You are on page 1of 6

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Chương 2

 Khi phân tích bản cân đối kế toán, các nhà quản trị tài chính cần cân nhắc 3 vấn đề: tính thanh
khoản, nợ so với vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường so với giá trị sổ sách

*Thanh khoản

 Thanh khoản (Liquility) đề cập đến khả năng dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi thành tiền của
tài sản. Tài sản ngắn hạn (Current assests) có tính thanh khoản cao nhất: gồm khoản phải thu
(accounts receivable) và hàng tồn kho Tài sản dài hạn (fixed assets) có tính thanh khoản kém
nhất.
 THANH KHOẢN (đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi)
- Tài sản của một doanh nghiệp càng thanh khoản, khả năng doanh nghiệp gặp khó khăn
trong đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn càng ít. Do vậy, xác suất mà một doanh nghiệp tránh
được tình trạng kiệt quệ tài chính có thể được gắn với khả năng thanh khoản của DN.
- Các tài sản thanh khoản thường có tỷ suất sinh lợi thấp hơn tài sản cố định. Khi một DN đầu
tư vào các tài sản thanh khoản, DN phải hy sinh cơ hội đầu tư vào những dự án khác có khả
năng sinh lợi cao hơn.

 NỢ SO VỚI VỐN CỔ PHẦN (thanh toán nợ là nghĩa vụ pháp lý và có tính ưu tiên trong dòng tiền)
- Nợ phải trả là nợ vay, thường gắn với các gánh nặng chi trả tiền mặt cố định, được gọi là
thực hiện nghĩa vụ nợ (debt service).
- Mục đích của nhà quản trị tài chính là làm tăng giá trị của cố phiếu, nghĩa là chúng ta nói đến
giá trị thị trường của cổ phiếu chứ không phải giá trị sổ sách.
 GIÁ TRỊ SO VỚI GIÁ GỐC (con số trên báo cáo tài chính là giá gốc (thường gọi là giá trị ghi sổ
hoặc giá trị sổ sách (book value), là thường khác biệt với giá trị thị trường (market value)
 Vốn chủ sở hữu là những gì cổ đông còn lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ phải trả.
 Bên tài sản sẽ chú ý hơn về tính thanh khoản còn bên nguồn vốn thì chú ý hơn về nợ so với vốn
cổ phần

2.2 BÁO CÁO THU NHẬP

- Bảng cân đối kế toán là một bức ảnh chụp nhanh tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm,
thì báo cáo thu nhập như một cuốn video ghi lại những gì công ty đã làm trong khoảng thời gian giữa
hai lần chụp ảnh đó.

- Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ

- Doanh thu – Chi phí = Thu nhập

Thu nhập mỗi cổ phần = Thu nhập ròng / Tổng số lượng cổ phần đang lưu hành

Cổ tức mỗi cổ phần = Cổ tức / Tổng số lượng cổ phần đang lưu hành
- Con số quan trọng là EBIT và EPS

+ EBIT: earning before interest and tax : thu nhập trước thuế và lãi vay

LỢI NHUẬN RÒNG = EBIT – LÃI VAY


EBIT = DOANH THU – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Dòng tiền hoạt động (OCF)
OCF = EBIT + Khấu hao – Thuế

*Báo cáo thu nhập thường bao gồm:

- Phần hoạt động kinh doanh, báo cáo doanh thu và chi phí từ các hoạt động chính của công ty.

- Trên báo cáo thu nhập, phần không thuộc nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
liệt kê toàn bộ các chi phí tài trợ như chi phí lãi vay.
- Phần thứ hai báo cáo khoản thuế đánh trên thu nhập như một hạng mục riêng biệt.
- Hạng mục cuối cùng là lợi nhuận ròng.
+ EPS : earnings per share : thu nhập mỗi cổ phần
- GAAP (nguyên tắc phù hợp: doanh thu phải phù hợp chi phí – thu nhập khác biệt với dòng tiền)
- CÁC KHOẢN MỤC PHI TIỀN MẶT (khấu hao - depreciation, thuế được hoãn lại – deferred taxes….
thu nhập khác biệt với dòng tiền)
+ Thuế được hoãn lại là kết quả của chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế
thực sự.
+ Khoản thuế phải nộp được thể hiện trong báo cáo thu nhâp, có thể tách thành thuế hiện hành
và thuế hoãn lại
+ Nếu thu nhập chịu thuế thấp hơn thu nhập kế toán trong năm hiện hành, thì sau này thu nhập
chịu thuế sẽ cao hơn thu nhập kế toán
+ Theo quan điểm của dòng tiền, thuế hoãn lại không phải là một dòng tiền chi ra.
- THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ (ngắn hạn và dài hạn, biến phí và định phí – khác biệt giữa phân tích tài
chính và kế toán tài chính)
+ Định phí: chi phí lãi vay trái phiếu, chi phí quản lý và thuế bất động sản.
+ Biến phí: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương cho người lao động trực tiếp sản xuất.
+ Trong dài hạn, tất cả chi phí đều là biến phí.

2.3 THUẾ

- Thuế suất trung bình (average tax rate) là giá trị trên hoá đơn thuế của bạn chia cho tổng thu nhập
chịu thuế, hay nói cách khác là phần trăm thu nhập mà phải nộp thuế).

- Thuế suất biên (marginal tax rate) là mức thuế suất mà bạn phải nộp (tính bằng phần trăm) nếu thu
nhập của bạn tăng thêm 1 đô la.
- Thuế cố định (flat rate tax): thuế suất trung bình và thuế suất biên tế bằng nhau

- Thuế suất trung bình đồng biến với thu nhập

- Các quyết định tài chính thường dựa trên thuế suất biên tế

- Một số ngành có khoản giảm trừ và ưu đãi về thuế => thuế suất trung bình giữa các ngành là khác
nhau

2.4 VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG

- Là tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn

- Đầu tư doanh nghiệp: đầu tư vào tài sản cố định hay còn gọi là chi tiêu vốn (capital spending) và
đầu tư vào vốn luân chuyển ròng (change in net working capital)

- Vốn luân chuyển ròng thường dương

- Trong công ty tăng trưởng, chi tiêu vốn luân chuyển ròng cũng thường dương

2.5 DÒNG TIỀN DƯỚI GÓC ĐỘ TÀI CHÍNH

- Báo cáo dòng tiền (statement of cashlflows): diễn giải thay đổi tiền và tương đương tiền dưới góc
độ kế toán

- Giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tạo ra dòng tiền (dưới góc độ tài chính)

- CF (Assets) = CF(B) + CF(S)

CF(A): dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trừ cho chi tiêu tài sản cố định và chi tiêu vốn luân chuyển
ròng.

- Dòng tiền hoạt động kinh doanh = EBIT + khấu hao – thuế hiện hành
Thay đổi trong tài sản cố định (changes fixed assets): bằng với tiền mua TSCĐ trừ đi tiền bán
TSCĐ.
- Chi tiêu vốn = Giá trị tài sản cố định thuần cuối kỳ - Giá trị TSCĐ thuần đầu kỳ + Khấu hao
- Dòng tiền cũng được dùng để đầu tư vào vốn luân chuyển ròng.
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (cash flow from operations): bao gồm doanh thu từ cung cấp
hàng hoá và dịch vụ. Dòng tiền hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí thuế, nhưng không gồm
chi phí tài trợ, chi tiêu vốn hoặc thay đổi vốn luân chuyển ròng.
- Tổng dòng tiền ra (outgoing cash flow) của DN có thể được chia tách thành dòng tiền chi trả cho
chủ nợ và dòng tiền chi trả cho cổ đông.
+ Dòng tiền trả cho chủ nợ thể hiện bằng một sự sắp xếp lại dữ liệu và một ghi nhận rõ ràng về
chi phí lãi vay.
- Các chủ nợ được chi trả một số tiền thường gọi là thực hiện nghĩa vụ nợ (debt service): là thanh
toán lãi vay cộng với hoàn trả vốn gốc.
Dòng tiền thuộc về các chủ nợ = Lãi vay đã trả - Vay mới ròng
= Lãi vay đã trả - (Nợ dài hạn cuối kỳ - Nợ dài hạn đầu kỳ)
- Dòng tiền của DN cũng phải chi trả cho cổ đông. Nó là tác động ròng của chi trả cổ tức cộng với
mua lại cổ phiếu đang lưu hành và phát hành cổ phần mới
Dòng tiền thuộc về các cổ đông = Cổ tức đã trả - Huy động vốn cổ phần mới ròng
= Cổ tức đã trả - (Cổ phiếu được phát hành – cổ phiếu được mua
lại)

KẾT LUẬN
1. Dòng tiền hoạt động ( Operating cash flow), được định nghĩa là thu nhập trước lãi vay cộng
với khấu hao trừ thuế, đo lường dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, không tính để chi
tiêu vốn hay nhu cầu vốn luân chuyển. Dòng tiền này thường dương, một doanh nghiệp sẽ
gặp rắc rối nếu không tạo ra đủ tiền để trang trải các chi phí hoạt động.
2. Tổng dòng tiền của doanh nghiệp (Total cash flow of the firm) bao gồm điều chỉnh cho cả
chi tiêu vốn và bổ sung vốn luân chuyển. Loại dòng tiền này thường âm. Khi DN có tỷ lệ tăng
trưởng cao, chi tiêu vào hàng tồn kho và tài sản cố định có thể nhiều hơn dòng tiền hoạt
động tạo ra.
3. Lợi nhuận ròng không phải dòng tiền.
- Dòng tiền tự do (free cash flow): đề cập đến tiền mà doanh nghiệp tự do phân phối cho chủ nợ
hoặc cổ đông bởi vì không cần dùng số tiền này để đầu tư vốn luân chuyển hoặc tài sản cố định.
-
2.6 Báo cáo về dòng tiền dưới góc độ kế toán

- Báo cáo dòng tiền(statement of cash flow): tổng của dòng tiền hoạt động kinh doanh, đầu tư và
tài trợ = 202 – 173 + 4 = 33 triệu $.
- ´ Đây cũng chính là số thay đổi trên số dư tiền và tương đương tiền của cân đối kế toán.
- Lãi vay được tính vào dòng tiền tài trợ (tài chính) và tính vào dòng tiền hoạt động kinh doanh (kế
toán)
- GAAP cho phép nhiều quyết định mang tính chủ quan của người làm kế toán.
- Dòng tiền ít phụ thuộc vào chủ quan của kế toán và rất khó chỉnh sửa dòng tiền.
DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Bắt đầu bằng lợi nhuận ròng (có thể lấy từ báo cáo thu nhập)
- Cộng ngược lại các chi phí không phát sinh bằng tiền và điều chỉnh cho thay đổi trong TSNH và
nợ ngắn hạn (không kể tiền và nợ vay ngắn hạn).
- Nợ vay ngắn hạn được tính vào hoạt động tài trợ
Thứ tự: Lợi nhuận ròng -> Khấu hao -> Thuế hoãn lại -> Thay đổi trong tài sản và nợ ( Khoản phải
thu -> Hàng tồn kho -> Phải trả người bán -> Chi phí phải trả, phải nộp -> Khác) => Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh

DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ


- Liên quan đến thay đổi trong tài sản vốn: mua bán TSCĐ (cụ thể là chi tiêu vốn ròng)

DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ


- Bao gồm những thay đổi trong vốn cổ phần và nợ vay
- Thứ tự: Trả nợ dài hạn -> Tiền thu được từ phát hành nợ dài hạn -> Thay đổi nợ vay ngắn hạn ->
Cổ tức -> Mua thêm cổ phiếu -> Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu mới => Dòng tiền từ hoạt
động tài trợ
Cộng 3 dòng tiền này lại = Thay đổi trong tiền mặt
 Sự khác biệt giữa dòng tiền kế toán và dòng tiền tài chính của DN là chi phí lãi vay
THUẬT NGỮ
- Thuế suất trung bình (average tax rate)
- Thuế suất biên tế (marginal tax rate)
- Thuế cố định (flat tax rate)
- Báo cáo dòng tiền
- Chi tiêu vốn (capital spending)=
- Dòng tiền hoạt động kinh doanh =
- Thanh khoản (liquility)
- Nợ so với vốn cổ phần
- Thực hiện nghĩa vụ nợ (debt service)
- Mục đích của nhà quản trị
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (cash flow from operations) bao gồm
- Đầu tư doanh nghiệp là đầu tư vào
- Dòng tiền thuộc về các chủ nợ =
- Dòng tiền thuộc về các cổ đông =
- Dòng tiền hoạt động (operating cash flow)
- Tổng dòng tiền của doanh nghiệp (total cash flow of the firm)
- Dòng tiền tự do (free cash flow)
- Thu nhập mỗi cổ phần =
- Cổ tức mỗi cổ phần =
- Các khoản mục phi tiền mặt
- Thuế hoãn lại (deferred tax)
- Định phí
- Biến phí
- Báo cáo thu nhập đo lường

You might also like