You are on page 1of 8

Tên: Lý Thu Thảo 20012641

Lớp: DHHO16A Nhóm: 2


Bài 2: KẾT TINH - THĂNG HOA - CHƯNG CẤT - ĐỘ TAN VÀ TÍCH
SỐ TAN

Điểm Nhận xét

1. Mục đích thí nghiệm:

Tách chất bằng phương pháp kết tinh, thăng hoa và chưng cất.

Xác định điều kiện để hình thành một kết tủa trong dung dịch.

Khảo sát sự ảnh hưởng các ion đồng loại đến khả năng tạo tủa.

2. Cơ sở lý thuyết:
 Phương pháp kết tinh:

Phương pháp này dùng để tinh chế chất rắn dựa trên khả năng hòa tan của nó
trong dung môi hoặc hệ dung môi thích hợp. Trước hết ta cần đun sôi để hòa
tan hoàn toàn chất rắn cần tinh chế và lọc nóng để loại bỏ các tạp chất không
hòa tan. Sau đó làm lạnh dung dịch để chất rắn kết tinh trở lại.

Dung môi thích hợp phải hòa tan tốt chất rắn khi đun sôi, ít hòa tan nó khi
làm lạnh và phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 Không phản ứng với chất rắn cần tinh chế.


 Không hòa tan tạp chất.
 Dễ bay hơi ra khỏi bề mặt chất rắn khi làm khô.
 Ít độc và rẻ tiền.
 Phương pháp thăng hoa:
Thăng hoa là quá trình làm bay hơi chất rắn rồi ngưng tụ lại thành tinh thể
không qua giai đoạn hóa lỏng. Phương pháp này áp dụng để tinh chế những
chất rắn có áp suất hơi bão hòa thấp. Nó còn có một số khuyết điểm là quá
trình xảy ra chậm, sản phẩm hao hụt một phần.
 Tích số tan:
 Định nghĩa tích số tan:
Tích số tan của một chất điện ly ít tan được định nghĩa là tích số các nồng độ
các ion tự do của nó trong dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định với
các số mũ tương ứng là các chỉ số của ion trong phân tử.
 Điều kiện tạo kết tủa của chất điện ly ít tan:
Với dung dịch chất điện ly ít tan AmBn ta có cân bằng sau:
AmBn (r) ⇌ mAn+(I) + nBm-(I)
Vì [AmBn] = 1 nên K = [A+n]m [B-m]n là một hằng số và được gọi là tích số tan
T. Như vậy T cũng là một loại hằng số cân bằng do đó nó chỉ phụ thuộc vào
bản chất của chất tan và nhiệt độ.
[A+n]m [B-m]n = T: ta có dung dịch bão hòa trong đó vận tốc hòa tan bằng vận
tốc kết tủa. Kết tủa không tạo thành cũng không tan thêm vào dung dịch.
[A+n]m [B-m]n < T: dung dịch này là dung dịch chưa bão hòa. Vận tốc hòa tan
lớn hơn vận tốc kết tủa, nếu ta thêm chất rắn vào thì nó sẽ tan cho đến khi đạt
trạng thái cân bằng.
[A+n]m [B-m]n > T: dung dịch loại này quá bão hòa. Tích số nồng độ của các
ion trong dung dịch lớn hơn tích số nồng độ bão hòa. Khi đó các ion này sẽ
kết hợp với nhau tạo thành kết tủa tách ra khỏi dung dịch làm giảm nồng độ
của chúng trong dung dịch cho đến khi đạt trạng thái bão hòa.
Như vậy dựa vào quy luật trên người ta có thể điều khiển được quá trình hòa
tan hay kết tủa của các chất điện ly ít tan như sau: muốn hòa tan một kết tủa
phải thêm vào kết tủa đó các chất có tác dụng làm giảm nồng độ của các ion
do kết tủa phân ly ra. Thường thì các chất này tạo phức bền với ion của kết
tủa hoặc là tạo thành axit mạnh.
3. Tiến hành thí nghiệm:
 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của ion cùng loại đến độ tan.

Dùng pipet lấy 10ml dung dịch CH3COONa 4N và 10ml AgNO3 0,1N
cho vào becher.

Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem ly tâm toàn bộ dung dịch và kết
tủa trong máy ly tâm, gạn bỏ phần nước phía trên.

Thêm 10ml nước cất vào ống nghiệm đang chứa kết tủa, lắc nhẹ một
lúc.
Li tâm cho tủa lắng hết xuống đáy ống nghiệm ta sẽ thu được dung dịch
CH3COOAg bão hòa bên trên. Chia lượng dung dịch này thành 3 phần
bằng nhau, cho vào 3 ống nghiệm:

Ống 1: Thêm từ từ từng giọt dung dịch CH3COONa 4N vào.

Ống 2: Thêm khoảng 2ml dung dịch HNO3 đậm đặc, sau đó đun nóng,
ghi nhận mùi thoát ra.

Ống 3: Thêm vào vài giọt NH4OH đậm đặc.

Quan sát và giải thích hiện tượng trong từng ống nghiệm.
 Thí nghiệm 5: Xác định điều kiện hình thành kết tủa.

Cho vào ống nghiệm thứ nhất 2ml dung dịch CaCl2 0,0002N và 2ml
dung dịch Na2SO4 0,0002 N lắc đều và đun nhẹ.

Cho vào ống nghiệm thứ hai 2ml dung dịch CaCl2 0,2N và 2ml dung
dịch Na2SO4 0,2N lắc đều, đun nhẹ.

Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm. Giải thích và viết
phương trình phản ứng? Cho biết TCaSO4 = 10-5.

 Thí nghiệm 6: So sánh khả năng tạo kết tủa của các ion trong
cùng một dung dịch.
Dùng pipet lấy 1ml dung dịch NaCl 0,5N; 1ml dung dịch KI 0,5N;
2,5ml nước cất và 0,5ml dung dịch HNO3 2N cho vào ống nghiệm.

Thêm vào ống nghiệm 2ml dung dịch AgNO3 0,1N, lắc đều cho đến khi
kết tủa không tạo thêm.

Nhận xét màu dung dịch và chuyển toàn bộ dung dịch vào ống li tâm để
li tâm tách kết tủa.
Gạn phần nước bên trên vào ống nghiệm thứ hai (phần kết tủa được giữ
lại ở ống nghiệm đầu để so sánh).

Thêm tiếp vào ống nghiệm thứ hai này 2ml dung dịch AgNO3 0,1N; lắc
nhẹ cho đến khi kết tủa xuất hiện, cho toàn bộ vào ống li tâm để tách
kết tủa.

Tiếp tục gạn phần nước bên trên sang ống nghiệm thứ 3 và tiến hành
tương tự như ống thứ 2 cho đến khi nào kết tủa không tạo thành nữa.
Ghi số lần li tâm và so sánh kết tủa của các lần li tâm về màu sắc kết
tủa và lượng kết tủa.

Giải thích hiện tượng (biết tích số tan của các chất: TAgCl =1,8.10-10 và
TAgI =1,1.10-16)

4. Trả lời câu hỏi:

Câu 5: Tích số tan của một chất điện ly ít tan được định nghĩa là tích số các
nồng độ các ion tự do của nó trong dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất
định với các số mũ tương ứng là các chỉ số của ion trong phân tử.
Những yếu tố ảnh hưởng: tích số tan không phụ thuộc nồng độ ion mà chỉ
phụ thuộc vào bản chất của chất tan và nhiệt độ.

You might also like