nội dung xuyên suốt của hội nghị nhấn mạnh kinh
tế và tiến bộ xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo tồn TNTN với các biện
pháp hiệu quả để ngăn chặn suy thoái môi trường. Bối cảnh hội nghị Rio 92
cũng khác nhiều so với Hội nghị Stockholm 1972 - chiến tranh lạnh chấm dứt
nhưng nổi lên là sự suy thoái tầng ozon, BĐKH toàn cầu cùng với nguy cơ
khủng hoảng năng lượng. Nhìn lại nền tảng của Hội nghị Rio 92, khởi nguồn
là Hội nghị Stockhom 1972 - cuộc gặp gỡ toàn cầu đầu tiên về môi
trường.Sau đó là việc thành lập Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát
triển của LHQ vào năm 1983và báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”năm
1987 -chỉ ra yêu cầu thay đổi cách sống và hành động của con người trước
nguy cơ môi trường bị phá hủy nghiêm trọng- cùng với sự ra đời của thuật
ngữ PTBV -sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Năm 1989, LHQ
đã bắt đầu đặt kế hoạch cho một Hội nghị về Môi trường và Phát triển để thực
thi hóa việc PTBV. Trong 2 năm, các chuyên gia trên khắp thế giới đã nỗ lực
cho những thỏa thuận đầy khó khăn trong tiến trình này. Năm 1991, Hội đồng
Thế giới về Môi trường và Phát triển công bố tài liệu “Chăm lo cho Trái
Đất”, thuật ngữ PTBV và tính bển vững được mở rộng thêm: PTBV là sự
phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống con người trong khuôn khổ đảm bảo
các hệ thống sinh thái; tính bền vững là đặc điểm đặc trưng của một quá trình
hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi mãi. Tại hội nghị Rio 92, một lần nữa
khái niệm PTBV được bổ sung, hoàn thiện và chính thức được công nhận,
theo đó, PTBV được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thỏa hiệp của
ba hệ thống: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội.

Rio 92 đã công bố 5 tài liệu quan trọng, bao gồm hai bản thỏa thuận
mang tính quốc tế, hai bản tuyên bố những nguyên tắc và một chương trình
hành động lớn về PTBV trên toàn thế giới:

 Công ước khung của LHQ về BĐKH với mục đích ổn định các khí nhà
kính trong khí quyển ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ thống

-232-
khí hậu toàn cầu, theo đó đòi hỏi giảm thải các loại khí như CO2 - phát sinh
từ việc đốt nhiên liệu tạo năng lượng.

 Công ước về ÐDSH đòi hỏi các nước áp dụng các phương pháp và phương
tiện nhằm bảo vệ sự đa dạng của các loài sinh vật, đảm bảo chia sẻ công bằng
những lợi ích có được từ ĐDSH.

 Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc đã xác định
quyền và trách nhiệm của các quốc gia bởi mọi quốc gia đều theo đuổi sự
nghiệp phát triển và hạnh phúc của loài người.

 Bản tuyên bố các nguyên tắc chỉ nam cho việc quản lý, bảo vệ và PTBV tất
cả các loại rừng có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và duy trì
cuộc sống.

 Chương trình nghị sự 21 - một sơ đồ được thiết kế nhằm PTBV về các mặt
xã hội, kinh tế và môi trường.

7.1.3. Nền tảng của Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường

 Tính tổng thể của môi trường: Như đã đề cập, môi trường toàn cầu là một
thể thống nhất về tự nhiên, địa lý và vật chất, các thành phần môi trường có
quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Theo đó, BVMT toàn cầu là
bảo vệ lợi ích chung của mọi quốc gia và toàn nhân loại. Những vấn đề môi
trường toàn cầu chỉ có thể được giải quyết hiệu quả với sự hợp tác và tham
gia của tất cả các quốc gia trên cơ sở một khung pháp lý quốc tế về môi
trường

 Hệ quả pháp lý của việc công nhận môi trường là một thể thống nhất: Đó
là việc quy định một giới hạn nhất định đối với chủ quyền của các quốc gia
trong lĩnh vực môi trường, bao gồm cả quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia
trong khai thác và sử dụng TNTN (môi trường biển, môi trường nước trên đất
liền và môi trường không khí…).

 Chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực môi trường: Tôn trọng chủ quyền quốc
gia là nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế, theo đó, các quốc gia có
thể tiến hành mọi hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của mình phù hợp với Luật
quốc tế (thăm dò, khai thác, bảo tồn các nguồn TNTN, BVMT…), việc xem
xét các vấn đề môi trường không thể là cái cớ để can thiệp vào nội bộ của các
nước đang phát triển (Công ước khung về BĐKH). Nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia được đề cập cụ thể trong hầu hết các điều ước và các văn bản
pháp lý quốc tế. Tuy vậy, trong lĩnh vực môi trường, chủ quyền quốc gia cũng
có giới hạn nhất định:

233
- Tuân thủ nghĩa vụ pháp lý quốc tế: Các quốc gia có nghĩa vụ xem xét
những tác động đến môi trường của các quốc gia khác cũng như môi
trường khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia khi tiến hành hoặc cho
phép tiến hành các hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, bất cứ ở đâu, kể
cả trên lãnh thổ của mình.

- Sự tự giới hạn hoạt động của quốc gia thông qua những cam kết trong các
điều ước quốc tế, cácvăn kiện pháp lý quốc tế về môi trường…

(Nguyễn Thị Tịnh Ấu, 2010)

7.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

 Đối tượng điều chỉnh: Là một ngành luật độc lập của công pháp quốc tế,
đối tượng điều chỉnh của PLQT về BVMT là các mối quan hệ giữa các quốc
gia, giữa các quốc gia với các chủ thể khác về môi trường

 Chủ thể của PLQT về BVMT: gồm các quốc gia (- là chủ thể chủ yếu), các
dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Ví
dụ: doanh nghiệp của một quốc gia thải chất độc hại ra biển gây ảnh hưởng
môi trường quốc tế, quốc gia đó là chủ thể gây thiệt hại môi trường bởi đã
không kiểm soát tốt các doanh nghiệp

 Khách thể của PLQT về BVMT: PLQT về BVMT bảo vệ những yếu tố môi
trường thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (Vịnh Hạ Long
được bảo vệ bởi các quy định pháp luật quốc tế -Công ước quốc tế về di sản)
cũng như ngoài phạm vi tài phán quốc gia (biển cả, khoảng không vũ trụ...)

 Nguồn của PLQT về BVMT bao gồm: các điều ước quốc tế về môi trường
hoặc liên quan đến môi trường quốc tế - là nguồn quan trọng nhất của PLQT
về BVMT; tập quán quốc tế - hình thành trên cơ sở thực tiễn liên tục nhất
quán của các quốc gia và được quốc gia công nhận, chấp nhận ràng buộc họ
về mặt pháp lý; các phán quyết của toà án quốc tế, trọng tài quốc tế, các văn
bản pháp lý quốc tế (nghị quyết, quyết định của các tổ chức và hội nghị quốc
tế) - nguồn phụ trợ của PLQT về BVMT.

 Nghĩa vụ quốc gia theo PLQT về BVMT:


- Nghĩa vụ không gây hại: Quốc gia không được phép thực hiện những
hành động trong phạm vi chủ quyền nếu gây phương hại đến lợi ích chung
của môi trường hoặc lợi ích môi trường của quốc gia khác. Tuy nhiên, quốc
gia không là thành viên Công ước quốc tế nào thì không phát sinh nghĩa vụ
đối với Công ước đó.Lưu ý rằng, nghĩa vụ không gây hại phải được ghi nhận
trong điều ước quốc tế, sau đó mới được yêu cầu không gây hại.

-234-
- Nghĩa vụ hợp tác: nhằm thực hiện những điều ước quốc tế hoặc hợp tác
trong việc trao đổi thông tin.

- Nghĩa vụ thông tin.

 Trách nhiệm quốc gia theo PLQT về BVMT:


- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không cấm
gây ra: căn cứ trên hậu quả gây ra cho môi trường để truy cứu trách nhiệm
(không quan tâm có hay không có hành vi, là thành viên hay chưa là thành
viên Công ước).

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

(Võ Hoàng Yến, 2014)

7.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

7.3.1. Pháp Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển

7.3.1.1. Pháp luật quốc tế về chống ô nhiễm không khí xuyên biên giới

(1) Bối cảnh hình thành

Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa lần đầu tiên được hình
thành từ vụ tranh chấp Trail Smelter giữa Canada và Mỹ (1939–1941) nhằm
xác định khói thải từ lò luyện kim Trail, Canada có gây thiệt hại cho tiểu bang
Washington và đề xuất hình thức bồi thường cũng như biện pháp ngăn ngừa
tác hại trong tương lai. Trước đó, nghĩa vụ này được đề cập trong nguyên tắc
21, Tuyên bố Stockholm 1972, “các quốc gia… có trách nhiệm bảo đảm
những hoạt động thuộc chủ quyền quốc gia không gây thiệt hại đến môi
trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn chủ quyền
quốc gia”. Tuy nhiên, nguyên tắc này không quy định rõ ràng về mức độ
cũng như đối tượng chịu thiệt hại. Năm 1975, Hội nghị về An ninh và Hợp tác
châu Âu đã tạo một động lực chính trị cần thiết cho sự ban hành chính sách
chung về kiểm soát ô nhiễm không khí.Năm 1979, Công ước Geneva về ô
nhiễm không khí tầm xa được ban hành (Nguyễn Phúc Thủy Hiền, 2001).

Ô nhiễm không khí thường rất khó kiểm soát do phạm vi ảnh hưởng
không chỉ ở khu vực nguồn thải mà còn lan rộng ra các khu vực khác. Nói
cách khác, do tính thống nhất của môi trường, ô nhiễm từ vùng thuộc chủ
quyền của một quốc gia có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho những quốc gia
láng giềng.Vì vậy, các quốc gia cần có nghĩa vụ kiểm soát và quản lý hiệu
quả nguồn thải trong phạm vi chủ quyền.

235
(2) Nội dung pháp luật quốc tế về chống ô nhiễm không khí xuyên biên giới

Công ước Geneva năm 1979 là thỏa thuận khu vực duy nhất quy định
việc kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa, trong đó bầu khí quyển châu Âu
được xem là tài nguyên chung. Do đó, bắt buộc các quốc gia phải có sự hợp
tác xây dựng, thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm cũng như những tiêu
chuẩn phát thải chung. Châu Âu và Bắc Mỹ đã ký kết Công ước này. Mục
tiêu của Công ước là ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm không khí
tầm xa từ bất kể nguồn gây ô nhiễm nào, nhưng không quy định trách nhiệm
đối với tổn hại do ô nhiễm không khí. (Nguyễn Phúc Thủy Hiền, 2001). Công
ước tìm những nỗ lực hợp tác giữa các bên thông qua việc tăng cường nghiên
cứu, quan trắc, trao đổi thông tin về ô nhiễm không khí cũng như phát triển
chiến lược giảm phát thải, là cơ sở cho các Công ước ô nhiễm không khí
xuyên biên giới khác: Công ước về giảm phát thải lưu huỳnh 1985, 1994;
Công ước về kiểm soát phát thải nitơ oxit 1988, Công ước về kiểm soát phát
thải VOCs 1991, Công ước về kim loại nặng 1998, Công ước về giảm acid
hóa, phú dưỡng hóa và mức nền ozon 1999 - mở ra hướng phát triển kỹ thuật
mới và phản ánh những đàm phán lâu dài sẽ trở thành phần tất yếu của luật
quốc tế môi trường (UNEP, 2006).

Một số hạn chế của Công ước Geneva năm 1979:

 Không đưa ra lộ trình cụ thể, nên khó thực hiện trong thực tế.

 Chỉ tác động đến các quốc gia châu Âu, không có phạm vi rộng đến quốc
tế.

 Không quy định bất kỳ nghĩa vụ cụ thể nào về việc cắt giảm các nguồn ô
nhiễm không khí mà chỉ cam kết xây dựng chính sách kiểm soát ô nhiễm trên
cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu chung.

Những quy định về nghĩa vụ thông báo và thảo luận trong trường hợp có rủi
ro nghiêm trọng dẫn đến ô nhiễm không khí tầm xa khá lỏng lẻo so với những
quy tắc tập quán liên quan đến quá trình thảo luận về rủi ro đối với các nguồn
tài nguyên dùng chung (Nguyễn Phúc Thủy Hiền, 2001).

7.3.1.2. Pháp luật quốc tế về bảo vệ tầng ozone

(1) Bối cảnh

 Tầm quan trọng của tầng ozone

Ozone (O3) là loại khí hiếm trong không khí gần bề mặt đất và tập
trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng đối lưu từ 16km đến
khoảng 40km ở các vĩ độ. Tầng ozone có vai trò bảo vệ, ngăn chặn các tia cực
-236-
tím có ảnh hưởng trực tiếp - hầu hết mang tính chất phá hủy - đến đời sống
con người, sinh vật và các vật liệu khác. Khi tầng ozone tiếp tục bị suy thoái,
các tác động này càng trở nên tồi tệ (Lê Văn Thăng, 2007). Suy thoái tầng
ozone còn góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất, thay đổi chế độ khí hậu
toàn cầu.

 Thực trạng tầng ozone

Các quan sát thập niên 1970 cho thấy sựphá hủy ozone đáng kể ở tầng
bình lưu. Năm 1985, phát hiện “lỗ thủng ozone” ở Nam Cực. Năm 1992,
ozone ở Nam Cực giảm 60% so với các quan sát trước đó. Tổng lượng giảm
nồng độ ozone tầng bình lưu ước tính 3%/ thập kỷ. Vào giữa những năm
1990, suy giảm ozone kéo dài từ Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi,châu Úc
và Nam Mỹ - trở thành vấn đề đáng quan tâm toàn cầu (UNEP, 2006).Theo d
ự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2030, sự suy thoái tầng ozone trên
phạm vi toàn cầu là 6,5% và 16% ở các nước vĩ độ từ 60 0 trở lên. Trong
trường hợp chương trình bảo vệ tầng ozone hoạt động hiệu quả, tỷ lệ trên sẽ
giảm tương ứng còn 2% và 8% (Lê Văn Thăng, 2007).

 Nguyên nhân suy giảm tầng ozone

Nguyên nhân suy thoái tầng ozone hầu hết xuất phát từ hoạt động của
con người trên mặt đất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, phân bón hóa học,
máy bay,điện lạnh, sử dụng nhiên liệu hóa thạch…Các tác nhân quan trọng
nhất là khí CFC, CH4, oxit nitơ (NO,N2O)…- có khả năng tác dụng với ozone
biến nó thành O2, đòi hỏi hạn chế việc phát sinh các khí nói trên (Lê Văn
Thăng, 2007).

(2) Nội dung của pháp luật quốc tế về bảo vệ tầng ozone

 Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone 1985

Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone 1985 (gọi tắt là Công ước
Vienna) thông qua sau khi đạt được sự đồng thuận vào 22/3/1985, tại Vienna,
Áo. Mục tiêu tổng thể là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, chống lại
các tác động của sự suy giảm ozone. Công ước Vienna yêu cầu các bên tham
gia có biện pháp thích hợp chống lại các tác động bất lợi của con người làm
suy giảm tầng ozone - bao gồm việc thông qua luật pháp và các biện pháp
hành chính, hợp tác NCKH, trao đổi thông tin, phát triển và chuyển giao công
nghệ. Công ước quy định thành lập Hội nghị các bên tham gia (gọi tắt là COP
– Conferences of the Parties) và Ban thư ký. COP xem xét việc thi hành Công
ước, thiết lập các chương trình và chính sách cần thiết; là cơ quan sửa đổi
Công ước, cho phép thông qua các Nghị định thư và phụ lục mới. Ban Thư ký
tổ chức các cuộc họp, chuẩn bị và gửi báo cáo đến các quốc gia vềbiện pháp
thực hiện và đảm bảo sự phối hợp với cơ quan quốc tế khác có liên quan.
237
Là một công ước khung, Công ước Vienna không thiết lập bất kỳ kiểm
soát cụ thể nào về các chất làm suy giảm ozone. Thay vào đó là thiết lập
nghĩa vụ chung đối với các bên tham gia bảo vệ tầng ozone (Điều 2), nhấn
mạnh sự cần thiết phải hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, Công ước Vienna vẫn là
công ước đầu tiên thừa nhận sự cần thiết phải thực hiện các hành động trước
bằng chứng thực tế về tác hại của các chất làm suy giảm tầng ozone (UNEP,
2006).

 Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone 1987

Năm 1928, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các chất
Chlorofluorocarbon được tìm thấy trong hóa chất, bột giặt, tủ lạnh, máy điều
hoà, dung môi, chất cứu hỏa… có thể tồn tại rất lâu và có khả năng phá hủy
tầng ôzôn. Năm 1985, thông qua thực nghiệm, các nhà khoa học khẳng định
rằng có “lỗ thủng ozone” tại Nam Cực với xu hướng ngày càng lớn.

Ngày 16/09/1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm
tầng ozone được ký kết, có hiệu lực vào 01/01/1989 với sự tham gia của 29
quốc gia và cộng đồng Châu Âu, chiếm khoảng 82% lượng tiêu thụ toàn thế
giới của các chất gây tổn hại đến tầng ozone. Nghị định thư được xây dựng rất
linh hoạt, trong đó có quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nhóm nước,
đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu cuối cùng của Nghị định thư là
xoá bỏ các chất gây suy giảm tầng ozone (ozone depleting substances -ODS).

Cho đến nay Nghị định thư Montreal đã được sửa đổi, bổ sung 5 lần tại
cuộc họp các Bên nhằm tăng cường hiệu lực của Nghị định thư. Tại Hội nghị
các Bên (MOP 2 – Meeting of the Parties to the Montreal Protocol) ở
London, 1990, việc hạn chế các chất CFC và Halon thực hiện nghiêm ngặt
hơn, bao gồm hai chất mới là tetrachloromethane và 1,1,1, -trichloroethane;
179 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư Montreal sửa đổi London 1990. Tại
Hội nghị các Bên (MOP 4) ở Copenhagen, 1992, HCFCs, HBFCs và methyl
bromide được bổ sung vàodanh mục các chất cần kiểm soát; 168 quốc gia phê
chuẩn Nghị định thư Montreal sửa đổi Copenhagen 1992. Sau đó, các Bên
thông qua Nghị định thư Montreal sửa đổi 1997 quyết định đẩy nhanh tiến độ
loại bỏ methylbromide đối với các nước công nghiệp; ngoài ra, các Bên được
yêu cầu thành lập và thực hiện hệ thống cấp giấy phép xuất nhập khẩu các
chất phá hủy tầng ozonenhằm ngăn ngừa việc lưu thông bất hợp pháp các chất
bị kiểm soát; 135 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư Montreal sửa đổi
Montreal 1997. Tại Hội nghị các Bên (MOP 12) ở Bắc Kinh, 1999, các bên
thống nhất kiểm soát sản xuất HCFCs đối với các nước công nghiệp cũng như
các nước đang phát triển; Bromochloromethane được bổ sung vào Nghị định
thư (và được loại trừ vào năm 2002); quy định cấm buôn bán, xuất nhập khẩu
HCFCs với các quốc giachưa phê chuẩn Nghị định thư Montreal sửa đổi

-238-
Copenhagen 1992; 98 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư Montreal sửa đổi
Bắc Kinh 1999 (UNEP, 2006).

Đến nay, hơn 180 quốc gia tham gia Nghị định thư; chỉ có một số rất ít
quốc gia (với khoảng 100 triệu dân) không tham gia (tuy vậy, không có nước
nào trong số này là nước sản xuất hay tiêu thụ chính các ODS, đa số đều là
những nước nhỏ hoặc mới thành lập). Tất cả các nước thành viên của WTO
đều tham gia Nghị định thư Montreal.

Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất
ODS: Hệ số phá hủy tầng ozone (ưu tiên cắt giảm những chất có hệ số phá
hủy tầng ozone lớn), nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất (cắt
giảm sau những chất có nhu cầu sử dụng nhiều nhưng chưa tìm được chất
thay thế) cũng như trình độ phát triển và mức tiêu thụ của các quốc gia thành
viên (quy định thời hạn cắt giảm và loại bỏ 96 ODS).

Cơ chế bảo đảm thực hiện: Về tài chính, thế giới có “Quỹ đa phương”
(do các nước phát triển đóng góp) và khuyến khích giúp đỡ song phương để
cắt giảm và loại bỏ ODS. Về công nghệ, tìm ra những chất thay thế (đối với
những nước phát triển) và chuyển giao cho những nước đang phát triển và
chậm phát triển (không phải trả tiền).

(3) Một số kết quả đạt được

Công ước Vienna 1985 và Nghị định thư Montreal 1987 đã và đang
được ghi nhận là một thành công của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại
thảm họa môi trường toàn cầu do tầng ozone bị phá hủy - góp phần làm giảm
88% ODS và 84% các chất halons (so với mức giữa những năm 1980). Công
ước Vienna (tính đến tháng 9/2005) có 190 bên và Nghị định thư Montreal có
189 bên, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nga và
Hoa Kỳ tham gia. Việc sửa đổi Nghị định thư cùng với sự sẵn có của phương
tiện tài chính đã giúp đảm bảo sự tham gia của các quốc gia. Quá trình kiểm
soát OSD được tăng cường trong năm 1990, 1992, 1997 và 1999 cùng với
việc bổ sung các chất mới vào danh mục. Cơ chế linh hoạt và phù hợp của
Nghị định thư Montreal đóng vai trò là mô hình cho các hiệp định môi trường
khác (UNEP, 2006). Hơn 20 năm qua, thông qua Quỹ Đa phương về ozone,
các nước phát triển đã hỗ trợ gần 3 tỷ USD cho các nước đang phát triển
nhằm phát triển công nghệ, hướng tới loại trừ hoàn toàn các chất gây suy
giảm tầng ozone. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có Nghị
định thư Montreal, bầu khí quyển của chúng ta đã phải hấp thụ một lượng khí
nhà kính cao gấp đôi hiện tại, giúp thế giới tránh được hàng chục triệu ca ung
thư da và bệnh đục thủy tinh thể, tiết kiệm khoảng 4.200 tỷ USD chi phí chăm
sóc sức khỏe từ năm 1990 đến 2065 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Với nỗ lực không mệt mỏi từ phía các bên tham gia, lỗ thủng của tầng ozone

239
đã giảm 0,3%/năm và trong một vài năm qua đã đạt được những sự biến đổi
lớn không ngờ. Theo quy định của Nghị định thư, việc tiêu thụ các chất gây
hại của các quốc gia đang phát triển phải được hạn chế; đến năm 2040 chỉ
được duy trì ở mức của năm 2015, đồng thời chất CFC phải được loại bỏ hoàn
toàn trong bầu khí quyển. Trước đó 10 năm, vào năm 2030, các nước công
nghiệp cũng phải đạt được mục tiêu này.

7.3.1.3. Pháp luật quốc tế về BĐKH

(1) Khái quát về Biến đổi khí hậu

(a) Khái niệm

Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu, mực
nước biển dâng, gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan, là một
trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, tác động
nghiêm trọng đến đời sống con người: dự báo đến năm 2080, sản lượng ngũ
cốc có thể giảm 2-4%, kéo theo sự tăng giá từ 13-45% và số người thiếu
lương thực từ 36-50% (IPCC, 2007).
Biến đổi nhiệt độ (0C)

Nhiệt độ không khí đất liền tăng

Nhiệt độ mặt biển tăng

Nhiệt độ không khí trên biển tăng


mực nước (mm)
Biến đổi

Mực nước biển tăng


(10 4 km2)
Mức độ

Diện tích băng giảm

Hình 7.1. Các biểu hiện của BĐKH toàn cầu

(Trần Thục, 2009)

-240-
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm trong nhóm quốc gia có
nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng BĐKH và nước biển
dâng. Hiệp định khung về BĐKH của Liên hiệp quốc (UNFCCC, 2003 -
United Nations Framework Convention on Climate Change - là một hiệp ước
quốc tế công nhận khả năng thay đổi khí hậu gây nguy hại) đã dẫn chứng.
Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về BĐKH (SRV, MONRE, 2003) cho biết
trong suốt 30 năm qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có
dấu hiệu gia tăng. Bộ TN&MT ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia
tăng thêm 33 cm và tăng thêm 1 mét vào năm 2100, theo đó khoảng 39% diện
tích ĐBSCL, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh,
trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích
TPHCM có nguy cơ bị ngập - ảnh hưởng trực tiếp khoảng 60% dân số, trên
4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ
của Việt Nam. Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đã
đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 mét, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất
đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương
đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội). ĐBSCL sẽ có khoảng 2
triệu ha nằm dưới mực nước biển”. BĐKH có thể làm trầm trọng hơn những
nguy cơ sẵn có với TNTN, nông nghiệp, an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng,
sức khỏe người dân, KTXH và môi trường - là nguy cơ hiện hữu đới với mục
tiêu xoá đói giảm nghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ và sự PTBV đất nước.
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương: tài nguyên nước, nông
nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng bằng và dải ven biển;
cộng đồng nghèo, xa các trung tâm văn hóa, kinh tế (Bộ Tài nguyên và môi
trường, 2008).

Nghiên cứu về BĐKH đã trải qua một lịch sử lâu dài: bắt đầu bằng
những tài liệu sơ khai của Theophrastus vào khoảng 300 năm trước công
nguyên đề cập đến "hoạt động của con người có thể ảnh hưởng đến khí hậu";
sau đó là những nhận định của Jean-Baptiste Joshep Fourier - nhà toán học
người Pháp vào thập niên 1820 cho rằng "có một thứ gì đó trong khí quyển
đang làm cho trái đất ấm hơn bình thường"; những bằng chứng mà Louis
Agassiz - nhà tự nhiên học người Thụy Sĩ chỉ ra vào thập niên 1830 rằng
"những thay đổi ở núi băng Alpine trong quá khứ bắt đầu từ Kỷ Băng Hà và
khí hậu không phải lúc nào cũng ổn định"; năm 1896, Svante Arrhenius - nhà
hóa học người Thụy Điển là người đầu tiên định lượng chi tiết vai trò của
CO2 trong việc giữ ấm trái đất theo cơ chế hiệu ứng nhà kính, đồng thời ông
cũng chỉ ra việc đốt than làm cho mức CO2 tăng đáng kể; đến những năm
1950, nhà khoa học người Mĩ Charles Keeling nhận định nồng độ CO2 trong
khí quyển đang tăng đều đặn. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về BĐKH
trong giai đoạn này tập trung khẳng định biểu hiện đầu tiên của BĐKH - mà

241
cụ thể là hiện tượng "ấm lên của trái đất", nghiên cứu cơ chế (hiệu ứng nhà
kính) và bước đầu định hình nguyên nhân của hiện tượng này (phát thải CO2).

Năm 1988, Tổ chức liên Chính phủ về BĐKH của Liên hiệp quốc
(IPCC- Intergovernmental Panel on Climate Change) ra đời, đánh dấu một cột
mốc quan trọng, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nghiên cứu về BĐKH.
IPCC tập trung các nhà khoa học hàng đầu về BĐKH từ 195 quốc gia thành
viên của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về thay đổi khí hậu
do con người gây ra trên phạm vi toàn cầu. Tổ chức này đã thực hiện 5 bản
báo cáo đánh giá (AR) về BĐKH trên thế giới (1990, 1995, 2001, 2007,
2014). Trên cơ sở đó, các nghiên cứu liên quan đến BĐKH được đẩy mạnh
phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các hướng nghiên cứu chính
cũng dần được hình thành: Nghiên cứu, xác định nguyên nhân; Nghiên cứu
biểu hiện và xây dựng các kịch bản BĐKH; Nghiên cứu tác động và xây dựng
giải pháp ứng phó với BĐKH...

BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn, có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Chương trình mục tiêu quốc
gia về ứng phó với BĐKH). Theo Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về
BĐKH, BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây
ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế, xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
Một cách tổng quát, BĐKH là sự biến động trạng thái trung bình của khí
quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỉ đến hàng triệu năm
(IPCC, 2007).

(b) Nguyên nhân gây BĐKH

Cần lưu ý BĐKH tự nhiên là một quá trình tự vận động của Trái đất. Còn
ngày nay, khi nhắc đến BĐKH, người ta muốn nhắc đến sự thay đổi nhanh
chóng của khí hậu hiện tại, với các nguyên nhân do con người gây ra.
(Trương Quang Học và nnk, 2011).

Nguyên nhân tự nhiên

Các nguyên nhân tự nhiên gây BĐKH có thể kể đến như: thay đổi
cường độ sáng mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời, các hoạt động núi
lửa, thay đổi dòng chảy đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất… 

 Sự thay đổi cường độ sáng mặt trời gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu
xuống mặt đất, theo đó, nhiệt độ bề mặt trái đất cũng thay đổi. Tuy nhiên,
-242-
trong khoảng thời gian rất dài – gần 4,5 tỷ năm kể từ khi tạo thành mặt trời,
cường độ sáng mặt trời tăng hơn 30% cho thấy sự thay đổi cường độ sáng mặt
trời không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.

 Sự xuất hiện các điểm đen mặt trời làm thay đổi cường độ tia bức xạ mặt
trời chiếu xuống trái đất – tức sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất
làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.

 Núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn sulfur
dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro… có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Các hạt nhỏ (sol khí) phun ra từ núi lửa phản chiếu bức xạ mặt
trời trở lại không gian, góp phần làm giảm nhiệt độ bề mặt trái đất.

 Đại dương là một trong những thành phần chính của hệ thống khí hậu.
Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh, theo đó sự
thay đổi dòng hải lưu có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển
động của CO2 vào khí quyển.

 Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất: Trái đất quay quanh mặt trời với quỹ
đạo có góc nghiêng 23,5°. Sự thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo có thể dẫn đến
những thay đổi nhỏ về khí hậu. Tuy nhiên, thay đổi này cực kỳ nhỏ trong
hàng tỷ năm nên không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.

Các phân tích trên cho thấy nguyên nhân tự nhiên đóng góp một phần
rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ từ trước đến nay. IPCC chỉ ra rằng
nguyên nhân chính gây BĐKH là từ các hoạt động của con người.

Nguyên nhân do con người

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, hoạt động kinh tế, xã hội của con người
đã thải vào bầu khí quyền nhiều khí CO 2, CH4..., làm cho nồng độ các khí nhà
kính (Hình 7.2) tăng lên thông qua việc sử dụng nhiều các nhiên liệu hoá
thạch (xăng, dầu, than, khí thiên nhiên...) trong các hoạt động sử dụng năng
lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và sinh hoạt; phá rừng, cháy
rừng; chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chôn lấp rác
thải… (Hình 7.3).

Các khí này tồn tại trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) -chỉ cho
bức xạ sóng ngắn từ mặt trời xuyên qua, trong khi giữ lại nhiệt bức xạ sóng
dài phản xạ từ mặt đất; nhờ đó, duy trì nhiệt độ trung bình trên mặt đất
khoảng 15°C (nếu không có khí nhà kính thì nhiệt độ là -18°C), đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển trên trái đất (Trương Quang Học và nnk, 2011). Tuy
nhiên, nồng độ KNK tăng đáng kể, làm lượng nhiệt được giữ lại ở bề mặt trái
đất nhiều hơn, gây hiện tượng ấm lên toàn cầu làm biến đổi khí hậu.

243
a. Khí Carbonic (CO2) b. Khí Metan (CH4)

c. Khí Nitrous oxide (N2O) d. Dẫn xuất của Flo (HFCs, PFCs,
FS6)

Hình 7.2. Một số khí nhà kính (Live & Learn and Plan in Vietnam)

-244-
Hình 7.3. Nguồn gốc và nguyên nhân phát thải khí nhà kính nhân tạo

(2) Luật Quốc tế về Biến đổi khí hậu

Quá trình phát triển của Luật quốc tế về BĐKH: được tóm tắt trong Bảng 7.1

Bảng 7.1: Quá trình phát triển của Luật quốc tế về BĐKH

Những sự kiện Nội dung chủ yếu


quan trọng

Nghị quyết Năm 1988, Đại hội đồng LHQ đã chính thức thông qua
45/53 của Đại Nghị quyết 45/53, thừa nhận sự BĐKH là một vấn đề thực
hội đồng Liên sự cần được quan tâm của cả nhân loại. Ủy ban Liên chính
hợp quốc năm phủ về BĐKH (IPCC) được thành lập bởi chương trình
1988 môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức khí tượng
thế giới (WMO) (Nguyễn Lan Nguyên, 2013).

Công ước khung Tháng 6/1992, Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về Môi
245
của LHQ về trường và phát triển họp tại Rio de Janeiro, Brasil đã ký
BĐKH Công ước Khung về Biến đổi khí hậu - là cam kết của các
1992(UNFCCC) quốc gia nhằm vạch ra khuôn khổ cho các hoạt động kiểm
soát và cắt giảm phát thải khí nhà kính, ổn định nồng độ
khí nhà kính trong khí quyển, ngăn chặn các tác động nguy
hiểm của nó tới hệ thống khí hậu.
Công ước nhấn mạnh trách nhiệm đi đầu của các nước
phát triển trong việc ngăn ngừa BĐKH và các ảnh hưởng
tiêu cực của nó có xét đến đặc thù và hoàn cảnh của các
nước đang phát triển.
Công ước đã đưa ra một số nguyên tắc nhằm đạt được mục
tiêu ổn định nồng độ khí nhà kính như: phòng ngừa, hiệu
quả chi phí, bền vững, trách nhiệm chung nhưng có sự
phân biệt và yêu cầu các nước phát triển phải đi đầu trong
cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu (Trần Thọ Đạt, Vũ Thị
Hoài Thu, 2012).
Tuy nhiên, Công ướcchỉ quy định về nguyên tắc, không
quy định nghĩa vụ và lộ trình thực hiện nên hiện tượng
hiệu ứng nhà kính không giảm mà còn gia tăng 1,5 lần.

Nghị định thư Nghị định thư Kyoto - thỏa thuận quốc tế liên quan tới
KYOTO 1997 Công ước khung của LHQ về BĐKH - được thông qua tại
về cắt giảm khí Kyoto, Nhật Bản ngày 11/12/1997, có hiệu lực từ ngày
nhà kính 16/2/2005. Theo thống kê của UNFCCC, tính đến năm
2012, đã có 194 quốc gia tham gia Nghị định.
Nội dung chính là thiết lập mức giảm khí nhà kính bắt
buộc đối với 37 nước công nghiệp và cộng đồng chung
Châu Âu: trung bình 5,2% so với mức phát thải năm 1990
trong giai đoạn 2008 - 2012 (Nghị định thư Kyoto, 1997).
Các loại khí nhà kính phải cắt giảm và vấn đề quy đổi
chúng tham khảo Phụ lục A -Nghị định thư Kyoto. Các
quốc gia tham gia ký kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí
CO2 và năm loại khí nhà kính khác là Methane (CH4),
Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs),
Perfluorocarbons (PFCs), Sulphur hexafluoride (SF6).
Khác với Công ước khung của LHQ về BĐKH -khuyến
khích các nước công nghiệp giảm phát thải khí nhà kính,
Nghị định thư bắt buộc thực hiện công tác này. Bên cạnh
đó, bởi mức phát thải đáng kể khí nhà kính của các nước
phát triển sau hơn 150 năm sản xuất công nghiệp, Nghị
định thư đặt nhiều trách nhiệm hơn đối với các quốc gia
-246-
này theo tiêu chí “trách nhiệm chung nhưng mức độ khác
nhau”.
Các quốc gia được chia làm hai nhóm:
o Nhóm các nước phát triển - Annex I: phải tuân theo
các cam kết nhằm cắt giảm khí nhà kính và buộc
phải có bản đệ trình thường niên về các hành động
cắt giảm khí thải;
o Nhóm các nước đang phát triển - Non-Annex I:
không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như
Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình
CDM.
Các nguyên tắc thực hiện Nghị định thư được thông qua
tại Hội nghị COP 7 tại Marrakesh năm 2001 - “Hiệp ước
Marrakesh”.Theo đó, các quốc gia phải đạt được mục tiêu
của mình, trước tiên là ở phạm vi quốc gia với 3 cơ chế hỗ
trợ (- khuyến khích đầu tư xanh với chi phí hiệu quả
nhất):Thương mại phát thải - “thị trường Carbon”; Cơ chế
phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM),
Triển khai đồng thực hiện (Joint Implementation - JI).
14/2/2001, Tổng thống Bush trình bày kế hoạch tự nguyện
làm chậm sự gia tăng các khí nhà kính của Mỹ. Cùng với
việc cho rằng Nghị định thư Kyoto chưa đủ bằng chứng
khoa học, không công bằng và không hiệu quả vì không
bao gồm các nước đang phát triển, 3/2001 Mỹ rút khỏi
Nghị định (A. Bernard, 2001). Trước bối cảnh Mỹ rút khỏi
Nghị định thư, các quốc gia tổ chức Hội nghị tại Bonn -
Đức vào 7/2001 bàn về việc tiếp tục thực hiện Nghị định
thư mà không có sự tham gia của Mỹ. Đã có 2 sự nhượng
bộ:
 Kéo dài thời hạn cắt giảm
khí nhà kính đối với các quốc gia của Công ước khung
đã phê chuẩn Nghị định thư.
 Cho phép các nước công
nghiệp sử dụng lượng khí nhà kính được hấp thụ bởi
rừng tự nhiên của mình để trừ vào chỉ tiêu cắt giảm.
Quốc gia phát triển phải sử dụng rừng trồng sau năm
1990.
Tính đến 11/2008, đã có 1.230 dự án CDM được Ban
Chấp hành quốc tế về CDM đăng ký cho thực hiện. Các dự

247
án tạo ra trung bình 279 triệu tấn CO 2/năm. Cùng với việc
xây dựng và thực hiện các dự án CDM quốc gia, nghị định
thư Kyoto là tiền đề cho việc hình thành thị trường kinh
doanh khí thải giữa các quốc gia (UNFCCC, 2011).

Kế hoạch cắt Theo Tổ chức khí tượng thế giới, lượng khí CO 2 đã tăng
giảm khí nhà 0,5% trong năm 2005 và sẽ không giảm trừ khi có một
kính sau năm cam kết mạnh mẽ hơn Nghị định thư Kyoto.
2012 Tiến trình thảo luận về các hành động toàn cầu ứng phó
với BĐKH sau 2012 bắt đầu từ tháng 5/2006. Liên minh
Châu Âu (EU) và Nhật Bản muốn các mục tiêu trung hạn
chặt chẽ. Anh đề xuất EU chấp nhận mục tiêu trung hạn
giảm 30% lượng khí nhà kính tới năm 2020. Trong khi đó,
Mỹ và Australia vẫn phản đối kịch liệt mọi cuộc đàm phán
về mục tiêu.
Tháng 11/2006, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu
khai mạc tại Nairobi - Kenya thảo luận viễn cảnh khi Nghị
định thư Kyoto hết hiệu lực năm 2012 với hai vấn đề lớn:
Mức cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012? Liệu các nước
đang phát triển lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có buộc
phải cắt giảm khí nhà kính?
Để tiếp tục tìm giải pháp sau khi Nghị định thư Kyoto hết
hiệu lực vào năm 2012, nhiều cuộc họp toàn cầu về BĐKH
đã diễn ra tại Copenhagen - Đan Mạch (2009), Cancun -
Mêhicô (2010) nhằm tìm giải pháp về vấn đề môi trường
toàn cầu (Nguyễn Bích Thuận, 2012).
12/2012, tại Doha diễn ra Hội nghị COP18 và CMP18
(Meeting of the Parties to the Kyoto Protocol). Quá trình
đàm phán quốc tế về BĐKH toàn cầu được tiến hành theo
02 hướng: (i) hướng Nghị định thư Kyoto để xây dựng văn
bản toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý đối với các nước
phát triển - nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính định
lượng với tỷ lệ kỳ vọng cao hơn cho các thời kỳ sau năm
2012 và (ii) hướng hợp tác dài hạn nhằm thực hiện Công
ước khí hậu nêu trong Lộ trình Bali - thông qua vào năm
2007 với các nội dung gồm quan điểm chính hợp tác dài
hạn, thích ứng, giảm nhẹ, cơ chế tài chính, chuyển giao
công nghệ và tăng cường năng lực. Các Bên thống nhất
thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto sẽ
kéo dài 8 năm kết thúc vào 3/12/2020. Yêu cầu các nước
phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi thuộc Phụ

-248-
lục I phải đưa ra các cam kết cắt giảm và hạn chế phát thải
khí nhà kính định lượng (Quantified Emission
Limitationand Reduction Commitment (Kyoto Protocol) -
QELRCs) thay cho các mục tiêu trước đây để cắt giảm ít
nhất 18% tổng lượng phát thải khí nhà kính dưới mức năm
1990 trong giai đoạn 2013 – 2020.
Hội nghị COP20 sau đó đã đạt được một số thỏa thuận về
cắt giảm khí nhà kính. Bên cạnh đó, các nước đã đưa ra
những chính sách cắt giảm khí nhà kính cụ thể như: Hoa
Kỳ đưa ra chính sách cắt giảm 40-45% lượng phát thải khí
Mêtan vào năm 2025 so với năm 2012, Trung Quốc đặt ra
mục tiêu giảm 16% cường độ sử dụng năng lượng trong
năm 2015 so với 2010 nhằm hạn chế phát thải khí nhà
kính, Thái Lan đề xuất các hành động về giao thông và
năng lượng để giảm từ 7 đến 20% lượng khí nhà kính vào
năm 2020.

Cho đến nay, IPCC đã công bố 5 báo cáo về tình hình BĐKH toàn cầu
(Hình 7.4):

 Báo cáo đánh giá lần thứ nhất (1990) kết luận rằng trong suốt một thế kỷ
qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 0,3 - 0,6 0C. Các hoạt động phát
triển KT-XH của con người đã làm gia tăng đáng kể nồng độ khí nhà kính so
với nồng độ tự nhiên của chúng trong khí quyển - là nguyên nhân cơ bản của
hiện tượng nóng lên toàn cầu.

 Báo cáo đánh giá lần thứ 2 (1995): các bằng chứng cho thấy rõ tác động
không nhỏ của loài người đến hệ thống khí hậu - được xem là khẳng định đầu
tiên về trách nhiệm của con người đối với BĐKH.

 Báo cáo đánh giá lần thứ 3 (2001) đưa ra các bằng chứng mới và mạnh mẽ
hơn về khí nhà kính do con người thải ra chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến
hiện tượng nóng lên toàn cầu trong suốt nửa sau thế kỷ 20.

 Báo cáo đánh giá lần thứ 4 (2007) cho thấy hơn 90% tác nhân gây ra
BĐKH là do hoạt động của con người bao gồm việc phát thải khí nhà kính.

 Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC (2013) cho rằng con người đóng góp
95% nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và nhiệt độ sẽ
tăng lên 5% so với thông tin trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 (2007).

249
Hình 7.4. Các kịch bản biến đổi khí hậu do IPCC công bố.

7.3.2. Pháp luật quốc tế về BVMT biển

7.3.2.1. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on
Law of the Sea - UNCLOS) -còn gọi là Công ước Luật biển hay Hiệp ước
Luật biển là một hiệp ước quốc tế được thông qua trong Hội nghị về luật biển
Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến năm 1982; là bản hiến
pháp về biển của cộng đồng quốc tế, tổng hợp toàn diện, bao quát được tất cả
những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển cả và đại dương thế
giới, quy định quyền lợi và nghĩa vụ về nhiều mặt của tất cả quốc gia (có biển
cũng như không có biển) đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia
và thuộc phạm vi quốc tế; là cơ sở pháp lý quốc tế chung cho việc giải quyết
tranh chấp trên biển. Công ước được ký ngày 10/12/1982 ở Montego Bay
(Jamaica) -thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn- với sự tham gia của
117 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công ước gồm 320 điều khoản, 9 phụ
lục với hơn 1000 quy phạm pháp luật và có hiệu lực vào ngày 16/11/1994.
Tính đến tháng 6/2011, đã có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia Công ước.
Hoa Kỳ không tham gia với tuyên bố công ước không có lợi cho kinh tế và an
ninh quốc gia.

(1) Bối cảnh hình thành

UNCLOS trở nên cần thiết do tính pháp lý yếu của ý niệm quyền tự do
về biển có từ thế kỷ 17: quyền của các quốc gia bị giới hạn trong một vành
đai lãnh hải mở rộng ra từ bờ biển của quốc gia đó, thường là 3 hải lý. Tất cả

-250-
các lãnh hải nằm ngoài biên giới quốc gia được xem như lãnh hải quốc tế - tự
do cho tất cả các quốc gia, không thuộc quốc gia nào (nguyên tắc Mare
liberum được Grotius công bố).

Đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia muốn mở rộng quyền tuyên bố chủ
quyền nhằm khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ nguồn cá và có
các phương tiện để thực thi kiểm soát ô nhiễm. Điều này được Hội Quốc Liên
công nhận, theo đó, một hội nghị được tổ chức năm 1930 tại Hague nhưng
không mang đến các thỏa thuận.

Năm 1945, Tổng thống Harry S.Truman đã mở rộng sự kiểm soát tài
nguyên thiên nhiên thuộc thềm lục địa Hoa Kì. Các quốc gia khác cũng nhanh
chóng ganh đua theo. Giữa năm 1946 và 1950, Argentina, Chile, Peru và
Ecuador đều nới rộng chủ quyền ra khoảng cách 200 hải lý nhằm bao quát cả
ngư trường trong hải lưu Humboldt. Các quốc gia khác nới rộng vùng lãnh hải
đến 12 hải lý.

Đến năm 1967, chỉ 25 quốc gia vẫn sử dụng giới hạn 3 hải lý, 66 quốc
gia đã quy định giới hạn lãnh hải 12 hải lý và 8 quốc gia đưa ra giới hạn 200
hải lý. Đến 27/7/2007, chỉ còn vài nước sử dụng giới hạn 3 hải lý là Jordan,
Palau và Singapore, một số đảo của Úc, một khu vực của Belize, một vài eo
biển của Nhật Bản, một vài khu vực của Papua New Guinea, Anguilla...

(2) Nội dung Công ước Luật biển UNCLOS

Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc
sử dụng, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh,
BVMT và cải thiện quản lý tài nguyên biển. Nội dung cơ bản của Luật Biển
1982 dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản (Phan Thanh Hậu, 2013):

 Nguyên tắc tự do biển cả


Biển cả tồn tại khách quan cùng với các vùng biển thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển. Do không thuộc sở
hữu của bất kỳ quốc gia nào nên quy chế pháp lý của Biển cả là quy chế tự
do, thể hiện trên hai khía cạnh: các quốc gia có quyền và lợi ích khác nhau
trong khu vực biển cả và không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có vị
trí, hoàn cảnh địa lý khác nhau khi tham gia sử dụng và khai thác tài nguyên
biển.

Theo quy định tại Điều 87 của Công ước Luật Biển 1982, nguyên tắc tự
do biển cả được cụ thể hóa thành các quyền tự do cơ bản, là cơ sở để hình
thành quy chế pháp lý của biển cả và vùng, bao gồm: tự do hàng hải, tự do
hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân
tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép, tự do đánh bắt hải sản, tự do

251
NCKH. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích
của việc thực hiện quyền tự do trên biển của các quốc gia khác, cũng như đến
các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến hoạt động trong vùng.

 Nguyên tắc đất thống trị biển


Nguyên tắc này được Điều 76 của Công ước Luật Biển 1982 khẳng
định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và vùng đất
dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài
tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục
địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý
khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. 

Theo nguyên tắc, việc mở rộng chủ quyền của quốc gia ra biển không
thể tách rời yếu tố chủ quyền lãnh thổ. Yếu tố lãnh thổ theo ghi nhận của
nguyên tắc này là lãnh thổ đất (bao gồm cả đảo tự nhiên và quần đảo).
Nguyên tắc “Đất thống trị biển” có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia
ven biển, nhất là các quốc gia đang phát triển - là cơ sở để khẳng định chủ
quyền, quyền tài phán của quốc gia trên biển, góp phần giải quyết công bằng
và hiệu quả tranh chấp trên biển giữa các quốc gia.

 Nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình


“Biển cả được sử dụng vào các mục đích hòa bình” được nhắc tới trong
Điều 88 Công ước Luật Biển 1982. Biển cả là vùng biển chung của cộng đồng
quốc tế với nguồn TNTN phong phú, đa dạng. Việc sử dụng biển cả đúng
cách sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nhân loại. Ngược lại, sử
dụng biển cả một cách tiêu cực sẽ đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế. Vì
vậy, quy chế pháp lý của biển cả phải được xây dựng đảm bảo vùng biển này
chỉ được sử dụng vì các mục đích hòa bình.

 Nguyên tắc Vùng và tài nguyên thuộc Vùng là di sản chung của
nhân loại

"Vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người" (Điều
136 Công ước Luật Biển 1982). Quy định này loại bỏ sự độc quyền chiếm
đoạt đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào trên vùng. Nguyên tắc này và
nguyên tắc tự do biển cả là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và đảm bảo
thực thi chế độ pháp lý đối với việc khai thác TNTN của vùng. Trong cách xử
sự chung liên quan đến vùng, các quốc gia tuân theo quy định của Công ước
Luật Biển 1982, các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc
và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế với sự quan tâm giữ gìn hòa bình,
an ninh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau (Điều 138 Công ước
Luật Biển 1982).

-252-
 Nguyên tắc bảo vệ và khai thác hợp lý các sinh vật sống trên biển
Nội dung của nguyên tắc này bao hàm việc các quốc gia có nghĩa vụ
bảo vệ các sinh vật sống trên biển. Trong trường hợp tiến hành khai thác, việc
khai thác sinh vật sống này phải được tiến hành một cách khoa học, hợp lý để
bảo tồn và phát triển bền vững. 

 Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển


Hiện nay, môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng đang đối
mặt với nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động khai thác của con
người. Nếu không có những biên pháp khắc phục kịp thời, một khi sự cân
bằng sinh thái của biển bị phá vỡ, biển sẽ có những tác động xấu đến đời sống
của con người. 

Nhận thức được điều này, vấn đề BVMT biển được các quốc gia quan
tâm, nhiều Công ước Quốc tế về BVMT biển ra đời - tạo cơ sở và hành lang
pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển như:
Công ước Brukxen 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai
nạn trên biển cả, Công ước London 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các
chất thải do tàu và các chất thải khác… đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982.

 Nguyên tắc công bằng


Là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong quá trình phân định biển -
không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven
biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn
cảnh hữu quan. Công ước Luật Biển 1982 ghi nhận nguyên tắc này trên một
số khía cạnh:

- Thừa nhận các quốc gia có quyền và nghĩa vụ như nhau trong khu vực
Biển cả. Không đặt Biển cả dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia
nào. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có
biển. Các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý cũng được sử
dụng Biển cả như các quốc gia có biển.

- Thừa nhận Vùng và tài nguyên của Vùng là di sản chung của loài
người, các quốc gia có biển hay không có biển trong khuôn khổ quy định của
Luật pháp Quốc tế đều có quyền sử dụng Vùng vào những mục đích hòa bình.
Mọi hoạt động được tiến hành trong Vùng vì lợi ích của toàn thể loài người.

Liên Hiệp Quốc có quyền hạn phê chuẩn việc gia nhập, quy định ủng
hộ các cuộc họp của các quốc gia thành viên nhưng không có vai trò hoạt
động trong việc thi hành Công ước. Tuy nhiên, các tổ chức liên chính phủ tự
trị như: Tổ chức Hàng hải Liên chính phủ, Ủy ban Cá voi quốc tế và Cơ quan

253
quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại có một vai trò
trong việc thực thi Công ước.

Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) là bộ
luật hoàn chỉnh nhất về biển trong thời đại chúng ta, dành phần XII qui định
việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ
điều 192 đến 237) - là cơ sở pháp lý giúp các quốc gia bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn
chế và kiểm soát ONMT biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định
rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMT biển
khỏi ô nhiễm.

7.3.2.2. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78)

Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu ra đời năm 1973 - là bộ
luật chuyên ngành hàng hải của thế giới được thông qua tại Hội nghị quốc tế
về ô nhiễm biển, do Tổ chức hàng hải quốc tế (International Maritime
Organization - IMO) triệu tập từ ngày 8/10 đến 2/12/1973. Công ước đưa ra
những qui định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận
chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do
nước, rác và khí thải ra từ tàu.

Năm 1978, Công ước 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư
1978 kèm thêm 5 phụ lục mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78
(Marine Pollution 73/78). Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78 được bổ sung
bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6. Đến nay, Marpol 73/78 đang
được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải thế giới.

Ngoài ra, còn có khoảng 10 Công ước và thỏa thuận quốc tế liên quan
đến việc phòng chống ONMT biển đang được áp dụng như:

- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển (International
Convention for the Safety of Life at Sea - SOLAS 1974).

- Công ước quốc tế sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với việc xử lý ô
nhiễm dầu (International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response
and Co-operation - OPRC 1990).

- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất thải và những vật liệu
khác (London 1972).

- Các thỏa thuận khu vực để tạo điều kiện cho các cảng biển kiểm tra sự
chấp hành luật lệ về BVMT biển của các tàu cập bến.

Bên cạnh đó, luật quốc tế về chống ô nhiễm biển bao gồm:

-254-
- Kiểm soát ô nhiễm từ đất liền

- Kiểm soát ô nhiễm biển từ không khí

- Kiểm soát ô nhiễm biển từ tàu thuyền

- Kiểm soát ô nhiễm biển từ sự nhận chìm

- Kiểm soát ô nhiễm biển từ các hoạt động có liên quan đến đáy biển

Luật quốc tế về bảo vệ tài nguyên biển được hiểu là bảo vệ Tài nguyên
sinh học và Tài nguyên phi sinh học.

7.3.3. Pháp luật quốc tế quản lý nguồn nước xuyên biên giới

7.3.3.1. Công ước Liên hợp quốc về luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào
mục đích phi giao thông thủy (Công ước New York 1997)

Công ước Liên hợp quốc về luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào
mục đích phi giao thông là thỏa thuận toàn cầu duy nhất tập trung vào việc
quản lý các nguồn nước quốc tế, duy trì và sử dụng chúng cho các mục đích
ngoài giao thông thủy. Mặc dù công ước này mới có hiệu lực năm 2014
nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hệ thống hóa các nguyên tắc và quy
tắc có thể được sử dụng làm định hướng cho việc xây dựng các chế độ quản
lý nguồn nước chung.

(1) Bối cảnh hình thành

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế, xã
hội và là một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Trên thực tế, nước
đang cạn kiệt dần, trong khi dân số thế giới ngày càng tăng. Hơn thế nữa, hầu
hết các nguồn nước ngọt trên thế giới đang được chia sẻ bởi hai hay nhiều
quốc gia.

Ý tưởng về một khung pháp lý toàn cầu điều chỉnh việc sử dụng các
sông quốc tế được nhen nhóm từ năm 1959 khi Đại hội đồng Liên hợp quốc –
United Nations General Assembly (UNGA/GA) quyết định nghiên cứu vấn đề
này. Năm 1963, Ủy ban Luật quốc tế - International Law of Commission
(ILC) được Đại hội đồng LHQ chỉ đạo “nghiên cứu luật quốc tế về sử dụng
các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thông thủy với quan điểm tiếp
tục phát triển. Năm 1970, nhằm giải quyết áp lực ngày càng tăng về chất
lượng và số lượng các nguồn nước quốc tế, Đại hội đồng LHQ chỉ đạo ILC
soạn thảo Dự thảo Điều khoản điều chỉnh việc sử dụng các nguồn nước xuyên
biên giới vào mục đích phi giao thông thủy.

255
Sau gần 40 năm, ngày 21/5/1997 Công ước được thông qua bằng đa số
phiếu của Đại hội đồng. Ngày 19/5/2014, Việt Nam gia nhập và trở thành
thành viên thứ 35 của Công ước, thỏa mãn điều kiện số lượng các quốc gia
tham gia để Công ước bắt đầu có hiệu lực. Theo quy định, Công ước có hiệu
lực vào ngày thứ 90 kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn thứ 35 cho
Tổng thư ký LHQ, tức là ngày 17/8/2014.

(2) Nội dung Công ước New York 1997


Công ước gồm 37 Điều và 1 phụ lục với những nội dung chính sau:
(i) Đối tượng điều chỉnh là hoạt động sử dụng các nguồn nước quốc tế
với mục đích phi giao thông thủy và các biện pháp bảo vệ, bảo tồn, quản lý có
liên quan đến việc sử dụng các nguồn nước đó (Điều 1.1). Như vậy, việc sử
dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích giao thông không thuộc phạm vi
Công ước này.
(ii) “Nguồn nước” trong phạm vi Công ước này là hệ thống nước mặt
và nước ngầm (Điều 2.a). “Nguồn nước quốc tế” là nguồn nước có các phần
nằm trên các quốc gia khác nhau. “Quốc gia chung nguồn nước” là quốc gia
thành viên tham gia Công ước mà trên lãnh thổ đó có một phần của nguồn
nước quốc tế, hoặc một bên tham gia một tổ chức hợp nhất kinh tế khu vực
mà trong lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thành viên của tổ chức đó có
một phần của nguồn nước quốc tế (Điều 2.c).
(iii) Các nguyên tắc chính:
 Nguyên tắc tham gia và sử dụng nguồn nước công bằng và hợp lý
(Điều 5): Đòi hỏi các quốc gia chung nguồn nước sử dụng nguồn nước một
cách công bằng và hợp lý, trong đó có tính đến lợi ích của các quốc gia chung
nguồn nước khác; hợp tác để bảo vệ và phát triển nguồn nước quốc tế.
 Nguyên tắc không gây thiệt hại đáng kể (Điều 7): Yêu cầu các quốc gia
chung nguồn nước không được gây thiệt hại lớn đối với các quốc gia chung
nguồn nước khác. Nếu gây ra thiệt hại lớn, phải tiến hành mọi biện pháp cần
thiết với sự tham vấn của quốc gia bị ảnh hưởng để loại bỏ hoặc giảm thiểu
thiệt hại đó; có thể sẽ thảo luận việc bồi thường.
 Nguyên tắc hợp tác (Điều 8) và trao đổi thông tin thường xuyên (Điều
9): Thông báo về việc thực hiện các biện pháp quy hoạch có thể gây ảnh
hưởng đến quốc gia chung nguồn nước khác (Điều 11 – 16), tham vấn và
thương lượng liên quan đến các biện pháp quy hoạch đó (Điều 17).
 Nguyên tắc bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái của các nguồn nước quốc tế
(Điều 20 – 23).

-256-
 Quốc gia chung nguồn nước thực hiện nghĩa vụ quản lý thông qua việc
thiết lập các cơ chế quản lý chung (Điều 24), thực hiện nghĩa vụ điều tiết
dòng chảy của nguồn nước quốc tế (Điều 25), bảo vệ các công trình lắp đặt
liên quan đến nguồn nước quốc tế (Điều 26).
Sau gần 20 năm kể từ khi thông qua Công ước (tính đến 2016), việc
Công ước có hiệu lực cho thấy nguyện vọng của cộng đồng quốc tế về một
khung pháp lý toàn cầu điều chỉnh vấn đề sử dụng nguồn nước quốc tế đã trở
thành hiện thực.
7.3.3.2. Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và
các hồ quốc tế (Công ước Helsinki 1992)

Ngoài một số công ước cấp độ toàn cầu ít nhiều có liên quan đến vấn
đề nguồn nước như Công ước Ramsar liên quan đến các vùng đầm lầy năm
1971, Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học năm 1992 với mục đích
thúc đẩy sử dụng bền vững đa dạng sinh học trên thế giới, Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992, Công ước về chống sa mạc
hóa tại các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hạn hán và/hoặc sa mạc hóa,
đặc biệt là tại Châu Phi năm 1994... Một loạt các điều ước quốc tế khác về
chia sẻ và quản lý nguồn nước xuyên biên giới ở cấp độ song phương, khu
vực và đa phương đã ra đời như Hiệp định về chất lượng nước các hồ lớn giữa
Canada và Mỹ năm 1978; Hiệp định phân chia nguồn nước Pakistan năm
1991; Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông MêKông năm
1995; Công ước bảo vệ sông Danube năm 1994; đặc biệt là Công ước về bảo
vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế của Ủy ban
Kinh tế Châu Âu, thông qua năm 1992, có hiệu lực năm 1996 (Công ước
Helsinki 1992) – đóng vai trò quan trọng đối với việc quản trị nguồn nước
khu vực và toàn cầu được xem là tiền thân của Công ước New York 1997.
Sau đó, Công ước được củng cố thêm với hai nghị định thư sửa đổi: Nghị
định thư 1999 và Nghị định thư 2003. Sửa đổi này có hiệu lực kể từ ngày
3/2/2013, làm cho Công ước từ cấp khu vực nâng lên thành khung pháp lý
toàn cầu về hợp tác trong lĩnh vực quản lý nước xuyên biên giới Bộ ngoại
giao, 2015).

(1) Bối cảnh hình thành

Vào thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ trước, Ủy ban Kinh tế Châu Âu của


Liên hợp quốc - United Nations Economic Commission for Europe (UNECE)
và các nước thành viên sử dụng các văn kiện quốc tế không có tính ràng buộc
để ngăn ngừa sự suy giảm và sử dụng quá mức các nguồn nước trong khu
vực, như: Quyết định 1982 về hợp tác quốc tế đối với các nguồn nước chung,
Quyết định 1987 về các quy tắc liên quan đến việc hợp tác trong lĩnh vực
nước xuyên biên giới, Hiến chương 1989 về quản lý nước ngầm. Tuy nhiên,
những thay đổi trong bối cảnh chính trị của Châu Âu những năm 1990 với
257
việc ra đời các nước mới và các nguồn nước xuyên biên giới mới đòi hỏi một
cách tiếp cận toàn diện và ràng buộc pháp lý ngày càng hiện hữu. Năm 1992,
các quốc gia thành viên UNECE đã thông qua Công ước Helsinki và bắt đầu
có hiệu lực năm 1996. Sau đó, Công ước được củng cố thêm với hai Nghị
định thư sửa đổi (1999 và 2003). Mục đích của Công ước là thúc đẩy việc
quản lý chung và bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt tại Châu Âu
và các nước láng giềng, bao gồm cả Trung Á.

(2) Nội dung Công ước Helsinki 1992


Công ước gồm 28 Điều và 2 Phụ lục, gồm những nội dung chính sau:
(i) Phạm vi điều chỉnh: Công ước “yêu cầu các bên ngăn chặn, kiểm
soát hoặc giảm thiểu tác động xuyên biên giới, sử dụng nguồn nước xuyên
biên giới theo cách hợp lý, công bằng và đảm bảo quản lý bền vững các
nguồn nước này” (Điều 2).
(ii) “Nguồn nước xuyên biên giới” là bất kỳ nguồn nước mặt hoặc nước
ngầm chảy qua hoặc nằm trên biên giới giữa hai hay nhiều quốc gia (Điều
1.1). “Tác động xuyên biên giới” là bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào từ sự thay
đổi các điều kiện của nguồn nước xuyên biên giới do hoạt động của con người
trên một phần hay toàn bộ khu vực thuộc thẩm quyền của Bên này đến môi
trường trong khu vực thuộc thẩm quyền của Bên kia. Những ảnh hưởng đến
môi trường đó bao gồm các ảnh hưởng đối với sức khỏe và an toàn của con
người, động thực vật, đất, không khí, nước, khí hậu, cảnh quan và các công
trình lịch sử/kiến trúc vật lý khác hoặc sự tương tác giữa các yếu tố này.
Ngoài ra còn bao gồm các ảnh hưởng đến giá trị văn hóa hoặc các điều kiện
kinh tế - xã hội là kết quả của việc thay thế những nhân tố đó (Điều 1.2).

(iii) Các nguyên tắc chính:


 Nghĩa vụ chung đối với tất cả các thành viên:
+ Nghĩa vụ đưa ra các biện pháp phù hợp để ngăn chặn và giảm thiểu
bất kỳ tác động xuyên biên giới nào trên cơ sở các nguyên tắc cảnh báo sớm,
trả phí gây ô nhiễm, bảo đảm lợi ích sử dụng cho thế hệ sau (Điều 2).
+ Nghĩa vụ ngặn chặn, kiểm soát và giảm thiểu tác động xuyên biên
giới thông qua việc ban hành các biện pháp tương ứng về pháp lý, hành chính,
kinh tế, tài chính và kỹ thuật (Điều 3).

+ Nghĩa vụ thiết lập các chương trình giám sát điều kiện của các nguồn
nước xuyên biên giới (Điều 4), nghĩa vụ hợp tác trong nghiên cứu và phát
triển các kỹ thuật hiệu quả nhằm ngăn chặn, kiểm soát và giảm thiểu tác động
xuyên biên giới (Điều 5); trao đổi và bảo vệ thông tin (Điều 8).

-258-
+ Nghĩa vụ hỗ trợ các nỗ lực quốc tế trong việc tăng cường các quy tắc,
tiêu chuẩn và thủ tục liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm.

 Ngoài các nghĩa vụ chung, các quốc gia thành viên sử dụng chung
nguồn nước (Riparian Party) còn có các nghĩa vụ sau:

+ Ký kết các thỏa thuận song phương hoặc đa phương nhằm giảm thiểu
các mâu thuẫn đối với các nguyên tắc cơ bản của Công ước này. Nếu không
có các thỏa thuận thì thừa nhận các nguyên tắc này nhằm xác định các mối
quan hệ và hành vi của mình liên quan đến ngăn chặn, kiểm soát và giảm
thiểu tác động xuyên biên giới (Điều 9). Nghĩa vụ tham vấn các vấn đề thuộc
phạm vi Công ước dựa trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau, thiện chí và láng giềng thân
thiện (Điều 10). Để thực hiện những điều này, các Bên sẽ hài hòa hóa các quy
tắc thiết lập và thực hiện các chương trình giám sát, hệ thống đo lường, các
thiết bị và kỹ thuật phân tích (Điều 11).

+ Nghĩa vụ trao đổi thông tin về các vấn đề thuộc phạm vi Công ước.
(Điều 12).

+ Nghĩa vụ thông báo về hoàn cảnh cơ bản có thể có tác động xuyên
biên giới, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin liên lạc chung hoặc điều
phối, cảnh báo (Điều 14).

+ Nghĩa vụ công bố các thông tin liên quan đến các điều kiện của
nguồn nước xuyên biên giới, các biện pháp được thực hiện hoặc quy hoạch
nhằm ngăn chặn, kiểm soát, giảm thiểu tác động xuyên biên giới và hiệu quả
của các biện pháp đó.

Đến nay, trong nhiều lưu vực sông quốc tế đã đạt được các thỏa thuận
nhằm thành lập các Ủy ban xuyên biên giới với các nhiệm vụ cụ thể xung
quanh việc quản lý các nguồn nước chung, như Hiệp định phân chia nguồn
nước Pakistan (1991); Công ước về Hợp tác, Bảo vệ và Sử dụng bền vững
sông Danube (1994); Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững lưu vực sông
MêKông (1995); Công ước bảo vệ sông Rhine (2000); ...

7.3.4. Pháp luật quốc tế về đa dạng sinh học

Sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng KH&CN đã mang lại cho
nhân loại những biến đổi sâu sắc, kinh tế hàng hóa và dịch vụ được thúc đẩy
mạnh mẽ; sự lưu chuyển các dòng vốn, tự do hóa thương mại, đầu tư, chuyển
giao công nghệ, truyền bá thông tin, tri thức, kỹ năng và giao lưu văn hóa
cũng như sự hợp tác trong các vấn đề toàn cầu... đã trở thành xu thế chung lớn
nhất của thời đại - đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc hợp tác, phối hợp quốc tế
BVMT - bởi tính không biên giới của các thành tố môi trường - trên cơ sở
pháp lý nhất định (các điều ước quốc tế về BVMT).

259
Trong lĩnh vực bảo vệ ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên đến nay đã có
công ước được cộng đồng quốc tế thông qua. Một số Công ước chính như:

- Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity -


CBD)

- Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc
tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (gọi tắt là Công ước Ramsar)

- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy
cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of wild fauna
and flora - CITES).

7.3.3.1. Công ước về đa dạng sinh học 1992 (CBD)

Công ước về ĐDSH là một hiệp ước khung được thông qua năm 1992
tại Rio De Janeiro, Brazin trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về môi
trường và phát triển bền vững, có hiệu lực từ ngày 29/12/1993, Việt Nam
chính thức gia nhập vào ngày 16/11/1994. Đến tháng 6/2014, đã có 183 nước
tham gia. Công ước gồm 42 điều khoản và 2 phụ lục, trong đó, xác định rõ
các mục tiêu chính là bảo tồn, sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH
và chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích thu được từ việc sử dụng tài
nguyên sinh học. Nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào các lĩnh vực:

- Bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ĐDSH.

- Chủ quyền đối với tài nguyên sinh học và trách nhiệm hợp tác quốc tế
về bảo tồn ĐDSH.

- Nhập nội các nguồn gen, chuyển giao công nghệ sinh học và quyền sở
hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Công ước cũng quy định rõ về các biện pháp khuyến khích,
nghiên cứu đào tạo, giáo dục và nhận thức về hợp tác KHKT, nguồn lực, tài
chính trong việc bảo vệ ĐDSH trên phạm vi toàn cầu. Có hai hình thức bảo
tồn:

- Bảo tồn nguyên vị (in-situ): là biện pháp bảo tồn tại chỗ tất cả các hệ
sinh thái, các nơi sinh cư và các loài trong môi trường tự nhiên của chúng - là
biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ĐDSH.

- Bảo tồn ngoại vi (ex-situ): bằng cách thành lập các vườn thực vật, vườn
sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất
mầm, mô cấy... tại các vườn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu, trung tâm
cứu hộ động vật (Trung tâm cứu hộ linh trưởng, trung tâm cứu hộ rùa).

-260-
7.3.3.2. Công ước Cites về kiểm soát, buôn bán các giống loài hoang dã nguy
cấp

Các loài động thực vật hoang dã với những nét đặc trưng, đại diện cho
vùng miền là những thành phần không thể thay thế đối với các hệ sinh thái
trên Trái đất, chúng có nhiều giá trị to lớn về thẩm mỹ, văn hóa, khoa học,
kinh tế. Vì vậy, mỗi quốc gia phải có những chính sách nhằm bảo vệ tốt nhất
hệ động thực vật, hạn chế việc khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.

Công ước CITES (Convention on international trade in endangered


species of wild fauna and flora) được 12 quốc gia dự họp tại Washington
(Mỹ) ký kết thông qua ngày 1/3/1973, có hiệu lực từ 1/7/1975 – gồm 25 điều
đề cập đến các nguyên tắc chung, các biện pháp và nghĩa vụ của các thành
viên. Ngày 20/1/1994, Việt Nam ký kết tham gia công ước CITES. Hiện có
khoảng 180 nước là thành viên của công ước (năm 2014) - thực hiện việc cấm
buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách được thoả
thuận, điều phối và giám sát buôn bán.

Đây là công cụ để hỗ trợ các nước ngăn chặn nạn buôn bán quốc tế bất
hợp pháp và không bền vững ĐTVHD. Hội nghị các nước thành viên được tổ
chức hai năm một lần để quyết định những vấn đề chính về thực hiện Công
ước (dựa vào bỏ phiếu chiếm đa số) và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban
Thư ký của Công ước cũng như với nhiều nước thành viên khác. 

Công ước CITES thừa nhận rằng:

- Các loài ĐTVHD là một bộ phận không gì thay thế được của hệ thống
sinh thái tự nhiên trên trái đất và phải được bảo vệ cho hôm nay và cho cả
ngày mai.

- Các loài ĐTVHD có giá trị khoa học, văn hóa, giải trí và kinh tế ngày
càng cao.

- Nhân dân và Chính phủ các nước là, và phải là những người bảo vệ tốt
nhất các loài ĐTVHD có ở các nước.

- Hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng trong công tác bảo vệ một số
loài ĐTVHD nhất định khỏi bị khai thác quá mức vì buôn bán quốc tế. 

Công ước quản lý buôn bán quốc tế các loài ĐTVHD bị nguy cấp, chỉ
đơn thuần quản lý việc buôn bán những loài này, không cấm việc săn bắn,
không điều chỉnh việc phá hoại nơi cư trú. Công ước CITES lập danh sách
các loài ĐTVHD theo 3 phụ lục khác nhau:

261
- Nhóm I: (Phụ lục I) bao gồm những giống loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng, bảo vệ rất nghiêm ngặt, do đó cấm buôn bán và trao đổi có tính chất
thương mại giữa các nước trên thế giới. Việc trao đổi các loài chỉ được phép
cho các mục đích không mang tính thương mại (NCKH, quan hệ quốc tế, mục
đích tôn giáo) và được quản lý thông qua hệ thống giấy phép xuất khẩu hoặc
nhập khẩu. Song còn thể hiện ở trình tự thủ tục: có giấy phép nhập khẩu  có
giấy phép quốc gia xuất khẩu có giấy phép của CITES.

- Nhóm II: (Phụ lục II) bao gồm các loài có thể trở thành những loài có
nguy cơ bị tuyệt chủng do buôn bán quốc tế quá mức, không được kiểm soát
và điều chỉnh kịp thời. Các loài ghi trong phụ lục II này được phép buôn bán
quốc tế nhưng phải được quản lý, kiểm soát của các nước thành viên thông
qua hệ thống cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

- Nhóm III: (Phụ lục III) bao gồm những giống loài hoang dã nằm trong
danh mục theo quy định pháp luật của quốc gia thành viên nhưng không được
đưa vào phụ lục I và II của Công ước. (Ví dụ Nghị định 32 về thực vật, động
vật rừng quý hiếm của Việt Nam nhưng không được đưa vào danh mục I và II
của CITES  Việt Nam phải đăng ký với CITES để đưa vào danh mục nhóm
III). Điều kiện mua bán dễ dàng hơn.

7.3.3.3. Công ước RAMSAR về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế

Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt
như là nơi cư trú của loài chim nước được thông qua tại Ramsar (Iran) ngày
02/2/1971, có hiệu lực ngày 21/12/1975. Việt Nam đã ký gia nhập Công ước
Ramsar vào năm 1988, là thành viên thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên
của Đông Nam Á tham gia Công ước này. Đến 5/2012, đã có 160 quốc gia và
vùng lãnh thổ tham gia công ước. Mục đích chính của Công ước là bảo tồn và
sử dụng một cách hiểu biết các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng cho sự
cư trú của loài chim nước.

Phân loại đất ngập nước:

- Biển - các vùng đất ngập nước ven biển gồm các bãi đá san hô ngầm và
các đảo đá ven bờ.

- Cửa sông - các đồng bằng, môi trường lầy, rừng đước ngập nước.

- Hồ - các vùng đất ngập nước gắn với hồ.

- Sông - các vùng đất ngập nước dọc sông, suối.

Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên:

-262-
- Đề xuất ít nhất một vùng đất ngập nước vào danh sách các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Điều 2.1).

- Các bên phải ban hành tiêu chuẩn về vùng đăng ký và về quản lý các
vùng đã đăng ký.

- Các bên phải đưa việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và kế hoạch sử
dụng khôn ngoan các vùng đất ngập nước trên lãnh thổ quốc gia (Điều 3.1).

- Các bên hợp tác và tư vấn lẫn nhau trong thực hiện Công ước, đặc biệt
đối với các vùng đất ngập nước chung, các hệ thống nước chung, các loài
chung. (Điều 5).

7.3.5. Pháp luật quốc tế về kiểm soát các phế thải độc hại và các chất
độc hại khác

Nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất nhập khẩu cũng như việc tiêu
hủy các CTNH, các quốc gia đã thông qua Công ước kiểm soát CTNH xuyên
biên giới và việc tiêu hủy chúng tại Basel, Thụy Sĩ ngày 23/3/1989. Ngày
13/3/1995, Việt Nam ký kết tham gia Công ước Basel.

Các chất thải được kiểm soát bởi Công ước Basel là “các chất hoặc đồ
vật mà người ta tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy chiếu theo các điều khoản của
luật lệ quốc gia. Các quốc gia có thể định nghĩa các phế thải nguy hại (hoặc
liệt kê) và thông báo cho Ban thư ký của Công ước”.

Mục tiêu cơ bản là kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động vận chuyển
CTNH và các chất thải khác được quy định bởi Công uớc Basel, phòng ngừa
và giảm thiểu sự hình thành cũng như quản lý hợp lý về môi trường những
chất thải này, tích cực thúc đẩy việc chuyển giao và sử dụng công nghệ sạch
hơn. Bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường trước tác động có hại từ
việc sản sinh và quản lý không hợp lý về mặt môi trường các CTNH và các
chất thải khác bằng hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt quá trình vận chuyển và
tiêu hủy.

Công ước được ban hành với nội dung cơ bản là kểm soát chặt chẽ việc
vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và các chất thải khác: (1) Các quốc gia
áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm hợp lý về mặt môi trường, kể cả
việc vận chuyển và xử lý CTNH và các chất thải khác ngay tại quốc gia sản
sinh ra chất thải; (2) Chỉ được vận chuyển chất thải xuyên biên giới khi
CQNN có thẩm quyền của quốc gia nhận chất thải xác nhận cho phép nhập
khẩu và quốc gia nhận chất thải có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và công
nghệ để bảo đảm xử lý chất thải phù hợp với môi trường.

263
7.3.6. Pháp luật quốc tế về di sản

Di sản văn hoá và di sản tự nhiên đang dần bị phá hoại không chỉ bởi
những nguyên nhân tự nhiên mà còn chịu tác động của quá trình phát triển
KTXH. Việc bảo vệ các di sản ở cấp quốc gia thường không được hoàn chỉnh
do sự đòi hỏi rất nhiều phương tiện, điều kiện kinh tế, KHKT... Vì vậy, Công
ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới - gọi tắt là Công ước Di
sản thế giới được thông qua tại kỳ họp thứ 17, Đại hội đồng UNESCO tại
Paris ngày 16/11/1972 với mục đích giúp đỡ duy trì, xúc tiến và phổ biến kiến
thức bằng cách chăm lo việc bảo tồn và bảo vệ di sản của thế giới. Việt Nam
tham gia Công ước năm 1987.

Theo công ước này, Di sản văn hoá bao gồm:

 Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng,
các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và
các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật
hay khoa học.

 Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ
có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do
kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng vào cảnh
quan.

 Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của
con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể
cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử,
thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

Di sản tự nhiên là:

 Các di tích tự nhiên được tạo thành bởi những cấu trúc hình thể và sinh vật
học hoặc bởi các nhóm cấu trúc như vậy, có một giá trị đặc biệt về phương
diện thẩm mỹ hoặc khoa học.

 Các cấu trúc địa chất học, địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới đã
được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị
tiêu diệt, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học bảo tồn.

 Các cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác
định cụ thể, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc
vẻ đẹp thiên nhiên.

-264-
Một tài sản được đưa vào danh sách di sản thế giới (DSTG) phải đáp
ứng một trong các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước và theo trình tự
cụ thể như sau:

 Bước 1: Quốc gia có tài sản (có dấu hiệu của một DSTG) lập hồ sơ đề cử,
gồm: tài liệu chứng minh giá trị tài sản theo tiêu chuẩn xác định, cam kết về
vấn đề bảo vệ di sản khi được công nhận.

 Bước 2: Quốc gia gửi hồ sơ đến Ủy Ban DSTG (thường là Ban thư ký) và
Ủy Ban DSTG sẽ kết hợp cơ quan tư vấn (International Council On
Monuments and Sites–ICOMOS -cơ quan tư vấn về di sản văn hóa hoặc
International Union for Conservation of Nature and Natural Resources-
IUCN  -cơ quan tư vấn về di sản thiên nhiên) thẩm định và đưa ra quyết định:

- Đưa một tài sản đề cử vào danh sách DSTG và được gắn biểu tượng.

- Quyết định không đưa một tài sản đề cử vào danh sách DSTG.

- Quyết định tiếp tục xem xét một tài sản đề cử: xem xét hồ sơ ở những
lần xem xét sau.

Nghĩa vụ bảo vệ DSTG thuộc quốc gia có tài sản đó, nhưng khi vượt
quá khả năng bảo vệ hoặc những lý do khác thì cộng đồng quốc tế sẽ can
thiệp, hỗ trợ để bảo vệ.

(Việt Nam có 8 di tích được UNESCO công nhận là DSTG bao gồm:
Vịnh Hạ Long – công nhận năm 1994 và năm 2000, Vườn quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng 2003, Quần thể di tích cố đô Huế 1993, Phố cổ Hội An 1999,
Thánh địa Mỹ Sơn 1999, khu di tích Hoàng thành Thăng Long 2010, Thành
nhà Hồ 2011 và quần thể danh Thắng Tràng An – Ninh Bình 2014. Bên cạnh
đó, Việt Nam có bốn khu di sản thiên nhiên của khối Asean là Ba Bể – Bắc
Cạn, vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn - Lào Cai, Chư Mom Rây – Kon Tum và
Kon Ka Kinh – Gia Lai. Ngoài ra, trong danh sách dự kiến của UNESCO,
Việt Nam còn các di sản như: Hồ Ba Bể – Bắc Cạn, Hương Sơn – Hà Tây,
Khu bãi đá cổ chạm khắc tại SaPa – Lào Cai) (Hình 7.5).

265
a. Vịnh Hạ Long b. Phong Nha – Kẻ Bàng

c. Di tích Cố đô Huế d. Phố cổ Hội An

Hình 7.5. Một số di sản được công nhận là di sản thế giới ở Việt Nam

7.3.7. Pháp luật quốc tế về kiểm soát hoạt động hạt nhân

Khi nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt thì năng lượng
sạch (gió, mặt trời, thủy triều ...) được chú trọng và đặc biệt quan tâm. Bên
cạnh đó, hạt nhân cũng là một nguồn năng lượng tiềm năng đối với rất nhiều
quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, CHDCND Triều
Tiên ... Năng lượng hạt nhân đáp ứng đáng kể nhu cầu phát triển KTXH, tuy
nhiên tiềm tàng những nguy cơ về sự cố, theo đó, kiểm soát thảm họa cũng
như khắc phục hậu quả là điều vô cùng khó khăn – dẫn đến sự hạn chế, thậm
chí loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nguồn năng luợng này ở một số quốc gia.

Nhận thức tầm quan trọng đối với cộng đồng quốc tế trong việc đảm
bảo sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân an toàn, được quản lý chặt chẽ về
mặt sinh thái, khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường mức độ an toàn
và trách nhiệm của các quốc gia nơi có công trình hạt nhân xây dựng... các
quốc gia đã nhóm họp và ban hành Công ước quốc tế về An toàn hạt nhân

-266-
ngày 17/6/1994 tại Vienna, Áo – có hiệu lực từ ngày 23/10/1996. Đến
11/05/2005, đã có 56 quốc gia và một tổ chức khu vực đã phê chuẩn.

Mục tiêu cơ bản:

 Đạt được và duy trì mức độ an toàn hạt nhân cao trên toàn thế giới nhờ vào
việc cải thiện các biện pháp được thực hiện trong nước và hợp tác quốc tế,
đặc biệt là hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn hạt nhân nếu có.

 Thiết lập và duy trì các biện pháp phòng vệ hiệu quả trong các công trình
hạt nhân chống lại các nguy cơ phóng xạ nhằm bảo vệ con người, xã hội và
môi trường.

 Phòng ngừa các tai nạn gây hậu quả phóng xạ và giảm nhẹ các hậu quả đó.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho các công trình hạt nhân, Công
ước đưa ra quy định về lựa chọn địa điểm xây dựng, thiết kế xây dựng và khai
thác các công trình một cách cụ thể tại Điều 17, 18, 19. Tổng quát như sau:

 Về lựa chọn địa điểm xây dựng: phải đánh giá mọi yếu tố liên quan đến địa
điểm xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của các công trình hạt
nhân trong suốt quá trình vận hành. Đánh giá tác động mà một công trình hạt
nhân đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng có thể gây ra đối với sự an
toàn của con người, xã hội và môi trường. Đánh giá tất cả các khía cạnh, tùy
theo nhu cầu, nhằm đảm bảo việc xây dựng công trình hạt nhân là có thể chấp
nhận được. Tham khảo ý kiến các quốc gia thành viên gần khu vực dự án nếu
công trình đó ảnh hưởng đến họ và phải cung cấp các thông tin cần thiết cho
các quốc gia để họ tự xem xét, đánh giá tác động mà công trình hạt nhân có
thể gây ra đối với sự an toàn lãnh thổ quốc gia mình.

 Về thiết kế và xây dựng: trong quá trình thiết kế và xây dựng một công trình
hạt nhân, phải dự trù nhiều cấp độ và phương thức bảo vệ có hiệu quả, chống
lại sự đào thải các chất phóng xạ nhằm ngăn ngừa và hạn chế hậu quả phóng
xạ nếu xảy ra tai nạn. Công nghệ sử dụng trong thiết kế và xây dựng công
trình hạt nhân đã được chứng tỏ chất lượng qua kinh nghiệm thực tế, qua thử
nghiệm hoặc phân tích sao cho có thể vận hành an toàn, ổn định, dễ kiểm
soát, trong đó đặc biệt phải tính đến nhân tố con người và sự giao tiếp giữa
con người và máy móc.

 Về khai thác:

- Giấy phép khai thác cấp lần đầu cho công trình hạt nhân phải căn cứ
vào (1) kết quả phân tích vấn đề an toàn và (2) chương trình vận hành mà kết
quả cho thấy công trình hạt nhân đáp ứng được các yêu cầu thiết kế về an
toàn.
267
- Các giới hạn và điều kiện khai thác được xác định trên cơ sở phân tích
vấn đề an toàn và thử nghiệm vận hành thực tế, phải được quy định và sửa đổi
khi cần thiết nhằm giới hạn phạm vi trong đó việc khai thác được đảm bảo an
toàn.

- Việc khai thác, bảo dưỡng, kiểm tra và thử nghiệm một công trình hạt
nhân phải được đảm bảo phù hợp với các trình tự, thủ tục đã được phê chuẩn.

- Xác định quy trình giải quyết các sự cố trong quá trình vận hành và các
tai nạn.

- Đảm bảo sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết về mặt kiến thức và
công nghệ trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến vấn đề an toàn trong suốt
quá trình vận hành.

- Thiết lập các chương trình thu thập và phân tích các dữ kiện về kinh
nghiệm vận hành, đảm bảo các kết quả và kết luận phải được sử dụng, thông
qua các cơ chế vận hành để chia sẻ kinh nghiệm quan trọng với các cơ quan
quốc tế, tổ chức hoạt động khai thác và cơ quan điều tiết.

- Số lượng rác thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động của một công trình hạt
nhân phải được giảm đến mức thấp nhất có thể.

Ngoài ra, một số công ước quốc tế về đảm bảo an toàn hạt nhân, an
toàn phóng xạ như: Công ước Vienna về bồi thường thiệt hại hạt nhân
21/5/1963, Công ước về bảo vệ vật chất các nguyên liệu hạt nhân 1979, Công
ước về thông báo nhanh các tai nạn hạt nhân 1986, Công ước về trợ giúp khi
xảy ra tai nạn hạt nhân hay phóng xạ 1986...

7.4. THỰC THI CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT
NAM

Đối với Việt Nam, việc tham gia và thực hiện các Công ước quốc tế về
BVMT có ý nghĩa hết sức quan trọng - phục vụ lợi ích quốc gia cũng như
đảm bảo trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực BVMT và PTBV.
Nhận thức được tầm quan trọng này, Việt Nam đã sớm ký kết tham gia các
điều ước, Công ước quốc tế về môi trường.

Việc tham gia các Công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm thể hiện
chính sách mở cửa của Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết
những vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Các Công ước mà Việt Nam tham gia ký kết
đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác trong nhiều
lĩnh vực, tạo thêm nguồn lực cho công tác phòng chống ô nhiễm và cải thiện
môi trường.

-268-
Tham gia các Công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm, Việt Nam phải
thực thi các nghĩa vụ với tư cách là thành viên, qua đó thúc đẩy hoạt động xây
dựng pháp luật môi trường, xây dựng hệ thống CQQLNN về môi trường, góp
phần cải thiện hoạt động BVMT quốc gia. Một số Công ước quốc tế quan
trọng mà Việt Nam là thành viên được liệt kê trong Bảng 7.2.

Bảng 7.2: Một số Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam là thành viên
TT Tên Công ước Năm tham gia
1 Công ước của Liên hợp quốc về sự biến đổi môi 26/8/1980
trường, 1977
2 Công ước UNESCO liên quan đến bảo vệ di sản văn 19/10/1987
hoá và tự nhiên thế giới 1972
3 Công ước về thông báo sớm các sự cố hạt nhân, 29/9/1987
International Atomic Energy Agency- IAEA 1985
4 Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân 29/9/1987
hoặc cấp cứu phóng xạ, IAEA 1986
5 Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan 20/9/1988
trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài
chim nước (RAMSAR), 1971
6 Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung 18/12/1990
liên quan đến đâm va giữa các tàu COLREG 1972
(Convention on the International Regulations for
Preventing Collisions at Sea), được sửa đổi và bổ
sung vào các năm 1981, 1987, 1989, 1993, 2001
7 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên 18/3/1991
biển SOLAS 1974
8 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhấn 08/1991
chìm chất thải hay các chất khác gây ra 1972 (còn gọi
là Công ước London)
9 Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển 29/8/1991
do tàu gây ra
10 Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động 20/1/1994
thực vật có nguy cơ bị đe dọa, CITES 1973
11 Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng 26/1/1994
ozone 1987

269
12 Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone thông qua vào 26/4/1994
tháng 3/1985 tại Vienna, Áo
13 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 25/7/1994

13 Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH 1992 16/11/1994

14 Công ước về Ða dạng sinh học, 1992. 16/11/1994

15 Công ước BASEL 1989 vể kiểm soát và vận chuyển 13/3/1995


xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu huỷ chúng.
16 Hiệp định hợp tác và PTBV lưu vực sông Mêkông 04/1995
1995
17 Công ước chống sa mạc hoá 1992 25/8/1998

18 Tuyên bố Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về sản xuất 22/9/1999


sạch hơn, 2001, UNEP-United Nations Environment
Program
19 Công ước quốc tế về các chất ô nhiễm hữu cơ khó 05/2002
phân hủy, Stockholm 2001

20 Nghị định thư Kyoto 25/9/2002


(Phê duyệt)

21 Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (thuộc 20/01/2004


công ước CBD)

22 Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối 17/6/2004
với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969 đã được (Có hiệu lực)
sửa đổi bởi các Nghị định thư năm 1976, Nghị định
thư năm 1984 và Nghị định thư năm 1992
23 Hiệp định về Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN 09/10/2006
(ACB) (Phê duyệt
Hiệp định)

24 Công ước Rotterdam về các thủ tục thỏa thuận thông 05/8/2007
báo trước một số hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hại (Có hiệu lực)
trong thương mai quốc tế (PIC).

Ngoài các điều ước kể trên, Việt Nam còn tham gia các diễn đàn, tổ
chức khu vực và tiểu khu vực, đặc biệt là các hiệp ước trong khuôn khổ của

-270-
ASEAN, trong đó có các điều khoản liên quan đến BVMT nói chung, bảo tồn
thiên nhiên và ĐDSH nói riêng như:

 Tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (1981)

 Tuyên bố Bangkok về môi trường (1984)

 Tuyên bố của ASEAN về các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Bangkok,
1984, sửa đổi 2004)

 Hiệp định về bảo tồn thiên nhiên và TNTN (Kuala Lumpur, 1985)

 Nghị quyết Jakarta về phát triển bền vững (1987)

 Thỏa thuận Kuala Lumpur về môi trường và phát triển (1990)

 Nghị quyết Singapore về môi trường và phát triển (1992)

 Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (2002)

7.4.1. Thực thi Công ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone và BĐKH

Thực hiện nội dung các cam kết quốc tế về BĐKH và bảo vệ tầng
ozone, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật có liên quan - tuy chưa
đề cập trực tiếp nhưng cũng chuyển tải một số nội dung cơ bản.

(1) Thực thi công ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone

Chương trình quốc gia về bảo vệ tầng ozone cũng đã được thông qua và
thực hiện một cách có hiệu quả, qua đó việc thực hiện các dự án từ năm 1995
đã loại trừ hoàn toàn những công nghệ có các chất phá hủy tầng ozone và
kiểm soát khí nhà kính. Cho đến nay, hơn 40% các chất phá hủy tầng ozone ở
Việt Nam đã được loại trừ.

Ngoài các quy định pháp luật liên quan đến TCMT, ĐTM… nhằm hạn
chế tốc độ BĐKH và những nguyên nhân gây suy giảm tầng ozone, Nhà nước
còn ban hành các quy định về việc giảm phát thải các chất độc hại gây suy
giảm tầng ozone và BĐKH. Năm 2005, Việt Nam ban hành "Kế hoạch quốc
gia loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và Halon". Mục tiêu của Dự án là loại trừ
hoàn toàn lượng tiêu thụ CFC và halon còn lại ở Việt Nam. Luật BVMT 2014
cũng quy định việc cấm sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone phù hợp
với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn: ưu tiên xây dựng, thực
hiện chính sách, kế hoạch quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các chất làm suy giảm
tầng ozone; cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất
làm suy giảm tầng ozone theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên (Điều 42 Luật BVMT 2014).
271
Ngày 20/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
- chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài, trong đó quy định cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng CFC.
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT về việc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ozone
thông qua ngày 30/12/2011 đã quy định rõ lượng các chất làm suy giảm tầng
ozone được phép nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019. Sau 10 năm
tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã loại trừ
được 50% lượng tiêu thụ CFC và Halon. Đến 01/01/2010 đã loại trừ hoàn
toàn việc nhập khẩu và sử dụng các chất trên. Hiện nay, Việt Nam đang xây
dựng dự án “Kế hoạch quốc gia quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt
Nam” từ nay cho đến năm 2030 (Phan Chung, 2013).

(2) Thực thi công ước quốc tế về BĐKH

Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam đã gửi Thông báo Quốc gia lần thứ nhất
(năm 2003) và lần thứ hai (năm 2010) về BĐKH cho Ban thư ký Liên hiệp
quốc. Tại COP 20, Việt Nam là một trong các quốc gia đã đệ trình Báo cáo
cập nhật hai năm một lần (BUR1: Biennial Update Report) cho Ban thư ký
UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change) về
tình hình kiểm kê khí nhà kính của Việt Nam...

Ở cấp độ quốc gia, theo quy định của UNFCCC và Nghị định thư
Kyoto (KP), các thành viên tham gia – trong đó có Việt Nam phải cam kết
thực hiện một số nghĩa vụ chung như: quan trắc khí tượng và phát triển hệ
thống lưu trữ khí tượng; đẩy mạnh trao đổi thông tin liên quan với hệ thống
khí hậu và BĐKH; kiểm kê quốc gia KNK trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân; thực hiện Chương trình quốc gia giảm nhẹ BĐKH... Vì vậy, Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, kế hoạch và chương trình phục vụ
ứng phó BĐKH; có thể sơ lược như sau:

- Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện UNFCCC và KP: Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện UNFCCC vể
Nghị định thư Kyoto (Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005). Năm
2006, Chính phủ thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tiếp đó, ngày 16/4/2007, Thủ tướng Chính phủ
thông qua Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực
hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH
giai đoạn 2007 – 2010, nhằm huy động mọi nguồn lực góp phần thực hiện kế
hoạch phát triển KTXH quốc gia giai đoạn 2007 – 2010. Ngày 20/04/2009,
Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Quyết định số 743/QĐ-BTNMT kiện toàn
Ban chỉ đạo UNFCCC và Nghị định thư Kyoto...

-272-
- Về cơ chế phát triển sạch – CDM (trong khuôn khổ KP): Bộ TN&MT
ban hành Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 hướng dẫn xây
dựng dự án CDM trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto; ngày 02/8/2007 Thủ
tướng Chính phủ thông qua Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định về
một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM, trong đó
ghi nhận một số nội dung như: Lĩnh vực xây dựng, đầu tư thực hiện dự án
CDM (Điều 3); Hình thức xây dựng, đầu tư thực hiện CDM (Điều 4); Điều
kiện đối với dự án CDM (Điều 5); Về các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
dự án CDM tại Việt Nam (Điều 6)...

- Về chính sách ứng phó với BĐKH: Thủ tướng Chính phủ và các Bộ,
nhanh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thực thi về BĐKH trong đó nêu rõ
các vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH như: quan điểm ứng phó BĐKH
của nhà nước, các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ BĐKH...:

 Liên quan trực tiếp đến vấn đề BĐKH: Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với BĐKH (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với BĐKH giai đoạn 2012 – 2015 (2012), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí
hậu được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày
5/12/2011, Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH trong giai đoạn 2012 -
2020 (QĐ 1474/QĐ-Ttg ngày 5/10/2012), Nghị quyết số 24 ngày 03/06/2013
của Ban chấp hành Trung ương Đảng về ứng phó với BĐKH, quản lý tài
nguyên và BVMT, … Đối với các ngành/lĩnh vực nói riêng, như ngành nông
nghiệp, Bộ NN&PTNT thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích
ứng BĐKH, ban hành Khung chương trình thích ứng BĐKH của ngành
(Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 5/9/2008), Kế hoạch hành động ứng
phó BĐKH ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050
(Quyết định 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011), Lồng ghép BĐKH vào
xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề
án phát triển ngành NN&PTNT giai đoạn 2011- 2015 (Chỉ thị 809/CT-BNN-
KHCN ngày 28/3/2011) theo phương châm tích cực tham gia giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính và chủ động thích ứng với BĐKH…

 Liên quan gián tiếp đến vấn đề BĐKH: (i) về định hướng phát
triển: Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam về phát triển bền vững (2004),
Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh (2012), Kế hoạch hành động quốc
gia về Tăng trưởng Xanh (2014)…; (ii) về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và
BVMT: Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020 (Quyết định 172/2007/QĐ-TTg ngày 18/11/2007), Chương trình, kế
hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020 (2008), Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020
tầm nhìn 2030 (Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012), Luật BVMT
(2014)…; (iii) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên: Luật Bảo vệ và Phát

273
triển rừng (2004), Luật Đa dạng sinh học (2008), Luật sử dụng Năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả (2010), Luật Tài nguyên nước (2012)...

Điều 39 Luật BVMT 2014 quy định mọi hoạt động BVMT phải gắn kết
hài hòa với ứng phó BĐKH. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các
yêu cầu về BVMT, ứng phó với BĐKH trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ theo quy định pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp xây
dựng, triển khai thực hiện các hoạt động BVMT, ứng phó với BĐKH thuộc
phạm vi quản lý. Bộ TN&MT giúp Chính phủ xây dựng, tổ chức thực hiện,
hướng dẫn các hoạt động ứng phó với BĐKH.

Công tác xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính được đề cập trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 - (Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012) như sau:

 Nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về BĐKH, thích nghi, sống chung
với BĐKH: Điều tra, tổng kết các mô hình, kinh nghiệm tốt về phòng, chống,
ứng phó với thiên tai, bổ sung hoàn thiện với bối cảnh BĐKH để phổ biến,
nhân rộng; Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác phim ảnh…
về BĐKH, đưa nội dung BĐKH vào chương trình sinh hoạt của tổ chức, cộng
đồng, đoàn thể; Tổ chức định kỳ diễn tập ứng phó thiên tai trong bối cảnh
BĐKH theo các nhóm đối tượng, theo vùng miền. Điều 46 Luật BVMT 2014
cũng quy định: Cộng đồng có quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp
thông tin về BĐKH, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước; có
trách nhiệm tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH; CQQL về BĐKH có
trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức
cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động
ứng phó với BĐKH.

 Lồng ghép nhiệm vụ ứng phó với BĐKH trong các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án phát triển (gọi tắt là quy hoạch phát triển),
nâng khả năng chống chịu, thích nghi của các hệ sinh thái, các công trình
BVMT trước tác động của BĐKH:

- Cập nhật các nghiên cứu, thành quả KHCN, phát hiện, nhận thức mới
về BĐKH để cập nhật các kịch bản về BĐKH. Theo Điều 47 Luật BVMT
2014, phát triển và ứng dụng KHCN ứng phó với BĐKH là nhóm giải pháp
đáng được quan tâm và ưu tiên thực hiện: phát triển ngành và liên ngành khoa
học về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của BĐKH đối với phát
triển KTXH, môi trường, sức khỏe cộng đồng; điều tra, NCKH cơ bản, ứng
dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại trong giảm nhẹ khí nhà
kính, thích ứng với BĐKH, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế,
sản xuất trọng điểm, phát triển nền kinh tế cacbon thấp và tăng trưởng xanh.

-274-
- Nghiên cứu xây dựng phương án, quy trình lồng ghép; Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch phát triển cho phù hợp với kịch bản BĐKH. Công tác này
cũng được quy định tại Điều 40 Luật BVMT 2014: các quy hoạch phát triển
thuộc đối tượng lập báo cáo ĐMC phải lồng ghép việc ứng phó với BĐKH
trên cơ sở đánh giá tác động qua lại giữa các hoạt động của quy hoạch phát
triển với môi trường, BĐKH và xây dựng hệ thống giải pháp BVMT, ứng phó
với BĐKH.

- Nghiên cứu, tính toán tác động của BĐKH khi xây dựng các công trình
tiêu, thoát nước, XLNT, các BCL rác thải, đặc biệt là vùng ven biển và trong
quy hoạch, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; Xây dựng thử nghiệm, nhân
rộng các mô hình thích nghi, sống chung với BĐKH.

 Góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Dựa trên kết quả kiểm kê KNK,
các Bộ, ngành đã phối hợp xây dựng một số phương án giảm nhẹ phát thải
KNK cho 3 lĩnh vực chủ yếu là (i) năng lượng, (ii) nông nghiệp và (iii) sử
dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (Land Use, Land-Use Change
and Forestry – LULUCF). Thực hiện đề án quản lý phát thải KNK, quản lý
các hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới (Quyết định
1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012)... Nội dung quản lý phát thải KNK cũng
được quy định tại Điều 41 – 42 Luật BVMT 2014 bao gồm: xây dựng hệ
thống quốc gia về kiểm kê KNK; thực hiện các hoạt động giảm nhẹ KNK phù
hợp với điều kiện KTXH; quản lý các chất làm suy giảm tầng ozone; quản lý
bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng, BVPT
các hệ sinh thái; kiểm tra, thanh tra... việc tuân thủ các quy định về kiểm kê
và giảm nhẹ phát thải KNK; hình thành và phát triển thị trường tín chỉ carbon
trong nước và tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới; hợp tác quốc tế về
giảm nhẹ khí nhà kính. Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên
quan tiếp tục tổ chức kiểm kê KNK, xây dựng báo cáo quốc gia về quản lý
phát thải KNK phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong quá trình xây dựng, giao
thông, chiếu sáng, thiết bị điện, sản xuất, dịch vụ, khuyến khích đầu tư thu hồi
năng lượng, nhiệt trong sản xuất, tiêu dùng để tái sử dụng. Liên quan đến thu
hồi năng lượng từ chất thải, Điều 45 Luật BVMT 2014 quy định: chủ CSSX,
kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
và thu hồi năng lượng từ chất thải bên cạnh các chính sách khuyến khích của
Nhà nước.

- Ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ các thành
phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, khai thác năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt,
sinh học, sinh khối, sản xuất điện từ khí sinh học, chất thải, các phụ phẩm
nông nghiệp, phát triển mô hình thủy điện nhỏ phục vụ tiêu thụ năng lượng tại
chỗ (Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012). Khuyến khích sản xuất, nhập
275
khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái
tạo (Điều 43 Luật BVMT 2014).

- Nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm và nhân rộng các mô hình phát thải
carbon thấp trong phát triển KTXH, lĩnh vực, vùng và cộng đồng (Quyết định
1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012). Bên cạnh đó, tăng cường sản xuất và tiêu thụ
thân thiện môi trường: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm
tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm
ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng
nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật; Bộ TN&MT chủ trì, phối
hợp với cơ quan thông tin truyền thông giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, dịch
vụ thân thiện với môi trường (Điều 43 Luật BVMT 2014).

- Nghiên cứu xu hướng dịch chuyển, các mô hình phát triển mới, những
thay đổi trong cơ cấu kinh tế khu vực và toàn cầu để tranh thủ cơ hội và hạn
chế các tác động bất lợi từ BĐKH lên môi trường (Quyết định 1216/QĐ-TTg
ngày 5/9/2012) cũng như tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó BĐKH: Nhà
nước có chính sách hợp tác quốc tế thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, phát triển
và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nhằm ứng phó BĐKH hướng
tới nền kinh tế xanh; Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt
động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện KTXH và cam
kết tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 48 Luật BVMT
2014).

(3) Sơ lược Chiến lược quốc gia về BĐKH 2011

Như đã đề cập, BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại, tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi toàn thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong
các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với
BĐKH song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của
nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế (Quyết định số 2139/QĐ-
TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược quốc gia về BĐKH).

Mục tiêu chiến lược:

Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp
thích ứng với tác động của BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK, bảo đảm an
toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu PTBV. Tăng cường năng
lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển
nền kinh tế carbon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo

-276-
đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH toàn cầu
và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Nhiệm vụ chiến lược:

- Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu
- Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước
- Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn
thương
- Bảo vệ, PTBV rừng, tăng cường hấp thụ KNK và bảo tồn ĐDSH
- Giảm nhẹ phát thải KNK góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
- Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH
- Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH
- Phát triển KHCN tiên tiến trong ứng phó với BĐKH
- Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong
các vấn đề về BĐKH
- Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả

Ngoài ra, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan
liên quan cũng được quy định cụ thể trong quyết định này (Quyết định
2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH).

(i) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về BĐKH;
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương quản lý và thực hiện Chiến
lược, tập trung vào các nội dung:

- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện
Chiến lược.

- Hàng năm, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp,
rà soát nhu cầu kinh phí cần thiết cho các hoạt động ứng phó với BĐKH để
báo cáo Chính phủ.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và
triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược.

277
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm
việc thực hiện Chiến lược.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực
hiện Chiến lược, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược.

(ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và hướng
dẫn thực hiện bộ khung tiêu chuẩn lồng ghép BĐKH vào các chiến lược,
chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH.

- Phối hợp với Bộ TN&MT xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực
hiện Chiến lược.

(iii) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ.

Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược; chủ
động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo chỉ đạo của Chính phủ.

(iv) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược tại địa phương.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Chiến
lược.

- Chủ động huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan của
các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Chiến lược.

- Định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến
lược trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định.

(v) Các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp

Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ
của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH; hỗ trợ
và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mô hình
ứng phó hiệu quả với BĐKH; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề án, dự
án trong chiến lược và kế hoạch thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương.

7.4.2. Thực thi Công ước quốc tế về ONMT biển

-278-
Việt Nam nằm cạnh tuyến đường hàng hải quan trọng trên biển Thái
Bình Dương, nơi có mật độ tàu thuyền qua lại lớn, kéo theo khả năng ô nhiễm
biển đáng kể do dầu. Số lượng dầu chuyên chở qua biển Đông hàng năm vào
khoảng 2,1 tỉ tấn và vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 51 tàu chở dầu
cỡ lớn hoạt động trong khu vực. Ngoài các vụ ô nhiễm biển do dầu xác định
được nguồn gốc, biển Việt Nam còn chịu tác động của ô nhiễm dầu do chưa
rõ nguồn gốc. Do đó, việc hạn chế tới mức tối đa những tác hại của ô nhiễm
dầu gây ra đối với môi trường biển của Việt Nam là rất quan trọng.

Trong số những Công ước mà Việt Nam đã tham gia, hai nội dung cơ
bản được đề cập xuyên suốt để kiểm soát ONMT biển là: việc hạn chế các
chất thải gây ô nhiễm biển và việc hạn chế ô nhiễm biển do dầu. Một số
quyền và nghĩa vụ cơ bản:

 Cần ban hành các quy định pháp luật để các hoạt động thuộc quyền tài
phán hay quyền kiểm soát của mình không gây ONMT. Tuy nhiên, trong
vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cũng như các quốc gia ven biển là thành
viên của Công ước không được quyền tự do ban hành những quy định.

 Hợp tác trong các lĩnh vực KHKT, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khuyến
khích việc trao đổi các thông tin và dữ liệu về ONMT biển nhằm ngăn ngừa,
chế ngự và hạn chế ô nhiễm đến mức tối đa.

 Khi tàu thuyền nước ngoài đi qua nội thủy, lãnh hải, hoặc vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam mà vi phạm những quy định của quốc gia ven biển hay
những quy tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, theo mức độ và chứng cứ, Việt
Nam có quyền tiến hành kiểm tra cụ thể những vi phạm hoặc khởi tố hoặc ra
lệnh bắt giữ tàu. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại hay tổn thất do ONMT
biển, quốc gia ven biển chỉ được quyền áp dụng hình phạt tiền mà không
được khởi tố vụ kiện về trách nhiệm dân sự trừ trường hợp gây ô nhiễm
nghiêm trọng và cố ý.

 Việt Nam chỉ được phép thải dầu đối với các tàu không chở dầu khi đáp
ứng đủ các điều kiện như sau: Tàu đang đi; Mức tập trung dầu thải không
được vượt quá 60 lít/dặm; Lượng dầu thải dưới 100 mg/lít; Việc thải dầu phải
diễn ra ở cách xa bờ.

 Đối với các tàu chở dầu, Việt Nam chỉ được phép thải dầu nếu đáp ứng đủ
các điều kiện: Tàu đang đi; Mức tập trung dầu thải không được vượt quá
1/30.000 sức chứa đầy đủ của tàu chở dầu; Tàu chở dầu phải xa bờ hơn 50
dặm.

 Các quốc gia mà tàu mang cờ, trong đó có Việt Nam, có nghĩa vụ kiểm soát
tàu định kỳ và cấp cho tàu một “chứng chỉ ngăn ngừa ô nhiễm dầu quốc tế” -

279
là bằng chứng đầu tiên chứng minh tàu đáp ứng được những yêu cầu mà Công
ước Marpol đặt ra. Chứng chỉ này sẽ được các quốc gia thành viên của Công
ước Marpol công nhận có hiệu lực khi tàu đến các vùng biển của những quốc
gia này.

Nhằm thực thi các Công ước quốc tế về BVMT biển, Việt Nam đã ban
hành nhiều quy định pháp luật có liên quan. Ngay từ khi thực hiện chính sách
đổi mới, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đã được ghi nhận trong các
văn kiện pháp lý chung về môi trường cũng như trong các văn bản pháp quy
điều chỉnh các hoạt động quản lý biển.

Cơ sở pháp lý:

Trong Chiến lược BVMT lần thứ nhất 1986- 2000 và lần thứ hai 2001-
2010, môi trường biển đều rất được quan tâm. Trong chiến lược BVMT lần 3
giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030, môi trường biển đảo là vấn
đề được quan tâm rất lớn- thể hiện qua việc kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với
chiến lược phát triển kinh tế biển theo quan điểm sử dụng tổng hợp, hợp lý đi
đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ven bờ. Bên cạnh đó, Quyết
định số 742/QĐ-TTg về quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/5/2010.

Ngày 29/8/2001, Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu đầu tiên
của Việt Nam được Chính phủ phê duyệt, đánh dấu bước phát triển mới trong
công tác phòng ngừa và ứng phó với sự cố tràn dầu ở Việt Nam. Sau đó,
Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 về quy
chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày
11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 02/2013/QĐ-TTg và có hiệu lực ngày 1/1/2015.

Ngoài ra, các chính sách và kế hoạch cho nghề cá, chương trình quốc
gia về bảo tồn và quản lý đất ngập nước cũng được phê duyệt nhằm bảo vệ
nguồn tài nguyên biển.

Hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan đã được ban hành đều chú
trọng đến việc thực thi các Công ước quốc tế về BVMT biển như Bộ luật
hàng hải Việt Nam 2005 -có hiệu lực ngày 1/1/2006, Luật dầu khí sửa đổi, bổ
sung năm 2008, Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 28/1/2008 về công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam, Quyết
định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của
Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển
phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Pháp lệnh số
05/2008/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về pháp lệnh thủ tục
-280-
bắt giữ tàu biển, Thông tư số 12/2011/TT-BGTVT quy định về cấp, thu hồi
giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo công ước quốc tế về
trách nhiệm dân sự đối với tổn thất do ô nhiễm dầu năm 1992.

281
Một số quy định cụ thể:

Một trong những quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến BVMT
biển là TCMT. Ở Việt Nam, từ năm 1995, Bộ TCMT chung liên quan đến
môi trường biển đã được ban hành trong quyết định của Bộ trưởng Bộ
KHCN&MT số 229/QĐ/TDC ngày 25/3/1995, trong đó có cả các tiêu chuẩn
về yêu cầu chung bảo vệ nước mặt và nước ngầm khỏi ô nhiễm do dầu và các
sản phẩm của dầu... Các tiêu chuẩn này bao gồm hai loại chính là tiêu chuẩn
về chất lượng nước và tiêu chuẩn thải.

Như tất cả các quốc gia nằm trên bờ biển Đông khác, Việt Nam có
nghĩa vụ hợp tác ngăn ngừa và hạn chế mọi nguồn ô nhiễm ở biển Đông. Tính
phù hợp giữa các quy phạm pháp luật môi trường Việt Nam với các quy định
trong các Công ước quốc tế về BVMT biển ngày càng rõ nét với một số nội
dung nổi bật như:

 Triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản về biển và thềm lục địa

 Chống việc hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các hệ sinh thái cửa
sông, ven biển

 Ngăn chặn ô nhiễm không khí, nước, đất ảnh hưởng đến tài nguyên biển do
các nguyên nhân sinh hoạt và sản xuất

 Coi phòng ngừa và ngăn chặn ONMT biển là nguyên tắc chủ đạo trong bảo
vệ tài nguyên biển, kết hợp xử lý ô nhiễm với cải thiện môi trường biển và
bảo tồn thiên nhiên.

Đặc biệt, vấn đề bồi thường thiệt hại (theo PPP) do ô nhiễm dầu và bảo
hiểm cũng được đề cập trong pháp luật Việt Nam nhằm thực thi các Công ước
quốc tế về BVMT biển. Do tính chất độc hại cao, khả năng tự phân hủy thấp,
tính chất nghiêm trọng của sự cố lớn nên Việt Nam rất chú trọng đến việc hạn
chế, ngăn ngừa, xử lý và khắc phục hậu quả. Trong xử lý các hậu quả tràn
dầu, việc trang trải các chi phí làm sạch và bồi thường thiệt hại chiếm một tài
lực lớn, theo đó pháp luật thường yêu cầu các tổ chức, cá nhân có các hoạt
động có khả năng gây ONMT biển phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
bảo hiểm hàng hải, xây dựng Quỹ dự phòng cho các sự cố môi trường biển,
lập “Quỹ bồi thường” để thoả mãn các khiếu nại, đặc biệt là các tàu thuyền
chở dầu, chế phẩm từ dầu hoặc các chất nguy hiểm và độc hại (Nguyễn Thị
Tịnh Ấu, 2010).

Quy chế BVMT trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác,
tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các hoạt động có liên quan (ngày
10/4/1998) quy định tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí khi gây ra

-282-
suy thoái môi trường, sự cố môi trường, ngoài việc chịu phạt, phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam quy
định cụ thể việc phân công trách nhiệm ứng phó, tổ chức ngăn ngừa, khắc
phục sự cố tràn dầu, hoá chất gây ONMT biển, đòi bồi thường ô nhiễm nhằm
thực thi các Công ước quốc tế về BVMT biển.

7.4.3. Thực thi công ước về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên/liên
biên giới
Tham gia các Công ước quốc tế về quản lý nguồn nước xuyên biên
giới, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước, tích cực
triển khai Chiến lược của ASEAN về quản lý tài nguyên nước – đặc biệt coi
trọng việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác về sông MêKông.
Nhiều năm qua, Việt Nam cùng các nước ven sông tăng cường hỗ trợ
lẫn nhau, đề xuất và triển khai các chương trình hợp tác trong các khuôn khổ
Ủy hội sông MêKông Quốc tế, Hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng, Chiến
lược hợp tác kinh tế ACMECS (tên đầy đủ là Chiến lược Hợp tác Kinh tế
Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong), hợp tác MêKông với các đối tác như
Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa
Kỳ… Với trách nhiệm là một trong những quốc gia cung ứng nông sản lớn
hàng đầu thế giới và để chung tay ứng phó với các thách thức, Việt Nam đề
cao việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước. Đây là một nội hàm quan
trọng của "Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020" và "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020". Việt Nam
chủ trương tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ
hợp tác quốc tế, đồng thời đang tích cực triển khai “Kế hoạch hành động
chiến lược của ASEAN về quản lý tài nguyên nước”.
Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (theo Quyết
định 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 về việc phê duyệt chiến lược quốc
gia về tài nguyên nước đến năm 2020) đề cập các nội dung chủ yếu sau:
 Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới phải dựa trên quan điểm hợp
tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo
vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các
sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và lợi ích quốc gia.
 Đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập khu vực
và quốc tế về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương
và song phương trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
 Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội sông Mê
Công quốc tế thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác sông Mê Công (1995).
283
Tăng cường hợp tác về tài nguyên nước với các nước trong Tiểu vùng Mê
Công.
 Chủ động đề xuất việc hợp tác đối với lưu vực sông Hồng và các con
sông khác có chung nguồn nước với các nước láng giềng, tiến tới xây dựng
các hiệp định, quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước đối với
các sông liên quốc gia.
 Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, WB...
các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh
vực tài nguyên nước, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và
nghiên cứu về tài nguyên nước.
 Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về tài nguyên
nước, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức
hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước.
Một số điều khoản trong Luật tài nguyên nước 2012 cũng đề cập đến
công tác quản lý TNN liên quốc gia như:
 Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên
quốc gia là phải bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp
lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống
và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên
quốc gia.
 Bộ TN&MT tổ chức lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh,
danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia.
 Quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường
hợp có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia là căn cứ lập quy hoạch tài
nguyên nước. Ngoài ra, việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn
nước liên quốc gia được quy định chi tiết tại Khoản 2 – 3 Điều 27 Luật TNN,
2012.
 Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về TNN; trách nhiệm bảo vệ
quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia; hợp tác
quốc tế trong quản lý và phát triển TNN và cách giải quyết tranh chấp, bất
đồng về nguồn nước liên quốc gia được quy định rõ tại Chương VII Quan hệ
quốc tế về TNN (các điều 66 – 69), luật TNN 2012.
7.4.4. Thực thi Công ước về đa dạng sinh học - CBD

Khi tham gia Công ước CBD (16/11/1994), Việt Nam có toàn quyền
khai thác các tài nguyên của mình theo các chính sách Việt Nam đề ra, có
trách nhiệm bảo đảm các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hay kiểm soát
của mình không làm phương hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc
-284-
các khu vực không thuộc thẩm quyền quốc gia - phù hợp với Hiến chương
Liên hợp quốc và các nguyên tắc luật pháp quốc tế.

Công ước cũng xác định một cách cụ thể về phạm vi và nội dung bảo
vệ ĐDSH của các nước thành viên. Theo đó, các nước thành viên – trong đó
có Việt Nam, trên cơ sở phù hợp với khả năng và các điều kiện của mình sẽ
thực hiện:

 Thành lập hệ thống các khu bảo tồn hoặc các khu cần áp dụng các biện
pháp đặc biệt để bảo vệ ĐDSH.

 Xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo việc lựa chọn, thành lập và quản lý các
khu bảo tồn hoặc các khu cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo vệ
ĐDSH.

 Điều tiết và quản lý nhằm bảo đảm sự an toàn ĐDSH dù chúng ở trong hay
ngoài phạm vi của các khu bảo tồn.

 Thúc đẩy các công việc bảo vệ hệ sinh thái, các môi trường sống tự nhiên
và công việc duy trì một số lượng quần cư đủ để các loài có thể tự tồn tại
trong môi trường tự nhiên.

 Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài về mặt môi trường các khu vực
liền kề với các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tốt hơn các khu vực này.

 Khôi phục và phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, các loài đang bị đe
doạ, tái nhập chúng trở lại vào môi trường sống tự nhiên theo các điều kiện
thích hợp.

 Ngăn chặn việc đưa vào lưu hành, kiểm soát hoặc tiêu diệt triệt để các loài
lạ đe doạ tới các hệ sinh thái, môi trường sống tự nhiên hoặc các loài.

 Hỗ trợ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự tương hợp giữa sử dụng và
bảo vệ ĐDSH hiện tại và sử dụng bền vững các bộ phận hợp thành của
ĐDSH.

Tham gia Nghị định thư Catargena về an toàn sinh học - Nghị định thư
đầu tiên đi kèm Công ước về đa dạng sinh học (CBD) có hiệu lực ngày
11/9/2003 với mục đích đóng góp vào việc chuyển giao, xử lý và sử dụng an
toàn các sinh vật sống bị biến đổi (Living Modified Organism - LMO) khi đi
qua các biên giới quốc tế - như các loại thực vật, động vật và vi khuẩn biến
đổi gen (Genetically Modified Organism - GMO), tránh những tác động bất
lợi đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH mà không làm xáo trộn hoạt
động buôn bán lương thực trên thế giới một cách không cần thiết. Tính đến
năm 2013, đã có 165 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn, Việt Nam tham

285
gia ngày 20/01/2004 - chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày
20/4/2004. Nghị định thư Cartagena bắt buộc các nhà xuất khẩu phải cung cấp
thông tin cho các nước nhập khẩu về sản phẩm GMO. Ngoài ra, các nước
nhập khẩu có quyền phản đối hàng nhập khẩu hay đồ viện trợ là sản phẩm
GMO nếu những sản phẩm này gây ảnh hưởng đến cây trồng, truyền thống và
văn hoá - xã hội ở nước nhập khẩu kể cả khi họ không có đủ bằng chứng khoa
học.

Xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (Biodiversity
Action Plan –BAP)

BAP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/1995, được Bộ
trưởng Bộ KHCN&MT ký triển khai thực hiện vào ngày 23/12/1995 - là văn
bản có tính pháp lý và là kim chỉ nam cho các hành động của Việt Nam trong
việc bảo vệ ĐDSH ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, của các
ngành, các đoàn thể và mỗi người dân Việt Nam. Mục tiêu lâu dài của BAP là
Bảo vệ sự ĐDSH phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ
PTBV: Bảo vệ các HST đặc thù của Việt Nam, các HST nhạy cảm đang bị đe
doạ thu hẹp hay bị hủy hoại do các hoạt động kinh tế của con người; Bảo vệ
các thành phần của ĐDSH đang bị đe doạ do khai thác quá mức hay bị lãng
quên; Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các thành phần ĐDSH
trên sơ sở PTBV các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất
nước.

Các nội dung chiến lược của BAP tập trung vào việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách và luật pháp; Xây dựng, quản lý các khu bảo vệ; Nâng cao
nhận thức cộng đồng; Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ; tăng cường
BCKH; Vấn đề kinh tế xã hội của kế hoạch; và Phát triển hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn ban hành và phê duyệt Quyết định số
79/2007/QĐ-TTg - Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học
và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học ngày 31/5/2007.

Xây dựng hệ thống chính sách và luật pháp

Bên cạnh việc xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động về ĐDSH, một
loạt các văn bản khác có liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được nghiên cứu,
xây dựng và ban hành - đến nay đã có khoảng 100 văn bản quy phạm pháp
luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ TNTN và ĐDSH của Việt
Nam. Tuy còn nhiều khiếm khuyết và bất cập nhưng đây là cơ sở pháp lý rất
quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ ĐDSH, thể hiện
mối quan tâm của Chính phủ và các ngành chủ quản đến tài nguyên sinh vật
và ĐDSH: Luật ĐDSH 2008, Nghị định số 29/2007 về ĐDSH đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020, Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác

-286-
định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ, Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của
Bộ NN&PTNT về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông
thường, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản, Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ...

Xây dựng, quản lý các khu bảo vệ

Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên là hình thức bảo tồn nguyên
vị. Để hoạt động quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đi vào nề nếp và có định
hướng, ngày 7/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
218/QĐ-TTg về Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn
biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030; quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức, thực hiện quyết định - là
văn bản có hiệu lực pháp lý cao, quy định một cách tổng thể và đầy đủ về
chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên.

Đến nay, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam gồm 164 khu
rừng đặc dụng với diện tích 2,2 triệu ha (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu
bảo tồn thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực
nghiệm khoa học) và 5 khu bảo tồn biển. Theo QĐ số 1976/QĐ-TTg về việc
phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 (2014), mục tiêu đến năm 2020 cần hoàn thiện hệ thống
rừng đặc dụng đạt 2,4 triệu ha (bao gồm 34 Vườn quốc gia, 58 khu bảo tồn
thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 61 khu bảo vệ cảnh quan và 9 khu
nghiên cứu thực nghiệm khoa học), thành lập và đưa vào hoạt động 11 khu
bảo tồn biển.

Bảo tồn ngoại vi

Bảo tồn ngoại vi với các hình thức khác nhau đã bước đầu được phát
triển như thành lập các vườn thực vật, các trung tâm nghiên cứu... Trung tâm
cứu hộ động vật, Trung tâm cứu hộ linh trưởng và Trung tâm cứu hộ rùa đã
được xây dựng và hoạt động tốt. Ngoài ra, các nguồn gen, đặc biệt là các
nguồn gen nông nghiệp như các loài cây có hạt, các loại cây sinh sản vô tính,
cây ăn quả, vi sinh vật nông nghiệp đã được sưu tập và bảo quản tại các cơ sở
nghiên cứu trên cả nước.

287
Nâng cao nhận thức cộng đồng

Bộ TN&MT ban hành nhiều thông tư, nghị định nhằm kiểm soát những
ảnh hưởng bất lợi đến ĐDSH như: Quyết định 200/QĐ-BTNMT về việc phê
duyệt chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm
soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020, Nghị định
65/2010 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đa
dạng sinh học. Bên cạnh đó, Sách đỏ Việt Nam đã được ban hành, là tài liệu
quan trọng để nâng cao nhận thức và định hướng bảo vệ các loài động vật,
thực vật có nguy cơ bị đe doạ của Việt Nam. Hàng năm, Bộ TN&MT báo cáo
hiện trạng môi trường trình Quốc hội, trong đó có đánh giá tình trạng ĐDSH,
qua đó Chính phủ có các quyết định và biện pháp cần thiết cho việc BVMT
và tài nguyên ĐDSH.

Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ, tăng cường NCKH và hợp tác quốc tế

Xây dựng mạng lưới cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH nhằm thống nhất
hệ thống thông tin dữ liệu ĐDSH toàn quốc. Với sự đầu tư tích cực của Nhà
nước trong 10 năm qua, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
công tác điều tra, nghiên cứu các hệ sinh thái và các hệ động vật, thực vật của
Việt Nam được đẩy mạnh và thu được những kết quả tích cực, đặc biệt đã
phát hiện 5 loài thú lớn mới; mô tả, công bố 13 chi, 222 loài và 30 nhóm thực
vật dưới loài.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các nước láng giềng vì quyền lợi
chung của mỗi quốc gia về bảo tồn và phát triển lâu bền ĐDSH. Nhiều tổ
chức quốc tế về bảo tồn đã đặt văn phòng tại Việt Nam, nhiều chương trình
điều tra phối hợp giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được thực
hiện, nhiều dự án lớn với nguồn vốn của các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ quốc tế đã được xây dựng và thực thi tốt ở Việt Nam.

Việt Nam cũng tích cực tham gia các dự án, thể chế quốc tế khác về
ĐDSH như Ban tư vấn KHKT của Công ước ĐDSH, Dự án khu vực về ngăn
ngừa xu hướng suy thoái môi trường ở biển Đông và vịnh Thái Lan (South
China Sea -SCS), Chương trình bảo tồn ĐDSH các vùng đất ngập nước hạ lưu
sông Mê Kông, Diễn đàn ĐDSH Việt-Lào-Campuchia, Diễn đàn hổ toàn cầu
(Global Tiger Forum-GTF)...

7.4.5. Thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã nguy cấp - Công ước CITES

Là một bên tham gia Công ước (20/1/1994), Việt Nam nghĩa vụ thực
hiện việc cấm buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng và điều hoà,
giám sát chặt chẽ việc buôn bán các loài khác.

-288-
Xây dựng chính sách, pháp luật

Trong những năm qua, hành lang pháp lý cho việc bảo vệ các loài
ĐTVHD, đặc biệt là các loài quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng đã có
những bước phát triển đáng ghi nhận. Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT về
Danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của
Công ước về buôn bán quốc tế các loài ĐTVHD nguy cấp được ban hành
ngày 5/9/2013, xác định cụ thể các loài động thực vật cần được bảo vệ khẩn
cấp. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ các loài mới chỉ giới hạn trong việc bảo
vệ các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng mà thiếu các quy định
pháp luật về bảo vệ các loài khác; chưa có sự thống nhất pháp lý việc quản lý
và bảo vệ các loài trên đất liền cũng như dưới nước. Pháp luật về bảo vệ và
phát triển các loài thực vật mới tập trung vào việc điều chỉnh một nhóm các
sản phẩm thực vật rừng mà chưa có các quy định mang tính tổng thể.

Các hoạt động cụ thể khác

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg về


cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã
thuộc các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài ĐTVHD nguy
cấp. Bên cạnh đó, một số quy định, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của
cán bộ cũng như người dân trong việc bảo vệ các loài hoang dã như:

 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về
trách nhiệm bảo vệ các loài D0TVHD gắn với thiên nhiên. Ngoài ra, các tập
tục, tín ngưỡng của người dân trong việc bảo vệ loài cũng đóng vai trò quan
trọng.
 Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ bảo vệ
ĐTVHD, đặc biệt là năng lực về nhận dạng, đánh giá các loài thú, loài cây
quý hiếm.
 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động săn bắt, buôn bán,
vận chuyển, tiêu thụ ĐTVHD trên thị trường.
Tuy nhiên, việc khai thác, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái
phép và các sản phẩm của chúng vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả do nhu
cầu tiêu thụ còn cao. Điều này làm giảm đáng kể tính ĐDSH của rừng và các
hệ sinh thái ở Việt Nam.

7.4.6. Thực thi Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước - Công ước
Ramsar

Tham gia Công ước Ramsar (9/1988), Việt Nam xác định nghĩa vụ phải
thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các vùng đất
289
ngập nước theo đúng nguyên tắc quốc tế và đề xuất một số điểm đất ngập
nước theo tiêu chuẩn Ramsar (như Khu Ramsar Cát Tiên -Hải Phòng, Khu
Ramsar Giao Thủy -Nam Định, Khu Ramsar Bàu Sấu - Vườn Quốc gia Cát
Tiên, Đồng Nai, Khu Ramsar hồ Ba Bể - Bắc Kạn, Khu Ramsar Tràm Chim -
Đồng Tháp và Vườn Quốc gia Côn Đảo).

Xây dựng hệ thống pháp luật

Hiện tại ở Việt Nam, những quy định về quản lý đất ngập nước được
thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan như: Luật BVMT 2014,
Luật tài nguyên nước 2012, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật thủy
sản 2003, Luật đất đai 2013... nhưng chưa có luật riêng về đất ngập nước. Các
quy định pháp luật về quản lý, bảo tồn, sử dụng và PTBV đất ngập nước chưa
cụ thể, thiếu những quy định về hệ thống QLNN, sự thống nhất về cơ chế
phối hợp giữa các Bộ, ban ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan
đến đất ngập nước cũng như thiếu các chế tài để thi hành. Những quy định
điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý và bảo tồn đất ngập nước chủ yếu do
Bộ và các địa phương ban hành, còn thiếu các văn bản mang tính pháp lý cao
như Nghị định của Chính phủ. Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ
hiện là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất liên quan trực tiếp đến phân công
trách nhiệm quản lý đất ngập nước. Các văn bản do UBND các địa phương
ban hành còn nặng nề về biện pháp hành chính, thiếu các chế tài huy động sự
tham gia của cộng đồng trong khai thác đất ngập nước - do đó, chưa đáp ứng
yêu cầu của việc bảo tồn và PTBV đất ngập nước (Lê Hồng Hạnh & ctv,
2008).

Các hoạt động khác

 Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về đất ngập nước và trách
nhiệm của mọi thành viên trong xã hội đối với việc bảo tổn và sử dụng hợp lý
tài nguyên đất ngập nước.

 Các hoạt động bảo tồn đất ngập nước: Việt Nam đang nỗ lực để đưa thêm
các vùng đất ngập nước vào trong danh sách các vùng đất ngập nước quan
trọng của quốc tế, đồng thời quyết định thành lập các khu bảo tồn đất ngập
nước. Cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT đã đưa ra danh sách gồm 79 khu
đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc Gia.

 Kiểm kê, quy hoạch các vùng đất ngập nước trên toàn quốc: việc kiểm kê
đất ngập nước của Việt Nam thực hiện từ những năm 1990 và được cập nhật
bổ sung, hoàn thiện. Ngoài ra, các vùng đất ngập nước Việt Nam cũng được
đưa vào “Danh mục các vùng đất ngập nước châu Á” (A Directory of Asian
Wetlands). Việc xây dựng quy hoạch tổng thể về bảo tồn và PTBV đất ngập
nước cấp quốc gia và cấp vùng sinh thái đang được thực hiện để sớm hoàn

-290-
chỉnh, công bố. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chủ
trương, đường lối sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

7.4.7. Thực thi Công ước quốc tế về kiểm soát CTNH xuyên biên giới
và việc tiêu hủy chúng

Với tư cách là thành viên của Công ước, Việt Nam có quyền và nghĩa
vụ sau:

 Có quyền cấm xuất nhập khẩu các CTNH hoặc các chất thải khác, không
cho phép xuất khẩu, nhập khẩu chất thải sang hoặc từ các quốc gia không
tham gia Công ước. Chỉ được nhập khẩu chất thải khi có điều kiện tiêu hủy
thích hợp. Chỉ được phép xuất khẩu chất thải sang các nước có các điều kiện
trên và được sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia nhập khẩu.

 Cần có các quy định nhằm bảo đảm hoạt động giám sát việc sản sinh ra các
CTNH và phải xây dựng các cơ sở tiêu hủy thích hợp.

 Xây dựng cơ chế giám sát pháp nhân chịu trách nhiệm quản lý CTNH hoặc
các loại chất thải khác, thực hiện các biện pháp cần thiết đề phòng ô nhiễm do
hoạt động quản lý chất thải gây ra. Khi xảy ra ô nhiễm, phải giảm tới mức
thấp nhất hậu quả đối với con người và môi trường.

 Hợp tác với các thành viên khác và Ban thư ký trong các hoạt động liên
quan đến xuất khẩu nhập khẩu chất thải.

 Việt Nam có quyền thông qua việc ban hành pháp luật, coi hành vi xuất
khẩu, nhập khẩu chất thải bất hợp pháp là hành vi vi phạm hành chính, hình
sự.

 Khi có trường hợp nhập khẩu chất thải bất hợp pháp, Việt Nam có quyền
yêu cầu quốc gia hoặc người xuất khẩu mang trở về quốc gia mình chất thải
đó hoặc phải đưa trở lại nước xuất khẩu ban đầu hoặc tiêu hủy trong 30 ngày
kể từ khi nước xuất khẩu nhận được thông báo.

 Có trách nhiệm đóng góp tài chính, thực hiện chế độ thông báo tin tức theo
quy định

Cục BVMT thuộc Bộ TN&MT là cơ quan có thẩm quyền Việt Nam


của Công ước Basel và là điểm đầu mối thực hiện Công ước Basel ở Việt
Nam. Trong thời gian qua, cơ quan này thường xuyên trao đổi thông tin, văn
bản với Ban thư ký Công ước về việc xây dựng các văn bản pháp luật, hướng
dẫn kỹ thuật, trao đổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện Công ước...
Hàng năm, trong nguồn ngân sách được cấp, Cục BVMT dành một khoản
kinh phí cho việc đóng niên liễm Công ước, tham gia các cuộc họp hàng năm

291
Công ước - thực hiện nghiêm túc chế độ thông báo tin tức theo quy định của
Công ước.

Kiểm soát có hiệu quả hoạt động sản sinh, vận chuyển (bao gồm cả vận
chuyển xuyên biên giới), lưu giữ và xử lý chất thải là một trong những mục
tiêu của pháp luật môi trường của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên
cạnh tham gia Công ước Basel (13/3/1995), Việt Nam cũng đã xây dựng
những quy định về quản lý chất thải trong hệ thống các văn bản pháp luật môi
trường như Luật BVMT 2014, Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
quy định về quản lý CTNH, Quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về ban
hành Quy chế quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản
sinh ra chất thải, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải và trách nhiệm của
CQNN trong việc giám sát các hoạt động này được quy định rõ trong văn bản
pháp luật.

Để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Basel, ngoài
việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, Việt Nam còn triển khai
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý chất thải, cơ sở xử lý
chất thải, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, NCKH phục vụ công tác
quản lý chất thải…

Việc xác định trách nhiệm hành chính và hình sự trong pháp luật Việt
Nam đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu chất thải bất hợp pháp là phù hợp
với quy định của Công ước. Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải, xuất khẩu, nhập
khẩu chất thải được quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với những hành vi vi phạm gây hậu
quả nghiêm trọng của cá nhân (Điều 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189,
190, 191 chương XVII Bộ Luật hình sự 2009).

-292-
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
Nguyễn Thị Tịnh Ấu, 2010. Bài giảng Luật và chính sách môi trường,
ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, tr. 30-31.
Lương Thanh Bình, 2012. Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương,
tr. 9. http://www.slideshare.net/ngoquanquang/chng-6-lut-dn-s (ngày truy cập
09/02/2015)
Bộ môn Luật Đất đai & Môi trường Khoa Luật Thương Mại, 2007. Tài
liệu hướng dẫn môn học luật môi trường, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, NXB
Thanh Niên, tr. 2-4.
Bộ Tài chính, 2015. Dự thảo thay thế thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-
BTC-BTNMT về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
Bộ tài nguyên môi trường, 2014. Báo cáo chuyên đề Những nội dung cơ
bản, các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây
dựng các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia về
ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Báo cáo môi trường quốc gia Môi
trường khu công nghiệp Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Báo cáo môi trường quốc gia 2010
- Môi trường đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Báo cáo môi trường quốc gia 2011
Chất thải rắn
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Báo cáo môi trường quốc gia 2012
– Môi trường nước mặt
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng cho Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013. Báo cáo môi trường quốc gia 2013
Môi trường không khí
Trần Thị Cúc và Nguyễn Thị La, 2003. Hỏi và đáp quản lý hành chính
nhà nước, Phần II: Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính. Nhà xuất
bản chính trị - hành chính.
Nguyễn Thế Chinh, 2003. Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường.
Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường

293
Vũ Sỹ Cường và Nguyễn Trọng Hòa, 2014. Bài giảng gốc môn học
Chính sách công. 
Võ Hoàng Yến, 2014. Tài liệu môn Luật môi trường, tr. 8-16.
http://tailieuhoctap.vn/chi-tiet-sach/2477-nganh-luat/luat-moi-truong/773562-
tai-lieu-luat-moi-truong# (ngày truy cập 09/02/2015). Đại học Cần Thơ.
Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2015. Tiến trình thương thảo quốc tế
về biến đổi khí hậu: Thành tựu, thách thức và triển vọng. Tạp chí kinh tế và
phát triển, 212, 54-61.
Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Khắc Kinh, Trần Đông
Phong, Trần Văn Ý, 2006, Đánh giá Môi trường chiến lược: Phương pháp
luận và thử nghiệm ở Việt Nam - Nhà xuất bản Xây dựng.
Nguyễn Duy Gia, 1998. Chính sách công, Học viện Hành chính Quốc
Gia.
Trần Thị Minh Hà, 2014. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về tài
nguyên và môi trường. Bộ TN&MT. [http://rsc.gov.vn/index.php?
language=vi&nv=news&op=Hop-tac-quoc-te-Khoa-hoc-cong-nghe/Nang-
cao-hieu-qua-hop-tac-quoc-te-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-20]. Truy cập
ngày 25/1/2016.
Lê Hồng Hạnh, Vũ Thu Hạnh Nguyễn Văn Phương và nnk, 2008. Giáo
trình Luật Môi Trường, ĐH Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân Hà
Nội
Nguyễn Phúc Thủy Hiền, 2001. Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí
tầm xa. Tạp chí khoa học pháp lý, 4.
Nguyễn Thị Thanh Hoài, 2014. Sử dụng chính sách thuế nhằm bảo vệ
môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính. [http://tapchitaichinh.vn/nghien-
cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/su-dung-chinh-sach-thue-nham-bao-ve-moi-
truong-o-viet-nam-52784.html] truy cập ngày 22/2/2016.
Trương Quang Học và nnk, 2011. Hỏi & Đáp về Biến Đổi Khí Hậu. Hà
Nội.
Lê Xuân Hồng, 2006, Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất
bản thống kê.
Vũ Xuân Nguyệt Hồng, 2008. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
cho bảo vệ môi trường. Tạp chí Nghiên cứu – Trao đổi, số 20 (5+6/2008)
Tường Duy Kiên (2010). Môi trường với quyền con người và vận dụng
quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, 11 (172), 16-21.

-294-
Lê Văn Khoa, 2011. Bài giảng điện tử môn học Chính sách môi trường
– Cao học ngành Quản lý môi trường - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên –
ĐHQG TpHCM
Lê Văn Khoa. 2010. Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử
lý. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Đinh Văn Khương, 2009. Bài giảng Sinh vật chỉ thị chất lượng nước. Bộ
môn: Cơ sở sinh học nghề cá.
Nguyễn Thái Lai, 2015. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành tài
nguyên và môi trường. Tạp chí Tài nguyên và môi trường
[http://www.tapchitainguyenvamoitruong.vn/383/TNMT/13745/Dao-tao-
phat-trien-nguon-nhan-luc%C2%A0Nganh-Tai-nguyen-va-Moi-truong.html].
Truy cập ngày 24/1/2016.
Đặng Ngọc Lợi. Tạp chí kinh tế và dự báo. Chính sách công ở Việt
Nam: Lý luận và thực tiễn. http://thanhtra.edu.vn/category/detail/63-chinh-
sach-cong-o-viet-nam:-ly-luan-va-thuc-tien-.html [Truy cập ngày 5 tháng 5
năm 2015].
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014.
Nguyễn Thị Như Mai, 2009. Chính sách và xây dựng pháp luật. Viện
Chiến lược, Chính sách Tài nguyên & Môi trường.
[http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/300-chinh-sach-va-xay-dung-phap-
luat], truy cập ngày 25/02/2016.
Nguyễn Lan Nguyên, 2013. Pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hậu
trước yêu cầu thực thi các điều ước Quốc tế. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, 3, 45-50.
Hoàng Ngọc Phong, 2014. Bàn về thể chế vùng ở Việt Nam. Tạp chí
Kinh tế và Dự báo số 23/2014
Phạm Xuân Phương, Đoàn Diễm, Lê Khắc Côi, Lê Hồng Hạnh, Trần
Quang Bảo, Nguyễn Quốc Dựng, 12/2013. Báo cáo đánh giá 10 năm thực
hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Bộ Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn, Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm Nghiệp.
Nguyễn Vinh Quy, 2012. Giáo trình Luật và Chính sách môi trường,
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Kế Sơn, 2014. “Những nội dung mới của luật BVMT sửa đổi”, Tạp
chí Môi trường, (7), tr. 10.
Đinh Dũng Sỹ, 2008. Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với
pháp luật trong hoạt động lập pháp, Vụ pháp luật – Văn phòng Chính phủ,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/16/1673/

295
Tổng cục môi trường, 2014. Điều tra, khảo sát, tổng kết, đánh giá thực
trạng thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và xây dựng Luật Bảo vệ
môi trường (sửa đổi). [https://buiduchien.wordpress.com/2012/04/25/852/],
truy cập ngày 25/02/2016.
Trần Thị Tuyết, tháng 6/2013. Phân vùng chức năng môi trường phục
vụ quản lý lãnh thổ Móng Cái, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1 (1).
Đinh Xuân Thắng, 2007. Giáo trình ô nhiễm không khí. Nhà xuất bản
ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Thăng, 2007. Giáo trình khoa học môi trường đại cương, ĐH
Huế.
Nguyễn Văn Thắng, 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam.
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường – Hà Nội, 2010.
Nguyễn Bích Thuận, 2012. Quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên minh
Châu Âu trong triển khai cơ chế phát triển sạch CDM. Viện Nghiên cứu châu
Âu.
Phan Chung, 2013. Việt Nam đóng góp tích cực vào bảo vệ tầng ôzôn.
Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 14 – 6/2013.
Phan Như Thúc, 2002. Giáo trình quản lý môi trường. Đại học Đà
Nẵng.
Trương Việt Trường, 2012, Đánh giá môi trường chiến lược và sự phát
triển ĐMC ở Việt Nam, Trung tâm Môi trường Công nghệ, Viện KH&CN
Mỏ - Luyện Kim, Bộ Công Thương.
VARANS (Vietnam Agency For Radiation And Nuclear Safety), 2014.
Cuộc họp đánh giá lần 6 Công ước An toàn hạt nhân và những kết quả đạt
được của đoàn Việt Nam. Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân, 3, 37-41.
Nguyễn Quốc Vinh, 2014. Quan hệ giữa pháp luật với cơ sở hạ tầng,
kiến trúc thượng tầng và với các lĩnh vực của xã hội Việt Nam hiện nay.
[http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?
option=com_content&view=article&catid=309:s-kcb-nckh&id=10356:s-kcb-
nckh&Itemid=357] truy cập ngày 7/3/2016
Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Việt Nam và
tiến trình đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu. Hà Nội.

-296-
TIẾNG ANH
Bernard A. 2001. The effect of U.S withdrawal from the Kyoto
Protocol, Standford University.
Brunckhorst D. J. 2001. Policy Development and Decision Making,
University of New England, Armidale, NSW.
Environment and Law Research Programme 2005–2008. Publications of
the Academy of Finland 11/09
IUCN (International Union for Conservation of Nature), 2013. Making
the regional environmental policy an effective tool for governance and
integration in West Africa.
https://cmsdata.iucn.org/downloads/note_politique_uicn_anglais.pdf
James Anderson, 2003, Public Policy making: An introduce, Houghton
Mifflin: Virginia University, 322 pages.
Jane Holder and Maria Lee. Environmental Protection, Law and Policy
(Second Edition). Text and Materials. July, 2007. Cambridge.
www.cambridge.org/9780521690263.
Kelly. Subsidies to Industry and the Environment. National Bureau of
Economic Research, May 2009. 1050 Massachusetts Avenue, Cambridge,
MA 02138. Working Paper 14999. http://www.nber.org/papers/w14999
Kip Viscusi. Regulation of Health, Safety, and Environmental Risks.
National Bureau of Economic Research, January 2006. 1050 Massachusetts
Avenue, Cambridge, MA 02138. Working Paper 11934.
http://www.nber.org/papers/w11934
Ludwig Kramer, 2002. Development of Environmental Policies in the
United States and Europe: Convergence or Divergence?, Europe University
Institute.
Nicholas A. Ashford, Charles C. Caldart. Environmental Law, Policy,
and Economics. 2008 Massachusetts Institute of Technology Press,
Cambridge, Massachusetts, London, England.
Policy Instruments through Impact Assessment, SIGMA Papers No 31,
tr.10.
Richard L. Revesz, Robert Stavins. Environmental Law and Policy.
National Bureau of Economic Research, 1050 Massachusetts Avenue,
Cambridge, MA 02138, November 2007. Working Paper 13575.
http://www.nber.org/papers/w13575
Ulrich Karpen, Implementation of Legislative Evaluation in Europe,
Current Models and Trends, 2004. 6 European Journal of Law Reform 57, tr.
58; OECD, Improving
297
UNEP, 2006. Training manual on International Environmental Law,
United Nation Office, Nairobi.
UNFCCC, 2011. Fact sheet: The Kyoto Protocol.
UNFCCC, Status of Ratification of the Kyoto Protocol.
http://unfccc.int/kyoto_protocol/status_of_ratification/items/2613.php (truy
cập 6/3/2015)
INTERNET
Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, 2012. Trang
Tin Biến Đổi Khí Hậu - Hỏi đáp Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, Công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và vai trò của công tác tư pháp - hộ tịch, 2012.
Tổng cục môi trường, 2009. Chính sách môi trường là gì?
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/Ch%C3%ADnhs
%C3%A1chm%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dngl%C3%A0g
%C3%AC.aspx
Thông tin pháp luật dân sự, 2008. Giới thiệu về Luật bảo vệ môi trường
2005. [http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/05/01/5834/], truy cập ngày
25/02/2016.
Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ. Giải quyết khiếu nại, tốc cáo của
UBND xã trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
[http://moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx?
ItemId=50]. Truy cập ngày 22/01/2016.
Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia, 2012. Xu hướng ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gia tăng. [http://kttvttb.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=1357:xu-hng-o-nhim-suy-thoai-moi-
trng-t-gia-tng-&catid=73:mc-tin-tc] truy cập ngày 22/2/2016.
Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia, 2012. Xu hướng ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gia tăng. Trang web: [http://kttvttb.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=1357:xu-hng-o-nhim-suy-thoai-moi-
trng-t-gia-tng-&catid=73:mc-tin-tc] truy cập ngày 22/2/2016.
Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện
nay, 2013. [http://luanvan.co/luan-van/vai-tro-cua-phap-luat-doi-voi-viec-
phat-trien-kinh-te-o-viet-nam-hien-nay-5938/], truy cập ngày 26/02/2016.
[http://tailieu.vn/doc/chinh-sach-moi-truong-chuong-2-co-so-ly-thuyet-
chinh-sach-moi-truong-1515448.html], truy cập ngày 10/01/2016
http://www.care2.com/causes/5-ways-local-leaders-can-affect-
environmental-policy.html

-298-

You might also like