You are on page 1of 6

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích những động cơ mà Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào Myanmar?

- HAGL nhận thấy thị trường bất động sản ở Việt Nam đang diễn ra cao trào,
không có cơ hội phát triển. HAGL tìm đến thị trường Myanmar - Nơi mà
giới đầu tư quốc tế ví như “mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á”. “Quốc
gia thành viên ASEAN có 60 triệu dân, giàu tài nguyên thiên nhiên và mức
sống dưới trung bình”. Myanmar có 1 sức hút mạnh mẽ đối với khách du
lịch, số lượng khách du lịch đến Myanmar vượt qua con số 1 triệu khiến nhu
cầu về phòng ở nơi đây cũng tăng vọt. Và cùng với “mức sống dưới trung
bình” thì chi phí ăn uống đi lại cho khách du lịch là một con số hợp lý.

- Hơn thế nữa, 2 sự kiện chính làm thay đổi đời sống kinh tế chính trị của
Myanmar làm cho HAGL tin tưởng đầu tư thêm: Thứ nhất, chính quyền dân
sự được hình thành sau nhiều năm liền nước này nằm dưới sự kiểm soát của
quân đội. Sự chuyển giao quyền lực cho chính quyền này cũng mới chỉ được
hoàn tất vào tháng 7/2011. Thứ 2, Mỹ đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận
kinh tế với Myanmar vào tháng 11/2012, mở đường cho các nước khác có
hành động tương tự. Tình hình kinh tế chính trị đã được ổn thỏa, có thể yên
tâm đầu tư.

- HAGL nhận thấy văn phòng cho thuê cao gấp 4 lần TPHCM, khách sạn cho
thuê luôn kín phòng, căn hộ cho thuê giá cao gấp 2.5 lần, tình hình thiếu
nguồn cung như vậy nếu HAGL đầu tư dự án Khu phức hợp trung tâm
thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê “Hoang Anh Gia Lai Myanmar
Centre thì sẽ rất phát triển. Và mục đích trở thành Ngôi nhà chung của tất cả
các doanh nghiệp Việt Nam tại nước bạn”.

- “Với dự án 7,3ha ở vị trí đất ''vàng'', được thuê trong 70 năm với giá trị 54
triệu USD (tương đương 740USD/m2)”. Sở hữu 1 vị trí địa lý hết sức thuận
lợi, là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế của Myanmar, được thuê
trong 70 năm với giá trị 54 triệu USD (tương đương 740USD/m2) ( 2011 ).
Nhưng nếu HAGL có ý định muốn sang nhượng lại thì số tiền ấy cũng đã
tăng vọt lên rất nhiều. Cụ thể là năm vài năm sau, giá đất đã lên tới
10.000USD/m2, lãi hơn 10 lần.
- Xét về chi phí Myanmar rẻ hơn thị trường Việt Nam về nhân công, lương
lao động. Các nguyên vật liệu nhập từ các tỉnh Việt Nam sang Myanmar còn
rẻ hơn hoặc bằng chi phí từ các tỉnh qua TPHCM. Lương công nhân lao
động phổ thông tại Myanmar chỉ bằng một nửa so với Việt Nam. Giá sắt từ
nhà máy vận chuyển sang Myanmar rẻ hơn về Việt Nam 20%. Chi phí vận
chuyển xi măng từ Quảng Ninh tới Yangon cũng chỉ tương đương với chi
phí đưa về thành phố Hồ Chí Minh. Tương tự như vậy, gỗ đá của Hoàng
Anh Gia Lai chở từ Quy Nhơn sang Myanmar rẻ hơn vận chuyển đường bộ
về Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phân tích những rủi ro cho dự án đầu tư này của Hoàng Anh Gia Lai và
biện pháp phòng ngừa, khắc phục?

Rủi ro:

“Chính quyền dân sự được hình thành sau nhiều năm liền nước này nằm dưới sự
kiểm soát của quân đội. Sự chuyển giao quyền lực cho chính quyền này cũng mới
chỉ được hoàn tất vào tháng 7/2011.”

 Sự chuyển giao quyền lực vừa mới được thực hiện, các cơ chế chính sách,
pháp luật của Myanmar vẫn còn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Mà dự án
của HAGL đã được nhận giấy phép đầu tư và bắt đầu triển khai ngay sau đó
1 năm (30/11/2012). Điều này cho thấy, những rủi ro tiềm ẩn của dự án này
sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều vào tình hình chính trị của nước này.
“Giai đoạn 1 dự kiến thực hiện trong 3 năm sẽ tập trung  xây dựng trung tâm
thương mại, văn phòng cho thuê số 1 và khách sạn 5 sao.”

 Trước khi có sự chuyển giao quyền lực của chính phủ tại Myanmar, người
dân tại đây được đánh giá là có “mức sống dưới trung bình”. Nên việc xây
dựng trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao đối với người dân Myanmar
thời điểm đó là “không có nhu cầu”. Có thể nói, lợi nhuận sau khi xây dựng
đều phải dựa vào khách du lịch nước ngoài và tình hình chính trị tại nước
này.
“Hiện nay, chúng tôi đang bàn bạc với một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam với
mục đích đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trường Myanmar và Trung tâm thương
mại sẽ là Ngôi nhà chung của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam tại nước bạn.”
 Mở đường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam phát triển nhưng cũng có thể
sẽ gây phản ứng tiêu cực cho người dân Myanmar khi mở một trung tâm
thương mại lớn chỉ tập trung các doanh nghiệp Việt Nam tại nước bạn. Cũng
tiềm ẩn những rủi ro khi bị người dân Myanmar “tẩy chay”.
“Đến giữa tháng 12 năm 2012, Myanmar có 35 dự án khách sạn có vốn nước
ngoài với công suất 6.235 phòng trên khắp đất nước.”

 HAGL nhìn thấy được cơ hội tại thị trường Myanmar này cũng đồng nghĩa
với việc các doanh nghiệp từ các quốc gia lận cận khác cũng có thể nhìn
thấy. Sau khi có sự thay đổi của chính trị tại Myanmar, các doanh nghiệp
nước ngoài cũng bắt đầu đầu tư vào đây. Tuy HAGL có lợi thế khi nhìn thấy
và đầu tư từ sớm nhưng vẫn không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt tại
“mảnh đất vàng cuối cùng của Châu Á” này.
Biện pháp phòng ngừa, khắc phục:

- HAGL nên tìm hiểu kỹ về tình hình chính trị của Myanmar, bởi vì mới được
chuyển giao quyền lực thực hiện nên chắc chắn họ sẽ còn nhiều thiếu sót,
nếu trong trường hợp xấu sẽ ảnh hưởng đến dự án của HAGL và dẫn đến
thời gian hoàn thành dự án bị trì trệ, gây tốn nhiều kinh phí phát sinh và ảnh
hưởng đến nhiều nhà đầu tư.

- HAGL phải phân tích kỹ thị trường của Myanmar thời điểm hiện tại và cả
tương lai, nhu cầu của người dân như thế nào, lượng khách du lịch sẽ đến
Myanmar khi dự án hoàn thành là nhiều hay ít, tình hình bất động sản tại
Myanmar có tốt để làm một dự án lớn như vậy hay không…

- Ngoài ra HAGL cần phải tìm nhiều cách để quảng cáo mạnh mẽ về dự án
của mình, không chỉ ở Myanmar mà còn quảng bá rộng ở nhiều nước lân cận
và trên toàn thế giới, đây là yếu tố quan trọng không kém để dẫn đến sự
thành công của HAGL trong tương lai.

- Chúng ta nên tạo mối quan hệ về chính trị và con người thật tốt với
Myanmar để có thể dễ dàng buôn bán, trao đổi hàng hóa cũng như bản sắc
văn hóa dân tộc giữa hai nước, những điều này tốt chúng ta sẽ dễ dàng mở
trung tâm thương mại và nhiều doanh nghiệp tại Myanmar mà không để lại
cái nhìn xấu của họ về người Việt Nam.
- HAGL cũng nên khuyến khích người Việt tại Myanmar sử dụng những đồ
dùng tốt của họ để tạo ra sự trao đổi, giao thoa giữa hai nước và sẽ gắn kết
hơn khi những dự án của HAGL được xây dựng tại Myanmar.

- Bởi vì đây là “mảnh đất vàng cuối cùng của Châu Á” nên sẽ có rất nhiều các
quốc gia khác muốn đến đây để thực hiện nhiều dự án như HAGL, nhưng
HAGL nên cạnh tranh công bằng với họ, bởi vì nếu một dự án tốt thì lượng
khách hàng sẽ tự tìm đến, chúng ta không nên sử dụng những biện pháp xấu
sẽ để lại những ấn tượng xấu cho khách hàng cũng như các quốc gia khác.

3. Việc hội nhập quốc tế sâu rộng (WTO, AEC,...) tạo ra những cơ hội và
thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai hoạt động kinh
doanh quốc tế tại Myanmar?

Cơ hội:
- Myanmar vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp, kinh tế chưa phát triển và đang đi
vào giai đoạn mở cửa với nhiều chính sách ưu đãi dành cho đầu tư và xuất
nhập khẩu. Thêm vào đó, sắp tới, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ xóa bỏ
cấm vận, giúp nước này hòa nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

- Vì thế, Myanmar đang có sức hấp dẫn mạnh mẽ các nguồn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài, trong đó có các nguồn đầu tư của các DN Việt Nam. Có được
điều này là nhờ Myanmar đang hội tụ nhiều tiềm năng lớn về cách chính
sách ưu đãi những năm gần đây, thị trường trong nước đang có nhu cầu tiêu
thụ lớn, giá nhân công thấp, nguồn nguyên liệu cho nông nghiệp lẫn công
nghiệp rất dồi dào…

- Cụ thể, nguồn nhân công ở Myanmar thường có giá rất thấp, khoảng từ 60$-
80$/lao động phổ thông và 200$- 400$/lao động cấp trung. Myanmar còn là
nước có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ 13- 14 của thế giới.

- Bên cạnh đó, Việt Nam và Myanmar có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và
Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế định
hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển
ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Đặc biệt, Chính phủ Myanmar dành sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư Việt Nam. Một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt
Nam đều nằm trong danh sách ưu đãi thuế như thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất…
Tất cả những thuận lợi trên chính là cơ hội lớn cho DN Việt Nam đầu tư vào
thị trường Myanmar. Nhờ xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với Việt Nam từ
việc tham gia kí kết các hiệp định thương mại hay các tổ chức mà Việt Nam
và Myanmar cùng là thành viên, Giá sắt từ nhà máy vận chuyển sang
Myanmar rẻ hơn về Việt Nam 20%. Chi phí vận chuyển xi măng từ Quảng
Minh tới Yangon cũng chỉ tương đương với chi phí đưa về thành phố Hồ
Chí Minh. Tương tự như vậy, gỗ đá của Hoàng Anh Gia Lai chở từ Quy
Nhơn sang Myanmar rẻ hơn vận chuyển đường bộ về Thành phố Hồ Chí
Minh.

- Và cũng vì thế, những năm qua nguồn đầu tư vào Myanmar của các DN Việt
Nam đang tăng lên rất nhanh chóng. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã cấp phép cho 7
dự án đầu tư sang Myanmar với tổng số vốn đăng ký khoảng 460 triệu USD,
đứng thứ 6/60 nước có hoạt động đầu tư của DN Việt Nam, đứng thứ 9/32
nước có đầu tư vào Myanmar.

- Trong đó, dự án dầu khí ở vùng biển Tây Nam Myanmar có vốn 135,9 triệu
USD, dự án khai thác đá màu tại Rakhine của Công ty Simco Sông Đà, với
tổng vốn đầu tư 18,1 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ với vốn
dự kiến 300 triệu USD,…. 

Thách thức:
- Bên cạnh nhiều yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư của các DN nước ta tại
Myanmar thì vẫn còn nhiều thách thức, nhiều khó khăn đang chờ đợi trước
mắt.

Thách thức đầu tiên đối với DN Việt Nam muốn thúc đẩy thương mại tại
Myanmar đó là khoảng cách địa lý. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
từ Việt Nam sang Myanmar xa hơn tới Lào, Campuchia, Thái Lan, vì vậy
giá thành sẽ cao hơn, khó cạnh tranh được với hàng hóa cùng loại của Trung
Quốc, Thái Lan, Ấn Độ là những nước có quan hệ mậu dịch biên giới với
Myanmar.

- Ngoài những khó khăn về thương mại, vẫn còn nhiều khó khăn đối với các
DN khi đầu tư vào Myanmar như: thể chế kinh tế của Myanmar chưa được
định hình, vẫn còn phức tạp, hệ thống pháp luật còn yếu và chưa đồng bộ, cơ
sở hạ tầng còn yếu kém, ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư. Mặt khác,
Myanamar theo chế độ liên bang, mỗi bang đều quyền hạn và pháp luật nhất
định nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đồng bộ hóa các văn bản pháp luật.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các DN Việt đầu tư vào.

- Thủ tục hành chính và chính sách tiền tệ cũng là một trong những thách thức
không nhỏ cho các nhà đầu tư nước ta. Dẫn chứng cụ thể nhất là việc sau khi
hai bên kí kết hợp đồng, DN bên bán và bên mua phải chờ ít nhất 2 đến 3
tháng để có được thủ tục hành chính của cơ quan chức năng Myanmar. Việc
này cũng ảnh hưởng không ít đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các DN
nước ta.

- Ông Đàm Xuân Bắc, Tổng lãnh sự danh dự Myanmar tại TP.Hồ Chí Minh
chia sẻ: “Nếu muốn làm ăn ở Myanmar thì các DN Việt Nam cần phải có sự
kiên trì. Bởi thị trường này vẫn còn tồn tại cơ chế cũ với những thủ tục hành
chính rườm rà khiến DN dễ nản lòng. Bên cạnh đó, đặc điểm về kinh tế
thương mại quốc tế cũng theo kiểu riêng của Myanmar chứ chưa hoàn toàn
theo thông lệ quốc tế. Các DN cần cử cán bộ am hiểu tiếng Anh nằm vùng,
bàn bạc trực tiếp với các đối tác tại nước sở tại. Ngoài ra, Myanmar chưa có
ngân hàng nước ngoài hoạt động khiến chi phí dịch vụ tăng cao khi chuyển
tiền. Nhiều DN muốn chuyển tiền đầu tư chủ yếu phải thông qua ngân hàng
tại Singapore khiến chi phí DN bị đẩy lên cao”.

You might also like